You are on page 1of 3

1.

Thực trạng ô nhiễm


● Thực trạng ô nhiễm biến và đại dương trên thế giới
- Theo báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương
trình môi trường LHQ được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc-
16/10/2006) gần 90% lượng nước thải từ châu Á được đổ thẳng xuống biển mà
không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ bíển
có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động kinh tế của loài người, đặc biệt là
nghề cá. Cùng với chất thải từ các nhà máy lớn đặt tai các vùng bờ biển, vùng biển
Nam và Đông Á con phải tiếp nhận 2/3 khối lượng đất và phù sa =>gây ảnh hương
trực tiếp đến sức khỏe con người, nó còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị
lớn về kinh tế, như các vùng rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong
biển.
- Mặc dù có hơn 60 nước trên thế giới đã có các chương trình hành động quốc gia
để ngăn chặn những nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả không
bù đắp nổi những thiệt hại do tình trạng bùng nồ dân số, quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa quá nhanh tại các vùng duyên hải.
- Theo nghiên cứu LHQ, khoảng 80% chất gây ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền
và chiều hướng này có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại
vùng duyên hải tăng lên gấp đôi.
● Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái.
-Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ- nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản bị ô nhiễm.
Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở
các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được
xác định cao nhất.
-Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuần tháng
bảy âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn.
-Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270-300 triệu tấn phù
xa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển: chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và
nhiều chất độc hại từ các khu dân cư, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng
thuỷ sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp.
-Nhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình
trạng khai thác, vân chuyển, buôn bán san hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất
phức tap.. Nhiều khu vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã thành một loại nghề
sinh sông. Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của
dãy san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
+Nguyên nhân do con người
- Do không xử lý các chất thải (phân, rác, nước bẩn,…) của con người và gia súc gia cầm
đúng quy định, các chất thải ở khu xí nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu
mỏ, dầu khí nên làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng trực
tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người. Kể cả những khu chế biến thủy
sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm và họat động lưu thông với khí thải và các
chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.
- Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng phát triển thì lượng nước thải tăng lên làm cho nước
bẩn chảy vào mạch nước ngầm, hoà lẫn gây ô nhiễm môi trường nước. Chưa kể là khi các
nhà máy xí nghiệp này còn xả ra lượng lớn khí thải gây ô nhiễm không khí khi mưa xuống
thì các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên việc ô nhiễm nguồn
nước. Vd: fomosa hà tĩnh và vedan.
- Khi dân số tăng quá nhanh và việc khoan giếng bừa bãi, sử dụng nước sạch không hợp lý,
không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
- Việc vận chuyển dầu trên biển có nguy cơ gây tràn dầu , các chất thải khó phân hủy thả
trôi trên biển giết chết nhiều sinh vật.
+Nguyên nhân do tự nhiên
-Do khai thác rừng trái phép dẫn đến sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm
dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn…
-Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất
-Do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư
như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…
* Nguyên nhân từ con người là nghiêm trọng nhất, việc nguồn nước ô nhiễm hầu như đều
xuất phát từ nhu cầu sống , sinh hoạt, làm việc của con người.
3. Hậu quả
● Thiếu nguồn nước sạch
1. Sinh hoạt thường ngày:
Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt
hàng ngày do nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không còn giữ được như xưa dẫn
đến vệ sinh kém, bệnh dịch từ nguồn nước bẩn.
2. Hoạt động sản xuất:
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại các thành
thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao. Ảnh hưởng đến những ngành chăn nuôi
thuỷ sản, gia súc, thuỷ lợi… không theo kế hoạch làm trì trệ các hoạt động kinh tế.
● Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực
ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình ngày càng cao do nước nhiễm chì, kim
loại… Khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung
thư trong đó thường gặp là ung thư da.
● Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh
1. Sinh vật nước:
Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến
đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều
loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
2. Thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại gây những hậu
quả nặng nề về môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái biển. Cùng với sự ô nhiễm
nước biển do các chế phẩm phục vụ nuôi tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích,
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... góp phần làm tăng vọt tần suất xuất hiện thuỷ
triều đỏ ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền kinh tế biển, thuỷ triều đỏ còn làm mất cân bằng sinh thái biển, ô nhiễm môi
trường biển. Thuỷ triều đỏ phá vỡ sự cân bằng sinh thái biển, gây hại trực tiếp đối
với sinh vật và con người. Một số loài vi tảo sản sinh ra độc tố. Vì vậy, con người có
thể bị ngộ độc do ăn phải những sinh vật bị nhiễm độc tố vi tảo.
***Không khí: Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần
hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên.
Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn
công nghiệp độc hại khác.
4. Giải pháp bảo vệ môi trường nước
* Nâng cao ý thức người dân
+Người dân cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không
xả rác bừa bãi, không vứt rác đổ nước thừa xuống sông, suối, biển, bờ biển.
+Tuyên truyền, hội thảo về vấn đề môi trường nước, để người dân thấy rõ được tầm quan
trọng, vai trò lớn của một nguồn nước sạch, những hậu quả nghiêm trọng mà chính họ sẽ
phải bị ảnh hưởng từ nguồn nước bẩn.
+ Giáo dục, tuyên truyền cho trẻ em học sinh hình thành một nếp sống văn minh, có ý thức
bảo vệ môi trường.
*Trong sản xuất lao động:
-Hạn chế tối đa lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, không chỉ giúp hạn chế lượng chất
hóa học độc hại nhiễm vào nguồn nước ngầm, sông, hồ mà còn hạn chế ô nhiễm đất.
-Nghiêm cấm ngư dân đánh bắt cá bằng điện.
-Nghiêm cấm các công ty, cơ sở sản xuất thải các chất thải độc hại ra môi trường, đặc biệt
là xuống biển, phải qua xử lí theo quy định.
-Hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng đất phèn cần lựa chọn các giải pháp
hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn gây chua cho các vùng xung
quanh và nguồn nước phía hạ lưu.
-Quản lý nước trong hệ thống kênh mương cần phải được tính toán theo chế độ rửa/tưới
cho các loại cây trồng, cho từng loại đất và hướng dẫn người dân cách thức vận hành quản
lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ số sử dụng nước và giảm mức độ gây ô nhiễm môi
trường.
*Nhà nước
-Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những
chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó,
cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công
nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm có những biện pháp
xử lí kịp thời.
-Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi
trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả.

You might also like