You are on page 1of 8

Chủ đề: Quan tâm đến người khác

Lời dẫn: (Nhung)


Trước khi vào chủ đề chính của buổi sinh hoạt ngày hôm nay cô có một số câu hỏi nhanh
cho cả lớp như sau, cô mong là cả lớp trả lời một cách chân thật nhất nhé!
1. Có bao nhiêu bạn đã từng nhìn thấy người đi xe trên đường chưa gạt chân chống
mà đi gần nhắc nhở họ?
2. Có bao nhiêu bạn thấy người khác ngã mà chạy đến giúp?
3. Em đã bao giờ chú ý đến người bạn ngồi bên cạnh mình có điều gì thay đổi so với
lúc mới gặp không?
4. Em có nhớ chính xác ngày tháng năm sinh của bố, mẹ mình không?
5. Trong một bức ảnh tập thể, người mà em để ý đến đầu tiên có phải hình của mình
không?
6. Đã bao giờ em đi đến quán ăn nào đó thấy chủ cửa hàng quá đông khách, mà đến
bưng đồ của mình giúp họ một tay?
Với những câu hỏi như trên, có ai nói cho cô biết được chủ đề mà cô nhắc đến ngày hôm
nay là gì không?
Rất đúng, đó là SỰ QUAN TÂM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC. Vậy quan tâm một người là
như thế nào? Làm thế nào để ta thể hiện sự quan tâm với họ.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp sự quan tâm trong rất nhiều mối quan hệ: người
thân, bạn bè, tình yêu hoặc thậm chí là một người lạ. Sự quan tâm bắt nguồn từ tình cảm
chân thành sẽ dễ dàng được người khác đón nhận, chúng ta cần thể hiện một cách đúng
mực để họ không cảm thấy bị làm phiền, dễ dàng thể hiện được tình cảm của mình dành
cho họ chứa đựng sự trân trọng. Quan tâm người khác cũng chính là quan tâm đến bản
thân mình. Bởi vậy sẽ rất khó để quan tâm người khác nếu như mình còn không quan tâm
đến chính mình.
Nhà văn, nghệ sĩ Had Bejar có câu đầy ý nghĩa: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là
bàn tay lưu giữ được hương thơm”. Vậy “hương thơm” ở đây là tượng trưng cho điều gì?
Đó chính là giá trị tinh thần mà sự quan tâm mang lại cho bạn.Quan tâm là một điều tốt,
quan tâm giúp con người gắn kết với nhau, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau sẽ giúp con
người hạnh phúc hơn.

Biểu hiện của sự quan tâm: Sự quan tâm trong các tình huống khác nhau sẽ có những
biểu hiện khác nhau. Tùy vào từng hoàn cảnh mà sự quan tâm thể hiện một cách phù hợp
để người nhận được sự quan tâm có thể dễ dàng cảm nhận được tình cảm đó. Quan tâm là
như thế nào? Sự quan tâm cần được thể hiện một cách đúng mực để người nhận không bị
cảm thấy phiền, để họ cảm nhận sự yêu thương của mình một cách đầy trân trọng
- Quan tâm không đồng nghĩa với trói buộc
- Quan tâm là dù không ở bên nhưng tâm vẫn hướng về
- Sự quan tâm đúng cách là vừa phải, không thái quá – không đánh mất giá trị của bản
thân mình
- Luôn thật tâm với sự quan tâm, không nửa vời, qua loa.
Cách thể hiện sự quan tâm
- Thường xuyên gọi điện hỏi thăm
- Gửi lời chúc mừng vào những ngày lễ, dịp đặc biệt
- Luôn biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc
- Thể hiện tình yêu thương và quan tâm bằng hành động
+ Lắng nghe
+ Dùng cử chỉ, hành động thể hiện sự quan tâm đến người khác (chia sẻ, giúp đỡ,…)

Hoạt động 1: Theo dõi dòng tư duy (Trang)

Lời dẫn: có rất nhiều sự quan tâm, tình yêu thương diễn ra xung quanh chúng ta theo một
cách nào đó. Mỗi câu chuyện về sự quan tâm đều có giá trị và ý nghĩa đối với cả người
quan tâm, người được quan tâm và cả những người chứng kiến, lắng nghe nó. Sau đây là
câu chuyện về sự quan tâm được Nhật Minh và An Khanh kể lại trong một lần ghé thăm
trại trẻ mồ côi. Lớp được chia thành 4 nhóm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện, thảo
luận và trả lời một số câu hỏi của cô nhé.
1. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những đứa trẻ bị bỏ rơi và mô côi đấy không có một nơi để
sống và không được xã hội quan tâm?
2. Theo em điều gì là cần thiết để nuôi dưỡng một đứa trẻ trong hoàn cảnh không được
sống cùng cha mẹ?
3. Nếu em được đến thăm trại trẻ mồ côi, em sẽ làm điều gì để thể hiện lòng yêu thương,
sự quan tâm của mình với các em bé trong trại trẻ mồ côi?
4. Qua câu chuyện về sự quan tâm, các em rút ra bài học gì cho chính bản thân mình?

Câu chuyện của Nhật Minh:


Vào hôm mùng 6/3, mình và Khanh đã đi cùng với cô Thảo. Và cho những bạn nào chưa
biết, mình đã được cô Thảo đưa đi làm từ thiện cho các em mồ côi. Có lẽ mọi người vẫn
còn nhớ, hôm tổng kết học kì I, chúng ta đã được phát vở thưởng và cũng như đã sẵn
lòng trao đi 2 quyển vở để từ thiện. Phần lớn số vở đã được cô Thảo chuyển đi từ thiện ở
các vùng xa xôi, và những quyển vở còn lại thì mình và Khanh đã đến trại trẻ mồ côi và
trao tận tay cho các em. Bước vào trong trước tiên là một cái sân khá rộng và có khá
nhiều trẻ em đang nô đùa. Hầu hết là những đứa trẻ chỉ trong độ tuổi tiểu học. Chúng
mình cũng đã có cơ hội trò chuyện với các em và cũng biết được những hoàn cảnh vô
cùng đáng thương của nhưng đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên ấy. Hầu hết các em đều đã vào
đây từ lúc 6,7 tuổi do hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Mình có nghe một em kể lại, mẹ
của em ấy có nhiều mối quan hệ với nhiều người đàn ông, và cũng đã có 2 đứa con của 2
người khác nhau. Tuy nhiên, thay vì nuôi nấng 2 đứa trẻ thì người này lại gửi 2 đứa con
của mình vào đây và tiếp tục cuộc sống ăn chơi. Và toàn bộ chi phí để lo cho 2 đứa trẻ
đều do trại trẻ mồ côi ấy lo liệu, không có 1 đồng chu cấp nào đến từ người mẹ hay người
bố của hai đứa trẻ ấy. Mình thực sự thấy vô cùng bức xúc vì ngày nay vẫn còn những
người vô tâm như thế, đặc biệt là với tư cách của một người mẹ. Thực sự, loại người vô
tâm như này còn không đáng để xã hội chứa chấp. Đó là câu chuyện mà mình đã được
lắng nghe từ một đứa trẻ trong trại, nó thực sự nói lên những mặt tối còn tồn tại trong xã
hội hiện nay, khác với những mặt tốt đẹp mà chúng ta ngồi đây hay được thấy. Cảm ơn
mọi người đã lắng nghe!

Câu chuyện của An Khanh:


Giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn giáo dục chúng tôi về lòng nhân ái, “Lá lành đùm lá
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Chính vì vậy, vào ngày tổng kết học kì I, mỗi học sinh
lớp 10A4 đã ủng hộ chút đồ dùng học tập cho “Trại trẻ mồ côi Hà Cầu” – để các tiếp sức
và thắp lên niềm vui cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Vào chiều ngày 6/3, đoàn chúng tôi gồm cô giáo chủ nhiệm, giáo viên thực tập, bạn Nhật
Minh và tôi đã có mặt tại “Trại trẻ mồ côi Hà Cầu”- Nằm trong địa bàn quận Hà Đông,
đây là nơi nhận nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi, không người nuôi dưỡng. Đây
là một địa chỉ của tình thương, là điểm đến của những tấm lòng hảo tâm trong cộng đồng
và cũng rất cần sự quan tâm giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng. Đón tiếp chúng tôi là sự
niềm nở của Giám Đốc trung tâm và nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ. Từng hàng cây
xào xạc trong gió mang lại một cảm giác yên bình, giản dị với tất cả các thành viên trong
đoàn, cũng chính vì thế mà cuộc giao lưu được diễn ra sôi nổi, thoải mái và khoảng cách
giữa mọi người được thu hẹp lại. Giám Đốc trung tâm đã chia sẻ với chúng tôi về hoàn
cảnh khó khăn của các em, có em bị bỏ rơi từ nhỏ, có em không còn người thân cũng có
em vì gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng nhưng chúng đều có một điểm chung đau
lòng là thiếu thốn tình cảm của gia đình. Thế nhưng, nhìn các em vẫn vui vẻ, yêu đời, vẫn
được đến trường, tôi lại thấy cảm phục các bà, các bác ở Trại trẻ mồ côi ngày ngày chăm
sóc các em, yêu thương các em như những người mẹ.
Chúng tôi đến Trại trẻ với những món quà đơn giản được chuẩn bị cẩn thận như quyển
vở, cái chăn chứa đựng sự cảm thông chia sẻ, góp phần giúp các em xoa dịu những thiệt
thòi trong cuộc sống.

Kết thúc chuyến đi, cả đoàn đã lưu lại cùng nhau những bức hình với các em nhỏ ở Trung
tâm. Những cái vẫy tay, những ánh nhìn rất lưu luyến của các em nhỏ khi xe đã rời xa đã
thực sự níu lòng của những thành viên trong đoàn ở lại. Có lẽ, tự sâu trong thâm tâm, ai
cũng mong đến một ngày nào đó, bình yên, hạnh phúc sẽ đến trọn vẹn với các em, để nỗi
buồn, sự chơi vơi không còn vương trong mắt và tâm hồn của các em nữa.

Trở về từ Trại trẻ mồ côi Hà Cầu, trong lòng chúng tôi đều mang nhiều cảm xúc và suy
nghĩ. Trong khi các em nhỏ ở đây mồ côi bất hạnh, thiếu thốn bàn tay yêu thương, chăm
sóc của bố mẹ, thiếu một mái ấm gia đình thì quả là chúng tôi thật sự may mắn, hạnh
phúc hơn rất nhiều. Chúng tôi được bố mẹ yêu thương chăm sóc mỗi ngày, được đến
trường, đến lớp có bạn bè, có thầy cô dạy dỗ quan tâm. Vậy mà có nhiều lúc chúng em
còn làm cho bố mẹ, thầy cô phiền lòng vì chưa ngoan, chưa chăm chỉ học tập phấn đấu,
rèn luyện. Chuyến đi trải nghiệm lần này thật sự khiến cho chúng tôi thấy trân trọng, yêu
quý hơn cuộc sống của mình, yêu thêm gia đình và trường lớp của mình. Chuyến đi này
đã khơi lên trong chúng tôi tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đối với những mảnh đời
bất hạnh trong cuộc sống, trong cộng đồng, để mỗi người ai cũng biết sống đẹp hơn, có
ích hơn.

Hoạt động 2: Cùng nhau kể chuyện (Nhung)


Hoạt động này sẽ giúp chúng ta chia sẻ, lan tỏa sự quan tâm đến với mọi người.
Cô có các từ khoá như sau:
- Bố mẹ
- Lời chào
- Ánh nhìn
- Giá trị tinh thần
- Người lạ “thân quen”.
Các em hãy chọn một từ khoá trong số các từ trên rồi sau đó kể về một câu chuyện hoặc
chia sẻ cách hiểu của em về sự liên quan giữa từ khóa này với chủ đề ngày hôm nay.
1. Người lạ “thân quen”. (Trà My)
Câu chuyện là, tôi là học sinh có thể nói là không phải là hư , ít nhất thì tôi cũng tham
gia giao thông khá nghiêm túc. Tôi thường đi học vào lúc 12h25 giờ trưa từ thứ 2 đến thứ
7, tôi biết là giờ này nghe vô lý nhưng mà vẫn cứ đi dù có nắng to hay mưa rào. Vì tuân
thủ nghiêm túc luật lệ, không lụa lạt gì cả, hôm đấy tôi đi rất bình thường thì bị chú công
an tuýt còi dắt vào vỉa hè, tôi thực sự vẫn không biết mình sai thứ gì, chú công an đó nhìn
có vẻ ngoài 50 tuổi rồi, có thể gọi bằng bác luôn, bác đó sau khi dắt tôi vào, tôi thực sự
chỉ nghĩ là kiểm tra giấy tờ bình thường, nhưng trong suốt 15 phút, bác luôn dọa nạt tôi,
xưng hô mày tao với tôi, và chả có lý do nào cả, tôi thực sự vô cùng ức chế, thực sự chỉ
muốn cãi lại là tôi không làm gì sai để bác dọa nạt một cách gắt gỏng như thế cả, sau 15p
kia, tôi như người mất hồn và bác cũng thả tôi đi, tôi vẫn cứ luôn tưởng rằng những
người làm công an đã lớn tuổi kia ít nhất cũng sẽ nói chuyện lịch sự với dân, đặc biệt là
học sinh bọn tôi, và sau đó tôi thực sự bị muộn học, tôi tức tối chạy phi vào trường, trong
đầu tôi chỉ muốn quay đầu lại mà nói chuyện tay đôi với con người kia. Vì chuyện đó mà
tôi bị ghi tên vào sổ sao đỏ, tôi cau mày bước chân nhanh nhẹn vào lớp, đó là tiết toán,
may quá bài này tôi có đọc qua nên là hiểu được hết bài rồi, tôi quay sang nghĩ chuyện
trưa nay. Người đàn ông kia cùng lắm cững chỉ hơn tuổi bố tôi có 6 tuổi, nhưng tóc bạc đi
cũng khá, mà trưa hôm đó nắng to, chỗ đứng của bác gần như không có bóng mát, tôi
đăm đăm suy nghĩ, ủa con người đó tôi gặp gần như là hằng ngày, trưa nào cũng thấy bác
đứng đó dù có mưa nặng hạt hay năng gắt của mùa hè, bác toàn đứng đó để đảm bào trật
tự an toàn giao thông cái ngã tư đó, nói thì dễ như thế, nhưng có đặt tôi một vài ngày như
bác chắc tôi cũng không chịu được, tôi gần như quên đi hết mọi cảm xúc tiêu cực kia và
thay vào đó là sự cảm phục to lớn đến bác. Sau giờ học mong là có thể đến là cảm ơn bác
vì công sức mà không mấy ai thực sự quan tâm, vì ai cững vội vã chạy xe về với những
thứ quan trọng của riêng họ, còn bác thì ở đến tối muộn mới thay ca. ngay chiều hôm đó,
tôi có đi xe cẩn thận đến chỗ bác đưa bác chai nước suối và ổ bánh mỳ trứng nhiều rau
cải nhìn ngon vô cùng, tôi dừng xe, chạy tới đưa bác, nói rằng bác thực sự quan trọng và
cần thiết vô cùng đối với từng con người sống ở đây đấy ạ. Mong bác giữ gìn sức khỏe,
bác lúc này đứng dình vài giây nhưng cũng không nhận đồ của tôi, bảo tôi mang về mà
ăn chóng lớn, mặt bác lúc này thì không khó chịu , cáu gắt, tùy tiện như trưa nay nữa , mà
là khuôn mặt của một người lương thiện , vui vẻ hơn rất nhiều rồi, rồi tôi cũng không
dám làm phiền bác lâu, tôi xin phép về luôn. Tôi dần nhận ra con người không thực sự
xấu xa như trong một khoảnh khác xấu xí kia, mà họ bị hoàn cảnh thực sự xô đẩy khiến
họ thực sự phải lên lớp cáu gắt vô cớ để giãi bày cảm xúc. Họ cũng cố gắng thực hiện
nhiệm vụ cảu mình mà thôi. Sau ngày hôm đó, ít nhất tôi đã lại thấy được niềm say mê
công hiến của một người như được thắp lại.
2. Bố mẹ (Minh Hiền)
Cuộc đời mỗi con người đều đã được sắp đặt một số phận riêng cho mình, nhiều người
con sinh ra đã thiếu cha hoặc thiếu mẹ thậm chí thiếu cả hai hay có những gia đình bố mẹ
đơn thân. Và gia đình có đầy đủ bố mẹ bên cạnh thì chúng ta nên biết trân trọng và hạnh
phúc xiết bao ! những vần thơ hay những dòng văn thật sự chẳng thể nào mà có thể diễn
tả được hết cảm xúc cũng như tình cảm bao la của mỗi chúng ta với bố mẹ. Tình cảm của
cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và
những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Nói đến sự quan tâm tới người khác thì chắc
chắn chúng ta phải liên quan đến cha mẹ, bậc sinh thành của chúng ta
- Đương nhiên rằng nếu ai hỏi chúng ta rằng bố mẹ có quan trọng đối với mình
không, câu trả lồi chắc chắn là có nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra sự
quan trọng đó mà đối xử, báo hiếu lại cho tốt và đáp lại sự quan trọng đó.
- Mỗi người đều có cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, sự quan tâm khác nhau nhưng
người làm cha làm mẹ nào đều luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con vì vậy
họ không ngần ngại hi sinh, từ bỏ công sức, thanh xuân, niềm vui nước mắt thậm
chí là cả xương máu cho con của mình. Những người cha mẹ sống nội tâm, thật ít
khi chúng ta có thể nhận ra được sự quan tâm của họ qua hành động, họ đều làm
thật âm thầm lặng lẽ, có những việc làm mà ngay cả chúng ta cũng chẳng tin nổi.
Bố mẹ cũng chưa bao giờ ngồi xuống và kể công rằng mình đã làm những việc gì
cho các con và đòi hỏi các con phải đáp lại cái gì cho họ. Cái mà những bậc sinh
thành này mong muốn là các con có thể thành người tử tế, sinh con ra thì dễ nhưng
nuôi dạy làm sao cho con thành “nhân” mới chính là khó.
- Phật cũng đã từng nói câu : “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu/ Cùng tột điều
ác không gì hơn bất hiếu”. Là một người con ở độ tuổi này, bản thân e chưa thể
kiếm được tiền để phụng dưỡng cha mẹ, chỉ khắc ghi một lòng rằng cố gắng vì
tương lai của bản thân, vì để cha mẹ không phải khổ, vì tốc độ thành công của bản
thân phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ. Động lực để chúng ta có thể vượt
qua, đứng lên sau mỗi thất bại đó chính là nhà. Nơi mà có những trận đòn roi của
mẹ và vòng tay dang rộng chào đón của cha. Dù cho bạn có làm gì đi đâu thì tình
cảm của cha mẹ không ai có thể sánh bằng. Cách thể hiện của mỗi người đều khác
nhau, bộc lộ ở bên trong hay bên ngoài, đối với tôi việc tôi có thể làm lúc này là cố
gắng, trung trực, tử tế, kiên định và không bị khuất phục.
- Em đã từng dành tiền lương trong suốt 2 tháng trước sinh nhật mẹ để có thể mua
chiếc túi mà mẹ mong chờ nhất nhưng chưa một lần có ý định mua, em cũng từng
suy nghĩ lại và xin lỗi, thông cảm cho cha vào lúc cha tuyệt vọng nhất, có thể cha
không hoàn hảo, cha là người không hoàn thành được nhiệm vụ của người cha
nhưng sẽ mãi là người sinh ra em và mong muốn e trưởng thành hơn. Những điều
e làm có thể không lớn nhưng cha mẹ có thể cảm nhận được sự chân thành, sự cố
gắng của e trên từng bước phát triển và hoàn thiện

Con người mỗi chúng ta đều không thể tránh khỏi “sinh, lão, bệnh, tử” ,e biết mình cũng
không thể giữ mãi cha mẹ bên cạnh mình được, nếu có một điều ước, e sẽ ước : mong
rằng bắt đầu từ thời điểm hiện tại, cha mẹ hãy sống vì bản thân, sống cuộc đời như chính
cha mẹ từng mong ước,mỗi ngày đều phải thật hạnh phúc, vui vẻ, đừng lo nghĩ cho người
khác quá nhiều, và hãy thực hiện được những điều cha mẹ chưa làm được, con vẫn sẽ ở
đây, vẫn bên cha mẹ, dù có thế nào đi nữa, cha mẹ vẫn luôn là mái ấm, là điểm tựa để con
có thể yên tâm dựa vào. Cảm ơn vì đã sinh ra con, cảm ơn vì đã là cha mẹ của con !
3. Lời chào (Nam Khánh)
Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi
như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", "đi hỏi về chào", "đi thưa về báo"... Như vậy, lời chào
hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị
mai một nghiêm trọng.
Vậy thì theo các bạn,lời chào là gì? Theo quan điểm của tôi, Lời chào hỏi là cách ứng xử
giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa
con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Nhưng đáng buồn thay, trong xã
hội ngày nay,lời chào lại không được quan tâm,tôn trọng. Nên tình trạng con cái về nhà
không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con
cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi
phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống.
Không biết các bạn như thế nào nhưng đối với tôi, chào hỏi là một thói quen của tôi khi
gặp bất cứ ai. Lời chào là thể hiện sự quan tâm của chính bản thân mình đối với người
khác. Chỉ cần một lời chào thôi mà đã có thể gây ấn tượng lớn và sự chú ý với những
người xung quanh. Và cũng chỉ một lời chào thôi mà có thể xua tan những mệt mỏi,phiền
toái và giúp cho người khác cảm thấy ấm lòng. Với bản thân tôi,ai mình cũng chào cả. Ở
nhà thì chào bố mẹ,người thân. Trên trường thì chào thầy cô,bạn bè. Tùy từng đối tượng
khác nhau mà tôi có cách riêng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn
đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào.
Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra
phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tùy từng trường hợp,
hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau. Có khi chào không thành
tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động
khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách
chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải
chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão
thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “Cháu chào cụ ạ!”, “Cháu chào
bác ạ!”, Em chào cô ạ!”…
Lời chào hỏi có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong cuộc sống. Văn hóa chào hỏi là văn hóa
ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng,
tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có
một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã
quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào
nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại
chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao
tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ
tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào
hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến
mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ
dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm
vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi
mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng
ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh
mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản
thân mình.
Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần
tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh,
lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội
sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn
hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng. Mình hy vọng rằng các bạn
sẽ luôn giữ gìn và phát huy những lời chào của mình để từ đó xây dựng một xã hội thật
văn minh các bạn nhé!

You might also like