You are on page 1of 179

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


---------------------------

ĐINH HỮU THUẤN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SMARTVU ĐỂ TRIỂN


KHAI TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số ngành: 60520202

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

ĐINH HỮU THUẤN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SMARTVU ĐỂ TRIỂN


KHAI TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số ngành: 60520202

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. HỒ ĐẮC LỘC

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS. TSKH. HỒ ĐẮC


LỘC
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS. TS Huỳnh Châu Duy Chủ tịch
2 TS Nguyễn Xuân Hoàng Việt Phản biện 1
3 TS Phạm Đình Anh Khôi Phản biện 2
4 PGS. TS. Trương Việt Anh Ủy viên
5 TS Đoàn Thị Bằng Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc l ập – Tự do – H ạnh
phúc
Tp.HCM, ngày......tháng........năm 20...
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : ĐINH HỮU THUẤN Giới tính : NAM


Ngày, tháng, năm sinh : 17/11/1974 Nơi sinh : QUI NHƠN
Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN MSHV : 154130030
I- Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SMARTVU ĐỂ TRIỂN KHAI TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI
ĐIỆN KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu phần mềm SmartVU để lập trình cho vận hành tự động hóa trạm
110kV và lưới điện trung thế.
- Nghiên cứu các chức năng tự động hóa của trạm biến áp 110kV.
- Nghiên cứu các chức năng tự động hóa lưới trung thế 22kV.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TSKH. HỒ ĐỨC LỘC

CÁN BỘ HUỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i

LỜI CAM ÐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố ở bất kỳ đâu.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn.
Tôi cũng xin cam đoan các nội dung tham khảo trong Luận văn đã được trích
dẫn đầy đủ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Đinh Hữu Thuấn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, nay tôi đã hoàn thành đề tài
tốt nghiệp cao học của mình. Có được thành quả này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, cơ quan và bạn bè trong thời gian
học tập vừa qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy GS TSKH. Hồ Đắc Lộc và
Thầy PGS TS Nguyễn Thanh Phương Trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ
TP.HCM, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm để tôi hoàn
thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn đến tất cả quí Thầy Trường Đại học Kỹ thuật Công
Nghệ TP.HCM đã trang bị cho tôi một lượng kiến thức rất bổ ích, đặc biệt xin chân
thành cảm ơn quí Thầy Cô Khoa Điện – Điện Tử đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ
trợ cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn tốt
nghiệp này.

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả anh/chị em cùng lớp, đồng
nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều để vượt qua khó khăn, đã tạo
cho tôi niềm tin và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn !

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2017

Học viên thực hiện

ĐINH HỮU THUẤN


3

TÓM TẮT

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế ngày một nâng cao dẫn đến nhu
cầu sử dụng năng lượng phục vụ cho các tiện nghi tăng theo tương ứng. Ngoài ra,
việc đảm bảo cung cấp điện liên tục, chất lượng và hiệu quả cho khách hàng cũng là
nhiệm vụ chính mà ngành điện đã và đang nỗ lực thực hiện. Hoà vào xu thế chung
này, ngành điện phải tự làm mới và nâng cấp chính mình, từng bước hiện đại hoá,
tự động hoá, nhằm nâng cao khả năng quản lý và vận hành lưới điện để đạt được
mục tiêu “cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy, chất lượng và hiệu quả” đã đề ra.
Để đáp ứng tối ưu hóa trong việc quản lý vận hành và nâng cao độ tin cậy lưới
điện hiện nay ngành điện đang khẩn trương đầu tư hệ thống SCADA/DMS tại các
trung tâm điều khiển, hệ thống SCADA tại các TBA 110kV, tái cấu trúc lưới trung
thế và kết nối các thiết bị trên lưới để điều khiển xa các TBA 110kV và các thiết bị
trên lưới trung thế. Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc phát triển
lưới điện thông minh, từ năm 2017 đến 2020 phải chuyển 100% các TBA 110kV
thành trạm không người trực và ứng dụng một số chức năng của hệ thống DMS
trong đó có việc áp dụng chức năng phát hiện, khoanh vùng và cô lập sự cố, phục
hồi nhanh cho khu vực không bị sự cố. Khi chuyển sang TBA 110kV không người
trực thì Điều độ viên Công ty Điện lực phải đảm nhiệm thêm nhiệm vụ điều khiển
xa tất cả các thiết bị trong các TBA 110kV không người trực và các thiết bị trên
lưới điện trung thế 22kV thông qua hệ thống SCADA mà phần mềm lõi là
SmartVU.
Với mục đích giảm áp lực cho Điều độ viên trong việc chỉ huy điều hành toàn
bộ lưới điện của PCĐN (trên 26 TBA 110kV và trên 240 xuất tuyến trung thế),
giảm tổn thất trên lưới điện và tăng độ tin cậy cung cấp điện thì việc tự động hóa
một số nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển, tại các TBA 110kV không người trực và
tự động hóa lưới điện của các Điện lực trực thuộc PCĐN là việc cần phải làm ngay.
Với các phân tích trên, cho thấy rằng đề tài “Ứng dụng phần mềm SmartVU
để triển khai tự động hóa lưới điện khu vực tỉnh Đồng Nai” là thật sự cần thiết.
Nghiên cứu sẽ được áp dụng cho các công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
4

ABSTRACT
With the development of society, economy gradually is improved so that
demand of electricity servicing facilities also is improved proportionally. In
addition, continuous power supply, high quality of customer services are main
missions which power companies attempted and attempting to carry out. With this
general trend, power companies must refresh and improve themselves, modernize
and automate gradually to enhance management and operation ability to gain the
target “supplying power safely, continuously, reliably, effectively”.
Meeting the optimization in operation and enhance reliability index of power
system, power companies promptly deploy SCADA/DMS system at Control Center,
110kV substation, restructure medium voltage (MV) network and connect to MV
switches to control remotely 110kV substations and MV switches. From 2017 to
2020, All 110kV substation will be changed to unmanned substation and apply
several DMS functions in which one of them is fault location, isolation and
restoration. When substations are unmanned, dispatchers in power
company must undertake to control remotely all devices at 110kV
substations and switches in medium voltage power network.
With purpose that reduce pressure for dispatchers in operating
whole power system of PCDN, decrease loss in power network and
increase the reliable index. Automation in several missions at
control centers and unmanned substations and distribution
automation at power branches direct under PCĐN are
implemented promptly
With above analysis, topic “Applying SmartVU software to deploy automation
in power system in Dong Nai province” is really necessary. This research will apply
widely in practice for power companies directly under Electricity of Viet Nam
(EVN).
5

MỤC LỤC

LỜI CAM ÐOAN ....................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG...........................................................................1
1.1. Giới thiệu..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.....................................................................8
1.3. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................9
1.5. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................9
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................9
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................9
1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................10
1.7. Bố cục của luận văn .......................................................................................10
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SMARTVU ĐỂ LẬP TRÌNH TỰ
ĐỘNG HÓA TRẠM 110KV VÀ LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ ................................11
2.1. Giới thiệu cấu trúc và khái niệm phần mềm SCADA của hãng Survalent ....11
2.1.1 Giới thiệu: ................................................................................................11
2.1.2 Các cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA: .............................................12
2.2. Cài đặt cấu hình và hiệu chỉnh phần mềm .....................................................13
2.2.1 Cài đặt phần mềm: ...................................................................................13
2.2.2 Kích hoạt khóa Dongle Key .....................................................................14
2.2.3 Cấu hình chương trình Server Setup ........................................................15
2.2.4 Hướng dẫn chạy SCADA server của phần mềm Survalent .....................15
2.2.5 Lưu trữ sao chép cơ sở dữ liệu của hệ thống: ..........................................16
6

2.3. Hường dẫn cấu hình, tạo cơ sở dữ liệu cho hệ thống SCADA-(Database và
HMI) Tạo Database với SCADA Explorer ...........................................................17
2.3.1 Station: .....................................................................................................17
2.3.2 Communication Lines: .............................................................................19
2.3.3 RTU:........................................................................................................21
2.3.4 Tạo Status Point: (tín hiệu trạng thái, điều khiển, cảnh báo) ..................23
2.3.5 Tạo Analog Point: (tín hiệu đo lường) ....................................................25
2.3.6 Hướng dẫn định dạng format code cho các biến Status, Analog ............26
2.3.7 Hướng dẫn tạo cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC60870-5-101 ................28
2.3.8 Hướng dẫn tạo Cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC104 ..............................34
2.3.9 Phân cấp tài khỏa người dùng khi sử dụng hệ thống SCADA Survalent 39
2.3.10 Hướng dẫn thiết lập nội dung cảnh báo hiển thị trên màn hình Alarm
của HMI ............................................................................................................40
2.4. Tạo HMI với SmartVU ..................................................................................46
2.4.1. Tạo thư viện: ...........................................................................................46
2.5. Chức năng SCADA Add-in tạo report theo mẫu trên SCADA Explorer ......51
2.5.1 Tạo file Excel SCADA Add-In: ...............................................................51
2.5.2 Tạo file Notepad (.txt) lưu trong thư mục qry và wmp: ..............................53
2.6 Hướng dẫn cài đặt chức năng Replicator ........................................................53
2.7 Các giao diện được tạo ra từ nghiên cứu trên: ................................................53
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG HÓA CỦA CÁC
TRẠM BIẾN ÁP 110KV ..........................................................................................56
3.1. Cơ sở và định hướng tự động hóa trạm biến áp .............................................56
3.1.1. Cấu trúc dựa và RTU ..............................................................................56
3.1.2. Cấu trúc độc quyền..................................................................................56
3.1.3. Cấu trúc UNIX/PLC................................................................................57
3.1.4. Cấu trúc PC/PLC.....................................................................................57
3.1.5. Cấu trúc hộp đen .....................................................................................57
3.2. Tự động hóa nội bộ tại trạm ...........................................................................57
3.2.1 Thiết bị điều khiển ...................................................................................60
3.2.2 Thiết bị cảnh báo ......................................................................................60
vii

3.2.3 Hệ thống ghi nhận sự cố...........................................................................61


3.2.4 Truyền thông tại cấp trạm ........................................................................62
3.3. Tự động hóa trạm biến áp 110/22kV Phú Thạnh ...........................................63
3.3.1. Hệ thống Local SCADA trạm 110kV Phú Thạnh ..................................64
3.3.2. Cấu tạo và chức năng máy tính Workstation HMI .................................64
3.3.3. Chức năng của phần mềm HMI trên máy tính Workstation HMI ..........65
3.3.4. Hệ thống cấp nguồn phụ trợ Inverter ......................................................65
3.3.5. Vận hành hệ thống Local SCADA..........................................................66
3.4. Nhận xét và đề xuất ........................................................................................66
3.4.1 Ưu điểm....................................................................................................66
3.4.2 Khuyết điểm .............................................................................................66
3.5. Ứng dụng phần mềm SmartVU để tự động hóa TBA 110kV........................70
3.5.1. Tự động điều khiển nấc MBA 1T trạm 110/22kV Phú Thạnh. ..............73
3.5.2. Tự động điều khiển đóng/ngắt giàn tụ bù tại TBA 110/22kV Thống
Nhất. ..................................................................................................................75
3.5.3 Nhận xét và đề xuất ......................................................................................77
3.5.3.1 Ưu điểm.....................................................................................................77
3.5.3.2 Khuyết điểm ..............................................................................................78
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN
TRUNG THẾ 22kV ..................................................................................................79
4.1. Cơ sở và định hướng tự động hóa lưới trung thế (phân phối): ......................79
4.1.1 Sơ đồ cây tự động hóa ..............................................................................80
4.1.2 Các giai đoạn tự động hóa........................................................................82
4.1.3 Cấp độ chuyên sâu của tự động hóa (AIL/Automation Intensity level): .84
4.2. Tự động hóa lưới điện của Điện lực Trị An:..................................................85
4.2.1. Sơ lược lưới điện của Điện lực Trị An: ..................................................85
4.2.2. Triển khai tự động hóa 2 tuyến 475 Quế Bằng và 476 Bình Hòa:..........88
4.2.3. Kết quả tự động hóa 2 tuyến 475 Quế Bằng và 476 Bình Hòa:..............96
4.3. Nhận xét và đề xuất ......................................................................................101
4.3.1 Ưu điểm..................................................................................................101
4.3.2 Khuyết điểm ...........................................................................................101
8

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI .................102


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................105
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chú thích


SCADA Supervisory Control And Data Acquysition: là hệ thống giám
sát thu thập dữ liệu và điều khiển xa. Hệ thống SCADA trong
ngành điện thực hiện việc thu thập các thông tin về trạng thái,
thông số vận hành theo thời gian thực của các thiết bị trên hệ
thống điện và cho phép điều khiển từ xa các thiết bị.
EMS Energy Management System: hệ thống quản lý năng lượng
DMS Distribution Management System: là hệ thống quản lý phân
phối điện gồm các công cụ phần mềm tính toán, phân tích trợ
giúp nhân viên điều hành điều độ lưới điện phân phối tối ưu
nhất.
SAS Substation Automation System: hệ thống tự động hóa trạm
biến áp
DAS/DA Distribution Automatic System: hệ thống tự động hóa lưới
phân phối.
IEC International Electrotechnical Commission: Ủy ban kỹ thuật
điện quốc tế.
FDIR Fault Detection Isolation and Restoration: phát hiện, cô lập sự
cố và tái lập điện
IED Intelligence Electronic Device: thiết bị điện tử thông minh
(rơle, RTU/Getway, BCU, Multimeter)
BCU Bay Control Unit: thiết bị điều khiển mức ngăn
RTU/Getway Remote Terminal Unit/Getway là thiết bị đặt tại các nút
SCADA phục vụ việc thu thập và truyền dữ liệu về trung tâm
SCADA.
Multimeter Đồng hồ đa năng
FI Fault Indicator: bộ phát hiện và chỉ thị sự cố
Recloser Máy cắt tự đóng lại
LBS Load Breaker Switch: thiết bị đóng/ngắt có tải
HMI Human Machine Interface:giao diện người –máy
SAIDI System Average Interruption Duration Index: chỉ số về thời
gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
SAIFI System Average Interruption Frequency Index: chỉ số về số lần
mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
MAIFI Momentary Average Interruption Frequency Index: chỉ số về
số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
GPS Global Positioning System: hệ thống định vị toàn cầu
UPS Uninteruptible Power Supply: hệ thống nguồn cung cấp điện
liên tục.
TBA Trạm biến áp
MBA 110kV Máy biến áp 110kV
MC Máy cắt
TC Thanh cái
10

MC112 Máy cắt kết giàn 2 thanh cái 110kV


T401 Tụ bù trên thanh cái C41
T402 Tụ bù trên thanh cái C42
Q131 Công suất phản kháng của ngăn MC 131
Q132 Công suất phản kháng của ngăn MC 132
QT401 Công suất phản kháng của ngăn MC T401 (công suất lắp đặt)
QT402 Công suất phản kháng của ngăn MC T402 (công suất lắp đặt)
Máy tính Remote Các máy tính được kết nối vào trung tâm SCADA để vận hành
console hệ thống SCADA/DMS/DAS.
Nút SCADA là các trạm 110kV, trạm ngắt, Recloser, LBS, compact có kết
nối SCADA về trung tâm SCADA phục vụ công tác vận hành
giám sát, điều khiển các thiết bị trên lưới điện.
HTĐ Hệ thống điện
A2 Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam
PCĐN Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
ĐĐV Điều độ viên
TTGS Trung tâm giám sát
TTLĐ Thao tác lưu động.
NVVH Nhân viên vận hành.
OT Operational Technology: Công nghệ vận hành
IT Information technology: Công nghệ thông tin
NERC CIP North American Electrical Reliability Corporation Critical
Infrastructure Protection: Bảo vệ hạ tầng trọng yếu của tập
đoàn an ninh Bắc Mỹ
ICS-CERT Industrial Control Systems Cyber Emergency Response Team:
Đội ứng cứu khẩn cấp an ninh hệ thống điều khiển công nghiệp
NIST National Institute of Standars and Technology: Viện công nghệ
và chuẩn quốc gia
SIEM Security Information and Event Management: Quản lý sự kiện
và thông tin an toàn
IPS Instrusion Prevention System: Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập
IDS Instrusion Detection System: Hệ thống phát hiện xâm nhập
PIM Privileged Identity Management:Quản lý mật khẩu đặc quyền
MDMS Meter Data Management System: Hệ thống quản lý dữ liệu đo
lường
PMIS Power network Management Information System: Hệ thống
quản lý thông tin lưới điện
CMIS Customer Management Information System: Hệ thống quản lý
thông tin khách hang
GIS Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý
OMS Outage Management System: Hệ thống quản lý mất điện
ERP Enterprise Resource Planing: Hệ thống hoạch định nguồn nhân
lực
HRMS Human Resource Management System: Hệ thống quản lý
nguồn nhân lực
11

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA/DMS của PCĐN .............................4
Hình 1.2 Hệ thống mạng truyền dẫn của hệ thống SCADA .......................................5
Hình 1.3 Hệ thống SCADA/EMS của Trung tâm điều độ HTĐ miền Nam...............7
Hình 1.4 Hệ thống SCADA/DMS của Trung tâm điều độ TP.HCM .........................7
Hình 1.5 Hệ thống SCADA/DMS của TTĐH SCADA EVN SPC ............................8
Hình 2.7.2: Sơ đồ nguyên lý lưới điện 110kV tỉnh Đồng Nai ..................................54
Hình 2.7.3: Giao diện và sơ đồ một sợi TBA 110kV Phú Thạnh .............................54
Hình 2.7.4: Giao diện sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế Điện lực Trị An ............55
Hình 3.2.1 Mô hình tự động hóa tại trạm..................................................................58
Hình 3.2.2.1 Bộ cảnh báo ..........................................................................................61
Hình 3.2.4.1 Sơ đồ kết nối SPA và LON bus ...........................................................63
Hình 3.3.1 Sơ đồ kết nối hệ thống Local SCADA trạm 110/22kV Phú Thạnh ........67
Hình 3.3.2 Giao diện vận hành trạm 110/22kV Phú Thạnh......................................68
Hình 3.3.4 Giao diện chi tiết của ngăn MBA............................................................69
Hình 3.3.5 Giám sát kết nối của các Switch, Getway, GPS, Router và máy HMI ...69
Hình 3.3.6 Giám sát kết nối của các IED và Switch .................................................70
Hình 3.5.2: Sơ nguyên lý của 1 TBA 110kV ............................................................76
Hình 4.1.1 Cây quyết định các bước để thực hiện tự động hóa tại chỗ hay trung tâm
...................................................................................................................................81
Hình 4.1.2 Các gia đoạn tự động hóa lưới phân phối để mở rộng điều khiển ..........84
Hình 4.1.3 Cải thiện thời gian mất điện với việc tăng cấp độ chuyên sâu của DA ..85
Hình 4.2.2 Giao diện sơ đồ một sợi của 2 tuyến 475-Quế Bằng và 476-Bình Hòa..89
Hình 4.2.3 Số khách hàng trên từng phân đoạn. .......................................................96
1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu


Để từng bước hướng tới lưới điện thông minh trong tương lai cũng như phục
vụ tốt hơn công tác chỉ huy điều độ hệ thống điện theo thời gian thực thì hiện nay
việc trang bị hệ thống SCADA/EMS/DMS, kết nối các nhà máy điện, các trạm điện
và các thiết bị trên hệ thống điện là điều tất yếu. Hệ thống điện từ khi khai sinh đến
nay về nguyên lý chẳng thay đổi ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ
thống viễn thông để quản lý vận hành cho hiệu quả hơn. Sự phát triển hệ thống
SCADA/EMS/DMS có thể nói phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống công nghệ
thông tin và viễn thông. Trên thế giới hệ thống SCADA đã được áp dụng trên 40
năm, đối với Việt Nam đơn vị ứng dụng đầu tiên là Tổng công ty Điện lực TP.HCM
(đưa vào vận hành từ năm 1990, dùng phần mềm SPIDER của ABB Thụy Điển), kế
đến là Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia được trang bị cùng với dự án
đường dây 500kV (đưa vào vận hành năm 1994, dùng phần mềm RANGER của
ABB) và các Điều độ miền cũng lần lượt được đầu tư với thời gian cũng như phần
mềm sử dụng khác nhau. Từ năm 1998, ngành điện cũng bắt đầu trang bị hệ thống
SCADA/DMS cho các thành phố thuộc công ty điện lực tỉnh cụ thể: TP. Biên
Hòa/tỉnh Đồng Nai, TP. Đà Lạt/Lâm Đồng và TP. Cần Thơ được đưa vào vận hành
năm 2004, sử dụng phần mềm MicroSCADA của ABB Phần Lan; kế tiếp là các
thành phố của 4 tỉnh miền trung Huế, Bình Định, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột cũng
được đưa vào vận hành năm 2007 dùng phần mềm MicroSCADA Pro 9.2 của ABB
Phần Lan….
Đến nay, đa số các đơn vị điều độ của ngành điện đã được trang bị hệ thống
SCADA/EMS/DMS nhưng đã sử dụng hệ thống khác do hệ thống cũ không đáp
ứng với sự phát triễn mạnh của ngành điện cụ thể: đối với Trung tâm điều độ hệ
thống điện Quốc gia và các Trung tâm điều độ hệ thống điện miền (miền Bắc, miền
Trung và miền Nam) đã có hệ thống SCADA/EMS để chỉ huy điều hành các trạm
từ 220kV đến 500kV và các nguồn phát điện, hệ thống do nhà thầu OSI của Mỹ
cung cấp và hệ thống này là đồng nhất giữa các cấp điều (Hình 1.1). Đối với 05
Tổng công ty điện lực phân phối (Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Tổng Hà Nội,
Tổng miền Nam, trung và Bắc) thì hiện nay một số Tổng công ty đã được trang bị
2

hệ thống SCADA/DMS một số Tổng công ty đang triển khai, cụ thể: Tổng công ty
Điện lực TP.HCM đang sử dụng phần mềm E-terra của hãng Alstom để giám sát
điều khiển các TBA 220 và 110kV, phần mềm SmartVU của hãng
Survalent/Canada để quản lý vận hành lưới 22kV (Hình 1.2); Tổng công ty Điện lực
miền Nam đang sử dụng phần mềm Spectrum Power7 để quản lý vận hành các
TBA 110kV và lưới 22kV (Hình 1.3), riêng Công ty Điện lực Đồng Nai trực thuộc
Tổng công ty Điện lực miền Nam nhưng sử dụng phần mềm SmartVU của hãng
Survalent/Canada để quản lý vận hành 26TBA 110kV và lưới 22kV; Tổng công ty
Điện lực miền Trung dùng phần mềm SmartVU và phần mềm MicroSCADA Pro để
quản lý vận hành các TBA 110kV và lưới 22kV; Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đang triển khai đầu tư hệ thống SCADA/DMS và
dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong năm 2017.
Mặc dù, các Tổng công ty điện lực phân phối đã có hệ thống SCADA/DMS
nhưng hiện nay chỉ đang áp dụng chức năng SCADA (thu thập dữ liệu, giám sát và
điều khiển xa), chưa áp dụng các chức năng của hệ thống DMS và các chức năng tự
động hóa lưới trung thế, chưa khai thác các chức năng tự động hóa tại trung tâm
SCADA. Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã tiên phong trong việc áp dụng tự động
hóa lưới trung thế cho một số xuất tuyến của các Công ty điện lực trực thuộc nhưng
chức năng tự động và quy mô cũng còn hạn chế. Do chưa áp dụng hết chức năng
DMS nên việc kiểm soát trào lưu công suất phản kháng trên lưới điện 110kV đang
được thực hiện thủ công, tức là giao cho NVVH tại trạm hoặc đơn vị quản lý vận
hành giám sát trào lưu công suất phản kháng (Q) và báo điều độ viên để đóng/ngắt
các giàn tụ bù tại các TBA 110kV nhằm giảm tối thiểu lượng Q trên lưới. Ngoài ra,
phần lớn hiện nay các TBA 110kV vẫn còn NVVH (riêng Tổng công ty điện lực
TP.HCM có một số TBA 110kV đã chuyển qua vận hành không người trực) nên
vẫn chưa đề cập đến việc tự động hóa trạm kể cả các TBA đã chuyển sang vận hành
không người trực.
Hệ thống SCADA/DMS của PCĐN đang sử dụng phần mềm SmartVU của
hãng Survalent/Canada. Hệ thống SCADA/DMS đang giám sát và điều khiển xa 26
TBA 110kV, 3 trạm cắt 22kV và các xuất tuyến 22kV của 2 trạm 220/110kV Long
Bình và Long Thành, các thiết bị Recloser/LBS trên lưới 22kV. Hệ thống bao gồm:
3

- Kiến trúc phần cứng gồm hệ thống mạng LAN kép thông qua 02 Ethernet
Switch kết nối với các máy tính chủ và hệ thống truyền thông gồm các chức năng
chính như sau: (Hình 1.4)
+ Các máy tính chủ trên hệ thống bao gồm: SERVER1, SERVER2,
OPERATOR1, OPERATOR2, ENGINEERING, HISTORIAL.
+ Máy tính chủ SERVER1 và SERVER2: vận hành theo cơ chế dự phòng nóng
(Redundance). Máy chủ SERVER có chức năng trao đổi dữ liệu giữa các nút
SCADA bên ngoài với trung tâm SCADA phục vụ cho việc vận hành mở rộng
hệ thống.
+ Máy tính chủ OPERATOR1 và OPERATOR2 mỗi máy có 04 màn hình (trong
đó có 01 màn hình 65 inch). Các máy tính OPERATOR phục vụ cho việc giám
sát và điều khiển các thiết bị trên giao diện đồ họa HMI.
+ Máy tính chủ HISTORY (01 màn hình): phục vụ cho việc lưu trữ và truy xuất
dữ liệu SCADA.
+ Máy tính chủ ENGINEERING (02 màn hình): phục vụ cho việc cấu hình, bảo
trì và nghiên cứu phát triển mở rộng hệ thống.
+ Máy tính Remote console: phục vụ việc giám sát và điều khiển các thiết bị
trên giao diện đồ họa HMI.
+ Các máy tính chủ kết nối với nhau thông qua Switch sử dụng giao thức mạng
TCP/IP.
+Các máy tính chủ kết nối với các nút SCADA bên ngoài thông qua thiết bị
Router và Terminal IO LAN sử dụng giao thức mạng TCP/IP và IEC 60870-5-
101.
+ Hệ thống Remote console bao gồm các máy tính Remote console đặt tại
TTGS và các Điện lực trực thuộc Công ty kết nối về Trung tâm SCADA tại
phòng Điều độ Công ty thông qua router phục vụ việc giám sát và điều khiển
các thiết bị trên giao diện đồ họa HMI.
+ RTU/ Gateway tại các nút SCADA bên ngoài thu thập, chuyển đổi dữ liệu và
truyền tín hiệu SCADA về trung tâm SCADA.

- Chức năng phần mềm SmartVU như sau: (Giao diện hình 1.4)
+ Giám sát kết nối truyền thông giữa trung tâm SCADA và các vị trí có lắp đặt
4

thiết bị đầu cuối RTU/Gateway.


+ Giám sát kết nối các thiết bị tại trung tâm SCADA như máy tính chủ,
Terminal, GPS với Switch, Switch với Router và trạng thái hoạt động Hot-
Standby của máy tính chủ Server.
+ Giám sát kết nối giữa trung tâm SCADA và các vị trí có lắp đặt thiết bị đầu
cuối RTU/Gateway.
+ Giám sát trạng thái đóng/ngắt của thiết bị, giá trị vượt ngưỡng, tín hiệu 81
Trip, tổng công suất và tần số của hệ thống,…
+ Hiển thị sơ đồ giao diện một sợi phục vụ cho việc giám sát và điều khiển.
+ Hiển thị giá trị đo lường bao gồm các thông số như công suất hữu công (P),
công suất vô công (Q), dòng diện (I), điện áp (U), Cos phi, nấc MBA, nhiệt độ
Dầu, nhiệt độ Cuộn dây, sóng hài (THD) và tần số của lưới điện.
+ Điều khiển đóng/ ngắt thiết bị từ xa.
+ Ghi nhận tất cả các sự kiện và cảnh báo xuất hiện trên lưới.
+ Ghi nhận các thông số điện và báo cáo theo thời gian.
+ Ngoài ra còn có các phần mềm phụ trợ như Excel, phần mềm diệt virus.

Hình 1.1 Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA/DMS của PCĐN

- Hệ thống mạng chuyền dẫn cho SCADA:


+ PCĐN đã thiết lập mạng truyền dẫn khép kín (không kết nối Internet, mạng
của IT và điều hành sản xuất) để phục vụ truyền dữ liệu hệ thống SCADA từ các
TBA 110kV về hệ thống SCADA trung tâm. Hệ thống mạng được thiết lập 2
5

đường quang vật lý theo 2 hướng khác nhau, hệ thống này tạo thành mạng vòng
nhằm luôn đảm bảo kênh truyền cho hệ thống SCADA. Các Switch được lắp đặt
tại các TBA 110kV đáp ứng tiêu chuẩn vận hành trong môi trường trạm biến áp
(IEC61850-3).

Hình 1.2 Hệ thống mạng truyền dẫn của hệ thống SCADA

Hệ thống SCADA tại TBA 110kV giúp NVVH giám sát tất cả các thông tin,
thông số và điều khiển các thiết bị trong trạm thông qua màn hình HMI. Hệ thống
Local SCADA tại các TBA 110kV của PCĐN hiện nay đa dạng và chưa đồng nhất
nên cũng gây khó khăn trong công tác vận hành, bảo trì và xử lý sự cố. Hệ thống
SCADA tại trạm trên 90% là kiểu truyền thống, các tín hiệu được thi công đấu cứng
và kéo dây tập trung về tủ RTU nên công tác thi công cũng mất nhiều thời gian
nhưng độ tin cậy không cao. Hệ thống local SCADA sử dụng nhiều phần mềm của
nhiều đơn vị khác nhau cung cấp và bản quyền sử dụng cũng đa dạng nên công tác
quản trị cũng gặp nhiều trở ngại. Do các trạm hiện hữu, công tác đầu tư xây dụng
phải theo quy định, chưa định hướng rõ ràng nên hệ thống SCADA hiện hữu còn
nhiều giới hạn, cụ thể : Chưa có khả năng lập trình và tự thực hiện một số nhiệm vụ
tại trạm để giảm áp lực cho Điều độ viên, việc đồng bộ thời gian chưa đồng nhất,
việc truy xuất và cấu hình từ xa các thiết bị IEDs, bản quyền hệ thống SCADA tại
trạm… tât cả cần phải xem xét để thống nhất và đưa ra quy định cụ thể.
6

PCĐN đã lập đề án từ 2017 đến 2020 sẽ kết nối các Recloser và LBS trên lưới
trung thế và ứng dụng chức năng FDIR. Trong năm 2017, sẽ kết nối tất cả các
Recloser đã hỗ trợ kết nối SCADA và hàng năm sẽ nâng cấp để kết nối các
Recloser/LBS cũ nhằm đến 2020 đảm bảo các Recloser/LBS được kết nối về hệ
thống SCADA của PCĐN. Song song đó, PCĐN sẽ ứng dụng rộng rãi chức năng
FDIR để từng bước tiến tới tự động hóa lưới trung thế.
Với mô hình và chức năng hiện hữu thì hàng ngày ĐĐV phải theo dõi để
thao tác đóng/ngắt các giàn tụ bù tại các TBA 110kV trên 100 lần, sáng đóng trên
50 tụ bù và ít nhất chiều phải ngắt trên 50 tụ bù nhằm giảm tối thiểu trào lưu Q trên
lưới (đôi khi vào buổi trưa trào lưu Q thay đổi phải theo dõi để ngắt ra và đến đầu
giờ chiều phải đóng lại). Ngoài ra, hiện nay một số rơle điều áp tại các trạm bị hư
hoặc hoạt động chưa ổn định nên việc duy trì điện áp tại thanh cái 22kV ở trạm theo
quy định gặp nhiều khó khan, ĐĐV phải theo dõi tín hiệu điện áp tại thanh cái nếu
vượt ngưỡng thì phải điều nấc từ hệ thống SCADA.
Từ năm 2017 đến 2020, PCĐN sẽ kết nối trên 600 cái Recloser và LBS trên
lưới 22kV để giám sát và điều khiển xa. Với 2 ĐĐV trong một ca thì sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc vừa chỉ huy điều độ lưới điện và kiêm thao tác xa tất cả
các thiết bị trong TBA 110kV và trên 600 Recloser/LBS của lưới 22kV. Mặt khác,
hầu hết các TBA 110kV hiện hữu được thiết kế và vận hành theo kiểu truyền thống,
hệ thống local SCADA được đầu tư chỉ phục vụ vận hành tại trạm và chưa quan
tâm đến tự động hóa ngay tại trạm.
Với hiện trạng như đã nêu trên, thì việc nghiên cứu để áp dụng một số chức
năng của hệ thống SCADA tại PCĐN để điều khiển tự động nấc MBA và các giàn
tụ bù tại các TBA 110kV sẽ giảm tổn thất trên lưới điện cũng như giảm công việc
thao tác đóng/ngắt các giàn tụ bù của ĐĐV. Để giảm tiếp áp lực cho ĐĐV và công
việc của NVVH tại các tổ TTLĐ thì việc nghiên cứu tự động hóa TBA 110kV; chức
năng phát hiện, định vị cô lập sự cố và khôi phục điện cho khu vực không bị sự cố
nhằm cải thiện độ tinh cậy cho lưới điện PCĐN nói riêng và của EVN nói chung là
rất cần thiết.
7

Hình 1.3 Hệ thống SCADA/EMS của Trung tâm điều độ HTĐ miền Nam

Hình 1.4 Hệ thống SCADA/DMS của Trung tâm điều độ TP.HCM


8

Hình 1.5 Hệ thống SCADA/DMS của TTĐH SCADA EVN SPC

1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu


Đề tài “Ứng dụng phần mềm SmartVU để triển khai tự động hóa lưới điện khu
vực tỉnh Đồng Nai” sẽ được thực hiện với các mục tiêu và nội dung như sau:
- Nghiên cứu phần mềm SmartVU để lập trình cho vận hành tự động các trạm
110kV và lưới điện trung thế.
- Nghiên cứu các chức năng tự động hóa của trạm biến áp 110kV.
- Nghiên cứu các chức năng tự động hóa lưới trung thế 22kV.

1.3. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, một số công ty Điện lực thuộc Tập đoàn đã chuyển các TBA 110kV
sang vận hành không người trực và kế hoạch của PCĐN trong năm 2017 cũng sẽ
chuyển ít nhất 9 TBA 110kV sang vận hành không người trực. Khi đó, Điều độ viên
của PCĐN phải điều khiển xa tất cả các thiết bị trong TBA 110kV và phải thường
xuyên theo dõi trào lưu của công suất phản kháng (Q) để ra quyết định đóng hay
ngắt giàn tụ bù tại các TBA 110kV nhằm giảm tối thiểu Q trên lưới 110kV theo quy
định của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Với quy định trên thì thông thường mỗi
sáng Điều độ viên phải đóng trên 52 máy cắt tụ bù và chiều/tối sẽ ngắt 52 mát cắt tụ
9

bù. Ngoài ra, Điều độ viên cũng phải chỉ huy điều hành và xử lý sự cố trên 300 xuất
tuyến lộ ra của 26 TBA 110kV. Với khối lượng công việc nhiều và áp lực nhiều mặt
thì Điều độ viên dễ sai sót trong việc điều khiển và chỉ huy điều hành lưới điện đậm
chất công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Do đó, việc tìm hiểu để tự động hóa các trạm
và lưới điện trung thế cũng như lập trình để phần mềm SCADA/DMS tự động thực
hiện một số công việc cho Điều độ viên là nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Trong nội dung luận văn này, đối tượng được nghiên cứu là phần mềm
SmartVU của hãng Survalent/Canada, TBA 110kV và lưới điện trung thế của Điện
lực Trị An.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phần mềm SmartVU. Lập trình để đóng/ngắt
tụ bù tại trạm Thống Nhất và điều khiển nấc MBA Trạm 110kV Phú Thạnh tự động
từ trung tâm SCADA. Lập trình để ứng dụng chức năng tự động phát hiện sự cố,
khoanh vùng và cô lập sự cố, khôi phục điện khu vực không bị sự cố của 2 xuất
tuyến 22kV Điện lực Trị An.

1.5. Ý nghĩa của đề tài


1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã đưa
ra mục tiêu và kế hoạch để tiến tới lưới điện thông minh. Mục đích của lưới điện
thông minh là cân bằng giữa cung và cầu, để đáp ứng mục tiêu này các nước từng
bước đầu tư thêm các nguồn phân táng trong đó có gió và mặt trời, song song đó
cũng đầu tư và ứng dụng các công nghệ để vận hành thời gian thực như SCADA,
DMS, GIS, OMS và hệ thống tự động hóa trạm điện và lưới điện. Do vậy, đề tài
này cũng góp một phần đưa lưới điện Việt Nam dần tiến tới lưới điện thông minh.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc điều khiển đóng/ngắt giàn tụ bù tự động trên thanh các C41 và 42 tại
trạm Thống Nhất cũng như điều khiển tăng/giảm nấc MBA tại trạm Phú Thạnh đã
góp phần giảm tối thiểu lượng công suất phản kháng trên lưới điện và duy trì ổn
định mức điện áp theo quy định đã làm giảm đáng kể tổn thất trên lưới điện cũng
như đáp ứng chất lượng điện áp cho khách hang. Mô phỏng việc phát hiện sự cố,
khoanh vùng và cô lập sự cố, khôi phục điện nhanh cho khách hàng cũng sẽ sớm
10

được triển khai thực tế trên lưới nhằm đảm bảo độ tin cậy cũng như từng bước giảm
chỉ số độ tin cậy của các công ty Điện lực.
Hiện nay, phần mềm SmartVU của hãng Survalent/Canada đang được sử dụng
ngày càng nhiều tại các Tổng công ty cũng như Công ty Điện lực (sử dụng tại các
trung tâm điều khiển đặt tại phòng Điều độ và tại tác TBA 110kV) nên nội dung
nghiên cứu này sẽ giúp các Công ty Điện lực thuận tiện hơn trong quá trình phát
triển và quản trị hệ thống SCADA của hang Survalent.

1.6. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu lý thuyết kết hợp tình hình vận hành thực tế của công ty Điện lực
Đồng Nai. và mô phỏng trên phần mềm SmartVU.
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng trên phần mềm SmartVU.

1.7. Bố cục của luận văn


Bố cục của luận văn gồm 5 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu chung
+ Chương 2: Nghiên cứu phần mềm SmartVU để lập trình tự động hóa trạm
110kV và lưới điện trung thế.
+ Chương 3: Nghiên cứu các chức năng tự động hóa của trạm biến áp 110kV.
+ Chương 4: Nghiên cứu các chức năng tự động hóa lưới trung thế 22kV.
+ Chương 5: Kết luận và hướng phát triển tương lai
11

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SMARTVU ĐỂ LẬP TRÌNH


TỰ ĐỘNG HÓA TRẠM 110KV VÀ LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ

2.1. Giới thiệu cấu trúc và khái niệm phần mềm SCADA của hãng Survalent
2.1.1 Giới thiệu:
Thông thường phần mềm SCADA của Survalent bao gồm 3 phần: SCADA
Server, SCADA Client và WorldView. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm các chức năng khác
nhau.
- SCADA Server: module này là nơi mà database được lưu lại. Muốn khởi
động hệ thống thì cần phải có module này.
- SCADA Client: Cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa database và các ứng
dụng trên hệ thống (Mapping datapoint, Data Exchange, Point Resources, Alarms,
Automation,…).
- SmartVU: Dùng để tạo giao diện người-máy (HMI) cho người vận hành
(operator).
A. SCADA Server
Để khởi động hoặc ngừng server của hệ thống, ta sẽ dùng SCADA Manager của
module SCADA Server này. Trước đó, hãy chắc chắn là trong folder
…/quindar/SCADAServer/ đã có folder “Database”. Sử dụng Dongle key và
SCADA Manager để kích hoạt các chức năng phần mềm.
Khi tạo một database mới hoặc copy database từ một nơi khác về, folder database
đó phải được đặt tên lại chính xác là Database và dùng SrvAdjust.exe để điều chỉnh
lại toàn bộ database cho server.
B. SCADA Client
Ở module này, ta sẽ sử dụng SCADA Explorer. Để sử dụng SCADA Explorer,
phải kích hoạt bằng Dongle key trước như đã nói ở trên.
Cửa sổ SCADA Manager hiển thị như hình dưới. Vùng bên trái cho thấy cách mà
database được sắp xếp (ở đây là theo dạng cây - tree) Khi chọn một mục ở bên trái,
một list các database item của nhánh đó hiện ra ở vùng bên phải.
- Station, Communication Line, RTU, IED: dùng cho việc mapping các
datapoint
12

- Data Exchange: Giúp cho việc trao đổi data với các trạm chủ (master station)
trở nên dễ giàng hơn với việc sử dụng cùng giao thức (protocol) để kết nối với các
RTU.
- Alarms: Tạo ra các format (định dạng) của các cảnh báo cho hệ thống.
- Automation: Ứng dụng cho việc tự động hóa với việc tính toán database, sử
dụng command sequence…
- Access Control: quản lý, phân quyền tài khoản người dùng
- Report: Điều chỉnh lịch thu thập dữ liệu cho việc báo cáo (report)
C. SmartVU
SmartVu là một giao diện người dùng dạng bản đồ (world map user interface).
SmartVU chạy trên nền hệ điều hành Windows và vận hành như một “khách”
(client) đối với máy chủ SCADA.
Chương trình này sử dụng bản copy bản đồ của chính nó (được lưu trữ ngay tại ổ
cứng của PC đó) để liên kết đến các dữ liệu analog và status lấy được từ máy chủ
(host computer). Các hoạt động như “control” (điều khiển) hoặc “alarm
acknowledgement” (xác nhận cảnh báo).
SmartVU có đầy đủ các chức năng giúp hỗ trợ rất tốt cho việc tạo dựng sơ đồ, bản
đồ. PC sử dụng SmartVU không cần phải giao tiếp với máy chủ để có thể chỉnh sửa
bản đồ, ngoại trừ việc lấy thêm các data point.
2.1.2 Các cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA:
- Sơ đồ cấu trúc Single Sever, sơ đồ cấu trúc Dual Sever, sơ đồ cấu trúc Quad
Sever:
13

2.2. Cài đặt cấu hình và hiệu chỉnh phần mềm


2.2.1 Cài đặt phần mềm:
Gói phần mềm SCADA của Survalent gồm 4 phần mềm: SCADA Server, SCADA
Client, WorldView và SmartVU:
A. Hướng dẫn cài đặt phần mềm SCADA Server
Phần mềm cần được cài đặt đầu tiên là SCADA Server:
- Trong thư mục “new update” chứa file cài đặt, mở tập tin
“SCADAServer_setup”
- Cửa sổ cài đặt “Survalent SCADA Server – InstallShield Wirzard” xuất hiện.
Chọn “Next”.
- Chọn “Modify” nếu muốn cài đặt mới, “Repair” để sửa lỗi phần mềm bị
hỏng hoặc “Remove” nếu muốn xóa phần mềm SCADA Server.
- Tùy chọn những tính năng của phần mềm sẽ được cài đặt. Sau đó chọn
“Next”.
- Nhấn “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Khi quá trình cài đặt kết thúc, nhấn “Finish” để hoàn tất.
B. Hướng dẫn cài đặt phần mềm SCADA Client
Phần mềm tiếp theo cần được cài đặt là SCADA Client:
- Trong thư mục “new update” chứa file cài đặt, mở tập tin
“SCADAClient_setup”
- Cửa sổ cài đặt “Survalent SCADA Client – InstallShield Wirzard” xuất hiện.
Chọn “Next”.
- Chọn “Modify” nếu muốn cài đặt mới, “Repair” để sửa lỗi phần mểm bị
hỏng hoặc “Remove” nếu muốn xóa phần mềm SCADA Client. Sau đó chọn
“Next”.
- Tùy chọn những tính năng của phần mềm sẽ được cài đặt. Sau đó chọn
“Next”.
- Nhấn “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Khi quá trình cài đặt kết thúc, nhấn “Finish” để hoàn tất.
C. Hướng dẫn cài đặt phần mềm WorldView
Tiếp theo ta sẽ tiến hành cài đặt phần mềm WorldView:
14

- Trong thư mục “new update” chứa file cài đặt, mở tập tin
“WorldView_setup”
- Cửa sổ cài đặt “Survalent WorldView – InstallShield Wirzard” xuất hiện.
Chọn “Next”.
- Chọn “Modify” nếu muốn cài đặt mới, “Repair” để sửa lỗi phần mềm bị
hỏng hoặc “Remove” nếu muốn xóa phần mềm WorldView.
- Tùy chọn những tính năng của phần mềm sẽ được cài đặt. Sau đó chọn
“Next”.
- Nhấn “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Khi quá trình cài đặt kết thúc, nhấn “Finish” để hoàn tất.
D. Hướng dẫn cài đặt phần mềm SmartVU
Tiếp theo ta sẽ tiến hành cài đặt phần mềm SmartVU:
- Trong thư mục “new update” chứa file cài đặt, mở tập tin “SmartVU_setup”
- Cửa sổ cài đặt “Survalent SmartVU – InstallShield Wirzard” xuất hiện. Chọn
“Next”.
- Chọn “Modify” nếu muốn cài đặt mới, “Repair” để sửa lỗi phần mềm bị
hỏng hoặc “Remove” nếu muốn xóa phần mềm SmartVU.
- Tùy chọn những tính năng của phần mềm sẽ được cài đặt. Sau đó chọn
“Next”.
- Nhấn “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Khi quá trình cài đặt kết thúc, nhấn “Finish” để hoàn tất.
Lưu ý: Thứ tự cài Đặt:
- SCADA server
- SCADA Client
- WorldView
- SmartVU
Gỡ cài đặt ngược lại với thứ tự cài đặt
2.2.2 Kích hoạt khóa Dongle Key
Tiếp theo, ta sẽ tiến hành cài đặt phần mềm driver.
- Trong thư mục “SCADAServer” (C:\Program Files
(x86)\quindar\SCADAServer), mở tập tin “CBUSetup.exe”.
15

- Chọn “Install” và nhấn “Ok”.


2.2.3 Cấu hình chương trình Server Setup
Để config chương trình “Server Setup”, trong thư mục “SCADAServer”
(C:\Program Files (x86)\quindar\SCADAServer), mở chương trình “SCADA Server
Setup”.
- Nếu chương trình SCADA được chạy trên máy tính không được cắm trực
tiếp Dongle key, thì trong phần “This computer is Host” ta phải điền địa chỉ IP của
“Host”.
- Nếu chương trình SCADA được chạy ngay trên máy tính có cắm trực tiếp
Dongle Key, trong phần “License Key” ta sử dụng tùy chọn “USB”.
- Đến đây, chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt gói phần mềm SCADA của
hãng Surlavent cho máy tính.
2.2.4 Hướng dẫn chạy SCADA server của phần mềm Survalent
Trên màn hình desktop, kích chạy SCADA manager, lưu ý trước khi khởi động
server phải cắm Dongle key vào máy tính server.
Cửa sổ SCADA Manager
Chọn “Start” để kích hoạt, cửa sổ lúc đó sẽ như sau:

Cửa sổ SCADA Manager sau khi click “Start”


Sau khi kích hoạt, các phần mềm của Survalent đã có thể sử dụng, cụ thể là
SCADA Explorer và WorldView, SmartVU.
Lưu ý: Sau khi sử dụng xong, muốn rút Dongle key ra thì phải bấm nút “Stop” ở
SCADA Manager trước rồi mới được rút.
16

Chú ý: Sau khi nhấn “Stop”, nếu vẫn còn hiển thị như trên thì chưa được rút
Dongle key. Chờ đến khi “SCADA is stopping” chuyển thành “SCADA is not
running” thì mới được rút.
2.2.5 Lưu trữ sao chép cơ sở dữ liệu của hệ thống:
2.2.5.1 Lưu trữ cơ sở dữ liệu khi hoàn thành việc cấu hình hệ thống:
Sau khi đã hoàn tất công việc cấu hình cho hệ thống SCADA, thao tác lưu trữ dữ
liệu thường được dùng nhằm sao lưu hay chuyển cơ sở dữ liệu của hệ thống sang hệ
thống khác.
- Việc cần làm đầu tiên là lưu lại tất cả các công việc đã hoàn thành, sau đó
tắt phần mềm SCADA bằng chương trình SCADA Manager.
- Cơ sở dữ liệu của gói phần mềm SCADA được lưu trong 3 thư mục chính có
tên mặc định là Database, Standard, Templates:
- Database: là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin hệ thống, cấu trúc cơ sở dữ liệu của
SCADA Explorer, dữ liệu SCS,…. Địa chỉ mặc định của thư mục là: C:\Program
Files (x86)\quindar\SCADAServer\Database.
- Standard: là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu HMI của phần mềm SmartVU. Địa
chỉ mặc định của thư mục là: C:\Program Files (x86)\Survalent\SmartVU\Standard.
- Templates: là nơi lưu trữ các Template được tạo. Địa chỉ mặc định của thư
mục là: C:\Program Files (x86)\quindar\SCADAClient\Templates.
- Để lưu trữ cơ sở dữ liệu của hệ thống, sau khi tắt phần mềm SCADA, ta chỉ
cần sao chép lại 3 thư mục trên .
2.2.5.2Hướng dẫn sao chép cơ sở dữ liệu
Trong một số trường hợp, chúng ta cần sử dụng cơ sở dữ liệu đã được tạo dựng sẵn
từ trước, khi đó ta sẽ sao chép cơ sở dữ liệu sẵn có này vào hệ thống.
- Việc cần làm đầu tiên là tắt phần mềm SCADA bằng chương trình SCADA
Manager. Sau đó lưu lại cơ sở dữ liệu hiện hữu (trong ba thư mục Database,
Standard, Templates) sang 1 địa chỉ khác hoặc đổi tên 3 thư mục này khác với tên
mặc định ban đầu.
- Sao chép 3 thư mục (Database, Standard, Templates) có chứa cơ sở dữ liệu
cần sao chép vào các thư mục SCADAServer, SmartVU, SCADAClient theo thứ tự
tương ứng. Lưu ý: 3 thư mục Database, Standard, Templates phải được đổi tên theo
17

đúng như tên mặc định để phần mềm SCADA có thể nhận biết đúng được thư mục
chứa cơ sở dữ liệu.
- Sau khi tiến hành sao chép dữ liệu vào đúng địa chỉ, mở chương trình
“Adjust Database” trong thư mục SCADAServer (C:\Program Files
(x86)\quindar\SCADAServer).
- Nhấn nút “Adjust” để chương trình update cơ sở dữ liệu mới vào hệ thống.
Khi đã hoàn thành update dữ liệu và nhấn “Finish” để kết thúc.
- Đến đây, chúng ta đã có thể mở lại phần mềm SCADA bằng SCADA
Manager và tiến hành thao tác trên cơ sở dữ liệu vừa được cập nhật.

2.3. Hường dẫn cấu hình, tạo cơ sở dữ liệu cho hệ thống SCADA-(Database và
HMI)
Tạo Database với SCADA Explorer
Trước khi tiến hành, người dùng cần kích hoạt các chức năng của phần mềm với
Dongle key.
2.3.1 Station:
Station có thể coi là một nhóm các point được gom lại với nhau. Việc nhóm các
point lại để tạo nên một (hoặc nhiều) station là tùy vào người dùng.
Để tạo một station database, trước hết chạy chương trình SCADA Explorer

Trong SCADA Explorer, chọn “Station” như trên hình, ở khoảng trống tương ứng
bên phải, click chuột phải và chọn”New”. Cửa ổ “New Station” sẽ hiện ra như hình
dưới. Nhập các thông tin cần thiết cho station (Name, Zone Group, User Type…)
rồi click “OK”.
18

Cửa sổ New Station


- Name: tên station
- Description: Mô tả ngắn gọn
- Zone Group: Dùng để giới hạn quyền truy cập, tùy theo người dùng log in
vào account nào. Người dùng có thể chọn hoặc tự tạo riêng một Zone (Zone Group)
bằng cách: Mở rộng mục Access Control  Chọn Zone (Zone Group)  right click vùng
bên phải, chọn New

- User Type: Cũng như Zone Group, người dùng có thể User Type sẵn có hoặc
tự tạo riêng bằng cách:
- Mở rộng mục Point Resources  Chọn User Point Types  right click vùng
bên phải, chọn New
19

2.3.2 Communication Lines:


Communication line là một thành phần của database, đại diện cho môi trường kết
nối với các RTU.
Phần mềm SCADA server sẽ chạy scan task riêng biệt với mỗi communication line
được tạo. Mỗi scan task sẽ kiểm tra, thăm dò (poll) RTU gắn vơi communication
line đó và lưu dữ liệu nhận được vào database.
Mỗi communication line có 1 status point tương ứng để chỉ trạng thái của nó (có
nhận được data hay không)
Ở đây, ta lấy ví dụ 1 station với tên “TestStation”. Mở rộng “Station” (click vào dấu
[+]) để thấy tên station mới tạo và tiếp tục mở rộng station đó, chọn “Status” như
hình dưới. Cũng như khi tạo station, click phải vào vùng bên phải và chọn “New”
để tạo 1 status point.
Mục đích của việc này là để tạo 1 status point cho Communication Line (ngắn gọn
là comm.line) sẽ tạo ở bước tiếp theo. Đây là point trạng thái của com.line đó và là
điều kiện tiên quyết trước khi tạo bất cứ com.line nào.

Chọn Station Name tương ứng (ở đây là TestStation) và các mục khác theo ý muốn.
Trong thẻ Alarm, ở mục Alarm Format, chọn Format01. Xong click “OK”.
Việc tạo communication line lúc này cũng tương tự như tạo Station. Chọn
Communication Lines như hình, click chuột phải vào vùng bên phải rồi chọn
“New”.
20

Tag General:

- Name: Đặt tên cho Commline


- Description: Mô tả
- Link Status: chọn status point cho commline này, chính là status point đã tạo ở
phần Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Mode: kiểu quét dữ liệu (Poll, Quiescent)
- Protocol: Chọn giao thức sử dụng.
- All Data: thời gian yêu cầu RTU quét toàn bộ dữ liệu
- Poll Retry Count: số lần quét xuống trạm khi mất dữ liệu (hết thời gian này thì
phần mềm sẽ báo mất kết nối trong cửa sổ Event)
- Time Between Scans: khoảng thời gian giữa các lần quét.
- Dll Long Response Timeout: thời gian cho 1 lần quét.
21

- Display Extra Configuration Switches: nhập lệnh để hệ thống lưu log file:
/log=Debug
-> Tùy từng loại RTU mà người dùng set các thông số, tùy chọn cho phù hợp.
Tag Connections:

- Host Name: nhập địa chỉ RTU (nếu dùng giao thức IEC-104), nhập địa chỉ
thiết bị gần nhất, VD Terminal server (nếu dùng IEC-101)
- Port: 2404 (sử dụng cho IEC-104), nếu IEC-101 nhập vào port trên thiết bị
chuyển đổi.
Tag IEC104 và Statistics: để mặc định.

2.3.3 RTU:
Một RTU ở đây đại diện cho một RTU trên thực tế hoặc một vài loại IED khác có
kết nối trực tiếp với communication line.
Cũng giống như Communication line RTU cũng cần 1 status point chỉ trạng thái.
Việc tạo status point cho RTU cũng tương tự như cho comm.line. Trong mục User
Type, thay vì chọn Comm.line thì chọn RTU.
Trong thẻ Alarms, chọn Format01 trong Alarm Format. Xong click “OK”
Tạo RTU tương tự như Communication line:
22

Chọn mục “RTU” rồi click phải chuột vào vùng bên trái, chọn “New”.

Chọn tên cho RTU, chọn comm.line tương ứng… Thực hiện các thao tác chọn, kéo
thả status point tương ứng như đối với Communication Lines.
Tag General:
- Name: đặt tên cho RTU
- Link Status: chọn status point cho Rtu này, chính là status point đã tạo ở phần
Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Communication Line: chọn tên Commline đã tạo trong phần Communication
Line
- Connection: chọn Use Comline Settings
- Address: nhập vào địa chỉ ASDU Adress đã được cấu hình trong RTU
Các tag con lại để mặc định
23

2.3.4 Tạo Status Point: (tín hiệu trạng thái, điều khiển, cảnh báo)
- Status point được dùng để chỉ trạng thái của thiết bị, có 3 cách để tạo một status
point:
a) Tạo từ Station:
- Mở rộng Station/ chọn Station cần tạo status point/ Status/ bên phải r.click
chọn New
b) Tạo từ Communication Line:
- Mở rộng Communication Line/ chọn CommLine cần tạo status point/ chọn
Rtus/ Status/ bên phải r.click chọn New
c) Tạo từ Rtus:
- Mở rộng Rtus/ chọn RTU tương ứng cần tạo status point/ status/ bên phải
r.click chọn New

Tag General:
- Station: chọn tên station đã tạo ở phần station.
- Name: đặt tên cho thiết bị.
- Description: mô tả
- User Type: phân loại các point
- Device Class: xác định loại Alarm cho point đó.
24

+ Momentary:chuyển trạng thái Alarm, chỉ báo khi tín hiệu = 1, tín hiệu =0
thì không đưa vào cửa sổ Alarm.
+ Sustained: Alarm lên xuống đề báo (khi ACK xong sẽ xuất hiện chữ CL
bên cạnh tín hiệu).
+ Non-Alarm: không báo alarm
+ 4-State Moment:Báo alarm khi tín hiệu lên 0, 1, 2, 3
+ Special Breaker:
+ Trip:
- Zone Group: giới hạn quyền điều khiển thiết bị
- Command-State: hiển thị giá trị trả về của thiết bị trên cửa sổ Alarm và Opr
25

Sum
- Privilege Mode: áp đặt phân quyền
- Event Data Recording: lưu vào Event
Tag Telemetry:

- RTU: chọn tên RTU tương ứng


- Address: nhập địa chỉ cho trạng thái
- Object Type: chọn kiểu dữ liệu cho point
- Format: kiểu hiển thị dữ liệu Close, Open khi giá trị của trạng thái trả về
tương ứng 0,1
- Control-0, Control-1: nhập cùng một địa chỉ điều khiển
- Object Type: chọn kiểu dữ liệu điều khiển 0,1 tương ứng với On, Off
Tag Alarm:
- Priority: độ ưu tiên sẽ hiển thị cạnh Alarm, Event khi trạng thái thay đổi 0,
1, 2, 3
- Command String: hiển thị trong cửa sổ alarm, event hiện trạng tín hiệu sau
khi thực hiện lệnh điều khiển.
- State String: hiển thị trạng thái của tín hiệu trong cửa sổ alarm, event
- Normal State: trạng thái chưa binh thường chưa thay đổi
- Alarm Format: chọn kiểu hiển thị dữ liệu trong trang alarm, event
2.3.5 Tạo Analog Point: (tín hiệu đo lường)
- Cách tạo tương tự Status point
- Scale Factor: nhập thông số scale
- Engineering Units: đơn vị đo lường.
Tag Telemetry:
- RTU: chọn tên RTU đã tạo tương ứng.
- Address: nhập địa chỉ đo lường
- Object Type: chọn kiểu type (5, 9, 13)
+ 5: Step Position
+ 9: Normalized deadband hoặc Scaled deadband
+ 13: Short float deadband
- Format: mặc định.
Tag Alarm:
Cảnh báo khi có giá trị vượt ngưỡng.
- PreEmerg: tương ứng giá trị trả về LO, HI
- Emergency: tương ứng giá trị trả về LOLO, HIHI
- Unreason: tương ứng giá trị trả về LOLOLO, HIHIHI
2.3.6 Hướng dẫn định dạng format code cho các biến Status, Analog
Format code là cách mà Scan task quy định việc chuyển đổi từ những giá trị được
lấy từ tủ thành giá trị trong cơ sở dữ liệu. Ý nghĩa của từng kiểu Format code ứng
với các giao thức khác nhau là khác nhau. Trong cẩm nang này, chúng ta sẽ tìm
hiểu việc định dạng Format Code cho các biến Status, Analog cho từng giao thức
DNP3, IEC101, IEC104 và IEC 61850.
A. Giao thức DNP 3.0
1. Biến Status:
- Format 1: dùng cho các biến single bit thông thường. Giá trị nhận được từ
RTU là 0 và 1 sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với giá trị tương ứng là 0 và 1.
- Format 2: dùng cho các biến single bit đảo ngược. Giá trị nhận được từ
RTU là 0 và 1 sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với giá trị tương ứng là 1 và 0.
- Format 3, 4, 5, 6, 7 và 8: những Format này cho phép những biến dual-bit
được map theo 6 cách khác nhau theo 1 cách trình bày phù hợp:
- Format 3: quy định “low bit on = open” và “high bit on = closed”. Khi cả 2
bit ở đều off có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 4: quy định “low bit on = closed” và “high bit on = open”. Khi cả 2
bit ở đều off có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 5: quy định “low bit off = closed” và “high bit off = open”. Khi cả 2
bit ở đều on có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 6: quy định “low bit off = open” và “high bit off = closed”. Khi cả 2
bit ở đều on có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 7: quy định giá trị của 2 bit nhận từ RTU lưu trữ trong cơ sở dữ lưu
như chính giá trị của nó.
- Format 8: quy định giá trị của 2 bit nhận từ RTU lưu trữ trong cơ sở dữ lưu
như nghịch đảo giá trị của nó.
2. Biến Analog: Format code của biến analog được quy định theo bảng dưới
đây:
Trong phần lớn các trường hợp, với giao thức DNP3, biến Analog được định dạng
theo Format 1.
B. Giao thức IEC101/104
1. Biến Status:
- Format 1: dùng cho các biến single bit thông thường. Giá trị nhận được từ
RTU là 0 và 1 sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với giá trị tương ứng là 0 và 1.
- Format 2: dùng cho các biến single bit đảo ngược. Giá trị nhận được từ
RTU là 0 và 1 sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với giá trị tương ứng là 1 và 0.
- Format 3, 4, 5, 6, 7 và 8: những Format này cho phép những biến dual-bit
được map theo 6 cách khác nhau theo 1 cách trình bày phù hợp:
- Format 3: quy định “low bit on = open” và “high bit on = closed”. Khi cả 2
bit ở đều off có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 4: quy định “low bit on = closed” và “high bit on = open”. Khi cả 2
bit ở đều off có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 5: quy định “low bit off = closed” và “high bit off = open”. Khi cả 2
bit ở đều on có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 6: quy định “low bit off = open” và “high bit off = closed”. Khi cả 2
bit ở đều on có nghĩa biến đang trong trạng thái chuyển tiếp (transition).
- Format 7: quy định giá trị của 2 bit nhận từ RTU lưu trữ trong cơ sở dữ lưu
như chính giá trị của nó.
- Format 8: quy định giá trị của 2 bit nhận từ RTU lưu trữ trong cơ sở dữ lưu
như nghịch đảo giá trị của nó.
2. Biến Analog: Format code của biến analog theo giao thức IEC101/104 được
quy định theo bảng dưới đây:
Trong phần lớn các trường hợp, với giao thức IEC101, biến Analog được định dạng
theo Format 1.
C. Giao thức IEC 61850
1. Biến Status: Format code của biến Status trong giao thức IEC61850 được qui
định giống IEC101/104.
2. Biến Analog: Format code của biến analog theo giao thức IEC61850 được
quy định theo bảng dưới đây:
2.3.7 Hướng dẫn tạo cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC60870-5-101
Trước khi tiến hành tạo cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC101, vui lòng tham khảo tài
liệu “DB-400, Windows SCADA Database Editing Overview” để hiểu rõ hơn cấu
trúc cơ sở dữ liệu của phần mềm SCADA. Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ đề cập
chi tiết đến những vấn đề quan trọng của IEC101 scan task.
A. Communication Line
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Communication Line” cho IEC101 scan task. Trước tiên để làm quen
với khái niệm “Communication Line”, vui lòng tham khảo tài liệu “DB-401, Point
Database Editing Guide”.

- Name: Đặt tên cho Commline


- Description: Mô tả
- Link Status: chọn status point cho commline này, chính là status point đã tạo ở
phần Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Mode: kiểu quét dữ liệu (Poll, Quiescent)
+ Chế độ Poll: Ở chế độ hoạt động này, scan task liên tục thăm dò (poll) từ tất
cả các RTU được định nghĩa trong communication line của nó.
+ Chế độ Quiescent: Ở chế độ này, scan task sẽ đợi các RTU gửi báo cáo khi
có sự thay đổi dữ liệu.
- Protocol: Chọn giao thức muốn sử dụng để kết nối với các RTU với
“Communication line” này. Ở đây chúng ta chọn IEC101 từ danh sách các giao
thức.
- Auto Start: Đánh dấu chọn mục này nếu muốn scan task tự động kích hoạt khi
phần mềm SCADA được khởi động (cả trong trường hợp khởi động từ đầu hay khởi
động lại sau khi bị lỗi).
- All Data: thời gian yêu cầu RTU quét toàn bộ dữ liệu
- Accumulator: xác định thời gian giữa những câu lệnh Accumulator Freeze.
- Time Sync Interval: xác định thời gian đồng bộ giữa các RTU.
- Poll Retry Count: số lần quét xuống trạm khi mất dữ liệu (hết thời gian này thì
phần mềm sẽ báo mất kết nối trong cửa sổ Event)
- Time Between Scans: khoảng thời gian giữa các lần quét.
- Dll Long Response Timeout: thời gian cho 1 lần quét.
- Display Extra Configuration Switches: nhập lệnh để hệ thống lưu log file:
/log=Debug
-> Tùy từng loại RTU mà người dùng set các thông số, tùy chọn cho phù hợp.
1. Connections
- Host Name: Địa chỉ thiết bị chuyển đổi tín hiệu (Terminal Server)
- Port: Port trên thiết bị chuyển đổi tín hiệu
2. IEC 101
B. RTU
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “RTU” cho IEC101 scan task.
1. General

Tag General:
- Name: đặt tên cho RTU
- Link Status: chọn status point cho Rtu này, chính là status point đã tạo ở phần
Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Communication Line: chọn tên Commline đã tạo trong phần Communication Line
- Connection: chọn Use Comline Settings
- Address: nhập vào địa chỉ ASDU Adress đã được cấu hình trong RTU
Các tag con lại để mặc định
C. Status Point
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Status point” cho IEC101 scan task. Vì tài liệu này chỉ tập trung vào
những mục quan trọng của IEC101 nên sẽ chỉ có thẻ Telemetry được đề cập.
1. Telemetry
Telemetry Address: là địa chỉ dùng để xác định vị trí của status point trong RTU. Để
sử dụng, đánh dấu chọn ô “Address” trong phần Input.

Trong đó:
- A: là “point number” được quy định trong IEC101 Datapoint List sẽ được
đính kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: Object type, được quy định theo bảng bên dưới.
- C: xác định bit nếu status point kiểu Bitstring.
- D: Không dùng đến với IEC101 Scan Task.
2. Control: Địa chỉ của các biến Control open (0) và close (1) được định nghĩa
cho mỗi status point dùng để xác định vị trí của của chúng trong RTU. Để sử dụng,
đánh dấu chọn vào ô “Control” tương ứng.
Trong đó:
- A: là “Control point number” được quy định trong IEC101 Datapoint List sẽ
được đính kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: “Object type” được định nghĩa theo bảng 5-11.
- C: Không sử dụng.
- D: Không sử dụng.
D. Analog Point
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Analog point” cho IEC101 scan task. Vì tài liệu này chỉ tập trung vào
những mục quan trọng của IEC101 nên sẽ chỉ có thẻ General được đề cập.

1. Telemetry: xác định kiểu và vị trí của analog point trong RTU. Để sử dụng,
đánh dấu chọn ô “Address” trong phần Telemetry. Chọn RTU cần để lấy dữ liệu và
điền thông tin vào các thông số A, B, C, D bên dưới.
Trong đó:
- A: “Point number” được quy định trong IEC101 Datapoint List sẽ được đính
kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: “Object type” được định nghĩa theo Table 6-2. Giá trị thông thường được
chọn là “11”.
- C: Không dùng đến với IEC101 Scan Task.
- D: Không dùng đến với IEC101 Scan Task.
2. Format Code: đã định nghĩa phần trên
3. Scale Factor and Offset: “Scale Factor” và “Offset” là những thông số quy
đổi, được dùng để chuyển từ “giá trị thô” được lấy từ RTU (raw input value) sang
“giá trị hiển thị” (engineering value). Hai giá trị này được tính toán theo biểu thức
dưới đây:

Có thể tham khảo thêm ví dụ trang 73/95 tài liệu IEC 870-5-101 Scan Task User's
Guide.
4. Clamp: dùng để định nghĩa khoảng “deadband” của giá hiển thị (engineering
value) mà nếu giá trị đó nằm trong khoảng deadband thì sẽ được hiển thị bằng 0.
Điều này cho phép ta loại bỏ những tín hiệu nhiễu quanh khoảng giá trị 0 của thông
số hiển thị. Zero Clamp Deadband chỉ được áp dụng với các analog point có Format
code là 1 hoặc 2.
5. Exception Window: dùng để định nghĩa khoảng “deadband” của giá trị thô
(raw value) mà nếu sự thay đổi của giá trị thô nằm trong khoảng deadband này thì
RTU sẽ không gửi tín hiệu analog mới.
E. Hiển thị Communication
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách hiển thị đường truyền bằng việc sử dụng
phần mềm ScanMon.

Để kết nối với Scan task, chúng ta cần điền thông tin vào “Task name” với giá trị là
“IEC101”+địa chỉ của communication line. Ví dụ: nếu communication line có giá
trị là 6, thì thông số cần điền vào “Task name” sẽ là “IEC1016”. Tiếp theo, nhập địa
chỉ của RTU (được quy định trên chính RTU đó). Chọn kiểu giá trị muốn xem trong
mục “Log Type” và nhấn “OK”.
Lưu ý : Nếu không thể kết nối với RTU, cần kiểm tra lại cáp kết nối và địa chỉ
cổng
COM trong mục Communication line – Channel.
2.3.8 Hướng dẫn tạo Cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC104
Trước khi tiến hành tạo cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC104, vui lòng tham khảo tài
liệu “DB-400, Windows SCADA Database Editing Overview” để hiểu rõ hơn cấu
trúc cơ sở dữ liệu của phần mềm SCADA. Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ đề cập
chi tiết đến những vấn đề quan trọng của IEC104 scan task.
A. Communication Line
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Communication Line” cho IEC104 scan task.
1. General:

- Name: Đặt tên cho Commline


- Description: Mô tả
- Link Status: chọn status point cho commline này, chính là status point đã tạo ở
phần Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Protocol: Chọn giao thức muốn sử dụng để kết nối với các RTU với
“Communication line” này. Ở đây chúng ta chọn IEC104 từ danh sách các giao
thức.
- Auto Start: Đánh dấu chọn mục này nếu muốn scan task tự động kích hoạt khi
phần mềm SCADA được khởi động (cả trong trường hợp khởi động từ đầu hay khởi
động lại sau khi bị lỗi).
- Mode: kiểu quét dữ liệu (Poll, Quiescent)
- All Data: thời gian yêu cầu RTU quét toàn bộ dữ liệu
- Poll Retry Count: số lần quét xuống trạm khi mất dữ liệu (hết thời gian này thì
phần mềm sẽ báo mất kết nối trong cửa sổ Event)
- Time Between Scans: khoảng thời gian giữa các lần quét.
- Dll Long Response Timeout: thời gian cho 1 lần quét.
- Display Extra Configuration Switches: nhập lệnh để hệ thống lưu log file:
/log=Debug
-> Tùy từng loại RTU mà người dùng set các thông số, tùy chọn cho phù hợp.
2. Connections:
- Host Name: nhập địa chỉ RTU (nếu dùng giao thức IEC-104), nhập địa chỉ
thiết bị gần nhất, VD Terminal server (nếu dùng IEC-101)
- Port: 2404 (sử dụng cho IEC-104), nếu IEC-101 nhập vào port trên Terminal
server.
3. Tag IEC104 và Statistics: để mặc định.
B. RTU
Một RTU ở đây đại diện cho một RTU trên thực tế hoặc một vài loại IED khác có
kết nối trực tiếp với Communication line. Cũng giống như Communication line,
RTU cũng cần 1 status point để chỉ trạng thái
Tag General:
- Name: đặt tên cho RTU
- Link Status: chọn status point cho Rtu này, chính là status point đã tạo ở phần
Station (chọn bằng cách giữ chuột status point kéo thả vào).
- Communication Line: chọn tên Commline đã tạo trong phần Communication
Line
- Connection: chọn Use Comline Settings, khi chọn Commline này thì không
cần cấu hình tab Connections và Statistics.
- Address: nhập vào địa chỉ ASDU Adress đã được cấu hình trong RTU, giá trị
của địa chỉ này phải là duy nhất và nằm trong khoảng (1; 254) nếu địa chỉ RTU dài
1 octet; trong khoảng (1;65534) nếu địa chỉ RTU dài 2 octet.
Các tag con lại để mặc định
C. Status Point
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Status point” cho IEC104 scan task.Vì tài liệu này chỉ tập trung vào
những mục quan trọng của IEC104 nên sẽ chỉ có thẻ Telemetry được đề cập.
Telemetry
Telemetry Address:là địa chỉ dùng để xác định vị trí của status point trong RTU. Để
sử dụng, đánh dấu chọn ô “Address” trong phần Input.

Trong đó:
- A: là “point number” được quy định trong IEC104 Datapoint List sẽ được
đính kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: Object type, được quy định theo bảng bên dưới.
- C: xác định bit nếu status point kiểu Bitstring.
- D: Không dùng đến với IEC104 Scan Task.
a. Control: Địa chỉ của các biến Control open (0) và close (1) được định nghĩa
cho mỗi status point dùng để xác định vị trí của của chúng trong RTU. Để sử dụng,
đánh dấu chọn vào ô “Control” tương ứng.
Trong đó:
- A: là “Control point number” được quy định trong IEC104 Datapoint List sẽ
được đính kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: “Object type” loại lệnh điều khiển được định nghĩa theo bảng ngay bên
dưới.
- C: Không sử dụng.
- D: Không sử dụng.
D. Analog Point
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc những vấn đề quan trọng trong việc định
nghĩa một “Analog point” cho IEC104 scan task.Vì tài liệu này chỉ tập trung vào
những mục quan trọng của IEC104 nên sẽ chỉ có thẻ General được đề cập.

a. Telemetry: xác định kiểu và vị trí của analog point trong RTU. Để sử dụng,
đánh dấu chọn ô “Address” trong phần Telemetry. Chọn RTU cần để lấy dữ liệu và
điền thông tin vào các thông số A, B, C, D bên dưới.
Trong đó:
- A: “Point number” được quy định trong IEC104 Datapoint List sẽ được đính
kèm bởi nhà cung cấp thiết bị.
- B: “Object type” được định nghĩa theo bảng bên dưới. Giá trị thông thường
được chọn là “11”.
- C: Không dùng đến với IEC104 Scan Task.
- D: Không dùng đến với IEC104 Scan Task.
b. Format Code: Phần Format code sẽ được đề cập chi tiết trong phần 19 “
Hướng dẫn cách định dạng Format Code cho các loại biến analog, status,
command” của tập cẩm nang này.
c. Scale Factor and Offset: “Scale Factor” và “Offset” là những thông số quy
đổi, được dùng để chuyển từ “giá trị thô” được lấy từ RTU (raw input value) sang
“giá trị hiển thị” (engineering value). Hai giá trị này được tính toán theo biểu thức
dưới đây:

Có thể tham khảo thêm ví dụ trang 73/95 tài liệu IEC 870-5-104 Scan Task User's
Guide.
d. Clamp:dùng để định nghĩa khoảng “deadband” của giá hiển thị (engineering
value) mà nếu giá trị đó nằm trong khoảng deadband thì sẽ được hiển thị bằng 0.
Điều này cho phép ta loại bỏ những tín hiệu nhiễu quanh khoảng giá trị 0 của thông
số hiển thị. Zero Clamp Deadband chỉ được áp dụng với các analog point có Format
code là 1 hoặc 2.
e. Exception Window: dùng để định nghĩa khoảng “deadband” của giá trị thô
(raw value) mà nếu sự thay đổi của giá trị thô nằm trong khoảng deadband này thì
RTU sẽ không gửi tín hiệu analog mới.
E. Hiển thị Communication
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách hiển thị đường truyền bằng việc sử dụng
phần mềm ScanMon.

Để kết nối với Scan task, chúng ta cần điền thông tin vào “Task name” với giá trị là
“IEC104” +địa chỉ ID của communication line. Ví dụ: nếu communication line theo
giao thức IEC104 có ID là 4, thì thông số cần điền vào “Task name” sẽ là
“IEC1044”. Tiếp theo, nhập địa chỉ của RTU (được quy định trên chính RTU đó).
Chọn kiểu giá trị muốn xem trong mục “Log Type” và nhấn “OK”.
Lưu ý: Nếu không thể kết nối với RTU, cần kiểm tra lại cáp kết nối và địa chỉ cổng
thông tin trong mục Communication line – Channel.
2.3.9 Phân cấp tài khỏa người dùng khi sử dụng hệ thống SCADA Survalent
A. Vấn đề: nhằm mục đích giới hạn quyền thao tác trong hệ thống SCADA,
chúng ta nên cài đặt các tài khoản sử dụng (user account) cho người dùng trong hệ
thống.
B. Các bước thực hiện:
Trong cây thư mục của phần mềm SCADA Explorer chọn Access Control và nhấp
vào dấu “+” để mở rộng các danh mục bên trong và thực hiện thao tác như sau:
1. Tạo các vùng thiết bị, điểm dữ liệu (datapoint) Zone, để tạo thành nhóm các thiết
bị, điểm dử liệu mà account sẽ được thao tác.
- Chọn Zone trên cây thư mục, sau đó click phải vào của sổ bên phải chọn
New.
- Một của sổ “New Zone” hiện ra và tại đây chỉ cần đặt tên cho các Zone mà
mình cần sử dụng vào phần Name và Ok.
2. Tạo nhóm các vùng thiết bị ZoneGroup để nhóm các Zone vừa tạo thành một
hay nhiều Zone, và sử dụng để khai báo cho từng tài khoản (account) có thể thao
tác.
- Chọn Zone Groups trên cây thư mục, sau đó click phải vào của sổ bên phải
chọn New.
- Đặt tên cho Zone Group tại Name, chọn các Zone trực thuộc nhóm này tại
phần Is a member of these zones, và Ok.
3. Tạo quyền hạn thao tác cho các tài khoản User Right. Chọn Use Rights trên
cây thư mục, sau đó click phải vào của sổ bên phải chọn New. Các thao tác này
gồm:
- Thao tác trên giao diện Alarm
- Thai tác chỉnh sửa Edit
- Thao tác trên giao diện OMS
- Thao tác trên giao diện lập trình logic Commend Sequence
- Thao tác vận hành Operator
- Thao tác trên giao diện Oto’s Guarantees
- Thao tác trên giao diện HMI Worldview.
Tùy vào quyền hạn của Account mà chúng ta chọn các quyền thao tác phù hợp.
4. Tạo tài khoản sử dụng Users.
- Chọn Users trên cây thư mục, sau đó click phải vào của sổ bên phải chọn
New.
- User Name: tên tài khoản dùng để đăng nhập
- User Rights: chọn quyền hạn của tài khoản.
- Trong phần Zone Groups khai báo nhóm khu vực mà tài khoản có thể thao
tác
- Primary Password: mật khẩu dùng để đăng nhập
- Secondary Password: mật khẩu cấp 2
- Chọn Ok sau khi hoàn thành. Và có thể sử dụng tài khoản này để đăng nhập
vào hệ thống SCADA
2.3.10 Hướng dẫn thiết lập nội dung cảnh báo hiển thị trên màn hình Alarm
của HMI
A. Vấn đề: khi vận hành trên HMI, nhưng cảnh báo hiện ra với nội dung để báo
hiệu cho người vận hành những cảnh báo nào đang tồn tại trong hệ thống. Nội dung
cảnh báo có thể tùy chọn theo yêu cầu và được thực hiện như sau.
B. Các bước thực hiện:
1. Trên cây thư mục của phần mềm SCADA Explorer chọn Alarms và click
vào dấu “+” để xem các tính năng bên trong.
2. Chọn nhánh Alarm Formats bên trong ứng dụng Alarms, ta sẽ thấy bên của
sổ bên phải các lựa chọn Format mặc định của phần mềm.
3. Với các lựa chọn Format mặc định, ta có thể click phải lên đó và chọn Edit,
cửa sổ Edit Alarm Format xuất hiện, tại đây ta có thể cấu hình nội dung tin nhắn tùy
ý bằng cách nhập các code ở bảng bên dưới vào phần Format. Các code này bao
hàm nội dung đi kèm theo nó khi xuất lên HMI. Chọn Ok khi hoàn thành.
4. Nếu muốn tạo một Alarm Format mới, click phải vào bất kỳ chọn lựa trong
cửa sổ bên phải và chọn New. Cửa sổ New Alarm Format xuất hiện. Điền tên của
Alarm Format mới theo ý của bạn và nhập code nội dung cua tin nhắn Alarm vào
phần Format tương tự như bước 3. Chọn Ok khi hoàn thành.
5. Sau khi đã có các Alarm Format theo mong muốn. Khi mapping dữ liệu cho
thiết bị ta có thể chọn những Format này để hiển thị alarm cho từng điểm dữ liệu
của thiết bị ở phần Alarm Format của thao tác mapping.
2.3.11 Hướng dẫn cách tại “Command State Strings”
Chuỗi lệnh/trạng thái (command/state strings) thể hiện lệnh điều khiển lên thiết bị
(tương ứng với lệnh 0 – 1) và trạng thái của RTU (tương ứng trạng thái 0 – 1 – 2 –
3). Các chuỗi lệnh/trạng thái được thiết lập trong bảng chuỗi lệnh/trạng thái
(Command State String Table). Tất cả các biến trạng thái (Status point) đều sử dụng
chuỗi lệnh/trạng thái để thể hiện trạng thái, và lệnh được ban hành.
Với biến đơn (single-bit), ta sẽ có 2 giá trị tương ứng 0 và 1. Với biến đôi (dual-bit),
ta sẽ có 4 giá trị tương ứng 0, 1, 2 và 3. Tương ứng với mỗi giá trị sẽ có 1 chuỗi và
mỗi chuỗi sẽ có tối đa 32 ký tự.
Bảng chuỗi lệnh/trạng thái nằm trong mục Point Resources, cột bên trái của giao
diện SCADA Explorer.
Bảng chuỗi lệnh/trạng thái
Bằng cách click phải vào bảng, sẽ xuất hiện khung nhỏ:
- New: tạo mới
- Model: copy chuỗi cũ thành 1 chuỗi mới với dữ liệu giữ nguyên (với
lựa chọn này, bắt buội phải click đúng vào vị trí của chuỗi muốn được copy)
- Edit: chỉnh sửa thông tin chuỗi
- Delete: xóa chuỗi
- Find: tìm chuỗi
- Print: in chuỗi
- Refresh: làm mới danh sách
Khung khởi tạo/chỉnh sửa chuỗi lệnh/trạng thái hiện ra sau khi click chọn vào 1
trong 3 mục trên.
Khung khởi tạo và chỉnh sửa chuỗi lệnh/trạng thái
Trong đó:
- General:
- Name: tên chuỗi
- Description: giải thích chuỗi
- Command: lệnh
- Command 0: lệnh 0 – tương ứng giá trị 0 của biến trạng thái
- Command 1: lệnh 1 – tương ứng giá trị 1 của biến trạng thái
- Command 2: lệnh 2 – tương ứng giá trị 2 của biến trạng thái
- Command 3: lệnh 3 – tương ứng giá trị 3 của biến trạng thái
- State: trạng thái
- State 0: trạng thái 0 – tương ứng giá trị 0 của biến trạng thái
- State 1: trạng thái 1 – tương ứng giá trị 1 của biến trạng thái
- State 2: trạng thái 2 – tương ứng giá trị 2 của biến trạng thái
- State 3: trạng thái 3 – tương ứng giá trị 3 của biến trạng thái
Chuỗi lệnh (Command Strings) được sử dụng trong bảng điều khiển của pushbutton
trong giao hiện HMI (Label control pushbuttons in dialog boxes) và trang báo cáo
sự kiện điều khiển (Log control operation).
Chuỗi trạng thái (State Strings) được sử dụng để thể hiện trạng thái của biến trạng
thái trong:
- Cảnh báo
- Bản đồ và các giao diện khác
- Báo cáo
- Bảng xem biến trạng thái (Tabular status point viewer)
2.3.12 Cách tạo “Tag” hiển thị trên HMI vận hành
Trong phần mềm STC Explorer, Survalent hỗ trợ cách tạo loại Tag (Tag type) để
người vận hành có thể sử dụng. Trong cột bên trái của STC Explorer, mục “Tags
and Guarantees”, chúng ta chỉ quan tâm đến 2 phần con của Tag là Tags và Tag
Types.
A. Tags:
Phần này cho phép người kỹ sư theo dõi:
1. Name: Tên biến
2. Description: Chú thích
3. ID: Mã số của Tag trong bảng
B. Loại Tag (Tag Types):
Trong tab Tag Types, Survalent đã hỗ trợ sẵn 4 loại Tag:
1. FU (Full tag): Cấm tất cả các thao tác
2. HC (Hold Close): Chỉ thực hiện thao táo đóng
3. HO (Hold Open): Chỉ thực hiện thao tác mở
4. IN (Information Tag): Tag cung cấp thông tin
Ngoài ra, chúng ta có thể tạo Tag với tên và chú thích riêng, chỉnh sửa Tag và xóa
Tag bằng cách click phải vào chọn 1 trong các lựa chọn New (tạo mới), Edit (chỉnh
sửa), Delete (xóa).
Khi chọn New hoặc Edit, khung Tag Type hiện ra, ở đó chúng ta có thể tạo Tag mới
hoặc chỉnh sửa Tag.
Trong đó:
1. Name: tên Tag
2. Description: chú thích
3. Level: cấp độ Tag
- <None>: Không thực hiện cấm thao tác
- Info: Thông tin
- Hold Off: Giữ đóng
- Hold On: Giữ mở
- Full: Cấm tất cả các thao tác
4. Valid for: cho phép dùng Tag với
- Status Points:
- Analog Points:
2.3.13 Hướng dẫn tạo Historical Data Set – để làm báo cáo (Report)
A. Tạo Historical Data Set:
Cở sỡ dữ liệu của hệ thống SCADA được tổ chức dưới dạng các Dataset. Mỗi
Dataset là một nhóm các biến được lấy mẫu ở cùng tần số, giá trị của các biến này
được lưu tại cùng một vị trí.
Để tạo một Historical Data Set, SCADA Explorer, trong panel bên trái, click
“Historical Data”. Trong panel bên phải, click phải và chọn New. Một cửa số “New
Historical Data Set” sẽ xuất hiện.
1. Thẻ
General:
Điền giá trị vào các mục Name, Description và tick chọn Collecting.
2. Thẻ
Sample:
Trong thẻ Sample, chúng ta quy định các giá trị về thời gian để lấy mẫu cho các
biến:
- Sample Duration: thời gian giá trị của các biến được lưu lại trong hệ thống.
- Sample Interval: thời gian giữa hai lần lấy mẫu
- Observation Interal: thời gian hệ thống “thăm dò” giá trị của biến. Từ các giá
trị “tham dò” này, hệ thống sẽ tính toán được giá trị lấy mẫu của biến theo cách
thức được quy định (Average, Maximum, Minimum,…)
3. Thẻ
Point:
Trong thẻ point, chúng ta sẽ chọn những biến được lấy giá trị bằng cách sử dụng
“Point Brower”. Kéo và thả các biến cần lấy giá trị vào danh sách, sao đó, chọn
“Qualifier” thích hợp cho từng biến.
4. Thẻ
Data:
- Sau khi hoàn tất xác định các thông số lấy mẫu cho các biến, ta có thể
chuyển sang thẻ Data để xem giá trị của các biến này.
- Chọn thời điểm muốn xem giá trị và nhấn nút Display.
- Nhấn OK để lưu lại Data Set vừa tạo.
B. Tạo Generic Report
Generic Report báo cáo dùng để hiển thị giá trị tức thời của các biến được quy định.
Để tạo một Generic Report, SCADA Explorer, trong panel bên trái, click “Report”,
sau đó chọn “Generic Report”. Trong panel bên phải, click phải và chọn New.
- Name: điền tên report.
- Description: điền mô tả của Report.
- Table Name: Chọn kiểu báo cáo. Thông thường, có hai kiểu báo cáo được sử
dụng là AnalogPoints và StatusPoints.
- Header Alignment: xác định vị trí của Header trong bản báo cáo.
- Orientation: quy định hướng của trang báo cáo (ngang hay dọc).
- Header: điền tiêu đề của báo cáo. Để thêm ngày giờ xuất báo cáo, tao dùng
câu lệnh: %DATA% %TIME%.
- Thẻ Report Layout:
- Từ danh sách Source Field, chọn những field sẽ dùng cho bản báo cáo.
Thông thường, đối với các bản báo cáo chứa giá các biến Analog và Status, ta cần
ba Field: NAME, VALUE và TIMESTAMP.
- Thẻ Selection Criteria:
- Trong thẻ Selection Criteria, ta cần xác định địa chỉ của RTU (hoặc
Commline, Station) được xuất báo cáo. Ví dụ: “STATIONPID = 3”.
- Preview:
- Nhấn Preview để xem trước báo cáo.
- Export:
Sau khi hoàn tất việc tạo một báo cáo. Nhấn Export để xuất file.
+ Chọn vị trí lưu bản báo cáo.
+ Nhập tên file.
+ Loại file xuất.
C. Tạo Historical Data Report
Historical Data Report là kiểu báo cáo dùng để xuất giá trị của các biến theo thời
gian.
Để tạo một Historical Data Report, SCADA Explorer, trong panel bên trái, click
“Report”, sau đó chọn “Historical Data Report”. Trong panel bên phải, click phải và
chọn New.
- General:
+ Name: Quy định tên báo cáo.
+ Description: Mô tả báo cáo.
+ Dataset: Chọn Dataset chứa các biến cần xuất báo cáo.
- Format:
+ Condition Codes: Xuất kèm chất lượng của các biến được thu thập giá trị.
+ Display Qualifiers: Xuất kèm “Qualifiers” ứng với từng biến.
+ Sample Time Format: quy định kiểu thời gian trong báo cáo.
- Time Range: trong mục này, ta quy định giá trị của các biến được xuất trong
khoảng thời gian nào.
- Các chức năng Preview, Export tương tự như Generic Report.
D. Tạo Report Scheduler
Report Scheduler quy định lịch xuất các report đã được tạo.
- General:
+ Name: Quy định tên báo cáo sẽ được xuất theo lịch.
+ Description: Mô tả báo cáo.
+ Report name: Chọn báo cáo đã được tạo sẵn để xuất theo lịch.
+ Destination: Chọn kiểu xuất file báo cáo theo lịch (Print, Email, File, FDP)
- Time of Day: Chọn thời gian trong ngày để xuất báo cáo.
- Day of Week: Chọn ngày trong tuần để xuất báo cáo
- Day of Month: Chọn ngày trong tháng để xuất báo cáo
Click OK khi hoàn tất tạo lịch xuất báo cáo.

2.4. Tạo HMI với SmartVU


Chương trình WorldView sẽ sử dùng bản đồ (map) được lưu ngay trên ổ
cứng của máy đó, kết hợp với các data (analog, status…) từ máy chủ (host
computer). Các hành động như điều khiển và cảnh báo sẽ được đưa về máy chủ để
thực hiện.
Cũng như SCADA Explorer, người dùng phải kich hoạt phần mềm bằng
Dongle key để có thể sự dụng dược toàn bộ các chức năng.
2.4.1. Tạo thư viện: Thư viện là nơi chứa tất cả các màu sắc, chữ, các ký
hiệu,…
được dùng để vẽ HMI.
Để tạo thư viện, trước hết từ giao diện SmartVU, sau khi đăng nhập, ta vào chế độ

Edit bằng cách click vào thẻ trên thanh công cụ để xuất hiện thanh Edit bar
bên trái màn hình.

Từ thanh Edit, người dùng click chuột vào ký hiệu để mở cửa sổ Library.
2.4.1.1 Color (tạo màu):
Tại cửa sổ Library, click chọn Color -> New -> đặt tên cho màu muốn tạo
- Line Style (kiểu vẽ ): có 4 kiểu
+ Solid: nét liền đậm
+ Dash: gạch ngang đứt nét
+ Dot: chấm
+ Dashed Dot: gạch – chấm
+ Dash Dot Dot: gạch – chấm – chấm
- Line Thickness (độ dày): chọn độ dày của màu theo pixels, từ 1 đến 15.
- Number of Colors: số dãy màu.
- Color 1: để chỉnh chọn màu mong muốn.
2.4.1.2 Color table (bảng màu):
Bảng màu là 1 dãy kiểu màu được sử dụng làm màu động. Ví dụ, tín hiệu cảnh báo
nhấp nháy 2 màu trắng – đỏ thì trong bảng màu sẽ có 2 kiểu màu trắng – đỏ.
- Name: điền tên bảng màu.
- Number of Colors: để chọn số màu cần.
- Color 1: nhấp change để chọn màu
- Color 2: nhấp change để chọn màu
2.4.1.3 Font:
Các chuỗi văn bản thể hiện trong giao diện HMI được quy định bởi kiểu màu và
kiểu chữ. Ở đây, chúng ta có thể tùy chỉnh font chữ, kích thước và vị trí của chữ so
với con trỏ chuột.
- Name: đặt tên cho font cần tạo
- Font Name: chọn font chữ
- Horizontal Justify: vị trí của dòng text tương ứng với con trỏ chuột theo
phương ngang. Mặc định là Left.
+ Left: đầu trái của dòng text tương ứng vị trí con trỏ
+ Right: đầu phải của dòng text tương ứng vị trí con trỏ
+ Center: giữa dòng text tương ứng vị trí con trỏ
+ Decimal: phần này giành riêng cho chữ số, dấu chấm thập phân tương
ứng vị trí con trỏ.

- Vertical Justify: vị trí của dòng text tương ứng với con trỏ chuột theo phương
dọc. Mặc định là Baseline.
+ Baseline: đường chuẩn của dòng text nằm ngay trên con trỏ
+ Top: đỉnh của hộp text nằm dưới con trỏ
+ Bottom: đáy của hộp text nằm trên con trỏ
+ Center: giữa của hộp text nằm ngay con trỏ

- Orientatior: chữ nằm ngang (Horizontal) hay nằm dọc (Vertical)


- Height: độ cao của chữ
- Italic: chỉnh chữ nghiêng
- Bold: chỉnh chữ đậm
- Click vào dấu “X” của cửa sổ Color để Save Font đã tạo.
2.4.1.4 Map:
Tại cửa sổ Library, click chọn Map -> New -> đặt tên cho map muốn tạo
2.4.1.5 Symbol:
Ký hiệu được dùng trong giao diện HMI là 1 tập hợp được tạo bởi các phần tử
đồ họa cơ bản và các chuỗi ký tự. Một ký hiệu có thể được sử dụng nhiều lần để thể
hiện các vật thể trong bản đồ, ví dụ: máy cắt, dao cách li, máy biến áp…
Tại cửa sổ Library, click chọn Symbol -> New -> đặt tên cho Symbol muốn tạo
Ta sử dụng các chức năng vẽ trên thanh công cụ để tạo (VD tạo máy cắt)
2.4.1.6 Pmacro:
Pmacro là các vật thể động được dùng để:
- Thể hiện giá trị của biến dữ liệu (Trạng thái, đo lường)
- Thao tác như các nút bấm
- Tập hợp 2 cách dùng trên
Tại cửa sổ Library, click chọn Symbol -> New -> đặt tên cho Symbol muốn tạo
Trong đó, các pmacro thường được dùng là:
+ Analog Value: hiển thị giá trị của biến analog bằng số.
+ Pushbutton Image: dùng hình ảnh để hiển thị nút bấm cho View, graph, Image,
Note.
+ Pushbutton Symbol: dùng ký hiệu để hiển thị nút bấm cho View, graph, Image,
Note.
+ Station Image: dùng hình ảnh để hiển thị trạng thái cảnh báo của station.
+ Station Symbol: dùng ký hiệu để hiển thị trạng thái cảnh báo của station.
+ Status Color: hiển thị giá trị của biến trạng thái bằng 1 ký hiệu có màu khác nhau.
+ Status Symbol: hiển thị giá trị của biến trạng thái bằng các ký hiệu khác nhau.
+ Time Value: hiển thị thời gian.
VD: tạo PMacro cho Recloser (ta phải tạo 8 Symbol tương ứng cho 4 trạng tháo
CLOSE, OPEN, INVALID, ERROR và 4 trạng thái alarm )
Tại cửa sổ PMacro type, chọn Status Symbol-> ok
Trong cửa sổ PMacro resource/ tại Symbol 0, 1, 2, 3 đưa vào 4 symbol CLOSE,
OPEN, INVALID, ERROR vào tương ứng 0 =OPEN, 1= CLOSE, 2= INVALID,
3= ERROR
tại Alarm Symbol 0, 1, 2, 3 đưa vào 4 symbol CLOSE_BLINK, OPEN_BLINK,
INVALID_BLINK, ERROR_BLINK vào tương ứng như hình bên dưới.
2.4.1.7 Kết nối trạng thái đến CSDL:
Tương tự phía trên, tại giao diện Edit -> chọn PMacro -> tìm chọn PMacro
trạng thái đã tạo(Vd Reclose) -> trong cửa sổ PMacro resource click chọn Point Id 1
-> Browse -> chọn trạm -> chọn Recloser trong CSDL.
2.4.1.8 Kết nối đo lường đến CSDL:
Tương tự trạng thái, tại giao diện Edit -> chọn PMacro -> tìm chọn PMacro đo
lường đã tạo(Vd Analog) -> trong cửa sổ PMacro resource click chọn Point Id 1 ->
Browse -> chọn trạm -> chọn giá trị đo lường trong CSDL.
2.4.1.9 Tạo SCS:
- Tạo bảng màu Color Table tương ứng với 14 màu với các chức năng như hình bên
dưới
- Tạo Feeder Main cho đầu ra phía 22kV (Vd màu Blue):

- Trong cửa sổ Edit -> click biểu tượng Line Sections -> click -> Enable
Editing -> Trong cửa sổ Line Section Editor:
Tag Line Section:
+ Name: đặt tên cho Feerder Main
+ Equipment Type: Feeder Main
+ Line Section Color Scheme: chọn màu BLUE
+ Tick vào Use Feeder Color Scheme
+ Feeder Color Scheme: BLUE
+ Tick vào ABC
Tag Connection: click chọn Conductor liền kề
Apply/ Save
- Tạo Conductor cho đường dây trên lưới 22kV (theo màu của Feeder Main):

Click -> Enable Editing -> Trong cửa sổ Line Section Editor:
Tag Line Section:
+ Name: đặt tên cho Conductor
+ Equipment Type: Conductor
+ Tick vào Use Feeder Color Scheme
+ Tick vào ABC
Tag Connection: click chọn Feeder Main liền kề
Apply/ Save
- Tạo SCS thiết bị LTD cho đường dây trên lưới 22kV (theo màu của Feeder Main):

Click -> Enable Editing -> Trong cửa sổ Line Section Editor:
Tag Line Section:
+ Name: đặt tên cho LTD
+ Equipment Type: Switch
+ Tick vào Use Feeder Color Scheme
+ Tick vào ABC
Tag Connection: click chọn Conductor liền kề
Apply/ Save

Sau khi gán màu cho các thiết bị trên sơ đồ xong -> click Save Edits -> Publish
2.4.1.10 Tạo Historical Graph trên SmartVU:

- Trên giao diện SmartVU, click vào biểu tượng Graphs bên tay phải

màn hình, sau đó click vào biểu tượng Pin để giữ tab Graphs trên màn hình
chính.

- Từ tab Graphs, click vào biểu tượng “New Historical Graph” để tạo
Graph mới.
+ Tab General Settings: phần Title, điền tên đồ thị. Ví dụ: “TAN TUC - Do thi
dong dien Ngan lo 112”.
+ Tab Primary Y Axis: phần Label, điền tên đơn vị đo lường. Ví dụ: Dong dien
(A).
+ Date Label Format: chọn Month – Day – Hour – Minute (tháng – ngày – giờ
- phút) để dễ nhìn.
+ Tab traces
 Dataset: chọn Dataset đã tạo ở phần A. Ví dụ: Dataset số 4:
SS_TTC_AI.
 Qualifier/Point Name: chọn biến muốn hiển thị trên
graph.
 Color: chọn
màu
 Thick: chọn độ
dày
 Compare: chọn các chế độ
xem
 None: xem từ ngày bắt đầu
Dataset
 Fixed Date: xem 1 ngày bất kỳ, chọn từ trong lịch hoặc điền
vào.
 Days previous: xem 1 ngày bất kỳ cách thời điểm hiện tại. Ví dụ: 10 –
nghĩa
là cách thời điểm hiện tại 10 ngày.
Chú ý: khi dùng chế độ xem “Fixed Date” và “Days Previous” thì trong tab” Trace
Comparison”, “Enabled” phải được tick chọn và “Start Time” (thời gian bắt đầu lấy
mẫu) phải được cài đặt (thường sẽ để 00:00:00). Format của “Start Time” phải có
đầy đủ 2 chữ số giờ, phút và giây như mặc định, nếu không sẽ bị lỗi.
2.5. Chức năng SCADA Add-in tạo report theo mẫu trên SCADA Explorer
2.5.1 Tạo file Excel SCADA Add-In:
- Sau khi cài xong module phần mềm Survalent SCADA Add-In, khi khởi tạo
một file Excel mới ta sẽ thấy có chức năng Add-In như hình dưới:
- Click chọn tab SCADA --> chọn connection… để trỏ vào địa chỉ máy
chủ chứa Database ( ở đây ta chọn localhost) :
- Click chọn SCADA -> chọn Historical Data… , cửa sổ Historical Data hiện
lên như sau :
- Chọn Add… , cửa sổ New Historical Data hiện ra như sau:
- Tab General: Đặt tên Name; chọn Data Set (Đã tạo trước ở phần A. Khởi tạo
Dataset tên StcExplorer); Tick chọn Query on Open (Lấy dữ liệu ngay khi mở file
Excel lên).
- Tab Time: Last 1095 (Khoảng thời gian thu thập dữ liệu tương đương 3
năm); Tick chọn Descending.
- Chọn các Point dữ liệu muốn lấy trong Tab All Points.
- Tab Destination worksheet: Name (chọn sheet muốn xuất dữ liệu ra); Start
Row (Hàng bắt đầu xuất); Start Column (Cột bắt đầu xuất).
- Click Ok -> Close.
- Click Get Data để lấy dữ liệu về, ta có bảng sau:
- Sau khi chỉnh sửa định dạng file Excel theo ý tưởng của người thiết kế, ta đã
hoàn tất việc tạo mới một file SCADA Add-In:

Ghi chú:
Sau khi đã hoàn thành một File Report Excel Add-In chuẩn, người thiết kế có thể
tạo nhiều file khác một cách nhanh chóng bằng việc Save As ra thành một file
Report Excel mới và chỉ cần chỉnh sửa lại Name, bảng Historical Data ….
Tất cả các file Report Excel Add-In phải được tạo shortcut ( Chọn tất cả file
Report->Click chuột phải->Creat Shortcut ) và được lưu trong Folder qry theo
đường dẫn: C:\Program Files\quindar\WorldView\Standard\qry
2.5.2 Tạo file Notepad (.txt) lưu trong thư mục qry và wmp:
- Cấu trúc của dòng khai báo Report trong file Notepad như sau:
1, tên của file Report Excel addin – Shortcut.lnk, Tên Report hiện trên HMI.
Ví dụ: Sau khi tạo xong các file Report SCADA Add-In cho các ngăn lộ cấp điện áp
22kV trạm An Binh, ta tạo được file Notepad như sau:
Sau đó ta phải lưu file này trong cả 2 thư mục qry và wmp.

2.6 Hướng dẫn cài đặt chức năng Replicator


Để phục vụ cho việc sao chép dữ liệu vào Historical Server, tập đoàn
Survalent hỗ trợ phần mềm và chức năng SCADA Replicator. Các bước cài đặt
tương tự như cài đặt các chức năng đã nêu ở trên.

2.7 Các giao diện được tạo ra từ nghiên cứu trên:

Hình 2.7.1: Cấu trúc hệ thống SCADA của P.Điều độ/PCĐN


Hình 2.7.2: Sơ đồ nguyên lý lưới điện 110kV tỉnh Đồng Nai

Hình 2.7.3: Giao diện và sơ đồ một sợi TBA 110kV Phú Thạnh
Hình 2.7.4: Giao diện sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế Điện lực Trị An
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG HÓA CỦA
CÁC TRẠM BIẾN ÁP 110KV

3.1. Cơ sở và định hướng tự động hóa trạm biến áp


(Tham khảo tài liệu mục [2] James Northcote-Green Robert Wilson, “Control and Automation of
Electrical Power Distribution Systems”)
Hệ thống SCADA truyền thống thu thập phần lớn tín hiệu của hệ thống điện từ
TBA. Các hệ thống này có được do lắp đặt các RTU, đấu nối vào các rơle bảo vệ và
tiếp điểm phụ và hệ thống viễn thông kết nối đến trung tâm điều khiển. Phương
thức này thì chi phí cao và có nhiều giới hạn, không sử dụng được đầy đủ các chức
năng truyền thông của rơle bảo vệ hiện đại. Tự động hóa trạm mô tả khái niệm rằng
tận dụng tối đa công nghệ truyền thông của các IED trong việc triển khai phân cấp
thành các tầng lớp điều khiển trong trạm điện. Về mặt logic, có hai cấp, cấp thấp là
cấp ngăn lộ và cao hơn là cấp trạm. Các nhà cung cấp chấp nhận các kiến trúc khác
nhau trong việc tự động hóa trạm. Các kiến trúc này sử dụng cả hai hoặc ba cấu trúc
bus – sự khác nhau phụ thuộc vào các thiết bị bảo vệ thông minh được triển khai.
Cấu trúc 3 bus vẫn giữ lại việc chia tách của logic bảo vệ và thiết bị tại mỗi ngăn lộ,
trong khi đó cấu trúc 2 bus sử dụng bộ xử lý trung tâm cho tất cả các bảo vệ. Kiến
trúc đầu tiên thì được chọn hơn bởi vì nó phản ánh nguyên lý bảo vệ truyền thống.
Sự đa dạng của hệ thống tự động hóa trạm được quảng cáo rằng cố gắng tích hợp
các khả năng xử lý phân tán của nhiều thiết bị IED như sau:
3.1.1. Cấu trúc dựa và RTU
Các hệ thống này phát triển từ hệ thống SCADA truyền thống trong đó RTU
được chỉnh sửa để cung cấp kết nối đến và tận dụng khả năng xử lý phân tán của
các IED hiện đại. Vài RTU có thêm vào chức năng PLC hạn chế và tiêu chuẩn giao
thức sub-LAN như là LONWorks hoặc Harris DNP 3.0. Bất tiện chính của phương
thức này là không có khả năng chuyển tín hiệu đến từ các IED đến các IED bởi vì
chúng xuất hiện như là thiết bị ảo truyền đối với trung tâm điều khiển.
3.1.2. Cấu trúc độc quyền
Các kiến trúc này có đầy đủ chức năng, module, hệ thống phân tán được cung
cấp bởi một nhà cung cấp sử dụng kiến trúc và giao thức độc quyền. Hệ thống
không mở bởi vì giao thức không được công khai và HMI là chuyên biệt của nhà
sản xuất. Bất kỳ mở rộng của TBA đều phải thông qua nhà cung cấp thiết bị.
3.1.3. Cấu trúc UNIX/PLC
Các hệ thống này sử dụng máy tính workstation RISC chạy hệ điều hành
UNIX tích hợp với PLC để đưa ra giải pháp đa nhiệm tốc độ cao. Chi phí tư vấn của
cấu trúc này cao hơn các nền tảng khác.
3.1.4. Cấu trúc PC/PLC
Thiết kế của các hệ thống này dựa trên mạng LAN với PC cung cấp giao diện
HMI và tích hợp cơ sở dữ liệu của trạm. PLC hỗ trợ thiết kế lập trình bậc thang thay
thế các bộ cảnh báo, rơle khóa, timer thời gian truyền thống. Bời vì giao thức mạng
LAN sẽ được đi theo thiết bị PLC, các IED đòi hỏi có các gateway chuyên dụng và
module giao tiếp. Vấn đề tích hợp hệ thống thì không phải dễ giàng nếu các thiết bị
từ các nhà sản xuất khác nhau nhưng hệ thống này vẫn mang tính chất khá là mở.
3.1.5. Cấu trúc hộp đen
Các hệ thống này được thiết kế để tích hợp trong một máy tính PC. Tất cả các
chức năng như là lập trình bảo vệ, lập trình bậc thang, vào/ra, cảnh báo hệ thống
đều có trong máy tính server. Điểm bất lợi của phương án này là chức năng bảo vệ
được tập trung hóa, nó đi chệch hướng với lý thuyết bảo vệ truyền thống là mỗi
mạch riêng biệt đều có sự bảo vệ độc lập.

3.2. Tự động hóa nội bộ tại trạm


Kiến trúc thông thường hay được sử dụng ngày nay, độc quyền hay không, là
mỗi ngăn lộ đều có thiết bị bảo vệ độc lập, vì thế dễ giàng mở rộng thiết kế. Các
thiết bị bảo vệ và điều khiển thực hiện độc lập với nhau phòng việc có sự cố, cắt
phần từ lỗi ra khỏi hệ thống. Các thiết bị điều khiển và bảo vệ có bus truyền thông
thực hiện việc truyền dữ liệu đến máy thu thập dữ liệu hoặc điều khiển thay thế
RTU truyền thống. Bộ cảnh báo có thể được kết nối đến hệ thống chung. Tất các
thiết bị thu thập dữ liệu được kết nối thông qua một giao thức chung nhất được sử
dụng để truyền dữ liệu đến trung tâm thông qua thiết bị gateway. Các thiết bị bảo
vệ, điều khiển và cảnh báo cung cấp hệ thống vận hành theo các tiêu chí sau:
- Dữ liệu sự kiện được gán nhãn thời gian.
- Các số liệu đo lường (đo lường trực tiếp hoặc nội suy).
- Trạng thái đóng cắt của thiết bị.
- Dữ liệu cảnh báo.
- Giá trị đầu vào số.
- Giá trị đếm số lần thao tác.
- Lưu sự kiện và sự cố.
- Các dữ liệu cài đặt của thiết bị
Hệ thống SCADA tại chỗ có thể gửi đến các thiết bị cấp dưới các tín hiệu sau:
- Lệnh điều khiển
- Dữ liệu bảo vệ và cấu hình
- Đồng bộ thời gian

Hình 3.2.1 Mô hình tự động hóa tại trạm

Sử dụng giao thức truyền thông cung cấp các lợi ích về kinh tế và kỹ thuật hơn
so với giải pháp đấu dây truyền thống. Các nhu cầu đấu dây cũng ít hơn hẳn bởi vì
các thông tin cần thiết đã được truyền thông qua giao thức truyền thông. Các rơle
trung gian không cần nữa. Mặt khác, các transducer đo lường không còn sử dụng
nữa, bởi vì các thông số đo lường được lấy qua thiết bị bảo vệ. Ít đấu nối cứng và
rơle trung gian, tần suất xảy ra sự cố tại trạm càng giảm. Rơle bảo vệ còn dùng để
giám sát mạch nhị thứ như giám sát mạch cắt. Các tín hiệu trao đổi đều được giám
sát, sự mất kết nối truyền thông và sự cố có thể định vị nhanh chóng. Hệ thống dễ
giàng được mở rộng, bởi vì các thiết bị mới dễ giàng được thêm vào theo các
nguyên tắc này.
Mỗi thiết bị đều gán nhãn thời gian trên các sự kiện (khởi động, cắt, kích hoạt,
…) thông qua hệ thống bus. Các sự kiện này được phân loại bởi thời gian và truyền
đến mới in hoặc hệ thống giám sát. Dữ liệu bao gồm thông tin sự cố hiện thời,
nguyên nhân khởi động hoặc trip, đếm sự cố. Thông số chỉnh định và cấu hình cũng
được chuyển bằng thiết bị điều khiển, lệnh điều khiển từ trung tâm điều khiển được
truyền đến thiết bị đóng cắt theo cách tương tự. Rơle và thiết bị điều khiển có vi xử
lý lưu trữ rất nhiều dữ liệu khi sự cố xảy ra và nó cũng cung cấp các giá trị đo lường
dòng và áp. Các thiết bị cũng có đưa ra các giá trị khác như công suất, hệ số công
suất, tổng độ méo dạng của song hài…. Các giá trị này được sử dụng tại chỗ hoặc
truyền đến trung tâm điều khiển xa.
Mỗi thiết bị trong hệ thống đều có đồng hồ thời gian nội của nó, và phải được
đồng bộ với đồng hồ khác của hệ thống. Sự kiện và các thông tin quan trọng khác
được gán nhãn thời gian tại thiết bị nhị thứ. Thông tin được phân loại bởi thời gian
dựa trên nhãn thời gian được gán. Để giữ được đồng hồ được đồng bộ, các gói tin
đồng bộ thời gian với độ phân giải đến mili giây được gửi đến các thiết bị theo một
chu kì tuần tự.
Cấp độ trạm có hệ thống giám sát hoặc điều khiển để thực hiện các chức chức
năng tự động hóa. Hệ thống điều khiển tại chỗ này (hình 2.19) dựa trên các khái
niệm giống nhau và công nghệ như hệ thống SCADA. Tuy nhiên, nó cơ bản hơn
các thiết bị và phần mềm của hệ thống SCADA, và được thu nhỏ tại cấp độ trạm.
Các chức năng điển hình thự hiện tại trạm bao gồm như sau:
- Hiển thị trạng thái thiết bị đống/ngắt và sơ đồ một sợi của trạm.
- Hiển thị các giá trị đo lường.
- Điều khiển.
- Báo các sự kiện.
- Cảnh báo.
- Đồng bộ thời gian.
- Cài đặt rơle
- Đánh giá và thu nhận các bản ghi sự kiện
- Xử lý các tín hiệu đo lường, biểu đồ xu hướng…
- Ghi nhận các sự kiện và lỗi.
- Giám sát các thiết bị mạng.
- Liên động cấp ngăn và cấp trạm.
- Tự động ngắt tải và khôi phục tải.
- Thực hiện điều chỉnh (điều áp, bù, …)
- Trình tự kết nối ở cấp độ trạm và ngăn lộ (ví dụ trình tự thao tác thanh cái
hoặc MBA).
Về mặt kỹ thuật, có thể tích hợp các chức năng tương tự nhau vào một thiết
bị duy nhất. Gói bảo vệ có thể chứa các chức năng bảo vệ cần thiết cho phát tuyến.
Một thiết bị bảo vệ rơle có thể tích hợp điều khiển, đo lường, ghi nhận, và tính toán
chức năng. Rơle bảo vệ có thể cung cấp các bản ghi sự kiện, giá trị, chất lượng điện,
điện năng tiêu thụ, và giám sát dữ liệu. Số lượng input và ouput có sẵn cho phần
bảo vệ được tăng lên, vì thế dữ liệu liên quan đến một phát tuyến có thể được lấy
bằng rơle của ngăn lộ đó. Càng nhiều dữ liệu được xử lý, càng chứng minh được
vấn đề kinh tế khi sử dụng thiết bị điện tử thông minh. Thêm nữa, các thiết bị sẽ
càng trở nên nhỏ gọn hơn. Kết nối các tín hiệu khác (trạng thái cửa, nhiệt độ,….)
đến hệ thống thiết bị I/O sẽ trở nên kinh tế hơn. Vì vậy, loại tín hiệu này sẽ trở nên
sẵn sàng trong hệ thống SCADA tại trạm.
3.2.1 Thiết bị điều khiển
Các chức năng bảo vệ và điều khiển có thể tích hợp vào một thiết bị bảo vệ tại phát
tuyến. Thiết bị điều khiển chuyên dụng cho phát tuyến cung cấp dữ liệu cho một
phát tuyến, thiết bị có thể điều khiển tại chỗ. Thiết bị này có thể được thực hiện liên
động giữa các ngăn. Dữ liệu trạng thái, đo lường, tính toán của thiết bị điều khiển
có thể truyền đến hệ thống tại trạm hoặc trung tâm điều khiển xa thông qua giao
thức, và hệ thống SCADA tại chỗ hoặc trung tâm điều khiển xa có thể điều khiển
thiết bị của các phát tuyến.
3.2.2 Thiết bị cảnh báo
Bộ cảnh báo thu thập các tín hiệu cảnh báo toàn trạm và quá trình phân phối. Dữ
liệu, được thu nhận như giá trị tương tự, được gửi đến bộ cảnh báo tương tự sẽ tạo
ra các cảnh báo được cấu hình trước. Mục đích của bộ cảnh báo là hỗ trợ việc quản
lý sự cố. Điển hình, một bộ cảnh báo phát ra các cảnh báo để chỉ ra nguyên nhân
của nhiễu loạn. Bộ cảnh báo có thể được lập trình với thời gian trì hoãn, giới hạn
cảnh báo, trình tự nhấp nháy, thời gian cảnh báo. Các tiếp điểm của bộ cảnh báo có
thể mở hoặc đóng. Ngoài ra, cảnh báo có thể được lập trình để khóa lẫn nhau để
tránh cảnh báo trùng lắp không cần thiết. Đối với việc giám sát xa, bộ cảnh báo có
hai hoặc vài nhóm đầu ra có thể lập trình, chỉ ra rằng các cảnh báo đó là cần thiết
hoặc chỉ là thông tin để biết. Các nhóm này được lập trình theo ý muốn. Bộ cảnh
báo có thể được kết nối đến bus truyền thông của trạm, vì vậy cung cấp thông tin
cho hệ thống tại trạm hoặc trung tâm điều khiển xa. Trong các trạm nhỏ, thiết bị
tổng hợp thông tin tích hợp các bộ cảnh báo để thu thập các dữ liệu toàn trạm. Đối
với việc báo cáo sự kiện, một máy in có thể kết nối đến thiết bị như mô hình.

Hình 3.2.2.1 Bộ cảnh báo

3.2.3 Hệ thống ghi nhận sự cố


Bảng ghi sự nhiễu loạn trở nên ngày càng phố biến trong việc phân tích lỗi và tiền
phân tích lỗi. Bản ghi sự nhiễu loạn ngày nay được tích hợp vào thiết bị rơle bảo vệ.
bảng ghi sự cố cung cấp đường cong của các giá trị đo lường như dòng và áp trước
và sau khi sự cố, các dữ liệu trạng thái như là trình sự tự đóng lại trước và sau khi
sự cố. Số lượng kênh, tần suất lấy mẫu, giám sát tín hiệu có thể được lập trình riêng
biệt cho các mục đích. Một bản ghi sự cố có thể được kích thông qua tín hiệu được
lập trình, hoặc bởi một tín hiệu được nhận vào qua truyền thông bus tại trạm. bảng
ghi sự cố có thể được tải về thông qua bus truyền thông và được phân tích riêng
biệt. Dữ liệu từ bảng ghi có thể được cấp cho các chương trình chuẩn hóa như bảng
tính và chương trình tính toán để phục vụ hơn nữa cho việc phân tích.
3.2.4 Truyền thông tại cấp trạm
Thiết bị bảo vệ sử dụng bộ vi xử lý, thiết bị điều khiển và bộ cảnh báo giao tiếp
lẫn nhau, vì vậy dữ liệu liên quan đến các thiết bị trong trạm đều có sẵn sàng thông
qua hệ thống bus truyền thông. Bus truyền thông cấp trạm kết nối đến các thiết bị
cấp phát tuyến và bộ cảnh báo, và hệ thống giám sát quản lý cấp trạm. Môi trường
truyền thông của cấp trạm thường sử dụng cáp quang, vì vậy dữ liệu truyền đi ổn
định và không bị nhiễu điện. Thiết bị thu thập dữ liệu kết nối đến bus truyền thông
trạm để thu thập các thiết bị cấp thấp hơn và truyền dữ liệu lên cấp cao hơn là trung
tâm điều khiển.
Truyền thông từ thiết bị thu thập dữ liệu đến trung tâm điều khiển gọi là truyền
thông điều khiển xa. Đơn giản nhất, thiết bị thu thập dữu liệu là một gateway giữa
cấp trạm và trung tâm điều khiển xa. Đơn vị thu thập dữ liệu có chức năng như báo
cáo và máy in báo cáo có thể kết nối vào nó. Trong hệ thống gọi tuần tự (ví dụ sử
dụng giao thức SPA bus), thiết bị thu thập dữ liệu mà hệ thống truyền thông chủ,
trong khi đó hệ thống tự phát (ví dụ sử dụng giao thức LON bus), các thiết bị có thể
gửi dữ liệu cho nhau một cách tự trị thông qua hệ thống bus. Trong hệ thống tự
phát, sự kiện được truyền tức khắc khi nó xảy ra, trong khi đó trong hệ thống gọi
tuần tự, sự kiện chỉ được truyền khi được hỏi đến. Mặt khác, hệ thống gọi tuần tự
thì đơn giản để thực thi và quản lý, bởi vì thiết bị chủ có thể tự do xác định khi nào
và thiết bị nào cần yêu cầu dữ liệu. Một giao thức độc quyền sớm được phát triển
như SPA bus là giao thức chuẩn cho các rơle bảo vệ ABB SPACOM/PYRAMID
được chế tạo từ những năm 1980. Nó phát triển vào truyền thông chuẩn của trạm.
SPA là theo cơ chế gọi tuần tự. Thiết bị bảo vệ, điều khiển, cảnh báo được kết nối
đến một máy chủ bằng cáp quang. Các thiết bị tớ đều có một địa chỉ duy nhất. Thiết
bị chủ yêu cầu tuần tự các thiết bị tớ trả dữ liệu, và thiết bị tớ chỉ trả lời khi có yêu
cầu. Thời gian đáp ứng phụ thuộc vào số lượng thiết bị và khối lượng tín hiệu được
gọi. Dữ liệu quan trọng được đưa lên ưu tiên cao hơn và gọi thường xuyên hơn các
dữ liệu khác. SPA bus là truyền thông bất đối xứng vói tốc độ tối đa là 9.6 kbit/s.
LON bus thì được sử dụng rộng rãi như một chuẩn truyền thông mở được phát
truyển bởi ECHELON. Nó hỗ trợ đa dạng các kiểu truyền dẫn, từ cáp quang đến
DLC (distribution line carrier). Tốc độ dữ liệu tối đa cho cáp quang là 1.2Mbit/s.
Trong trạm điện, LON bus được triển khai như hệ thống hình tia với cấu trúc sao.
LON bus là một hệ thống tự bộc phát ở đó các thiết bị có thể lặp lại các thay đổi
trạng thái.

Hình 3.2.4.1 Sơ đồ kết nối SPA và LON bus

3.3. Tự động hóa trạm biến áp 110/22kV Phú Thạnh


Trạm 110/22kV Phú Thạnh đang được kết nối với hệ thống SCADA của PCĐN
bằng hệ thống mạng truyền dẫn quang (mạng MAN). Hệ thống SCADA của PCĐN
sử dụng phần mềm SmartVu của hãng Survalent/Canada. Mạng MAN kết nối đến
trạm Phú Thạnh đảm bảo N-1 (2 Switch và 2 sợi quang đi 2 hướng khác nhau về vật
lý).
Mục tiêu của PCĐN đầu tư trạm Phú Thạnh là trạm tích hợp hướng đến tự động hóa
và không người trực, nên các yêu cầu đưa ra như sau:
- Danh sách tín hiệu phải đảm bảo đủ thông tin để truyền đến các trung tâm Điều độ
khi chuyển qua không người trực.
- Áp dụng tiêu chuẩn IEC61850 ở cấp Station bus. Đảm bảo liên động truyền thống
và liên động mềm bằng GOOSE message.
- Tích hợp các chức năng bảo vệ và điều khiển.
- Trang bị hệ thống Local SCADA để giám sát và vận hành tại trạm khi chưa
chuyển qua trạm không người trực.
3.3.1. Hệ thống Local SCADA trạm 110kV Phú Thạnh
3.3.1.1. Mô tả kết nối phần cứng trên hệ thống local SCADA:
- Kết nối giữa thiết bị Gateway với các IED (rơle, BCU) để trao đổi và xử lý dữ
liệu thông qua switch sử dụng giao thức IEC61850.
- Kết nối giữa Gateway với các đồng hồ đa năng phía 110kV và 22kV thông qua
Switch sử dụng giao thức Modbus TCP.
- Kết nối giữa Gateway với máy tính HMI qua Switch thông qua giao thức
TCP/IP.
- Các thiết bị này làm nhiệm vụ kết nối và truyền dữ liệu trên hệ thống SCADA
về máy tính HMI tại trạm 110kV Phú Thạnh.
- Kết nối về PCĐN:
Gateway tại trạm kết nối với PCM thông qua giao thức IEC 60870-5-101 để
gửi tín hiệu SCADA về PCĐN.
- Kết nối về A2:
+ Gateway tại trạm kết nối với PCM thônq qua giao thức IEC 60870-5-101 để
gửi tín hiệu SCADA về PCĐN.
+ Tại PCĐN thực hiện ghép kênh vào đường truyền Backbone để truyền tín
hiệu SCADA về A2 thônq qua giao thức IEC 60870-5-101.
3.3.1.2 Sơ đồ kết nối hệ thống local SCADA (như hình 3.1).

3.3.1.3. Các phần mềm chính trên máy tính HMI:


- PowerLink Advantage: phần mềm HMI.
- Cimplicity Workbench: phần mềm cấu hình thiết kế HMI.
- SQL Server 2008: phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.
- Microsoft Excel 2010: sử dụng hiển thị báo cáo thông số vận hành.
3.3.2. Cấu tạo và chức năng máy tính Workstation HMI
3.3.2.1 Cấu tạo phần cứng máy tính Workstation HMI tại phòng Điều hành:
- Vi xử lý: Intel Xeon Six Core E5-1607 3.00 GHz
- Bộ nhớ Ram: 04 GB DDR3
- cứng: 02 x 500GB
- Card mạng: tích hợp 02 cổng RJ45
- DVD Rom
3.3.2.2 Chức năng:
- Có khả năng phục vụ cho việc vận hành liên tục 24/24.
- Có cấu hình phần cứng phù hợp để chạy được các phần mềm ứng dụng HMI.
- Sử dụng 02 màn hình nhằm phục vụ cho việc giám sát của NVVH trên phần
mềm HMI được thuận lợi hơn.
- Kết nối với các thiết bị trong hệ thống thông qua Ethernet Switch.
3.3.3. Chức năng của phần mềm HMI trên máy tính Workstation HMI
Phần mềm ứng dụng HMI được cài đặt trên máy tính HMI bao gồm các chức
năng chính như:
- Giám sát kết nối các đường truyền tin giữa các thiết bị trong hệ thống local
SCADA.
- Hiển thị sơ đồ giao diện một sợi phục vụ cho việc giám sát và điều khiển.
- Hiển thị giá trị đo lường và trạng thái của các thiết bị tại các ngăn lộ bao gồm
công suất hữu công (P), công suất vô công (Q), dòng diện (I), điện áp (U), nấc máy
biến áp, hệ số công suất Cosfi, tần số (f), nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây MBA,…
trạng thái của các máy cắt, dao cách ly và tiếp địa trong trạm.
- Điều khiển đóng/ngắt máy cắt, dao cách ly, tăng hoặc giảm nấc máy biến áp.
- Ghi nhận tất cả cảnh báo sự cố xảy ra của các thiết bị trong trạm.
- Ghi nhận và hiển thị thông tin của thiết bị, thông tin đăng nhập hệ thống
LogOn/ LogOff của NVVH, thông tin về điều khiển thiết bị như đóng/cắt máy cắt,
dao cách ly, tăng giảm mức phân áp, …
- Ghi nhận các thông số điện và xuất báo cáo (I, U, P, Q) theo các khoảng thời
gian trong ngày.
- Ghi nhận các thông số điện và báo cáo.
3.3.4. Hệ thống cấp nguồn phụ trợ Inverter
- Nguồn cấp cho các thiết bị chính cho hệ thống SCADA như Getway, Switch là
nguồn tự dung 110VDC của trạm.
- Nguồn cấp cho máy tính HMI được lấy qua bộ Inverter. Inverter được cấp từ
nguồn 220AC và 110VDC tại trạm nhằm đảm bảo máy tính HMI luân hoạt động
ngay cả khi trạm mất tự dùng AC.
3.3.5. Vận hành hệ thống Local SCADA
- Vận hành thông qua máy tính HMI (giám sát trạng thái và cảnh báo, các dữ liệu
được thu thập, điều khiển, xuất báo cáo, giải trừ các cảnh báo…)
- Phân quyền điều khiển thông qua máy tính HMI (điều khiển từ trung tâm Điều độ
hay điều khiển từ máy tính HMI hay điều khiển từ các Rơle/BCU).

3.4. Nhận xét và đề xuất


3.4.1 Ưu điểm
- Đáp ứng đầy đủ các chức năng của hệ thống SCADA tại trạm.
- Phù hợp với xu thế hiện đại và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế IEC61850.
- Các IED (Rơle, Multimeter) phía 22kV và phía 110kV được phân đến 2
Switch riêng biệt nhằm đảm bảo trạm luôn có dữ liệu khi 1 Switch bị sự cố.
- Các Switch được nối vòng bằng cáp quang và đáp ứng tiêu chuẩn IEC61850-3
nên không bị nhiễu và vận hành tin cậy trong môi trường trạm biến áp.
- 2 Getway được dự phòng lẫn nhau và được kết nối đến 2 Switch khác nhau nên
luân đảm bảo dữ liệu được truyền về các trung tâm Điều độ.
- Giải pháp cấp nguồn cho Switch và máy tính MHI tin cậy cao.
- Hệ thống local SCADA luôn được đồng bộ theo thời gian thực từ các trung
tâm Điều độ và tại trạm.
- Vận hành tập trung trên máy tính HMI và giám sát được tình trạng kết nối của
mạch nhị thứ, giám sát tình trạng kết nối giữa các IED với hệ thống và giám sát
được các mạch liên động trước khi ra lệnh thao tác.
- Kết nối truy xuất để xem thông tin chi tiếtc của các IED và cài đặt thông số
thuận tiện.
- Dễ giàng nâng cấp, mở rộng và thay đổi mạch liên động mềm.
- Độ tin cậy của trạm đã đạt trên 99%.
3.4.2 Khuyết điểm
- Dùng cáp mạng để kết nối từ các IED đến các Switch nên chưa tin cậy và ổn
định,
- Do việc phân quyền điều khiển từ máy tính HMI nên chưa đảm bảo tin cậy
trong trường hợp máy tính HMI bị hỏng.
- Vẫn sử dụng giao thức IEC6087-0-5-101 để truyền về các trung tâm Điều độ
nên độ tin cậy chưa cao, chưa truy xuất và cài đạt rơle từ xa cũng chưa khai thác
mạng MAN hiện có của PCĐN.
- Chưa quy định cụ thể về việc quản lý vận hành, xử lý sự cố, bảo trì và thí
nghiệm hiệu chỉnh đối với công nghệ mới như trạm sử dụng.

Hình 3.3.1 Sơ đồ kết nối hệ thống Local SCADA trạm 110/22kV Phú Thạnh
Hình 3.3.2 Giao diện vận hành trạm 110/22kV Phú Thạnh

Hình 3.3.3 Giao diện chi tiết của ngăn lộ ra


Hình 3.3.4 Giao diện chi tiết của ngăn MBA

Hình 3.3.5 Giám sát kết nối của các Switch, Getway, GPS, Router và máy HMI
Hình 3.3.6 Giám sát kết nối của các IED và Switch

3.5. Ứng dụng phần mềm SmartVU để tự động hóa TBA 110kV.
Tổng quan việc giảm tổn thất công suất và nâng cao điện áp trên lưới
phân phối:
- Giảm công suất phản kháng chuyên chở trong mạng điện
Phụ tải của mạng điện phân phối là các động cơ không đồng bộ có hệ số
công suất, cos rất thấp. Ngoài ra, còn một số hộ tiêu thụ khác cũng sử dụng
rất
nhiều công suất phản kháng như: các máy biến áp riêng trong từng phân xưởng của
các nhà máy, các máy biến áp hàn điện, các lò cảm ứng, . . .
Như vậy, hệ số cos của phụ tải thấp, tất nhiên đường dây của mạng điện cũng
phải
chuyên chở một lượng công suất phản kháng, Q khá lớn mà sẽ tạo nên những tổn
thất đáng kể về công suất tác dụng và phản kháng.
Xét một mạng điện như Hình 2.2.
P + jQ
P – jQ

Hình 3.5.1. Mạng điện khi chưa đặt thiết bị bù


P + j(Q – Qb)
P – jQ

Qb

Hình 3.5.2. Mạng điện khi có bù bằng tụ điện tĩnh tại phụ tải
Tổn thất công suất trong mạng khi chưa bù:
2 2
P Q
P  U R
2
(3.5.1)
2 2
P Q
Q  U X
2
(3.5.2)
Nếu ở nhà máy có đặt thiết bị bù thì sẽ tạo ra công suất phản kháng là Qbù, công
suất chuyển chở trên đường dây sẽ giảm xuống một lượng (Q - Qbù) và khi ấy, hệ
số cos tăng lên.
Tổn thất sau khi bù:
P 2  Q  buQ 
2
P'  2 R
U
(3.5.3)
P 2  Q  buQ 
2
Q'  2 X
U
(3.5.4)
Sau khi có bù tại phụ tải thì hệ số công suất cos của đường dây đã được nâng
cao.
Thông thường, với các các so sánh hiệu quả kinh tế trong hệ thống nên đưa hệ số
công suất, cos của hệ thống lên 0,92 ÷ 0,95. Nếu hệ số công suất cos quá
0,95 thì
chỉ tốn lượng Qbù mà không giảm đáng kể P và A.
Thông qua việc bù tại phụ tải hoặc tại trạm, nhận thấy rằng hệ số công suất,
cos
của mạng điện được nâng cao và có lợi về kinh tế như sau:
+ Giảm bớt tổn thất P và A
Tổn thất công suất:
S 2 P 2
P  R R
U 2 U (3.5.5)
2cos 2

2
Nhận thấy rằng tổn thất công suất, P tỷ lệ nghịch với cos . Do đó, khi tăng
cos
thì tổn thất công suất P giảm mạnh.
+Giảm được tiết diện dây dẫn của mạng điện và giảm dòng điện chuyên
chở trên đường dây
Công suất chuyên chở trên đường dây trước khi bù là:
2 2
S P Q
(3.5.6)
Công suất chuyên chở trên đường dây sau khi bù là:
' 2
S  P  (Q  Q
2
b (3.5.7)
)
Vì vậy, giảm bớt tiết diện dây dẫn, đồng thời giảm bớt tổn thất điện năng như sau:
P 2
P2 l
P  R 
U U 2cos 2
(3.5.8)
2 cos 2 F

Trong đó:
Việc chọn tiết diện dây dẫn, F theo mật độ kinh tế dòng điện jkt.
I P
F 
jkt 3Ucos
(3.5.9)
 jkt

Thay tiết diện dây dẫn, F của (3.5.9) vào (3.5.8), tổn thất công suất sẽ giảm và được
xác định theo biểu thức sau:
3Pl jkt
P 
Ucos
(3.5.10)

Như vậy, khi tiết diện F được giảm bớt, mật độ kinh tế dòng điện jkt không đổi thì
2
P tỷ lệ nghịch với cos chứ không phải cos  như lúc vẫn giữ
nguyên F.
+Giảm bớt công suất máy biến áp
Sau khi đặt thiết bị bù tại trạm hoặc phụ tải, công suất toàn phần S chuyên chở qua
máy biến áp giảm và trị số giảm đến mức nào đó có thể chọn lại máy biến áp có
công suất bé hơn.
+Tăng cường khả năng tải của mạng điện
Khi đặt thiết bị bù, sẽ giảm được lượng công suất phản kháng, Q phải chuyên chở,
đồng thời có thể tăng được lượng công suất tác dụng, P chuyên chở trên đường dây
đó tức là đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về công suất tác dụng của các hộ
dùng điện. Vì vậy, việc đóng tụ bù tức thời tại trạm đã làm tăng được khả năng tải
của mạng điện.
- Nâng cao điện áp vận hành của hệ thống điện
Tổn thất công suất trên đường dây:
2 2
P Q
P  U R
2
(3.5.11)
Nhận thấy rằng tổn thất công suất P tỷ lệ nghịch với U2 nên khi tăng điện thế
U làm cho P và A giảm tương đối nhanh. Nhưng vấn đề quan trọng là khi đưa
điện áp của mạng điện lên cao song vẫn phải giữ được mức điện áp định mức không
đổi ở phụ tải. Nếu điện áp của mạng điện so với mức cũ cao được a% thì tổn thất
công suất sẽ giảm một lượng P như sau:

2 2 2  
P  P  P  S R  S
R
S 1  1
2 (3.5.12)
1

2 R 2 2 2
U  a U   a  
 1 
U 1  100 
100
  
 

Do đó, mức thay đổi là: 

P 1
P(%)  100%  1 
P1 1  a
2


  (3.5.13)

100 

Vì vậy, để nâng cao điện áp vận hành, có thể sử dụng một trong các phương pháp
sau:
+ Thay đổi đầu phân áp của máy biến áp tăng và giảm áp.
+ Nâng cao điện áp của máy phát điện.
Để giảm công suất phản kháng chuyên chở trên mạng điện, giảm tổn thất
điện nằng và duy trì mức điện ổn định trên mạng điện cần thiết phải thiết lập các
chương trình vận hành tự động để tối ưu lưới điện.
3.5.1. Tự động điều khiển nấc MBA 1T trạm 110/22kV Phú Thạnh.
Trạm 110/22kV Phú Thạnh được đầu tư theo định hướng không người trực nên các
chức năng đã sẵn sàng cho việc tự động hóa bao gồm việc điều khiến nấc MBA tự
động. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành rơle điều áp tự động (Reg-da) làm việc
không tin cậy. Để duy trì ngưỡng điện áp theo quy định thì NVVH phải theo dõi và
điều khiển bằng tay (nếu trạm có người trực) hoặc lập trình cho RTU/Getway thực
hiện hoặc Điều độ viên theo dõi điều khiển xa. Hiện tại, việc lập trình để điều áp tự
động tại trạm chưa thực hiện và trong tương lai sẽ tiến đến trạm không người trực
nên việc điều áp tại chỗ chưa có giải pháp thực hiện.
Để tự động điều áp nhằm duy trì mức điện áp tại thanh cái 22kV đáp ứng theo quy
định trong thời gian cô lập rơle điều áp để bảo hành hoặc rơle điều áp bị hư thì việc
sử dụng phần mềm SmartVu tại trung tâm điều khiển để thực hiện thay cho rơle
điều áp là cần thiết. Ngoài ra, dùng phần mềm SmartVu để điều nấc MBA tự động
sẽ giảm áp lực cho lực lượng Điều độ trong công tác chỉ huy điều hành lưới điện.
Theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Nam yêu cầu các Công ty Điện lực
duy trì điện áp tại thanh cái 22kV tại các TBA 110/22kV trong ngưỡng từ 22kV đến
23.1kV, cố gắng hướng đến ngưỡng 23kV để đáp ứng chất lượng điện cho khách
hàng cũng như giảm tổn thất trên lưới 22kV. Lưu đồ điều khiển tăng/giảm nấc
MBA.
- Giải thuật tăng nấc MBA:

Nấc MBA
sa
i
U22kV<22.2kV MC đúng
tổng 22kV đóng Tăng nấc MBA
Delay 60s

- Giải thuật giảm nấc MBA:

Nấc MBA

sa
i
U22kV>23kV đúng
MC tổng 22kV đóng Giảm nấc MBA
Delay 60s

Chương trình tự động điều khiển tăng/giảm nấc MBA như phụ lục 1.
Việc điều nấc MBA tự động bằng phần mềm SmartVu có thể
dùng làm giải pháp dựng phòng khi rơle điều áp tại các trạm hoạt
động không tin cậy hoặc hư
hỏng. Tuy nhiên, việc điều áp này nên xem xét lập trình cho
RTU/Getway tại trạm
để dự phòng khi rơle điều áp bị sự cố sẽ tin cậy hơn. Việc điều áp tự
động tại trạm sẽ tin cậy hơn điều áp tự động từ phần mềm SmartVu
vì phụ thuộc đường truyền dữ liệu.
3.5.2. Tự động điều khiển đóng/ngắt giàn tụ bù tại TBA 110/22kV Thống
Nhất.
Trạm 110/22kV Thống Nhất đang được kết nối với hệ thống SCADA của
PCĐN bằng hệ thống mạng truyền dẫn quang (mạng MAN). Hệ thống SCADA của
PCĐN sử dụng phần mềm SmartVu của hãng Survalent/Canada. Mạng MAN kết
nối đến trạm Thống Nhất đảm bảo N-1 (2 Switch và 2 sợi quang đi 2 hướng khác
nhau về vật lý).
Hiện nay, NVVH tại trạm theo dõi công suất tại các ngăn 131 và 132 để
đóng/ngắt các giàn tụ bù T401 và T402 theo quy định trong công văn số
4551/PCĐN-ĐĐ ngày 24/10/2016 của PCĐN về việc “Qui định về phương thức
vận hành các giàn tụ bù thanh cái 22kV tại các TBA 110kV” hoặc cố gắng giảm tối
thiểu trào lưu công suất phản kháng trên đường dây 110kV. Tuy nhiên, bắt đầu từ
2018 các TBA 110/22kV sẽ vận hành không người trực nên việc đóng/ngắt các giàn
tụ bù này sẽ do Điều độ viên tại TTĐK thực hiện. Lúc đó, Điều độ viên ngoài việc
chỉ huy điều hành lưới điện cũng kiêm luôn việc thao tác đóng/ngắt các thiết bị
trong các TBA 110/22kV và các thiết bị trên lưới 22kV bằng hệ thống SCADA.
Qua thống kê thì hàng ngày từ 7 giờ đến 8 giờ phải đóng trên 50 máy cắt và
chiều/tối từ 17 giờ đến 18 giờ phải ngắt trên 50 máy cắt tụ bù (chưa kể một số trạm
phải theo dõi để đóng/ngắt vào buổi trưa). Việc theo dõi trào lưu công suất để
Đóng/ngắt hang ngày trên 50 máy cắt của 26 TBA 110kV thuộc PCĐN sẽ gây khó
khăn và áp lực hơn cho Điều độ viên. Do đó, dùng phần mềm SmartVu để
đóng/ngắt tự động giàn tụ bù tại các TBA 110/22kV cần phải nghiên cứu và áp
dụng ngay để đảm bảo giảm tổn thất (do giảm trào lưu công suất phản kháng trên
lưới 110kV nhỏ nhất) và giảm áp lực cho Điều độ viên. Việc điều khiển đóng/ngắt
giàn tụ bù tự động bằng hệ thống SCADA không những giúp PCĐN mà còn giúp
các đơn vị trong ngành tham khảo áp dụng cũng như nhận ra sự bù chưa hiệu quả từ
lưới trung và hạ thế.
Hình 3.5.2: Sơ nguyên lý của 1 TBA 110kV
3.5.2.1 Lưu đồ tự động đóng/ngắt tụ bù T401

đúng đúng đúng


MC 112 |Q131 | Q131 >
mở >
0,5*|Q
| sai
sai Delay
Delay
300s 300s
Ngắt Đóng T401
Q131 > T401
sai
0

đúng

sa |Q131 +
MC i Q132|>
T402 0.5*QT40
1

đúng
Q131 >
Q131 + Q132 Q132 đúng
> Q131 + Q132
0.5*QT40 >
1 0.5*QT40
1

đúng
đúng
T delay = 300s Delay 300s
Đóng MC Ngắt MC
T401
3.5.2.1 Lưu đồ tự động đóng/ngắt tụ bù T402
MC 112 mở đúng đúng
đúng | | > 0,5*|T40 Q132 >
Q132 Q 2

| sai
sai Delay 300s Delay
300s
sa Ngắt T402 Đóng T402
Q132 >
i
0

đúng
sa |Q131 +
MC i Q132|>
T401 0.5*QT40
2

đúng
Q132 >
Q131 + Q132 > Q131 đúng
0.5*QT402 Q131 + Q132 >
0.5*QT402

đúng
đúng
T delay = 300s Delay 300s
Đóng MC T402 Ngắt MC
Chương trình tự động điều khiển đóng/ngắt giàn tụ bù tại TBA 110/22kV như phụ
lục 2.
Giải thuật của chương trình là tự động giám sát trào lưu Q vào hoặc ra tại các
máy cắt 131 và 132 để Đóng/Ngắt giàn tụ bù tại thanh các 22kV. Việt Đóng/Ngắt
được so sáng với 50% khả năng Q được lắp đặt mỗi thanh cái 22kV và lựa chọn
Đóng/Ngắt giàn nào trước và giàn nào sau. Mục đích giảm tối thiểu lượng Q vận
chuyển trên hệ thống điện nhằm giảm tối đa tổn thất của hệ thống.

3.5.3 Nhận xét và đề xuất


Tự động duy trì điện áp tại thanh cái 22kV tại các TBA 110/22kV trong
ngưỡng từ 22kV đến 23.1kV và cố gắng hướng đến ngưỡng 23kV để đáp ứng chất
lượng điện cho khách hàng cũng như giảm tổn thất trên lưới 22kV.
Tự động đóng/ngắt các giàn tụ bù tại thanh cái 22kV của các TBA 110/22kV
với mục đích giảm tối thiểu lượng công suất phản kháng (Q) phải chuyên chở trên
đường dây để giảm tối thiểu tổn thất trên đường dây.
Từ hai việc tự động trên và theo công thức 3.5.1 và 3.5.2 thì rõ rang tổn thất
trên lưới điện giảm đáng kể.
2 2
P Q
P  U R
2
(3.5.1)
2 2
P Q
Q  U X
2
(3.5.2)

3.5.3.1 Ưu điểm
- Điều áp tự động bằng hệ thống SCADA có thể dùng làm giải pháp dự phòng
khi rơle điều áp tại các trạm hoạt động không tin cậy hoặc hư hỏng sẽ luôn đảm bảo
chất lượng điện áp và giảm tổn thất trên lưới điện khi.
- Điều khiển giàn tụ bù tự động từ hệ thống SCADA sẽ giảm áp lực rất nhiều
cho Điều độ viên và luôn khống chế tối đa theo thời gian thực trào lưu công suât
phản kháng trên lưới điện.
- Mở ra thêm hướng mới là có thể kết hợp điều khiển tự động điện áp và công
suất phản kháng trên lưới điệm nhằm giảm tối đa tổn thất lưới điện.

3.5.3.2 Khuyết điểm


- Điều áp hoặc điều khiển tụ bù tự động bằng hệ thống SCADA sẽ không thực hiện
được khi kênh truyền từ hệ thống SCADA đến trạm bị sự cố hoặc hoạt động chập
chờn.
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG HÓA
LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ 22kV

4.1. Cơ sở và định hướng tự động hóa lưới trung thế (phân phối):
(Tham khảo tài liệu mục [2] James Northcote-Green Robert Wilson, “Control and Automation of
Electrical Power Distribution Systems”).
Tự động hóa lưới phân phối bao gồm một phạm vi rộng phải thực hiện từ
việc cải tạo điều khiển xa, hoặc ứng dụng các thiết bị điện tử thông minh vào một
hệ thống hoàn thiện. Thuật ngữ tự động hóa tự nó có nghĩa là quá trình tự động điều
khiển. Nền công nghiệp điện lực chấp thuận định nghĩa sau: Tập hợp các công nghệ
mà cho phép Điện lực giám sát từ xa, phối hợp và vận các thiết bị phân phối trong
hệ thống thời gian thực từ một nơi ở xa.
Thú vị rằng, định nghĩa này không đề cập đến chức năng tự động hóa. Nó ám
chỉ đến từ phối hợp. Tất cả các thiết bị bảo vệ phải được phối hợp để thực hiện tự
động các chức năng bảo vệ bằng việc cách ly vùng sự cố. Cách ly sự cố là chỉ một
phần trong DA (tự động hóa phân phối), bởi vì vận hành hệ thống điện sẽ dược cải
thiện nếu có khả năng tự động phân vùng sự cố, càng nhiều khu vực mất điện được
tái lập thì càng tốt. Hơn nữa, thuật ngữ thời gian thực đề nghị hệ thống tự động hóa
sẽ được vận hành trong vòng thời gian đáp ứng là 2 giây trong một hệ thống
SCADA điều khiển lớn. Điều này thì quá tham vọng cho một số thành phần của hệ
thống phân phối nơi mà thời gian trì hoãn của hệ thống truyền thông là quan trọng.
Nó không cần thiết hoặc hiệu quả về chi phí đối với tất cả chức năng DA nơi mà
thời gian đáp ứng có thể chấp nhận được. Thuật ngữ thời gian thực hoặc thời gian
nhu cầu cung cấp linh hoạt để đáp ứng và phù hợp trong việc đạt được mục tiêu vận
hành cho hệ thống bằng một cách thức hiệu quả chi phí. Một phát biểu trong định
nghĩa phân biệt DA từ việc vận hành truyền thống dựa trên bảo vệ rơle (tự động) là
các thành phần lưới phân phối liên quan có thể được điều khiển từ một nơi cách xa.
Điều này đòi hỏi việc tích hợp hạ tầng viễn thông trong kiến trúc của DA. Nó là
phương tiện mấu chốt đưa ra thông tin và điều khiển đến việc đưa ra quyết định cho
việc vận hành thông minh hơn của lưới phân phối. Việc triển khai và tích hợp hiệu
quả về chi phí của hệ thống thống viễn thông trong các thiết bị phân phối được điều
khiển và trung tâm điều khiển phải hết sức thận trọng trong việc lập kế hoạch.
DA, như đã nói ở trên, cũng hỗ trợ ứng dụng tại phòng điều khiển trung tâm để
hỗ trợ các việc ra quyết định về vận hành đối với toàn bộ lưới điện phân phối thông
qua điều khiển từ xa hoặc bằng tay các thiết bị - các ứng dụng đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống điện phân phối. Số lượng tài sản không được điều khiển xa là
thành phần quan trọng trong bất kỳ hệ thống điện phân phối. Việc quản lý đúng đắn
các tài sản này là sống còn đối với việc vận hành và yêu cầu thêm vào phương tiện
hỗ trợ trong phần DMS. Các phần mềm ứng dụng này yêu hỗ trợ từ các hệ thống
khác như là hệ thống thông tin khách hàng (CIS), hệ thống thông tin địa lý (GIS),
nó sẽ đứng tại tầng cao nhất của hệ thống phân cấp điều khiển.
Bất chấp hai tầng lớp điều khiển của DA được áp dụng, có 3 cách khác nhau
để nhìn về tự động hóa:
- Tự động hóa tại chỗ - vận hành thiết bị đóng ngắt bởi hệ thống bảo vệ hoặc
việc đưa ra quyết định dựa trên lập trình logic trình tự.
- SCADA (điều khiển xa) – điều khiển xa các thiết bị đóng ngắt và việc giám
sát các trạng thái, cảnh báo, đo lường.
- Tự động hóa tập trung – tự động hóa các thiết bị đóng ngắt từ xa từ trung tâm
ra quyết định cô lập sự cố, tái cấu trúc lưới và các dịch vụ khôi phục lưới điện.
- Bất kỳ việc triển khai DA sẽ bao gồm ít nhất hai chức năng trên bởi vì hệ
thống truyền dẫn phải là một phần của hệ thống. Tuy vậy, các điện lực sẽ đòi hỏi có
hệ thống tự động hóa lưới phân phối bởi vì việc họ đã triển khai sớm các recloser
hoặc kết hợp với thiết bị tự phân đoạn. Không có hệ thống truyền dẫn đến những
thiết bị đó sẽ không thực hiện được DA. Các điện lực với việc triển khai như vậy
thừa nhận rằng phải có hệ thống viễn thông đến các thiết bị đóng cắt trung thế để
biết được thiết bị đó có đang vận hành hay không.
4.1.1 Sơ đồ cây tự động hóa
Sự lựa chọn cách thức để tự động hóa các thiết bị đóng ngắt được minh họa
thông qua cây quyết định trong hình 4.1. Một khi thiết bị sơ cấp đã được chọn dựa
trên yêu cầu về vai trò quan trọng của hệ thống và nhiệm vụ bảo vệ, cấp độ tự động
hóa sẽ được xác định.
Sự triển khai tự động hóa đến bất kì thiết bị đóng ngắt tại chỗ có thể được
mô tả như là các bước thực hiện và con đường thay thế để dẫn đến cấp độ và loại
kiến trúc điều khiển. Một vài con đường thì tùy chọn nhưng phần nhiều là bắt buộc
nếu việc tự động hóa được triển khai.
Bước 1: Bước này là cơ bản để cung cấp một thiết bị đóng ngắt với bộ
truyền động cơ khí. Về mặt lịch sử, thiết bị đóng ngắt luôn vận hành bằng tay,
nhưng thiết bị được tích lũy năng lượng hoặc bộ truyền động được cấp điện để đảm
bảo việc thao thác thiết bị độc lập với việc thao tác tại chỗ ngay thiết bị. An toàn
được tăng cường bởi vậy người thao tác sẽ đứng cách xa thiết bị đóng cắt.

Hình 4.1.1 Cây quyết định các bước để thực hiện tự động hóa tại chỗ hay trung tâm

Bước 2: Mặc dù sự lắp đặt thiết bị truyền động cho phép thao tác tại chỗ,
điều này là bắt buộc, thông qua sử dụng nút bấm, mục đích chính là hỗ trợ việc vận
hành tự động hóa tại chỗ hoặc điều khiển từ xa.
Bước 3: Một khi một thiết bị điện tử được lắp đặt cho bộ truyền động, một
trong hai chức năng tự động hóa sẽ được chọn lựa. Việc chọn lựa đơn giản nhất của
bước này, tự động hóa tại chỗ có thể được giao tiếp với hệ thống viễn thông để cho
phép điều khiển từ xa. Hoặc sự lựa chọn khác, tự động hóa thông minh tại chỗ có
thể được triển khai, cho phép thiết bị vận hành một cách tự động theo một lập trình
sẵn trước. Một ví dụ điển hình của phương thức lựa chọn này là tại bước 3 Recloser
không có truyền thông.
Bước 4: Bước này xây dựng hai sự lựa chọn được tạo từ bước trước 3. Cơ
bản, điều khiển từ xa được thêm vào hệ thống tự động hóa tại chỗ vì vậy nhân viên
điều độ được cung cấp thông tin của bất kì việc vận hành của các thiết bị đang ở chế
độ tự động tại chỗ và có thể loại bỏ các hành động tại chỗ hoặc đưa ra quyết định từ
xa. Thao tác bằng tay tại chỗ phải cao quyền hơn hệ thống tự động điều đó là bắt
buộc. Trong sự lựa chọn khác trong bước 3, điều khiển từ xa được chọn, hai hình
thức quyết định thì đều có khả năng, quan điểm tự động hóa từ xa trên hệ thống
trung tâm hoặc điều khiển từ xa qua quyết định của điều độ viên.
Bước 5: Bước cuối cùng này áp dụng chọn lựa từ bước 4, điều khiển từ xa
đến việc tự động hóa tại chỗ. Mặc dù khả năng tại trung tâm điều khiển đưa ra quyết
định tự động hóa tại chỗ có nhiều chiến lược hay, tuy nhiên nó không thực sự thông
dụng bởi vì việc điều khiển từ xa thì cũng đáp ứng và đơn giản hơn.
Kết quả của cây quyết định này đối với việc đáp ứng các định nghĩa về tự động
hóa lưới phân phối như sau:
- Thiết bị đóng ngắt phải có khả năng đều khiển từ xa.
- Sự đưa ra quyết định được thực hiện, tại thiết bị điện tử thông minh thông
qua máy chủ DA của trung tâm hoặc thông qua sự can thiệp của con người từ xa.
- Việc thao tác phải được thực hiện có thể bằng cơ khí hoặc nút nhất.
4.1.2 Các giai đoạn tự động hóa
Sự lựa chọn các cấp độ tự động hóa được minh họa thông qua sơ đồ cây tự
động hóa ở phần trước và có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, và quan
tâm đến gánh nặng của truyền dẫn. Yêu cầu tự động hóa và giám sát từ xa càng chi
tiết, thì càng yêu cầu cao về gánh nặng và phức tạp của các gói tin. Sự cân nhắc này
đưa ra hai phương thức khác nhau cho việc tự động hóa phân phối (hình 4.2), điển
hình cho việc mở rộng việc điều khiển xuống các phát tuyến, nơi mà hệ thống
truyền thông sử dụng phần lớn là radio.
Giai đoạn 1: Giai đoạn này được chỉ định như là đáp ứng các yêu cầu cơ bản
của tự động hóa lưới phân phối như là cung cấp các chức năng giám sát và điều
khiển từ xa. Trạng thái và điều khiển từ xa của các thiết bị đóng ngắt là giai đoạn
hợp lý cho việc triển khai tự động hóa lưới phân phối ngoài phạm vi trạm điện.
Điều này có thể đạt được thông qua chỉ truyền các tín hiệu số. Các tín hiệu số như là
như cảnh bảo, báo sự cố, đóng/ ngắt, báo vượt ngưỡng có thể truyền trước. Truyền
dẫn cho các tín hiệu số thì ít phức tạp về mặt truyền thông, nó yêu cầu gói tin ngắn.
Do vậy, hệ thống radio công suất thấp được phát triển và triển khai để đáp ứng nhu
cầu cơ bản về điều khiển xa này.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này thì bổ sung vào các tín hiệu đo lường và điều khiển.
Các tín hiệu thêm vào này về cơ bản sẽ gần giống như các tín hiệu tại TBA, tuy
nhiên, tải trọng trên đường truyền sẽ tăng lên và khả năng của giao thức SCADA sẽ
được sử dụng hết mức. Giảm gánh nặng này, giao thức cấp độ cao yêu cầu phải có
cả hai chế độ truyền dữ liệu không truy vấn và quay số.
Tự động hóa tại chỗ có thể được áp dụng trong hai giai đoạn và chỉ phụ thuộc
vào độ phức tạp của các cảm biến và thiết bị điện tử thông minh. Việc truyền các tín
hiệu trạng thái thì không ản hưởng đến quá trình xử lý bảo vệ, đo lường tại chỗ.
Cấp độ của việc đưa ra quyết định tại trung tâm sẽ phụ thuộc không chỉ khối
lượng và chi tiết của thông tin truyền đến máy chủ trung tâm mà còn liên quan đến
tốc độ và thời gian đáp ứng của hệ thống truyền dẫn.
Không cần thiết phải có một con đường từ giai đoạn 1 đến giai đoạn khác,
bởi vì sẽ có sự giới hạn của giao thức và hạ tầng truyền dẫn như là kết quả của sự
tối ưu hóa trong giai đoạn 1. Do vậy sự chọn lựa hệ thống truyền dẫn cho giai đoạn
1 phải được cân nhắc kỹ càng để sẵn sàng lên giai đoạn 2 trong chu kì thu hồi vốn
của việc triển khai.
Hình 4.1.2 Các gia đoạn tự động hóa lưới phân phối để mở rộng điều khiển

4.1.3 Cấp độ chuyên sâu của tự động hóa (AIL/Automation Intensity level):
Thuật ngữ này được sử dụng để định nghĩa cấp độ tự động hóa trên các phát
tuyến ngoài TBA. Hai phương pháp thường được sử dụng: phần trăm số lượng thiết
bị đóng ngắt được điều khiển từ xa, cụ thể 5-10%, hoặc số lượng thiết bị đóng ngắt
được tự động hóa trên 1 phát tuyến. Điển hình, phương pháp thứ 2 được chỉ định
các giá trị 1.0, 1.5., 2.0, 2.5 vân vân. Nơi mà máy cắt phân đoạn được xem như là
thiết bị thường mở giữa hai phát tuyến. Thiết bị đóng ngắt và đóng ngắt phân đoạn
trên một phát tuyến chỉ ra rằng tự động hóa các điểm thường mở và thiết bị đóng
ngắt ở giữa – việc đầu tư theo AIL tạo ra việc tăng cao tối đa cho đầu tư, bởi vì tăng
cao AIL sinh ra việc giảm biên độ cải thiện đến việc vận hành hệ thống. Điều này
được minh họa ở hình 4.1.3 cho một bộ các phát tuyến, AIL được mô tả bằng cả hai
cách đánh giá như đã nói ở trên. Điểm chuyển tiếp xảy ra vào khoảng AIL = 1.5.
Hình 4.1.3 Cải thiện thời gian mất điện với việc tăng cấp độ chuyên sâu của DA

4.2. Tự động hóa lưới điện của Điện lực Trị An:

4.2.1. Sơ lược lưới điện của Điện lực Trị An:


- Tổng số các phát tuyến trung thế: 10 lộ ra từ trạm 110kV trên địa bàn và 01
lộ ra từ trạm 110kV địa bàn lân cận; 04 nhánh nhận điện từ các nhánh, lộ ra của của
đơn vị lân cận.

- Tổng km chiều dài: 381,038 Km (trong đó 253,813 Km tài sản Điện lực
127,225 Km tài sản khách hàng), chiều dài bình quân của 01 phát tuyến là 21,169
Km.

- Tổng số các phát tuyến có bọc hóa: 04 phát tuyến bọc hóa toàn bộ, 09 phát
tuyến bọc hóa 1 phần (03 phát tuyến nhận điện từ trạm 6/15kV Hiếu liêm). Tổng
chiều dài được bọc hóa: 131,3982 km, chiếm tỉ lệ 34,48% so với toàn lưới điện, vị
trí được bọc hóa: đoạn đầu lộ ra trạm 110kV, giao chéo, đông dân cư.
- Phụ tải đường dây bình quân: 53%. Các chủng loại dây dẫn đang sử dụng:
A/XLPE/PVC, AC/XLPE, AC, ACX, ACXV, CXV, C/XLPE/PVC, ACSR,
C/DSTA/XLPE/PVC và tiết diện dây dẫn đang sử dụng: 50, 70, 95, 120, 150, 185,
2
240 (mm ).

Tình hình vận hành:

- Số lần cắt điện công tác trên 01 phát tuyến trung thế trong 01 năm: Trung
bình: 2.5 lần, nhiều nhất: 04 lần.

- Số lần mất điện do sự cố trên 01 phát tuyến trung thế trong 01 năm: Trung
bình: 0,72, nhiều nhất: 02 lần.

Kết cấu lưới điện trung thế:

- Thống kê số phát tuyến trung thế kết vòng: Cùng trạm 110kV là 12 phát
tuyến và khác trạm 110kV là 11 phát tuyến. Số phát tuyến có khả năng hỗ trợ cấp
nguồn: Cùng trạm 110kV là 12 phát tuyến và khác trạm 110kV là 11 phát tuyến. Số
phát tuyến có kết vòng nhưng không có khả năng hỗ trợ cấp nguồn: 00 phát tuyến,
chiếm tỉ lệ % so với tổng số các phát tuyến có kết vòng: 00%.

- Đánh giá khả năng hỗ trợ cấp điện từ mạch vòng cho các mức tải: Cho
100% tải.

Số lượng thiết bị trên lưới điện:


Stt Hạng mục Recloser LBS DS LBFCO FCO
1 Tổng số TB trên lưới điện 43 30 1 15 2469
- Tài sản đơn vị 16 26 1 0 738
- Tài sản khách hàng 27 04 0 15 1731
Nhiều nhất trên 01 phát tuyến
2 01 03 0 0 0
(trục chính)
- Độ tin cậy cung cấp điện:

+ Phấn đấu giảm thời gian mất điện và số lần mất điện tại thời điểm đến
năm 2020 là: SAIDI < 300 phút và SAIFI < 4,95 (tổng hợp mất điện do
công tác và sự cố lưới điện trung, hạ áp).

- Lộ trình của đơn vị:


Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

SAIDI 2866 1159,2 1150 879,68 672,24 513,72 392,57 300


giảm
-1706,8 -9,2 - - - - -92.570
(phút)
270.320 207.440 158.520 121.150
Tăng (+)
-59.6% -45.92% -23.51% -23.58% -23.58% -23.58% -23.58%
giảm (-)

SAIFI 19,650 6,101 7,3 5,449 5,319 5,193 5,070 4,95


Tăng (+)
-68.95% +19,65 -25.36% -2.39% -2.37% -2.37% -2.37%
giảm (-)
%
- Các yếu tố cơ bản để giảm SAIDI và SAIFI:

Các cơ sở đảm bảo giảm SAIDI và MAIFI theo lộ trình ở trên:


+ Xây dựng mạch kép, mạch vòng liên kết giữa các trạm 110kV.

+ Kết nối các thiết bị có khả năng điều khiển xa, lắp mới các thiết bị có
điều khiển xa và thay thế các thiết bị không có khả năng điều khiẻn xa.

+ Tiếp tục thực hiện lắp đặt thêm thiết bị thao tác có tải phân đoạn trên
đường dây trung thế để giảm phạm vi, số khách hàng mất điện khi có công
tác có kế hoạch củng như phân đoạn để tìm ra nguyên nhân và xử lý sự cố.

+ Bố trí kết hợp công tác trên các tuyến đường dây khi cắt điện.

+ Tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện khi thực hiện công tác trên
các đường dây không thể phân đoạn và chuyển tải được, để giảm thời gian
cũng như số lần mất điện cho khách hàng.

+ Tiếp tục lắp đặt thêm các bộ cảnh báo sự cố, giúp nhân viên vận hành
nhanh chóng phát hiện khu vực sự cố để cô lập xử lý.

+ Thường xuyên kiểm tra, phát quang đảm bảo an toàn hành lang lưới
điện.

+ Bảo trì, thí nghiệm, sửa chữa, cải tạo lưới điện.

+ Sử dụng công nghệ hotline trong việc đấu nối thiết bị điện lên lưới
điện trong trường hợp phải cắt điện đường dây làm mất điện trên diện rộng.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ tin cậy:
+ Qua kết quả thực hiện độ tin cậy năm 2014, SAIDI tổng các trường
hợp mất điện là 2126,65 phút.

+ Tỷ trọng thời gian mất điện kéo dài (SAIDI) do công tác (trung hạ áp,
lưới 110kV, lưới truyền tải) chiếm phần lớn với 80,3% SAIDI tổng hợp.
trong đó:

oSAIDI do công tác trung hạ áp chiếm 51,76% SAIDI tổng hợp (1100,71
phút).

oSAIDI do công tác lưới 110kV chiếm 19,6% SAIDI tổng hợp (416,77
phút).

o SAIDI do công tác lưới truyền tải chiếm 8,95% SAIDI tổng hợp (190,32
phút).

+ Tỷ trọng thời gian mất điện kéo dài (SAIDI) do sự cố (trung hạ áp,
lưới 110kV, lưới truyền tải) chiếm phần lớn với 10,09% SAIDI tổng hợp.
trong đó:

oSAIDI do sự cố trung hạ áp chiếm 2,75% SAIDI tổng hợp (58,47 phút).

oSAIDI do sự cố lưới 110kV chiếm 4,9% SAIDI tổng hợp (104,34 phút).

oSAIDI do sự cố lưới truyền tải chiếm 2,44% SAIDI tổng hợp (51,86
phút).

+ Tỷ trọng thời gian mất điện kéo dài (SAIDI) do trường hợp khác
chiếm 9,6% SAIDI tổng hợp. Các nguyên nhân mất điện nguyênn nhân
khác như: Mất điện do R81 tác động, sự cố nhà máy điện; do mưa bão, lốc
xoáy; cắt điện để xử lý hiện tượng bất thường; khách hàng đề nghị cắt
điện; di dời đường dây để mở rộng đường.

4.2.2. Triển khai tự động hóa 2 tuyến 475 Quế Bằng và 476 Bình Hòa:
Tuyến 475-Quế bằng được cấp điện từ thanh cái C41 trạm 110/220kV Thạnh
Phú. Khả năng mang tải của tuyến là 190A, trên trục chính có lắp 01 Recloser Suối
Dứa, 02 LBS PĐ 34 Bình Lợi và PĐ 69 Bình Lợi. Liên kết với tuyến 476-Bình Hòa
tại LBS LK Quế Bằng- Bình Hòa và LK Bình Lợi- Bình Thảo.
Tuyến 476-Bình Hòa được cấp điện từ thanh cái C42 trạm 110/220kV Thạnh
Phú. Khả năng mang tải của tuyến là 190A, trên tuyến có lắp 02 Recloser UBX
Thạnh Phú và Recloser Bình Thảo, 02 LBS Bến Cá và LBS Bình Hòa. Liên kết với
tuyến 475-Quế Bằng tại LBS LK Quế Bằng- Bình Hòa 2 và LK Bình Lợi- Bình
Thảo. Ngoài ra tuyến 476-Bình Hòa cũng liên kết với tuyến 478-Hàm Nghi qua
LBS Rạch Gốc.
Hiện nay, trạm 110/22kV Thạnh Phú đã kết nối với hệ thống SCADA. Các
Recloser trên 2 tuyến sẽ kết nối với hệ thống SCADA trong năm 2017. Các LBS
trên 2 tuyến hiện nay chỉ thao tác Đóng/Ngắt tại chỗ, PCĐN đã có kế hoạch thay
thế/nâng cấp toàn bộ các LBS và lắp đặt các bộ chỉ thị sự cố (Fault Indicator) kết
nối về hệ thống SCADA trong năm 2018 để thí điểm tự động hóa 2 tuyến bằng
phần mềm SmartVu của hãng Survalent/Canada.

Hình 4.2.2 Giao diện sơ đồ một sợi của 2 tuyến 475-Quế Bằng và 476-Bình Hòa

Trạng thái kết lưới bình thường của 2 tuyến như sau:
- Tuyến 476-Bình Hòa cấp đến các vị trí thường mở là: LBS LK Quế Bằng-
Bình Hòa 2, LBS LK Bình Lợi- Bình Thảo và LBS Rạch Gốc.
- Tuyến 475-Quế Bằng cấp điện đến các vị trí thường mở là: LBS LK Quế
Bằng- Bình Hòa 2 và LBS LK Bình Lợi- Bình Thảo.
Hiện nay việc quản lý vận hành, tổ chức công tác và xử lý sự cố đang thực
hiện thủ công. Khi bị sự cố đơn vị QLVH lưới điện sẽ nhận được thông tin mất điện
từ khách hàng hoặc người Dân. Sau khi tiếp nhận thông tin đơn vị QLVH cử nhân
viên đi dò tìm sự cố trên trên trục chính và các nhánh rẽ, việc dò tìm này phụ thuộc
nhiều yếu tố như khả năng của nhân viên, sự cố dễ phát hiện và sự cố khó phát
hiện...Việc di chuyển để dò tìm và xác định khu vực sự cố mất trung bình nhanh
nhất là 30 phút.
Từ hiện trạng như đã nêu trên, việc kết nối các thiết bị Recloser, LBS và các
bộ chỉ thị sự cố của 2 tuyến này vào hệ thống SCADA để giám sát, điều khiển xa,
khoanh vùng sự cố và tự động thao tác cần phải thực hiện ngay để giảm thời gian
xử lý sự cố, giảm chỉ số độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI) và làm nền tảng
để triển khai tự động hóa cho lưới điện của PCĐN.
Giải pháp kết nối để giám sát, xác định sự cố, khoanh vùng và cô lập sự cố,
khôi phục điện cho khu vực không bị sự cố bằng hệ thống vô tuyến 3G. Hệ thống
3G do Viettel cung cấp đảm bảo an ninh bảo mật và đảm bảo băng thông riêng
nhằm đảm bảo luôn kết nối an toàn và ổn định.
Theo sơ đồ kết lưới cơ bản, khả năng chuyển tải qua lại giữa hai tuyến, các
trị số cài đặt của các máy cắt xuất tuyến, các máy cắt tự đóng lại (Recloser) và các
LBS sẽ thiết lập chương trình tự động hóa cho 2 tuyến bằng hình thức mô phỏng
thông qua phần mềm SmartVU.
4.2.2.1. Lưu đồ đoạn từ MC 476 -> REC UBX Thạnh Phú

a. Khoanh vùng cô lập sự cố và khôi phục điện:

Bắt đầu
sai
I476 > 190A đúng
MC 476 mở Mở Rec UBX Thạnh Phú
MC 475 đóng Đóng LBS LK Quế Bằng-Bình

b. Tái lập lại như kết lưới ban đầu:

Bắt đầu

sai
đúng Đóng MC 476
MC 476 đóng Đóng Rec UBX Thạnh Phú
MC 475 đóng Mở LBS LK Quế Bằng-Bình Hòa

Khi sự cố xảy ra trong đoạn từ UBX Thạnh Phú đến máy cắt 176 thì máy cắt
476 bật ra. Chương trình phát hiện và đưa tín hiệu Ngắt REC UBX Thạnh Phú và
đóng LBS LK Quế Bằng – Bình Hòa để cấp lại tải cho khu vực phía sau REC UBX
Thạnh Phú.
Sau khi Điều độ viên Công ty nhận được thông tin dò tìm sự cố và giải trừ sự
cố của đội quản lý vận hành thì sẽ cho chương trình chạy tự động để tái lập lại kết
lưới ban đầu. Trình tự Đóng máy cắt 176, đóng REC UBX Thạnh Phú và Ngắt LBS
LK Quế Bằng – Bình Hòa.
4.2.2.2. Lưu đồ đoạn từ MC REC UBX Thạnh Phú -> LBS Bến Cá

Khi sự cố xảy ra trong đoạn này thì REC UBX Thạnh Phú bật ra. Chương trình phát
hiện và đưa tín hiệu Ngắt LBS Bến cá và đóng LBS LK Bình lợi – Bình Thảo để
cấp lại tải cho khu vực phía sau LBS Bến cá.
Sau khi Điều độ viên Công ty nhận được thông tin dò tìm sự cố và giải trừ sự cố của
đội quản lý vận hành thì sẽ cho chương trình chạy tự động để tái lập lại kết lưới ban
đầu. Trình tự Đóng REC UBX Thạnh Phú, Đóng LBS Bến cá và LBS LK Bình lợi
– Bình Thảo.

4.2.2.3. Lưu đồ sau LBS Bến Cá

Khi sự cố xảy ra sau đoạn này thì REC UBX Thạnh Phú bật ra và chương trình
nhận được tín hiệu FI của LBS Bến Cá. Chương trình phát hiện và đưa tín hiệu
Ngắt LBS Bến cá, LBA PĐ 133 Bình Hòa, Ngắt REC Bình Thảo, Đóng REC UBX
Thạnh Phú, Đóng LBS LK Bình lợi – Bình Thảo, Đóng LBS Rạch gốc để cấp lại tải
cho khu vực phía sau LBS Bến cá.
Sau khi Điều độ viên Công ty nhận được thông tin dò tìm sự cố và giải trừ sự cố của
đội quản lý vận hành thì sẽ cho chương trình chạy tự động để tái lập lại kết lưới ban
đầu. Trình tự Đóng LBS Bình Thảo, Đóng LBS Bến cá Ngắt LBS LK Bình lợi –
Bình Thảo, Đóng LBS PĐ 133 Bình Hòa và Ngắt LBS Rạch Gốc.

4.2.2.4. Lưu đồ sau LBS 133 Bình Hòa

Khi sự cố xảy ra sau đoạn này thì REC UBX Thạnh Phú bật ra và chương trình
nhận được tín hiệu FI của LBS Bến Cá và FI của LBS PĐ 133 Bình Hòa. Chương
trình phát hiện và đưa tín hiệu LBS PĐ 133 Bình Hòa, Đóng lại REC UBX Thạnh
Phú.
Sau khi Điều độ viên Công ty nhận được thông tin dò tìm sự cố và giải trừ sự cố của
đội quản lý vận hành thì sẽ cho chương trình chạy tự động để tái lập lại kết lưới ban
đầu. Trình tự Đóng LBS PĐ 133 Bình Hòa.
4.2.2.5. Lưu đồ MC 475 đến REC Suối dứa
4.2.2.6. Lưu đồ đoạn REC Suối dứa đến LBS PĐ 34 Bình Lợi

4.2.2.7. Lưu đồ đoạn LBS PĐ 34 Bình Lợi đến LBS PĐ 69 Bình lợi
4.2.2.8. Lưu đồ đoạn LBS PĐ 69 Bình Lợi -> LBS LK Bình Lợi-Bình Thảo

4.2.3. Kết quả tự động hóa 2 tuyến 475 Quế Bằng và 476 Bình Hòa:

Hình 4.2.3 Số khách hàng trên từng phân đoạn.


Bảng tính: SAIDI, SAIFI, MAIFI
Các bộ chỉ số độ tin cậy được tính như sau:
4.2.3.1 SAIDI được tính bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút
của Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn
vị phân phối điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện, xác định theo công thức sau:
n

T  K
i 1
i i
SAIDIt 
Kt
12
SAIDIy   SAIDIt
t 1

Trong đó:
- Ti: Thời gian mất điện lần thứ i trong tháng t (chỉ xét các lần mất điện có
thời gian kéo dài trên 05 phút);
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong
tháng t;
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi
cung cấp điện của Đơn vị phân phối điện;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- SAIDIt (phút): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân
phối trong tháng t;
- SAIDIy (phút): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân
phối trong năm y.
4.2.3.2 SAIFI được tính bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện và Đơn
vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện kéo dài
trên 05 phút chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán
lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện, xác định theo công thức sau:
n

K i
i 1
SAIFIt 
Kt
12

SAIFIy   SAIFIt
t 1
Trong đó:
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi
cung cấp điện của Đơn vị phân phối điện;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong
tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- SAIFIt: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối trong
tháng t;
- SAIFIy: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối trong
năm y.
4.3.2.3 MAIFI được tính bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện và Đơn
vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện thoáng
qua (thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống) chia cho tổng số Khách hàng
sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối
điện, xác định theo công thức sau:
n

K i
i 1
MAIFIt 
Kt
12
MAIFIy   MAIFIt
t 1

Trong đó:
- n: Tổng số lần mất điện thoáng qua trong tháng t thuộc phạm vi cung cấp
điện của Đơn vị phân phối điện;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thoáng qua thứ i
trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- MAIFIt: Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân
phối trong tháng t;
MAIFIy: Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối
trong năm y.

4.3. Nhận xét và đề xuất

Theo như định nghĩa ở mục 4.1 thì thuật ngữ tự động hóa tự nó có nghĩa là
quá trình tự động điều khiển. Nhưng ngành điện lực chấp thuận định nghĩa sau: Tập
hợp các công nghệ mà cho phép Điện lực giám sát từ xa, phối hợp và vận các thiết
bị phân phối trong hệ thống thời gian thực từ một nơi ở xa.
Do đó, ngành điện có thể dùng giải pháp truyền dẫn 3G hay cáp quang để
phục vụ việc tự động hóa các xuất tuyến trên lưới 22kV. Ngành điện có thể để chế
độ tự động hóa hoàn toàn hay bán tự động hay điều khiển xa là tùy thuộc tình hình
thực tế của lưới điện và độ tin cậy của hệ thống truyền dẫn.
4.3.1 Ưu điểm
- Giám sát tổng quan quá trình cũng như trình tự phát hiện, khoanh vùng và cô lập
sự cố, nhanh chóng khôi phục điện cho khu vực không bị sự cố nhằm tăng cao độ
tin cậy và liên tục cho khách hàng.
- Thời gian thực hiện một chu trình FDIR dưới 2 phút nên cải thiện đáng kể các bộ
chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI.
4.3.2 Khuyết điểm
- Hệ thống hoạt động tin cậy nếu kênh truyền ổn định và tin cậy.
- Chưa triển khai thực tế nên chưa có số liệu cũng lường hết các trường hợp trục
trặc.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI

Từ thực tế hệ thống SCADA/DMS và hiện trạng của lưới điện PCĐN, qua
nghiên cứu của đề án kết quả đạt được như sau:
- Nắm bắt và am hiểu phần mềm SmartVU của hãng Survalent/Canada. Đưa
ra các hướng dẫn cài đặt, sử dụng, tạo và kết nối cơ sở dữ liệu, tạo giao diện HMI,
tạo SCS, sử dụng các cú pháp cơ bản…quản trị được phần mềm SmartVU. Phần
mềm SmartVu hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành điện.
- Đưa ra được giải thuật và viết chương trình để giám sát và điều khiển tự
động nấc MBA từ hệ thống SCADA trung tâm thay cho các rơle điều áp tự động tại
các TBA 110kV bị hư hoặc hoạt động chưa ổn định để duy trì điện áp tại thanh cái
22kV nằm trong ngưỡng từ 22 đến 23.1kV. Đến nay đã áp dụng tại TBA 110kV
Phú Thạnh, MBA 1T trạm Long Khánh, MBA 1T trạm Gò Dầu và trạm Dầu Giây.
- Đưa ra được giải thuật và viết chương trình để giám sát và điều khiển tự
động các giàn tụ bù tại thanh cái 22kV của các TBA 110kV từ hệ thống SCADA
trung tâm để giảm tối thiểu trào lưu Q trên lưới điện. Đến nay đã áp dụng tại các
TBA 110kV Thống Nhất, Bàu Xéo, Long Khánh và Dầu Giây. Hiện nay, đang tiếp
tục rà soát các dữ liệu đo lường để triển khai cho tất cả các trạm còn lại trong năm
2018.
- Đánh giá, phát hiện các khuyết và mức độ áp dụng của mô hình tự động hóa
TBA 110kV để định hướng triển khai trong tương lai.
- Mô phỏng chức năng phát hiện, định vị, cô lập sự cố và khôi phục điện cho 2
xuất tuyến của Điện lực Trị An. Qua chương trình mô phỏng và tính toám 2 xuất
tuyến thì chỉ số SAIDI giảm trên 90 phút, SAIFI giảm 0,953 lần và MAIFI tăng
0,953 lần. Việc áp dụng chức năng FDIR cải thiện chỉ số độ tin cậy đáng kể cũng
như đảm bảo cấp điện liên tục cho khách hàng.
Tự động hóa TBA 110/22kV và tự động hóa lưới điện trung thế là bước kế
tiếp của việc đang triển khai điều khiển xa các thiết bị trên lưới trung thế và TBA
110kV không người trực hiện nay. Duy trì mức điện áp hướng đến 23kV tại các
thanh cái 22kV ở các TBA 110/22kV, kiểm soát trào lưu công suất phản kháng thấp
nhất trên lưới 110kV và thực hiện FDIR là một trong các vấn đề quan trọng và cấp
thiết đối với xã hội mà tác động trực tiếp đến tổn thất, độ tin cậy lưới điện và công
tác Điều độ lưới điện của PCĐN nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói
chung.
Thông qua đề tài, PCĐN sẽ có một cái nhìn tổng quan về các thách thức
trong tương lai khi lực lượng Điều độ sẽ đảm nhiệm luôn công tác Điều độ lưới
điện và điều khiển xa các TBA 110/22kV không người trực cũng như thao tác xa
các thiết bị trên lưới trung thế. Qua đó, cũng phát hiện ra được việc quản lý vận
hành trào lưu công suất phản kháng của các Công ty Điện lực hiện nay chưa tối ưu
cũng như chưa kết hợp được việc kiểm soát cả điện áp và trào lưu công suất phản
kháng trên lưới điện. Việc giám sát và điều khiển tự động nấc MBA và giàn tụ bù từ
hệ thống SCADA phụ thuộc nhiều vào đường truyền cũng như chất lượng dữ liệu
đo đến. Thông qua đề án Tôi có một số đề xuất như sau:
- Sớm ứng dụng chức năng kiểm soát điện áp và trào lưu công suất phản
kháng của hệ thống DMS nhằm giảm tối thiểu tổn thất của lưới điện đồng thời chỉ
ra các điểm tối ưu cần bù trên lưới 22kV nhằm hạn chế tối đa đóng/ngắt nhiều các
máy cắt tụ bù tại thanh cái 22kV.
- Áp dụng chức năng FDIR của hệ thống DMS để giảm SAIDI/SAIFI và tăng
độ tin cậy cung cấp điện nhằm từng bước áp dụng tự động hóa lưới trung thế. Sau
khi triển khai thành công chức năng FDIR cần xem xét triển khai tiếp các chức năng
tự động khác như: Chuẩn đoán, phát hiện và cảnh báo sự tình trạng lưới điện; tự
động thay đổi kết lưới để vận hành tối ưu lưới trung thế.
- Với trạm 110/22kV truyền thống và các trạm lai (vừa truyền thống vừa áp dụng
tiêu chuẩn IEC61850) đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch từng bước nâng cấp thành trạm
tự động hóa (áp dụng tiêu chuẩn IEC61850). Đối với các TBA 110kV đang áp dụng tiêu
chuẩn IEC61850 cần triển khai gấp việc quy định quản lý vận hành, bảo trì, thí nghiệm
hiệu chỉnh và xử lý sự cố (quy định về thiết bị sử dụng, phương pháp và nhân sự...để quản
trị trạm tự động hóa theo IEC61850). Từ nay đến năm 2020, cần xem xét áp dụng các chức
năng tự động ngắt tải và khôi phục tải, tự động thực hiện điều chỉnh (điều nấc MBA,
giàn tụ bù, …), tự động thao tác tuần tự các thiết bị để phối hợp chuyển tải, tự thao tác
khi có sự cố cũng như tái lập sau khi sự cố. Triển khai thêm cấp Process bus (IEC61850-9)
để tăng thêm tính ổn định, an toàn và liên tục của trạm.
- Thành lập bộ phận gồm OT và IT để tổ chức đánh giá lại hệ thống an ninh
bảo mật hiện hữu, đưa ra các tiêu chuẩn an ninh bảo mật cho hệ thống
SCADA/DMS (tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế như IEC, NERC CIP, ICS-CERT,
NIST và ứng dụng SIEM, Blacklist, Whitelist, IPS/IDS/FIREWALL, Test case,
DATADIODE.. để ngăn ngừa các cuộc tấn công), đưa ra quy định bảo mật trong
mua sắm, kiểm tra trước khi lắp đạt và kiểm soát trong quá trình vận hành…
- Ngành điện cần sớm thống nhất áp dụng tiêu chuẩn IEC61968 và IEC61970
(CIM) để thống nhất mô hình chia sẽ dữ liệu của các phần mềm giữa bộ phận OT
và IT. Hiện nay ngành điện sử dụng nhiều phần mềm để quản lý và điều hành sản
xuất như PMIS, HRMS, MDMS, CMIS, EPR…trong tương lai bộ phận OT sẽ sử
dụng SCADA, GIS, DMS, DAS, OMS…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu liên quan đến phần mềm của hang SURVALENT; SmartVU Editors
Guide, SmartVU Requipments, SmartVU Operatiors Guide 1.6, SmartVU Traning
Guide 1.3, SCS Topology Processor User’s guide và CS400 Command sequencing
User’s guide.
[2] James Northcote-Green Robert Wilson, “Control and Automation of Electrical
Power Distribution Systems”.
[3] Tổng công ty Điện lực miền Nam, Các công văn chỉ đạo về việc áp dụng rơle
điều áp tự động và vận hành giảm tối thiểu trào lưu công suất phản kháng trên lưới
điện.
[4] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam.
[5] Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thông báo số 79/TB-VPCP ngày 24/2/2014
của Văn phòng Chính phủ thông báo tại cuộc họp về triển khai thực hiện phát triển
lưới điện thông minh tại Việt Nam.
[6] Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Quyết định số 1811/QĐ-
BCĐ ngày 19/5/2017 phê duyệt Định hướng thực hiện giai đoạn 2 (2017-2022) và
Kế hoạch công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo phát triển lưới điện thông minh tại
Việt Nam.
[7] Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai; các quy định, dữ liệu được thu thập
phục vụ cho luận án.
[8] Bộ Công Thương; Thông tư 44/11/2014, Quy trình quy định thao tác trong Hệ
thống điện Quốc gia.
[9] Bộ Công Thương; Thông tư 39/11/2015, Thông tư quy định hệ thống điện phân
phối.
[10] Quy định số 4551/PCĐN-ĐĐ ngày 24/10/2016 của PCĐN về việc Đóng/Ngắt
giàn tụ bù tại thanh cái 22kV của các TBA 110kV.
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chương trình tự động điều khiển tăng/giảm nấc MBA bằng phầm
mềm SmartVU và bảng theo dõi kết quả điều nấc TBA 110kV Phú Thạnh
DO WHILE (1)
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" > 20.8) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" <
22.2))
DELAY 60S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" >
20.8) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" < 22.2))
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 1
ENDIF
DELAY 30S
ELSE
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" > 23) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" <=
23.5))
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5))
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5)) CMD
"PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5)) CMD
"PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5))
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5)) CMD
"PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5)) CMD
"PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc" > 23.5))
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF

DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
DELAY 1S
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and.
("PHUTHANH,431_Ubc" > 23)) CMD
"PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY 30S
ENDIF
ELSE
IF(("PHUTHANH,431" == 1) .and. ("PHUTHANH,431_Ubc"
> 23.5)) DELAY 1S
CMD "PHUTHANH,T1_Command" 0
DELAY
30S ENDIF
ENDIF
ENDIF
DELAY
1ms
ENDWHILE
THEO DÕI HOẠT ĐỘNG BỘ ĐỔI NẤC
MBA T1 - TRẠM PHÚ THẠNH
GHI CHÚ: Giải điều áp tự động từ 22.2 - 23 kV
Trước khi đổi nấc Sau khi đổi nấc
Điện
Điện Điện Điện
Chế độ áp
Stt Ngày Giờ Nấc áp áp Nấc áp
đổi nấc phía
OLTC phía phía OLTC phía
110k
22kV 110kV 22kV
V
342 12/1/2016 12:55 tự động 113 9 22.20 113 10 22.60
343 12/1/2016 16:30 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
344 12/1/2016 23:20 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
345 12/2/2016 6:55 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
346 12/2/2016 7:11 tự động 116 9 22.10 116 10 22.50
347 12/2/2016 11:00 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
348 12/2/2016 13:15 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
349 12/2/2016 16:35 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
350 12/2/2016 23:30 tự động 119 9 23.00 119 8 22.60
351 12/3/2016 6:10 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
352 12/3/2016 7:05 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
353 12/3/2016 11:30 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
354 12/3/2016 12:20 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
355 12/3/2016 12:50 tự động 114 10 22.10 114 11 22.50
356 12/3/2016 14:02 tự động 114 11 23.00 114 10 22.60
357 12/3/2016 17:00 tự động 118 10 23.00 118 9 22.60
358 12/5/2016 0:45 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
359 12/5/2016 5:50 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
360 12/5/2016 7:05 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
361 12/5/2016 10:50 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
362 12/5/2016 13:07 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
363 12/5/2016 16:52 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
364 12/6/2016 7:05 tự động 113 9 22.00 113 10 22.40
365 12/6/2016 8:35 tự động 114 10 22.00 114 11 22.40
366 12/6/2016 10:42 tự động 114 11 23.00 114 10 22.60
367 12/6/2016 11:20 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
368 12/6/2016 12:40 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
369 12/6/2016 16:50 tự động 114 10 23.00 114 9 22.60
370 12/6/2016 18:13 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
371 12/6/2016 21:30 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
372 12/7/2016 2:15 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
373 12/7/2016 6:45 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
374 12/7/2016 9:20 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
375 12/7/2016 12:49 tự động 114 9 22.00 114 10 22.50
376 12/7/2016 16:26 tự động 117 10 23.00 117 9 22.40
377 12/7/2016 23:35 tự động 118 9 22.30 118 8 22.60
378 12/8/2016 7:03 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
379 12/8/2016 12:45 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
380 12/8/2016 16:50 tự động 118 10 23.00 118 9 22.60
381 12/9/2016 0:05 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
382 12/9/2016 4:30 tự động 116 8 23.10 116 9 22.60
383 12/9/2016 7:30 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
384 12/9/2016 11:05 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
385 12/9/2016 12:30 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
386 12/9/2016 17:03 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
387 12/9/2016 17:35 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
388 12/9/2016 22:03 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
389 12/10/2016 7:10 tự động 114 9 22.00 114 10 22.50
390 12/10/2016 11:00 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
391 12/10/2016 11:38 tự động 118 9 22.30 118 8 22.60
392 12/10/2016 12:36 tự động 117 8 22.10 118 9 22.50
393 12/10/2016 13:06 tự động 114 9 22.00 114 10 22.60
394 12/10/2016 16:26 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
395 12/10/2016 22:30 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
396 12/12/2016 7:08 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
397 12/12/2016 11:20 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
398 12/12/2016 12:20 tự động 113 9 22.00 113 10 22.40
399 12/12/2016 19:15 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
400 12/13/2016 7:10 tự động 113 9 22.00 113 10 22.40
401 12/13/2016 11:20 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
402 12/13/2016 11:45 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
403 12/13/2016 12:20 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
404 12/13/2016 12:45 tự động 113 9 22.00 113 10 22.50
405 12/13/2016 16:55 tự động 117 10 23.00 117 9 22.70
406 12/14/2016 7:28 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
407 12/14/2016 11:25 tự động 117 10 23.00 117 9 22.70
408 12/14/2016 13:05 tự động 115 9 22.00 115 10 22.50
409 12/14/2016 16:55 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
410 12/15/2016 7:15 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
411 12/15/2016 10:45 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
412 12/15/2016 12:40 tự động 116 9 22.00 116 10 22.40
413 12/15/2016 16:30 tự động 118 9 23.00 118 9 22.60
414 12/16/2016 7:02 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
415 12/16/2016 10:20 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
416 12/16/2016 11:40 tự động 119 9 23.00 119 8 22.60
417 12/16/2016 12:35 tự động 116 8 22.20 116 9 22.60
418 12/16/2016 13:45 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
419 12/16/2016 15:57 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
420 12/16/2016 17:50 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
421 12/16/2016 18:25 tự động 117 8 22.00 117 9 22.60
422 12/17/2016 0:25 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
423 12/17/2016 7:30 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
424 12/17/2016 11:45 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
425 12/17/2016 12:30 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
426 12/17/2016 13:40 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
427 12/17/2016 14:30 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
428 12/17/2016 7:07 tự động 116 8 22.10 116 9 22.60
429 12/18/2016 19:09 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
430 12/18/2016 22:50 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
431 12/18/2016 23:30 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
432 19:12/2016 0:30 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
433 19:12/2016 5:55 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
434 12/19/2016 10:54 tự động 116 10 22.90 116 9 22.60
435 12/19/2016 11:45 tự động 118 9 23.00 118 8 22.50
436 12/19/2016 12:30 tự động 116 8 22.10 116 9 22.60
437 12/19/2016 13:01 tự động 114 9 22.10 114 10 22.60
438 12/19/2016 18:32 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
439 12/19/2016 21:10 tự động 117 9 22.10 117 10 22.50
440 12/19/2016 23:55 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
441 12/20/2016 7:40 tự động 114 9 22.20 114 10 22.60
442 12/20/2016 10:50 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
443 12/20/2016 11:30 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
444 12/20/2016 12:30 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
445 12/20/2016 13:02 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
446 12/20/2016 16:50 tự động 116 10 22.10 116 9 22.50
447 12/21/2016 8:20 tự động 115 9 22.00 115 10 22.40
448 12/21/2016 10:50 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
449 12/21/2016 12:45 tự động 118 9 22.00 118 10 22.40
450 12/21/2016 16:50 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
451 12/21/2016 23:30 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
452 12/22/2016 6:15 tự động 117 8 22.10 117 9 22.50
453 12/22/2016 7:05 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
454 12/22/2016 11:05 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
455 12/22/2016 13:05 tự động 115 9 22.20 115 10 22.70
456 12/22/2016 16:26 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
457 12/22/2016 19:11 tự động 116 9 22.20 116 10 22.70
458 12/22/2016 21:40 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
459 12/22/2016 22:15 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
460 12/22/2016 23:20 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
461 12/23/2016 2:30 tự động 116 9 23.00 116 8 22.60
462 12/23/2016 4:25 tự động 117 8 22.00 117 9 22.40
463 12/23/2016 8:30 tự động 114 9 22.00 114 10 22.60
464 12/23/2016 11:10 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
465 12/23/2016 12:55 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
466 12/23/2016 16:40 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
467 12/24/2016 1:44 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
468 12/24/2016 7:20 tự động 115 8 22.10 115 9 22.40
469 12/24/2016 7:30 tự động 114 9 22.10 114 10 22.40
470 12/24/2016 10:45 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
471 12/24/2016 13:20 tự động 114 9 22.10 114 10 22.40
472 12/24/2016 14:40 tự động 116 10 23.00 116 11 22.60
473 12/24/2016 15:30 tự động 116 11 23.00 116 10 22.60
474 12/24/2016 16:40 tự động 118 10 23.00 118 9 22.60
475 12/25/2016 6:25 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
476 12/25/2016 7:35 tự động 115 8 22.10 115 9 22.60
477 12/25/2016 9:05 tay 115 9 22.40 115 8 22.00
478 12/25/2016 11:35 tay 116 8 22.40 116 7 22.00
479 12/25/2016 12:30 tay 115 7 21.90 115 8 22.30
480 12/25/2016 18:55 tay 114 8 21.90 114 9 22.30
481 12/26/2016 3:30 tay 116 9 22.40 116 8 22.00
482 12/26/2016 6:25 tay 114 8 21.90 114 9 22.30
483 12/26/2016 7:02 tay 114 9 22.40 114 8 22.00
484 12/26/2016 7:30 tay 113 8 21.90 113 9 22.30
485 12/26/2016 10:05 tay 114 9 22.40 114 8 22.00
486 12/26/2016 11:03 tay 116 8 22.40 116 7 22.00
487 12/26/2016 12:15 tay 117 7 21.90 117 8 22.30
488 12/26/2016 12:53 tay 114 8 21.90 114 9 22.30
489 12/26/2016 14:30 tay 115 9 22.40 115 8 22.00
490 12/26/2016 15::30 tự động 116 8 22.00 116 9 22.40
491 12/27/2016 3:15 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
492 12/27/2016 6:55 tự động 115 8 22.10 115 9 22.60
493 12/27/2016 7:25 tự động 115 9 22.00 115 10 22.40
494 12/27/2016 10:01 tay 115 10 22.80 115 9 22.40
495 12/27/2016 13:30 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
496 12/27/2016 16:01 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
497 12/28/2016 11:30 tự động 118 9 22.10 118 8 22.60
498 12/28/2016 12:30 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
499 12/28/2016 13:32 tự động 115 9 22.10 115 10 22.60
500 12/28/2016 16:15 tự động 118 10 23.00 118 9 22.60
501 12/29/2016 0:25 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
502 12/29/2016 7:15 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
503 12/29/2016 13:20 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
504 12/29/2016 16:58 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
505 12/30/2016 7:32 tự động 114 9 22.00 114 10 22.40
506 12/30/2016 11:03 tự động 117 10 23.00 117 9 22.40
507 12/30/2016 13:10 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
508 12/30/2016 16:50 tự động 118 10 23.00 118 9 22.60
509 12/31/2016 13:30 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
510 12/31/2016 16:13 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
511 1/1/2017 2:20 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
512 1/1/2017 17:18 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
513 1/2/2017 0:26 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
514 1/2/2017 7:02 tự động 115 8 22.10 115 9 22.60
515 1/2/2017 14:03 tự động 115 9 22.10 116 10 22.50
516 1/2/2017 16:55 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
517 1/3/2017 7:25 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
518 1/3/2017 11:20 tự động 115 10 23.00 115 9 22.60
519 1/3/2017 13:15 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
520 1/3/2017 16:25 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
521 1/4/2017 1:20 tự động 117 9 22.30 117 8 22.60
522 1/4/2017 5:35 tự động 117 8 22.10 117 9 22.50
523 1/4/2017 7:30 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
524 1/4/2017 10:50 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
525 1/4/2017 13:35 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
526 1/4/2017 16:30 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
527 1/5/2017 3:30 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
528 1/5/2017 7:20 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
529 1/5/2017 13:35 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
530 1/5/2017 16:30 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
531 1/6/2017 0:25 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
532 1/6/2017 6:35 tự động 117 8 22.00 117 9 22.40
533 1/6/2017 7:23 tự động 113 9 22.10 113 10 22.50
534 1/6/2017 11:05 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
535 1/6/2017 13:30 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
536 1/6/2017 16:38 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
537 1/7/2017 2:35 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
538 1/7/2017 7:08 tự động 115 8 22.10 115 9 22.50
539 1/7/2017 11:55 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
540 1/7/2017 12:05 tự động 115 8 22.00 115 9 22.40
541 1/7/2017 12:55 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
542 1/7/2017 16:50 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
543 1/9/2017 7:05 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
544 1/9/2017 11:05 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
545 1/9/2017 12:30 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
546 1/9/2017 16:55 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
547 1/10/2017 8:25 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
548 1/10/2017 11:04 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
549 1/10/2017 12:50 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
550 1/10/2017 16:30 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
551 1/11/2017 7:35 tự động 113 9 22.00 113 10 22.40
552 1/11/2017 10:20 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
553 1/11/2017 12:35 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
554 1/11/2017 16:20 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
555 1/12/2017 8:17 tự động 115 9 22.10 115 10 22.60
556 1/12/2017 11:05 tự động 116 10 23.00 116 9 22.90
557 1/12/2017 12:58 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
558 1/12/2017 16:40 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
559 1/13/2017 7:20 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
560 1/13/2017 11:15 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
561 1/13/2017 12:35 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
562 1/13/2017 15:00 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
563 1/13/2017 16:50 tự động 118 9 23.00 118 8 22.60
564 1/13/2017 17:10 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
565 1/13/2017 19:20 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
566 1/13/2017 23:25 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
567 1/14/2017 7:30 tự động 116 9 22.10 116 10 22.50
568 1/14/2017 10:58 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
569 1/14/2017 13:05 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
570 1/14/2017 15:50 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
571 1/14/2017 17:05 tự động 117 9 23.00 117 8 22.60
572 1/14/2017 19:30 tự động 116 8 22.10 116 9 22.50
573 1/16/2017 7:10 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
574 1/16/2017 10:55 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
575 1/16/2017 13:05 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
576 1/16/2017 16:55 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
577 1/16/2017 17:58 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
578 1/17/2017 0:15 tự động 116 10 23.00 116 9 22.40
579 1/17/2017 7:30 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
580 1/17/2017 11:25 tự động 117 10 23.00 117 9 22.60
581 1/17/2017 12:45 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
582 1/17/2017 16:57 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
583 1/18/2017 7:35 tự động 115 9 22.10 115 10 22.50
584 1/18/2017 11:25 tự động 116 10 23.00 116 6 21.40
585 1/18/2017 11:40 tự động 116 6 21.40 116 9 22.60
586 1/18/2017 13:07 tự động 114 9 22.10 114 10 22.50
587 1/18/2017 15:50 tự động 116 10 23.00 116 9 22.60
Phụ lục 2: Chương trình tự động điều khiển đóng/ngắt giàn tụ bù tại TBA
110/22kV bằng phần mềm SmartVU và kết quả theo dõi tự động đóng/ngắt tụ
bù TBA 110kV Thống Nhất.
------------------------------------------------------------------
- T401--CLOSE
------------------------------------------------------------------
- DO WHILE (1)
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND. (("THONGNHAT,131_Q")>
0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 1S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q") > (0.5*4.8)))
CMD "THONGNHAT,T401" 1
ENDIF
ENDIF

IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND. (("THONGNHAT,131_Q")>


0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" ==1).AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" ==1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 1S
IF (("THONGNHAT,T401" == 0).AND. ("THONGNHAT,112" == 1) .AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) >
(0.5*4.8).AND.("THONGNHAT,131_Q")>("THONGNHAT,132_Q").and.("THONGNHAT,T402" == 0))
CMD "THONGNHAT,T401" 1
ELSE
IF (("THONGNHAT,T401" == 0) .AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND.
(("THONGNHAT,131_Q")> 0) .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) >
(0.5*4.8).and.("THONGNHAT,T402" == 1))
CMD "THONGNHAT,T401" 1
ENDIF
ENDIF
ENDIF
JUMP:
DELAY 60s
ENDWHILE

------------------------------------------------------------------
- T401--OPEN
-------------------------------------------------------------------

DO WHILE (1)

IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0) .AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0)


.and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0)
.AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS("THONGNHAT,131_Q") >(0.5*4.8))
CMD "THONGNHAT,T401" 0
ENDIF
ENDIF

IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" == 1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0)


.and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) >(0.5*4.8))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF

DELAY 60S IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==


1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and. ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
IF (("THONGNHAT,T401" == 1).AND.("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,131_Q")< 0) .and.(ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
>(0.5*4.8)) .and.
(ABS("THONGNHAT,131_Q")>ABS("THONGNHAT,132_Q"))) CMD
"THONGNHAT,T401" 0
ENDIF
ENDIF
JUMP:
DELAY 60s
ENDWHILE

------------------------------------------------------------------
- T402--CLOSE
-------------------------------------------------------------------

DO WHILE (1)

IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and. ("THONGNHAT,132_Q")> 0


.and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 0) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. ("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6))
CMD "THONGNHAT,T402" 1
ENDIF
ENDIF

IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and. ("THONGNHAT,132_Q")> 0


.and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 1).and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 1).and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 0) .and. ("THONGNHAT,112" == 1).and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6) .and.
("THONGNHAT,T401" == 1))
CMD "THONGNHAT,T402" 1
ELSE
IF (("THONGNHAT,T402" == 0).and. ("THONGNHAT,112" == 1) .and.
("THONGNHAT,132_Q")> 0 .and. (("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6) .and.
("THONGNHAT,132_Q")>("THONGNHAT,131_Q").and. ("THONGNHAT,T401" == 0))
CMD "THONGNHAT,T402" 1
ENDIF
ENDIF
ENDIF
JUMP:
DELAY 60s
ENDWHILE

------------------------------------------------------------------
- T402--OPEN
------------------------------------------------------------------

- DO WHILE (1)
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND. (("THONGNHAT,132_Q")< 0)
.and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 0).AND.
(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS("THONGNHAT,132_Q") > (0.5*6)))
CMD "THONGNHAT,T402" 0
ENDIF
ENDIF

IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" == 1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0)


.and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q")) > (0.5*6)))
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE DELAY
1S ONGOTO
JUMP ENDIF
DELAY 60S
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.( ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)))
ONGOTO 0
ELSE
DELAY 1S
ONGOTO JUMP
ENDIF
IF (("THONGNHAT,T402" == 1).AND. ("THONGNHAT,112" ==
1).AND.(("THONGNHAT,132_Q")< 0) .and.(ABS(("THONGNHAT,131_Q")+("THONGNHAT,132_Q"))
> (0.5*6)) .and.
(ABS("THONGNHAT,132_Q")>ABS("THONGNHAT,131_Q"))) CMD
"THONGNHAT,T402" 0
ENDIF
ENDIF
JUMP:
DELAY 60s
ENDWHILE

THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CẮT MC T401 - AUTO


TRẠM THỐNG NHẤT

Theo Theo dõi


Stt Ngày Giờ đóng Giờ mở Chế độ
dõi Q Q

1 6/1/2017 7:32 5.2 12:06 -4.7 Auto


2 6/1/2017 13:04 5.5 19:43 -3.0 Auto
3 6/2/2017 7:11 3.4 12:06 -3.4 Auto
4 6/2/2017 13:06 7.3 19:08 -3.9 Auto
5 6/3/2017 7:17 3.6 12:03 -3.2 Auto
6 6/3/2017 13:06 3.6 17:37 -3.6 Auto
7 6/5/2017 7:28 4.0 12:06 -5.1 Auto
8 6/5/2017 13:08 6.2 19:06 -4.1 Auto
9 6/6/2017 7:16 3.4 12:04 -4.8 Auto
10 6/6/2017 13:07 5.6 18:59 -3.5 Auto
11 6/7/2017 7:18 3.2 12:04 -3.8 Auto
12 6/7/2017 13:04 4.1 19:24 -2.8 Auto
13 6/8/2017 7:12 3.9 12:07 -4.9 Auto
14 6/8/2017 13:06 6.9 19:17 -2.7 Auto
15 6/9/2017 7:13 4.3 12:06 -5.1 Auto
16 6/9/2017 13:06 6.1 19:38 -3.1 Auto
17 6/10/2017 7:15 5.1 12:07 -4.7 Auto
18 6/10/2017 13:05 3.6 17:35 -4.6 Auto
19 6/12/2017 7:55 2.9 12:06 -4.5 Auto
20 6/12/2017 13:03 6.0 19:31 -2.7 Auto
21 6/13/2017 7:15 5.0 12:06 -3.5 Auto
22 6/13/2017 13:02 5.5 20:07 -2.8 Auto
23 6/13/2017 20:25 2.6 21:06 -3.0 Auto
24 6/14/2017 7:12 3.9 12:06 -4.8 Auto
25 6/14/2017 13:03 3.9 19:23 -3.3 Auto
26 6/15/2017 7:12 3.8 12:06 -3.2 Auto
27 6/15/2017 13:04 3.8 19:52 -3.8 Auto
28 6/16/2017 7:14 5.0 12:07 -3.7 Auto
29 6/16/2017 13:02 5.7 19:47 -2.6 Auto
30 6/17/2017 7:17 5.7 12:07 -3.6 Auto
31 6/17/2017 13:02 6.2 17:40 -3.7 Auto
32 6/19/2017 7:54 3.0 12:01 -3.5 Auto
33 6/19/2017 13:11 3.7 17:36 -3.0 Auto
34 6/20/2017 7:12 4.7 12:02 -6.2 Auto
35 6/20/2017 13:07 6.0 19:43 -3.2 Auto
36 6/21/2017 7:13 3.8 12:07 -4.7 Auto
37 6/21/2017 13:06 3.9 19:43 -2.9 Auto
38 6/22/2017 7:13 5.1 12:05 -3.2 Auto
39 6/22/2017 13:05 5.0 19:13 -2.8 Auto
40 6/23/2017 7:11 4.6 12:07 -5.3 Auto
41 6/23/2017 13:05 3.9 19:04 -2.9 Auto
42 6/24/2017 7:12 5.2 12:06 -4.8 Auto
43 6/24/2017 13:03 5.8 17:47 -3.1 Auto
44 6/26/2017 7:16 4.4 10:10 -2.8 Auto
45 6/26/2017 10:27 3.2 12:06 -4.8 Auto
46 6/26/2017 13:02 3.2 19:14 -2.9 Auto
47 6/27/2017 7:20 4.7 12:06 -5.5 Auto
48 6/27/2017 13:02 5.5 19:57 -3.9 Auto
49 6/28/2017 7:13 2.4 12:08 -2.9 Auto
50 6/28/2017 13:05 2.8 19:26 -2.6 Auto
51 6/29/2017 7:15 4.7 12:05 -4.5 Auto
52 6/29/2017 13:04 3.9 18:38 -2.8 Auto
53 6/30/2017 7:13 2.8 12:06 -4.7 Auto

THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CẮT MC T402 - AUTO


TRẠM THỐNG NHẤT

Theo Theo
Stt Ngày Giờ đóng Giờ mở Chế độ
dõi Q dõi Q

1 6/1/2017 10:46 4.4 11:17 -4.0 Auto


2 6/2/2017 7:51 3.6 11:34 -5.4 Auto
3 6/2/2017 13:29 3.4 16:55 -4.8 Auto
4 6/5/2017 8:15 3.3 11:32 -6.9 Auto
5 6/6/2017 9:53 3.1 11:34 -6.4 Auto
6 6/6/2017 14:07 3.7 16:42 -3.2 Auto
7 6/7/2017 9:17 4.0 11:29 -4.2 Auto
8 6/7/2017 14:18 3.8 16:41 -3.6 Auto
9 6/8/2017 15:30 3.9 16:04 -3.3 Auto
10 6/9/2017 7:50 5.0 11:35 -6.1 Auto
11 6/9/2017 14:00 3.5 16:43 -4.0 Auto
12 6/14/2017 15:44 3.6 16:46 -4.2 Auto
13 6/15/2017 8:14 3.9 11:36 -3.6 Auto
14 6/15/2017 13:14 3.8 16:57 -3.9 Auto
15 6/16/2017 6:24 3.5 7:02 -3.9 Auto
16 6/16/2017 8:19 3.6 11:36 -4.6 Auto
17 6/16/2017 13:12 3.8 17:33 -5.1 Auto
18 6/17/2017 9:59 3.5 11:32 -6.9 Auto
19 6/19/2017 8:37 2.8 11:36 -6.0 Auto
20 6/19/2017 13:30 3.5 16:53 -6.0 Auto
21 6/20/2017 7:45 3.1 11:33 -5.8 Auto
22 6/20/2017 13:11 3.5 17:05 -4.3 Auto
23 6/21/2017 7:49 3.2 11:40 -3.4 Auto
24 6/21/2017 13:07 4.3 16:58 -5.8 Auto
25 6/22/2017 8:16 3.8 11:35 -5.9 Auto
26 6/22/2017 13:19 3.9 16:41 -4.8 Auto
27 6/23/2017 7:43 3.9 11:36 -3.9 Auto
28 6/23/2017 13:13 3.6 17:02 -4.6 Auto
29 6/27/2017 8:10 3.9 11:39 -5.1 Auto
30 6/27/2017 13:12 3.3 17:03 -5.0 Auto
31 6/28/2017 7:43 3.9 11:35 -3.2 Auto
32 6/28/2017 13:20 3.8 17:00 -3.8 Auto
33 6/29/2017 8:17 3.9 11:37 -6.2 Auto
34 6/29/2017 13:17 3.8 17:01 -5.5 Auto
35 6/30/2017 8:01 3.8 11:35 -6.1 Auto
36 6/30/2017 13:45 3.8 16:58 -4.9 Auto
Phụ lục 3: Chương trình tự động hóa 2 xuất tuyến của Điện lực Trị An (Tự
động phát hiện sự cố, khoanh vùng và cô lập khu vực sự cố, khôi phục điện cho
khu vực không bị sự cố và tái lập lại kết lưới).
DAS TRI AN
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_FI_LBS_BenCa
DO WHILE (1)
IF
("TEST,I_BenCa">
145)
"TEST,FI_BENCA"
=1
ELSE
"TEST,FI_BENCA"
=0
ENDIF
DELAY 2S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_FI_LBS _PD-133_BinhHoa


DO WHILE (1)
IF
("TEST,I_PD_133_BinhHoa"
>15) "TEST,FI_PD-133-
BINHHOA"=1
ELSE
"TEST,FI_PD-133-BINHHOA"=0
ENDIF
DELAY 2S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_FI_LBS_PD -34_BinhLoi


DO WHILE (1)
IF
("TEST,I_PD_34_BinhLoi"
>40) "TEST,FI_PD-34-
BINHLOI"=1
ELSE
"TEST,FI_PD-34-BINHLOI"=0
ENDIF
DELAY 2S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_FI_LBS_PD -69_BinhLoi


DO WHILE (1)
IF ("TEST,I_PD_69_BinhLoi">20)
"TEST,FI_PD-69-BINHLOI"=1
ELSE
"TEST,FI_PD-69-BINHLOI"=0
ENDIF
DELAY 2S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_GiaLapSuCo
DO WHILE (1)

IF (("TEST,GIALAPSUCO_476--RecUBXThanhPhu"==1)) !--------> Gia lap su co


476 - Rec UBX Thanh Phu
"TEST,I_476" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_476--RecUBXThanhPhu"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_476--
RecUBXThanhPhu"==0) "TEST,I_476" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_476--RecUBXThanhPhu"=3
ENDIF
ENDIF
IF (("TEST,GIALAPSUCO_RecUBXThanhPhu-LBSBCa"==1)) !--------> Gia lap su co Rec
UBX Thanh
Phu - LBS Ben Ca
"TEST,I_UBX_ThanhPhu" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_RecUBXThanhPhu-LBSBCa"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_RecUBXThanhPhu-
LBSBCa"==0) "TEST,I_UBX_ThanhPhu" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_RecUBXThanhPhu-
LBSBCa"=3
ENDIF
ENDIF

IF (("TEST,GIALAPSUCO_SauLBSBenCa"==1)) !--------> Gia lap su co


sau LBS Ben Ca delay 1s
"TEST,I_UBX_ThanhPhu"=200
"TEST,I_BenCa" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_SauLBSBenC
a"=2
ELSE
IF
("TEST,GIALAPSUCO_SauLBSBenCa
"==0) "TEST,I_UBX_ThanhPhu" = 3
"TEST,I_BenCa" = 5
"TEST,GIALAPSUCO_SauLBSBenCa"=3
ENDIF
ENDIF

IF (("TEST,GIALAPSUCO_SauLBS-133BinhHoa"==1)) !--------> Gia lap su co Sau LBS


133 Binh Hoa
"TEST,I_UBX_ThanhPhu"=200
"TEST,I_BenCa" = 200
"TEST,I_PD_133_BinhHoa" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_SauLBS-
133BinhHoa"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_SauLBS-
133BinhHoa"==0) "TEST,I_UBX_ThanhPhu"
=3
"TEST,I_BenCa" = 5
"TEST,I_PD_133_BinhHoa" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_SauLBS-
133BinhHoa"=3
ENDIF
ENDIF

IF (("TEST,GIALAPSUCO_475-RecSuoiDua"==1)) !--------> Gia lap su co 475 - Rec


Suoi Dua
"TEST,I_475" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_475-
RecSuoiDua"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_475-
RecSuoiDua"==0) "TEST,I_475" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_475-RecSuoiDua"=3
ENDIF
ENDIF

IF (("TEST,GIALAPSUCO_RecSuoiDua-LBS34BLoi"==1)) !--------> Gia lap su co Rec Suoi


Dua - LBS 34
Binh Loi
"TEST,I_SuoiDua" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_RecSuoiDua-
LBS34BLoi"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_RecSuoiDua-LBS34BLoi"==0)
"TEST,I_SuoiDua" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_RecSuoiDua-
LBS34BLoi"=3
ENDIF
ENDIF
IF (("TEST,GIALAPSUCO_LBS34BLoi-LBS69BLoi"==1)) !--------> Gia lap su co LBS
34 Binh Loi - LBS 69 Binh Loi
"TEST,I_PD_34_BinhLoi" = 200
"TEST,I_SuoiDua" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_LBS34BLoi-
LBS69BLoi"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_LBS34BLoi-LBS69BLoi"==0)
"TEST,I_PD_34_BinhLoi" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_LBS34BLoi-
LBS69BLoi"=3
ENDIF
ENDIF

IF (("TEST,GIALAPSUCO_LBS69BLoi_LBSLKBL-BTh"==1)) !-------->Gia lap su co LBS


69 Binh Loi - LBS LK BinhLoi-BinhThao
"TEST,I_PD_34_BinhLoi" = 200
"TEST,I_SuoiDua" = 200
"TEST,I_PD_69_BinhLoi" = 200
"TEST,GIALAPSUCO_LBS69BLoi_LBSLKBL-
BTh"=2
ELSE
IF ("TEST,GIALAPSUCO_LBS69BLoi_LBSLKBL-
BTh"==0) "TEST,I_PD_34_BinhLoi" = 2
"TEST,I_PD_69_BinhLoi" = 2
"TEST,GIALAPSUCO_LBS69BLoi_LBSLKBL-
BTh"=3
ENDIF
ENDIF

DELAY 1S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!! DAS_I_suco


DO WHILE (1)
IF ("TEST,I_476">190)
CMD "TEST,476" 0
ENDIF
IF
("TEST,476"=
=0)
"TEST,I_476"
=0
ENDIF
!------------------------------------------------------------
IF
("TEST,I_475">
160) CMD
"TEST,475" 0
ENDIF
IF
("TEST,475"=
=0)
"TEST,I_475"
=0
ENDIF
!-------------------------------------------------------
----- IF ("TEST,I_UBX_ThanhPhu">160)
CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 0
Delay 2s
ENDIF
IF ("TEST,REC_UBX_THANHPHU"==0)
"TEST,I_UBX_ThanhPhu"=0
ENDIF
!-------------------------------------------------------
----- IF ("TEST,I_BinhThao">190)
CMD "TEST,REC_BINHTHAO" 0
ENDIF
IF ("TEST,REC_BINHTHAO"==0)
"TEST,I_BinhThao"=0
ENDIF
!-------------------------------------------------------
----- IF ("TEST,I_SuoiDua">160)
CMD "TEST,REC_SUOIDUA" 0
ENDIF
IF
("TEST,REC_SUOIDUA"
==0)
"TEST,I_SuoiDua"=0
ENDIF

DELAY 3S
ENDWHILE
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_SuCoDoan

DO WHILE (1)
IF (("TEST,475"==0).and.("TEST,476"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_475-
RecSuoiDua"==2)) !------
--> Su co doan 475 -> Rec Suoi Dua
CMD "TEST,REC_SUOIDUA" 0
CMD "TEST,LBS_LK_QUEBANG-BINHHOA" 1
ENDIF

IF (("TEST,476"==0).and.("TEST,475"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_476--
RecUBXThanhPhu"==2)) !-
-------> Su co doan 476 -> Rec UBX Thanh Phu
CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 0
CMD "TEST,LBS_LK_QUEBANG-BINHHOA" 1
ENDIF

IF (("TEST,I_UBX_ThanhPhu">160).and.("TEST,REC_UBX_THANHPHU"==0)
.and.("TEST,475"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_RecUBXThanhPhu-LBSBCa"==2))
!--------> Su co doan Rec UBX Thanh Phu -> LBS Ben Ca
CMD "TEST,LBS_BENCA" 0
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 1
ENDIF

IF (("TEST,REC_UBX_THANHPHU"==0) .and.("TEST,FI_BENCA"==1) .and.


("TEST,475"==1).and. ("TEST,476"==1).and.
("TEST,GIALAPSUCO_SauLBSBenCa"==2)) !--------> Su co sau LBS Ben Ca
CMD "TEST,LBS_BENCA" 0
CMD "TEST,LBS_PD_133_BINHHOA" 0
CMD "TEST,REC_BINHTHAO" 0
CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 1
CMD "TEST,LBS_RACHGOC" 1
ENDIF

IF (("TEST,REC_UBX_THANHPHU"==0) .and.("TEST,FI_PD-133-BINHHOA"==1)
.and.("TEST,475"==1).and. ("TEST,476"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_SauLBS-
133BinhHoa"==2))
!--------> Su co sau LBS 133 Binh Hoa
CMD "TEST,LBS_PD_133_BINHHOA" 0
CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 1
ENDIF

IF (("TEST,REC_SUOIDUA"==0) .and.("TEST,476"==1).and.
("TEST,GIALAPSUCO_RecSuoiDua- LBS34BLoi"==2)) !--------> Su co doan Rec
Suoi Dua -> LBS PD 34 Binh Loi
CMD "TEST,LBS_PD_34_BINHLOI" 0
CMD "TEST,REC_BINHTHAO" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 1
ENDIF

IF (("TEST,REC_SUOIDUA"==0) .and.("TEST,FI_PD-34-BINHLOI"==1).and.
("TEST,475"==1).and. ("TEST,476"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_LBS34BLoi-
LBS69BLoi"==2)) !--------> Su co doan LBS PD
34 Binh Loi -> LBS PD 69 Binh Loi
CMD
"TEST,LBS_PD_34_BINHLOI" 0 delay
2s
CMD
"TEST,LBS_PD_69_BINHLOI" 0 delay
2s
CMD "TEST,REC_SUOIDUA"
1 delay 2s
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO"
1 delay 2s
ENDIF
IF (("TEST,REC_SUOIDUA"==0) .and.("TEST,475"==1).and. ("TEST,476"==1).and.
("TEST,FI_PD -69- BINHLOI"==1).and.("TEST,GIALAPSUCO_LBS69BLoi_LBSLKBL-
BTh"==2)) !--------> Su co doan LBS PD 69 Binh Loi -> LBS LK Binh Loi- Binh Thao
CMD "TEST,LBS_PD_69_BINHLOI" 0
Delay 2s
CMD "TEST,REC_SUOIDUA" 1
CMD "TEST,LBS_PD_34_BINHLOI" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 0
ENDIF

DELAY 3S
ENDWHILE

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! DAS_TaiLapKetLuoi
DO WHILE (1)
! Tai lap ket luoi_ 475 -> Rec Suoi Dua

IF (("TEST,475"==0).and.("TEST,476"==1).and. ("TEST,TaiLap_475--
RecSuoiDua"==1)) CMD "TEST,475" 1
CMD "TEST,REC_SUOIDUA" 1
CMD "TEST,LBS_LK_QUEBANG-BINHHOA" 0
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ 476 -> Rec UBX Thanh Phu

IF (("TEST,476"==0).and.("TEST,475"==1).and.("TEST,TaiLap_476--
RecUBXThanhPhu"==1)) CMD "TEST,476" 1

CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 1
CMD "TEST,LBS_LK_QUEBANG-BINHHOA" 0
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ LBS 34 Binh Loi -> LBS 69 Binh Loi

IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and.("TEST,TaiLap_LBSPD34BinhLo-
LBSPD69BLoi"==1)) CMD "TEST,LBS_PD_34_BINHLOI" 1
CMD "TEST,LBS_PD_69_BINHLOI" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 0
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ LBS 69 Binh Loi -> LBS LK Binh Loi-Binh Thao

IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and.("TEST,TaiLap_LBSPD69BLoi-
LBSLKBL_BThao"==1)) CMD "TEST,LBS_PD_69_BINHLOI" 1
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ Rec UBX Thanh Phu -> LBS Ben Ca

IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and. ("TEST,TaiLap_RecUBXThanhPhu-
LBS_BenCa"==1)) CMD "TEST,REC_UBX_THANHPHU" 1
CMD "TEST,LBS_BENCA" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 0
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ Rec Suoi Dua -> LBS 34 Binh Loi

IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and. ("TEST,TaiLap_RecSuoiDua-
LBSPD34BinhLoi"==1)) CMD "TEST,REC_SUOIDUA" 1
CMD "TEST,LBS_PD_34_BINHLOI" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 0
ENDIF
! Tai lap ket luoi_ Sau LBS 133 Binh Hoa

IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and.
("TEST,TaiLap_sau_LBS_133_BinhHoa"==1)) CMD
"TEST,LBS_PD_133_BINHHOA" 1
ENDIF

! Tai lap ket luoi_ Sau LBS Ben Ca


IF (("TEST,476"==1).and.("TEST,475"==1).and.
("TEST,TaiLap_sau_LBS_BenCa"==1))
CMD "TEST,REC_BINHTHAO" 1
CMD "TEST,LBS_BENCA" 1
CMD "TEST,LBS_LK_BINHLOI-BINHTHAO" 0
CMD "TEST,LBS_PD_133_BINHHOA" 1
CMD "TEST,LBS_RACHGOC" 0
ENDIF

DELAY 2S
ENDWHILE

!-------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like