You are on page 1of 20

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................2
1.1. Giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp:.................................................2
1.1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp:......................................................................2
1.1.2 Khái niệm và mục đích của định giá doanh nghiệp:...................................................2
1.1.3. Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp:.....................................................................3
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp:.......................................................3
1.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp – Phương pháp giá trị tài sản thuần:.....7
1.2.1. Cơ sở của phương pháp:...........................................................................................7
1.2.2. Phương pháp xác định:.............................................................................................7
1.2.3. Ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng:...................................................................9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH
GIÁ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN SABECO................................................................................................................ 11
2.1. Giới thiệu tổng công ty bia- rượu- nước giải khát Sài Gòn Sabeco:................11
2.2. Định giá Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco bằng
phương pháp giá trị tài sản thuần:............................................................................12
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp Sabeco............15
2.3.1. Thành tựu trong quá trình định giá doanh nghiệp:..................................................15
2.3.2. Hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp:.....................................................15
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP XÁC ĐỊNH THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN.........................................17
3.1. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá:.....................17
3.2. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường:................................................17
3.3. Kết hợp với các phương pháp khác để định giá doanh nghiệp:.......................18
3.4 Đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty:.............................................................18

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp:


1.1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp:
 Doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở, giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.”
Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế, có
hình thức tồn tại đa dạng. Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam (2014), một
doanh nghiệp có thể được tổ chức dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
một thành viên, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp
doanh, doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tạo
thành nhóm công ty dưới hình thức là tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ - công ty
con.
 Giá trị doanh nghiệp:
“Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu nhập
mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh”.
Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn CSH của một doanh nghiệp
mà là tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các CSH và các nhà cấp tín dụng.
1.1.2 Khái niệm và mục đích của định giá doanh nghiệp:
 Khái niệm định giá doanh nghiệp:
Định giá doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà
doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao
dịch thông thường của thị trường.
 Mục đích của định giá doanh nghiệp:
Hoạt động định giá doanh nghiệp xuất phát từ các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân
trong nền kinh tế và nhằm thực hiện các mục đích của chủ thể này. Thông thường, hoạt
động định giá doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Phục vụ cho các giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, cổ phần hoá,
giải thể, thanh lý doanh nghiệp,… Đây là các giao dịch có tính chất thông thường
và phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
- Đề ra các quyết định đầu tư và quản lý: Giá trị doanh nghiệp được xem là thông tin
đầu vào vô cùng quan trọng để các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư.
Trong quản trị tài chính, mục tiêu chính của quản trị là tối đa hoá doanh nghiệp,
trong khi đó, giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh tổng hợp năng lực tồn tại, khả
năng tồn tại và tương lai phát triển của doanh nghiệp. Cho nên, giá trị doanh

2
nghiệp là một trong những cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý
đúng đắn nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đánh giá uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng của doanh
nghiệp: Giá trị doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể
đến uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng của doanh nghiệp.
Ngược lại, khi xác định được giá trị doanh nghiệp, nhìn và giá trị doanh nghiệp,
năng lực tài chính và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế vi mô: Trên TTCK,
giá cả chứng khoán có thể có khoảng cách khá xa so với thị trường. Khi đó, TTCK
được xem là rơi vào trạng thái thiếu ổn định, không lành mạnh,… Do đó, các
thông tin về giá trị doanh nghiệp được xem là một căn cứ quan trọng để các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý TTCK để có thể đánh giá ổn định, lành
mạnh của TTCK,… Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các biện pháp can thiệp, điều tiết
phù hợp nhằm tạo ra sự ổn định, phát triển thị trường tốt hơn.
1.1.3. Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp:
 Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp quyết định bán hoặc giải
thể nhanh hơn khi có bất cứ vụ việc bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh
nghiệp xây dựng được kế hoạch để bán doanh nghiệp
 Việc nắm giữ giá trị doanh nghiệp cập nhật theo thời gian cho phép bạn tận
dụng cơ hội bán hoặc sát nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
 Có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh
nghiệp.
 Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay
tiền hay không.
 Phân chia công việc kinh doanh hay phân chia tài sản…
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp:
a. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:
Môi trường kinh doanh là toàn bộ những nhân tố làm tác động đến toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, nghiên cứu môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có những chính sách, biện pháp
phù hợp để làm cho tình hình kinh doanh, hoạt động của công ty được thuận lợi nhất.

 Môi trường tổng quát:


Môi trường bên ngoài là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, có tính khách
quan và vượt tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thích nghi
với môi trường để có thể tồn tại và phát triển.

3
- Thứ nhất về môi trường kinh tế:
Hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn chặt với môi trường kinh tế cụ thể. Môi trường
đó bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, chỉ số
thị trường chứng khoán, lãi suất… là những nhân tố khách quan và ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, thúc đẩy nhu cầu đầu tư là
tiêu dùng, chỉ số chứng khoán thể hiện đúng quan hệ cung cầu, tỷ giá và lãi suất kích
thích đầu tư,… sẽ trở thành những cơ hội phát triển và mở rộng doanh nghiệp, nâng cao
giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát tăng cao, lãi suất kìm
hãm sự sản xuất… làm lung lay và khống chế các cơ hội phát triển doanh nghiệp, giá trị
doanh nghiệp bị xuống thấp.

- Thứ hai về môi trường chính trị:


Môi trường chính trị ổn định là tiền đề cho sự ổn định và an toàn xã hội, và cơ sở cho
sự ổn định và phát triển các nhu cầu đầu tư đối với các doanh nghiệp. Các yếu tố của môi
trường chính trị gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến sản xuất- kinh doanh, bao gồm:
Yếu tố đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống pháp luật sẽ giúp cho các hoạt
động và đầu tư của các doanh nghiệp được bình đẳng, lành mạnh và thông suốt.
Sự luật pháp hóa các hành vi kinh tế thông qua các văn bản và các bộ luật, có thể bảo
vệ được hoạt động của doanh nghiệp một cách công khai minh bạch trong khuôn khổ luật
pháp nhất định của từng quốc gia.
Năng lực hành pháp của Chính phủ cùng với ý thức chấp nhận thi hành pháp luật của
công dân và các tổ chức doanh nghiệp làm cho tính pháp luật trong mọi hành vi trở nên
hiện thực, giúp ngăn ngừa được các hành vi phạm pháp. Tạo điều kiện thuận lợi thiết yếu
cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.
- Thứ ba về môi trường văn hóa – xã hội:
Hoạt động của doanh nghiệp là nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời
sống vật chất và tinh thần của xã hội và cộng đồng. Ngược lại, sự hình thành các bức xúc
của môi trường văn hóa – xã hội sẽ thúc đẩy sự quan tâm đáp ứng bằng chính sự phát
triển thích đáng từ phía doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa – xã hội tác động trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh bao gồm:
Lối sống, quan niệm về văn minh, tập quán sinh hoạt và tiêu dùng… Số lượng và cơ cấu
dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ gia tăng dân số, mức thu nhập… tạo nên các phân khúc
thị trường cần định tính và định lượng làm phát sinh các loại hình sản xuất – kinh doanh
cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu trên.
Sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao
kĩ thuật công nghệ để đáp ứng đủ nhu cầu thân thiện với môi trường, và giảm thiểu các
chi phí nguyên vật liệu, tìm kiếm các nguyên vật liệu mới.
4
- Thứ tư về môi trường khoa học – công nghệ:
Bằng chứng của sự phát triển khoa học – công nghệ là sản phẩm được nâng cao chất
lượng, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao trong đời
sống. Bước phát triển của khoa học – công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
 Môi trường đặc thù:
Là môi trường bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và doanh
nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồm:
- Quan hệ với khách hàng:
Trước hết, quan hệ với khách hàng tốt sẽ góp phần vào sự phát triển và thành công của
doanh nghiệp. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
trong quan hệ khách hàng:
 Sự trung thành và thái độ của khách hàng.
 Số lượng và chất lượng khách hàng.
 Uy tín và mối quan hệ tốt và khả năng phát triển các mối quan hệ.
 Sự phát triển các thị phần.
 Tốc độ tiến triển của doanh số bán.
- Quan hệ với nhà cung cấp:
Các quan hệ của nhà cung cấp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua:

 Sự phong phú của các nguồn cung cấp.


 Số lượng, chủng loại các nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau.
 Khả năng đáp ứng kịp thời và lâu dài.
 Chất lượng bảo đảm đúng với yêu cầu của doanh nghiệp, số lần hoàn trả các
nguyên vật liệu kém chất lượng ít hoặc giảm nhanh qua các lần cung cấp.
 Giá cả hợp lý và có khả năng cạnh tranh đối với các nhà cung cấp khác.
- Sự cạnh tranh:
Hơn thế nữa, sự cạnh tranh được xem xét đánh giá qua 3 phạm vi: mức độ cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh.
- Quan hệ với các cơ quan nhà nước:
Cuối cùng cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm cho hoạt
động doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ luật định. Bên cạnh đó việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ của doanh nghiệp, như là: nộp thuế đúng và đầy đủ, chấp hành tốt các quy định
về lao động, bảo hiểm xã hội… Là những biểu hiện hoạt động lành mạnh và có tiềm lực
về tài chính của doanh nghiệp.
b. Môi trường bên trong doanh nghiệp:

5
Môi trường bên trong một doanh nghiệp bao gồm những yếu tố tạo nên nét độc đáo
của doanh nghiệp đó, cho thấy được khả năng mở rộng cũng như sự phát triển của doanh
nghiệp, bao gồm những yếu tố sau:
- Một là hiện trạng tài sản:
Giá trị tài sản doanh nghiệp là biểu hiện xác thực nhất về giá trị doanh nghiệp. Tài sản
của doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản
xuất – kinh doanh. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của tài sản là
nhân tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp hay chính là
nhân tố thể hiện năng lực cạnh tranh, khả năng thu nhập của doanh nghiệp.
Giá trị các tài sản của doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo tối thiểu cho giá trị doanh
nghiệp. Ít nhất cũng có thể bán đi các tài sản doanh nghiệp là khoản thu nhập tối thiểu mà
doanh nghiệp có được.
- Hai là vị trí kinh doanh:
Vị trí kinh doanh tạo ra nền tảng cho ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra những
giá trị tiềm tàng đối với doanh nghiệp. Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố về
địa điểm, địa hình, diện tích, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp và các chi nhánh trực
thuộc.
Ở những vị trí thuận lợi: gần đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại – tài chính, gần
bến xe, cảng, kho hàng… chắc chắn việc buôn bán với các doanh nghiệp thương mại sẽ
có nhiều lợi thế, doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm thiểu được các chi phí bảo quản… doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng các nhu cầu, thị hiếu, các thông tin cần
thiết phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thương mại.
Tuy nhiên, đi kèm với các thuận lợi đó là các chi phí thuê văn phòng giao dịch, thuê
lao động và một số các chi phí về môi trường cũng cao hơn và khắt khe hơn.
- Ba là uy tín kinh doanh:
Trong kinh doanh khi sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận và được đánh giá cao,
thì uy tín của doanh nghiệp đã trở thành một tài sản có giá trị thực sự, đó chính là giá trị
của thương hiệu. Vì vậy uy tín của doanh nghiệp được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận
là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị doanh nghiệp.
- Bốn là trình độ kỹ thuật và tay nghề lao động:
Với một trình độ kỹ thuật tân tiến cùng với sự thành thạo tay nghề của người lao động
chắc chắn chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đạt cao với mức chi phí hợp lý là điều
không thể phủ nhận. Vì vậy, yếu tố kỹ thuật và tay nghề là một yếu tố quyết định giá trị
doanh nghiệp.
- Năm là năng lực quản trị:
Với một bộ máy quản lý sản xuất – kinh doanh có đủ năng lực sẽ giúp cho doanh
nghiệp có khả năng sẽ sử dụng tốt các nguồn lực, phát huy và tận dụng có hiệu quả mọi
tiềm năng và cơ hội phát sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của thị
6
trường và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực quản trị luôn được
đánh giá và đề cao là một yếu tố đặc biệt có tác động đến giá trị doanh nghiệp.
- Sáu là văn hóa doanh nghiệp:
Trong mọi tổ chức điều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng, là toàn bộ các giá
trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, thể hiện trong các hoạt động của doanh
nghiệp và bị chi phối bởi tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành viên
trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một
tài sản vô hình của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp – Phương pháp gía trị tài sản thuần:
1.2.1. Cơ sở của phương pháp:
Phương pháp giá trị tài sản thuần còn được gọi là “phương pháp giá trị nội tại” hay
“mô hình định giá tài sản”. Phương pháp này được xây dựng dựa trên các quan điểm:
 Doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt.
 Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư và nắm giữ một
lượng tài sản nhất định, có thực.
 Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu từ sự
đầu tư hoặc tài trợ của các nhà đầu tư khi thành lập và có thể được tài trợ bổ sung
trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp
thường phải huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn phát hành trái
phiếu, các khoản nợ trong thanh toán, tiền ứng trước của khách hàng,…
Xuất phát từ những quan điểm kể trên, giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị
thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cho các hoạt động của mình.

1.2.2. Phương pháp xác định:


Khi xác định giá trị doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần thuộc về
chủ sở hữu theo công thức sau:

V0 = VT - VN
Trong đó:
V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
VT: Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh.
VN: Giá trị các khoản nợ.
Để xác định được V0, người ta đưa ra hai phương pháp sau:
a. Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo số liệu trên sổ sách kế toán:

7
Dựa vào các số liệu về tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm
đánh giá, V0 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản
nợ.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, song phương pháp này đòi hỏi doanh
nghiệp phải tổ chức ghi chép kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
chấp hành tốt chế độ kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy về số liệu theo sổ sách kế toán.
Tuy nhiên, số liệu kế toán là số liệu ghi chép mang tính lịch sử, phụ thuộc vào các
phương pháp kế toán như phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán, phương pháp phân
bổ chi phí, … nên có sự sai lệch khá xa giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của tài
sản.
Do vậy, giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp này cũng chỉ là những
con số có ý nghĩa tham khảo trong quá trình vận dụng những phương pháp khác sát thực
hơn.

b. Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường:
Trong phương pháp này, ban đầu người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài
sản không cần thiết, không còn phù hợp và không còn khả năng đáp ứng các yêu cầu của
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành đánh giá giá trị của các tài sản
còn lại tại thời điểm định giá theo nguyên tắc sử dụng giá thị trường:
- Tài sản cố định được xác định theo công thức:
Giá trị thực tế Nguyên giá tính theo giá Chất lượng còn lại của
= x
của TSCĐ thị trường TSCĐ

- Hàng tồn kho, đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư có giá bán trên thị
trường thì được xác định theo công thức:
Giá trị thực Số lượng Chất lượng còn
Đơn giá thành
tế của thành thành phẩm, lại của thành
= x phẩm, hàng hóa, x
phẩm, hàng hàng hóa, vật phẩm, hàng hóa,
vật tư
hóa, vật tư tư vật tư

- Hàng tồn kho, đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư không có giá bán trên
thị trường thì được xác định theo công thức:

Giá trị thực tế của Nguyên giá ghi Chất lượng còn lại của
thành phẩm, hàng = trên sổ sách kế x thành phẩm, hàng hóa,
hóa, vật tư toán vật tư

8
- Tiền và tương đương tiền: Tiền mặt tại quỹ được xác định bằng cách kiểm quỹ;
Tiền gửi được xác định, đối chiếu số dư trên tài khoản; Các giấy tờ có giá được xác
định theo giá trị giao dịch trên thị trường, không có giao dịch thì xác định theo
mệnh giá của chúng; Ngoại tệ được quy đổi về nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời
điểm đánh giá; Vàng bạc, kim cương, đá quý,… được tính toán theo giá thị trường
tại thời điểm định giá.
- Các khoản phải thu, là công nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi trong
tương lai. Các khoản ký cược, ký quỹ được xác định theo số dư trên thực tế trên sổ
sách kế toán đã được đối chiếu xác nhận tại thời điểm định giá.
- Các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp, khi xác định giá trị cần phải đánh giá
toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó.
Các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản được xác định theo phương pháp
chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
- Các tài sản vô hình: phương pháp này chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình
đã được xác định trên sổ kế toán.
- Trên cơ sở đánh giá giá trị của từng nhóm, loại tài sản, giá trị tài sản thuần của
doanh nghiệp được tính như sau:

Giá trị tài Tiền thuế tính trên


Tổng giá trị các
sản thuần Các khoản phần giá trị tăng
= tài sản đã được - -
của doanh nợ phải trả thêm của tài sản
đánh giá
nghiệp được đánh giá lại

1.2.3. Hạn chế và khả năng áp dụng:


a. Những hạn chế:
Theo phương pháp này người ta quan niệm doanh nghiệp như một tập hợp các loại tài
sản vào với nhau. Việc bán doanh nghiệp cũng giống như việc bán các tài sản riêng rẽ.
Phương pháp vận dụng cũng giống như kỹ thuật định giá tài sản thông thường: chi phí
thay thế, so sánh thị trường. Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản được tính bằng tổng giá thị
trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Giá trị doanh
nghiệp được cố định ở giá trị của các tài sản. Điều đó có nghĩa là, nó đánh giá doanh
nghiệp trong một trạng thái tĩnh. Doanh nghiệp không được coi như một thực thể, một tổ
chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Vì vậy, mà nó
không phù hợp với một tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp. Bởi, động cơ của người
mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai, chứ không phải để
bán lại ngay những tài sản hiện thời.

9
Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xây dựng được những cơ sở
thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh
nghiệp. Đó cũng là lý do mà khi sẻ dụng phương pháp này,người ta khó có thể giải thích
vì sao cùng một giá trị tái sản thuần như nhau, nhưng doanh nghiệp này lại có giá bán cao
hơn doanh nghiệp kia, ngay cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh tranh.

Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại
có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, như:
Trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần…của doanh nghiệp. Đó có thể là
những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lợi lại rất cao.

Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tái sản thuần lại trở nên quá phức tạp. Chẳng
hạn, xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, có các chứng khoán đầu tư ở
nhiều doanh nghiệp khác nhau. Mỗi chi nhánh lại có một số lượng rất lớn các tài sản đặc
biệt, đã qua sử dụng, thậm chí không còn bán trên thị trường. Khi đó, đòi hổi phải tổng
kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi tài sản ở các chi nhánh. Từ đó, kéo theo những
khoản chi phí đánh giá rất tốn kém, thời gian cần thiết cho một cuộc đánh giá có thể kéo
dài, kết quả đánh giá phụ thuộc rất lớn vào các thông số kỹ thuật của tài sản mà các nhà
kỹ thuật chuyên ngành đưa ra. Như vậy, sai số đánh giá có thể sẽ rất cao.

b. Khả năng ứng dụng của phương pháp giá trị tài sản thuần:
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành
giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể có tính
pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhấn được khi sở hữu
doanh nghiệp. Nó nói lên rằng, số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm bảo bằng
một lượng tài sản có thật.

-Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá trị thị trường của số tài sản
có thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản thu nhập tối
thiều mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng lầ một mức giá thấp nhất, là cơ sở đầu tiên
để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về giá bán của
doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số lượng tài sản không nhiều, việc định giá tài
sản không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kể,
các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác định các
khoản thu nhập trong tương lai thì giá trị thuần sẽ trở thành tiêu chuẩn cơ bản và thích
hợp nhất để các bên xích lại gần nhau trong quá trình đàm phán.

10
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH
GIÁ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN SABECO

2.1. Giới thiệu tổng công ty bia- rượu- nước giải khát Sài Gòn Sabeco:
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) - tiền thân là nhà máy
bia Chợ Lớn thuộc hãng bia B.G.I. Ngày 06/05/2003 Tổng công ty Bia - Rượu - Nước
giải khát Sài Gòn (Sabeco) được thành lập trên cơ sở Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận
các thành viên mới: Công ty Rượu Bình Tây; Công ty Nước giải khát Chương Dương;
Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ; Công ty Thương mại Dịch vụ Bia Rượu nước giải khát Sài
Gòn.
Năm 2020, SABECO đã trải qua 145 năm lịch sử nguồn gốc, 43 năm xây dựng và
phát triển thương hiệu. Từ cột mốc 145 năm, dòng chảy vàng óng của Bia đã và sẽ luôn
được nỗ lực gìn giữ để tiếp nối dài đến tương lai, luôn tồn tại trong cảm xúc của những
người dân Việt tự hào về sản phẩm Việt.
Ngành nghề kinh doanh chính của Sabeco là sản xuất đồ uống; sản xuất, chế biến
thực phẩm; mua bán các loại bia, cồn – rượu, nước giải khát, các loại bao bì, nhãn hiệu
cho ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực thực phẩm; vật tư, nguyên liệu, thiết bị,
phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu,
nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát, lương thực, thực phẩm; đào tạo nghề,
nghiên cứu thị thị trường, tư vấn đầu tư; quảng cáo thương mại; kinh doanh nhà hàng,
khách sạn; kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh bất động sản; xây
dựng dân dụng, công nghiệp; lắp đặt, sửa chữa, chế tạo, bảo dưỡng máy móc thiết bị
ngành sản xuất bia – rượu – nước giải khát và công nghiệp thực phẩm; dịch vụ môi giới,
định giá, sản giao dịch, tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý bất động sản.
Trải qua 145 năm hình thành và phát tiển, với bao khó khăn và thách thức, đến
nay, dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới,
nhưng Bia Sài Gòn và Bia 333 vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt
Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan,

11
2.2. Định giá Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco bằng
phương pháp giá trị tài sản thuần:

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán rút gọn 31/12/2020 của công ty

Đơn vị: Tỷ đồng


TỔNG TÀI SẢN 27.37 TỔNG NGUỒN VỐN
27.374
4
Tài sản ngắn hạn 19513 Nợ phải trả 6160
Tiền và các khoản tương đương tiền 2726 Nợ ngắn hạn 5173
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 14547 Nợ dài hạn 987
Các khoản phải thu ngắn hạn 591 Vốn chủ sở hữu 21214
Hàng tồn kho 1447 Vốn và các quỹ 21214
Tài sản ngắn hạn khác 202
Tài sản dài hạn 7861
Các khoản phải thu dài hạn 12
TSCĐ:
 - TSCĐ vô hình
4875
- TSCĐ thuê tài chính
- TSCĐ vô hình
Bất động sản đầu tư 65
Tài sản dở dang dài hạn 28
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2351
TSCĐ cho thuê 530

12
Các giả định về tài sản của công ty Sabeco theo giá trị trường tại quý IV năm
2020, có những thay đổi sau:
1. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1000 (tỷ đồng) do công ty
Sabeco giảm các khoản mục đầu tư vào năm 2020, bao gồm các khoản như: chứng khoán
kinh doanh, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh…

2. Các khoản phải thu ngắn hạn không có khả năng thu hồi lại là 15 (tỷ đồng),
bao gồm: phần trả trước cho người bán ngắn hạn, phần thu về do vay ngắn hạn, phải thu
ngắn hạn khác...

3. Phần chi phí trả trước ngắn hạn tăng 40 (tỷ đồng) (thuộc TSNH khác).

4. Các khoản phải thu dài hạn không có khả năng thu hồi lại là 80(tỷ đồng),
bao gồm: phải thu về cho vay dài hạn và các khoản thu dài hạn khác.

5. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường giảm 0,5 (tỷ đồng).

6. Đầu tư BĐS năm 2020 tăng: 5 (tỷ đồng) do thị trường bất động sản liên tục
tăng từ khoảng năm 2019.

7. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 10 (tỷ đồng).

8. Đầu tư tài chính dài hạn giảm 200 (tỷ đồng), do giảm các khoản đầu tư vào
công ty con; công ty liên doanh, liên kết…

9. Doanh nghiệp còn phải trả tiền thuê tài sản cố định trong 10 năm mỗi năm 1
(tỷ đồng), muốn thuê một tài sản cố định với những điều kiện tương tự như vậy tại thời
điểm hiện hành thường phải trả 1,5 (tỷ đồng) mỗi năm.
10. Theo hợp đồng cho thuê tài sản của công ty, người đi thuê còn phải trả dần
trong 20 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều là 1,8 tỷ đồng.
(Tỷ suất lợi nhuận vốn trung bình trên thị trường 12%)

13
 Định giá doanh nghiệp Sabeco

Bảng 2 : Xác định lợi thế của quyền thuê tài sản của công ty Sabeco

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Giá thuê hiện hành 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
trên thị trường
Giá thuê theo hợp 1 1 1 1 1 1 1 1 1
đồng
Khoản tiền tiết 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
kiệm được
1−(1+12 %)−10
=5 ,6502
f( 1,2;10) = 12 %

=> Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản là: 0,5* 5,6502 = 2,8251

Giá trị của số tài sản cho thuê theo hợp đồng: Được tính bằng hiện tại của dòng
tiền nhận được hàng năm. Áp dụng công thức như trên, tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại
với n = 20 năm, tỷ lệ hiện tại hóa là 12%, ta có:

f( 12%, 20) = 7,4694

Giá trị cho thuê dài hạn là: 1,8 . 7,4694= 13,44492 tỷ đồng

Ta có: V0 = VT - VN

Trong đó:
V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
VT: Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh.
VN: Giá trị các khoản nợ.
Áp dụng công thức:

=> Tổng giá trị tài sản mà Sabeco đang sử dụng vào SXKD là:

14
VT = 27374-1000-15+40-80-0,5+5+10-200+2,8251+(13,44492-530)=25619,77002

=> Tổng tài sản thuần của công ty : 25619,77002-6160=19459,77002 tỷ đồng.

2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp Sabeco:
2.3.1. Thành tựu trong quá trình định giá doanh nghiệp:
SABECO đứng trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017, 5 lần liên tiếp
đạt giải thương hiệu quốc gia (lĩnh vực thực phẩm - đồ uống giai đoạn 2008-2013

Ðược vinh dự là một trong 30 thương hiệu đầu tiên tham gia vào chương trình
Thương hiệu quốc gia, SABECO đã và đang trên đường chinh phục những tầm cao mới ở
tương lai khi đang quyết tâm phấn đấu trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống có trình
độ sản xuất và sức cạnh tranh cao, đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt
Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 7-4-2008, SABECO đã chính thức chuyển sang cơ chế Tổng công ty cổ phần,
tập trung phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, trong đó ngành bia -
cồn - rượu - nước giải khát là chủ yếu và phấn đấu cung cấp hơn 50% sản lượng bia cho
thị trường nội địa, quyết tâm phát triển SABECO thành một tập đoàn công nghiệp đồ
uống và thực phẩm có trình độ sản xuất và sức cạnh tranh cao, đứng hàng đầu trong việc
cung cấp các sản phẩm về bia tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Chứng minh được giá trị doanh nghiệp Sabeco là một lượng tài sản có thật, cụ thể
cấu thành giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể
có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhấn được khi
sở hữu doanh nghiệp.

Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá trị thị trường của số tài sản
có thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản thu nhập tối
thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng là mức giá thấp nhất, là cơ sở đầu tiên để
các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về giá bán của doanh
nghiệp.
2.3.2. Hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp:
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình định giá doanh nghiệp nhưng quá
trình này vẫn tồn tại một số hạn chế:
Theo phương pháp giá tài sản thuần thì doanh nghiệp Sài Gòn Sabeco như một tập
hợp các loại tài sản với nhau, việc bán doanh nghiệp giống như việc bán các tài sản riêng
lẻ. Phương pháp vận dụng giống kỹ thuật định giá tài sản thông thường: chi phí thay thế,
so sánh thị trường. Giá trị của Sabeco chỉ được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài
15
sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Giá trị doanh nghiệp sẽ được cố định
ở giá trị tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không được coi là một thực thể, một
tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Vì vậy mà nó
không phù hợp với 1 tầm nhìn chiến lược của công ty bởi động cơ của người mua lại
doanh nghiệp là nhằm mục đích có thể sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai chứ
không phải để bán lại các tài sản hiện thời.
Phương pháp giá trị tài sản thuần cũng không cung cấp và xây dựng được những
cơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh
nghiệp. Đồng thời đó cũng là lý do mà khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể
giải thích vì sao cùng 1 giá trị tài sản thuần như nhau nhưng doanh nghiệp này lại có giá
bán cao hơn doanh nghiệp kia ngay cả khi không hề có yếu tố cạnh tranh tác động.
Phương pháp giá trị tài sản thuần này đã bỏ qua phần lớn đã bỏ qua các yếu tố phi
vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị
doanh nghiệp như: trình độ quản lý, tay nghề công nhân, uy tín, thị phần doanh nghiệp…,
đó có thể là doanh nghiệp có khối lượng tài sản không đáng kể nhưng lại chiếm tỷ lệ sinh
lợi cao. Với Sabeco là 1 công ty lâu đời và nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất rượu bia
không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn có 1 chỗ đứng nhất định trên thị trường xuất
khẩu quốc tế. Điều làm nên giá trị và vị thế của Sabeco phải kể đến trình độ quản lý, lãnh
đạo có kinh nghiệm và luôn đón đầu xu thế, đưa ra những chiến lược phát triển cho công
ty đúng với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường cùng đội ngũ nhân viên tận tuỵ, có
tâm, có tay nghề cao. Tất cả những điều này khiến Sabeco chiếm thị phần lớn trong tiêu
thụ cũng như chiếm tỷ lệ sinh lợi cao.
Bên cạnh đó, chưa kể việc xác định giá trị tài sản thuần của Sabeco rất khó khăn
khi công ty có nhiều chi nhánh, nhà máy sản xuất trên cả nước cùng số lượng sản phẩm
nhiều, đa dạng với hơn 10 dòng sản phẩm khác nhau phân phối trên thị trường Việt Nam
và xuất khẩu sang 38 quốc gia khác. Mỗi chi nhánh, mỗi sản phẩm lại có 1 số lượng lớn
tài sản đặc biệt đã qua sử dụng thậm chí không còn hoạt động. Khi đó, đòi hỏi phải tổng
kiểm kê đánh giá lại 1 cách chi tiết mọi tài sản nên sẽ kéo theo những khoản chi phí đánh
giá rất tốn kém. Thời gian cần thiết cho 1 cuộc đánh giá sẽ dựa vào các thông số kỹ thuật
của tài sản mà các chuyên gia đánh giá đưa ra đồng thời thời gian đánh giá có thể sẽ kéo
dài. Như vậy, sai số khi tham gia đánh giá có thể sẽ cao.

16
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP XÁC ĐỊNH THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN.

3.1. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá:
Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị sổ sách, giá trị thị trường...thông qua
tài sản hay các khoản thu nhập và tùy thuộc vào chủ thể quan tâm đến giá trị doanh
nghiệp là ai. Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp mà không phải ai cũng có thể
làm được, cần có chuyên môn và qua đào tạo , kinh nghiệm do phụ thuộc vào nhiều yếu
tố , hoàn cảnh khác nhau. Hơn nữa cần phải có một góc nhìn khách quan nhất khi định giá
tránh vì lợi ích cá nhân mà cố tình làm giảm giá trị hay tăng giá trị thực của tài sản cần
định giá nên việc thành lập cơ quan độc lập chuyên định giá tài sản là vô cùng cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp, ngân hàng nếu có thể nên thành lập một cơ quan độc lập chuyên thực
hiện công tác định giá tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Trường hợp Việt
Nam chưa quy định tiêu chuẩn thẩm định giá có thể vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định
giá quốc tế hoặc khu vực nếu được Bộ Tài chính thừa nhận. Nhằm giảm được các khoản
chi phí do thuê các doanh nghiệp thẩm định để định giá doanh nghiệp của mình hay
những công việc cần sự chính xác liên quan giá trị tài sản, tranh chấp, thế chấp hay đất đai
đều cần đến công tác định giá để tránh những rủi ro do tính thanh khoản thấp hay giá cả
do nhà nước và doanh nghiệp tư nhân định giá khác nhau.

3.2. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường:


Để định giá bất kể thứ gì, từ một doanh nghiệp đến tài sản thế chấp, tranh chấp ta
đều cần có thông tin liên quan đến tài sản cần định giá. Với một hệ thống thông tin giá cả
thị trường ta có thể tiết kiệm được thời gian cũng như công sức bỏ ra để định giá một
doanh nghiệp, một tài sản, một mảnh đất. Xong để xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị
trường là không hề đơn giản vì thông tin luôn có sự biến động theo thời gian, hoàn cảnh
bởi nhiều yếu tố khác nhau như con người, môi trường, chính trị văn hóa...Để có thể xây
dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường các địa phương phải chủ động tổ chức thu thập
dữ liệu, liên kết với nhau qua sự quản lý của nhà nước để phục vụ mục đích, nhu cầu sử
dụng của người dân, doanh nghiệp, nhà nước tạo nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động
quản lý và ra quyết định của các cấp quản lý, chưa đáp ứng nhu cầu của tổ chức, người
dân. Đáng chú ý, hiện nay công tác quản lý các kết quả, sản phẩm điều tra khảo sát,
nghiên cứu còn hạn chế, nên việc khai thác sử dụng các tư liệu này rất khó khăn, theo đó
nhu cầu đổi mới công tác định giá và quản lý là nội dung, yếu tố quan trọng cần được
nghiên cứu xem xét, điều chỉnh. Tuy nhiên nếu có thể xây dựng được hệ thống thông tin
giá cả thị trường thì không quá để nói rằng nhà nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam đã
đạt được một bước tiến quan trọng trong việc quản lý cũng như xây dựng hệ thống thông
tin hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu của người dân cũng như của nhà nước và doanh nghiệp .

17
Theo phương pháp giá trị tài sản thuần giá trị doanh nghiệp được xác định giá thị
trường của toàn bộ tài sản hiện có phục vụ SXKD của doanh nghiệp vì vậy hệ thống
thông tin giá cả thị trường là rất quan trọng trong việc định giá doanh nghiệp bằng
phương pháp giá trị tài sản thuần.

3.3. Kết hợp với các phương pháp khác để định giá doanh nghiệp:
Thực hiện công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp còn có tác động lớn đối
với xã hội. Người lao động vừa có thể nâng cao năng lực chuyên môn mà tiếp cận và hiểu
biết sâu hơn về pháp luật. Đó còn là cách để xã hội đẩy mạng sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp, tổ chức, tạo ra môi trường thông tin liên kết giữa các nhóm và thành viên trong xã
hội, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn nữa cũng như tang lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.Để tháo gỡ những vướng mắc khi điều chỉnh giá trị tải sản
theo giá thị trường, cần có sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó:
- Về phía Nhà nước: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan xác định
giá trị tài sản, giá trị DN. Các quy định, hướng dẫn đưa ra phải thực sự chi tiết, cụ thể và
rõ ràng hơn.
Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với những trường hợp sai phạm làm thất
thoát vốn NSNN. Nhà nước nên quy định bắt buộc DN CPH cần công khai một số chỉ tiêu
tài sản, tài chính cơ bản và phương án sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các công ty
định giá có cơ sở thông tin, dữ liệu đầy đủ, góp phần làm cho kết quả có độ chính xác cao
hơn.
- Về phía DNNN thực hiện CPH: Cần thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước
trong việc hạch toán kế toán, kiểm kê đánh giá lại tài sản và đối chiếu xác nhận công nợ,
góp phần tạo điều kiện cho việc xác định giá trị DN nhanh chóng, chính xác; Công khai
một số chỉ tiêu cơ bản theo quy định của Nhà nước.
- Về phía công ty định giá: Cần có tính nguyên tắc khi vận dụng các văn bản liên
quan đến định giá DN nói chung và sử dụng phương pháp tài sản nói riêng theo đúng quy
định của pháp luật; Nắm bắt kỹ tình hình, thực trạng của DN thông qua các chỉ tiêu cụ thể
đã được DN cung cấp; Thường xuyên bồi dưỡng, trau đồi, nâng cao trình độ về định giá
DN cho cán bộ định giá của công ty.
Trong thực tiễn áp dụng phương pháp giá trị tài sản thuần bộc lộ nhiều hạn chế
như việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn thường phức tạp và
không chính xác, tốn kém chi phí...., chưa phản ánh các yếu tố phi vật chất của doanh
nghiệp như trình độ quản lý, điều hành…,vì vậy khi tiến hành định giá doanh nghiệp nên
kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác để tăng tính hiệu quả của việc định
giá.
3.4 Đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty:
Thường xuyên có các khóa đào tạo ngắn cho nhân viên định giá tài sản để cập nhật
những tình hình, biến đổi của thị trường để kịp thời đáp ứng cho công việc.
18
Ngoài ra việc định giá đòi hỏi tính trung thực của nhân viên rất cao, tránh việc
nhận hối lộ để định giá công ty cao hơn, nhằm thu hút các nhà đầu tư chứng khoán vào
công ty để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, việc này có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và
cũng có thể làm xáo trộn thị trường chứng khoán.
Tập trung vào đào tạo và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chính là cách mà các
doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc cho mình, đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên có
thể theo sát và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi và tiến hóa không ngừng của thời
đại khoa học công nghệ hiện đại.
Sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp cho các doanh nghiệp từng bước thực hiện
và hoàn thành mục tiêu then chốt trong hoạt động kinh doanh và sẵn sàng đối mặt với
những thách thức mới mà thị trường đặt ra cho họ. Nếu như doanh nghiệp muốn tồn tại
thì chắc chắn phải đáp ứng được những yêu cầu của sự cạnh tranh.
Ngoài ra, công tác đào tạo nhân viên chính là cách để nhà quản lý xây dựng văn
hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Tạo ra những mối quan hệ gắn kết tốt đẹp giữa đội
ngũ quản lý và nhân viên, giữa các đồng nghiệp với nhau từ một tập thể đồng đều về năng
lực, hỗ trợ và tương tác hiệu quả với nhau trong công việc chung.
Công tác đào tạo nhân viên đem lại rất nhiều lợi ích cá nhân. Nhân viên sẽ không
trở nên lạc hậu do kịp thời được bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, văn hóa để
đáp ứng được nhu cầu đặt ra của thời đại công nghệ 4.0. Hoạt động đào tạo còn giúp cho
nhân viên cảm thấy tự tin hơn trong công việc và tạo ra năng suất làm việc cao hơn khi có
động lực và cảm hứng làm việc mỗi ngày.
Đồng thời, thực hiệu đào tạo hiệu quả sẽ giúp cá nhân hạn chế được cách thức
giám sát trong công việc từ đội ngũ quản lý. Mỗi cá nhân có thể làm việc với tinh thần
chủ động, tự quyết định và thực hiện công việc một cách hiệu quả mà không có sự theo
dõi và chỉ bảo nhà quản lý.
Thực hiện công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp còn có tác động lớn đối
với xã hội. Người lao động vừa có thể nâng cao năng lực chuyên môn mà tiếp cận và hiểu
biết sâu hơn về pháp luật. Đó còn là cách để xã hội đẩy mạng sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp, tổ chức, tạo ra môi trường thông tin liên kết giữa các nhóm và thành viên trong xã
hội, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn nữa cũng như tang lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.

19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN THẢO LUẬN

ST Tên thành viên Đánh giá


T
64 Lê Thanh Hoàng Long
65 Lưu Tuấn Long
66 Nguyễn Đức Long
67 Vũ Đình Long
68 Vũ Hải Long
69 Đinh Thị Phương Ly
70 Đỗ Thị Hương Ly
71 Trần Hương Mai
72 Dương Đình Minh

20

You might also like