You are on page 1of 8

1.

Vị trí địa lí và lãnh thổ


● Vị trí địa lí:
+Nằm ở phía đông nam châu Á.
+Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
+Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
+Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
● Phạm vi lãnh thổ:
+Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đông đến 142o Đông.
+ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
+ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường
quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
+Diện tích: 4,5 triệu km2.
+Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Myanmar,
Malaysia, Indonesia, Philippin, Brunei, Đông timor.
● Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Đông Nam Á:
+Vị trí địa lí – chính trị quan trọng.
+Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
+Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
+Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

b. Đông Nam Á biển đảo:


Gồm những quốc gia: Malaysia, Brunei, Philippines, Singapore, Indonesia, Timor-
Leste (Đông Timor)
Là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, nhiều quần đảo và hàng
vạn đảo lớn, nhỏ.
- Địa hình: nhiều đồi núi, núi lửa, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, ít đồng bằng lớn.
- Đất đai: màu mỡ
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
- Sông ngòi: ít sông lớn, sông ngắn, dốc, có giá trị về thuỷ điện.
- Cảnh quan: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Khoáng sản: đa dạng, tiêu biểu là dầu mỏ, than đá, đồng.

Lược đồ địa hình và khoáng sản

* Một số đảo và quần đảo ở Đông Nam Á


Đảo Java – Indonesia: Đây là đảo đông dân nhất thế giới
Đảo Bali – Indonesia: Hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất châu Á

Đảo Phú Quốc – Việt Nam: Đây là đảo lớn nhất ở Việt Nam, địa điểm thu hút khách
du lịch của Đông Nam Á
Đ
ảo Boracay – Philippines: Được bình chọn là một trong mười bãi biển đẹp nhất châu
Á

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên Đông Nam Á


• Thuận lợi:
Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ
Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu
và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
+ Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan
trọng hàng đầu trên thế giới.
- Sông ngòi:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-
oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước
lớn, hàm lượng phù sa cao → Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát
triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu:
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong
phú và đa dạng.
+ Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất feralit đồi núi, đặc biệt là đất đỏ
badan ở các khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa và đất phù sa màu mỡ ở các đồng
bằng), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới.
- Biển:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào) → Điều kiện để phát
triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao
thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. Hệ sinh vật phong phú, là quê hương
của nhiều loại thực vật quý hiếm.
+ Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản.
Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liêụ cho phát triển kinh tế.
• Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông
đường bộ
- Diện tích rừng đang có nguy cơ bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng
- Đông Nam Á có vị trí kề sát “Vành đai núi lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi phát
sinh các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất,
sóng thần, bão, lũ lụt,…
- Vấn đề bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh, khắc
phục các thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư:
(*Chưa tính số dân của LB Nga thuộc châu Á.

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống kê. Hà Nội, 2003.)

- Dân số đông, mật độ cao


- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao (trên 50%)
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề
việc làm và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ ba dan.
2. Xã hội
Các quốc gia Đông Nam Á đều có nhiều dân tộc, phân bố rộng và không theo biên giới
quốc gia.
- Thuận lợi : tạo nên sự đa dạng về văn hoá, tôn giáo.
- Khó khăn: gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
- Là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới nên khu vực tiếp nhận
được nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo.
- Phong tục, tập quán , sinh hoạt văn hoá có nhiều nét tương đồng => thuận lợi cho
hợp tác phát triển giữa các quốc gia.

- Người Bru Vân Kiều phân bố ở vùng bán đảo Đông Dương : Việt Nam, Lào, Thái
Lan.

-
Người Shan: phân bố ở Myanmar, cận kề Trung Quốc và Thái Lan
3. Tác động của dân cư và xã hội:
a. Thuận lợi:
– Nguồn lao động dồi dào.
– Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
– Hợp tác cùng phát triển.
b. Khó khăn:
– Trình độ lao động thấp.
– Việc làm, chất lượng cuộc sống chưa cao.
- Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố
rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lý, ổn định
chính trị, xã hội mỗi nước.
+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc
gia, dân tộc,…

You might also like