You are on page 1of 44

BÀI 3

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Giảng viên: PGS TS Trần Văn Nam


TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

v1.0014107228 1
MỤC TIÊU ngƣời học sẽ
• Hiểu được các khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công
nghiệp;
• Phân biệt được quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp;
• Nêu được các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các
điều kiện bảo hộ, đối tượng loại trừ và nội dung quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu…
• Nắm được trình tự thủ tục đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp;
• Biết cách vận dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp

v1.0014107228 2
NỘI DUNG
1. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

5. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

6. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

7. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

8. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại

v1.0014107228 3
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

v1.0014107228 4
1.1. KHÁI NIỆM
• “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao
gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu
dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc
hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh
không lành mạnh”. Khoản 1 Điều 1, Công ước
Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp
• “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh”. (Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)

v1.0014107228 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM
• Mang các đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
• Các đặc điểm phân biệt với quyền tác giả

QUYỀN TÁC GIẢ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

bảo hộ sự sáng tạo cá nhân về hình bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo
thức thể hiện của ý tưởng
chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực văn thiên về lĩnh vực công nghiệp (trong
học, nghệ thuật và khoa học đó công nghiệp hiểu theo nghĩa rộng)
và lĩnh vực kinh doanh thương mại
quyền tác giả chú trọng bảo hộ chú trọng bảo hộ quyền của chủ sở
quyền của tác giả hữu đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp
chú trọng tính nguyên gốc chú trọng tính mới có khái niệm
ngày ưu tiên và quyền ưu tiên
bảo hộ vô thời hạn đối với quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn  thời
nhân thân và có thời hạn đối với các
v1.0014107228 hạn bảo hộ ngắn hơn 6
2. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

2.1. Khái niệm

2.2. Đối tƣợng bảo hộ

2.3. Điều kiện bảo hộ

2.4. Xác lập quyền đối với sáng chế

2.5. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

v1.0014107228 7
2.1. KHÁI NIỆM

• “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng


sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng
các quy luật tự nhiên”. (khoản 12 Điều 4
Luật Sở hữu trí tuệ).
• Phân biệt sáng chế và Băng độc quyền
sáng chế

v1.0014107228 8
2.2. ĐỐI TƢỢNG BẢO HỘ

Sáng chế sản phẩm


Sản phẩm dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện...)
Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm...)
Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen...)

Sáng chế dạng quy trình


(quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý...)

v1.0014107228 9
2.3. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ
• Khả năng áp dụng công nghiệp
 “sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được
việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là
nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”. Điều 62 Luật SHTT
• Tính mới
 “sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong
trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên” Điều 60 Luật SHTT
 Ân hạn đối với việc bộc lộ không ảnh hưởng đến tính mới (khoản 3 Điều 60 Luật
SHTT)
• Trình độ sáng tạo
 « Sáng chế chỉ được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ
thuật đã biết, sáng chế được coi là một bước tiến sáng tạo và không được tạo ra
một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương
ứng” Điều 61 Luật SHTT
v1.0014107228 10
2.4. XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ (1)
• Nộp đơn đăng ký sáng chế
 chủ thể có quyền đăng ký sáng chế (Điều 86 Luật SHTT)
 Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, Nguyên tắc ưu tiên (Điều 91 Luật
SHTT)
• Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
 Thời hạn thẩm định 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
 Quyền tạm thời của người nộp đơn (Điều 131 Luật SHTT)
• Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
 Thời hạn thẩm định 18 tháng kể từ ngày ngày công bố đơn/ngày
nhận được yêu cầu thẩm định nội dung

v1.0014107228 11
2.4. XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ (2)
• Hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế
 có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn
• Duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế
 chủ Bằng độc quyền phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực
• Chấm dứt hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế (Điều 95 Luật SHTT)
 không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định
 từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
 Chủ Bằng độc quyền sáng chế không còn tồn tại
• Huỷ bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế (Điều 96 Luật SHTT)
 Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển
nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế
 Sáng chế không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Bằng độc
quyền sáng chế.

v1.0014107228 12
2.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
• Chủ sở hữu sáng chế
 quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế (sản xuất sản
phẩm được bảo hộ, áp dụng quy trình được bảo hộ, khai thác công dụng của
sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo
hộ , lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông và là hành vi nhập
khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình
được bảo hộ )
 quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế theo ( Khoản 1 Điều 125
Luật Sở hữu trí tuệ )
 Quyền định đoạt sáng chế bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế
 Nghĩa vụ ( nộp lệ phí duy trì Điều 135 Luật SHTT, trả thù lao cho tác giả sáng
chế, nghĩa vụ sử dụng sáng chế Điều 136 Luật SHTT, nghĩa vụ cho phép sử
dụng sáng chế cơ bản Điều 137 Luật SHTT)
• Tác giả sáng chế (có các quyền nhân thân và tài sản theo Điều 122 Luật SHTT)

v1.0014107228 13
3. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP

3.1. Khái niệm, đặc điểm

3.2. Đối tƣợng loại trừ của kiểu dáng công nghiệp

3.3. Điều kiện bảo hộ

3.4. Xác lập quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp

3.5. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp

v1.0014107228 14
3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

• “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự
kết hợp những yếu tố này”. (khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí
tuệ).
• Đặc điểm:
 hình dáng bên ngoài của sản phẩm phải nhìn thấy và
nhận biết được bằng mắt thường
 được thể hiện bằng hình khối, đường nét
 được thể hiện bởi màu sắc (màu sắc tự nhiên hoặc nhân
tạo)
 phải ứng dụng cho sản phẩm cụ thể
 phải có khả năng lưu thông độc lập

v1.0014107228 15
3.2. ĐỐI TƢỢNG LOẠI TRỪ CỦA KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

• Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật
của sản phẩm bắt buộc phải có
• Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng
hoặc công nghiệp
• Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong
quá trình sử dụng sản phẩm (Điều 64 Luật SHTT)

• Ngoài ra, không bảo hộ KDCN trái đạo đức xã hội, trật
tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (KD máy
làm tiền, sản phẩm khiêu dâm, hình ảnh chân dung vĩ
nhân, biểu tượng quốc gia, quốc tế mà không được cấp
phép...) (Điều 8 Luật SHTT)

v1.0014107228 16
3.3. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ
• Tính mới
 “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt
đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng,
mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước
ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được
hưởng quyền ưu tiên” (Điều 65 Luật SHTT)
• Trình độ sáng tạo
 “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công
nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ
hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày
ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền
ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người
có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”. (Điều 66 Luật SHTT)
• Khả năng áp dụng công nghiệp
 “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng
làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp
đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp” . (Điều 67 Luật SHTT)

v1.0014107228 17
3.4. XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
• Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
 chủ thể có quyền đăng kiểu dáng công nghiệp (Điều 86 Luật SHTT)
 Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 90 Luật SHTT), Nguyên tắc ưu
tiên (Điều 91 Luật SHTT)
• Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
 là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn,
từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không
 Thời hạn thẩm định 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
• Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
 là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo
các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng
 Thời hạn thẩm định nội dung đơn được xác định là 06 tháng kể từ
ngày công bố đơn.

v1.0014107228 18
3.5. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP
• Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp
• quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp (Sản
xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; Lưu
thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm mang kiểu dáng
công nghiệp được bảo hộ; Nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được
bảo hộ )
 quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp ( Khoản 1
Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ )
 Chuyển giao kiểu dáng công nghiệp (chuyển nhượng quyền sở hữu/chuyển
quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp) để thừa kế kiểu dáng công nghiệp cho
người khác.
• Tác giả kiểu dáng công nghiệp
 Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
 Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công
nghiệp.

v1.0014107228 19
4. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

4.1. Khái niệm

4.2. Phân loại

4.3. Điều kiện bảo hộ

4.4. Thủ tục trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

v1.0014107228 20
4.1. KHÁI NIỆM

• “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (khoản 16 Điều 4 Luật
Sở hữu trí tuệ).
• Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình ảnh - bao gồm
cả hình khối - hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc (Điều 72 Luật SHTT).

v1.0014107228 21
4.2. PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU (1)

• Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng
hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức
đó (Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT)
• Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu,
cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng,
độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu. (Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT)

v1.0014107228 22
4.2. PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU (2)

• Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể
đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm,
dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với
nhau. (Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT)
• Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết
đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 20 Điều 4
Luật SHTT)

v1.0014107228 23
4.3. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ (1)

• là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ


ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự
kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều mầu sắc
• có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể
khác (Điều 72 Luật SHTT)

v1.0014107228 24
4.3. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ (2)
• Đối tƣợng loại trừ:
 Các dấu hiệu mang tính mô tả ;
 dấu hiệu, tên gọi thông thường, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ,
dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp… của người khác đã được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn …
(không có khả năng phân biệt)
 các dấu hiệu nếu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu
dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc
tính khác của hàng hoá, dịch vụ (Điều 73 Luật SHTT)
 hoặc trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (Điều
8 Luật SHTT).

v1.0014107228 25
4.4. THỦ TỤC TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
• Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
• Thẩm định
 Thẩm định hình thức
 Thẩm định nội dung
• Công bố và tiếp cận Đăng bạ
• Hiệu lực văn bằng bảo hộ và gia hạn
• Huỷ bỏ do không gia hạn/không sử dụng/theo yêu cầu/do vô
hiệu/mất khả năng phân biệt

v1.0014107228 26
5. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

5.1. Khái niệm

5.2. Điều kiện bảo hộ

5.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự, thủ tục đăng ký

5.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý

v1.0014107228 27
5.1. KHÁI NIỆM

• “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm


có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hay quốc gia cụ thể”. (khoản 22 Điều 4 Luật
Sở hữu trí tuệ).
• Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
được xác lập trên cơ sở đăng ký với Cục Sở hữu
trí tuệ.
• Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn

v1.0014107228 28
5.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

• Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý.
• Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng
hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa
phương, lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó quyết định. (Điều 79 Luật SHTT)

v1.0014107228 29
5.3. CƠ CHẾ BẢO HỘ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
• quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc vè Nhà nƣớc
• Nhà nƣớc cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ
chức tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân đó...đăng ký chỉ dẫn địa lý.
• Thủ tục: nhƣ thủ tục chung đã đề cập đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và
nhãn hiệu.

v1.0014107228 30
5.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

• chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là nhà nƣớc
• nhà nƣớc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm
đó ra thị trường
• Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn
địa lý theo quy định có các quyền sau đây:
 cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý để: gắn lên hàng hoá, bao bì hàng
hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu
thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ.
 có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó nếu việc sử dụng gây
phương hại đến uy tín của sản phẩm gắn liền với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

v1.0014107228 31
6. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH
TÍCH HỢP BÁN DẪN

6.1. Khái niệm

6.2. Điều kiện bảo hộ

6.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự, thủ tục đăng ký

6.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí

v1.0014107228 32
6.1. KHÁI NIỆM

• “Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng


thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các
phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số
hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên
trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm
thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng
nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. (khoản 14
Điều 4 Luật SHTT)
• Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây
gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của
các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó
trong mạch tích hợp bán dẫn. (khoản 15 Điều 4
Luật SHTT)

v1.0014107228 33
6.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

• Có tính nguyên gốc: Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu
đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả và chưa được
những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích
hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố
trí đó.

• Có tính mới thương mại: Một thiết kế bố trí được coi là có tính mới
thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào
trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. (Điều 68 Luật SHTT)

v1.0014107228 34
6.3. CƠ CHẾ BẢO HỘ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ BỐ TRÍ
• Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết
định cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí) của Cục sở
hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký.
• Thủ tục: như thủ tục chung đã đề cập đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
và nhãn hiệu.

v1.0014107228 35
6.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ

• Chủ sở hữu thiết kế bố trí có các quyền tài sản


 sử dụng, cho phép người khác sử dụng như sao chép thiết kế bố trí; sản
xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ; bán, cho
thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí,… ;
 quyền ngăn cấm người khác sử dụng thiết kế bố trí;
 quyền định đoạt thiết kế bố trí như chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc
chuyển giao quyền sử dụng
• Tác giả thiết kế bố trí:
 có các quyền nhân thân (Quyền được ghi tên là tác giả trong Giấy
chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí; quyền được nêu tên là tác giả trong
các tài liệu công bố, giới thiệu về thiết kế bố trí);
 quyền tài sản (quyền nhận thù lao) (Điều 135 Luật SHTT).

v1.0014107228 36
7. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

7.1. Khái niệm

7.2. Điều kiện bảo hộ

7.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

v1.0014107228 37
7.1. KHÁI NIỆM

• “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí
tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. (khoản
23 Điều 4 Luật SHTT)
• bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm công thức sản xuất ra
các sản phẩm; thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp, chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối.
• bí mật kinh doanh được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền

v1.0014107228 38
7.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

• Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được


• Khi đƣợc sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí
mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử
dụng bí mật kinh doanh đó.
• Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật
kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. (Điều
84 Luật SHTT)
• các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí
mật kinh doanh (Điều 85 Luật SHTT) :
 Bí mật về nhân thân;
 Bí mật về quản lý nhà nước;
 Bí mật về quốc phòng, an ninh;
 Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh

v1.0014107228 39
7.3. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

• Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh
doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
• Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền:
 sử dụng bí mật kinh doanh,: Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản
phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá; Bán, quảng cáo để bán,
tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật
kinh doanh
 ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của mình
 chuyển nhượng và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng.

v1.0014107228 40
8. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƢƠNG MẠI

8.1. Khái niệm

8.2. Điều kiện bảo hộ

v1.0014107228 41
8.1. KHÁI NIỆM

• “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân


dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh”. (khoản 21 Điều 4 Luật SHTT)

v1.0014107228 42
8.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

• Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. (Điều 76 Luật SHTT)
• Khả năng phân biệt của tên thương mại (Điều 78 Luật SHTT)
 Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng
rãi do sử dụng.
 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương
mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh.
 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày
tên thương mại đó được sử dụng.

v1.0014107228 43
TÓM LƢỢC CUỐI BÀI
• Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial Property) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.
• Đa phần các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp cần phải
được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp
văn bằng bảo hộ.
• Các văn bằng bảo hộ mang lại cho chủ sở hữu văn bằng độc
quyền sử dụng, cho phép sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng
và định đoạt đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

v1.0014107228 44

You might also like