You are on page 1of 53

BÀI

THUYẾT
TRÌNH
CHƯƠNG 6: ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI,

GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ, HỢP NHẤT DÒNG

TIỀN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

GVHD: THẦY BÙI VĂN DƯƠNG


SVTH: Nhóm 2
DANH SÁCH NHÓM 2
1. Đinh Lương Thành Đạt 192114010
2. Lê Ngọc Tùng 192114086
3. Trần Ngọc Huyền 192114026
4. Lê Quỳnh Trâm 192114073
5. Phạm Thảo Tùng 192114085

2
NỘI DUNG

I. Đơn vị có lợi ích thay đổi

II. Giao dịch nợ nội bộ

III. Cổ phiếu ưu đãi của công ty con

IV. Báo cáo lưu chuyển chứng từ hợp nhất

V. Tính toán EPS hợp nhất

VI. Giao dịch cổ phiếu công ty con 3


I. ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI
Đơn vị có lợi ích thay đổi là gì ?

Một đơn vị có lợi ích thay đổi có thể tồn tại dưới hình thức của một quỹ tín thác, hợp danh, liên doanh. Các

hoạt động phổ biến của đơn vị có lợi ích thay đổi bao gồm chuyển giao tài sản tài chính, cho thuê tài sản,

công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro, nghiên cứu và phát triển, và các giao dịch khác.

Sự tài trợ chi phí thấp trong việc mua sắm tài sản là một lợi ích chính có sẵn thông qua đơn vị có lợi ích

thay đổi. Thay vì tham gia vào các giao dịch trực tiếp, doanh nghiệp có thể bảo lãnh một đơn vị có lợi ích

thay đổi mua và tài trợ mua sắm tài sản. Sau đó Đơn vị có lợi ích thay đổi cho nhà tài trợ thuê lại tài sản.

Do thỏa thuận quản lý hạn chế hoạt động và ra quyết định trong hầu hết Đơn vị có lợi ích thay đổi, nên

thường có ít nhu cầu đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết. Trước các yêu hợp nhất hiện tại cho Đơn vị có

lợi ích thay đổi, nhiều doanh nghiệp không hợp nhất các đơn vị này trong báo cáo tài chính hợp nhất bởi
4 vì

về kỹ thuật chúng không nắm đa số quyền biểu quyết của đơn vị.
I. ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI

Đặc điểm của đơn vị có lợi ích thay đổi


Đơn vị có lợi ích thay đổi thường có tài sản, nợ phải trả, và các
nhà đầu tư với lợi ích vốn chủ sở hữu. Đơn vị có lợi ích thay đổi
có thể được tạo ra lợi ích đặc biệt cho công ty tài trợ với chi phí
tài chính thấp.
Vì vậy, các chủ sở hữu có thể đóng vai trò đơn giản như là một
yêu cầu căn bản cho phép đơn vị có lợi ích thay đổi hoạt động
như một pháp nhân. Do chúng phải chịu rủi ro kinh tế tương đối
thấp, nên các chủ sở hữu thường yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận thấp. 5
I. ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI
Hợp nhất đơn vị có lợi ích thay đổi

Theo chuẩn mực FASB FIN 46R

Một báo cáo tài chính hợp nhất của một doanh nghiệp bao gồm các công ty con mà có quyền kiểm soát tài

chính. Những yêu cầu đó thường được áp dụng đối với các công ty con mà một doanh nghiệp có quyền biểu

quyết đa số, nhưng trong nhiều trường hợp báo cáo tài chính hợp nhất của những doanh nghiệp này thì không

bao gồm đơn vị có lợi ích thay đổi (VIE) mà có sự quan hệ tương tự. Phương pháp quyền biểu quyết không

hiệu quả trong việc xác định quyền kiểm soát tài chính trong các đơn vị mà không thể kiểm soát được thông

qua quyền biểu quyết hoặc trong các đơn vị mà nhà đầu tư vốn chủ không gánh chịu rủi ro kinh tế còn lại.

Các công ty trước tiên phải xác định một đơn vị có lợi ích thay đổi mà không dựa vào kiểm soát thông qua

quyền biểu quyết. Sau đó, mỗi công ty liên quan đến một đơn vị có lợi ích thay đổi phải xác định có hay

không việc hỗ trợ tài chính để trở thành người có lợi ích chính của các hoạt động đơn vị có lợi ích thay đổi.

Người có lợi ích chính của đơn vị có lợi ích thay đổi sau đó được yêu cầu cộng tài sản, nợ phải trả và kết quả6

hoạt động của đơn vị có lợi ích thay đổi vào báo cáo tài chính hợp nhất.
I. ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI
Xác định một đơn vị có lợi ích thay đổi

Một đơn vị được gọi là đơn vị có lợi ích thay đổi nếu đáp ứng một trong các điều kiện như sau:

Tổng vốn chủ sở hữu có rủi ro thì không đủ cho phép một đơn vị tài trợ cho hoạt động của chính

mà không có sự hỗ trợ tài chính bổ sung được cung cấp bởi bất kỳ bên nào bao gồm cả chủ sở

hữu. Trong hầu hết các trường hợp này, nếu vốn chủ sở hữu có rủi ro ít hơn 10% tổng tài sản, thì

vốn chủ này được xem là không đủ.

7
I. ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH THAY ĐỔI
Xác định một đơn vị có lợi ích thay đổi

Các nhà đầu tư chủ sở hữu trong đơn vị có lợi ích thay đổi là một nhóm thiếu bất kỳ
một trong ba đặc điểm sau về kiểm soát tài chính sau đây:

1. Quyền lực, thông qua quyền biểu quyết hoặc quyền tương tự, để điều hành các hoạt động của một

đơn vị mà có tác động đáng kể vào thành quả kinh tế của đơn vị.

2. Nghĩa vụ phải gánh chịu các khoản lỗ dự kiến (nghĩa là người có lợi ích chính có thể đảm bảo một

khoản lợi nhuận cho các chủ sở hữu).

3. Quyền được nhận lợi nhuận còn lại mong đợi của đơn vị (nghĩa là lợi nhuận của nhà đầu tư có thể bị

giới hạn bởi những tài liệu quản trị của đơn vị hoặc là những thỏa thuận khác với chủ sở hữu lợi ích

thay đổi). 8
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Các thủ tục hợp nhất để loại trừ tất cả các khoản nợ nội bộ và ghi nhận bất kỳ khoản lãi hoặc
lỗ khi một công ty mua lại công cụ nợ của công ty con từ đối tác bên ngoài.

Báo cáo tài chính phải thể hiện cho sự hợp nhất kinh doanh như một
đơn vị duy nhất thay vì nhóm các công ty độc lập.

Khi thiết lập các thủ tục hợp nhất cho các giao dịch nội bộ, các ảnh
hưởng được ghi nhận bởi từng công ty riêng đầu tiên phải được tách
riêng biệt. Sau khi ảnh hưởng của mỗi hành động này được phân
tích, thì các bút toán soạn thảo hợp nhất ghi nhận lại các sự kiện này
theo quan điểm của hợp nhất kinh doanh.
9
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Mua lại nợ của công ty con từ đối tác bên ngoài

Các khó khăn gặp phải khi hợp nhất các khoản nợ nội bộ liên quan đến
một loại giao dịch đặc biệt: mua từ bên thứ ba bên ngoài các công cụ
nợ của công ty con
Chi phí phải trả để mua các khoản nợ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị sổ
sách của các khoản nợ hiện hành trong sổ sách tài chính của công ty phát
hành. Đối với một hợp nhất kinh doanh, khoản chênh lệch này là một khoản
lãi hoặc lỗ bởi vì việc mua lại này làm đáo hạn thực tế trái phiếu; khoản nợ
này không còn nợ đối tượng bên ngoài. Vì mục đích báo cáo bên ngoài,
khoản lãi hoặc lỗ phải được ghi nhận ngay tức thời bởi đơn vị hợp nhất. 10
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Kế toán giao dịch nợ nội bộ- Sổ sách tài chính riêng


Những vấn đề kế toán gặp phải khi hợp nhất các giao dịch nợ nội bộ gồm có:

1. Cả tài khoản đầu tư và tài khoản nợ phải trả được loại trừ trong hiện tại
và hợp nhất trong tương lại mặc dù với số dư khác nhau.

2. Doanh thu/chi phí (cũng như tài khoản phải thu/phải trả) phải được loại
trừ mặc dù những số dư này không bằng nhau.
3. Sự thay đổi trong tất cả tài khoản ở trên xảy ra liên tục trong quá trình
phân bổ.

4. Hợp nhất kinh doanh phải ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ trên thanh lý khoản
nợ, thậm chí những số dư này không xuất hiện trong sổ sách của bất kỳ công ty
nào. 11
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Công ty Alpha sở hữu 80% quyền biểu quyết của Công ty Omega.
Ngày 01/01/2009, Omega đã phát hành $1 triệu trái phiếu trong10 năm,
trả lãi bằng tiền mặt với 9% hàng năm. Do điều kiện thị trường hiện
hành vào ngày đó, Omega bán khoản nợ này với giá $ 938,555 mang
lại một mức lãi suất thực (effective interest rate) 10% mỗi năm. Ngay
sau đó, mức lãi suất bắt đầu giảm, vào ngày 01/01/ 2011, Omega thực
hiện các quyết định đáo hạn nợ này sớm và tái cấp vốn (refinance) theo
lãi suất hiện hành thấp hơn. Để thực hiện kế hoạch này, Alpha mua tất
cả các trái phiếu trên thị trường mở vào ngày 01/01/2011, với
$1,057,466. Giá này được dựa trên suất sinh lời thực (effective yield)
8%, được giả định là giống với lãi suất tại thời điểm này. 12
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Năm Giá sổ sách Lãi suất thực Lãi danh Phân bổ Giá sổ sách
(10%) nghĩa (tiền cuối năm
mặt)
2009 $938,555 $93,855 $90,000 $3,855 $942,410
2010 942,410 94,241 90,000 4,241 946,651

Bút toán của đơn vị hợp nhất phải được ghi nhận một khoản lỗ
cho số tiền này. Sau khi khoản lỗ này đã được ghi nhận, thì trái
phiếu này được xem là được đáo hạn và không cần báo cáo gì
thêm bởi hợp nhất kinh doanh này sau ngày 01/01/2011.
13
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Để tổ chức cách tiếp cận của kế toán viên đối với hợp nhất này, một phân tích
hoàn chỉnh của báo cáo tài chính tiếp theo được lập bởi mỗi công ty. Công ty
Omega ghi nhận hai bút toán trong năm 2011 giả sử lãi được trả vào ngày
31/12.
Sổ sách của Omerga
31/12/11 Chi phí lãi vay 90,000

Tiền mặt 90,000


Ghi nhận thanh toán lãi danh nghĩa hàng năm trên mệnh giá
trái phiếu $1 triệu, lãi suất 9%.
31/12/11 Chi phí lãi vay 4,665

Trái phiếu phải trả (hoặc Chiết khấu Trái phiếu phải trả) 4,665

Điều chỉnh chi phí lãi vay về lãi suất thực dựa trên lãi suất sinh
14
lời ban đầu 10% ($946,651 giá trị sổ sách năm 201110%=
$94,665). Giá trị sổ sách tăng lên đến $951,316.
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Đồng thời bút toán nhật ký Alpha ghi nhận quyền sở hữu của khoản đầu tư
này:
Sổ sách của Alpha

01/01/11 Đầu tư trái phiếu vào Omega 1,057,466

Tiền mặt 1,057,466

Ghi nhận mua lại trái phiếu Omega với giá $1,000,000 lãi suất
tiền mặt 9%, mua để sinh lời với lãi suất thực là 8%.
31/12/11 Tiền mặt 90,000

Thu nhập lãi vay 90,000

Ghi nhận tiền lãi từ trái phiếu công ty Omega ($1,000,000  9%).

31/12/11 Thu nhập lãi vay 5,403

Đầu tư vào trái phiếu công ty Omega 5,403

Ghi giảm $90,000 thu nhập tiền lãi theo lãi suất thực dựa vào lãi
15
suất sinh lời ban đầu 8% ($1,057,466 giá trị sổ sách 2011  8% =
$84,597) giá trị sổ sách giảm còn $1,052,063.
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ

Những ảnh hƣởng đến quy trình hợp nhất

Effects on Consolidation Process

Một bút toán soạn thảo được lập vào ngày 31/12/2011 để loại trừ số dư giao dịch nộ bộ
được thể hiện trong minh họa 6.3 và để ghi nhận khoản lỗ do việc mua lại. Chênh lệch
số dư tài khỏan đầu tư và nợ phải trả cũng như chênh lệch thu nhập và chi phí xuất phát
từ chênh lệch $ 110.815 giữa giá mua khoản đầu tư và giá trị sổ sách của khoản nợ phải
trả. Sự ghi nhận khoản lỗ này, là cầu nối khoảng cách của sự chênh lệch này.

Bút toán hợp nhất B (31/12/ 2011)


Trái phiếu phải 951,316
Thu nhập lãi vay 84,597
Lỗ trên thanh lý trái phiếu 110,815
Đầu tư trái phiếu vào Omega 1,052,063
Chi phí lãi vay 94,665 16

Loại trừ trái phiếu nội bộ và tài khoản lãi liên quan
và ghi nhận khoản lỗ thanh lý sớm khoản nợ này.
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
CÔNG TY ALPHA VÀ CÔNG TY OMEGA
Ảnh hƣởng giao dịch nợ nội bộ
2011
Khoản nợ Khoản đầu tư của
Công ty Omega Alpha
Chi phí lãi 2011* 94,665 -0-
Thu nhập lãi 2011† -0- (84,597)
Trái phiếu phải trả* (951,316) -0-
Đầu tư vào trài phiếu 31/12/2011† -0- 1,052,063
Lỗ đáo hạn -0- -0-

Mục tiêu của quy trình hợp nhất được đáp ứng: báo cáo tài chính trình bày trái phiếu này
như là sự đáo hạn vào ngày 01/01/2011. Các khoản nợ và đầu tư tương ứng được loại trừ
cùng với cả tài khoản lãi. Chỉ có khoản lỗ xuất hiện trên bảng soạn thảo để được báo cáo
17
trong báo cáo tài chính hợp nhất.
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Phân bổ khoản lãi (lỗ) thanh lý
Đầu tiên, nhiều ý kiến cho rằng do khoản nợ phải trả thuộc về công ty phát hành, do đó, bất kỳ khoản thu
nhập nào tạo ra chỉ liên quan đến công ty đó.
Thứ hai, nhiều kế toán gia lập luận rằng khoản lỗ nên được phân bổ đơn thuần cho nhà đầu tư (Alpha).
Một giả thuyết thứ ba là khoản lãi (lỗ) tạo ra nên được chia theo một số cách thức giữa hai công ty.
Cách thứ tư đến từ quan điểm thực tế hơn về giao dịch nợ nội bộ: Công ty mẹ dàn xếp cuối cùng tất cả
các khoản mua lại.
Kết quả thanh toán nợ luôn được tính cho bên mà có khả năng chịu trách nhiệm cho hành đông này.

Alpha Omega
Giá mua 1,057,466 Giá sổ sách 946,651
Mệnh giá 1,000,000 Mệnh giá 1,000,000
Lỗ—Alpha . 57,466 Lỗ—Omega . 53,349

18
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Các giao dịch nợ nộ bộ - Năm sau khi mua

Sổ sách Omega vào ngày 31/12/2012

Chi phí lãi 90,000

Tiền mặt 90,000

Ghi nhận thanh toán tiền lãi trái phiếu với mênh giá $1
triệu, lãi suất 9%.

Chi phí lãi 5,132

Trái phiếu phải trả (chiết khấu trái phiếu) 5,132

Điều chỉnh chi phí lãi vay về lãi suất thực dựa trên lãi suất
ban đầu 10% ($951,316 giá trị sổ sách năm 2012  10% =
$95,132). Giá sổ sách tăng lên $956,448.

19
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Các giao dịch nợ nộ bộ - Năm sau khi mua

CÔNG TY ALPHA VÀ CÔNG TY OMEGA


Ảnh hƣởng giao dịch nợ nội bộ
2012

Khoản nợ Khoản đầu


Công ty tư của
Omega Alpha

Chi phí lãi vay 2012* 95,132 -0-


Thu nhập lãi vay 2012† -0- (84,165)

Trái phiếu phải trả* (956,448) -0-


Đầu tư vào trài phiếu 31/12/2012† -0- 1,046,228

Ảnh hưởng thu nhập trong thu nhập chưa phân 94,665 (84,597)
phối 01/01/2012 ‡ 20
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Các giao dịch nợ nộ bộ - Năm sau khi mua

Sổ sách công ty Alpha cuối năm 2012


Tiền mặt 90,000
Thu nhập lãi 90,000
Ghi nhận tiền lãi trái phiếu nhận từ Omega
Thu nhập lãi 5,835
Đầu tư trái phiếu vào Omega 5,835
Ghi giảm $90,000 thu nhập lãi theo lãi suất thực
dựa trên lãi suất ban đầu là 8% ($1,052,063 giá
sổ sách năm 2012  8% = $84,165) giá sổ sách
giảm xuống $1,046,228.

21
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Các giao dịch nợ nộ bộ - Năm sau khi mua
Lập bút toán hợp nhất tại ngày 31/12/2012. Bút toán này loại rừ các số dư đã báo cáo tại ngày đó
đối với trái phiếu nội bộ, cũng như cả hai tài khoản lãi vay, để phải ánh thanh toán khoản nợ vào
ngày 01/01/2011.

Bút toán hợp nhất *B (31/12/2012)


Trái phiếu phải trả 56,448
Thu nhập lãi 84,165
Lợi nhuận chưa phân phối, 1/1/12 (Alpha) 100,747
Đầu tư trái phiếu vào Omega 1,046,228
Chi phí lãi 94,665
Loại trừ trái phiếu nội bộ và tài khoản lãi vay liên quan
và điều chỉnh lợi nhuận chưa phân phối từ $10,068
xuống $110,815 (bút toán B theo tham chiếu giao dịch
trái phiếu kỳ trước ) 22
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Phân tích bút toán hợp nhất này để nhấn mạnh một số nhân tố quan trọng.
1. Các số dư từng tài khoản thay đổi trong năm tài chính hiện tại vì thế bút toán hợp nhất
hiện hành khác nhau ở Bút toán B. Những thay đổi này là một kết quả của quá trình
phân bổ
2. Tất cả các ảnh hưởng thu nhập phát sinh từ các giao dịch nợ nội bộ được phân bổ cho
công ty mẹ. Vì lý do này, sự điều chỉnh đối với Lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ trong
Bút toán *B được tính cho Alpha như là khoản ghi tăng $10,967 vào thu nhập hiện tại
(Loại trừ chi phí lãi vay $95,132 loại trừ thu nhập lãi vay $84,165) . Do đó, số
dưquyền lợi ích của cổ đông thiểu số không bị thay đổi bởi Bút toán.
3. Khoản ghi giảm năm 2012 đối với Lợi nhuận chưa phân phối ở Bút toán *B ($100,747)
không bằng với khoản lỗ thanh lý ban đầu $110,815. Mỗi công ty đã ghi nhận một số dư
thâm hụt thuần $10,068 (số tiền là do chi phí lãi vay vượt quá thu nhập lãi vay) tại đầu
năm 2012. Để đi đến số tổng cộng hợp nhất chính xác, yêu cầu chỉ thực hiện một khoản
điều chỉnh là $100,747 ($110,815  $10,068. 23
II. GIAO DỊCH NỢ NỘI BỘ
Phân tích bút toán hợp nhất này để nhấn mạnh một số nhân tố quan trọng.

Số dƣ Lợi nhuận chƣa phân phối – quan điểm hợp $110,815


nhất (lỗ trên thanh lý khoản nợ)
Số dƣ Lợi nhuận chƣa phân phối từng công ty, 01/01/2012
Omega $ 94,665
(chi phí
lãi vay, 2011)
Alpha (thu nhập lãi, 2011) (84,597) 10,068
Điều chỉnh Lợi nhuận chƣa phân phối hợp nhất $100,747
01/01/2012
(Dấu ngoặc () cho biết số dƣ bên có)

4. Bút toán *B như đã trình bày là phù hợp cho việc hợp nhất mà công ty mẹ áp dụng hoặc phương
pháp giá trị ban đầu (giá gốc) hoặc là phương pháp vốn chủ một phần. Tuy nhiên, một khoản chênh
lệch được yêu cầu nếu công ty mẹ sử dụng phương pháp vốn chủ cho mục đích báo cáo nội bộ. Áp
dụng hoàn toàn phương pháp vốn chủ đảm bảo thu nhập và lợi nhuận chưa phân phối của công24
ty
mẹ đã được báo cáo chính xác trước khi hợp nhất.
III. CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI

Định nghĩa: Đây là một loại chứng khoán có khá nhiều đặc
điểm vừa giống với cổ phiếu thường vừa giống trái phiếu.
Chẳng hạn như người sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng được xem
là một cổ đông của công ty nhưng chỉ được trả một phần cổ
tức nhất định. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi mang một ý
nghĩa rất quan trọng trong vấn dề chia cổ tức. Thông thường
thì cổ tức của dạng cổ phiếu này được ấn định theo một tỷ lệ
cố định có trên mệnh giá.
25
III. CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI
Theo luật doanh nghiệp 2014:
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định.
 Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được
chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và
phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu
đãi cổ tức.
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu
cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại.
 Trước khi xác định phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát 26
trong công ty con, công ty mẹ phải thực hiện một số điều chỉnh sau đây:
III. CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI
1. Cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát

a) Đối với cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả: Cổ tức ưu đãi được hạch toán là chi
ptài chính, công ty mẹ không phải thực hiện điều chỉnh khi hợp nhất báo cáo tài chính.

b) Đối với cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu: Công ty mẹ phải xác định
riêng phần cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát theo nguyên tắc:

- Xác định riêng phần cổ tức ưu đãi từ lợi nhuận sau thuế trong kỳ trước khi phân bổ lợi
nhuận sau thuế cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Giá trị của cổ tức ưu đãi phân
bổ cho cổ đông không kiểm soát được căn cứ theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi.

- Phần cổ tức ưu đãi luỹ kế của các kỳ trước chưa trả cho cổ đông không kiểm soát phải
được tách ra khỏi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán của
công ty con trước khi tính phần sở hữu của cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.
27
III. CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI
- Việc tách cổ tức ưu đãi phải được thực hiện trước khi trích quỹ khen thưởng,
phúc lợi.

- Do tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông của cổ đông mẹ và


cổ đông không kiểm soát có thể khác nhau, việc xác định phần sở hữu của các
cổ đông trong tài sản thuần của công ty con và lợi thế thương mại (nếu có)
được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Phân bổ cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi giá trị của vốn cổ
phần ưu đãi tương ứng với tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông;

+ Phân bổ cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông tổng giá trị của
vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ phần vốn cổ phần ưu đãi. 28
III. CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI
Phƣơng pháp kế toán cổ tức ƣu đãi của cổ đông không kiểm soát
1. Nếu công ty con có cổ tức ưu đãi luỹ kế của các kỳ trước nhưng chưa trả, khi
lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải tách riêng số cổ tức ưu đãi luỹ
kế công ty con chưa trả cho cổ đông không kiểm soát trước khi xác định phần
sở hữu của cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
2. Lợi ích sau thuế của cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác
định là tổng của cổ tức ưu đãi cộng với (+) phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc
lỗ) sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con phân bổ cho cổ
29
đông không kiểm soát.
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất là một bộ phận không thể
tách rời trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất, cung cấp
thông tin hữu ích cho người sử dụng Báo cáo tài chính về khả
năng tạo tiền, khả năng thanh toán của toàn bộ Tập đoàn.

30
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh giữa tập đoàn
với các đối tượng bên ngoài tập đoàn như khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài.

 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ được lập theo phương pháp gián tiếp trên cơ sở sử
dụng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất sau
đó điều chỉnh cho các giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con

 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực
tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh.

31
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH ẢNH HƢỞNG CỦA GIAO DỊCH


MUA, THANH LÝ CÔNG TY CON ĐẾN CÁC LUỒNG TIỀN
TRONG BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT

 Điều chỉnh ảnh hưởng từ giao dịch mua, thanh lý công ty con trong kỳ
đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

 Điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty
con đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư

 Điều chỉnh ảnh hưởng gián tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty
con đến các luồng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

32
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

Điều chỉnh ảnh hƣởng từ giao dịch mua, thanh lý công ty con trong kỳ
đến Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất

 Luồng tiền mua hoặc thanh lý công ty con bị ảnh hưởng bởi số dư tiền và tương
đương tiền của công ty con tại thời điểm công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con.
Vì vậy công ty mẹ phải điều chỉnh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất đối với số
dư tiền và tương đương tiền tại công ty con được bán hoặc thanh lý.

 Khi mua hoặc thanh lý công ty con, công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ các khoản phi
tiền tệ chi trả hoặc thu được ra khỏi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

 Công ty mẹ phải điều chỉnh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất đối với giá trị
các tài sản hoặc nợ phải trả của công ty con được mua hoặc thanh lý.

33
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

Điều chỉnh ảnh hƣởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công
ty con đến luồng tiền từ hoạt động đầu tƣ

 Các khoản tiền chi ra khi mua hoặc thu về thanh lý công ty
con được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.

 Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, Công ty mẹ
phải trình bày luồng tiền thu về hoặc chi ra trên cơ sở thuần
bằng cách điều chỉnh với số tiền và tương đương tiền của
công ty con sẵn có tại thời điểm mua hoặc thanh lý.
34
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT
Điều chỉnh ảnh hƣởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty con đến
luồng tiền từ hoạt động đầu tƣ

Ví dụ: Trình bày luồng tiền mua, thanh lý công ty con


Công ty mẹ thanh lý toàn bộ một công ty con với giá 75 tỷ VND. Hình thức thanh toán mà
bên mua trả cho công ty mẹ như sau:
Trái phiếu 48 tỷ
Tiền 27 tỷ
Tổng cộng: 75 tỷ
Tại thời điểm thanh lý, công ty con có số dư tiền là 5 tỷ
Chỉ tiêu ―Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác‖ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp
nhất được trình bày là 22 tỷ (27 tỷ - 5 tỷ)
Công ty mẹ mua một công ty con với giá 100 tỷ VND, hình thức thanh toán của công ty mẹ
như sau:
Phát hành cổ phiếu cho bên bán (giá trị hợp lý): 60 tỷ
Thanh toán bằng tiền: 30 tỷ
Thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ (giá trị hợp lý): 10 tỷ
Tại thời điểm mua, công ty con có số dư tiền là 12 tỷ 35
Chỉ tiêu ―Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác‖ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
được trình bày là 18 tỷ (30 tỷ - 12 tỷ) bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

Điều chỉnh ảnh hƣởng gián tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công
ty con đến các luồng tiền trong Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất

Điều chỉnh ảnh hưởng gián tiếp của giao dịch mua, thanh lý
các công ty con đến các luồng tiền trong Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ hợp nhất.

36
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

KHẤU HAO PHẦN VƢỢT GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Bất kỳ sự điều chỉnh phát sinh từ doanh thu và chi phí của
công ty con phải phản ánh chỉ với số tiền sau khi mua. Số liệu
chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận
trước thuế" (và được trừ khỏi chỉ tiêu ―Lợi nhuận trước thuế
đối với phần lợi thế thương mại âm).

37
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

CỔ TỨC PHẢI TRẢ CÔNG TY CON

Dòng tiền ra từ việc trả cổ tức bởi công ty con được phép đưa
vào đơn vị hợp nhất khi thanh toán đối với quyền lợi ích của
cổ đông thiểu số. Vì vậy cổ tức đã tả bởi công ty con cho
công ty mẹ không xuất hiện dòng tiền ra. Số liệu chỉ tiêu này
được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính và được
ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

38
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

GIAO DỊCH NỘI BỘ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ phản ánh các dòng
tiền phát sinh giữa tập đoàn với các đối tượng bên ngoài tập
đoàn như khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài; Người cho
vay bên ngoài, cổ đông, các công ty liên doanh, liên kết…,
không phản ánh các luồng tiền nội bộ phát sinh giữa công ty
mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau.
Vì vậy, trình bày thích hợp của các luồng tiền không yêu cầu
phải điều chỉnh đặc biệt cho các giao dịch nội bộ. Các bút
39
toán soạn thảo tạo ra số dư đúng cho dòng tiền hợp nhất.
IV. BÁO CÁO LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ HỢP NHẤT

BÁO CÁO DÒNG TIỀN TRONG KỲ TIẾP THEO KHI MUA LẠI
 Khi một công ty con được mua hoặc bán trong năm thì số đầu năm và số cuối
năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn tập đoàn sẽ không nhất quán.
Số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽ bao gồm số liệu của công ty
con đã được thanh lý trong năm nhưng không bao gồm trong số cuối năm.
Ngược lại số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất không bao gồm số
liệu của công ty con được mua trong năm nhưng lại gồm trong số cuối năm.
Trong quá trình tính toán cần phải thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho số
liệu đầu kỳ như sau:
 Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo
số liệu tại thời điểm mua.

 Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số
40

liệu tại thời điểm bán.


V. EPS CƠ BẢN VÀ EPS PHA LOÃNG

Định nghĩa EPS là gì: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là
phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ
đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà
phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.

41
V. EPS CƠ BẢN VÀ EPS PHA LOÃNG

Chỉ số EPS gồm 2 loại là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

 Xác định EPS cơ bản bằng cách chia phần thu nhập công ty mẹ
trong thu nhập ròng hợp nhất (sau khi trừ cổ tức cổ phiếu ưu đãi)
cho cổ phiếu thường bình quân đang lưu hành trong thời kỳ.

 EPS pha loãng (Dilluted EPS) là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi
ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành
trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu,
ESOP…Chỉ số này có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã
phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong
tương lai. 42
V. EPS CƠ BẢN VÀ EPS PHA LOÃNG

Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để thu nhặt
các số liệu cần thiết sau:

 Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

 Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).

 Lợi nhuận sau thuế.

43
V. EPS CƠ BẢN VÀ EPS PHA LOÃNG

Công thức tính EPS cơ bản như sau:

EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu
thành nên chỉ số định giá P/E. Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh
giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Bằng
cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư
có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, từ đó biết được
44
thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu.
VI. GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CON

Mục đích: Tìm hiểu kế toán giao dịch cổ phiếu công ty con mà ảnh
hưởng đến giá trị cơ sở đã ghi nhận trong tài khoản Đầu tư của công ty
mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất.
Sự thay đổi trong giá trị công ty con – giao dịch cổ phiếu
Khi một công ty con mua hoặc bán của phiếu của nó, thì có tăng lên
hoặc giảm xuống phi hoạt động xảy ra trong giá trị hợp lý và giá trị sổ
sách. Bởi vì giao dịch không liên quan đến công ty mẹ, nên tài khoản
đầu tư của công ty mẹ không tự động điều chỉnh theo ảnh hưởng của
sự thay đổi này.
Vì vậy, một khoản điều chỉnh riêng biệt phải được ghi nhận để duy trì
sự tương ứng giữa tài khoản vốn chủ công ty con và số dư tài khoản
45

công ty mẹ.
VI. GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CON

Một quan điểm toàn diện về kế toán đối với giao dịch cổ phiếu công ty
con theo khái niệm cơ bản mà công ty mẹ thiết lập cơ sở đánh giá công
ty con theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Theo thời gian, công ty mẹ
điều chỉnh giá trị hợp lý ban đầu này đối với thu nhập công ty con trừ
đi khấu hao phần vượt và cổ tức công ty con.

Nếu công ty con phát hành (hoặc mua) bất kỳ cổ phiếu của nó sau
ngày mua lại, sự ảnh hưởng đến công ty mẹ phụ thuộc vào có hay
không giá nhận được (hoặc phải trả) cao hơn hay thấp hơn mà mỗi cổ
phần công ty con được điều chỉnh giá trị hợp lý tại thời điểm đó.
46
TÓM TẮT CHUNG
1. Các đơn vị có lợi ích thay đổi thường tồn tại dưới các hình thức như là một
quỹ ủy thác, hợp danh, liên doanh hoặc là các công ty. Trong hầu hết các
trường hợp một công ty tài trợ tạo ra những đơn vị này để tham gia trong việc
bị hạn chế về hoạt động kinh doanh. Kiểm soát đơn vị có lợi ích thay đổi
thường không theo quyền sở hữu. Thay vào đó, kiểm soát được thực hiện
thông qua sự thỏa thuận của các hợp đồng với công ty tài trợ mà công ty này
là ―bên hưởng lợi chính‖ của đơn vị này. Những hợp đồng này có thể thực
hiện các hình thức như cho thuê, quyền tham gia, bảo lãnh hoặc là lợi ích còn
lại khác. Thông qua hợp đồng, bên hưởng lợi chính gánh chịu phần lớn các
rủi ro và nhận lại phần lớn lợi ích từ đơn vị này, thường thì không có sở hữu
bất kỳ cổ phiếu có quyền biểu quyết nào. Theo chuẩn mực kế toán hiện hành
yêu cầu một doanh nghiệp mà có quyền kiểm soát tài chính trong một Đơn vị
có lợi ích thay đổi thì hợp nhất báo cáo tài chính của VIE với chính nó.
47
TÓM TẮT CHUNG

2. Nếu một trong các thành viên của một hợp nhất kinh doanh
mua lại công cụ nợ của một công ty con (ví dụ trái phiếu
hoặc là kỳ phiếu) từ bên ngoài, thì giá mua thường khác với
giá sổ sách của khoản nợ này. Vì vậy, có một khoản lỗ hoặc
lãi được tạo ra theo quan điểm hợp nhất kinh doanh. Tuy
nhiên, cả hai khoản nợ và khoản đầu tư vẫn còn trên tài
khoản của hai công ty riêng biệt, ngoại trừ khoản lãi hoặc lỗ
này không được ghi nhận. Quy trình hợp nhất phải được điều
chỉnh cho tất cả số dư để phản ánh sự ảnh hưởng thanh lý
48

khoản nợ này.
TÓM TẮT CHUNG

3. Sau khi mua lại một bên liên quan đến một khoản nợ của
công ty, thu nhập và chi phí lãi vay được ghi nhận. Bởi vì
những tài khoản này ảnh hưởng từ các giao dịch nội bộ, cho
nên chúng cũng phải được loại trừ trong mỗi năm hợp nhất
tiếp theo cùng với khoản đầu tư và các khoản nợ này. Lợi
nhuận chưa phân phối cũng được điều chỉnh mỗi năm sau khi
mua để ghi nhận tác động của khoản lãi hoặc lỗ này.

49
TÓM TẮT CHUNG

4. Khấu hao số dư khoản đầu tư/nợ nội bộ thường là cần thiết bởi vì chiết khấu
và/hoặc phụ trội. Vì vậy, thu nhập và chi phí lãi vay được báo cáo của hai bên
thì không bằng nhau. Kết sổ hai tài khoản này vào lợi nhuận chưa phân phối
mỗi năm thường giảm sự điều chỉnh hợp nhất mà phải tạo ra đối với tài
khoản này.

5. Khi được mua lại, nhiều công ty con có cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.
Việc tồn tại cổ phiếu ưu đãi làm quá trình hợp nhất phức tạp hơn. Theo
phương pháp mua lại, giá trị của tất cả doanh nghiệp mua lại theo giá trị hợp
lý. Nếu một công ty con có cổ phiếu ưu đãi, thì qui trình này nhất thiết xác
định giá trị hợp lý doanh nghiêp tại ngày mua lại. Bất kỳ cổ phiếu ưu đãi nào
không được sở hữu bởi công ty mẹ thì đơn giản nó là thành phần của quyền
cổ đông có lợi ích thiểu số và được cộng vào giá trị hợp lý của công ty con tại
50
ngày mua.
TÓM TẮT CHUNG
6. Mỗi hợp nhất kinh doanh phải lập báo cáo dòng tiền. Báo cáo này không được lập
bằng báo cáo dòng tiền của các công ty riêng biệt mà thay vào đó được lập dựa vào
báo cáo thu nhập hợp nhất và bảng cân đối kế toán hợp nhất. Cổ tức trả cho các
quyềncổ đông có lợi ích thiểu số được liệt kê vào hoạt động tài chính.

7. Đối với hầu hết các hợp nhất kinh doanh, việc xác định EPS theo một cách thức thông
thường được trình bày trong sách kế toán trung cấp. Tuy nhiên, nếu một công ty con
có những công cụ pha loãng tiềm năng đang lưu hành (chứng khoán chứng chỉ bảo
lãnh, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi, vv), thì phải thiết lập một qui
trình khác. EPS pha loãng riêng của công ty con và được tính như là một thủ tục sơ bộ.
Công ty mẹ và chủ sở hữu bên ngoài phân bổ thu nhập được sử dụng trong mỗi trường
hợp tính toán dựa trên mức độ sở hữu cổ phiếu của công ty con và các khoản mục pha
loãng tiềm năng. Việc xác định con số EPS được báo cáo cho hợp nhất được dựa vào
phần thu nhập ròng hợp nhất phân bổ cho công ty mẹ.
51
TÓM TẮT CHUNG

8. Sau khi được hợp nhất, một công ty con có thể tham gia vào giao dịch cổ
phiếu như là phát hành thêm cổ phiếu hoặc là mua lại cổ phiếu quỹ. Việc
làm đó tạo ra phần tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu của công ty con khi so
sánh với khoản đầu tư của công ty mẹ. Sự thay đổi này được đo lường và
phản ánh vào báo cáo tài chính hợp nhất thông qua tài khoản thặng dư
vốn cổ phần. Để đạt được kế toán phù hợp, công ty mẹ điều chỉnh khoản
đầu tư vào công ty con cũng như tài khoản thặng dư vốn cổ phần của nó.
Bởi vì bảng soạn thảo hợp nhất không loại trừ số dư vốn chủ sở hữu này,
sự tăng lên hoặc giảm xuống được yêu cầu thực hiện tất cả cho số liệu
hợp nhất
52
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

53

You might also like