You are on page 1of 4

CHƯƠNG 4 : OXI – LƯU HUỲNH

I. Biết :
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là :
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. (n-1)d10ns2np4
Câu 2: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây ?
A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 3: Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm ?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
Câu 4: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây khi nói về lưu huỳnh :
A. S có 2 dạng thù hình : đơn tà và tà phương B. S là chất rắn màu vàng
C. S không tan trong nước D. S không tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 5: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây ?
A. SO2 là oxit axit B. SO2 làm mất màu nước brom
C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 có tính oxi hóa và tính khử
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO2 từ :
A. S và O2 B. FeS2 và O2 C. H2S và O2 D. Na2SO3 và H2SO4
Câu 7: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế SO2 từ :
A. S và O2 B. CuS và O2 C. H2S và O2 D. Na2SO3 và H2SO4
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc, dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit
Câu 9: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết ngay được các dung dịch mất nhãn :
A. NaCl ; NaOH ; H2SO4 B. FeCl3 ; NaOH ; NaCl ; HCl
C. NaCl ; NaNO3 ; AgNO3 D. H2SO4 ; HCl ; NaOH ; NaCl
Câu 10: Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là :
A. -2; 0 ; +4 ; +6 B. 0 ; +2 ; +4 ;+6 C. -2 ; +4 : +6 D. 0 ; +4 ; +6
Câu 11: Tính chất đặc biệt của axit H2SO4 đặc là tác dụng được với các chất ở phương án nào sau đây ?
A. Ba(NO3)2, BaCl2 B. MgO, CuO, Al2O3 C. Na, MgO, Zn D. Cu, C, S
Câu 12 : Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây :
A. KMnO4 B. (NH4)2SO4
C. CaCO3 D. NaHCO3
Câu 13 : Trong phản ứng : SO2 + 2 H2S  3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất ?
A. SO2 bị oxi hóa và H2S bị khử B. SO2 bị khử và H2S bị oxi hóa
C. SO2 khử H2S và không có chất nào bị oxi hóa D. SO2 bị khử, lưu huỳnh bị oxi hóa
Câu 14 : Chọn câu sai
A. H2S chỉ có tính khử B. SO3 có tính chất của oxit axit
C. SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa D. dd H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh
Câu 15: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?
A. SO2 B. F2 C. O3 D. H2SO4
Câu 16 : Oxit nào dưới đây không thể hiện tính khử trong tất cả các phản ứng hóa học ?
A. SO3 B. CO C. SO2 D. FeO
Câu 17 : Dung dịch H2SO4 đặc có thể dùng để làm khô khí nào sau đây :
A. CO2 B. NH3 C. H2S D. SO3
Câu 18 : Tất cả các khí trong dãy nào sau đây đều làm nhạt màu dung dịch nước brom ?
A. H2S ; SO2 B. CO2 ; SO2 ; SO3 C. CO2 ; SO2 D. CO2; SO2; SO3; H2S
Câu 19 : Các chất nào trong dãy sau đều làm đục dung dịch nước vôi trong ?
A. CaO ; SO2 ; CO2 B. CO2 ; SO2 ; SO3
C. CO ; CO2 ; SO2 D. SO3 ; H2S ; CO

1
Câu 20 :Trong các nhận định sau nhận định nào là không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi ?
A. Oxi tác dụng được với tất cả các phi kim
B. Oxi tham gia vào quá trình cháy , gỉ , hô hấp
C. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử
D. Oxi là phi kim hoạt động
Câu 21: Oxi không phản ứng trực tiếp với :
A. Nhôm B. Flo C. Cacbon D. Lưu huỳnh
Câu 22 : Chọn câu phát biểu sai trong các phát biểu sau (xét ở đk thường)
A. Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước.
B. Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí tan nhiều trong nước.
C. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng.
Câu 23 : trong công nghiệp, người ta thường điều chế oxi từ :
A. Không khí hoặc H2O B. KMnO4
C. KClO3 D. H2O2
Câu 24 : Chất không tác dụng với axit sunfuric đặc, nguội là :
A. Fe B. Zn C. CaCO3 D. CuO
II. Hiểu :
Câu 1 : Phản ứng hóa học chứng tỏ SO2 là chất oxi hóa :
A. 2H2S + SO2  3S + 2H2O B. SO2 + CaO  CaSO3
C. SO2 + Cl2 + 2H2O  2HCl + H2SO4 D. SO2 + NaOH  NaHSO3
Câu 2: Cho phản ứng : SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4  X + Y + Z . X , Y , Z là chất nào trong dãy sau ?
A. K2SO4 ; H2SO4 ; Cr2O3 B. CrSO4 ; KHSO4 ; H2O
C. K2SO4 ; Cr2(SO4)3; H2SO4 D. K2SO4 ; Cr2(SO4)3 ; H2O
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở lớp p là 10. Nguyên tố X là :
A. Ne B. Cl C. O D. S
Câu 4 : Cho sơ đồ phản ứng điều chế axit sunfuric sau : S → SO2 → A → H2SO4 . Hỏi A là chất nào trong
nhứng chất sau ?
A. H2S B. SO3 C. S D. FeS2
Câu 5 : Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng FeO với H2SO4 đặc, đun nóng là :
A. FeSO4, H2O B. Fe2(SO4)3, H2O
C. FeSO4 , SO2, H2O D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O
Câu 6: Khi sục khí O3 vào dung dịch KI có chứa sẵn vài giọt hồ tinh bột, dung dịch thu được
A. Có màu vàng nhạt B. Trong suốt C. Có màu đỏ nâu D. Có màu xanh
Câu 7 : Một chất chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước, chữa sâu răng và còn dùng bảo vệ sinh vật trên trái
đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
A. Oxi B. Ozon C. SO2 D. N2O
Câu 8 : Cho các chất : S, SO2, O3, F2, H2SO4 . Số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là :
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 9: Để phân biệt khí O2 và O3 người ta có thể dùng chất nào sau đây ?
A. Hồ tinh bột B. Dd KI có hồ tinh bột C. Dung dịch NaOH D. Quỳ tím
Câu 10 Trong sơ đồ phản ứng sau : S  H2S  A  H2SO4 (loãng)  Khí B. Chất A, B lần lượt là :
A. SO2 ; H2 B. SO3 ; SO2 C. SO3 ; H2 D. H2 ; SO3
Câu 11: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch nước Br2 (dư) B. Dung dịch Ba(OH)2 (dư)
C. Dung dịch Ca(OH) (dư) D. Dung dịch NaOH (dư)
Câu 12: Cho phản ứng : H2S + KMnO4 + H2SO4  H2O + S + MnSO4 + K2SO4 . Hệ số của các chất tham gia pứ
là dãy số nào trong các dãy sau ?
A. 3 , 2 , 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4

2
Câu 13 : Cho các phản ứng sau :
2SO2 + O2  2 SO3 (I) SO2 + 2H2S  3S + 2H2O (II)
SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr (III) SO2 + NaOH  NaHSO3 (IV)
Các phản ứng mà SO2 có tính khử là :
A. (I) và (III) B. (I) và (II) C. (I) , (II) và (III) D. (III) và (IV)
III. Vận dụng :
Câu 1 : Đốt cháy a gam cacbon trong oxi thu được 1,12 lít khí CO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a cần dùng là
A. 0,4 g B. 0,5 g C. 0,6 g D. 0,7 g
Câu 2 : Cho 12 gam Mg tác dụng hoàn với 16 gam O2. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam oxit ?
A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 25 g
Câu 3: Khối lượng chất rắn thu được khi cho 3,45 gam kim loại Na tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh là :
A. 10,67g B. 9,85g C. 5,31g D. 11,70g
Câu 4: Để điều chế oxi, người ta nung hoàn toàn 36,75 g KClO3 (xúc tác MnO2) thì thu được bao nhiêu lít O2
(đktc) ?
A. 10,08 lít B. 6,72 lít C. 22,4 lít D. 11,05 lít
MnO ,t o
Câu 5 : Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng phản ứng: 2KClO3  2  2KCl  3O
2
Nếu dùng 2,45 gam KClO3 thì sau phản ứng hoàn toàn, thể tích O2 thu được (đktc) là:
A. 6,72 lít. B. 0,672 ml.
C. 672 ml. D. 1,344 lít
Câu 6 : Khi chuyển O3 thành O2 thì thấy thể tích tăng lên 5 ml so với ban đầu. Thể tích O 3 đã phản ứng là :
A. 5 ml B. 10 ml C. 15 ml D. 20 ml
Câu 7: Tỉ khối của hỗn hợp O2 và O3 so H2 bằng 20. Hỏi oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích hỗn hợp ?
A. 40 B. 60% C. 30% D. 50%
Câu 8 : Tỷ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2 và SO3 đối với oxi là 2,05. Thành phần phần trăm theo thể tích của
hỗn hợp khí X là :
A. 40% CO2 ; 60% SO3 B. 60% CO2 ; 40% SO3
C. 20% SO3 ; 80% CO2 D. 80% SO3 ; 20% CO2
Câu 9: Dẫn 3,36 lit hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dd KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu đen tím.
Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp là :
A. 20% oxi ; 80% ozon B. 50% oxi ; 50% ozon
C. 40% oxi ; 60% ozon D. 66,67% oxi ; 33,33% ozon
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam quặng Pirit sắt (chỉ chứa FeS2) thì thu được 44,8 lít khí (đktc). Giá trị của m
là :
A. 88 gam B. 150 gam C. 120 gam D. 96 gam
Câu 11: Đốt cháy m gam quặng Pirit sắt (chỉ chứa FeS2) thì thu được 44,8 lít khí (đktc). Biết hiệu suất của phản
ứng đốt cháy là 80%. Giá trị của m là :
A. 180 gam B. 150 gam C. 120 gam D. 96 gam
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam quặng Pirit sắt (chứa 90% FeS2, còn lại là tạp chất trơ không bị đốt cháy) thì
thu được 44,8 lít khí (đktc). Biết hiệu suất của phản ứng là 80%. Giá trị của m là :
A. 180,7 gam B. 150,6 gam C. 120,8 gam D. 166,7 gam
Câu 13: Các muối tạo thành trong dung dịch sau khi sục 22,4 lit khí hidro sunfua (đktc) vào 350 gam dung dịch
KOH 40% là :
A. KHS B. KHS và K2S C. K2S D. KHS ; KS
Câu 14: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được
sau phản ứng là
A. 24,5 gam B. 34,5 gam C. 14,5 gam D. 44,5 gam
Câu 15: Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là :
A. Na2SO3 ; NaHSO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4
Câu 16: Sục 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là :
A. NaHSO3 ; Na2SO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4

3
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO 2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được
trong dung dịch là
A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam
Câu 18: Khi hấp thụ hoàn toàn 1,28 gam khí SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng khối lượng
muối khan thu được là
A. 3,28 gam B. 2,30 gam C. 2,52 gam D. 3,54 gam
Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO 2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,8M. Khối lượng chất tan trong
dung dịch thu được là
A. 31,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 37,1 gam
Câu 20: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào V lít dung dịch nước brom nồng độ 0,1M thì thấy phản ứng vừa đủ. Giá
trị của V là :
A. 0,25 lít B. 0,75 lít C. 0,5 lít D. 0,20 lít
Câu 21: Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư thu được dung dịch X, thêm dung dịch BaCl2
dư vào dung dịch X thì thu được 116,5 gam kết tủa. Giá trị của V là ?
A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít
Câu 22: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 4M với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Dung dịch thu được có nồng độ là :
A. 2,5 M B. 2 M C. 1 M D. 4 M
Câu 23: Trộn 200g dung dịch H2SO4 12% với 300g dung dịch H2SO4 40%. Dung dịch thu được có nồng độ:
A. 20,8% B. 28,8% C. 25,8% D. 30,8%
Câu 24: Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 12% với 400 gam dung dịch H2SO4 40%. Dung dịch thu được có nồng
độ là bao nhiêu ?
A. 34,4 % B. 28,8% C. 25,5% D. 33,3%
Câu 25: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của
m là :
A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam
Câu 26: Cho 4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì thu được 1,12
lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 70% và 30 % B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 60% và 40%
Câu 27: Một hỗn hộp gồm 18,6 gam kẽm và sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư. Thể tích khí H2
(đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít. Thành phần phần trăm của kẽm có trong hỗn hợp là :
A. 96,69% B. 34,94% C. 69,89% D. 50%
Câu 28: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO2 (ở
đktc). Giá trị của m là :
A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam
Câu 29: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,8 lít
khí SO2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g
Câu 30: Cho 17,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thu được 6,72 lít
khí SO2 duy nhất (đktc). Khối lượng Fe và Cu có trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 11,2 g và 6 g B. 12 g và 5,2 g C. 2,8 g và 14,4 g D. 6,6 gam và 10,6 g
Câu 31: Cho V ml dung dịch BaCl2 2M vào dung dịch H2SO4 dư, sau phản ứng thấy tạo thành 69,9 gam kết tủa.
Giá trị của V là :
A. 50 ml B. 150 ml C. 75 ml D. 100 ml
Câu 32: Giả sử hiệu suất của các phản ứng đều đạt 100% thì khối lượng H2SO4 sản xuất được từ 1,6 tấn quặng
chứa 60% FeS2 là bao nhiêu tấn ?
A. 1,568 tấn B. 1,725 tấn C. 1,200 tấn D. 6,320 tấn

You might also like