You are on page 1of 5

Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông

Họ và tên giáo viên thực tập: Nguyễn Thị Trang


Môn: Hóa học
BÀI 32: Lưu hình đioxit – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Tiết 1. H2S

Lớp: 10A7

Bài 32. Lưu hình đioxit – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Tiết 1. H2S
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của H2S
- Tính chất hóa học của H2S (tính axit yếu, tính khử mạnh)
2. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cần cù
- Ý thức bảo vệ môi trường
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án, powerpoint
- Video thí nghiệm
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu
- Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học tập
b) Nội dung
c) Sản phẩm
d) Tiến trình hoạt động
GV: yêu cầu học sinh xác định các số oxh có thể có của S và số oxi đó tương ứng với
chất nào?
HS: -2: H2S, muối sunfua (S2-)
0: S
+4: SO2, H2SO3, muối sunfit (SO32-)
+6: SO3, H2SO4, muối sunfat (SO42-)
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lý của hidrosunfua
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Dựa vào sgk cho biết tính chất vật lí HS: hoàn thành, trả lời
của H2S
GV: Cho biết khí H2S có ở những đâu? HS: nước suối, trong núi lửa, xác chết của
người và động vật

GV: một lượng nhỏ H2S có thể giúp thư


giãn cơ thể vì vậy người ta thường đi tắm
nước suối. Tuy nhiên lượng lớn H2S sẽ
gây độc và nguy hiểm cho sức khỏe

Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hóa học của H2S
a) Mục tiêu
- Học sinh nhận biết tính chất hóa học của H2S và viết được pthh minh họa
b) Nội dung
- Tham gia trò chơi
c) Sản phẩm
- Nêu được tính axit yếu và tính khử mạnh của H2S
d) Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: giới thiệu HS: lắng nghe
H2S tan trong nước tạo thành axit
sunfuahidric là một axit yếu (yếu hơn axit
cacbonic). Vì vậy H2S có tính chất hóa
học của một axit
GV: Ngoài ra H2S còn có tính chất hóa
học gì khác không? Dựa vào số oxh của HS: S có số oxi hóa là -2 => tăng, thể hiện
lưu huỳnh dự đoán khả năng oxh- khử của tính khử mạnh
H2S?
GV: Vậy H2S có tính axit yếu và tính khử
mạnh. Để tìm hiểu kĩ hơn về 2 tính chất HS: làm việc theo cặp, hoàn thành phiếu
này, cô chia lớp thành 2 dãy, các em làm học tập số 1, 2 (ghi rõ trong phụ lục)
việc theo cặp, tìm hiểu về 2 tính chất hóa
học này trong vòng 7 phút. Sau đó lên
trình bày về 2 tính chất này (dựa vào
phiếu học tập số 1 và số 2)

Hoạt động 3. Điều chế H2S


a) Mục đích
- HS biết cách điều chế H2S trong PTN
b) Nội dung
- Quan sát video điều chế khí H2S trong PTN
c) Sản phẩm
- Học sinh viết pthh điều chế H2S
d) Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: chiếu video điều chế H2S HS: quan sát, trình bày
H2S không được điều chế trong CN vì nó
độc và ít ứng dụng. Còn trong PTN H2S
được điều chế như nào? Cả lớp quan sát
video sau đây và cho cô biết nó được điều
chế như thế nào nhé
IV. PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1


Tính axit yếu của H2S
Câu 1. Khí H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit suafua hidric. Axit suafua
hidric có tính axit như thế nào? Viết pthh chứng tỏ tính axit của H2S?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 2. Hãy cho biết điều kiện tạo thành muối axit và muối trung hòa khi axit sunfua
hidric tác dụng với dung dịch bazo (ví dụ: NaOH, KOH, …)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Phiếu học tập số 2


Tính khử mạnh của H2S

Câu 1. Xác định số oxh của S trong phân tử H2S từ đó dự đoán tính chất gì của H2S?
Dự đoán sản phẩm tạo thành trong các phản ứng hóa học của H2S?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 2. H2S có thể tác dụng được với những chất nào sau đây: O2, dung dịch Br2,
Fe2(SO4)3, FeSO4, N2
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

You might also like