You are on page 1of 165

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI BÌNH DƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU, RỦI RO TÍN


DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI BÌNH DƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU, RỦI RO TÍN


DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 62.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Ngọc Thạch

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT ................................................................................................................... 5
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 7
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Khe hở nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 6
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 7
1.6. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 8
1.7. Đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu ......................................................... 10
 Về mặt lý luận ................................................................................................. 10
 Về mặt phƣơng pháp ....................................................................................... 10
 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................................. 11
1.8. Kết cấu luận án. .................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO
TÍN DỤNG VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
................................................................................................................................... 15
2.1. Lý luận về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại ..................................... 15
2.1.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại ................................... 15
2.1.2. Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại ................................ 16
2.2. Lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại......................................... 17
2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................ 17
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................. 18
2.2.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ....................................... 19
2.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ...................................................................... 23
2.2.4.1 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng ................................................................. 23
2.2.4.2 Lý thuyết Chi phí đại diện............................................................................. 24
2.3. Cơ sở lý luận về ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại .......................... 27
2.3.1. Khái niệm về ổn định tài chính ....................................................................... 27
2.3.2 Khái niệm về sự ổn định tài chính của ngân hàng ........................................... 29
2.3.3. Tầm quan trọng của ổn định tài chính ngân hàng ........................................... 30
2.3.4. Phƣơng pháp đo lƣờng sự ổn định tài chính của ngân hàng ........................... 31
2.4. Lý thuyết về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân
hàng ........................................................................................................................... 35
2.4.1. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm sự ổn định tài chính của ngân
hàng ........................................................................................................................... 35
2.4.2. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân
hàng ........................................................................................................................... 37
2.5. Lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân
hàng ........................................................................................................................... 40
2.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ................................................................. 42
2.6.1. Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lƣờng sự ổn định tài chính của các
ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 42
2.6.2. Các nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại. ....................................................................................... 44
2.6.3. Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................ 47
2.6.4. Đánh giá các nghiên cứu trƣớc ....................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. 59
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 59
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 59
3.2.1. Đo lƣờng sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại ............................. 59
3.2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 61
3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 61
3.2.2.1. Mô tả các biến giải thích .............................................................................. 64
3.2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 71
3.3.Thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................................... 74
3.4. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ..................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 80
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................... 81
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tƣơng quan giữa các biến ......................... 81
4.3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình: .............................................................................. 85
4.3.1. Kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................................................ 85
4.3.2. Kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................................................ 96
4.3.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến
sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .....................................109
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................113
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................114
5.1. Kết luận ............................................................................................................114
5.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng sự ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam ..........................................................................................................115
5.2.1. Giải pháp nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại ....115
5.2.2. Giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại ......117
5.2.3. Các giải pháp khác nhằm tăng cƣờng sự ổn định tài chính của các Ngân hàng
thƣơng mại ..............................................................................................................118
5.2.4. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam .................................................................................................................119
5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Chính phủ .......................121
5.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................123
KẾT LUẬN .............................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN HỆ SỐ TƢƠNG QUAN
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
TÓM TẮT
Luận án “Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định
tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” hệ thống cơ sở phƣơng pháp
luận về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của ngân hàng
đồng thời phân tích tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng với sự ổn định
tài chính của ngân hàng gắn với bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh
hƣởng của nó đến các ngân hàng trong nƣớc.

Thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng với các phƣơng pháp tác động ngẫu
nhiên (Random Effects) và tác động cố định (Fixed Effects; phƣơng pháp ƣớc lƣợng
bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS);
phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM hệ thống (System General Method of Moments) cho
thấy:
(1) Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính
của các NHTM Việt Nam, và rủi ro tín dụng gia tăng sẽ làm giảm sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam.
(2) Việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) có thể
giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam nhƣng chỉ đến một
mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) vƣợt
qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối ƣu, mà tại mức
tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là cao nhất.
(3) Nghiên cứu chỉ ra ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn
định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu ý nghĩa thống kê ở mức 5% và
mang dấu âm, cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng sẽ làm gia tăng sự bất ổn
định của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, trong điều kiện khủng hoảng, sự gia
tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các
NHTM Việt Nam.
(4) Bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, nghiên cứu còn xem xét tác động này trong
điều kiện khủng hoảng tài chính vào những năm 2008 và 2009. Kết quả hồi quy cho
thấy, hệ số hồi quy của biến khủng hoảng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang
dấu âm cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, tác động ngƣợc chiều của rủi ro
tín dụng đến sự ổn định tài chính trong điều kiện khủng hoảng và chỉ số Z-score: sự
gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam khi các yếu tố khác không đổi, điều này phù hợp với kết quả của
các nghiên cứu trƣớc của các quốc gia trên thế giới.
Thông qua kết quả ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy, nghiên cứu đề xuất
những kiến nghị quản trị vốn, quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam
nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM.
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Mai Bình Dƣơng; MSHV:

Sinh ngày: 20/01/1981 tại: Thanh Hóa

Quê quán: Xã Nga Thiện - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Hiện đang công tác tại: Trƣờng Đại học Văn lang

Là nghiên cứu sinh khóa 18 của trƣờng Đại học Ngân hàng TP HCM

Chuyên ngành Tài chính ngân hàng Mã số: 62.34.02.01

Đề tài nghiên cứu: Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định
tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Dƣới đây, tôi xin cam đoan:

1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
Thầy PGS TS Nguyễn Ngọc Thạch.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này.

TP. HCM ngày tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Mai Bình Dƣơng


LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hƣớng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng
và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Ngọc Thạch đã hƣớng dẫn, động viên
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh
giá của Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hƣớng giải quyết vấn đề trong suốt quá
trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ
trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này.
Thầy luôn động viên, hổ trợ, giúp đỡ những lúc tôi cảm thấy khó khăn nhất và giúp
tôi vƣợt qua mọi trở ngại. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các quý thấy cô
trong ban hội đồng, các Thầy, Cô đã giúp tôi từ những định hƣớng, sửa chữa về đề
tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Tài
chính ngân hàng trƣờng đại học Ngân hàng TP HCM, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp
ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
của mình. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giảng viên Tài chính -Kế toán
Trƣờng đại học Văn Lang, nơi tôi đang công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ,
động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn vợ và
các con đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn
tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh

Mai Bình Dƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
STT Nghĩa đầy đủ Từ tiếng Anh
viết tắt
1 CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index
2 FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model

3 FGLS Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát Feasible General
khả thi Least Square
4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic
Product
General Statistics
5 GSO Tổng cục Thống kê
Office Of Viet Nam

6 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

7 NHTM Ngân hàng thƣơng mại

Generalized Methods
8 GMM Phƣơng pháp Mô men tổng quát
of Moments

9 TMCP Thƣơng mại cổ phần

10 VAR Mô hình vector tự hồi quy Vector Autoregression

Random Effects
11 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
Model
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ..........................................................49
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................63
Bảng 3.2. Thống kê các ngân hàng và nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................75
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả .............................................................................81
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tƣơng quan .........................................................................83
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập..........................................84
Bảng 4.4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp fixed effects: ...........85
Bảng 4.5. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp random effects: .......86
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................87
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Modified Wald ...........................................................87
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldridge ................................................................88
Bảng 4.9. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp Feasible General Least
Square – FGLS ..........................................................................................................88
Bảng 4.10. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (2) bằng phƣơng pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................91
Bảng 4.11. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (3) bằng phƣơng pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................93
Bảng 4.12. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (3) bằng phƣơng pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................95
Bảng 4.13. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp fixed effects: .........96
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Modified Wald .........................................................97
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Wooldridge ..............................................................97
Bảng 4.16. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp Feasible General
Least Square – FGLS ................................................................................................98
Bảng 4.17. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp GMM ..................102
Bảng 4.18. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (5) bằng phƣơng pháp GMM ..................104
Bảng 4.19. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (6) bằng phƣơng pháp GMM ..................105
Hình 5.1. Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu ......................................................117
1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi nền kinh tế, góp
phần thu hút vốn và cung ứng các khoản tín dụng. Hoạt động kinh doanh của
NHTM phải luôn đảm bảo tính ổn định, an toàn và sinh lợi. Cùng với thị trƣờng
vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tiền tệ thông qua các ngân hàng
là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với hoạt động đứng ra huy động các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế (vốn tạm
thời nhàn rỗi đƣợc giải phóng từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của dân
cƣ…) thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đã cung cấp vốn cho
nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Chính nhờ hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh
nghiệp có điều kiện cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao
hiệu quả của cả nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chủ thể chính đáp
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngân hàng thƣơng
mại. Ngoài ra, NHTM là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong
sự vận hành của nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nếu
có hiệu quả sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng thƣơng
mại trong hệ thống, các ngân hàng thƣơng mại đã góp phần mở rộng hay thu hẹp
lƣợng tiền trong lƣu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền
kinh tế, ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc dắt dẫn các luồng tiền, tập hợp, phân
chia vốn của thị trƣờng điều khiển chúng một cách có hiệu quả. Vì vậy, ổn định hệ
thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong đối với hệ thống tài chính Việt Nam.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008- 2009, đã có nhiều
chuyên gia quan tâm nghiên cứu bất ổn tài chính có thể dẫn đến nguy cơ phá sản
trên nhiều lĩnh vực nhƣ Altman (1968), Altman & ctg (1977), Zavgren (1985).
Riêng trong lĩnh vực ngân hàng có các nghiên cứu của Boyd & Graham (1986),
De Nicolo (2000), Hesse & Cihak (2007), Soedarmono & ctg (2011), Rahman &
2

ctg (2012), Fu & ctg (2014), Chiaramonte & ctg (2015), Strobel (2015). Các
nghiên cứu này tìm thấy tác động của nhiều yếu tố đến sự ổn định tài chính của
các NHTM. Tuy nhiên, một vấn đề đang đƣợc tranh luận là tác động của vốn chủ
sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Về mặt lý
thuyết, vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng đối với một ngân hàng. Vốn chủ sở
hữu không chỉ tài trợ cho các khoản đầu tƣ của ngân hàng mà còn giúp các ngân
hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, gia tăng năng lực canh tranh và đảm
bảo uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, lý thuyết cũng cho thấy rủi ro tín dụng xảy
ra sẽ ảnh hƣởng ngay đến thu nhập của các NHTM. Từ đó, ảnh hƣởng đến hoạt
động kinh doanh của các NHTM, tạo nên sự bất ổn định.
Một số nghiên cứu của Furlong và Keeley (1989), Keeley (1990), Van và
Roy (2003), Jacob Oduor và cộng sự (2017) cho thấy rằng vốn chủ sở hữu giúp
giảm thiểu rủi ro và gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Mặt khác, các
nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy rủi ro tín dụng mà các ngân hàng gặp phải
với các khoản vay đã dẫn đến tình trạng mất thanh khoản của ngân hàng và đẩy
ngân hàng đến tình trạng phá sản. Kết quả này cũng đƣợc ủng hộ bởi nghiên cứu
gần đây của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013).
Tại Việt Nam, kể từ sau khủng hoảng 2008 - 2009, các ngân hàng Việt
Nam đang dần hồi phục nhờ những nỗ lực tích cực trong xử lý nợ xấu của từng
ngân hàng nói riêng và Chính phủ nói chung. Nhìn lại những bất ổn của các ngân
hàng Việt Nam trong thời gian qua có thể thấy vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng
đóng một vai trò quan trọng. Do đó, có thể nói trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
việc xem xét tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính
của các ngân hàng là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Bởi
vì, việc xác định mức độ và chiều hƣớng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng sẽ giúp cho việc xây dựng các
chính sách quản trị ngân hàng phù hợp và bền vững.
3

Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là cần
thiết.
1.2. Khe hở nghiên cứu
Một số nghiên cứu đã đƣa ra bằng chứng về tác động của vốn chủ sở hữu
đến sự ổn định tài chính của ngân hang thƣơng mại. Điển hình nhƣ, Aggrawal và
Jacques (2001) thực hiện nghiên cứu với mẫu các ngân hàng Mỹ đã cho thấy việc
gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các ngân hàng này ổn định hơn. Tƣơng tự nghiên
cứu của Aggrawal và Jacques (2001), Godlewski (2004) nghiên cứu rủi ro bất ổn
tài chính của các NHTM ở ba khu vực: Trung Đông, Đông Nam Á, và Nam Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của Godlewski (2004) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu
làm giảm thiểu rủi ro bất ổn của ngân hàng. Tuy nhiên, Rime (2001) lại cho rằng
không có mối quan hệ giữa sự ổn định và vốn trong ngân hàng. Trái với các kết
quả trên, nghiên cứu của Hakenes và Schnabel (2010) cho thấy tác động tiêu cực
của việc gia tăng vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Tác giả lý giải
việc gia tăng vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Việc gia
tăng nắm giữ vốn sẽ làm giảm các khoản tín dụng cung cấp ra thị trƣờng, điều này
sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến gia tăng gánh nặng nợ của ngƣời vay. Kết
quả là các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn với các khoản cấp tín dụng và gây ra tác
động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng.
Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại tƣơng đối ít. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Beck
& ctg (2009) sử dụng 3 phƣơng pháp đo lƣờng khác nhau là chỉ số Z-score, NPL-
score (Non-performing loans) và PD-score (probability of distress) đồng thời trong
đánh giá độ bất ổn tài chính của các ngân hàng tại Đức giai đoạn 1995-2007. Tiếp
theo, nghiên cứu của Consuelo Silva Buston (2012) về quản trị rủi ro và sự ổn
định tài chính của ngân hàng đƣợc thực hiện với mẫu các ngân hàng Mỹ trong giai
đoạn 2005 đến 2010. Bằng phƣơng pháp hồi quy sai số chuẩn mạnh với dữ liệu
bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ kéo theo sự bất
4

ổn định của các ngân hàng Mỹ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các
biện pháp quản trị rủi ro tốt sẽ giúp hạn chế khả năng phá sản của các ngân hàng,
thậm chí là trong suốt giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009.
Dựa trên kết quả quá trình khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc
trình bày, nghiên cứu kỳ vọng có thể lấp đầy một số khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở nghiên cứu trƣớc cho thấy các nghiên cứu đã rất
quan tâm tới vấn đề tác động của cả vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn
định tài chính của các NHTM. Tuy nhiên các nghiên cứu đi theo hai hƣớng khác
nhau: hƣớng thứ nhất nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định
tài chính của các NHTM nhƣ: của Jacob Oduor và cộng sự (2017), Aggrawal và
Jacques (2001); Rime (2001); Godlewski (2004); Hakenes và Schnabel (2010);
Abba và cộng sự (2013); Vũ Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự
(2015)...hƣớng thứ hai nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của các NHTM Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013); Beck & ctg
(2009); Consuelo Silva Buston (2012). Các nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc
nhằm đo lƣờng mức độ tác động của cả vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế.
Thứ hai, các lý thuyết nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu tới đến
sự ổn định tài chính của ngân hàng cho thấy nhiều mâu thuẫn. Hƣớng thứ nhất, lý
thuyết chỉ ra gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm lợi nhuận từ đó giảm sự ổn định
tài chính của ngân hàng. Quan điểm này bắt nguồn từ các tranh luận xung quanh
lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (1958). Modigliani và Miller
(1958) cho rằng cấu trúc vốn không có ảnh hƣởng đến giá trị của doanh nghiệp.
Hƣớng thứ hai, vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ giúp các ngân hàng có những lựa chọn
tốt hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm soát tốt hơn hoạt động tín dụng
từ đó gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng (Jensen và Meckling, 1976). Các
lý thuyết này cho thấy, các chiều hƣớng tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn
định tài chính của ngân hàng theo từng giai đoạn thời gian, và có khả năng tồn tại
tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt
5

Nam là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngƣợc. Điều này ngụ ý rằng việc gia
tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam nhƣng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn
chủ sở vƣợt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam do hiệu quả hoạt động kinh doanh
giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối ƣu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn
định tài chính của các NHTM Việt Nam là cao nhất. Cần một nghiên cứu chứng
minh tồn tại tác động phi tuyến này và tìm ra ngƣỡng vốn chủ sở hữu tối ƣu giúp
làm tăng sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.
Thứ ba, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào những
năm 2008 và 2009 đã làm kinh tế các quốc gia đang bị suy giảm mạnh. Tại Việt
Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã và đang ảnh hƣởng không nhỏ:
trên thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có khả năng thu hồi vốn
và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá
cả trên thị trƣờng chứng khoán. Xuất khẩu sẽ suy giảm, điều này vừa ảnh hƣởng
đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thƣơng mại; vừa làm tăng lao động mất
việc, tác động tiêu cực đến thị trƣờng sức lao động; thị trƣờng bất động sản sẽ có
xu hƣớng đình trệ và sự đình trệ của thị trƣờng này sẽ tác động tiêu cực đến các thị
trƣờng khác. Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến
các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trƣờng vốn; lãi suất tăng, tăng chi phí vốn, vì
vậy ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh (Đinh Sơn Hùng, 2010). Các nghiên cứu
thực nghiệm của Consuelo Silva Buston (2012); Jacob Oduor và cộng sự (2017)
cho thấy dƣới ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế đã làm thay đổi tác động của tỷ
lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Tuy
nhiên các nghiên cứu trong nƣớc, chƣa có nghiên cứu nào so sánh sự thay đổi của
tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào
giai đoạn 2008 – 2009.
6

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.


Nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu,
rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, trên
cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp gia tăng sự
ổn định tài chính của NHTM Việt Nam. Ngoài ra, với kỳ vọng lấp đầy khe hở
nghiên cứu tại Việt Nam, nghiên cứu còn tiến hành: (i) kiểm tra có hay không sự
tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu đối với sự ổn định tài chính của
NHTM Việt Nam và nếu có, tìm ra ngƣỡng vốn chủ sở hữu tối ƣu mà tại đó mức
độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là cao nhất và (ii) so sánh sự thay đổi
của tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính
của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra
vào giai đoạn 2008 – 2009.
Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu
cụ thể sau:
- Đo lƣờng mức độ ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam giai đoạn 2008- 2016;
- Nghiên cứu các chiều hƣớng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam;
- Đo lƣờng và đánh giá mức độ tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam;
- Kiểm tra có hay không sự tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu
đối với sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam và nếu có, tìm ta ngƣỡng vốn
chủ sở hữu tối ƣu mà tại đó mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là cao
nhất.
- So sánh sự thay đổi của tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng
hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm
gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
7

1.4. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời các câu hỏi
sau:
- Mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2016
nhƣ thế nào?
- Các chiều hƣớng tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn
định tài chính NHTM Việt Nam ra sao?
- Mức độ tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của NHTM Việt Nam là bao nhiêu?
- Có hay không sự tồn tại tác động phi tuyến của vốn chủ sở hữu đối với
sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam? và nếu có, ngƣỡng vốn chủ sở hữu tối
ƣu cụ thể là bao nhiêu mà tại đó mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam là
cao nhất?
- Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của NHTM Việt Nam trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu
diễn ra vào giai đoạn 2008 – 2009 khác nhau nhƣ thế nào?
- Nhằm gia tăng sự ổn định tài chính, các ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam cần thực hiện những giải pháp, kiến nghị nào?
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đối
với ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại 24 NHTM cổ phần tại Việt
Nam. Nghiên cứu muốn bao quát hết các NHTM Việt Nam tuy nhiên do dữ liệu sử
dụng để tính toán các biến số trong mô hình nghiên cứu đƣợc lấy chủ yếu từ báo
cáo tài chính của ngân hàng đã đƣợc kiểm toán nên việc thu thập dữ liệu bị hạn
chế. Cụ thể số liệu công bố báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các ngân hàng
thƣơng mại hầu hết có chỉ có từ năm 2008 trở về sau. Do đó, tác giả chọn giai
đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2016 với 24 NHTM Việt Nam. Bên cạnh
đó do đề tài có xem xét giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008- 2009 nên
8

việc chọn giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016 là phù hợp do xem xét đƣợc cuộc
khủng hoảng 2008 - 2009.
1.6. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các số liệu vi mô của 24 NHTM Việt Nam bao gồm:
ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam; ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam; ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam; ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam; ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín; ngân hàng TMCP
Sài Gòn; ngân hàng TMCP Quân đội; ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam;
ngân hàng TMCP Á Châu; ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM; ngân hàng
TMCP Quốc Dân; ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; ngân hàng TMCP Đông
Nam Á; ngân hàng TMCP Quốc tế; ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng;
ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam; ngân hàng TMCP Phƣơng Đông Việt
Nam; ngân hàng TMCP Kiên Long; ngân hàng TMCP Nam Á; ngân hàng TMCP
Việt Á; ngân hàng TMCP An Bình; ngân hàng TMCP Bản Việt; ngân hàng TMCP
Dầu Khí; ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Nguồn dữ liệu: dữ liệu đƣợc thu thập từ các nguồn đáng tin cậy nhƣ: Ngân
hàng Nhà nƣớc VN, Tổng cục thống kê VN (GSO), Báo cáo tài chính năm của 24
NHTM Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa trên các nghiên cứu của
Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), Jacob Oduor và cộng sự (2017)
nhằm xây dựng mô hình thể hiện tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến
sự ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng phần mềm
Stata với dữ liệu Panel Data. Mô hình nghiên cứu có dạng nhƣ sau:
(1)
Trong đó: là chỉ số ổn định tài chính của ngân hàng i tại thời gian t.
Xit là biến độc lập đại diện cho vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng của ngân hàng.
là vector các biến kiểm soát ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của ngân
9

hàng, bao gồm cả biến vĩ mô lẫn vi mô của mỗi ngân hàng. Di,t là biến giả đại diện
cho các giai đoạn khủng hoảng.
Mô hình nghiên cứu đƣơc tác giả đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu đã thực
hiện tại các quốc gia trên thế giới. Tác giả sử dụng các hồi quy phổ biến là:
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng dành cho dữ liệu bảng nhƣ tác động cố định (Fixed
Effects), tác động ngẫu nhiên (Random Effects), Kiểm định Hausman là một trong
những phƣơng pháp để lựa chọn giữa random effects hay fixed effects; Nếu mô
hình đƣợc chọn có xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan hay phƣơng sai thay đổi qua
các thực thể, tác giả sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng
quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tƣợng
này. Mô hình đo tác động của vốn chủ sở hữu lên rủi ro mất khả năng thanh khoản
tại Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng phần mềm Stata với dữ liệu bảng (Panel
Data).
Bên cạnh các phƣơng pháp ƣớc lƣợng trên, nghiên cứu cũng thực hiện hồi
quy các mô hình bằng phƣơng pháp SGMM cho dữ liệu bảng. Phƣơng pháp
SGMM là phƣơng pháp cải tiến của Arellano & Bond (1991) và Blundell & Bond
(1998) đƣợc sử dụng phổ biến trong các ƣớc lƣợng dữ liệu bảng động tuyến tính
hoặc các dữ liệu bảng vi phạm tính chất HAC (heteroskedasticity and
autocorrelation- phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan). Khi đó các ƣớc lƣợng
tuyến tính cổ điển của mô hình dữ liệu bảng nhƣ FE (fixed effects), RE (random
effects), LSDV (least squares dummy variable) sẽ không còn là ƣớc lƣợng hiệu
quả, tin cậy, phƣơng pháp GMM là phƣơng pháp thích hợp đƣợc lựa chọn sử dụng
thay thế. Nhằm kiểm định các tính xác định của các ràng buộc, Hansen (1982)
đƣợc sử dụng để kiểm định tính hợp lý cho các biến công cụ. Để kiểm định tự
tƣơng quan bậc 2, chúng ta sử dụng kiểm định Arellano-Bond.Các kiểm định độ
tin cậy của mô hình đã đƣợc tác giả thực hiện bao gồm:

Kiểm định sự tự tƣơng quan của phần dƣ: Theo Arellano & Bond (1991),
ƣớc lƣợng GMM yêu cầu có sự tƣơng quan bậc 1 và không có sự tƣơng quan bậc
2 của phần dƣ. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết H0: không có sự tƣơng quan bậc 1
10

(kiểm định AR(1)) và không có sự tƣơng quan bậc 2 của phần dƣ (kiểm định
AR(2)), chúng ta bác bỏ H0 ở kiểm định AR (1) và chấp nhận H0 ở kiểm định AR
(2) thì mô hình đạt yêu cầu.

Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tƣơng tự các mô
hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể đƣợc thực hiện thông qua kiểm định F.
Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ƣớc lƣợng của biến giải
thích với giả thuyết H0: tất cả các hệ số ƣớc lƣợng trong phƣơng trình đều bằng 0,
do đó để mô hình phù hợp thì phải bác bỏ giả thuyết H0. Ngoài ra, kiểm định
Sargan/Hansen còn đƣợc sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là
phù hợp. Khi chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là các biến công cụ đƣợc sử dụng
trong mô hình là phù hợp.

1.7. Đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu


 Về mặt lý luận
Nghiên cứu hệ thống cơ sở phƣơng pháp luận về vốn chủ sở hữu và rủi ro
tín dụng và sự ổn định tài chính của ngân hàng đồng thời phân tích tác động của
vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng gắn với
bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hƣởng của nó đến các ngân hàng
trong nƣớc.

 Về mặt phƣơng pháp


Thứ nhất, tác giả đã đánh giá ảnh hƣởng của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0. Sử dụng dữ liệu bảng với
các phƣơng pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects) và tác động cố định
(Fixed Effects). Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa Random Effects và Fixed
Effects. Tác giả sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát
khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng
quan hay phƣơng sai thay đổi qua các thực thể nếu có. Bên cạnh đó việc ƣớc
11

lƣợng bằng phƣơng pháp GMM hệ thống (System General Method of Moments)
cũng đƣợc sử dụng nhằm đảm bảo các kết quả thu đƣợc đáng tin cậy.
Thứ hai, nghiên cứu cũng mở ra định hƣớng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình định lƣợng tác động của vốn chủ sở hữu,
rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính tại các NHTM Việt Nam. Các nghiên cứu
tiếp theo có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu này theo hai hƣớng bằng cách mở
rộng chiều rộng hoặc chiều sâu của nghiên cứu. Về mặt chiều chiều sâu, nghiên
cứu tiếp theo có thể gia tăng kích thƣớc mẫu tại các quốc gia và vùng khu vực
khác nhƣ ASEAN, CHÂU Á, ....và sử dụng các công cụ định lƣợng đo lƣờng khác
nhằm kiểm định tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính tại các NHTM. Về mặt chiều rộng, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành
kiểm tra các tác động của yếu tố khác đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt
Nam nhƣ: rủi ro mất khả năng thanh khoản, quản trị tài chính, tỷ lệ vốn hóa, lợi
nhuận,...
 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thứ nhất, dựa trên cơ sở nghiên cứu của Jacob Oduor và cộng sự (2017),
Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), nghiên cứu sử dụng các mô hình
kinh tế lƣợng đã tiến hành đo lƣờng mức độ tác động kết hợp của cả vốn chủ sở
hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả
ƣớc lƣợng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng
có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ làm
gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, và rủi ro tín dụng gia tăng
sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Đây là một đóng góp
về mặt thực nghiệm bổ sung cho các nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc còn rất
hạn chế khi nghiên cứu về vấn đề này.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm về các chiều hƣớng
tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng theo từng giai
đoạn thời gian, kết quả nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa hai biến số này cho
thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) đến sự ổn định tài
12

chính của các NHTM Việt Nam là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngƣợc.
Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA)
có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam nhƣng chỉ
đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(EQTA) vƣợt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam do hiệu quả hoạt động kinh doanh
giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối
ƣu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là cao
nhất.
Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn
định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu ý nghĩa thống kê ở mức 5% và
mang dấu âm, cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng sẽ làm gia tăng sự bất
ổn định của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh
hƣởng cụ thể của vốn chủ sở đến sự ổn định tài chính của các NHTM dƣới ảnh
hƣởng của điều kiện khủng hoảng: trong thời kỳ khủng hoảng, sự gia tăng tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM
Việt Nam.
Thứ tư, bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, nghiên cứu còn xem xét tác động này
trong điều kiện khủng hoảng tài chính vào những năm 2008 và 2009. Kết quả hồi
quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến khủng hoảng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
và mang dấu âm cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, tác động ngƣợc chiều
của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong điều
kiện khủng hoảng và chỉ số Z-score: sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ sẽ
làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam khi các yếu tố khác
không đổi, điều này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trƣớc của các quốc
gia trên thế giới.
13

Cuối cùng, thông qua kết quả ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy, tác giả đã đề
xuất những kiến nghị quản trị vốn, quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt
Nam nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM.
1.8. Kết cấu luận án.
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, không kể mục lục, danh mục
các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận
án đƣợc thiết kế thành 5 chƣơng, bao gồm các nội dung chính nhƣ sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung
Chƣơng này giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án nhƣ sự cần thiết của
luận án, khe hở nghiên cứu, việc xây dựng mô hình và lựa chọn phƣơng pháp ƣớc
lƣợng phù hợp, kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài luận
án. Chƣơng này cũng trình bày các nội dung chính trong từng chƣơng của luận án
để ngƣời đọc dễ theo dõi.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại.
Chƣơng 2 trình bày các khái niệm quan trọng đƣợc sử dụng trong luận án
nhƣ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của NHTM. Bên cạnh
đó, lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện để đánh giá vai trò,
tác động khác nhau của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM; các
quan điểm khác nhau về vai trò, tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của NHTM nhằm hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên
cứu; các bằng chứng thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của NHTM của các nghiên cứu trƣớc đây ở trong nƣớc
cũng nhƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc trình bày một cách chi tiết nhằm làm nền tảng
cho việc thực hiện các chƣơng tiếp theo.
- Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chƣơng này trình bày quy trình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu; các
mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án; cách thức thu thập và nguồn dữ liệu
cũng nhƣ các phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp đối với kiểu dữ liệu, ƣớc tính số
14

lƣợng mẫu cần thu thập và mô hình của luận án nhằm đạt đƣợc kết quả ƣớc lƣợng
tốt nhất.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro
tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chƣơng 4 trình bày về mô tả thống kê các biến phụ thuộc và các biến độc
lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả ƣớc lƣợng đối với từng mô
hình. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam lần lƣợt đƣợc trình bày. Kết
quả này cũng đƣợc tiến hành kiểm tra tính vững của ƣớc lƣợng nhằm khẳng định
các ƣớc lƣợng của luận án là vững và đáng tin cậy. Kết quả và sự nhất quán khi
kiểm định tính vững của ƣớc lƣợng là cơ sở để thực hiện chƣơng tiếp theo, liên
quan đến các hàm ý chính sách đối với hệ thống NHTM cũng nhƣ quản lý của
NHNN nhằm nâng cao tính ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.
- Chương 5: Kết luận và giải pháp tăng cường sự ổn định tài chính của
NHTM Việt Nam
Chƣơng này bên cạnh kết luận về kết quả ƣớc lƣợng của các mô hình, sẽ
tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ yếu là tóm tắt
nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị về quản trị vốn, rủi ro tín dụng trong việc gia
tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
15

CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI


RO TÍN DỤNG VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.
Nội dung chƣơng 2 trình bày các khái niệm quan trọng đƣợc sử dụng trong
luận án nhƣ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của NHTM.
Bên cạnh đó, các lý thuyết liên quan cũng đƣợc trình bày để đánh giá vai trò, tác
động khác nhau của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM; các quan
điểm khác nhau về vai trò, tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính
của NHTM nhằm hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu. Bên
cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM của các nghiên cứu trƣớc đây ở trong
nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc trình bày một cách chi tiết nhằm làm nền
tảng cho việc thực hiện các chƣơng tiếp theo
2.1. Lý luận về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại
Theo Rose (2012), đối với ngƣời làm ngân hàng và các đối thủ của họ vốn
chủ sở hữu có một ý nghĩa đặc biệt. Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền đƣợc đóng góp
bởi những ngƣời chủ ngân hàng, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và
lợi nhuận không chia.
Cũng theo Rose (2012), vốn chủ sở hữu đóng một vai trò hết sức quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh hằng ngày và đảm bảo cho hoạt động trong dài
hạn của một tổ chức tài chính.
Vốn chủ sở hữu của NHTM là nguồn vốn riêng của Ngân hàng do chủ sở
hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh (Trần Huy
Hoàng, 2011).
Đối với các NHTM, về cơ bản, theo nghĩa hẹp, vốn chủ sở hữu là khoản
tiền mà các cổ đông, các chủ sở hữu đóng góp (vốn thực góp) để đƣợc hƣởng các
thu nhập của ngân hàng trong tƣơng lai. Theo nghĩa rộng, vốn chủ sở hữu ngân
hàng đƣợc nhìn nhận nhƣ các khoản nguồn vốn của chủ ngân hàng dành cho việc
16

hỗ trợ các hoạt động ngân hàng. Định nghĩa nhƣ vậy bao gồm các quỹ dự trữ của
ngân hàng và đƣợc gọi là nguồn vốn của các cổ đông. Trải qua quá trình hoạt
động, vốn chủ sở hữu có thể tích tụ tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên đối với
các nhà quản lý Nhà nƣớc, vấn đề về tính đầy đủ của vốn ngân hàng là trọng yếu,
đặc biệt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến một trong
những giải pháp mà chính phủ một số nƣớc hay sử dụng để cứu vãn các ngân hàng
là cứu trợ và quốc hữu hóa, sử dụng nguồn vốn của chính phủ để cứu vãn sự sụp
đổ của các ngân hàng.
2.1.2. Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại
Năm 1987, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on
Banking Supervision - BCBS) đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về
vốn, áp dụng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các ngân
hàng lớn củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa
các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân
đối kế toán mà các ngân hàng thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất
này chính thức đƣợc thông qua dƣới cái tên Hiệp ƣớc Basel 1988. Hiện nay đƣợc
biết đến nhƣ là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm
1999. Hiệp ƣớc này đƣợc cƣỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nƣớc G10
từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nƣớc trên thế giới cũng đã áp dụng những
nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này.
Cũng với những thành phần tƣơng tự nhƣ trên, trụ cột thứ 1 của Hiệp ƣớc
Basel II, về yêu cầu vốn tối thiểu, phân loại vốn chủ sở hữu của NHTM thành hai
lớp phù hợp cho việc đánh giá đƣợc tính ổn định và an toàn của nguồn vốn này tại
NHTM. Theo đó, vốn chủ sở hữu của NHTM gồm:
- Vốn cơ sở hay vốn cấp 1 (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu
cơ bản để đo lƣờng sức mạnh tài chính của ngân hàng nhìn nhận dƣới góc độ của
các nhà quản lý. Nguồn vốn này bao gồm những loại vốn tài chính đƣợc xem là
đáng tin cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tƣơng đối ổn định
trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng vận hành
17

bình thƣờng. Trọng tâm của phần vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.
- Vốn bổ sung hay vốn cấp 2 (Supplemental capital, hay Tier 2 capital): là
bộ phận vốn chủ sở hữu tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay
đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh,
nhƣng chúng ít ổn định hơn vốn cơ sở. Lớp vốn này gồm các khoản có thể đƣợc
sử dụng nhƣ vốn cơ sở trong thời gian tƣơng đối dài và có thể bị loại khỏi vốn chủ
sở hữu khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trƣờng hợp các quỹ dự phòng).
Theo Basel II, vốn bổ sung đƣợc phân loại thành: các quỹ đánh giá lại tài sản
(Revaluation reserves), các quỹ dự phòng (General provisions), các công cụ nợ
lƣỡng tính (Hybrid instruments), các khoản nợ dài hạn không đƣợc hoàn trả trong
một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là dài) và có thứ tự ƣu tiên thanh toán sau
những ngƣời gửi tiền (Subordinated term debt), các khoản dự trữ không đƣợc tiết
lộ (Undisclosed reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhƣng vẫn đƣợc
chấp nhận bởi một số nhà quản lý khi một ngân hàng kinh doanh có lãi nhƣng điều
này không đƣợc thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ
thông thƣờng. Những khoản này ở các nƣớc không thống nhất với nhau phụ thuộc
vào quy định của mỗi quốc gia. Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung
một số khoản nhƣ: lợi thế thƣơng mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị
ghi sổ của tài sản khi ngân hàng mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty
con, tổ chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, …
2.2. Lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài
sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm
một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Boyd, J. H., và cs (1988) cho rằng, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng
vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ theo các
điều khoản đã thỏa thuận trƣớc trong hợp đồng với ngân hàng. Từ đó, dòng tiền
18

của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ không đƣợc thanh toán đầy
đủ.
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà đối tác hoặc ngƣời giao ƣớc sẽ không thực hiện
đƣợc hợp đồng pháp lý. Nó tập trung vào rủi ro mà dòng tiền của tài sản sẽ không
đƣợc trả đủ, theo điều khoản hợp đồng (Blaschke và cộng sự, 2001)
Theo Uỷ ban Basel (2009) thì: “rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng
vay hoặc bên đối tác không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ của mình theo những điều
khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của ngƣời
giao ƣớc trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ đƣợc xác định là bất kỳ sự vi phạm
nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.
Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra do khách
hàng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của họ
một cách đầy đủ hoặc đúng hạn theo cam kết. Rủi ro tín dụng chính là khả năng
xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng
đúng hạn, nhận đƣợc đầy đủ gốc và lãi dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu
nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn. Trong các loại rủi ro đối với hoạt
động ngân hàng, TCTD phải đối mặt nhiều nhất là rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín
dụng xảy ra, TCTD sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng
đã cấp do khách hàng không trả đầy đủ những khoản nợ đối với TCTD theo đúng
cam kết, dù với bất kì lí do gì gây nên những thiệt hại đối với TCTD, làm mất mát
nguồn vốn và suy giảm khả năng chi trả và khả năng thanh toán các khoản nợ.
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Theo Rose (2012), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng
đƣợc phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo
đảm và rủi ro nghiệp vụ.
19

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm nhƣ các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc
phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.2.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
Đo lƣờng rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc tính toán ra con số cụ thể
về mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và những tổn thất mà nó gây ra. Có
rất nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng rủi ro tín dụng, một số phƣơng pháp tiêu biểu
gồm:
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức dự phòng (Bangladesh
Bank, 2010). Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua đánh giá ảnh hƣởng của
sự gia tăng nợ xấu (NPL) của ngân hàng/tổ chức tài chính và từ đó làm gia tăng
các khoản dự phòng tƣơng ứng.
20

Tăng tỷ lệ nợ xấu theo một tỷ lệ giả định (%) và theo đó là tăng trích lập dự
phòng rủi ro tƣơng ứng. Phần nợ xấu tăng thêm này đƣợc giả định sẽ chuyển thẳng
sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), phải trích lập dự phòng 100%.
Chuyển nhóm phân loại nợ xấu theo tỷ lệ giả định và hệ quả là tăng trích
lập dự phòng rủi ro. Các phần nợ chuyển nhóm phải tăng trích lập dự phòng rủi ro
theo tỷ lệ tƣơng ứng. Chẳng hạn, 50% nợ cần chú ý đƣợc chuyển thành nợ dƣới
tiêu chuẩn, 50% nợ dƣới tiêu chuẩn đƣợc chuyển thành nợ nghi ngờ và 50% nợ
nghi ngờ chuyển thành nợ có khả năng mất vốn, khi đó các ngân hàng thƣơng mại
phải gia tăng việc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ chuyển nhóm này theo
tỷ lệ trích lập tƣơng ứng với nhóm nợ mới.
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu
đánh giá nội bộ - IRB (Basel II): các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên
hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định
các biến số nhƣ xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ƣớc
tính (LGD), tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc
nợ (EAD). Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định đƣợc tổn thất kỳ
vọng (EL) dựa trên công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
Thứ nhất, việc xác định PD từ số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của
khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu
hồi đƣợc. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán đƣợc nợ trong vòng một năm
của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dƣ nợ của khách hàng trong
vòng ít nhất là 5 năm trƣớc đó. Những dữ liệu đƣợc phân theo 3 nhóm sau:
Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng nhƣ các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng
của ngành,...
21

Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tƣợng báo hiệu
khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức thấu chi.
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó
tính đƣợc xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến
tính, mô hình probit và thƣờng đƣợc xây dựng bởi các tổ chức tƣ vấn chuyên
nghiệp.
Thứ hai, EAD là tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng
không trả đƣợc nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD đƣợc xác định không quá
khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn
thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không
trả đƣợc nợ, khách hàng thƣờng có xu hƣớng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn
mức đƣợc cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD nhƣ sau:
EAD = Dƣ nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình
quân. Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chƣa sử
dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc
nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình quân” chính là phần dƣ nợ
khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân.
Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối
với độ chính xác của ƣớc lƣợng về dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm không trả
đƣợc nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó
khăn lớn trong tính toán. Chẳng hạn, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thƣờng hiếm
khi rơi vào tình trạng này. Do đó, không thể tính chính xác đƣợc LEQ của một
khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn
gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị
trƣờng tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dƣ nợ đang sử dụng so với hạn
mức,...
Thứ ba, LGD là tỷ trọng tổn thất ƣớc tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn
thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. LGD không chỉ
bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
22

khách hàng không trả đƣợc nợ, đó là lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh
toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ: chi phí xử lý tài sản thế chấp,
các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổn thất ƣớc
tính có thể tính toán theo công thức sau đây:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể
đƣợc coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi đƣợc. Theo thống kê của ủy ban Basel,
tỷ lệ thu hồi vốn thƣờng mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% -
30%). Do đó, không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân trong việc tính toán.
Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết
định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ là tài
sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.
Cơ cấu tài sản của khách hàng đƣợc nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ƣu
tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trƣờng hợp doanh nghiệp phải
phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các
khoản vay của ngân hàng thƣờng cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân
hàng có quyền đƣợc ƣu tiên trả nợ trƣớc các nhà đầu tƣ trái phiếu. Bên cạnh đó,
khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề
kinh doanh cũng ảnh hƣởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thƣờng cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các
khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phƣơng pháp
chính để tính LGD:
Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trƣờng. Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng khi các khoản tín dụng có thể đƣợc mua bán trên thị trƣờng.
Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của
khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó đƣợc xếp vào hạng không trả đƣợc
nợ. Giá này đƣợc tính trên cơ sở ƣớc tính của thị trƣờng bằng phƣơng pháp hiện
giá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi đƣợc của khoản vay trong tƣơng lai.
23

Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín
dụng không trả đƣợc nợ. Ngân hàng sẽ ƣớc tính các dòng tiền trong tƣơng lai,
khoảng thời gian dự kiến thu hồi đƣợc dòng tiền và chiết khấu các dòng tiền này.
Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.
Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các
trái phiếu rủi ro trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định
đƣợc EL - tổn thất ƣớc tính của các khoản cho vay.
Do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên rủi ro tín dụng trong nghiên
cứu này đƣợc tác giả tính toán theo phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng dựa trên
mức dự phòng. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ sẽ đƣợc tác giả sử dụng để
đại diện cho rủi ro tín dụng.
2.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi
ro tín dụng. Hiểu theo tiêu thức chủ thể gây ra rủi ro, rủi ro tín dụng xảy ra do
nguyên nhân đến từ khách hàng, nguyên nhân đến từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô và
các nguyên nhân đến từ NHTM. Trong phạm vi giới hạn về nghiên cứu, luận án
tiếp cận nguyên nhân rủi ro tín dụng theo sự thất bại của thị trƣờng mà nguyên
nhân bắt đầu từ hiện tƣợng thông tin bất cân xứng, rủi ro đạo đức nảy sinh cho
thấy thất bại từ thị trƣờng từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ
khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Hậu quả của
thông tin bất cân xứng do hai chủ thể này gây nên lại do ngƣời gửi tiền vào ngân
hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu.
2.2.4.1 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng
Theo Mankiw (2003), thông tin bất cân xứng là hiện tƣợng phổ biến trong
thị trƣờng. Ngƣời bán thƣờng biết nhiều hơn về chất lƣợng của sản phẩm so với
ngƣời mua.
24

Còn theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), thông tin bất cân xứng xảy ra khi một
bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông
tin ở mức nào đó.
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là ngƣời có ít thông tin về dự
án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng đƣợc cấp hơn khách hàng. Những nghiên
cứu gần đây của các nhà kinh tế về vấn đề thông tin bất cân xứng và ảnh hƣởng
của nó đối với thị trƣờng tín dụng gồm Bencivenga và Smith (1993), Ben
Bernanker và Mark Gertler (2001). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng sự tồn tại
của vấn đề thông tin bất cân xứng đã bóp méo thị trƣờng tín dụng, một lƣợng vốn
lớn đã đƣợc tài trợ sai từ những ngƣời cho vay tới những ngƣời đi vay. Theo
Bencivenga và Smith (1993), những ngƣời cho vay đã không có thông tin chính
xác và đầy đủ để phân biệt những dự án đầu tƣ tốt và dự án đầu tƣ kém, kết quả là
việc tài trợ tín dụng sai lệnh đã tồn tại trong thị trƣờng tín dụng, điều này làm
giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ vậy, sự không công bằng về thông tin đã
khiến một bộ phận những ngƣời đi vay có mức độ rủi ro thấp lại bị từ chối cho
vay, tức là một luồng vốn đã bị che dấu từ ngƣời cho vay tới ngƣời đi vay.
Tóm lại, lý thuyết thông tin bất cân xứng một mặt lý giải cho rủi ro tín dụng
có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Mặt khác lý giải cho
vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng vay. Điều này dẫn
đến việc lựa chọn đối nghịch khiến cho các ngân hàng có thể chấp nhận tài trợ
những dự án không tốt trong khi từ chối tài trợ dự án tốt. Và rủi ro tín dụng xảy ra
sẽ tác động đến lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng từ đó tác động đến sự ổn
định tài chính của ngân hàng.
2.2.4.2 Lý thuyết Chi phí đại diện
Lý thuyết ngƣời chủ - ngƣời đại diện sau đây gọi là lý thuyết đại diện xuất
hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về
hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên
cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những
hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và
25

nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp
đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv,
1978).
Nhƣ vậy, lý thuyết đại diện chính thức ra đời vào đầu những năm 1970,
nhƣng những khái niệm liên quan đến nó đã có một lịch sử lâu dài và đa dạng.
Một vài nhà nghiên cứu đáng chú ý trong giai đoạn đầu phôi thai của lý thuyết đại
diện những năm 1970 là: Armen Alchian, Harold Demsetz, Michael Jensen,
William Meckling và S.A.Ross.
Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là ngƣời
chủ quyết định công việc và một bên khác là ngƣời đại diện thực hiện các công
việc đó. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này đƣợc công bố;
và đƣợc biết đến nhƣ một phần lý thuyết quan trọng trong toàn bộ lý thuyết về
doanh nghiệp hiện đại. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để
ngƣời làm công hoặc còn gọi là ngƣời đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho
ngƣời tuyển dụng hoặc còn gọi là ngƣời chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn
ngƣời chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Lý thuyết
này kết luận rằng dƣới những điều kiện thông tin không hoàn hảo hay không đầy
đủ và không rõ ràng, đặc điểm của hầu hết các thị trƣờng, hai vấn đề về đại diện sẽ
xuất hiện là: lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức. Lựa chọn bất lợi là trƣờng hợp
ngƣời chủ không thể biết chắc liệu ngƣời đại diện cho mình có đủ khả năng thực
hiện công việc mà họ đƣợc trả tiền để làm hay không, hay liệu khả năng làm việc
của ngƣời đại diện có tƣơng xứng với số tiền họ trả hay không. Mối nguy đạo đức
là trƣờng hợp ngƣời chủ không chắc chắn liệu ngƣời đại diện có nỗ lực tối đa cho
công việc đƣợc giao hay không, hay liệu họ có trục lợi cá nhân khi họ là ngƣời
biết rõ những thông tin mà không phải cổ đông nào cũng biết.
Trong hoạt động tín dụng, ngƣời đi vay là “ngƣời đại diện” còn ngân hàng
là “ngƣời chủ” của nguồn vốn. Do đó, trong điều kiện thông tin không hoàn hảo,
mối quan hệ này sẽ xuất hiện vấn đề đại diện. Thoạt đầu, ngƣời đi vay hiểu rõ tình
hình sản xuất kinh doanh của mình hơn so với ngân hàng. Tiếp đó, về phƣơng diện
26

sử dụng vốn tín dụng, đại đa số ngƣời đi vay đều có quyền tự quyết việc sử dụng
vốn, bên ngoài rất khó truy vấn thông tin này. Với lợi thế của thông tin này, họ rất
dễ thực hiện việc làm trái đạo đức kinh doanh trong quá trình tín dụng với ngân
hàng, biểu hiện cụ thể là:
Che giấu thông tin bất lợi của bản thân trước khi vay. Điều tra của ngân
hàng trƣớc khi cho vay chủ yếu bao gồm các thông tin về ngƣời vay, lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, hiện trạng sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình tài chính…,
mà đây đều là những ƣu thế thông tin của ngƣời vay. Ngƣời đi vay sẽ cung cấp
cho ngân hàng những thông tin về bản thân mình chủ yếu thông qua các số liệu
tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận… Để đạt đƣợc mục đích vay vốn ngân
hàng, rất nhiều ngƣời đi vay đã cố che giấu các thông tin bất lợi về hoạt động sản
xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, đang phải cạnh tranh, ... Thậm chí, khi ngân
hàng không tin vào báo cáo kinh doanh, vào những thông tin do ngƣời vay cung
cấp nhƣng dù có tiến hành điều tra, họ cũng không thể nắm hết đƣợc thông tin của
ngƣời vay. Do đó, khi ngƣời vay che giấu thông tin để lừa gạt ngân hàng thì việc
vay vốn vẫn đƣợc thực hiện.
Tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay. Trong hợp đồng vay vốn giữa
ngân hàng và ngƣời đi vay đều có quy định rất rõ việc ngƣời đi vay phải ghi rõ
hƣớng đầu tƣ vốn vay, một khi phát hiện ngƣời đi vay làm trái hợp đồng vay, thay
đổi mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng có thể đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng,
ngừng cho vay. Thế nhƣng, tình trạng ngƣời đi vay tự ý thay đổi mục đích sử dụng
vốn vay vẫn rất khó ngăn chặn, hoặc một phần vốn vay bị đầu tƣ vào việc khác
của ngƣời đi vay, hoặc toàn bộ vốn vay bị chuyển đổi mục đích đầu tƣ. Hạng mục
đầu tƣ mà thay đổi thì nhất định sẽ có rủi ro và lợi tức cũng bị thay đổi. Khi hợp
đồng vay vốn đƣợc ký kết, ngân hàng có thể dự tính kiểm soát rủi ro, nhƣng khi
ngƣời đi vay thay đổi mục đích sử dụng vốn, ngân hàng sẽ không thể nắm bắt
đƣợc. Ngoài ra, thái độ đối với những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngƣời đi vay cũng là vấn đề thƣờng gặp trong đạo đức kinh doanh. Ngƣời đi
vay sau khi đã nhận đƣợc vốn vay, song các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ
27

vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm, vốn vay đƣợc sử dụng không
hiệu quả, kinh doanh kém, tình trạng rủi ro gia tăng, khả năng thu hồi vốn càng
khó.
Từ chối trả tiền vay. Ngƣời đi vay vay vốn ngân hàng, đạt đƣợc quyền sử
dụng vốn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi hết hạn, nhƣng một số ngƣời đi vay
vẫn cố ý khất nợ ngân hàng. Ngoài các trƣờng hợp kinh doanh không hiệu quả đã
đề cập ở trên, dẫn đến việc ngƣời đi vay không có khả năng trả nợ, vẫn diễn ra tình
trạng một số ngƣời đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng áp dụng cách làm
gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận này phản ánh tình
trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ đúng hạn.
Tóm lại, từ những lý do trên lý giải cho việc rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh
hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua thu nhập và lợi nhuận.
Thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể khiến ngân hàng mất vốn. Điều này
gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng.
2.3. Cơ sở lý luận về ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại
2.3.1. Khái niệm về ổn định tài chính
 Khái niệm về ổn định tài chính
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ƣơng Châu Âu, ổn định tài chính là
điều kiện mà hệ thống tài chính, bao gồm các trung gian tài chính, cơ sở hạ tầng
và thị trƣờng có khả năng chịu đựng những cú sốc và giải quyết đƣợc sự mất cân
đối tài chính, do đó giảm thiểu khả năng bị gián đoạn trong quá trình trung gian tài
chính, cũng nhƣ giảm đáng kể ảnh hƣởng trong việc phân bổ nguồn tài chính nhàn
rỗi đến các cơ hội đầu tƣ sinh lời.
Theo Wellink (2002), một hệ thống tài chính ổn định là có khả năng phân
bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động
xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính đó cũng
không đƣợc là nguồn phát sinh các cú sốc. Sự ổn định tài chính của hệ thống tài
chính là một điều kiện quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, hầu hết các giao dịch
trong nền kinh tế thực đƣợc thực hiện thông qua hệ thống tài chính. Tầm quan
28

trọng của ổn định tài chính dễ thấy nhất trong các tình huống tài chính bất ổn,
chẳng hạn nhƣ các ngân hàng miễn cƣỡng tài trợ cho các dự án mà giá trị tài sản
lệch quá mức so với giá trị thực của nó, hoặc thanh toán không kịp thời. Nghiêm
trọng hơn, bất ổn tài chính có thể dẫn đến phá sản ngân hàng, siêu lạm phát hay
sụp đổ thị trƣờng chứng khoán
Theo Deutsche Bundesbank (2003), nghĩa rộng của sự ổn định tài chính mô
tả trạng thái ổn định, một trạng thái mà hệ thống tài chính thực hiện một cách hiệu
quả các chức năng kinh tế chính, chẳng hạn nhƣ phân bổ nguồn lực, phân tán rủi
ro và trung gian thanh toán. Hệ thống tài chính ổn định có thể thực hiện tốt các
chức năng của nó ngay cả khi có sự kiện chấn động, những tình huống căng thẳng
hay những thời kỳ có biến động mạnh.
Đối lập với tình huống ổn định tài chính là sự bất ổn tài chính của các ngân
hàng. Có nhiều khái niệm liên quan đến tình trạng này có thể kể đến nhƣ:
Theo Mishkin (1999), bất ổn tài chính xảy ra khi những cú sốc đến hệ
thống tài chính gây trở ngại đến luồng thông tin làm cho hệ thống tài chính không
thể làm tốt chức năng của nó trong việc phân phối tài chính cho những chủ thể có
cơ hội đầu tƣ hiệu quả.
Theo Chant & cs (2003), bất ổn tài chính đề cập đến những điều kiện trong
thị trƣờng tài chính mà gây tổn hại hay đe dọa đến hiệu suất hoạt động của nền
kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống tài chính. Sự bất ổn nhƣ vậy gây tổn hại
đến sự vận hành của nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể làm suy
giảm tình hình tài chính của các đơn vị phi tài chính nhƣ các hộ gia đình, các
doanh nghiệp và chính phủ đến mức làm cho các dòng tài chính đến họ thu hẹp lại.
Nó cũng có thể phá vỡ hoạt động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trƣờng
nói chung và làm cho chúng ít có khả năng tài trợ cho nền kinh tế. Bất ổn tài chính
khác nhau về thời gian và không gian tùy thuộc vào điểm khởi đầu của nó, các
thành phần của hệ thống tài chính bị ảnh hƣởng và gây ra hậu quả. Mối đe dọa đến
sự ổn định tài chính đến từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sự phá sản của một ngân
hàng nhỏ, ngân hàng chuyên biệt hay ngân hàng hối đoái; sự cố máy tính tại một
29

ngân hàng lớn; hay từ hoạt động cho vay có vấn đề của một ngân hàng ít đƣợc biết
đến,…
Nhìn chung, các nghiên cứu trƣớc có hai cách tiếp cận, hoặc là “ổn định tài
chính”, hoặc là “bất ổn tài chính” và bất ổn tài chính là trạng thái ngƣợc lại với ổn
định tài chính. Xét ở góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là tình trạng mà hệ thống tài
chính vận hành trơn tru, thực hiện tốt các chức năng của nó, có khả năng hứng
chịu các cú sốc từ bên ngoài, và tự bản thân nó không gây ra cú sốc ảnh hƣởng đến
nền kinh tế. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ổn định tài chính của một tổ chức
tài chính là trạng thái mà tổ chức đó vận hành trơn tru, thực hiện tốt các hoạt động,
chức năng của nó, do đó hiệu quả mang lại là khá và ổn định, có khả năng hứng
chịu đƣợc cú sốc từ môi trƣờng bên ngoài. Có thể thấy rằng thuật ngữ này có thể
bao gồm nội hàm sau: thứ nhất, các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trƣờng
tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện các chức năng của nó
“thông suốt” góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế. Thứ hai, rủi
ro cấp độ hệ thống cần đƣợc đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh khả
năng sụp đổ hệ thống tài chính. Thứ ba, để đảm bảo mục tiêu duy trì ổn định của
cả hệ thống tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong
hệ thống giám sát tài chính quốc gia; và trong phần lớn các mô hình tổ chức hệ
thống giám sát tài chính, NHTW là cơ quan có chức năng chủ đạo trong việc thực
hiện chức năng ổn định tài chính.
2.3.2 Khái niệm về sự ổn định tài chính của ngân hàng
Theo Pirre và Terhi (2010), sự ổn định tài chính của ngân hàng là tình trạng
trái ngƣợc với sự không ổn định tài chính hay sự bất ổn tài chính của các ngân
hàng xảy ra khi các ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán trong các quý tiếp
theo. Do đó, khi xác suất mà ngân hàng mất khả năng thanh toán giảm đi thì tƣơng
ứng với sự ổn định tài chính của các ngân hàng tăng lên và ngƣợc lại, nếu xác suất
ngân hàng mất khả năng thanh toán tăng lên thì sự ổn định tài chính của các ngân
hàng sẽ giảm đi. Ngoài ra, Pirre and Terhi còn cho rằng các NHTM không có khả
30

năng thanh toán là các ngân hàng khi vào cuối mỗi quý, giá trị thị trƣờng của tổng
tài sản ngân hàng thì không đủ để hoàn trả các khoản huy động của ngân hàng.
Theo Nadya và Thomas (2011), sự ổn định tài chính ngân hàng là trạng thái
ổn định mà khi đó các ngân hàng thực hiện hiệu quả các chức năng của nó nhƣ
phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập.
Nhƣ vậy, sự ổn định tài chính của các NHTM đạt đƣợc khi các ngân hàng
hoạt động một cách trơn tru, không bị tác động bởi những tác nhân không mong
muốn ở hiện tại và trong tƣơng lai, vững vàng trƣớc những cú sốc kinh tế. Sự ổn
định tài chính của các ngân hàng có thể bị gián đoạn bởi sự vận hành của các yếu
tố tài chính bên trong và những cú sốc mạnh dẫn đến xuất hiện những lỗ hổng.
Những cú sốc có thể đến từ môi trƣờng bên ngoài, các nhân tố vĩ mô, vai trò của
các chủ nợ và con nợ trong các ngân hàng, các chính sách hay sự thay đổi môi
trƣờng thể chế… Bất kỳ sự tác động nào của các cú sốc đến các lỗ hổng có thể dẫn
đến sự sụp đổ của các NHTM và làm gián đoạn chức năng trung gian tài chính và
trung gian thanh toán của các ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến
khủng hoảng tài chính và những hệ lụy cho nền kinh tế.
2.3.3. Tầm quan trọng của ổn định tài chính ngân hàng
Sự ổn định hệ thống tài chính gồm nhiều thành tố nhƣ sự ổn định hoạt động
của các trung gian tài chính, hạ tầng tài chính (hệ thống thanh toán và hệ thống
thông tin tín dụng) và thị trƣờng tài chính. Trong đó, sự ổn định hoạt động của các
trung gian tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất của sự ổn định hệ
thống tài chính.
Các NHTM là một trong những trung gian tài chính quan trọng bậc nhất
của hệ thống tài chính (bởi vì các ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong quá trình
tạo tiền, trong hệ thống thanh toán, trong các khoản đầu tƣ tài chính và trong sự
phát triển của nền kinh tế), lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các NHTM cũng chịu
nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ những khó khăn nội tại của hệ thống tài
chính, của nền kinh tế cũng nhƣ những tác động bên ngoài, do vậy sự ổn định tài
chính của các NHTM đƣợc xem là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong
31

sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính. Sự ổn định tài chính của các NHTM là
một trong những nền tảng quan trọng giúp toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh
tế hoạt động vững chắc và hiệu quả.
Sự bất ổn của hệ thống TC-NH sẽ ảnh hƣởng đáng kể lên quá trình truyền
tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế, bong bóng giá bất động sản,
mức độ vay nợ cao cũng nhƣ tính kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp đã ảnh
hƣởng tiêu cực đến những nỗ lực của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát và ổn
định vĩ mô, đặc biệt khi cần xác định thời điểm, mức độ và qui mô của các công
cụ chính sách tiền tệ. Trƣớc bối cảnh kinh tế - tài chính toàn cầu luôn biến động,
sự thành công của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô
khác phụ thuộc vào khả năng của các cơ quan chức năng trong xây dựng các chính
sách phù hợp và đồng bộ, trên cơ sở nắm vững các kênh truyền dẫn tài chính - vĩ
mô thông qua hệ thống NHTM. Do đó, sự ổn định tài chính của các NHTM đóng
vai trò cầu nối, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, an toàn vi
mô và an toàn vĩ mô nhằm hoàn thiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Ổn định tài chính giúp các NHTM có khả năng chịu đƣợc các cú sốc và
giảm thiểu nguy cơ gây gián đoạn chu trình hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo
dòng tiền, lợi nhuận của các ngân hàng. Ổn định tài chính tạo ra môi trƣờng thuận
lợi hơn cho cả nhà đầu tƣ và ngƣời gửi tiền, cung cấp vốn với mức giá ổn định cho
ngƣời đi vay. Một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin
cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc. Ngƣợc lại, mất ổn
định tài chính kéo theo chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính,
làm nhà đầu tƣ và ngƣời gửi tiền và cả khách hàng vay bị tác động nặng nề, thậm
chí có thể dẫn đến khủng hoảng.
2.3.4. Phƣơng pháp đo lƣờng sự ổn định tài chính của ngân hàng
Việc tìm ra một phƣơng pháp để đo lƣờng sự ổn định tài chính của các
ngân hàng và dự báo trƣớc những bất ổn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực tài
32

chính. Trong lịch sử, có nhiều phƣơng pháp đã đƣợc nghiên cứu phát triển để làm
việc này, có thể kể đến nhƣ:
 Phƣơng pháp đo lƣờng sự ổn định tài chính bằng mô hình Merton
Một phƣơng pháp dùng để đo lƣờng mức độ ổn định tài chính của các
NHTM là dựa trên mô hình Merton.
Mô hình KMV-Merton đƣợc giới thiệu đầu tiên vào năm 1974 bởi Merton
(1974) dựa trên lý thuyết Định giá quyền chọn của Black và Scholes (1973) và
những giả thuyết quan trọng do Merton thiết lập. Sau đó, công ty KMV đã phát
triển mô hình Merton cổ điển để dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Mô
hình này dựa trên ý tƣởng là vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thể xem
nhƣ một quyền chọn trên giá trị tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời
gian nhất định.
Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xác định khả năng một
NHTM có khả năng trả đƣợc nợ hay không và tính toán khả năng vỡ nợ của ngân
hàng này, nếu NHTM có khả năng vỡ nợ quá cao thì sự ổn định tài chính của
NHTM đó là thấp, ngƣợc lại, xác suất xảy ra vỡ nợ thấp thì các NHTM này có sự
ổn định tài chính cao. Mô hình này định nghĩa một NHTM có thể vỡ nợ khi giá trị
các nghĩa vụ nợ cao hơn tài sản.
Trong mô hình Merton, có 6 biến có thể xác định đƣợc xác suất vỡ nợ của
NHTM phân tích theo chuỗi thời gian, đến thời điểm đáo hạn T (thƣờng là một
năm) nhƣ sau:
- Giá trị tài sản hiện tại;
- Sự phân phối của giá trị tài sản tại thời điểm T (tài sản ngắn hạn, tài sản
dài hạn);
- Sự biến động của giá trị tƣơng lai của tài sản tại thời điểm T;
- Mức độ điểm vỡ nợ, giá trị sổ sách của nợ;
- Tốc độ tăng trƣởng dự doán của giá trị tài sản trong giai đoạn;
- Độ dài của khoảng thời gian T;
33

Bốn biến đầu tiên: giá trị tài sản, phân phối tài sản tƣơng lai, biến động của
tài sản và mức độ của điểm vỡ nợ là những biến quan trọng.
Nếu giá trị của tài sản giảm dƣới điểm vỡ nợ thì NHTM phá sản. Vì thế xác
suất vỡ nợ là xác suất mà giá trị tài sản sẽ giảm dƣới điểm vỡ nợ.
 Phƣơng pháp đo lƣờng sự ổn định bằng mô hình CAMEL
Mô hình CAMELS đƣợc áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc và
đƣợc coi là chuẩn mực khi đánh giá về rủi ro và sự ổn định tài chính của các
NHTM. Mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính để đƣa ra kết quả xếp
hạng các ngân hàng, từ đó cho nhà quản lý biết mức độ ổn định tài chính của các
ngân hàng. Sáu lĩnh vực phản ánh các điều kiện ổn định tài chính và khả năng hoạt
động nói chung của một NHTM bao gồm:
- Khả năng tự cân đối vốn (Capital Adequacy);
- Chất lƣợng tài sản (Asset Quality);
- Quản lý (Management);
- Lợi nhuận (Earnings);
- Khả năng thanh khoản (Liquidity);
- Độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trƣờng (Sensitivity to Market risk).
 Phƣơng pháp đo lƣờng sự ổn định tài chính bằng chỉ số Z-score
Khái niệm về chỉ số Z đƣợc phát minh và giới thiệu đầu tiên bởi Edward I,
trƣờng kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trƣờng Đại Học New York, dựa vào
nghiên cứu công phu trên số lƣợng lớn các công ty thuộc các ngành nghề khác
nhau từ những năm 1968. Trong mô hình Z-score nguyên thủy dự báo rủi ro phá
sản cho các doanh nghiệp cổ phần hóa ngành sản xuất, chỉ số Z-score đƣợc tính
toán dựa vào 5 yếu tố là tỷ số vốn lƣu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ
lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên tổng tài sản, giá thị
trƣờng của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ và tỷ số doanh số bán
trên tổng tài sản. Từ mô hình cơ bản, Edward I đã phát triển thêm Z‟ dự báo rủi ro
phá sản cho doanh nghiệp chƣa cổ phần hóa, ngành sản xuất và Z‟‟ dự báo rủi ro
phá sản cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp.
34

Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman bắt đầu
chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể nhƣ: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông
tin, casino,… Riêng ngân hàng, điển hình là sự đóng góp của Boyd & Graham
(1986) tính toán chỉ số Z-score bằng công thức sau để đánh giá rủi ro phá sản của
các ngân hàng.
Z-score = [E(ROA) + EQAT]/∂ROA
Trong đó: E(ROA) là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân, EQAT là
tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, ∂ROA là độ lệch chuẩn
của ROA.
Biến động thu nhập phản ánh chiến lƣợc chấp nhận rủi ro mất khả năng
thanh toán của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng độ lệch chuẩn của ROA. (ROAi,t)
đƣợc tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một
thời kỳ 3 năm, thƣờng lấy t đến t-3, phƣơng pháp này cho phép thay đổi thời gian
trong mẫu số, tránh thay đổi điểm số Z chỉ đƣợc điều chỉnh bởi sự biến thiên trong
khả năng sinh lợi và vốn hóa của các ngân hàng (Schaeck and Cihák, 2010 and
Beck et al, 2013). Mức vốn hóa của ngân hàng đƣợc đánh giá qua hệ số EQAT, là
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lƣờng mức sử dụng đòn bẩy tài chính, đƣợc
giải thích là số độ lệch tiêu chuẩn mà theo đó lợi nhuận phải giảm để bù đắp cho
sự thay thế trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Roy, 1952), thì điểm Z có
thể đƣợc xem nhƣ sự đảo ngƣợc của xác suất phá sản của ngân hàng. Nhƣ vậy, chỉ
số Z-score nêu lên tƣơng tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu,
đồng thời cho rằng sự ổn định tài chính của ngân hàng phụ thuộc hai thành tố này.
Do Z-score thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân
hàng lâm vào trạng thái khánh kiệt và đứng trứớc nguy cơ phá sản. Cho đến nay
chỉ số Z-score đƣợc áp dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro phá
sản của ngân hàng.
Hannan & Hanweck (1988) đã phát triển chỉ số rủi ro Z-score của Boyd &
Graham (1986) nêu tƣơng tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu,
đồng thời cho rằng rủi ro khánh kiệt phụ thuộc hai thành tố này. Z-score thể hiện
35

việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào tình trạng
khánh kiệt và đứng trƣớc nguy cơ phá sản.
Theo Soedarmono & ctg (2011), độ bất ổn tài chính của ngân hàng đƣợc
thể hiện qua biến động thu nhập, rủi ro khánh kiệt và mức vốn. Biến động thu
nhập phản ánh chiến lƣợc chấp nhận rủi ro của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng độ
lệch chuẩn của ROA. Độ lệch chuẩn này đƣợc tính bằng độ lệch chuẩn của lợi
nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ (thƣờng lấy t đến t-2). Rủi ro
khánh kiệt đƣợc lƣợng hóa bằng chỉ số Z-score dựa trên ROA nhƣ sau:
Z-score =

Trong công thức trên, EQTA là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân,
Z-score cao hơn đƣợc hiểu là rủi ro khánh kiệt giảm.
2.4. Lý thuyết về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng
Các tranh luận về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng trong thời gian gần đây đã hình thành 02 quan điểm lý thuyết về tác
động này (Thakor, 2014).
2.4.1. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm sự ổn định tài chính của
ngân hàng
Quan điểm lý thuyết thứ nhất cho rằng gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm
lợi nhuận từ đó giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng. Quan điểm này bắt
nguồn từ các tranh luận xung quanh lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và
Miller (1958). Modigliani và Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có ảnh
hƣởng đến giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết luận này chỉ đúng trong điều
kiện thị trƣờng hoàn hảo và trong thực tế điều này khó xảy ra. De Nicolo & Turk
Ariss (2010) cho rằng nguồn vốn là một trong những đầu vào cho quá trình hoạt
động của ngân hàng. Sự gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng trong tổng
nguồn vốn, tức là giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, sẽ giúp gia tăng
nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng cải thiện lợi nhuận từ đó gia tăng sự ổn định
tài chính của ngân hàng. Huang và Ratnovski (2009), dựa trên dữ liệu của OECD,
36

không tìm thấy mối liên hệ giữa vốn ngân hàng đối với kết quả hoạt động kinh
doanh. Nói cách khác, không thể đƣa ra kết luận chắc chắn rằng vốn ngân hàng sẽ
luôn luôn mở rộng sự ổn định tài chính.
Bên cạnh đó, Thakor (2014) cho rằng các ngân hàng với quy mô vốn chủ sở
hữu lớn sẽ xuất hiện vấn đề “quá lớn để thất bại”. Các ngân hàng đƣợc cho là “quá
lớn để thất bại” do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên có xu hƣớng chấp nhận nhiều
rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn định. Jensen
và Meckling (1976) cho rằng vốn chủ sở hữu đại diện cho quyền tài sản của các cổ
đông đối với ngân hàng và giá trị vốn chủ sở hữu có thể đƣợc gia tăng khi ngân
hàng đầu tƣ vào các tài sản rủi ro cao (Merton, 1977). Do đó việc gia tăng giá trị
vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể dẫn đến những vấn đề rủi ro đạo đức, lý
thuyết của Jensen và Meckling (1976) đƣợc nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ
nhƣ các nghiên cứu của Besanko và Kanatas (1996), Calem và Rob (1999),
Hellmann, Murdock và Stiglitz (2000).
Các nghiên cứu trƣớc cho thấy, nhu cầu vốn cao hơn sẽ cải thiện sự ổn định
của ngân hàng và giảm chi phí và tần số của cuộc khủng hoảng có hệ thống. Mặc
dù vậy, có những lập luận mâu thuẫn với những kết luận này. Nó có thể dẫn đến
khuyến khích ngân hàng cao hơn trong việc chấp nhận rủi ro nếu áp dụng các quy
định về vốn chặt chẽ hơn. Trong khuôn khổ lợi nhuận, yêu cầu về vốn cao hơn sẽ
tạo ra lợi nhuận thấp hơn, làm giảm giá trị thƣơng hiệu của ngân hàng, đƣợc định
nghĩa là giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận ngân hàng trong tƣơng lai. Bảo vệ giá
trị quyền thƣơng mại tạo ra một động lực thúc đẩy rủi ro đối với các ngân hàng.
Giá trị thƣơng hiệu cao cho phép ngân hàng mƣợn nhiều hơn, vì vậy nó có thể
mang rủi ro trên quy mô lớn hơn. Việc này làm tăng rủi ro phá sản để có nguy cơ
quy mô nhất định. Kết quả là, một ngân hàng có giá trị thƣơng hiệu cao hơn có thể
có các rủi ro cao hơn. Marcus (1984) phát triển lý thuyết giá trị thƣơng hiệu
(Franchise Value Theory - FVT), theo quan điểm lý thuyết này giữa giá trị quyền
kinh doanh và rủi ro doanh nghiệp là tiêu cực. Kết quả tƣơng tự về bằng chứng
thực nghiệm của Keeley (1990) và Demsetz và cộng sự, (1997) cho thấy, sự gia
37

tăng của việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu làm tăng rủi ro hệ thống và do đó giảm sự
ổn định tài chính của ngân hàng.
2.4.2. Lý thuyết gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của
ngân hàng
Quan điểm lý thuyết thứ hai cho rằng vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ giúp các
ngân hàng có những lựa chọn tốt hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm
soát tốt hơn hoạt động tín dụng từ đó gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Quan điểm lý thuyết này ủng hộ vai trò của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài
chính của ngân hàng trên 3 khía cạnh (Matten, 1996).
Khía cạnh thứ nhất phân tích các ngân hàng chƣa đƣợc vốn hóa và có vốn
hóa lớn đối với phản ứng đầu tƣ của ngân hàng, kết quả cho thấy việc giảm các
khoản tài trợ cho vay ở các ngân hàng thiếu vốn. Bernake and Lown (1991) đƣợc
tìm thấy trong giai đoạn 1990-1991, mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trƣởng tín
dụng và tỷ lệ vốn của ngân hàng ở cả cấp tiểu bang và từng ngân hàng tại Mỹ.
Woo (2003), trong khi phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự suy thoái tín dụng ở
Nhật Bản năm 1997, đã tìm thấy nguyên nhân do sự thiếu hụt vốn ngân hàng.
Theo nghiên cứu của ông, có một mối tƣơng quan dƣơng giữa cho vay ngân hàng
và vốn chủ sở hữu. Haubrich và Wachtel (1993) phân tích, dựa trên các yêu cầu về
vốn của Hiệp định Basel, chuyển đổi trong từng loại tài sản và các hiệu ứng thay
thế phát hiện ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp đang chuyển các tài sản có
rủi ro cao. Gambacorta và Mistrulli (2004) cho thấy các hành vi cho vay ngân
hàng phụ thuộc vào mức độ vốn hóa của họ, các ngân hàng có vốn đầu tƣ tốt có
thể hấp thụ các tình huống tài chính khó khăn tạm thời của bên đi vay và giữ mối
quan hệ cho vay dài hạn. Tất cả các nghiên cứu đƣợc đề cập đã chỉ ra rằng vốn
càng cao càng ổn định trong cung cấp tín dụng, kéo theo ổn định thị phần, dòng
tiền và lợi nhuận của các NHTM.
Khía cạnh lý thuyết thứ hai cho rằng vốn cao hơn sẽ cải thiện khả năng hấp
thụ rủi ro của ngân hàng (Bhattacharya và Thakor (1993), Repullo (2004), Coval
và Thakor (2005)), khả năng chịu rủi ro của các ngân hàng gia tăng đến lƣợt nó sẽ
38

giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Trong khuôn khổ của sự ổn
định tài chính,vốn chủ sở hữu có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức năng hấp
thụ rủi ro của vốn. Vốn cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ. Mức vốn
cao giúp ngân hàng thâu tóm các khoản lỗ do tình trạng vỡ nợ của ngƣời vay và
những trƣờng hợp tài sản không thể phục hồi đƣợc một phần hoặc toàn bộ. Các
thành phần chính của vốn chủ sở hữu NHTM là từ lợi nhuận giữ lại và các nguồn
vốn từ phát hành cổ phiếu. Nó đóng vai trò nhƣ một công cụ tài chính giúp làm
giảm tổn thất có thể gây nguy hiểm nhƣ khả năng phá sản của ngân hàng. Vốn
ngân hàng quan trọng không chỉ ở cấp độ kinh tế vi mô, bảo hiểm cho bản thân
các ngân hàng mà còn ở cấp độ kinh tế vĩ mô, bảo hiểm cho cả các ngân hàng.
Đảm bảo hầu hết các hoạt động đƣợc tài trợ bởi tiền gửi và các khoản vay khác
phải đƣợc thanh toán đầy đủ. Một ngân hàng có vốn hóa lớn, mặc dù trong một
thời kỳ khó khăn nhất định đang phải chịu lỗ và giảm vốn chủ sở hữu, vẫn sẽ có sự
cân bằng về ổn định tài chính (Mosko C. A, Anilda Bozdo, 2016). Kết quả này đã
trở thành nền tảng để ra đời các hiệp định về vốn BASEL I (1987) và BASEL II
(2004).
Khía cạnh lý thuyết thứ ba dựa trên lý thuyết Chi phí đai diện cho rằng các
cổ đông của những ngân hàng có vốn hóa lớn hơn sẽ mất nhiều hơn từ thất bại của
ngân hàng và do đó nhiều khả năng họ sẽ tham gia vào việc giám sát các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng từ đó giúp ngân hàng hoạt động ổn định hơn.
Trong bối cảnh này, vốn chủ sở hữu ngân hàng có chức năng nhƣ một công cụ bảo
vệ và tạo động lực cho việc quản lý thận trọng vì trong trƣờng hợp phá sản, có
nguy cơ mất vốn cổ đông (Mosko C. A, Anilda Bozdo, 2016). Khía cạnh lý thuyết
này lần đầu tiên đƣợc đƣa ra bởi Holmstrom và Tirole (1997) dựa trên việc phát
triển mô hình trong đó vốn cao hơn tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho các ngân
hàng để theo dõi khách hàng của họ và có sự tƣơng tác giữa vốn ngân hàng và vốn
vay. Việc tăng cƣờng giám sát của ngân hàng không chỉ cải thiện các điều kiện
cấp tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay mà còn
cả việc tiếp cận các nguồn tài chính phi ngân hàng vì các nhà tài chính cũng đƣợc
39

hƣởng lợi từ việc cải thiện chất lƣợng tín dụng của ngƣời vay do giám sát của
ngân hàng.
Ngoài ra, tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài chính của các
NHTM cũng cho thấy hai hƣớng nghiên cứu khác nhau. Hƣớng thứ nhất cho rằng,
vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng giúp ổn định tài chính của ngân hàng và khả năng tồn
tại của họ trong thời gian khủng hoảng tài chính. Theo Martinez-Miera và Suarez
(2014) yêu cầu về vốn ảnh hƣởng đến chi phí và tần suất của các cuộc khủng
hoảng hệ thống, sự ổn định tài chính đạt đƣợc thông qua hỗ trợ của nguồn vốn chủ
sở hữu tăng cao nhằm giảm rủi ro hệ thống trong thời kỳ khủng hoảng. Bằng
chứng về tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân
hàng càng đƣợc củng cố trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính. Hƣớng thứ
hai, trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của NHTM. Khủng hoảng kinh
tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng phá vỡ các hoạt động
kinh tế do nguyên nhân giảm tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Các cuộc khủng
hoảng kinh tế ảnh hƣởng không nhỏ: trên thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài có khả năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hƣởng
tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trƣờng chứng khoán. Xuất khẩu suy
giảm, điều này vừa ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thƣơng
mại; vừa làm tăng lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trƣờng sức lao
động; thị trƣờng bất động sản sẽ có xu hƣớng đình trệ và sự đình trệ của thị trƣờng
này sẽ tác động tiêu cực đến các thị trƣờng khác. Một số ngân hàng mất khả năng
thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trƣờng
vốn; lãi suất tăng, tăng chi phí vốn, vì vậy ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh này, khi các NHTM gia tăng vốn chủ sở hữu, kéo theo mở rộng
quy mô hoạt động và gia tăng các hoạt động sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, gia
tăng sự bất ổn trong dòng tiền, lợi nhuận cũng nhƣ sự ổn định tài chính của hệ
thống NHTM (Huang and Ratnovski, 2009).
40

2.5. Lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng
Hoạt động ngân hàng đƣợc đánh giá là một trong những hoạt động kinh
doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Những vụ việc gây đổ vỡ các ngân hàng
của một quốc gia, không ít thì nhiều đều liên quan đến rủi ro tín dụng và gây ra
những thiệt hại to lớn. Rủi ro tín dụng có khả năng gây ra những tổn thất tài chính
cho tổ chức tín dụng, dẫn đến việc làm giảm năng lực kinh doanh và khả năng trả
các khoản nợ, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi và dẫn đến rủi ro mất khả
năng thanh toán, làm suy giảm sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM.
Nội dung chính của Basel III có liên quan đến vai trò vốn chủ sở hữu ngân
hàng đối với ổn định tài chính ngân hàng. Sự ổn định về tài chính chịu ảnh hƣởng
bởi: 1) xác suất của các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính; và 2) lỗ của ngân
hàng đối với các khoản nợ xấu. Bằng cách giảm xác suất của một trong hai điều
này sẽ giảm thiểu thiệt hại về sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Với điều đầu
tiên, ảnh hƣởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu điều chỉnh sự ổn định tài chính thông qua
việc giảm các rủi ro của ngân hàng đặc biệt là rủi ro mất khả năng thanh toán của
toàn các ngân hàng. Với điều thứ hai, các khoản lỗ của ngân hàng đối với các
khoản nợ xấu thông qua rủi ro tín dụng của NHTM ảnh hƣởng tới sự ổn định tài
chính của NHTM.
Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ ảnh hƣởng ngay lập tức đến thu nhập và lợi
nhuận của ngân hàng từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Rủi
ro tín dụng là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc
trƣng cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả và tính thời hạn, gây nên sự đổ vỡ lòng tin
của ngƣời cấp tín dụng với ngƣời nhận tín dụng. Về bản chất, đây là loại rủi ro đa
dạng và phức tạp, rất khó quản lý và thƣờng xuyên là nguyên nhân dẫn đến rủi ro
khác, rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính là khối lƣợng
nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu. Rủi ro tín dụng ảnh hƣởng đến xác
suất vỡ nợ của các ngân hàng kéo theo giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng
theo ba khía cạnh:
41

Thứ nhất, rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng, một ngân hàng có rủi
ro lớn là một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn cao làm
cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm
giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và
đe dọa sự ổn định của toàn bộ các ngân hàng. Tình hình đó sẽ đƣợc báo chí nêu
làm cho dân chúng thiếu lòng tin và nhƣ vậy khó lòng có thể huy động đƣợc
nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín
dụng, không mở quan hệ đại lý… làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm
giảm sức mạnh của ngân hàng (Imbierowicz và Rauch, 2014, Ameni Ghenimi
(2017)).
Thứ hai, Berger, A. N., và ctg (1997), Boyd, J. H., và cs (1988), Salas, V.,
và cs (2002) chỉ ra rằng rủi ro làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng một
phần nguyên nhân là do các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp
khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của của dân cƣ vẫn phải
thanh toán đúng kỳ hạn, trong lúc không huy động đƣợc nguồn vốn dồi dào do mất
uy tín, cũng vì thế ngƣời rút tiền thấy tình trạng của Ngân hàng nhƣ thế lại rút tiền
càng tăng lên, kết quả là Ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán, kéo theo
sự mất ổn định tài chính của NHTM.
Thứ ba, theo Cai, J., và ctg (2008), He, Z., và ctg (2012), Eklund, T và ctg
(2001), Dermine, J. (1986). Blair và ctg (1978), rủi ro đƣa đến kết quả là lợi nhuận
suy giảm do rủi ro đƣa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính. Hoạt động tín
dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân
hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, các nguồn thu từ hoạt động tín dụng lại kéo theo rủi
ro tín dụng. Việc không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn
vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả
tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận
không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt
hại, điều này có thể làm ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Rủi ro
tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trƣờng của vốn ngân hàng,
42

trong trƣờng hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng bị thua lỗ. Thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc,
thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận.
Hậu quả của thông tin bất cân xứng giữa các cổ đông ngân hàng và ngƣời
gửi tiền ngân hàng, hay nói cách khác là do trách nhiệm hữu hạn đối với cổ đông
và bảo hiểm tài chính đối với ngƣời gửi tiền tại ngân hàng, khuyến khích các hoạt
động đầu tƣ cho vay có rủi ro của nhà quản lý ngân hàng. Santos (1999), bằng
cách áp dụng lý thuyết về rủi ro đạo đức, đã giải thích tác động tiêu cực của rủi ro
tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng. Việc lý giải tác động của rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng đƣợc tác giả xem xét thông qua tác
động truyền dẫn này. Một số lý thuyết lý giải cho tác động này có thể kể đến nhƣ:
lý thuyết Thông tin bất cân xứng, lý thuyết Đại diện.
2.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.6.1. Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lƣờng sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại
Vận dụng Z-score để đo lƣờng sự ổn định tài chính của các ngân hàng
thƣơng mại đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Có thể
kể đến các nghiên cứu nhƣ:
Boyd & ctg (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tập trung thị trƣờng và
rủi ro phá sản ngân hàng bằng cách sử dụng Z-score làm phƣơng pháp thực
nghiệm trên dữ liệu của 134 quốc gia chƣa công nghiệp hóa trong khoảng thời
gian 1993-2004. Kết quả chỉ ra mối liên hệ dƣơng giữa tập trung thị trƣờng và rủi
ro phá sản, phần lớn do biến động dƣơng của tập trung thị trƣờng và biến động của
tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.
Soedarmono & ctg (2011) sử dụng phân tích định lƣợng để xem xét mức
ảnh hƣởng của các yếu tố thị trƣờng đến độ ổn định hoạt động của các NHTM.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các NHTM ở 12 nƣớc Châu Á trong khoảng thời
gian 2001-2007. Để đại diện cho độ ổn định tài chính của NHTM, nghiên cứu sử
dụng đồng thời chỉ số Z-score theo ROA, ROE, SDROA, SDROE, EQTA và
43

CAR. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tƣ bản hóa vốn cao trong một môi trƣờng ít
cạnh tranh sẽ làm gia tăng rủi ro đạo đức và nguy cơ phá sản ngân hàng.
Rahman & ctg (2012) sử dụng chỉ số Z-score trong nghiên cứu thực nghiệm
tác động của cấu trúc sở hữu ngân hàng đến rủi ro của 9 ngân hàng nội địa và 12
ngân hàng nƣớc ngoài ở Malaysia giai đoạn 1995-2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng số lƣợng lớn cổ đông sẽ làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định của ngân hàng
và khẳng định tầm quan trọng của những quy định về sở hữu vốn trong ngân hàng;
sở hữu gia đình và sở hữu nƣớc ngoài sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng do nguy cơ phá
sản cao trong khi sở hữu chính phủ và sở hữu trong nƣớc sẽ làm giảm rủi ro và gia
tăng sự ổn định cho các ngân hàng.
Các nghiên cứu trong nƣớc có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Đăng
Tùng & Bùi Thị Len (2015), Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015).
Cụ thể:
Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015) sử dụng mô hình Z-score điều
chỉnh Z‟‟ của Altman (1968) để đo lƣờng rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam.
Tác giả sử dụng số liệu của 39 NHTM Việt Nam trong 6 năm từ 2008-2013 và
chia các ngân hàng thành 4 nhóm dựa trên quy mô vốn điều lệ. Bằng kiểm định
One way ANOVA, kết quả nghiên cứu cho thấy Chỉ số Z‟‟ có sự khác biệt giữa
các nhóm có quy mô vốn khác nhau, nhóm ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất và
nhỏ nhất có Z‟‟nhỏ hơn hai nhóm còn lại, các ngân hàng có quy mô càng lớn hoặc
càng nhỏ lại chịu ảnh hƣởng lớn trƣớc những thay đổi của nền kinh tế.
Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015) xem xét tác động của
phát triển thị trƣờng tài chính đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam trong 9 năm từ 2005-2013, trong đó, tác giả
sử dụng Z-score làm chỉ số đo lƣờng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro
thị trƣờng của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trƣờng tài
chính tại Việt Nam có khuynh hƣớng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu
tố nhƣ cấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng;
tăng trƣởng kinh tế tỷ lệ nghịch với rủi ro ngân hàng.
44

2.6.2. Các nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài
chính của các ngân hàng thƣơng mại.
Nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001) đƣợc thực hiện đối với mẫu
các ngân hàng Mỹ theo đạo luật FDICIA (tạm dịch là Đạo luật công ty bảo hiểm
tiền gửi liên bang sửa đổi) nhằm xác định ảnh hƣởng của các quy định tăng vốn
đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Mỹ. Bằng cách sử dụng hệ hai phƣơng
trình với các biến phụ thuộc là thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và Z-
score của ngân hàng, các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, thu nhập ròng,
tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, chất lƣợng tài
sản, tỷ lệ số lƣợng khu vực nông thôn so với thành thị. Kết quả nghiên cứu của tác
giả cho thấy đạo luật FDICIA đã thực sự làm gia tăng vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng nhƣng việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại kéo theo sự gia tăng bất ổn của
ngân hàng.
Tuy nhiên, Rime (2001) lại cho rằng không có mối quan hệ giữa sự ổn định
và vốn trong ngân hàng. Ông tiến hành nghiên cứu bằng cách xem xét các mối
quan hệ giữa Z-score và vốn trong các NHTM trong giai đoạn 1989-1995, ông đã
sử dụng một mô hình hệ phƣơng trình để phân tích việc điều chỉnh vốn và sự bất
ổn tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Kết quả phân tích cho thấy trong những năm gần
đây, các nhà quản lý đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ an toàn vốn của các
ngân hàng để tăng cƣờng sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính. Rime phân
tích các ngân hàng Thụy Sĩ đã phản ứng thế nào với những quy định trên. Đồng
thời ông cũng sử dụng số liệu và mô hình kinh tế lƣợng để phân tích tác động của
việc điều chỉnh vốn đến sự ổn định tại các ngân hàng Thụy Sĩ, khi họ buộc phải
tuân theo mức vốn quy định tối thiểu. Kết quả chỉ ra áp lực điều tiết và những quy
định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhƣng điều này lại
không ảnh hƣởng đến mức độ ổn định của các ngân hàng.
Nghiên cứu của Godlewski (2004) nhằm xác định ảnh hƣởng của vốn đến
rủi ro bất ổn tài chính của các NHTM ở ba khu vực: Trung Đông, Đông Nam Á,
và Nam Mỹ. Dữ liệu đƣợc thu thập từ cơ sở dữ liệu Bankscope trong giai đoạn
45

1996 – 2001. Bằng cách sử dụng hệ hai phƣơng trình với các biến phụ thuộc là
thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và Z-score của ngân hàng, các biến
độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, ROA, và các biến giả. Kết quả nghiên cứu
của Godlewski (2004) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro
bất ổn của ngân hàng.
Tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001), nghiên
cứu của Hakenes và Schnabel (2010) nhằm xác định tác động của vốn lên sự ổn
định tài chính của các ngân hàng. Các tác giả đã phát triển mô hình đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu của Boyd and De Nicolò (2005) nhằm nghiên cứu tác động của
vốn đến sự cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của tác
giả cho thấy tác động tiêu cực của việc gia tăng vốn đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng. Tác giả lý giải việc gia tăng vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh
của các ngân hàng. Việc gia tăng nắm giữ vốn sẽ làm giảm các khoản tín dụng
cung cấp ra thị trƣờng, điều này sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến gia tăng
gánh nặng nợ của ngƣời vay. Kết quả là các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn với
các khoản cấp tín dụng và gây ra tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng.
Abba và cộng sự (2013) cũng cho thấy kết quả tƣơng tự nhƣ Godlewski
(2004). Nghiên cứu này tập trung vào tác động của vốn đến rủi ro bất ổn của các
ngân hàng tại Nigeria trong giai đoạn 2007-2011. Dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo
tài chính của các ngân hàng này. Bằng cách sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé
nhất (OLS) với biến phụ thuộc CAR đại diện cho vốn và các biến độc lập là tỷ
trọng tài sản có rủi ro trên tổng tài sản RWA, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản DAR
và tỷ lệ lạm phát hằng năm đƣợc công bố bởi ngân hàng trung ƣơng Nigeria. Kết
quả nghiên cứu cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu rủi ro bất ổn
của ngân hàng.
Gần đây nhất, Jacob Oduor và cộng sự (2017) nghiên cứu mẫu 167 ngân
hàng tại 37 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 2000 – 2011 nhằm xác định mối
quan hệ giữa vốn và sự ổn định tài chính của các ngân hàng tại Châu Phi. Dữ liệu
46

đƣợc thu thập từ Bankscope. Bằng cách sử dụng phƣơng pháp 2SLS cho dữ liệu
bảng để xây dựng phƣơng trình hồi quy với biến phụ thuộc đại diện cho sự ổn định
tài chính của các ngân hàng là chỉ số Z-score và các biến độc lập bao gồm quy mô
ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài
sản, ROA, ROE, doanh thu hoạt động trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài
sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên dƣ nợ cho vay, tài sản lƣu động trên tổng tài sản, tỷ
lệ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc gia
tăng vốn chủ sở hữu làm giảm thiểu sự bất ổn của các ngân hàng.
Vũ Thị Hồng (2015) sử dụng mẫu 37 NHTM Việt Nam với phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tƣơng
quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với phƣơng pháp tác động cố định
(Fixed Effects), nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có
mối tƣơng quan nghịch với rủi ro bất ổn của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt
Nam.
Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) nghiên cứu về tác động của tỷ lệ vốn tự
có trên tổng tài sản đến rủi ro bất ổn của NHTM trong đó phân tích ảnh hƣởng của
áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi vốn chủ sở hữu của ngân hàng, và ảnh
hƣởng của thay đổi vốn chủ sở hữu ngân hàng đến rủi ro bất ổn của NHTM. Sử
dụng dữ liệu bảng không cân từ mẫu 15 NHTM, giai đoạn 2009 – 2014, thông qua
phƣơng pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phƣơng pháp phân
tích tác động cố định (FEM), kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng với hệ số
CAR thấp hơn mức quy định 9% có xu hƣớng cơ cấu lại tài sản bằng cách giảm tài
sản có hệ số rủi ro cao, thay vì gia tăng vốn chủ sở hữu. Sự gia tăng vốn chủ sở
hữu của các ngân hàng chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố: quy mô tài sản, tỷ suất
sinh lợi của tài sản và mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu của kỳ trƣớc. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy vốn chủ sở hữu có mối tƣơng quan nghịch với rủi ro bất
ổn của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015) xem xét tác động của
phát triển thị trƣờng tài chính đến rủi ro bất ổn của các NHTM Việt Nam. Nghiên
47

cứu sử dụng số liệu của 25 NHTM Việt Nam trong 9 năm từ 2005-2013, trong đó,
tác giả sử dụng Z-score làm chỉ số đo lƣờng rủi ro bất ổn của các NHTM. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phát triển thị trƣờng tài chính tại Việt Nam có khuynh hƣớng
làm gia tăng rủi ro bất ổn của ngân hàng. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy sự gia tăng vốn tỷ lệ nghịch với rủi ro bất ổn của ngân hàng.
Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hƣớng (2016) phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phƣơng pháp Z-score. Nghiên cứu sử
dụng số liệu của 23 NHTM Việt Nam từ năm 2009-2013. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi
thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nƣớc, số
năm hoạt động của ngân hàng có tác động nghịch chiều đến rủi ro phá sản ngân
hàng; tỷ lệ chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi
ro phá sản ngân hàng.
2.6.3. Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính
của các ngân hàng thƣơng mại
Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại tƣơng đối ít. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Beck
& ctg (2009) sử dụng 3 phƣơng pháp đo lƣờng khác nhau là chỉ số Z-score, NPL-
score (Non-performing loans) và PD-score (probability of distress) đồng thời trong
đánh giá độ bất ổn tài chính của các ngân hàng tại Đức giai đoạn 1995-2007. Z-
score là biện pháp rộng rãi đƣợc sử dụng trong cả lĩnh vực tài chính và phi tài
chính, tuy nhiên, theo tác giả thì Z-score chỉ đo lƣờng đƣợc độ bất ổn trong một
khoảng thời gian mà không mang tính dự báo, lại phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng
số liệu kế toán của ngân hàng, do vậy, tác giả kết hợp sử dụng thêm 2 chỉ số là
NPL-score và PD-score. NPL-score đƣợc tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ.
Còn PD-score đƣợc tính toán phức tạp hơn thông qua mô hình logit, mô hình này
sử dụng biến phụ thuộc là biến giả chỉ ra rằng các ngân hàng có phải đối mặt với
các sự kiện rủi ro hay không. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ bất ổn
của các ngân hàng Đức nhƣng nghiên cứu của Beck & ctg (2009) chƣa xem xét tác
48

động của các rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng.
Tiếp theo, nghiên cứu của Consuelo Silva Buston (2012) về quản trị rủi ro
và sự ổn định tài chính của ngân hàng đƣợc thực hiện với mẫu các ngân hàng Mỹ
trong giai đoạn 2005 đến 2010. Bằng phƣơng pháp hồi quy sai số chuẩn mạnh với
dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ kéo theo
sự bất ổn định của các ngân hàng Mỹ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy các biện pháp quản trị rủi ro tốt sẽ giúp hạn chế khả năng phá sản của các
ngân hàng, thậm chí là trong suốt giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009.
Nghiên cứu đầu tiên xem xét đến tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn
định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại là nghiên cứu của Björn Imbierowicz
và Christian Rauch (2014). Các tác giả tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa
rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đƣợc thực hiện với mẫu các
ngân hàng thƣơng mại Mỹ trong giai đoạn 1998 – 2010. Sau đó các tác giả tiếp tục
xem xét ảnh hƣởng riêng lẻ của từng loại rủi ro này lên sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại Mỹ. Bằng phƣơng pháp vector tự hồi quy cho dữ liệu
bảng theo quý từ quý 1 năm 1998 đến quý 3 năm 2010, kết quả nghiên cứu cho
thấy một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao sẽ làm giảm khả năng thanh khoản, dẫn
đến gia tăng sự bất ổn định của ngân hàng.
49

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan


Tác giả (năm) Vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lƣờng sự ổn định tài chính của các
ngân hàng thƣơng mại
Boyd & ctg (2006) Nghiên cứu mối quan hệ Kết quả chỉ ra mối liên hệ
giữa sự tập trung thị dƣơng giữa tập trung thị
trƣờng và rủi ro phá sản trƣờng và rủi ro phá sản,
ngân hàng bằng cách sử phần lớn do biến động
dụng Z-score. dƣơng của tập trung thị
trƣờng và biến động của
tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản.
Soedarmono & ctg (2011) Phân tích định lƣợng để Kết quả nghiên cứu chỉ ra
xem xét mức ảnh hƣởng rằng tƣ bản hóa vốn cao
của các yếu tố thị trƣờng trong một môi trƣờng ít
đến độ ổn định hoạt động cạnh tranh sẽ làm gia tăng
của các NHTM rủi ro đạo đức và nguy cơ
phá sản ngân hàng.
Rahman & ctg (2012) Sử dụng chỉ số Z-score Kết quả nghiên cứu chỉ ra
trong nghiên cứu thực rằng số lƣợng lớn cổ
nghiệm mối quan hệ giữa đông sẽ làm giảm rủi ro
cấu trúc sở hữu ngân và tăng tính ổn định của
hàng và rủi ro của 9 ngân ngân hàng và khẳng định
hàng nội địa và 12 ngân tầm quan trọng của những
hàng nƣớc ngoài ở quy định về sở hữu vốn
Malaysia giai đoạn 1995- trong ngân hàng.
2008.
Nguyễn Đăng Tùng & Sử dụng mô hình Z-score Kết quả nghiên cứu cho
Bùi Thị Len (2015) điều chỉnh Z‟‟ của thấy Chỉ số Z‟‟ có sự
50

Altman (1968) để đo khác biệt giữa các nhóm


lƣờng rủi ro phá sản của có quy mô vốn khác
các NHTM Việt Nam. nhau, nhóm ngân hàng có
. quy mô vốn lớn nhất và
nhỏ nhất có Z‟‟nhỏ hơn
hai nhóm còn lại, các
ngân hàng có quy mô
càng lớn hoặc càng nhỏ
lại chịu ảnh hƣởng lớn
trƣớc những thay đổi của
nền kinh tế.
Hoàng Công Gia Khánh Xem xét tác động của Kết quả nghiên cứu cho
& Trần Hùng Sơn (2015) phát triển thị trƣờng tài thấy phát triển thị trƣờng
chính đến rủi ro của các tài chính tại Việt Nam có
NHTM Việt Nam. khuynh hƣớng làm gia
tăng rủi ro của ngân hàng.
Các yếu tố nhƣ cấu trúc
tài sản, an toàn vốn, quy
mô tài sản làm giảm rủi
ro ngân hàng; tăng trƣởng
kinh tế tỷ lệ nghịch với
rủi ro ngân hàng.
Các nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại
Aggrawal và Jacques Nghiên cứu đƣợc thực Kết quả nghiên cứu của
(2001) hiện đối với mẫu các tác giả cho thấy đạo luật
ngân hàng Mỹ theo đạo FDICIA đã thực sự làm
luật FDICIA nhằm xác gia tăng vốn chủ sở hữu
định ảnh hƣởng của các của các ngân hàng nhƣng
51

quy định tăng vốn đến sự việc gia tăng vốn chủ sở
ổn định tài chính của các hữu lại kéo theo sự gia
ngân hàng Mỹ. tăng bất ổn tài chính của
ngân hàng.
Rime (2001) Nghiên cứu xem xét tác Kết quả phân tích cho
động của rủi ro bất ổn của thấy trong những năm
ngân hàng đến vốn trong gần đây, các nhà quản lý
các NHTM Thụy Sĩ giai đã bắt đầu tập trung nhiều
đoạn 1989-1995 hơn vào tỷ lệ an toàn vốn
của các ngân hàng để
tăng cƣờng sự ổn định tài
chính của hệ thống tài
chính. Kết quả cho thấy
áp lực điều tiết và những
quy định của chính phủ
khiến cho các ngân hàng
phải tăng vốn, nhƣng điều
này lại không ảnh hƣởng
đến mức độ ổn định tài
chính của các ngân hàng
Godlewski (2004) Nghiên cứu nhằm xác Kết quả nghiên cứu của
định ảnh hƣởng của vốn Godlewski (2004) cho
đến rủi ro bất ổn của các thấy việc gia tăng vốn
NHTM ở ba khu vực: chủ sở hữu làm giảm
Trung Đông, Đông Nam thiểu rủi ro bất ổn tài
Á, và Nam Mỹ trong giai chính của ngân hàng.
đoạn 1996 – 2001.
Hakenes và Schnabel Nghiên cứu nhằm xác Kết quả nghiên cứu của
(2010) định tác động của vốn lên tác giả cho thấy tác động
52

sự ổn định tài chính của tiêu cực của việc gia tăng
các ngân hàng trên cơ sở vốn đến sự ổn định tài
phát triển mô hình đƣợc chính của các ngân hàng.
sử dụng trong nghiên cứu
của Boyd and De Nicolò
(2005).
.
Abba và cộng sự (2013) Nghiên cứu này tập trung Kết quả nghiên cứu cho
vào tác động của vốn đến thấy việc gia tăng vốn
rủi ro bất ổn của các ngân chủ sở hữu làm giảm
hàng tại Nigeria trong thiểu rủi ro bất ổn tài
giai đoạn 2007-2011. chính của ngân hàng.
Jacob Oduor và cộng sự Nghiên cứu đƣợc thực Kết quả nghiên cứu cũng
(2017) hiện với mẫu 167 ngân cho thấy việc gia tăng
hàng tại 37 quốc gia Châu vốn chủ sở hữu làm giảm
Phi trong giai đoạn 2000 thiểu sự bất ổn tài chính
– 2011 nhằm xác định tác của các ngân hàng.
động của vốn đến sự ổn
định tài chính của các
ngân hàng tại Châu Phi.
Vũ Thị Hồng (2015) Nghiên cứu đƣợc thực Nghiên cứu đã tìm thấy tỷ
hiện với mẫu 37 NHTM lệ vốn chủ sở hữu trên
Việt Nam trong giai đoạn tổng tài sản có mối tƣơng
2006-2011 nhằm xác định quan nghịch với rủi ro bất
các yếu tố ảnh hƣởng đến ổn tài chính của các ngân
sự ổn định tài chính của hàng thƣơng mại tại Việt
các ngân hàng. Nam.
Lê Thanh Ngọc và cộng Nghiên cứu về tác động Kết quả nghiên cứu cho
sự (2015) của tỷ lệ vốn tự có trên thấy các ngân hàng với hệ
53

tổng tài sản đến rủi ro bất số CAR thấp hơn mức
ổn của NHTM. Sử dụng quy định 9% có xu hƣớng
dữ liệu bảng không cân từ cơ cấu lại tài sản bằng
mẫu 15 NHTM, giai đoạn cách giảm tài sản có hệ số
2009 – 2014. rủi ro cao, thay vì gia
tăng vốn chủ sở hữu. Sự
gia tăng vốn chủ sở hữu
của các ngân hàng chịu
ảnh hƣởng bởi các nhân
tố: quy mô tài sản, tỷ suất
sinh lợi của tài sản và
mức độ thay đổi vốn chủ
sở hữu của kỳ trƣớc.
Hoàng Công Gia Khánh Xem xét tác động của Kết quả nghiên cứu cho
và Trần Hùng Sơn (2015) phát triển thị trƣờng tài thấy phát triển thị trƣờng
chính đến rủi ro bất ổn tài chính tại Việt Nam có
của các NHTM Việt Nam khuynh hƣớng làm gia
tăng rủi ro bất ổn tài
chính của ngân hàng.
Đồng thời kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy sự gia
tăng vốn tỷ lệ nghịch với
rủi ro bất ổn tài chính của
ngân hàng.
Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại
Beck & ctg (2009) Sử dụng 3 phƣơng pháp Nghiên cứu đã cho thấy
đo lƣờng khác nhau là chỉ mức độ ổn định của các
số Z-score, NPL-score ngân hàng tại Đức trong
54

(Non-performing loans) giai đoạn 1995 - 2007.


và PD-score (probability
of distress) đồng thời
trong đánh giá độ bất ổn
tài chính của các ngân
hàng tại Đức giai đoạn
1995-2007.
Consuelo Silva Buston Nghiên cứu về quản trị Kết quả nghiên cứu cho
(2012) rủi ro và sự ổn định tài thấy khi rủi ro tín dụng
chính của ngân hàng đƣợc gia tăng sẽ kéo theo sự
thực hiện với mẫu các bất ổn định của các ngân
ngân hàng Mỹ trong giai hàng Mỹ. Đồng thời, kết
đoạn 2005 đến 2010. quả nghiên cứu cũng cho
thấy các biện pháp quản
trị rủi ro tốt sẽ giúp hạn
chế khả năng phá sản của
các ngân hàng, thậm chí
là trong suốt giai đoạn
khủng hoảng 2008 – 09.
Björn Imbierowicz và Nghiên cứu về mối quan Kết quả nghiên cứu cho
Christian Rauch (2014) hệ giữa rủi ro thanh thấy một ngân hàng có rủi
khoản và rủi ro tín dụng ro tín dụng cao sẽ làm
và tác động của các loại giảm khả năng thanh
rủi ro này lên sự ổn định khoản, dẫn đến gia tăng
tài chính của các ngân sự bất ổn định của ngân
hàng thƣơng mại Mỹ hàng.
trong giai đoạn 1998 –
2010
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu
55

2.6.4. Đánh giá các nghiên cứu trƣớc


Về mặt mục tiêu nghiên cứu, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của
vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM đƣợc các
tác giả trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới nghiên cứu theo ba hƣớng độc lập có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Hƣơng thứ nhất, nghiên cứu vận dụng Z-score để đo
lƣờng sự ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại, bao gồm các nghiên
cứu của: Boyd & ctg (2006); Soedarmono & ctg (2011); Rahman & ctg (2012);
Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015); Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng
Sơn (2015). Hƣớng thứ hai, nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn
định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại, bao gồm các nghiên cứu của:
Aggrawal và Jacques (2001); Rime (2001); Godlewski (2004); Hakenes và
Schnabel (2010); Abba và cộng sự (2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017); Vũ
Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015); Hoàng Công Gia Khánh và
Trần Hùng Sơn (2015). Hƣớng thứ ba nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại, hƣớng này bao gồm các
nghiên cứu của Beck & ctg (2009); Consuelo Silva Buston (2012); Björn
Imbierowicz và Christian Rauch (2014). Nhƣ vậy, tới thời điểm hiện tại, chƣa có
nghiên cứu trong nƣớc nào xem xét kết hợp của cả vốn chủ sở hữu và rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Ngoài ra, tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng có thể thay đổi tác
động tới dự ổn định tài chính của ngân hàng và khả năng tồn tại của họ trong thời
gian khủng hoảng tài chính. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn
ra vào những năm 2008 và 2009 đã làm kinh tế các quốc gia đang bị suy giảm
mạnh. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã và đang ảnh
hƣởng không nhỏ: trên thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có khả
năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến dự trữ
ngoại hối và giá cả trên thị trƣờng chứng khoán. Xuất khẩu sẽ suy giảm, điều này
vừa ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thƣơng mại; vừa làm tăng
lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trƣờng sức lao động; thị trƣờng bất
56

động sản sẽ có xu hƣớng đình trệ và sự đình trệ của thị trƣờng này sẽ tác động tiêu
cực đến các thị trƣờng khác. Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại
tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trƣờng vốn; lãi suất tăng, tăng
chi phí vốn, vì vậy ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Theo Martinez-Miera và
Suarez (2014) yêu cầu về vốn ảnh hƣởng đến chi phí và tần suất của các cuộc
khủng hoảng hệ thống, sự ổn định tài chính đạt đƣợc thông qua hỗ trợ của nguồn
vốn chủ sở hữu tăng cao nhằm giảm rủi ro hệ thống trong thời kỳ khủng hoảng.
Tuy nhiên, các bằng chứng về tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến
sự ổn định tài chính của ngân hàng càng đƣợc củng cố trong các giai đoạn khủng
hoảng tài chính vẫn còn rất hạn chế và chƣa đƣợc nghiên cứu tại Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài
chính của các NHTM cho thấy nhiều mâu thuẫn: Aggrawal và Jacques (2001);
Hakenes và Schnabel (2010) tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy gia tăng vốn
chủ sở hữu kéo theo sự gia tăng bất ổn tài chính của ngân hàng. Rime (2001) cho
thấy áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng
phải tăng vốn, nhƣng điều này lại không ảnh hƣởng đến mức độ ổn định tài chính
của các ngân hàng; Godlewski (2004); Abba và cộng sự (2013); Jacob Oduor và
cộng sự (2017); Vũ Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) cho thấy
việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả
nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết tác động của vốn chủ sở hữu tới sự
ổn định tài chính của các NHTM. Điều này hàm ý rằng các chiều hƣớng tác động
của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng theo từng giai đoạn
thời gian, và có khả năng tồn tại tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến sự ổn định
tài chính của các NHTM là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngƣợc. Khi đó,
việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính
của các NHTM nhƣng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ
sở vƣợt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn
định tài chính của các NHTM do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ
vốn chủ sở hữu tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các NHTM chính là tỷ
57

lệ vốn chủ sở hữu tối ƣu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM
là cao nhất.
Về mặt phƣơng pháp nghiên cứu, các nghiên cứu cho thấy sự khách quan
và độ tin cậy cao thông qua các dữ liệu đƣợc lấy từ các nguồn tin cậy: worldbank,
IMF, FDIC Call Reports data, Bankscope..và các phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp
với nghiên cứu về dữ liệu bảng nhƣ OLS, FEM, REM, GMM để nghiên cứu tác
động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM
và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, các nghiên cứu còn đƣa ra các cơ sở lý thuyết rõ
ràng cũng nhƣ hệ thống một cách tổng quát các công trình nghiên cứu liên quan
trƣớc đó một cách khoa học và chặt chẽ.
58

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


Trong chƣơng 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vốn chủ
sở hữu, rủi ro tín dụng, sự ổn định tài chính của ngân hàng nhƣ khái niệm, phân
loại và đo lƣờng. Cơ sở lý thuyết về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng
đến sự ổn định tài chính của ngân hàng cũng đƣợc tác giả đề cập đến.
Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lƣợc khảo
các nghiên cứu liên quan đến đo lƣờng sự ổn định tài chính và tác động của vốn
chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM.
Trên cơ sở phân tích của các lý thuyết nền tảng, kết quả của công trình
nghiên cứu trƣớc đây liên quan và các kết quả nghiên cứu trƣớc sẽ là cơ sở để xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất đối với mục tiêu nghiên cứu về thời gian và
phƣơng pháp nghiên cứu tại chƣơng 3. Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày phƣơng pháp
nghiên cứu của luận án, cũng là một nội dung quan trọng của luận án.
59

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


Nội dung chƣơng 3 trình bày quy trình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên
cứu; các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án; cách thức thu thập và nguồn
dữ liệu cũng nhƣ các phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp đối với kiểu dữ liệu, ƣớc
tính số lƣợng mẫu cần thu thập và mô hình của luận án.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


3.2.1. Đo lƣờng sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại
Kế thừa phƣơng pháp tính toán Z-score cho các ngân hàng của các nghiên
cứu Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), Boyd & ctg (1993),
nghiên cứu này sẽ tính toán chỉ số Z-score cho các ngân hàng nhƣ sau:
60

Trong đó:
là chỉ số Z-score đo lƣờng bất ổn tài chính của ngân hàng i năm t
là suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t, đƣợc tính
bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân.
là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t,
đƣợc tính bằng vốn chủ sở hữu bình quân chia cho tổng tài sản bình quân.
là độ lệch chuẩn của ROA của ngân hàng i trong kỳ nghiên cứu p.
Theo công thức trên, chỉ số Z-score càng thấp thì sự ổn định tài chính của
ngân hàng càng thấp. Ngƣợc lại, chỉ số Z-score càng cao thì sự ổn định tài chính
của ngân hàng càng cao.
Để xác định mối tƣơng quan giữa rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính
của các NHTM Việt Nam, đề tài sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data). Đây
là phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây.
Đối với dữ liệu bảng, tác giả sử dụng các hồi quy phổ biến là hồi quy tác
động cố định (Fixed-effects), hồi quy bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi
(Feasible General Least Square – FGLS) và hồi quy GMM hệ thống (System
General Method of Moments).
Theo Baltagi (2008), sử dụng dữ liệu bảng có hai ƣu điểm lớn nhƣ: i) Dữ
liệu bảng cho các kết quả ƣớc lƣợng của các tham số trong mô hình đáng tin cậy
hơn; ii) Dữ liệu bảng cho phép xác định và đo lƣờng tác động mà những tác động
này không thể đƣợc xác định và đo lƣờng khi sử dụng sử dụng dữ liệu chéo hoặc
dữ liệu chuỗi thời gian.
Dựa trên các nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Björn Imbierowicz và
Christian Rauch (2013), Jacob Oduor và cộng sự (2017), tác giả thực hiện đánh
giá tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam thông qua các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, sử dụng mô hình thể hiện
61

tác động của các biến độc lập trong đó có vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
- Bƣớc 2: Thu thập dữ liệu và ƣớc lƣợng mô hình
- Bƣớc 3: Thực hiện các kiểm định cần thiết: kiểm định phƣơng sai thay
đổi qua các thực thể, kiểm định đa cộng tuyến và tự tƣơng quan. Khắc phục các
hiện tƣợng nếu có
- Bƣớc 4: Phân tích, đánh giá và đƣa ra kết luận tác động của vốn chủ sở
hữu, rủi ro tín dụng lên sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên kết
quả ƣớc lƣợng và các kiểm định.
3.2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu của Jacob Oduor và cộng sự (2017), tác giả sử dụng
mô hình thể hiện tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

(1)
Bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự
ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả còn xem xét tác động này là tuyến tính
hay phi tuyến bằng cách đƣa thêm vào mô hình (1) biến EQTA2. Mô hình nghiên
cứu cụ thể nhƣ sau:

(2)
Ngoài ra, để tìm kiếm bằng chứng về ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính
đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả đƣa thêm vào mô hình (1) biến giả
KHUNGHOANG. Biến KHUNGHOANG nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện
khủng hoảng vào những năm 2008 và 2009, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện
bình thƣờng vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu. Mô hình nghiên
cứu cụ thể nhƣ sau:
62

(3)
Trên cơ sở nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013),
tác giả sử dụng mô hình thể hiện tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

(4)
Bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng đến sự
ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả còn xem xét tác động này trong điều kiện
khủng hoảng tài chính bằng cách đƣa thêm vào mô hình (4) biến giả
KHUNGHOANG. Biến KHUNGHOANG nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện
khủng hoảng vào những năm 2008 và 2009, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện
bình thƣờng vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu. Mô hình nghiên
cứu cụ thể nhƣ sau:

(5)
Để xem xét ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định trong điều kiện
khủng hoảng, tác giả đƣa thêm vào mô hình biến , cụ thể
nhƣ sau:

(6)
Các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình dựa trên các nghiên cứu của các tác
giả Aggrawal và Jacques (2001); Rime (2001); Godlewski (2004); Hakenes và
Schnabel (2010); Abba và cộng sự (2013); Björn Imbierowicz và Christian Rauch
(2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017) bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
(NPL); Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), Tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản (LOANTA); Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
ròng (CIR); Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE); Tốc độ tăng trƣởng
63

kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF). Cách thức đo lƣờng và dấu kỳ vọng của hệ
số hồi quy tƣơng ứng với các biến này đƣợc trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
Kỳ vọng
Tên biến Ký hiệu Đo lƣờng
về dấu

Biến phụ thuộc

Sự ổn định tài chính

Biến độc lập

Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài EQTA +
sản
Tỷ lệ nợ xấu trên
-
tổng dƣ nợ

Quy mô ngân hàng Logarithm (Tổng tài sản) -

Tỷ lệ tổng dƣ nợ
LTD -
trên tổng tiền gửi
Tỷ lệ dự phòng rủi
+
ro tín dụng
Tỷ lệ cho vay trên
+/-
tổng tài sản
Lợi nhuận ròng trên
ROE +
tổng vốn chủ sở hữu
64

Tỷ lệ chi phí hoạt


động trên thu nhập CIR -
hoạt động ròng
Tốc độ tăng trƣởng
CRE -
tín dụng
Tốc độ tăng trƣởng
GDP +
GDP

Tỷ lệ lạm phát INF -

Nguồn: tổng hợp của tác giả


3.2.2.1. Mô tả các biến giải thích
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA): Đây là biến độc lập
đƣợc tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một
ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều
này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm
khi chi phí vốn vay cao. Aggrawal và Jacques (2001); Hakenes và Schnabel
(2010) tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy gia tăng vốn chủ sở hữu kéo theo sự
gia tăng bất ổn tài chính của ngân hàng. Rime (2001) cho thấy áp lực điều tiết và
những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhƣng điều
này lại không ảnh hƣởng đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng;
Godlewski (2004); Abba và cộng sự (2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017); Vũ
Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) cho thấy việc gia tăng vốn
chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu thực
nghiệm phù hợp với lý thuyết tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài chính
của các NHTM. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản sẽ có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính các ngân hàng, hay nói
cách khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản càng cao thì càng
kiểm soát đƣợc các bất ổn tài chính.
65

Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LTD): Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng


tiền gửi có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của ngân hàng chứng tỏ
ngân hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng, làm cho nguồn vốn và dòng
tiền tăng lên, ngân hàng có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức năng hấp thụ rủi
ro của vốn. Lợi nhuận cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ nên rủi ro
phá sản giảm. Ngƣợc lại, trƣờng hợp xuất hiện mối tƣơng quan âm chứng tỏ nếu
ngân hàng cho vay càng nhiều so với tổng tiền gửi có thể làm cho rủi ro nợ xấu
tăng cao, mất vốn, giảm sút ổn định tài chính của các NHTM. Mặt khác, một ngân
hàng cho vay quá nhiều so với tổng nguồn vốn huy động mà ngân hàng đang nắm
giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với
ngân hàng, khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro mất khả
năng thanh toán. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho
thấy mối tƣơng quan âm giữa biến LTD với sự ổn định tài chính của các NHTM.
Biến LTD cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng tiền gửi,
tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh
toán của các NHTM càng tăng. Theo Acharya and Thakor (2011), Berger và
Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn thì nó càng nhạy cảm hơn
trong các cú sốc của thị trƣờng, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro lớn
hơn.
Tốc độ tăng trƣởng tín dụng (CRE): tỷ lệ này đƣợc đo lƣờng thông qua
tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ năm nay so với dƣ nợ năm ngoái, cho biết sự phát
triển trong hoạt động cho vay (hoạt động chủ chốt đối với các NH truyền thống tại
các quốc gia đang phát triển) về mặt định lƣợng. Tỷ lệ càng cao cho biết qui mô
tín dụng của ngân hàng là càng phát triển nóng và lớn. Nói chung các ngân hàng
đều mong muốn tỷ lệ này cao do tín dụng mang lại thu nhập cao hơn so với các
hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên do đặc tín rủi ro cao khi các ngân hàng chạy đua cho
vay nên tốc độ tăng trƣởng tín dụng thƣờng có mối tƣơng quan âm đối với ổn định
tài chính của các ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao phản ánh khối lƣợng
tín dụng khả quan nhƣng đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận đối mặt với
66

nguy cơ rủi ro tiềm tàng. Beck & ctg (2009), Jacob Oduor và cộng sự (2017)
thông qua nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra bằng chứng cho thấy, khi tốc độ tăng
trƣởng tín dụng tăng lên, các NHTM đối mặt với sự bất ổn tài chính càng cao.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL): tỷ lệ nợ xấu lớn đe dọa nghiêm
trọng không chỉ với sự ổn định tài chính của NHTM mà còn với toàn bộ hệ thống
an ninh tiền tệ quốc gia. Khi nợ xấu quá ngƣỡng cho phép (dƣới 5% trên tổng dƣ
nợ là bình thƣờng) NHTM sẽ mất đi một lƣợng vốn lớn, do không thu hồi đƣợc
nợ, dòng tiền bị ảnh hƣởng, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh
toán dẫn đến rui ro phá sản, điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của các
ngân hàng. Cai, J., và ctg (2008), He, Z., và ctg (2012), Eklund, T và ctg (2001),
Dermine, J. (1986). Blair và ctg (1978), tìm thấy mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dƣ nợ đối với sự ổn định tài chính của các NHTM, khi tỷ lệ này tăng
lên làm sụt giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Nợ xấu đƣa đến kết quả là
lợi nhuận suy giảm do rủi ro đƣa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính. Hoạt
động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của
các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, các nguồn thu từ hoạt động tín dụng lại kéo
theo rủi ro tín dụng. Việc không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm
cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn
phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu
lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù
đắp thiệt hại, điều này có thể làm ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động của các
NHTM. Nợ xấu gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trƣờng của vốn ngân
hàng, trong trƣờng hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng bị thua lỗ. Thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó
khăn bế tắc, thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận.
Quy mô ngân hàng (BANKSIZE): đƣợc tính bằng Logarithm của tổng tài
sản. Quy mô ngân hàng có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của
ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì sự ổn định tài chính càng
tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn
67

khác nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi nhuận và phát triển bền
vững. Ngƣợc lại, trƣờng hợp xuất hiện mối tƣơng quan âm chứng tỏ nếu mở rộng
quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản
lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của
ngân hàng tăng cao, sự ổn định tài chính của NHTM giảm. Theo nghiên cứu của
Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng quy mô ngân hàng cho thấy khả
năng của ngân hàng để giành chiến thắng trong việc kiểm soát rủi ro hệ thống. Các
ngân hàng lớn có thể làm đa dạng hóa các hoạt động nhằm giảm rủi ro của ngân
hàng. Nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô NH càng lớn,
khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của
các NHTM càng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao
hơn do quy mô nhỏ. Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh
hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh
doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các
nghiên cứu trƣớc của các tác giả Aspachs và cộng sự (2005); Lucchetta (2007);
Vodová (2011); Rauch và ctg. (2009), Indriani (2004) đều cho nhận định giống
nhau về mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô ngân hàng và sự ổn định tài chính
của NHTM.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP): Tỷ lệ này đƣợc đo lƣờng thông
qua tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ nợ. Dự phòng rủi ro tín
dụng là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định
đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng cụ thể và trong
các trƣờng hợp khó khăn về tài chính khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm. Chỉ
số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc, các khoản nợ
đƣợc phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến
100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Chỉ số
này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực
và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lƣợng
68

cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chƣa đƣợc trích
lập đủ theo quy định. Biến LLP có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính
của các NHTM cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sự ổn
định tài chính càng tăng. Các nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian
Rauch (2013), Salas, V., và cs (2002) cho thấy chỉ số này cao, sự bất ổn tài chính
càng cao do chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng giảm sút dẫn đến nguy
cơ đối mặt với rủi ro không thu hồi đƣợc nợ, mất khả năng thanh toán và phá sản
ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA): Tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của NHTM chứng tỏ ngân
hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng sự ổn định tài chính của NHTM
càng tăng. Ngƣợc lại, trƣờng hợp xuất hiện mối tƣơng quan ấm chứng tỏ nếu ngân
hàng cho vay càng nhiều so với tổng tài sản có thể làm cho rủi ro tăng cao, sự ổn
định tài chính của NHTM giảm xuống. Mặt khác, một ngân hàng cho vay quá
nhiều so với tổng tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm
tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với ngân hàng, khiến cho NH mất
khả năng thanh toán và rủi ro phá sản của ngân hàng tăng cao, dẫn đến sự mất sự
ổn định tài chính của NHTM. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa
(2015) cho thấy mối tƣơng quan âm giữa biến TLA với sự ổn định tài chính của
NHTM. Biến TLA cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng
tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro tín dụng kéo
mất khả năng thanh toán và phá sản của các NHTM càng tăng. Theo Acharya and
Thakor (2011), Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn
thì nó càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trƣờng, điều đó dẫn đến ngân
hàng sẽ đối mặt rủi ro hệ thống lớn hơn.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng (CIR): Chi phí
hoạt động đối với NHTM là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình
thƣờng của ngân hàng, thông thƣờng là chi phí lƣơng, quảng cáo, marketing, chi
phí thuê văn phòng, chi phí quản lý… Trong đó, theo thống kê từ báo cáo tài chính
69

của 33 ngân hàng trong nƣớc do Công ty kiểm toán KPMG (2016) thực hiện, quỹ
lƣơng chiếm hơn nửa tổng chi phí hoạt động trong năm 2016 và có xu hƣớng tăng
lên. Nguyên nhân là do sức ép tăng thị phần từ các ngân hàng nƣớc ngoài khiến
các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lƣợng chi nhánh, phòng giao
dịch, dẫn đến tăng số nhân viên. CIR cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động tƣơng đối so
với thu nhập hoạt động ròng, trong trƣờng hợp tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập hoạt động ròng có mối tƣơng quan âm với sự ổn định tài chính của các ngân
hàng đƣợc giải thích bằng một sự tăng lên tƣơng đối của chi phí hoạt động so với
thu nhập hoạt động ròng phản ánh hiệu quả hoạt động giảm sút kéo theo gia tăng
rủi bất ổn tài chính của ngân hàng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của
Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập hoạt động ròng có tƣơng quan âm với sự ổn định tài chính của NHTM.
Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này đo lƣờng
bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng vốn chủ sở hữu, phản ánh hiệu
quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Đa số các nghiên
cứu trƣớc đều sử dụng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng vốn chủ sở hữu để đánh
giá rủi ro phá sản của các NHTM. Có nghiên cứu chỉ ra mối tƣơng quan dƣơng
của ROE với sự ổn định tài chính của các ngân hàng (Nhƣ nghiên cứu của Bonfim
và Kim, năm 2011; Bunda và Desquilbet, 2008; Bryant, 1980; Diamond và
Dybvig, năm 1983): bất kỳ một NHTM nào hoạt động trong cơ chế thị trƣờng,
điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là ROE. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của NHTM.
NHTM chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu NHTM hoạt động
không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì NHTM sẽ bị đào thải,
đi đến phá sản. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của NHTM. Nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM, là điều kiện quan trọng đảm
bảo cho khả năng thanh toán của NHTM. Nếu NHTM làm ăn có hiệu quả, có lợi
nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, NHTM có thể hoàn trả mọi khoản nợ
đến hạn và ngƣợc lại. Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng, hoạt động sản xuất
70

kinh doanh có lãi sẽ tạo cho NHTM một khoản lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối,
là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tƣ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị, làm cơ sở để NHTM đi vay vốn từ bên
ngoài đƣợc dễ dàng …mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để NHTM tồn tại phát
triển vững vàng, giảm thiểu rủi ro phá sản. Nghiên cứu này sử dụng tỷ số ROE vì
một mặt muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác muốn xem
xét tác động của yếu tố này sự ổn định tài chính của NHTM.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): Trong nghiên cứu của Brown and
Dinç (2011) tại các Ngân hàng ở các quốc gia châu Âu, tác giả đã chỉ ra ở các
quốc gia có GDP thấp thì các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ ít gặp rủi ro phá sản
hơn. Ngoài ra theo Knaup and Wagner (2010) các ngân hàng nhỏ sẽ ít bị bất ổn tài
chính hơn các ngân hàng lớn trong trƣờng hợp điều kiện nền kinh tế bất lợi.
Nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng có mối tƣơng
quan âm giữa GPD và sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM. Sự gia tăng của
tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động tăng nguy cơ rủi ro phá sản của ngân hàng
kéo theo sự gia tăng về bất ổn tài chính. Điều này trái với kết quả đƣợc tìm thấy từ
nghiên cứu của Salked. M (2011) đã chỉ ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tăng
trƣởng GDP và sự ổn định tài chính của ngân hàng, bao gồm cả rủi ro phá sản.
Điều này đƣợc lý giải rằng khi tốc độ tăng trƣởng GDP tăng lên, thu nhập của khu
vực cá nhân và hộ gia đình sẽ gia tăng, kích thích sự tăng lên về tiết kiệm và đầu
tƣ, nhờ vậy hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc cải thiện,
từ đó hạn chế đƣợc rủi ro phá sản, gia tăng tính ổn định tài chính cho các ngân
hàng. Ngƣợc lại, GDP giảm gây ra hậu quả nặng nề đối với toàn bộ nền kinh tế
trong đó có các NHTM. Hệ quả là các bất cân đối vĩ mô sẽ trở nên trầm trọng hơn,
bội chi tăng, lãi suất tăng, tỷ giá tăng…ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh
doanh của các NHTM do các khoản đầu tƣ đối diện với rủi ro cao, kéo theo lợi
nhuận và dòng tiền mất ổn định, gia tăng bất ổn tài chính cho các NHTM.
Tỷ lệ lạm phát (INF): Yếu tố tỷ lệ lạm phát có mối tƣơng quan dƣơng với
sự ổn định tài chính của NHTM chứng tỏ khi lạm phát tăng cao sẽ gia tăng sự ổn
71

định tài chính của NHTM. Ngƣợc lại, nếu trƣờng hợp xuất hiện mối tƣơng quan
âm chứng tỏ khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, sự ổn định tài chính của NHTM giảm. Đối
với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các
ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động đƣợc vốn, hoặc không muốn vốn từ
ngân hàng chảy sang các kênh đầu tƣ khác nhƣ chứng khoán và bất động sản, các
NHTM phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trƣờng vốn. Nhƣ vậy
lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trƣờng vốn, ảnh hƣởng lớn
đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn,
đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ và dân chúng, gây khó khăn cho sự
lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng nhƣ sự ổn định tài chính của các thể
chế tài chính – tín dụng. Nghiên cứu của tác giả Hakim & ctg. (2012), Salked
(2011) chỉ ra có một mối có mối tƣơng quan âm giữa INF với sự ổn định tài chính
của NHTM. Sự gia tăng của lạm phát có ảnh hƣởng làm gia tăng rủi ro phá sản
ngân hàng. Lạm phát gia tăng có thể dẫn đến chi phí cao hơn đối với các ngân
hàng đó làm tăng nguy cơ vỡ nợ ngân hàng. Điều này phù hợp với kết quả đƣợc
tìm thấy bởi Jacob Oduor và cộng sự (2017). Đối với các NHTM, kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh
hƣởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tƣ và thực hiện các dịch vụ
ngân hàng.
3.2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Trong mô hình (1), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) là biến
độc lập đƣợc tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của
một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao,
điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng
giảm khi chi phí vốn vay cao. Các nghiên cứu của các tác giả Godlewski (2004),
Abba và cộng sự (2013), Jacob Oduor và cộng sự (2017) đều cho thấy có tác động
của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Cụ thể, sự gia tăng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ gia tăng sự ổn định
72

tài chính của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản sẽ có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của
ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng cao. Do đó, tác giả đƣa ra giả
thuyết:
Giả thuyết H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tƣơng quan
dƣơng với sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và sự ổn định tài chính
của ngân hàng đã đƣợc minh chứng trong các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên,
chiều hƣớng tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và sự ổn định tài
chính của ngân hàng không thống nhất trong các nghiên cứu. Trái với kết quả về
tác động tích cực của sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn
định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001),
Hakenes và Schnabel (2010) lại cho thấy tác động tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu
của Rime (2001) lại không tìm thấy mối quan hệ giữa hai biến số này. Sự thay đổi
tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng trong các nghiên cứu trên đã cho thấy mối quan hệ giữa hai biến số này
không đơn thuần chỉ là mối quan hệ tuyến tính. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ
vọng tìm thấy tác động phi tuyến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự
ổn định tài chính của ngân hàng. Cụ thể, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
gia tăng sẽ kéo theo sự ổn định tài chính của ngân hàng gia tăng. Tuy nhiên khi tỷ
lệ này vƣợt qua một ngƣỡng nhất định sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các
ngân hàng do việc gia tăng nắm giữ vốn sẽ làm giảm các khoản tín dụng cung cấp
ra thị trƣờng, điều này sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến gia tăng gánh nặng
nợ của ngƣời vay. Kết quả là các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn với các khoản
cấp tín dụng và gây ra tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân
hàng. Tác giả kỳ vọng tác động phi tuyến giữa hai biến này có hình chữ U ngƣợc.
Giả thuyết H2: Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự
ổn định tài chính của ngân hàng là phi tuyến.
73

Trong mô hình (4), rủi ro tín dụng đƣợc đại diện bằng biến tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dƣ nợ (NPL) là biến độc lập đƣợc tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ thể hiện chất lƣợng nợ của ngân hàng và mức độ rủi
ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tƣơng lại. Tỷ số này
thấp chứng tỏ rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp, có thể làm cho lợi nhuận của
ngân hàng giảm. Nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013)
cho thấy tác động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng. Cụ thể, sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ sẽ có tác động tiêu
cực làm giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả
kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ sẽ có mối tƣơng quan âm với sự ổn định
tài chính của ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ
nợ càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp. Do đó, tác giả đƣa
ra giả thuyết:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ càng cao thì sự ổn định tài
chính của ngân hàng càng thấp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013)
cũng cho thấy trong điều kiện khủng hoảng xảy ra sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến sự
ổn định tài chính của ngân hàng. Một số nghiên cứu khác gần đây về sự ổn định
tài chính của ngân hàng cũng quan tâm đến sự ảnh hƣởng của khủng hoảng tài
chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng (Igor Živko và Tomislav Kandžija,
2013). Khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong nƣớc xuất phát
từ sự mất lòng tin của khách hàng và việc thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng.
Hoạt động tín dụng giảm và chất lƣợng tín dụng xấu đi có ảnh hƣởng đến khả
năng sinh lợi của các ngân hàng từ đó ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tác động nghịch chiều
của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Giả thuyết H4: Tác động của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài
chính của ngân hàng mang dấu âm.
74

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này tác giả cũng xem xét tác động của rủi ro
tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng bằng
cách đƣa vào mô hình biến . Trong điều kiện khủng
hoảng xảy ra, tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của
ngân hàng sẽ gia tăng. Do đó, tác giả đƣa ra giả thuyết:
Giả thuyết H5: Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực
của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ gia tăng.
3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu
 Cỡ mẫu
Theo nguyên tắc kinh nghiệm kích thƣớc mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số
biến trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
chứa nhiều nhất 10 biến, nhƣ vậy kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50 quan sát. Với dữ
liệu bảng bao gồm 24 NHTM đƣợc thu thập từ năm 2008 đến năm 2016, nhƣ vậy
mẫu nghiên cứu bao gồm 9 x 24 = 216 quan sát và đáp ứng yêu cầu về độ phù
hợp, các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian nên dữ liệu này là dữ liệu
bảng cân bằng.
 Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp về các biến trong mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập
từ những nguồn đáng tin cậy, cụ thể:
- GDP: số liệu tính toán tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội hằng
năm đƣợc lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.
- INF: số liệu tính toán tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm
đƣợc lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.
- CRE: số liệu tính toán tốc độ tăng trƣởng tín dụng hằng năm đƣợc lấy từ
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.
- Các số liệu tính toán cho các chỉ số: Sự ổn định tài chính của ngân hàng
(Zscore), Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản (EQTA), Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), Tỷ
lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt
75

động ròng (CIR), Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ dƣ nợ
trên tổng tiền gửi (LTD) đƣợc lấy từ báo cáo tài chính có kiểm toán của 24
NHTM.
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 24 NHTM trong giai đoạn 2008 - 2016.
Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2. Thống kê các ngân hàng và nguồn dữ liệu nghiên cứu
STT TÊN NGÂN HÀNG TÊN VIẾT TẮT
1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu EIB
Việt Nam
2 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt CTG
Nam
3 Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt VCB
Nam
4 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển BID
Việt Nam
5 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín STB
6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB
7 Ngân hàng TMCP Quân đội MB
8 Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt TCB
Nam
9 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
10 Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HDB
HCM
11 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB
12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
76

13 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SEAB


14 Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB
15 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh VPB
Vƣợng
16 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MARIB
17 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông Việt OCB
Nam
18 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB
19 Ngân hàng TMCP Nam Á NAMAB
20 Ngân hàng TMCP Việt Á VIETAB
21 Ngân hàng TMCP An Bình ABB
22 Ngân hàng TMCP Bản Việt VIETCAPB
23 Ngân hàng TMCP Dầu Khí PGB
24 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB
Nguồn: tổng hợp của tác giả
3.4. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
 Thống kê mô tả
Trong bƣớc đầu tiên, tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả
nhằm phân tích sơ bộ các thuộc tính của mẫu nghiên cứu nhƣ: giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, phƣơng sai và độ lệch chuẩn…
 Phƣơng pháp tác động cố định (Fixed Effects - FE)
Dữ liệu đƣợc luận án sử dụng tập hợp từ 24 NHTM trong giai đoạn 2008 -
2016 là kiểu dữ liệu bảng (panel data). Vì vậy, luận án sẽ sử dụng các mô hình hồi
quy với dữ liệu bảng một cách thích hợp để thực hiện các kiểm định
Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh
hƣởng đến các biến giải thích, Fixed effects phân tích mối tƣơng quan này giữa
phần dƣ của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh
hƣởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải
thích để chúng ta có thể ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực (net effects) của biến
77

giải thích lên biến phụ thuộc. Mô hình ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng trong phƣơng
pháp này có dạng:

Trong đó, là biến phụ thuộc với I đại diện cho ngân hàng thứ i và t là
thời gian (quý mấy). là các biến độc lập, là hệ số chặn cho từng thực thể quan
sát, là hệ số góc, là phần dƣ
Phƣơng pháp tác động cố định đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn C để
phân biệt hệ số chặn của từng ngân hàng khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt
này có thể do đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng hoặc do sự khác nhau trong
chính sách quản lý, hoạt động của ngân hàng.
 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi
(Feasible General Least Square – FGLS)
Nếu mô hình đƣợc chọn có xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan hay phƣơng sai
thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối
thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện
tƣợng này.
 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng Mô men tổng quát hệ thống (System
General Method of Moments – SGMM)
Bên cạnh các phƣơng pháp ƣớc lƣợng trên, nghiên cứu cũng thực hiện hồi
quy các mô hình bằng phƣơng pháp SGMM cho dữ liệu bảng. Phƣơng pháp
SGMM là phƣơng pháp cải tiến của Arellano & Bond (1991) và Blundell & Bond
(1998) đƣợc sử dụng phổ biến trong các ƣớc lƣợng dữ liệu bảng động tuyến tính
hoặc các dữ liệu bảng vi phạm tính chất HAC (heteroskedasticity and
autocorrelation- phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan). Khi đó các ƣớc lƣợng
tuyến tính cổ điển của mô hình dữ liệu bảng nhƣ FE (fixed effects), RE (random
effects), LSDV (least squares dummy variable) sẽ không còn là ƣớc lƣợng hiệu
quả, tin cậy.
Phƣơng pháp GMM là phƣơng pháp thích hợp với nghiên cứu này vì:
78

+ Dữ liệu bảng có T nhỏ (8 năm), N lớn (24 ngân hàng), nghĩa là ít mốc
thời gian nhƣng có nhiều quan sát.
+ Tồn tại tác động tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích.
+ Mô hình động với một hoặc 2 vế của phƣơng trình có chứa biến trễ. (Lúc
này các ƣớc lƣợng bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến đại diện từ chính các
biến trong mô hình)
+ Các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly
extrogenous), nghĩa là có tƣơng quan với phần dƣ; hoặc tồn tại biến nội sinh
(endogenous variable) trong mô hình.
+ Tồn tại các tác động cố định riêng rẽ.
+ Tồn tại phƣơng sai thay đổi hoặc tự tƣơng quan của sai số.
Dữ liệu bảng của nghiên cứu đƣợc thu thập dựa trên 24 ngân hàng và 8 năm
quan sát; biến phụ thuộc Z-score đại diện cho độ bất ổn tài chính của ngân hàng có
thể phụ thuộc vào chính biến Z-score của năm trƣớc nên biến trễ của biến phụ
thuộc đƣợc sử dụng nhƣ 1 biến độc lập trong mô hình; có tác động tƣơng hỗ của
các biến độc lập đến phụ thuộc, chẳng hạn nhƣ tác động tƣơng hỗ của biến ROE
đến biến Z-score. Giả sử tổng vốn chủ sở hữu không đổi, thay đổi lợi nhuận sau
thuế làm cho ROA thay đổi và chỉ số Z-score tính theo ROA cũng thay đổi, ngƣợc
lại khi Z-score tăng hay giảm nghĩa là độ bất ổn tài chính của ngân hàng tăng hay
giảm sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng và ảnh hƣởng đến chỉ số ROE.
Do dữ liệu bảng của nghiên cứu có những tính chất này nên việc sử dụng phƣơng
pháp GMM là phù hợp và có thể khắc phục hiện tƣợng nội sinh mà mô hình tiềm
ẩn.
Hai kiểm định quan trọng cần phải thực hiện khi hồi quy bằng GMM là:
Kiểm định sự tự tƣơng quan của phần dƣ: Theo Arellano & Bond (1991),
ƣớc lƣợng GMM yêu cầu có sự tƣơng quan bậc 1 và không có sự tƣơng quan bậc
2 của phần dƣ. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết H0: không có sự tƣơng quan bậc 1
(kiểm định m1)/ không có sự tƣơng quan bậc 2 của phần dƣ (kiểm định m2),
79

chúng ta bác bỏ H0 ở kiểm định m1 và chấp nhận H0 ở kiểm định m2 thì đạt yêu
cầu.
Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tƣơng tự các mô
hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể đƣợc thực hiện thông qua kiểm định F.
Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ƣớc lƣợng của biến giải
thích với giả thuyết H0: tất cả các hệ số ƣớc lƣợng trong phƣơng trình đều bằng 0,
do đó để mô hình phù hợp thì ta phải bác bỏ giả thuyết H0. Ngoài ra, kiểm định
Sargan/Hansen còn đƣợc sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0: mô hình đƣợc xác
định đúng và kiểm tra các ràng buộc quá mức (chẳng hạn nhƣ tính hợp lý của các
biến đại diện). Khi chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là mô hình và các biến đại diện
sử dụng là phù hợp.
80

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


Nội dung chƣơng 3, luận án đã trình bày mô hình nghiên cứu dựa vào các
lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trƣớc. Các phƣơng pháp nghiên cứu tác giả
đã lựa chọn, bao gồm các nội dung sau: Mô hình nghiên cứu; Phƣơng pháp nghiên
cứu; Dữ liệu nghiên cứu và quy trình phân tích dữ liệu.
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu đặt ra. Quá trình này gồm 4 bƣớc: (i) bƣớc 1: Xây dựng mô hình thể hiện
tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong đó có biến đại diện cho
vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng tác động lên sự ổn định tài chính của ngân hàng;
(ii) bƣớc 2: Thu thập số liệu và ƣớc lƣợng mô hình; (iii) bƣớc 3: Thực hiện các
kiểm định cần thiết. Khắc phục các hiện tƣợng nếu có; (iv) bƣớc 4: Phân tích,
đánh giá và đƣa ra kết luận tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng lên sự ổn
định tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên kết quả ƣớc lƣợng và các kiểm
định.
Nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng dữ liệu bảng cần
bằng bao gồm 24 NHTM đƣợc thu thập từ năm 2008 đến năm 2016, bằng phƣơng
pháp ƣớc lƣợng dành cho dữ liệu bảng nhƣ tác động cố định (Fixed Effects), tác
động ngẫu nhiên (Random Effects). Nếu mô hình đƣợc chọn có xảy ra hiện tƣợng
tự tƣơng quan hay phƣơng sai thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng phƣơng
pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least
Square – FGLS) để khắc phục hiện tƣợng này. Bên cạnh các phƣơng pháp ƣớc
lƣợng trên, nghiên cứu cũng thực hiện hồi quy các mô hình bằng phƣơng pháp
SGMM đƣợc cải tiến của Arellano & Bond (1991) và Blundell & Bond (1998).
Trong chƣơng tiếp theo tác giả trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận
kết quả nghiên cứu.
81

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ
HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Nội dung chƣơng 4 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến phụ thuộc và
các biến độc lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả ƣớc lƣợng đối với
từng mô hình. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu,
rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam lần lƣợt đƣợc trình
bày. Kết quả và sự nhất quán khi kiểm định các ƣớc lƣợng là cơ sở để thực hiện
chƣơng tiếp theo, liên quan đến các hàm ý chính sách đối với hệ thống NHTM
cũng nhƣ quản lý của NHNN nhằm nâng cao tính ổn định tài chính của NHTM
Việt Nam.
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tƣơng quan giữa các biến
 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Các số liệu tính toán cho các chỉ số: Sự ổn định tài chính của ngân hàng
(Zscore), Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản (EQTA), Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), Tỷ
lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt
động ròng (CIR), Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ dƣ nợ
trên tổng tiền gửi (LTD) đƣợc lấy từ báo cáo tài chính có kiểm toán của 24
NHTM. Các số liệu vĩ mô đƣợc lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam.
Kết quả thống kê mô tả đo lƣờng các đại lƣợng đặc trƣng đối với các biến
nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4.1.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy sự ổn định tài chính của ngân hàng đo
lƣờng thông qua chỉ số Z bình quân của 24 ngân hàng là 24,54, độ dao động của
các giá trị còn lại xung quanh giá trị trung bình khá cao khoảng 11,59. Mức độ ổn
định cao nhất là 62,20 và thấp nhất là 1,95. Ngân hàng có mức độ ổn định thấp
nhất là ngân hàng TMCP Tiên Phong vào năm 2011 với chỉ số Z là 1,95, ngân
hàng có mức độ ổn định cao nhất là ngân hàng SCB năm 2008 với chỉ số Z là
82

62,20.

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả


Biến quan Số quan Giá trị trung Sai số Giá trị nhỏ Giá trị lớn
sát sát bình chuẩn nhất nhất
ZSCORE 216 24,54225 11,59947 1,949984 62,19548
BANKSIZE 216 18,06595 1,227456 14,69872 20,72988
LLP 216 0,0206197 0,00853452 0,0005517 0,247542
LOANTA 216 0,5037979 0,1519413 0,0046616 0,8516832
CIR 216 0,859185 0,190839 0,013187 1,218748
ROE 216 0,0837954 0,0867394 -0,08200214 0,2846455
NPL 216 0,0324069 0,0116753 0,00351 0,1128462
GDP 216 0,0591846 0,004797 0,0524737 0,0668
INF 216 0,090399 0,0692676 0,0063061 0,2311632
LTD 216 0,8663509 0,2540645 0,1931 2,0911
CRE 216 0,3119722 0,7495143 -0,3129 10,5886
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Logarit tự nhiên của tổng tài sản, thể hiện quy mô các NHTM bình quân
trong giai đoạn nghiên cứu, có giá trị bình quân là 18,07. Ngân hàng có quy mô
lớn nhất là BID vào năm 2016 với giá trị 20,73. Ngân hàng có quy mô nhỏ nhất
trong mẫu nghiên cứu là ngân hàng TMCP Tiên Phong vào năm 2008 với giá trị
14,70.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro bình quân của 24 ngân hàng là 2,06%. Chỉ số này cho
thấy bình quân trích dự phòng rủi ro chiếm 2,06% tổng dƣ nợ của các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu. Ngân hàng có tỷ lệ trích dự phòng rủi ro lớn nhất là ngân
hàng HDB năm 2015 với tỷ lệ 24,75%, ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất là ngân
hàng TMCP Tiên Phong vào năm 2008 với giá trị 0,055%.
Tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản bình quân của 24 ngân hàng là
50,38%, trong đó ngân hàng OCB năm 2008 là ngân hàng có tỷ lệ tổng dƣ nợ cho
vay so với tổng tài sản cao nhất là 85,17%, ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất là
83

ngân hàng TMCP Tiên Phong vào năm 2008 với giá trị 0,47%.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của 24 ngân hàng là 8,38%,
trong đó ngân hàng ACB năm 2008 là ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu bình quân cao nhất ở mức 28,46%, ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất là
ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 với tỷ lệ -8,2%.
Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm trong giai đoạn 2008 – 2016 là 5,92%,
trong đó tốc độ tăng trƣởng cao nhất là 6,68% đạt đƣợc vào năm 2015, tốc độ tăng
trƣởng thấp nhất là 5,25% đạt đƣợc vào năm 2012.
Tỷ lệ lạm phát trung bình năm trong giai đoạn 2008 -2016 là 9,02%, trong
đó năm có lạm phát cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 23,12%, năm có lạm phát thấp
nhất là năm 2015 với tỷ lệ lạm phát là 0,63%.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ bình quân của 24 ngân hàng là 3,24%, trong
đó ngân hàng NCB năm 2013 là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cao
nhất là 11,28%, ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất là ngân hàng TMCP Tiên Phong
vào năm 2008 với giá trị 0,35%.
 Ma trận hệ số tƣơng quan
Mối tƣơng quan giữa các biến trong mô hình đƣợc thể hiện qua ma trận hệ
số tƣơng quan ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tƣơng quan
zscore banksize llp loanta cir roe npl gdp inf

zscore 1.0000
banksize -0.2458 1.0000
llp 0.0111 0.0716 1.0000
loanta 0.2662 0.2149 0.0317 1.0000
cir 0.1289 -0.0730 0.0354 -0.0320 1.0000
roe -0.0151 0.3066 -0.0035 0.1766 -0.2332 1.0000
npl -0.0624 -0.1044 -0.0120 0.0208 0.2057 -0.1553 1.0000
gdp -0.0687 0.1922 0.0838 0.0533 0.0073 -0.0362 -0.1839 1.0000
inf 0.0483 -0.3291 -0.0921 -0.1533 -0.0673 0.0822 -0.0185 -0.2286 1.0000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Hệ số tƣơng quan đo lƣờng mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến; không
84

phân biệt biến này phụ thuộc vào biến kia. Dựa vào kết quả hồi quy, ma trận hệ số
tƣơng quan giữa các biến trong mô hình cho thấy hệ số tƣơng quan của các cặp
biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 60%, tức là đa số các biến độc lập trong
mô hình có tƣơng quan với nhau thấp.
 Kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Biến số VIF 1/VIF

BANKSIZE 1,33 0.750691


ROE 1,25 0.801947
INF 1,23 0.814705
GDP 1,12 0.890429
NPL 1,11 0.903331
CIR 1,10 0.912241
CRE 1,29 0,777268
LTD 1,12 0,890348
LOANTA 1,08 0.923829
LLP 1,02 0.984787
VIF Trung bình 1,15
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Đa cộng tuyến là hiện tƣợng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc
tuyến tính lẫn nhau và thể hiện đƣợc dƣới dạng hàm số. Theo David G.
Kleinbaum, Lawrence L. Kupper, và Keith E. Muller (1988), nhƣ một quy tắc kinh
nghiệm, khi chỉ số VIFj lớn hơn 5 thì có hiện tƣợng đa cộng tuyến cao giữa các
biến. Dựa vào kết quả kiểm tra VIF bằng phần mềm Stata 12 giữa các biến độc lập
của mô hình (1) cho thấy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến cao giữa các biến
độc lập. Vì vậy, tác giả sử dụng các biến này để phân tích hồi quy.
85

4.3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình:


4.3.1. Kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài
chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Sử dụng phần mềm STATA với dữ liệu bảng cân bằng 216 quan sát (n =
216) gồm giai đoạn thời gian từ 2008 tới 2016 của 24 đối tƣợng là các ngân hàng
đã trình bày ở chƣơng 3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) theo 2 phƣơng pháp
Fixed effects (FE) và Random effects (RE) đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 4.4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp fixed effects:
Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,0344532 0,0464373 0,74 0,459

EQTA 2,769679 0,2956981 9,37 0,000

LTD 0,2197508 0,0921098 2,39 0,018

ROE 0,5075539 0,2274639 2,23 0,027

GDP -2,425598 3,34603 -0,72 0,469

INF -0,8579331 0,3085808 -2,78 0,006

CRE 0,0375023 0,0241674 1,55 0,122

Hằng số 2,191053 0,8565131 2,56 0,011

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Dựa vào bảng 4.4, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp
phƣơng pháp tác động cố định (fixed effects) có 4 biến Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản (EQTA), Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LTD), Tỷ lệ lạm phát (INF),
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê
đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa
5%. Hệ số hồi quy của các biến EQTA, LTD, INF và ROE khi ƣớc lƣợng bằng
86

phƣơng pháp phƣơng pháp tác động cố định (fixed effects) phù hợp với kỳ vọng
về dấu.

Bảng 4.5. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp random effects:
Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,0421743 0,0392828 1,07 0,283

EQTA 2,706582 0,3000437 9,02 0,000

LTD 0,2791259 0,0920599 3,03 0,002

ROE 0,581493 0,237232 2,45 0,014

GDP -3,176133 3,42147 -0,93 0,353

INF -0,8791432 0,3069873 -2,86 0,004

CRE 0,0220938 0,025174 0,88 0,380

Hằng số 2,051648 0,7426073 2,76 0,006

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Bảng 4.5 cho thấy kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp
phƣơng pháp tác động ngẫu nhiên (random effects) có 3 biến: Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản (EQTA), Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LTD), Tỷ lệ lạm
phát (INF), Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ảnh hƣởng có ý
nghĩa thống kê đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến EQTA, LTD, INF, ROE khi ƣớc
lƣợng bằng phƣơng pháp phƣơng pháp tác động ngẫu nhiên (random effects) phù
hợp với kỳ vọng về dấu.
Đồng thời kết quả ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp tác động cố định và tác
động ngẫu nhiên cũng cho thấy sự hội tụ của mô hình
87

Để xem xét mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên phù
hợp hơn trong các nghiên cứu, tác giả dựa vào kiểm định Hausman Test, kết quả
kiểm định đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman


Kiểm định H0: các ƣớc lƣợng thu đƣợc từ hai phƣơng pháp không khác biệt
chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 3.75
Prob>chi2 = 0.8086
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Kiểm định đƣợc xây dựng bởi Hausman có phân phối χ2. Giả thiết H0 cho
rằng các ƣớc lƣợng thu đƣợc từ hai phƣơng pháp không khác biệt. Nếu giả thuyết
H0 bị bác bỏ thì FEM là mô hình phù hợp hơn.
Theo kết quả từ bảng 4.6, p-value =0.8086 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên
chƣa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình tác động ngẫu nhiên là mô hình
phù hợp hơn để ƣớc lƣợng mô hình (1).
Việc kiểm định phƣơng sai thay đổi qua các thực thể trong trƣờng hợp mô
hình sử dụng REM đƣợc thực hiện thông qua kiểm định Wald hiệu chỉnh. Kết quả
kiểm định thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Modified Wald
Giả thuyết H0: Var (u) = 0 hay phƣơng sai qua các thực thể là không đổi

chi2 = 261.37

Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Giả thuyết H0: Var (u) = 0 hayphƣơng sai qua các thực thể là không đổi.
Theo kết quả từ bảng 4.7, với p-value = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 giả thuyết H0
bị bác bỏ, tức là phƣơng sai qua các thực thể là thay đổi.
88

Kiểm định Wooldridge đƣợc dùng để kiểm định tự tƣơng quan trong dữ
liệu bảng. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldridge


Giả thuyết H0: Không có hiện tƣơng tự tƣơng quan
F(1, 9) 14.875
Prob > F 0.0008
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Giả thuyết H0: Không có hiện tƣơng tự tƣơng quan.
Với p-value lớn hơn 0.05 giả thuyết H0 đƣợc chấp nhận. Dựa vào kết quả từ
bảng 4.8, p-value = 0.0008 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, tức là giả thuyết H0 bị bác
bỏ hay mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan.
Nhƣ vậy mô hình (1) đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp random effects có
hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan. Để khắc phục hiện tƣợng này,
tác giả tiến hành ƣớc lƣợng lại mô hình (1) bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình
phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Kết
quả ƣớc lƣợng nhƣ sau:
Bảng 4.9. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp Feasible
General Least Square – FGLS
Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,0182613 0,0239508 0,76 0,446

EQTA 2,464614 0,5302192 4,65 0,000

LTD 0,3385358 0,0857626 3,95 0,000

ROE 0,7097366 0,4222151 1,68 0,093

GDP -3,688005 3,682989 -1,00 0,317


89

INF -0,9334238 0,3443416 -2,71 0,007

CRE -0,1158166 0,0728402 -1,59 0,112

Hằng số 2,57371 0,5295018 4,86 0,000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Dựa vào bảng 4.9, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) bằng phƣơng pháp ƣớc
lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square –
FGLS) cho thấy hệ số hồi quy của 4 biến: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(EQTA), Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LTD), Tỷ lệ lạm phát (INF) có ý nghĩa
thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Điều này cho
thấy Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi, Tỷ lệ
lạm phát, Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu có tác động đến sự ổn định tài
chính của các NHTM trong mẫu nghiên cứu. Hệ số hồi quy của các biến EQTA,
LTD, INF, ROE khi ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp FGLS phù hợp với kỳ vọng về
dấu. Kết quả ƣớc lƣợng này cũng phù hợp với kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng
pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên cho thấy sự hội tụ của các kết quả.
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, hệ số hồi quy của biến EQTA là 2,464614 có
ý nghĩa thống kê và mang giá trị dƣơng. Điều này cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ làm gia tăng chỉ số Z, tức là gia tăng sự ổn định
tài chính của các NHTM. Nhƣ vậy giả thuyết H1 đúng. Kết quả này cũng phù hợp
với các nghiên cứu của các tác giả Godlewski (2004), Abba và cộng sự (2013),
Jacob Oduor và cộng sự (2017).
Bên cạnh đó, Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu cũng có tác động đến sự ổn định tài chính của các
NHTM trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau:
Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ tổng dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LTD) là
0,3385358 có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dƣơng, tức là tỷ lệ tổng dƣ nợ trên
tổng tiền gửi có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của các NHTM.
90

Kết quả này trái với kỳ vọng dấu và không đƣợc hỗ trợ bởi các nghiên cứu của
Godlewski (2004), Abba và cộng sự (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa
(2015), Jacob Oduor và cộng sự (2017).
Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ lạm phát (INF) là -0,9334238 có ý nghĩa thống
kê và mang giá trị âm, tức là tỷ lệ lạm phát có mối tƣơng quan âm với sự ổn định
tài chính của các NHTM. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu và đƣợc hỗ trợ
bởi các nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015), Jacob Oduor và
cộng sự (2017). Điều này chứng tỏ khi tỷ lệ lạm phát gia tăng sẽ làm giảm giá trị
chỉ số Z, tức là làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Tỷ lệ lạm phát gia
tăng sẽ làm gia tăng chi phí lãi vay từ đó gia tăng gánh nặng nợ của các khách
hàng vay vốn. Điều này sẽ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng của các khoản vay từ đó
ảnh hƣởng đến thu nhập của các NHTM và gây ra sự bất ổn định.
Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) là
0,7097366 có ý nghĩa thống kê và mang dấu dƣơng, tức là tỷ lệ lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu có mối tƣơng quan dƣơng với sự ổn định tài chính của các
NHTM. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu và đƣợc hỗ trợ bởi các nghiên
cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015), Jacob Oduor và cộng sự (2017).
Kết quả này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ có tác
động tích cực làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM.
Nhƣ vậy, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản gia tăng sẽ có tác động tích cực làm gia tăng sự ổn định tài chính
của các NHTM trong mẫu nghiên cứu. Tác giả tiếp tục tìm kiếm bằng chứng về
tác động phi tuyến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và sự ổn định tài
chính của các NHTM thông qua mô hình (2). Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (2) đƣợc
trình bày trong bảng sau:
91

Bảng 4.10. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (2) bằng phƣơng pháp Feasible
General Least Square – FGLS

Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,0419644 0,0249983 1,68 0,093

EQTA 4,262651 0,9049482 4,71 0,000

EQTA2 -2,851388 1,552827 -1,84 0,066

LTD 0,3071051 0,0821945 3,74 0,000

ROE 0,7808059 0,4114113 1,90 0,058

GDP -3,328564 3,577966 -0,93 0,352

INF -0,8714559 0,3351736 -2,60 0,009

CRE -0,1205175 0,0713157 -1,69 0,091

Hằng số 1,990378 0,5624984 3,54 0,000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Từ kết quả hồi quy ở bảng 4.10 cho thấy kỳ vọng ban đầu của tác giả về tác
động phi tuyến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) và sự ổn định
tài chính của các NHTM là hoàn toàn hợp lý. Có thể thấy hệ số hồi quy của các
biến EQTA và EQTA2 có giá trị p-value đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên các hệ
số hồi quy này đều có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến EQTA
có giá trị là 4,262651 với p-value là 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên hệ số hồi
quy này có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Hệ số hồi quy của biến EQTA2 có giá trị
là -2,851388 với p-value là 0.066 nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% nên hệ số hồi quy này
có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Nhƣ vậy, hệ số hồi quy của biến EQTA2 mang
giá trị âm và hệ số hồi quy của biến EQTA mang giá trị dƣơng cung cấp bằng
chứng cho thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) đến sự
92

ổn định tài chính của các NHTM là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngƣợc.
Nhƣ vậy giả thuyết H2 là đúng.
Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(EQTA) có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM nhƣng chỉ
đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(EQTA) vƣợt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự
ổn định tài chính của các NHTM do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các
NHTM chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối ƣu, mà tại mức tỷ lệ này
sự ổn định tài chính của các NHTM là cao nhất.
Ban đầu, khi các NHTM Việt Nam gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ cải
thiện khả năng hấp thụ rủi ro, khả năng chịu rủi ro của các ngân hàng gia tăng đến
lƣợt nó sẽ giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Trong khuôn khổ
của sự ổn định tài chính,vốn chủ sở hữu có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức
năng hấp thụ rủi ro của vốn. Vốn cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ.
Mức vốn cao giúp ngân hàng thâu tóm các khoản lỗ do tình trạng vỡ nợ của ngƣời
vay và những trƣờng hợp tài sản không thể phục hồi đƣợc một phần hoặc toàn bộ.
Các thành phần chính của vốn chủ sở hữu NHTM Việt Nam là từ lợi nhuận giữ lại
và các nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu. Nó đóng vai trò nhƣ một công cụ tài
chính giúp làm giảm tổn thất có thể gây nguy hiểm nhƣ khả năng phá sản của ngân
hàng. Vốn ngân hàng quan trọng không chỉ ở cấp độ kinh tế vi mô, bảo hiểm cho
bản thân các ngân hàng mà còn ở cấp độ kinh tế vĩ mô, bảo hiểm cho cả các ngân
hàng. Đảm bảo hầu hết các hoạt động đƣợc tài trợ bởi tiền gửi và các khoản vay
khác phải đƣợc thanh toán đầy đủ. Một ngân hàng có vốn hóa lớn, mặc dù trong
một thời kỳ khó khăn nhất định đang phải chịu lỗ và giảm vốn chủ sở hữu, vẫn sẽ
có sự cân bằng về ổn định tài chính.
Tuy nhiên, khi gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu đến một mức độ nào đó sẽ
làm giảm lợi nhuận từ đó giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng. Các ngân hàng
với quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ xuất hiện vấn đề “quá lớn để thất bại”, các ngân
93

hàng đƣợc cho là “quá lớn để thất bại” do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên có xu
hƣớng chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó sẽ tiềm ẩn
nhiều bất ổn định. Ngoài ra, việc gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng có
thể dẫn đến những vấn đề rủi ro đạo đức khi ngân hàng đầu tƣ vào các tài sản rủi
ro cao. Mặt khác, sự gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng trong tổng nguồn
vốn, tức là giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, sẽ giúp gia tăng nguồn vốn
kinh doanh cho ngân hàng cải thiện lợi nhuận từ đó gia tăng sự ổn định tài chính
của NHTM Việt Nam.
Tiếp theo, tác giả xem xét ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn
định tài chính của các NHTM thông qua việc ƣớc lƣợng mô hình (3). Kết quả ƣớc
lƣợng đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.11. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (3) bằng phƣơng pháp Feasible
General Least Square – FGLS

Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,030254 0,0251462 1,20 0,229

EQTA 4,072566 0,8997567 4,53 0,000

EQTA2 -2,497539 1,560521 -1,60 0,109

LTD 0,3348959 0,0817167 4,10 0,000

ROE 0,9120701 0,4097033 2,23 0,026

GDP -8,03854 4,047036 -1,99 0,047

INF -0,6649901 0,3399631 -1,96 0,050

CRE -0,0693354 0,0743565 -0,93 0,351

KHUNGHOANG -0,1537518 0,0619094 -2,48 0,013

Hằng số 2,461848 0,5896103 4,18 0,000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


94

Kết quả hồi quy ở bảng 4.11 cho thấy, hệ số hồi quy của biến
KHUNGHOANG là -0,1537518 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm.
Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu của tác giả. Điều này cho thấy
rằng trong điều kiện khủng hoảng sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM.
Nhƣ vậy giả thuyết H4 là đúng.
Khủng hoảng tài chính ở giai đoạn 2008- 2009 tạo ra trục trặc về “tín
dụng”: Các nhà đầu tƣ đánh giá lại rủi ro liên quan đến các khoản cho vay và
chứng khoán bất động sản. Lãi suất cao trong thời gian chính kiềm chế lạm phát
buộc NHTM Việt Nam và các đối tƣợng vay vốn lâm vào tình thế khó khăn. Khi
đồng nội tệ bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản
nợ nƣớc ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài
chính, do vậy đẩy giá của các chứng khoán đi xuống. Trục trặc “tín dụng” nhanh
chóng chuyển thành trục trặc “thanh khoản”: Các NHTM Việt Nam trở nên rất
thận trọng và không muốn cho nhau vay vi lo ngại về rủi ro không trả nợ của bên
kia. Và sau cùng thì trục trặc về “vốn” xuất hiện: Các tổ chức tài chính buộc phải
xóa một lƣợng vốn chủ sở hữu lớn của mình để bù đắp cho các khoản thua lỗ do
giá trị tài sản giảm xuống: các khản đầu tƣ ngoại bảng trƣớc đây đƣợc đƣa vào
bảng cân đối kế toán; tiếp thêm vốn cho các quỹ đầu tƣ thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn
để ngăn các quỹ này “mất giá trị tài sản ròng”; mất vốn trực tiếp khi phải điều
chỉnh giá trị các khoản đầu tƣ trên bảng cân đối kế toán theo giá thị trƣờng dẫn
đến gia tăng bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét ảnh hƣởng cụ thể của tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản (EQTA) đến sự ổn định tài chính của các NHTM trong điều
kiện khủng hoảng bằng cách đƣa thêm biến KHUNGHOANGxEQTA và mô hình.
Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc trình bày trong bảng sau:
95

Bảng 4.12. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (3) bằng phƣơng pháp Feasible
General Least Square – FGLS

Zscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE 0,0425786 0,0247657 1,72 0,086

EQTA 4,568761 0,8960716 5,10 0,000

EQTA2 -1,729014 1,611795 -1,07 0,283

LTD 0,3538981 0,0820256 4,31 0,000

ROE 0,7877247 0,4069262 1,94 0,053

GDP -6,752806 3,775256 -1,79 0,074

INF -0,6729156 0,3367356 -2,00 0,046

CRE -0,0646742 0,0740766 -0,87 0,383

KHUNGHOANGxEQTA -1,13509 0,4127006 -2,75 0,006

Hằng số 2,090462 0,5578487 3,75 0,000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Kết quả hồi quy ở bảng 4.12 cho thấy, hệ số hồi quy của biến
KHUNGHOANGxEQTA là -1,13509 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu
âm. Kết quả này cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, sự gia tăng tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM. Điều
này đƣợc giải thích rằng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra
vào những năm 2008 và 2009 đã làm kinh tế các quốc gia đang bị suy giảm mạnh.
Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã và đang ảnh hƣởng
không nhỏ: trên thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có khả năng
thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến dự trữ ngoại
hối và giá cả trên thị trƣờng chứng khoán. Xuất khẩu suy giảm, điều này vừa ảnh
hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thƣơng mại; vừa làm tăng lao
96

động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trƣờng sức lao động; thị trƣờng bất động
sản sẽ có xu hƣớng đình trệ và sự đình trệ của thị trƣờng này sẽ tác động tiêu cực
đến các thị trƣờng khác. Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín
dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trƣờng vốn; lãi suất tăng, tăng chi
phí vốn, vì vậy ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh này, khi các
NHTM Việt Nam gia tăng vốn chủ sở hữu, kéo theo mở rộng quy mô hoạt động và
gia tăng các hoạt động sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, gia tăng sự bất ổn trong
dòng tiền, lợi nhuận cũng nhƣ sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam.
4.3.2. Kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài
chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Sử dụng phần mềm STATA với dữ liệu bảng cân bằng 216 quan sát (n =
216) gồm giai đoạn thời gian từ 2008 tới 2016 của 24 đối tƣợng là các ngân hàng
đã trình bày ở chƣơng 3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) theo 2 phƣơng pháp tác
động cố định (FE) và phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả
thi (FGLS) đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 4.13. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp fixed effects:
LnZscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE -.1650859 .0418999 -3.94 0.000

LLP -.0134528 .2016315 -0.07 0.947

LOANTA -.1356525 .2044858 -0.66 0.508

CIR -1.13897 .3998413 -2.85 0.005

ROE .4476776 .3110988 1.44 0.152

GDP -5.012935 3.86494 -1.30 0.196

NPL -4.148806 1.874085 -2.21 0.028

INF -1.110172 .3311887 -3.35 0.001


Hằng số 7.561158 .6834501 11.06 0.000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
97

Dựa vào bảng 4.13, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp
phƣơng pháp tác động cố định (fixed effects) có 4 biến Quy mô ngân hàng
(BANKSIZE), Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng (CIR), Tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL), Tỷ lệ lạm phát (INF) ảnh hƣởng có ý nghĩa thống
kê đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý
nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến BANKSIZE, CIR, NPL, INF khi ƣớc lƣợng
bằng phƣơng pháp phƣơng pháp tác động cố định (fixed effects) phù hợp với kỳ
vọng về dấu.
Việc kiểm định phƣơng sai thay đổi qua các thực thể đƣợc thực hiện thông
qua kiểm định Wald hiệu chỉnh. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Modified Wald
Giả thuyết H0: Var (u) = 0 hay phƣơng sai qua các thực thể là không đổi

chi2 = 316.38

Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0


Giả thuyết H0: Var (u) = 0 hayphƣơng sai qua các thực thể là không đổi.
Theo kết quả từ bảng 4.14, với p-value = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 giả thuyết H0
bị bác bỏ, tức là phƣơng sai qua các thực thể là thay đổi.
Kiểm định Wooldridge đƣợc dùng để kiểm định tự tƣơng quan trong dữ
liệu bảng. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Wooldridge
Giả thuyết H0: Không có hiện tƣơng tự tƣơng quan
F(1, 23) 36.085
Prob > F 0.0000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Giả thuyết H0: Không có hiện tƣơng tự tƣơng quan.
98

Với p-value lớn hơn 0.05 giả thuyết H0 đƣợc chấp nhận. Dựa vào kết quả từ
bảng 4.15, p-value = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, tức là giả thuyết H0 bị bác
bỏ hay mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan.
Nhƣ vậy mô hình (4) đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp tác động cố định
có hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan. Để khắc phục hiện tƣợng
này, tác giả tiến hành ƣớc lƣợng lại mô hình (4) bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình
phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Kết
quả ƣớc lƣợng nhƣ sau:
Bảng 4.16. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp Feasible
General Least Square – FGLS
LnZscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

BANKSIZE -.1032217 .0308784 -3.34 0.001

LLP -.0112449 .0867974 -0.13 0.897

LOANTA .2536402 .1874519 1.35 0.176

CIR .1321644 .2470444 0.53 0.593

ROE .9313156 .3104374 3.00 0.003

GDP -7.680243 2.605883 -2.95 0.003

NPL -4.836314 1.295788 -3.73 0.000

INF -.2859408 .2125008 -1.35 0.178


Hằng số 5.253815 .5874777 8.94 0.000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Dựa vào bảng 4.16, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp ƣớc
lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square –
FGLS) cho thấy hệ số hồi quy của 4 biến: Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Lợi
nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL),
Tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP) ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê đến sự ổn định tài
chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy
99

của các biến BANKSIZE, ROE, NPL, GDP khi ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp
FGLS phù hợp với kỳ vọng về dấu.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL) có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của
ngân hàng cũng nhƣ nó tác động rất mạnh mẽ tới sự ổn định tài chính của các
NHTM. Đó là các tác động rất xấu, thể hiện ở các khía cạnh sau: nợ xấu làm suy
giảm uy tín của ngân hàng, một ngân hàng có rủi ro lớn là một ngân hàng hoạt
động không có hiệu quả, tình hình đó sẽ đƣợc báo chí nêu làm cho dân chúng
thiếu lòng tin và nhƣ vậy khó lòng có thể huy động đƣợc nguồn vốn dồi dào. Các
ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ
đại lý… Nợ xấu làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút: các khoản
tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản
tiền gửi, tiền tiết kiệm của của dân cƣ vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong lúc
không huy động đƣợc nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế ngƣời rút tiền
thấy tình trạng của Ngân hàng nhƣ thế lại rút tiền càng tăng lên, kết quả là Ngân
hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Nợ xấu đƣa đến kết quả là lợi nhuận
suy giảm do đƣa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là quá trình
mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận.
Nợ xấu của NHTM Việt Nam có thể dẫn tới phá sản nếu những tác động của rủi ro
trên 3 phƣơng diện nêu trên không đƣợc ngăn chặn và cứ phát triển đến một mức
độ nào đó sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ mất ổn định tài chính.
ROE là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính, hoạt động khác đƣa lại, là chỉ tiêu chất lƣợng để đánh giá hiệu quả
kinh tế các hoạt động của NHTM. Bất kỳ một NHTM nào hoạt động trong cơ chế
thị trƣờng, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là ROE. Đây là một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của
NHTM. NHTM chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu NHTM hoạt
động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì NHTM sẽ bị đào
thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh
diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy ROE duy trì và tăng cao là yếu tố cực
100

kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của NHTM: Lợi nhuận tác động đến tất
cả mọi hoạt động của NHTM. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của
NHTM, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của NHTM.
Nếu NHTM làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh,
NHTM có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngƣợc lại. Lợi nhuận đảm bảo tái
sản xuất mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho NHTM một
khoản lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái
đầu tƣ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang
thiết bị, làm cơ sở để NHTM đi vay vốn từ bên ngoài đƣợc dễ dàng …mở rộng
quy mô hoạt động là cơ sở để NHTM tồn tại phát triển vững vàng, giảm thiểu rủi
ro phá sản. Chỉ tiêu ROE cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng
lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của NHTM...
ROE càng cao dẫn đến NHTM càng có nhiều khả năng giảm sự bất ổn về tài
chính.
Quy mô ngân hàng (BANKSIZE) là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng
hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp
pháp đƣợc hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn. Những ngân hàng có
quy mô lớn thƣờng tạo đƣợc uy tín lớn đối với các nhà đầu tƣ và khách hàng tiền
gửi, nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô công ty có quan hệ
tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn của doanh nghiệp càng
cho thấy lập luận này là có cơ sở. Cùng với đó, khả năng huy động vốn từ tiền gửi
của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn
so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn. Có thể thấy, với quy mô
lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có
khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản
phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc
biệt, khả năng phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ, hay sự ổn định
tài chính tốt hơn các NHTM có quy mô nhỏ.
101

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP giảm gây ra hậu quả nặng nề đối với toàn
bộ nền kinh tế trong đó có các NHTM. Hệ quả là các bất cân đối vĩ mô sẽ trở nên
trầm trọng hơn, bội chi tăng, lãi suất tăng, tỷ giá tăng…ảnh hƣởng đến tình hình
hoạt động kinh doanh của các NHTM do các khoản đầu tƣ đối diện với rủi ro cao,
kéo theo lợi nhuận và dòng tiền mất ổn định, gia tăng bất ổn tài chính cho các
NHTM. Ngoài ra, Sự sụt giảm trong GDP sẽ tác động xấu tới khu vực doanh
nghiệp, thu nhập và tiêu dùng của ngƣời dân, những khách hàng vay vốn của ngân
hàng, dẫn đến rủi ro không thu hồi đƣợc nợ. Việc không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi
và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó,
các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi
nhuận bị giảm sút, gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trƣờng của vốn
ngân hàng, trong trƣờng hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng bị thua lỗ, làm tăng rủi ro phá sản và bất ổn tài chính cho các
NHTM.
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, hệ số hồi quy của biến NPL là -4,84 có ý
nghĩa thống kê và mang giá trị âm. Điều này cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ
nợ gia tăng sẽ làm giảm chỉ số Z, tức là khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ làm giảm sự
ổn định tài chính của các NHTM. Nhƣ vậy giả thuyết H3 đúng.
102

Bảng 4.17. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp GMM
LnZscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

LnZscore(-1) .0545457 .0492743 1.11 0.279

BANKSIZE -.1224771 .0577995 -2.12 0.045

LLP -2.21697 1.343885 -1.65 0.112

LOANTA .7041662 .3784957 1.86 0.075

CIR 3.016098 1.281217 2.35 0.027

ROE 4.289359 1.124326 3.82 0.001

GDP -7.096544 3.237069 -2.19 0.038

NPL -3.666684 1.97384 -1.86 0.076

INF -1.064525 .2524065 -4.22 0.000


Hansen test (p-
0.190
value)
Sargan test (p-
0.852
value)
AR(1) (p-
0.020
value)
AR(2) (p-
0.830
value)
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp GMM đƣợc trình bày
trong bảng 4.17 cho thấy mô hình không tồn tại khuyết tật. Cụ thể, kiểm định sự tự
tƣơng quan của phần dƣ cho thấy có tự tƣơng quan bậc 1 (hệ số p-value của AR(1)
nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%) và không có tự tƣơng quan bậc 2 (hệ số p-value của
AR(2) lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Kiểm định Hansen và Sargan đều có p-value lớn
hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình và các biến đại diện sử dụng là phù hợp.
103

Dựa vào bảng 4.17, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (4) bằng phƣơng pháp
GMM cho thấy hệ số hồi quy của 5 biến: Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ
chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng (CIR), Lợi nhuận ròng trên tổng
vốn chủ sở hữu (ROE), Tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF) ảnh
hƣởng có ý nghĩa thống kê đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu
nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến này khi ƣớc lƣợng
bằng phƣơng pháp GMM cũng phù hợp với kỳ vọng về dấu.
Bên cạnh đó, hệ số hồi quy của các biến Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
(NPL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) cũng ảnh hƣởng có ý nghĩa
thống kê đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại
mức ý nghĩa 10%.
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, hệ số hồi quy của biến NPL là -3,67 có ý
nghĩa thống kê và mang giá trị âm. Điều này cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ
nợ gia tăng sẽ làm giảm chỉ số Z, tức là khi rủi ro tín dụng gia tăng sẽ làm giảm sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ ảnh
hƣởng ngay lập tức đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng từ đó tác động đến
sự ổn định tài chính của ngân hàng do các khoản lỗ của ngân hàng đối với các
khoản nợ xấu, kéo theo ổn định thị phần, dòng tiền và lợi nhuận của các NHTM.
Nhƣ vậy giả thuyết H3 đúng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Björn
Imbierowicz và Christian Rauch (2013).
Nhƣ vậy, kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dƣ nợ gia tăng sẽ có tác động tiêu cực làm giảm sự ổn định tài chính của các
NHTM trong mẫu nghiên cứu. Kết quả trên cho thấy ƣớc lƣợng thu đƣợc từ các
phƣơng pháp khác nhau là hội tụ.
Tác giả tiếp tục xem xét ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn
định tài chính của các NHTM thông qua việc ƣớc lƣợng mô hình (5). Kết quả ƣớc
lƣợng đƣợc trình bày trong bảng sau:
104

Bảng 4.18. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (5) bằng phƣơng pháp GMM
LnZscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

LnZscore(-1) .0514644 .0492398 1.05 0.306

BANKSIZE -.1710579 .0595984 -2.87 0.008

LLP -1.58318 1.555328 -1.02 0.319

LOANTA .2201793 .3954531 0.56 0.583

CIR 2.209164 1.16478 1.90 0.070

ROE 3.803015 1.012018 3.76 0.001

GDP -2.24637 3.745266 -0.60 0.554

NPL -3.758318 1.865278 -2.01 0.055

INF -1.538221 .3362277 -4.57 0.000


KHUNGHOANG -.1458208 .0578329 -2.52 0.019
Hansen test (p-
0.178
value)
Sargan test (p-
0.890
value)

AR(1) (p-value) 0.097

AR(2) (p-value) 0.763


Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (5) bằng phƣơng pháp GMM đƣợc trình bày
trong bảng 4.18 cho thấy mô hình không tồn tại khuyết tật. Cụ thể, kiểm định sự tự
tƣơng quan của phần dƣ cho thấy có tự tƣơng quan bậc 1 (hệ số p-value của AR(1)
nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%) và không có tự tƣơng quan bậc 2 (hệ số p-value của
AR(2) lớn hơn mức ý nghĩa 10%). Kiểm định Hansen và Sargan đều có p-value
lớn hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình và các biến đại diện sử dụng là phù
hợp.
105

Kết quả hồi quy ở bảng 4.18 cho thấy, hệ số hồi quy của biến
KHUNGHOANG là -0,15 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm. Kết
quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu của tác giả. Điều này cho thấy rằng
trong điều kiện khủng hoảng sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của các NHTM. Nhƣ
vậy giả thuyết H4 là đúng.
Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét ảnh hƣởng cụ thể của tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dƣ nợ đến sự ổn định tài chính của các NHTM trong điều kiện khủng hoảng
bằng cách đƣa thêm biến NPLxKHUNGHOANG và mô hình. Kết quả ƣớc lƣợng
đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.19. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (6) bằng phƣơng pháp GMM
LnZscore Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>t

LnZscore(-1) .0316622 .0520772 0.61 0.549

BANKSIZE -.183283 .0622716 -2.94 0.007

LLP -1.640796 1.616858 -1.01 0.320

LOANTA .1144544 .4075005 0.28 0.781

CIR 2.712727 1.065427 2.55 0.018

ROE 4.325074 .9431445 4.59 0.000

GDP -2.584333 3.81374 -0.68 0.504

NPL -4.899792 1.832611 -2.67 0.013

INF -1.88019 .418922 -4.49 0.000


NPLxKHUNGHOANG -10.47738 3.764156 -2.78 0.010

Hansen test (p-value) 0.253

Sargan test (p-value) 0. 927

AR(1) (p-value) 0.078

AR(2) (p-value) 0.732


Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
106

Tính phù hợp của hồi quy bằng phƣơng pháp GMM đƣợc đánh giá thông qua
kiểm định F, thống kê Sargan và Arellano-Bond (AR). Kiểm định F kiểm tra ý
nghĩa thống kê của các hệ số ƣớc lƣợng. Kiểm định Sargan kiểm tra các ràng buộc
quá mức, tính hợp lý của các biến đại diện. Kiểm định AR xác định liệu có sự
tƣơng quan phần dƣ của mô hình không.

Kiểm định Sargan = 0. 927>0,1 nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình
đƣợc xác định đúng, các biến đại diện là hợp lý. Thống kê F-test (p-value) =
0,000<0,1, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0: tất cả các hệ số ƣớc lƣợng trong phƣơng
trình đều bằng 0, do đó các hệ số ƣớc lƣợng của biến giải thích có ý nghĩa thống
kê.
Kiểm định (AR)1 = 0.078<0,1 nên bác bỏ giả thuyết H0: không có sự
tƣơng quan chuỗi bậc 1, nghĩa là có sự tƣơng quan chuỗi bậc 1 trong phần dƣ của
mô hình hồi quy.
Kiểm định (AR)2 = 0.732>0,1 nên chấp nhận giả thuyết H0: không có sự
tƣơng quan chuỗi bậc 2 trong phần dƣ của mô hình hồi quy.
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình (6) bằng phƣơng pháp GMM đƣợc trình bày
trong bảng 4.19 cho thấy mô hình không tồn tại khuyết tật. Cụ thể, kiểm định sự tự
tƣơng quan của phần dƣ cho thấy có tự tƣơng quan bậc 1 (hệ số p-value của AR(1)
nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%) và không có tự tƣơng quan bậc 2 (hệ số p-value của
AR(2) lớn hơn mức ý nghĩa 10%). Kiểm định Hansen và Sargan đều có p-value
lớn hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình và các biến đại diện sử dụng là phù
hợp.
Kết quả hồi quy trong bảng 4.19 cho thấy 6 biến số đƣợc đề xuất trong mô
hình có ảnh hƣởng đến độ bất ổn tài chính của NHTM Việt Nam là: quy mô ngân
hàng (BANKSIZE), lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dƣ nợ (NPL), tỷ lệ lạm phát (INF); ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến sự
ổn định tài chính trong điều kiện khủng hoảng (NPLxKHUNGHOANG). Còn 3
biến: tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tốc
độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) không có ý nghĩa thống kê.
107

Quy mô ngân hàng

Hệ số hồi quy của biến BANKSIZE = -.183283 âm và có ý nghĩa thống kê


cho thấy tác động ngƣợc chiều của quy mô ngân hàng đến Z-score, khi quy mô
ngân hàng tăng thì Z-score giảm, độ bất ổn tài chính của ngân hàng tăng.
Tổng tài sản lớn của ngân hàng thể hiện quy mô hoạt động lớn, đối với
NHTM Việt Nam, hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi và cho
vay, do đó tổng tài sản lớn chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của khách hàng
tốt và dƣ nợ cho vay cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào mở rộng hoạt động cũng
sẽ gia tăng lợi nhuận và đảm bảo an toàn, tỷ trọng dƣ nợ vay trên tổng tài sản bình
quân cao, và nguồn lợi nhuận của các NHTM Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào
hoạt động tín dụng. Tổng tài sản tăng cần đi kèm với tăng chất lƣợng của tài sản,
nếu chủ yếu là dƣ nợ tín dụng nhƣng nợ xấu cao, khó thu hồi nhƣ thời gian qua thì
ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng cao, kéo theo rủi ro thanh khoản, rủi ro thu
nhập cao làm gia tăng bất ổn tài chính. Khi ngân hàng mở rộng quy mô thêm nữa
có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực
và trình độ công nghệ không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro
của ngân hàng tăng cao, giảm sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Hệ số hồi quy của biến ROE = 4.325074 dƣơng và có ý nghĩa thống kê cho
thấy tác động thuận chiều của suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đến Z-score. ROE
đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu.
Khi tỷ lệ này tăng lên phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử
dụng vốn chủ sở hữu tăng, tác động tỷ lệ thuận cho thấy ROE tăng thì Z-score cao,
sự ổn tài chính của ngân hàng tăng.
Kết quả này hàm ý rằng các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến
năm 2016 đang tìm kiếm lợi nhuận với một mức độ chấp nhận rủi ro chấp nhận
đƣợc. Ngân hàng tăng trƣởng lợi nhuận cao, suất sinh lời tăng đi kèm với tăng
trƣởng bền vững, sự ổn định tài chính tăng theo.
108

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Hệ số hồi quy của biến NPL = -4.899792 âm và có ý nghĩa thống kê cho


thấy tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến Z-score, khi tỷ lệ
này tăng thì Z-score giảm, sự ổn định tài chính của ngân hàng giảm, kết quả này
phù hợp với giả thiết của mô hình nghiên cứu.
Rủi ro tín dụng đƣợc đại diện bằng biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL)
là biến độc lập đƣợc tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dƣ nợ tăng thể hiện chất lƣợng nợ của ngân hàng giảm và mức độ rủi ro tín
dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tƣơng lại tăng. Tỷ số này thấp
chứng tỏ rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp, có thể làm cho lợi nhuận của ngân
hàng giảm. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Björn
Imbierowicz và Christian Rauch (2013). Cụ thể, sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dƣ nợ sẽ có tác động tiêu cực làm giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ lạm phát

Hệ số hồi quy của biến INF = -1.88019 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy
tác động âm của tỷ lệ lạm phát đến chỉ số Z-score, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì Z-
score giảm, sự ổn định tài chính của ngân hàng giảm và ngƣợc lại. Trong các
nghiên cứu của tác giả Hakim & ctg. (2012), Salked (2011) chỉ ra có một mối có
mối tƣơng quan dƣơng giữa rủi ro phá sản của NHTM, điều này hàm ý rằng, sự
gia tăng của lạm phát có ảnh hƣởng làm gia tăng rủi ro phá sản ngân hàng. Khi gia
tăng lạm phát có thể dẫn đến chi phí cao hơn đối với các ngân hàng đó làm tăng
nguy cơ vỡ nợ ngân hàng, giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Điều này phù
hợp với kết quả đƣợc tìm thấy bởi Jacob Oduor và cộng sự (2017). Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kỳ vọng về dấu của giả thiết hồi quy, khi tỷ lệ lạm phát tăng
lên, sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam giảm trong giai đoạn 2008-2016.
Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính trong điều kiện
khủng hoảng
109

Kết quả hồi quy ở bảng 4.19 cho thấy, hệ số hồi quy của biến
NPLxKHUNGHOANG là -10,48 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm.
Kết quả này cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dƣ nợ sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Đồng thời giá trị
tuyệt đối của hệ số hồi quy ứng với biến NPLxKHUNGHOANG là 10,48 lớn hơn
giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy ứng với biến NPL là 4,9. Nhƣ vậy giả thuyết H5
là đúng.
Hệ số hồi quy của biến NPLxKHUNGHOANG = -10.47738 âm và có ý
nghĩa thống kê cho thấy tác động nghịch chiều của rủi ro tín dụng đến sự ổn định
tài chính trong điều kiện khủng hoảng và chỉ số Z-score. Trong thời kỳ khủng
hoảng, nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tăng lên thì sự ổn định tài chính của hệ
thống NHTM Việt Nam giảm khi các yếu tố khác không đổi, điều này phù hợp với
kỳ vọng về dấu của mô hình hồi quy.
4.3.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận án về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín
dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cho kết luận
rằng:
Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt
Nam
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ có tác động tích cực làm gia tăng sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn chủ sở hữu là
một trong những đầu vào cho quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn chủ sở hữu
cao hơn sẽ giúp các ngân hàng có những lựa chọn tốt hơn trong hoạt động kinh
doanh đồng thời kiểm soát tốt hơn hoạt động tín dụng từ đó tạo ra lợi nhuận, gia
tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, vốn cao hơn tạo ra động lực
mạnh mẽ hơn cho các ngân hàng để theo dõi khách hàng của họ và có sự tƣơng tác
giữa vốn ngân hàng và vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu cao là tấm đệm chống lại
110

rủi ro phá sản do cải thiện khả năng hấp thụ rủi ro của ngân hàng. Những NHTM
có nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn có khả năng hấp thụ rủi ro và gia tăng khả năng
chịu rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu thâp, khả năng
chịu rủi ro của các ngân hàng gia tăng đến lƣợt nó sẽ giúp gia tăng sự ổn định tài
chính của các ngân hàng.
Thứ hai, việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có thể giúp làm
gia tăng sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam nhƣng chỉ đến một mức tỷ lệ
nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vƣợt qua mức này thì
việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn định tài chính của các
NHTM do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các NHTM chính là tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối ƣu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính
của các NHTM là cao nhất. Một sự thay đổi về lƣợng đòi hỏi sự thay đổi phù hợp
kéo theo về chất, khi nguồn vốn chủ sở hữu quá lớn, mở rộng đầu tƣ tài sản, cơ sở
vật chất và các hoạt động kinh doanh có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển
về trình độ quản lý, nguồn nhân lực và trình độ công nghệ không theo kịp sự phát
triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, giảm sự ổn định tài
chính của hệ thống NHTM. Thứ hai, các ngân hàng với quy mô vốn chủ sở hữu
lớn sẽ xuất hiện vấn đề rủi ro đạo đức, phát sinh tâm lý ỷ lại. Các ngân hàng đƣợc
cho là “quá lớn để thất bại” do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên có xu hƣớng
chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó sẽ tiềm ẩn nhiều bất
ổn định.
Thứ ba, trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, sự gia tăng tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của NHTM Việt Nam.
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng
phá vỡ các hoạt động kinh tế do nguyên nhân giảm tổng cầu của toàn bộ nền kinh
tế. Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, trong thời kỳ khủng hoảng, hoạt
động đầu tƣ trên thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ cũng nhƣ khả năng trả nợ của
khách hàng gặp nhiều rủi ro cao. Đối với thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ, sức cầu
111

giảm, làm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng, đặc biệt đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến
động trên thị trƣờng thế giới, đẩy các doanh nghiệp tới nguy cơ vỡ nợ cao, ngân
hàng không có khả năng thu hồi nợ. Đối với hoạt động của TTCK, các nhà đầu tƣ
và các quỹ đầu tƣ có xu hƣớng thận trọng hơn trong quyết định đầu tƣ khi thị
trƣờng đang gặp khó khăn và tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tƣ, thị
trƣờng sụt giá mạnh và giảm khả năng thanh khoản nhanh chóng. Đối với thị
trƣờng BĐS, khi nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng, buộc
ngƣời dân phải giảm chi tiêu, thị trƣờng BĐS đóng băng, giá BĐS sụt giảm, các
doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, không bán đƣợc sản phẩm lại
phải chịu lãi suất cao. Giá trị tài sản cầm cố tại các NHTM giảm kéo theo tài sản
ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu
tƣ thƣơng mại rơi vào tình thế bất lợi. Vì vậy, trong thời kỳ khủng hoảng, lợi
nhuận của nhiều ngân hàng giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ;
nợ xấu tăng lên. Dƣới ảnh hƣởng của khủng hoảng lên sự ổn định tài chính của hệ
thông NHTM Việt Nam giảm xuống khi ngân hàng tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu,
mở rộng quy mô đầu tƣ.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt
Nam
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ
làm mức độ ổn định của NHTM Việt Nam giảm xuống. Rủi ro tín dụng của ngân
hàng đƣợc thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ này tăng thể hiện
chất lƣợng nợ của ngân hàng giảm và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải
gánh chịu trong hiện tại và tƣơng lại tăng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm.
Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động đến lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng
từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
tăng lên làm cho tính ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giảm càng
mạnh khi các yếu tố khác không đổi. Khủng hoảng kinh tế xảy ra làm cho khách
112

hàng đƣợc cấp tín dụng của ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, ngƣời đi vay
không có khả năng trả nợ, một số ngƣời đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng
áp dụng cách làm gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận
này phản ánh tình trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ
đúng hạn. Những lý do trên lý giải cho việc rủi ro tín dụng xảy ra trong thoài kỳ
khủng hoảng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua thu
nhập và lợi nhuận. Thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể khiến ngân hàng
mất vốn, điều này gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng.
113

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4


Trong chƣơng 4, tác giả đã ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu phản ánh tác
động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam. Để ƣớc lƣợng các mô hình này, tác giả sử dụng phƣơng
pháp ƣớc lƣợng dữ liệu bảng Fixed effects, Random effects, phƣơng pháp ƣớc
lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square –
FGLS), phƣơng pháp SGMM. Kết quả ƣớc lƣợng thu đƣợc từ các phƣơng pháp
khác nhau cho thấy sự hội tụ. Kết quả này cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản gia tăng sẽ làm gia tăng chỉ số Z, tức là gia tăng sự ổn định tài chính
của các NHTM. Bên cạnh đó, tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là phi tuyến và có hình chữ U
ngƣợc. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ gia tăng sẽ làm giảm chỉ số Z,
tức là giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.
Bên cạnh đó, kết quả ƣớc lƣợng các mô hình nghiên cứu còn chỉ ra ảnh
hƣởng rõ nét của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của các NHTM
Việt Nam. Thậm chí, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, sự gia tăng tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dƣ nợ sẽ làm giảm hơn nữa sự ổn định tài chính của các NHTM Việt
Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chƣơng 4, chƣơng 5 sẽ đề xuất các kiến
nghị gia tăng sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM.
114

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ ỔN ĐỊNH


TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chƣơng này bên cạnh kết luận về kết quả ƣớc lƣợng của các mô hình, sẽ
tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách, và đƣa ra các kiến
nghị về quản trị vốn, rủi ro tín dụng trong việc gia tăng sự ổn định tài chính của
các NHTM Việt Nam.
5.1. Kết luận
Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lƣợc khảo
các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đánh giá tác động của vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến sự ổn định tài chính của
các NHTM. Mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả đƣa vào dựa trên kết quả của các
nghiên cứu trƣớc có liên quan.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trƣớc, tác giả sử dụng dữ
liệu bảng khi thực hiện nghiên cứu. Trong việc xây dựng mô hình đánh giá tác
động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đến sự ổn định tài chính của các NHTM, tác
giả sử dụng ƣớc lƣợng tác động cố định (fixed effects), tác động ngẫu nhiên
(random effects), ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible
General Least Square – FGLS) và phƣơng pháp ƣớc lƣợng SGMM để xây dựng
mô hình với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ làm gia tăng chỉ số Z, tức là gia tăng sự ổn
định tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là phi tuyến và có
hình chữ U ngƣợc. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ gia tăng sẽ làm giảm
chỉ số Z, tức là giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.
Ngoài ra, kết quả ƣớc lƣợng các mô hình nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hƣởng
rõ nét của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt
Nam. Thậm chí, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dƣ nợ sẽ kéo theo sự bất ổn định của các NHTM Việt Nam.
115

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi
phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng, lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở
hữu, tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh
hƣởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM trong mẫu nghiên cứu.
5.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng sự ổn định tài chính của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là bảo
đảm sự ổn định tài chính. Điều này có nghĩa là ngân hàng hoặc có sẵn lƣợng vốn
khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mƣợn bên
ngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần đến; hoặc có thể nhanh chóng bán bớt
một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động kinh
doanh.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê
của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và các yếu tố khác đến sự ổn định tài chính của
các NHTM trong mẫu nghiên cứu, tác giả tập trung đề xuất 3 nhóm kiến nghị
nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là: nhóm
kiến nghị nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu, nhóm kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tín
dụng, nhóm kiến nghị khác nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng
thƣơng mại.
5.2.1. Giải pháp nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản (EQTA) và sự ổn định tài chính của các NHTM là tác động phi tuyến và có
hình chữ U ngƣợc. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản (EQTA) có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM
nhƣng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản vƣợt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm gia tăng
sự bất ổn định do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Do đó, để gia tăng sự
ổn định, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần:
116

Thứ nhất, để gia tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần xây dựng chính
sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ
đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng quy
mô vốn nhằm mục đích tái đầu tƣ.
Thứ hai, việc gia tăng vốn chủ sở hữu thƣờng dẫn đến pha loãng tỷ lệ nắm
giữ cổ phần. Do đó, các chủ sở hữu cần chấp nhận điều này nhằm đa dạng hóa và
mở rộng số lƣợng cổ đông từ đó gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần làm giảm rủi ro
mất khả năng thanh toán của ngân hàng và gia tăng sự ổn định tài chính của các
ngân hàng. Bên cạnh đó, việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ và hạn chế sự tập trung sở
hữu vốn lớn trong một nhóm nhỏ các cổ đông cũng thúc đẩy sự phát triển của
quản trị doanh nghiệp, tránh việc ngân hàng bị lũng đoạn, thâu tóm bởi một nhóm
cổ đông gây ra những tổn thất lớn cho các cổ đông khác và do vậy làm méo mó
tình hình tài chính của các ngân hàng.
Thứ ba, về phƣơng pháp tiếp cận quản trị và phân bổ vốn từ phía các ngân
hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại cần nâng cao năng lực quản trị vốn
trong ngân hàng, tìm kiếm và đƣa ra cách thức đánh giá về vốn chủ sở hữu và tài
sản rủi ro, qua đó hoạnh định vốn chính xác và khoa học, đồng thời đánh giá chính
xác về hiệu quả sử dụng vốn. Để làm đƣợc điều này các ngân hàng thƣơng mại
cần: Đƣa ra và xác định các triết lý quản lý vốn, các chỉ số đo lƣờng và các chỉ
tiêu vốn; Đánh giá về hiện trạng vốn và tác động khi thực hiện theo Basel II; Giảm
lãng phí vốn: Xác định các đòn bẩy để giảm lãng phí vốn mà không phải thay đổi
mô hình kinh doanh; Điều chỉnh các mô hình kinh doanh trong các khối kinh
doanh (Các mảng kinh doanh có hiệu quả, có nghĩa là các mảng kinh doanh mang
hiệu quả cao nhƣng chỉ cần ít vốn hơn) để tối ƣu hóa các yêu cầu về vốn;Thực
hiện phân bổ vốn theo hƣớng tối đa hóa giá trị giữa các mảng kinh doanh. Những
phƣơng diện này vừa đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định pháp lý và hỗ trợ
các cơ quan quản lý nhà nƣớc kiểm soát đƣợc hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại, mặt khác hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại tối ƣu hóa các nguồn vốn
khan hiếm của mình, đạt đƣợc hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Và nhƣ
117

vậy, khả năng đạt mức lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông ngân hàng và sự đóng
góp của các ngân hàng vào phát triển kinh tế xã hội chung đƣợc đảm bảo.
5.2.2. Giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại
Thứ nhất, các ngân hàng thƣơng mại cần hoàn thiện khung quản trị rủi ro
tín dụng theo Basel II.
Một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tốt phải đƣợc đặt trong môi trƣờng rủi
ro thích hợp. Chiến lƣợc rủi ro trong đó xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro
chung, và mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng nói riêng là kim chỉ nam cho sự vận
hành của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lƣợc rủi ro tín dụng của Ngân
hàng phải đƣợc xây dựng dựa trên những đánh giá toàn diện, kỹ lƣỡng tình hình
kinh doanh của ngân hàng và tình hình kinh tế vĩ mô. Hội đồng quản trị là cơ quan
chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc phê duyệt chiến lƣợc rủi ro tín dụng.
Hình 5.1. Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu
2. Cơ sở hạ tầng
- Nhân sự
1.Khung QTRR
- Chính sách
- Nhận thức và văn hóa
QTRR - Công nghệ

- Chiến lƣợc QTRR Khung - Phƣơng pháp luận

- Triết lý QTRR QTRR - Quy trình

- Mức độ chấp nhận RR - Báo cáo

- Cơ cấu tổ chức và chức


năng nhiệm vụ
3. Các bƣớc QTRR
Các bƣớc QTRR - Nhận diện rủi ro
- Đánh giá rủi ro
- Quản trị rủi ro
- Giám sát, theo dõi
guồn h o as l
Thứ hai, các ngân hàng thƣơng mại cần xây dựng quy trình QTRR tín dụng
hợp lý.
Để có đƣợc quy trình QTRR tín dụng hợp lý, ngân hàng cần phải thiết lập
các tiêu chí QTRR tín dụng hợp lý, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp, phản
118

ảnh khẩu vị rủi ro của Ngân hàng. Ngoài ra các chính sách QTRR tín dụng đi đôi
với tăng trƣởng tín dụng, cho vay các lĩnh vực rủi ro cao nhƣ đầu tƣ chứng khoán,
bất động sản cần phải đƣợc thƣờng xuyên xem xét, đảm bảo phù hợp với chiến
lƣợc rủi ro trong từng thời kỳ.
Thứ ba, các ngân hàng thƣơng mại cần nâng cao chất lƣợng công tác giám
sát, kiểm soát rủi ro tín dụng
Theo Basel II, một trong những nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng là đảm
bảo hiệu quả của công tác giám sát, kiểm soát nội bộ. Điều này thể hiện ở việc
đánh giá các thƣớc đo rủi ro, chất lƣợng quản trị rủi ro, mức độ tuân thủ các quy
trình, quy định, hạn mức rủi ro thị trƣờng. Công việc này cần thiết phải đƣợc thực
hiện thƣờng xuyên bởi các bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận giám sát độc lập
khác.
5.2.3. Các giải pháp khác nhằm tăng cƣờng sự ổn định tài chính của các Ngân
hàng thƣơng mại
Thứ nhất, kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố có tác động đến sự ổn định
tài chính của NHTM là tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng, tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dƣ nợ vay
trên tổng tài sản. Điều này hàm ý rằng để giảm bất ổn tài chính, các NHTM cần có
chính sách quản trị chi phí, quản trị nguồn vốn chủ sở hữu và chính sách tín dụng
phù hợp nhƣ sau:
Vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân tỷ lệ nghịch
với độ bất ổn tài chính của NHTM nên khi ngân hàng mở rộng hoạt động, tổng tài
sản và quy mô ngân hàng tăng lên, NHTM cần chủ động gia tăng tƣơng ứng
nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không
bị sụt giảm. Một quy mô lớn hơn đã tiềm ẩn khả năng bất ổn tài chính cao hơn, do
đó thách thức hệ thống quản trị của ngân hàng phải bao quát và hiệu quả hơn. Lúc
này tầm quan trọng của việc quản trị chi phí đƣợc đánh giá cao, duy trì tỷ lệ chi
phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng vừa phải, hoạt động ngân hàng sẽ đảm
bảo lợi nhuận và ổn định hơn.
119

Với đặc trƣng lợi nhuận phụ thuộc phần lớn vào hoạt động tín dụng, thu
nhập từ hoạt động tín dụng có ảnh hƣởng rõ rệt đối với kết quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam. Việc duy trì một tỷ lệ cho vay cao trên tổng tài
sản sẽ hứa hẹn một độ ổn định cao về tài chính cho các ngân hàng. Vấn đề ở đây là
chất lƣợng của danh mục cho vay, với danh mục cho vay tập trung quá nhiều vào
các lĩnh vực rủi ro, thời gian qua hai lĩnh vực cho vay rủi ro bị hạn chế là cho vay
kinh doanh bất động sản và đầu tƣ chứng khoán, thì lợi nhuận của NHTM khó mà
đảm bảo khi cho vay không thu hồi đƣợc vốn. Do vậy, chính sách tín dụng cần
quy định giới hạn cho vay các lĩnh vực rủi ro trên tổng dƣ nợ để đảm bảo lợi
nhuận ổn định, nhà quản trị ngân hàng cần theo sát tình hình diễn biến của các
ngành nghề để điều chỉnh tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngành nghề đó theo hƣớng mở
rộng nếu ngành đó đang ổn định, tăng trƣởng hay thu hẹp nếu ngành đang bão
hòa, khả năng lợi nhuận kém. Chính sách tín dụng cũng cần phải cân nhắc rủi ro
và tỷ lệ đảm bảo phù hợp, phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trƣờng hợp
khách hàng không trả đƣợc nợ vay từ hoạt động kinh doanh, sau cho vay cần theo
dõi bám sát tình hình, tăng cƣờng kiểm tra sử dụng vốn đối với các trƣờng hợp
đƣợc đánh giá là rủi ro cao hơn để có biện pháp can thiệp giảm dần dƣ nợ khi cần
thiết.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế có ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Điều này hàm ý
rằng môi trƣờng vĩ mô cùng với những chính sách điều tiết của nhà nƣớc thời gian
qua làm tăng độ bất ổn tài chính của các NHTM. Do đó, quản lý kinh tế vĩ mô thời
gian tới cần chú trọng đến bình ổn thị trƣờng chứng khoán, cân nhắc hợp lý các
biện pháp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, kiềm chế và kiểm soát lạm phát nhƣng
bằng những giải pháp đồng thời không ảnh hƣởng đến ổn định của các ngân hàng.
5.2.4. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam
Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng (EWS) đƣợc xây dựng
để đƣa ra các cảnh báo về mức độ rủi ro của khách hàng cho ngân hàng. Từ đó,
120

ngân hàng chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ khách hàng, hạn chế khả
năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lƣợng tín dụng của hệ thống. EWS sẽ là công cụ
quan trọng đảm bảo cho ngân hàng ở vị thế dẫn đầu về an toàn tín dụng, là ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng.

Khi nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên cũng đồng nghĩa với rủi ro của
ngân hàng tăng theo, gây áp lực không nhỏ với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.
Với danh mục lên tới hàng trăm khách hàng đang có dƣ nợ tín dụng, gây khó khăn
trong quản lý và kiểm soát rủi ro bởi có nhiều tiêu chí quản lý tín dụng cần phải rà
soát. Khi áp dụng EWS, hệ thống tự động tiến hành sàng lọc và phân loại thông tin
đầu vào, giúp ngân hàng có đƣợc bức tranh tổng quan hơn về danh mục khách
hàng, nhận diện sớm những khách hàng tiềm ẩn rủi ro.

Dựa trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới, EWS đƣợc các ngân hàng
xây dựng có khả năng xử lý hàng triệu bản ghi trong thời gian ngắn với 2 màng
lọc. Màng lọc thứ nhất dựa trên thông tin từ Hệ thống Kho Dữ liệu doanh nghiệp
(EDW), Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ, Hệ thống Quản lý rủi ro tín dụng. Từ
đó, hệ thống lọc ra danh mục các khoản tín dụng cần điều tra. Sau đó, màng lọc
thứ 2 dựa trên kết quả điều tra thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng
và các nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên ngoài để đƣa ra mức độ cảnh báo Đỏ,
Vàng, Xanh tƣơng ứng đối với khoản tín dụng đó. Có 3 mức độ cảnh báo rủi ro tín
dụng sớm bao gồm: Xanh khó khăn tạm thời, Vàng rủi ro, Đỏ rủi ro cao, suy giảm
mạnh khả năng trả nợ, nguy cơ chuyển nhóm nợ lớn.

EWS là công cụ giúp giải bài toán nghiệp vụ trong quản lý rủi ro tín dụng,
chuyển từ phƣơng pháp đánh giá rủi ro định tính sang định lƣợng, buộc chi nhánh
(CN) phải thực hiện nghiêm túc việc giám sát, kiểm soát khách hàng. EWS không
chỉ tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên tín dụng mà còn hữu hiệu với Khối
Quản lý rủi ro và các cấp lãnh đạo cao hơn.

Với giao diện trực quan của EWS, nhà quản lý có thể nhìn nhận đƣợc dƣ nợ
khách hàng theo từng phân khúc, theo từng mức độ cảnh báo cụ thể và lọc ra danh
121

mục khách hàng tiềm ẩn. Qua đó, CN có thể đánh giá những khách hàng nào có
rủi ro chuyển nhóm, thời điểm chuyển nhóm, từ đó chủ động xây dựng các kế
hoạch tài chính phù hợp với thực tiễn. Điều này góp phần không nhỏ nâng cao tính
chủ động trong hoạt động kinh doanh và cân đối vốn của CN, bởi nếu phát sinh nợ
xấu sẽ buộc CN phải tăng trích lập hay thoái lãi dự thu. Theo số liệu thống kê, việc
triển khai hệ thống giám sát tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể
giúp các ngân hàng phát hiện sớm khả năng không trả đƣợc nợ vay của khách
hàng trƣớc thời điểm xảy ra vỡ nợ thực sự khoảng 6 tháng. Các ngân hàng phát
triển tốt hệ thống giám sát tín dụng cũng có thể giảm thiểu tổn thất, trong khi mức
trung bình ƣớc tính khi không có hệ thống giám sát hiệu quả thấp hơn.

5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Chính phủ
 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Đóng vai trò là ngƣời chủ trì và hỗ trợ liên kết các ngân hàng thƣơng mại
trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN
cần đƣa ra các chính sách, cơ chế, quy định về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là
đƣờng truyền thông tin.
Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng cần tăng cƣờng chặt chẽ. Đồng thời cần nghiên cứu và dự báo các
rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng đang và sẽ đối mặt: rủi ro tập trung danh mục, rủi ro
về môi trƣờng kinh tế, rủi ro chính trị...đây là những cảnh báo sớm rất hữu ích cho
các ngân hàngtrong điều kiện thu thập thông tin còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Thứ ba, đảm chất lƣợng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng
(CIC) của NHNN đƣợc nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đáp ứng yêu cầu thông
tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp
để các NHTM nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng
thông tin tín dụng.
Thứ tƣ, với vai trò là cơ quan cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nƣớc trong
lĩnh vực tín dụng, thông qua các mô hình định tính và định lƣợng phù hợp NHNN
cần phân tích và dự báo về diễn biến thị trƣờng tín dụng trong từng thời kỳ dựa
122

trên cơ sở các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô. Qua đó cung cấp các đánh giá và dự
báo vĩ mô về diễn biến thị trƣờng với chất lƣợng cao để các NHTM có cơ sở tham
khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến lƣợc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng của mình.
Thứ năm, trong hoạt động thanh tra giám sát các NHTM, NHNN cần ứng
dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ
ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân
hàng cần đƣợc hoàn thiện theo ngành dọc từ Trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc
lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của
NHNN.
 Đối với chính phủ: ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và luật pháp
quản lý rủi ro ngân hàng
Tiếp tục đƣa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, kìm chế lạm phát, tăng
trƣởng kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trƣờng chứng khoán và
các ngân hàng. Tập trung cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ nhằm thúc đẩy thu
hút hoạt động đầu tƣ, bao gồm cả đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào nền kinh tế
và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong
nƣớc.
Nhằm tạo thêm nguồn thông tin cho các NHTM khi đánh giá, xếp hạng tín
dụng khách hàng, chính phủ cần sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
của công ty xếp hạng tín nhiệm và có cơ chế, chính sách hƣớng dẫn đơn giản hóa
quy trình giao dịch đảm bảo khi thực hiện giao dịch đăng ký đảm bảo cho một
món vay. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin về các tổ chức tín dụng cung cấp
cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài về các dự án đầu tƣ trong tƣơng lai
trên lãnh thổ Việt Nam có xem xét đến “độ mở‟ thông tin đối với các dự án này.
Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, Ngân hàng gặp rất
nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Đề ra quy
định, hƣớng thủ tục nhanh chóng bàn giao tài sản đảm bảo cho NHTM đối với cơ
quan thi hành án. Để công tác phát mãi tài sản đảm bảo của ngân hàng đƣợc nhanh
123

chóng và hiệu quả thì chính phủ nên thành lập một thị trƣờng chính thống về đấu
giá tài sản phát mại công khai, minh bạch giữa các bên. Ngoài ra, ban hành luật
hoá thị trƣờng bán đấu giá; thành lập công ty hay trung tâm bán đấu giá có sự chỉ
đạo, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; xây dựng quy trình thực hiện đấu giá gọn nhẹ và
hiệu quả nhằm chuẩn hoá và đảm bảo cho thị trƣờng hoạt động chính thống Nhà
nƣớc.
5.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Cấu trúc và hoạt động của hệ thống tài chính cũng nhƣ mối tƣơng tác của
nó với nền kinh tế hết sức phức tạp, các mô hình kinh tế và các nghiên cứu khó có
thể hiểu hết đƣợc những vấn đề ẩn chứa trong đó. Vì vậy, tác giả cho rằng kiểm tra
tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng tới sự ổn định tài chính của các
NHTM nên đƣợc coi là một quá trình liên tục, phải đƣợc cải tiến và phát triển
không ngừng, không nên bị gián đoạn ở bất kỳ thời điểm nào.
Mặc dù đã đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả nhận thấy nghiên cứu này
vẫn còn hạn chế và cần đƣợc bổ sung, cải thiện trong tƣơng lai.
Thứ nhất, mặc dù mẫu nghiên cứu đƣợc thực hiện với hầu hết các NHTM
Việt Nam nhƣng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng thƣơng mại 100%
vốn nƣớc ngoài, ngân hàng Chính sách, hay các ngân hàng thƣơng mại khác
không thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Do mỗi quy mô và loại hình ngân hàng có
những đặc thù về cạnh tranh, về nguồn nhân lực, năng lực quản trị khác nhau nên
tác động của rủi ro tín dụng tới sự ổn định có thể không giống nhau. Nhƣ vậy,
nghiên cứu chỉ kiểm định một bộ phận ở các ngân hàng Việt Nam nên tính khái
quát hoá chƣa cao. Nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên phạm vi rộng hơn,
nhiều ngân hàng hơn để kết quả có tính tổng quát cao hơn.
Thứ hai, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm tác động của
vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng tới sự ổn định tài chính của các NHTM đƣợc lấy từ
báo cáo tài chính đƣợc công bố theo năm từ năm 2008 đến năm 2016. Các nghiên
cứu tiếp theo cần cải thiện quá trình thu thập số liệu, qua đó nâng cao cả chất
lƣợng và số lƣợng của số liệu. Đánh giá tác động của các biến kinh tế là quá trình
124

đòi hỏi nhiều số liệu, bao gồm cả các số liệu mang tính chất vĩ mô cho cả nền kinh
tế và những số liệu riêng lẻ của từng ngân hàng. Những dãy số thời gian dài sẽ
giúp ngƣời thực hiện kiểm tra dễ dàng hơn trong việc xác định kịch bản, những
dãy số quá ngắn thƣờng không có nhiều biến động mạnh và do vậy khó hình dung
ra các tác động. Đối với số liệu về hoạt động của các ngân hàng, số liệu càng chi
tiết sẽ càng giúp cho những mô phỏng, giả định sát với thực tế và kết quả càng
chính xác hơn.
125

KẾT LUẬN
Luận án "Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định
tài chính của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam" sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu nhƣ sau:

Thứ nhất: nghiên cứu hệ thống cơ sở phƣơng pháp luận, tổng kết các lý
thuyết về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại NHTM về khái niệm, mục đích, nội
dung, tiêu chí đo lƣờng… Đồng thời cung cấp cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp
nghiên cứu để đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn
định tài chính của NHTM.

Thứ hai: đánh giá ảnh hƣởng của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn
định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
với các phƣơng pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects) và tác động cố định
(Fixed Effects) và các kiểm định phù hợp. Bên cạnh đó việc ƣớc lƣợng bằng
phƣơng pháp GMM hệ thống (System General Method of Moments) cũng đƣợc sử
dụng nhằm đảm bảo các kết quả thu đƣợc đáng tin cậy.
Thứ ba: thông qua kết quả ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy, tác giả đã đề
xuất những kiến nghị quản trị vốn, rủi ro tín dụng nhằm tăng cƣờng sự ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý của các
nhà khoa học và những ngƣời quan tâm đến luận án, để luận án đƣợc hoàn thiện
hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS
Nguyễn Ngọc Thạch, các thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau đại học - Đại học Ngân
hàng TP HCM, và đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tiếng Việt
1. Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn. (2015). „Phát triển thị trƣờng tài
chính và rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam‟, Tạp chí phát triển
kinh tế, Số 26 (12), trang 53-68.
2. Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015); “Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có và rủi
ro của ngân hàng thƣơng mại: Bằng chứng từ Việt Nam”; Tạp chí phát triển
và hội nhập số 25 (35); (trang 54-61)
3. Lê Thị Lợi (2013), “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các
vấn đề về quản trị vốn”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 2+3; (trang 90 –
95).
4. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng (2014), “Báo cáo
ngành Ngân hàng Việt Nam”.
5. Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len. 2015, „Đánh giá nguy cơ phá sản của
các ngân hàng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số
Altman Z score‟, Tạp chí khoa học và phát triển, số 5 (13), trang 833-840
6. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, TPHCM: NXB Lao động – Xã hội.
7. Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hƣớng. (2016), „Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phƣơng pháp Z-score‟, Tạp chí
kinh tế và phát triển, số 229, trang 17-25.
8. Nguyễn Văn Lê (2014), “Tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn”, Luận
án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
9. Nguyễn Trọng Hoài (2006), Bất cân xứng về thông tin trên các thị trƣờng tài
chính, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM.
10. Trần Huy Hoàng (2011), “Quản trị ngân hàng thƣơng mại”, Nhà xuất bản
thống kê.
11. Trƣơng Quang Thông và Phạm Minh Tiến (2014)” Các nhân tố tác động đến
rủi ro thanh khoản trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt
Nam”; Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ số 21 (414); (trang 33-39)
12. Vũ Thị Hồng (2015) “Các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam” Tạp chí phát triển và hội nhập, số 23 (33);
(trang 32-49).
Tiếng Anh
13. Abba, G. O., Zadrariah, P., & Ingang, E. E. (2013). Capital adequacy ratio
and banking risk in the Nigerian money deposit banks. Research Journal of
Finance and Accounting, 4(17), 17-25
14. Aggrawal, R., & Jacques, K. (2001). The impact of FDICIA and prompt
corrective action on bank capital and risk: Estimates using a simultaneous
equations model. Journal of Banking and Finance, 25, 1139-1160
15. Altman, I. E. (1968), “Financial ratios, discriminant analysis and the
prediction of corporate bankruptcy”, The Journal of Finance, volume 23,
Issue 4, September 1968, Pages 589–609.
16. Altman, I. E., Robert G. Haldeman and P. Narayanan (1977), "ZETATM
analysis a new model to identify bankruptcy risk of corporation”, Journal of
Banking & Finance, 1977, vol. 1, issue 1, pages 29-54
17. Ameni Ghenimi, 2017, The effects of liquidity risk and credit risk on bank
stability: Evidence from the MENA region, Borsa _ Istanbul Review xx
(2017); pp 1-11
18. Armen A., Alchian, and Harold Demsetz. 1972. "Production, Information
Costs, and Economic Organization." American Economic Review. 62 (Dec
1972), 777-795.
19. Arif A. & Anees N. A. (2012). Liquidity Risk and Performance in the
Banking System. Journal of Financial Regulation and Compliance, 20(2),
182-195;
20. Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), "Liquidity, Banking Regulation
and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank's
UK-resident ", Bank of England working paper.
21. Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), “Liquidity, Banking Regulation
and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank‟s
UK-resident “, Bank of England working paper;
22. Athanasolou, P. P, Delis, M. D, Staikouras, C. K, (2006), “Determinants of
bank profitability in the South Eastern European Region”, Bank of Greece
working paper, No. 47.
23. Baltagi, B. H. (2008) Econometric Analysis of Panel Data (4 edition) John
Wiley & Sons.
24. Bank for International Settlement (2009), “International framework for
liquidity risk measurement, standards and monitoring”. Political Economy,
No. 91, pp. 401-419
25. Bhattacharya S, Thakor A. 1993. Contemporary banking theory. J. Financ.
Intermediat. 3:2–50
26. Ben Bernanke and Mark Gertle (2001). Should Central Banks respond to
movements in asset prices. The American Economic Review, May 2001,
253-257
27. Bencivenga, Valerie R and Bruce D. Smith (1993). Some consequences of
credit rationing in an endogenous growth model. Journal of Economic
Dynamics and Control 17, 97-122
28. Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in
commercial banks. Journal of Banking and Finance, 21, 849e870
29. Bernake, B.S., & Lown, C.S., (1991). The credit crunch. Brookings Papers
on Economic Activity 2, 205-247.
30. Besanko D, Kanatas G. 1996. The regulation of bank capital: Do capital
standards promote bank safety? J. Financ. Intermed. 5:160–83
31. Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013). “The Relationship between
Liquidity Risk and Credit Risk in Banks”. Journal of Banking & Finance,
volume 40, March 2014, Pages 242 – 256.
32. Black, F., Scholes, M. (1973): "The Pricing of Options and Corporate
Liabilities" (PDF; 426 kB), in Journal of Political Economy, Bd. 81 (3), S.
637–654, 1973
33. Blair, R. D., & Heggestad, A. A. (1978). Bank portfolio regulation and the
probability of bank failure: Note. Journal of Money, Credit and Banking,
10(1), 88e93.
34. Blaschke, W., Jones, M.T., Majnoni, G. and Martinez Peria, S. (2001)
“Stress Testing of Financial Systems: An Overview of Issues, Methodologies
and FSAP Experiences” IMF Working Paper WP/01/88
35. Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquidity risk in banking: Is there herding?”,
International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386;
36. Boyd, J. H., & Graham, S. L. (1988). The profitability and risk effects of
allowing bank holding companies to merge with other financial firms: a
simulation study. Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review
2,3-20
37. Boyd, J., De Nicoló, G., & Jalal, A. (2006), „Bank risk-taking and
competition revisited: new theory and new evidence‟, IMF Working Paper
06/297, Washington DC: International Monetary Fund
38. Boyd, J.H., Graham, S.L. (1986). Risk, regulation, and bank holding
company expansion into nonbanking, Research Department Federal Reserve
Bank of Minneapolis, Vol. 10 (2), pp. 2-17
39. Cai, J., & Thakor, A. V. (2008). Liquidity risk, credit risk, and interbank
competition. Working Paper.
40. Calem P, Rob R. 1999. The impact of capital-based regulation on bank risk-
taking. J. Financ. Intermed. 8:317–52
41. Chant, John, 2003, “Financial Stability As a Policy Goal,” in Essays on
Financial Stability, by John Chant, Alexandra Lai, Mark Illing, and Fred
Daniel, Bank of Canada Technical Report No. 95 (Ottawa: Bank of Canada),
September, pp. 3–4.
42. Chiaramonte, L., Croci, E., Poli, F. 2015, Should we trust the Z-score?
Evidence from the European Banking Industry, Global Finance Journal, Vol.
28, pp. 111-131
43. Consuelo Silva Buston, 2013, Active Risk Management and Banking
Stability, European Banking Center Discussion Paper No. 2013-014; pp. 1-
42
44. Coval J, Thakor A. 2005. Financial intermediation as a beliefs-bridge
between optimists and pessimists. J. Financ. Econ. 75(5):535–70
45. Cucinelli D. (2013). The relationship between liquidity risk and probability
of default: evidence from the euro area. Risk governance and control:
financial markets and institutions, volume 3, issue 1.
46. Dao, B. H., & Ankenbrand, T. (2014). Capital adequacy and banking risk:
An empirical study of Vietnamese banks. Retrieved from http://papers.ssrn.com
47. David G. Kleinbaum, Lawrence L. Kupper, và Keith E. Muller, Applied
Regression Analysis and Other Multivariate Methods, (Phân tích hồi qui ứng
dụng và các phƣơng pháp đa biến khác), 2d. ed., PWS -Kent, Boston, Mass.,
1988, trang 210)
48. De Nicolo, G. 2000, „Size, Charter Value and Risk in Banking: an
International Perspective‟, Board of Governors of the Federal Reserve
System International Finance Discussion Papers No. 689
49. Dermine, J. (1986). Deposit rates, credit rates and bank capital: The
KleinMonti model revisited. Journal of Banking & Finance, 10(1), 99e114.
50. Demsetz, R.S., Saidenber, M.R., & Strahan Ph. E. (1997). Agency problems
and risk taking in banks. Federal Reverve Bank of New York, Research
paper No.9709
51. Deutsche Bundesbank (2003), “Report on the Stability of the German
Financial System,” Monthly Report, Frankfurt, December.
52. Duttweiler, R. (2010), “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng”, Nhà xuất
bản tổng hợp TP. HCM.Farrell, M., (1957), “The Measurement of Productive
Efficiency”, Journal of the Royal Statistical Society, Vol.120, No. 3, pp.
253–281.
53. Eklund, T., Larsen, K., & Bernhardsen, E. (2001). Model for analyzing credit
risk in the enterprise sector, Norges Bank economic bulletin, Q3 01.
54. Fielding, A. (2005), “Shortland political violence and excess liquidity in
Egypt”, Journal of Development studies, vol. 41, no. 4, pp. 542-557.
55. Francisco, G. (2005), “Bank Regulation and Risk-taking Incentives: An
International Comparison of Bank Risk”, Journal of Banking and Finance
Vol. 29, 1153-1184.
56. Fu, X., Lin, Y., & Molyneux, P. 2014, Bank competition and financial
stability in Asia Pacific, Journal of Banking & Finance, Vol. 38, pp. 64-77
57. Furlong, F.T., Keeley, M.C., (1989). Capital regulation and bank risk-taking:
a note. J. Bank. Finance 13, 883–891.
58. Gambacorta, L., & Mistrulli, P.E. (2004). Does bank capital affect lending
behavior? Journal of Financial Intermediation 13, 436-457
59. Godlewski, C. J. (2004). Capital regulation and credit risk taking: Empirical
evidence from banks in emerging market economies.
60. Golin, J. (2001), “The bank credit analysis handbook: A guide for analyst,
bankers and investors”, Singapore: Jonh Wiley & sons (Asia), Pte Ltd.
61. Gorton, G., Huang, L. (2004), “Liquidity, Efficiency ang bank bailouts”,
American Economic review, Vol. 94, No. 3, pp. 455-483.
62. Gujarati, N., D. (2003), “Basic Economics”, McGraw-Hill, New York,
USA.
63. Hannan, T.H., Hanweck, G.A., 1988. Bank insolvency risk and the market
for large certicates of deposit. Journal of Money, Credit and Banking 20,
203211.
64. Hakenes, H., Schnabel, I., (2010). Capital Regulation, Bank Competition,
and Financial Stability. Leibniz University of Hannover, MPI Bonn, and
CEPR
65. Harold Demsetz. 1983. "The structure of ownership and the theory of the
firm." Journal of Law and Economics. 26: pp 375-393.
66. Harris, M., & Raviv, A. (1978). Some results on incentive contracts with
applications to education and employment, health insurance, and law
enforcement. American Economic Review, 68(1), 20-30.
67. Haubrich, J. G., and Wachtel, P. (1993). “Capital Requirements and Shifts in
Commercial Bank Portfolios.” Federal Reserve Bank of Cleveland Economic
Review 29 (third quarter): 2-15.
68. Hesse, H., & Cihák, M. 2007, „Cooperative Banks and Financial Stability‟,
IMF Working Paper No. 07/2, Washington DC: International Monetary Fund
69. HellmannT, MurdockK, StiglitzJ .2000. Liberalization, moral hazardin
banking, and prudential regulation: Are capital requirements enough? Am.
Econ. Rev. 90:147–65
70. He, Z., & Xiong, W. (2012b). Rollover risk and credit risk. Journal of
Finance, 67, 391e429.
71. Holmstrom B, Tirole J. 1997. Financial intermediation, loanable funds, and
the real sector. Q. J. Econ. 112:663–91
72. Huang, R., & Radnovski, L. (2009). Why Are Canadian Banks More
Resilient? IMF Working Paper No. 09/152.
73. Hussain, M.E., Hassan, M.K., (2005). Basel Capital Requirements and Bank
Credit Risk Taking In Developing Countries, Department of Economics and
Finance Working Papers, 34. University of New Orleans.
74. Imbierowicz, B., & Rauch, C. (2014). The relationship between liquidity risk
and credit risk in banks. Journal of Banking and Finance, 40, 242e256.
75. Indriani, V. (2004), “The relationship between Islamic financing with risk
and performane of commercial banks in Indonesia”, Bachelor of Accounting,
University of Indonesia.
76. Iqbal, A. (2012), “Liquidity Risk Management: A Comparative Study
between Conventional and Islamic Banks of Pakistan”,Global Journal of
Management and Business Research, Vol.12, Issue 5, Version 1.0
77. Jacob Oduor, Kethi Ngoka, Maureen Odongo (2017). Capital requirement,
bank competition and stability in Africa. Review of Development Finance
xxx (2017) xxx–xxx.
78. Jensen, M. and Meckling, W. (1976). Theory of the Firm: Managerial
Behaviour, Agency Costs, and Ownership Structure. Journal of Financial
Economics, pp.305-360.
79. Junarsin, E. (2011), “Capital Ratios and risk talking of Financial Crisis
Period”, European Journal of Social Sciences, Vol. 21, No. 1.
80. Keeley, M.C. (1990). Deposit insurance, risk, and market power in banking.
American Economic Review 80 (1990) 1183-1200
81. Kim, D., Santomero, A. (1998), “ Risk in banking and capital regulation”,
Journal of finance, Vol. 43, No. 5, pp. 1219-1233.
82. Konishi, M. and Yasuda, Y. (2004), “Factors affecting bank risk: Evidence
from Japan”, Journal of Banking and Finance, No. 28, pp. 215-232.
83. Laetitia & Strobel, Frank, 2013. "Bank insolvency risk and time-varying Z-
score measures," Journal of International Financial Markets, Institutions and
Money, Elsevier, vol. 25(C), pages 73-87
84. Lastra R., M.,&Schiffman H., N., (1999). Bank failures and bank insolvency
law in economies in transition. International economic development law, 9, p
227
85. Martinez-Miera, D., & Suarez, J. (2014). Bank‟s endogenous systemic risk
taking. Mimeo
86. Matten, C. (1996). Managing Bank Capital: capital allocation and
performance measurement. (2nd ed.) Chichester: Wiley
87. Merton, Robert C., 1974, On the pricing of corporate debt: The risk structure
of interest rates, Journal of Finance 29, 449-470.
88. MertonR.1977.An analytic derivation of the cost of deposit insurance and
loan guarantees: anapplication of modern option pricing theory. J. Bank.
Finance 1:3–11
89. Mishkin, Frederick, 1999, “Global Financial Instability: Framework, Events,
Issues,” Journal of Economic Perspectives, Vol. 13 (Fall), pp. 3–20.
90. Michael Jensen C., and W.H. Meckling. 1976. "Theory of the Firm:
Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure."
Journal of Financial Economics. 3, pp 305-360.
91. Modigliani, F. and Miller, M. (1958). The cost of capital, corporation
finance, and the theory of investment. American economic Review 48, June,
261-197.
92. Modigliani, F. and Miller, M. (1963). Corporate income taxes and the cost of
capital: A correction. American economic Review, June, 433-443.
93. Mohamed Aymen Ben Moussa (2015). The Relationship between Capital
and Bank Risk: Evidence from Tunisia. International Journal of Economics
and Finance; Vol. 7, No. 4; 2015
94. Mosko C. A, Anilda Bozdo, 2016, Effect of Bank Capital Requirements on
Bank Risk-taking and Financial Stability, Mediterranean Journal of Social
Sciences , Vol 7 No 1, page 340-349
95. Nadya and Thomas Kick (2012), “Early warning indicators for the German
banking system: a macroprudential analysis”, Deutsch Bundesbank
Discussion Paper No. 27/2012.
96. N. Gregory Mankiw (2003), Principles of Economics, Havard University-
NXB Thống kê, Hà Nội
97. Naceur, S. B., Kandil, M. (2009), “The impact of capital requirement on
banks‟ cost of intermediation and performance: The case of Egypt”, Journal
of Economic and business, Vol. 61, pp. 70-89.
98. Orlowski, J. (2008), "Stages of the period 2007/2008 the global financial
crisis: Is There is a Wandering Asset - Price Bubble? ", KIWE economic
Dicussion Paper, no. 43.
99. Pasiouras, F., Kosmidou, K. (2007), “Factors influencing the Profitability of
domestic and foreign commercial banks in the European Union”, Research
in International Business and Finance, Vol. 21, pp. 222-237.
100. Pierre Monnin and Terhi Jokipii. (2010), “The Impact of Banking Sector
Stability on the Real Economy”, Swiss National Bank, Börsenstrasse 15,
P.O. Box, CH-8022 Zurich, pp. 1-23.
101. Rose Peter S. (2012). Bank Management and Financial Services 9th Edition.
The McGraw-Hill/Irwin Series in Finance, Insurance, and Real Estate.
102. Praet, J., Herzberg, M. (2008), “Market liquidity and banking liquidity:
linkages, vulnerabilities and the role of disclosure”, Baque de France
Financial stability review, pp.95-109.
103. Rahman, N., Ahmad, N., & Abdullah, N. 2012, Ownership Structure, Capital
Regulation and Bank Risk Taking, Journal of Business and Economics, Vol.
3, pp. 176-188.
104. Rauch, C., Steffen, S., Hackethal, A., Tyrell, M. (2009), “Saving Bank,
Liquidity Creation and Monetary Policy”, European Journal of Social
Sciences.
105. Repullo, R. (2003), “Liquidity, risk taking and the lender of last resort”,
CEMFI Madrid.Rychtárik (2009), “Liquidity scenario analysis in the
Luxembourg banking sector”, BCDL Working Paper, No. 41.
106. Repullo R. 2004. Capital requirements, market power and risk-taking in
banking. J. Financ. Intermed. 13:156–82
107. Rime, B. (2001). Capital requyrements and bank behaviour: empirical
evidence for Switzerland. Journal of Banking and Finance, 25. 789-805
108. Salas, V., & Saurina, J. (2002). Credit risk in two Institutional regimes:
Spanish commercial and savings banks. Journal of Financial Services
Research, 22(3), 203e224.
109. Samir Srairi (2013), “Ownership structure and risk -taking behaviour in
conventional and Islamic banks: Evidence for MENA countries”; Borsa_
Istanbul Review 13, 115-127
110. Santos, J. A.C., (1999). Bank capital and equity investment regulations.
Journal of Banking and Finance 23, 1095-1120
111. Saunders, A., Cornett, M. M. (2006), “Financial institutions management: A
risk managemant approach”, McGraw-Hill, Boston.
112. Shu Ling Lin, Jack.H.W.Penm, Shang-Chi Gong, Ching-Shan Chang (2005).
Risk- based capital adequacy in assessing on insolvency-risk and financial
performances in Taiwan‟s banking industry. Research in international
business and finance 19, 111-153
113. Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. 2011, Bank market power,
economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks, Journal
of Asian Economics, Vol. 22, pp. 460-470
114. Strobel, F., & Lepetit, L. 2015, „Bank Insolvency Risk and Z-Score
Measures: A Refinement‟, Finance Research Letters, Vol. 13, pp. 214-224
115. Sufian, F., Chong, R. R. (2008), “Determinants Of Bank Profitability In A
Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines”, Asian
Academy of Management Journal of Accounting and
116. Thakor A. 2014. Dividing the rents between labor and capital: an integrated
theory of capital structure for financial and non-financial firms. Work. Pap.,
Olin Sch. Bus., Wash. Univ. St. Louis
117. Van Roy, P., (2003). The Impact of the 1988 Basel Accord on Banks‟
Capital Ratios and Credit Risk-taking: An International Study, Unpublished
Paper. European Center for Advanced Research in Economics and Statistics.
118. Vodovà P. (2011). Liquidity of Czech Commercial Banks and its
Determinants. International Journal of Mathematical Models and Methods in
Applied Sciences, 6(5), 1060-1067.
119. Zavgren, V. C., (1985), “Assessing the vulnerability to failure of american
industrial firms: a logistic analysis”, Journal of Business Finance &
Accounting.
120. Wellink, Nout, 2002, “Current Issues in Central Banking”, (Oranjestad:
Central Bank of Aruba), November 14.
121. Woo, D., (2003). In search of “capital crunch”: Supply factors behind the
credit slow down in Japan. Journal of Money, Credit and Banking 35(6),
1019-1038.
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN HỆ SỐ TƢƠNG QUAN

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

zscore 216 24.54225 11.59947 1.949984 62.19548


banksize 216 18.06595 1.227456 14.69872 20.72988
llp 216 .0206197 .00853452 .0005517 0.247542
loanta 216 .5037979 .1519413 .0046616 .8516832
cir 216 .859185 .190839 .013187 1.218748
roe 216 .0837954 .0867394 -.08200214 .2846455
npl 216 .0324069 .0116753 0.00351 .1128462
gdp 216 .0591846 .004797 .0524737 .0668
inf 216 .090399 .0692676 .0063061 .2311632

zscore banksize llp loanta cir roe npl gdp inf

zscore 1.0000
banksize -0.2458 1.0000
llp 0.0111 0.0716 1.0000
loanta 0.2662 0.2149 0.0317 1.0000
cir 0.1289 -0.0730 0.0354 -0.0320 1.0000
roe -0.0151 0.3066 -0.0035 0.1766 -0.2332 1.0000
npl -0.0624 -0.1044 -0.0120 0.0208 0.2057 -0.1553 1.0000
gdp -0.0687 0.1922 0.0838 0.0533 0.0073 -0.0362 -0.1839 1.0000
inf 0.0483 -0.3291 -0.0921 -0.1533 -0.0673 0.0822 -0.0185 -0.2286 1.0000
Variable VIF 1/VIF

banksize 1.33 0.750691


roe 1.25 0.801947
inf 1.23 0.814705
gdp 1.12 0.890429
npl 1.11 0.903331
cir 1.10 0.912241
loanta 1.08 0.923829
llp 1.02 0.984787

Mean VIF 1.15


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH
 FIXED EFFECTS MODEL
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 216
Group variable: id Number of groups = 24

R-sq: within = 0.4413 Obs per group: min = 9


between = 0.0002 avg = 9.0
overall = 0.1276 max = 9

F(7,185) = 20.87
corr(u_i, Xb) = -0.1158 Prob > F = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

size .0344532 .0464373 0.74 0.459 -.0571615 .1260679


eqta 2.769679 .2956981 9.37 0.000 2.186305 3.353053
ltd .2197508 .0921098 2.39 0.018 .0380301 .4014715
roe .5075539 .2274639 2.23 0.027 .0587971 .9563107
gdp -2.425598 3.34603 -0.72 0.469 -9.02688 4.175684
inf -.8579331 .3085808 -2.78 0.006 -1.466723 -.2491432
cre .0375023 .0241674 1.55 0.122 -.0101768 .0851814
_cons 2.191053 .8565131 2.56 0.011 .5012644 3.880842

sigma_u .39417623
sigma_e .22707848
rho .7508227 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(23, 185) = 21.26 Prob > F = 0.0000

.
 RANDOM EFFECTS MODEL
Random-effects GLS regression Number of obs = 216
Group variable: id Number of groups = 24

R-sq: within = 0.4378 Obs per group: min = 9


between = 0.0122 avg = 9.0
overall = 0.1549 max = 9

Wald chi2(7) = 130.03


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

size .0421577 .0392833 1.07 0.283 -.0348362 .1191516


eqta 2.706427 .300044 9.02 0.000 2.118351 3.294502
ltd .279093 .0920575 3.03 0.002 .0986636 .4595223
roe .5815009 .2372322 2.45 0.014 .1165342 1.046467
gdp -3.173713 3.420091 -0.93 0.353 -9.876967 3.529542
inf -.8791251 .3070083 -2.86 0.004 -1.48085 -.2773999
cre .0220949 .0251745 0.88 0.380 -.0272461 .0714359
_cons 2.051852 .7426391 2.76 0.006 .5963056 3.507397

sigma_u .26361028
sigma_e .22707848
rho .57403965 (fraction of variance due to u_i)
 HAUSMAN TEST

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe1 . Difference S.E.

SIZE -.1533421 -.0582665 -.0950756 .0914387


EQTA 2.784412 2.394527 .3898853 .433441
LTD .3598966 .359359 .0005377 .0713883
ROE -1.001225 -1.037827 .0366015 .2440212
GDP 5.068301 2.212541 2.85576 2.257929
INF -1.323078 -.9815084 -.3415694 .3590954
CRE -1.072158 -.761137 -.3110206 .2800944

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 3.75
Prob>chi2 = 0.8086

 MODIFIED WALD TEST


Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

lnz[id,t] = Xb + u[id] + e[id,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

lnz .220037 .469081


e .0515631 .2270751
u .06949 .2636096

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 261.37
Prob > chibar2 = 0.0000

 WOOLDRIDGE TEST
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 23) = 14.875
Prob > F = 0.0008
Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 24 Number of obs = 216


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 24
Estimated coefficients = 8 Time periods = 9
Wald chi2(7) = 62.32
Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

size .0182613 .0239508 0.76 0.446 -.0286814 .0652041


eqta 2.464614 .5302192 4.65 0.000 1.425403 3.503824
ltd .3385358 .0857626 3.95 0.000 .1704441 .5066274
roe .7097366 .4222151 1.68 0.093 -.1177898 1.537263
gdp -3.688005 3.682989 -1.00 0.317 -10.90653 3.53052
inf -.9334238 .3443416 -2.71 0.007 -1.608321 -.2585268
cre -.1158166 .0728402 -1.59 0.112 -.2585808 .0269476
_cons 2.57371 .5295018 4.86 0.000 1.535905 3.611514

.
Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 24 Number of obs = 216


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 24
Estimated coefficients = 9 Time periods = 9
Wald chi2(8) = 85.73
Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

size .0419644 .0249983 1.68 0.093 -.0070314 .0909602


eqta 4.262651 .9049482 4.71 0.000 2.488985 6.036317
eqta2 -2.851388 1.552827 -1.84 0.066 -5.894873 .1920966
ltd .3071051 .0821945 3.74 0.000 .1460068 .4682034
roe .7808059 .4114113 1.90 0.058 -.0255455 1.587157
gdp -3.328564 3.577966 -0.93 0.352 -10.34125 3.684121
inf -.8714559 .3351736 -2.60 0.009 -1.528384 -.2145277
cre -.1205175 .0713157 -1.69 0.091 -.2602937 .0192587
_cons 1.990378 .5624984 3.54 0.000 .8879015 3.092855

.
Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 24 Number of obs = 216


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 24
Estimated coefficients = 10 Time periods = 9
Wald chi2(9) = 96.01
Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

size .030254 .0251462 1.20 0.229 -.0190317 .0795397


eqta 4.072566 .8997567 4.53 0.000 2.309075 5.836056
eqta2 -2.497539 1.560521 -1.60 0.109 -5.556103 .5610254
ltd .3348959 .0817167 4.10 0.000 .1747342 .4950576
roe .9120701 .4097033 2.23 0.026 .1090663 1.715074
gdp -8.03854 4.047036 -1.99 0.047 -15.97059 -.1064944
inf -.6649901 .3399631 -1.96 0.050 -1.331306 .0013253
cre -.0693354 .0743565 -0.93 0.351 -.2150715 .0764007
khunghoang -.1537518 .0619094 -2.48 0.013 -.275092 -.0324117
_cons 2.461848 .5896103 4.18 0.000 1.306233 3.617463

.
Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 24 Number of obs = 216


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 24
Estimated coefficients = 10 Time periods = 9
Wald chi2(9) = 102.81
Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

size .0425786 .0247657 1.72 0.086 -.0059612 .0911184


eqta 4.568761 .8960716 5.10 0.000 2.812493 6.325029
eqta2 -1.729014 1.611795 -1.07 0.283 -4.888073 1.430045
ltd .3538981 .0820256 4.31 0.000 .193131 .5146653
roe .7877247 .4069262 1.94 0.053 -.009836 1.585285
gdp -6.752806 3.775256 -1.79 0.074 -14.15217 .6465601
inf -.6729156 .3367356 -2.00 0.046 -1.332905 -.012926
cre -.0646742 .0740766 -0.87 0.383 -.2098618 .0805133
khunghoangeqta -1.13509 .4127006 -2.75 0.006 -1.943968 -.3262117
_cons 2.090462 .5578487 3.75 0.000 .9970984 3.183825

 FIXED EFFECTS MODEL


. xtreg lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf, fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 216


Group variable: id Number of groups = 24

R-sq: within = 0.3442 Obs per group: min = 9


between = 0.0317 avg = 9.0
overall = 0.0015 max = 9

F(8,184) = 12.07
corr(u_i, Xb) = -0.4926 Prob > F = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

banksize -.1650859 .0418999 -3.94 0.000 -.2477518 -.08242


llp -.0134528 .2016315 -0.07 0.947 -.4112597 .3843541
loanta -.1356525 .2044858 -0.66 0.508 -.5390909 .2677859
cir -1.13897 .3998413 -2.85 0.005 -1.927833 -.3501069
roe .4476776 .3110988 1.44 0.152 -.1661019 1.061457
gdp -5.012935 3.86494 -1.30 0.196 -12.63823 2.612362
npl -4.148806 1.874085 -2.21 0.028 -7.846266 -.4513473
inf -1.110172 .3311887 -3.35 0.001 -1.763587 -.4567562
_cons 7.561158 .6834501 11.06 0.000 6.212751 8.909564

sigma_u .55489279
sigma_e .23584174
rho .84699548 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(23, 184) = 23.96 Prob > F = 0.0000

. xttest3

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (24) = 316.38


Prob>chi2 = 0.0000

. xtserial lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 23) = 36.085
Prob > F = 0.0000

 PHƢƠNG PHÁP BÌNH PHƢƠNG TỐI THIỂU TỔNG QUÁT KHẢ


THI
. xtgls lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf, cor(ar1) panels(hetero)

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.7803)

Estimated covariances = 24 Number of obs = 216


Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 24
Estimated coefficients = 9 Time periods = 9
Wald chi2(8) = 60.63
Prob > chi2 = 0.0000

lnz Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

banksize -.1032217 .0308784 -3.34 0.001 -.1637423 -.042701


llp -.0112449 .0867974 -0.13 0.897 -.1813647 .158875
loanta .2536402 .1874519 1.35 0.176 -.1137588 .6210393
cir .1321644 .2470444 0.53 0.593 -.3520337 .6163625
roe .9313156 .3104374 3.00 0.003 .3228695 1.539762
gdp -7.680243 2.605883 -2.95 0.003 -12.78768 -2.572807
npl -4.836314 1.295788 -3.73 0.000 -7.376012 -2.296617
inf -.2859408 .2125008 -1.35 0.178 -.7024347 .1305531
_cons 5.253815 .5874777 8.94 0.000 4.10238 6.405251


.
PHƢƠNG PHÁP GMM
. xtabond2 lnz l.lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf, gmm(roe, lag(2 3)) iv(banksize l.lnz cir loanta npl) two nol sm
Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor space, perm.

Dynamic panel-data estimation, two-step difference GMM

Group variable: id Number of obs = 168


Time variable : nam Number of groups = 24
Number of instruments = 18 Obs per group: min = 7
F(9, 24) = 61.80 avg = 7.00
Prob > F = 0.000 max = 7

lnz Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnz
L1. .0545457 .0492743 1.11 0.279 -.0471514 .1562427

banksize -.1224771 .0577995 -2.12 0.045 -.2417695 -.0031848


llp -2.21697 1.343885 -1.65 0.112 -4.990612 .5566725
loanta .7041662 .3784957 1.86 0.075 -.0770106 1.485343
cir 3.016098 1.281217 2.35 0.027 .3717966 5.660399
roe 4.289359 1.124326 3.82 0.001 1.968865 6.609853
gdp -7.096544 3.237069 -2.19 0.038 -13.77753 -.4155614
npl -3.666684 1.97384 -1.86 0.076 -7.740489 .4071202
inf -1.064525 .2524065 -4.22 0.000 -1.585467 -.5435839

Warning: Uncorrected two-step standard errors are unreliable.

Instruments for first differences equation


Standard
D.(banksize L.lnz cir loanta npl)
GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed)
L(2/3).roe

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -2.32 Pr > z = 0.020


Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.21 Pr > z = 0.830

Sargan test of overid. restrictions: chi2(9) = 4.80 Prob > chi2 = 0.852
(Not robust, but not weakened by many instruments.)
Hansen test of overid. restrictions: chi2(9) = 12.44 Prob > chi2 = 0.190
(Robust, but weakened by many instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets:


iv(banksize L.lnz cir loanta npl)
Hansen test excluding group: chi2(4) = 2.10 Prob > chi2 = 0.718
Difference (null H = exogenous): chi2(5) = 10.34 Prob > chi2 = 0.066
. xtabond2 lnz l.lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf khunghoang, gmm(roe, lag(2 3)) iv(banksize l.lnz cir loanta npl) two nol sm
Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor space, perm.

Dynamic panel-data estimation, two-step difference GMM

Group variable: id Number of obs = 168


Time variable : nam Number of groups = 24
Number of instruments = 18 Obs per group: min = 7
F(10, 24) = 71.46 avg = 7.00
Prob > F = 0.000 max = 7

lnz Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnz
L1. .0514644 .0492398 1.05 0.306 -.0501616 .1530904

banksize -.1710579 .0595984 -2.87 0.008 -.2940629 -.048053


llp -1.58318 1.555328 -1.02 0.319 -4.793219 1.626859
loanta .2201793 .3954531 0.56 0.583 -.5959958 1.036354
cir 2.209164 1.16478 1.90 0.070 -.1948248 4.613152
roe 3.803015 1.012018 3.76 0.001 1.714312 5.891718
gdp -2.24637 3.745266 -0.60 0.554 -9.976219 5.483479
npl -3.758318 1.865278 -2.01 0.055 -7.608063 .0914258
inf -1.538221 .3362277 -4.57 0.000 -2.232161 -.8442813
khunghoang -.1458208 .0578329 -2.52 0.019 -.2651821 -.0264595

Warning: Uncorrected two-step standard errors are unreliable.

Instruments for first differences equation


Standard
D.(banksize L.lnz cir loanta npl)
GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed)
L(2/3).roe

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -1.66 Pr > z = 0.097


Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.30 Pr > z = 0.763

Sargan test of overid. restrictions: chi2(8) = 3.62 Prob > chi2 = 0.890
(Not robust, but not weakened by many instruments.)
Hansen test of overid. restrictions: chi2(8) = 11.45 Prob > chi2 = 0.178
(Robust, but weakened by many instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets:


iv(banksize L.lnz cir loanta npl)
Hansen test excluding group: chi2(3) = 1.27 Prob > chi2 = 0.735
Difference (null H = exogenous): chi2(5) = 10.17 Prob > chi2 = 0.070

.
. xtabond2 lnz l.lnz banksize llp loanta cir roe gdp npl inf nplkhunghoang, gmm(roe, lag(2 3)) iv(banksize l.lnz cir loanta npl) two nol s
> m
Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor space, perm.

Dynamic panel-data estimation, two-step difference GMM

Group variable: id Number of obs = 168


Time variable : nam Number of groups = 24
Number of instruments = 18 Obs per group: min = 7
F(10, 24) = 34.49 avg = 7.00
Prob > F = 0.000 max = 7

lnz Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnz
L1. .0316622 .0520772 0.61 0.549 -.0758198 .1391443

banksize -.183283 .0622716 -2.94 0.007 -.3118053 -.0547608


llp -1.640796 1.616858 -1.01 0.320 -4.977827 1.696236
loanta .1144544 .4075005 0.28 0.781 -.7265854 .9554942
cir 2.712727 1.065427 2.55 0.018 .5137934 4.91166
roe 4.325074 .9431445 4.59 0.000 2.378519 6.271628
gdp -2.584333 3.81374 -0.68 0.504 -10.45551 5.286838
npl -4.899792 1.832611 -2.67 0.013 -8.682115 -1.117469
inf -1.88019 .418922 -4.49 0.000 -2.744802 -1.015577
nplkhunghoang -10.47738 3.764156 -2.78 0.010 -18.24622 -2.708549

Warning: Uncorrected two-step standard errors are unreliable.

Instruments for first differences equation


Standard
D.(banksize L.lnz cir loanta npl)
GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed)
L(2/3).roe

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -1.76 Pr > z = 0.078


Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.34 Pr > z = 0.732

Sargan test of overid. restrictions: chi2(8) = 3.11 Prob > chi2 = 0.927
(Not robust, but not weakened by many instruments.)
Hansen test of overid. restrictions: chi2(8) = 10.17 Prob > chi2 = 0.253
(Robust, but weakened by many instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets:


iv(banksize L.lnz cir loanta npl)
Hansen test excluding group: chi2(3) = 1.35 Prob > chi2 = 0.718
Difference (null H = exogenous): chi2(5) = 8.83 Prob > chi2 = 0.116
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN
CỨU

STT Tên Ngân hàng Tên Viết tắt

1 NHTMCP An Bình ABB

2 NHTMCP Á Châu ACB

3 NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam BIDV

4 NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam - Vietinbank CTG

5 NHTMCP Phát triển TP. HCM HDB

6 NHTMCP Kiên Long KLB

7 NHTMCP Quân Đội MBB

8 NHTMCP Hàng Hải – Maritimebank MSB

9 NHTMCP Nam Á NAB

10 NHTMCP Quốc Dân NCB

11 NHTMCP Phƣơng Đông OCB

12 NHTMCP Xăng Dầu PGB

13 NHTMCP Sài Gòn SCB

14 NHTMCP Đông Nam Á SEAB

15 NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng – Saigonbank SGB

16 NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội SHB

17 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Sacombank STB

18 NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam - Techcombank TCB


19 NHTMCP Tiên Phong TPB

20 NHTMCP Việt Á VAB

21 NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - VCB


Vietcombank

22 NHTMCP Quốc Tế VIB

23 NHTMCP Bản Việt VIETCAPB

24 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng VPB

You might also like