You are on page 1of 9

ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề.

Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục


đáng cảm thông, chia sẻ. Cách xử sự của người đàn bà là không thể khác
được.⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Với
người đàn bà này, các con là cuộc sống, lẽ sống. Khi tòa án đưa ra giải pháp li dị, chị đã từ
chối. Có nghĩa là chị từ chối trút bỏ tấm bi kịch nhục nhã của đời mình. Với người đàn bà
này thà bị đi tù, bị đánh đập còn hơn phải bỏ chồng: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt
tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Lí do chị đưa ra thật đơn giản nhưng cũng
thật xót xa: cần có chồng để cùng nuôi mười đứa con. Thì ra sự sinh tồn của những đứa
con là nguyên nhân để người đàn bà ấy sống kiếp cam chịu.
Tình yêu thương của người mẹ dành cho đàn con chính là sức mạnh để người đàn bà ấy
nhẫn nhục: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình
như ở trên đất được”. Người đàn bà đã chủ động nhận về mình mọi đau đớn để đảm bảo
sự sinh tồn cho con cái bởi gia đình đông con sống dựa vào nghề sông nước đầy bất trắc.
Thậm chí khi bị đánh chị còn chủ động xin chồng thay đổi địa điểm đánh: “Sau này, con cái
lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh”.
Bà muốn hứng trọn nỗi đau cho riêng mình, không để các con bị tổn thương. Tình yêu
thương như một bản năng mãnh liệt ngàn đời được bộc lộ một cách cảm động và sâu sắc
nhất ở người phụ nữ này. Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của cuộc sống cơ cực, ngang
trái, đau đớn đầy xót xa.
Không những thế, đây còn là người phụ nữ vị tha thánh thiện. Không chỉ yêu thương, hi
sinh đến quên mình vì đàn con, ở người phụ nữ này còn có một tấm lòng bao dung, độ
lượng đối với chồng. Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô
bạo, đáng lên án. Nhưng qua cái nhìn của người vợ, lão từng là: “anh con trai cục tính
nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.
Bị chồng đánh đập thô bạo nhưng bà cũng không oán trách vì bà hiểu nỗi khổ của chồng,
hiểu cái khổ đã làm người hiền lành trở thành ác độc. Chính cuộc vật lộn mưu sinh đã biến
lão trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người ta làm điều ác nhiều khi không phải vì người ta xấu
mà là vì khổ sở. Bà còn hiểu rằng chồng mình vừa là nạn nhân khốn khổ, vừa là thủ phạm
gây nên bao đau khổ cho người thân của mình cũng chỉ vì nghèo đói, ít học. Thậm chí bà
còn sẵn sàng nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở
nên khốn khổ. Đây quả là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung, độ lượng
với chồng.
Người đàn bà hàng chài tuy thất học nhưng không tăm tối, ngược lại rất thấu trải lẽ đời, rất
sắc sảo. Bà hiểu thiện chí của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng khi khuyên bà bỏ người
chồng vũ phu, tàn bạo. Song bà càng hiểu hơn cuộc sống trên sông nước. Bà chắt ra từ
cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ một chân lý mộc mạc nhưng thấm vị mặn của đời thường: “đám
đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong
ba”.
Cuộc sống thực tế cần có một người đàn ông để làm chỗ dựa, dù đó là người chồng vũ
phu tàn bạo. Bà cũng hiểu và tự hào với thiên chức của người phụ nữ: “ông trời sinh ra
người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái
khổ”. Chính vẻ đẹp mẫu tính, đầy hi sinh cao thượng ấy đã tôn vinh người đàn bà với vẻ
ngoài xấu xí, thô kệch.
Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ
nhoi, đời thường. Đó những giây phút vợ chồng con cái sống bên nhau vui vẻ, hoà thuận.
Vì cái hạnh phúc hiếm hoi, ít ỏi đó phải trả giá bằng những hành hạ, bạo tàn. Niềm vui lớn
nhất là của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Với những kiếp đàn bà
nhọc nhằn đó nói đến niềm vui thật xa xỉ, nhưng sự tận tụy hi sinh cho chồng con chính là
niềm vui lớn nhất đối với người phụ nữ.
Đó chính là sức mạnh nội tâm nâng đỡ người đàn bà: “lần đầu tiên trên gương mặt xấu xí
của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười”. Đó là triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người:
Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc thật
nhỏ bé mà vẫn nằm ngoài tầm tay.
Trên trang viết của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng chài là hiện thân của tình yêu
thương, đức hi sinh, sự nhẫn nhục của người phụ nữ. Qua người đàn bà hàng chài, ta thấy
thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng
vị tha và đức hi sinh.
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng
Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời.
Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại h́ nh và tâm hồn, đi sâu vào
thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua nhân vật người đàn bà hàng
chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông đã khai thác số
phận cá nhân và thân phận con người đời thường, để phát hiện những nét đẹp trong
những con người tầm thường, lam lũ. Cả đời ông đã tâm niệm sáng tác văn học là đi tìm
“hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người”.
Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua cuộc đời của người đàn bà hàng chài, tác
giả cũng đặt ra những vấn đề nhức nhối của cuộc sống: nạn bạo hành trong gia đình, sự
nghèo đói, thất học, sự tha hóa về nhân cách… những ngang trái, nghịch lý của cuộc sống.
Chính số phận của người đàn bà hàng chài như một hồi chuông lay tỉnh chúng ta hướng
tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc
nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến
diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà
Nguyễn Minh Châu chính là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới".
>>> Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa để có cái nhìn khác đầy đủ hơn
về nhân vật người chồng.
8. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài mẫu số 8
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia làm hai giai đoạn, nếu như giai đoạn trước, các nhân
vật luôn được đặt vào bầu không khí vô trùng thì đến giai đoạn sau với cảm hứng thế sự,
các nhân vật có nhiều chuyển biến rõ nét. Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa chính là một nhân vật tiêu biểu. Cũng qua nhân vật này tác giả gửi gắm giá
trị nhân đạo sâu sắc của mình.
Nếu như các nhân vật khác trong tác phẩm đều có một cái tên rõ ràng, như Phùng, Đẩu,
thằng Phác, thì người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm này lại chỉ được gọi một cách
phiếm chỉ “người đàn bà làng chài”. Phải chăng thông qua cái tên mang tính chất phiếm chỉ
này, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: người đàn bà kia chính là đại diện
cho biết bao số phận người phụ nữ, giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh trong cuộc
sống còn vô vàn thống khổ, khắc nghiệt.
Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm qua nhận xét của Phùng vô cùng đặc biệt – ngoại
hình xấu xí, thực không mấy ưa nhìn. Đó là người đàn bà mặt rỗ, dáng vẻ mệt mỏi, thân
hình thô kệch lam lũ. Sau này, đi sâu vào tác phẩm và nghe những lời tâm sự của người
đàn bà ta mới biết, chị vốn sinh trong một gia đình khá giả, nhưng vì một trận ốm mà mặt
rỗ, không ai lấy. Hình ảnh chị cam chịu nhẫn nhục để người chồng lấy dây lưng vụt tới tấp,
đã phần nào hé lộ số phận bi kịch, bất hạnh của chị.
Dù chị có số phận bật hạnh như vậy, nhưng ta cũng không thể phủ nhận ẩn sâu trong
người phụ nữ ấy là những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Đầu tiên ta thấy được chị là người
phụ nữ có khả năng chịu đựng cao. Có thể thấy, như lời chị tâm sự “ba ngày một trận nhẹ,
bảy ngày một trận nặng” cứ khi chồng chị bực là chị bị đánh. Thì có thể thấy rằng, việc chị
bị đánh diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mặc dù bị hành hạ về thể xác như vậy, nhưng chị vẫn
cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu than, không hề chống trả, hay tìm cách chốn chạy. Bởi
đối với chị chịu đựng cũng là một lẽ đương nhiên của những người phụ nữ sống ở miềm
biển.
Không chỉ vậy người đàn bà làng chài còn là một người phụ nữ giàu lòng tự trọng, vô cùng
yêu thương con. Cuộc đời chị hi sinh tất cả về con, khi bị người chồng đánh, chị xin hắn lên
bờ đánh, để những đứa trẻ không phải nhìn thấy cảnh ấy. Chị đặc biệt thương thằng Phác,
nên đã gửi nó lên rừng ở cùng ông. Khi Phác thấy bố đánh mẹ, đã ngay lập tức xông vào,
chị sợ hãi, quỳ sụp xuống van xin. Chị sợ thằng Phác sẽ bị thương.
Trong những lời vô cùng chân thành, chị cũng cảm thấy vui, hạnh phúc khi nhìn thấy những
đứa con mình được ăn no “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ
cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến
cảnh đàn con được ăn no”. Hạnh phúc quả thực bình dị của một người mẹ nghèo. Thương
con, hi sinh vì con cũng là lí do vì sao chị kiên quyết không bỏ chồng, bởi với những người
dân miền biển, ngày đêm đối mặt với sóng gió không thể thiếu đôi vai vững chắc của người
đàn ông. Hành động, suy nghĩ đó của chị càng khẳng định hơn nữa tình mẫu tử sâu nặng
chị dành cho con.
Không chỉ vậy, chị còn là một người thấu hiểu lẽ đời, đã đem đến cho cả Phùng và Đẩu
những bài học, những quan niệm khác về con người và cuộc đời. Dù chị bị chà đạp về
nhân phẩm, bị hành hạ về thể xác nhưng chị đến tòa án huyện trước những lí lẽ của mình,
ta không còn thấy một người đàn bà quê mùa, ít học, mà thay vào đó là một người phụ nữ
thấu tình đạt lí, thấu hiểu sự đời. Ban đầu chị rụt rè, sợ hãi, bởi đây là lần đầu chị tiếp xúc
với một không gian mới. Chị ngồi sâu vào một góc, cố để không ai chú tâm đến mình.
Những lời lẽ vô cùng hạ mình, nhỏ bé đến tối nghiệp trước Phùng và Đẩu “con” “van xin”
“quý tòa”.
Hình ảnh của chị thật đáng thương, khiến cho cả hai người đàn ông không khỏi khó xử.
Nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh, chị đã nhanh chóng thay đổi cách xưng hô: “Chị cảm
ơn các chú”. Có một sự đổi vai nhanh chóng giữa hai đối tượng, người giáo huấn và người
được giáo huấn giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài. Với những suy nghĩ, trải
nghiệm trong cuộc đời, lí lẽ đời đã thắng những lí lẽ giáo điều sách vở của Phùng và Đẩu.
Bằng sự từng trải của bản thân, tình yêu thương con và đức hi sinh, người đàn bà làng
chài đã khiến cho hai người đàn ông thay đổi suy nghĩ, khiến họ cảm thông cho số phận và
cuộc đời mình. Nhìn vào cuộc đời chị người ta mới thấu rằng cuộc đời này vốn đầy những
đa đoan, nhìn ngoài sao có thể thấu hết những vấn đề ở xung quanh.
Hình ảnh người đàn bà làng chài là đại diện tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã
hội vừa bước chân ra khỏi chiến tranh. Cuộc sống đói nghèo lạc hậu, bạo lực gia đình đã
dồn họ vào ngõ cùng tối tăm. Nhưng trong bóng tối tưởng thăm thẳm đó lại ngời sáng
những đức tính đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân hồn hậu, yêu thương chồng con, đức
hi sinh và tình mẫu tử cao đẹp.
9. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài mẫu số 9
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là
“người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ
sau 1975. Nhà nghiên cứu hàng đầu Nga Ni-Culin nhận xét: “Các nhân vật của Nguyễn
Minh Châu trước 1980 được Nguyễn Minh Châu tắm rửa sạch sẽ, được bao bọc trong bầu
không khí vô trùng”. Ta có thể thấy điều ấy qua nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối
rừng”.
Giai đoạn sau này, nổi bật là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang nhiều cảm hứng
thế sự cùng những triết lí nhân sinh hơn. Nhưng quan điểm sáng tác của ông là “gắng đi
tìm các hạt ngọc còn ẩn giấu trong bề rộng tâm hồn con người” thì không thay đổi. Nhân
vật trung tâm của tình huống truyện nghịch lý trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
chính là người đàn bà hàng chài. Từ nhân vật này, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo và
gửi gắm những bức thông điệp về nghệ thuật và cuộc đời.
Đọc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” ta thấy nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà
văn giới thiệu là người đàn bà trạc ngoài 40. Và khi đề cập đến nhân vật này Nguyễn Minh
Châu không gọi bằng một cái tên cụ thể nào cả mà gọi một cách phiếm định: “mụ”, “người
đàn bà hàng chài”… Việc nhà văn không đặt tên cho nhân vật của mình không phải ngẫu
nhiên vô tình mà đó là một dụng ý nghệ thuật sâu xa: Ông muốn nhấn mạnh đây chỉ là một
trong vô số những người đàn bà đau khổ, bất hạnh, cần cảm thông sẻ chia mà thôi.
Người đàn bà hàng chài mang một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển với
những nét thô, mặt rỗ “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và
dường như buồn ngủ. Đây chính là hình ảnh một người lao động lam lũ và đau khổ. Có lẽ
gánh nặng của cuộc mưu sinh đầy sóng gió trên biển cả đã lấy đi tất cả của chị: sinh lực,
niềm vui và sức sống. Sự nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác, thảm hại còn hiện rõ
trong chi tiết miêu tả tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
Sự khốn khổ của chị còn hiện ra ngay trong dáng vẻ: "sợ sệt, lúng túng” khi ở tòa án, “tìm
đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới “rón rén
đến ngồi ghé vào mép chiếc ghé và cố thu người lại”. Có lẽ đó là dáng vẻ của một con
người tội nghiệp luôn thấy sự có mặt của mình trong cuộc đời này là một phi lí, luôn mặc
cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có
thể gây ra cho mọi người xung quanh.
Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của nhân vật mà ngòi bút thấm đẫm tinh
thần nhân đạo của ông đã lách thật sâu để khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực
về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Ấn tượng lớn nhất về sự bất hạnh mà
người đàn bà đưa và cho người đọc chính là thái độ cam chịu nhẫn nhục của chị. Khi đi
qua bãi xe tăng hỏng trước lúc đến bên chiếc xe, người đàn bà đứng lại “ngước mắt nhìn
ra ngoài… rồi đưa một cánh tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng
xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân”.
Có thể nhận thấy đây là nơi quá quen thuộc với chị, một sự quen thuộc khủng khiếp bởi
những trận đòn đã thành lệ của người chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng. Cặp mắt nhìn xuống chân mệt mỏi như một kẻ tội đồ chờ đợi một hình phạt không
tránh khỏi. Khi bị đánh dã man, người đàn bà chịu đòn với vẻ cam chịu nhẫn nhục, đó là
thái độ của một con người đang nhẫn nhục thực hiện nghĩa vụ đau khổ của mình, không
oán thán, không bất bình, không né tránh.
Người đàn bà hàng chài không chỉ bị hành hạ về mặt thể xác, mệt mỏi sau những đêm
thức trắng kéo lưới, không chỉ chịu đựng những đau đớn từ những trận đòn tàn bạo của
người chồng vũ phu mà còn bị giày vò nặng nề về những đau đớn tinh thần, về sự nơm
nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh đời trái ngang.
Mô tả hình ảnh một người mẹ vừa khóc vừa phải “chấp tay vái mấy vái để đứa con để nó
đừng phạm phải một tội ác trái luân thường đạo lí”, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nỗi xót
thương cho sự đau khổ cùng cực của người đàn bà hàng chài. Chưa hết, chị còn bị gánh
nặng cơm áo, cuộc sống nghèo túng đẩy vào cái vòng quẩn quanh bất hạnh. Trước năm
1975 mỗi khi biển động cả nhà toàn ăn xương rồng luộc chấm muối. Khi cách mạng về
cuộc sống đỡ đói khổ hơn nhưng nỗi lo cơm áo vẫn còn đó.
Từ thân phận người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn gợi ra cho người đọc
những suy nghĩ âu lo: cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo tăm tối và bạo lực còn gian nan
lâu dài hơn cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Và chừng nào còn chưa thoát khỏi cuộc sống
đói nghèo chừng đó con người vẫn phải chung sống với cái xấu, cái ác. Chúng ta đã đổ
xương máu trong bao năm qua để giành được độc lập tự do trong cuộc chiến đấu vì quyền
sống của cả dân tộc. Nhưng chúng ta sẽ còn phải tiếp tục làm gì đây trong cuộc chiến đấu
giành quyền sống của từng con người, làm gì để đem lại cơm ăn áo mặc và ánh sáng văn
hóa cho biết bao con người đang đắm chìm trong kiếp sống đói nghèo u tối.
Nếu bạn đọc từng yêu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì sẽ thấy
không ở đâu yếu tố “thiên nữ tính” lại thăng hoa tuyệt vời như ở người đàn bà rách rưới
này. Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài mà người đọc cảm nhận được trước
hết đó là ở vẻ đẹp sâu sắc từng trải. Nói chuyện với Đẩu và Phùng, người đàn bà hàng
chài quê mùa thất học hiểu lẽ đời khiến Đẩu và Phùng trở thành những người nông nổi, hời
hợt. Trong khi Đẩu và Phùng bất bình trước người chồng tàn nhẫn, thấy ông ta là kẻ độc ác
nhất thì người đàn bà hàng chài đã giúp họ nhận ra bao điều sâu xa của cuộc sống.
Chị cho biết: chồng chị vốn là anh con trai hiền lành, cục tính, nhưng rơi vào cuộc sống
luẩn quẩn, bế tắc cho nên trở thành kẻ tha hóa, vũ phu tàn nhẫn. Đó là một sự nhìn nhận
sâu xa, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn chỉ rõ sự thiếu thực tế của Đẩu và Phùng: “Lòng các
chú đâu phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm
ăn lam lũ khó nhọc”. Người đàn bà hàng chài đã chỉ ra một hiện thực tàn nhẫn: họ cần một
người đàn ông để chèo chống lúc phong ba sóng gió dù hắn có man rợ, tàn bạo đến đâu.
Như vậy, chị đã cho Phùng và Đẩu thấy được sự khó khăn gấp bội của những người đàn
bà trong những cuộc mưu sinh trên biển cả, luôn bất cập, tiềm ẩn những hiểm họa, đe dọa.
Người đàn bà hàng chài còn chỉ ra sự bất cập trong cuộc sống của Đảng, của chính quyền
Cách mạng. Chị cho thấy từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho họ nhưng
chẳng ai ở vì không thể bỏ được nghề bởi sự tồn tại của họ gắn chặt với nghề. Tiếng thở
dài của Đẩu, câu hỏi băn khoăn, tò mò của Phùng, cảm giác bất lực của hai người khi nhận
ra những giải pháp xuất phát từ lòng tốt và thiện chí của họ trở nên phi thực tế. Những điều
đó đã tạo ra một đối sánh với người đàn bà hàng chài từng trải, hiểu đời, hiểu người, hiểu
những điều có thể và không thể. Sự sâu sắc của chị khiến người đọc cảm phục nhưng
cũng xót thương cho một kiếp người.
Người đàn bà hàng chài chấp nhận những trận đòn vũ phu độc ác của người chồng không
phải vì chị ngu muội. Cũng không phải vì chị có tội lỗi gì với chồng mà chị cam chịu, nhẫn
nhục những trận đòn đó không chỉ vì trên thuyền cần một người đàn ông mà còn như một
cách giúp người chồng vơi đi những u uất khổ sở chất chứa trong lòng. Đó là cách xử sự
của một con người hiểu rõ bổn phận nghĩa vụ của mình và gắng thực hiện cho xong, đâu
đó là những bổn phận và nghĩa vụ phi lí. Không chỉ thấu hiểu xót xa cho nỗi khổ của người
chồng, người đàn bà hàng chài còn mang một mặc cảm tội lỗi khi cho rằng “giá tôi đẻ ít đi”
hoặc “chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”.
Nếu Đẩu và Phùng đều kinh ngạc và bất bình thay cho sự cam chịu nhẫn nhục của người
vợ bị chồng hành hạ thì khi hiểu được nguyên nhân của thái độ ấy, họ càng kinh ngạc vì sự
nhân hậu, vị tha của tấm lòng người đàn bà hàng chài.
Tình mẫu tử được người đàn bà ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên của người
phụ nữ “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
Chính tình thương yêu sâu sắc với con đã khiến chị nhẫn nhục chịu đựng sự tàn nhẫn của
người chồng vì muốn có một người đàn ông khỏe mạnh biết nghề cùng mình làm ăn nuôi
nấng các con.
Cũng vì sợ con tổn thương trước cảnh bạo lực gia đình, chị đã xin chồng đưa mình lên bờ
mà đánh, sợ đứa con làm điều gì dại dột với bố nó, người đàn bà hàng chài đã phải cắn
răng gửi đứa con chị yêu thương nhất lên bờ sống với ông ngoại. Ở người đàn bà thầm
lặng ấy,” tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu
hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài”.
Khi đứa con chứng kiến cảnh tàn nhẫn đó, người đàn bà “mếu máo” gọi con rồi “chắp tay
vái lấy vái để” ôm chầm nó, bởi chị sợ tình yêu thương, sự ngây thơ non nớt cùng lòng căm
giận, u tối trong thằng bé sẽ hành động dại dột. Tiếng khóc của tình thương con và nỗi đau
quặn thắt trong trái tim người mẹ, vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã. Chị đau đớn vì làm
con tổn thương rồi mới đau cho bản thân mình.
Khi nhắc đến những lúc hòa thuận trên thuyền “khuôn mặt xám xịt chợt ửng sáng lên như
một nụ cười”. Đó là ánh sáng, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, mọi niềm vui nỗi buồn đều xuất
phát từ ”vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”. Thấp thoáng trong hình
ảnh người đàn bà hàng chài là bóng dáng người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung,
kiên cường chịu đựng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh “biết hi sinh nhưng chẳng nhiều lời” –
Tố Hữu.
Người đàn bà ấy đã để lại một ấn tượng sâu sắc để nhiều năm sau tồn tại, khi nhìn lại “bức
ảnh Chiếc thuyền ngoài xa” bây giờ nghệ sĩ Phùng cũng thấy người đàn bà bước ra khỏi
tấm ảnh… hòa lẫn với đám đông. Đó là hình ảnh của những con người vô danh khốn khổ
trong cuộc sống lầm lũi đời thường. Họ đã kiên cường vượt lên tất cả, không phải vì mình
mà là vì những người thân yêu.
Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành động,…
nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh giúp Nguyễn
Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Đó là niềm cảm thương
và nỗi lo âu cho số phận con người bất hạnh bị cầm tù trong đói nghèo, khốn khổ, bạo lực.
Đồng thời thể hiện niềm tin yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính
cách những con người luôn sống cuộc sống lòng người nhân hậu, vị tha.
10. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài mẫu số 10
Tiên phong trong phong trào văn học đổi mới sau chiến tranh không ai ngoài cái tên
Nguyễn Minh Châu nên cách nhìn về con người cũng mới. Hình tượng người đàn bà hàng
chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được xây dựng rất thành công với cái nhìn đa
chiều.
Người đàn bà hàng chài hiện lên trong lăng kính của Phùng, chiếc thuyền cập bờ người
đàn bà nhìn tầm ngoài 40 tuổi, hình dáng cao, thô kệch còn khuôn mặt thì rỗ chính vì thời
con gái cô ta bị bệnh đậu mùa. Nhà văn với cách miêu tả chân thực đã cho người đọc nhận
thấy người đàn bà này chắc khỏe nhưng nhan sắc không được ưa nhìn. Chị ấy mặc trong
người một chiếc áo cũ mèm, lưng bạc phếch với nhiều chỗ rách rưới. Nhìn vào khuôn mặt
ấy hiện lên vẻ đầy mệt mỏi, xanh ngắt, đầu tóc rũ rượi, bơ phờ vì một đêm thức trắng đánh
bắt, kéo lưới.
Người đàn bà này qua một đoạn miêu tả, hành động của người chồng nhiêu đó thôi cũng
đủ để thấy được chị có một cuộc đời lam lũ, không mấy sung sướng, ngược lại là vô cùng
cực khổ, đói nghèo, lam lũ, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai của chị. Những ngày biển
động, cả gia đình thiếu thốn ăn xương rồng luộc qua bữa.
Hoàn cảnh nghèo khó, cơ cực một phần xuất phát từ chính gia cảnh đông con mà công
việc lại bấp bênh vô cùng, trình độ lao động sản xuất còn kém nên toàn bộ phụ thuộc vào
thời tiết mà kiếm sống. Nhìn thấu ở đây là nỗi niềm đau đáu nhân thế của tác giả trước
cuộc sống nghèo đói của nhân dân sau chiến tranh. Chính vì cái nghèo khiến cho nhiều bi
kịch xảy ra, điển hình ở đây là nạn bạo lực gia đình.
Người đàn bà xuất hiện trong cảnh bạo lực qua lời văn diễn đạt của nhà thơ vô cùng sắc
nét đầy bi thương. Khi chiếc thuyền cập bờ, chị ta bước đi về phía bãi cát thẳng đến chiếc
xe tăng để rà mìn cũ. Theo sau chị ta là bóng dáng của một người đàn ông hung dữ, cầm
trên tay chiếc thắt lưng to hùng hổ lao nhanh đến quật vào lưng chị tới tấp không dừng.
Hắn ta dùng hết sức mà đánh chị ta như có gì đó tức nghẹn, uất ức trong lòng, vừa đánh
vừa buông lời chửi thậm tệ.
Lạ thay, người đàn không một chút kháng cự, chống trả hay trốn chạy, một tiếng kêu cũng
không có. Phùng từ xa chứng kiến cảnh tượng này đau xót đến rùng mình, anh kinh ngạc
với màn bạo lực man rợ đáng lên án này. Khi căm tức người đàn ông kia thì lại xót thương,
cảm thông vô cùng cho thân phận người phụ nữ - nạn nhân của trận bạo hành đó. Chị ta
vô cùng cam chịu, nhẫn nhục nuốt vào trong chấp nhận chịu đòn roi mà không một lời than
trách. Hiện lên ở người đàn bà này cái thái độ chịu đựng rất khó hiểu, điều đó để lại ẩn số
trong Phùng.
Nhìn vào người đàn bà hàng chài này chúng ta có thể đồng cảm được rằng chị ấy không
chỉ đau đớn về thể xác mà cả tinh thần, điều này thấy rõ ở chi tiết đứa con của chị ấy xuất
hiện. Dù có bị người chồng đánh đến mức nào chị cũng chịu một mình mà không muốn cho
các con thấy cảnh bạo lực này nhưng thằng Phác con chị hiểu chuyện, nó đã theo dõi từ
trước nên khi nó xuất hiện chị có bất ngờ. Phác thấy ba đánh mẹ liền xông vào đánh ba để
bảo vệ mẹ thì bị ba nó tát hai cái ngã dúi người rồi ông ta bỏ vào thuyền. Chị bàng hoàng,
ngạc nhiên lại ôm thằng bé trong lòng rồi buông ra, ngồi bên cạnh lạy rồi khóc.
Người đàn bà lộ rõ cảm xúc đau đớn tột cùng, có chút tủi hổ. Nỗi đau trào dâng khi nhìn
cảnh gia đình mình bị xáo trộn, chồng đánh vợ, con đánh cha. Người mẹ đau nỗi đau khi
bản thân để con phải chịu tổn thương, mất mát, để chúng không hưởng một cuộc sống gia
đình bình yên, yêu thương. Chị xấu hổ vì đã che giấu tất cả, trước các con luôn giả vờ về
mọi thứ, lời cảm ơn đến con được thay bằng cái ôm ấm áp hơi ấm vì đã chấp nhận mẹ dù
thế nào rồi lạy để mong con sẽ tha thứ cho mình.
Chuyện bạo lực này rồi cũng đến tai tòa án huyện, Đẩu - chánh tòa án huyện cho gọi người
đàn bà này lên can thiệp, khuyên chị ly hôn. Dù cho lời lí giải của tòa có thuyết phục thì chị
cũng van xin được từ chối. Chị nói “lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm
ăn nên các chú đâu hiểu được điều các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Lúc này Phùng và
Đẩu mới vỡ lẽ. Vì với người chồng, chị mang ơn, người đàn ông này tuy cộc tính nhưng
bản tính hiền lành, chỉ vì cuộc sống nghèo khó đẩy ông ta thành người vũ phu, dữ dằn.
Hơn nữa chị nghĩ đến các con, cái ăn, cái mặc của chúng nên nhất quyết không chịu ly hôn
vì nghề chài lưới luôn cần có người đàn ông gánh việc nặng.
Làm sao có thể thấy chị hiểu và thương chồng, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha, rộng
lượng như vậy nếu không chứng kiến, nghe những lời kể từ tận đáy lòng của chị. Vì cuộc
đời các con của mình, một người mẹ giàu lòng yêu thương, một người vợ thủy chung, son
sắc, nhân hậu chấp nhận chịu đựng cuộc sống không hạnh phúc, chịu đòn roi từ người
chồng và hơn thế nữa. Chị chấp nhận mình khổ cực nhưng không để các con mình phải
thiếu cha, thiếu ăn.
Phùng sau khi về nhà mang trong lòng nỗi ám ảnh, cảm nhận về gia đình của người đàn bà
này cũng chính là những trăn trở của nhà văn. Niềm tin, hy vọng số phận của gia đình chị
ấy sẽ thay đổi tích cực hơn được tác giả gửi gắm vào đó. Nhân vật người đàn bà hàng chài
được Nguyễn Minh Châu khắc họa vô cùng chân thực trong hình tượng lao động nghèo
khổ ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ bất hạnh.p
11. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài bài số 11
Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt đời trăn trở về nghề và người. Năm 1972 giữa lúc đang
viết những thiên sử thi trữ tình lãng mạn, lộng lẫy hào quang, ông đã ghi vào nhật kí “hôm
nay chúng ta đang chiến đấu để giành quyền sống cho một dân tộc. Nhưng rồi đến một
ngày chúng ta phải chiến đấu để giành quyền sống cho từng con người, sao cho con người
ngày một tốt hơn, hạnh phúc hơn. Đó mới chính là cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ”. Với
niềm suy tư, trăn trở ấy, Nguyễn Minh Châu đã đổi thay từ cảm hứng sử thi trữ tình lãng
mạn sang cảm hứng thế sự đời thường. Sự thay đổi đó để lại dấu ấn rõ nét trong các nhân
vật nữ của ông mà tiêu biểu là nhân người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền
ngoài xa”.
Nếu nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” là nhân vật hoàn mĩ, lý tưởng từ cái tên
đến đôi gót chân bóng hồng, sạch sẽ, từng sợi tóc lấp lánh đến ánh trăng. Và lúc nào cũng
hiện lên trong cái nhìn mê muội cảm phục của Lãm thì nhân vật người đàn bà trong “Chiếc
thuyền ngoài xa” lại không tên, không chút nhan sắc, chị có thân hình cao lớn thô kệch,
khuôn mặt tái nhợt đầy những nốt rỗ. Mỗi lần chị khóc nước mặt đọng đầy trong những nốt
rỗ ấy, bộ quần áo bạc phếch vá víu lúc nào cũng ướt sũng.
Những nét chân dung như thế đã hé mở một cuộc đời khổ đau bất trắc, chị thuộc hiện thân
của mảnh đời cơ cực tối tăm vẫn còn tồn tại trong cuộc sống quanh ta. Đó là người phụ nữ
lao động lam lũ vất vả ở làng chài, cả nhà sống chen chúc trên một chiếc thuyền chật hẹp.
Thế nhưng trong cuộc đời đen tối đó lại ẩn chứa những vẻ đẹp đáng trân trọng.
Người đàn bà có sức chịu đựng vô bờ bến, khi miêu tả bề ngoài của nhân vật Nguyễn Minh
Châu chú ý đến chi tiết “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng vì kéo lưới, tái ngắt và
dường như đang buồn ngủ”. Đây là chi tiết đáng giá để nhấn mạnh sức cam chịu, bình
thường lúc mệt mỏi người ta thường sinh ra cáu gắt, ấy thế nhưng người đàn bà vẫn cam
chịu những cơn cuồng nộ của người chồng. Khi biết mình phải chịu đòn người đàn bà có
những hành động rất ý nghĩa: đưa cánh tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại
buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân, quay lại phía con thuyền để xác nhận
rằng không còn đứa con nào ở đó.
Chị còn là người hiểu sâu sắc lẽ đời: hiểu rõ hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh khắc nghiệt
của đời sống và hiểu rõ con người. Chị hiểu rõ nỗi bế tắc của người chồng, hiểu chồng là
nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Chị nói về việc chồng trở nên vũ phu là do đám đàn
bà ở thuyền đẻ quá nhiều mà thuyền lại chật”. Chị còn là người mẹ bao dung đầy lòng vị
tha, giàu đức hy sinh. Chị chấp nhận để chồng đánh ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng chứ nhất quyết không chịu bỏ chồng về đàn con. Nỗi đau khổ lớn nhất của chị là
để đàn con bị tổn thương.
Khi biết thằng Phác chứng kiến cảnh bố nó hành hạ mẹ nó, đây là nỗi đau giày xé trong
lòng chị còn đau hơn nhiều những trận đánh, hành động ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra,
“vái lấy vái để” cho chúng ta thấy điều đó. Người đàn bà ấy còn rất giàu tình yêu thương.
Chị yêu thương cảm thông cho lão chồng đã hành hạ chị suốt đời vì chị biết chồng chị chỉ
là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Hành động chị lạy con để giữ cho nó không phải
ân hận vì một lần lỗi đạo để cầu xin thằng bé tha thứ vì mẹ không thể chở che cho tâm hồn
ngây thơ non nớt của nó không tổn thương trong hoàn cảnh tăm tối, cơ cực.
Chị còn là người chắt chiu hạnh phúc, chị chấp nhận những cay đắng riêng mình để có
niềm hạnh phúc bình dị nhỏ nhoi đó là những lúc đàn con của chị được ăn no, vợ chồng
con cái hòa thuận với nhau. Chị còn rất giàu lòng tự trọng, chị có cách ứng xử rất tự trọng:
xin lão chồng đưa lên bờ mà đánh để tránh các con phải nhìn thấy, khi biết Phùng và con
trai chứng kiến cảnh mình bị đánh chị vô cùng đau đớn, xấu hổ, nhục nhã.
Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng sau mỗi trận đòn chị lại đi thật nhanh
ra khỏi bãi xe tăng để đuổi theo lão đàn ông. Đó là sự nhẫn nhục của người có nhân cách
tự trọng. Chính vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài đã khiến Phùng và Đẩu nhận
ra nhiều điều: cuộc sống không đơn giản một chiều, không thể giải quyết vấn đề cuộc sống
bằng lòng nhiệt tình, ý thức sách vở.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được
hình ảnh nhân vật người đàn bà với đường nét thô kệch nhưng lại mang một vẻ đẹp rất
đời, rất thực, ẩn sâu và khuất lấp giữa kiếp người nhọc nhằn, lam lũ. Một vẻ đẹp khiến lòng
người quặn đau.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-nhan-vat-nguoi-dan-ba-hang-chai

You might also like