You are on page 1of 3

Câu 1 : Việc dùng Aminosid chế độ liều 1 lần/ngày có lợi ích gì so với chế độ

liều nhiều lần/ngày?


- Chế độ liều 1 lần/ngày giúp đạt được nồng độ thuốc cao hơn và phải tiêm
ít lần trong ngày hơn, giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện kháng thuốc, trong
khi chế độ liều nhiều lần/ngày cho nồng độ thuốc thấp và phải dùng nhiều
lần hơn.
- Chế độ liều 1 lần/ngày giúp diệt khuẩn nhanh chóng. Điều này là do
aminoglycosid là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ.
- Sử dụng chế độ liều 1 lần/ngày  sẽ làm giảm độc tính trên thận hơn so với
chế độ liều nhiều lần/ngày  còn độc tính trên tai có thể thấp hơn hoặc tương
đương
- Chế độ liều 1 lần/ngày ít sai sót về tính toán liều đồng thời giúp tiết kiệm
thời gian và hiệu quả về mặt chi phí hơn
Câu 2 : Khi nào thì không dùng aminoglycosid chế độ liều 1 lần/ngày ?
- Bệnh thận nặng (độ thanh thải creatinin [ClCr] < 30 mL/phút)
- Chạy thận
- Xơ nang
- Trên 70 tuổi
- Cổ trướng/ bệnh gan nặng
- Xơ gan
- Bỏng diện rộng (>20% tổng diện tích bề mặt cơ thể)
- Tiền sử nhiễm độc tiền đình và/hoặc thính giác
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- Trẻ < 12 tuồi (do thiếu dữ liệu nghiên cứu)
- Sốt giảm bạch cầu hạt
- Hiệp đồng tác dụng với vi khuẩn Gram dương
- Viêm nội tâm mạc ruột
Câu 3 : Cách xác định liều khởi đầu của chế độ liều 1 lần/ngày?
- Liều dùng được cố định là 7mg/kg đối với gentamicin, tobramycin và
15mg/kg đối với amikacin, dựa theo toán đồ Hartford
Câu 4 : Xác định khoảng cách đưa liều của chế độ liều 1 lần/ngày như thế
nào ?
Khoảng cách đưa liều của gentamicin, tobramycin và amikacin dựa trên CrCl:

 CrCl ≥60 mL/phút: mỗi 24 giờ


 CrCl 40-59 mL/phút: mỗi 36 giờ
 CrCl 20-39 mL/phút: mỗi 48 giờ
 CrCl <20 mL/phút: Chế độ liều cao, khoảng đưa liều kéo dài không
được khuyến cáo.
Câu 5 : Nồng độ mong muốn của Aminosid trong huyết thanh theo chế độ 1
lần/ngày là bao nhiêu ?
Nồng độ đáy mong muốn/ mục tiêu cho gentamicin và tobramycin là < 1 μg/mL
hoặc không xác định được, nhưng đối với amikacin là < 4 μg / mL hoặc không xác
định được. Nồng độ đỉnh mong muốn/ mục tiêu cho gentamicin và tobramycin là
16-20 μg/mL, còn với amikacin là 40-60 μg/mL

Câu 6 Khi phối hợp sử dụng Aminosid với các kháng sinh khác cần lưu ý gì
Trả lời: Không phối hợp các kháng sinh cùng nhóm aminoglycosid với nhau hoặc
với vancomycin gây tăng độc tính trên thận, Cần theo dõi chức năng thận khi phối
hợp các cephalosporin với kháng sinh nhóm aminoglycosid ( do cepha. cũng có
tiềm năng gây độc thận). Khi phối hợp aminosid với beta-lactam, aminosid có tính
kiềm sẽ phá vòng beta lactam, không những làm mất tác dụng của kháng sinh này
mà còn gây độc nên không được trộn lẫn hai kháng sinh này trong cùng một ống
tiêm mà phải để riêng và tiêm ở hai vị trị khác nhau.

Câu 7: Khoảng thời gian xuất hiện suy thận cấp sau khi dùng aminoglycosid
Trả lời: Thời gian xuất hiện STC: 5-7 ngày sau dùng
Câu 8: STC sau dùng aminosid thường là thể thiểu niệu hay không thiểu niệu
Trả lời: đa số là thể không thiểu niệu vì làm tổn thương, độc ống thận, không có
khả năng cô đặc nước tiểu, nhưng phải cẩn thận phân biệt với điều trị đáp ứng tốt
Câu 9 Phòng ngừa suy thận cấp do aminosid thế nào
Trả lời: Dùng thuốc 1 lần (thay vi 2-3 lần), Hạn chế dùng ở bn nguy cơ cao, Chọn
thuốc ít độc thận trong nhóm: Gentamycin > Amikacin > Tobramycin, Chọn liều
thấp có hiệu quả, Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương, CreatininHT, Ngưng
thuốc ngay khi nghi ngờ AKI do thuốc
Câu 10. Tại sao neomycin được dùng trong bệnh cảnh hôn mê não gan.
Cơ chế bệnh sinh được cho là có liên quan tới sự ứ đọng các chất độc thần kinh có
nguồn gốc từ hệ thống ruột, đặc biệt là amoniac đi qua hàng vào máu não.
Lactulose là lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh này, sao đó là kháng sinh trong
đó có neomycin hấp thu kém qua đường tiêu hóa, nó hiệu quả trong việc chông lại
vk gram âm hiếu khí và ức chế hoạt động phân giải protein sx amoniac của vi
trong đường ruột.
Câu 11. Tại sao trên slide mình thấy trình bày nhóm aminoglycosid này độc
trên thận nhưng vẫn có trường hợp như gentamicn, tobramycin lại sử dụng
cho nhiễm trùng đường tiểu?
Vẫn có thể căn nhắc giữa độc tính và lợi ích sử dụng kháng sinh aminosid với
trường hợp nhiễm trùng nặng đặc biệt vk gram đã đề kháng với những thuốc ít
độc trước đó hoặc với trường hợp vk nhạy vs kháng sinh aminosid,một phần là vì
các nhóm aminosid này được thải trừ ra thận ở dạng còn hoạt tính khá lớn ứng
dụng trong trị nhiễm trùng đường tiểu, đồng thời việc sử dụng trị liệu phải theo
dõi chặt chẽ tác dụng độc tính và nồng độ trị liệu.
Câu 12. Trong chỉ định thì mình thấy có một số kháng sinh thuốc nhóm
aminoglycosid được dùng cho trường hợp viêm màng não, mà nhóm này lại
khá phân cực tại sao vẫn sử dụng được?
Mặc dù các kháng sinh nhóm aminosid phân cực và không thể đi qua được hàng
rào máu não, tuy nhiên một số trường hợp vẫn sử dụng được bằng việc tiêm màng
cứng hoặc tiêm tủy sống để đưa thẳng kháng sinh vào bên trong màng não.
Câu 13. Khi chỉ định dùng kháng sinh aminosid thì kháng sinh nào được
dùng nhiều nhất? Vì sao ?
Gentamicin được dùng thường xuyên nhất do gentamicin có giá thành rẻ, nhưng
đối với chủng đa đề kháng thì sử dụng Amikacin. Tobramycin được lựa chọn để
trị nhiễm Pseudomonas aeruginosa và chủng Enterobacter vì hoạt tính in vitro
mạnh hơn

You might also like