You are on page 1of 3

CHIẾN THUẬT CÔNG PHÁ CÁC DẠNG BÀI TRONG

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH

1. Dạng bài phát âm


- Số lượng câu hỏi: 2
- Cấu trúc:
+ 1 câu hỏi phát âm đuôi “s/es” hoặc đuôi “ed”
+ 1 câu hỏi phát âm của nguyên âm hoặc phụ âm
- Phương pháp:
+ Học thuộc quy tắc phát âm đuôi “s/es” và đuôi “ed”
+ Áp dụng các mẹo nhớ nhanh để học thuộc các quy tắc trên (Thời phong kiến fương Tây, Sông
xưa zờ chẳng shóng/Chó sủa xôn shao khắp phố fường/…)
+ Khi học từ vựng, lưu ý ghi nhớ luôn cách phát âm đúng của giáo viên hoặc từ điển và tự nhắc
lại từ đó vài lần cho nhớ
+ Chú trọng ôn tập cách đọc của các từ vựng có sẵn trong SGK

2. Dạng bài trọng âm


- Số lượng câu hỏi: 2
- Cấu trúc:
+ 1 câu hỏi trọng âm của các từ có 2 âm tiết
+ 1 câu hỏi trọng âm của các từ có 3 âm tiết trở lên
- Phương pháp:
+ Ghi nhớ công thức trọng âm cơ bản: Danh từ/Tính từ 2 âm tiết trọng âm thường rơi vào âm tiết
thứ nhất, Động từ rơi vào âm tiết thứ hai
+ Khi học từ vựng, lưu ý ghi nhớ luôn cách đánh trọng âm của từ đó
+ Học thuộc một số quy tắc cho các trường hợp đặc biệt khi đánh trọng âm
+ Nếu nhớ cách đọc chuẩn, có thể dựa vào cách đọc để xem âm tiết nào được phát âm mạnh
nhất, từ đó chọn được đáp án đúng

3. Dạng bài chọn đáp án đúng


- Số lượng câu hỏi: 15
- Cấu trúc:
+ 5-6 câu hỏi về từ vựng
+ 9-10 câu hỏi về ngữ pháp
- Phương pháp:
+ Không cố gắng dịch nghĩa toàn bộ câu
+ Phân loại câu hỏi để xem nó thuộc phần kiến thức nào
+ Cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu của chuyên đề ngữ pháp tương ứng để tìm đáp án (VD: passive
voice có từ by,…)
+ Trong 4 đáp án thường có các đáp án bẫy, dễ gây nhầm lẫn như “a number of” và “the number
of”, “who” và “whom”,…
+ Đối với các câu hỏi dài, phức tạp, đừng cố gắng dịch từng từ mà thay vào đó hãy xác định
xem: có bao nhiêu mệnh đề trong câu, các mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ chưa, đã có các
liên từ nối giữa các mệnh đề chưa, có thiếu sót chỗ nào không,…
+ Có thể áp dụng phương pháp loại trừ những đáp án bất khả thi để chọn được đáp án đúng hoặc
thu hẹp phạm vi trong trường hợp chưa chắc chắn

4. Dạng bài tìm lỗi sai


- Số lượng câu hỏi: 3
- Cấu trúc:
+ 2 câu sai về ngữ pháp (1 dễ, 1 trung bình)
+ 1 câu sai về từ vựng
- Phương pháp:
+ Tránh dịch toàn bộ câu, tập trung sự chú ý vào các từ được gạch chân
+ Tìm ra sự bất ổn giữa các đáp án và các thành phần khác trong câu (chia động từ sai cách, chưa
dùng bị động hợp lý,…)
+ Một số lỗi sai thường gặp về ngữ pháp: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, giữa danh từ và
đại từ; thì của động từ; cấu trúc đồng dạng; mệnh đề quan hệ;…
+ Trong bài, luôn luôn có 1 câu sai về từ vựng (thường là câu khó lấy điểm 9+). Tuy nhiên cũng
đừng lo lắng nếu bạn không thể làm được câu hỏi này. Miễn là bạn đã tìm được 2 lỗi sai về ngữ
pháp ở 2 câu hỏi khác, bạn có thể tự tin rằng câu hỏi còn lại chắc chắn sai về mặt từ vựng. Chính
vì thế, hãy tìm xem đáp án nào đang gạch chân dưới chỉ một danh từ, tính từ hoặc đôi khi là động
từ, 80-90% đó sẽ là đáp án đúng của câu hỏi.

5. Dạng bài tình huống giao tiếp


- Số lượng câu hỏi: 2
- Không có cấu trúc nhất định, thường đề cập đến các tình huống giao tiếp quen thuộc, gần gũi
trong cuộc sống như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, đề nghị,…
- Phương pháp:
+ Tránh rườm rà, câu nệ. Gặp câu hỏi thì phải trả lời đúng trọng tâm, không lan man dài dòng
+ Không quá văn hoa, học thuật
+ Lịch sự nhất có thể

6. Dạng bài viết lại câu


- Số lượng câu hỏi: 3
- Không có cấu trúc nhất định, các phần ngữ pháp thường gặp trong dạng bài này: so sánh, câu
gián tiếp, thể bị động, câu điều kiện,…
- Phương pháp:
+ Đọc thật kỹ câu gốc để xác định được cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của câu
+ Chọn đáp án dựa trên các yếu tố sau
 Về thì: Thông thường, thì của câu viết lại tương đương với câu gốc (trừ số ít trường hợp
như câu gián tiếp, câu điều kiện)
 Về ngữ pháp/chính tả: Giả sử thấy câu sai về mặt cấu trúc, ta có thể loại ngay đáp án đó
 Về nghĩa: Câu viết lại phải truyền tải đúng, đầy đủ ý nghĩa của đề không thừa không
thiếu, tránh suy luận quá đà trong khi chọn đáp án.

7. Dạng bài nối câu


- Số lượng câu hỏi: 2
- Không có cấu trúc nhất định, thường rơi vào phần kiến thức: liên từ, mệnh đề quan hệ,…
- Phương pháp:
+ Đọc thật kỹ câu gốc để xác định được cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của câu
+ Chọn đáp án dựa trên các yếu tố sau
 Về thì: Thông thường, thì của câu viết lại tương đương với câu gốc (trừ số ít trường hợp
như câu gián tiếp, câu điều kiện)
 Về ngữ pháp/chính tả: Giả sử thấy câu sai về mặt cấu trúc, ta có thể loại ngay đáp án đó
 Về nghĩa: Câu viết lại phải truyền tải đúng, đầy đủ ý nghĩa của đề không thừa không
thiếu, tránh suy luận quá đà trong khi chọn đáp án.

8. Dạng bài tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa:


- Số lượng câu hỏi: 2 đồng nghĩa – 2 trái nghĩa
- Cấu trúc: thường sẽ có 1 câu hỏi dễ hơn là những danh từ, động từ, tính từ,…mà chúng ta đã
quen thuộc, câu hỏi còn lại sẽ liên quan đến các kiến thức khó hơn về thành ngữ, cụm động từ,…
- Phương pháp:
+ Học từ vựng (chắc chắn rồi)
+ Nếu không biết nghĩa của từ, có thể dùng cách thử từng đáp án vào chỗ trống để xem đáp án
nào phù hợp nhất để thay thế từ in đậm
+ KHÔNG NHẦM ĐỒNG NGHĨA VỚI TRÁI NGHĨA

9. Dạng bài đọc điền


- Số lượng câu hỏi: 5
- Cấu trúc: xen lẫn cả từ vựng lẫn ngữ pháp, trong đó hầu như chắc chắn sẽ có: liên từ, mệnh đề
quan hệ, từ loại,…
- Phương pháp:
+ Đối với dạng bài ngữ pháp, áp dụng đúng cấu trúc ngữ pháp đã học
+ Đối với từ vựng, tất nhiên là phải học từ, chú trọng phần từ loại và liên từ là 2 câu hỏi từ vựng
dễ hoàn toàn nằm trong khả năng của mình
+ Chú ý dựa vào cả phần trước và sau chỗ trống để tìm ra đáp án phù hợp

10. Dạng bài đọc hiểu: cô Ngân đã hướng dẫn rất kỹ ở trên lớp và workshop Reasy, không nhắc
lại ở đây vì quá dài

You might also like