You are on page 1of 4

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng apatit Lào Cai loại II thành các chế
phẩm hóa chất theo phương pháp hóa học thân thiện với môi trường.
Mã số đề tài: VAST.NĐP.12/13-14
2. Chủ nhiệm: KS. Trịnh Xuân Hiệp
3. Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
4. Thuộc Chương trình: Hợp tác KHCN với địa phương
5. Thời gian thực hiện: từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 06 năm 2017
6. Kinh phí: 1,200,000,000.00 VNĐ
7. Mục tiêu đề tài: Xây dựng một quá trình hòa tách và kết tủa thu hồi các khoáng chất
có mặt trong quặng apatit Lào Cai loại II bằng axit HCl và quá trình thu hồi tái chế axit
HCl tuần hoàn lại quá trình hòa tách.
8. Các kết quả chính của đề tài:
- Về khoa học:
Kết quả về độ sạch của DCP cho thấy sản phẩm chất lượng tốt nhất với năng suất tối đa
có thể đạt được khi các thông số phản ứng giữ được ở các giá trị tối ưu. Các giá trị tối ưu này
là axít clohydric 10%, thời gian phản ứng 1½ giờ và nhiệt độ 30 oC, kết tủa tạp chất ở pH 2.3-
2.4 và kết tủa DCP ở pH 5.5-5.6. Nếu bất kỳ thông số trên thay đổi chất lượng, năng suất hoặc
cả hai sẽ bị ảnh hưởng.
Nồng độ CaSO4 dư trong dung dịch HCI tái sinh được tìm thấy cao hơn nồng độ cân
bằng kỳ vọng do điều kiện mức quá bão hòa cao. Để giảm thiểu phần hòa tan của CaSO 4, cần
phải để lại một lượng CaCl2 không phản ứng để giảm khả năng hòa tan của CaSO4, khi tái chế
axit HCl. Kết quả cũng chỉ ra rằng nồng độ HCl tái chế từ quá trình này có thể cao (4 M) khi
dùng 8 M H2SO4 phản ứng với 3,5 M CaCl2 ở 40oC.
- Về ứng dụng:
Đề tài đã tạo ra một mô-đun phản ứng mẻ với công suất 100 kg/mẻ cho quy trình hóa
học ướt, theo quá trình quặng apatit Lào Cai loại II được hòa tách với dung dịch axit HCl.
Dung dịch HCl được tái sử dụng bằng axít sulfuric. Quá trình này được thiết kế để sản xuất
DCP dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và làm phân bón.
9. Những đóng góp mới của đề tài: Quá trình công nghệ chế biến quặng photphat thấp
cấp thành chế phẩm giàu photphat (DCP) được áp dụng trong công nghiệp photphat còn
là rất mới và đã được áp dụng vào thực tế ở một số nước trên Thế giới.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có đơn vị nào nghiên cứu và ứng dụng quá trình công nghệ
này. Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên trong nước về một quá trình công nghệ chế biến
quặng apatit Lào Cai loại II thành DCP làm thức ăn gia súc, làm nguồn photphat sạch
cho sản xuất phân bón. Công nghệ này có thể làm giảm chi phí sản xuất và năng lượng
trên dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Nó không đòi hỏi phải tuyển nâng cấp quặng, làm
giảm chi phí chế biến và giảm tiêu hao nước. Axit HCl từ công nghiệp clo-kiềm là một
đầu vào hoàn hảo cho quá trình này. nếu không có sẵn, HCl có thể được tái sinh bằng
cách sử dụng axit sulfuric, tạo ra một thạch cao tinh thích hợp cho việc xây dựng.
10. Sản phẩm cụ thể giao nộp:
 500 kg thạch cao tổng hợp sạch; 450 kg DCP.
 Các bài báo trong nước: 02;
 Sáng chế, giải pháp hữu ích: 01;
 Sơ đồ Qui trình công nghệ chế biến quặng apatit Lào Cai loại II;
 Báo cáo tổng kết đề tài;
Chủ nhiệm đề tài cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin trên.

Xác nhận của Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài


SUMMARY OF A COMPLETED VAST'S PROJECT
1. Project title: To study the technology of production of environmentally friendly chemical
products from Lao Cai second grade apatite. Project's code: VAST.NĐP.12/13-14
2. Project leader's name: Trinh Xuan Hiep
3. Research hosting institution: Institute of Materials Science - Vietnam Academy of
Science and Technology
4. Scientific field (Program): Scientific and technological cooperation between Vietnam
Academy of Science and Technology and Lao Cai People's Committee
5. Project duration: from September 2013 to June 2017
6. Project's budget: 1,200,000,000.00 VNĐ
7. Goals and objectives of the project: Create a technological process treating of Lao Cai
second grade apatite into phosphate-rich products with diluted inorganic acid solution.
8. Main results:
- Theoretical results:
The results of purity of DCP and impurities present in it showed that best quality
product with maximum yield can be achieved when different parameters are controlled at
optimum values. These optimum values were hydrochloric acid 10%, reaction time 1½
hrs. and temperature 30 oC, pH 2.3-2.4 during precipitation of impurities and 5.5-5.6 for
the final synthesis of dicalcium phosphate. If any of the above parameters changed the
quality, yield or both will be affected.
The concentration of residual CaSO4 in the regenerated HCI solution was found to be
higher than the expected equilibrium concentration due to high supersaturation
conditions. In order to minimize the soluble fraction of CaSO 4, it was decided to leave a
certain amount of unreacted CaCl2 to suppress the solubility of CaSO 4, hence, the
potential of scale formation upon recycling of the regenerated acid. It was also shown that
the HCI regenerated from this process can have a high strength (4 M) when 8 M of H 2SO4
was reacted with 3.5 M of CaCl2 at 40oC.
- Applied results:
The project, has manufactured a batch modular with the capacity of 100kg/batch for
wet chemical process by which process Lao Cai second grade apatite ores are digested
with HCl. HCl is internally recycled by sulfuric acid. The process is designed to produce
DCP, as animal feed, as fertilizer.
9. Novelty and actuality and scientific meaningfulness of the results:
The technological process treating of low grade phosphate ore into high-phosphate (DCP)
phosphate-based products is still very new and has been applied in practice in some countries
around the world. Up to now, there were no researches and applications of such a device in
Vietnam for this technological process. This wet chemical process allows direct processing of
Lao Cai second grade apatite ores to DCP. This technology can be reduces production and
energy costs on the complete phosphate production chain. It doesn’t require beneficiation,
increasing resources while reducing rejects and water consumption. Hydrochloric acid from
potassium sulfate furnaces or chlor-alkali industry is a perfect input for the process. If not
available, HCl can be regenerated by using sulfuric acid, yielding a gypsum so pure that it is
suitable for construction.
10. Products of the project:
 450 kg of DCP; 500 kg of synthetic gypsum
 Papers in domestic journals: 02;
 Patent: 01;
 A flowsheet of process treating of Lao Cai second grade apatite;
 Final report.
The project's leader confirms hereby the veracity of all the details and information
given above.

Hanoi, 27/ 12 /2017.

Research hosting institution Project’s leader


(signature, stamp) (signature)

Eng. Trinh Xuan Hiep

You might also like