You are on page 1of 15

Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông

Họ và tên giáo viên thực tập: Nguyễn Thị Trang


Môn: Hóa học
BÀI 32: Lưu hình đioxit – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Tiết 2. SO2 – SO3

Lớp:

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tính chất vật lí và tính chất hóa học của SO2, SO3.
- Giải thích được nguyên nhân tính oxi hóa, tính khử của SO2, tính oxi hóa của SO3.
- Trình bày được ứng dụng của SO2 (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc…).
- Trình bày được sự hình thành SO2 do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của SO2.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác: Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ Tìm hiểu thế giới tự nhiên: Tìm hiểu về mưa axit.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng các kiến thức chủ đạo đã học để tìm hiểu bài.
3. Phẩm chất
- Hứng thú học tập môn hóa học.
- Ứng xử phù hợp với tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Máy tính, máy chiếu và bài giảng powerpoint.
- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế kế hoạch dạy học cho học sinh.
2. Học sinh
- SGK hóa học lớp 10, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Chơi trò “Lật tranh”
a) Mục tiêu
- Huy động kiến thức đã biết của HS.
- Tăng hứng thú học tập cho HS.
b) Nội dung
- Luật chơi: Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 mảnh ghép. Mỗi câu trả lời đúng HS sẽ được
quyền lật mảnh ghép. Trong quá trình lật các mảnh ghép, HS có thể đoán luôn từ khóa là
nội dung bức tranh. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Đoán đúng nội dung bức tranh
được 20 điểm.
- Gợi ý đáp án: Đây là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên!
1 2 3
4 5 6
- Các câu hỏi:
Câu 1: Dãy oxit nào sau đây đều tác dụng được với nước?
A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3 B. SO3, Na2O, CaO, P2O5
C. ZnO, SO2, SiO2, PbO D. SO2, Al2O3, HgO, K2O

Câu 2: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào dưới đây?
A. NO2 B. SO2
C. SO3 D. P2O5

Câu 3: Một oxit lưu huỳnh có thành phần gồm 2 phần khối lượng lưu huỳnh và 3 phần khối
lượng oxi. Công thức hóa học của oxit đó là
A. SO. B. SO2.
C. SO3. D. S2O4.
Câu 4: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2, ta dùng thuốc thử nào?
A. NaOH B. O2
C. Ca(OH)2 D. Br2

Câu 5: Tổng các hệ số cân bằng của phương trình:


SO2 + H2S ⟶ S + H2O là
A. 6. B. 7.
C. 8. D. 9.

Câu 6: Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, người ta cho SO3 hấp thụ vào
A. nước. B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc để tạo oleum. D. oxi già.

- Đáp án tranh: MƯA AXIT

- Dẫn vào bài: Đây là hình ảnh sự hình thành của mưa axit trong tự nhiên. Mưa axit được
tạo thành từ sự hòa tan khí lưu huỳnh đioxxit và nitơ đioxit với hơi nước trong không khí
tạo thành các axit. Trong bài học ngày hôm nay, thầy sẽ cùng với các em tìm hiểu về tính
chất của khí SO2.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hóa học của SO2
a) Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hóa học của SO2.
b) Nội dung
- Em hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử SO2.
- Giải thích tính tan trong nước của SO2.
- Phiếu học tập số 1.
1. SO2 có thành phần cấu tạo gồm 2 nguyên tố lưu huỳnh và oxi nên SO2 là một oxit
axit. Hãy viết những PTHH thể hiện tính oxit axit của SO2. (10 điểm/phương trình)
2. Xác định số oxi hóa của S trong SO2. Từ đó hãy dự đoán tính chất hóa học của SO2.
Viết PTHH minh họa tính chất đó của SO2. (20 điểm/phương trình)
- Một số video làm thí nghiệm:
+ Phản ứng với dung dịch brom: https://www.youtube.com/watch?v=6W_BubI2Rx0
+ Phản ứng với dung dịch thuốc tím: https://www.youtube.com/watch?
v=DP9Pa_O2Psc
c) Sản phẩm
1. Cấu tạo phân tử
 Nguyên tử S ở trạng thái kích thích có 4 electron độc thân ở các phân lớp 3p và 3d.
Những electron độc thân này của nguyên tử S liên kết với 4 electron độc thân của hai
nguyên tử O tạo thành 4 liên kết cộng hóa trị có cực.
2. Tính chất vật lí
• Khí không màu, mùi hắc.
• Nặng hơn không khí (≈ 2,2).
• Tan nhiều trong nước.
• Độc.
- Đáp án Phiếu học tập số 1.
1. SO2 là oxit axit.
• Tan trong nước ⟶ dung dịch axit sunfurơ H2SO3 (là axit yếu, không bền):
SO2 + H2O ⇌ H2SO3
• Tác dụng với dung dịch bazơ:
2NaOH + SO2 ⟶ Na2SO3 + H2O
NaOH + SO2 ⟶ NaHSO3
2. Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4).

0 +4 +6
⟶ SO2 là chất khử và là chất oxi hóa. o
SO2 + 2H2S ⟶t 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg ⟶to 2MgO + S
SO2 + Br2 + 2H2O ⟶ H2SO4 + 2HBr
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⟶ K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV đặt câu hỏi về sự hình thành liên kết trong phân tử SO 2, thông báo các tính
chất vật lí của SO2.
- Bước 2: GV phát Phiếu học tập số 1 (khổ A0) để HS thảo luận nhóm và trình bày tính chất
hóa học của SO2. Sau đó GV gọi 1 nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Bước 3: Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
- Bước 4: GV chiếu đáp án của Phiếu học tập số 1, cho điểm nhóm đã thuyết trình. GV viết
lên bảng kiến thức trọng tâm (SO2 có tính oxit axit, tính khử và tính oxi hóa).
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về điều chế, ứng dụng và tác hại của SO2
a) Mục tiêu
- Trình bày được sự hình thành SO2 do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của SO 2,
ứng dụng của SO2 (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc…), phương pháp điều chế SO 2 trong
PTN và CN.
b) Nội dung
4. Điều chế
• Trong PTN: Link video: https://www.youtube.com/watch?v=AskjX5UI11Q
Na2SO3 + H2SO4 ⟶ Na2SO4 + SO2 +H2O
• Trong CN:
o
4FeS2 + 11O2t⟶ 2Fe2O3 + 8SO2
5. Ứng dụng

Tẩy trắng giấy, bột Chống nấm mốc cho


Sản xuất H2SO4 giấy lương thực, thực phẩm.
6. SO2 – chất gây ô nhiễm
• Một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
• Tàn phá thiên nhiên, gây hại cho sức khỏe con người.
⟶ Giải pháp hạn chế mưa axit:
• Kiểm soát khí thải xe cộ
làm giảm lượng khí thải của
các oxit nitơ từ xe có động cơ.
• Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại
bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng ⟶ lắp
đặt thiết bị khử sunfua.
• Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như
hiđro, sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
c) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV nêu phương pháp điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm (cho xem video) và
phương pháp sản xuất SO2 trong công nghiệp.
- Bước 2: GV nêu ứng dụng và tác hại của SO 2 (mưa axit), nguồn sinh ra SO2 và biện pháp
hạn chế mưa axit.
- Bước 2: HS lắng nghe và ghi bài.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hóa học,
ứng dụng và điều chế của SO3
a) Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế
của SO3.
b) Nội dung
- Em hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử SO3.
- SO3 có những tính chất vật lí và tính chất hóa học gì? Viết PTHH minh họa.
- Nêu vai trò của chất xúc tác trong sản xuất SO3 trong công nghiệp.
c) Sản phẩm
1. Cấu tạo phân tử
Nguyên tử S ở trạng thái kích thích có 6 electron độc thân có thể liên kết với 6 electron độc
thân của ba nguyên tử O tạo thành 6 liên kết cộng hóa trị. Mỗi nguyên tử O liên kết với
nguyên tử S bằng một liên kết đôi.
2. Tính chất, ứng dụng và điều chế
a) Tính chất vật lí
• Lỏng không màu.
• Tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.
b) Tính chất hóa học
• Là oxit axit.
SO3 + H2O ⟶
CuO + SO3 ⟶ Ba(OH)2 + SO3 ⟶
c) Ứng dụng và điều chế
• Sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric.
• Trong CN: Oxi hóa SO2 ở nhiệt độ cao có xúc tác V2O5.

V O , to
2 5
2SO2 + O2 ⇌ 2SO3
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV thông báo các tính chất vật lí của SO 3, giảng về tính chất hóa học của SO 3:
Bao gồm 2 tính chất đó là tính oxit axit, tính oxi hóa, dẫn ra các PTHH minh họa. GV nêu
ứng dụng và phương pháp sản xuất SO3 trong công nghiệp.
- Bước 2: HS lắng nghe và ghi bài.
BÀI TẬP SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
1. Dạng bài toán xuôi:
- Bước 1: Tính số mol của SO2 và OH (Quy đổi nOH = nNaOH + 2nCa(OH)2)
- Bước 2: Xét T = nOH / nSO2
+ Nếu T ≥ 2 ⟶ sinh ra muối trung hòa.
+ Nếu T ≤ 1 ⟶ sinh ra muối axit.
+ Nếu 1 < T < 2 ⟶ sinh ra cả 2 muối.
- Bước 3: Viết và tính theo PTHH.
Đề bài Lời giải
BT 1. Cho V lít khí SO2 (đktc) vào 200ml BT 1. nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol
dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối sinh a) nSO2 = 0,04 mol
ra trong các trường hợp sau: ⟶ Sinh ra Na2SO3.
a) V = 0,896 lít nNa2SO3 = nSO2 = 0,04 mol
b) V = 6,72 lít mNa2SO3 = 0,04.126 = 5,04 gam
c) V = 3,36 lít b) nSO2 = 0,3 mol
d) V = 4,48 lít ⟶ Sinh ra NaHSO3.
nNaHSO3 = nNaOH = 0,2 mol
mNaHSO3 = 0,2.104 = 20,8 mol
c) nSO2 = 0,15 mol
⟶ Sinh ra Na2SO3 và NaHSO3.
Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn
⟶ nNa2SO3 = 0,05 mol
nNaHSO3 = 0,1 mol
⟶ mNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 gam
mNaHSO3 = 0,1.104 = 10,4 gam
d) nSO2 = 0,2 mol
⟶ Sinh ra NaHSO3.
nNaHSO3 = nNaOH = 0,02 mol
mNaHSO3 = 0,02.104 = 2,08 gam

BT 2. Tính khối lượng muối thu được


trong các trường hợp sau: BT 2.
a) Cho 0,56 lít khí SO2 (đktc) vào 1,5 lít a)
dd Ca(OH)2 0,02M. nSO2 = 0,025 mol; nCa(OH)2 = 0,03 mol
b) Cho 0,672 lít khí SO2 (đktc) vào 1 lít dd ⟶ Sinh ra CaSO3.
Ca(OH)2 0,01M. nCaSO3 = nSO2 = 0,025 mol
mCaSO3 = 0,025.120 = 3 gam
b)
nSO2 = 0,03 mol; nCa(OH)2 = 0,01 mol
⟶ Sinh ra Ca(HSO3)2.
nCa(HSO3)2 = nCa(OH)2 = 0,01 mol
mCa(HSO3)2 = 0,01.202 = 2,02 gam

2. Dạng bài toán ngược:


- Bước 1: Tính số mol của bazơ và muối.
- Bước 2: Xét 2 trường hợp:
+ TH1: Bazơ dư, sinh ra muối trung hòa.
+ TH2: Phản ứng vừa đủ, sinh ra 2 muối.
- Bước 3: Viết và tính theo PTHH.
Đề bài Lời giải
BT 3. Tính thể tích khí SO2 (đktc) cần cho BT 3.
vào 200ml dd NaOH 1,5M thu được 12,6 nNaOH = 0,3 mol
gam muối trung hòa. nNa2SO3 = 0,1 mol
TH1: NaOH dư
nSO2 = nNa2SO3 = 0,1 mol
VSO2 = 2,24 lít
TH2: Phản ứng vừa đủ, sinh ra 2 muối.
SO2 + 2NaOH ⟶ Na2SO3 + H2O
0,1 0,2 0,1
SO2 + NaOH ⟶ NaHSO3
0,1 0,1
nSO2 = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol
VSO2 = 4,48 lít
BT 4. Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết
vào 1 lít dd Ca(OH)2 0,015M thu được 1,2
gam kết tủa. Tính V. BT 4.
nCa(OH)2 = 0,015 mol
nCaSO3 = 0,01 mol
TH1: Ca(OH)2 dư
nSO2 = nCaSO3 = 0,01 mol
VSO2 = 0,224 lít
TH2: Phản ứng vừa đủ, sinh ra 2 muối.
SO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaSO3 + H2O
0,01 0,01 0,01
2SO2 + Ca(OH)2 ⟶ Ca(HSO3)2
0,01 0,005
nSO2 = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol
VSO2 = 0,448 lít
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4. Trong phản ứng này, vai trò của
SO2 là
A. chất oxi hoá. B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. chất khử. D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Bài 2. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào SO2 đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O B. 2HNO3 + SO2 → H2SO4 + NO2
C. H2S + SO2 → 3S + H2O D. Cả B và C
Bài 3. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit B. Lưu huỳnh đioxit C. Ozon D. CFC
Bài 4. Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử?
A. SO3 B. Fe2O3 C. CO2 D. SO2
Bài 5. Câu nào sau đây không đúng?

A. SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử


B. SO3 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử
C. H2S thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá
D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum

Bài 6. Hệ số của chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng sau khi cân bằng là:
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
A. 1 và 2 B. 1 và 1 C. 2 và 1 D. 2 và 2

Bài 7. Magie cháy trong khí lưu huỳnh đioxit, sản phẩm là magie oxit và lưu huỳnh. Câu
nào diễn tả không đúng bản chất của phản ứng?

A. Lưu huỳnh đioxit oxi hoá magiê thành magie oxit


B. Magie khử lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh
C. Magie bị oxi hoá thành magiê oxit, lưu huỳnh đioxit bị khử thành lưu huỳnh
D. Magie bị khử thành magie oxit; lưu huỳnh đioxit bị oxi hoá thành lưu huỳnh
Bài 8. Phản ứng nào không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch NaOH B. SO2 + dung dịch nước clo
C. SO2 + dung dịch H2S D. SO2 + dung dịch BaCl2
Bài 9. Cho các chất khí: SO2, CO2. Dùng chất nào sau đây để nhận biết 2 chất khí?
A. dung dịch Ca(OH)2 B. dung dịch NaOH
C. dung dịch KMnO4 D. Quỳ tím
Bài 10. Chọn câu không đúng trong các câu sau:
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm B. SO2 làm mất màu nước brom
C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng

You might also like