You are on page 1of 2

ÔN TẬP CHƯƠNG III

Câu 1: Nêu nguồn cung cấp và chức năng của chất đạm.

 Nguồn cung cấp chất đạm:


- Đạm động vật: cá, tôm, cua, trứng, sữa…
- Đạm thực vật: các loại đậu…nhiều nhất là đậu nành.
 Chức năng của chất đạm:
- Giúp cơ thể phát triển tốt.
- Cần thiết cho việc tái tạo tế bào chết.
- Góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Câu 2: Thức ăn được chia làm mấy nhóm? Hãy nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau?

 Có 4 nhóm thức ăn là:

1.Nhóm giàu chất đạm 3.Nhóm giàu chất béo


2.Nhóm giàu chất đường bột 4.Nhóm giàu vitamin và chất khoáng

Cách thay thế thức ăn lẫn nhau: Thay thế thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng 1
nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi

Vd:

Câu 3: Sinh tố gồm có mấy nhóm? Trình bày nguồn cung cấp và chức năng của sinh
tố?

Sinh tố gồm 2 nhóm:

- Nhóm tan trong chất béo: sinh tố A,D, E, K


- Nhóm tan trong nước: sinh tố C, nhóm B và sinh tố PP

Nguồn cung cấp của sinh tố: có nhiều trong trái cây và rau, củ, quả

Chức năng: Sinh tố gíup hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, xương ,da…hoạt động bình thường,
tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Câu 4: Nêu 4 nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm? Hãy nêu các biện pháp
phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

 Bốn nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:


- Ngộ độc do nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Ngộ độc thức ăn bị biến chất.
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.
- Ngộ độc do nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực
phẩm.
 Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
- Rửa kỹ thực phẩm.
- Bảo quản thức ăn chu đáo.
- Nấu chín thực phẩm.
- Rửa tay sạch trước khi ăn.
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học…
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng những hộp bị phồng.

Câu 6: Nêu 4 bước của quy trình tổ chức bữa ăn

Bốn bước của quy trình tổ chức bữa ăn là:

1. Xây dựng thực đơn.


2. Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn.
3. Chế biến món ăn.
4. Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.

Câu 7: Thực đơn là gì? Nêu 3 nguyên tắc xây dựng thực đơn?

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc hay bữa ãn
thường ngày.

3 nguyên tắc xây dựng thực đơn là:

1. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
2. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
3. Thực đơn phải đảm bảo về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế

Câu 8: Hãy xây dựng 1 thực đơn cho bữa ăn gia đình gồm 3 bữa: sáng, trưa, chiều

You might also like