You are on page 1of 70

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU


CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG
2.CÁC THẾ HỆ MẠNG DI ĐỘNG
2.1.Mạng di động 1G
2.2.Mạng di động 2G, 2.5G, 2.75G
2.3.Mạng di động 3G
2.4.Mạng di động 4G
2.5.Mạng di động 5G
3.CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO
CHƯƠNG II:CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP KÊNH
TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.KỸ THUẬT GHÉP KÊNH
2.ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO TẦN SÔ FDMA
3.ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN TDMA
4.ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO MÃ CDMA
5.SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ FDMA, TDAM VỚI CDMA ỨNG
DỤNG TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO
CHƯƠNG III: KIẾN TRÚC BÁO HIỆU CHO HỆ THÔNG DI
ĐỘNG TOÀN CẦU GSM
1.GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lịch sử phát triển
1.2. Khái niệm
2.CÁC ĐẶC TÍNH VÀ DỊCH VỤ CỦA MẠNG GSM
3.CẤU TRÚC VÀ GIAO DIỆN CỦA GSM
4.HỆ THỐNG GSM
4.1.Hệ thống chuyển mạch SS
4.2.Trạm di động MS
4.3.Hệ thống BSS
4.4.Hệ thống khai thác và hỗ trợ OSS
5.CẤU TRÚC ĐỊA LÝ MẠNG
6.MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI
7.CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA GSM
CHƯƠNG IV: MẠNG THÔNG MINH
1.KHÁI NIỆM
2.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
3.MÔ HÌNH MẠNG
4.MÔ HÌNH XỬ LÝ LOGIC CUỘC GỌI CƠ BẢN TRONG MẠNG
THÔNG MINH
CHƯƠNG V: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VIỄN THÔNG DI
ĐỘNG TOÀN CẦU UMTS
1.GIỚI THIỆU CHUNG
2.KIẾN TRÚC HỆ THỐNG UMTS
2.1.Thiết bị người sử dụng UE
2.2.Mạng truy cập vô tuyến UTMS
2.2.1.Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC
2.2.2.Nút B
2.3.Mạng lõi CN
2.4.Các mạng ngoài
3.KIẾN TRÚC GIAO THỨC CỦA UTRAN
4.CÁC GIAO DIỆN CỦA UTRAN
CHƯƠNG VI: BÁO HIỆU TRONG MẠNG TRUY NHẬP UMTS
1.XỬ LÝ CUỘC GỌI TẠI GIAO DIỆN IUB
1.1.Các chức năng của Iub
1.2.Các bước tiến hành xử lý cuộc gọi
2.BÁO HIỆU TẠI GIAO DIỆN IUR VÀ IU
2.1.Báo hiệu tại giao diện Iur
2.1.1.Mặt bằng điều khiển/người dùng Iur
2.1.2.Giao thức báo hiệu RNSAP
2.2.Báo hiệu tại mạng giao diện Iu
2.2.1.Mặt phẳng điều khiển người dùng Iu-cs
2.2.2.Mặt phẳng điều khiển người dùng Iu-Ps
2.2.3.Giao thức báo hiệu ở Iu
3.THỦ TỤC THIẾT LẬP CUỘC GỌI
TỔNG KẾT
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THÀNH VIÊN, NHIỆM VỤ NHÓM
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỐNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.Sự phát triển của mạng di động
Năm 1946, hệ thống điện thoại di động thương mại đầu tiên đã được đưa vào
hoạt động ở thành phố Saint Louis- Hoa Kỳ, sử dụng băng tần 150 MHz với
khoảng cách kênh là 60 KHz và số lượng kênh bị hạn chế chỉ tới 3. Tuy nhiên
dịch vụ này vừa chỉ mới bắt đầu thì những nhược điểm cố hữu của nó đã bộc lộ.
Tất nhiên nhược điểm chính là do những nguyên nhân về can nhiễu cùng kênh
nên đòi hỏi phải phân cách về mặt vật lý quá lớn.
Năm 1947, phòng thí nghiệm điện thoại Bell bắt đầu bắt tay vào khảo sát một
khái niệm tái sử dụng tần số nhờ sử dụng các tế bào nhỏ (cell) với các máy di
động công suất thấp. Các tế bào này có thể liên kết với nhau nhờ sử dụng một
máy tính, cho phép thuê bao có thể di động trong khi số lượng thuê bao cùng một
lúc gia tăng đáng kể mà hệ thống vẫn có thể phục vụ được. Tuy nhiên, thực tế các
nước khác đã đưa mạng tế bào hoạt động như một dịch vụ thương mại trước cả
Hoa Kỳ. Cụ thể, dịch vụ mạng tế bào thương mại đầu tiên được bắt đầu ở Nhật
Bản vào năm 1979. Và rất nhanh sau đó nó được phát triển ở nhiều khác trên thế
giới.
Mặc dù các dịch vụ mạng tế bào phát triển rất mạnh, nhưng không hề có khả
năng tương hợp giữa các dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống ở Hoa Kỳ dựa
trên thiết kế ban đầu của AT&T và Motorola, được gọi là AMPS
(Advanced Mobile Phone Service- dịch vụ điện thoại di động tiên tiến). AMPS
được sử dụng ở khoảng 70 nước khác trên thế giới và nó là tiêu chuẩn được sử
dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ngoài ra phải kể đến một số các tiêu chuẩn thông
dụng khác là: NMT (Nordic Mobile Telephone- điện thoại di động Bắc Âu),
TACS (Total Access Communications Service- dịch vụ truyền thông hoàn toàn
truy nhập) và hệ thống GSM (Global System for Mobile- hệ thống di động toàn
cầu). Hệ thống NMT ban đầu đã được thiết kế cho các mạng tương đối nhỏ gồm
20.000- 30.000 thuê bao và cung cấp 180 kênh, mỗi kênh sử dụng dải thông 25
hoặc 30 KHz trong dải tần 450 MHz. Một thế hệ sau này của NMT cung cấp dung
lượng lớn hơn ở dải tần 900 MHz, nó có khả năng cung cấp 1.000 kênh, mỗi kênh
sử dụng dải thông 25 KHz hoặc 2.000 kênh, mỗi kênh có dải thông12,5 KHz. Và
hiện tại có khoảng 30 nước đã sử dụng hệ thống NMT. Hệ thống TACS được sử
dụng ở Châu Âu, Anh Quốc và khoảng vài chục nước khác. Một dạng chuyển hoá
của TACS được sử dụng ở Nhật Bản gọi là JTACS, cung cấp 1.320 kênh, mỗi
kênh chiếm dải thông 25 KHz. Còn sự ra đời của GSM có thể nói là do các nước
khác nhau ở Châu Âu sử dụng các tiêu chuẩn mạng tế bào khác nhau, cho nên cần
có một tiêu chuẩn duy nhất để cung cấp khả năng chuyển vùng (Các tiêu chuẩn
khác nhau không chỉ sử dụng các giao thức khác nhau mà còn hoạt động ở các
tần số khác nhau, vì vậy không thể có tính tương thích toàn cầu). Do vậy hệ thống
GSM đã được phát triển như một dịch vụ số hoá hoàn toàn có thể dùng được ở
Châu Âu và nhiều nước khác. GSM được thiết kế để làm việc ở băng tần 900
MHz và quy định tám khe thời gian cho mỗi kênh rộng 200 KHz.
2.Các thế hệ mạng thông tin di động
2.1.Mạng thông tin di động 1G
Mạng thông tin di động 1G (gọi tắt là 1G) là thế hệ đầu tiên của mang di động
viễn thông (cũng còn gọi là mạng không dây tế bào wireless cellular technology).
Mạng 1G được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80, được triển
khai đầu tiên tại Nhật Bản, 1G sử dụng công nghệ truyền nhận thông tin thông
qua tín hiệu analog (tín hiệu tương tự). Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn
ngoài, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử
lý thoại thông qua các module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ
máy di động đầu tiên trên thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp
cùng lúc 2 module thu tín hiện và phát tín hiệu.
Hệ thống mạng di động 1G hoàn thiện đầu tiên là Nordic Mobile Telephone
(NMT) với dải tần 450MHz(NMT 450) và 900MHz(NMT 900) được sử dụng ở
các nước Bắc Âu, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đông Âu và Nga. Những hệ thống mạng 1G
khác bao gồm Advanced Mobile Phone System (AMPS) với dải tần 800MHz
được sử dụng ở Bắc Mỹ và Úc, TACS (Total Access Communications System)
tại Vương quốc Anh, C-450 ở Tây Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi, Radiocom 2000
ở Pháp, TMA ở Tây Ban Nha và RTMI ở Ý. Ở Nhật Bản có nhiều hệ thống mạng
1G. Ba tiêu chuẩn, TZ-801, TZ-802, và TZ-803 được phát triển bởi NTT (Nippon
Telegraph và Telephone Corporation), trong khi một hệ thống cạnh tranh của công
ty Daini Denden Planning, Inc. (DDI) sử dụng tiêu chuẩn JTACS (Japan Total
Access Communications System).
Tuy nhiên khi mạng 1G trở nên phổ biến trên thế giới, thì tại Việt Nam vẫn
chưa thực sự được nhiều người biết đến. Vào thời điểm này, hầu hết người Việt
đều sử dụng điện thoại bàn với kết nối có dây, chỉ một bộ phận nhỏ được trang bị
những chiếc bộ đàm có tần số từ 136-174MHz để liên lạc qua không dây.
Đặc điểm của hệ thống này, chúng cho phép người dùng có được các cuộc
đàm thoại trong khi di động với nhau hay với bất kỳ đối tượng nào có nối tới các
mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN hoặc các mạng thông tin đa dịch
vụ tích hợp ISDN.Tuy nhiên, thế hệ 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi
cao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không
có chế độ bảo mật dễ dàng bị nghe lén bởi bên thứ 3…do vậy hệ thống 1G không
thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng.
2.2.Mạng thông tin di động 2G, 2.5G, 2.75G

Bước hội nhập đầu tiên của Việt Nam với mạng di động được đánh dấu bằng
công nghệ GSM (Global System for Mobile Communication) được sử dụng trên
điện thoại di động (khoảng đầu năm 2006), và cũng trùng với thời điểm Internet
xuất hiện trên toàn cầu.

Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn
toàn so với thế hệ đầu tiên, mạng 2G sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín
hiệu analog của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan. Do đó, cũng
không lấy làm ngạc nhiêu khi hầu hết điện thoại 2G được sử dụng trên thế giới
thời bấy giờ lại là những chiếc Nokia "huyền thoại", đã làm mưa làm gió suốt một
thời gian dài cho tới khi bị thay thế hoàn toàn bởi smartphone.

Mạng 2G mang tới cho người sử dụng 3 tính năng vượt trội so với 2 công
nghệ tiền nghiệm 0G, 1G: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối
rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản –
SMS. Theo đó, các tin hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu
kỹ thuật số dưới nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được
lưu chuyển trên cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với công
nghệ dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (GPRS), mạng 2G cung cấp tốc độ truyền tối
đa theo lý thuyết là 50 kbit/s (40 kbit/s trên thực tế). Với công
nghệ EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), tốc độ truyền tối đa theo
lý thuyết là 1 Mbit/s (500 kbit/s trên thực tế).
Công nghệ 2G phổ biến nhất là công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời
gian TDMA (Time Division Multiple Access), dựa trên GSM, khởi nguồn từ
Châu Âu nhưng được sử dụng ở hầu hết các thế giới, ngoài Bắc Mỹ. Hơn 60 nhà
mạng GSM cũng đã sử dụng CDMA2000 trong dải tần số 450 MHz (CDMA450).
Song song đó, tín hiệu kỹ thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn
năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện
tích bên trong thiết bị hơn… Cũng trong giai đoạn này, người ta bắt đầu thấy
những chiếc điện thoại di động có kích thước nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay,
kiểu dáng đa dạng,... Cho tới nay thì mạng 2G vẫn được sử dụng làm phương thức
liên lạc chính để phục vụ nhu cầu gọi điện, nhắn tin.
Với sự phát triển của 2G, mạng 2.5G được sử dụng để mô tả các hệ thống 2G
đã triển khai thêm các vùng chuyển mạch gói (packet-switch domain) bên cạnh
các vùng sử dụng chuyển mạch kênh (circuit-switch domain). Nó không nhất thiết
phải cung cấp dịch vụ nhanh hơn vì gói thời cũng được sử dụng cho các dịch vụ
dữ liệu chuyển mạch kênh (High-Speed Circuit-Switched Data HSCSD). Mạng
GPRS phát triển thành mạng 2.75G hay EDGE (Enhanced Data Rates for GSM
Evolution) với việc giới thiệu mã hóa 8PSK. Mặc dù mã hóa vẫn giữ nguyên ở
270.833 mẫu trong một giây, mỗi ký hiệu mang ba bit thay vì một bit. Các công
nghệ EDGE, Enhanced GPRS (EGPRS) hoặc IMT Single Carrier (IMT-SC) là
công nghệ điện thoại di động kỹ thuật số tương thích ngược (backward-
compatible digital mobile phone technology) cho phép cải thiện tốc độ truyền dữ
liệu, như là một phần mở rộng trên mạng GSM tiêu chuẩn. EDGE đã được triển
khai trên các mạng GSM bắt đầu vào năm 2003, ban đầu bởi AT &T tại Hoa Kỳ.
Đây là giao thức viễn thông làm tiền đề cho sự phát triển của 3G và 4G sau này,
tuy có tốc độ kết nối internet chậm nhưng giao thức này vẫn còn phổ biến vì nó
là nền tảng phát triển cho 3G và 4G thậm chí là 5G trong tương lai.
2.3.Mạng thông tin di động 3G
3G, viết tắt của 3rd Generation/ UMTS (Universal Mobile Telecomm.
System), đóng vai trò là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hẳn các
thế hệ trước đó. Nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ
liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video
clips…

Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá
cờ đầu. Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán
đầu giá tần số mang lại hàng tỷ Euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản
quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ
mạng 3G đem lại, nên một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây
dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về
tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước
ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua
do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt lên làm vấn đề ưu tiên nhất. Và
cũng chính Nhật Bản là nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách
rộng rãi, tiên phong bởi nhà mạng NTT DoCoMo. Tính đến năm 2005, khoảng
40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, và mạng 2G dần đi vào lãng quên
trong tiềm thức công nghệ tại Nhật Bản. Trong khi đó tại Việt Nam, dù xuất hiện
nhiều trong các đề án hồi cuối năm 2006 đến đầu 2008, nhưng mãi tới tháng
10/2009, mạng 3G mới lần đầu tiên được phủ sóng bởi VinaPhone ở 13 tỉnh, thành
phố trên cả nước là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tp.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương và
Vũng Tàu. Vào tháng 12/2009, MobiFone cũng tiếp bước VinaPhone để phủ sóng
3G tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Ban đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên
thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần riêng biệt, đó là UMTS (W-CDMA),
CDMA 2000, TD-SCDMA, và Wideband CDMA. Ngoài ra, người dùng còn quen
thuộc với biểu tượng H, hay H+ xuất hiện khá nhiều. Đây thực chất là mạng
HSPA, hay 3.5G ( 3G tăng cường). Đây chính là giao thức chuẩn 3G khi nó đạt
tốc độ internet lên tới 7,2Mbps, giúp cho các thiết bị có hỗ trợ chuẩn này có thể
dễ dàng lướt web một cách mượt mà. Với HSPA, người dùng có thể xem video
trên YouTube mà không cần bộ nhớ đệm. Còn H+ là viết tắt của (Evloved High
Speed Packet Access) – tăng cường của HSPA giúp cải thiện khoảng 40% so với
kí hiệu H bình thường.
2.4.Mạng thông tin di động 4G
4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền thông không
dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý
tưởng lên tới 1 - 1,5 Gbit/s. Trong năm 2017, 4G đã được phủ sóng tại nhiều
tỉnh thành trên cả nước Việt Nam. Tuy nhiên nhìn rộng hơn thì công nghệ này
đã được thế giới công nhận và sử dụng tử rất lâu.
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các
nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ
liệu với tốc độ 100 Mbit/s khi di chuyển và tới 1 Gbit/s khi đứng yên, cũng như
cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên các hình ảnh, video clips chất
lượng cao. Mạng điện thoại 3G hiện tại của DoCoMo có tốc độ tải là 384 Kbit/s
và truyền dữ liệu lên với tốc độ 129 Kbit/s.
Sự khác biệt đáng chú ý của LTE so với những công nghệ trước chính là
thay đổi tần số và băng thông sử dụng. Một lượng lớn băng tần 4G LTE dành
cho chuẩn này, được sử dụng tùy thuộc vào mỗi quốc gia và thậm chí cả công
nghệ cụ thể của mỗi nhà mạng.
Các tần số được chia thành Frequency Division Duplexing (FDD) và Time
Division Duplexing (TDD). Phổ tần của FDD yêu cầu băng thông kép, một dành
cho đường lên và một dành cho đường xuống. Trong khi TDD sử dụng một
băng tần duy nhất cho cả đường lên và đường xuống tại cùng một tần số nhưng
tách biệt thời gian. Có 31 cặp băng tần LTE hoạt động từ 452MHz và 3600MHz
và 12 băng tần TDD nằm từ 703MHz đến 3800MHz. Các tần số cao hơn cho
phép truyền tải nhanh hơn trong các lĩnh vực xây dựng, trong khi tần số thấp
hơn cung cấp khoảng cách phủ rộng hơn nhưng có băng thông hạn chế hơn. Các
băng tần cụ thể thường nằm từ 10 và 20MHz để truyền dữ liệu.
LTE sử dụng 2 đường vô tuyến khác nhau cho đường lên và đường xuống –
từ tháp sóng tới thiết bị và ngược lại.
Đối với đường xuống, LTE sử dụng OFDMA (Đa truy nhập phân tần trực
giao), yêu cầu MIMO. MIMO viết tắt của Multiple Input, Multiple Output, sử
dụng hai hoặc nhiều ăng ten để giảm đáng kể độ trễ và tăng tốc độ trong một
kênh nhất định. LTE chuẩn có thể chứa tới sắp xếp 4x4 (chữ số đầu chỉ số ăng
ten phát và số thứ hai chỉ số lượng ăng ten thu).
Đối với đường lên (từ điện thoại lên tháp sóng), LTE sử dụng tín hiệu SC-
FDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số). Với sự phát triển và yêu cầu ngày
càng cao về tốc độ đường truyền. Một công nghệ mới đã được nghiên cứu và phát
triển dựa trên công nghệ LTE đó là LTE-A ( LTE Advanced) với 8×8 MIMO cho
đường xuống và 4x4 đối với đường lên, cho phép nhiều băng tần sóng mang sẽ
được tổng hợp lại với nhau, để cải thiện cường độ tín hiệu và băng thông.

Tính tới tháng 8/2017, hơn 80.000 trạm thu phát sóng 4G đã và đang được
triển khai nhằm mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đồng thời
triển khai nhiều gói cước hấp dẫn có giá thậm chí rẻ hơn mạng 3G truyền thống,
hướng đến một tương lai tất cả người dùng chuyển sang sử dụng mạng 4G, và
thậm chí là 5G trong những năm tới.

2.5.Mạng thông tin di động 5G?

5G hay thế hệ mạng di động thứ 5 là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền
thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28GHz, 38GHz và
60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100
lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Lúc đó,
xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn
cảnh. Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho
chúng ta cảm thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức
năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô
nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe, do đó có thể gửi những thông tin này đến
những chiếc xe thông minh của mọi người dân theo thời gian thực.Mạng 5G được
ghi nhận với những sự khác biệt:
Một mạng di động siêu hiệu quả mang lại một mạng lưới hiệu suất tốt hơn
cho chi phí đầu tư thấp. Nó đề cập đến các nhà khai thác mạng di động nhu cầu
bức thiết để xem các đơn vị chi phí vận chuyển dữ liệu xuống xấp xỉ tốc độ tương
tự như khối lượng dữ liệu nhu cầu đang tăng lên. Nó sẽ là một bước nhảy vọt
trong hiệu quả dựa trên các nhu cầu IET chu đáo Network (DAN).
Một mạng di động siêu nhanh bao gồm các thế hệ tiếp theo của các tế bào nhỏ
đông nhóm lại với nhau để cung cấp cho một phạm vi tiếp giáp trên ít nhất là đô
thị khu vực và thế giới để được biên giới cuối cùng cho sự thật "khu vực rộng di
động". Nó sẽ yêu cầu quyền truy cập vào phổ dưới 4 GHz có thể thông qua việc
thực hiện toàn cầu đầu tiên của thế giới.
Một mạng lưới sợi dây hội tụ mà sử dụng, lần đầu tiên truy cập Internet không
dây, các băng sóng mm (20–60 GHz) để cho phép các kênh vô tuyến băng thông
rộng có thể hỗ trợ tốc độ truy cập dữ liệu lên tới 10 Gbit / s. Các kết nối cơ bản
bao gồm các liên kết "ngắn" không dây ở đầu của sợi cáp quang tại địa phương.
Nó sẽ có thêm một "du mục" dịch vụ (như WiFi) chứ không phải là một khu vực
rộng lớn "di động" dịch vụ.

Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới mạng lưới vạn
vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng
để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ
được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức
khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng
sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ mới có thể
thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số
đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao
tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những
băng tần cao hơn. Mạng 5G được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh
doanh và người tiêu dùng.

Hình 1.1: Các thế hệ mạng di động


3.Cấu trúc cơ bản của mạng thông tin di động tế bào
Về cơ bản, hệ thống điện thoại di động tế bào gồm các máy điện thoại di động
trên xe ô tô hoặc xách tay (MS), trạm gốc (BS) và tổng đài di động (MSC- trung
tâm chuyển mạch điện thoại di động).
Trong đó, máy điện thoại di động bao gồm các bộ thu/phát RF, anten và bộ
điều khiển . BS cũng bao gồm các bộ thu/phát RF để kết nối giữa máy di động
với trung tâm chuyển mạch của hệ thống, anten, bộ điều khiển, đầu cuối số liệu
và nguồn cung cấp. Còn MSC bao gồm bộ phận điều khiển, bộ phận kết nối cuộc
gọi, các thiết bị ngoại vi và cung cấp chức năng thu thập số liệu cước đối với các
cuộc gọi đã hoàn thành.
Các thành phần chức năng của mạng được liên kết với nhau thông qua các
đường kết nối thoại và số liêụ. Mỗi máy di động sử dụng một cặp kênh thu/phát
RF. Vì các kênh lưu lượng không cố định ở một kênh RF nào mà thay đổi thành
các tần số RF khác nhau phụ thuộc vào sự di chuyển của máy di động trong suốt
quá trình cuộc gọi. Nên cuộc gọi có thể được thiết lập ở bất kỳ một kênh nào đã
được xác định trong vùng đó. Cũng từ những quan điểm về hệ thống điện thoại di
động mà thấy rằng tất cả các kênh đã được xác định đều có thể bận do được kết
nối một cách đồng thời với các máy di động. MSC xử lý các cuộc gọi đi và đến
từ mỗi BS và cung cấp chức năng điều khiển trung tâm cho hoạt động của tất cả
các BS một cách hiệu quả và để truy nhập vào tổng đài của mạng điện thoại công
cộng. Bộ phận điều khiển của MSC có thể nói là trái tim của hệ thống tế bào vì
nó sẽ điều khiển, sắp đặt và quản lý toàn bộ hệ thống. Tổng đài MSC kết nối các
đường đàm thoại để thiết lập cuộc gọi giữa các máy thuê bao di động với nhau
hoặc các thuê bao cố định với các thuê bao di động và trao đổi các thông tin báo
hiệu đa dạng qua đường số liệu giữa MSC và BS. Các thông tin thoại và báo hiệu
giữa máy di động và BS được truyền đi qua kênh RF, các đường kết nối thoại và
số liệu cố định được sử dụng để truyền các thông tin thoại và báo hiệu giữa BS
và MSC.
Hình 1.2: Mô hình cơ bản của mạng di động tế bào

Với hệ thống này, do các máy phát thường có công suất lớn hơn nhiều (500
w) so với các máy di động (25 W). Và đương nhiên anten của máy di động thường
ở mức thấp hơn nhiều so với anten phát. Để cự ly thông tin của hệ thống được
như nhau theo cả hai chiều, người ta thường dùng các trạm đầu xa chứa các máy
thu. Các trạm đầu xa này sẽ thu nhận tín hiệu phát của máy di động và gửi chuyển
tiếp tín hiệu đó trở lại bộ điều khiển hệ thống để xử lý.
Số lượng thuê bao ngày càng tăng lên trong khi hệ thống thông tin di động
trước đây không đáp ứng kịp về số lượng thuê bao cũng như chất lượng dịch vụ.
Đây là sức ép đối với các nhà cung cấp dịch vụ, bắt buộc họ phải tìm giải pháp
mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển thuê
bao di động tăng nhanh. Phổ tần số dành cho thông tin di động là có hạn, do đó
sử dụng hiệu quả tần số trong hệ thống thông tin di động tế bào là rất
cần thiết. Các tham số hệ thống như số lượng, kích thước các cell, sử dụng lại
tần số, quá trình chuyển tiếp cuộc gọi giữa các cell (handover) là khác nhau tuỳ
theo vùng địa lý cụ thể, nông thôn hay thành phố.
 Các tế bào: Cell (tế bào) là đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô
tuyến theo mô hình tế bào. Các vùng phủ sóng bởi các trạm có dạng tế bào
nên người ta gọi là hệ thống thông tin theo mô hình tế bào. Các cell là các
trạm gốc phát sóng đến một bán kính địa lý xung quang và vùng phủ sóng
có dạng gần giống hình lục giác. Kích thước phủ sóng mỗi cell thay đổi tuỳ
theo vùng.

 Nhóm các tế bào (Cluster): là một nhóm các cell. Các kênh không được
tái sử dụng tần số trong một cluster.

Hình 1.3: Cluster gồm 7 cell


 Tái sử dụng tần số (Frequency Reuse):
Phổ tần số sử dụng trong hệ thống thông tin di động là có hạn nên
người ta phải tìm cách sử dụng lại tần số để có thể tăng dung lượng điện
thoại phục vụ. Giải pháp này được gọi là quy hoạch tần số hay tái sử dụng
tần số. Việc sử dụng lại tần số được thực hiện bằng cách cấu trúc lại kiến
thúc hệ thống thông tin di động theo mô hình tổ ong. Mô hình sử dụng lại
tần số dựa trên việc gán cho mỗi cell một nhóm kênh vô tuyến trong một
khu vực địa lý nhất định. Các kênh vô tuyến của cell khác biệt hoàn toàn
với các kênh vô tuyến của cell lân cận với nó (cell láng giềng).
Vùng phủ sóng của cell được gọi là footprint (dấu chân). Các
footprints này có đường giao với nhau nên các nhóm tần số giống nhau có
thể được sử dụng ở các cell khác nhau miễn sao khoảng cách giữa các cell
đủ lớn để tránh nhiễu do các tần số trùng nhau gây ra.

Hình 1.4: Tái sử dụng tần số


 Sự phân chia các tế bào (Cell splitting):
Tuy nhiên, sẽ không thực tế khi người ta chia nhỏ toàn bộ các hệ
thống ra các vùng nhỏ hơn nữa và tương ứng với nó là các cells. Nhu cầu
lưu lượng cũng như mật độ thuê bao sử dụng giữa các vùng nông thôn và
thành thị có sự khác nhau nên đòi hỏi cấu trúc mạng ở các vùng đó cũng
khác nhau.
Các nhà quy hoạch sử dụng khái niệm cells splitting để phân chia
một khu vực có mật độ thuê bao cao, lưu lượng lớn thành nhiều vùng nhỏ
hơn để cung cấp tốt hơn các dịch vụ mạng. Ví dụ các thành phố lớn được
phân chia thành các vùng địa lý nhỏ hơn với các cell có mức độ phủ sóng
hẹp nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ cũng như lưu lượng sử dụng cao,
trong khi khu vực nông thôn nên sử dụng các cell có vùng phủ sóng lớn,
tương ứng với nó số lượng cell sẽ sử dụng ít hơn để đáp ứng cho lưu lượng
thấp và số người dùng với mật độ thấp hơn.

Hình 1.5: Quá trình phân chia cell

 Sự chuyển dao (Handoff- hay Handover): Trở ngại cuối cùng trong việc
phát triển mạng thông tin di động tế bào là vấn đề phát sinh khi một thuê
bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác. Các khu vực kề nhau
trong hệ thống tế bào sử dụng các kênh vô tuyến có tần số khác nhau, khi
thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác thì cuộc gọi hoặc bị
rớt hoặc tự động chuyển từ kênh vô tuyến này sang một kênh khác thuộc
cell khác.

Hình 1.6: Quá trình chuyển giao

Thay vì để cuộc gọi bị rớt, quá trình Handoff giúp cho cuộc gọi được
liên tục. Quá trình Handoff xảy ra khi hệ thống thông tin di động tự động
chuyển cuộc gọi từ kênh vô tuyến này sang kênh vô tuyến khác khi thuê
bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác liền kề với nó. Trong qúa
trình đàm thoại, hai thuê bao cùng chiếm một kênh thoại. Khi một thuê
bao di động chuyển động ra khỏi vùng phủ sóng của cell cho trước, tín hiệu
đầu thu của cell này sẽ giảm. Khi đó, cell đang sử dụng sẽ yêu cầu một
Handoff (chuyển giao) đến hệ thống. Hệ thống sẽ chuyển mạch cuộc gọi
đến một cell có tần số với cường độ tín hiệu thu mạnh hơn mà không làm
gián đoạn cuộc gọi hay gửi cảnh báo đến người sử dụng. Cuộc gọi sẽ được
tiếp tục mà người sử dụng không nhận thấy quá trình diễn ra.

Hình 1.7: Hệ thống tế bào kinh điển


CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP KÊNH
TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.Kỹ thuật ghép kênh (Multiplexing)
Để làm tăng dung lượng của dải vô tuyến dùng trong một lĩnh vực nào đó,
chẳng hạn như trong thông tin di động thì người ta phải sử dụng kỹ thuật ghép
kênh. Hiện nay có rất nhiều loại ghép kênh, nhưng ba hình thức thông dụng nhất
là:
 Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA (Frequency Division Multiple
Access).
 Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple
Access).
 Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple
Access).
Liên quan đến việc ghép kênh là dải thông mà mỗi kênh hoặc mỗi mạch chiếm
trong một băng tần nào đó. Trong mỗi hệ thống ghép kênh đều sử dụng khái niệm
đa truy nhập, điều này có nghĩa là các kênh vô tuyến được nhiều thuê bao dùng
chung chứ không phải là mỗi khách hàng được gán cho một tần số riêng.
2.Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA
Đối với các hệ thống tế bào hiện đang sử dụng kỹ thuật ghép kênh FDMA,
đều chia toàn bộ băng tần được phân phối cho một nhà khai thác mạng tế bào
(khoảng 25 MHz) thành các kênh rời rạc. Vì mỗi kênh thường có độ rộng dải là
30 KHz, cho nên hệ thống có tất cả 832 kênh khả dụng. Mỗi cuộc đàm thoại cần
sử dụng hai tần số, cho nên mỗi nhà khai thác có 416 cặp tần số khả dụng. Mỗi
cặp có thể gán cho một thuê bao mạng tế bào vào bất kỳ lúc nào.
Thiết bị di động sử dụng kỹ thuật FDMA ít phức tạp hơn so với các thiết bị
sử dụng các kỹ thuật ghép kênh khác và nói chung giá thành cũng rẻ hơn. Tuy
nhiên, do mỗi kênh cần dùng một máy phát và một máy thu riêng biệt. Cho nên
FDMA đòi hỏi rất nhiều thiết bị tại vị trí trạm gốc. Kỹ thuật FDMA có khả năng
sử dụng được với cả các hệ thống truyền dẫn số (Digital) lẫn các hệ thống truyền
dẫn tương tự (Analog).
Sau đây là minh hoạ về kỹ thuật FDMA sử dụng cho hệ thống tế bào analog
ở Hoa Kỳ:

Hình 2.1: Kỹ thuật FDMA cho hệ thống tế bào tương tự

Như vậy, mỗi kênh chiếm dải thông và đáp ứng cho một cuộc đàm thoại. Tần
số của mỗi kênh tuy khác nhau nhưng nhiều máy vô tuyến có thể truy nhập tới
được.

3.Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA


Với TDMA mỗi kênh vô tuyến được chia thành các khe thời gian. Từng cuộc
đàm thoại được biến đổi thành tín hiệu số và sau đó được gán cho một trong những
khe thời gian này. Số lượng khe trong một kênh có thể thay đổi bởi vì nó là một
nhiệm vụ của thiết kế hệ thống. Có ít nhất là hai khe thời gian cho một kênh, và
thường thì nhiều hơn, điều đó có nghĩa là TDMA có khả năng phục vụ số lượng
khách hàng nhiều hơn vài lần so với kỹ thuật FDMA với cùng một đại lượng dải
thông như vậy.
TDMA là một hệ thống phức tạp hơn FDMA, bởi vì tiếng nói phải được số
hoá hoặc mã hoá, sau đó được lưu trữ vào một bộ nhớ đệm để gán cho một khe
thời gian trống và cuối cùng mới phát đi. Do đó việc truyền dẫn tín hiệu là không
liên tục và tốc độ truyền dẫn phải lớn hơn vài lần tốc độ mã hoá. Ngoài ra, do có
nhiều thông tin hơn chứa trong cùng một dải thông nên thiết bị TDMA phải được
sử dụng kỹ thuật phức tạp hơn để cân bằng tín hiệu thu nhằm duy trì chất lượng
của tín hiệu.
Hình vẽ dưới đây minh hoạ kỹ thuật TDMA, các kênh analog 30 kHz dùng
cho mạng tế bào hỗ trợ được ba kênh digital. Các đường truyền âm thanh analog
của mỗi cuộc đàm thoại đi qua bộ biến đổi A/D và sau đó chiếm một khe thời
gian trong kênh analog 30 kHz.
Hình 2.2: Minh họa kỹ thuật TDMA

4.Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA


Trong kỹ thuật CDMA, tín hiệu mang tin ( ví dụ như tiếng nói) được biến
đổi thành tín hiệu digital, sau đó được trộn với một mã giống như mã ngẫu
nhiên. Tín hiệu tổng cộng, tức tiếng nói cộng với mã giả ngẫu nhiên, khi đó
được phát trong một dải tần rộng nhờ một kỹ thuật gọi là trải phổ.
Không giống FDMA hay TDMA, truyền dẫn trải phổ mà CDMA sử dụng
đòi hỏi các kênh có dải thông tương đối rộng (Thường là 1,25 MHz). Tuy nhiên
theo tính toán lý thuyết thì CDMA có thể chứa được số thuê bao lớn gấp khoảng
20 lần mà FDMA có thể có trong một dải thông tổng cộng như nhau.

Hình 2.3: Kỹ thuật CDMA


Hình vẽ trên là một minh hoạ của kỹ thuật CDMA. Dải thông tăng từ 30 kHz
lên 1,25 MHz, nhưng trong dải thông này bây giờ còn xấp xỉ 20 cuộc đàm thoại.
Mỗi đường thoại analog trước hết được biến đổi thành digital nhờ bộ biến đổi
A/D đúng như với TDMA. Tuy nhiên sau đó thêm một bước nữa là chèn một mã
đặc biệt qua một bộ tạo mã. Sau đó tín hiệu được phát đi, trải rộng thêm 1,25 MHz
dải thông chứ không chiếm một khe thời gian riêng trong dải này.

Các đặc tính tiên tiến của thông tin di động sử dụng kỹ thuật CDMA:
 Tái sử dụng tần số: Trong các hệ thống thông tin di động TDMA, mỗi tần
số được tái sử dụng lại tại các tế bào cách nhau một cự ly nhất định. Nhưng
trong hệ thống sử dụng kỹ thuật CDMA, một tần số được sử dụng trên cc
tế bào kề nhau. Với việc tái sử dụng tần số, ở mức độ giao thoa cho phép
có thể đạt dung lượng của hệ thống cao hơn nhiều so với các hệ thống di
động dùng kỹ thuật FDMA hoặc TDMA.
 Dung lượng đạt cao hơn: Trong hệ thống di động CDMA, khoảng 27 cuộc
gọi tốc độ 9,6 Kb/s có thể làm việc đồng thời trong một sector và 18 cuộc
gọi tốc độ 14,4 Kb/s đồng thời cho một sector. Dung lượng của hệ thống
CDMA lớn gấp 13,5 lần so với hệ thống di động AMPS, và lớn gấp 5 lần
so với hệ thống di động TDMA.
 Khả năng chuyển vùng mềm: Quá trình máy di động di chuyển trong vùng
phủ sóng có thể xảy ra ba loại chuyển vùng khác nhau là: Chuyển vùng
cứng (Máy di chuyển giữa các LA kề nhau hay giữa các BSC), chuyển
vùng mềm (Máy di chuyển giữa các BTS của cùng một BSC) và chuyển
vùng mềm hơn (Máy di chuyển giữa các sector của cùng một BTS).

Trong khi hệ thống di động TDMA sử dụng kỹ thuật chuyển vùng cắt trước
khi nối thì trong công nghệ CDMA lại sử dụng kỹ thuật nối trước khi cắt. Khi
đang di chuyển, máy di động vẫn tiếp tục dò tìm tín hiệu dẫ đường của các trạm
thu phát bên cạnh. Nó so sánh tín hiệu thu được của các trạm lân cận với tín hiệu
của trạm đang kết nối. Khi cường độ thu của trạm lân cận đạt đến một mức ngưỡng
nào đấy thì việc chuyển vùng mềm có thể sẽ được thực hiện. Lúc này, máy di
động gửi bản tin đến trạm điều khiển trung tâm (BSC). Trạm trung tâm thực hiệ
kết nối máy di động và trạm thu phát mới trong khi vẫn giữ đường kết nối ban
đầu. Chỉ sau khi thực hiện thành công việc kết nối rồi mới cắt liên lạc với trạm
cũ. Ưu điểm nổi bật của chuyển vùng mềm và chuyển vùng mềm hơn là loại trừ
được các hiện tượng rơi cuộc gọi hay gán đoạn thông tin trong khi máy di động
di chuyển trong vùng giáp danh giữa các BTS hoặc giữa các sector trong cùng
một BTS.
Đa dạng phân tập: Phân tập là một phương pháp hiệu quả để giảm fading. Có
ba loại phân tập:
 Phân tập theo thời gian dùng kỹ thuật chèn mã, tách lỗi và sửa sai.
 Phân tập theo khoảng cách: thiết kế nhiều cặp antenthu tại một trạm
gốc BTS, thiết lập nhiều đường báo hiệu (chuyển vùng mềm) để kết nối
với máy di động đồng thời với hai hoặc nhiều BTS.
 Loại phân tập dùng phương pháp thu đa đường là phân tập cao nhất
nhờ đặc tính duy nhất của CDMA là thu/phát dùng mã PN mà các hệ
thống vô tuyến di động khác không có. Nhờ có bộ tương quan song
song mã PN, nó xác định tín hiệu thu theo mỗi đường sau đó tổ hợp và
giải điều chếcc tín hiệu thu được. Fading có thể xuất hiện trong mỗi tín
hiệu thu được nhưng không có tác động đến các đường thu khác nếu
không có sự tương quan PN giữa các đường thu. Vì vậy tổng tín hiệu
thu được có độ tin cậy rất cao vì khả năng có fading đồng thời trong tất
cả các tín hiệu là rất thấp.
Loại phân tập dùng phương pháp thu đa đường là phân tập cao nhất nhờ đặc
tính duy nhất của CDMA là thu/phát dùng mã PN mà các hệ thống vô tuyến di
động khác không có. Nhờ có bộ tương quan song song mã PN, nó xác định tín
hiệu thu theo mỗi đường sau đó tổ hợp và giải điều chếcc tín hiệu thu được. Fading
có thể xuất hiện trong mỗi tín hiệu thu được nhưng không có tác động đến các
đường thu khác nếu không có sự tương quan PN giữa các đường thu. Vì vậy tổng
tín hiệu thu được có độ tin cậy rất cao vì khả năng có fading đồng thời trong tất
cả các tín hiệu là rất thấp.
 Điều khiển tự động công suất phát: Công suất phát của máy di động được
tự động điều chỉnh sao cho tất cả các máy di động trong một vùng phục vụ
có thể thu được với đọ nhạy trung bình tại bộ thu của trạm gốc BTS. Bộ
thu CDMA của trạm gốc BTS chuyển tín hiệu thu được từ máy tương ứng
thành thông tin số băng hẹp. Khi đó tín hiệu thu được của các máy di động
còn lại là tín hiệu nhiễu của băng rộng. Thủ tục thu hẹp băng nhằm nâng
cao tỷ số S/N lên đến mức cao nhất. Dung lượng của hệ thống đạt được là
lớn nhất khi tín hiệu thu được tại BTS từ các máy di động có tỷ số S/N đạt
giá trị cao nhất. Trạm BTS cung cấp chức năng mở mạch điều khiển công
suất qua việc cung cấp cho máy di động một hằng số công suất. Hằng số
này liên quan đến các yếu tố như tải, tạp âm của BTS, tăng ích của anten
và khuếch đại công suất. Các thông tin này được gửi tới máy di động như
một bản tin thông báo, thông qua mạch đóng trạm gốc BTS điều chỉnh
cống suất mạch mở để máy di động giữ được công suất phát tối ưu nhất.
Trạm gốc cứ sau khoảng thời gian 1,25 ms lại so sánh tín hiệu thu được từ
máy di động với giá trị ngưỡng biến đổi và BTS điều khiển máy di động
điều chỉnh công suất phát đến khi đạt kết quả tốt. Mục đích của việc điều
khiển công suất phát của trạm gốc còn đạt mục tiêu giảm công suất phát
của máy di động mỗi khi ở trạng thái rỗi hoặc ở vị trí gần BTS. Với kêt
quả này công suất sẽ tập trung cung cấp cho các máy ở vùng có nguy cơ
thu gián đoạn hay máy di động đang ở vị trí xa BTS.
 Công suất phát thấp: Việc giảm tỷ số S/N không những làm tăng dung
lượng hệ thống mà còn có tác dụng giảm công suất phát đẻ khắc phục tạp
âm và giao thoa. Khi giảm công suất phát, sẽ giảm được giao thoa Và
bán kính phục vụ của một trạm gốc có thể đạt lớn hơn, số lượng trạm gốc
BTS cần ít hơn so với các hệ thống di động TDMA.
 Bảo mật cuộc gọi: Hệ thống CDMA cung cấp chức năng bảo mật thông
tin rất cao vì tạo được mã PN riêng biệt cho mỗi máy, vì vậy dùng máy
thu khác để nhận dạng hay tìm kiếm là rất khó khăn.
5.So sánh các công nghệ FDMA, TDAM với CDMA ứng dụng trong thông
tin di động tế bào
Trong FDMA mỗi một khe tần số được dành riêng cho một người sử dụng và
người này sẽ dùng khe tần số này suốt quá trình cuộc gọi . Trong sơ đồ TDMA
mỗi người dùng được cấp cho một khe thời gian trong quá trình gọi. Số lượng
người dùng được quyết định bởi số lượng các khe thời gian hay tần số khác nhau
có sẵn. Trong sơ đồ CDMA tất cả các người dùng phát đồng thời và trên một tần
số. Tín hiệu được phát đi chiếm toàn bộ dải thông của hệ thống và các dãy mã
được sử dụng để phân biệt người sử dụng này với người sử dụng kia.
CDMA hơn hẳn so với các kỹ thuật đa truy nhập khác. Nó có thể tính được
phương sai trong hàm truyền của kênh gây ra bởi bộ chọn lọc tần số. Các máy thu
CDMA được thiết kế để tận dụng ưu điểm từ đặc tính nhiều đường liên quan đến
fading chọn lọc tần số và để làm giảm tối thiểu ảnh hưởng của chúng đến dung
lượng của hệ thống.
Ưu điểm chủ yếu về dung lượng của CDMA có được trong môi trường vô
tuyến đa tế bào. Trong thông tin di động trước đây một trạm gốc công suất lớn
được sử dụng để phủ sóng cho một vùng rộng lớn. Hệ thống này bị hạn chế khắt
khe về mặt băng tần và không thể đáp ứng các dịch vụ di động. Trong hệ thống
điện thoại di động tế bào, máy phát của trạm gốc đơn lẻ được thay thế bởi rất
nhiều các trạm gốc có công suất nhỏ hơn, mỗi máy phát phủ sóng cho một vùng
có dạng tổ ong, gọi là một tế bào. Trong các hệ thống FDMA hay TDMA mỗi tế
bào được chia cho một phần tử của dãy tần số có sẵn. Dãy tần được dùng trong
một tế bào có thể được sử dụng lại trong tế bào khác cách đó đủ xa sao cho tín
hiệu trong hai tế bào này không gây nhiễu đến nhau. Số K tế bào sử dụng hết toàn
bộ phổ tần có sẵn được gọi là cluster (cụm). Các cluster được bố trí như hình vẽ
sau:
Hình 2.4: Cấu trúc cơ bản của hệ thống tế bào

Những tín hiệu cơ bản của người sử dụng khác đồng thời trên cùng băng tần
sẽ gây ra nhiễu đồng kênh. Nhiễu đồng kênh là một tham số giới hạn của hệ thống
vô tuyến di động. Phương pháp tái sử dụng tần sổ trong TDMA/FDMA và
FM/FDMA gây ra nhiễu đồng kênh vì có cùng một dải tần được sử dụng lại ở một
tế bào khác. Việc sử dụng các cluster 7 tế bào trong nhiều hệ thống vô tuyến di
động là không đủ để tránh hiện tượng nhiễu đồng kênh. Có thể tăng K lớn hơn 7
để giảm nhiễu đồng kênh nhưng sẽ làm giảm số lượng các kênh trong một tế bào,
do vậy sẽ làm giảm dung lượng của hệ thống. Tương tự nếu giữ nguyên hệ số tái
sử dụng là 7 và chia tế bào thành những vùng nhỏ hơn. Mỗi tế bào được chia
thành ba hoặc sáu vùng nhỏ sẽ sử dụng ba hoặc sáu anten định hướng tương ứng
tại trạm gốc phục vụ cho cả thu lẫn phát. Mỗi vùng nhỏ này sử dụng một dải tần
riêng, khác với dải tần của các vùng kia. Thí dụ, nếu một tế bào được chia thành
ba vùng nhỏ thì nhiễu thu được trên anten định hướng chỉ sấp xỉ một phần ba của
nhiễu thu được trên anten vô hướng đặt tại trạm gốc. Sử dụng tế bào chia nhỏ
thành ba vùng thì số lượng người dùng trong một tế bào có thể tăng thêm gấp ba
lần trong cùng một cluster.
Một vấn đề quan trọng khác trong việc tăng dung lượng của hệ thống là tính
tích cực của thoại. Trong một cuộc thoại giữa hai người, mỗi người chỉ nói
khoảng 35% đến 40% thời gian và nghe hết thời gian còn lại. Trong hệ thống
CDMA tất cả những người sử dụng cùng chia sẻ một kênh vô tuyến. Khi những
người sử dụng trên kênh đang liên lạc không nói thì những người sử dụng đang
đàm thoại khác sẽ chỉ chịu ảnh hưởng rất nhỏ của nhiễu. Do vậy việc giám sát
tính tích cực của tiếng nói làm giảm nhiễu đa truy nhập đến 65%. Điều này dẫn
đến việc tăng dung lượng của hệ thống lên hệ số 2,5.
Trong đa truy nhập FDMA hoặc TDMA việc người sử dụng được phân chia
tần số hoặc thời gian trong thời gian diễn ra cuộc gọi và hệ thống cấp lại hai tài
nguyên này cho hai người khác trong khoảng thời gian rất ngắn khi kênh ấn
định yên lặng là không thực tế vì điều này yêu cầu phải chuyển mạch rất nhanh
giữa những người sử dụng khác nhau. Trong FDMA và TDMA việc tổ chức tần
số là yêu cầu khó khăn vì nó kiểm soát nhiễu đồng kênh. Trong hệ thống
CDMA chỉ có một kênh chung nên không cần thực hiện tổ chức tần số.
Trong FDMA và TDMA, khi máy di động ra khỏi vùng phủ sóng của tế bào
trong quá trình đàm thoại thì tín hiệu thu được sẽ bị yếu đi và trạm gốc sẽ yêu
cầu chuyển giao (handover). Hệ thống sẽ chuyển mạch sang một kênh mới khi
cuộc gọi tiếp tục. Trong CDMA các tế bào khác nhau, khác nhau ở chỗ sử dụng
các dãy mã khác nhau nhưng giống nhau là đều sử dụng cùng phổ tần. Do đó
không cần phải thực hiện handover từ tần số này qua tần số khác. Chuyển giao
như vậy được gọi là chuyển giao mềm (soft handover).
Trong hệ thống CDMA không có một giới hạn rõ ràng về số lượng người
dùng như trong FDMA và TDMA. Tuy vậy chất lượng hoạt động của hệ thống
đối với tất cả những người sử dụng giảm ít nhiều khi số lượng người sử dụng
cùng liên lạc tăng lên. Khi số người sử dụng tăng lên đến mức độ nào đó thì sẽ
khiến cho nhiễu có thể làm cho tiếng nói trở nên khó hiểu và gây mất ổn định hệ
thống. Tuy nhiên trong CDMA ta quan tâm đến điều kiện “phong toả mềm”, có
thể giải toả được trái với điều kiện “phong toả cứng” như trong TDMA và
FDMA khi mà tất cả các kênh đều bị chiếm.

Hệ thống CDMA cũng có một vài nhược điểm. Hai nhược điểm nổi bật là:
hiệu ứng tự nhiễu và hiệu ứng xa gần. Hiệu ứng tự nhiễu do các dãy mã không
trực giao gây ra. Trong hệ thống vô tuyến di động các máy di động truyền tin
độc lập với nhau, tín hiệu của chúng không đến trạm gốc một cách cùng lúc. Do
trễ thời gian của chúng là phân bố ngẫu nhiên nên sự tương quan chéo giữa các
tín hiệu thu được từ những người sử dụng là khác không. Để nhận được nhiễu
có mức thấp tất cả tín hiệu phải có tương quan chéo nhỏ và mọi trễ thời gian
tương đối. Tương quan chéo giữa các ký tự có được bằng việc thiết kế một tập
các dãy trực giao. Tuy nhiên không có một tập dãy mã nào được biết là hoàn
toàn trực giao khi được dùng trong hệ thống không đồng bộ. Các thành phần
không trực giao của tín hiệu của những người sử dụng khác sẽ xuất hiện như là
nhiễu trong tín hiệu điều chế mong muốn. Nếu sử dụng máy thu có bộ lọc thích
ứng trong hệ thống như vậy thì số lượng của người sử dụng bị hạn chế bởi nhiễu
gây ra bởi những người sử dụng khác. Điều này khác với trong các hệ thống
TDMA và FDMA, trong các hệ thống này tính chất trực giao của tín hiệu thu
được bị duy trì bằng việc chọn lọc và đồng bộ chính xác.
Hạn chế chính của CDMA là hiệu ứng xa gần. Hiện tượng này xuất hiện khi
một tín hiệu yếu từ một máy di động ở xa thu được tại trạm gốc bị chèn ép bởi tín
hiệu mạnh từ nguồn nhiễu đó. Tín hiệu nhiễu với công suất lớn hơn n lần công
suất tín hiệu mong muốn sẽ tác dụng gần như là n tín hiệu nhiễu có công suất
bằng công suất của tín hiệu. Để khắc phục hiệu ứng xa gần trong hầu hết các ứng
dụng CDMA người ta sử dụng các sơ đồ điều khiển công suất. Trong hệ thống tế
bào điều khiển công suất được thực hiện bởi các trạm gốc, các trạm này định kỳ
ra lệnh các máy di động điều chỉnh công suất máy phát sao cho tất cả các tín hiệu
thu được tại trạm gốc với mức công suất là như nhau.
CHƯƠNG III: KIẾN TRÚC BÁO HIỆU CHO HỆ THÔNG DI
ĐỘNG TOÀN CẦU GSM
1.Giới thiệu chung
1.1 Lịch sử phát triển
Những năm đầu 1980, hệ thống viễn thông tế bào trên thế giới đang phát triển
mạnh mẽ đặc biệt là ở Châu Âu mà không được chuẩn hóa về các chỉ tiêu kỹ
thuật. Điều này đã thúc giục Liên minh Châu Âu về Bưu chính viễn thông CEPT
(Conference of European Posts and Telecommunications) thành lập nhóm đặc
trách về di động GSM (Groupe Spécial Mobile) với nhiệm vụ phát triển một chuẩn
thống nhất cho hệ thống thông tin di động để có thể sử dụng trên toàn Châu Âu.
Ngày 27 tháng 3 năm 1991, cuộc gọi đầu tiên sử dụng công nghệ GSM được
thực hiện bởi mạng Radiolinja ở Phần Lan (mạng di động GSM đầu tiên trên thế
giới).
Năm 1989, Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ETSI (European
Telecommunications Standards Institute) quy định chuẩn GSM là một tiêu chuẩn
chung cho mạng thông tin di động toàn Châu Âu, và năm 1990 chỉ tiêu kỹ thuật
GSM phase I (giai đoạn I) được công bố.
Năm 1992, Telstra Australia là mạng đầu tiên ngoài Châu Âu ký vào biên bản
ghi nhớ GSM MoU (Memorandum of Understanding). Cũng trong năm này, thỏa
thuận chuyển vùng quốc tế đầu tiên được ký kết giữa hai mạng Finland Telecom
của Phần Lan và Vodafone của Anh. Tin nhắn SMS đầu tiên cũng được gửi đi
trong năm 1992.
Những năm sau đó, hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM phát triển một
cách mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các nhà điều hành, các mạng
di động mới, thì số lượng các thuê bao cũng gia tăng một cách chóng mặt.
Năm 1996, số thành viên GSM MoU đã lên tới 200 nhà điều hành từ gần 100
quốc gia. 167 mạng hoạt động trên 94 quốc gia với số thuê bao đạt 50 triệu.
Năm 2000, GPRS được ứng dụng. Năm 2001, mạng 3GSM (UMTS) được đi
vào hoạt động, số thuê bao GSM đã vượt quá 500 triệu. Năm 2003, mạng EDGE
đi vào hoạt động.
Cho đến năm 2008 số thuê bao di động GSM đã lên tới con số 2 tỉ với trên
700 nhà điều hành, chiếm gần 80% thị phần thông tin di động trên thế giới. Theo
dự đoán của GSM Association, năm 2010 số thuê bao GSM sẽ đạt 2,5 tỉ.
1.2 Khái niệm
Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM (Global System for Mobile
Communications) là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động. Dịch vụ
GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các
mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy
điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được
nhiều nơi trên thế giới.
GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới.
Khả năng phú sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến
trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng
trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ,
chất lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai
(second generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi
3rd Generation Partnership Project (3GPP).
Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng
cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều
hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép
nhà điều hành mạng có thể kết hợp chuyển vùng với nhau do vậy mà người sử
dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.

Hình 3.1: Thị phần di động thế giới năm 2008

2.Các đặc tính và dịch vụ của mạng GSM


Từ các khuyến nghị của GSM, ta có thể tổng hợp nên một số đặc tính chủ yếu
sau đây:
 Số lượng lớn các dịch vụ và tiện ích cho các thuê bao cả trong của thông
tin thoại và số liệu.
 Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ của mạng có
sẵn(PSTN-ISDN) bởi các giao diện theo tiêu chuẩn chung.
 Tự động cập nhật vị trí cho mọi thuê bao di động.
 Độ linh hoạt cao nhờ các đầu cuối thông tin di động khác nhau như máy
xách tay, máy cầm tay trên oto.
 Sử dụng băng tần 900MHz với hiệu quả cao nhờ sự kết hợp giữa FDMA
và TDMA.
 Giải quyết được sự hạn chế dung lượng nhờ việc sử dụng lại tần số tốt hơn.
Các dịch vụ tiêu chuẩn của mạng GSM:
Các dịch vụ thoại:
Chuyển hướng các cuộc gọi vô điều kiện.
Chuyển hướng các cuộc gọi khi thuê bao di động không bận.
Chuyển hướng các cuộc gọi khi thuê bao di động bận.
Chuyển hướng các cuộc gọi khi không đến được thuê bao di động.
Chuyển hướng các cuộc gọi khi tắc nghẽn vô tuyến.
Cấm tất cả các cuộc gọi ra.
Cấm tất cả các cuộc gọi ra quốc tế.
Cấm tất cả các cuộc gọi ra quốc tế trừ các nước PLMN thường trú.
Cấm tất cả các cuộc gọi đến khi lưu động ở ngoài nước có PLMN
thường trú.
Giữ cuộc gọi, đọi gọi, chuyển tiếp cuộc gọi.
Hoàn thành các cuộc gọi đến các thuê bao đang bận.
Nhóm sử dụng khép kín, dịch vụ 3 phía, thông báo cước phí.
Dịch vụ điện thông không trả cước.
Nhạn dạng số chủ gọi, số thoại được nối, cuộc gọi hiềm thù.
Các dịch vụ số liệu:
Truyền dẫn số liệu.
Dịch vụ bản tin ngắn, hộp thư thoại.
Phát quảng bá trong cell.
3. Cấu trúc và giao diện của GSM
Cấu trúc của GSM:
Hình 3.2: Cấu trúc của GSM

OSS: Hệ thống khai thác và hỗ trợ. SS: Hệ thống chuyển mạch.


AUC: Trung tâm nhận thực. VLR: Bộ ghi định vị tạm trú.
HLR: Bộ ghi định vị thường trú. EIR: Thanh ghi nhận dạng thiết bị.
MSC: Tổng đài di động. BTS: Đài vô tuyến gốc.
BSS: Hệ thống trạm gôc. MS: Máy di động.
BSC: Đài điều khiển trạm gốc. ISDN: Mạng số liên kết đa dịch vụ.
OMC: Trung tâm khai thác và bảo CSPDN: Mạng chuyển mạch số
dưỡng. công cộng theo mạch.
PSPDN: Mạng chuyển mạch gói PLMN: Mạng di động mặt đất công
công cộng cộng.
PSDN: Mạng chuyển mạch điện
thoại công cộng.

Các giao diện và giao thức GSM:

STT Giao diện Liên kết Mô tả


1 Um MS-BSS Giao tiếp môi trường được sử dụng để trao
đổi thông tin giữa MS-BSS. LAPD𝑚 là thủ
tục sửa đổi từ LAPD cho báo hiệu.
2 𝐴𝑏𝑖𝑡𝑠 BSC-BTS Giao diện nội bộ của BSS sử dụng liên kết
giữa BSC và BTS. 𝐴𝑏𝑖𝑡𝑠 cho phép điều
khiển thiết bị vô tuyến và chỉ định tần số
trong BTS.
3 A BSS-MSC Quản lý nguồn tài nguyên và tính di dộng
của MS.
4 B MSC-VRL Xử lý báo hiệu giữa MSC và VRL. Giao
tiếp B sử dụng giao thức MAP/B.
5 C GMSC-HRL Sử dụng để điều khiển các cuộc gọi từ
SMSG-HRL trong vùng GSM ra ngoài và ngược lại.
Giao thức MAP/C sử dụng cho thông tin
định tuyến và tính cước qua các gateway.
6 D HRL-VRL Giao thức MAP/D sử dụng để trao đổi dữ
liệu liên quan tới vị trí của MS và các số
liệu phụ của thuê bao.
7 E MSC-MSC Giao thức MAP/E sử dụng để trao đổi
thông tin chuyển vùng giữa các MSC.
8 F MSC-EIR Giao thức MAP/E sử dụng để xác nhận
trạng thái IMEI của MS.
9 G VRL-VRL Giao thức MAP/G sử dụng để chuyển các
thông tin thuê bao trong các thủ tục cập
nhạt vị trị vùng.
10 H MSC-SMSG Giao thức MAP/H hỗ trợ truyền bản tin
nhắn tin ngắn SMS.
11 I MSC-MS Giao diện I là giao diện giữa MSC và MS.
Các bản tin trao đổi qua giao diện I qua
BSS là trong suốt.

Hình 3.3: Vị trí các giao diện trong hệ thống GSM


4.Hệ thống GSM
Hệ thống này được chia thành hệ thống chuyển mạch SS và hệ thống trạm
gốc BSS, mỗi hệ thống này có một số chức năng tại đó thực hiện tất cả các chức
năng của hệ thống. Và những khối chức năng này được thực hiện ở các thiết bị
khác nhau.
Hệ thống được thực hiện như một mạng gồm nhiều cell vô tuyến cạnh nhau
để cùng đảm bảo toàn bộ vùng phủ sóng của vùng phục vụ. Mỗi cell có một trạm
vô tuyến gốc BTS làm việc ở một tập hợp các kênh vô tuyến. Các kênh này khác
với các kênh được sử dụng ở các cell lân cận để tránh nhiễu giao thoa.
Một bộ điều khiển trạm gốc BSC sẽ điều khiển một nhóm BTS. BSC điều
khiển các chức năng như chuyển giao và điều khiển công suất.
Một MSC (trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động ) phục vụ một số bộ
điều khiển trạm gốc, MSC điều khiển các cuộc gọi tới và đi từ mạng chuyển mạch
điện thoại công cộng PSTN, mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN, mạng di động
mặt đất công cộng PLMN và các mạng số liệu công cộng PSDN, và có thể là các
mạng riêng.
Các khối nói trên đều tham gia vào việc nối thông giữa một trạm di động MS
và một thuê bao di động ở PSDN. Nếu không thể thực hiện một cuộc gọi đến MS
ta sẽ không cần bất cứ một thiết bị nào khác. Vấn đề nảy sinh khi ta muốn thực
hiện một cuộc gọi kết cuối ở MS .người gọi hầu như không biết MS được gọi ở
đâu. Vì thế cần có một số cơ sở dữ liệu mạng để theo dõi MS. Cơ sở dữ liệu quan
trọng nhất là bộ đăng ký thường trú HLR. Khi một thuê bao di động mua một
đăng ký từ một hãng khai thác GSM, thuê bao di động này sẽ được đăng ký ở
HLR của hãng này. HLR chứa các thông tin về thuê bao như các dịch vụ bổ xung
và các tần số nhận thực, quyền thâm nhập của thuê bao, các dịch vụ mà thuê bao
đăng ký, các số liệu động về vùng mà ở đó đang chứa thuê bao của nó (Roaming),
trong HLR còn tạo báo hiệu số 7 trên giao diện với MSC. Ngoài ra sẽ có thông
tin về vị trí của MS tức là hiện thời vị trí của MS ở đâu thuộc MSC nào. Thông
tin này thay đổi khi MS di động. MS sẽ gửi thông tin về vị trí thông qua
MSC/HLR đến HLR của mình, nhờ vậy đảm bảo phương tiện để thu một cuộc
gọi.
4.1.Hệ thống chuyển mạch (SS)
Hệ thống chuyển mạch (SS): bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của
GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động
của thuê bao. Chức nãng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử
dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.
MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC
là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến những thuê bao của GSM, một mặt MSC
giao tiếp với hệ thống con BSS và mặt khác giao tiếp với mạng ngoài qua G-
MSC.
SS cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng khả năng truyền tải của các
mạng này cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hay báo hiệu giưã các
phần tử của mạng GSM. Chẳng hạn SS có thể sử dụng mạng báo hiệu kênh chung
số 7, mạng này đảm bảo hoạt động tương tác giữa các phần tử của SS trong một
hay nhiều mạng GSM. MSC thường là một tổng đài lớn điều khiển và quản lý
một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. Một tổng đài MSC thích hợp cho một
vùng đô thị và ngoại ô có dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung
bình).
 Khối IWF:
Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm
truyền dẫn của GSM với các mạng này. Các thích ứng này gọi là chức năng
tương tác IWF. IWF bao gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền
dẫn. IWF có thể thực hiện trong cùng chức năng MSC hay có thể ở thiết bị
riêng, ở trường hợp hai giao tiếp giữa MSC và IWF được để mở.
 Khối HLR:
Giữ các thông tin liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ viễn thông không
phụ thuộc vào vị trí hiện thời của thuê bao và chứa các thông tin về vị trí hiện
thời của thuê bao. Thường HLR là một máy tính đứng riêng không có khả
năng chuyển mạch nhưng có khả năng quản lý hàng trăm ngàn thuê bao. Một
chức năng con của HLR là nhận dạng trung tâm nhận thực thuê bao AUC.
 Khối trung tâm nhận thực AUC:
Được nối đến HLR chức năng của AUC là cung cấp cho HLR các tần số
nhận thực và các khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật. Đương vô tuyến cũng
được AUC cung cấp mã bảo mật chống nghe trộm, mã này được thay đổi
riêng biệt cho từng thuê bao cơ sở dữ liệu của AUC còn ghi nhiều thông tin
cần thiết khác về thuê bao và phải được bảo vệ chống mọi thâm nhập trái
phép.
 Bộ ghi định vị tậm trú VLR:
Là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang ở vùng
phục vụ của MSC. Mỗi MSC có VLR. Ngay cả khi MS lưu động vào một
vùng MSC mới. VLR liên kết với MSC sẽ yêu cầu số liệu về MS từ HLR.
Đồng thời HLR sẽ được thông báo rằng MS đang ở vùng MSC nào. Nếu sau
đó MS muốn thực hiện một cuộc gọi, VLR sẽ có tất cả các thông tin cần thiết
để thiết lập một cuộc gọi mà không cần hỏi HLR có thể coi VLR như một
HLR phân bố. VLR chứa thông tin chính xác hơn về vị trí MS ở vùng MSC.
 Tổng đài di động cổng GMSC:
Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng GSM /PLMN sẽ được định tuyến cho
tổng đài vô tuyến cổng Gateway-MSC. Nếu người nào đó ở mạng cố định
PSTN muốn thực hiện một cuộc gọi đến một thuê bao di động của mạng GSM.
Tổng đài tại PSTN sẽ kết nối cuộc gọi này đến MSC có trang bị một chức
năng được gọi là chức năng cổng. Tổng đài MSC này gọi là MSC cổng và nó
có thể là một MSC bất kỳ ở mạng GSM. GMSC sẽ phải tìm ra vị trí của MS
cần tìm. Điều này được thực hiện bằng cách hỏi HLR nơi MS đăng ký. HLR
sẽ trả lời khi đó MSC này có thể định tuyến lại cuộc gọi đến MSC cần thiết.
Khi cuộc gọi đến MSC này, VLR sẽ biết chi tiết hơn về vị trí của MS. Như
vậy có thể nối thông một cuộc gọi ở GSM có sự khác biệt giữa thiết bị vật lý
và đăng ký thuê bao.
4.2.Trạm di động MS
MS là một đầu cuối di động, có thể đặt trên ô tô hay xách tay. Tại GSM có
một khối nhỏ gọi là modun nhận dạng thuê bao SIM, là một khối vật lý tách riêng
chẳng hạn là một IC Card còn gọi là card thông minh SIM cung với thiết bị trạm
hợp thành trạm di động. Không có SIM, MS không thể thâm nhập đến mạng trừ
trường hợp gọi khẩn. Khi liên kết đăng ký thuê bao với card SIM chứ không phải
với MS.
Đăng ký thuê bao có thể có thể sử dụng trạm MS khác như của chính mình.
Điều này làm nẩy sinh vấn đề MS bị lấy cắp, vì không có biện pháp để chặn đăng
ký thuê bao nếu bị lấy cắp thì khi đó sẽ cần một cơ sở dữ liệu chứa số liệu phần
cứng của thiết bị: thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR (nhưng hiện nay ở Việt Nam
thì người ta không dùng thiết bị này nữa bởi vì khi có EIR thì nó yêu cầu máy có
chỉ tiêu chất lượng tốt. Do kinh tế thị trường thì không phải ai cũng có thể mua
một máy có chất lượng đạt yêu cầu ). EIR được nối Với MSC qua một đường báo
hiệu. Nó cho phép MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị. Bằng cách này có thể cho
một MS không được thâm nhập.
4.3.Hệ thống BSS
Là một hệ thống đặc thù riêng cho tính chất tổ ong vô tuyến của GSM. BSS
giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến, vì thế
nó bao gồm các thiết bị thu phát đường vô tuyến và quản lý các chức năng này.
Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài SS. Tóm laị, BSS thực hiện
đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng các trạm
di động với những người sử dụng viễn thông khác BSS cũng phải được điều
khiển, do đó nó được đấu nối với OSS.
BSS bao gồm hai loại thiết bị: BTS giao diện với MS và BSC giao diện với
MSC.

 Khối BTS:
Một BTS gồm các thiết bị thu phát, anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho
giao diện vô tuyến. Có thể coi BTS là các Modem vô tuyến phức tạp có thêm
một số các chức năng khác. Một bộ phận quan trọng của BTS là TRAU là
khối chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ. TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình
mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng
thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ
phận của BTS, nhưng cũng có thể đặt cách xa BTS và thậm chí còn đặt trong
BSC và MSC.
 Khối TRAU:
Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi giữa tiếng
64kbit/s luật A và tiếng RPE LTP 13 kbit/s cũng như thích ứng tốc độ giữa
các khung 3.6, 6, 12 kbit/s sử dụng ở giao diện vô tuyến. TRAU được điều
khiển bởi BTS. Nếu nó được đặt bên ngoài BTS thì việc điều khiển được thực
hiện bởi báo hiệu trong băng bằng cách sử dụng một số bit dự trữ ở trong
khung 320 bit của các kênh lưu lượng 16 kbit/s trong đó chỉ có 13 kbit/s được
sử dụng cho việc truyền lưu lượng các bít dự trữ nói trên là các bit điều khiển.
 Khối BSC:
BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh
điều khiển từ xa BTS và MS. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng
kênh vô tuyến và chuyển giao. Một phía BSC được nôí với BTS còn phía kia
nối với MSC của SS. Trong thực tế BSC là một tổng đài nhỏ có khả năng tính
toán đáng kể. Vai trò chính của nó là quản lý các kênh ở giao diện vô tuyến
và chuyển giao. Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện
giữa BTS và BSC là giao diện Abit.
4.4.Hệ thống khai thác và hỗ trợ (OSS)
Được nối tới tất cả các thiết bị ở hệ thống chuyển mạch và nối đến BSC. OSS
có các chức năng chính sau:
 Quản lí mạng tế bào:
Tại PLMN lớn cần xử lý rất nhiều số liệu, các thủ tục chi tiết, các công cụ
quản lý phụ thuộc cơ quan chịu trách nhiệm về mạng.
Số liệu tổng đài và số liệu hệ thống điện thoại di động, cơ sở dữ liệu này
chứa tất cả các nội dung của cơ sở dữ liệu về dữ liệu đang được giữ tại
MSC/BSC. Có thể kiểm tra tại chỗ trước đưa nó vào hoạt động.
Số liệu cell: chứa tất cả các dữ liệu ở các cell PLMN.

 Quản lí đăng ký thuê bao:

Bao gồm các hoạt động đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và
xoá thuê bao khỏi mạng, đăng ký thuê bao rất phức tạp gồm nhiều dịch vụ và
tính năng bổ xung. Nhà khai thác phải có thể thâm nhập tất cả các thông số
nói trên. Một nhiệm vụ quan trọng khác của khai thác là tính cước các cuộc
gọi.
 Quản lí chất lượng:
Có một số chức năng đo đạc ở GSM, nội dung chức năng đo đạc sơ cấp
này được thực hiện ở phần tử mạng chịu trách nhiệm về đối tượng đo, chẳng
hạn các số liệu định hướng theo cuộc gọi được thực hiện ở MSC sau, đó số
lượng đo sơ cấp được gửi tới OSS và được lưu trữ ở đấy.
Các phép đo đó là:
+ Đo lưu lượng các tuyến.
+ Đo lưu lượng các loại lưu lượng.
+ Đo về độ phân tán lưu lượng.
Đối tượng chính để đo ở mạng vô tuyến là cell.
5.cấu trúc địa lý mạng
Mọi mạng điện thoại cần một cấu trúc nhất định để định tuyến các cuộc gọi
vào tổng đài cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi, ở một mạng di động cấu
trúc này rất quạn trọng do tính lưu thông của các thuê bao trong mạng.
 Vùng mạng:
Tổng đài vô tuyến cổng GMSC kết nối các đường truyền giữa mạng
GSM/PLMN và mạng PSTN/ISDN khác hay các mạng PLMN khác sẽ ở mức
tổng đài trung kế quốc gia hay quốc tế. Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng
GSM sẽ được định tuyến đến một hay nhiều tổng đài vô tuyến cổng GMSC.
 Vùng phục vụ MSC/VLR:
Vùng MSC là một bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định
tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ
được nối đến MSC ở vùng phục vụ MSC nơi thuê bao đang ở.
Vùng phục vụ như là một bộ phận của mạng được định nghĩa như một
vùng mà ở đó có thể đạt đến trạm di động nhờ việc MS này được ghi lại ở
một bộ định vị khác (VLR).
Một vùng mạng GSM được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ
MSC/VLR.
 Vùng định vị (LA – Localtion Area):
Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị. Vùng
định vị là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR mà ở đó một trạm di động
có thể chuyển động tự do mà không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng
đài MSC/VLR điều khiển vùng định vị này. Vùng định vị này là một vùng
mà ở đó thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm một thuê bao di động
bị gọi. Vùng định vị có thể có một số cell và phụ thuộc vào một hay vài BSC
nhưng nó chỉ phụ thuộc vào một MSC/VLR.
Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận dạng
vùng định vị LAI.
Vùng định vị được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng
thái hoạt động.
 Ô (cell):
Vùng định vị được chia thành một số ô, là một vùng bao phủ vô tuyến
được nhận dạng bằng nhận đạng ô toàn cầu (CGI).
Trạm di động tự nhận dạng một ô bằng cách sử dụng mã nhận dạng trạm
gốc (BSIC).
6.Mô hình tham chiếu OSI
GSM là một hệ thống rất phức tạp, cần phải được quy hoạch và tổ chức cả ở
việc qui định và việc thực hiện thực tế của nó. Một mô hình để xây dựng các
mạng thông tin số liệu thông thường đã được tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
cung cấp ở dạng mô hình liên kết các hệ thống mở (OSI). Các chi tiết kỹ thuật
của GSM hay các khuyến nghị đã được định nghĩa đầy đủ ở ba lớp dưới của mô
hình OSI này.
STT Tên lớp Mô hình tương ứng ở GSM Nhiệm vụ
7 Ứng dụng Người sử dụng
6 Trình bày
5 Phiên Mạng
4 Giao vận
3 Mạng Quản lý cuộc gọi
Quản lý di động
Quản lý RR(*)
2 Liên kết Tập trung
Phân đoạn Mạng GSM
Thừa nhận
1 Vật lý Phát hiện lỗi
Mã hóa kênh
Điều chế

 Lớp 1, quy định các đặc tính vật lý của truyền dẫn hay môi trường đường
truyền vô tuyến. Trong phạm vi của đường truyền vô tuyến GSM, các qui định
này bao gồm không chỉ các kiểu điều chế tần số mà còn bao hàm cả cấu trúc các
cụm và các khung hoàn toàn trong một mạch truyền dẫn ghép kênh phân chia
theo thời gian. Do việc lớp này chịu trách nhiệm về việc hiệu chỉnh lỗi của các
bít đơn trong truyền dẫn nên yếu tố mã hoá bảo vệ chống lỗi cũng thuộc lớp này.
 Lớp 2, lớp liên kết dữ liệu, bao gồm các thực thể linh hoạt chịu trách nhiệm
bảo vệ thông tin của các tin báo có nghĩa hoặc các khung giữa các trạm vô tuyến.
Phân đoạn truyền dẫn sẽ cấu trúc các bản tin của lớp cao hơn phù hợp với các qui
định vật lý của môi trường lớp 1 và đòi hỏi mọi tình huống một sự thừa nhận từ
đầu thu. Các bản tin tại đầu thu sẽ được cấu trúc lại từ các khung thu được và các
thừa nhận sẽ được định dạng để phát lại.
 Lớp 3, lớp mạng, chịu trách nhiệm về quản lý tất cả các cuộc gọi và được
tới hoạt động của mạng vô tuyến. Các nhiệm vụ này được chia nhỏ hơn thành các
lớp con để quản lý việc điều khiển cuộc gọi đã thiết kế, quản lý di động và tài
nguyên vô tuyến.
 Các lớp cao hơn được áp dụng tới tất cả các hệ thống thông tin, không đề
cập ở hình vẽ trên. Sau đây sẽ mô tả quy luật OSI biến đổi theo hoạt động của
MS ở các lớp thông tin.

Hình 3.4: Quy luật OSI biến đổi theo hoạt động của MS

7.Các đặc trưng của gsm


Trong các hệ thống điện thoại di động hiện có cung cấp cho các thuê bao và
nhà khai thác nhiều ưu điểm hơn một mạng điện thoại tiêu chuẩn. Nhưng ở đó
còn nhiều hạn chế. GSM đã khắc phục được những hạn chế đó và được thể hiện
qua các đặc trưng sau.
 Tính tương thích:
Do sự phát triển nhanh chóng của các mạng tế bào ở Châu Âu, hiện có nhiều
hệ thống tế bào khác nhau mà không tương thích với nhau. Vì vậy, hiển nhiên là
cần phải có một tiêu chuẩn chung cho hệ thống thông tin di động. Và một hội
đồng thực thi đã được thiết lập với một nhiệm vụ phức tạp là phân định chung-
riêng ở mạng tiêu chuẩn mới. Tiêu chuẩn GSM đã được qui định và phát triển ở
các nước Châu Âu đang hoạt động để khai thác chung với nhau. Kết quả là một
hệ thống tế bào đã được thực hiện ở khắp Châu Âu. Sự thuận lợi do tiêu chuẩn
GSM đem lại, sẽ có một thị trường lớn đối với các thiết bị GSM. Nghĩa là các
nhà sản suất sẽ cung cấp các hiết bị với chất lương cao hơn và giá thành rẻ hơn.
Các thành công của GSM đã được chấp nhận và thực hiện trên khắp thế giới.
Hệ thống thông tin di động số GSM tương thích với hệ thống báo hiệu số 7 và
sử dụng băng tần (890-915 ) MHz để truyền tín hiệu từ máy di động đến trạm gốc
và băng tần (935-960) MHz để truyền dẫn tín hiệu từ trạm gốc đến máy di động.
 Loại bỏ các tập âm:
Trong các hệ thống điện thọai tế bào hiện nay, máy di động thông tin với cell
bằng các tín hiệu vô tuyến tương tự. Mặc dù kỹ thuật này có thể đảm bảo một
chất lượng thoại rất tốt (nó được sử dụng nhiều đối vớ vô tuyến quảng bá stereo),
nhưng nó dễ bị tạp âm xâm nhập .
Tạp âm sẽ giao thoa với hệ thống hiện hành, có thể được phát sinh bởi các
nguyên nhân sau :
 Một nguồn công suất mạnh hoặc kéo dài , gần với hệ thống thông tin di
động (như hệ thống đánh lửa trên ô tô , sét ...).
 Sự truyền dẫn ở các máy di động khác nhau trên cùng một tần số (nhiễu
kênh chung).
 Sự truyền dẫn ở các máy di động khác nhau, theo kiểu “xuyên ngang”
từ một tần số lân cận (nhiễu kênh lân cận ).
 Nhiễu nền xâm nhập vì tín hiệu quá yếu.
Để đối phó với nhữnh vấn đề gây ra nhiễu trong hệ thống tế bào mới người ta
sử dụng các tín hiệu số tay cho tín hiệu tương tự. Các tín hiệu được phát trên một
giao diện vô tuyến - số có thể được bảo vệ để chống lại các lỗi phát sinh do tạp
âm. Việc bảo vệ này sẽ hình thành từ sự mã hoá của tín hiệu, mà cơ chế là do sự
quyết định của phần mềm và sử dụng giải mã viterbi. Các cơ chế này cho phép
phát hiện và sửa chữa các lỗi ở một tín hiệu. Kết quả là có một giao diện vô tuyến
mạnh hơn nhiều.
Thông tin di động số có thể chịu được mức nhiễu cao hơn so với các hệ thống
tương tự hiện có, dẫn đến việc cải thiện cả chất lượng lẫn hiệu quả ở hệ thống
thông tin di động .
 Tính linh hoạt và tăng thêm dung lượng:
Với giao diện vô tuyến tương tự hiện có, mỗi kết nối giữa một thuê bao di
động với một Cell đòi hỏi phải có sóng mang RF riêng, điều đó dẫn đến đòi hỏi
ở Cell phải lắp đặt thêm modul (phần cứng ) RF. Vì vậy, để mở rộng dung lượng
của một Cell thì phải tăng thêm số lượng các kênh và các modul RF có chất lượng
tương đương phải được đưa thêm vào thiết bị của Cell. Do đó, việc mở rộng hệ
thống là tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức Như vậy, các hãng khai thác
cũng bao hàm cả việc lập kế hoạch RF rất phức tạp. Để khai thác một cách hợp
pháp, tất cả các hệ thống phải sử dụng một khoảng tần số RF đã đựoc qui định
chặt chẽ, chỉ trong khoảng tần số (872-960 MHz).
Rõ ràng phổ tần số bị nhiều hạn chế và chỉ một số lượng có hạn các cuộc đàm
thoại là có thể chèn được trên một số lượng kênh vô tuyến đã cho, do đó, thường
xuyên có sự quá tải xảy ra tại giờ cao điểm của nhu cầu, kết quả là “ call blocking”
(tức thuê bao sẽ nghe một cho biết đường truyền đang bận ), hậu qủa là sự không
thoả mãn của thuê bao.
Khi mà giao diện số được sử dụng ở hệ thống GSM sẽ đưa đến việc giải quyết
việc sử dụng phổ vô tuyến có sẵn một cách hiệu quả hơn. Tám cuộc gọi đồng thời
được thực hiện trên một sóng mang RF. Điều đó có nghĩa là mỗi modul RF riêng
sẽ đáp ứng cho 8 thuê bao cùng một lúc, và như vậy hệ thống sẽ được mở rộng,
yêu cầu thay đổi modul RF thường ít hơn so với các hệ thống cũ. Do đó hệ thống
là rất linh hoạt vì nó có thể thay đổi dung lượng bằng một bộ phận khác của mạng
bằng cách đặt lại cấu hình từ cơ sở dữ liệu của hệ thống.
 Sử dụng các giao diện tiêu chuẩn:
Trong mạng tế bào mỗi thiết bị được sử dụng là được chế tạo bởi một nhà sản
suất. Điều đó là vì một hãng sản xuất chỉ sản xuất thiết bị đã được thiết kế để
thông tin với nhau. Tình trạng này có thể rất có lợi cho các hãng sản xuất như họ
có ảnh hưởng lớn lên sự định giá các sản phẩm của họ, nhưng lại là điều không
có lợi đối với người sử dụng điện thoại di động và nhà khai thác mạng vì giá
thành thiết bị cao.
Với hệ thống thông tin di động số GSM thì ngược lại, vì do các giao diện tiêu
chuẩn như C7 và X25 được sử dụng trong toàn hệ thống. Điều này có nghĩa là
các nhà qui hoạch hệ thống có thể lựa chọn thiết bị với giá thành khác nhau của
các hãng sản xuất khác nhau. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất với
nhau sẽ tăng lên và giá thành sẽ hạ xuống.
Ngoài ra, các nhà thiết kế mạng sẽ có nhiều linh hoạt hơn khi đặt mua các cấu
kiện của mạng, tức là họ có tể tạo ra nhiều hiệu quả sử dụng ở các đường truyền
mặt đất mà họ đang khai thác.
 An toàn và bảo mật tuyệt đối:
Vấn đề an toàn được xem đứng đầu danh mục các vấn đề sẽ được cạnh tranh
của các nhà khai thác ở các hệ thống tương tự. Trong một vài hệ thống thế hệ đầu
có khoảng 20% cuộc gọi bị ăn cắp. Để bảo mật số liệu và thoại được tốt, GSM
đưa ra đề nghị bảo mật cả về phương pháp truyền dẫn trên giao diện vô tuyến và
cả ở cách thức lưu lượng được xử lý trước khi truyền dẫn. Các dữ liệu được điều
khiển và báo hiệu sẽ được mật mã cùng với các kỹ thuật nhận thực thuê bao tinh
vi sẽ loaị trừ việc ăn cắp cuộc gọi. ở hệ thống GSM thiết bị di động sẽ được nhận
dạng một cách độc lập từ thuê bao di động. Mỗi máy di động có một số nhận dạng
được mã hoá cứng khi sản xuất để kiểm tra nếu như nó được khai báo là đã bị
mất cắp.
Hệ thống GSM đảm bảo ở một mức độ cao tính bảo mật cho các thuê bao,
các cuộc gọi sẽ được số háo, mã háo và sau đó được gài mật mã trước khi phát
lên không gian.
 Chuyển vùng nhanh hơn:
Chuyển vùng xảy ra khi máy di động di chuyển giữa các cell. Một cuộc gọi
sẽ được chuyển từ một kênh này đến kênh khác và từ một cell này đến một cell
khác để duy trì cuộc gọi được liên tục. Trong các hệ thống tương tự hiện có, chỉ
có thuê bao rất tốt mới nhận ra một chuyển vùng đã xảy ra. Còn hệ thống GSM
đã giải quyết vấn đề này và quá trình chuyển vùng được điều khiển chặt chẽ hơn
nhiều. GSM cho phép đưa nhiều yếu tố vào tính toán và được tính toán chi tiết
hơn (Đo cường độ tín hiệu của các cell lân cận).
 Nhận dạng thuê bao:
So với các hệ thống tương tự, mỗi thuê bao di động được nhận dạng bởi số
máy điện thoại mà nó được gắn lên thiết bị di động của nó. Vì vậy nếu thuê bao
muốn thu/phát các cuộc gọi thì cần phải có thiết bị di động. Trong hệ thống GSM,
thuê bao và thiết bi di động được nhận dạng một cách riêng rẽ. Thuê bao được
nhận dạng bằng một card thông minh (Smart card),được biết như một khối nhận
dạng thuê bao SIM. Nghĩa là người sử dụng chỉ cần mua thuê bao ở một hệ thống
di động nhưng có khả năng sử dụng cho nhiều kiểu thiết bị di động khác nhau
(Fax, Computer, điện thoại di động). Nghĩa là khi di chuyển thuê bao chỉ cần
mang theo SIM card của nó. Vì SIM card nhận diện người sử dụng nên bất kỳ nơi
nào các cuộc gọi của thuê bao tạo ra, háo đơn tính cước sẽ luôn luôn được được
gửi tới bộ ghi định vị thường trú (HLR) của thuê bao.
 Tính tương thích ISDN:
ISDN là một tiêu chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển đã cam kết thực
hiện. Đây là một mạng thông tin mới và tiên tiến được thiết kế để truyền thoại và
số liệu thuê bao trên các đường truyềnthoại tiêu chuẩn. Mạng GSM đã được thiết
kế để khai thác với hệ thống ISDN và sẽ cung cấp các đặc tính có thể tương thích
với nó.
CHƯƠNG IV: MẠNG THÔNG MINH
1.Khái niệm

Mạng thông minh IN là mạng viễn thông độc lập dịch vụ. Mạng IN cho phép
các hệ thống chuyển mạch và các hệ thống điều khiển dịch vụ xuất xứ từ các nhà
cung cấp khác nhau làm việc với nhau một cách độc lập và trơn tru. Điều này
cung cấp cho các nhà điều hành mạng các phương tiện để phát triển và điều khiển
dịch vụ hiệu quả hơn. Các dịch vụ mới có thể đƣợc giới thiệu một cách nhanh
chóng trong mạng và dễ dàng đƣợc thiết lập phù hợp với nhu cầu của khách hàng
mà không phải thay đổi cấu trúc của các nút chuyển mạch trong mạng.

2.Quá trình phát triển


Trong suốt những năm 1980, những công ty thành viên Bell trực thuộc khu
vực (RBOCs) đã bắt đầu đề ra những tính năng nhằm đáp ứng những mục tiêu
sau:
 Phát triển nhanh những dịch vụ trong mạng.
 Những giao diện chuẩn.
 Những cơ hội mà không có những RBOC để đưa ra những dịch vụ để
tăng tính sử dụng mạng.
Telcordia Technologies đáp lại những yêu cầu này và phát triển thêm khái
niệm mạng thông minh 1 (IN/1) được mô tả trên hình:

Hình 4.1: Mạng thông minh (IN/1)

Trong những năm gần đây, Nghành Viễn thông ở nước ta đã phát triển với
tốc độ rất nhanh. Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng. Sự đúng đắn trong
việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, hợp xu thế đã đưa Việt Nam trở thành một
trong những nước có dịch vụ viễn thông phát triển và tiên tiến nhất trên thế giới.
Dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ có mặt lâu đời nhất ở nước ta. Cho đến
nay tuy dịch vụ này phát triển khá nhanh, đáp ứng được các nhu cầu thông tin cơ
bản, nhưng sự đa dạng của dịch vụ này vẫn còn khiêm tốn. Các nhà khai thác dịch
vụ cố định mới cũng ra đời vùng với các dịch vụ mới trên công nghệ VoiIP với
giá cước thấp hơn.

Năm 1993, Dịch vụ di động của Mobifone ra đời dựa trên công nghệ GSM,
Đây là mạng di động đầu tiên ở nước ta, đánh dấu một bước phát triển đầu tiên
của viễn thông Việt Nam trong lĩnh vực di động. Hai năm sau, mạng di động thứ
2 ở Việt Nam- VinaPhone(GSM) bắt đầu đưa vào khai thác, môi trường cạnh
tranh trong lĩnh vực thông tin di động bắt đầu hình thành. Trong thời kỳ này dịch
vụ di động đơn giản chỉ dồm dịch vụ trả sau với giá cước cao, thủ tục đăng ký
hòa mạng khá phức tạp, dành cho những người có thu nhập khá. Các chức năng
cơ bản như thoại, nhắn tin và một số dịch vụ giá trị gia tăng khác được ứng dụng
chủ yếu trong thời điểm này.

Năm 1998, dịch vụ trả trước được đưa vào khai thác tại Mobifone và
VinaPhone. Đay là dịch vụ thông minh đầu tiên trong lĩnh vực di động được sử
dụng tại Việt Nam mang lại lợi ích và hiệu quả cao. Chính vì sự đơn giản trong
thủ tục, giá cước ngày càng hấp dẫn, các dịch vụ phong phú của dịch vụ trả trước
đã làm cho thông tin di động ngày càng gần gũi với mọi thành phần trong xã hội.
Tốc độ phát triển thuê bao của dịch vụ trả trước ngày càng nhiều theo cấp số nhân.
Tổng số thuê bao di động của nước ta vào thời điểm 2016 là 148 triệu thuê bao
trong đó có khoảng 20 triệu thuê bao 3G. Mật độ điện thoại di động Việt Nam
đang ở mức 1,5 thuê bao/người dân. Đây là tỷ lệ điện thoại di động khá cao so
với nhiều quốc gia có mức kinh tế như Việt Nam.

Nhìn chung trong lĩnh vực dịch vụ thông minh chủ yếu là dịch vụ trả trước.
Ở các nước khác trên thế giới có rất nhiều loại dịch vụ thông minh được sử dụng.
Trong lĩnh vực cố định truyền thông. Dịch vụ IN mới chỉ bắt đầu được chú trọng
phát triển.
3.Mô hình mạng

Hình 4.2: Mô hình khái niệm mạng thông minh

Mô hình mang tính khái niệm về mạng thông minh bao gồm 4 mặt phẳng.
Mỗi mặt phẳng tượng trưng cho một quan điểm trừu tƣợng khác nhau về các khả
năng được mạng cấu trúc theo kiểu IN. Các quan điểm này lần lượt nhằm vào các
khía cạnh dịch vụ, tính năng tổng thể, tính năng phân phối và các khía cạnh vật
lý của mạng IN.

Mặt phẳng dịch vụ: Mặt phẳng dịch vụ minh hoạ cho các dịch vụ cung cấp
bởi mạng IN (Chẳng hạn dịch vụ Prepaid, Freephone ,Tevoting…). Một dịch vụ
bao gồm nhiều đặc tính dịch vụ SF (Service Feature) và có thể được tăng cường
vào các đặc tính dịch vụ khác. SF có 2 loại: lõi dịch vụ và tùy chọn dịch vụ. Một
đặc tính dịch vụ SF là phần tử nhỏ nhất của một dịch vụ mà người sử dụng dịch
vụ có thể nhận thức được. Những SF đóng vai trò trong việc đặc tả và thiết kế các
dịch vụ mới phức tạp hơn, muốn tạo ra một dịch vụ chỉ cần tạo ra SF phần lõi và
khi muốn nâng cấp dịch vụ thì chỉ cần kết hợp thêm các SF tùy chọn. Nhờ vậy
mà các dịch vụ trong mạng IN sẽ được cung cấp một cách nhanh chóng và đa
dạng hơn.

Mặt phẳng chức năng tổng thể GFP (Global Function Plane): GFP tạo ra mô
hình chức năng mạng từ quan điểm tổng thể. Vì vậy mạng có cấu trúc IN đƣợc
nhìn nhận như là một thực thể đơn trong GFP. Trong mặt phẳng này, dịch vụ và
các SF được định nghĩa lại về mặt chức năng mạng rộng, những chức năng này
không phải là dịch vụ hay đặc tính dịch vụ riêng biệt nữa mà được tham chiếu
như là các khối xây dựng dịch vụ độc lập. Khối xây dựng dịch vụ độc lập xử lý
cuộc gọi cơ sở và chương trình Logic - dịch vụ tổng thể GSL (Global Service
Logic). GSL mô tả các khối xây dựng dịch vụ độc lập kết hợp với nhau như thế
nào được sử dụng để mô tả đặc tính dịch vụ SF.

Hình 4.3: Mô hình mặt phẳng chức năng tổng thể

Mặt phẳng chức năng phân phối DFP (Distributed Functional Plane): DFP
gồm các thực thể chức năng FE (Functional Entity). Một chương trình logic dịch
vụ (SLP) trong GFP được đại diện bởi một nhóm các SIB phân phối tại các FE.
Đặc biệt, mỗi SIB được thực hiện trong DFP bởi một chuỗi các hoạt động của
thực thể chức năng cụ thể FEA (Functional Entity Action) được thực hiện trong
các FE. Một số trong các FEA này tạo ra luồng thông tin giữa các FE; có nghĩa
trao đổi bản tin giữa các FE sẽ thông qua FEA.

Hình 4.4: Mặt phẳng DFP

Mặt phẳng vật lý: Mặt phẳng vật lý của mô hình mạng thông minh bao gồm
các thực thể vật lý PE khác nhau và sự tương tác giữa chúng. Mỗi PE gồm một
hoặc nhiều FE xác định chức năng trong mạng IN. Có thể đặt một hoặc nhiều
thực thể chức năng FE trong một PE. Ngoài ra một FE không thể được tách ra
giữa hai PE, một FE được ánh xạ hoàn toàn trong một PE. Cuối cùng, trường hợp
bản sao của một FE có thể được ánh xạ đến các PE khác mặc dù không cùng PE.

Hình 4.5: Kiến trúc mạng IN theo Ericsson

4.Mô hình xử lý logic cuộc gọi cơ bản trong mạng IN


Để có thể hiểu rõ hơn về chức năng của các FE và quá trình xử lý 1 cuộc gọi
cơ bản trong mạng IN thì chúng ta sẽ xét 1 ví dụ về mô hình xử lý logic cuộc gọi
cơ bản BCSM.

Ở đây, CCF thực hiện chức năng điều khiển chuyển mạch cơ bản của các tổng
đài hiện có để kết nối các đường truyền thông và hệ thống quản lý cuộc gọi cơ
bản (BCSM). Khi có 1 cuộc gọi được yêu cầu thiết lập thì BCSM sẽ dò tìm cuộc
gọi cơ bản và các yếu tố điều khiển kết nối mà có thể dẫn tới yêu cầu tính logic
dịch vụ IN hoặc được thông báo các trường hợp logic dịch vụ IN ở trạng thái tính
cực. Như vậy BCSM xác định một chuỗi các hoạt động kết nối và phục vụ cho
cuộc gọi cơ sở trong chức năng CCF và chỉ ra các hoạt động này tương tác với
nhau như thế nào để xử lý một cuộc gọi và thực hiện một kết nối cơ bản. BCSM
cung cấp một cơ cấu: để mô tả các sự kiện của cuộc gọi/kết nối có thể dẫn tới sự
yêu cầu và logic dịch vụ IN, để mô tả các dịch vụ(IN) được gọi trong tiến trình
xử lý cuộc gọi/kết nối mà tại đó những sự kiện trên được phát hiện, để mô tả
những điểm trong xử lý cuộc gọi/kết nối khi có thể xảy ra dự chuyển giao điều
khiển cho SCF.
Các thành phần của 1 BCSM được mô tả như sau:

Hình 4.6: Các thành phần mô tả một BCSM

5.Những tiện ích và dịch vụ của mạng thông minh


Lợi ích chính của IN là khả năng cải tiến các dịch vụ hiện tại và phát triển
những tài nguyên mới quốc gia. Để đáp ứng những mục tiêu này, các nhà cung
cấp mong muốn có khả năng giải quyết hoàn hảo các vấn đề sau:
 Đưa ra dịch vụ mới một cách nhanh chóng: IN đưa ra khả năng cung cấp
những dịch vụ mới hoặc thay đổi những dịch vụ hiện có trong toàn mạng
bằng sự can thiệp vật lý.
 Cung cấp dịch vụ theo yêu cầu khách hàng: Các nhà cung cấp mong muốn có
khả năng thay đổi phương thức thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Những khách hàng cũng đã hạn chế những đòi hỏi khắt khe những
dịch vụ của riêng họ để làm thỏa mãn những thứ cần thiết của riêng họ.

 Thiết lập đại lý cung cấp độc lập: Một tiêu chuẩn chủ yếu cho những nhà cung
cấp dịch vụ đó là những phần mềm phải được phát triển nhanh chóng và rẻ. Để
hoàn thành được điều này, những người cung cấp hệ thống phải kết hợp được
những phần mềm thương mại sẵn có để tạo ra những ứng dụng do các nhà cung
cấp dịch vụ yêu cầu.

 Tạo ra những giao diện mở: những giao diện mở cho phép những nhà cung cấp
dịch vụ đưa ra các nhân tố mạng nhanh chóng để cá nhân báo những dịch vụ
của khách hàng. Phần mềm phải chỉ ra những giao diện chung giữa các sản
phẩn của những đại lý cung cấp khác nhau, trong khi đó vẫn duy trì được những
tiêu chuẩn vận hành mạng một cách nghiêm ngặt. Những nhà cung cấp dịch vụ
không thể dựa vào một hoặc hai đại lý cung cấp để cung cấp thiết bị và phần
mềm để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
CHƯƠNG V: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VIỄN THÔNG DI
ĐỘNG TOÀN CẦU UMTS
1.Giới thiệu chung
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu UMTS (Universal Mobile
Telecommunications System) là một trong các công nghẹ di động 3G. UMTS
dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức
các tác phát triển 3G (3GPP), vả là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển
3G đối với hệ thống di động tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi
còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về bản chất công nghệ 3G của UMTS
và chuẩn GSM truyền thống.
Tại thời điểm đó, nhu cầu thương mại mạng tăng lên nhanh chóng nên các
nhà điều hành mạng và cung cấp thiết bị cần phải hiểu được việc xử lý và phân
tích các thủ tục báo hiệu trong UMTS để có thể điều hành mạng, phát hiện lỗi và
xử lý. UMTS được triển khai trên mạng GSM sẵn có. UMTS hỗ trợ tốc độ truyền
dữ liệu lên đến 21Mbps. Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có
thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2Mbps. Tốc độ này
lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6kbps của 1 đơn kênh GSM hay 9.6kbps của
đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ mạng
khác. Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di
động như TV di động hay thoại Video. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của
UMTS thường dành để truy cập Internet.
2.Kiến trúc hệ thống UMTS
UMTS là sự phát triển lên 3G của họ công nghệ GSM (GSM, GPRS &
EDGE), là công nghệ duy nhất được các nước châu Âu công nhận cho mạng 3G.
GSM và UMTS cũng là dòng công nghệ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường
thông tin di động.

Hình 4.1: Cấu trúc cơ bản của UMTS


Qua hình 4.1 ta có thể nhìn thấy cấu trúc cơ bản của hệ thống gồm các thành
phần chính : thiết bị người sử dụng UE (User Equipment), mạng truy cập vô tuyến
UMTS(UTRAN) , mạng lõi CN (Core Network) và các mạng ngoài.
2.1.Thiết bị người sử dụng UE(User Equipment)
Thiết bị người sử dụng UE là ) là đầu cuối mạng UMTS của người sử dụng.
Có thể nói đây là phần hệ thống có nhiều thiết bị nhất và sự phát triển của nó sẽ
ảnh hưởng lớn lên các ứng dụng và các dịch vụ khả dụng. Giá thành giảm nhanh
chóng sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng mua thiết bị của UMTS. Điều này đạt
được nhờ tiêu chuẩn hóa giao diện vô tuyến và cài đặt mọi trí tuệ tại các card
thông minh.UE gồm hai phần:
 Thiết bị di động (ME: Mobile Equipment): Là đầu cuối vô tuyến được sử
dụng cho thông tin vô tuyến trên giao diện Uu.
 Module nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) : Là một thẻ thông minh chứa
thông tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu
giữ các khóa nhận thực và một số thông tin của thuê bao cần thiết. . Khác
biệt lớn nhất giữa USIM và SIM trong GSM là USIM có thể download được,
có thể truy nhập được qua môi trường vô tuyến và có thể thay đổi được bởi
mạng. USIM là một mạch điện tích hợp tổng thể (toàn cầu) và có dung lượng
lớn hơn SIM.

2.2.Mạng truy cập vô tuyến UTMS (UTRAN)


Mạng truy cập vô tuyến UTMS (UTRAN-UMTS Terrestrial Radio Access
Network): Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS) là liên kết giữa người sử
dụng và CN. Nó gồm các phần tử đảm bảo các cuộc truyền thông UMTS trên vô
tuyến và điều khiển chúng.
Các đặc tính chính của UTRAN:
 Hỗ trợ UTRAN và tất cả các chức năng liên quan. Đặc biệt là các ảnh
hưởng chính lên việc thiết kế và là yêu cầu hỗ trợ chuyển giao mềm ( một
đầu cuối kết nối qua 2 hay nhiều ô tích cực) và các thuật toán quản lý tài
nguyên đặc thù của WCDMA.
 Đảm bảo tính chung nhất cho xử lý số liệu chuyển mạch kênh và chuyển
mạch gói bằng 1 ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến duy nhất và bằng
cách sử dụng cùng 1 giao diện để kết nối UTRAN đến cả 2 vùng PS và
CS của mạng lõi.
 Đảm bảo tính chung nhất với GSM khi cần thiết
 Sử dụng truyền tải ATM là cơ chế truyền tải chính ở UTRAN.
Các thành phần mạng trong UTRAN là RNC và Node B. UTRAN được phân
chia thành các miền RNS (Radio Network Subsystem) riêng gồm một RNC và
các node B mà nó điều khiển. Mỗi node B có thể quản lý một hoặc nhiều cell.
Các phần tử mạng đang tồn tại như MSC, SGSN, HLR có thể mở rộng theo yêu
cầu của UMTS nhưng RNC và NodeB thì phải được thiết kế mới. RNC thay thế
cho BSC và Node B thay thế cho BTS.

Hình 5.2: UTMS UTRAN

2.2.1.Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC


Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC (Radio Network Controller) chịu trách
nhiệm cho một hay nhiều trạm gốc và điều khiển các tài nguyên của chúng. Đây
cũng chính là điểm truy nhập dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối
đến CN bằng hai kết nối, một cho miền chuyển mạch gói (đến GPRS) và một đến
miền chuyển mạch kênh (MSC).
RNC là phần tử chuyển mạch và điều khiển của UTRAN. RNC nằm giữa hai
giao diên IuB và Iu. RNC trong UMTS tương đương với BSC của GSM nhưng
có nhiều tính năng hơn. Nó có thêm giao diện Iur để giao tiếp giữa các RNC trong
trường hợp chuyển vùng mềm. Một chức năng mà BSC không có. Việc quản lý
tính năng di động (MM) cũng được chuyển từ mạng lõi sang RNC là một điểm
khác với GSM. Điều khiển việc sử dụng cũng như đảm bảo sự tin cậy của tài
nguyên vô tuyến. Chức năng cơ bản là: điều khiển chấp nhận cuộc gọi, quản trị
kênh mang vô tuyến, điều khiển công suất, điều khiển tắc nghẽn, O&M. Cấu trúc
RNC được thể hiện như hình 5.3:
Hình 5.3: Cấu trúc RNC

Chức năng của RNC:


 Quản lý tài nguyên vô tuyến UTRAN: gồm tập hợp các thuật toán được
sử dụng để đảm bảo sự ổn định.
 Điều khiển UTRAN: gồm tất cả các chức năng liên quàn đến việc thiết
lập, duy trì và giải phóng các kênh mạng vô tuyến với sự hỗ trợ của thuật
toán RRM.
Vai trò logic của RNC:
 RNC điều khiển nút B (kết nối giao diện Iub về phía nút B) được biểu
hiện như RNC điều khiển của nút B. RNC điều khiển chịu trách nhiệm
điều khiển tải và tắc nghẽn cho các ô của mình.
 Khi kết nối MS – UTRAN sử dụng nhiều tài nguyên từ nhiều RNC, các
RNC tham dự vào kết nối này sẽ có 2 vai trò khác nhau là RNC phục vụ
và RNC trôi.
Có 3 kiểu RNC:
 Controlling RNC (CRNC) điều khiển, cấu hình và quản lý RNS và trao
đổi thông tin với NBAP cùng với tất cả các tài nguyên vật lý của mọi node
B đấu nối thông qua giao diện Iub.
 Drift RNC (DRNC) nhận các UE được kết nối đến qua thủ tục handover
từ SRNC của RNS khác. Tuy nhiên RRC (Radio Resource Control
protocol) vẫn kết cuối trên SRNC. DRNC chỉ trao đổi thông tin định tuyến
giữa SRNC và UE. DRNC dùng RNSAP để trao đổi với SRNC qua giao
diện Iur, CRNC dùng NBAP trao đổi với các tế bào qua Iub
 RNC dịch vụ (Serving RNC – SRNC) điều khiển tính năng di động của
người dùng trong miền UTRAN và cũng là điểm kết nối đến CN. RNC có
kết nối RRC với một UE thì sẽ là SRNC của nó. SRNC dùng RRC để trao
đổi với UE quaIub, Uu nếu cần thì qua cả Iur và Iub ngoại (được điều
khiển bởi DRNC).
Hình 5.4: Vai trò logic của SNRC và DRNC
2.2.2. Nút B( Node B)
Trong UMTS trạm gốc được gọi là nút B. Nút B bao gồm một bộ khuếch
đại thu vô tuyến ngoài trời (OA-RA), một thiết bị điều khiển giám sát bộ khuếch
đại thu vô tuyến ngoài trời ( OA-RA-SC), một bộ khuệch đại công suất phát,
một thiết bị điều chế và giải điều chế (MDE). Node B cung cấp kết nối vô tuyến
vật lý giữa UE và mạng. Nó là thành phần trung gian để biến đổi từ môi trường
vô tuyến sang hữu tuyến. Nó biến đổi dữ liệu đến và đi từ giao diện vô tuyến Uu
bao gồm cả sửa lỗi hướng phát (Forward Error Corecction-FEC), tương thích
tốc độ, trải phổ W-WCDA, điều chế QPSK trên giao điện vô tuyến.
Nó cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như
"điều khiển công suất vòng trong". Tính năng này để phòng ngừa vấn đề gần xa;
nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu cuối
gần nút B nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa.Nút B kiểm tra công suất
thu từ các đầu cuối khác nhau và thông báo cho chúng giảm công suất hoặc tăng
công suất sao cho nút B luôn thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu
cuối.

Hình 5.5: Cấu trúc chức năng của nút B


Nhiệm vụ của node B tương tự như BTS:
 Điều khiển công suất (điều khiển công suất vòng nội bộ bằng cách đo
SIR và so sánh với giá trị mặc định để có những yêu cầu trong việc thay
đổi công suất phát của UE).
 Báo cáo kết quả đo cho RNC, phân tập vi mô (tập hợp các tín hiệu từ các
góc của anten mà một UE kết nối đến thành một chuỗi dữ liệu trước khi
phát đi là tín hiệu tổng đến RNC. UE kết nối với nhiều hơn một góc của
anten để cho phép chuyển giao mềm Softer HO).

2.3.Mạng lõi CN(Core Network)

Mạng lõi gồm các thành phần sau:


 HLR (Home Location Register): Là thanh ghi định vị thường trú lưu giữ
thông tin chính về lý lịch dịch vụ của ng ời sử dụng. Các thông tin này bao
gồm: Thông tin về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển
mạng và các thông tin về dịch vụ bổ sung như: trạng thái chuyển hớng cuộc
gọi, số lần chuyển hướng cuộc gọi.
 MSC/VLR (Mobile Services Switching Center/Visitor Location Register):
Là tổng đài (MSC)và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển
mạch kênh cho UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao
dịch chuyển mạch kênh. VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người
sử dụng cũng như vị trí chính xác của UE trong hệ thống đang phục vụ.
 GMSC (Gateway MSC): Chuyển mạch kết nối với mạng ngoài.
 SGSN (Serving GPRS): Có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử dụng
cho các dịch vụ chuyển mạch gói (PS).
 GGSN (Gateway GPRS Support Node): Có chức năng như GMSC nhưng
chỉ phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói.

2.4.Các mạng ngoài

Các mạng ngoài không phải là bộ phận của hệ thống UMTS, nhưng chúng
cần thiết để đảm bảo truyền thông giữa các nhà khai thác. Các mạng ngoài có thể
là các mạng điện thoại như: PLMN (Public Land Mobile Network: mạng di động
mặt đất công cộng), PSTN (Public Switched Telephone Network: Mạng điện
thoại chuyển mạch công cộng), ISDN hay các mạng số liệu như Internet, có thể
là chuyển mạch kênh hoặc gói. Gồm 2 mạng ngoài:
 Mạng CS: Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch kênh.
 Mạng PS: Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
3.Kiến trúc giao thức của UTRAN

Hình 5.6: Kiến trúc giao thức mạng UMTS

Các giao diện UTRAN gồm tập các lớp theo chiều nằm ngang và chiều thẳng
đứng. Có 5 khối giao thức cơ bản được thể hiện:

 Các kênh mang báo hiệu: truyền tải báo hiệu lớp cao và các thông tin điều
khiển . Chúng được thiết lập bởi các hoạt động O&M.

 Các kênh mang dữ liệu: là các giao thức khung được sử dụng để truyền tải
dữ liệu người dùng. Mặt bằng điều khiển của mạng truyền tải thiết lập chúng.

 Các giao thức ứng dụng: được dùng để thực hiện điều khiển và báo hiệu
trong UTRAN như thiết lập kênh mang trong lớp mạng vô tuyến.

 Chuỗi dữ liệu: là dữ liệu người dùng được truyền tải một cách trong suốt
giữa các phần tử mạng. Dữ liệu người dùng gồm dữ liệu của cá nhân thuê
bao, thông tin quản lý tính năng di động được trao đổi ngang cấp giữa MSC
và UE.

 Phần ứng dụng điều khiển đường truy nhập (ALCAP – Access Link
Control Application Part). Thuộc mặt bằng điều khiển mạng truyền tải. Nó
thực hiện việc thiết lập, duy trì, giải phóng kênh mang dữ liệu. Mặt bằng TN-
CP có ở các giao diện Iu-CS, Iur và Iub. Trong các giao diện không có báo
hiệu ALCAP thì kênh mang dữ liệu được cấu hình từ trước.
Kiến trúc mạng UMTS được chia thành 3 lớp:

 Lớp truyền tải ( Transport Network Layer): Gồm các chức năng các giao
thức năng , các giao thức lớp vật lý và lớp truyền tải sử dụng để cung cấp tái
nguyên cho AAL2 cho phép truyền thông giữa UTRAN và CN.
 Lớp mạng vô tuyến ( Radio Network Layer): Gồm các chức năng và các
giao thức cho phép quản lý giao diện vô tuyến và truyền thông giữa hai thành
phần UTRAN hay UTRAN và UE.
 Lớp mạng hệ thống (System Network Layer): Các giao thức NAS cho phép
truyền thông giữa CN và UE.

Mỗi lớp lại được chia thành các mặt bằng điều khiển và mặt bằng người dùng:
 Mặt bằng điều khiển (Control plane): Truyền tải thông tin báo hiệu điều
khiển. Mặt điều khiển được sử dụng cho tất cả các báo hiệu điều khiển đặc
thù của UMTS, bao gồm: giao thức ứng dụng và lớp mạng báo hiệu để truyền
tải các bản tin giao thức ứng dụng. Giao thức ứng dụng được dùng để thiết
lập các kênh mang tới UE (ví dụ: kênh mang truy nhập vô tuyến trên IU và
sau đó là kết nối vô tuyến trên Iur và Iub).
 Mặt bằng người dùng (User plane): Truyền tải lưu lượng dữ liệu người
dùng. Tất cả thông tin nhận được và gửi đi bởi người sử dụng nhưu thoại được
mã hóa trong một cuộc gọi thoại hoặc các gói dữ liệu trong 1 kết nối Intrernet
được truyền tải thông qua mặt dịch vụ. Mặt dịch vụ bao gồm các luồng dữ
liệu và các kênh mang dữ liệu cho các luông dữ liệu. Mỗi luồng dữ liệu được
mô tả bởi 1 hoặc nhiều giao thức khung đặc thù cho giao diện đó.

 AAL2 và AAL5: Trên lớp ATM, chúng ta thường thấy một lớp thich ứng
ATM gọi là AAL.Chức năng của nó là để xử lý dữ liệu từ các lớp cao hơn
của truyền tải ATM. Tại đầu phát, dữ liệu được AAL chia thành các gói 48-
byte và tại đầu thu, dữ liệu sẽ được ráp lại để tai tạo khung dữ liệu ban đầu.
Có 5 loại AAL khác nhau (0, 1, 2, 3/4, và 5). AAL0 nghĩa là không cần thích
ứng. Cac lớp thich ứng khác có các đặc tính khác nhau dựa vào ba loại tham
số: yêu cầu về thời gian thực, tốc độ bit khong đổi hoặc thay đổi và truyền tải
dữ liệu hướng kết nối hoặc không hướng kết nối.

4.Các giao diện của UTRAN


Hình 5.7a: Các giao diện của UTRAN

Từ hình 5.7a ta có thể thấy, các giao diện của mạng truy nhập UMTS-UTRAN,
gồm:
 Giao diện Uu: Là giao diện mà qua đó UE truy cập các phần tử cố định của
hệ thống mà vì thế nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.
 Giao diện Iu: Giao diện này nối UTRAN với CN, nó cung cấp cho các nhà
khai thác khả năng trang bị UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác.
 Giao diện Iur: Cho phép chuyển giao mềm từ các RNC của các nhà sản
xuất khác nhau.
 Giao diện Iub: Giao diện cho phep kết nối tới một nút B tới một RNC.

Hình 5.7b: Các giao diện của UTRAN


CHƯƠNG VI: BÁO HIỆU TRONG MẠNG TRUY NHẬP
UMTS
1. Xử lý cuộc gọi tại giao diện Iub

1.1.Các chức năng của Iub

Giao diện Iub nằm giữa RNC và một node B. RNC điều khiển node B thông
qua Iub một số tác vụ như: thỏa thuận tài nguyên vô tuyến, bổ sung hoặc loại bỏ
các tế bào khỏi node B, hỗ trợ các kiểu truyền thông khác nhau và các liên kết
điều khiển.
Giao diện Iub cho phép truyền dẫn liên tục chia sẻ giữa giao diện Abis/GMS
và giao diện Iub, tối thiểu số lượng tùy chọn có sẵn trong phần chức năng giữa
RNC và node B. Bên cạnh chức năng điều khiển các ô, thêm hoặc loại bỏ các liên
kết vô tuyến trong các ô thuộc quản lý của các node B, Iub hỗ trợ các chức năng
O&M của node B. Iub cho phép chuyển mạch giữa các kiểu kênh khác nhau nhằm
duy trì kết nối. Các chức năng chi tiết của Iub như sau:
 Tái định vị bộ điều khiển mạng dịch vụ vô tuyến SRNC (Serving Radio
Network Controller): Chuyển chức năng SRNC cũng như các nguồn tài
nguyên liên quan tới Iu từ một RNC này tới một RNC khác.
 Quản lý kênh mang truy nhập vô tuyến RAB (Radio Access Bearer): Bao
gồm thiết lập, quản lý và giải phóng kênh mang truy nhập vô tuyến.
 Yêu cầu giải phóng RAB: gửi yêu cầu giải pháp kênh mang truy nhập vô
tuyến tới mạng lõi CN.
 Giải phóng các tài nguyên kêt nối Iu: Giải phóng toàn bộ tài nguyên liên
quan tới một kết nối Iu. Gửi yêu cầu giải phóng toàn bộ kết nối Iu tới mạng
lõi CN.
 Quản lý các tài nguyên truyền tải Iub: Quản lý liên kết Iub, quản lý cấu
hình ô, đo hiệu năng mạng vô tuyến, quản lý sự kiện tài nguyên, quản lý
kênh truyền tải chung, quản lý tài nguyên vô tuyến, sắp xếp cấu hình mạng
vô tuyến.
 Quản lý thông tin hệ thống và lưu lượng các kênh chung: Điều khiển chấp
nhận, quản lý công suất, truyền dữ liệu.
 Quản lý lưu lượng của các kênh cố định: Quản lý và giám sát liên kết vô
tuyến, chỉ định và giải tỏa kênh, báo cáo thông tin đo kiểm, quản lý kênh
truyền tải dành riêng, truyền dữ liệu.
 Quản lý lưu lượng các kênh chia sẻ: Chỉ định và giải tỏa kênh, quản lý công
suất, quản lý kênh truyền tải, truyền dữ liệu.
 Quản lý đồng bộ và định thời: Đồng bộ kênh truyền tải, đồng bộ khung,
đồng bộ giữa node B và RNC, đồng bộ giữa các node B.
1.2.Các bước tiến hành xử lý cuộc gọi

Hình 6.1: Thủ tục trao đổi thông tin báo hiệu qua Iub
 Bước 1: Một yêu cầu kết nối điều khiển tài nguyên vô tuyến RRC (Radio
Resource Controller) được gửi từ UE tới RNC.
 Bước 2: Nguồn tài nguyên vô tuyến cần cung cấp cho quá trình thiết lập
một kênh truyền tải cố định DCH (Dedicated Channel) để mang các kênh
điều khiển logic dành riêng DCCH (Dedicated Control Channel), các
DCCH được sử dụng để truyền các bản tin của RRC và NAS (NonAccess
Stratum).
 Bước 3: Khi DCH và DCCH không khả dụng, các bản tin báo hiệu để
thiết lập kết nối cho RRC được truyền nhờ RACH (Random Access
Channel) hướng đi và FACH (Forward Access Channel) hướng về
 Bước 4: Thủ tục mã hóa/nhận thực được yêu cầu từ mạng được sử dụng
để kiểm tra lần hai nhận dạng UE và chuyển mã giữa RNC và UE nếu
cần.
 Bước 5: Thiết lập cuộc gọi thoại bắt đầu bởi bản tin SETUP trong lớp
MM/SM/CC. Bản tin Setup gồm con số thiết bị bị gọi và chuyển tới RNC
tới miền mạng chuyển mạch kênh.
 Bước 6: Vùng mạng chuyển mạch kênh định nghĩa QoS cho cuộc gọi
thoại.Các giá trị QoS là các tham số trong kênh mang truy nhập vô tuyến
RAB.RAB gán thủ tục tương thích với thiết lập kênh mang trong mạng
SS7. RAB cung cấp một kênh cho thoại gói giữa thiết bị đầu cuối và thiết
bị chuyển mạch trong vùng mạng chuyển mạch kênh.
 Bước 7: Tái cấu hình liên kết vô tuyến cung cấp nguồn tài nguyên để thiết
lập kênh mang vô tuyến trong bước tiếp theo.
 Bước 8: Bên cạnh việc thỏa thuận tham số trong thủ tục gán RAB, một
kênh vô tuyến mới được thiết lập để mang các kênh lưu lượng dành riêng
DTCH. Nếu sử dụng mã AMR để mã hóa thoại, ba kênh DTCH được
thiết lập gồm: lớp A, lớp B, lớp C.
 Bước 9: Giải phóng cuộc gọi thoại được thực hiện ngay sau khi RRC
được giải phóng nếu không còn dịch vụ nào được kích hoạt. Cả hai kênh
điều khiển và lưu lượng dành riêng được giải phóng. Cuối cùng, RNC
giải phóng tài nguyên vô tuyến bị khóa cho cả hai kênh để dành cho các
cuộc gọi khác.
2.Báo hiệu tại giao diện Iur và Iu
2.1Báo hiệu tại giao diện Iur
2.1.1.Mặt bằng điều khiển/người dùng Iur

Hình 2.2 Ngăn xếp giao thức cho giao diện Iur( RNC với RNC)

Giao thức Iur giữa các RNC cho thấy 2 giải pháp trên mạng truyền tải: SCCP
và các bản tin RNSAP chạy trên nền của SSCOP hoặc SCCP trên nền của M3UA
nếu lớp truyền tải là lớp IP
Hình 2.3 Mặt bằng điều khiển/người dùng Iur

Các giao thức sử dụng trong Iur-User/Control Plane đảm nhiệm các chức năng
sau:
 IP (Internet Protocol): Giao thức internet cũng cấp các dịch vụ phi kết nối
giữa các mạng gồm các tính năng đánh địa chỉ, xác lập kiểu dịch vụ, phân
mảnh ghép gói tin và hỗ trợ bảo mật.
 SCTP (Stream Control Transmission Protocol): Giao thức truyền dẫn điều
khiển luồng cung cấp chức năng xác nhận lỗi cho luồng dữ liệu. Các vấn
đề ngắt dữ liệu, tổn hao dữ liệu hay trùng lặp được xác nhận bởi số thứ tự
và trường kiểm tra tổng. SCTP cho phép truyền lại nếu pháy hiện ra lỗi
gây ngắt nguồn dữ liệu.
 MTP3-B (Message Transfer Part Level 3- Broadband): Phần chuyển bản
tin mức 3 dàng cho mạng băng rộng, cung cấp nhận dạng và truyền các
bản tin mức cao, đồng thời cung cấp chức năng định tuyến và chia tải.
 M3UA (MTP3 User Adaptation layer): Lớp tương thích người dùng MTP
mức 3 tuong đương các chức năng của MTP3. M3UA được mở rộng để
truy cập tới các dịch vụ MTP3 cho các ứng dụng điều khiển từ xa dựa trên
IP
 SCCP (Signaling Connection Control Part): Phần điều khiển kết nối báo
hiệu cung cấp dịch vụ truyền bản tin giữa hai điểm báo hiệu bất kỳ trong
cùng một mạng

2.1.2.Giao thức báo hiệu RNSAP


RNSAP (Radio Network Subsystem Application Part): Phần ứng dụng phân
hệ mạng vô tuyến gồm các giao thức truyền thông, sử dụng trên giao diện Iur và
luật mã hóa gói PER. Có hai lựa chọn có thể đối với truyền tải báo hiệu RASAP:
ngăn xếp SS7 ( SCCP và MTP3 ) và truyền tải mới dựa trên SCTP/IP
Vì giao diện Iur luôn đảm bảo bốn chức năng:
 Hỗ trợ tính di động cơ sở giữa các RNC.
 Hỗ trợ kênh lưu lượng riêng.
 Hỗ trợ kênh lưu lượng chung.
 Hỗ trợ quản lý tài nguyên toàn cục.
Vì lý do này mà giao thức báo hiệu Iur (RNSAP) được chia thành bốn modun
hay bốn chức năng. Giao thức báo hiệu RNSAP có thể chỉ thực hiện chỉ một phần
của bốn chức năng Iur giữa hai bộ điều khiển mạng vô tuyến tùy theo yêu cầu của
nhà khai thác.
 Chức năng thứ nhất: hỗ trợ tính di động cơ sở giữa các RNC. Đây là cơ
sở đầu tiên cho việc xây dựng các giao diện Iur và tự mình đảm bảo chức
năng cần thiết cho tính di động giữa hai RNC, nhưng không hỗ trợ cho
việc trao đổi bất kỳ lưu lượng nào của người sử dụng. Các chức năng hỗ
trợ:
 Hỗ trợ việc cài đặt lại SRNC (bộ điều khiển mạng vô tuyến
phục vụ).
 Hỗ trợ cập nhật vùng đăng ký UTRAN và ô giữa các RNC.
 Hỗ trợ tìm gọi các RNC.
 Báo cáo lỗi giao thức.
 Chức năng thứ hai: hỗ trợ lưu lượng kênh riêng. Chức năng này đòi hỏi
kênh riêng của báo hiệu RNSAP và cho phép truyền lưu lượng kênh
riêng giữa hai RNC. Hỗ trợ lưu lượng kênh riêng hỗ trợ các chức năng:
 Thiết lập, thay đổi và giải phóng kênh riêng ở DRNC do
chuyển giao cứng và chuyển giao mềm ở trạng thái kênh
riêng.
 Thiết lập và giải phóng các kết nối truyền tải qua giao diện
Iur.
 Truyền các khối truyền tải giữa DRNC và SRNC.
 Quản lý các đoạn nối vô tuyến ở DRNC thong qua các thủ tục
báo cáo đo và thiết lập công suất.
 Chức năng thứ ba: hỗ trợ lưu lượng kênh chung. Chức năng này cho
phép xử lý các luồng số liệu kênh dùng chung. Nó đòi hỏi modul kênh
truyền tải chung của giao thức RNSAP và giao thức khung truyền tải
chung. Nếu chức năng này không được thực hiện thì mọi cập nhật ô
giữa các RNC luôn luôn khởi động quá trình đặt lại SRNC ( RNC phục
vụ ), nghĩa là SRNC luôn luôn là RNC điều khiển ô được sủ dụng cho
truyền tải kênh chung hoặc chia sẻ kênh. Các chức năng được modun
kênh truyền tải chung Iur cung cấp là:
 Thiết lập và giải phóng kết nối truyền tải qua Iur cho các luồng
số liệu kênh chung.
 Phân chia lớp MAC giữa SRNC và DRNC.
 Chức năng thứ tư: hỗ trợ quản lý tài nguyên toàn cục. Chức năng này
đảm bảo báo hiệu để hỗ trợ tài nguyên tăng cường và các tính năng khai
thác bảo dưỡng (O&M ) qua giao diện Iur.nó được thực hiện bằng mô
đun toàn cục của giao thức RNSAP và không đòi hỏi giao thức mặt
phẳng người sử dụng vì không có truyền dẫn số liệu của người sử dụng
qua giao diện Iur, đây là một chức năng tùy chọn. Các chức năng do mô
đun tài nguyên toàn cục cung cấp là:
 Truyền các kết quả đo ở ô giữa hai RN
 Truyền thông tin định thời nút B giữa hai RN
 Tổng kết các chức năng của giao diện Iur

2.2.Báo hiệu tại giao diện Iu

Giao diện Iu kết nối UTRAN với CN. Iu là một giao diện mở để chia sẻ hệ
thống thành UTRAN đăc thù và CN, CN xử lý chuyển mạch, định tuyến và điều
khiển dịch vụ. Giao diện Iu có thể có hai trường hợp khác nhau:
 Iu-cs (Iu chuyển mạch kênh) để kết nối UTRAN với CN chuyển mạch
kênh.
 Iu-ps ( Iu chuyển mạch gói ) để kết nối UTRAN với CN chuyển mạch
gói.

2.2.1.Mặt bằng điều khiển người dùng Iu-cs


Chồng giao thức điều khiển/ người dùng Iu –CS bao gồm một số giao thức:
 AMR (Adaptive Multirate Codec): Mã hóa đa tốc độ thích ứng cung cấp
một miền tóc độ rộng cho dữ liệu và sử dụng cho mã hóa tốc độ thấp cho
giao diện vô tuyến.
 TAF (Terminal Adaptation Function): Chức năng tương thích đầu cuối
là giao thức hỗ trợ biến đổi nhiều kiểu thiết bị đầu cuối khác nhau vào
mạng.
 RLP (Radio Link Protocol): Giao thức liên kết vô tuyến điều khiển
truyền dẫn dữ liệu giữa mạng GSM và UMTS.
Hình 2.4: Mặt bằng điều khiển người dùng Iu-CS

Vùng chuyển mạch kênh liên quan tới một tập các thực thể xử lý lưu lượng
người dùng cũng như các báo hiệu liên quan. Tại đây gồm các thành phần MSC,
GMSC, VRL và chức năng liên kết liên mạng IWF tơi mạng PSTN.
2.2.2.Mặt bằng điều khiển/người dùng Iu-PS

Hình 2.5 Mặt bằng điều khiển/người dùng Iu-PS

Vùng chuyển mạch gói gồm các thực thể liên quan tói truyền dẫn gói SGSN,
GGSN và cổng biên BG. Lưu lượng IP được truyền tải trên AAL5 của ATM. Vì
vậy không tồn tại các lớp ALCAP trong mặt bằng điều khiển để thiết lập và xóa
bỏ các kết nối ảo chuyển mạch của lớp AAL2.
2.2.3.Giao thức báo hiệu ở Iu (RANAP)
Giao thức RANAP là giao thức báo hiệu ở Iu chứa tất cả thông tin được định
nghĩa cho lớp mạng vô tuyến. Chức năng của RANAP được thực hiện bởi các thủ
tục cơ bản RANAP (RANAP EP: RANAP Elementary Procedures ). Các chức
năng của RANAP:
 Ấn định lại: chức năng này xử lý cả việc ấn định lại SRNS và chuyển giao
bao gồm cả trường hợp giữa các hệ thống tới từ GMS.
 Ấn định lại SRNS: chức năng này của RNS dịch vụ được ấn định lại từ một
RNS sang một RNS khác mà không thay đổi tài nguyên vô tuyến và gián
đoạn luồng số liệu của người sử dụng.
 Quản lý vật mang truy nhập vô tuyến (RAB- radio access bearer ). Chức
năng này kết hợp tất cả các xử lý RAB:
 Thiết lập RAB, gồm cả khả năng xếp hàng đợi thiết lập.
 Thay đổi đặc tính của RAB hiện có.
 Xóa RAB hiện có,kể cả trường hợp khởi xướng bởi RAN (radio access
network-mạng truy nhập vô tuyến ).
 Giải phóng Iu.
 Báo cáo phát không thành công số liệu: cho phép CN cập nhật các bản ghi
tính cước của mình bằng cách thông tin từ UTRAN nến phần số liệu phát
đi không tới được UE.
 Quản lý ID chung: nhận dạng cố định của UE được phát từ CN đến UTRAN
để cho phép kết hợp tìm gọi từ hai vùng CN khác nhau.
 Tìm gọi: chức năng này được CN sử dụng để tìm gọi một UE rồi cho yêu
cầu dịch vụ kết nối cuộc gọi UE. Bản tin tìm gọi được phát từ UE đến
UTRAN với nhận dạng chung UE (ID cố định ) và vùng tìm gọi.
 Truyền báo hiệu UE-CN: chức năng này đảm bảo truyền trong suốt các bản
tin báo hiệu UE-CN không cần diễn giải ở UTRAN trong ba trường hợp:
 Truyền bản tin UE đầu tiên từ UTRAN tới UE: có thể hoặc là một trả
lời tìm gọi,một yêu cầu cuộc gọi khởi xướng UE,hay chỉ là đăng ký
đến một vùng mới. Nó khởi đầu kết nối báo hiệu cho Iu.
 Truyền trực tiếp sử dụng để mang tất cả bản tin báo hiệu liên tiếp trên
kết nối báo hiệu Iu ở cả hai đường lên xuống.
 Phát quảng bá thông tin CN: cho phép CN thiết lập thông tin hệ thống
cần phát quảng bá đến tất cả người sử dụng trong một vùng đặc thù.
 Quản lý quá tải: quá trình này được sử dụng để điều khiển tải ở giao diện
Iu phòng ngừa quá tải,chẳng hạn do quá tải ở bộ xử lý CN hoặc UTRAN.
Một cơ chế đơn giản được sử dụng để từng bước giảm tải hoặc khôi phục
lại bằng các khởi động bộ định thời.
 Khởi động lại: thao tác này được sử dụng để khởi động lại CN hay phía
UTRAN của giao diện Iu trong tình trạng xuất hiện lỗi. Một đầu của Iu có
thể chỉ cho đầu kia là nó đang phục hồi lại bằng một khởi động lại và đầu
kia có thể loại bỏ tất cả các kết nối trước đó.
 Báo cáo vị trí: chức năng này cho phép CN nhận được thông tin về vị trí
của một UE cho trước. Nó bao gồm hai thủ tục cơ bản : một để điểu khiển
bán cáo vị trí ở RNC và một để phát báo cáo này đến CN.

3.Thủ tục thiết lập cuộc gọi

Bước 1: Thiết lập kết nối RRC giữa thiết bị người dùng và RNC.

Hình 2.6: Quá trình kết nối RRC

Kết nối RRC giữa UE và RNC sẽ được thiết lập thông qua quá trình UE gửi
yêu cầu kết nối RRC qua CCCH (Common Control Channel-Kênh điều khiển
chung) mà cụ thể là RACH-Radom Acess Channel (Kênh truy cập ngẫu nhiên)
trong hướng lên. Bản tin này có chứa một số thông tin chính bao gồm: IMSI hoặc
TMSI,LAI,RAI and lý do yêu cầu kết nối RRC
RNC xác thực lý do cho yêu cầu nhằm mục đích chuẩn bị tài nguyên cho kênh
kết nối sẽ là kênh chung hay riêng. Sau đó, RNC tiếp tục quá trình thành lập một
sóng mang Iub bằng cách gửi đi bản tin thiết lập đường kết nối vô tuyến NBAP
đến Node B. Bản tin này chứa những thông tin như ID giao dịch, ID trao đổi,mã
xáo trộn và mã số kênh FDD-DL. Node B sẽ xác thực qua bản tin phản hồi NBAP
radio link setup response. Bản tin phản hồi sẽ chứa thông tin liên quan đến địa
chỉ lớp giao vận như là địa chỉ AAL2. SRNC sẽ thiết lập được sóng mang Iub
thông qua ALCAP trong tầng giao vận mạng và thông tin nó nhận được từ Node
B như là đường AAL và số ID của kênh. Sóng mang Iub này sẽ ràng buộc gắn
với các giao dịch cùng với DCH. SRNC sau đó tiến hành đồng bộ hóa giao thức
kết nối frame (Frame Protocol) bằng cách gửi đi bản tin đồng bộ FP với đường
xuống. RNC sẽ trả lời với UE là đã hoàn thành kết nối RRC bằng cách gửi bản
tin RRC connection setup message. Bản tin này chứa thông tin như định dạng
kiểu vận chuyển, điều khiển công suất và mã xáo trộn. UE cũng gửi bản tin phản
hồi- RRC connection setup complete để xác thực kết nối RRC.
Bước 2: Xác thực và bảo vệ.

Hình 2.7: Quá trình xác thực và bảo vệ

Sau khi bước kết nối với RNC hoàn thành,UE gửi đi bản tin RRC initial direct
transfer ( bắt đầu chuyển giao trực tiếp). Bản tin này sẽ được gửi với đích đến là
mạng core. Nhưng khi tới RNC nó sẽ thêm một số thông tin cần thiết để thiết lập
cuộc gọi và đặt lại là bản tin RANAP UE initial. Sau đó nó sẽ được gửi tới 3G
MSC. Những thông tin mà bản tin này mang đi bao gồm số xác thực UE, địa
điểm, và thiết lập cần thiết cho kết nối.
Trong khi nhận các yêu cầu về dịch vụ từ UE, MSC bắt đầu thủ tục bảo vệ.
Nó bao gồm các quá trình xác thực UE và thay đổi các khóa mã hóa. MSC sẽ gửi
các yêu cầu xác thực trong bản tin RANAP direct transfer ( giao dịch trực tiếp
RANAP). RNC sẽ ánh xạ và chuyển bản tin yêu cầu xác thực cho UE bằng bản
tin RRC direct transfer( giao dịch trực tiếp RRC). UE sẽ thực hiện thuật toán xác
thực và gửi kết quả trở lại bằng bản tin trả lời xác thực tới MSC. RNC lúc này sẽ
đóng vai trò như một đơn vị vận chuyển. Giả sử các quá trình xác thực của UE
thành công, MSC sẽ gửi đến RNC chế độ điều khiển bảo vệ tức nghĩa là các giao
dịch giữa UE và UTRAN sẽ cần mã hóa. RNC lúc này sẽ gửi bản tin chế độ điều
khiển bảo vệ tới UE. Bản tin này sẽ truyền lại thuật toán mã hóa, quá trình mã
hóa và khóa toàn vẹn. UE sẽ bắt đầu mã hóa mọi giao dịch tới UTRAN và thông
báo cho RNC bằng bản tin RRC chế độ bảo vệ hoàn thành. RNC sẽ tiếp tục gửi
nó cho MSC để báo quá trình mã hóa đã hoàn tất.
Bước 3: Thiết lập kênh mang truy nhập vô tuyến và thiết lập cuộc gọi

Hình 2.8: Quá trình thiết lập kênh mang truy nhập vô tuyến

Sau khi quá trình mã hóa và bảo vệ hoàn thành, UE gửi bản tin thiết lập
điều khiển cuộc gọi tới MSC. MSC xác nhận rằng UE đã chấp nhận cho yêu cầu
dịch vụ, MSC bắt đầu quá trình thiết lập kênh mang cho lưu lượng của người sử
dụng( lưu lượng thoại trong trường hợp này). Điều này đạt được bằng cách MSC
gửi một yêu cầu RAB assignment (phân công ) tới RNC. Yêu cầu này sẽ bao gồm
số hiệu RAB và thông số về QoS để thiết lập. RNC sau khi nhận được bản tin sẽ
kiểm tra tài nguyên và thiết lập kênh mang tại Iu. Kênh mang thực này sẽ được
thiết lập bằng cách sử dụng ALCAP trong tầng giao vận mạng. RNC tiếp tục thiết
lập kênh mang vô tuyến giữa RNC và UE bằng cách sử dụng bản tin thiết lập
kênh mang vô tuyến. Bản tin này sẽ có những thông tin về chỉ định kênh mang
như định danh kênh mang vô tuyến. UE sẽ phản hồi bằng bản tin hoàn thành thiết
lập kênh mang vô tuyến. RNC gửi bản tin phản hồi RAB assignment (phân công)
về cho MSC. Với việc thủ tục này được hoàn thành sẽ xuất hiện một kênh mang
cho việc truyền tải dữ liệu từ UE tới MSC. Từ lúc này quá trình gọi sẽ như bình
thường. Bản tin điều khiển cuộc gọi sẽ được sử dụng như việc thiết lập cuộc gọi
GSM.
Bước 4: Giải phóng cuộc gọi và RAB.

Hình 2.9: Quá trình giải phóng cuộc gọi


Hình 2.10 Quá trình giải phóng kênh mang Iu

Ngay khi cuộc gọi được giải phóng bởi bất kì bên nào, dữ liệu cần được giải
phóng. Khi nhận được bản tin mất kết nối từ UE và bản tin giải phóng cuộc gọi
được trao đổi tiếp theo. MSC sẽ phát ra một điều khiển giải phóng Iu tới RNC.
RNC nhận được bản tin và RNC sẽ giải phóng kênh mang vô tuyến qua giao diện
Iub và thông báo với MSC bằng cách gửi bản tin hoàn thành việc giải phóng. Lúc
này RNC phải giải phóng kết nối RRC bằng cách gửi bản tin giải phóng kết nối
RRC tới UE. UE cũng xác nhận lại bằng bản tin giải phóng kết nối hoàn thành.
Việc cuối cho RNC là giải phóng tài nguyên giao diện Iub. Quá trình này được
nói tới trong hingh 2.10, MSC sẽ gửi bản tin xóa đường dẫn vô tuyến NBAP tới
Node B. Node B cũng phản hồi bằng bản tin xóa đường dẫn vô tuyến hoàn thành
để báo rằng tài nguyên giao diện Iub được hoàn toàn giải phóng.
TỔNG KẾT

You might also like