You are on page 1of 88

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

--- oOo ---

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG


ENVIRONMENTAL HYDROLOGY

Biên soạn:

LÊ ANH TUẤN, PhD.

Cần Thơ, 2008


Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU VÀ GIỚI THIỆU

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU VÀ GIỚI THIỆU........................................................................................ ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii
Danh sách hình................................................................................................................... iv
Danh sách bảng ................................................................................................................... v
Chương 1. NHẬP MÔN – THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG............................................ 7
1.1 Đặc trưng của môi trường nước .............................................................................. 7
1.1.1 Định nghĩa và tính chất của nước .................................................................. 7
1.1.2 Môi trường nước............................................................................................ 8
1.1.3 Vai trò của nước trong cuộc sống.................................................................. 8
1.2 Giới thiệu môn học Thủy văn môi trường .............................................................. 9
1.3 Đặc điểm của hiện tượng thủy văn ....................................................................... 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 11
1.5 Lịch sử môn học.................................................................................................... 13
1.6 Mạng lưới khí tượng thủy văn ở Việt Nam .......................................................... 14
Chương 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI................................................ 15
1.1 Các thể chứa nước trên trái đất ............................................................................. 15
1.1.1 Nước trong khí quyển .................................................................................. 15
1.1.2 Nước trong thủy quyển ................................................................................ 15
1.1.3 Nước trong địa quyển .................................................................................. 15
1.1.4 Nước trong sinh quyển ................................................................................ 15
1.2 Chu trình thủy văn ................................................................................................ 16
1.2.1 Chu trình thủy văn ....................................................................................... 16
1.2.2 Minh họa chu trình thủy văn........................................................................ 16
1.3 Phân phối nước trên trái đất.................................................................................. 17
1.3.1 Các số liệu về lượng nước trên trái đất........................................................ 17
1.3.2 Nhận xét sự phân phối nước trong thiên nhiên............................................ 19
1.3.3 Vấn đề sử dụng nguồn nước ........................................................................ 20
1.4 Bảo vệ môi trường nước ....................................................................................... 21
Chương 3. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY.............. 23
3.1 Mưa ....................................................................................................................... 23
3.1.1 Sự giáng thủy và mưa .................................................................................. 23
3.1.2 Sự hình thành mưa....................................................................................... 23
3.1.3 Tính toán lượng mưa bình quân .................................................................. 25
3.2 Ấm độ không khí .................................................................................................. 28
3.2.1 Các đặc trưng của ẩm độ không khí ............................................................ 28
3.2.2 Sự thay đổi độ ẩm không khí theo thời gian ........................................................ 30
3.3 Bốc hơi.................................................................................................................. 30
3.3.1 Định nghĩa............................................................................................................ 30
3.3.3 Chế độ bốc hơi và nhân tố ảnh hưởng đến bốc hơi.............................................. 31
3.4 Gió, bão....................................................................................................................... 32
3.4.1 Sự hình thành gió ................................................................................................. 32

------------------------------------------------------------------------------------------------------ ii
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
3.4.2 Các đặc trưng của gió .......................................................................................... 32
3.4.3 Các loại gió .......................................................................................................... 35
3.4.4 Dông..................................................................................................................... 37
3.3.5 Bão tố ................................................................................................................... 38
Chương 4. LƯU VỰC SÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC ............ 44
4.1 Hệ thống sông ngòi ............................................................................................... 44
4.2 Lưu vực sông và các đặc trưng của sông .............................................................. 46
4.2.1 Lưu vực sông ............................................................................................... 46
4.2.2 Sự hình thành dòng chảy sông ngòi............................................................. 47
4.2.3 Các đặc trưng hình học của lưu vực ............................................................ 48
4.2.3.1 Diện tích lưu vực....................................................................................... 48
4.2.3.2 Chiều dài sông chính và chiều dài lưu vực ............................................... 48
4.2.3.3 Chiều rộng bình quân lưu vực................................................................... 49
4.2.3.4 Hệ số hình dạng lưu vực ........................................................................... 49
4.2.3.5 Độ cao bình quân lưu vực ......................................................................... 49
4.2.3.6 Độ dốc bình quân lưu vực J ...................................................................... 50
4.2.3.7 Mật độ lưới sông ....................................................................................... 50
4.2.4 Các đặc trưng biểu thị dòng chảy ................................................................ 51
4.2.4.1 Lưu lượng nước ........................................................................................ 51
4.2.4.2 Tổng lượng dòng chảy .............................................................................. 52
4.2.4.3 Độ sâu dòng chảy...................................................................................... 52
4.2.4.4 Module dòng chảy..................................................................................... 52
4.2.4.5 Hệ số dòng chảy........................................................................................ 52
4.3 Phương trình cân bằng nước ................................................................................. 53
4.3.1 Nguyên lý .................................................................................................... 53
4.3.2 Phương trình cân bằng nước thông dụng..................................................... 53
4.3.3 Phương trình cân bằng nước của lưu vực kín và hở trong thời đoạn bất kỳ 54
4.3.3.1 Lưu vực kín............................................................................................... 54
4.3.3.2 Lưu vực hở................................................................................................ 54
4.3.4 Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm............................................. 54
4.4 Các hoạt động của con người ảnh hưởng đến cân bằng nước khu vực................. 55
Chương 5. THỦY TRIỀU VÀ SỰ XÂM NHẬP MẶN VÙNG CỬA SÔNG........... 57
5.1 Khái niệm về vùng cửa sông....................................................................................... 57
5.1.1 Vùng ven biển ngoài cửa sông..................................................................... 57
5.1.2 Vùng cửa sông ............................................................................................. 57
5.1.3 Vùng trên cửa sông...................................................................................... 57
5.2 Thuỷ triều.............................................................................................................. 58
5.2.1 Định nghĩa thuỷ triều................................................................................... 58
5.2.2 Phân loại thuỷ triều...................................................................................... 59
5.2.2.1 Bán nhật triều đều ..................................................................................... 59
5.2.2.2 Bán nhật triều không đều .......................................................................... 59
5.2.2.3 Nhật triều đều............................................................................................ 60
5.2.2.4 Nhật triều không đều................................................................................. 60
5.2.3 Nguyên nhân gây ra thuỷ triều .................................................................... 62
5.3 Đặc tính thủy văn vùng cửa sông có thủy triều .......................................................... 63
5.3.1 Hiện tượng thuỷ triều ở cửa sông ................................................................ 63

------------------------------------------------------------------------------------------------------ iii
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.3.2 Sự thay đổi mực nước cửa sông chịu ảnh hưởng triều ................................ 64
5.4 Sự xâm nhập mặn vào cửa sông.................................................................................. 64
5.4.1 Hiện tượng xâm nhập mặn........................................................................... 64
5.4.2 Môi trường nước vùng cửa sông.................................................................. 66
Chương 6. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG....... 67
6.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 67
6.2 Hệ thống Mekong ................................................................................................. 67
6.3 Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL.......................................................................... 70
6.4 Đặc điểm khí hậu vùng ĐBSCL ........................................................................... 73
6.5 Đặc điểm chế độ thủy văn vùng ĐBSCL.............................................................. 76
6.5.1 Mạng lưới sông và kênh .............................................................................. 76
6.5.2 Đặc điểm chế độ thủy văn ........................................................................... 78
6.5.3 Phân phối dòng chảy.................................................................................... 80
6.5.4 Nước ngầm vùng ĐBSCL............................................................................ 82
6.5.5 Bùn cát trong sông Cửu Long...................................................................... 83
6.6 Thủy triều và sự truyền triều vào sông Cửu Long ................................................ 84
6.6.1 Thủy triều vùng ven biển ĐBSCL ............................................................... 84
6.6.2 Sự truyền triều vào sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau............................. 84

Danh sách hình


Hình 1.1 Quan hệ môn học với các chuyên ngành ........................................................... 10
Hình 1.2 Minh họa các quan hệ hình thành dòng chảy..................................................... 11
Hình 1.3 Các phương pháp nghiên cứu thủy văn............................................................. 12
Hình 1.4 Mạng thông tin khí tượng .................................................................................. 14
Hình 2.1 Minh họa chu trình thủy văn trên trái đất .......................................................... 16
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống của chu trình thủy văn.............................................................. 17
Hình 2.3 Minh họa chiều dày lớp nước trong chu trình thủy văn..................................... 18
Hình 2.4 Đặc trưng phân phối chính về lượng nước ở dạng tĩnh và động trên trái đất. .. 18
Hình 2.5 Sơ đồ Hệ thống nguồn nước trong Qui hoạch nguồn nước .............................. 21
Hình 2.6. Minh họa quan hệ 3E ........................................................................................ 22
Hình 2.7 Minh họa sự tương quan việc quản lý nước với các yếu tố khác nhau.............. 22
liên quan đến môi trường, Klemes (1973). ....................................................................... 22
Hình 3.1 Mưa địa hình .................................................................................................... 23
Hình 3.2 Mưa đối lưu...................................................................................................... 24
Hình 3.4 Sự thay đổi lượng mưa bình quân tháng các trạm ............................................. 25
Hình 3.5 Ví dụ tính lượng mưa bình quân với 3 phương pháp khác nhau ....................... 27
Hình 3.6 Các loại nhiệt kế ẩm kế đặt trong trạm đo khí tượng......................................... 29
Hình 3.7 Thùng đo bốc hơi loại A .................................................................................... 30
Hình 3.8 Thay đổi lượng bốc hơi trung bình tháng (mm) tại Cần Thơ và Sóc Trăng ..... 31
Hình 3.9 Nguyên nhân sinh ra gió .................................................................................... 32
Hình 3.10 Hướng gió quy ước theo độ ............................................................................ 32
Hình 3.11 Hướng gió ........................................................................................................ 33
Hình 3.12 Đo tốc độ và hướng gió.................................................................................... 33
Hình 3.13 Gió hành tinh................................................................................................... 35

------------------------------------------------------------------------------------------------------ iv
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 3.14 Sự chênh lệch áp suất gây nên các luồng gió từ đất liền ra biển .................... 35
Hình 3.15 Gió đất, Gió biển............................................................................................ 36
Hình 3.16 Hướng gió về đêm ở một thung lũng dưới sườn núi........................................ 36
Hình 3.17 Gió địa hình (gió foehn)................................................................................... 37
Hình 3.20 Hình dạng và vị trí các loại mây khác nhau..................................................... 40
Hình 3.12 Đo mưa............................................................................................................. 41
Hình 4.1 Các dạng phân bố sông nhánh trong một lưu vực sông ..................................... 44
Hình 4.2 Một dạng phân bố sông giữa hình cành cây và hình lông chim ....................... 44
Hình 4.3 Hệ thống sông Mekong...................................................................................... 45
Hình 4.4 Sự phân cấp các nhánh sông .............................................................................. 45
Hình 4.5 Lưu vực sông và khái niệm đường phân nước.................................................. 46
Hình 4.6 Lưu vực sông với các đường đồng cao độ ......................................................... 47
Hình 4.7 Định diện tích lưu vực bằng phương pháp phân ô vuông.................................. 48
Hình 4.8 Cách xác định chiều dài sông và chiều dài lưu vực .......................................... 48
Hình 4.9 Hình dạng của lưu vực ảnh hưởng đến khả năng tập trung nước lũ .................. 49
Hình 4.10 Xác định độ cao bình quân lưu vực bằng đường đồng mức ............................ 50
Hình 4.11 Mật độ lưới sông cho biết sự phong phú của nguồn nước của lưu vực ........... 51
Hình 4.12 Lưu tốc kế kiểu cá sắt ...................................................................................... 51
Hình 4.13 Tổng quát hóa phương trình cân bằng nước .................................................... 53
Hình 4.14 Minh họa các giá trị trong phương trình cân bằng nước thông dụng............... 54
Hình 4.15 Hoạt động của con người làm ô nhiễm nước trong chu trình thuỷ văn ........... 56
Hình 4.16 Quá trình đô thị hoá làm thay đổi lượng chảy tràn và thấm rút ....................... 56
Hình 5.1 Khu vực cửa sông .............................................................................................. 57
Hình 5.2 Diễn biến một con triều trong một ngày ............................................................ 58
Hình 5.3 Diễn biến thay đổi mực nước triều tháng (triều Biển Đông tháng 1/1982) ....... 59
Hình 5.4 Bán nhật triều đều .............................................................................................. 59
Hình 5.5 Bán nhật triều không đều ................................................................................... 60
Hình 5.6 Nhật triều đều..................................................................................................... 60
Hình 5.7 Triều ở Biển Tây vùng ĐBSCL là dạng nhật triều không đều .......................... 61
Hình 5.8 Lực hút tương hỗ của mặt trăng và mặt trời tạo nên sự thay đổimực nước triều62
Hình 5.9 Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông..................... 64
Hình 5.10 Hình dạng đường nêm mặn vùng tiếp giáp dòng triều và dòng sông .............. 65
Hình 5.11 Phân bố vận tốc theo chiều sâu dòng sông chịu ảnh hưởng thủy triều ........... 65
Hình 5.12 Nước ngầm ven biển và sự xâm nhập mặn vào tầng nước ngầm ................... 66
Hình 6.1 Lưu vực sông Mekong ....................................................................................... 68
Hình 6.9 Phân bố dòng chảy kiệt tính toán theo mô hình triều bán nhật.......................... 80
Hình 6.10 Mực nước đỉnh lũ nhiều năm qua Tân Châu và Châu Đốc.............................. 82

Danh sách bảng


Bảng 2.1: Phân phối nước trên trái đất (theo A. J. Raudkivi, 1979)................................. 19
Bảng 2.2 Phân phối lượng nước ngọt trên lục địa ........................................................... 19
Bảng 2.3 Cân bằng nước (mm/năm) các đại dương ......................................................... 19
Bảng 3.1 Bảng cấp gió (Beaufort Scale).......................................................................... 34
Bảng 5.1 Thủy triều ở một số cảng chính ở Việt Nam ..................................................... 61

------------------------------------------------------------------------------------------------------ v
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 6.1 Lưu vực Mekong qua 4 quốc gia duyên hà ...................................................... 70
Bảng 6.2 Thống kê hiện trạng canh tác lúa toàn năm 1996 vùng ĐBSCL ...................... 70
Bảng 6.3 Tỉ lệ sử dụng ruộng đất nông nghiệp của ĐBSCL ........................................... 73
Bảng 6.4 So sánh nhiệt độ trung bình tháng (t °C) một số trạm vùng ĐBSCL ............... 73
Bảng 6.5 So sánh bốc hơi trung bình (mm/tháng) một số trạm vùng ĐBSCL ................ 73
Bảng 6.6 So sánh ẩm độü trung bình tháng (%) một số trạm vùng ĐBSCL ................... 74
Bảng 6.7 So sánh tốc độ gió trung bình tháng (m/s) một số trạm vùng ĐBSCL............. 74
Bảng 6.8 Tần suất xuất hiện thấp nhất đi qua trung và hạ lưu sông Mekong.................. 74
Bảng 6.9 So sánh lượng mưa trung bình tháng (mm) một số trạm vùng ĐBSCL........... 75
Bảng 6.10 Lượng mưa gây úng ngập (mm) ở một số trạm vùng ĐBSCL....................... 76
Bảng 6.11 Một số đặc trưng mặt cắt những kênh chính vùng ĐBSCL ........................... 78
Bảng 6.13 Khoáng vi lượng trong nước sông Mekong................................................... 83
Bảng 6.14 Biên độ triều trên sông Cửu Long .................................................................. 85
Bảng 6.15 Biên độ triều trên sông vào mùa lũ................................................................. 85

------------------------------------------------------------------------------------------------------ vi
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 1. NHẬP MÔN – THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG


1.1 Đặc trưng của môi trường nước
1.1.1 Định nghĩa và tính chất của nước
Nước được xem như một tài nguyên quí giá và cần thiết cho sự sống. Nước chi phối
nhiều hoạt động của con người, thực và động vật và vận hành của thiên nhiên. Theo định
nghĩa thông thường: " Nước là một chất lỏng thông dụng. Nước tinh khiết có công thức
cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, nước là một chất không màu,
không mùi, không vị. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere, nước sôi ở 100°C và đông đặc
ở 0°C, nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3." Khái niệm đơn giản về nước là như vậy,
nhưng đi sâu nghiên cứu, ta thấy nước có nhiều tính chất kỳ diệu bảo đảm cho sự sống
được tồn tại và phát triển.
• Nước là một dung môi vạn năng
Nước có thể hòa tan được rất nhiều chất, đặc biệt là các chất khoáng và chất khí cung
cấp dinh dưỡng và giúp cho sự trao đổi chất trong cơ thể sinh vật.

• Nước có nhiệt dung rất lớn


Nước có khả năng hấp thu rất nhiều nhiệt lượng khi nóng lên và đồng thời cũng tỏa ra
nhiều nhiệt lượng khi lạnh đi. Khả năng này giúp cho nhiệt độ ban ngày trên trái đất ít
nóng hơn và ban đêm đỡ lạnh đi, giúp cho sự sống khỏi sự tiêu diệt ở mức chênh lệnh
nhiệt độ quá lớn.

• Nước rất khó bay hơi


Ở 20°C, muốn 1 lít nước bốc hơi phải tốn 539.500 calori. Đặc tính này của nước đã
cứu thoát sự sống khỏi bị khô héo nhanh chóng và giúp cho các nguồn nước không bị khô
hạn, làm tiêu diệt các sinh vật sống trong nó.

• Nước lại nở ra khi đông đặc


Khi hạ nhiệt độ xuống thấp dưới 4°C thì thể tích nước lại tăng lên. Đến diểm đông
đặc 0°C, thể tích nước tăng lên khoảng 9 % so với bình thường, làm băng đá nổi lên mặt
nước. Nước có nhiệt độ cao hơn sẽ chìm xuống đáy giúp các thủy sinh vật tồn tại và lớp
băng đá - có tính dẫn nhiệt rất kém - trở thành chiếc áp giáp bảo vệ sự sống phía dưới nó.

• Nước có sức căng mặt ngoài lớn


Nhờ có sức căng mặt ngoài lớn nên nước có tính mao dẫn mạnh. Hiện tượng naỳ có
một ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự sống trên trái đất, nước từ dưới đất có thể thấm
đến từng ngọn cây. Trong cơ thể người và động vật, máu và dịch mô vận chuyển được
đến các cơ quan nội tạng cũng nhờ khả năng mao dẫn của nước.

• Nước có khả năng tự làm sạch


Nước trong quá trình vận chuyển của nó khắp nơi trong thiên nhiên còn có khả năng
tự làm sạch, loại bỏ một phần chất bẩn, tạo điều kiện cho môi trưòng sinh thái được cải
thiện.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 7
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2 Môi trường nước


Nước bảm đảm việc duy trì sự sống và phát triển của các loài thực và động vật. Sự phong
phú tài nguyên nước là tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện,
giao thông vận tải, thủy hải sản và phát triển cư dân, ... Nước đồng thời cũng là một tai
ương cho loài người và các sinh vật khác. Nước là nguồn sống cho tất cả mọi sinh giới và
là một tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Nước đóng vai trò then chốt trong việc
điều hòa nhiệt độ trên trái đất. Nước được sử dụng trong sinh hoạt, nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải,…
Tài nguyên nước trên trái đất được đánh giá bởi ba đặc trưng: lượng, chất lượng và động
thái.
• Số lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một
lãnh thổ;
• Chất lượng nước bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan hoặc không
hoà tan trong nước có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng;

• Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi các đặc trưng dòng chảy theo
thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật
chuyển động của nước trong sông, nước ngầm, các quá trình trao đổi chất hoà tan,
truyền mặn,…

Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác
qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể bao quát trong
một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước. Môi trường nước là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh tế - xã hội.

Trái đất của chúng ta thường xuyên chịu sự tác động của sự chuyển hóa của dòng khí
quyển và thủy quyển tạo nên. Chính các hoạt động tự nhiên này đã làm thay đổi đáng kể
các tính chất khí hậu, dòng chảy, đất đai, môi trường tự nhiên và xã hội. Con người đã
chú tâm từ lâu ghi nhận, tìm hiểu, phân loại và đối phó với các diễn biến thời tiết, các
thay đổi dòng chảy và các biến động môi trường để tổ chức xã hội, sản xuất, điều chỉnh
cuộc sống và cải tạo điều kiện tự nhiên và phòng chống các thiên tai thảm họa có thể xảy
ra.

1.1.3 Vai trò của nước trong cuộc sống


Nước là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh giới. Không có nước
sự sống lập tức bị rối loạn, ngưng lại và tiêu diệt.

• Nước chiếm thành phần chủ yếu trong cấu tạo cơ thể thực và động vật. Con người
có khoảng 65 - 75 % trọng lượng nước trong cơ thể, đặc biệt nước chiếm tới 95 %
trong huyết tương, cá có khoảng 80 % nước trong cơ thể, cây trên cạn có 50 - 70
% nước, trong rong rêu và các loại thủy thực vật khác có 95 - 98 % là nước.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 8
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Muốn có thực phẩm cho người và gia súc cần có nước: muốn có 1 tấn lúa mì, cần
300 - 500 m3 nước, 1 tấn gạo cần tiêu thụ 1.500 - 2.000 m3 nước và để có 1 tấn
thịt trong chăn nuôi cần tốn 20.000 - 50.000 m3 nước.

• Lượng nước trên trái đất là một máy điều hòa nhiệt và làm cho cán cân sinh thái
được cân bằng. Sự sống thường tập trung ở các nguồn nước, phần lớn các nền văn
minh, các trung tâm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn
hóa xã hội, dân cư, ... đều nằm dọc theo các vùng tập trung nước.

• Sự thay đổi cán cân phân phối nước hoặc sự phá hoại nguồn nước có thể làm tàn
lụi các vùng trù phú, biến các vùng đất màu mỡ thành các vùng khô cằn. Trong
những thập niên sắp tới, chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia và các vùng khu
vực có thể do nguyên nhân tranh giành tài nguyên nước quí báu này.

1.2 Giới thiệu môn học Thủy văn môi trường


Thủy văn môi trường (Environmental hydrology) là môn học giới thiệu các tính chất, đặc
điểm nguồn nước, các diễn biến liên quan đến môi trường nước, phương pháp tính cân
bằng tài nguyên nước trong hệ thống phục vụ cho các hoạt động sản xuất xã hội, và tiên
lượng các hiện tượng vật lý xảy ra trong khí quyển và dòng chảy sông ngòi, cũng như ảnh
hưởng qua lại của các hiện tượng này với nhau.

Môn học Thủy văn môi trường rất cần thiết cho nhiều ngành trong xã hội như nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, hàng không, ngư nghiệp, y tế, v.v... Các kế
hoạch phát triển sản xuất, hình thành mở rộng đô thị, điều chỉnh cơ cấu nông thôn, bố trí
dân cư ... điều cần phải có các dữ liệu diễn biến của tính chất khí tượng - thủy văn khu
vực.

Môn học này được biên soạn cho sinh viên các ngành khoa học môi trường, quản lý môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước. Mục
tiêu của môn học là giúp cho sinh viên hiểu rõ các diễn biến phức tạp của thiên nhiên
nhằm phòng, chống, tránh một phần thiên tai, giảm nhẹ các rủi ro trong cuộc sống sản
xuất và cải tạo môi trường sinh sống.

Môn học Thủy văn môi trường chuyên nghiên cứu các hiện tượng và quá trình vật lý diễn
biến trên không trung và mặt đất. Do vậy, môn học sẽ có liên quan đến một loại các môn
khoa học tự nhiên như Toán học (hình học, giải tích, đại số, ...), Vật lý (cơ học, nhiệt học,
quang học,...), Hóa học (vô cơ, hữu cơ), Sinh học (thực vật, động vật học) và Tin học (xử
lý dữ liệu, đồ họa, GIS, ...). Mặt khác, môn học này lại là môn cơ sở cho các chuyên
ngành khác như sinh thái, quản lý tài nguyên, bào vệ môi trường, quy hoạch phát triển,
kiến trúc, thủy lợi, giao thông vận tải, (hình 1.1)...

Trong các dự án phát triển, phần đánh giá đặc điểm môi trường, khí tượng - thủy văn khu
vực là một chương không thể thiếu trong lý luận thực tiễn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 9
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÁC MÔN CƠ BẢN


TOÁN HỌC - VẬT LÝ- HÓA HỌC - SINH HỌC - TIN HỌC - ĐỊA LÝ -

THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG


(MÔN HỌC CƠ SỞ)

CÁC CHUYÊN NGÀNH


NÔNG NGHIỆP – SINH THÁI - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN –
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - THỦY LỢI - QUY HOẠCH - V.V...

Hình 1.1 Quan hệ môn học với các chuyên ngành

1.3 Đặc điểm của hiện tượng thủy văn


Hiện tượng thủy văn là một quá trình rất phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
của tự nhiên. Dòng chảy là kết quả tương tác của 3 nhân tố chính (hình 1.2):

1. Nhân tố khí tượng: như nhiệt độ, mưa, bốc hơi, gió, áp suất không khí, ... Yếu tố này
biến động lớn theo thời gian, xảy ra, diễn biến và chấm dứt nhanh, vừa mang tính chu
kỳ vừa mang tính ngẫu nhiên.

2. Nhân tố mặt đệm: như diện tích khu vực, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực
vật, ... Yếu tố này thay đổi chậm so với thời gian, mang tính qui luật của khu vực, của
miền có điều khiện tương tự.

3. Nhân tố con người: bao gồm tất cả các hoạt động do con người gây ra như xây dựng
các công trình thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích canh tác, xây dựng nhà máy
công nghiệp, trồng hoặc phá rừng, ... . Nhân tố này có thể thay đổi nhanh hoặc chậm,
có thể mang tính qui luật hoặc qui luật không rõ ràng. tất cả tùy thuộc vào tính hình
kinh tế - xã hội và các biến động của những quyết định chủ quan của con người. Con
người cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến 2 nhân tố khí tượng và nhân tố mặt đệm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 10
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

DÒNG CHẢY

NHÂN TỐ NHÂN TỐ NHÂN TỐ


KHÍ TƯỢNG MẶT ĐỆM CON NGƯỜI

+ MƯA + DIỆN TÍCH LƯU VỰC + CÔNG TRÌNH THỦY


+ BỐC HƠI + ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO + CANH NÔNG
+ GIÓ, NHIỆT ĐỘ + ĐẤT ĐAI + XD CÔNG NGHIỆP
+ v.v... + v.v... + v.v..
(BIẾN ĐỔI NHANH) (BIẾN ĐỔI CHẬM) (BIẾN ĐỔI ??? !!! )

Hình 1.2 Minh họa các quan hệ hình thành dòng chảy

1.4 Phương pháp nghiên cứu


Ba nhân tố hình thành dòng chảy như khí tượng, mặt đệm và con người, do vậy các hiện
tượng thủy văn đều mang cả 2 tính chất: tính ngẫu nhiên và tính tất định. Hiện nay, có 3
phương pháp chính trong nghiên cứu thủy văn học: (a) phương pháp phân tích nguyên
nhân hình thành, (b) phương pháp tổng hợp địa lý, (c) phương pháp thống kê xác suất.

(a) Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành


Phương pháp này xem sự hình thành một hiện tượng thủy văn như là kết quả tác động của
một loạt các nhân tố vật lý, bao gồm các nhân tố vật lý chính và nhân tố phụ cho nhân tố
chính. Phương pháp này tìm các mối tương quan giữa các nhân tố và biểu thị chúng dưới
dạng các biểu thức, phương trình toán học, các bảng tra cứu hoặc các đồ thị. Các mô hình
toán học hoặc vật lý để mô phỏng một hay nhiều hiện tượng thủy văn cũng có thể xây
dựng từ phương pháp này.

(b) Phương pháp tổng hợp địa lý


Phương pháp này có thể chia làm 3 phương pháp khác:
• Phương pháp tương tự địa lý: Giả sử có 2 trạm thủy văn (một trạm đang xét
và 1 trạm tham khảo), nếu 2 trạm này có những điều kiện địa lý tự nhiên (địa
hình, địa mạo, khí hậu, ...) tương tự giống nhau thì ta có thể suy đoán là các
điều kiện thủy văn của chúng cũng tương tự như nhau. Dựa vào số liệu của
trạm tham khảo ta có thể suy ra số liệu của trạm đang xét trong điều kiện chưa
có hoặc không đủ số liệu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 11
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Phương pháp nội suy địa lý: Phương pháp này các đặc trưng thủy văn có tính
cách là đặc trưng địa lý nên có thể phân khu vực, phân vùng thủy văn hoặc
xây dựng các bản đồ đẳng trị của các đại lượng thủy văn.

• Phương pháp tham số địa lý tổng hợp: Phương pháp này coi đại lượng thủy
văn là hàm của nhiều yếu tố địa lý. Các yếu tố chính được xem xét chi tiết
riêng biệt, còn các yếu tố địa lý tập hợp thành các tham số tổng hợp.

(c) Phương pháp thống kê xác suất


Phương pháp này xem đặc trưng thủy văn xuất hiện như một đại lượng ngẫu nhiên. Vì
vậy, ta có thể áp dụng các lý thuyết xác suất và thống kê để tìm qui luật diễn biến của
hiện tượng thủy văn, xem sự xuất hiện một giá trị thủy văn nào đó có độ tin cậy và xác
suất xuất hiện khác nhau. Phương pháp này sự dụng nhiều trong tính toán các đặc trưng
thủy văn cho các công trình thủy lợi.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỦY VĂN

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH

+ Quan hệ toán học


+ Mô hình toán
+ Mô hình vật lý

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ĐỊA LÝ

+ Phương pháp tương tự địa lý


+ Phương pháp nội suy địa lý
+ Phương pháp tham số địa lý tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ XÁC SUẤT

+ Lý thuyết thống kê
+ Phân tích tần suất

Hình 1.3 Các phương pháp nghiên cứu thủy văn

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 12
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.5 Lịch sử môn học


Từ thuở hoang sơ, con người đã phải đối mặt với thiên nhiên, theo dõi sự thay đổi thời
tiết và các diễn biến dòng chảy. Từ khi có hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người đã
dần dần tích lũy được ít nhiều các kinh nghiệm, các qui luật của thiên nhiên, khí hậu, ...
và hơn nữa có thể dự đoán một phần các thay đổi thời tiết, dòng chảy để phục vụ sản xuất
và bảo vệ mùa màng. Các câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết chính là các ghi
chép, truyền miệng ban đầu của ngành khí tượng thủy văn của mỗi dân tộc.

Sự phát triển của xã hội loài người, công cuộc mở mang bờ cõi, phát triển sản xuất, con
người càng lúc càng vươn xa hơn hơn nơi ở cố định ban đầu của mình và đã dần dần hình
thành các bản ghi chép đầu tiên đặt nền móng cho ngành khoa học khí tượng thủy văn.
Người cổ Ai Cập đã biết tầm quan trọng của việc đo đạc, đánh dấu, ghi chép và tiên đoán
các diễn biến dòng chảy trên sông Nile từ giai đoạn 1800 trước Công nguyên. Tác phẩm
Brihatsamhita của Varahamihira (Ấn Độ, 505 - 587) đã mô tả các trạm đo mưa, hướng
gió và tiến trình phỏng đoán mưa. Các tài liệu khảo cổ khác cũng cho thấy, các quan sát
ghi chép về khí tượng - thủy văn đã tìm thấy ở Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp và
một số quốc gia khác từ thế kỷ thứ IV - V. Đến thế kỷ thứ XV - XVI, người ta đã có các
dụng cụ đo thời tiết tuy còn thô sơ nhưng cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của
lịch sử ngành. Thật sự đến thế kỷ XVII trở đi, các dụng cụ chính xác hơn và các nghiên
cứu có tính hệ thống đã thực sự hình thành khoa học về khí tượng - thủy văn. Van Te
Chow (1964) đã phân chia lịch sử ngành học Khí tượng - Thủy văn ở Châu Âu ra làm 8
giai đoạn sau:
1. Giai đoạn suy đoán (speculation): trước năm 1400
2. Giai đoạn quan sát (observation): từ 1400 - 1600
3. Giai đoạn đo ghi (measurement): từ 1600 - 1700
4. Giai đoạn thực nghiệm (experimentation): từ 1700 - 1800
5. Giai đoạn hiện đại hóa (modernization): từ 1800 - 1900
6. Giai đoạn kinh nghiệm (empiricism): từ 1900 - 1930
7. Giai đoạn suy luận hóa (rationalization): từ 1930 - 1950
8. Giai đoạn lý thuyết hóa (theorization): từ 1950 - nay

Tại Việt nam, từ trước thế kỷ thứ 20 chưa tìm thấy các tài liệu ghi chép về khí tượng và
thủy văn. Tuy nhiên, lịch sử cũng đã chứng minh ông cha ta đã có những quan sát và
phân tích các hiện tượng thời tiết và dòng chảy. Ngô Quyền đã áp dụng qui luật thủy triều
trên sông Bạch Đằng trong trận chiến thắng quân xâm lược Nam Hán. Các câu hát, câu
hò, ca dao về thời tiết đã có lâu đời. Hệ thống đê điều ở miền Bắc có được phải từ các
nghiên cứu về dòng chảy sông ngòi. Trong thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, các triều đình
khác nhau đều lưu dụng các quan Hộ đê. Tuy nhiên, khi người Pháp cai trị nước ta, hệ
thống quan trắc khí tượng thủy văn mới thực sự hình thành. Tài liệu khí tượng được ghi
nhận đầu tiên từ năm 1902, và từ 1010 đến nay, hầu hết các khu vực đều có mạng lưới đo
đạc khí tượng thủy văn.

Ngày nay, các phương tiện vệ tinh, hệ thống máy tính nhanh và mạnh, các dụng cụ đo
theo dõi thời tiết tự động kỹ thuật số đã giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn trong
công tác theo dõi, đánh giá và dự báo các diễn biến của thiên nhiên. Ngành Khí tượng
Nông nghiệp thế giới chính thức thành lập năm 1921, trụ sở tại Rome (Ý). Để phục vụ

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 13
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
sản xuất nông nghiệp hiệu quả, Tổ chức Khí tượng Nông nghiệp thế giới được đặt trong
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (Food and Agriculture Organization - FAO) dưới sự
hợp tác chuyên môn của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological
Organization - WMO). Đến nay, tổ chức WMO đã có đại diện và các trạm quan trắc, trao
đổi số liệu ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Tất cả các số liệu quan trắc và kết quả
phân tích đều được lưu trữ. Hệ thống ghi nhận số liệu và trao đổi có thể minh họa như
hình 1.4. Môn học khoa học về khí tượng thủy văn đã được hình thành từ lâu và được
giảng dạy trong hầu hết các trường đào tạo chuyên ngành về khoa học - kỹ thuật.

Hình 1.4 Mạng thông tin khí tượng

1.6 Mạng lưới khí tượng thủy văn ở Việt Nam


Ở Việt Nam, cơ quan quản lý việc đo đạt, phân tích và nghiên cứu khí tượng thủy văn của
chúng ta là Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Department of Meteorology and Hydrology).
Hiện nay, các tỉnh thành và khu vực đều có các trạm đo đạc theo nhiều chỉ tiêu khác
nhau. Các cán bộ khoa học khí tượng thủy văn cùng các phương tiện đo đạc, tính toán
ngày càng hiện đại phục vụ cho sản xuất, ổn định xã hội, hạn chế thiệt hại do thiên tai và
các giải pháp khắc phục. Nước ta có 9 vùng khí tượng - thủy văn, có nhiệm vụ theo dõi,
đo dạt, phân tích dữ liệu và dự báo diễn biến khí hậu, mực nước, ... Mỗi vùng có một đài
khí tượng có nhiệm vụ thông tin thời tiết, phân bố như sau:
1. Đài KTTV vùng Tây Bắc, trụ sở tại thị xã Sơn La.
2. Đài KTTV vùng Việt Bắc, trụ sở tại thành phố Việt Trì.
3. Đài KTTV vùng Đông Bắc, trụ sở tại thành phố Hải Phòng.
4. Đài KTTV vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, trụ sở tại Hà Nội.
5. Đài KTTV vùng Bắc Trung Bộ, trụ sở tại thành phố Vinh.
6. Đài KTTV vùng Trung Trung Bộ, trụ sở tại thành phố Đà Nẵng.
7. Đài KTTV vùng Nam Trung Bộ, trụ sở tại thành phố Nha Trang.
8. Đài KTTV vùng Tây nguyên, trụ sở tại thị xã Pleyku.
9. Đài KTTV vùng Nam Bộ, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
==========================================================

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 14
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


1.1 Các thể chứa nước trên trái đất
Nhìn từ vũ trụ về trái đất, ta có thể thấy nước hiện diện từ mọi phía. Đại dương và biển đã
chiếm hết 2/3 diện tích bề mặt trái đất, ngoài ra nước còn hiện diện ở các sông suối, ao
hồ, đầm lầy, trong đất đá, trong các mạch nước ngầm, trong không khí và cả trong cơ thể
sinh vật nữa.

Hành tinh chúng ta được gọi để chỉ trái đất và khoảng không gian dày chừng 80 - 90 km
bao quanh. Trong trái đất, nước tồn tại ở 4 quyển: khí quyển, thủy quyển, địa quyển và
sinh quyển.

1.1.1 Nước trong khí quyển


Trong khí quyển, nước tồn tại ở dạng hơi trong sương mù hay các giọt lỏng li ti trong
mây, dạng cứng tinh thể trong tuyết hay băng. Mật độ hơi nước giảm dần theo chiều cao.
Khí quyển chứa khoảng 12.000 - 14.000 km3 nước, bằng 1/41 lượng mưa rơi hằng năm
xuống trái đất.

1.1.2 Nước trong thủy quyển


Thủy quyển bao gồm đại dương, biển cả, sông ngòi, khe suối, ao hồ, đầm lầy, v.v... kể cả
các khối băng đá bao phủ ở hai cực của địa cầu. Đây là quyển tích nhiều nước nhất. Đại
dương và biển cả chứa 1,37 tỷ km3 nước trãi ra trên 360 km2 diện tích, chiếm đến 70,8 %
diện tích địa cầu. Nước trong sông suối có khoảng 1.200 km3, trong các ao hồ trên
230.000 km3, thể tích khối băng trong 2 cực ước chừng 26 triệu km3, có chiều dày trung
bình 2 - 3 km, nếu các khối bằng này tan ra sẽ làm mực nước biển dâng cao trên 60 m,
diện tích biển và đại dương tăng thêm 1,5 triệu km2.

1.1.3 Nước trong địa quyển


Trong đất đá, nước chứa trong các mạch ngầm, sông ngầm, ao hồ ngầm, nước còn hiện
diện trong các khe hở của đá, trong các liên kết lý hóa của khoáng đá và lượng ẩm trong
các lớp thổ nhưỡng. Lượng nước chứa trong địa quyển toàn bộ địa cầu có khoảng 64 triệu
km3, trong đó lượng nước trong đới trao đổi - từ mặt đất đến độ sâu 800 m - là khoảng 4
triệu km3 và lượng ẩm trong các lớp đất thổ nhưỡng ước chừng 80 ngàn km3.

1.1.4 Nước trong sinh quyển


Nước hiện diện trong cơ thể động vật và trong tế bào thực vật. Lượng này tuy rất ít so với
toàn thể lượng nước trên trái đất nhưng rất quan trọng, nếu có sự biến động về lượng
nước này trong cơ thể sẽ gây rối loạn trong sự trao đổi chất và đe dọa sự sống ngay.
Lượng nước trong sinh quyển ước chừng 10.000 km3.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 15
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2 Chu trình thủy văn


1.2.1 Chu trình thủy văn
Nước trong tự nhiên không ngừng tuần hoàn do tác dụng của năng lượng mặt trời và
trọng lực trái đất. Nước trên mặt biển, đại dương, trên mặt sông, hồ ở mặt đất và từ trong
sinh vật được mặt trời đốt nóng, không ngừng bốc hơi và phát tán vào khí quyển. Hơi
nước trong khí quyển tập trung thànhcác khối mây. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ
thành mưa rơi xuống mặt biển, đại dương và mặt đất. Một phần nước mưa bốc hơi trở lại
khí quyển, một phần thấm xuống đất thành dòng chảy ngầm rồi đổ ra sông biển, một phần
khác chảy tràn trên mặt đất theo trọng lực rồi đổ ra sông, biển. Cứ như thế, nưóc từ trái
đất bay vào khí quyển, rồi từ hí quyển đổ vào đất lại tạo ra một chu trình khép kín, hình
thành vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên, ta gọi đó là chu trình thủy văn
(hydrological cycle). Chu trình thủy văn được minh họa ở hình 2.1 và 2.2. Hầu hết các
loại nước đều tham gia vào vòng tuần hoàn, chỉ trừ các loại nước ở trạng thái liên kết hóa
học trong các tinh thể khoáng vật, nước nằm trong các tầng sâu của trái đoất và nước ở
trong các núi băng vĩnh cửu ở 2 cực.

1.2.2 Minh họa chu trình thủy văn

Hình 2.1 Minh họa chu trình thủy văn trên trái đất

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 16
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

BỨC XẠ MẶT TRỜI

KHÔNG KHÍ

MƯA BỐC - THOÁT HƠI MƯA

ĐỌNG NƯỚC

CHẢY Ở LỚP MẶT

THẤM BIỂN
CHỨA TRONG ĐẤT
NƯỚC NGẦM VÀ

MƯA ĐẠI
LỚN CHẢY TRÀN MẶT CHỨA CHẢY DƯƠNG
SỰ CHẢY LẪN TRONG TRONG
CHẢY NGẦM SÔNG SÔNG

ĐỊA QUYỂN

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống của chu trình thủy văn

1.3 Phân phối nước trên trái đất


1.3.1 Các số liệu về lượng nước trên trái đất
Rất khó có kết quả chính xác về lượng nước có trên trái đất, nhưng qua nhiều kết quả
khảo sát, tính toán và suy diễn cho ta con số tổng lượng nước có trên hành tinh này ước
chừng 1,4 - 1,8 tỷ km3 nước. Khối lượng nước này chiếm chừng 1 % khối lượng trái đất.
Nếu đem rãi đều trên toàn bộ bề mặt địa cầu ta sẽ được một lớp nước dày vào khoảng
4.000 m và nếu đem chia đều cho mỗi đầu người hiện nay trên trái đất (trên 6 tỷ người)
thì bình quân sẽ được xấp xỉ 30 triệu m3 nước/người.

Các số liệu trên đây chỉ là các số liệu khái quát. Thật sự, số liệu về sự phân phối nước
trên trái đất lúc nào cũng biến động do trái đất luôn luôn vận động làm các điều kiện khí
hậu như nhiệt độ, bức xạ, bốc thoát hơi, gió, … thay đổi làm khối lượng nước thay đổi.
Hình 2.3 và 2.4 cho thấy sự phân phối nước trên trái đất theo chiều dày lớp nước trong
chu trình thủy văn. Các bảng 2.1, bảng 2.2 và bảng 2.3 là các số liệu cho sự phân nước
trên trái đất, trên lục địa và đại dương.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 17
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2.3 Minh họa chiều dày lớp nước trong chu trình thủy văn

KHÍ QUYỂN
V = 14 x 103 km3 T = 10 ngày

1,8 x 103 0,1 x 103 108 x 103 71,7 x 103


km3/năm km3/năm km3/năm km3/năm
454 x 103
km3/năm
ĐỊA QUYỂN
BĂNG ĐÁ
V = 24 x 103 km3 V = 88,32 x 103 km3
T = 10.000 năm SÔNG
V= 230 km3, T ≈ 12 ngày
HỒ
416 x 103 V=230x106km3, T≈ 10 năm
km3/năm ĐỘ ẨM TRONG ĐẤT
1,2 x 103 V= 75x106km3, T≈ 2-50 tuần
km3/năm 38 x 103 SINH QUYỂN
km3/năm V = 10 km3, T ≈ vài tuần
NƯỚC NGẦM
V = 64x106km3,
BIỂN và ĐẠI DƯƠNG
T ≈ 5-10 ngàn năm
V =1370 x 106 km3
NƯỚC NGẦM TRAO ĐỔI
T ≈ 2600 năm
V = 4 x106km3, T ≈ 300 năm

Hình 2.4 Đặc trưng phân phối chính về lượng nước ở dạng tĩnh và động trên trái đất.
V là thể tích khối nước tính bằng km3 và T là thời gian tuần hoàn của nước.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 18
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.1: Phân phối nước trên trái đất (theo A. J. Raudkivi, 1979).
TT NƠI CHỨA NƯỚC THỂ TÍCH DIỆN TÍCH TỈ LỆ
(Triệu m3) (Triệu km2) (%)
1 Biển và đại dương 1.370.322,0 360 93.93
2 Nước ngầm 64.000,0 129 4.39
(Lượng nước đến 800 m) (4.000,0) (0.27)
3 Băng hà 24.000,0 16 1.65
4 Hồ nước ngọt 125,0 0.009
5 Hồ nước mặn 105,0 0.008
6 Hơi ẩm trong đất 75,0 0.005
7 Hơi ẩm trong khí quyển 14,0 510 0.001
8 Sinh vật 10,0 0.0008
9 Nước sông 1,2 0.0001
TỔNG CỘNG 1.458.652,2 # 100

Bảng 2.2 Phân phối lượng nước ngọt trên lục địa (theo Livovich, 1973)
Diện tích Lượng mưa Chảy tràn Bốc hơi
Lục địa Triệu Tổng số Chảy ngầm
km2 mm km3 mm km3 mm km3 mm km3
Châu Âu 9,8 734 7165 319 3110 109 1065 415 4055
Châu Á 45,0 726 32690 293 13190 76 3410 433 19500
Châu Phi 30,3 686 20780 139 4225 48 1465 547 16555
Bắc Mỹ 20,7 670 13910 287 5960 84 1740 383 7950
Nam Mỹ 17,8 1648 29355 583 10380 210 3740 1065 18975
Châu Úc 8,7 736 6405 226 1965 54 465 510 4440
Liên Xô (cũ) 22,4 500 10960 198 4350 46 1020 300 6610
TỔNG SỐ * 132,3 834 110305 294 38830 90 11885 540 71468
* Tổng phần đất trong bảng này không kể phần đất của Quần đảo Antarctica, Greenland
và Canidian.

Bảng 2.3 Cân bằng nước (mm/năm) các đại dương (theo K. Subgramanya, 1994)
Đại dương Diện tích Lượng Chảy tràn Bốc hơi Trao đổi với các
(triệu km2) mưa từ lục địa đại dương khác
Đại Tây Dương 107 780 200 1040 - 60
Bắc Băng Dương 12 240 230 120 350
Ấn Độ Dương 75 1010 70 1380 - 300
Thái Bình Dương 167 1210 60 1140 130

1.3.2 Nhận xét sự phân phối nước trong thiên nhiên


1. Lượng nước trên trái đất tập trung chủ yếu ở đại dương và biển cả, chiếm đến
94% tổng lượng nước trên trái đất.
2. Đa số lượng là nước mặn không sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp được. Nước mặn có thể gây nghộ độc muối cho cơ thêí sinh vật và
gây ăn mòn các thiết bị kim loại trong công nghiệp.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 19
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Lượng nước ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là lượng nước ngọt khá tinh
khiết, chiếm trên 1,6 % tổng lượng nước trên trái đất, tuy nhiên do xa nơi ở của
loài người, vị trí thiên nhiên khắc nghiệt nên chi phí khai thác rất lớn.
4. Con người và các loài thực và động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực sông
ngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,0001 % tổng lượng nước, không đủ cho
cả nhân loại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp. Ô nhiễm
nguồn nước thường là ô nhiễm nước sông.
5. Lượng nước mưa phân phối trên trái đất không đều và không hợp lý. Tùy theo vị
trí địa lý và biến động thời tiết, có nơi mưa quá nhiều gây lũ lụt, có nơi khô kiệt,
hạn hán kéo dài.

1.3.3 Vấn đề sử dụng nguồn nước


Con người chỉ mới khai thác được 0,017 % lượng nước có trên địa cầu. Theo số liệu báo
động của Liên hiệp quốc, hiện nay có trên 50 quốc gia trên thế giới đang lâm vào cảnh
thiếu nước, đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng Châu Phi, vùng Trung Đông, vùng Trung
Á, Châu Úc và cả ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Singapore, v.v....
Lịch sử thế giới cũng đã ghi nhận có các cuộc xung đột giữa một số nước cũng như lãnh
thổ vì muốn tranh giành nguồn nước. Mỗi ngày trên thế giới cũng có hàng trăm người
chết vì những nguyên nhân liên quan đến nước như đói, khát, dịch bệnh, ...

Các nhà khoa học - kỹ thuật trên thế giới đang làm hết sức mình để khai thác, bổ sung
nhu cầu nước cho loài người. Một số phương án táo bạo được đề xuất nhằm mục tiêu
phân phối nguồn nước hợp lý như:

• Làm thủy lợi, thực hiện các kênh đào khổng lồ đưa nước vào hoang mạc, xây
dựng các hồ chứa, tháo nước ở các vùng ngập úng, cải tạo các đầm lầy, ...
• Khai thác các nguồn nước ngầm.
• Lọc, khử nước biển thành nước ngọt.
• Vận chuyển các khối băng hà về dùng.

Các công việc trên phục vụ cho kinh tế xã hội loài người và một lần nữa khẳng định vai
trò của con người trong việc chinh phục thiên nhiên, hoặc hạn chế thiên tại, cải tạo thế
giới. Nguồn nước cần được hiểu như một nguồn tài nguyên quí giá cần phải được bảo vệ
và khai thác hợp lý. Tùy vào vấn đề cần giải quyết, các nhà thủy học thường phải có một
tập hợp các dữ liệu khu vực khảo sát, gồm:

• Các ghi nhận về thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, ...
• Chuỗi số liệu về lượng mưa
• Các số liệu về dòng chảy mặt đất
• Số liệu về bốc thoát hơi nước
• Tính chất thấm lọc của khu vực
• Đặc điểm nguồn nước ngầm
• Tính chất địa lý và địa chất khu vực khảo sát

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 20
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc khai thác đúng mức và khoa học tài nguyên nước sẽ tạo thêm nhiều lương thực và
thực phẩm cũng như của cải cho loài người. Sự thiếu cân nhắc, quản lý kém trong khai
thác có thể gây các hậu quả xấu về môi trường sinh thái. Cần phải có một chương trình
qui hoạch sử dụng nguồn nước khoa học, trong đó việc phân tích các tác động qua lại
giữa các thành phần cấu thành hệ thống.

Qui trình xem xét như hình 2.5 sau:

HỆ THỐNG NGUỒN NƯỚC

HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG CÁC


THỦY LỢI NHU CẦU NƯỚC

Tài nguyên nước - Kho nước, các công trình -Sử dụng nước
cấp nước và đầu mối -Tiêu hao nước
- Xử lý chất lượng và -Phòng lũ, chống úng
Dạng: Đặc trưng: cải tạo môi trường - Bảo vệ và cải tạo
-Nước mặt - Lượng - Phòng lũ, chống úng ... môi trường
-Nước ngầm - Chất - Các yêu cầu khác
-Đại dương - Động thái

CÂN BẰNG NƯỚC

Đặc trưng cân bằng Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Phương pháp đánh giá
- Lượng - Kinh tế - Phương pháp tối ưu
- Chất lượng - Chức năng - Phương pháp mô phỏng
- Động thái - Môi trường
- Độ tin cậy

Phương pháp xác định cân bằng hợp lý

Hình 2.5 Sơ đồ Hệ thống nguồn nước trong Qui hoạch nguồn nước

1.4 Bảo vệ môi trường nước


Nước cần thiết cho sự sống và hoạt động của con người. Nhu cầu sử dụng đủ nước sạch
cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng trước sự gia tăng dân số trên thế
giới và nhu cầu phát triển toàn diện của nhân loại. Sự tác động qua loại giữa nước, con
người và tài nguyên sinh thái hiện nay đang bị đe dọa mất quân bình. Các nguồn nước sử
dụng hiện nay ít nhiều đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, nhiều nơi rất trầm
trọng, đe dọa cuộc sống sức khoẻ con người, phá hoại sự cân bằng trong sinh giới. Do đó,
vấn đề bảo vệ môi trường nước hiện nay rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm
của tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. Các dự án đầu tư thủy lợi hiện nay đều cần

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 21
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
phải được xem xét cẩn thận ở cả 3 khía cạnh cho cân đối (hay còn gọi là quan hệ 3E) là:
Kỹ thuật (Engineering), Kinh tế (Economic) và Môi trường (Environment).

Minh họa ở hình 2.6 cho thấy mối tương quan ấy. Việc quản lý nước, các lãnh vực khoa
học cơ bản, khoa học ứng dụng và các ngành sử dụng nứơc đều có mối quan hệ với nhau
như trình bày ở hình 2.7.

Kỹ thuật
(Engineering)

Môi trường Kinh tế


(Environment) (Economic)

Hình 2.6. Minh họa quan hệ 3E

• Chính trị • Địa lý TỰ NHIÊN XÃ HỘI


• Kinh tế • Địa chất MÔI TRƯỜNG
• Xã hội • Khí hậu
• Luật lệ • Sinh thái
• Tổ chức • Sinh vật NGUỒN NHU CẦU
NƯỚC NƯỚC

Dòng thông tin SỐ LƯỢNG VÀ


Dòng phản hồi CHẤT LƯỢNG NỨƠC

CÁC NGÀNH KHOA QUẢN LÝ


HỌC KỸ THUẬT VÀ TÀI NGUYÊN NỨƠC
SINH HỌC ỨNG DỤNG

Các họat động sử dụng nguồn nước:


CẤP NƯỚC – TƯỚI TIÊU – THỦY ĐIỆN – GIAO THÔNG – THỦY
SẢN – PHÒNG LŨ – XỬ LÝ Ô NHIỄM – SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

Hình 2.7 Minh họa sự tương quan việc quản lý nước với các yếu tố khác nhau
liên quan đến môi trường, Klemes (1973).

============================================================

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 22
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 3. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN


DÒNG CHẢY
3.1 Mưa
3.1.1 Sự giáng thủy và mưa
Sự giáng thủy (precipitation) hay là sự ngưng kết hơi nước trong khí quyển là quá trình
nước từ thể hơi chuyển sang thể lỏng (mưa, sương) hoặc thể rắn (mưa đá, tuyết) và rơi
xuống mặt đất. Trong một khái niệm gần đúng ở nước ta, lượng giáng thủy và lượng mưa
rơi (rainfall) có giá trị gần như nhau. Mưa là hiện tượng các hạt nước nước có từ sự
ngưng tụ hơi nước trong mây và rơi xuống đất.

Mưa là nguồn cung cấp nước ngọt chính trên thế giới và là yếu tố quan trọng nhất của sự
hình thành dòng chảy sông ngòi ở nước ta. Mưa cũng là đối tượng nghiên cứu cơ bản liên
quan đến vấn đề khai thác tài nguyên nước và chống thiên tai như lũ lụt, hạn hán.

3.1.2 Sự hình thành mưa


Mây (cloud) là một khối ẩm không khí tập hợp bởi sự bốc thoát hơi của nước. Phần lớn
hơi nước bốc lên từ các đại dương và biển vùng nhiệt đới. Một khối không khí ẩm ướt khi
gặp lạnh sẽ có sự ngưng tụ hình thành mưa.

(Xem Bài đọc thêm: "Sự hình thành và phân biệt các loại mây" ở cuối chương)

Có 3 tiến trình chính tạo nên sự làm lạnh, gây ra mưa:

• Do địa hình (nâng sơn: Orographic lifting)


Khi một khối không khí ẩm đang di chuyển gặp một dãy núi chận lại, khối khí sẽ bị nâng
lên gây hiện tượng lạnh đi vì động lực (Hình 3.1). Hơi nước ngưng tụ gây mưa ở một nên
sườn dãy núi, bên kia lại khô. Loại này gọi là mưa địa hình, rất đặc trưng ở khu vực
Trường sơn nước ta. Mưa địa hình thường lớn và kéo dài.

Mây

Địa hình
Gió cao

Mưa Núi

Hình 3.1 Mưa địa hình

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 23
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Do đối lưu (Convection)


Do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa khô tạo nên sự bốc hơi nước mạnh mẽ, khối không khí
ẩm sát mặt đốt bị nâng lên cao gây hiện tượng mất nhiệt, hơi nước ngưng tụ gây mưa kèm
sấm chớp (Hình 3.2).
700 Mây
600 Nhiệt độ thấp
500
400
300
200 Hơi nước bốc cao
100
0 Mưa
Nhiệt độ cao
Mặt đất

Hình 3.2 Mưa đối lưu

• Do hội tụ (Convergence)
Khi có bão, các cơn gió hội tụ lại tạo ra các xoáy lớn (Cyclone) nâng không khí ẩm lên
cao và gây mưa lớn. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở nước ta trong mùa mưa. Khi một
khối không khí lạnh đang di chuyển gặp một khối không khí nóng và ẩm sẽ tạo ra một
vùng tiếp xúc gọi là front. Khi khối không khí lạnh di chuyển vào vùng không khí nóng
sẽ tạo ra hiện tượng front lạnh và ngược lại khi một khối không khí nóng đi vào vùng
không khí lạnh đứng yên hay di chuyển chậm sẽ tạo front nóng. Mưa xảy ra ở mặt tiếp
xúc giữa khối không khí nóng và lạnh (Hình 3.3).

Khí nóng mặt tiếp xúc

front nóng

Mưa rơi
Khí lạnh
(di chuyển chậm)

Hình 3.3 Mưa front

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 24
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.1.3 Tính toán lượng mưa bình quân


Lượng mưa trong một thời đoạn nào đó là chiều dày lớp nước mưa đo được tại một hay
nhiều trạm đo mưa trong thời đoạn đó, lượng mưa có đơn vị tính là mm. Dụng cụ để đo
mưa gọi là thùng đo mưa (raingauge) được đặt giữa trời để đo mưa để đo lớp nước mưa
rơi xuống đất. (xem hình trong phần phụ lục). Có thể xác định lượng mưa bình quân khi
có 1 trạm hay nhiều trạm đo mưa.

a. Lượng mưa bình quân theo thời đoạn:


Trong thời đoạn 1 năm, 1 mùa, 1 tháng hay 1 tuần, lượng mưa bình quân của một
trạm đo mưa được xác định theo công thức sau:
n

∑X
i =1
i
X tb = (3-1)
n
trong đó : Xtb là lượng mưa bình quân, Xi là lượng mưa ở thời đoạn thứ i
n là số thời đoạn tính toán.

Những năm liên tục có lượng mua Xi ≥ Xtb lập thành nhóm năm mưa nhiều, ngược lại là
nhóm năm mưa ít. Trong tính toán thủy nông, lưọng mưa bình quân tháng hay tuần có ý
nghĩa nhiều hơn lượng mưa tính theo mùa hay năm (Hình 3.4).

400 C a n th o
350 R a ch g ia
300 S o c tr a n g
250
200
150
100
50
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Hình 3.4 Sự thay đổi lượng mưa bình quân tháng các trạm:
Cần Thơ (1949-1987),Rạch Giá (1960-1987) và Sóc Trăng (1977-1987)

b. Phương pháp tính bình quân lưu vực


Lưu vực là phần diện tích mà lượng mưa rơi trên đó sẽ tập trung vào một hệ thống
sông. Phần lưu vực sẽ nói rõ hơn ở chương sau. Trên một lưu vực có thể có nhiều trạm đo
mưa. các tính lượng mưa bình quân trên lưu vực như sau:

• Phương pháp bình quân số học (Arithmetical-Mean Method)


Phương pháp này sử dụng khi trạm đo mưa khá nhiều và đặt tương đối đồng đều trên lưu
vực:

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 25
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
n

∑X i
X tb = i =1
(3-1)
n

trong đó : n là số trạm đo mưa trên lưu vực


Xi là lượng mưa ở trạm thứ i

• Phương pháp đa giác Thiessen (Thiessen Polygons Method)


Phương pháp này xem các điểm đo mưa tại một vị trí nào đó là đại diện cho lượng mưa
chỉ ở khu vực nhất định chung quanh nó. Khu vực này được khống chế bởi các đường
trung trực nối liền các trạm với nhau.

Trình tự vẽ và tính toán như sau:


+ Nối các trạm đo mưa trên bản đồ thành các tam giác,
+ Vẽ các đường trung trực của các tam giác đó thành các đa giác.
+ Lượng mưa tại trạm đo mưa nằm trong mỗi đa giác sẽ đại diện cho lượng mưa
trên phần diện tích đa giác đó.
+ Đo diện tích từng đa giác.
+ Lượng mưa bình quân lưu vực sẽ được tính theo công thức:

∑ f .X i i
X bq = i =1
(3-2)
 n

 ∑ fi = F
 i =1 

trong đó: Xi là lượng mưa tại trạm thứ i đại diện cho mảng diện tích thứ i
n là số đa giác hoặc số trạm mưa
fi là diện tích của khu vực thứ i
F là diện tích khu vực tính bằng km2

• Phương pháp đường đẳng vũ (Isohyetal Method)


Đường đẳng vũ là đường cong nối liền các điểm có lượng mưa bằng nhau, các đường này
được vẽ bằng cách nội suy khi trên vùng có nhiều trạm đo mưa.

Lượng mưa bình quân tính theo công thức:


n
 X + X i +1 

i =1
fi  i
 2


X bq = (3-3)
F

với fi là diện tích giữa 2 đuờng đẳng vũ có lượng mưa tương ứng là Xi và Xi+1.

Hình 3.5 là một ví dụ cho cả trường hợp tính lượng mưa bình quân.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 26
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
16.5

48.8
Phương pháp bình quân số học
71.6
37.1
37.1 + 48.8 + 68.3 + 114.3 + 75.7 + 127.0
68.3 X=
6
39.1 X = 78.5 mm
114.3

127.0
75.1 49.5

Phương pháp đa giác Thiessen


44.5
16.5
Lượng Diện tích % tổng Lượng mưa
48.8 mưa đo đa giác diện tích gia trọng
71.6 (mm) (km2) (%) (mm)
37.1 (1) (2) (3) (4) = (1) x (3)
16.5 18 1.1 0.18
68.3 37.1 311 19.1 7.11
39.1 48.8 282 17.3 8.48
114.3 68.3 311 19.1 13.10
39.1 52 3.2 1.25
75.7 238 14.6 11.11
127.0 127.0 212 13.0 16.60
75.1 49.5 114.3 197 12.1 13.89
1621 # 100.00 71.76
114.3 X = 71.76 mm
44.5

25
16.5
51 Phương pháp đường đẳng vũ
48.8
71.6 Trị Diện tích Diện tích Mưa trung Thể tích
37.1 đẳng vũ bao bọc mưa thực bình mưa
76 (mm) (a) (b) (mm) (3) x (4)
68.3 (km2) (km2)
39.1 102 (1) (2) (3) (4) (5)
25 127 34 34 135 4590
114.3
102 233 199 117 23283
76 534 300 89 26000
127 51 1041 508 64 32448
127.0 25 1541 500 38 19000
75.1 49.5 > 25 1621 80 20 1600
102 Tổng = 107621

51 Lượng mưa bình quân: X = 107621 = 66 mm


44.5 1621
76 (a) là diện tích giới hạn bởi đường biên đường đẳng vũ
(b) là diện tích giữa 2 đường đẳng vũ và biên của lưu vực

Hình 3.5 Ví dụ tính lượng mưa bình quân với 3 phương pháp khác nhau

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 27
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2 Ấm độ không khí


3.2.1 Các đặc trưng của ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí (air humidity/ moisture) là lượng hơi nước chứa trong không khí. tầng
không khí ở sát mặt đất lúc nào cũng có hơi nước: nước từ hồ ao, sông, biển, ... bốc hơi
tỏa ra, thoát hơi nước từ sự hô hấp của thực và động vật và hơi nước từ các hoạt động
công nghiệp, lò hơi phát ra. Người ta dùng 3 đặc trưng sau để xác định độ ẩm không khí.

• Áp suất hơi nước (e): còn gọi là sức trương hơi nước là phần áp suất do hơi nưóc
chứa trong không khí gây ra và được biểu thị bằng milimét cột thủy ngân (mmHg) hoặc
milibar (mb):

1 mb = 10-3 bar = 102 N/m2 = 3/4 mmHg

Ở một nhiệt độ nhất định, áp suất hơi nưóc ứng với giới hạn tối đa của hơi nước trong
không khí gọi là áp suất hơi nước bão hòa hay áp suất cực đại của hơi nước trong không
khí và được ký hiệu là E, tính theo công thức:
7 , 6 .t
E = 6 ,1 × 10 242 + t
(3-5)

trong đó 6,1 là áp suất bão hòa ở nhiệt độ 0 °C


7,6 và 242 là các hệ số thực nghiệm
t là nhiệt độ không khí

• Độ ẩm tuyệt đối (a): còn gọi là mật độ hơi nước, là lượng nước có trong một đơn
vị thể tích không khí, đơn vị thường dùng là g/m3 hay g/cm3. Giữa độ ẩm tuyệt đối a và
áp suất hơi nước có mối liên hệ sau:
1,06
a= ⋅ e (g/m3) (3-6)
1 + α.t

trong đó t là nhiệt độ không khí (t °C)


α là hệ số dãn nở của không khí, α = 0,0036
e là áp suất hơi nước đo bằng mmHg, trường hợp e tính bằng milibar thì
hệ số trước e (là 1,06) được thay bằng 0,8.

Ghi chú:
1,06
Tỷ số ≈ 1, nên trị số độ ẩm tuyệt đối a và áp suất hơi nước e gần bằng nhau.
1 + α.t

• Độ ẩm tương đối (R): là tỷ số giữa áp suất hơi nước ở trạng thái thực tế e với áp
suất hơi nước ở trạng thái bão hòa E, trong cùng một nhiệt độ. R thường được tính bằng
%:
e
R = 100% (3-7)
E

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 28
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vì e ≤ E nên R% ≤ 100 %. Trong nông nghiệp, ta thường sử dụng độ ẩm tương đối để chỉ
số lượng hơi nước trong không khí. Độ ẩm tương đối R có thể tính gần đúng từ:
8
 112 − 0,1. T + Td 
R ≈ 100  (3-8)
 112 + 0,9. T 

trong đó : T là nhiệt độ không khí tính theo độ Celsius


Td là nhiệt độ điểm sương (dewpoint).
Td được định nghĩa là nhiệt độ mà ở đó hơi nước trong không khí đạt tới
trạng thái bão hòa. Td là nhiệt độ có áp suất hơi nước bão hòa E bằng áp suất hơi nước
thực tế e.

• Độ thiếu hụt bão hòa (d): hay còn gọi là độ hụt ẩm, là hiệu số giữa áp suất hơi
nước bão hòa E và áp suất hơi nước e trong không khí ở một nhiệt độ nhất định.

d=E-e (mmHg) hoặc (mb) (3-9)

Trong một trạm khí tượng, thiết bị ghi ẩm độ được đặt chung với các nhiệt kế khác nhau
như hình 3.6 dưới.

Hình 3.6 Các loại nhiệt kế ẩm kế đặt trong trạm đo khí tượng
Nhiệt kế max & min (Maximum & minimum thermometers),
Nhiệt kế bầu khô & ướt (Wet & dry bulb thermometers),
Nhiệt kế tự ghi (Thermograph - records temperature),
Ẩm kế tự ghi (Hydrograph - records humidity)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 29
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.2 Sự thay đổi độ ẩm không khí theo thời gian


Hằng ngày, độ ẩm không khí cao nhất từ 4 - 5 giờ sáng (miền Nam Việt Nam) và khoảng
6 - 7 giờ sáng (miền Bắc Việt Nam), độ ẩm thấp nhất vào khoảng 13 - 14 giờ.

Trong năm, tại miền Bắc Việt Nam độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa Đông (tháng 12,
tháng 1), thấp nhất vào mùa hè (tháng 6 - 7). Miền Nam Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rõ
rệt của gió mùa, độ ẩm cao nhất vào mùa mưa (tháng 8 - 9) và thấp nhất vào mùa khô
(tháng 3 - 4).

3.3 Bốc hơi


3.3.1 Định nghĩa
Bốc hơi (Evaporation) là hiện tượng chuyển hóa các phân tử nước từ thể lỏng sang thể
hơi do tác dụng chính của nhiệt độ, gió và đi vào không khí. Thoát hơi (Transpiration) là
sự bốc hơi xảy ra ở bề mặt các mô của thực và động vật. Trong cân bằng nưóc người ta
gọi chung là bốc thoát hơi (Evapotranspiration), hoặc nói tắt hơn là bốc hơi, là tổng
lượng nước mất đi do sự bốc hơi nước từ mặt nước, mặt đất, qua lá cây của lớp phủ thực
vật, ...

Lượng bốc hơi thường tính bằng chiều dày lớp nước bốc hơi, đơn vị là mm. Tốc độ bốc
hơi là lượng nước bóc hơi trong một đơn vị thời gian (mm/ngày). Nước không ngừng bốc
hơi lên khí quyển, lượng bốc hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
* thời gian (ngày, đêm, mùa nắng, mùa mưa, ...)
* đặc điểm địa lý (vùng núi, đồng bằng, xích đạo, ôn đới, ...)
* diễn biến của khí tượng (nhiệt độ, gió, ẩm độ, ...)
* lớp đất mặt (đất sét, đất cát. ...)
* lớp phủ thực vật (rừng cây, hoang mạc, ...)

Các trạm khí tượng Việt Nam thường đo bốc hơi bằng thùng bốc hơi loại A (hình 3.7).

Hình 3.7 Thùng đo bốc hơi loại A

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 30
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số công thức kinh nghiệm xác định độ bốc hơi:
• Công thức Maietikhomirov:
Z = d.(15 + 3 w) (3-12)
• Công thức Poliacov:
Z = 18,6 (1 + 0,2.w) d2/3 (3-13)
• Công thức Davis:
Z = 0,5 d (3-14)
trong 3 công thức trên:
Z - lượng bốc hơi tháng (mm/tháng)
d - độ thiếu hụt bão hòa bình quân tháng (d = E - e)
w - tốc độ gió trung bình tháng (m/s) ở độ cao 8 - 10 m.

Tổng lượng bốc hơi Wz trên một diện tích bề mặt F (km2) trong một thời đoạn
nào đó được xác định theo công thức:

Wz = 103 . E . F (m3) (3-15)

trong đó E (mm) là tổng lượng bốc hơi trong thời đoạn tính toán.

3.3.3 Chế độ bốc hơi và nhân tố ảnh hưởng đến bốc hơi
Diễn biến bốc hơi hằng ngày tương ứng với diễn biến nhiệt độ ngày. Độ bốc hơi lớn nhất
thường thấy vào những buổi trưa và nhỏ nhật vào thời điểm trước khi mặt trời mọc.
Trong ngày, vào những lúc có gió lớn thì độ bốc hơi cũng gia tăng.

Mùa hè diễn biến của bốc hơi ngày rõ nét hơn mùa đông (hình 3.8). Trong năm bốc hơi
cao nhất vào các tháng 2 - 4 (miền Nam VN), tháng 5 - 7 (miền Bắc VN) và thấp nhất
vào tháng 9 - 10 (miền Nam VN), tháng 12 - 1 (miền Bắc VN).

200 Can Tho


150 Soc trang

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Hình 3.8 Thay đổi lượng bốc hơi trung bình tháng (mm) tại Cần Thơ và Sóc Trăng

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 31
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.4 Gió, bão


3.4.1 Sự hình thành gió
Sự chuyển động của không khí tương đối với mặt đất theo phương nằm ngang gọi là gió.
Khi mặt đất bị đốt nóng không đều tạo nên các khối không khí có nhiệt độ khác nhau, dẫn
đến sự chênh lệch áp suất không khí. Không khí có khuynh hướng chuyển động từ nơi có
áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Chính sự chuyển động của không khí tạo ra gió (hình
3.9). Sự dịch chuyển khối không khí diễn ra cho đến khi có sự cân bằng áp suất mới chấm
dứt.
BỨC XẠ MẶT TRỜI

Gió
DÒNG DÒNG
THĂNG GIÁNG
MẶT ĐẤT

Hình 3.9 Nguyên nhân sinh ra gió

3.4.2 Các đặc trưng của gió


+ Hướng gió : được biểu thị bằng hướng mà từ đó gió thổi đến, ví dụ gió thổi từ phương
bắc đến gọi là gió bắc. Người ta định hướng gió theo độ và theo phương pháp phương vị.
Hướng gió có thể biểu thị bằng độ với qui ước: lấy 0° (hoặc 360°) là hướng Bắc, 90° là
hướng Đông, 180° là hướng Nam và 270° là hướng Tây (hình 3.10).

N ( 0° /360°)

W ( 270°) E ( 90°)

S ( 180°)

Hình 3.10 Hướng gió quy ước theo độ

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 32
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo phương pháp phương vị, ta qui ước chia mặt phẳng trái đất theo 16 hướng, trong đó
có 4 hướng chính theo 4 phương trời là : Bắc (N - North), Nam (S - South), Đông (E -
East) và Tây (W - West), các hướng còn lại ở giữa là các hướng nhánh, như hình 3.11
sau:

Ghi chú:
NE - Đông Bắc
NW - Tây Bắc
SE - Đông Nam
SW - Tây Nam
NNW - Bắc Tây Bắc
NNE - Bắc Đông Bắc
WNW - Tây Tây Bắc
ENE - Đông Đông Bắc
WSW - Tây Tây Nam
ESE - Đông Đông Nam
SSW - Nam Tây Nam
SSE - Nam Đông Nam

Hình 3.11 Hướng gió

Đo gió là một trong các công việc quan trọng trong đo đặc khí hậu (hình 3.12).

Hình 3.12 Đo tốc độ và hướng gió

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 33
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
+ Tốc độ gió : Tốc độ gió đo bằng số mét gió di chuyển được trong 1 giây (m/s) hoặc số
kilômét trong một giờ (km/g). Tốc độ gió còn có thể biểu thị bằng cấp gió theo 12 cấp do
Đô đốc hải quân Anh Francis Beaufort (1774 - 1857) đề nghị. Bảng này đã được Tổ chức
Khí tượng Thế giới (WMO) chấp nhận từ năm 1894 trong một cuộc họp tại Utrecht, Hà
Lan (Bảng 3.1).

Ở một số nước, cấp gió được ghi nhận đến cấp 14, cấp 15. Ở các cấp này gió được gọi là
cuồng phong (sức gió có khi đạt trên 200 – 250 km/giờ).

Bảng 3.1 Bảng cấp gió (Beaufort Scale)


Cấp gió Tốc độ (m/s) Phân hạng Mô tả
(km/g)
0 - 0,2 Lặng gió Mọi vật yên tĩnh, khói lên thẳng, hồ nước phẳng
1
(0 - 2,9) lặng như gương
0,3 - 1,5 Gió rất nhẹ Khói hơi bị rối động, mặt nước gợn lên như vảy cá
2
(3,0 - 8,9)
1,6 - 3,3 Gió nhẹ Mặt cảm thấy có gió, lá cây xào xạc, sóng gợn
3
(9,0 - 15,9) nhưng không có sóng vỗ
3,4 - 5,4 Gió nhỏ Lá và cành cây nhỏ bắt đầu rung động. Cờ lay nhẹ.
4
(16,0 - 13,9) Sóng rất nhỏ
5,5 - 7,9 Gió vừa Bụi và mảnh giấy nhỏ bắt đầu bay. Cành nhỏ lung
5
(24,0 - 33,9) lay, sóng nhỏ và dài hơn
8,0 - 10,7 Gió khá Cây nhỏ có lá lung lay, mặt nước hồ ao gợn sóng.
6
(34,0 - 43,9) mạnh Ngoài biển sóng vừa và dài
10,8 - 13,8 Gió mạnh Càng lớn lung lay, dây điện ngoài phố thổi vi vu.
7
(44,0 - 54,9) Ngọn sóng bắt đầu có bụi nước bắn lên
13,9 - 17,1 Gió khá to Cây to rung chuyển, khó đi bộ ngược chiều gió.
8
(55,0 - 67,9) Sóng khá cao
17,2 - 20,7 Gió to Cành nhỏ bị bẻ gãy. Không đi ngược gió được.
9
(68,0 - 81,9) Ngoài biển sóng cao và dài
20,8 - 24,4 Gió rất lớn Làm hư hại nhà cửa, giật ngói trên mái nhà. Sóng
10
(82,0 - 95,9) lớn có bọt dày đặc. Hạn chế ra khơi
24,5 - 28,4 Gió bão Làm bật rễ cây. Phá đổ nhà cửa. Sóng rất lớn và reo
11
(96,0 - 109,9) dữ dội. Cấm tàu thuyền ra khơi
> 28,5 Gió bão to Sức phá hoại rất lớn. Sóng cực kỳ lớn, có thể phá
12
(> 110,0) vỡ các tàu nhỏ, thiệt hại lớn và rất lớn

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 34
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.4.3 Các loại gió


+ Gió hành tinh (planet wind): là gió quanh
năm thổi theo một hướng từ miền áp cao đến
miền áp thấp. Gió hành tinh hình thành do
lực Coriolis (lực hình thành do sự quay trái
đất), làm cho các luồng không khí ở bắc bán
cầu bị lệch về bên phải và ở nam bán cầu
lệch về bên trái (Hình 3.13).

Hình 3.13 Gió hành tinh

+ Gió mùa (monsoon wind): là những luồng không


khí di chuyển theo mùa khá ổn định, đổi hướng
ngược chiều hoặc gần như ngược chiều từ mùa
đông qua mùa hạ. Gió mùa hình thành do sự khác
nhau về nhiệt độ dẫn đến sự chênh lệch áp suất
không khí trên đất liền và trên biển. Về mùa đông,
gió mùa thổi từ lục địa ra biển và mùa hạ gió mùa
thổi từ biển và đất liền (hình 3.14).

Hình 3.14 Sự chênh lệch áp suất gây nên các luồng


gió từ đất liền ra biển

+ Gió địa phương (local wind): là gió hình thành do các tác nhân vật lý, địa hình, địa lý
của từ địa phương cục bộ. Gió địa phương có thể kể ra như sau:

- Gió đất, gió biển: là gió quan sát đưọc ở vùng ven biển tiếp giáp với đất liền.
Gió biển thổi vào ban ngày từ biển vào đất liền, gió đất thổi vào ban đêm từ đất
liền ra đến biển. Nguyên nhân chính là sự sự nóng lên và lạnh đi không đều của
đất liền và mặt nước trong một ngày đêm (Hình 3.15).

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 35
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Biển

Đất liền

Hình 3.15 Gió đất, Gió biển


(Mũi tên chỉ hướng gió về đêm, ban ngày ngược lại)

- Gió núi, gió thung lũng: là gió đổi chiều một cách tuần hoàn, thổi ở các vùng
núi trong các ngày quang đãng và ổn định, rõ rệt nhất là vào mùa hè. Ban ngày
gió thổi từ thung lũng lên cao dọc theo sườn núi nóng, ban đêm gió thổi từ
sườn núi lạnh xuống thung lũng (Hình 3.16).

- Gió Foehn (gió địa hình): cũng là một loại gió địa phương hình thành do sự
hoàn lưu động lực. Đây là một thứ gió nóng, khô thổi từ trên núi xuống. Bên
kia núi, do ảnh hưởng của địa hình càng lúc càng cao làm nhiệt độ gió giảm
dần, độ ẩm gia tăng dần dẫn đến gây mưa tại chỗ (Hình 3.17). Kết quả khi gió
lên đến đỉnh núi thì khá khô và gia tăng nhiệt khi đi dần xuống núi. Đây là loại
gió rất đặc trưng của dãy Trường Sơn nước ta, nhất là đoạn tỉnh Quảng Trị -
Quảng Bình (gió Lào).

Hướng gió về đêm

Núi cao Núi cao

Thung lũng

Hình 3.16 Hướng gió về đêm ở một thung lũng dưới sườn núi
(Ban ngày hướng gió thổi theo chiều ngược lại)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 36
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mây
Gió

Vùng
Mưa khô
Vùng Núi cao
ướt

Hình 3.17 Gió địa hình (gió foehn)

3.4.4 Dông
Dông (storm) là hiện tượng thường xảy ra trong mùa hè, ở Việt Nam khoảng từ tháng 4
đến tháng 8. Dông hình thành do sự phóng điện trong các đám mây dày đặc, tạo thành
chớp sấm, đôi khi đi kèm với gió mạnh và mưa rào. Nguyên nhân gây ra dông là trong
mùa hè, mặt đất bị nóng lên do hấp thu nhiều bức xạ mặt trời làm các luồng không khí
nóng và ẩm bốc lên cao, không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn tới ở phía dưới (Hình 3.18).
Đây là một dạng đối lưu, hình thành dông nhiệt. Trường hợp, luồng không khí nóng và
ẩm bốc lên cao dọc theo các sườn núi, gọi là dông địa hình. Khi lên đến một độ cao nào
đó, các đám mây tích điện chạm nhau gây nên chớp sấm, nhiệt độ khối không khí giảm
gây nên các trận mưa rào lớn.

Hình 3.18 Ba giai đoạn của một cơn dông

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 37
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Giai đoạn khởi phát: Hiện tượng đối lưu tạo nên những đám mây tích (cumulus),
sau đó phát triển thành mây vũ tích (cumulonuums). Hơi nước chuyển thành các
giọt nước giải phóng năng lượng.
• Giai đoạn chín muồi: Các giọt nước bị đông lại. Trên đỉnh mây bắt đầu trải rộng
ra như hình "cái đe". Các tinh thể nước đá và nước mưa hoà lẫn rơi xuống mạnh
mẽ. Mưa bắt đầu rơi.
• Giai đoạn suy tàn: Các cụm mây mất dần hơi nước và rã tan dần. Cơn dông có
thể tiếp tục nếu có các cụm mây mới phát triển chung quanh các bờ cạnh của
chúng.

Dông có thể gây tác hại đối với mùa màng và con người. Trong cơn dông có mưa lớn, gió
giật mạnh có thể làm gãy đổ cây cối, gây sấm chớp nguy hiểm. Tuy nhiên, người ta ghi
nhận nước mưa trong các cơn dông có nhiều lượng đạm hơn các cơn mưa bình thường.

3.3.5 Bão tố
Bão (hurricane/typhoon) là một xoáy thuận nhiệt đới phát triển mạnh tạo nên một vùng
gió lớn, xoáy mạnh và mưa to trải ra ở một diện rộng. Trong mùa nóng, nhiệt độ nước
biển tăng cao (t° ≥ 25°C), lượng không khí ẩm và nóng bốc lên cao, gặp tác dụng của lực
ly tâm của trái đất tạo thành các xoáy, các xoáy này di chuyển gặp các dòng không khí di
chuyển thẳng đứng sẽ tạo thành các dải hội tụ làm cho vòng xoáy mạnh lên và hình thành
bão.

Đường kính một cơn bão có thể lên đến vài trăm kilômét, chiều cao từ 3 - 9 km, tốc độ di
chuyển của cơn bão khoảng 10 - 20 km/giờ, diện tích ảnh hưởng của cơn bão có thể rộng
từ 800 - 1.500 km2. Cách khu vực trung tâm bão khoảng 100 - 200 km, thường có gió cấp
6, cấp 7. Vùng trung tâm bão gió giật lên cấp 10, cấp 11, có khi đến cấp 12 (vận tốc gió
có thể từ 100 - 200 km/giờ). Trong khu vực bão, lượng mưa rất lớn, có khi đạt đến vài
trăm milimét nước trong 1 ngày đêm. Tại Việt Nam, bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến
tháng 11 hằng năm, khoảng 60% cơn bão xuất phát từ vùng biển của quần đảo Caroline,
Philippines, còn lại khoảng 40% cơn bão từ các nơi khác phía nam Biển Đông.

(Xem Bài đọc thêm: " Những điều cần biết về bão" ở cuối chương)

Hình 3.19:

Hình ảnh cơn bão


Andrew đổ bộü vào
vùng biển Florida
(Ảnh vệ tinh khí tượng
Meteosat)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 38
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài đọc thêm SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MÂY
--- oOo ---

Mây là sản phẩm của sự ngưng kết hơi nước trong lớp khí quyển có độ cao vài trăm mét
trở lên. Mây tập hợp bởi các giọt nước nhỏ li ti có đường kính lớn hơn 0,005 mm hoặc
những tinh thể băng đá có kính thước cỡ 0,25 - 0,50 mm. Những phân tử nước trong mây
tụ thành từng đám, có hình thể thay đổi tùy theo độ cao và lơ lửng trong không khí.
Những hạt nước trang mây lớn hơn 0,1 mm có thể rơi xuống đất thành mưa. Hạt mưa khi
rơi xuống đất có đường kính từ 1 - 7 mm. Mây được hình thành do các nguyên nhân sau:

• Do hiện tượng đối lưu nhiệt. Các khối khí mang hơi nước bốc lên theo phương thẳng
đứng. Mây có dạng múi bông, cuộn thành từng đống, ngọn tròn, chân mây ngang.
• Do ảnh hưởng bức xạ. Trong điều kiện thời tiết ổn định, mây có dạng tầng, từng lớp.
• Do sự hình thành front. Thường do không khí nóng chuyển động đi lên trên mặt dốc
của không khí lạnh, hình dạng và màu sắc mây thay đổi, có dạng sợi, màu trắng đến
xám xanh đậm. Mây này thường bao phủ bầu trời.

Tuỳ theo độ cao, người ta chia ra làm 4 loại mây chính và 10 dạng mây cơ bản (Hình
3.20):

+ Loại 1: mây tầng cao


Chân mây cao trên 6 km, cấu tạo bởi những tinh thể băng, không gây mưa, gồm 3 dạng:
+ Mây ti (Cirrus - Ci): là những đám mây có dạng mày phướn, hay hình sợi lông
tơ mỏng, không che khuất mặt trời, không cho mưa, báo hiệu thời tiết tốt. Trường hợp
mây ti có dạng bó lông dài nằm song song, đầu hơi cuốn thì báo trước có thể có con dông
hoặc bão sẽ đến.
+ Mây ti tích (Cirro-cumulus - Cc): có dạng múi bông, nụ mây trắng mỏng phân
bố thành hàng, cụm. Từ dưới đất nhìn lên, mây ti tích giống như một bãi cát có sóng,
không che khuất ánh sáng mặt trời, không cho mưa, thời tiết tốt nếu có màu trắng.
Trường hợp mây chuyển qua màu xám kết hợp với may ti dạng bó lông dài thì báo trước
trời có thể có bão.
+ Mây ti tằng (Cirro-stratus - Cs): màng mây mỏng, màu trắng nhạt hoặc xám
trắng, có khi che phủ cả bầu trời nhưng không che khuất hết ánh sáng mặt trời hoặc mặt
trăng gây hiện tượng quầng viền sáng không cho mưa nhưng có thể sắp có mưa.

+ Loại 2: mây tầng giữa


Chân mây có độ cao từ 2 - 6 km, tầng này mây lớn và dày hơn, mang hơi nước và tinh thể
băng, mây có màu xám và tạo bóng râm ở mặt đất, gồm 2 dạng:
+ Mây trung tích (Alto-cumulus - Ac): gồm nhiều mảng mâ trắng và xám ở thấp
hơn mây ti, có kích thước lớn hơn và phân bố thành hàng hay gợn sóng có dạng luống
cày hoặc cuộn tròn như đàn cừu. Hiện tượng tiêu biểu của mây này là có tán và áng sáng
ngũ sắc. Nếu có dạng đàn cừu thì báo hiệu trời sắp mưa. Ở dạng chồng chất như tường thì
sẽ có dông.
+ Mây trung tằng (Alto-stratus - As): có hình dáng sợi tơ mỏng, màu xám hơi
xanh như một tấm màn hoặc có màu trắng đục như nhìn qua cửa kính mờ. Mây này cho
mưa.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 39
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Loại 3: mây tầng thấp


Chân mây cao dưới 2 km, gồm những may lớn, không có đường viền, có 3 dạng:
+ Mây tằng (Stratus - St): chứa nhiều hơi nước, dày, có dạng đồng nhất và màu
xám tối. Mây thường sinh ra mưa phùn và thường xuất hiện vào mùa xuân.
+ Mây tằng tích (Strato-cumulus - Sc): thường xếp thành những dải song song
nhưng các luống cày hay xếp từng lớp sóng hoặc dạng hình nấm. Mây tằng tích có màu
trắng, ở giữa có màu xám dày đặc. Mây này cho mưa nhỏ rải rác.
+ Mây vũ tầng (Nimbo-stratus - Ns): lớp mây xám thẫm, dày đặc bao trùm bầu
trời không cho áng sáng chiếu xuống. Mây này cho mưa lớn và kéo dài.

+ Loại 4: mây phát triển theo chiều thẳng đứng


Chân mây thấp dưới 2 km nhưng đỉnh của mây có thể cao đạt 6 - 8 km, có 2 dạng:
+ Mây tích (Cumulus - Cu): có dạng cuộn bông lớn, như cuộn khói nhô lên cao
như đầu bắp cải, phần trên có viền rõ rệt, nổi bậc trên nền trời xanh, đáy phẳng. về mùa
hè, mây tích thường xuất hiện buổi sáng, khoảng giữa trưa phát triển mạnh nhất, về chiều
tỏa rộng như một quả núi. Mây này biểu hiện thời tiết tốt.
+ Mây vũ tích (Cumulo-nimbus - Cb): khối mây trắng lớn, chân màu thẫm. mây
Cb là sự phát triển của mây Cu. Dạng mây phát triển thành hình khối, thẳng đứng như
một cột tháp khổng lồ. Mây này có thể kết thúc bằng các cơn dông và mưa rào có sấm
chớp, gió lốc và đôi khi có vòi rồng.

Mây ti (Cirrus - Ci)

Mây ti tích
(Cirro-cumulus - Cc)

Mây ti tằng
(Cirro-stratus - Cs)
Mây trung tích
(Alto-cumulus - Ac)
Mây vũ tích
(Cumulo-nimbus - Cb)
Mây tằng tích
(Strato-cumulus - Sc)
Mây tích (Cumulus - Cu)

Mây vũ tầng
(Nimbo-stratus - Ns)

Hình 3.20 Hình dạng và vị trí các loại mây khác nhau

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 40
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài đọc thêm

CÁC QUI ĐỊNH GỌI MƯA TRONG CÁC BẢN TIN THỜI TIẾT

Lượng mưa được tính bằng chiều dày đo bằng mm của lớp nước rơi trên một mặt phẳng
nằm ngang, không bốc hơi, không thấm và chảy tràn đi. Dụng cụ đo mưa gọi là vũ lượng
kế (rain gauge) (hình 3.21). Cường độ mưa là lượng mưa tính ra mm rơi trong 1 phút.
Cường độ mưa vượt quá 1 mm/phút gọi là mưa rào.

Tên gọi Qui định về diện mưa (khu vực mưa)


• Mưa vài nơi Số trạm có mưa ≤ 1/3 tổng số trạm đo mưa khu vực.
• Mưa rải rác Số trạm có mưa > 1/3 hoặc = 1/2 tổng số trạm đo mưa khu vực.
• Mưa nhiều nơi Số trạm có mưa > 1/2 tổng số trạm đo mưa khu vưc.

Tên gọi Qui định về lượng mưa


• Mưa không đáng kể Lượng mưa từ 0,0 - 0,5 mm.
• Mưa nhỏ Lượng mưa từ 0,5 - 10,0 mm
• Mưa vừa Lượng mưa từ 10,0 - 50,0 mm
• Mưa to Lượng mưa từ 50,0 - 100,0 mm
• Mưa rất to Lượng mưa > 100,0 mm

Hình 3.12 Đo mưa

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 41
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài đọc thêm NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÃO


--- oOo ---

1. Thời gian thường có bão tại các địa phương Việt Nam
• Từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa: tháng 7, 8, 9
• Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế: tháng 7, 8, 9, 10
• Từ Đà Nẳng đến Thuận Hải: tháng 9, 10, 11
• Từ Thuận Hải đến Cà Mau: tháng 10, 11, 12

2. Phân biệt áp thấp nhiệt đới và bão


Vùng áp suất thấp của không khí phát sinh trên các biển nhiệt đới, khi có sức gió mạnh từ
cấp 6 đến cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km/giờ) gọi là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió mạnh
từ cấp 8 trở lên (tức là từ 62 km/giờ trở lên) gọi là bão; sức gió mạnh đến cấp 12 trở lên
(trên 118 km/giờ) thì được gọi là bão mạnh.

3. Phân biệt tin áp thấp nhiệt đới về các loại tin bão
3.1 Tin bão
Căn cứ vào vị trí, tình hình phát triển cụ thể của bão, các bản tin bão được phân thành 5
loại:
1. Tin bão theo dõi: Khi bão còn ở phía Đông kinh tuyến 120° Đông, nhưng phát hiện
bão có khả năng di chuyển vào biển Đông thì phát tin bão theo dõi. Loại tin này
không phổ biến rộng rãi.
2. Tin bão xa: Khi vị trí trung tâm bão ở phía tây kinh tuyến 120° Đông, còn cách bờ
biển đất liền nước ta trên 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía nước ta; hoặc
khi vị trí trung tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến
1.000 km nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta.
3. Tin bão gần: Khi vị trí trung tâm bão ở phía Tây kinh tuyến 117° Đông, cách điểm
gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di
chuyển về phía đất liền nước ta; hoặc khi vị trí trung tâm bão cách điểm gần nhất
thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km, nhưng chưa có khả năng di chuyển
về phía đất liền nước ta trong một vài ngày tới.
4. Tin bão khẩn cấp: Khi vị trí trung tâm bão ở phía Tây kinh tuyến 115° Đông, cách
điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 km trở lên và có khả năng di
chuyển về phía đất liền nước ta trong một vài ngày tới; hoặc khi vị trí trung tâm bão
cách điểm gần nhất cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km.
5. Tin cuối cùng về cơn bão: Khi bão đã tan hoặc không còn khả năng ảnh hưỏng đến
nước ta nữa.

3.2 Tin áp thấp nhiệt đới


Đối với các bản tin áp thấp nhiệt đới không chia thành các loại khác nhau như đối với các
bản tin bão mà chỉ có một loại duy nhất là "tin áp thấp nhiệt đới".

(Theo Phân Viện Khí tượng Thủy văn TP. Hồ Chí Minh)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 42
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài đọc thêm
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ 24 TIẾT KHÍ HẬU
--- oOo ---
Trong sản xuất nông nghiệp theo kiểu cổ truyền, người nông dân Việt Nam thường quan
sát sự vận động và vị trí của mặt trăng theo từng mùa để định thời gian gieo trồng, cấy
bón, chăm sóc và ước tính thời kỳ thu hoạch mùa màng ứng với âm - dương lịch mà sáng
tạo ra một kiểu "nông lịch" của riêng mình. Người Châu Âu xưa cách đây vài trăm năm
trước Công nguyên đã căn cứ vào vị trí bóng mặt trời hoặc chòm sao Bắc đẩu cùng một
số hiện tượng thiên nhiên khác để xác định được các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và
đông chí.

Người Trung hoa xưa, từ những năm 130 trước Công nguyên đã có những sách Thiên văn
ghi chép từ vị trí lưu vực sông Hoàng Hà để xây dựng lịch. Họ nhìn vị trí Mặt trời chuyển
động biểu kiến giữa các chòm sao, vạch ra một đường tròn gọi là đường Hoàng đạo. Chia
đường Hoàng đạo ra làm 12 cung, mỗi cung dài 30° và gọi tên 12 con vật tượng trưng
cho 12 cung: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo - theo người Việt nam, còn
người Trung hoa thì lấy con thỏ -), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân
(khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây, ngược chiều
kim đồng hồ, cụ thể theo thứ tự từ cung Hợi sang cung Tuất, rồi đến cung Dậu và cuối
cùng đến cung Tý. Ngày mà Mặt trời đi qua 2 cung gọi là Trung khí, ngày đi qua điểm
giữa mỗi cung gọi là Tiết khí. Tổng cộng có 12 Trung khí và 12 Tiết khí xen kẽ nhau
trong 1 năm, gộp chung gọi là 24 tiết, có ngày tháng dương lịch và tên gọi như sau:

Tiết khí Trung khí


4/2 Lập xuân (đầu xuân) 20/2 Vũ thủy (ẩm ướt)
6/3 Kinh trập (sâu nở) 21/3 Xuân phân (giữa xuân)
3/4 Thanh minh (trong sáng) 21/4 Cốc vũ (mưa thuận)
6/5 Lập hạ (đầu hè) 22/5 Tiểu mãn (lúa xanh)
6/6 Mang chủng (lúa trổ) 22/6 Hạ chí (giữa hè)
8/7 Tiểu thử (nắng vừa) 23/7 Đại thử (nắng to)
8/8 Lập thu (đầu thu) 24/8 Xử thử (nắng yếu)
8/9 Bạch lộ (mưa ngâu) 23/9 Thu phân (giữa thu)
8/10 Hàn lộ (mát mẻ) 24/10 Sương giáng (sương rơi)
8/11 Lập đông (đầu đông) 23/11 Tiểu tuyết (tuyết nhẹ)
8/12 Đại tuyết (tuyết nhiều) 22/12 Đông chí (giữa đông)
6/1 Tiểu hàn (lạnh vừa) 21/1 Đại hàn (giá rét)

Một điều lưu ý là 24 tiết khí hậu này đều được ghi trong âm lịch, trong khi ngày xuất hiện
của nó lại hầu như rơi vào những ngày nhất định trong năm của dương lịch. Những phản
ánh đặc trưng khí hậu, vật hậu chỉ phù hợp với vùng lưu vực sông Hoàng Hà nên nếu áp
dụng ở Việt Nam thì phải có điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Tuy nhiên hiện nay, cách
theo dõi khí hậu kiểu này, càng ngày càng ít được nông dân sử dụng hơn là theo dõi các
bản tin dự báo thời tiết của các cơ quan chuyên môn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 43
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 4. LƯU VỰC SÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN


BẰNG NƯỚC
4.1 Hệ thống sông ngòi
Hơi nước từ mặt thoáng địa cầu bốc lên khí quyển, tập hợp lại thành mây. Trong các điều
kiện thích hợp, hơi nước trong mây ngưng tụ lại thành mưa rơi xuống đất. Lượng nước
mưa một phần bị tổn thất do bốc hơi trở lại trên không trung, một phần đọng lại ở các khu
trũng và thấm xuống đất, phần còn lại sẽ chảy tràn theo sườn dốc theo tác dụng của trọng
lực. Phần chảy tràn này sẽ đi theo các khe rãnh, dần dần hợp thành suối, sông ... và tiếp
tục đổ ra hồ hoặc biển. Tất cả các khe, suối, hồ, đầm, sông rạch lớn nhỏ khác nhau ... hợp
lại thành hệ thống sông ngòi (river system). Hệ thống sông có thể có dạng hình nan quạt,
dạng hình lông chim, dạng phân bố song song hoặc dạng hỗn hợp (hình 4.1, hình 4.2).

Dạng hình nan Dạng hình lông

Dạng hình song song Dạng phân bố hỗn hợp

Hình 4.1 Các dạng phân bố sông nhánh trong một lưu vực sông

Hình 4.2 Một dạng phân bố sông giữa hình cành cây và hình lông chim

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 44
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tên của hệ thống sông thường lấy từ tên con sông chính trong hệ thống đó. Thông thường
con sông chính là con sông dài nhất, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất trực tiếp đổ ra biển
hoặc các hồ nội địa. Ví dụ sông Mekong (hình 4.3), sông Hồng, sông Nil, ...

Hình 4.3 Hệ thống sông Mekong

Các sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, sông chảy vào sông nhánh cấp I gọi
là sông nhánh cấp II, tương tự như vậy, sông nhánh cấp III sẽ đổ vào sông nhánh cấp
II,.... (hình 4.4). Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính quyết định tích chất
dòng chảy trên hệ thống sông.

Sông nhánh
Sông nhánh Sông nhánh cấp I
cấp III cấp II
Sông nhánh
cấp I
Sông chính

Hình 4.4 Sự phân cấp các nhánh sông

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 45
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2 Lưu vực sông và các đặc trưng của sông


4.2.1 Lưu vực sông
Lưu vực sông (river basin) là phần mặt đất mà nước trên đó (kể cả nước mặt và nước
ngầm) sẽ chảy ra sông. Nói cách khác, lưu vực sông là phần diện tích khu vực tập trung
nước của sông. Lưu vực sông được giới hạn bằng đường phân nước (water-shed line) của
lưu vực. Có 2 loại đường phân nước: đừng phân nước mặt và đường phân nước ngầm
(Hình 4.5):

• Đường phân nước mặt là đường nối liên tục các điểm cao nhất chung quanh lưu
vực và giới hạn bởi các lưu vực khác. Nước mưa rơi xuống đường phân nước sẽ
chảy về 2 phía của đường phân nước và đi về 2 lưu vực khác kế cận nhau theo
sườn dốc của chúng.

• Đường phân nước ngầm phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các lưu vực.
Thông thường đường phân nước mặt và ngầm không trùng nhau.

Thực tế, người ta thường lấy đường phân nước mặt để xác định diện tích lưu vực và gọi
là đường phân lưu. Muốn xác định đường phân lưu phải căn cứ vào bản đồ địa hình có vẽ
các đưòng đồng cao độ (Hình 4.6).

Bốc thoát Mây


hơi
Đường phân
nước mặt Mưa

Điểm phân
nước ngầm
Đồng lụt

Đất thấm

Đất thấm
Đất không thấm

Hình 4.5 Lưu vực sông và khái niệm đường phân nước

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 46
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4.6 Lưu vực sông với các đường đồng cao độ

4.2.2 Sự hình thành dòng chảy sông ngòi


Dòng chảy trong sông ở nước ta đều do mưa xuống khu vực tạo thành. Khi mưa rơi
xuống đất, một phần tạo thành dòng chảy mặt đổ ra sông, phần còn lại ngầm xuống đất và
tạo thành dòng chảy ngầm cung cấp cho hệ thống sông.

Sự hình thành dòng chảy mặt sinh ra trong thời gian có mưa. Khi có mưa, lúc đầu do độ
ẩm của đất nhỏ, lượng mưa bị ngầm vào đất và không sinh ra dòng chảy. Sau một thời
gian kể từ lúc bắt đầu mưa, cường độ thấm giảm đi và trên mặt đất bắt đầu sinh ra dòng
chảy mặt. Lượng nước chảy trên mặt lưu vực một phần bị tổn thất do phải lấp vào các
chỗ trũng trên mặt đất, một phần bị ngấm xuống đất trong quá trình chuyển động trên mặt
lưu vực, một phần bị bốc hơi, phần còn lại chảy vào các khe nhỏ và tập trung dần vào các
khe lớn hơn và dần dần đổ vào hệ thống sông suối. Thời gian tập trung nước mưa về hệ
thống sông suối khá nhanh, bởi vậy dòng chảy mặt sẽ không còn nữa sau một khoảng
thời gian không dài khi mưa kết thúc.

Lượng nước mưa ngấm vào đất sẽ bổ sung cho lượng nước ngầm có trong đất, làm cho
mực nước ngầm tăng lên. Một phần lượng nước ngấm xuống bị bốc hoi qua mặt đất, một
phần mất đi do rễ cây hút. Nước ngầm vận chuyển về hệ thống sông với thời gian tập
trung tùy thuộc lớn vào tương quan giữa mực nước sông và mực nước ngầm. Do đó, sự
tồn tại dòng chảy ngầm trên hệ thống sông ngòi kéo dài sau một khoảng thời gian khá
dài. Đối với các sông nhỏ hoặc khe suối, thời gian duy trì dòng chảy ngầm có thể chỉ một
vài tháng, còn các sông lớn dòng chảy ngầm có thể kéo dài cả năm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 47
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2.3 Các đặc trưng hình học của lưu vực


4.2.3.1 Diện tích lưu vực
Diện tích lưu vực F (km2) là diện tích được khống chế bởi đường phân lưu của khu vực
(Hình 4.7). Diện tích lưu vực được xác định từ bản đồ có tỉ lệ xích trong khoảng 1/10.000
đến 1/100.000. Có thể dùng phương pháp phân ô vuông hoặc dùng máy đo diện tích để
xác định diện tích lưu vực.

Hình 4.7 Định diện tích lưu vực bằng phương pháp phân ô vuông

4.2.3.2 Chiều dài sông chính và chiều dài lưu vực


Chiều dài sông chính L (km) là chiều dài tính theo chiều dòng chảy đo từ nguồn sông đến
cửa sông. Sông chính là con sông có chiều dài dài nhất (hoặc tải lưu lượng lớn nhất).

Chiều dài lưu vực L' (km) là tổng các chiều dài các đoạn gấp khúc từ cửa sông qua các
điểm giữa các đoạn thẳng cắt ngang lưu vực cho điểm nguồn của sông. Các đường cắt
ngang lưu vực lấy vuông góc với trục dòng chính tại vị trí vẽ đường cắt ngang đó (Hình
4.8). Thông thường, người ta coi chiều dài sông chính là chiều dài lưu vực, tức L' = L1.

Ln L' (km) = L1 + L2 + L3 + ... + Li + ... + Ln


Ln-2
Ln-1
L3
Nguồn sông
L1
Li
L2

L (km)
Cửa sông

Hình 4.8 Cách xác định chiều dài sông và chiều dài lưu vực

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 48
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2.3.3 Chiều rộng bình quân lưu vực


Chiều rộng bình quân lưu vực B (km) là tỉ số diện tích và chiều dài lưu vực.
F
B= (4-1)
L1

4.2.3.4 Hệ số hình dạng lưu vực


Hệ số hình dạng lưu vực Kd là tỉ số giữa bề rộng lưu vực và chiều dài lưu vực. Kd biểu thị
hình dạng của lưu vực, thông thường thì Kd ≤ 1. Lưu vực càng có hình dạng vuông thì Kd
→ 1.0, ngược lại càng hẹp và càng dài thì Kd càng nhỏ và khả năng tập trung nước lũ
càng lớn (Hình 4.9).

B L1 . B F
Kd = = 2 = 2 (4-2)
L1 L1 L1

H (m)

Kd << 1

t
H (m)

Kd # 1
t

Hình 4.9 Hình dạng của lưu vực ảnh hưởng đến khả năng tập trung nước lũ

4.2.3.5 Độ cao bình quân lưu vực


Độ cao bình quân lưu vực Hbq xác định từ bản đồ đường đồng mức cao độ (Hình 4.10).
n

∑ f .h
i =1
i i
H bq = ( m) (4-3)
 n

 ∑ f i = F
 i =1 

trong đó: hi - cao trình bình quân giữa 2 đường đồng mức cao độ
fi - diện tích giữa 2 đường đồng mức cao độ
n - số mảnh diện tích

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 49
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

hi
hi+1
1100 li
fi 1400

1200
1600 1500

1300

Hình 4.10 Xác định độ cao bình quân lưu vực bằng đường đồng mức

4.2.3.6 Độ dốc bình quân lưu vực J


n

∑l
i =1
i
J = ∆h. (4-4)
 n 
 ∑ f i = F
 i =1 

trong đó: li - khoảng cách bình quân giữa 2 đường đồng mức gần nhau.
∆h - chênh lệch cao độ giữa 2 đường đồng mức (trên bản đồ địa hình
thường có các giá trị như nhau đối với mọi đuờng đồng mức, nghĩa là các giá trị tăng
giảm của đường đồng mức đều như nhau).

4.2.3.7 Mật độ lưới sông


Mật độ lưới sông D (km/km2) bằng tổng chiều dài (Σ Li) của tất cả các sông suối trên lưu
vực chia cho diện tích lưu vực F.

∑L
i =1
i
D= (4-5)
F

Sông suối càng dày, mật độ lưới sông càng lớn. Những vùng có nguồn nước phong phú
thì D thường có giá trị cao (Hình 4.11).

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 50
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4.11 Mật độ lưới sông cho biết sự phong phú của nguồn nước của lưu vực

4.2.4 Các đặc trưng biểu thị dòng chảy


4.2.4.1 Lưu lượng nước
Lưu lượng nước (water discharge) là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn
vị thời gian là 1 giây (m3/s). Lưu lượng là tích số của vận tốc trung bình dòng chảy nhân
cho diện tích mặt cắt ướt của dòng chảy. Vận tốc dòng chảy được đo bằng lưu tốc kế
(Hình 4.12)

Hình 4.12 Lưu tốc kế kiểu cá sắt

Lưu lượng nước tại một thời điểm bất kỳ gọi là lưu lượng tức thời. Quá trình thay đổi của
lưu lượng nước theo thời gian tại tuyến cửa ra gọi là quá trình lưu lượng, ký hiệu là Q(t)
hoặc Q ~ t. Đồ thị của sự thay đổi giữa lưu lượng nước và thời gian là đường quá trình
lưu lượng nước.

Lưu lượng bình quân trong một khoảng thời gian T bất kỳ là giá trị trung bình của lưu
lượng nước trong khoảng thời gian đó. Lưu lượng bình quân được tính theo công thức
tích phân hoặc biểu thức sau:

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 51
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
n

1 T
∑Q i
Q = . ∫ Q( t ) dt
i =1
hoặc Q= (4-6)
T o n

trong đó Q là giá trị bình quân của lưu lượng, n là số thời gian tính toán, Qi là lưu lượng
bình quân tại mỗi thời đoạn thứ i bất kỳ.

4.2.4.2 Tổng lượng dòng chảy


Tổng lượng dòng chảy W (m3 hay km3) là lượng nước chảy qua mặt cất cửa ra trong một
khoảng thời gian T nào đó từ thời điểm t1 đến t2, T = t2 - t1.
t2
W = ∫ Q( t ) dt hoặc W = Q (t 2 − t1 ) (4-7)
t1

trong đó Q là lưu lượng bình quân trong khoảng thời gian T.

4.2.4.3 Độ sâu dòng chảy


Giả sử đem tổng lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một khoảng thời gian nào đó
trải đều trên toàn diện tích lưu vực, ta được 1 lớp nước có chiều dày là Y (thường tính
bằng mm) - gọi là độ sâu dòng chảy.

10 3 .W W
Y=
6 = 3 (4-8)
10 . F 10 . F
trong đó W là tổng lượng nước (m3), F là diện tích lưu vực (km2).

4.2.4.4 Module dòng chảy


Module dòng chảy là trị lưu lượng trên 1 đơn vị diện tích lưu vực là 1 km2.
10 3 . Q
M= (l/s.km2) (4-9)
F

Tìừ các công thức trên, ta có dạng các biến đổi sau:
W = Y. F . 103 (4-10)
và Y = M.T.106 (mm) (4-11)

4.2.4.5 Hệ số dòng chảy


Hệ số dòng chảy α là tỷ số giữa độ sâu dòng chảy Y (mm) (hay còn gọi là lớp dòng chảy)
và lượng mưa tương ứng X (mm) sinh ra trong thời gian T.
Y
α= (4-12)
X
α là hệ số không thứ nguyên, vì 0 ≤ Y ≤ X nên 0 ≤ α ≤ 1.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 52
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hệ số α càng lớn, tổn thất dòng chảy càng nhỏ và ngược lại. Bởi vậy, α phản ánh tình
hình sản sinh dòng chảy trên lưu vực. Module dòng chảy M phản ánh khả năng phong
phú của nguồn nước trong một lưu vực. Tương tự, độ sâu dòng chảy Y càng lớn thì
lượng nước càng nhiều. Để so sánh mức độ dồi dào nguồn nước, 2 trị số M và Y thường
được sử dụng.

4.3 Phương trình cân bằng nước


4.3.1 Nguyên lý
Phương trình phản ánh một cách định lượng vòng tuần hoàn của nước trong một lưu vực
sông, trong một lưu vực riêng biệt hoặc trên toàn trái đất được gọi là phương trình cân
bằng nước (water balance equation).

Phương trình cân bằng nước xuất phát từ định luật bảo toàn vật chất, đối với một lưu vực
có thể phát biểu như sau: "Hiệu số của lượng nước đến và lượng nước đi khỏi một lưu
vực trong một thời đoạn tính toán nhất định bằng sự thay đổi trữ lượng nước chứa trong
lưu vực đó " (Hình 4.13).

TỔNG LƯỢNG TỔNG LƯỢNG CHÊNH LỆCH


NƯỚC ĐẾN NƯỚC ĐI LƯỢNG NƯỚC
TRỮ

Hình 4.13 Tổng quát hóa phương trình cân bằng nước

4.3.2 Phương trình cân bằng nước thông dụng


Trong một khu vực bất kỳ, giả thiết có một mặt trụ thẳng đứng bao quanh khu vực đó tới
tầng không thấm nước như hình vẽ 4.14.

Chọn thời đoạn ∆t bất kỳ. Dựa vào nguyên lý cân bằng nước, ta có biểu thức sau:
(X + Z1 + Y1 + W1 ) - (Z2 + Y2 + W2) = U2 - U1 = ± ∆U (4-13)

trong đó:
X - lượng mưa bình quân rơi trên lưu vực;
Z1 - lượng nước ngưng tụ trên mặt lưu vực;
Y1 - lượng dòng chảy mặt đến;
W1 - lượng dòng chảy ngầm đến.
Z2 - lượng nước bốc hơi bình quân khỏi lưu vực;
Y2 - lượng dòng chảy mặt đi;
W2 - lượng dòng chảy ngầm đi.
U1 - lượng nước trữ trong lưu vực ở thời đoạn đầu của ∆t;
U2 - lượng nước trữ trong lưu vực ở thời đoạn cuối của ∆t;
∆U : mang dấu + khi U1 > U2 và ngược lại.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 53
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bốc hơi
Z2
Chảy mặt đến
Y1 Mưa
X
Chảy mặt đi
Nước trữ
Y2
∆U
Chảy ngầm đến
W1
Chảy ngầm đi
W2
Lớp đất không thấm

Hình 4.14 Minh họa các giá trị trong phương trình cân bằng nước thông dụng

4.3.3 Phương trình cân bằng nước của lưu vực kín và hở trong
thời đoạn bất kỳ
4.3.3.1 Lưu vực kín
Lưu vực kín là lưu vực mà đường phân chia nước mặt và ngầm trùng nhau, khi đó không
có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy đến, tức là Y1 = 0 và W1 = 0. Gọi Y =
Y2 + W2 là tổng lượng nước mặt và ngầm chảy ra khỏi lưu vực và Z = Z2 - Z1 là lượng
bốc hơi đã trừ lượng ngưng tụ, ta có:

X = Y + Z ± ∆U (4-14)

4.3.3.2 Lưu vực hở


b. Lưu vực hở
Đối với lưu vực hở sẽ có lượng nước ngầm từ lưu vực khác chảy vào hoặc ngược
lại, khi đó phương trình cân bằng nước có dạng:

X = Y + Z ± ∆W ± ∆U (4-15)
trong đó : ± ∆W = W2 - W1

4.3.4 Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm


Phương trình (4-14) và (4-15) viết cho thời đoạn bất kỳ, tức ∆t có thể là 1 năm, 1 tháng, 1
ngày hoặc nhỏ hơn nữa. Để viết phương trình cân bằng nước trong thời đoạn nhiều năm,
người ta lấy bình quân trong nhiều năm các thành phần trong phương trình cân bằng
nước.

Với (4-14), xét trong n năm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 54
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
n n n n n

∑ Xi ∑ (Yi + Z i ± ∆U i ) ∑ Yi ∑ Zi ∑ ± ∆U i
i =1 i =1 i =1 i =1 i =1
= = + + (4-16)
n n n n n

Tổng Σ ±∆U có thể xem như bằng 0 do có sự xen kẽ của những năm nhiều nước và ít
nước, do đó phương trình (4-16) sẽ trở thành:
X0 = Y0 + Z0 (4-17)
n n n

∑X i ∑Y i ∑Z i
i =1 i =1 i =1
trong đó: X0 = ; Y0 = ; Z0 = .
n n n

Nếu n đủ lớn, thì X0 , Y0 , Z0 lần lược được gọi là chuẩn mưa năm, chuẩn dòng chảy năm
và chuẩn bốc hơi năm.

Đối với lưu vực hở, tương tự sẽ có:


X0 = Y0 + Z0 ± ∆W0 (4-18)

Trong trường hợp lưu vực hở, giá trị bình quân nhiều năm của ± ∆Wi không tiến đến 0
được vì sự trao đổi nước ngầm giữa các lưu vực không cân bằng thường diễn ra 1 chiều.
Cân bằng nước trung bình nhiều năm năm trên thế giới và Việt Nam có thể tham khảo ở
bảng 4.1.

Bảng 4.1 Cân bằng nước trung bình nhiều năm trên thế giới và Việt Nam
Lãnh thổ Diện tích Mưa Chảy mặt Bốc hơi
3 2 3 3 3
Vùng 10 Km mm 10 Km
3
mm 10 Km
3
mm 103Km
Toàn thế giới 510.000 1130 577 - - 1130 577
Toàn lục địa 149.000 800 119 315 47 485 72
Đại dương 361.000 1270 458 130 47 1400 505
Việt Nam 365 1850 857 993

4.4 Các hoạt động của con người ảnh hưởng đến cân
bằng nước khu vực
Con người là sinh vật chính cai quản tài nguyên nước trên trái đất. Sự hoạt động của con
người làm thay đổi vòng tuần hoàn nước và ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước khu vực.
Con người biết khai thác nguồn nước để tạo ra năng lượng, cung cấp nước cho canh tác
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ... và đồng thời cũng thải ra các chất ô nhiễm làm
chất lượng nguồn nước suy giảm (Hình 4.15). Ngoài ra các hoạt động phá rừng, đô thị
hoá, mở rộng các khu công nghiệp, giao thông, ... làm biến đổi tính chất chuyển vận nước
như làm thay đổi khả năng chảy tràn, thấm rút (Hình 4.16). Con người thải nhiều thán khí
(CO2) làm cán cân nhiệt độ trên trái đất thay đổi làm khí hậu biến đổi.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 55
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4.15 Hoạt động của con người làm ô nhiễm nước trong chu trình thuỷ văn

Hình 4.16 Quá trình đô thị hoá làm thay đổi lượng chảy tràn và thấm rút
(Nguồn: Federal Intergency Stream Restoration Working Group, US, 1998)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 56
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 5. THỦY TRIỀU VÀ SỰ XÂM NHẬP MẶN VÙNG


CỬA SÔNG
5.1 Khái niệm về vùng cửa sông
Cửa sông (Estuary/ Coastal area) là đoạn sông nối tiếp giữa dòng sông và khu vực chứa
nước sông, khu vực này có thể là dòng sông, hồ, kho nước hoặc biển. Trong chương này,
ta chỉ nói về cửa sông thông với biển chịu ảnh hưởng của thủy triều. Khu cửa sông là khu
quá độ giữa sông và biển. Có thể chia làm 3 vùng, một cách sơ bộ và mang tính khái
niệm, tùy vào loại cửa sông khác nhau (Hình 5.1):
• Vùng ven biển ngoài cửa sông
• Vùng cửa sông
• Vùng trên cửa sông

Nước mặn
từ biển Nước ngọt
từ sông

Biển Bờ biển Đoạn cửa sông Đoạn trên


ngoài cửa sông cửa sông

Hình 5.1 Khu vực cửa sông

5.1.1 Vùng ven biển ngoài cửa sông


Vùng ven biển là vùng biển trước cửa sông, có chiều sâu từ 10 - 20 m. Vùng này chứa
các vật trầm tích của sông, dần dần bồi đọng thành bãi cạn và nước biển bị nhạt rõ rệt
(nhất là về mùa lũ) so với ngoài biển. Ở đây, dòng chảy chịu ảnh hưởng của thuỷ triều ở
biển là chủ yếu.

5.1.2 Vùng cửa sông


Vùng cửa sông còn gọi là tam giác châu (delta), là phần giữa của khu cửa sông từ mép
biển cho tới chỗ sông phân nhánh. Ở đây, dòng chảy chịu chi phối bởi ảnh hưởng của cả
nước mặn từ biển lẫn nước ngọt từ dòng sông.

5.1.3 Vùng trên cửa sông


Vùng trên cửa sông là phần trên của khu vực cửa sông, bắt đầu từ đỉnh tam giác châu
(chỗ sông phân nhánh) lên đến chỗ giới hạn thủy triều lớn nhất trong mùa kiệt. Ở đây,
dòng chảy chịu chi phối của sông là chủ yếu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 57
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.2 Thuỷ triều


5.2.1 Định nghĩa thuỷ triều
Mực nước biển lên xuống theo một chu kỳ nhất định gọi là thủy triều (tide). Nói cách
khác, thủy triều là hiện tượng chuyển động của nước biển dưới tác động của các lực gây
ra bởi mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác lên các chất điểm nước của đại dương.
Nói chung, trong một ngày đêm, thường có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (một lần
vào ban ngày, một lần vào ban đêm), có 2 đỉnh và 2 chân khác nhau (Hình 5.2).

H (m) Đỉnh triều cao


. Đỉnh triều thấp

Biên độ
triều (lớn) Biên độ triều (nhỏ)
Sóng triều T (ngày)

Chu kỳ
triều

Chân triều cao


Chân triều thấp
1 ngày mặt trăng

Hình 5.2 Diễn biến một con triều trong một ngày

Đối với mỗi con triều, khi mực nước triều lên gọi là triều dâng (the rising tide), dâng đến
mức cao nhất gọi là đỉnh triều. Khi mực nước triều xuống gọi là triều rút (the flowing-out
tide), rút đến mức thấp nhất gọi là chân triều. Đối với 2 con triều trong 1 ngày, đỉnh
tương đối cao gọi là đỉnh triều cao, đỉnh thấp hơn gọi là đỉnh triều thấp. Tương tự, ta
cũng có chân triều cao và chân triều thấp.

Chênh lệch mực nước giữa đỉnh triều và chân triều kế tiếp gọi là biên độ triều (tidal
amplitude). Người ta cũng phân biệt biên độ triều lớn (chỉ khoảng cách giữa mực nước
cao nhất và thấp nhất), tương tự là biên độ triều nhỏ. Khoảng cách về thời gian giữa 2
đỉnh (hoặc 2 chân) liền nhau gọi là chu kỳ triều (tidal cycle).

Trong 1 tháng có 2 thời kỳ triều lớn, mỗi thời kỳ từ 3 - 5 ngày, triều lên xuống rất mạnh
(lên rất cao, xuống rất thấp), gọi là kỳ triều cường, và 2 thời kỳ triều bé lên xuống rất yếu,
gọi là kỳ triều kém (Hình 5.3).

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 58
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 5.3 Diễn biến thay đổi mực nước triều tháng (triều Biển Đông tháng 1/1982)

5.2.2 Phân loại thuỷ triều


Dựa vào chu kỳ triều, người ta phân thủy triều trên thế giới thành 4 loại:

5.2.2.1 Bán nhật triều đều


Bán nhật triều đều (regular semidiurnal tide) là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt
trăng (24h48') có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Đỉnh và chân trong 2 lần xấp xỉ
bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12h24' (Hình 5.4). Dạng triều này xuất hiện ở khắp Đại
Tây Dương. Ở Việt Nam, cửa biển Thuận An, Huế có loại thủy triều này. Vùng biển
Banboa, Panama là nơi điển hình cho loại triều này.

H (m) Đỉnh triều

t (h)

12h 24'
Chân triều
24h 48'

Hình 5.4 Bán nhật triều đều

5.2.2.2 Bán nhật triều không đều


Bán nhật triều không đều (irregular semidiurnal tide) là hiện tượng xảy ra trong 1 ngày
mặt trăng, cũng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, nhưng đỉnh và chân triều trong 2
lần đó khác nhau (Hình 5.5). Dạng triều này có nhiều nơi thuộc Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương. Vùng biển Vũng Tàu thuộc dạng bán nhật triều này.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 59
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
H (m)
Đỉnh triều cao
Đỉnh triều thấp
t (h)

12h 24'

Chân triều cao


Chân triều thấp
24h 48'

Hình 5.5 Bán nhật triều không đều

5.2.2.3 Nhật triều đều


Nhật triều đều (regular diurnal tide) là hiện tượng xảy ra trong 1 ngày mặt trăng chỉ có 1
lần triều lên và 1 lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ bằng 24 h 48' (Hình 5.6). Dạng triều
này có trong một số ít biển chủ yếu thuộc Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, vùng biển Hòn
Dáu, Hải Phòng dạng triều này. Vùng biển nước Úc là nơi đặc trưng cho loại nhật triều
đều.

H (m)
Đỉnh triều

t (h)
12h 24'

Chân triều

24h 48'

Hình 5.6 Nhật triều đều

5.2.2.4 Nhật triều không đều


Nhật triều không đều (irregular diurnal tide) là hiện tượng trong 1 ngày mặt trăng có 1
lần triều lên và 1 lần triều xuống, nhưng trong thời gian nửa tháng số ngày xuất hiện nhật
triều không quá 7 ngày, các ngày còn lại xuất hiện bán nhật triều (Hình 5.7). Loại triều
này có ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương. Ở biển Việt Nam, vùng Cửa Hội, Qui Nhơn,
vùng biển Hà Tiên là nhật triều không đều. Vùng biển cảng Đà Nẳng, có chế độ nhật triều

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 60
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
không đều, trong nửa tháng có tới 10 ngày có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng trong
ngày.

Hình 5.7 Triều ở Biển Tây vùng ĐBSCL là dạng nhật triều không đều

Hai loại triều dưới gọi chung là là triều hỗn hợp (mixed tide) hay tạp triều. Vùng biển Hà
Tiên cũng là một nơi mang tính chất triều hỗn hợp.

Chế độ thủy triều rất phức tạp, không thể hoàn toàn giống nhau cho dù trên cùng một
vùng biển. Bảng 5.1 dưới đây cho thấy, dọc theo bờ biển Đông của Việt Nam, chế độ
thủy triều khá khác xa nhau.

Bảng 5.1 Thủy triều ở một số cảng chính ở Việt Nam


Mực nước Độ lớn thủy triều trung
TT Cảng Chế độ triều trung bình bnh kỳ nước cường
(m) (m)
1 Cửa Ông Nhật triều đều 2,19 3,0
2 Hải Phòng Nhật triều đều 2,00 3,1
3 Đồ Sơn Nhật triều đều 1,90 3,0
4 Vinh Nhật triều không đều 1,71 2,5
5 Đà Nẳng Nhật triều không đều 0,90 1,0
6 Qui Nhơn Nhật triều không đều 1,24 1,4
7 Nha Trang Nhật triều không đều 1,30 1,4
8 Cam Ranh Nhật triều không đều 1,24 1,5
9 Cà Ná Nhật triều không đều 1,00 1,6
10 Sài Gòn Bán nhật triều không đều - 3,0
11 Vũng Tàu Bán nhật triều không đều 2,42 3,3
12 Hà Tiên Nhật triều không đều - 0,8
13 Côn Sơn Nhật triều không đều 2,28 3,3

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 61
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.2.3 Nguyên nhân gây ra thuỷ triều


Mặt trăng và mặt trời tác dụng tương hỗ với trái đất và gây ra lực tạo triều. Do mặt trăng
ở gần trái đất hơn nên lực tạo triều của mặt trăng lớn hơn 2,17 lần lực tạo triều của mặt
trời, mặt dầu mặt trời có khối lượng lớn hơn nhiều (Hình 5.8).

Nước kém

Nước lớn

Mặt trăng
(trăng tròn)
Trái đất

TRIỀU CƯỜNG
Mặt trời
Mặt trăng (bán nguyệt)

Nước lớn

Nước kém

Trái đất

TRIỀU KÉM
Mặt trời

Hình 5.8 Lực hút tương hỗ của mặt trăng và mặt trời tạo nên sự thay đổimực nước triều

Theo luật vạn vật hấp dẫn, lực hút của mặt trăng đối với 1 đơn vị khối lượng chất điểm
nước bằng:
M
FP = G. 2 (6-1)
R
Trong đó : G : là hằng số hấp dẫn
M : khối lượng mặt trăng
R : khoảng cách từ mặt trăng đến chất điểm nước

Thủy triều trên thực tế là tổng hợp của lực tạo thủy triều mặt trăng và thủy triều mặt trời.
Thêm vào đó các điều kiện vật lý như địa hình đáy, đường bờ, ma sát dòng chảy v.v....

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 62
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
còn tác dụng làm cho hiện tượng thủy triều biến dạng và phức tạp hơn. Do phân tích
chuyển động của hệ thống mặt trăng - trái đất, một chất điểm nước trên trái đất sẽ chịu tác
dụng của 4 lực:

1. Lực hấp dẫn của mặt trăng;


2. Lực hấp dẫn về tâm trái đất (trọng lực);
3. Lực ly tâm do trái đất quay chung quanh trọng tâm chung;
4. Lực ly tâm do trái đất tự quay quanh trục của nó.

Trong đó, lực (2) và (4) có hướng và độ lớn tác dụng đối với mỗi điểm cụ thể trên trái đất
đều không đổi, nên không ảnh hưởng đến thủy triều. Còn lại lực (1) và (3) là 2 lực gây ra
thủy triều.

5.3 Đặc tính thủy văn vùng cửa sông có thủy triều
5.3.1 Hiện tượng thuỷ triều ở cửa sông
Quá trình truyền sóng triều vào cửa sông có thể mô tả như sau:

• Trong thời gian triều bắt đầu lên, tốc độ nước sông tương đối mạnh hơn tốc độ dòng
triều cho nên đỉnh sóng triều không thể tiến ngay vào trong sông. Tuy vậy, sức mạnh
của nước sông cũng không đủ để đẩy dòng triều ra ngoài xa, kết quả nước triều nằm
tại nơi tiếp giáp giữa sông và biển, đồng thời nước sông bị biển cản không ngừng
đọng lại phía trước, sóng triều dần phát triển về phía thượng lưu.

• Triều lên đến lúc tốc độ dòng triều lớn hơn tốc độ dòng sông, đỉnh sóng triều mới dần
dần truyền vào sông, nước biển cũng chảy vào sông. Trong quá trình truyền triều vào
sông, do ảnh hưởng của đáy sông cao dần và nước sông chảy về cản trở, năng lực của
dòng triều bị tiêu hao, tốc độ dần dần giảm nhỏ, biên độ triều cũng bé dần.

• Khi triều tiến sâu vào sông, ngoài cửa sông bắt đầu thời kỳ triều xuống, mực nước
triều hạ dần, nước triều sau sóng triều chảy trở lại biển, cho nên dòng triều đang tiến
vào sông bị yếu đi đến một điểm nào đó, tốc độ dòng triều triệt tiêu với tốc độ dòng
nước sông chảy xuống, nước biển sẽ ngừng chảy ngược lên trên. Nơi đó đưọc gọi là
giới hạn dòng triều. Phía trên giới hạn này sóng triều vẫn còn tiếp tục đi một khoảng
nữa (do sự tích đọng của nước sông bị ứ lại sinh ra). Nhưng cao độ và biên độ sóng
triều giảm đi rất nhanh. Đến lúc biên độ triều bằng 0, lúc đó sóng triều tiến đến đến
điểm giới hạn gọi là giới hạn thủy triều.

Đoạn sông từ cửa sông đến giới hạn thủy triều gọi là đoạn sông chịu ảnh hưởng thủy
triều. Vị trí giới hạn này luôn thay đổi theo mùa lũ hay mùa kiệt của dòng chảy sông
ngòi. Quĩ đạo của các đỉnh sóng triều gọi là đường đỉnh triều, quĩ đạo các chân sóng gọi
là đường chân triều.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 63
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.3.2 Sự thay đổi mực nước cửa sông chịu ảnh hưởng triều
Sự thay đổi của mực nước ở cửa sông chịu ảnh hưởng không những quan hệ với lưu
lượng chảy trong sông mà còn quan hệ với sự thay đổi thủy triều, tốc độ và hướng gió, sự
thay đổi địa hình và đáy sông, v.v... Gió thổi từ biển vào làm cho mực nước triều cao
thêm và ngược lại, gió thổi từ từ đất liền ra biển làm cho mực nước triều thấp đi. Mức
nước tăng lên hay bớt đi do gió gọi là nước tăng hay nước giảm.

5.4 Sự xâm nhập mặn vào cửa sông


5.4.1 Hiện tượng xâm nhập mặn
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sông xảy
ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa kiệt. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm thấp,
thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm nước sông bị nhiễm mặn
(Hình 5.9). Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.

Gió

Cửa sông
Biển
Sông

Vùng trên Vùng cửa sông bị Vùng biển ngoài


cửa sông xâm nhập mặn cửa sông
(nước ngọt) (nước lợ) (nước mặn)

Hình 5.9 Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông

Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
• Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến
sâu vào đất liền.
• Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu
vào.
• Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.
• Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, ... sẽ
là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa.
• Hoạt động kinh tế của con người: việc lấy nước nhiều vào mùa khô (cả nước
mặt và nước ngầm) sẽ làm mặn đi vào vào đất liền nhiều hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 64
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Do sự khác biệt về tỷ trọng giữa nước biển và nước sông nên khi sóng triều truyền vào
cửa sông sẽ có dạng hình nêm, thường gọi là nêm mặn (Hình 5.10). Khi triều lên, nêm
mặn sẽ di chuyển vào sông làm nước sông bị dồn ép dòng nước ngọt từ nguồn chảy ra
biển, gây hiện tượng nước dâng ngược về hướng thượng lưu. Ngược lại, khi triều rút
đường nêm mặn sẽ rút nhanh về hướng biển, cộng theo sức đẩy của nước ngọt từ thượng
lưu làm dòng triều rút gia tăng vận tốc. Tùy theo vào sự tương tác giữa năng lượng dòng
triều và dòng chảy nước ngọt từ thượng lưu làm hình dạng đường nêm mặn không cố
định mà luôn thay đổi, có hình dạng khác nhau. Nếu có thêm tác nhân là gió trên mặt
nước, trên đường nêm mặn có thể có thêm lưỡi mặn trên đường nêm mặn. Ngay tại vị trí
có đường nêm mặn, ở các vị trí khác nhau, chất lượng nước (mặn lạt) cũng khác nhau.
Khi đo lưu lượng vùng cửa biển, cần lưu ý là dòng chảy có thể có 2 chiều ngược chiều
nhau (Hình 5.11).

Hình 5.10 Hình dạng đường nêm mặn vùng tiếp giáp dòng triều và dòng sông

V+ V-
V+ V-

Dòng chảy 1 chiều Dòng chảy 2 chiều Dòng chảy 1 chiều


(sông ra biển) (biển vào sông)
V+ Vận tốc chảy xuôi; V- Vận tốc chảy ngược

Hình 5.11 Phân bố vận tốc theo chiều sâu dòng sông chịu ảnh hưởng thủy triều

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 65
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.4.2 Môi trường nước vùng cửa sông


Vùng cửa sông là nơi tiếp giáp giữa sông và biển. Đây là nơi pha trộn giữa dòng nước
ngọt từ sông chảy về biển và dòng nước mặn từ biển ngược vào sông. Vùng cửa sông
thường là nơi có tính đa dạng sinh học cao do nhiều nguồn thức ăn, tôm cá, phiêu sinh
vật, rừng sát ven biển, ... Vùng cửa sông là nơi thuận lợi cho việc canh tác nuôi trồng
thủy sản nước mặn và nước lợ. Vai trò của rừng sát ven biển rất quan trọng trong việc
bảo vệ bờ biển, giữ đất lấn biển, chống xói mòn, ngăn ngừa tác hại của sóng biển và bão
tố. Đồng thời đây là nơi sinh sống của nhiều loại tôm cá, chim chóc, các loài bò sát,
lưỡng cư, ... Đất nhiễm mặn gặp khó khăn trong canh tác nông nghiệp, cung cấp nước
ngọt cho sinh hoạt của người dân. Việc khai thác nước ngầm vùng ven biển có thể làm
nước mặn xâm nhập sâu vào tầng nước ngầm ven biển (Hình 5.12).

Hình 5.12 Nước ngầm ven biển và sự xâm nhập mặn vào tầng nước ngầm

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 66
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 6. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG
6.1 Giới thiệu
Mọi sự tồn tại và phát triển của sinh giới đều phụ thuộc vào nước. Các vùng tập trung
nước, chủ yếu dọc theo các hệ thống sông ngòi, ao hồ, cửa sông, ... đều là những chiếc
nôi phát triển của lịch sử loài người. Dọc theo hệ thống sông Mekong là các khu vực hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp cũng như chính trị, kinh tế, vắn hóa xã hội, dân cư, ... của
bán đảo Đông Dương.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay và tương lai sẽ là một trung tâm nông
nghiệp lớn nhất của nước ta. Sông Cửu Long đã mở ra một tiềm năng khai thác to lớn
trong tất cả các ngành khác nhau. Tuy vậy tình trạng mất cân đối về nguồn nước vẫn phổ
biến, mùa lũ nước quá thừa và mùa kiệt nước thiếu nghiêm trọng, cộng thêm nạn nhiễm
mặn do thủy triều biển Đông và vịnh Thái lan gây ra làm hạn chế việc sản xuất nông
nghiệp.

Việc nghiên cứu chế độ Khí tượng - Thủy văn vùng ĐBSCL nhằm mục đích nắm được
các qui luật và diễn biến của thời tiết, khí hậu và tính chất dòng chảy của hệ thống
Mekong theo không gian và thời gian. Kết quả này sẽ làm tiền đề giúp cho việc qui hoạch
và tổ chức sản xuất các ngành kinh tế trong xã hội một cách hợp lý và việc sử dụng nứớc
đạt hiệu quả kinh tế cao.

6.2 Hệ thống Mekong


Mekong có nguồn gốc từ chữ "Mè Nảm Khoỏng" (tiếng Lào/Thái), có nghĩa là "sông
Mẹ" (ở Việt nam có từ dân gian tương tự là "sông Cái"). Đây là hệ thống sông lớn nhất
Đông Nam Á và cũng là hệ thống sông phức tạp nhất nước ta. Mekong đứng hàng thứ 10
trên thế giới về lưu lượng nước, thứ 15 về chiều dài và thứ 25 về diện tích lưu vực. Hệ
thống sông Mekong trải dài qua nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Mianmar, Thái Lan,
Lào, Campuchia và Việt Nam.

Do dòng sông chảy qua nhiều quốc gia nên nó mang tính quan hệ quốc tế. Năm 1957,
dưới sự bảo trợ của tổ chức Liên hiệp quốc, 4 quốc gia duyên hà dọc theo hạ lưu hệ
thống Mekong bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã thỏa thuận ký kết
hiệp ước thành lập "Ủy ban sông Mekong", lúc đó có trụ sở đặt tại Thái lan. Ủy ban có
nhiệm vụ phối hợp khảo sát và khai thác sông Mekong một cách hợp lý và kinh tế nhất.
Ủy ban được sự đỡ đầu của 11 cơ quan của Liên hiệp quốc như FAO, UNESCO, OMS,...
được sự ủng hộ và tài trợ của nhiều quốc gia cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác ngoài
khu vực.

Sông Mekong (Hình 6.1) có diện tích lưu vực vào khoảng 795.000 - 810.000 km2, chiều
dài dòng chính là 4.400 km, tổng lượng dòng chảy năm xấp xỉ trên 500 tỷ m3 nước. Năng
lượng có thể khai thác lên đến hàng tỷ KWH điện hàng năm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 67
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 6.1 Lưu vực sông Mekong

Từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000 m so với mực nước biển, sông Mekong đổ dài
xuống theo hướng từ Bắc xuống Nam là chủ yếu, nhưng khi đến ĐBSCL thì rẽ ngoặc
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông chảy qua nhiều khu vực có đặc điểm địa chất, địa
lý khác nhau rất phức tạp thể hiện ở những đoạn đổi khúc đột ngột. Maspéro, một nhà địa
chất học người Pháp, (1919) khi xét về lịch sử phát triển của sông Mekong đã cho rằng
xưa kia tồn tại 2 dòng sông cùng chảy vào đồng bằng châu thổ Mênam (Thái Lan), lúc đó
có thể đang ở dạng vịnh - biển. Do ảnh hưởng của hiện tượng tạo sơn ở kỷ Tân sinh, 2
dòng này đã nhập thành một chảy theo biên giới Lào - Thái như ngày nay. Ông cũng cho
rằng ngày xưa có thể sông Mekong nối liền với các sông Vàm cỏ và cả sông Sàigon,
nhưng do tác động của Tân kiến tạo, các dòng này tách nhau ra và sông Mekong chảy
riêng rẽ theo 2 dòng Tiền giang và Hậu giang rồi đổ ra biển theo nhiều cửa sông, đồng

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 68
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
thời mang các chất trầm tích bồi lằng cho đồng bằng Nam Việt như ngày nay. Chế độ
dòng chảy của sông Mekong chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính chất khí hậu gíó mùa của khu
vực: dòng chảy gây lũ xuất hiện vào mùa mưa và dòng chảy kiệt vào mùa khô. Lưu vực
của sông Mekong có thể chia làm 3 đoạn khác nhau theo độ cao giảm dần dạng bậc thang
như sau:

• Đoạn thượng lưu


Bắt nguồn từ Tây Tạng đến biên giới Trung Quốc, Mianmar và Lào dài trên 3.000
km, lưu vực hẹp chiếm khoảng 19% tổng diện tích lưu vực. Đoạn này sông chảy mạnh,
lòng sông hẹp và sâu, lắm ghềng thác, qua nhiều vùng núi cao.

• Đoạn trung lưu


Kéo dài từ Bắc Viêntiane (Lào) đến vùng Stungtreng - Kratié (Campuchia) hơn 750
km, chiếm 57% diện tích lưu vực. Đoạn sông này chảy song song với dãy Trường Sơn
băng qua một cao nguyên sa thạch khổng lồ với các tầng địa chất nằm ngang. Đến đây,
dòng sông mở rộng và sâu hơn vì nhận nhiều nguồn nước. Ở tả ngạn, sông nhận các phụ
lưu của sông Nậm Re, Nậm U, Nậm Suông, Nậm Ngừm, Nậm Thưng, Sê Bang Phai, Sê
Bang Hiên, Sê Pôn, ... Phía hữu ngạn, sông nhận các phụ lưu Nệm Mum bao trùm cao
nguyên Càrạt, các phụ lưu Mênam Xongkhram, ... (Thái Lan). Đoạn này có 2 thác rất lớn
là thác Kemmarat có dạng một hẻm vực dài 150 km, rộng 60 m và sâu 100 m, bao gồm 9
thác lớn nhỏ, nước chảy xiết, thuyền bèì không dám vượt qua và thác Khone dài 15 km,
cao 20 m rất hiểm trở.

Sang đến Campuchia, Mekong nhận các phụ lưu sông Sêkong, Sêsan, SêPôc từ Tây
Nguyên Việt Nam đổ xuống ở tả ngạn và dòng TôngLê Sáp ở Tây Bắc Campuchia đổ
vào. Đặc biệt, TôngLê Sáp có chế độ sông hồ. Ở đây tồn tại một hồ nước khổng lồ ở giữa
dòng TôngLê Sáp có chiều dài 150 km, bề ngang nơi rộng nhất là 32 km gọi là Biển Hồ.
Diện tích mặt nước Biển Hồ mùa cạn là 3.000 m2, sâu trung bình 0,8 - 2,0 m, mùa lũ lên
đến 11.000 m2, sâu 8 - 10 m làm ngập nhiều cách rừng chung quanh. Biển Hồ có dung
tích đến 60 tỷ m3 nước có tác dụng lớn trong điều tiết dòng chảy sông Cửu long và là
nguồn thủy sản to lớn của Campuchia.

Đoạn trung lưu này là nơi phát sinh chủ yếu các cơn lũ của sông Mekong.

• Đoạn hạ lưu
Bao gồm các vùng đồng bằng từ Kratié đến Biển Đông dài trên 450 km, chiềm
khoảng 5,5 triệu ha. Đến đây dòng sông ngày càng mở rộng do địa hình bằng phẳng dần,
tốc độ dòng chảy giảm và lượng phù sa bồi lắng nhiều. Đặc biệt từ Phom Pênh, sông
Mekong chia làm 2 nhánh là sông Tiền (Trans-Bassac) và sông Hậu (Bassac) chảy vào
nước ta. Ở ĐBSCL, sông Tiền và sông Hậu lại tiếp tục mở rộng dần và thoát ra biển
Đông bằng 8 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa
Cung Hầu, Cửa Định Anh và Cửa Trần Đề.

Hiện các khảo sát liên quan đến dòng Mekong chủ yếu tập trung từ đoạn biên giới Thái
Lan - Mianmar xuống đến biển, trong một khu vực rộng chừng 607.000 km2, chiếm 75%
tổng diện tích lưu vực, liên quan mật thiết đến 4 quốc gia dọc theo sông, như sau:

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 69
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 6.1 Lưu vực Mekong qua 4 quốc gia duyên hà


(theo tài liệu IAHS Publ. No. 201, 1991)
Quốc gia Lưu vực Mekong Tổng diện tích quốc gia
(km2) (km2)
Lào 201.000 236.800
Thái Lan 182.000 514.820
Campuchia 156.000 181.035
Việt Nam 65.000 329.565

Sông Mekong hiện nay và tương lai sẽ là chìa khóa mấu chốt giải quyết 2 vấn đề chính là
lương thực và năng lượng cho bán đảo Đông Dương.

6.3 Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL


ĐBSCL (Hình 6.2) chiếm trên 4% diện tích toàn lưu vực của sông Mekong, xấp xỉ
36.000 km2, chiều dài dòng sông chính ở Việt Nam là 225 km (chiếm trên 5% tổng chiều
dài sông Mekong). Đồng bằng có 2 mặt giáp biển dài hơn 600 km, bao gồm 12 tỉnh: Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích canh tác nông nghiệp trên dưới 2
triệu ha, với số dân gần 14,2 triệu người (1995) chiếm vào khoảng 24% tổng dân số Việt
nam. Khoảng 8% dân số là các ngừi dân tộc: Khmer (khoảng 850.000 người), Hoa
(234.000 người), Chăìm (10.000 người) và mật độ dân số trung bình khoảng 355 người
/km2.

Bảng 6.2 Thống kê hiện trạng canh tác lúa toàn năm 1996 vùng ĐBSCL
(niên giám thống kê 1997)
Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Sản lượng
Tỉnh lúa TB lúa hoa màu hoa màu
(x 1000 ha) (tạ/ha) (x 1000 Tấn) (x 1000 ha) (x 1000 Tấn)
Long An 371.3 31.8 1 181.2 4.1 8.2
Đồng Tháp 390.8 44.0 1 720.0 4.0 21.7
An Giang 417.2 47.3 1 971.5 10.3 64.0
Tiền Giang 280.2 43.8 1 227.1 4.0 7.7
Vĩnh Long 209.8 42.2 885.2 3.3 16.1
Bến Tre 97.7 36.1 352.7 2.5 9.3
Kiên Giang 449.6 37.8 1 697.5 1.9 2.5
Cần Thơ 405.8 44.4 1 803.1 2.2 7.6
Trà Vinh 159.2 42.6 678.7 6.3 16.6
Sóc Trăng 320.2 35.9 1 150.4 4.9 13.7
Bạc Liêu 139.8 39.7 554.8 0.9 2.0
Cà Mau 201.1 29.7 596.6 1.0 2.5
Toàn ĐB 3 442.7 40.1 13 818.8 45.4 171.9

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 70
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 6.2 Bản đồ vị trí 9 tỉnh thành của ĐBSCL

Cấu tạo địa chất ĐBSCL tương đối đơn giản, gồm lớp phù sa cổ có tuổi khoảng 100 ngàn
năm nay nằm dưới lớp phù sa mới bao gồm các chất trầm tích của sông và biển với bề
dày trung bình thay đổi vào trong khoảng 10 - 20 m đến 100 m.

Địa hình ĐBSCL thấp và phẳng, ít đồi núi trừ một số ở vùng Thất Sơn (An Giang), độ
dốc bình quân 1 cm/km (1/100.000), có những vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười,
vùng từ giác Long Xuyên - Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh. Đây có thể xem
là các hồ chứa thiên nhiên chứa nước lụt trong mùa lũ, góp phần vào việc điều tiết nước
của sông Cửu Long. Tuỳ theo mức độ bị ngập, ta chia vùng này thành 3 khu vực:

+ Vùng ngập sâu: ngập 2 - 3 m, chiếm khoảng 800 ngàn ha.


+ Vùng ngập trung bình: ngập 0,5 - 2 m, chiếm khoảng 500 ngàn ha.
+ Vùng ngập nông: ngập 0,1 - 0,5 m, là những vùng trũng còn lại.

Vùng ĐBSCL có một mạng lưới kinh rạch chằng chịt bao gồm các hệ thống sông rạch tự
nhiên và các kênh mương nhân tạo với tổng chiều dài trên 5.000 km với nhiều kích thước
khác biệt nhau.

Về thổ nhưỡng, vùng ĐBSCL có thể tạm chia ra 4 vùng chính (Hình 6.3):
• Vùng phù sa nước ngọt: khoảng 1,5 triệu ha gồm các phần đất nằm dọc 2 bên sông
Hậu, bao gồm một phần tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Các vùng
hữu ngạn sông Hậu, nơi ven sông gồm các loại đất tương đối nhẹ, dễ tiêu nước, ít
phèn và tầng hữu cơ khá sâu, còn các vùng đất xa sông gồm các loại đất nặng, khó
tiêu nước, địa hình thấp, hơi phèn và lớp hữu cơ gần mặt đất. Ở các vùng châu thổ
sông Hậu cũng có những đặc điểm của vùng đất ven sông và xa sông. Ngoài ra, còn
có những giồng cát song song vời bờ biển.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 71
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Các vùng đất bị nhiễm mặn: gần 0,8 triệu ha nằm dọc theo bờ biển, việc canh tác lúa
chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô đất bị mặn khó trồng trọt, năng suất thấp. Các vùng
này chủ yếu ở Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang và một số huyện ở Sóc
Trăng, Trà Vinh.

• Vùng đất phèn: chiếm khoảng 1,6 triệu ha chủ yếu ở 2 vùng Đồng Tháp Mười, Hà
Tiên, một phần Long Mỹ (Cần Thơ), Long An, ... Ngoài ra, còn có một số vùng đất
vừa bị nhiễm mặn vừa bị nhiễm phèn.

• Vùng đất hữu cơ: khoảng 26 ngàn ha, có địa hình khá thấp, trũng. Đất được hình
thành bởi xác bả thực vật dạng bán phân rã và hình thành lớp than bùn như vùng U
Minh (Cà Mau).

Hình 6.4 Bản đồ phân bố các nhóm đất chính ở ĐBSCL

Phần lớn đất đai ĐBSCL canh tác lúa 1 - 2 vụ/năm, một số nơi có thêm 1 vụ màu vào
mùa khô. Những vùng có công trình thủy lợi tốt có thể canh tác 3 vụ /năm. Hệ số sử dụng
đất là 1,12. Nếu chủ động được nước, chắc chắn khả năng tăng vụ và sản lượng nông
nghiệp của ĐBSCL sẽ tăng lên đáng kể.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 72
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 6.3 Tỉ lệ sử dụng ruộng đất nông nghiệp của ĐBSCL
Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
+ Đất trồng lúa 1.739.200 88,5
+ Đất cây lâu năm 164.500 8,4
+ Đất chuyên rau màu 35.200 1,8
+ Đất cây công nghiệp ngắn ngày 21.600 1,1
+ Đất thủy sản 3.000 0,1
+ Tổng diện tích nông nghiệp = 1.963.500 # 100,0

6.4 Đặc điểm khí hậu vùng ĐBSCL


Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính nhiệt đới nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa khá
toàn diện, mỗi năm có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa nắng.

• Nhiệt độ trung bình năm: của khu vực là 26 - 27 °C, biến thiên nhiệt độ trung bình là
3 - 3,5 °C. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 7.500 °C, tối đa khoảng 9.000 - 10.000
°C. Tổng bức xạ hàng năm là 140 - 150 Kcal/cm2/năm.

Bảng 6.4 So sánh nhiệt độ trung bình tháng (t °C) một số trạm vùng ĐBSCL
(số liệu tham khảo, chưa được qui về thời kỳ dài đồng nhất)
Trạm/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ 26.3 27.0 28.1 28.8 27.7 27.2 27.7 27.5 27.1 27.3 27.2 26.2 27.0
Sóc Trăng 25.2 26.0 27.2 28.4 27.9 27.2 27.0 27.0 26.9 26.8 26.4 25.5 26.8
Cà Mau 24.9 25.4 27.6 27.6 27.4 27.1 27.0 26.8 26.8 26.5 26.2 25.5 26.5
Rạch Giá 25.5 26.3 27.5 28.5 28.4 28.2 27.7 27.5 27.5 27.3 26.7 25.9 27.3
Tân Châu 26.0 26.6 27.4 28.3 28.2 27.9 27.0 27.7 27.7 27.8 29.7 25.6 27.5
Phú Quốc 25.5 26.3 27.3 28.1 28.1 27.8 27.3 27.1 27.0 26.6 26.5 26.0 27.0

• Nắng: tổng số giờ nắng hàng năm có 2.000 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng
2, tháng 3 có 8 - 9 giờ/ngày, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 8, tháng 9 có 4,5 -
5,5 giờ/ngày.

• Bốc hơi: khoảng 1.000 - 1.100 mm/năm, tập trung vào các tháng 2, tháng 3, tháng 4,
chủ yếu từ 12 - 14 giờ.

Bảng 6.5 So sánh bốc hơi trung bình (mm/tháng) một số trạm vùng ĐBSCL
(số liệu tham khảo, chưa được qui về thời kỳ dài đồng nhất)
Trạm/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ 90 118 140 144 102 84 81 81 72 74 72 81 1148
Sóc Trăng 118 134 158 144 96 84 90 87 72 59 66 90 1198

• Ẩm độ: ẩm độ tương đối trung bình nhiều năm là 82 - 83%. Ẩm độ trung bình thấp
nhất vào tháng 2, tháng 3, vào khoảng 67 - 81%, cao nhất là các tháng 8, tháng 9 và
tháng 10, biến thiên vào khoảng 85 - 89%. Vùng ĐBSCL và các khu vực ven biển của
nó chưa bao giờ có độ ẩm dưới 30%.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 73
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 6.6 So sánh ẩm độü trung bình tháng (%) một số trạm vùng ĐBSCL
(số liệu tham khảo, chưa được qui về thời kỳ dài đồng nhất)
Trạm/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ 80 77 77 77 82 84 84 85 85 84 84 82 82
Rạch Giá 78 75 77 78 84 85 86 86 85 85 83 81 82
Tân Châu 81 78 75 77 81 83 86 85 89 85 86 86 83
Sóc Trăng 80 77 77 77 84 86 87 87 88 88 86 83 83

• Mây: mùa khô mây chiếm 4 - 6/10 bầu trời, mùa mưa chiếm 7 - 8/10 bầu trời.

• Gió: mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp
nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa
Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri -
Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 - 3,3
m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 - 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn
chuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chảy sông Cửu long (hướng Tây Bắc - Đông
Nam) đẩy nước mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 6.7 So sánh tốc độ gió trung bình tháng (m/s) một số trạm vùng ĐBSCL
(số liệu tham khảo, chưa được qui về thời kỳ dài đồng nhất)
Trạm/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ 1.8 1.9 2.0 1.6 1.5 1.8 2.1 2.4 1.6 1.4 1.4 1.4 1.7
Sóc Trăng 2.4 3.3 2.9 2.4 1.6 2.3 2.7 2.8 2.0 1.4 1.8 2.1 2.3
Rạch Giá 2.5 3.3 3.2 3.1 3.0 4.7 4.3 4.7 4.2 2.7 2.4 2.5 3.4
Cà Mau 3.7 4.1 3.7 3.1 2.4 2.6 2.6 2.7 2.7 2.6 3.1 3.1 3.0

• Bão: vùng ĐBSCL ít gặp bão so với các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt nam, chủ
yếu chỉ bị ảnh hưởng của bão. Theo thống kê trong 55 năm (1911 - 1965), chỉ có 8
cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Nam bộ. Mỗi năm có khoảng từ 10 - 12 cơn bão
từ Biển Đông tác động đến nước ta, các cơn bão đều gây mưa to, gió lớn và sấm chớp
ảnh hưởng ít nhiều đến các tỉnh ĐBSCL. Càng gần cuối năm, các cơn bão có khuynh
hướng dịch chuyển xuống phía Nam Việt Nam (Hình 6.4).

Bảng 6.8 Tần suất xuất hiện thấp nhất đi qua trung và hạ lưu sông Mekong
từ 1947 - 1970 (Đoàn Quyết Trung, 1979)
Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12
Số áp thấp (lần) 1 1 4 8 19 22 7 3
Tần suất P% 1,5 1.5 6,2 12,3 29,2 33,9 10,8 4,6

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 74
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 6.4 Từ tháng 6 - tháng 12, xu thế các cơn bão dịch chuyển xuống phía Nam

• Mưa: lượng mưa ở ĐBSCL khá lớn, trung bình là 1.400 - 2.200 mm/năm. Tỉnh có
lượng mưa thấp nhất là Đồng Tháp (1.400 mm/năm), tỉnh có lưọng mưa cao nhất là
Cà Mau (2.200 mm/năm) (Hình 6.5). Song nơi có lượng mưa được ghi nhận là ít nhất
vùng đồng bằng là Gò Công (Tiền Giang) chỉ có 1.200 mm/năm, trung bình có 100 -
110 ngày mưa/năm. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được xem là nơi có lượng mưa cao
nhất vùng đồng bằng: 3.145 mm với trung bình 140 ngày mưa/năm. Các tháng có
ngày mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3, biến thiên tù 0 - 6 ngày mưa/tháng. Các
tháng có ngày mưa cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, biến thiên 13 - 21 ngày
mưa/tháng. Mưa tập trung từ 75 - 95% vào mùa mưa. Trong nhiều năm, khu vực tỉnh
Kiên giang thường bắt đầu mùa mưa sớm hơn các tỉnh khác (vào tháng 4) khoảng 15 -
20 ngày. So với các khu vực trong toàn quốc thì lượng mưa ở ĐBSCL ít biến động.
Điều đáng chú ý là vùng ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh mưa thứ 1 vào các tháng 6,
tháng 7, đỉnh thứ 2 rơi vào tháng 9, tháng 10. Giữa 2 đỉnh mưa, vào cuối tháng 7 đến
đều tháng 8 có một thời kỳ khô hạn ngắn (dân gian gọi là hạn Bà Chằn) kéo dài
khoảng trên dưới 10 ngày do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao.

Bảng 6.9 So sánh lượng mưa trung bình tháng (mm) một số trạm vùng ĐBSCL
(số liệu tham khảo, chưa được qui về thời kỳ dài đồng nhất)
Trạm/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Σ
Cần Thơ 17 3 12 45 166 182 226 214 278 250 169 52 1604
Sóc Trăng 9 2 14 64 224 247 248 264 266 289 171 40 1840
Cà Mau 18 9 32 97 290 306 330 343 337 332 170 88 2360
Rạch Giá 11 7 36 99 220 250 304 310 294 270 160 44 2015
Tân Châu 9 15 55 103 166 154 162 112 180 286 172 64 1478
Châu Đốc 16 2 44 108 169 136 150 147 153 250 137 60 1385
Long Xuyên 12 2 13 97 211 162 194 197 235 287 144 57 1611
Phú Quốc 28 24 55 138 306 396 438 543 522 328 179 78 3038

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 75
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 6.5 Bản đồ phân bố mưa ở ĐBSCL

Bảng 6.10 Lượng mưa gây úng ngập (mm) ở một số trạm vùng ĐBSCL
Trạm đo mưa 1 ngày (5%) 3 ngày (10%) 5 ngày (5-10%)
Cà Mau 68 193 382
Khánh Hưng 175 206 339
Hà Tiên 66 105 193
Mỹ Tho 152 185 213
Mộc Hóa 34 109 127
Toàn đồng bằng 82 177 264

Nhìn chung, khí hậu vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp so với các
vùng đồng bằng khác trên thế giới, thời tiết thường nóng ẩm quanh năm, mưa đủ, nắng
nhiều, ít có thiên tai. Tuy nhiên, vẫn có những đợt thời tiết bất thường có thể làm giảm
năng suất hoặc mất mùa ở một số địa phương.

6.5 Đặc điểm chế độ thủy văn vùng ĐBSCL


6.5.1 Mạng lưới sông và kênh
Vùng ĐBSCL có mạng lưới sông khá phức tạp, trong đó chủ yếu là sông Cửu Long và
các chi lưu của nó (Hình 6.6). Ở thượng nguồn - trên Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc
(sông Hậu) - khi chảy vào đồng bằng, sông có bề rộng khoảng từ 60 m đến 300 m và dần
dần mở rộng khi chảy về dưới hạ lưu, bề rộng sông khoảng 2 km khi ra đến biển, đoạn
lớn nhất là cửa sông Hậu, bề rộng sông lên đến 18 km. Ra biển Đông, sông Tiền thoát
bằng 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu, sông Hậu thoát ra từ
3 cửa: Định An, Bacsac và Trần Đề (Hình 6.7).

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 76
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 6.6 Bản đồ hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL

Hình 6.7 Chín cửa sông ở ĐBSCL

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 77
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các sông rạch tự nhiên như sông Vị Thanh, sông Gành Hào, sông Đầm Dơi chảy ra biển
Đông, các sông Cái Răng, rãch Đại Ngãi, rạch Long Phú, ... đổ vào sông Hậu. Các sông
chảy ra vịnh Thái Lan bao gồm sông Cái Lớn, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp, ... Các kênh
đào chủ yếu theo hướng Đông Bắc - Tây Nam như sông Xà No nối liền sông Hậu với
sông Cái Lớn, kênh Santa nối liền sông Hậu với sông Vị Thanh, kênh Hỏa Lựu - Phụng
Hiệp nối giữa sông Gành Hào và sông Hậu, sông Gành Hào và sông Vị Thanh được nối
bởi kênh Cà Mau - Bạc Liêu, kênh Chắc Băng nối giữa sông Trẹm và sông Cái Lớn.
Ngoài ra, còn một số kênh nối liền giữa sông Cái Lớn và sông Gành Hào theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Nhìn trên bản đồ ta có thể phân biệt mạng lưới sông rạch tự nhiên với
dạng ngoằn nghèo khác với các kênh nhân tạo thẳng tắp.

Bảng 6.11 Một số đặc trưng mặt cắt những kênh chính vùng ĐBSCL
TT TÊN KÊNH (Địa điểm) Dài Rộng Sâu
(km) (m) (m)
1 Kênh Xà No 40,9 45,0 4,5
2 Long Mỹ (Cần Thơ) 40,1 37,2 5,0
3 Quản Lộ - Phụng Hiệp 85,8 42,4 4,6
4 Long Phú (Santa) 42,2 26,0 3,2
5 Bạc Liêu - Cổ Cò 19,2 28,5 4,5
6 Bạc Liêu - Cà Mau 64,7 31,0 5,0
7 Tam Sóc - Cái Trầu 14,7 14,5 3,7
8 Cái Lớn - Sông Trẹm 41,0 31,6 4,0
9 Phụng Hiệp - Sóc Trăng 28,2 27,9 4,3
10 Quản Lộ - Nhu Gia 16,7 26,6 4,6
11 Bạc Liêu - Quản Lộ - Ngàn Dừa 43,7 25,6 3,8
12 Vĩnh Mỹ - Phước Long 23,2 28,3 3,1
13 Sông Trẹm - Cạnh Đền 2 (Kiên Long - Phó Sinh) 21,8 26,5 4,0
14 Quản Lộ - Giá Rai (Phó Sinh - Giá Rai) 16,6 30,0 3,8
15 Sông Trẹm - Cạnh Đền 1(Tân Long - Chư Chỉ) 33,5 36,8 3,9
16 Quản Lộ - Cạnh Đền ( Chư Chỉ - Hộ Phòng) 21,2 30,4 4,7
17 Hộ Phòng - Gành Hào 17,8 26,2 4,0
18 Tắc Vân 09,3 25,5 3,3

Toàn bộ hệ thống sông rạch kênh mương (Hình 6.7) đã làm ĐBSCL có "một hệ thống
thủy văn duy nhất, nối liền sông Hậu với biển Đông và biển Tây" (Nguyễn Hạc Vũ, Chu
Thái Hoành, 1982).

6.5.2 Đặc điểm chế độ thủy văn


Hệ thống sông Cửu Long được kể từ Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên sông
Hậu ra đến biển. Hằng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 tỷ m3 nước ra đến biển với
lưu lượng bình quân là 13.500 m3/s, trong 3/4 đưa về trong mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng
từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7 tháng còn lại. Lưu
lượng cực đại trên sông hằng năm vào tháng 9, tháng 10 và lưu lượng đạt cực tiểu vào
tháng 4. Vùng ngập lũ ở ĐBSCL thể hiện trên hình 6.8. Mặc dầu sông Cửu Long có lưu
lượng và tổng lượng nước khá lớn nhưng các đặc trưng dòng chảy khác không lớn lắm do
lưu vực của sông khá rộng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 78
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
+ Module dòng chảy M = 17,2 l/s.km2
+ Độ sâu dòng chảy Y = 542,42 mm
+ Hệ số dòng chảy α = 0,25 - 0,30

Hình 6.8 Vùng bị ngập lũ năm 2000 ở ĐBSCL

Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa. Ở đây, ta cũng xét đến
yếu tố thủy triều và yếu tố khí tượng tác động đến dòng chảy. Thủy triều ở biển Đông
truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng. Về mùa khô,
triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá lớn, về mùa lũ thủy
triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống sông và ngăn cản sự
thoát lũ ra biển.

Trong mùa lũ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ vùng biển Ấn Độ dương tràn tới kết hợp
với các luồng khí áp từ Châu Úc tạo nên một địa hình mưa nhiệt đới rất lớn. Các dải hội
tụ nhiệt đới và mưa bão ảnh hưởng mạnh đến phần trung lưu của sông Mekong, "lũ sông
Mekong thường xuất hiện khí có từ 2 trở lên các nhiễu động nhiệt đới xảy ra liên tiếp
hoặc khi hội tụ nhiệt đới có lưỡi của gió mùa Tây Nam đi tới giai đoạn phát triển và
nhiễu động nhiệt đới sau đó tiếp tục tồn tại một thời gian ngắn nữa" (Đoàn Quyết Trung,
1979).

Lũ sông Mekong là kết quả tập trung nước của nhiều nguồn:
+ 15% do tuyết tan ở Tây Tạng
+ 15 - 20% do mưa ở Thượng Lào
+ 40 - 45% do mưa ở Hạ Lào
+ 10% do mưa ở Campuchea
+ 10% do mưa ở ĐBSCL

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 79
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy văn vùng
ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các yếu tố khí
tượng khu vực Đông Nam Á chi phối.

6.5.3 Phân phối dòng chảy


Lưu lượng bình quân nhiều năm của sông Mekong khi chảy qua Kratié (Campuchea) vào
khoảng 13.500 m3/s, tương ứng với tổng lươûng dòng chảy (W) đến 430 tỷ m3/năm. Khi
gặp dòng TongLêSáp, lưu lượng bình quân tăng lên đến 13.644 m3/s và bắt đầu xâm nhập
vào lãnh thổ Việt Nam bằng 2 ngã Tân Châu và Châu Đốc. Lưu lượng bình quân tại tân
Châu là 11.000 m3/s (chiếm 80% W), còn tại Châu Đốc là 2.650 m3/s (chiếm 20% W). Sự
khác biệt này là địa hình lòng sông và khu vực. Mực nước sông Mekong tại Tân Châu
cao hơn Châu Đốc. Phần lớn lượng nước đều đổ ra biển Đông, lưu lượng bình quân ở cửa
sông lên đến 15.854 m3/s (khoảng W = 500 tỷ m3 nước/năm), còn lại khoảng 5% - 10%
theo các sông rạch và kênh đào đổ vào vịnh Thái Lan như kênh Tri Tôn, Ba Thê, Cái Sắn,
Ô Môn, Thốt Nốt, ... và một kênh mới khác qua vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên.

Sông Vàm Nao nối liền sông Tiền và sông Hậu, chuyển một lượng nước khá lớn từ sông
Tiền qua sông Hậu làm nước sông Hậu tăng lên khoảng 3 lần. Sau sông Vàm Nao, lượng
nước sông Tiền và sông Hậu bằng nhau, Bắc Mỹ Thuận đổ ra biển 51%W (lưu lượng
bình quân 7.662 m3/s), Bắc Cần Thơ đổ ra biển 49% W (lưu lượng bình quân 7.503 m3/s).
Đặc biệt sự phân phối nước ở Tân Châu và Châu Đốc thay đổi theo mùa do ảnh hưởng
của địa hình ở đáy sông PhnomPênh tác động.

+ Mùa lũ: Tân Châu chiếm 79% W, Châu Đốc 21% W


+ Mùa kiệt: Tân Châu chiếm 96% W, Châu Đốc 4% W

Cửa Tiểu
0%
96%
8% 6%
90%
Sông Tiền 23% 1% Cửa Đại
1%
6% 15% 1% Ba Lai
51% 16%
39%
28% 13% Cổ Chiên
4% 49%
Hàm Luông
10% 15%
Cung Hầu
28%
Sông Hậu
Định An

21%
Trần
Đề
Hình 6.9 Phân bố dòng chảy kiệt tính toán theo mô hình triều bán nhật
(Đoàn Khảo sát Hà lan, 1974)

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 80
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tính chất đặc thù của sông Cửu Long là mùa kiết rất thiếu nước, lưu lượng bình quân lớn
nhất trong mùa kiệt là 5.920 m3/s, lưu lượng bình quân là 1.700 m3/s và lưu lượng bình
quân nhỏ nhất là 1.200 m3/s (xảy ra vào 17/4/1960). Lượng nước mùa kiệt không đủ tưới
cho toàn bộ diện tích canh tác, nhiều nơi sông rạch khô cạn sát đáy, nước mặn từ biển
tràn sâu vào đất liền và đất bị bỏ hoang rất nhiều trong mùa khô. Đây là vấn đề cần
nghiên cứu tỉ mỉ trong bố trí cơ cấu cây trồng theo mùa vụ nhu cầu nước một cách hợp lý.

Trong khi đó vào mùa lũ, nước sông Cửu Long lại thừa quá nhiều làm tràn ngập nhiều
vùng rộng lớn, mặc dầu lũ sông Cửu Long không lớn về cường suất. Tốc độ nước lên tại
Tân Châu trung bình chừng 20 cm/ngày, tối đa 34 cm/ngày (tháng 6/1981), tại Châu Đốc
15 cm/ngày, tối đa không quá 35 cm/ngày. Cách cửa sông 180 km, biên độ lũ là 4 m (so
với sông Hồng là 11,8 m).

Lũ lớn ở ngoài yếu tố mực nước thưỡng nguồn đổ về nhiều còn bị triều cường ở biển
Đông làm mức nước dâng cao, hạn chế việc tiêu thoát ra biển. Lũ gây ngập ở 3 vùng
chính: vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền và
sông Hậu. Đặc trưng lũ của ĐBSCL là mực nước lũ tương đối lớn và thời gian lũ kéo dài.
Ta có thể phân biệt các cơn lũ ở ĐBSCL qua mực nước lớn nhất Hmax ở Tân Châu:

+ Lũ lớn: Hmax > 4,50 m


+ Lũ trung bình: Hmax = 4,00 - 4,50 m
+ Lũ nhỏ: Hmax < 4,00 m

Bảng 6.12 Số ngày chịu ngập ở Tân Châu theo độ ngập ở một số cơn lũ
(Viện Khí tượng - Thủy văn, 1979)
Năm\Mức nước ≥ 3,5 m ≥ 4m ≥ 4,5 m
1961 91 79 81
1966 51 63 38
1978 93 77 58
1984 93 73 35
1991 81 64 22
1994 90 82 30

Phân tích số liệu 58 năm (1926 - 1984), cho thấy có 19 con lũ cao hơn mực nước lũ trung
bình, như vậy xác suất xuất hiện một con lũ lớn ở ĐBSCL là khoảng 1/3. Hình 6.10 cho
số liệu đỉnh lũ nhiều năm của sông Cửu Long qua trạm Tân Châu và Châu Đốc (An
Giang). Các cơn lũ ở ĐBSCL có 2 mặt lợi và hại.

• Lợi thế của lũ hằng năm là nó mang lại một lượng phù sa lớn quí báu bồi bổ cho đất
đai canh tác, rửa phèn và mặn, cải tạo đất, lũ cũng tham gia làm vệ sinh đồng ruộng,
diệt chuột bọ, sâu rầy, đồng thời cũng góp phần làm gia tăng đáng kể nguồn lợi thủy
sản.

• Lũ gây thiệt hại nhiều cho giao thông, các vùng canh tác nông nghiệp không có đê
bao, lũ lớn cuốn đi nhiều nhà cửa, gây tổn thất nhân mạng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 81
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Peak Tan Chau Peak Chau Doc


600

500
Water level (cm)

400

300

200

100

0
77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

00
19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

20
Hình 6.10 Mực nước đỉnh lũ nhiều năm qua Tân Châu và Châu Đốc

Việc dự báo lũ mang tính chiến lược quan trọng trong dân sinh, kinh tế và an toàn xã hội.
Dự báo lũ phải phán đoán được thời điểm xuất hiện lũ, cường độ lũ và có trùng với thời
kỳ triều cường ở biển Đông hay không.

6.5.4 Nước ngầm vùng ĐBSCL


Nước ngầm hiện nay là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho các vùng nhiễm mặn ở
ĐBSCL (Hình 6.11). Đây là nguồn tài nguyên cần được bảo vệ và khai thác hợp lý nhằm
phục vụ cho sinh hoạt và tưới hoa màu theo phương pháp tưới ẩm ở các khu vực ven
biển. Các khảo sát trước đây cho biết ĐBSCL có cấu tạo địa chất tương đối đơn giản,
gồm lớp phù sa cũ nằm dưới lớp phù sa mới, việc khai thác nước ngầm cũng khá dễ dàng.
Lớp phù sa cũ này bao gồm các lớp sạn sỏi và cát chứa các mạch nước ngầm rất tốt ở độ
sâu trung bình từ 150 - 200 m trở lên.

Hình 6.11 Bản đồ phân bố nước ngầm ở ĐBSCL

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 82
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hạt nhân Quốc tế (Phan Đình Diệp, 1983) thì tuổi
tầng nước ngầm ở độ sâu 200 m vùng Bắc sông Tiền (Bến Lức, Long An) khoảng 20
ngàn năm, tầng nước áp sâu 100 m ở Nam sông Hậu (Bạc Liêu) khoảng 23 ngàn năm.
Các con số này cho thấy thời gian di chuyển của nước đến đây rất chậm, chu kỳ bồi hoàn
tự nhiên dài gấp trăm lần đời người. Nhìn chung, nước mặn và phèn vẫn còn ảnh hưởng ở
độ sâu 100 - 150 m. Ngoài ra, việc khai thác quá mưa và bừa bãi nước ngầm có thể dẫn
đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền, ô nhiễm nguồn nước và có thể gây ra lún sụt công
trình bên trên.

6.5.5 Bùn cát trong sông Cửu Long


Hằng năm, sông Mekong tải một lượng bùn cát khổng lồ so các hoạt động xói mòn từ
thượng và trung lưu. Lượng bùn cát này hòa lẫn một phần trong nước và một phần bồi
lắng trong quá trình vận chuyển. Tổng khối lượng bùn cát này ước tính lên đến 67 triệu
tấn/năm bao gồm các chất vi lượng trong đất, các chất phù sa lơ lửng hòa với các tạp chất
hữu cơ và các vật liệu di đáy như cát, sạn, sỏi, ... Trung bình trong 1 lít nước sông có
khoảng 0,3 - 0,8 gr bùn cát. Đầu mùa lũ, lượng bùn cát chứa lớn nhất. Lượng bùn cát này
là nguồn phù sa quí báu cho các cánh đồng Nam Bộ và là vật liệu liên tục bồi lằng ở mũa
Cà Mau làm cho mỗi năm mũi Cà Mau lấn ra ngoài biển từ 80 - 100 m (Hình 6.12).

Hình 6.12 Ảnh vệ tinh các vùng bồi lắng ven biển Cà Mau

Một số khoáng chất vi lượng trong sông Mekong được phân chất từ nhiều mẫu nước khác
nhau ở nhiều thời điểm khác nhau cho số liệu trung bình sau:

Bảng 6.13 Khoáng vi lượng trong nước sông Mekong


(số liệu cần kiểm chứng lại)
Vi lượng
(ppm) Ca Mg K Na
Tháng
Tháng 1 - tháng 5 23.3 5.2 2.0 8.2
Tháng 6 - tháng 12 17.5 3.6 3.9 6.2

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 83
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.6 Thủy triều và sự truyền triều vào sông Cửu Long


6.6.1 Thủy triều vùng ven biển ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận cuối cùng ở lưu vực sông Mekong tiếp giáp với
biển nên chế độ nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều. Căn cứ vào đặc điểm hình
thành và diễn biến của thủy triều, ta có thể chia vùng biển ĐBSCL ra làm 2 đoạn và lấy
mũi Cà Mau làm điểm trung gian:

a. Khu vực biển Đông


Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ
thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m, đặc
biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m. Tuy vậy, triều
biển Đông cũng chịu một phần ảnh hưởng triều biển Tây từ vịnh Thái Lan (bán nhật triều
không đều) nhất là đoàn càng đi về phía Cà Mau. Mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần
triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ 1/2 tháng, thấy
rõ sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường xảy ra vào những
ngày mồng 2 đấn mồng 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước kém xảy ra vào thời
gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch).

Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng đoạn gần
đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều. Theo
Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy triều ngoài khơi vùng nam biển Đông gia
tăng dân khi tiến sát đến thềm lục địa ĐBSCL và giảm dần khi sóng triều truyền sâu vào
sông Cửu Long. Tại vùng biển Tây Nam biển Đông, sóng bán nhật triều được tăng cường
về biên độ khi tiến về phía đất liền do cấu trúc địa hình, địa mạo của đáy biển ở đây
tương đối phức tạp. Điều này, ở vịnh Thái lan cũng có ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ
thấp hơn.

b. Khu vực phía Tây


Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật
triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà mau bị ảnh hưởng của
thủy triều biển Đông. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông thiên nhiên như sông
Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, ... và một số kênh đào. Biên độ
trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m., trung bình khoảng
0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ song tính chất thủy
triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Ví dụ như khu vực Rạch Giá
là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và
2 lần triều xuống là chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán
nhật triều), từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số
ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.

6.6.2 Sự truyền triều vào sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau
Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khi
truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 84
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sông Cửu Long khá sâu,
có thể lên đến 350 km, tức đến điểm trên thủ đô PhnomPênh (Campuchea).

Bảng 6.14 Biên độ triều trên sông Cửu Long


(đo trong các ngày 20 - 26/6/1978)
ĐỊA ĐIỂM CÁCH BIỂN BIÊN ĐỘ
SÔNG TIỀN
Vũng Tàu 0 km 375 cm
Mỹ Tho 56 km 370 cm
Chợ Mới 183 km 120 cm
Tân Châu 225 km 69 cm
SÔNG HẬU
Đại Ngãi 43 km 334 cm
Cần Thơ 90 km 236 cm
Long Xuyên 144 km 144 cm
Châu Đốc 201 km 93 cm
BÁN ĐẢO CÀ MAU
Gành Hào 2 km 30 cm
Cà Mau 65 km 90 cm

Nguyên nhân chính do sự tiết giảm biên độ truyền triều là do ảnh hưởng của lực ma sát
dòng chảy với địa hình tự nhiên của dòng sông, các chướng ngại vật trên đường đi và cả
ảnh hưởng của áp lực gió trên bề mặt dòng sông.

Như vậy, đi sâu vào khoảng 140 - 150 km, độ lớn của triều giảm đi 50% và khoảng 200 -
220 km, độ lớn của triều giảm đi 25%. Tuy vậy, vào mùa kiệt ở điểm cách cửa biển 200
km người ta vẫn ghi nhận được biên độ mực nước trên sông Cửu Long lên đến 1,4 m.
Trên các sông rạch nhỏ, biên độ triều giảm nhanh dần, như trên sông Gành Hào, biên độ
triều giảm đi 3,5 lần so với cửa biển. Trong mùa lũ, ảnh hưởng của triều yếu đi, nhưng nó
cũng là một yếu tố làm mực nước lũ tăng cao.

Bảng 6.15 Biên độ triều trên sông vào mùa lũ


Cách biển (km) Biên độ triều (m)
0 3 - 3,5
100 1
150 0,5
200 0,1 - 0,2

Trên sông Tiền, đỉnh triều xuất hiện tại Tân Châu chậm hơn 4 - 6 giờ so với đỉnh triều ở
cửa biển. Trên sông Hậu, đỉnh triều tại Châu Đốc cũng chậm hơn đỉnh triều ở biển Đông
một thời gian tương tự. Đặc biệt tại Bắc Cần Thơ (trên sông Hậu) và Bắc Mỹ Thuận (trên
sông Tiền) đỉnh triều chậm hơn hay có khi sớm hơn phía cửa sông khoảng 1 giờ. Hiện
tượng này, Nguyễn Văn Âu (1985) đã giải thích là có thể do tác động của thủy triều vịnh
Thái Lan hay từ Cà Mau lên.

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 85
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tốc độ truyền sóng triều cũng như sông Hậu trung bình khoảng 25 km/giờ. Lưu lượng
triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lên đến Campuchea đi
qua đoạn Mỹ Thuận - Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ - Châu Đốc trên sông Hậu.
Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền thủy triều có giảm đi, triều chỉ có thể lên đến
Campuchea khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2 tháng. Lưu lượng truyền triều
trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3/s và tại Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3/s. Tổng
lượng nước triều hằng năm qua Tân Châu và Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m3 nước. Trong
chu kỳ năm, tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi
trong các tháng 3, tháng 4 rồi mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8
tới tháng 9 dương lịch.

Mùa lũ tốc độ dòng chảy trên sông Cửu Long lên đến 2,5 m/s (9 km/h), mùa cạn tốc độ
dòng chảy phụ thuộc nhiều vào dòng triều, khi triều rút, nước chảy xuôi và ngược lại.
Dòng triều trong sông có thể đạt giá trị trung bình 1 m/s, mạnh nhật lúc triều rút trong
mùa lũ, có thể đạt tới 1,5 - 2 m/s. Trong các mùa khác, tốc độ lớn nhất ứng với triều
cường vào khoảng 0,5 - 1,25 m/s.

Sự truyền triều trong hệ thống ĐBSCL rất phức tạp, nhất là vùng tứ giác Long Xuyên và
bán đảo Cà Mau. Khu vực Cà Mau đóng một vai trò trung gian giữa 2 loại thủy triều vủa
biển Đông và vịnh Thái Lan. Ở đây, do sự pha trộn của 2 thể loại triều truyền ngược nhau
đã sinh ra hiện tượng giao thoa sóng. Hiện tượng giao thoa xuất hiện trong các kênh rạch
nhỏ trong vùng và gây phức tạp trong tính toán. Các kên Rạch Sỏi, kênh Cà Mau - Phụng
Hiệp, ... cũng có hiện tượng này. Nhân dân gọi đây là "vùng giáp nước", các nơi này nưóc
chảy chậm, bùn cát lắng đọng nhiều, ... Nói chung, các "vùng giáp nước" là nơi không
thuận lợi cho công tác thủy nông và cải tạo đất nếu so sánh với các vùng có dòng chảy
mạnh, biên độ triều lớn và chất lượng nước tốt.

======================================================
Ghi chú: Các số liệu được cung cấp trong bài này chỉ mang giá trị tham khảo. Kết quả
chính xác tùy thuộc vào phương pháp phân tích các chuỗi số mẫu thu thập được từ
các nghiên cứu khác nhau.
======================================================

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 86
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(sắp thứ tự A, B, C theo tên tác giả)
--- oOo ---
1. Chương trình 60-02: Điều tra Cơ bản vùng ĐBSCL
Các báo cáo tổng hợp về Khí tượng - Thủy văn, 1985
2. C.O. Wisler, E.F. Brater
Hydrology, John Wiley and Sons, Inc, New York, 1958
3. Đoàn Quyết Trung
Lũ lụt 1978 trên sông Cửu Long, bản in roneo, 1979
4. Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hậu Giang (cũ)
Đặc điểm Khí hậu tỉnh Hậu Giang, Ban KH & KT Tỉnh Hậu Giang, 1980
5. Food and Agriculture Organisation (FAO 24)
Crop water requirements, 1978
6. K.P. Klibasev, I.F. Goroskov. (Ngô Đình Tuấn và Lê Thạc Cán dịch)
Tính toán thủy văn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1975
7. Japan International Cooperation Agency (JICA)
Executive summary of the report of the study on development and the environment in
the Mekong river basin, JICA, 6/1998
8. Liêu Kim Sanh
Thủy học sông ngòi căn bản, Nxb. Lửa thiêng, Sài Gòn, 1972
9. Lê Anh Tuấn
Giáo trình Khí tượng - Thủy văn, Đại học Cần Thơ, 1998
10. Lê Trần Chương
Thủy văn công trình, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996
11. Ngô Đình Tuấn - Đỗ Cao Đàm
Tính toán thủy văn các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, Nxb. N. nghiệp, Hà Nội, 1986
12. Nguyễn Văn Âu, Nguyễn Cao Phương
Sông ngòi Việt nam, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983
13. Nguyễn Ngọc Thụy
Thủy triều vùng biển Việt nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1984
14. Nguyễn Viết Phổ
Dòng chảy sông ngòi Việt nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1984
15. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc
Khí hậu Việt nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1993
16. Phạm Quang Hạnh
Cân bằng nước lãnh thổ Việt nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1986
17. Phan Đình Lợi, Nguyễn Năng Minh
Hướng dẫn đo đạc và chỉnh lý số liệu Thủy văn, Nxb. Nông nghiệp, Hà nội, 1985
18. Philip B. Bedient. Wayne C. Huber
Hydrology and Floodplain Analysis, Addison-Wesley Co., USA, 1992
ISBN 0-201-51711-651711
19. Ray K, Linsley, Jr., Max A. Kohler, Joseph L. H. Paulhus
Hydrology for Engineers, McGraw_Hill Book Co., 1988, ISBN 971-11-0675-2
20. The Netherlands Delta Development Team
Recommendations concerning argicultural development with improved water control
in the Mekong Delta, Working paper IV: Hydrology, 1974

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 87
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn
Bài giảng THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
21. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Hội nghị Khoa học: Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng Đồng
Tháp Mười. TP. Hồ Chí Minh, 11/1995
22. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Khí tượng Nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997
23. Trường Đại học Thủy lợi, Bộ môn Thủy văn Công trình
Thủy văn Công trình, Nxb. Nông nghiệp, Hà nội, 1993
24. Văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam
Viện Qui hoạch và Quản lý nước
Viện Cơ học - Viện Khoa học Việt Nam
Hội thảo quốc tế về sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh. 10/1082.
25. Viện Khí tượng Thủy văn
Báo cáo chuyên đề Khí tượng Thủy văn miền Tây Nam bộ, tài liệu đánh máy.
26. Vụ Tuyên giáo (ban Nông nghiệp Trung ương)
Khí tượng Nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1977

------------------------------------------------------------------------------------------------------ 88
Biên soạn: TS. Lê Anh Tuấn

You might also like