You are on page 1of 3

1.

Đặc điểm đối tượng NC


Đại dịch COVID-19 bùng nổ gây ảnh hưởng nặng nề tới tất cả các quốc gia và vùng lãnh
thổ. Việt Nam trải qua 3 làn sóng lây nhiễm COVID-19, trong đó làn sóng thứ 3 tỉnh Hải
Dương bùng phát dịch và khiến cho số lượng lớn người mắc bệnh, phải cách ly và điều
trị. Thông qua nghiên cứu này chúng tôi đã hiểu rõ hơn về kiến thức, thái độ, thực hành
của sinh viên trường Đại học kỹ thuật y tế Hải dương đang đi lâm sàng tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh HD về bệnh. Nghiên cứu trên 266 sinh viên cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ thQam
gia nghiên cứu cao hơn nam (65,8% so hơn 34,2%), sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất
(62,8%) và chuyên ngành Y đa khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (36,6%). Kết quả này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Minh Đạt và cộng
sự trên
[https://www.researchgate.net/publication/345805643_KIEN_THUC_THAI_DO_CUA_SINH_VIEN_DAI_HOC_Y_HA_NOI_DOI_VOI_COVID-19_NAM_2020_MOT_KHAO_SAT_NHANH_TRUC_TUYEN]

nhóm đối tượng sinh viên Đại học Y Hà Nội, với tỷ lệ tham gia nghiên cứu ở sinh viên
nữ cao hơn nam (62,43% so với 37,57%), năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,18% và
chuyên ngành Đa khoa chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,5%. Kết quả về tỷ lệ tham gia nghiên
cứu ở nữ cao hơn nam tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bhawna Srivastava và
cộng sự với tỷ lệ nữ chiếm 58,25%.
https://www.researchgate.net/publication/343349594_ASSESSMENT_OF_KAP_KNOWLEDGE_ATTITUDE_AND_PRACTICE_OF_UNIVERSITY_STUDENTS_TOWARDS_PREVENTION_OF_COVID-19

Kết quả này phù hợp với thực tế khi tiến hành nghiên cứu trên nhóm sinh viên đang đi
lâm sàng tại BV ĐK tỉnh HD thì đa số là sinh viên năm 3 tại các khoa lâm sàng, ít nhất là
nhóm sinh viên năm 4 vì nhóm sinh viên này đang đi thực tế tốt nghiệp tại Hà Nội vào
thời điểm tiến hành nghiên cứu.

2. Kiến thức

Về kiến thức của sinh viên về COVID-19 đạt 87,6% tổng điểm từ trung bình đến mức
Tốt. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Taghrir M.H và cộng sự khi nghiên cứu
trên sinh viên y tại Iran cho thấy tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi là 86,96% .
Tỷ lệ của nghiên cứu cao hơn ở nghiên cứu của Lê Minh Đạt và cộng
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32271598/.

sự khi tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi là trên 70%, cao hơn nghiên cứu của Modi P.D và
công sự khi tỷ lệ trả lời đúng là 71.2%.Vì làn sóng dịch thứ 3 bùng nổ ở
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32377462/

Hải Dương, sinh viên trường được tập huấn, nâng cao kiến thức về COVID 19 nên tỷ lệ
hiểu biết kiến thức về COVID-19 ở mức cao. Các câu hỏi kiến thức về tác nhân gây bệnh,
đường lây tỷ lệ trả lời Đạt đều cao hơn không đạt (lần lượt là 88,7%, 91%) kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yaling Peng và cộng sự
nghiên cứu trên sinh viên tại Trung Quốc cho thấy tỷ
https://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12889-020-09392-z/tables/1,

lệ trả lời Đạt cao hơn không đạt (lần lượt là 97,3%, 98,9%). Tuy nhiên giữa 2 nghiên cứu
thì trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sinh viên trả lời đúng về thời gian ủ bệnh cao
hơn hẳn nghiên cứu của Yaling và cộng sự (91,4% so với 66,4%). Về triệu chứng lâm
sàng của bệnh, tỷ lệ sinh viên trả lời đúng đạt 83,5%, cao hơn nghiên cứu của Bhawna
Srivastava và cộng sự với tỷ lệ sinh viên trả lời đúng là 69,97%. Trong số các câu hỏi
phần Kiến thức, cần nhấn mạnh một số câu trong đó tỷ lệ sinh viên trả lời Không Đạt cao
hơn trả lời Đạt: câu hỏi về ca nghi nhiễm (chỉ có 39,5% sinh viên trả lời đúng), thời gian
sát khuẩn tay (34,6% trả lời đúng), ca bệnh xác định và cách ly người tiếp xúc F0 (tỷ lệ
trả lời đúng lần lượt là 43,2% và 33,5%). Đây là những nội dung kiến thức về phòng dịch
cần được nhấn mạnh trong các lần tập huấn tiếp theo.

3. Thái độ

Nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên đều có thái độ tích cực trước đại dịch COVID-19
(chiếm 83,5%), điểm trung bình thái độ mức cao:10,44 ±  2,13 ( giới hạn: 0~12). Phạm vi
điểm trung bình thái độ tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yaling Peng và cộng sự
với điểm trung bình 8.5 ± 1.2 (giới hạn 0 ~ 10), tương đương với phạm vi điểm trung bình
thái độ trong nghiên cứu của Bhawna Srivastava và cộng sự với 3.4 ±0.45 (giới hạn 0 ~ 
4).

Tỷ lệ sinh viên tích cực sẵn sàng đăng ký tiêm vaccine ngay khi có vaccine tại Việt Nam
cao (chiếm 79,7%), kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Minh Đạt và cộng sự
với tỷ lệ sinh viên sẵn sàng tiêm vaccine là 73,16%.

4. Thực hành
Nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên tần suất thực hành các biện pháp phòng chống
COVID-19 cao chiếm 67,7%, điểm trung bình phần thực hành đạt mức cao là 19,08 ± 
3,3 ( giới hạn: 0~24). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Yaling Peng và cộng
sự với điểm trung bình 8.9 ± 1.4 (phạm vi: 0 ~ 10). Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Maheshwari và cộng sự https://www.researchgate.net/publication/341303513_Knowledge_attitude_and_practice_towards_coronavirus_disease_2019_COVID-

cho thấy tần suất thực hành các biện pháp phòng tránh COVID-19
19_among_medical_students_A_cross-sectional_study

như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, tránh di chuyển khi
không cần thiết đều ở mức cao (tần suất>90%).
5. Mối liên quan
Nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa kiến thức với thái độ, kiến thức với thực hành,
thực hành với thái độ (với p<0.05). Những sinh viên có kiến thức tốt cũng có thái độ tích
cực và tần suất thực hành các biện pháp phòng chống COVID-19 cao. Kết quả này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Yaling Peng và cộng sự cho thấy có mối tương quan
giữa thái độ và thực hành với p<0.05 https://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12889-020-09392-z#Tab7. .

Nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa tần suất thực hành với các đặc điểm nhóm như
chuyên ngành và niên khóa, với p<0.05. Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Yaling
Peng và cộng sự khi trong nghiên cứu này không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
tần suất thực hành giữa niên khóa năm nhất với các năm sau, và giữa các chuyên ngành.
Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi có chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa mức độ hiểu biết với niên khóa (p<0.05), trong đó năm 3 là nhóm có kiến thức về
COVID-19 tốt nhất, vì đây là đối tượng lớn nhất hiện đang thực tập tại bệnh viện đa khoa
tỉnh HD và là lực lượng lớn nhất được tập huấn và tham gia phòng chống dịch khi dịch
bùng phát ở HD.

You might also like