You are on page 1of 3

Điều chế số sóng mang I

- Mô hình chung:
Bên phát có bộ ánh xạ tổ hợp nhóm bít vào 1 số phức, số phức này được điều chế lên
hàm cơ sở là sóng cosin và sóng sin.
Bên thu tách sóng (detection) lấy ra lại số phức (đã bị méo do kênh) thông qua việc nhân
với các hàm cơ sở, sau đó quyết định theo qui tắc MAP hoặc ML.
- Kỹ thuật QPSK (Quadrature Phase Shift Keying)
Trong kỹ thuật này mỗi dạng sóng mang 2 bit, thông tin chứa trong pha nên cần 4 dạng
sóng (lêch pha nhau π/2). Dễ dàng tìm ra 2 hàm cơ sở là hàm cosin và hàm sin.
Sơ đồ thực hiện bằng việc trong 1 cặp bit thì tách bit I (bít đứng trước) điều chế sóng
cosin, bít Q (bít đứng sau) điều chế sóng sin. Bít trước được làm trễ T b để 2 phép điều chế
là đồng thời sau đó tín hiệu được cộng lại trong thời gian 2Tb tạo nên tín hiệu QPSK.
Sơ đồ giải điều chế và ước lượng BER được coi như 2 quá trình BPSK độc lập
- OQPSK.
Nhược điểm của phương pháp QPSK là có thể chuyển pha 180 0 giữa 2 ký hiệu liên tiếp.
Điều này tạo nên nhiều hài phi tuyến và mở rộng phổ truyền. Để tránh điều này OQPSK
(Offset QPSK) làm dịch dòng dữ liệu của nhánh I và nhánh Q một khoảng T b để không
tạo ra dịch pha cùng lúc của nhánh I và Q. Trên giản đồ chòm sao sẽ thấy đường di
chuyển giữa các sao chỉ là hình vuông và không có đường chéo, còn dạng sóng sẽ có sự
chuyển mức biên độ nhỏ hơn ở QPSK.
- π /4 QPSK

Kỹ thuật này dung hòa ưu nhược điểm của 2 kỹ thuật trên, tạo nên dịch pha ở mức 135 0.
Điều này được thực hiện thông qua xây dựng 2 chòm sao QPSK lêch nhau 90 0. Các ký
hiệu điều chế được tuần tự nhảy giữa 2 chòm sao, do đó kỹ thuật điều chế này đòi hỏi
phải biết trạng thái điều chế trước đó (điều chế có nhớ). Phương trình điều chế có nhớ và
dạng sóng được cho trên slice.
- MSK (Minimum Shift Keying)
MSK là kỹ thuật điều tần nhị phân đạt một số ưu điểm: khoảng cách 2 tần số nhỏ nhất,
các dạng sóng trực giao và có pha kết nối liên tục (không nhảy pha như QPSK). Để đảm
bảo pha kết nối liên tục, kỹ thuật này là kỹ thuật điều chế có nhớ. Trên giản đồ dạng sóng
có 4 dạng sóng song thực hiện truyền 1 bít nhị phân. Dang sóng sau phải có điểm đầu kết
nối với điểm cuối dạng sóng trước và quyết định cũng dựa trên kết quả tích phân có thời
gian 2Tb.
Phương pháp thực hiện kỹ thuật này cũng dựa trên 2 hàm cơ sở đặc biệt ở bên phát và thu
và kết quả tách sóng của ký hiệu trước đó.
- GMSK
Ở phương pháp này đưa thêm bộ lọc Gau vào để làm trơn dữ liệu trước khi cấp lên bộ
điều chế MSK. Điều này đảm bảo giảm độ rộng phổ của tín hiệu đồng thời vẫn chống ISI
hiệu quả. Kỹ thuật này được thực hiện trong hệ thống thông tin di động thế hệ 2 ở châu
Âu là hệ GSM (Global System for Mobile). Hệ thống thống này được du nhập bào Việt
nam thông qua các công ty MobiPhon, Vinaphon, Viettel
- Kỹ thuật DPSK (Difference Phase Shift Keying)
Khác với các kỹ thuật BPSK, BFSK, QPSK là các kỹ thuật tách đồng bộ, tức là đòi hỏi
dao động tại chỗ phải không lệch pha (đồng bộ) với sóng mang tới (đảm bảo điều này
thường phải dùng đến vòng bám pha, PLL ngoại trừ một số kỹ thuật khôi phục sóng
mang khác).
Ở DPSK cho phép không phải dùng bộ PLL (Phase Lock Loop), chấp nhận sự sai pha tùy
ý (gây bởi đường truyền) giữa dao động cục bộ và sóng tới. Phương pháp này dựa trên
giả thiết là kênh không thay đổi trong thời gian 2T b (khá hợp lý trên thực tế), điều này
dẫn đến ký hiệu trước sai pha thế nào thì ký hiệu sau cũng sai pha như thế. Khi đó thì
hiệu 2 ký hiệu liên tiếp sẽ không còn phụ thuộc đại lượng sai pha (và do vậy không cần
biết cũng như không cần điều khiển đại lương sai pha này này)
Kỹ thuật này đòi hỏi bổ sung bộ mã vi phân ở bên phát: Nếu bít thông tin là 1 thì lối ra
giống lối ra trước đó (hay dạng sóng sau giống dạng sóng trước đó). Nếu bit thông tin
bằng 0 thì lối ra đảo so với lối ra trước đó.
Dựa trên điều này bên thu chỉ việc so sánh dạng sóng nhận được và dạng sóng trước đó.
Nếu giống nhau quyết định thông tin là 1, ngược nhau quyết thông tin là 0. Để khắc phục
trường hợp lêch pha φ=π/2, bên thu dùng 2 hàm cơ sở trực giao tách song song và phối
hợp với nhau (nếu nhánh cosin cho kết quả bằng 0 khi φ=π/2, thi nhánh sin lại cho kết
quả tách tốt)
Kỹ thuật này đơn giản, rẻ tiền (vì không dùng PLL), song giá phải trả là phải có thêm bộ
nhớ ký hiệu trước ở bên thu để so sánh với ký hiệu sau và phải thiết kế bộ mã vi phân ở
bên phát
- So sánh các kỹ thuật
Kỹ thuật M-QAM, M-PSK cho độ lợi về băng tần. Ngược lại M-FSK tốn kém về băng
tần. Tuy nhiên có thể thấy sự trả giá tương ứng về năng lượng để đạt cùng tỷ lệ BER hay
độ phức tạp hệ thống. Bổ sung: MSK (Minimum Shift Keying) và GMSK (Gaussian
Minimum Shift Keying)
Đây là các kỹ thuật kiểu điều tần đặc biệt nhằm làm cho khoảng cách các tần số mang
thông tin tối thiểu (dẫn đến băng tần làm việc tối thiểu) đồng thời pha liên tục giữa các ký
hiệu (giảm bức xạ hài xung quanh).

You might also like