You are on page 1of 22

GVHD :

TS. Nguyễn Thanh Liêm

Thành viên :

Nguyễn Thành Tấn

Nguyễn Thị Thu Hương

Phan Trường Giang

Đặng Minh Nguyệt

Ngô Thị Quỳnh Như

BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG NCKH

Đề tài: Phân tích tác động của tín dụng thương mại đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Tín dụng thương mại được biết đến như một khoản trợ cấp ngắn hạn
từ nhà cung cấp góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các
doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực
hiện liên tục, chu kỳ sản xuất được rút ngắn và do đó tăng nhanh vòng
quay vốn của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Thông qua tín dụng
thương mại để điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các doanh nghiệp,
do đó đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn kịp thời, giảm nhẹ sự lệ thuộc về
vốn của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, chúng tôi sẽ đứng trên góc độ nhà cung cấp để đánh giá vai
trò của khoản phải thu trong phát triển doanh nghiệp. Một số nghiên
cứu cho thấy rằng những cải tiến về hiệu suất hoạt động liên quan đến
việc mở rộng tín dụng thương mại có kết quả cho thấy mối quan hệ
tích cực và quan trọng giữa khả năng sinh lời trong tương lai và cấp
tín dụng thương mại hiện tại. Một số  phát hiện cho thấy các công ty
mở rộng tín dụng thương mại có tỷ suất lợi nhuận, doanh thu và thị
phần cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành với
các đặc điểm tương tự về hoạt động thiết yếu và mức độ túng quẫn.
Sử dụng tín dụng thương mại cho các nhà cung cấp những lợi thế từ
góc độ tài chính, hoạt động và thương mại. Một số các động cơ thúc
đẩy tín dụng thương mại bao gồm giảm thiểu xích mích tài chính của
khách hàng; giảm chi phí giao dịch; kích thích-giảm doanh số bán
hàng trong thời gian nhu cầu thấp bằng cách nới lỏng các điều khoản
tín dụng; giảm sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người
bán. Cuối cùng, cung cấp tín dụng có thể cải thiện mối quan hệ giữa
nhà cung cấp và khách hàng. Do đó, cấp tín dụng thương mại giúp
nâng cao doanh số bán hàng của công ty.

Đồng thời, tín dụng thương mại có một vai trò quan trọng đối với
hiệu quả của doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như
Việt Nam. Bởi ở nước ta chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
với đặc điểm chung là khát vốn . Chính vì thế, họ cần đến đòn bẩy tài
chính để phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp này cũng sử dụng
vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như
để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình nhưng phải phụ thuộc
quá nhiều vào tín dụng ngân hàng và các công ty tài chính. Tệ hơn khi
có một số doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn về quy mô kế hoạch
kinh doanh để ngân hàng cung cấp tín dụng như thời gian thi công,
chi phí thực hiện vượt quá chi phi cho phép của doanh nghiệp,…Do
đó, tín dụng thương mại chính là một kênh phân phối vốn quan trọng
đối với các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, hầu như không có nghiên cứu nào
về mối liên hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến khía cạnh
các yếu tố ảnh hưởng đến TDTM của doanh nghiệp, đơn cử như Bùi
Tuấn Anh và Lê Khương Ninh (năm 2015) xem xét các tác động của
TDNH và TDTM đến hiệu quả hoạt động của 118 DN nông nghiệp
niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2013.

Kế thừa các nghiên cứu trước, đặc biệt là nghiên cứu của Lin và Chou
(2015), nhóm tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết về sự tồn tại
đồng thời của quan hệ bổ sung và quan hệ thay thế giữa TDTM và
TDNH tại Việt Nam và nhận thấy sự thay đổi về TDTM trong giai
đoạn khủng hoảng.

Từ dữ liệu của 490 DN phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016, nhóm tác giả đã tìm thấy
sự tồn tại đồng thời của mối quan hệ bổ sung và thay thế giữa TDTM
và TDNH và dấu hiệu của thắt chặt khoản phải thu trong giai đoạn
khủng hoảng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, TDTM tại các DN Việt Nam còn
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tài chính như tỷ lệ dòng tiền hoạt
động, tỷ lệ tiền mặt – năng lực thanh khoản của DN và tốc độ tăng
trưởng doanh thu trong hoạt động kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu này dẫn đến gợi ý chính sách đối với DN phải cân
nhắc giữa lợi ích đạt được trong cung ứng TDTM với các chi phí kiệt
quệ tài chính có thể xảy ra do mất cân đối dòng tiền, thiếu hụt tiền
mặt và thiếu hụt nguồn tài trợ từ các ngân hàng.
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:

2.1. Khái niệm:

 Khoản phải thu

Đối với nhà cung cấp ( Khoản phải thu ) và Khoản phải trả _ đối với
doanh nghiệp ( Tín dụng thương mại ) là một thỏa thuận giữa người
mua và người bán . Trong đó, người bán cho phép thanh toán chậm
cho sản phẩm củ mình thay vì thanh toán ngay bằng tiền mặt ( Theo
Mia và Smith _1992 ). Theo Hiller và ctg ( 2013 ), đứng trên góc độ
kế toán, TDTM là một loại tín dụng mà doanh nghiệp cấp cho công ty
khác, làm phát sinh khoản phải thu.

 Hiệu quả doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là cách đánh giá dựa trên hình thức so sánh. Cụ
thể : So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh
bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được.

Từ đó nhận thấy sự thay đổi tích cực hay tiêu cực từ các chỉ số tài
chính để thấy các chính sách tài chính của doanh nghiệp có đạt được
hiệu quả hay không.

Để đo lường mức độ hiệu quả của một công ty mở rộng tín dụng và
thu nợ từ khoản tín dụng đó, các nhà phân tích cơ bản xem xét tỷ lệ
vòng quay khoản phải thu của công ty . Đây là giá trị ròng của doanh
số tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định chia cho các tài
khoản trung bình phải thu trong cùng kỳ. Các khoản phải thu trung
bình có thể được tính bằng cách cộng giá trị của các khoản phải thu
vào đầu kỳ mong muốn vào giá trị của chúng vào cuối kỳ và chia tổng
số cho hai. Một thước đo khác về khả năng thu các khoản phải thu
của một công ty là số ngày bán hàng tồn đọng (DSO), số ngày trung
bình cần có để thu thanh toán sau khi bán hàng đã được thực hiện.

2.2. Các lý thuyết giải thích tác động của khoản phải thu đến hiệu
quả doanh nghiệp:

 Các lý thuyết giải thích tác động của tín dụng thương mại đến
hiệu quả hoạt động.

Vấn đề thông tin bất cân xứng :

Theo Smith, 1987; Long và cộng sự, 1993; Pike và cộng sự, 2005 yếu
tố tín dụng thương mại sẽ làm giảm bớt vấn đề thông tin bất cân xứng
giữa người mua và người bán, cụ thể :

Bản chất của Tín dụng thương mại ( khoản phải thu ) là hình thức tín
dụng mua / bán mà bên mua trả tiền chậm cho bên bán với khoản thời
gian đã được thỏa thuận từ trước. Do đó, khách hàng ( bên mua ) sẽ
có thời gian kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán tiền
hàng cho bên bán, từ đó sẽ giảm bớt rủi ro đạo đức giữa công ty và
bên khách hàng và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

 Lý thuyết phân biệtđịnh giá thông qua tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại cũng được xem là một phần trong chính sách
định giá của công ty thiết kế để kích cầu. Dựa vào hình thức bán chịu
mà công ty sẽ tăng thời hạn tín dụng lên hoặc tăng thu tiền mặt nhiều
hơn để kích thích bên mua mua hàng nhiều hơn vì không phải trả tiền
hàng ngay lập tức nhờ chính sách phân định biệt giá.

Theo Brennan et al. (1988) chỉ ra rằng tài trợ của nhà cung cấp cho
phép phân biệt giữa khách hàng tiền mặt và khách hàng tín dụng.
Đồng thời , đây cũng là cách giúp giảm sự cạnh tranh trong ngành vì
một số bộ phận công ty hướng đến thị trường tín dụng, còn bộ phận
lớn khác duy trì trên thị trường tiền mặt.
 Lý thuyết về chi phí giao dịch.

Lý thuyết giao dịch của Ferris (1981) giả định rằng việc sử dụng tín
dụng thương mại làm giảm chi phí trao đổi.giao dịch

Bằng việc gia hạn khoản phải trả cho nhà cung cấp thì công ty có thể
giảm được chi phí trao đổi hay nói cách khác là tách bạch được giữa
hoạt động trao đổi hàng hóa với bên thứ 3 ( là người tiêu ) và hoạt
động phải trả tiền ngay cho nhà cung cấp nhờ “khoản thời gian
trống”.  

Đồng thời nhà cung cấp cũng hưởng lợi từ hoạt động tín dụng thương
mại nhờ việc giảm được khoản tiền dự trữ đề phòng rủi ro vì bên bán
có thể chủ động trong khoản tiền hàng mà bên mua trả cho mình, từ
đó sẽ quản lý tích lũy tiền ròng hiệu quả hơn.

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm :

2.3.1. Các nghiên cứu quốc tế :

 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Từ góc độ kinh tế vĩ mô, tín dụng thương mại chịu tác động của các
chính sách tiền tệ, phát triển hệ thống tài chính và cơ sở hạ tầng pháp
lý của một quốc gia. Nilsen (2002) đã chứng tỏ rằng các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có mức độ phụ thuộc vào tín dụng thương mại
nhiều hơn trong thời gian thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ vì họ
dễ gặp các vấn đề tài chính trong thời kỳ đó. Trong khi đó, Demirguc-
Kunt & Maksimovic (2001) cho rằng ở một đất nước có thị trường tài
chính phát triển tốt, các trung gian tài chính có thể giám sát khách
hàng vay dễ dàng nên thuận tiện cho hoạt động cung cấp tín dụng cho
các công ty. Tuy nhiên, ở một quốc gia có hệ thống tài chính hạn hẹp,
các công ty bị hạn chế trong việc tiếp cận tài chính. Do đó, nguồn vốn
có thiên hướng được cung cấp bởi các tổ chức phi tài chính. Họ cũng
cho rằng ở một quốc gia có cơ sở hạ tầng pháp lý phát triển, có nhiều
sự bảo vệ pháp lý hơn cho các chủ nợ chống lại sự vỡ nợ của người đi
vay. Huyghebaert (2006) và Garcia-Teruel & Martinez-Solano
(2010b) chứng minh rằng một nền kinh tế vĩ mô suy thoái sẽ dẫn đến
các công ty phải tăng các khoản phải trả khi công ty có khả năng bị
hạn chế tín dụng ngân hàng, và khả năng tạo tiền nội bộ của họ cũng
bị giảm.Trái ngược với lý thuyết này, Niskanen & Niskanen (2006)
biện minh rằng các khoản phải trả vẫn tăng trong bối cảnh kinh tế vĩ
mô phát triển cao. Ví lúc này xuất hiện nhiều hơn các cơ hội đầu tư có
sẵn, các công ty sẽ sử dụng nhiều tín dụng thương mại hơn để hỗ trợ
hoạt động của họ. Hai yếu tố quyết định khác là chi phí giám sát của
các ngân hàng đối với người đi vay và chi phí phá sản của nó. Jain
(2001) nói rằng trong những ngành có nhiều người bán, giao dịch tín
dụng không được sử dụng thường xuyên, do các ngân hàng ưu tiên
cho doanh nghiệp khoản chi phí giám sát hấp dẫn và thậm chí ngân
hàng muốn cho người mua vay tiền trực tiếp. Trong khi các ngành có
chi phí phá sản cao hơn và các ngành có chi phí giám sát cố định, tín
dụng thương mại được sử dụng chủ yếu. Smith (1987) chỉ ra rằng
trong cùng một ngành, các điều khoản tín dụng thương mại không đổi
vì cả nhà cung cấp lẫn khách hàng đều phải đối mặt với các điều kiện
thị trường giống nhau.

 Các yếu tố cụ thể của doanh nghiệp:

Mức độ tín dụng thương mại không chỉ do các nhà cung cấp mà còn
do khách hàng quyết định. Mức độ khoản phải thu phụ thuộc vào khả
năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng cũng như mức độ sẵn sàng
cung cấp cho khách hàng; Mặt khác, các khoản phải thu cũng được
xác định bởi nhu cầu của khách hàng, mức độ sẵn sàng chi trả của họ
về tín dụng thương mại. Theo Petersen & Rajan (1997), Garcia-
Teruel & Martinez-Solano (2010a) và Wilson & Summers (2002), có
một số đặc điểm của công ty được đề xuất là yếu tố quyết định tín
dụng thương mại.

 Yếu tố đầu tiên là mức độ tín nhiệm của công ty, nó cho biết khả
năng tín dụng của công ty và danh tiếng, cũng như khả năng thu
được tài chính thay thế. Mức độ tín nhiệm thường được đo bằng
độ tuổi và quy mô doanh nghiệp. Bởi vì Schwartz (1974) nói rằng
các công ty lớn có uy tín tín dụng tốt hơn để thanh toán để đảm
bảo danh tiếng của họ như lịch sử lâu dài của họ và quy mô kinh
tế lớn. Hơn nữa, Petersen & Rajan (1997) cũng tin rằng các công
ty lớn và lâu năm cấp nhiều tín dụng thương mại hơn cho khách
hàng của họ, vì họ có khả năng tiếp cận tốt hơn với tín dụng ngân
hàng, so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Yếu tố thứ hai là khả năng tạo tiền mặt nội bộ. Nó được định
nghĩa là bao nhiêu lợi nhuận một công ty có thể tự tạo ra trong
một khoảng thời gian. Người ta mong đợi một mối quan hệ tích
cực giữa tạo tiền nội bộ với các tài khoản phải thu. Bởi vì các
công ty có nguồn tiền nội bộ lớn cần ít tài chính bên ngoài hơn,
do đó những công ty đó cũng có khả năng mở rộng thêm các
khoản phải thu cho khách hàng.

 Yếu tố thứ ba là khả năng thu được nợ tài chính, đo lường năng
lực của một công ty tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài. Yếu tố
này có thể được hiểu theo cách giống như yếu tố đầu tiên của
mức độ tín nhiệm. Cụ thể, một công ty có khả năng tiếp cận các
khoản nợ tài chính dễ dàng thì ít sử dụng tín dụng thương mại và
có khả năng cấp thêm tín dụng cho khách hàng.

 Yếu tố quyết định thứ tư là chi phí nợ tài chính. Chi phí tài chính
cao khiến các công ty có ít động lực hơn để cung cấp tín dụng
thương mại trong khi nhiều động lực hơn để sử dụng tín dụng từ
các nhà cung cấp. Nilsen (2002) lập luận thêm rằng trong thời kỳ
thắt chặt tiền tệ, chi phí vay ngân hàng có thể cao hơn tín dụng
thương mại, do đó  mức độ tín dụng thương mại có thể tăng vì
điều này.

 Yếu tố thứ năm liên quan đến tăng trưởng doanh số. Định nghĩa
về tăng trưởng doanh số được tính bằng doanh số bán hàng của
năm hiện tại trừ đi năm trước và chia cho doanh số năm trước.
Wilson & Summers (2002) nhận thấy rằng tín dụng thương mại
đặc biệt được sử dụng bởi các công ty phát triển nhanh.

 Yếu tố cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận gộp. Nó được đo bằng lợi
nhuận gộp trên doanh thu. Emery (1984) nhận thấy rằng các công
ty có tỷ suất lợi nhuận gộp cao sẽ cố gắng đạt được doanh thu cao
bằng cách cấp thêm tín dụng thương mại.

 Các yếu tố khác quyết định các khoản phải thu

Tuổi và quy mô công ty thể hiện mức độ tín nhiệm của một công ty,
nó cho thấy rằng họ đã tồn tại trong một thời gian dài và các công ty
lớn chiếm khả năng cao trong  nguồn tài chính bên ngoài từ các tổ
chức tài chính. Đồng nghĩa với việc các công ty lớn cung cấp một
lượng tín dụng lớn cho khách hàng của họ. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy
được mối quan hệ giữa quy mô công ty và khoản phải thu.  Điều này
được chứng minh rõ hơn bởi kết quả nghiên cứu do Petersen & Rajan
(1997), Garcia-Teruel & Martinez-Solano điều tra(2010a), Bougheas
và cộng sự (2009) và Niskanen & Niskanen (2006).

Từ quan điểm lý thuyết, người ta mong đợi một mối quan hệ tích cực
đối với nợ tài chính và quan hệ nghịch biến giữa chi phí tài chính với
các khoản phải thu. Bởi vì Petersen & Rajan (1997) nêu rõ rằng các
công ty có nợ tài chính cao hơn có khả năng cấp nhiều tín dụng
thương mại hơn để giúp khách hàng; và các công ty phải đối mặt với
chi phí tài chính cao sẽ giảm số nợ tài chính.
Một yếu tố khác được thảo luận là tăng trưởng doanh số. Theo lý
thuyết của Niskanen & Niskanen (2006), các công ty theo đuổi tăng
trưởng cao mang lại nhiều tín dụng thương mại hơn và thời gian đáo
hạn dài hơn các đối thủ cạnh tranh; Hơn nữa, để tăng doanh số bán
hàng, các công ty đối mặt với doanh số bán hàng thiếu hụt so với dự
toán thực hiện chiến lược cấp thêm tín dụng thương mại cho khách
hàng.

Về doanh thu, yếu tố quyết định có liên quan, Garcia-Teruel &


Martinez-Solano (2010a) cho rằng doanh thu bán tài sản trừ đi các
khoản phải thu có liên quan nghịch với các khoản phải thu. Điều này
là do các công ty muốn cấp nhiều tín dụng thương mại hơn để truyền
thông tin về chất lượng sản phẩm cao của họ. Người ta giải thích rằng
doanh thu thấp hơn cho thấy chất lượng sản phẩm cao hơn và chu kỳ
sản xuất dài. Các công ty có sản phẩm chất lượng cao cung cấp nhiều
hơn tín dụng thương mại để cho phép khách hàng đánh giá chất lượng
sản phẩm của họ.

Có một yếu tố được đề cập nhiều trong các tài liệu là tỷ suất lợi nhuận
gộp. Những phát hiện của Petersen & Rajan (1997) và Garcia-Teruel
& Martinez-Solano (2010a) ủng hộ lý thuyết về nhiều tín dụng
thương mại được cung cấp cho khách hàng khi các nhà cung cấp có tỷ
suất lợi nhuận cao. Họ giải thích rằng lợi nhuận cao hơn làm cho các
nhà cung cấp dễ dàng chấp nhận thu nhập thấp hơn hoặc thậm chí lỗ
trên điều khoản tín dụng mà họ cung cấp. Niskanen & Niskanen
(2006) và Petersen & Rajan (1997) tóm tắt rằng mức độ các khoản
phải thu không chỉ được xác định bởi tình hình tài chính của nhà cung
cấp, mà còn nhu cầu từ khách hàng.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa các công ty và ngân hàng được xem xét
dựa trên  vị trí của các công ty cũng được coi là ảnh hưởng đến số
lượng các khoản phải thu. Rõ ràng là mối quan hệ tốt với các ngân
hàng cho phép các công ty tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân
hàng, từ đó, có thể cấp nhiều tín dụng thương mại hơn cho khách
hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn gặp khó khăn
trong việc vay vốn ngân hàng tín dụng, và kết quả là tín dụng thương
mại ít được cấp hơn.

Tác động của cung cấp tín dụng (khoản phải thu) đến hiệu quả doanh
nghiệp. Trong quá khứ, có nhiều nghiên cứu thực chứng cho thấy tác
động của cung cấp tín dụng, mà cụ thể là khoản phải thu, đến một số
khía cạnh của hiệu quả doanh nghiệp.·

 Các nghiên cứu vềcho thấy các yếu tố tác động cùng chiều làm
tăng khoản phải thu:

 Meltzer (1960) và Schwartz (1974) mô tả rằng tín dụng thương mại


cung cấp cho khách hàng kém thanh khoản có thể kích thích nhu cầu
trên thị trường sản phẩm. Bởi tách việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch
vụ khỏi việc thanh toán, công ty bán hàng có thể tạo ra thêm doanh
thu.

 Petersen & Rajan (1997) thảo luận về bất kỳ doanh số bán hàng nào
tăng trưởng dương hay âm đều có mối quan hệ cùng chiều với các
khoản phải thu, có bằng chứng cho thấy rằng các công ty có tỷ suất
lợi nhuận cao, tức là những công ty sẽ hưởng lợi nhiều từ việc tạo ra
doanh số bán hàng bổ sung thông qua phân biệt giá, thực sự có các
khoản phải thu cao hơn và đề nghị các công ty muốn đạt được doanh
thu cao, hãy chấp nhận nhiều tín dụng thương mại hơn trong các giao
dịch, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa tăng trưởng doanh số và
khoản phải thu.

Emery (1984) chứng minh một công ty có doanh số thấp, có thể cấp
nhiều tín dụng thương mại hơn như một hoạt động tiếp thị công cụ để
tăng doanh số bán hàng.
Theo mô tả Emery (1987), người bán có thể thư giãn các điều khoản
tín dụng để đối phó với nhu cầu không chắc chắnbiến động. Cụ thể,
các điều khoản tín dụng có lợi hơn có thể được sử dụng để chuyển
hàng tồn kho sang khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán, dẫn đến
chi phí ghi sổ hàng tồn kho thấp hơn và tránh các chi phí liên quan
đến việc thay đổi công suất của nhà máy. Đây sẽ là một phản ứng tối
ưu nếu sau đó lợi ích tăng thêm vượt quá chi phí tài trợ các khoản
phải thu.

Cùng với việc nới lỏng các ràng buộc thanh khoản, tín dụng thương
mại có thể cải thiện doanh số bán hàng bằng cách giảm thông tin bất
đối xứng về chất lượng sản phẩm. Điều này xảy ra bởi vì thời hạn tín
dụng thương mại cho phép người mua khả năng để đánh giá chất
lượng sản phẩm trước khi chuyển thanh toán (Lee và Stowe (1993) và
Long, Malitz và Ravid (1993)).

 (Ng và cộng sự, 1999; Deloof và cộng sự, 1996) Công ty có thể tăng
doanh số bán hàng của mình bằng cách cho phép các khoản thanh
toán bị trì hoãn, sao cho khách hàng có thể chứng kiến chất lượng
trước khi trả tiền.

Ngoài việc cung cấp thanh khoản ngay lập tức, tín dụng thương mại
gửi một tín hiệu tích cực về mức độ tín nhiệm của người mua. Đổi lại,
điều này có thể làm tăng khả năng tiếp cận vốn trong tương lai của
người mua và dẫn đến doanh thu cao hơn cho người bán (Biais and
Gollier (1997)).

Fishman and Love (2003) tìm thấy bằng chứng rằng các ngành sử
dụng nhiều tín dụng thương mại phát triển tương đối nhanh hơn trong
các nước có thị trường tài chính kém phát triển.

Boissay và Gropp (2007), thực nghiệm hơn hỗ trợ mối liên hệ giữa tín
dụng thương mại và hoạt động của doanh nghiệp. Người ta chỉ ra rằng
các công ty đối mặt với sự thiếu hụt thanh khoản (cú sốc), hãy cố
gắng khắc phục vấn đề này-tình hình căng thẳng bằng cách truyền 1/4
cú sốc cho họ nhà cung cấp bằng cách nhận thêm tín dụng thương
mại.

Gần đây hơn, Bougheas và cộng sự (2009) cho rằng các giá trị khoản
phải thu quan tâm đến việc thực hiện quản lý hàng tồn kho. Tổng cầu
cao hơn làm tăng hàng tồn kho trong mô hình của họ; và việc giảm
thiểu chi phí (hàng tồn kho) ngụ ý rằng các công ty sẽ tăng các khoản
phải thu được cung cấp để bán nhiều hơn và do đó giữ ít hàng tồn kho
hơn. Hơn nữa, các khoản phải thu được chứng minh là một công cụ
hữu ích khi có là sự không chắc chắn đáng kể về chất lượng sản phẩm
của một công ty giữa các khách hàng tiềm năng.

(Kestens và cộng sự, 2011) nhận thấy rằng tác động tiêu cực của
khủng hoảng tài chính đối với lợi nhuận của công ty bị giảm đối với
các công ty đã tăng các khoản phải thu thương mại của họ trong thời
kỳ khủng hoảng. Điều này ủng hộ ý tưởng rằng tín dụng thương mại
làm giảm bớt những xích míchhạn chế tài chính của khách hàng
(Meltzer, 1960)

Garcia-Appendini và Monturiol-Garriga (2013) báo cáo rằng các


công ty có mức thanh khoản cao trước thời kỳ tài chính gần đây
khủng hoảng đã cung cấp nhiều tín dụng hơn cho khách hàng của họ
và nhận ra hiệu suất tốt hơn đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính.

 Các nghiên cứu cho thấy tác độngvề các nhân tố ngược chiềulàm
giảm khoản phải thu:

 (Nadiri,1969; Oh, 1976): Tín dụng thương mại rất tốn kém và liên
quan đến chi phí cơ hội. Tín dụng thương mại có thể xem như chi phí
bán hàng, chi phí quảng cáo hoặc các khoản chi cho tư liệu sản xuất.
Nadiri nói rằng một chi phí tín dụng thương mại là "chi phí ghi sổ";
đây là thu nhập thực tế bị bỏ qua bằng cách thắt chặt quỹ trong các
khoản phải thu. Cách tiếp cận này ngụ ý chi phí cơ hội. Ngoài ra, cấp
tín dụng các công ty thu được thêm vốn từ thị trường vốn để tài trợ
cho việc đầu tư thêm vào các khoản phải thu, do đó tăng sự phụ thuộc
của họ vào nguồn vốn bên ngoài.

Trên thực tế, tín dụng thương mại được cấp sẽ phụ thuộc vào mức độ
tín nhiệm của nhà cung cấp và khả năng tiếp cận thị trường vốn của
nó. Hơn nữa, việc mở rộng tín dụng thương mại khiến người bán phải
chịu trách nhiệm về chi phí quản lý tín dụng. (Schwartz, 1974;
Emery, 1984; Smith, 1987; Mian và Smith, 1992; Petersen và Rajan,
1997).

Tín dụng thương mại làm tăng mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và
do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính thanh khoản của công
ty.

(Mian và Smith, 1992) Tín dụng thương mại dẫn đến cho người bán
chịu thêm chi phí về hành chính, do sự tốn kém của hoạt động quản lý
tín dụng.

(Cheng và Pike, 2003) Tín dụng thương mại cũng liên quan đến việc
phải gánh chịu rủi ro tín dụng, vì nguy cơ vỡ nợ thanh toán. Vậy nên
việc cấp tín dụng thương mại có thể có những ảnh hưởng tiêu cực lên
lợi nhuận và tính thanh khoản do không trả được nợ.

(Barrot, 2015; Murfin và Njoroge, 2015) cho rằng mở rộng tín dụng
thương mại là đặc biệt là tốn kém cho các công ty bị hạn chế về tài
chính, những người phải cắt giảm đầu tư và chịu rủi ro thanh khoản
để làm như vậy.

2.3.2.  Các nghiên cứu trong nước :


Đứng dưới góc độ của nhà hoạch định chính sách, việc xem xét các
yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến các quyết định tài chính trong đó có
khoản phải thu của doanh là rất cần thiết. Đây không chỉ là phân tích
dòng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp mà đó là cách quản trị
nguồn vốn và cách sử dụng nó là tối ưu . Do đó, cách tiếp cận đầu
tiên của chúng tôi là các các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng thương
mại được xem xét dưới góc độ doanh nghiệp đang có xu hướng cấp
hay cầu tín dụng nhiều hơn.

 Yếu tố đầu tiên là số năm hoạt động và quy mô công ty. Số năm
hoạt động công ty càng lâu thể hiện được mức độ tín nhiệm của
công ty, cho thấy rằng công ty đã hoạt động được thời gian khá
dài. Quy mô công ty cho rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn
thì càng cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là công ty
chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

 Thứ hai là chi phí tài chính. Bởi vì chi phí tài chính cao khiến lãi
suất ngân hàng tăng cao thì công ty sẽ có xu hướng giảm số tiền
vay nợ từ các tổ chức tín dụng, đồng thời tăng cường chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp và giảm cấp tín dụng cho khách hàng. Do
đó các khoản phải trả sẽ tăng và các khoản phải thu sẽ giảm.

 Thứ ba là tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp. Căn cứ vào tỷ suất lợi
nhuận chúng ta có thể tính toán được tình hình sinh lợi thực tế của
doanh nghiệp, qua đó tính được lãi ròng của các cổ đông trong
công ty. Thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các nhà đầu
tư có thể nắm bắt tương đối chính xác tình hình phát triển của một
doanh nghiệp từ đó nhà đầu tư có thể cung cấp được tín dụng
hàng hoá phù hợp.

 Thứ tư là tỷ lệ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được tính
bằng cách chia giá vốn hàng bán cho hàng tồn kho trung bình. Tỷ
lệ doanh thu hàng tồn kho cao có nghĩa là hàng tồn kho được bán
với tốc độ nhanh hơn, báo hiệu sự  hiệu quả của công ty trong
việc  quản lý hàng tồn kho.Điều đó cho thấy được công ty có khả
năng thu hồi tài chính nhanh và có được sự tin tưởng từ các doanh
nghiệp cung cấp tín dụng.

 Thứ năm, nhân tố mới được đưa vào mô hình là tỷ lệ các phải thu
có ảnh hưởng mạnh nhất đến tín dụng thương mại.Tỷ lệ này là
thước đo mức độ nhanh chóng và hiệu quả của một công ty tiếp
cận nguồn tài chính bên ngoài. Khi công ty dễ dàng thu được
những khoản nợ từ khách hàng thì công ty sẽ ít bị phụ thuộc vào
tín dụng thương mại và có khả năng cung cấp tín dụng thương
mại cho khách hàng.

 Thứ sáu, tăng trưởng doanh thu có tác động đến tín dụng thương
mại..Khi doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng cao thì doanh
nghiệp sẽ không có nhu cầu phải tăng doanh thu thông qua việc
tăng cường chính sách tín dụng thương mại nữa nên khoản phải
thu giảm, đồng thời doanh nghiệp sẽ giảm cả mức chiếm dụng
vốn của người bán nên khoản phải trả giảm.

 Thứ bảy là khả năng tài chính ngắn hạn.Tại Việt Nam khi các
doanh nghiệp có được nhiều nguồn nợ ngắn hạn thì sẽ sẵn sàng
cung ứng tín dụng thương mại cho khách hàng để mở rộng thị
trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Việc làm này cũng phù hợp
với sự tài trợ giữa nguồn vốn và tài sản trong doanh nghiệp.

 Yếu tố cuối cùng là khả năng thanh khoản. Khi doanh nghiệp có
khả năng thanh khoản cao sẽ sẵn sàng cung ứng tín dụng thương
mại cho khách hàng, nới lỏng chính sách tín dụng, làm khoản
phải thu tăng; đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế sử dụng
tín dụng từ nhà cung cấp làm cho khoản phải trả giảm.
 Các nghiên cứu cho thấy tác động của tín dụng thương mại lên
hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp:

Nghiên cứu của Trần Ái Kết (2007) giới thiệu khái quát về tín dụng
thương mại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các lý
thuyết về tín dụng thương mại được vận dụng phổ biến như lợi thế tài
trợ, phân biệt giá và chi phí giao dịch. Nghiên cứu này xác định các
yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tín dụng thương mại và lượng
vốn tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà
Vinh, sử dụng phương pháp ước lượng Logit. Theo đó, gần 55% trang
trại có sử dụng tín dụng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
khả năng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố như tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản, hạn chế tín dụng
chính thức, chào hàng, quan hệ quen biết, thói quen mua chịu, tiết
kiệm, lợi nhuận và địa bàn hoạt động. Đồng thời, sử dụng phương
pháp hồi quy tuyến tính đa biến, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố tác
động đến lượng vốn tín dụng thương mại bao gồm lợi nhuận, chi phí
sản xuất, hạn chế tín dụng chính thức, giá trị tài sản, tiết kiệm và địa
bàn hoạt động.

Nghiên cứu của Trần Thị Huỳnh Lê ( 2018) chỉ ra các yếu tố tác động
tới khả năng tín dụng thương mại trong trường hợp mua chịu vật tư
nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sử dụng
mô hình Probit. Việc sử dụng mô hình Probit trong phân toạt đích các
yếu tố tác động đến xác suất nông hộ được chấp nhận cho mua chịu từ
các đại lý vật tư nông nghiệp là giá trị đất nông nghiệp, số lượng đại
lý trong địa bàn, khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý vật tư, lượng
tiền vay chính thức, thu nhập bình quân/người và biến thời gian quen
biết với đại lý vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy
Tobit tìm ra các yếu tố tác động đến lượng tiền mua chịu bao gồm:
giá trị đất nông nghiệp, thời gian quen biết với đại lý, số lượng đại lý
vật tư trong địa bàn, lượng tiền vay chính thức, khoảng cách từ nhà
nông hộ đến cửa hàng vật tư và số năm kinh nghiệm trong hoạt động
nuôi tôm của chủ hộ. Trong đó, yếu tố số lượng đại lý vật tư trong địa
bàn tác động mạnh nhất đến xác suất tiếp cận và lượng tiền mua chịu
của hộ nuôi tôm tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu phù hợp với lý
thuyết về tín dụng thương mại bên cạnh đó còn phù hợp với kết quả
nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới

Theo Phạm Thị Minh Huệ (2016) nghiên cứu về các tác nhân ảnh
hưởng tới sự quản trị tín dụng thương mại của doanh nghiệp chỉ ra sự
phát triển của doanh nghiệp xây lắp và cầu đường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan như về chính sách và luật pháp, đặc điểm về
hoạt động kinh doanh, tiến độ về khoa học công nghệ và các yếu tố
chủ quan khác như chính sách TDTM ngắn hạn của doanh nghiệp với
khách hàng, quản trị tín dụng thương  mại ngắn hạn hợp lý cũng là
vấn đề cân nghiên cứu của các nhà quản trị của doanh nghiệp, vấn đề
thu hồi nợ”phải thu ngắn hạn và thanh toán các khoản nợ phải trả
ngắn hạn của doanh nghiệp,trình độ của cán bộ, công nhân viên.

 Từ các nghiên cứu trước đó , ta thấy được một số phân tích cho thấy
tác động cùng chiều giữa khoản phải trả với hiệu quả của doanh
nghiệp như sau :

 Theo Trần Ái Kết (2017) số năm hoạt động có tác động tích cực
đến tín dụng thương mại ròng, vì nó cũng là yếu tố tác động tích
cực tới khoản phải thu theo nhiều nghiên cứu

 Phan Đình Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) và Trần


Ái Kết (2017) cho rằng giữa tài chính ngắn hạn và tín dụng
thương mại ròng có tương quan dương. Điều này cho thấy, tại
Việt Nam khi các doanh nghiệp có được nhiều nguồn nợ ngắn hạn
thì sẽ sẵn sàng cung ứng tín dụng thương mại cho khách hàng để
mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Từ đó dẫn đến
tín dụng thương mại ròng tăng. Việc làm này cũng phù hợp với sự
tài trợ giữa nguồn vốn và tài sản trong doanh nghiệp.

 Nhưng cũng có một vài nghiên cứu cho thấy khoản phải thu tác động
âm tới giá trị của công ty :

 Về quy mô của công ty, kết quả nghiên cứu của Phan Đình
Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) và Trần Ái Kết
(2017) chỉ ra rằng quy mô công ty và tín dụng thương mại ròng có
tương quan âm.

 Về dòng tiền thuần. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Đình
Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) thì mối quan hệ giữa
dòng tiền thuần và tín dụng thương mại ròng là không có ý nghĩa
thống kê.

 Về tăng trưởng doanh thu, kết quả nghiên cứu của Trần Ái Kết
(2017) cho thấy công ty có tăng trưởng doanh thu cao thì tín dụng
thương mại ròng sẽ lớn. Trái lại, Phan Đình Nguyên và Trương
Thị Hồng Nhung (2014) khẳng định giữa tăng trưởng doanh thu
và tín dụng thương mại ròng có mối tương quan nghịch.

 Khả năng thanh khoản, kết quả nghiên cứu của Nadiri(1969),
Phan Đình Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) và Trần
Ái Kết (2017) đều chứng minh mối quan hệ giữa khả năng thanh
khoản và tín dụng thương mại ròng là nghịch biến. Tuy nhiên,
theo Vaidya (2011) thì khả năng thanh khoản và tín dụng thương
mại ròng có quan hệ đồng biến.

 Tỷ lệ hàng tồn kho, nghiên cứu của Vaidya (2011), Phan Đình
Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014) đều kết luận rằng mối
quan hệ giữa tỷ lệ hàng tồn kho và tín dụng thương mại ròng là
nghịch biến. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Trần Ái Kết
(2017) thì mối quan hệ giữa tỷ lệ hàng tồn kho và tín dụng thương
mại ròng là không có ý nghĩa thống kê.

2.4. Khoảng trống trong các nghiên cứu trước, xác định điểm mới
trong bài nghiên cứu :

Mục đích của bài nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng của chính
sách tín dụng thương mại đến giá trị công ty. Theo hiểu biết của
chúng tôi, bất chấp số lượng nghiên cứulượng văn về tín dụng thương
mại, cho đến nay trên thế giới có rất ít và Việt Nam hầu như không có
nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ trực tiếp của ảnh hưởng của các
khoản phải thu trên giá trị doanh nghiệp. Các tài liệunghiên cứu chỉ
giải thích việc sử dụng tín dụng thương mại dựa trên những lợi thế
cho các nhà cung cấp từ góc độ tài chính, hoạt động và thương mại.
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ lấp đầy khoảng trống này. Có thể lập
luận rằng tín dụng thương mại dương ban đầu - giá trị tương đối sẽ
trở nên âm ở mức cao, các khoản phải thu vì chi phí tín dụng thương
mại sẽ vượt qua lợi ích khi đầu tư vào các khoản phải thu tăng lên. Do
đó, chúng tôi kiểm tra hai tác động khác nhau của tín dụng thương
mại đối với giá trị doanh nghiệp. Tại mức tín dụng thương mại thấp
hơn, các công ty sẽ được hưởng lợi từ những lợi thế của việc cấp tín
dụng thương mại, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng và tăng
doanh thu thông qua lãi suất thu nhập và giảm chi phí giao dịch. Tuy
nhiên, ở cấp độ thương mại cao hơn tín dụng, sự tồn tại của tài chính
và chi phí cơ hội cũng như việc không thanh toán hoặc thanh toán
chậm sẽ vượt quá lợi ích và làm giảm giá trị doanh nghiệp. Nếu một
công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản phải thu hiện có
sau đó cấp thêm tín dụng cho khách hàng có thể làm giảm giá trị
doanh nghiệp. Do đó, người ta có thể mong đợi một mối quan hệ phi
tuyến tính giữa tín dụng thương mại và giá trị doanh nghiệp được xác
định bởi đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc cung cấp tín dụng
thương mại, khi có mức tín dụng thương mại được cấp để tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.

Nghiên cứu Bản thảo này đóng góp vào tài liệunghiên cứu trước bằng
cách thử nghiệm theo kinh nghiệm tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính
(lõm) giữa các khoản phải thu và giá trị công ty. Sau đó, với mục đích
cung cấp sự chắc chắn cho phân tích ban đầu, chúng tôi ước tính mức
mục tiêu của tín dụng thương mại và sau đó nghiên cứu mức độ sai
lệch so với mục tiêu ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả thu
được xác nhận giả thuyết của chúng tôi cho thấy giá trị công ty đó
tăng lên cùng với các khoản phải thu lên đến một thời điểm và sau đó
bắt đầu giảm với các khoản phải thu. Phần còn lại của bản thảonghiên
cứu này được sắp xếp như sau: trong phần 2, chúng tôi xem xét các
tài liệu về tín dụng thương mại và phát triển giả thuyết. Trong phần 3,
chúng tôi đưa ra mô tả chung về mẫu và các biến được sử dụng. Phần
4 mô tả mô hình liên kết các khoản phải thu và giá trị doanh nghiệp
và báo cáo kết quả. Cuối cùng, trong phần 5, chúng tôi trình bày các
kết luận chính và ý nghĩa của nghiên cứu của chúng tôi.

Tiếp tục chương 3: xây dựng giả thuyết (chuyển giả thuyết xuống
chương 3), xây dựng mô hình nghiên cứu (bao gồm giả thuyết phi
tuyến giữa khoản phải thu và hiệu quả doanh nghiệp). Cuối tháng gửi
lại cho thầy nhe. Thầy sẽ gửi kết quả định lượng vào tuần đầu tháng
2.

Tài liệu tham khảo

Travis Box, Ryan Davis, Matthew Hill, Chris Lawrey, Operating


Performance and Aggressive Trade Credit Policies, Journal of
Banking and Finance (2018).

Cristina Martı´nez-Sola a, Pedro J. Garcı´a-Teruel b, Pedro Martınez-


Solano, Trade credit policy and firm value (2012)
Annalisa Ferrando, Klaas Mulier, Do firms use the trade credit
channel to manage growth? (2013)

Xiuli Li, Determinants of Trade Credit: A Study of Listed Firms in


the Netherlands (2011)

Phan Đình Nguyên và Trương Thị Hồng Nhung (2014), Các nhân tố
ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp niêm yết
tại Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 97, tr. 39-46        

Trần Ái Kết (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại
của doanh nghiệp ngành Giao thông vận tải niêm yết trên HOSE và
HNX, Tạp chí Công thương, Số 10, tr.285-294.  

Lê Khương Ninh (2017), Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín
dụng thương mại đến tăng trưởng và hiệu quả của các doanh nghiệp
nông nghiệp ở Việt Nam  

Trần Ái Kết (2018) , Phân tích các yếu tố ảnh huỏng tới tín dụng
thương mại của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Trà Vinh, tr
16-19

Phạm Thị Hạnh (2016) ,Quản trị tín dụng thương mại ngắn hạn tại
công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường

You might also like