You are on page 1of 13

Trường đại học Bách khoa Hà Nội

-----***-----

BÀI TẬP NHÓM


KINH TẾ NĂNG LƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bành Thị Hồng Lan

Họ và tên: Lê Văn Tài MSSV: 20174181

Dương Minh Khánh MSSV: 20173978

Phạm Văn Quang MSSV: 20181253

Mã lớp: 118891

Hà Nội, tháng 1/2021


1. Đặc trưng nguồn năng lượng
1.1. Nguồn gốc
Thuyết sinh vật học
Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén
và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý thuyết này, nó
được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động
vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình
thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dưới
các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này
bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen, và sau đó thành
một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis. Bởi vì
hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua
các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể
ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên
trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng
cách khoan và bơm.
Các nhà địa chất cũng đề cập tới "cửa sổ dầu" (oil window). Đây là tầm nhiệt độ mà nếu
thấp hơn thì dầu không thể hình thành, còn cao hơn thì lại hình thành khí tự nhiên. Dù nó
tương thích với những độ sâu khác nhau ở những vị trí khác nhau trên thế giới, một độ
sâu 'điển hình' cho cửa sổ dầu có thể là 4–6 km. Cần nhớ rằng dầu cũng có thể rơi vào các
bẫy ở độ sâu thấp hơn, thậm chí nếu nó không được hình thành ở đó. Cần có ba điều kiện
để hình thành nên bể dầu: có nhiều đá, mạch dẫn dầu xâm nhập, và một bẫy (kín) để tập
trung hydrocarbons.
Các phản ứng tạo thành dầu mỏ và khí tự nhiên thường như những phản ứng phân rã giai
đoạn đầu, khi kerogen phân rã thành dầu và khí tự nhiên thông qua nhiều phản ứng song
song, và dầu cuối cùng phân rã thành khí tự nhiên thông qua một loạt phản ứng khác.
Thuyết vô cơ
Cuối thế kỷ XIX nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết
vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản
ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng Trái Đất tạo
thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua
hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý thuyết này
là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga -
Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ.
Thuyết hạt nhân
Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào
năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt
nhân trong lòng Trái Đất.
1.2. Khái niệm trữ lượng năng lượng
Trữlượng năng lượng khí đốthay trữlượng khí đốtlà một phần củatài nguyên này mà các tiêu
chuẩn về hóa lý liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến bao gồm phẩm chất, chất lượng,
kích thước, độ sâu chôn vùi đã được tính toán, điều tra xác định là có giá trị kinh tế để khai
thác sản xuất có lãi và đảm bảo tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá.

2. Thực trạng xu thế nguồn năng lượng khí đốt trên thế giới
và Việt Nam
2.1. Đặc điểm công nghiệp khí:
- Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới:
• Dầu khí luôn có ảnh hưởng đáng kể đến cả nền kinh tế, cũng như tình hình
địa – chính trị của thế giới. Trong số các hàng hóa được trao đổi trên thế
giới giá của dầu mỏ và khí thiên nhiên phụ thuộc nhiều nhất vào tình hình
địa – chính trị. Mối quan hệ chính trị giữa các nước luôn có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phát triển của ngành dầu khí.
• Dầu khí là ngành công nghiệp của các nước phát triển và quốc gia giàu
nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Đối với nhiều quốc gia, dầu khí là
nguồn thu ngân sách chủ yếu và có ảnh hưởng đến quyết định đến sự ổn
định của đồng tiền cũng như của nền kinh tế.
- Trữ lượng và sản lượng dầu khí của thế giới phân bổ không đồng đều.
• Các nước OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries – Tổ
chức các nước sản xuất dầu lửa) kiểm soát. Ngay trong từng châu lục và khu
vực kinh tế, trữ lượng và sản lượng dầu khí cũng phân bổ không đồng đều.
Các nước OPEC kiểm soát tới hơn 40% sản lượng dầu mỏ, các nước phát
triển chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác, các nước phương Tây khoảng
19%.
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại.
• Công nghiệp dầu khí bao gồm các công đoạn chủ yếu: Thăm dò, khai thác
dầu thô, khí thiên nhiên từ lòng đất thông qua các lỗ khoan, vận chuyển dầu
thô, khí thiên nhiên đến các trung tâm hóa dầu (chế biến dầu) và từ đó đến
các hộ tiêu dùng thông qua đường ống, hoặc tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, v.v…
Trong đó, việc thăm dò, khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa đang ngày một
tăng, điều kiện mỏ - địa chất ngày càng phức tạp, đòi hỏi nguồn vốn phát
triển rất lớn, kèm thao các công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu.
- Giá dầu mỏ và khí đốt luôn biến động:
• Trước những năm 90 của thế kỉ trước, công nghiệp dầu khí của thế giới đã
phát triển tương đối ổn định. Từ cách đây trên 50 năm, giá dầu tương
đối rẻ và được điều chỉnh theo sản lượng khai thác của các quốc gia xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC)
• Đến năm 1988, giá dầu đã giảm xuống mức kỷ kục là 18 USD/tấn, ảnh
hưởng đến nguồn thu của OPEC. Vì vậy, các nước OPEC đã dần dần giảm
sản lượng khai thác để tăng giá dầu. Kết quả là giá dầu đã tăng đến mức kỉ
lục (gần 300 USD/tấn), và đã xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân tạo về dầu
mỏ. Điều này đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng kinh tế của các nước
nhập khẩu dầu chủ yêu, trong đó có Anh, Mỹ và Đức. Vì vậy, các nước
nhập khẩu dầu, đặc biệt là Mỹ đã buộc phải huy động nguồn tài nguyên dầu
mỏ của mình vào để khai thác
- Về mặt nhân khẩu học, các mâu thuẫn trong phát triển công nghiệp dầu khí nói
riêng và ngành khai thác khoáng sản nói chung ngày càng rõ nét: Dân số thế giới
ngày một tăng, để duy trì được chất lượng sống cần thiết, việc tiêu thụ dầu mỏ và
khí đốt được tăng lên. Điều này đã dẫn loài người tới nhu cầu phải tăng cường khai
thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Khi các nguồn tài nguyên khoáng sản được
khai thác cao hơn “ngưỡng” (mức chấp nhận của thiên nhiên), chất lượng sống của
con người sẽ giảm đáng kể.

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Người Trung Hoa đã sử dụng khí thiên nhiên khoảng năm 500 TCN. Họ phát hiện
ra một cách để vận chuyển khí thoát ra từ mặt đất bằng các đường ống dẫn bằng tre
đến nơi sử dụng để đun sôi nước muối rồi trích xuất các muối ở huyện Tự Lưu
Tỉnh của Tứ Xuyên.
- Do khí thiên nhiên ở dạng khí (mật độ thấp) khó vận chuyển bằng các phương tiện
thông thường, trong lịch sử khí thiên nhiên đã được sử dụng ở các khu vực gần mỏ
khí. Khi ngành công nghiệp khí phát triển vào thế kỉ XIX và thế kỉ XX, khí thiên
nhiên được phát hiện cùng với dầu mỏ (khí đồng hành) từ các mỏ ngầm thường
được xử lý như chất phụ phẩm phế thải thường được đốt bỏ ngay trên dàn khoan.
Ngày nay, khí thiên nhiên được vận chuyển thông qua các mạng lưới đường ống
dẫn khí rộng lớn hoặc được hóa lỏng và chở bằng tàu bồn.
- Khí đốt là một nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều vào nửa sau
thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26% năm 1940 và 44% năm 1960
rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông, công
nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu. Bước sang đầu thế kỉ XXI, vai trò của dầu mỏ
bắt đầu giảm do có nhiều nguyên nhân như xung đột và khủng hoảng về dầu lửa
giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu, ô nhiễm môi trường do khai thác
sử dụng và vận chuyển.
- Đến năm 2009, 66.000 tỷ m3 (hoặc 8%) đã được sử dụng trong tổng ước tính
850.000 tỷ m3 trữ lượng khí thiên nhiên có thể thu được còn lại. Dựa trên mức tiêu
thụ của thế giới năm 2015 ước tính khoảng 3.400 tỷ m3 khí đốt/năm, tổng số trữ
lượng khí có thể khai thác kinh tế ước tính còn lại sẽ kéo dài 250 năm với mức tiêu
thụ hiện nay. Sự gia tăng hàng năm trong cách sử dụng từ 2–3% có thể dẫn đến dự
trữ hiện thu hồi kéo dài ít hơn đáng kể, chỉ còn khoảng 80100 năm.

2.3. Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ khí trên thế giới:
2.3.1. Trữ lượng:

Hình 1. Trữ lượng dầu khí trên thế giới

- Trữ lượng ước tính của các mỏ khí trên thế giới còn lại là 1.171 BBOE (tỉ thùng
dầu quy đổi)
- Ước tính theo mức tiêu thụ khí đốt hiện nay, thì trữ lượng khí đốt còn khai thác
được là trong khoảng 60 năm. Tuy nhiên, với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng
như hiện nay thì khoảng thời gian có thể khai thác còn lại thực tế có thể giảm đi rất
nhiều.

2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khí trên thế giới:

Hình 2. Tình hình tiêu thụ khí


đốt trên thế giới

Hình 3 . Tình hình tiêu thụ


khí đốt của một số
nước trên thế giới

- Theo ước tính, mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 19 BBOE/năm (tỉ thùng dầu quy
đổi)
- Từ đó ta có thể ước tính thời gian còn lại có thể khai thác khí từ các mỏ khí trên thế
giới rơi vào khoảng 60 năm. Tuy nhiên, trên thực tế với mức tiêu thụ ngày càng
tăng như hiện nay thì số thời gian khai thác còn lại thực tế sẽ giảm đi đáng kể.
- Theo tác giả Nikos Tsafos, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về an ninh năng lượng
và biến đổi khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ quốc tế
(CSIS):
• Năm 2019, thị trường khí đốt thiên nhiên chứng kiến sự gia tăng nhanh
chóng nguồn cung nhiên liệu LNG và giảm giá khí tại thị trường Bắc Mỹ,
châu Âu và một số nước châu Á. Nhu cầu khí cũng tăng mạnh. Tại
Mỹ, sản xuất điện khí tăng gần 8% trong năm 2019, giúp giảm 16% sản
lượng điện than. Tại châu Âu, điện khí tăng hơn 50% so với điện than, mức
tăng gần cao nhất từ trước tới nay. Tại thị trường châu Á, tiêu thụ khí giảm
ở cả hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc.
• Tốc độ tăng trưởng nhu cầu khí đốt của Trung Quốc đạt 12%, thấp hơn so
với giai đoạn bùng nổ 2016-2018. Nhập khẩu Ấn Độ không thay đổi trong
nửa đầu năm 2019, sau đó tăng trung bình 6% trong cả năm. Theo nghiên
cứu của McKinsey, sự tăng trưởng lượng nhập khẩu LNG trên toàn châu Á
năm 2019 không đủ để hấp thụ đáng kể nguồn cung LNG toàn cầu. Kết quả
là nhập khẩu và lưu trữ LNG tại thị trường châu Âu tăng mạnh, góp phần
giảm giá khí tại thị trường này.

2.4. Trữ lượng, tình hình sản xuất và tiêu thụ khí đốt ở Việt Nam:

2.4.1. Trữ lượng khí đốt tại Việt Nam:

Theo các rà soát tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí trên toàn thềm lục địa
Việt Nam tiềm năng khí đốt của Việt Nam ước khoảng 871 tỷ m3.Trữ lượng khai thác
khoảng 2 tỉ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỉ m3. Hằng năm, lĩnh vực khai
thác dầu khí đóng góp khoảng 36% tổng doanh thu, 60,5% tổng số nộp ngân sách Nhà
nước của toàn PVN. Trong đó có hơn 100 triệu m3 dầu quy đổi nằm ở những mỏ chứa
nhiều khí CO2 và hiện trên thế giới chưa có công nghệ để khai thác. Số còn lại có thể đưa
vào khai thác ngay nếu có thị trường tiêu thụ.
Năm 2005, trữ lượng khí đốt của Việt Nam tuy không bằng Nga hay Indonesia, nhưng
cũng đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Vấn đề là phải nỗ lực giải quyết không phải là thiếu
khí đốt, mà thiếu thị trường tiêu thụ. Gia tăng sản lượng khí đốt phải gắn liền với phát triển
các ngành công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào, và đây sẽ là
tiền đề để Việt Nam thu hút thêm nhiều tỷ đôla đầu tư.
Theo báo cáo của PVN, năm 2018, gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn đạt được 12 triệu
tấn quy dầu (kế hoạch 10-15 triệu tấn). Gia tăng trữ lượng dầu khí tuy đạt kế hoạch đề ra
song đây vẫn là năm thứ 3 liên tiếp, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí gặp nhiều khó
khăn. Nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành Dầu khí đề ra ở trong nước là
20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu
tấn/năm) thì thực tế gia tăng trữ lượng đạt thấp hơn nhiều.

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khí đốt tại Việt Nam:

Đến nay, chúng ta đã khai thác khoảng 150 tỷ m3 đạt xấp xỉ 10 tỉ tấn dầu quy đổi.
Phương án cung cơ sở được chọn để xét khả năng cấp khí cho sản xuất điện (với ước tính
nhu cầu khí ngoài điện khoảng 2 tỷ m3/ năm

Còn về tổng cung cấp khí trong nước cho sản xuất điện năng (phương án cơ sở)
như sau:

1/ Năm 2020: 7,7 tỷ m3.

2/ Năm 2025: 14,6 tỷ m3 (chủ yếu từ mỏ Cá Voi Xanh và Lô B).

3/ Năm 2030: 9,2 tỷ m3.

4/ Năm 2035 - 2045: 7,7 tỷ m3/năm.

Hình 4. Khả năng cung cấp khí trong nước cho sản xuất điện
(phương án cơ sở)

Theo tính toán của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các mỏ khí đốt khu vực Đông
Nam bộ đang suy giảm nhanh, bắt đầu thiếu khí từ năm 2021-2022.
Hình 5. Tình hình tiêu thụ khí đốt tại Việt Nam qua từng năm

Còn ở Tây Nam bộ, khí Lô B chỉ đủ cấp cho Trung tâm Điện lực Ô Môn (3.800
MW) từ 2024, khí của các mỏ nhỏ không đủ cấp cho nhà máy điện khí mới. Do đó, chúng
ta phải mua khí từ Malayxia (qua đường ống từ mỏ PM3-CAA về Cà Mau) để bù thiếu hụt
khí đốt cho các nhà máy điện Cà Mau từ năm 2021.
Với nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh dự kiến được cấp từ năm 2024 chỉ đủ cấp cho 5
nhà máy đã quy hoạch 5x750 MW (tại Dung Quất và Chu Lai).

Năm 1995, dòng khí đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào bờ cấp cho Nhà máy
điện Bà Rịa với lưu lượng một triệu m3/ngày đêm, góp phần giảm bớt khoản chi ngoại tệ
lớn từ ngân sách Nhà nước. Ðây là bước ngoặt đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Tiếp theo, cùng với việc hoàn thành giàn nén nhỏ,
giàn nén lớn và mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ, công suất đưa khí vào bờ đã
được nâng dần lên hai triệu m3/ngày đêm và ba triệu m3/ngày đêm trong năm 1997 để
cấp cho các nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và 2.1 mở rộng.. Ngoài việc đưa sản lượng cung cấp
khí lên bốn triệu m3/ngày đêm, nhà máy còn cung cấp mỗi năm 150 nghìn tấn condensate,
300 nghìn tấn khí hóa lỏng phục vụ nhu cầu trong nước. Ðường ống dẫn khí dài 45 km từ
mỏ Rạng Ðông về mỏ Bạch Hổ đã hoàn thành vào cuối 11-2001, đưa thêm một triệu m3
khí/ngày đêm của mỏ Rạng Ðông về mỏ Bạch Hổ, nâng công suất của dự án khí đồng
hành mỏ Bạch Hổ từ 4,7 triệu m3/ngày đêm lên 5,7 triệu m3/ngày đêm, góp phần tăng sản
lượng cung cấp khí.
Năm 2010, theo các nghiên cứu tổng tiềm năng khí thiên nhiên của Việt Nam có
thể thu hồi vào khoảng 2,4 đến 3 nghìn tỷ m3, tập trung chủ yếu ở các bể: Nam
Côn Sơn, Ma Lay - Thổ Chu, Cửu Long và Sông Hồng

Toàn bộ Dự án khí Bạch Hổ đang được vận hành và khai thác một cách hoàn chỉnh,
đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Với giàn nén khí ngoài khơi, hệ thống đường ống khí dài hơn
150 km từ bể Cửu Long đến các hộ tiêu thụ (nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ), hàng năm dự
án này cung cấp 1,5 tỷ m3 khí khô, 300 nghìn tấn khí hóa lỏng và 150 nghìn tấn
condensate.

Dự án khí Bạch Hổ, tháng 12-2002, Dự án khí Nam Côn Sơn (dự án khí thiên nhiên
đầu tiên) hoàn thành, minh chứng cho sự phát triển vững chắc và ổn định của ngành công
nghiệp khí, góp phần thỏa mãn cao nhất nhu cầu ngày càng tăng về khí và các sản phẩm
khí của đất nước. Dự án thu gom và sử dụng khí bể Nam Côn Sơn với sự tham gia của các
đối tác nước ngoài là những Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia lớn nhất trên thế giới như BP
của Vương quốc Anh và ConocoPhillips của Mỹ, có tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD,
công suất 7 tỷ m3 khí/năm, bao gồm hệ thống đường ống dài trên 400 km từ lô 06.1 và
11.2 đến Phú Mỹ, Trạm xử lý khí Dinh Cố, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Ðường ống
Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh nhằm tiếp nhận, vận chuyển khí từ bể Nam Côn Sơn cung cấp
cho các nhà máy điện, các khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Ðồng Nai, TP Hồ Chí
Minh. Hệ thống khí Nam Côn Sơn kết hợp với hệ thống khí Cửu Long đã tạo nên cơ sở hạ
tầng khí đốt quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm vùng Ðông Nam Bộ: TP Hồ Chí
Minh - Ðồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tháng 4-2007, Dự án khí PM3-Cà Mau, khí thiên nhiên khu vực chồng lấn giữa
Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã được vận chuyển đưa về Việt Nam cung cấp cho các hộ tiêu
thụ (Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2) bằng đường ống dài hơn 300 km. Dự án có tổng
vốn đầu tư hơn 214 triệu USD và công suất hai tỷ m3 khí/năm. Ðánh dấu bước khởi đầu
khởi động cho cụm Khí - Ðiện - Ðạm khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ảnh hưởng với ngành dầu khí

Ở trong nước, dưới tác động của dịch Covid-19 nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với ngành Dầu khí, ngành kinh tế chủ
lực và cũng là ngành đang chịu tác động trực tiếp, nặng nề nhất dịch Covid-19

Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang bị ảnh hưởng rất mạnh. Những dự án
trọng điểm về tìm kiếm, thăm dò, khai thác đều chịu tác động của dịch bệnh Covid-19.
Nhiều nhà thầu sẽ không thể điều động nhân sự sang triển khai các phần việc thuộc các dự
án; tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án từ các nước có dịch đang thực hiện phong
toả, cách ly cũng bị gián đoạn hoặc chậm…Hoạt động khai thác dầu khí của chúng ta cho
thấy thiệt hại về kinh tế. Việt Nam cân nhắc bài toán duy trì sản lượng.
Quyết liệt ứng phó

Để ứng phó với tác động trên, Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã chủ trì các cuộc
họp đột xuất trực tuyến với một số đơn vị thuộc các lĩnh vực chính trong Tập đoàn về tình
hình sản xuất kinh doanh, các giải pháp ứng phó với tác động kép của dịch Covid-19 và
giá dầu sụt giảm đột biến. Tại cuộc họp , ông Lê Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đây là một
trong những thời điểm khó khăn nhất của Tập đoàn trong lịch sử. Chính vì vậy, Tập đoàn
cùng các đơn vị một mặt phải nỗ lực “chèo lái qua giông bão”, một mặt biết cách chắt lọc
cơ hội trong nguy cơ để có thể vực lại tình hình sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất,
đạt hiệu quả cao nhất.

Với tinh thần đó, Tổng Giám đốc PVN đề nghị Tập đoàn và các đơn vị khẩn trương
xây dựng quy định nội bộ trong toàn Tập đoàn nhằm quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh trong thời kỳ dịch Covid-19 một cách an toàn, không để gián đoạn; các đơn vị
tập trung rà soát công việc, tăng cường quản trị, triển khai các giải pháp nhằm tiết giảm chi
phí và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch bản đối phó với
từng tình huống giá dầu xuống thấp nhất, thậm chí là kịch bản xấu nhất như buộc phải
dừng hoạt động các mỏ, nhà máy lọc dầu; các đơn vị trong Tập đoàn cần tăng cường chia
sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường... nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động trong cả chuỗi giá trị
của Tập đoàn; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có ngành
nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp nhằm tháo gỡ thị
trường, tối ưu nguồn lực của các bên để cùng cộng sinh vượt qua các khó khăn hiện tại.

PVN và các đơn vị đang nỗ lực, chủ động trong việc ứng phó với tác động của dịch
Covid-19 đề ra các giải pháp quyết liệt ứng phó. Tuy nhiên, cần có cơ chế đặc biệt để tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời nắm bắt cơ hội phát sinh, từ đó vượt qua thách thức
trong thời điểm hiện tại. Đó là cơ chế kiểm soát, quản trị rủi ro, phương châm hành động
thật nhanh, nghĩ thật nhanh để có thể đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc, điều hành sản
xuất kinh doanh vào giai đoạn đặc biệt khó khăn này.

Xu hướng cũng đang mở ra nhiều cơ hội mở rộng đầu tư, tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí khi giá dịch vụ và giá thuê giàn khoan giảm mạnh; nhiều chủ mỏ sẽ phải đóng mỏ
hoặc bán mỏ; chi phí trong việc đàm phán các hợp đồng khai thác, thăm dò dầu khí vì thế
cũng giảm mạnh… PVN cần có cơ chế để tạo nguồn lực, chủ động trong việc thực hiện
các dự án, kế hoạch thăm dò, khai thác dầu khí, gia tăng trữ lượng...

Để hỗ trợ ngành dầu khí vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Bộ Tài chính cần phải
rà soát lại các chính sách thuế, phí đối với lĩnh dầu khí để kịp thời có những đề xuất, kiến
nghị tháo gỡ kịp thời cho PVN và các đơn vị thành viên trong lĩnh vực thăm dò - khai thác
dầu khí...
2.5. Nhận xét chung:

2.5.1. Giải pháp:

Một số giải pháp về chính trị có thể bảo vệ môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên khí
đốt nói riêng và nguồn nhiện liệu hóa thạch nói chung:

- Đặt khí hậu vào lá phiếu bầu


- Xóa bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch
- Định giá cacbon
- Thu hẹp nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch
- Dừng phát thải khí
- Thu hồi và lưu trữ khí thải cacbon trên quy mô lớn
- Tạm dừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch
- Thiết lập các số liệu thị trường về biến đổi khí hậu
- …

2.5.2. Phương hướng tương lai:

Theo kết quả nghiên cứu của WEC, hơn 100 nước trên thế giới đã chọn biện pháp sử
dụng năng lượng hiệu quả la biện pháp có tác động lớn nhất đến tiết kiệm năng lượng vào
năm 2040 như sau:

- Tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt


- Đổi mới công nghệ trong sản xuất để tiết kiệm điện
- Áp dụng kỹ thuật số và công nghệ chuỗi khối (block chain) trong sản xuất, truyền
tải và phân phối điện
Điện mặt trời áp mái, các thiết bị lưu trữ điện, các thiết bị sử dụng hiệu quả,
digital/blockchain sẽ là các công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ năng lượng.
Theo các chuyên gia, việc lưu trữ năng lượng sẽ là yếu tố “thay đổi cuộc chơi” cho ngành
năng lượng vào năm 2040. Bởi nó có thể xử lý các biến động khác nhau của nhu cầu tiêu
thụ điện, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về nguồn cung, lưu trữ điện có khả năng làm hài
hòa nhu cầu năng lượng một cách hiệu quả. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật, các tấm pin mặt trời ngày càng phổ biến và có giá thành hợp lý hơn, năng lượng gió
và hydro sạch cũng sẽ góp phần vào việc sản xuất năng lượng.
3. Tài liệu tham khảo:
1. Wikipedia tiếng Việt
2. Báo ‘Năng lượng quốc tế’ chuyên trang của tạp chí PetroTimes
3. Trang Thông tin Điện tử của tạp chí Năng lượng Việt Nam của hiệp hội
Năng lượng Việt Nam
4. Báo Nhân dân điện tử

You might also like