You are on page 1of 6

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

4.1. Câu hỏi về Khoa / Ngành / Chương trình đào tạo


1. Giới thiệu thêm về Khoa và hoạt động đào tạo?
Khoa Các khoa học liên ngành, tiền thân là Khoa Sau Đại học với 19 năm lịch sử xây dựng và
phát triển, là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức đào tạo và nghiên cứu
các khoa học mới, có tính liên ngành, liên lĩnh vực.
2. Giới thiệu chi tiết về các ngành và thế mạnh của các ngành so với các Trường khác?
3. Chương trình đào tạo của từng ngành có gì nổi bật?
Câu 2+3: thế mạnh và giá trị của ngành học
Quản trị thương hiệu:
  Có tư duy và kiến thức liên ngành về Thương hiệu, Marketing, thiết kế, mỹ thuật, kinh tế và
quản trị.
Có khả năng tác nghiệp và ứng biến linh hoạt, liên kết và sáng tạo trong phát triển thương hiệu
Cơ hội khởi nghiệp và làm việc trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế
Không chỉ học về thương hiệu, quản trị; mà còn cung cấp những hiểu biết về mỹ thuật, thiết kế,
công nghệ số, marketing 4.0 
Đào tạo đồng hành với doanh nghiệp, người học được tiếp cận cơ hội thực hành, trải nghiệm
nghề nghiệp tại các doanh nghiệp liên lĩnh vực từ năm thứ 2 của chương trình.
Bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học top đầu Việt Nam cấp
Quản trị tài nguyên di sản:
Ngành học mới, lần đầu tiên có tại Đại học Quốc gia Hà Nội và cũng là xu thế của thế giới
(hướng đến quản lí, bảo tồn, văn hóa, tài nguyên, di sản... và phát triển bền vững).
Ngành học có định hướng liên ngành - mở ra nhiều định hướng tương lai.
Cơ hội việc làm rộng mở bởi xu hướng tiên phong của ngành.
Khoa có nhiều mạng lưới và đội ngũ chuyên gia uy tín nhằm chia sẻ thông tin về việc làm.
Hướng đến học đi đôi với hành, học lý thuyết kết hợp đi thực địa và trao đổi với chuyên gia
trong và ngoài nước.
Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong quản lý, thực hành và nghiên cứu di sản
theo cách tiếp cận hiện đại
Có khả năng phối hợp các kiến thức về quản trị, marketing, truyền thông, kinh doanh trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản theo hướng bền vững
4. Học Quản trị như vậy có tiếp tục học Toán hay Toán cao cấp hay không?
Sinh viên ngành quản trị thương hiệu sẽ không phải học môn Toán giống như sinh viên các
ngành kinh tế, ngân hàng...Trong chương trình đào tạo sẽ chỉ có một vài môn liên quan đến toán, để
củng cố, bổ trợ thêm cho kiến thức chuyên ngành và kĩ năng làm nghề sau này...
5. Chi tiết của việc thực tập, thực tế, thực hành như thế nào?
Khối thực tập nghề nghiệp (20 tín chỉ) và khóa luận tốt nghiệp (6 tín chỉ) là những nội dung bắt
buộc. Sinh viên có thể học 03 học phần thay thế cho khóa luận tốt nghiệp 
6. Tỷ lệ phân bổ của các học phần về Marketing; truyền thông / thương hiệu / quản trị kinh
doanh như thế nào?
Chương trình học thì được xây dựng trên 4 khối kiến thức cơ bản: KH Tự nhiên, KH Xã hội,
KH Công nghệ và KH quản lý.

4.2. Câu hỏi về học phí / Cơ sở vật chất / Các hoạt động đoàn thể
1. Học phí của Khoa ntn?
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, học phí của các chương trình đại học chuẩn là là
9.870.000đ/năm học. Mọi thay đổi về học phí sẽ theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, mỗi năm tăng không
quá 10%.
2. Trong 4 năm học có tăng học phí không? Bao nhiêu?
Mọi thay đổi về học phí sẽ theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, mỗi năm tăng không quá 10%.
3. SV sẽ học ở đâu?
Sinh viên sẽ học tập trong khuôn viên của ĐHQG Hà Nội, tại 144 Xuân Thuỷ
4. Khoa đã có các câu lạc bộ chưa? Hoạt động như thế nào?
Trong hệ thống các trường/khoa trực thuộc ĐHQG HN có đến 47 CLB sở thích và chuyên
môn. Các em có rất nhiều lựa chọn sau khi vào trườnghttp://vnu.edu.vn/ttsk/?C2172/N10607/Cac-cau-
lac-bo-sinh-vien-cua-dHQGHN.htm. Về CLB của Khoa, hiện tại do là năm đầu tiên tuyển sinh hệ đại
học nên Khoa hiện tại chưa có CLB chính thức hoạt động, chi Đoàn sẽ hỗ trợ các em thành lập các
CLB để tạo ra sân chơi giao lưu và gắn kết cho các bạn sinh viên trong khoa.
5. SV có được hỗ trợ ở Ký túc xá hay không?
Khoa sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc đăng kí kí túc xá của ĐHQG, ở KTX chi phí rất rẻ và tiện
lợi so với bên ngoài.
4.3. Câu hỏi về vị trí việc làm / khả năng xin việc
1. Học ngành QTTH ra sẽ làm những công việc gì?
- Xây dựng, vận hành, quản trị về lĩnh vực thương hiệu cho các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng
- Tổ chức sự kiện
- Quản lí thương hiệu cho các nghệ sĩ, ngôi sao nổi tiếng
2. Học ngành QTTNDS ra sẽ làm những công việc gì?
- Công tác tại các cơ quan khối nhà nước như Văn phòng chính phủ, Bộ văn hoá, Sở văn hoá...
- Giảng dạy và nghiên cứu về di sản
- Chuyên viên bảo tàng, bảo tồn, trùng tu; cán bộ quản lí, nghiên cứu...
- Làm việc tại các bảo tàng, thư viện, ban quản lí di tích và danh thắng các cấp...
3. Khả năng và cơ hội xin được việc của 2 ngành sau khi học xong có dễ không? Thị trường có
cần không?
- QTTH và QTTNDS được xây dựng để phục vụ nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực ở hai lĩnh vực
trên của xã hội.
4. Khoa có thế mạnh gì về đầu ra cho SV hay không?
Sinh viên của Khoa được thành hành, thực tập, thực tế luôn từ những học phần có tính ứng
dụng. Bởi các giảng viên thỉnh giảng của những học phần này đều là các chủ Doanh nghiệp với chức
vụ từ CEO trở lên. Sinh viên sẽ được tiếp cận vừa học, vừa thực tế tại chính doanh nghiệp đó.
4.4. Câu hỏi về phương thức xét tuyển / hồ sơ / hình thức, thời gian xét tuyển
1. Các tổ hợp xét tuyển?
Phương án lấy điểm thi THPT có các tổ hợp sau:
A00, A01, C00, D01, D03, D04 (Quản trị thương hiệu - Bachelor of Brand Management)
A01, C00, D01, D03, D04, D78, D82, D83 (Quản trị tài nguyên di sản - Bachelor in Heritage
Resources Management)
2. Các phương thức xét tuyển?
Tuyển sinh năm 2021, Khoa áp dụng 3 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2021 theo tổ hợp
Phương thức 2: xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của
ĐHQGHN tổ chức năm 2021
Phương thức 3: xét tuyển theo phương thức khác dưới
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo các QĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT theo QĐ đặc
thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN
- Xét tuyển kết quả trong các kỳ thi SAT, ACT
- Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh)
- Xét tuyển chứng chỉ A-level
3. Có xét học bạ không?
ĐHQGHN không áp dụng phương thức xét tuyển học bạ.
4. Xét IELTS kết hợp xong thì SV được miễn học tiếng Anh, vậy trong 4 năm đó có hoạt động
hay lớp nào nâng cao cho những SV thuộc diện này không?
Theo chương trình đào tạo hiện nay thì Khoa chưa có các lớp nâng cao/bồi dưỡng cho các bạn
được miễn học tiếng Anh. Tuy nhiên Khoa cũng sẽ tạo điều kiện cho các bạn ngồi học cùng các bạn
khác nếu muốn ôn tập và củng cố lại kiến thức.
5. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển của từng phương thức là gì?
ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển từ ngày 25/6 đến trước ngày 31/7 đối với thí sinh sử dụng nhóm
“Phương thức xét tuyển khác”:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo các QĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT theo QĐ đặc
thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN
- Xét tuyển kết quả trong các kỳ thi SAT, ACT
- Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh)
- Xét tuyển chứng chỉ A-level
6. Các đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Khoa ntn?
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo các QĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT theo QĐ đặc thù,
Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN
Đối tượng 1: Thí sinh là người nước ngoài xét tuyển theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN
ngày 18/12/2017 của Giám đốc ĐHQGHN.
Đối tượng 2: Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển
thẳng và xét tuyển vào các chương trình đào tạo đại học tại Khoa Quốc tế nếu có hạnh kiểm 3 năm học
THPT đạt loại Tốt và đáp ứng được một (01) trong các điều kiện sau:
Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic/thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật
khu vực, quốc tế;
Đạt giải chính thức kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
Đạt giải chính thức kỳ thi thường niên Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT;
Là thành viên chính thức đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi sáng
tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia;
Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp
12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong
5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT
năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành do Khoa Quốc tế quy định.
Học sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d Mục 5.4.2 trong các năm học ở
bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Khoa Quốc tế,
ĐHQGHN.
Đối tượng 3: Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN nếu đáp ứng các yêu cầu
như đối với học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và phải là học sinh thuộc
trường THPT chuyên có tên trong danh sách các trường THPT chuyên được Khoa Quốc tế dành chỉ
tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển (Xem danh sách tại ĐÂY)
Đối tượng 4: Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét
tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm
học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic/thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật
khu vực, quốc tế;
Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;
Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức
hàng năm;
Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp
12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong
5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT
năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành do Khoa Quốc tế quy định.
Đối tượng 5: Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào
bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp
ứng một trong các tiêu chí sau:
Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài
truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11
và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên;
Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, có
môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp
10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.
7. Điểm chuẩn của Khoa các năm như thế nào?
Năm nay, điểm chuẩn của Khoa dự kiến tầm 20 - 22. Tuy nhiên điểm chuẩn sẽ còn phụ thuộc
vào phổ điểm thi THPT và tình hình thực tế của năm nay.
8. Xét tuyển kết hợp và tuyển thẳng chứng chỉ Quốc tế thì có yêu cầu phụ về xét học bạ không?
Không
9. Xét điểm thi đánh giá năng lực thì có yêu cầu thêm điều kiện về học bạ nữa không?
Không
10. Trường xét điểm chuẩn của từng khối hay xét chung?
Sẽ xét chung (các khối/tổ hợp xét chung với nhau)
11. Hồ sơ xét tuyển nộp về Khoa hay nộp về Sở?
Phương thức 1: nộp về Sở
Phương thức 2+3: nộp về Khoa

You might also like