You are on page 1of 29

KIỂM TRA QUÁ TRÌNH LẦN 1

Họ và tên: Huỳnh Thanh Tùng

MSSV: 116019287

Lớp: DA19YKE

BÀI LÀM

Chương 1:

Câu 1: Tại sao nói dung dịch đại phân tử cũng là một dạng của dung dịch keo?
Chúng có những tính chất chung gì?

Trả lời

- Khi nói đến đối tượng nghiên cứu là dung dịch keo, ta nhắc dến dung dịch
đại phân tử( dung dịch cao phân tử) như protein, cellulo, polymer. Chúng là
hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng đồng thể.Trong dung dịch, hợp chất
tồn tại dưới dạng từng phân tử riêng biệt. Bên cạnh những đặc điểm cơ bản
khác với dung dịch keo thì dung dịch đại phân tử cũng có những tính chất
giống hệ keo nên còn được xem là một dạng của dung dịch keo. Vì dung
dịch đại phân tử có phân tử khối lớn (Cở hàng chục nghìn đến hàng chục
triệu Daltin), có kích thước phân tử lớn nên không qua được màng bán thấm,
có tốc độ khuếch tán chậm, áp suất thẩm thấu bé và bị keo tụ dưới tác dụng
của chất điện giải.

Tính chất chung:


- Ngoài những đặc điểm chung trên. Những dung dịch chất cao phân tử có
nhiều tính chất đặc trưng như những dung dịch keo, như có khả năng thẩm
tách, có tính khuếch tán chậm. Trong hệ, kích thước của pha phân tán trong
một số trường hợp vượt quá kích thước của các hạt keo; mặt khác, trong
những dung dịch với dung môi xấu, các phân tử này cuộn lại thành búi với
bề mặt rõ ràng mà trên đó có thể xảy ra sự hấp phụ. Tuy nhiên không thể
đồng nhất các dung dịch chất cao phân tử với các dung dịch keo, do các dung
dịch chất cao phân tử được xem là các dung dịch thực có chứa các phân tử
khổng lồ.

- Nhờ những đặc tính trên mà cả dung dịch keo hay dung dịch cao phân tử đều
có ý nghĩa to lớn trong nhiều lĩnh vực và trong cuộc sống. Trong công nghệ
dược phẩm chúng ta có một số loại thuốc ở dạng hổn hợp dịch và nhủ
tương.Thuốc pha chế dưới dạng hổn hợp dịch có nhiều ưu điểm như có thể
đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường, dễ sử dụng…. Hay trong sinh học các
tế bào, cơ, sợi thần kinh… đều là những hệ keo nhờ sự hiểu biết về hệ keo
các nhà khoa hoc đã ứng dụng đươc nhiều hơn trong thực tiển. Vì thế càng
được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học.

Câu 3: Hãy phân biệt các trạng thái cân bằng của vật? Cho biết trọng lực và
trọng lượng là giống hay khác nhau? Giải thích?

Trả lời

3.1 Hãy phân biệt các trạng thái cân bằng của vật?

- Trước khi tiến hành phân biệt các trạng thái cân bằng của vật ta cần hiểu
trạng thái cân bằng của vật là trạng thái mà tổng hơp tất cả các lực momen
lực tác động lên vật chất bằng 0, thì gọi vật ở trạng thái cân bằng. Có ba dạng
cân bằng là:
 Cân bằng bền
 Cân bằng không bền
 Cân bằng ổn định
- Về phương diện năng lượng ta có thể nói do tác động của môi trường, mà vật
có thế năng nhất định ứng với trạng thái của nó:

Ep = m.g.h

Trong đó: Ep : Thế năng của vật (J)

m : khối lượng vật (g)

g :  Gia tốc trọng trường (m/s2)

h : độ cao (m)

1. Cân bằng bền:


- Là cân bằng mà khi vật bị tác động một lực làm phá bỏ trạng thaí cân bằng
cũ một chút, rồi vật lại trở về trạng thái cân bằng cũ ta gọi đó là trạng thái
cân bằng bền.

Cân bằng bền

Nguồn: https://vatlypt.com/vat-ran-la-gi-trong-tam-cua-vat-ran-can-bang-cua-vat-ran-duoi-tac-dung-cua-hai-luc.t90.html
- Về phương diện năng lượng cân bằng bền thì thế năng Ep là nhỏ nhất. Khi có
lực tác dụng, trọng tâm vật di chuyển và Ep tăng lên đến giá trị cực đại ứng
với lực tác dụng. Sử chuyển động làm cho thế năng giảm đi. Tại trạng thái
cân bằng bền thì giá trị thế năng đó không thay đổi. Như thế nghĩa là vật đạt
trạng thái cân bằng khi thế năng của nó đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu.
2. Cân bằng không bền
- Là trạng thái một vật lệch khỏi vị trí cân bằng không bền thì không tự trở về
vị trí cân bằng cũ, lực đó càng lớn lên làm cho vật tiếp tục chuyển động thì ta
gọi là trạng thái cân bằng không bền.

Cân bằng không bền

Nguồn: https://vatlypt.com/vat-ran-la-gi-trong-tam-cua-vat-ran-can-bang-cua-vat-ran-duoi-tac-dung-cua-hai-luc.t90.html

3. Cân bằng ổn định:

- Là trạng thái mà một vật khi bị lệch khỏi vị trí cân bằng ổn định thì sẽ trở lại
vị trí cân bằng mới, Nghĩa là vật chuyển dịch một đoạn rồi trở về trạng thái
cân bằng như cũ thì ta gọi là trạng thái cân bằng ổn định.
Cân bằng ổn định

Nguồn: https://vatlypt.com/vat-ran-la-gi-trong-tam-cua-vat-ran-can-bang-cua-vat-ran-duoi-tac-dung-cua-hai-luc.t90.html

- Người ta thấy trạng thái cân bằng ổn định của vật ( hay của một hệ thống
hình chân đế) khi vecto trọng lực của nó đặt tại trọng tâm của vật vẫn rơi vào
trong hình chiếu của nó trên mặt đất. Nếu ra ngoài thì vật sẽ di chuyễn vào
trạng thái mới thỏa mãn yêu cầu trên.

4.Nguyên nhân gây ra trạng thái cân bằng.

o Cân bằng bền: Trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận của
chính nó
o Cân bằng không bền: Trọng tâm ở vị trí cao nhất so với vị trí lân cận
của chính nó
o Cân bằng ổn định: Trọng tâm không thay đổi vị trí

3.2 Cho biết trọng lực và trọng lượng là giống hay khác nhau? Giải thích?

- Trước khi xét trọng lượng và trọng lực giống hay khác nhau ta cần tìm hiểu
thế nào là trọng lượng thế nào là trọng lực và đặc điểm của chúng.
- 1687 Niutơn là người đầu tiên đưa ra định luật hấp dẫn vũ trụ “Hai điểm
(vật) có khối lượng m1 và m2 cách nhau một khoảng r sẽ hút nhau một lực
có phương là phương của đường thẳng nối hai điểm. Có độ lớn tỉ lệ với tính
hai khối lượng m1 và m2 và tỉ lệ nghịch với binh phương khoảng cách giữa
chúng”. Nói một cách khác một vật có khối lượng đều có lực hấp dẫn.
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác động lên mội vật để hút mọi vật về
hướng Trái Đất.( Hay nói cách khác trọng lực là lực hấp dẫn của trái đất đối
với các vật xung quanh nó). Phương và chiều của trọng lực luôn hướng về
tâm của trái đất.

Nguồn: https://tgs.vn/tin-tuc/trong-luc-khong-phai-la-luc-hap-dan-khien-moi-thu-roi-thang-xuong.html

- Trọng lực tác dụng lên các vật khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào
khối lượng của vật và khoang cách từ vật đến tâm của trái đất
GM
F=m . g=m.
r2

F - Động lực đo bằng đơn vị newton N


m - Khối lượng đo bằng đơn vị Ki lô gam Kg
G - Gia tốc trọng trường đơn vị mét/giây bình phương m/s2

- Trọng lượng của một vật là trọng lực tác động lên vật

P=10.m

P là trọng lượng của vật (N)

m là khối lượng của vật (g)

- Để phân biệt, ta nên dựa vào khái niệm. Và khi nói về trọng lực và trọng
lượng bao giờ ta cũng phải sử dụng:
"Trọng lực tác dụng lên vật."
"Trọng lượng của vật."

- Ví dụ: Trọng lực hàm ý là lực hút của các vật vào tâm trái đất còn trọng
lượng phải gắn vào một vật cụ thể, như ta có một người có trọng lượng là
600N thì có nghĩa là lực hút của trái đất tác dụng lên người đàn ông là
600N và bị hút về tâm của trái đất.
- Trong thực tế, khối lượng của một vật là đại lượng không thai đổi còn
trọng lượng của vật sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ cao và vĩ độ địa lý càng
lên cao thì lực hút của trái đất càng giảm

Chương 2:

Câu 2: Bằng sự hiểu biết của mình, Anh (chị) hãy cho biết Nguyên lý I
nhiệt động học là gì? Tại sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại
I?

Trả lời

2.1 Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học:

1. Nội dung

- Độ biến thiên nội năng của hệ trong quá trình biến đổi bất kì luôn bằng
tổng công và nhiệt mà hệ trao đổi bên ngoài trong quá trình trao đổi

∆ U = A+Q

Trong đó: ∆ U : Độ biến thiên nội năng (J)

A : Công (J)

Q : nhiệt lượng (J)


- Từ nguyên lý trên ta thấy nội năng tăng lên khi nhận công hoặc nhiệt
lượng từ bên ngoài. Khi ta làm cho nội năng của hệ tăng lên tức là năng
lương của công hoặc năng lượng của chuyển động nhiệt đã chuyễn hóa
thành nội năng của hệ từ đó ta rút ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt
động lực học.

2 .Ý nghĩa

- Ý nghĩa nguyên lý I là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong
quá trình nhiệt động, ta có: ” Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng
không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”.

3. Hệ quả.

- Từ nguyên lí trên xuất hiện hệ quả sự xuất hiện động cơ vĩnh cửu loại
một: là động cơ hoạt động tuần hoàn không cần nhận năng lượng từ bên
ngoài hoặc sinh công lớn hơn nhiệt nhận vào.
- Tuy nhiên việc chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại một đến nay vẫn chỉ là
ước mơ.

2.2 Tại sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại I?

- Vào những năm 1159 sau công nguyên, nhà toán học tên là Bhaskara đã
xây dựng thiết kế bánh xe chứa các khoang đựng thủy ngân lỏng ông cho
rằng khi bánh xe quay thủy ngân sẻ luôn chảy về đáy của các khoang
chứa nước khiến một phía bánh xe luôn nặng hơn phía còn lại sự mât cân
bằng đó sẻ khiến bánh xe quay vĩnh viễn… và đó được xem là thiết kế
đầu tiên về động cơ vỉnh cửu một loại thiết bị sinh công vĩnh viễn không
cần nhận năng lượng từ bên ngoài.
Nguồn:https://mostre.museogalileo.it/motoperpetuo/en/before-leonardo/indian-and-arab-origins/perpetual-overbalanced-wheel-
with-mercury.html

- Sau đó nhiều ý tưởng về động cơ vĩnh cửu ra đời cối xay gió tạo ra sức
gió khiến nó tự quay… Nhưng chỉ có một vấn đề... Chúng không hề tồn
tại. Các ý tưởng về động cơ vĩnh cửu đều vi phạm một hay nhiều nguyên
lý nhiệt động lực học.

Nguyên lý I: Năng lượng không tự sinh ra hay mất đi mà chỉ chuyển từ từ


dạng này sang dạng khác.

Theo như công thức và hệ quả của nguyên lí I ta có:

∆ U = A+Q

- Theo hệ quả thì sau một chu trình thì sẻ quay trở lại trạng thái ban đầu
nên độ biến thiên nội năng bằng 0: ∆ U = 0
A+Q=0 → A=−Q Nếu Q > 0 hệ nhận nhiệt thì A< 0 tương ứng với hệ sinh

công.

Đặt A’ là công mà hệ sinh ra nên A’= -A => A’= Q khi đó ta thấy công
mà hệ sinh ra tối đa cũng chỉ bằng nhiệt lượng hệ thu vào không thể
lớn hơn, ngoài ra khi nhiệt lượng nhận vào bằng 0 ( Q =0) khi đó công hệ
sinh ra cũng bằng 0 (A’=0) cho thấy nếu không cung cấp nhiệt lượng từ
bên ngoài sẻ không có công sinh ra.

- Bạn không thể thu được nhiều năng lượng hơn lượng bạn đã cung cấp cho
hệ. Điều này đã ngay lập tức bác bỏ nguyên lý hoạt động của động cơ
vĩnh cửu bởi công sinh bởi động cơ chỉ có giá trị tối đa bằng chính năng
lượng nó tiêu thụ. Sẽ không có năng lượng dư để ta nạp ắc quy xe hay sạc
điện thoại. Các nhà khoa học tiếp tục đặc ra gia thuyết nếu ta chỉ đơn
giàn chì muốn nó tự chạy mãi thì sao?

- Vào thế kỷ 17, Robert Boyle đề xuất một ý tưởng về một bình nước tự
chảy, nhờ hiện tượng mao dẫn giúp nước chảy thành dòng trong ống có
thiết diện nhỏ sẻ giúp nước chảy tuần hoàn vĩnh viển trong bình. Nhưng
lực hút vừa có thể thắng trọng lực giúp nước chảy ngược lên cũng đủ sức
ngăn nước chảy ngược vào binh.

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/du-hoc/bai-du-thi-so-38-robert-boyle--nha-khoa-hoc-loi-lac-nguoi-ireland-post82661.gd

 Sau đó nhiều sán kiến được đưa ra nhưng chúng đều thất bại. Để một
động cơ làm việc liên tục, chúng cần tạo ra một chút năng lượng dư để
giúp duy trì hệ luôn vượt qua trạng thái nghỉ, vượt qua rào cản của
Nguyên lý I. Nhưng khi các kỹ sư bằng cách nào đó thiết kế được một
chiếc máy không vi phạm Nguyên lý I, chúng vẫn không thể hoạt động
trong thực tế do đã vi phạm Nguyên lý II.

Câu 3: Bằng sự hiểu biết của mình, Anh (chị) hãy cho biết Nguyên lý II
nhiệt động học là gì? Tại sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại II?

Trả lời

3.1 Nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học:

1. Những hạn chế của nguyên lí I

 Không nói rõ chiều biểu diễn trong các quá trình


 Không nói đến điều kiên chuyễn hóa giữa công và nhiệt
 Không phân biệt sự khác nhau về chất và lượng của các nguồn nhiệt

- Từ những nhược điểm trên nguyên lý 2 độc lập và khắc phục được hạn
chế đó, nó xác định được chiều diễn biến của quá trình vĩ mô và cho phép
đánh giá khả năng sinh công của các hệ nhiệt động khác nhau.

2. Nội dung nguyên lý II.

- Nguyên lý thứ hai được rút ra từ thực nghiệm, xuất phát từ nghiên cứu
các quá trình xảy ra trong tự nhiên. Có nhiều cách phát biểu khác nhau về
nguyên lý thứ hai

a. Phát biểu của Thomson:

- Người ta cho rằng động cơ vĩnh cửu loại 2: là động cơ hoạt động tuần
hoàng với nguồn nhiệt và các tác nhân sinh công A’ bằng nhiệt lượng Q
nó nhận vào
- Về phương diện năng lượng, động cơ vĩnh cửu loại 2 không mâu thuẫn
với nguyên lí thứ nhất của nhiệt động học và ích lợi của nó thì thật là to
lớn. Vì vậy, nhiều người đã cố gắng chế tạo các động cơ đó nhưng họ đều
thất bại hoàn toàn. Điều đó chứng tỏ sự đúng đắn của nguyên lí thứ hai.

Từ đó Thomson phát biểu:

Không thể chế tạo được một loại máy hoạt động tuần hoàn biến đổi
liên tục nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật và xung quanh không
chịu một sự thay đổi đồng thời nào.

Nguồn: https://staff.agu.edu.vn/~vvde/physics/include/mod7/concepts/index.html

- Những máy này gọi là động cơ vĩnh cửu loại 2 và phát biểu trên có thể
hiểu như sau: không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại 2. Thực vậy,
nếu chế tạo được một động cơ như thế thì chỉ việc cho nó tiếp xúc và lấy
nhiệt ở một nguồn nhiệt vô cùng lớn như nước của đại dương hoặc khí
quyển của trái đất chẳng hạn, nó sẽ sinh công mãi mãi!

b. Phát biểu của Clausius:


- Một ứng dụng khác của nguyên lí II là máy lạnh. Có cơ chế tương tự với
động cơ nhiệt, nguôn lạnh là buồn lạnh còn nguồn nóng là nhiệt độ bên
ngoài. Để rút được nhiệt lượng từ buồn lạnh ta cần cung cấp một công từ
bên ngoài đồng thời bị mất một phần nhiệt lượng do sự chênh lệch buồn
nống và buồn lạnh.

Nguồn: https://staff.agu.edu.vn/~vvde/physics/include/mod7/concepts/index.html

- Từ đó người ta tiếp tục đặc nghi vấn liệu có chế tạo được máy lạnh lý
tưởng không: Là máy hoạt động tuần hoàn mà tác nhân không tiêu tốn
công nào nhưng vẫn chuyễn được nhiệt lượng Q2 từ nguồn lạnh sang
nguồn nống. Và tất nhiên đến nay đó vẫn là điều không thể.
Nguồn: https://staff.agu.edu.vn/~vvde/physics/include/mod7/concepts/index.html

Clausius đã phát biểu: Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang
vật nóng hơn.
Như vậy quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng hơn không tự
phát xảy ra, nó bắt buộc phải có tác dụng của bên ngoài, nghĩa là môi
trường xung quanh bị biến đổi. Vì thế ta cũng có thể hiểu cách phát biểu
của Clausius như sau: không thể thực hiện được một quá trình mà kết quả
duy nhất là truyền năng lượng dưới dạng nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng
hơn

c.Những phát biểu khác

 Tính trật tự của hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần
 Trong hệ cô lập chỉ những quá trình kéo theo việc tăng entropi mới có
thể tự diển biến, giởi hạn của sự tự diễn biế của chúng là trạng thái có
giá trị cực đại của entropi (nguyên lý tăng S)

3.2 Tại sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại II?

- Mặc dù khắc phục nhiều hạn chế của nguyên lí I song đến nay việc chế
tạo động cơ vĩnh cửu theo nguyên lí II vẫn là điều không thể ngay cả
chúng đã vượt qua rào cảng nguyên lí I song chúng vẫn phải lấy năng
lượng từ bên ngoài để hoạt động và đã vi phạm nguyên lí II.Nguyên lí II
được hiểu:

“Năng lượng sẽ bị mất mát đi do các yếu tố ngoại cảnh, ví dụ ma sát.”

- Mọi loại động cơ đều có tương tác với phần tử môi trường như bề mặt
hay không khí,... điều đó sẽ tạo ra ma sát và một lượng nhiệt nhỏ, thậm
chí ở trong chân không. Nhiệt năng đó ra khỏi hệ và bị mất mát đi, làm
giảm năng lượng còn lại giúp duy trì hệ, chúng giảm mãi đến khi chiếc
máy dừng hoạt động hẳn.
- Trong phát biểu của Thomas hay Clausius đều cùng cho thấy chế tạo
được động cơ vĩnh cửu loại II là điều không thể. Điều đó chứng tỏ tính
đúng đắng của nguyên lí II. Nó bắt buộc phải có tác dụng của bên ngoài,
nghĩa là môi trường xung quanh bị biến đổi.
- Cho đến giờ, hai Nguyên lý Nhiệt động lực học này đã bác bỏ mọi ý
tưởng về động cơ vĩnh cửu và những ước mơ về cách khai thác năng
lượng hoàn hảo. Nhưng cũng rất khó để khẳng định rằng ta không thể chế
tạo động cơ vĩnh cửu bởi lẽ còn rất nhiều điều bí ẩn trong vũ trụ mà ta
chưa biết tới. Có lẽ ta sẽ tìm ra một trạng thái mới của vật chất khiến
chúng ta phải xây dựng lại các Nguyên lý Nhiệt động lực học. Chỉ có một
điều ta chắc chắn, điều duy nhất có lẽ là vĩnh cửu chính là những nghiên
cứu không ngừng nghỉ của chúng ta.

Chương 3:

Câu 1: Hãy cho biết trong Y học đã ứng dụng hiệu ứng Doppler như thế nào?
(trình bày ít nhất 2 ví dụ).

Trả lời
- Hiệu ứng Doppler là một hiện tượng vật lý phổ biến và có thể dễ dàng
quan sát được ngay trong cuộc sống bình thường. Nhờ hiệu ứng này, rất
nhiều các lý thuyết, giả thuyết về vũ trụ đã được đưa ra như giả thiết về
sự dãn nở của vũ trụ, hay đơn giản là sự thay đổi âm thanh khi quan sát
một chiếc xe trên đường cao tốc. Từ giữa thế kỉ 20 các nhà khoa học đã
biết ứng dụng hiệu ứng Doppler vào trong y học mang lại nhiều hiệu quả
tích cực và được ứng dụng và phát triển đến tận ngày nay.
- Để hiểu được tầm quang trọng cũng như những ứng dụng của hiệu ứng
Doppler trong y học ta cần hiểu rỏ về nó.

Hiệu ứng Doppler là gì?

- Khi nguồn phát và nguồn thu sóng âm đứng yên tương đối với nhau thì
khi nguồn phát phát ra tần số V, thì nguồn thu cũng nhận được sóng âm
cùng tần số. Nhưng khi nguồn phát thu chuyển động tương đối với nhau
thì tần số phát thu sẽ khác nhau.
- Ta có thể dễ dàng bắt gập hiệu ứng này trong cuộc sống ví dụ như khi ra
ngoài đường.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=h4OnBYrbCjY&t=77s

Ở ví dụ trên ta thấy có một người đang đi trên đường thì nghe thấy tiếng
nhạc được phát ra từ chiếc oto và otô đang tiếng lại gần con người đó thì
đứng yên, oto khi càng đến gần âm càng to đến khi xa dần âm cũng nhỏ
dần từ đó cho ta thấy:
Nguồn âm và máy thu đi xa nhau f’ < f f: là tần số máy thu thu được

Nguồn âm và máy thu lại gần nhau f’>f f: là tần số nguồn phát ra

Hiệu ứng Doppler được ứng dụng như thế nào ?

- Nhờ đặc điểm trên trong thực tế người ta thường dung hiệu ứng Doppler
để xác định tốc tộ chuyển động của một vật khi xác định được độ dịch
chuyển của tần số ∆ f . Nguồn phát đứng yên, phát ra tần số fo gập đối
tượng chuyển động phản xạ lại với tần sô f từ đó xác định tốc độ của vật
chuyển động.
V
∆ f =2 fo cos ∝
C

Với fo: tần số song tới

V: vận tốc dòng chảy

∝: góc tạo bởi tia SA và dòng chảy

C: tốc độ truyền của siêu âm

Vd như đo tốc độ tàu hỏa oto đang chạy dễ thấy nhất là máy bắng tốc độ
của CSGT…
- Trong Y học hiệu ứng Doppler cũng được ứng dụng một cách rộng rải
và phổ biến. Nguyên lý Doppler trong y học đầu tiên được áp dụng để
phát hiê ̣n chuyển đô ̣ng tim và thời gian mở và đóng van tim, dùng các
chùm siêu âm liên tục truyền đến tim qua thành ngực. Từ cấu trúc tim
hồi âm có mô ̣t đô ̣ lê ̣ch tần số, hay Doppler shift; hướng và đô ̣ lớn dựa
vào tốc đô ̣ và hướng của chuyển đô ̣ng tim. Tần số và hồi âm tỉ lê ̣ với
thành phần của tốc đô ̣ đích theo đường của chùm siêu âm

Siêu âm Doppler và ứng dụng trong sản khoa.

- 1977 Siêu âm Doppler lần đầu tiên được áp dụng trong sản khoa. Đến
1980 - 1990 là thập niên phát triển của siêu âm Doppler sau đó tiếp tục
nghiên cứu cho đến hiện nay mới đánh giá được hết vai trò của siêu âm
Doppler trong sản khoa.
- Siêu âm Doppler là kỹ thuật dùng sóng liên tục để phát hiện các dòng
chảy, hướng của dòng chảy và vận tốc của dòng chảy. sử dụng sóng
cao tần không có trong tự nhiên, có giá trị chẩn đoán rất cao. Với tín
hiệu tần số thu được máy sẽ tổng hợp và hiển thị trên màn hình dưới
dạng các màu sắc, các dạng sóng phổ khác nhau hoặc tín hiệu âm thanh
có thể nghe được.Ttrong sản khoa thường để đo dòng chuyển động của
các mạch máu, khảo sát tim thai và một số chức năng khác mà ở siêu
âm thường không thực hiện được. cụ thể có 4 kiểu siêu âm Doppler
đang được dung hiện nay:
- Doppler liên tục: thường được dùng trong siêu âm tim
- Doppler xung: Dùng để đo nhiệp tim thai
- Doppler màu : xác định mạch máu, và hướng dòng chảy
- Doppler tăng cường năng lượng: làm tăng độ nhạy hiệu ứng Doppler
khi muốn tìm những nơi có vậ tốc dòng chảy lớn như động mạch màng
não giữa hoặc động mạch thận

Máy siêu âm Doppler Hitachi Arietta 850 Nguồn: ảnh internet

Vai trò của siêu âm Doppler

 Đánh giá các bệnh lý của tim. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ phát hiện được những
dòng hở van 2 lá hay 3 lá của tim thai. Đo vận tốc dòng máu qua van động
mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp van tim.
 Giúp đo được cả chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa...
của thai nhi.
 Đánh giá các bệnh lý của mạch máu khi nghi ngờ có hẹp hoặc tắc mạch máu
như hẹp động mạch chi, hẹp động mạch thận.
 Phát hiện suy van tĩnh mạch chi hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh.
 Giúp đánh giá các tạng ghép như thận, gan, mảnh ghép trong bệnh lý mạch
máu.
 Giúp đánh giá được bệnh lý phình mạch máu như phình động mạch chủ
bụng.
 Bên cạnh đó, siêu âm Doppler có thể giúp để đánh giá: tình trạng tuần hoàn
của các khối u, áp xe của các tạng hay tình trạng viêm của mô cần khảo sát
(như viêm ruột thừa); huyết động học trong bệnh lý xơ gan,…

Nguồn: internet

Chẩn đoán cận lâm sàn ung thư bằng hiệu ứng Doppler trong siêu âm

- Trong chẩn đoán ung thư kỹ thuật Doppler có tiềm năng lớn trong chẩn
đoán khối u không xâm hại. Kết quả đầu tiên là do Wells và ctv (1977)
phát hiê ̣n hiê ̣n tượng tân sinh mạch máu của tổn thương ác tính. Ví dụ, so
sánh với động mạch vú bình thường và tổn thương lành tính, tổn thương
vú ác tính tăng tín hiệu Doppler với tần số cao hơn và biên đô ̣ cao hơn, và
dòng chảy liên tục trong suốt kỳ tâm trương. Tuy nhiên đến nay  siêu âm
chỉ là một phương pháp chẩn đoán, là một cơ sở để bác sĩ tiến hành thực
hiện các phương pháp khác. Có thể kể đến các loại siêu âm phổ biến hiện
nay như:

Siêu âm ngực
- Siêu âm ngực giúp phát hiện ung thư vú, các khối u có kích thước lớn tại
vú. Siêu âm ngực sẽ tái tạo lại toàn bộ hình ảnh, mô phỏng chi tiết bên
trong vú, giúp sàng lọc khối u và các bệnh lý tuyến vú, và những bất
thường khác bên trong vú.

Nguồn: https://ksol.vn/nhung-xet-nghiem-ung-thu-vu-chi-em-can-biet

Siêu âm dạ dày
- Siêu âm dạ dày chỉ phản chiếu hình ảnh phản quang của vùng bụng. Hiện
nay, siêu âm đã có thể theo dõi được những vấn đề bất thường bên trong
lớp dạ dày, giúp đánh giá tình trạng cũng như khối u của người bệnh.
Siêu âm dạ dày tá tràng Nguồn:Bs.Hồ Ngọc Linh

Siêu âm ổ bụng
- Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán và phát hiện những bệnh lý và dấu hiệu
ung thư các bộ phận như
o Gan: Ung thư gan, xơ gan, viêm gan, 
o Các bệnh lý về mật: Sỏi mật, viêm túi mật
o Bệnh viêm tuyến tụy
o Các bệnh về hệ tiết niệu: Bàng quang, sỏi thận, tắc nghẽn thận,..

- Tuy siêu âm không thể phát hiện chính xác ung thư nhưng nó là phương
pháp cận lâm sàng, giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư, là cơ sở để có thể
thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư khác. Siêu âm với các
loại máy siêu âm Doppler màu, máy siêu âm 4D, có thể cho các bác sĩ
hình ảnh vùng thăm khám rõ nét nhất để có thể đưa ra cơ sở chẩn đoán
ung thư
Câu 3: Âm trở là gì? Hãy cho biết tốc độ truyền âm vào các môi trường rắn,
lỏng và khí sẽ khác nhau như thế nào? Tại sao?

Trả lời

3.1 Âm trở là gi?

- Âm trở (Z) là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cảng trở của một chùm
sóng hay sóng siêu âm mà nó gập phải khi đi qua các môi trường.
Âm trở phụ thuộc vào:

Z =d x c

 d: mật độ khối lượng của môi trường (kg/m3)


 c: tốc độ của sóng âm thanh (m/s)

Như vậy, nếu mật độ của môi trường tăng hay tốc độ âm thanh tăng thì âm trở
cũng sẻ tăng.

3.2 Hãy cho biết tốc độ truyền âm vào các môi trường rắn, lỏng và khí sẽ
khác nhau như thế nào? Tại sao?

- Như ta biết sóng âm có thể lan truyền qua tất cả các môi trường vật chất ở
thể khí, lỏng và rắn mà không thể lan truyền trong chân không vì chân
không không có những phân tử cụ thể để thực hiện dao động cơ học và
tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào mật độ phân tử trong môi trường và
tính đàn hồi cảu môi trường đó

1
v=
√ ∝ρ

Trong đó: ρ : mật độ của môi trường

∝: hệ số đàng hồi của môi trường


- Từ công thức trên có thể thấy tốc độ truyền âm sẻ phụ thuộc vào tính đàn
hồi của môi trường hay môi trường càng dày các phân tử vật chất, âm
truyền đi được càng ngắn, tốc độ càng lớn

Nguồn:https://hoc247.net/vat-ly-12/bai-10-dac-trung-vat-ly-cua-am-l1061.html

- Từ bản trên ta có thể thấy tốc độ truyền âm của các chất rắn( săt ,nhôm…)
là lớn nhất kế đó là chất lỏng( nước…) và chậm nhất là chất khí( heli,
không khí). Vì trong môi trường rắn các phân tử dày đặc và gần nhau nhất
tính đàn hội kém nhất, Trong quá trình âm thanh truyền đi, các phân tử
trong môi trường lần lượt dao động trong vị trí cân bằng, nếu có phân tử
nào đó tách ra khỏi, các phân tử xung quanh sẽ kéo nó lại vị trí cân bằng
đó. Nói cách khác các phân tử của môi trường trung gian có khả năng
chống lại sự xê dịch vị trí. Khả năng này làm ảnh hưởng cho khả năng
phản ứng đàn hồi của các phân tử khác nhau là khác nhau, trong đó chất
răn có khả năng xê dịch các phân tử ra vị trí cân bằng là thấp nhất do các
phân tử được liên kết một cách chặt chẻ với mật độ dày đặc tiếp theo là
chất lỏng và cuối cùng là chất khí là nguyên nhân khiên cho tốc độ truyền
âm của chất rắn là lớn nhất.
Cấu tạo của các chất
Nguồn: http://thuvienvatly.com/tai-lieu/neohacker/sgk-vat-ly-10/GTDT/Bai%20hoc/Bai28.Cau%20tao%20chat.htm

- Tốc độ Truyền âm còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường vì khi thay đổi
nhiệt độ tính đàn hồi cũng như mật độ môi trường cũng thay đổi. Chẳng
hạn với không khí, ở 0o v=331,5 m/s khi tang nhiệt độ thì tốc độ tang
khoảng 0,5 m/s, ở 18o thì 342m/s.

Tốc độ truyền âm trong môi trường ít phụ thuộc vào số dao động

Chương 4:

Câu 2: Hãy trình bày và so sánh những đặc điểm nổi trội giữa cơ chế lan
truyền điện thế hoạt động có mielin bao bọc và không có mielin bao bọc?

Trả lời

- Như chúng ta được biết sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có
hai trường hợp, sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin
hoặc trên sợi trục không có bao mielin.
Tế bào thần kinh có bao myelin và không có bao myelin
Nguồn: https://vungoi.vn/lop-11/chi-tiet-ly-thuyet-dien-the-hoat-dong-va-su-lan-truyen-xung-than-kinh-
5af3eae81261631175a05d2b.html

2.1 Sự lan truyền điện thế không có bao myelin

1. Đặc điểm cấu tạo sợi trục không có bao myelin

Gồm 3 phần: Thân chứa nhân, sợi nhánh, sợi trục dài và trần.

Nguồn: https://loga.vn/bai-viet/ly-thuyet-sinh11-loga-vn-bai-29-dien-the-hoat-dong-su-lan-truyen-xung-than-
kinh-3952

2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao mielin.

- Khi các cơ quan thụ cảm là các thụ thể chúng là tận cùng các dây thần
kinh; được phân bố nhiều ở da, diện khớp, màng xương, xung quanh
thành các mạch máu và có số lượng ít hơn trong các cơ quan nội tạng,
tiếp nhân kích thích xuất hiện xung thần kinh là điện thế hoạt động tại nơi
bị kích thích (điểm A) màng của sợi trục đã bị thay đổi tính thấm đối với
các Na+, tại đó màng mất phân cực rồi đảo cực nên có điện tích trái dấu
với vùng xung quanh còn đang ở trạng thái tỉnh (B) mặt ngoài mang điện
tích dương mặt trong mang điện tích âm, dòng điện này kích thích các
vùng lân cận và lại tạo ra dòng điện hưng phấn mới dóng như dòng điện
phát sinh tại vùng bị kích thích. Và tiếp tục cứ như vậy dòng điện hưng
phấn cứ lan truyên đến hết chiều dài dây thần kinh một cách liên tục, Vì
vây, tốc độ dẫn truyền của dòng điện hưng phấn trong dây thần kinh
không có bao mielin bao bọc thường châm và tiêu hao nhiều năng lượng.

Nguồn: http://www.blogsinhhoc.com/2013/01/dan-truyen-hung-phan01.html

Nếu kích thích ở đầu sợi thần kinh không có bao mielin xung thần kinh sẻ
truyền theo một chiều do vùng nhận kích thích đạt trạng thái trơ tuyệt đối
nên xung thần kinh không đi theo chiều ngược lại. Còn khi kính thích tại
điểm giữa sợi thì xung thần kinh sẻ truyền theo hai chiều
Do phải lan truyền lien tiếp trên toàn bộ sợi thần kinh nên tốc đọ lan truyền
chậm ( 3-5 m/s)
Độ chính xác cao do cây thường tâp trung ở vùng não, mặt
Do cả sợi thần kinh đều xảy ra hiện tượng mất phân cực, đão cực, tái phân
cực, tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc bom K+, Na+

2.2 Sự la truyền xung thần kinh có bao mielin

1. Đặc điểm cấu tạo sợi trục có bao mielin


- Tương tự như sợi không có bao myelin, sợi thần kinh có bao mialin vẫn
có thân chứa nhân, sợi nhánh và sợi trục dài, ngoài ra trên còn có các bao
myelin có tính cách điện giữa các bao là các khoản trong gọi là eo
Ranvie.

Nguồn: https://atyschool.vn/sinh-hoc-8-noron-te-bao-than-kinh/

2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin.

- Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin về bản
chất giống như dẫn truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin. Điện
thế được truyền từ điểm kích thích đên điểm chưa kích thích. Tuy nhiên,
do cấu trúc khác nhau nên dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có bao
mielin vẫn có sự khác biệt nhất định. Đối với dây thần kinh có bao mielin
và do mielin là một chất cách điện rất tốt nên các noron chỉ tiếp xúc với
môi trường ngoài qua eo Ranvie. Khi đó các noron chỉ tiếp nhân kích
thích qua các eo Ranvie và dòng điện hưng phấn cũng chỉ bị suy giảm do
truyền điện ra bên ngoài qua eo Ranvie theo cơ chế “nhẩy cóc”. Khi bị
kích thích sẻ xuất hiện điện thế hoạt động tại điểm bị kích thích (cực âm)
kí hiệu là Vo. Do bị tiêu hao một phần năng lượng để thắng điện trở trong
của bào tương sợi trục và bị rò qua màng noron nên giá trị của điện thế
hoạt động bị giảm dần.
Ngu
ồn:http://www.blogsinhhoc.com/2013/01/dan-truyen-hung-phan01.html

Do sợi trục có bao mielin có bản chất là photpholipit, màu trắng cách điện
bọc không liên tục tạo các eo Ranvie nên xung thần kinh lan truyền theo
cách “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do đó tốc đọ lan
truyền nhanh hơn so với sợi trục không có bao mielin ( khoảng 100 m/s )
Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cưc liên tực
từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Tiêu tốn ít năng lượng

2.3 So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao mielin với sợi
không có bao mielin.

Giống nhau: Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực
liên tiếp từ nơi này sang nơi khác.

Khác nhau:

Nội dung Không có bao mielin Có bao mielin


Đặc điểm Có bao mielin (cách điện) bao
Không có bao mielin bao bọc trên sợi trục bọc không liên tục và ngắt
Cấu tạo quảng tạo thành các eo Ranvie

Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng Xung thần kinh lan truyền theo
Cách lan
này sang vùng khác kế bên, với độ cách nhảy cóc từ eo Ranvie
Truyền
chính xác cao này sang eo Ranvie khác

Mất phân cực, đảo cực, tái phân


Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tụ
Cơ chế cực liên tục từ eo Ranvie này
c từ vùng này sang vùng khác
sang eo Ranvie khác

Năng
Tiêu tốn nhiều năng lượng Tiêu tốn ít năng lượng
lượng

Tốc độ Chậm: 3-5 m/s nhanh: 100m/s

You might also like