You are on page 1of 13

Chủ đề 1: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA 2 CUỘC CTTG

Chủ điểm:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA 2 CUỘC CTTG (1918-1939)
I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU 2 CUỘC CTTG THỨ
NHẤT
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (giảm tải)
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA
a. Nguyên nhân
- Hậu quả của CTTG I và chính sách bóc lột của các nước đế quốc  mâu
thuẫn xã hội gay gắt.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười ở Nga và cao trào cách mạng thế
giới.
- Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, nhất là tình hình phân hóa xã hội
(sự trưởng thành và lớn mạnh của giai cấp vô sản và tư sản dân tộc).
- Sự ra đời của các Đảng Cộng sản và Quốc tế Cộng sản.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân các nước…
b. Những nét tiêu biểu
- Sau CTTG I, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở khắp các
nước ĐNA và đã có những bước tiến rõ rệt với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và
sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
- Giai cấp tư sản dân tộc:
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và dạy
tiếng mẹ đẻ trong nhà trường…
+ Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở một số nước như In-đô-nê-
xi-a, Miến Điện, Mã Lai…
- Giai cấp vô sản:
+ Bắt đầu trưởng thành với sự ra đời của một số đảng cộng sản như ở In-đô-
nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Phi-lip-pin (1930).
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi dậy của công nông đã nổ ra (In-đô-
nê-xi-a 1926 – 1927, VN 1930 – 1931).
c. Đặc điểm của phong trào cách mạng ở ĐNA
- Qui mô: diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở các nước ĐNA.
- Mục đích: đòi các quyền dân tộc, dân chủ…
- Lực lượng tham gia: đông đảo các giai tầng trong xã hội.
- Lãnh đạo: giai cấp tư sản, vô sản với các chính đảng của mình.
- Hình thức đấu tranh: phong phú như biểu tình, bãi công, tẩy chay hàng
hóa, vũ trang…
- Kết quả: chưa thắng lợi.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của nhân dân các nước.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho giai đoạn đấu tranh sau.
III. PHONG TRÀO ĐấU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở LÀO
VÀ CAM-PU-CHIA
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách tăng cường khai thác thuộc
địa và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề của thực dân Pháp đã bùng nổ phong trào
đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
- Ở Lào, cuộc KN của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ năm 1901 kéo dài
hơn 30 năm. Cuộc KN của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo từ năm 1918 –
1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc VN.
- Ở Cam-pu-chia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở
nhiều tỉnh, tiêu biểu nhất là ở tỉnh Công-pông Chơ-năng, thực dân Pháp đàn áp
đẩm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết.
- Năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở ra thời kì mới
của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiên
đã được gây dựng ở Lào và Cam-pu-chia.
- Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trân Dân chủ Đông Dương
diễn ra sôi nổi ở VN đã cổ vũ cuộc vận động dân chủ ở Lào và CPC.

Chủ đề 2: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)


I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)
a. Hành động của các nước phát xít
- Trong những năm 30, các nước PX Đức, Ý, Nhật đã liên minh với nhau
hình thành phe Trục, tăng cường hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược trên thế
giới.
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha
(1936 - 1939)
+ Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức”
ở châu Âu...
b. Thái độ các nước lớn:
- Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, liên kết với Anh, Pháp chống phát
xít. Đứng về phía các nước bị PX xâm lược.
- Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô , thực hiện chính sách nhượng
bộ, hòng đẩy cuộc CT về phía LX.
- Mĩ: với Đạo luật trung lập (8/1935), thi hành chính sách ko can thiệp các sự kiện
xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.
a/ Hội nghị Muy-ních
- Hoàn cảnh :
+ 3/1938, Đức thôn tính Áo. Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp
Khắc.
+ Liên Xô giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.
+ Anh - Pháp thỏa hiệp, yêu cầu Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm 4 nước Anh, Pháp, Đức
Italia.
- Nội dung: + Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức.
+ Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
- Tính chất:
+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít
của Mĩ - Anh - Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và
Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b/ Sau hội nghị Muy-ních
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)Tiếp đó, Đức gây
hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược
nhau”
Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu
trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng
9/1939 đến tháng 9/1940)
Thời gian Chiến sự Kết quả
Từ 01/9/1939 đến Đức tấn công Ba Ba Lan bị Đức thôn tính.
ngày 29/9/1939 Lan
Từ tháng 9/1939 đến “Chiến tranh kỳ Tạo điều kiện để phát xít
tháng 4/1940 quặc” Đức phát triển mạnh lực lượng
Từ tháng 4/1940 đến Đức tấn công Bắc Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà
tháng 9/1940 Âu và Tây Âu Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn
tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế
hoạch tấn công nước Anh không
thực hiện được
Từ tháng 10/1940 Đức tấn công Đông Ru-ma-ni, Hung-ga-ri,
đến tháng 6/1941 và Nam Âu Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị
thôn tính.
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai và tính chất của chiến tranh
trong giai đoạn đầu?
Nguyên nhân sâu xa: tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và
chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm
những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở
một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và phát xít
Italia.
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu là một cuộc
chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa..nhưng càng về sau thì tính chất của cuộc
chiến đã thay đổi…
III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI ( 6/1941 11/1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi
* Mặt trận Xô - Đức:
- Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định.
Thời gian đầu nhờ có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức tiến
sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức
ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”.
- Cuối 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm
Xtalingrat, song không thể chiếm được thành phố này.
* Mặt trận Bắc Phi
- Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.
- Tháng 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men
(Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
- Từ tháng 12/1941 - tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm
được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
- Nguyên nhân:
+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc
gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân
các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng
Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
- Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra
tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng
minh chống phát xít được thành lập.
- Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát
xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến
tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (11/1942 8/1945)
1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)
* Ở Mặt trận Xô-Đức:
- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và
bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrát.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải
chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển
sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
- Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung
Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.
- Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản
công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi.Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích
quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan
(1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
a. Phát xít Đức bị tiêu diệt
- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng
quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Italia gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn
về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Năm 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tận
công quân Đức ở Mặt trận phía tây từ tháng 2/1945.
- Ngày 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu
quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.
- Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở
châu Âu.
b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
- Từ năm 1944, Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Philíppin,
các đảo ở Thái Bình Dương.
- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày
6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và
Nagasaki giết hại hàng vạn người.
- Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông
gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc.
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống
chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai
trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại:
+ hơn 70 quốc gia, 1.7 tỉ người bị lôi vào vòng chiến.
+ 60 triệu người chết
+ 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
- Cục diện thế giới thay đổi:
+ Sự ra đời của hệ thống CNXH ở Đông ÂU, Châu Á sau CTTG.
+ Sự thay đổi về thế và lực của CNTB (A,P,Đ,M…)
+ Sự phát triển của các phong trào gpdt  các quốc gia mới ra đời ở Á, Phi.

Chủ đề 3: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX


I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN
SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858.
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX( trước khi thực dân Pháp xâm
lược)
Là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền. Chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng
hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực:
- Chính trị: các vua Nguyễn ra sức khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế, tập
trung quyền lực.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút.
+ Công thương nghiệp: đình đốn, năm độc quyền, “bế quan tỏa cảng”.
- Quân sự: lạc hậu, yếu kém.
- Đối ngoại: Chính sách cấm đạo và giết đạo làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
- Xã hội: mâu thuẫn sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam (giảm tải)
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Thái độ của triều đình:
Cử Nguyễn Tri Phương vào mặt trận ĐN làm tổng đốc. Lập phòng tuyến, ngăn
cản bước tiến địch.
- Thái độ của nhân dân:
+ Quân dân ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó
khăn.
 Quân P – TBN bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
- Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh
nhanh, thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH
MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
- Không chiếm được Đà Nẵng, P đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến
lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, có thể dùng làm căn cứ để
mở rộng xâm lược Cam-pu-chia…
- Ngày 17/2/1859, P đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
+ Trái lại, các đội dân binh vẫn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó
khăn buộc chúng phải chùn bước.
+ Từ đây P chuyển hẳn sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chiếm VN từng bước.
- Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp:
+ Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân P ở VN bị điều động sang chiến
trường TQ, chỉ để lại lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
+ Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào GĐ nhưng chỉ chú tâm xây dựng đại đồn
Chí Hòa, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi nhanh
chóng.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 – 6 – 1862
- Ngày 23/2 /1861, P tấn công và chiếm đại đồn Chí Hòa.
- Thừa thắng chúng đánh chiếm thêm 3 tỉnh là Định Tường (12 /4 /1861), Biên
Hòa (18/ 12/1861), Vĩnh Long (23/3 /1862).
- Tuy vậy, thực dân P không sao kiểm soát được các vùng đã chiếm đóng. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh, đặc biệt khởi nghĩa Trương Định, Trần
Thiện Chính, Lê Huy, Nguyễn Trung Trực…giành được nhiều thắng lợi, gây cho P nhiều
khó khăn.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với P Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), nhượng
hẳn cho P 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC
1862
1. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
- Triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa với Pháp, ngăn cản cuộc kháng
chiến của nhân dân.
- Nhân dân ta vẫn quyết tâm kháng chiến tới cùng:
+ Các sĩ phu bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến
đầu hàng.
+ Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
+ Khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành thắng lợi và gây cho Pháp nhiều thiệt
hại.
- Sau Hiệp ước 1862, triều đình lệnh cho Trương Định bãi binh và điều ông nhậm
chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên à Ông chống lệnh và phất cao lá cờ “Bình Tây
Đại nguyên soái”.
- Ngày 28/2/1863, Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa, nghĩa quân chiến đấu suốt 3
ngày đêm rồi rút về Tân Phước.
- Ngày 20/8/1864, Pháp bất ngờ tấn công căn cứ Tân Phước à nghĩa quân chống
trả quyết liệt, Trương Định trúng đạn và rút gươm tự sát.
2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
- Việc lấy 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nằm trong kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”
của Pháp. Kế hoạch này được chúng tiến hành như sau: chiếm Cam-pu-chia, cô lập 3 tỉnh
miền Tây, ép triều đình Huế nhường quyền cai quản và cuối cùng tấn công bằng vũ lực.
- Ngày 20/6/1867, quân P dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp
thành.
- Từ ngày 20 à 24/6/1867, quân P chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn
3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp
- Tình thế khó khăn mới của cuộc kháng chiến: cả 6 tỉnh nam Kì đã bị giặc chiếm,
tương quan lực lượng chênh lệch, tinh thần kháng chiến của quan quân triều đình đã giảm
sút.
- Tuy vậy, tinh thần kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Tây vẫn dâng cao, thể
hiện bằng nhiều hình thức:
+ Một số văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm cách vượt ra vùng
Bình Thuận nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Một số khác bám đất, bám dân, tiến hành vũ trang chống Pháp:
 Trương Quyền (con Trương Định) đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ mới,
liên lạc với Pu–côm-pô để tổ chức chống Pháp.
 Năm 1867, có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do Phan Tôn, Phan Liên (con Phan
Thanh Giản) lãnh đạo.
 Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá).
Nguyễn Hữu Huân chống Pháp ở Tân An (Long An), Mĩ Tho (Tiền Giang).
Chủ điểm
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN
DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến
lan rộng ra Bắc Kì
1. Tình hình VN trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (Giảm tải)
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và phong trào
kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Việc đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ nước VN là chủ trương lâu dài của thực dân
P, nhưng do thực lực chưa đủ mạnh nên P phải tiến hành từng bước một.
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì. Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc đánh
chiếm Bắc Kì.
- Pháp dựng lên vụ Giăng Đuy-puy ở Hà Nội (cho Đuy-puy gây rối trên sông
Hồng). Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, năm 1873 Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội
(20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ ngày 23/11 12/12/1873).
* Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối
cùng tại cửa ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hi sinh.
- Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.
- Trong trận Cầu Giấy (21/12/1873), tướng giặc là Gác-ni-ê tử trận. Thực dân
Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế.
- Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí kết, quân P rút khỏi Bắc Kì nhưng triều
đình đã dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì
và Trung Kì trong những năm 1882 – 1884
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)
và cuộc kháng chiến nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì
* Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai
- Bối cảnh lịch sử trước khi thực dân Pháp đánh ra Bắc Kì lần hai:
+ Trong khoảng 10 năm sau Hiệp ước Giáp Tuất, chủ quyền của dân tộc bị vi
phạm nghiêm trọng, đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc.
+ Nền kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển, giới cầm quyền P thống nhất
với nhau trong đường lối mở rộng xâm lược thuộc địa.
+ Năm 1882, P quyết định đánh ra Bắc Kì lần thứ hai.
- Quân P đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883):
+ Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, quân P kéo ra
Bắc.
+ Ngày 3/4/1882, chúng bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
+ Ngày 25/4/1882, P nổ súng chiếm thành HN.
+ Tháng 3/1883, P chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định…
* Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Tại HN, quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng bảo
vệ thành. Khi mất thành, ông đã tuẫn tiết theo thành.
- Quân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội như Sơn Tây, Bắc Ninh… tích cực chuẩn
bị chống giặc.
- Tại các tỉnh đồng bằng, nhất là ở Nam Định, Thái Bình…nhiều trung tâm kháng
chiến xuất hiện.
- Sự phối hợp kháng chiến của quân dân ta đã dẫn đến chiến thắng Cầu Giấy lần
thứ hai (19/5/1883). Tướng giặc Ri-vi-e tử trận.
 Chiến thắng đem lại niềm phấn khích đồng thời thể hiện quyết tâm tiêu diệt
giặc của quân dân ta.
- Tuy nhiên chiến thắng không được phát huy vì chủ trương thương lượng, cầu hòa
của triều đình Huế.
 Pháp lợi dụng sự kiện này để đẩy mạnh cuộc chiến tranh, dùng vũ lực buộc
triều đình Huế đầu hàng.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước
1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An (đọc thêm)
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
- Ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hác-măng với P, VN bị
chia làm 3 kì, trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa được giao
cho triều đình Huế quản lí.
- Ngày 6/6/1884, P lại thay Hiệp ước Hác-măng bằng Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nội
dung không khác mấy so với Hiệp ước Hác-măng, chỉ điều chỉnh lại địa giới Trung Kì ra
hết tỉnh Thanh Hóa và vào đến Bình Thuận, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại
phong kiến.
Đánh dấu bước đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. Về cơ bản TD Pháp hoàn
thành quá trình xâm lược nước ta. Từ đây VN bị đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp, dần dần
biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chủ điểm:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự
bùng nổ của phong trào Cần vương
a. Hoàn cảnh:
- Sau hai hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân ta tiếp tục phát triển.
- Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các sĩ phu, văn thân yêu
nước dâng cao.
- Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở và nguồn cổ
vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động.
b. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự
bùng nổ của phong trào Cần vương
- Diễn biến chính:
+ Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công quân P
ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
+ Cuộc tấn công bị thất bại.
TTT đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), rồi lấy danh nghĩa
Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.
- Mục đích: kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước.
- Ý nghĩa và tác dụng: Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh
chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những
năm cuối thế kỉ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- G/đoạn 1: từ 1885-1888: do vua và Tôn Thất Thuyết chỉ huy.
- G/đoạn 2: từ 1889-1896: phong trào quy tụ thành những trung tâm lớn, tập trung
ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Tính chất: phong trào Cần vương mang tính dân tộc sâu sắc
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO
CẦN VƯƠNG (Khuyến khích HS tự học)
Chủ điểm
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
- Các chính sách: (Nội dung)
+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.
+ Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào
một số ngành khác như xi măng, điện nước…
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
+ Giao thông vận tải: Xây hệ thống giao thông vận tải-> phục vụ khai thác +quân
sự.
- Tác động:
+ Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào
Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất hơn sản xuất
được nhiều hơn phong phú hơn.
+ Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông
nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; Công nghiệp
phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
2. Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân
Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc
sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được
độc lập và ấm no.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải phòng,
Sài Gòn-Chợ Lớn…
- Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà
máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống
bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.
- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ
hãng buôn bán…bị chính quyền thực dân kìm hãm tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên
chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
 Sự chuyển biến về kinh tế là nguyên nhân dẫn đến chuyển biến về xã hội.
Như vậy, dưới ách thống trị của Pháp, tính chất của xã hội Việt Nam thời kì này
là thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản là:
mâu thuẫn giữa nông dân ><địa chủ phong kiến.
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam ><thực dân Pháp
 Sự xuất hiện các lực lượng XH mới cùng với những mâu thuẫn dân
tộc và g/cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi
nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu TK XX.
 So sánh sự khác nhau trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX theo sơ đồ sau:
Cơ cấu kinh tế

Cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX

Nông Thủ Thương Nông Công Thương Giao Ngân


nghiệp công nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp thông hàng
nghiệp vận tải

Cơ cấu xã hội

Cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX

Địa chủ Địa chủ


phong Nông phong Nông Công Tư sản Tiểu tư
kiến dân kiến dân nhân sản
Chủ điểm
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Chủ trương: dùng bạo lực, dựa vào Nhật Bản  đánh Pháp, giành độc lập.
- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá
Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên
và đánh thắng đế quốc Nga (1905)
- Xu hướng: bạo động.
- Nét chính hoạt động:
+ Năm 1904 Lập Hội duy tân, chủ trương “đánh đổ giặc Pháp, giành độc lập,
thành lập chính thể quân chủ lập hiến”.
+ Tổ chức phong trào Đông du từ năm 1905 - 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật
học đã lên tới 200 ngườiTừ tháng 9/1908, thực dân Pháp cấu kết và yêu cầu Nhật trục
xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật.
+ Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan
rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
+ Năm 1912 thành lập VN Quang phục hội, tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi
phục nước VN, thành lập nước CH Dân quốc Việt Nam”.
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
- Chủ trương: dựa vào Pháp đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại.
- Phương pháp: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách  như nâng cao
dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều
kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Hoạt động:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần
Quý Cáp, Ngô Đúc Kế  mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì:
      + Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ
công, làm vườn, lập “nông hội”…
      + Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc
ngữ , các môn học mới …
      + Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc
“Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến….
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm
1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
CỦNG CỐ
- So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX nhoa.
- So sánh 2 xu hướng cứu nước của PBC và PCT.

CÁC CON ĐỌC ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐỌC LẠI ND TRONG SGK ĐỂ VẬN DỤNG
ĐƯỢC TỐT MỌI DẠNG CÂU HỎI NHÉ. CHÚC CÁC CON GẶT HÁI ĐƯỢC NHIỀU
THÀNH CÔNG TRONG KỲ KIỂM TRA NÀY

You might also like