You are on page 1of 250

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG


TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG


TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng


Mã số : 62.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Thị Hiền


Ngày tháng năm sinh : 17/01/1982
Nơi sinh: Thành phố. Hồ Chí Minh
Quê quán: Xã Liên Thủy, Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình
Cơ quan công tác: Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Là nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Đề tài luận án: “Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam ”
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 62 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thanh Hà
Tôi xin cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của bản thân, toàn bộ nội dung
luận án chưa từng được công bố tại bất kỳ một công trình NCKH, Tạp chí khoa học
hay tài liệu tham khảo nào. Luận án được thực hiện theo đúng quy định về quy trình
đào tạo trình độ tiến sỹ. Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, mang
tính độc lập của NCS, ngoại trừ những trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo. Tất
cả thông tin số liệu trong luận án đều được chỉ dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này ./.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Nguyễn Thị Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự cố gắng trong lao động nghiên cứu khoa học
của bản thân, còn có sự giúp đỡ to lớn của Nhà trường, của Thầy, Cô, bạn bè đồng
nghiệp. Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến:
• Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Phòng, Khoa và đội
ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
• PGS;TS Đoàn Thanh Hà, là người HDKH đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
• Các cô, chú, anh chị đang công tác tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ, đọc, góp ý một số nội dung trong bản thảo luận án.
• Các bạn học cùng khóa, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ trong quá trình
học tập nghiên cứu
Trân trọng !

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hiền


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC ....................................................................... 23
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ......................................... 23
1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu ..................................... 23
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK)....................................... 23
1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu .............................................. 24
1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu ............................................................... 27
1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC ............................................................................................................... 29
1.2.1. Tín dụng nhà nước ................................................................................ 29
1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước...................................................... 29
1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước .................................................... 30
1.2.1.3. Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước ...................................... 31
1.2.1.4. Vai trò của tín dụng nhà nước ........................................................ 32
1.2.2. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ......................................................... 34
1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước .............................. 34
1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt
Nam ............................................................................................................. 37
1.2.3. Phân biệt tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của Ngân
hàng thương mại ............................................................................................. 42
1.2.3.1. Những điểm tương đồng ................................................................. 42
1.2.3.2. Những điểm khác biệt ..................................................................... 43
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC ............................................................................................................... 44
1.3.1. Tổng quan về sự phát triển .................................................................... 44
1.3.2. Các tiêu chí phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ....................... 46
1.3.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về số lượng và quy mô 47
1.3.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về chất lượng và hiệu
quả............................................................................................................... 48
iv

1.4. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ......... 51
1.4.1. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số nước trên thế giới ............ 51
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước................................................................................................................ 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 68
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................. 69
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................. 69
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển, quá trình hình thành Ngân hàng Phát
triển Việt Nam ................................................................................................ 69
2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank) ............... 69
2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam...................... 70
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .................. 72
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................... 73
2.1.4. Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.... 74
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .................... 75
2.1.6. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011 – 201577
2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội ............................................................... 77
2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 80
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................. 89
2.2.1. Khái quát hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....... 89
2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPT Việt
Nam ................................................................................................................ 91
2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng 91
2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả
.................................................................................................................. 101
2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu .................... 104
2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT
KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .. 107
v

2.3.1. Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam .............................................................................................................. 107
2.3.2. Đánh giá tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam .............................................................................................. 111
2.3.2.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 111
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 114
2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM................................................................................. 122
2.4.1. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước.............................................................................................................. 122
2.4.2. Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước.............................................................................................................. 123
2.4.3. Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước...................... 125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 127
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................ 128
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ......... 128
3.1.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 .................... 128
3.1.1.1. Quan điểm phát triển về kinh tế xã hội .......................................... 128
3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá ............................................. 128
3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ........................................... 129
3.1.2. Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 .. 130
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................ 130
3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......... 131
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .......................................... 135
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam .............................. 135
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu cho phù
hợp ............................................................................................................ 135
vi

3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt
Nam ........................................................................................................... 136
3.2.1.3. Kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng theo hướng mở rộng phân
quyền ......................................................................................................... 138
3.2.1.4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng xuất khẩu....................... 139
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ............................................ 143
3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN
.................................................................................................................. 144
3.2.1.7. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp
vụ .............................................................................................................. 145
3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu ......................................... 145
3.2.1.9. Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều” ............ 147
3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu .......................................... 149
3.2.2.1. Thông hiểu chính sách của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu ........ 149
3.2.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất
khẩu ........................................................................................................... 150
3.2.2.3. Am hiểu thị trường thế giới và phương thức kinh doanh hiện đại .. 150
3.2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế.... 151
3.2.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp .................... 151
3.2.3. Giải pháp phối hợp .............................................................................. 152
3.2.3.1. Triển khai nhanh loại hình bảo hiểm tín dụngxuất khẩu ................ 152
3.2.3.2. Khẩn trương thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước .......................................................................................................... 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 157
PHẦN KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN.................................................................. 158
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................... 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 164
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ
viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển Á châu
AEC Agreement onExport Credit Hiệp định về tín dụng xuất khẩu
ASMC Agreement on Subsidies Hiệp định về trợ cấp và các biện
and Countervailing pháp đối kháng
Measures
BHTDXK Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
BICV Bank For Investment and Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Construct Bank of VN Việt Nam
BLTDXK Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
BLĐT Bảo lãnh đấu thầu
BLĐT BL đấu thầu & thực hiện hợp
&THHĐ đồng
BCT Bộ chứng từ
CBTD Cán bộ tín dụng
DB Development Bank Ngân hàng Phát triển
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ECI Export Credit Insurance Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
ECAs Export Credit Agencies Tổ chức tín dụng xuất khẩu
GTCG Giấy tờ có giá
HĐV Huy động vốn
HĐNV Hoạt động nghiệp vụ
HĐQT Hội đồng quản trị
HTXK Hỗ trợ xuất khẩu
IDGD Investment Development Tổng cục Đầu tư Phát triển
General Department
viii

LIDF Local Investment Quỹ Đầu tư Phát triển địa


Development Fund phương
L/C Letter of Credit Thư Tín dụng
MT, PK, LK Máy tính, Phụ kiện, Linh kiện
NCS Nghiên cứu sinh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà
nước
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHLD & NN Ngân hàng liên doanh và ngân
hàng 100% vốn nước ngoài
NHPT Ngân hàng Phát triển
NIAF National Investment Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia
Assistance Fund
NLTS Nông Lâm Thủy sản
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Official Development Viện trợ Phát triển Chính thức
Assistance
OECD Organization Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Coparation & Development Kinh tế
PH.GTCG Phát hành giấy tờ có giá
ROA Return on Asset Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
SPCN Sản phẩm công nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCKT Tổ chức kinh tế
TCMN Thủ công Mỹ nghệ
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTD phi NH Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
ix

TCTD HTX Tổ chức tín dụng hợp tác xã


TDĐT Tín dụng đầu tư
TDXK Tín dụng xuất khẩu
TDXK của NN Tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước
( Thuật ngữ chính thức của Nghị
định số 75/2011/NĐ –CP)
TD Tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TD & ĐT Tín dụng & Đầu tư
TS Tài sản
TDNH Tín dụng ngân hàng
TDNN Tín dụng nhà nước
TDXK Tín dụng xuất nhập khẩu
TDH Trung dài hạn
UTĐT Uỷ thác đầu tư
VBB Vietnam Build Bank Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
VBSP Vietnam Bank of Social Ngân hàng Chính sách Xã hội
Policy Việt Nam
VDB Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015 ............................................ 80
Bảng 2.2. Tổng TS toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011- 2015........................ 81
Bảng 2.3. Tổng TD & ĐT toàn hệ thống TCTD và TS HĐNV của VDB từ 2011 -
2015 ........................................................................................................... 82
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015 ........................................ 83
Bảng 2.5. Cơ cấu nợ phải trả của VDB từ 2011 - 2015 ....................................... 84
Bảng 2.6. Tổng huy động vốn toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011 -2015 ...... 85
Bảng 2.7. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011– 2015 ........ 87
Bảng 2.8. Tỷ suất ROA, ROE từ 2011 -2015 của hệ thống TCTD Việt Nam ...... 88
Bảng 2.9. Tình hình hoạt động nghiệp vụ tại VDB từ 2011 -2015 ...................... 90
Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ
tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015 ............................................................... 93
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởng theo đối tượng khách hàng
từ 2011 – 2015 ................................................................................... 95
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởng theo nhóm
hàng từ 2011 -2015 ............................................................................. 97
Bảng 2.13. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB
phân theo nhóm hàng từ 2011 – 2015 ................................................. 99
Bảng 2.14. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân
theo thị trường từ 2011 – 2015 ......................................................... 100
Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015. .................................... 102
Bảng 2.16. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VDB từ 2011 -2015....................... 107
xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 -2015 ............................................. 81
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 - 2015 ..................................... 83
Biểu đồ 2.3. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011 - 2015 ...... 88
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Tài sản HĐNV tại VDB từ 2011 - 2015 ................................ 91
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB theo đối tượng khách hàng từ 2011 - 2015 ... 96
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 - 2015 ............. 98
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nhóm nợ TDXK của nhà nước tại VDB từ 2011 -2015 ...... 103
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong nền kinh tế có nhiều hình thức tín dụng cùng tồn tại, hoạt động và phát huy
tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong các
hình thức tín dụng đó, tín dụng nhà nước ngày càng thể hiện vai trò to lớn và là một
trong những công cụ tài chính của nhà nước để đẩy mạnh và tăng cường xây dựng
cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì vậy việc sử
dụng công cụ tín dụng nhà nước nói chung và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà
nước nói riêng sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Trong điều kiện đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 369/QĐ –TTg ngày
28/2/1013 “ Về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là:
“ Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính
sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững,
hiệu quả đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, TDXK của
Nhà nước và các nhiệm vụ khác của Chính phủ, góp phần thực hiện chiến lược và
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”.
Ngoài mục tiêu tổng quát như trên, còn có 5 mục tiêu cụ thể như sau:
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 – 2020, bình quân khoảng 10% năm.
Theo đó, quy mô tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 đạt
khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020 tốc độ tăng trưởng được xác định
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình
tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín
dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp
với từng giai đoạn.
• Nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý
thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các
biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro
2

nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7 % vào năm 2015, từ 4% - 5% vào
năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3 %.
• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ
ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước bao gồm cả cho
vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước, tiến tới
tự chủ về tài chính.
• Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với chính sách, đặc thù của
ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng
thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. [53]
Nền kinh tế Viêt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế của thế
giới, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt
động xuất khẩu mà đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt
Nam hội nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế hiện đại của các nước trên
thế giới. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua hoạt động xuất khẩu chúng ta có động cơ để đổi mới
công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa đa
dạng về mẫu mã, vừa có chất lượng ngày càng cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế ngày càng được gia tăng. Đây là mục
tiêu mà nhiều quốc gia muốn hướng đến trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Song song với tài trợ xuất khẩu qua hệ thống ngân hàng thương mại , sự hỗ trợ, giúp
đỡ của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế có ý
nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
các văn bản về Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và đã giao nhiệm cho Ngân hàng
Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2006 cho đến nay.
3

Hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian
vừa qua, tuy có những thành công và đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu nói
riêng và phát triển kinh tế nói chung, nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động TDXK
của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn quá khiêm tốn cả về quy mô và
tốc độ phát triển. Trong vòng 10 năm kể từ 2006, TDXK phát triển khá ổn định đến
năm 2010, nhưng từ 2011 đến năm 2015 TDXK phát triển không ổn định và có xu
hướng giảm. Chất lượng tín dụng xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, quy mô doanh
số và dư nợ tín dụng xuất khẩu tăng trưởng không ổn định và không đều. Tất cả những
vấn đề này đòi hỏi phải tìm lời giải để giải quyết vấn đề có liên quan đến phát triển
hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong
thời gian tới, góp phần thực hiện tốt chính sách TDXK của Chính phủ. Trong điều
kiện đó, đặt vấn đề nghiên cứu phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn mới là rất cần thiết cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn.
Qua căn cứ nói trên, có thể nói tính cấp thiết của đề tài luận án được khẳng định trên
cả ba phương diện:
Thứ nhất, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là việc làm tất yếu để triển khai
và cụ thể hóa Chính sách của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế đối ngoại. Coi
đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của VDB trong giai đoạn mới.
Thứ hai, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là yêu cầu, là đòi hỏi rất thiết
thực để khắc phục những khó khăn và tồn tại trong thực tiễn hoạt động TDXK của
Nhà nước tại VDB thời gian vừa qua. Làm cho hoạt động TDXK của Nhà nước phát
huy tác dụng và hiệu quả tích cực đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói riêng
và phát triển kinh tế nói chung.
Thứ ba, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB không những là một yêu cầu bức
thiết, mà còn phù hợp với chính sách của nhiều nước trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp
tục sử dụng TDXK của Nhà nước như một công cụ tài chính để thúc đẩy xuất khẩu.
Nếu Việt Nam không sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước, Việt Nam sẽ bị thua
thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền
và có khả năng để đẩy mạnh, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước để phát triển
kinh tế trong giai đoạn mới.
4

Qua nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước theo chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, với sự giúp
đỡ, hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, NCS đăng ký và đã được hội đồng xét
duyệt đề tài luận án của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM thông qua là: Phát
triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thực hiện đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa hệ thống lý luận về tín dụng xuất khẩu,
vai trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. đồng thời
qua phản ánh thực trạng hoạt động TDXK của Nhà nước và giải pháp phát triển
TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế
Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. Tính cấp thiết của đề tài luận án sẽ được
củng cố thêm qua xem xét các công trình nghiên cứu trước.
2.TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng ngân hàng,
tín dụng nhà nước nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng ở Việt Nam trong
thời gian qua. Có thể liệt kê một số công trình sau đây:
• Nguyễn Phi Lân, (2007) “ Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu tại Việt Nam” Đề tài NCKH cấp Bộ.
Thông qua việc nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2003 -2007 để khẳng định
tín dụng ngân hàng đã góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp
cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng trên các thị trường quốc tế.
• Trương Thị Hoài Linh, (2009) “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án đã phân tích cụ thể những vấn đề mang tính trao đổi học thuật về vị trí và
vai trò của Ngân hàng Phát triển khi cho rằng Ngân hàng Phát triển là tổ chức hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng để Ngân hàng Phát triển thúc đẩy hiệu quả
phát triển nền kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển, tín dụng xuất khẩu
thì Ngân hàng Phát triển không thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy đây
5

không phải là mục tiêu cuối cùng. Duy trì mức lợi nhuận tối thiểu không chỉ giúp
ngân hàng huy động mọi nguồn lực có chất lượng (vốn và nguồn nhân lực) mà còn
đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động của ngân hàng phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kém hiệu quả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
luận án đề xuất cần đa dạng hóa đối tượng tài trợ cho dự án phát triển với đầu mối là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chứ không nên chỉ có một kênh duy nhất là Ngân
hàng Phát triển Việt Nam tài trợ cho các dự án này. Với hạn chế về khả năng huy
động vốn theo lãi suất thị trường và để tận dụng những ưu thế trong hoạt động tín
dụng của các trung gian tài chính khác, việc tài trợ cho dự án nên có sự phối hợp giữa
các tổ chức tín dụng, theo đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh hoặc
tài trợ những hạng mục có rủi ro lớn, thời gian hoàn vốn dài hoặc khả năng sinh lời
thấp, còn những hạng mục còn lại sẽ thu hút các trung gian tài chính khác cấp tín
dụng. Để làm được điều này cần bổ sung các quy định giám sát và kiểm tra việc hạch
toán giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại trong các tổ chức tín dụng tham
gia tài trợ dự án.
• Nguyễn Thị Thu Thủy, (2008) “Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án chỉ rõ xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng tĩnh và ảnh hưởng động, tác động
trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn, tác động có thể theo chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và được thể hiện ở các khía cạnh khác
nhau trong các lý thuyết.
Luận án còn chỉ rõ nghiên cứu tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng
kinh tế cần phải kết hợp định tính và định lượng, cần đánh giá được ảnh hưởng cả
mặt lượng và mặt chất của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Đây là một bước tiến
mới so với các nghiên cứu trước đây khi chủ yếu tập trung phân tích ảnh hưởng của
quy mô xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế.
Luận án tìm ra bằng chứng về mối liên hệ đa dạng, đan xen tích cực và tiêu cực của
xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chứng minh xuất khẩu hàng
hóa tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả từ phía cung và phía cầu, có tác
động trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn.
6

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa tăng cường về mặt lượng và nâng cao về mặt chất hướng tới tăng trưởng
kinh tế bền vững đến năm 2020. Những ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
của tác giả, có thể có ý nghĩa giúp các nhà quản lý hoạch định và thực thi chiến lược
tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu.
• Nguyễn Thị Thúy Hồng, (2009) “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO” Đề tài luận án TS
kinh tế.
Luận án đã làm rõ thêm khái niệm, nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa trên cơ sở quy trình chính sách để làm cơ sở nghiên cứu chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.
Luận án đã xây dựng quy trình chính sách trên cơ sở giai đoạn hoạch định chính
sách, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá chính sách.
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách xuất khẩu
phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với sự gia tăng các yếu tố tri
thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế
hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của Việt Nam còn chậm trễ dẫn đến bị động,
lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá
chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
Luận án cũng đã chỉ rõ việc những điểm hợp lý trong xây dựng và thực thi chính
sách của Việt Nam đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển
của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó
luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách thức đẩy xuất khẩu
của Việt Nam sang EU có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển
khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ.
• Trần Công Hòa, (2010) “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước”. Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2006 tại Việt Nam, luận án đã góp phần làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến “ Tín dụng đầu tư phát triển “ tại Việt Nam , qua
7

đó đề xuất các giải pháp có liên quan đến hành lang pháp lý, chính sách và biện pháp
cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, góp phần đẩy
nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
• Lê Ngọc Châu, (2013) “ Làm gì để đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng xuất khẩu” Tạp
chí Hỗ trợ Phát triển số 86/2013.
Bài báo đã phân tích vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu trong viêc thực hiện chính
sách TDXK của Nhà nước. Bài báo cũng đã đánh giá những việc đã làm được, những
tồn tại trong cho vay vốn tín dụng xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh
cho vay vốn tín dụng xuất khẩu nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng và mức dư nợ tín
dụng xuất khẩu của toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Võ Thanh, (2014): “Giải pháp nào cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuất khẩu
năm 2014” Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 91/2014.
Bài báo đã dựa vào mục tiêu của tín dụng xuất khẩu trong Chiến lược phát triển Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để đưa ra những
nhận định, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức lớn và trong điều kiện đó,
cần làm gì để đạt mục tiêu tăng tưởng tín dụng xuất khẩu năm 2014. Với góc nhìn đó,
tác giả trình bày và phân tích các giải pháp mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ của
Ngân hàng phát triển Việt Nam, gồm 3 nhóm giải pháp: Giải pháp có liên quan đến
thế chấp tài sản và quản lý tài sản thế chấp; Giải pháp về việc hoàn thiện việc định
giá xếp hạng khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo một cách linh hoạt theo
từng loại khách hàng; Giải pháp về sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng thuộc đối
tượng vay vốn TDXK theo hướng bổ sung những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
lớn.
• Lê Xuân Nghĩa (2007) Vụ Trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng - Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam “ Nghiên cứu Chính sách tín dụng ngân hàng tài trợ hoạt động
xuất khẩu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam .
Bài viết đã trình bày nội dung nghiên cứu liên quan đến chính sách về tín dụng ngân
hàng tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam, trong đó nhấn mạnh
8

vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tài trợ xuất
khẩu của Việt Nam. Bài viết nêu quan điểm cho rằng chính sách tín dụng tài trợ xuất
khẩu của nhà nước, cần thiết phải được được thực hiện thông qua nhiều tổ chức như
ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại. Nhấn mạnh vai trò của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam trong việc thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, tác giả nêu gợi
ý để thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu có hiệu quả, cần chỉ định một số ngân
hàng thương mại có uy tín như Vietcombank, VietinBank, Eximbank như cách làm
của Mỹ, vì những ngân hàng này có kinh nghiệm và bề dày trong tài trợ xuất khẩu.
[39]
• Phạm Đình Cường, (2007) Phó Vụ trưởng Vụ NSNN – Bộ Tài chính “ Nghiên cứu
Chính sách tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam” Kỷ yếu
Hội thảo khoa học của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam.
Với cách nhìn của một chuyên gia quản lý tài chính công, tác giả bài viết khẳng định
vai trò của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu
cho DNNVV của nhà nước tại Việt Nam, coi đó như là một trợ cấp tài chính để
khuyến khích xuất khẩu. Bài viết còn nêu lên những kinh nghiệm của nhiều nước trên
thế giới trong việc sử dụng công cụ tài chính của nhà nước để hỗ trợ và khuyến khích
xuất khẩu cho các doanh nghiệp nội địa. Theo quan điểm của ông Phạm Đình Cường,
Việt Nam cần mạnh dạn sử dụng đòn bẩy ngân sách để khuyến khích các DNNVV
trong việc sản xuất chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu. [41]
• Phùng Đắc Lộc, (2012) Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tham luận tại
hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển tín dụng xuất khẩu”. Sau khi phân tích sự cần
thiết, ý nghĩa và tác dụng của “ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” – Export Credit
Insurance) đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đã khẳng định bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu là công cụ hỗ trợ gián tiếp để khuyến khích các doanh nghiệp
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức bán hàng trả chậm- một hình thức giao
dịch thương mại mà các nhà nhập khẩu ở nước ngoài dễ dàng chấp nhận. Nếu bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai thực hiện và ngày càng mở rộng để bảo hiểm
rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tác động tích cực trong
việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.[28]
9

• Phạm Thị Thanh Nga (Sở Giao dịch - Vietinbank) khi đề cập đến Tổ chức tín dụng
xuất khẩu với tựa đề:
“ Tổ chức tín dụng xuất khẩu ( Export Credit Agencies – ECAs) - công cụ thúc đẩy
tín dụng xuất khẩu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Theo nội dung bài viết này, hầu hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát
triển đều theo đuổi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để gia tăng sự ảnh hưởng trên thị
trường thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, các nước này đều có các tổ chức tín dụng
xuất khẩu. Tổ chức tín dụng xuất khẩu này có thể là một định chế tài chính như Ngân
hàng Phát triển (Development Bank) Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Export - Import
Bank) hoặc một Ngân hàng thương mại được chỉ định hoặc một cơ quan chuyên biệt
của Chính phủ. Hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích cao nhất
là bằng các công cụ gián tiếp để khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của quốc gia. Bài viết chỉ ra các hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu ở
một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ đó xuất khẩu
của các nước này phát triển với quy mô lớn và khá ổn định. Qua đó, tác giả cho rằng
Việt Nam cũng đã học hỏi được kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này thông qua
hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. [26]
Nhiều bài báo đăng trên Tạp chí Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã nghiên cứu,
phân tích những khía cạnh liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, chủ yếu là trao đổi dưới góc độ thực tiễn nghiệp vụ tài chính.
Như vậy, tại Việt Nam, tuy có những công trình nghiên cứu về tín dụng ngân hàng,
tín dụng nhà nước, tín dụng xuất khẩu với những lập luận và phân tích khoa học các
vấn đề liên quan, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ở cấp độ tiến sỹ đặt vấn đề nghiên
cứu toàn diện về “TDXK của Nhà nước”, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây được xem là khoảng trống trong nghiên cứu
liên quan. Qua đó, có thể nói đề tài luận án nói trên là đề tài có tính mới, tính cấp thiết
cả về phương diện khoa học và thực tiễn.
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
• Hanruhiko Rakuda (2005)
10

Khi đề cập đến vai trò của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for
International Cooperation – JBIC) trong thương mại quốc tế, tác giả khẳng định việc
JBIC cho vay xuất khẩu và cung cấp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng các tổ
chức tài chính để hỗ trợ xuất khẩu tài chính của Nhật Bản, máy móc, thiết bị và công
nghệ chủ yếu là cho các nước đang phát triển. Đặc biệt, các sản phẩm như tàu biển,
các cơ sở sản xuất điện và các loại thiết bị nhà máy kết hợp một số lượng lớn các
công nghệ tiên tiến, và xuất khẩu của họ góp phần nâng cao các cơ sở công nghệ của
ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nhà máy đóng tàu và các cơ sở công nghiệp
của Nhật Bản có một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp nhỏ
sản xuất các bộ phận và linh kiện. Cho vay xuất khẩu JBIC được kỳ vọng sẽ góp phần
tích cực vào
việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản.
• Alberto D. Pena, Ph D. (1962)
Nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động và chức năng của Ngân hàng Phát triển
(Development Bank-DB), tác giả đã đề cập đến các chức năng tài chính, hướng dẫn
đầu tư, quản lý dữ liệu … trong đó các DB của các quốc gia cần xem xét điều chỉnh
chức năng tài chính và hướng dẫn đầu tư từ một nghĩa chung chung sang một nghĩa
cụ thể, tùy theo quy mô của từng DB. Trong chức năng tài chính và đầu tư các dự án
mang tính chất “ phát triển”, các nhiệm vụ của DB tùy thuộc vào quy mô và nguồn
vốn của nó, có thể hướng đến các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực khác nhau như xuất
nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, khu vực kinh tế công, khu vực tư nhân, các
loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau, trong đó lĩnh vực xuất nhập khẩu
để phục vụ cho khách hàng sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu đối với các nước đang
phát triển.
Các DB trong thời đại hiện nay cung cấp cấp dịch vụ tài chính cho các nhà xuất khẩu
và nhập khẩu, cho vay đối với nông dân, cho vay và tài trợ cho các ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm đang là xu hướng phát triển mới của mô hình tài chính DB thuộc
sở hữu nhà nước.
• Jean-Pierre Chauffour, Christian Saborowski, Ahmet I. Soylemezoglu (2010) Ban
kết nối thương mại quốc tế của World Bank, trong bài viết “Should developing
11

countries establish export credit agencies?” đã có thảo luận và trao đổi một số vấn
đề cần được quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết lập một tổ chức tài
chính chuyên ngành để hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức và cách làm cần phải có.
Bài viết trình bày những nội dung chính sau đây:
Một là, thảo luận về lý do tại sao bất kỳ quyết định thành lập một ECAs ( Export
Credit Agencies - Tổ chức tín dụng xuất khẩu) nên chỉ được thực hiện sau khi đánh
giá cẩn thận về tác động của một tổ chức như vậy trên cả hai phương diện là tài
chính và lĩnh vực thực sự của nền kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn một mô hình kinh
doanh bền vững cho các tổ chức tài chính chuyên ngành là rất quan trọng. Bài viết
này không tìm cách cung cấp câu trả lời dứt khoát về việc liệu khi nào và như thế nào
các nước đang phát triển nên thiết lập ECAs. Tuy nhiên, nghiêng về phía thận trọng
trong việc thiết lập các tổ chức này trong một bối cảnh quốc gia có thu nhập thấp và
nêu bật một loạt các yếu tố hoạch định chính sách cần cân nhắc khi quyết định một
tổ chức như vậy.
Trước khi thảo luận về các yếu tố này, chúng tôi phân tích dữ liệu từ Liên minh quốc
tế về đầu tư bảo hiểm (Berne Union) vào ngành công nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu, một công cụ phổ biến của tài trợ thương mại đã được minh chứng trong môi
trường hiện tại. Các dữ liệu cho thấy rằng, mặc dù khối lượng bảo hiểm tổng thể đã
giảm do sự sụt giảm mạnh về lượng bảo hiểm thương mại trung hạn đến lượng bảo
hiểm dài hạn đã được mở rộng trong thời khủng hoảng. Cho rằng ECAs là những cầu
thủ chiếm ưu thế ở các thị trường này, hiện nay cho thấy các tổ chức tài chính chuyên
“xuất khẩu tài chính” đã có được hữu ích trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Hai là, phân tích dữ liệu về bảo hiểm xuất khẩu và được cung cấp bởi các thành
viên của Liên minh Berne. Nó tiếp tục thảo luận về khả năng nhận thức của ECAs
hậu thuẫn công khai gây ảnh hưởng đến khối lượng bảo hiểm xuất khẩu trong thời
khủng hoảng.
Ba là, thảo luận các vấn đề cần quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết
lập một tổ chức chuyên ngành tài chính để tài trợ xuất khẩu.
Bốn là, từ những ý tưởng như trên, bài viết đi đến kết luận là: Bất kỳ loại hình tổ
chức tài chính nhằm mục đích đóng góp một phần trong việc tài trợ xuất khẩu có tác
12

động hai chiều. Đầu tiên, nó làm thay đổi cấu trúc của khu vực tài chính và ảnh hưởng
đến hành vi của các tổ chức tài chính khác. Thứ hai, nó thay đổi khuôn khổ động
trong quy mô của từng lĩnh vực kinh tế. Kết quả của sự ảnh hưởng này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau, từ cơ cấu của nền kinh tế và vị thế cạnh tranh của nó đối
với môi trường quản trị chung của đất nước.
• Evans và Oye (2001) Chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Trong bài viết về vai trò của ECAs trong việc thúc đẩy xuất khẩu, đã xác định ba
luận cứ cơ bản cho vai trò của ECAs trong tài trợ xuất khẩu.
Thứ nhất, ECAs có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để bù đắp sự thua
thiệt trên thị trường, khi còn thiếu vắng những yếu tố phù hợp để có thể lựa chọn giải
pháp tài chính cho xuất khẩu tới các điểm đến nguy cơ rủi ro cao.
Thứ hai, ECAs có thể có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các điều khoản
tín dụng cho các yếu tố ngoại phi tài chính (hiệu ứng lan tỏa kinh tế trong nước, chi
phí an ninh quốc gia, yếu tố bên ngoài môi trường) phát sinh từ sự thất bại của thị
trường phi tài chính trong nước.
Thứ ba, có một lý do để tiếp nhận hỗ trợ không lành mạnh của các nhà xuất khẩu
nước ngoài thông qua các chính phủ tương ứng và ECAs của họ. [28]
• Jef Vincent (2011) Trưởng phụ trách khu vực châu Á, Công ty Hermes (Đức)
Bài viết về đề tài "Bảo hiểm TDXK của Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại"
đã phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có sự bảo trợ của nhà
nước và bảo hiểm tín dụng thương mại không có bảo trợ của nhà nước. Sự khác nhau
này thể hiện ở nhiều khía cạnh:
Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được nhà nước bảo trợ thông qua
các ECAs với phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính hỗ trợ. Nhà nước chỉ
bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không
muốn cấp loại bảo hiểm đó. Trong khi đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại
trong thập niên qua chủ yếu là các tập đoàn bảo hiểm quốc tế như Euler Hermes,
Coface, Atradius. Loại hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi
ro nào và theo phương thức kinh doanh thu lợi nhuận.
13

Thứ hai, các nước thuộc khối OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) có thoả
thuận những nguyên tắc hướng dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được
nhà nước bảo trợ với thời hạn tín dụng từ 2 năm trở lên. Các nguyên tắc này nhằm
tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế. Trong khi bảo hiểm tín dụng
thương mại
thực hiện nghiệp vụ theo luật kinh doanh bảo hiểm.
• Lee Seok Jin (2011)Trao đổi về chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Hàn
Quốc, đã nói về Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (Korea Export Insurance
Corporation- KEIC ) là Công ty bảo hiểm 100% vốn nhà nước, có nhiệm vụ sử dụng
công cụ bảo hiểm tài chính để thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc thông qua việc cung
cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như [28]:
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: Áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu có
thời hạn thanh toán 2 năm. Các giao dịch giữa công ty mẹ và các chi nhánh không
được tính vào phạm vi bảo hiểm tín dụng ngắn hạn. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm
cụ thể, người được bảo hiểm chọn giao dịch có liên quan trên cơ sở từng vụ việc và
KEIC sẽ xem xét khả năng bảo hiểm. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm toàn bộ: KEIC
bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận đặc
biệt giữa hai bên. Cho dù số tiền bảo hiểm lớn đến mức nào, KEIC cũng đặt ra mức
bồi thường
tối đa và nhà xuất khẩu phải tự quản lý các rủi ro khác.
• Bảo lãnh ngân hàng tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: Trong trường hợp một
định chế tài chính mở rộng phạm vi tài trợ xuất khẩu cho một nhà xuất khẩu với điều
kiện là nhận được chứng từ vận chuyển hoặc hóa đơn xuất khẩu. KEIC hỗ trợ việc
đàm phán vay nợ của người xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho ngân hàng chứng thư
bảo đảm thanh toán lại của nhà xuất khẩu.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nông thủy sản: Trong trường hợp không có khả năng
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, tình trạng không thanh toán hoặc thiệt
hại do việc thực hiện trách nhiệm xuất khẩu bất chấp rủi ro về giá sau khi kết thúc
hợp
đồng xuất khẩu, KEIC bảo hiểm các rủi ro này cho nhà xuất khẩu.
14

• Bảo hiểm xúc tiến thị trường nước ngoài: KEIC bảo hiểm cho một sự thiệt hại khi
thu nhập của nhà xuất khẩu từ các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài không tương xứng
với các chi phí bỏ ra cho các hoạt động này.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: Trước khi giao hàng, KEIC bảo hiểm
cho sự thất bại của nhà xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu lớn, như nhà máy công
nghiệp, máy móc và tàu bè do các rủi ro chính trị và thưong mại trong quá trình sản
xuất. Đối với các giao dịch trả chậm trung và dài hạn, KEIC bảo hiểm việc người
mua hoặc người vay không thanh toán lại sau khi ngân hàng Hàn Quốc đã cho người
mua, hoặc ngân hàng của người mua vay trong thời hạn hơn 2 năm.
• Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: KEIC bồi thường hoặc thu hồi khoản nợ còn lại so với
mức tỷ giá ngoại hối được bảo hiểm với mức được định ra lúc xuất khẩu hàng hóa
hoặc đấu thầu nhập khẩu nguyên liệu thô cho xuất khẩu.
Từ những dẫn chứng nói trên, có thể nói có nhiều bài viết trao đổi những vấn đề có
liên quan đến đề tài luận án. Việc thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới
được coi là chính sách ưu tiên và khá nhất quán thông qua các mô hình tài chính và
giải pháp tài chính của mỗi nước.
3. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Theo các nội dung được trình bày trong mục “Tổng quan công trình nghiên cứu có
liên quan”, đã có nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,
trong đó có các nghiên cứu về tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại. Nhưng
nghiên cứu về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nhất là ở cấp độ tiến sỹ thì chưa có
đề tài nào. Với thông tin mà NCS thu thập được, đề tài “Phát triển hoạt động tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của luận án này là đề tài nghiên
cứu đầu tiên, hoàn toàn mới ở cấp tiến sĩ kinh tế trong nước. Luận án có những điểm
mới sau đây:
3.1 Điểm mới về phương diện khoa học
Thứ nhất, đã nêu quan điểm và tư duy lý luận về TDXK của Nhà nước cũng như
hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
15

Thứ hai, nêu rõ đặc điểm và vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, từ đó nêu quan điểm khẳng định tín dụng nhà nước cần được sử dụng để phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, trình bày và lý giải vấn đề mang tính khoa học về TDXK của Nhà nước;
những điểm tương đồng và khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của
NHTM.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu hoạt động TDXK của Nhà nước tại một số nước trên
thế giới, NCS rút ra những bài học có giá trị trong việc xây dựng và thực thi chính
sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.
3.2 Điểm mới về phương diện thực tiễn
Thứ nhất, Đã tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan với những thành công,
hạn chế trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB và coi đây là căn cứ thực tiễn
để giúp cơ quan quản lý và bản thân VDB có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thứ hai, Đã nêu lên các giả thuyết về chính sách TDXK của Nhà nước, đề từ đó
trình bày hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, những kiến nghị thiết
thực để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, góp phần gia tăng kim
ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và có lợi thế của Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
• Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian địa lý: Nghiên cứu đối tượng trong phạm vi
toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu hoạt động TDXK tại VDB từ
2011 đến 2015. Đây là giai đoạn hoạt động thực tiễn có hàm lượng thông tin dài hạn,
mang tính cập nhật và mới nhất của lĩnh vực này.
5. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
5.1 Mục tiêu nghiên cứu
5.1.1 Mục tiêu tổng quát:
16

Cung cấp bức tranh toàn cảnh về TDXK của Nhà nước tại VDB trên cả 2 phương
diện lý luận và thực tiễn. khẳng định tính khoa học và thực tiễn để phát triển hoạt
động TDXK của Nhà nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
5.1.2 Mục tiêu cụ thể
• Trên cơ sở nền tảng lý luận và kiểm chứng thực tế để đánh giá tình hình phát triển
hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.
• Đưa ra giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Thông qua kết quả nghiên cứu để chuyển một thông điệp có thể giúp tham mưu cho
Chính phủ trong việc bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh hệ thống chính sách có liên
quan đến TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.
5.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, câu hỏi được đặt ra khi thực hiên luận án này là:
1/ TDXK của Nhà nước là gì. TDXK của Nhà nước có tác dụng gì đối với xuất khẩu
của Việt Nam. Các nước có sử dụng công cụ này để thúc đẩy xuất khẩu của họ hay
không?
2/ Tại sao Việt Nam phải sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước để thúc đẩy xuất
khẩu. Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương
mại có sự khác biệt nào ?.
3/ Hoạt độngTDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua có những
kết quả tích cực và hạn chế nào?
4/ Để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong giai đoạn hiện nay, cần có giải
pháp cụ thể, thiết thực g ?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài luận án là đề tài nghiên cứu ứng dụng, do đó NCS sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án, cụ thể là:
6.1 Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu thông tin
• Nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học để kế thừa,
phát triển hệ thống lý luận cơ bản, tiếp cận và phát triển hệ thống lý luận hiện hành
về TDXK nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế;
17

• Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để củng cố cơ
sở lý luận của luận án;
• Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước, cũng như các bài nghiên cứu liên quan để hoàn chỉnh một bước
hệ thống cơ sở lý luận liên quan đền đề tài luận án;
• Tập hợp các nguồn số liệu đã được công bố bằng phương pháp thống kê, phân tích
phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
6.2 Phương pháp phân tích đánh giá
• Thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo đã được hệ thống hóa để thống kê mô tả,
lập bảng số liệu theo từng tiêu chí để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thực tế;
• Trên cơ sở số liệu bảng biểu thực tế từ nguồn thứ cấp, NCS đưa ra những nhận định
và góc nhìn của tác giả về những thành công, tồn tại; nguyên nhân của các tồn tại
trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
6.3 Phương pháp chuyên gia
Kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát chuyên gia và cán bộ nhân viên về các tiêu
chí liên quan liên quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước. Bằng phương pháp
phỏng vấn gián tiếp là chủ yếu, kết hợp phỏng vấn trực tiếp (qua điện thoại, E – Mail
hoặc trực tiếp trao đổi). Các mẫu khảo sát được thiết kế để phục vụ mục đích nghiên
cứu được gửi đến các chuyên gia am hiểu và liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của
luận án, nhằm làm tăng thêm độ tin cậy để phục vụ yêu cầu nghiên cứu. Qua thống
kê kết quả khảo sát cũng cố thêm những nhận định và đánh giá về tình hình phát triển
TDXK của Nhà nước tại VDB. Phương pháp chuyên gia sẽ bổ sung và gia tăng độ
tin cậy trong đánh giá hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.
6.4 Phương pháp tổng hợp
• Tổng hợp và gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa chính sách và hoạt động thực
tế; giữa quan điểm toàn diện và cục bộ trong sự phát triển biện chứng, để chuyển tải
các nội dung lý luận, thực tiễn và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm
thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
18

VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN ►Phương pháp tổng hợp tài liệu


• Lý luận về tín dụng xuất khẩu và tín dụng xuất • Nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản về TDXK
khẩu của Nhà nước và TDXK của Nhà nước.
• Sự khác biệt giữa TDXK của NHTM và TDXK của • Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của
Nhà nước Nhà nước để củng cố cơ sở lý luận
• Quan điểm về phát tiển TDXK của Nhà nước • Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới để hoàn
• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên thế giời và chỉnh hệ thống cơ sở lý luận liên quan đền đề tài
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam luận án

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ►Phương pháp phân tích đánh giá
• Thu thập số liệu thứ cấp để thống kê mô tả, lập
• Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển ( bảng số liệu t để phân tích, đánh giá kết quả hoạt
Development Bank - DB) và Ngân hàng Phát triển động thực tế
Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) • Trên cơ sở số liệu thực tế để nhận định về
những thành công, tồn tại trong hoạt động
• Phân tích thực trạng phát tiển TDXK của nhà nước TDXK của Nhà nước tại VDB
tại VDB ►Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp để có thêm
• Đánh giá thực trạng phát tiển TDXK của nhà nước thông tin khách quan giúp cũng cố những nhận
tại VDB định và đánh giá về tình hình phát triển TDXK
của Nhà nước tại VDB.

►Phương pháp tổng hợp


Tổng hợp lý luận và thực tiễn, kết hợp các giả
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU thuyết nghiên cứu, để nêu giải pháp thực hiện
NGHIÊN CỨU mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN


19

7. NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


Nguồn dữ liệu sử dụng cho đề tài luận án gồm có:
• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014;
Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2011 - 2015; Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Ban Tín
dụng xuất khẩu 2011 – 2015;
• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014;
Thống kê hoạt động Ngân hàng các năm 2011 – 2015;
• Dữ liệu sơ cấp lấy trong Phiếu khảo sát và một số thông tin khác.
8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
8.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố hệ thống lý luận khoa học về
tín dụng, tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
• Có cơ sở để khẳng định vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế nói chung
và ở Việt Nam nói riêng.
• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cho các
đối tương là học viên cao học và nghiên cứu sinh về những vấn đề liên quan.
8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
• Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cách nhìn nhận và
đánh giá về hoạt động tín dụng xuất khẩu của mình trong thời gian qua, từ đó đề ra
biện pháp thiết thực để cải thiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
xuất khẩu theo chính sách của Chính phủ.
• Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức xuất
khẩu của Việt Nam nắm bắt và vận dụng tốt chính sách của Chính phủ trong hoạt
động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
9. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU, HƯỚNG NGHIÊN CỨU
• Hạn chế trong việc đi tìm khe hở trong nghiên cứu của đề tài
Thực tế ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu khoa học, hoặc luận án
tiến sỹ nào viết về đề tài TDXK của Nhà nước. Trên phạm vi quốc tế, tác giả cũng đã
tìm kiếm qua nhiều kênh nhưng cũng không tìm thấy những nghiên cứu về đề tài này.
Tính chất mới mẽ của đề tài nghiên cứu khiến cho người viết gặp nhiều khó khăn
20

trong việc sưu tầm tài liệu tham khảo, khó có thể tìm ra khe hở trong nghiên cứu khoa
học của đề tài luận án. Đây là hạn chế trong nghiên cứu, nhưng cũng giúp tác giả tăng
thêm tính độc lập tự chủ trong nghiên cứu khoa học, coi đó như là một sự tìm tòi sáng
tạo trong nghiên cứu khoa học cấp tiến sỹ.
• Hạn chế trong quan điểm và tư duy lý luận
Nghiên cứu lý luận về vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế để đưa ra những
kết luận về vai trò tích cực của tín dụng nhà nước. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng
tín dụng nhà nước cũng có mặt trái của nó. Khủng hoảng nợ công có thể sẽ xảy ra đối
với các quốc gia và sẽ gây hiệu ứng mạnh đến hệ thống kinh tế tài chính thế giới. Việt
Nam đang nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ nợ của Chính phủ /GDP chưa cao,
nhưng dự báo có khả năng vượt ngưỡng giới hạn. Thực tế này, khiến cho việc phân
tích vai trò tích cực của tín dụng nhà nước, có thể không nhận được sự đồng thuận
hoàn toàn.
• Hạn chế trong việc tiếp cận các số liệu chi tiết liên quan đến đề tài luận án
Luận án nghiên cứu về TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trong khi hoạt động này có mức độ rủi ro khá lớn. Việc tiếp cận các số liệu liên quan
là rất hạn chế. Ngay cả khi tiếp cận được số liệu, cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối.
10. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
• Những nội dung kiến thức lý luận chung, tác giả tuân thủ trong nghiên cứu.
• Những trao đổi mang tính học thuật có liên quan, tác giả tiếp thu những quan điểm
phổ biến của các nhà giáo, nhà khoa học và chuyên gia có kinh nghiệm.
• Từ kết quả nghiên cứu thực tế, những giải pháp được trình bày trong luận án đều có
cơ sở, nhưng khó có thể hoàn thiện, tác giả xin tiếp thu những ý kiến của quý Thầy,
Cô trong Hội đồng, các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu để đạt kết quả tốt hơn.
• Từ kết quả đạt được, tác giả sẽ nghiên cứu tiếp theo theo hướng nâng cao cấp độ
nghiên cứu, hàm lượng khoa học và giá trị thực tiễn.
11. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, luận án có kết cấu 3 chương, với nội dung
tóm tắt như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
21

Nội dung tóm tắt của chương 1 là nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín
dụng xuất khẩu và TDXK của Nhà nước trong nền kinh tế: Trình bày các khái niệm
có liên quan đến tín dụng, tín dụng xuất khẩu, hình thức tín dụng xuất khẩu, vai trò
của tín dụng xuất khẩu; Trình bày các kiến thức lý luận về tín dụng nhà nước và
TDXK của Nhà nước; Rút ra những vấn đề mang tính lý luận đã được minh chứng
bằng thực tiễn về đặc điểm, mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước và vai trò của
tín dụng nhà nước. Từ đó, khẳng định thêm về mặt lý luận trong việc tiếp tục thực
hiện chính sách tín dụng nhà nước để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
trong giai đoạn hiện nay. Để có thể có cách nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về
tín dụng xuất khẩu, chương 1 còn phân tích sự khác biệt và tương đồng giữa TDXK
của Nhà nước và TDXK của các ngân hàng thương mại, đồng thời phản ánh nội dung
có liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của một số nước trên
thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam
Chương 2 nghiên cứu hoạt động và tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 với các nội dung như:
Giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của NHPTVN, cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc
điểm hoạt động, chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động của NHPTVN; Trình bày
các phương thức TDXK của Nhà nước đang áp dụng tại NHPTVN; Thực trạng hoạt
động & phát triển TDXK của Nhà nước tại NHPTVN trong thời gian 5 năm từ 2011
đến 2015.
Trên cơ sở số liệu thông tin thực tế về TDXK, các thông tin khảo sát để tiến hành
phân tích đánh giá những thành công, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Phần cuối của chương 2 là trình bày và
phân tích các giải thuyết về Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt
Nam, qua đó cũng cố thêm quan điểm về phát triển TDXK của Nhà nước tại Việt
Nam.
Chương3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
22

Nội dung tóm tắt của chương 3 gồm: nghiên cứu, phản ánh và phân tích những nội
dung chính trong chiến lược phát triển của NHPTVN giai đoạn 2016 – 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Nội dung chủ yếu và căn bản nhất là giải pháp phát triển hoạt
động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPTVN. Các giải pháp được phân tích
và trình bày gồm 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp chủ yếu thuộc về phía VDB (1).
Các giải pháp được phân tích lý giải cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng xuất
khẩu; Nhóm giải pháp về phía khách hàng (2) được trình bày và lý giải cụ thể bằng
các giải pháp liên quan đến khách hàng và giải pháp hỗ trợ (3). Nếu giải quyết tốt các
giải pháp này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB trong
tương lai.
Phần cuối của luận án là các kiến nghị và kết luận. Trong đó, có kiến nghị với Chính
phủ, với các Bộ ngành liên quan để hoàn thiện hơn hành lang pháp lý và chính sách
để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong giai đoạn mới.
23

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK)
Tín dụng xuất khẩu được hiểu theo hai góc độ khác nhau:
• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ thương mại: Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ
thương mại (thực chất là tín dụng thương mại) do người xuất khẩu cấp cho người
nhập khẩu thông qua hợp đồng bán hàng trả chậm. Đây là tín dụng thương mại do
người bán – người xuất khẩu (Seller - Exporter) cấp cho người mua – người nhập
khẩu (Buyer - Importer). Theo đó, người xuất khẩu cho phép người nhập khẩu ở nước
ngoài nhận hàng và sẽ thanh toán tiền hàng sau một thời gian nhất định theo hợp đồng
thương mại đã ký. Tín dụng thương mại dành cho người nhập khẩu, tuy không xuất
hiện giá trị, nhưng vẫn có tác dụng trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu
dưới hình thức này có mức độ rủi ro cao, do đó thường được áp dụng khi có sự tham
gia của ngân hàng bằng hình thức bảo lãnh thanh toán, hoặc áp dụng khi người nhập
khẩu có năng lực tài chính mạnh và có uy tín. Trong thực tế, tín dụng xuất khẩu
thương mại là sự đan xen mối quan hệ giữa người nhập khẩu, người xuất khẩu và
ngân hàng thương mại. Để được người xuất khẩu bán hàng trả chậm, người nhập khẩu
phải được một ngân hàng bảo lãnh dưới hình thức phát hành thư tín dụng trả chậm
(Deferred Payment Letter of Credit ), thư tín dụng chấp nhận (Acceptance Letter of
Credit) hoặc bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee). Nếu người xuất khẩu tự mình
cung cấp tín dụng sẽ gặp rủi ro lớn khi người nhập khẩu bị mất khả năng thanh toán.
• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ tài chính: Trong quan hệ tài chính, tín dụng xuất
khẩu là khoản cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) của ngân hàng hoặc tổ chức
tài chính cho người xuất khẩu với mục đích hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu. Nói cách
khác, tín dụng xuất khẩu là tài trợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để phục vụ
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Với ý nghĩa đó, tín dụng xuất khẩu còn được gọi
là tài trợ xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu bao gồm tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ
24

sau khi giao hàng. Tài trợ trước khi giao hàng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có đủ
năng lực tài chính để sản xuất, thu mua, khai thác chế biến danh mục hàng hóa xuất
khẩu theo đơn hàng đã ký. Tài trợ sau khi giao hàng sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu
thực hiện chu chuyển vốn đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung trình bày tín dụng xuất
khẩu trong quan hệ tài chính.
1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu
►Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng
Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là hình thức tài trợ vốn lưu động cho doanh
nghiệp xuất khẩu, nhờ đó doanh nghiệp có đủ vốn để sản xuất, kinh doanh, chế biến
nhằm tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại đã ký kết với người nhập
khẩu ở nước ngoài. Như vậy, mục đích của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng
là:
• Bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp xuất khẩu để thực hiện đơn hàng xuất khẩu.
• Giúp doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, gia tăng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Doanh nghiệp xuất khẩu là các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở
hữu, có chức năng sản xuất, chế biến, khai thác hoặc kinh doanh hàng hóa xuất khẩu,
nếu hội đủ điều kiện đều được ngân hàng tài trợ vốn bằng loại hình cho vay ngắn hạn,
trung hạn hoặc dài hạn để kinh doanh hàng xuất khẩu. Đối tượng cho vay là vật tư,
hàng hóa cấu thành danh mục hàng hóa xuất khẩu thuộc các ngành hàng công nghệ
phẩm, nông sản thực phẩm, thủy hải sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ…
Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng, phân biệt hai trường hợp cho vay sau đây:
Thứ nhất: Cho vay sản suất, chế biến hàng xuất khẩu.
Đây là loại hình cho vay bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
có đủ vốn để thực hiện quá trình sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo kế hoạch của
doanh nghiệp, hoặc theo hợp đồng sản xuất, chế biến cung ứng hàng xuất khẩu với
doanh nghiệp nước ngoài, với thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu đã ký, ngân hàng tài trợ phần chênh
lệch giữa giá trị hợp đồng và số tiền ứng trước của người nhập khẩu, hoặc có thể tài
25

trợ đến 95% giá trị của L/C.


Trường hợp doanh nghiệp chưa hoặc không có hợp đồng thương mại, ngân hàng có
thể tài trợ từ 70 % đến 80% nhu cầu vốn, nếu phương án sản xuất, chế biến khai thác
có tính khả thi, tính toán được hiệu quả kinh tế.
Thứ hai: Cho vay kinh doanh hàng xuất khẩu, trong trường hợp doanh nghiệp không
phải là người sản xuất mà chỉ là là nhà kinh doanh mặt hàng xuất khẩu, ngân hàng
cho vay để doanh nghiệp thu mua, dự trữ, chế biến chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu theo
hợp đồng đã ký với nước ngoài, với thời hạn không quá 6 tháng.
Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là hình thức tài trợ có tác động lớn đến hoạt
động xuất khẩu của các DN, bởi vì nhờ tài trợ trước khi giao hàng mà doanh nghiệp
có điều kiện để chuẩn bị đầy đủ khối lượng hàng hóa để thực hiện hợp đồng xuất
khẩu.
Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng xuất khẩu theo hợp đồng
hoặc kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của mình, ngân hàng có thể tài trợ bằng hình
thức tín chấp ( nếu doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín và có hợp đồng thương mại đã
được ký kết với người nhập khẩu nước ngoài) hoặc tài trợ có bảo đảm bằng tài sản
hình thành từ vốn vay, hoặc cầm cố hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp.
►Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng
Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng là hình thức tài trợ sau khi hàng xuất khẩu đã
được gửi đi cho người nhập khẩu ở nước ngoài theo đúng các điều khoản đã ghi trong
hợp đồng thương mại. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng, nghĩa là tín dụng được
thực hiện sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được gửi đi, do đó tín dụng xuất khẩu sau
khi giao hàng không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhưng nếu xét
trong một quá trình kinh doanh khép kín, tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng có tác
dụng hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu phát triển và làm cho quá trình chu chuyển vốn
của DN xuất khẩu được thông suốt và liên tục để tiếp tục cho một chu kỳ kinh doanh
mới.
Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng là hình thức tài trợ xuất khẩu khá phổ biến vì
mức độ rủi ro rất thấp, do người nhập khẩu ở nước ngoài được ngân hàng bảo lãnh
dưới hình thức phát hành thư tín dụng hoặc bảo lãnh thanh toán. Tín dụng xuất khẩu
26

sau khi giao hàng bao gồm:


• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Trường hợp 1: Chiết khấu Bộ chứng từ hàng xuất theo Tín dụng thư
Cho vay bộ chứng từ đòi tiền theo tín dụng thư là hình thức tài trợ phổ biến hiện nay
của ngân hàng đối với người xuất khẩu. Hình thức này còn được gọi là chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất. Theo hình thức tài trợ này, khi người xuất khẩu nhận được Tín
dụng thư do ngân hàng của người nhập khẩu ở nước ngoài gửi đến qua ngân hàng
Thông báo, người xuất khẩu sẽ tiến hành thủ tục gửi hàng đi theo điều kiện của Thư
tín dụng, đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo điều khoản đã ghi trong L/C.
Bình thường để nhận được tiền, người xuất khẩu phải qua một thời gian nhất định,
nhưng nếu người xuất khẩu muốn có tiền ngay để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh
toán, người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ nói trên tại ngân hàng thông
báovà xin ngân hàng tài trợ. Ngân hàng sẵn sàng tài trợ khi bộ chứng từ hoàn toàn
phù hợp với L/C, bởi khi bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành L/C phải thực
hiện thanh toán. Rủi ro sẽ không xuất hiện trong trường hợp này. Như vậy, cho vay
bộ chứng từ hàng xuất theo L/C giúp cho người xuất khẩu có được tiền ngay để đáp
ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ đó đảm bảo cho
công ty xuất khẩu tiến hành sản xuất kinh doanh một cách liên tục. Thông qua tài trợ
XK, góp phần kiểm tra chế độ quản lý ngoại hối đồng thời thông qua đó thực hiện
mở rộng việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
Trường hợp2: Chiết khấu Bộ chứng từ hàng xuất thanh toán theo hình thức nhờ thu
Trường hợp người xuất khẩu ký hợp đồng xuất khẩu và thỏa thuận áp dụng phương
thức thanh toán nhờ thu, việc tài trợ của ngân hàng cần phải thận trọng, vì phương
thức thanh toán này không có bảo lãnh của ngân hàng. Nếu ngân hàng tài trợ cho nhà
xuất khẩu, trong khi bộ chứng từ không được người nhập khẩu nước ngoài thanh toán
thì rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng. Trong trường hợp này, mức cho vay chỉ vào
khoảng 50 % đến 80 % giá trị của bộ chứng từ để giảm rủi ro cho ngân hàng. Trường
hợp người nhập khẩu được một ngân hàng bảo lãnh thanh toán, mức cho vay có thể
lên đến 95 % trị giá bộ chứng từ.
• Chiết khấu hối phiếu của người xuất khẩu
27

Người xuất khẩu khi bán chịu hàng hóa cho người nhập khẩu ở nước ngoài, sẽ ký
phát Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill of Exchange). Người nhập khẩu hoặc ngân
hàng của người nhập khẩu sẽ ký chấp nhận vào hối phiếu để chấp nhận trả tiền khi
hối phiếu đến hạn. Sau một thời gian nhất định, khi hối phiếu đến hạn, người chấp
nhận mới trả tiền. Tuy nhiên, người xuất khẩu ( lúc này là người hưởng lợi hối phiếu)
nếu muốn có tiền ngay để đáp ứng các nhu cầu của mình, có thể mang hối phiếu này
đến ngân hàng để xin chiết khấu, tức là xin nhận tiền trước và chuyển quyền hưởng
lợi hối phiếu cho ngân hàng chiết khấu. Trong nghiệp vụ này, thông thường ngân
hàng chỉ nhận chiết khấu đối với những hối phiếu mà khả năng thanh toán khi đáo
hạn là chắc chắn.
1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu
Từ những nội dung về tín dụng xuất khẩu được trình bày như trên, NCS cho rằng tín
dụng xuất khẩu có vai trò tích cực như sau:
• Tín dụng xuất khẩu góp phần tạo vốn cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Xuất khẩu phát triển làm tăng khả năng xâm nhập thị trường và nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc tế đối với các loại sản phẩm hàng hóa được sản xuất ,gia công chế
biến từ trong nước. Điều này không những góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển mà còn góp phần giảm dần tình trạng nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất nhập
khẩu. Cân bằng kinh tế đối ngoại, đối nội là bài toán kinh tế đặc biệt quan trong mà
bất kỳ một quốc gia nào cũng hướng đến. Bài toán này nếu được giải quyết ở Việt
Nam, sẽ tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế xã hội.
• Tín dụng xuất khẩu trực tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu phát triển góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và
song phương với các quốc gia,vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng mà bản thân từng quốc gia không thể nào tự cân đối. Hội nhập kinh tế quốc tế
vừa là một quá trình, vừa là một trào lưu của thời đại hiện nay. Thông qua các hoạt
động xuất khẩu mà cũng cố, phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các
nước.
28

Xuất khẩu nói riêng và quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung có quan hệ rất mật thiết
và tác động qua lại lẫn nhau. Xuất khẩu mang tính chất tiền đề để mở đường cho các
quan hệ kinh tế đối ngoại. Kinh tế đối ngoại có cơ sở tồn tại, thì hoạt động xuất khẩu
sẽ phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn.
• Tín dụng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế mang tính cạnh tranh gay
gắt. Muốn có hàng hóa xuất khẩu và hàng xuất khẩu phải đáp ứng nhu cầu rất khắt
khe và khó tính của thị trường quốc tế, đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu phải có chất lượng
cao, giá trị sử dụng lâu bền, phổ biến, đa dạng về mẫu mã v.v. Muốn đạt được những
tiêu chí về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo
quy chuẩn của từng khối nước hoặc tùng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, bắt buộc người
xuất khẩu phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến và quy trình
sản xuất chế biến hiện đại. Chính những đòi hỏi về chất lượng về hàng hóa xuất khẩu
đã là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Một quốc gia có
kim ngạch xuất khẩu lớn, và rộng khắp, quốc gia đó đã phải đầu tư công nghệ tiên
tiến hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá cả phù hợp. Đây
không những là động lực cho hoạt động xuất khẩu mà còn là động lực phát triển của
nền kinh tế.
Ngược lại, thông qua hoạt động nhập khẩu mà nền kinh tế trong nước có thể tiếp
cận những tiến bộ kỹ thuật và những sản phẩm tiên tiến, chất lượng cao, không những
thỏa mãn nhu cầu trong nước một cách hợp lý, mà còn thông qua đó kích thích các
ngành kinh tế trong nước không ngừng đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ để sản
xuất những sản phẩm có tính cạnh tranh và có thể thay thế hàng nhập.
• Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần cân bằng kim ngạch xuất
khẩu và cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của quốc gia
Trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập, việc đẩy mạnh xuất khẩu không những
góp phần phát triển kinh tế cả chiều sâu và chiều rộng mà còn góp phần tạo ra nguồn
thu ngoại tệ cho đất nước. Trong khi nhập khẩu phải tiêu tốn một khối lượng ngoại tế
rất lớn mà không có nguồn cân đối tổng thể thông qua kim ngạch xuất khẩu, nền kinh
tế sẽ bị thâm hụt ngoại tệ lớn. Điều này sẽ làm cho tỷ giá ngoại tệ tăng vọt, gây ảnh
29

hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, nguồn
thu ngoại tệ nói riêng và dự trữ ngoại hối nói chung của quốc gia có ý nghĩa rất to
lớn. An ninh tài chính đối ngoại và tạo tiềm lực mạnh trong các quan hệ kinh tế tài
chính đối ngoại phụ thuộc chủ yếu vào dự trữ ngoại hối quốc gia, trong đó nguồn thu
ngoại hối từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục
tiêu mà Việt Nam phải hướng đến để vừa tạo cân bằng trong xuất nhập khẩu, vừa
từng bước gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện nay.
• Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Tác động của xuất khẩu đến công ăn việc làm và đời sống của người lao động là rất
lớn. Toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thuộc các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất chế biến hàng lân sản, sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ v.v. Tất cả những loại sản phẩm này nếu được xuất khẩu,
đồng thời với những mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu vật liệu và được thị trường
thế giới chấp nhân, chắc chắn sẽ thu hút khối lượng lực lượng lao động xã hội tham
gia, nhờ vậy mà góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người
lao động.
Tóm lại, xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Một nền kinh tế
có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, nền kinh tế của quốc gia đó có chỗ đứng
trong cộng động kinh tế thế giới và chứng tỏ được tiềm lực và khả năng cạnh tranh
cao trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn phát triển trong hội nhập,
hoạt động xuất khẩu rất được quan tâm. Chính phủ, các bộ ngành trung ương và chính
quyền địa phương đã và đang có nhiều sự quan tâm ưu đãi, sự hỗ trợ khuyến khích
cho các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đẩy mạnh sản xuất hàng xuất
khẩu. Ngành tài chính ngân hàng cũng đã có những khuyến khích và hỗ trợ về phương
diện tài chính trong khuôn khổ pháp lý và cam kết quốc tế để giúp đở các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.2.1. Tín dụng nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước
“Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân
30

trong nước, hoặc giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, trong đó nhà
nước vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay nhằm thực
hiện mục đích phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Nói cách khác, tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước, bao gồm chính
phủ trung ương chính quyền địa phương, với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhằm
mục đích phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng trong từng thời kỳ, trong đó nhà
nước vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay đối với các
đối tượng nói trên”.[16]
Với tư cách là người đi vay: Nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu Kho Bạc để sử dụng vì mục đích
và lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Như vậy, tín dụng nhà nước hoạt
động bằng công cụ nợ truyền thống và phổ biến là trái phiếu.[16]
Với tư cách là người cho vay: Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các đơn vị và cá nhân
thông qua các chương trình để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: Cho vay
xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm, Các chương trình cho tín dụng đầu
tư, hỗ trợ lãi suất, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, cho vay hỗ trợ DNNVV…Những đối
tượng được hưởng chính sách ưu đãi của tín dụng nhà nước phải thỏa mãn những
điều kiện nhất định, đồng thời là những đối tượng được nhà nước khuyến khích phát
triển.[16]
1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước
Là một hình thức tín dụng hoạt động trong nền kinh tế, tín dụng nhà nước chứa đựng
các đặc điểm vốn có của quan hệ tín dụng như các hình thức tín dụng khác như: Chỉ
làm thay đổi quyền sử dụng vốn chứ không làm thay đổi quyển sở hữu vốn; Luôn có
thời hạn xác định, có lãi suất và phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Ngoài ra,
theo tác giả, tín dụng nhà nước còn có một số đặc điểm riêng biệt sau đây:
• Tín dụng nhà nước là loại tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
Tín dụng nhà nước hoạt động phải có hiệu quả thiết thực, nhưng không vì mục tiêu
lợi nhuận. Hoạt động của tín dụng nhà nước tạo tiền đề, tạo điều kiện cho các đối
tượng trong xã hội, từ các tổ chức kinh tế, đến các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân;
các cơ đơn vị hành chính sự nghiệp đều được hưởng lợi kết quả chung. Các tổ chức
31

tài chính của chính phủ đã và luôn tuân thủ chính sách này.[33]
• Tín dụng nhà nước được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
được nhà nước đảm bảo và thanh toán;
Với đặc điểm này, hoạt động của tín dụng nhà nước luôn có giới hạn và chỉ góp phần
giải quyết những yêu cầu quan trọng và cần thiết vì lợi ích chung. Tín dụng nhà nước
hoạt đông không vì lợi nhuận, nên cũng vì thế mà các rủi ro, nếu có xảy ra cũng sẽ
được xử lý. Tuy nhiên không phải vì thế mà các tổ chức tài chính của Chính phủ tiến
hành hoạt động một cách tùy tiện, không tuân thủ quy trình và quy định.
• Tín dụng nhà nước luôn được thực hiện theo đối tượng chỉ định trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
• Lãi suất trong tín dụng nhà nước là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường,
nhưng sẽ hướng tới lãi suất thị trường khi có điều kiện cho phép để từng bước giảm
gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước;
• Tín dụng nhà nước cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn và có khả năng xảy ra rủi
ro như tín dụng ngân hàng, do đó hoạt động nghiệp vụ, quản lý tín dụng nhà nước
cũng phải tuân thủ quy trình, quy chế và phương thức quản lý như hoạt động của một
ngân hàng thương mại. Cán bộ và nhân viên làm việc trong các tổ chức tài chính nhà
nước phải thường xuyên học hỏi, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn để làm
tốt công tác của mình. [33]
1.2.1.3. Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước
• Tín dụng nhà nước hoạt động vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội;
Trong mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp, khi phát sinh các quan hệ tín dụng nhà nước
trên cả hai góc độ đi vay và cho vay, nhà nước các cấp đều cân nhắc, tính toán các lợi
ích chung của nền kinh tế xã hội, của từng vùng miền, khu vực. Trên thực tế, mọi mặt
hoạt động của tín dụng nhà nước, từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, đến
việc sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, việc cho vay hỗ trợ các đối tượng chính sách
v.v tín dụng nhàn nước ở Việt Nam đều thống nhất mục tiêu xuyên suốt này.
• Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà và thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội theo định hướng và mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước;
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các đối tượng
32

thuộc diện chính sách xã hội (Hộ nghèo, thương binh. bệnh binh, người tàn tật. học
sinh sinh viên, đồng bào dân tộc miền núi hải đảo v.v) và tín dụng hỗ trợ cho các
chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ (Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, chương trình thanh niên lập nghiệp, doanh nghiệp nhỏ…) góp phần thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
1.2.1.4. Vai trò của tín dụng nhà nước
Theo quan điểm của tác giả luận án, tín dụng nhà nước có vai trò như sau:
• Tín dụng nhà nước đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, quốc gia đó nhất định phải có cơ sở hạ tầng
hiện đại, bởi vì cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ tạo đà vững chắc cho phát triển kinh tế. Quốc
gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển (Cầu đường bộ, cầu đường
sắt, hệ thống cảng biển, cảng hàng không ) sẽ tạo sự giao lưu thông thoáng trong giao
dịch kinh tế quốc nội và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng về nhiệt điện, thủy điện, khai
thác tài nguyên thiên nhiên, lọc hóa dầu sẽ tạo sự kết nối và phát triển vững chắc cho
các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chế biến. Tóm lại, Việt Nam rất
cần thiết phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Điều này
chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta vừa tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển
(ODA) vừa phải sử dụng công cụ của tín dụng nhà nước một cách linh hoạt và có
hiệu quả. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đều phát huy
vai trò này của tín dụng nhà nước. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chính vì vậy mà trong 10 năm
năm trở lại đây Chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn phát hành trái phiếu quốc tế (2007
& 2009) và phát hành trái phiếu quốc nội trong nhiều năm liền với quy mô ngày càng
tăng nhằm tập trung nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và
cũng đã có những thành công nhất định trong vấn đề này.
Tín dụng nhà nước là công cụ chủ yếu để nhà nước huy động và tập trung các nguồn
vốn trong xã hội kể cả trong nước và nước ngoài để đầu tư vào các công trình thuộc
cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội. Chính nhờ vậy mà cơ sở hạ tầng và bộ mặt kinh
tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển, khang trang hiện đại, tạo tiền đề cho các
hoạt động kinh tế, văn hóa giáo dục phát triển mạnh.
33

Tín dụng nhà nước với công cụ trái phiếu đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho
các nhà đầu tư kinh doanh quốc nội và quốc tế. Đầu tư vào trái phiếu nhà nước vừa
an toàn vừa có hiệu quả cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
• Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhờ tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tề thông qua hình thức
“tín dụng đầu tư, đồng thời qua tác động tích cực của hình thức “tín dụng xuất khẩu”
mà tất cả các ngành kinh tế đều có điều kiện để cùng phát phát triển. Bên cạnh đó
xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh sẽ tạo mối liên kết giửa các ngành, tạo sự chuyển
dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.
• Tín dụng nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội
Tín dụng nhà nước còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng gặp
khó khăn trong đời sống hoặc trong sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ này mà các
đối tượng chính sách có điều kiện để ổn định đời sống, tham gia quá trình sản xuất,
làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta phải chấp nhận các
quy luật của thị trường. Nghĩa là giảm sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt đông
kinh tế của các chủ thể và chấp nhận cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế.
Trong môi trường như vậy, sự thua lỗ sự phá sản có thể xảy ra, thất nghiệp và sự phân
hóa giàu nghèo cũng có thể xảy ra. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước với vai trò là người
lãnh đạo và quản lý trật tự xã hội hướng đến sự công bằng và an sinh chung, sẽ sử
dụng công cụ tín dụng nhà nước để trợ giúp các đối tượng cần được giúp đỡ như
nhân dân ở vùng núi, vùng biển, hải đảo, những nơi không có điều kiện phát triển
kinh tế; giúp đở người nghèo, già yếu. Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là
quốc gia có thành tích hàng đầu trong xóa đói giảm nghèo là một minh chứng cho
vấn đề này.
Tín dụng nhà nước có vai trò rất quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Riêng
đối với Việt Nam tín dụng nhà nước càng có vai trò quan trong hơn, bởi vì Việt Nam
đã trải qua nhiều năm chiến tranh với sự tàn phá nặng nề và khốc liệt. Hầu hết các cơ
sở hạ tầng của nền kinh tế bị hũy hoại, các cơ sở sản xuất kinh doanh và đời sống của
người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ đường lối và chính sách đúng đắn của
34

Đảng và Nhà nước đã động viên mọi nguồn lực cho việc phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội và gặt hái được nhiều thành tựu rất to lớn, nhưng chúng ta vẫn phải vươn
lên nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Muốn vươn lên mạnh mẽ để trở thành một quốc
gia có vị trí kinh tế đang phát triển trong giai đoạn hiện nay, thì tín dụng nhà nước
cần được sử dụng một cách mạnh mẽ và tích cực.
Tín dụng nhà nước có tác dụng to lớn như trên nên tín dụng nhà nước là loại tín dụng
phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại ngày nay, đặc biệt ở những nước phát triển có
thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu.
1.2.2. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Sự can thiệp mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ vào lĩnh vực tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách của mỗi nước. Tuy có sự
can thiệp với những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục đích
là hỗ trợ và kích thích xuất khẩu hàng hóa của nước đó. Đó chính là tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
Để làm sáng tỏ hơn thuật ngữ “Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”, cần phân biệt
các khái niệm: Tín dụng xuất khẩu; Tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại;
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tín dụng xuất khẩu nếu do các NHTM thực hiện, được coi là tín dụng “thương mại”
theo lãi suất thị trường, đôi bên cùng có lợi. Trong khi tín dụng xuất khẩu do tổ chức
tài chính của Chính phủ thực hiện (còn gọi là “ Tổ chức tín dụng xuất khẩu - Export
Credit Agencies – ECAs). Khi ECAs cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu
sẽ được áp dụng theo khung lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường và được gọi là khung
“lãi suất hỗ trợ”. Các doanh nghiệp xuất khẩu là người trực tiếp hưởng lợi từ chính
sách tín dụng này của Chính phủ. Như vậy, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thực
chất cũng là tín dụng xuất khẩu, nhưng do ECAs của Chính phủ thực hiện với mức
lãi suất ưu đãi nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhiều nước trên thế giới coi việc tài trợ cho xuất khẩu là một chiến lược mang tính
quốc gia, vì vậy các nước này, hết sức tạo điều kiện về vốn và bảo hiểm của Nhà nuớc
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhiều nước trên
35

thế giới đã thành lập những ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ cho xuất nhập
khẩu, thông qua đó áp dụng biện pháp tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là
tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của các nước đó.
Hệ thống lý luận hiện nay chỉ mới nói đến tín dụng nhà nước nói chung, chưa nói
đến TDXK của Nhà nước. Dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu về tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước ở các nước trên thế giới, và thực tiễn hoạt động tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước tại Việt Nam, tác giả có thể nêu quan điểm khái quát về TDXK
của Nhà nước như sau: “TDXK của Nhà nước là các hình thức tài trợ xuất khẩu
trong quan hệ tài chính, được thực hiện bằng tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoặc
tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định, trong khuôn khổ của cơ chế và chính sách của
Nhà nước trong từng giai đoạn nhất định nhằm khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của quốc gia”. Như vây, TDXK của Nhà nước nói riêng và TDXK nói
chung đều mang tính chất là tài trợ ngoại thương. Trong đó, nhà tài trợ là một tổ chức
tài chính của Chính phủ (nếu là TDXK của Nhà nước) hoặc các ngân hàng thương
mại (nếu là TDXK của NHTM); và đối tượng được tài trợ là các nhà xuất khẩu, không
phân biệt loại hình doanh nghiệp, miễn là thỏa mãn các điều kiện của nhà tài trợ. Tuy
nhiên giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của Ngân hàng thương mại tuy có những
điểm giống nhau, nhưng cũng có những điểm có sự khác biệt nhất định (phần này
được trình bày cụ thể hơn ở mục 1.2.3).
Theo từ điển Ngoại thương và Tài chính Anh - Việt hiện đại. NXB Thống Kê
(English Vietnamese Dictionary of Modern International Trade and Finance) thì “
Tín dụng xuất khẩu – Export Credit là hình thức “ hỗ trợ tài chính” của một Chính
phủ, hay một tổ chức tài chính để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài”.
Như vậy, TDXK của Nhà nước không phải là loại hình tín dụng thuần túy theo cơ
chế thị trường đôi bên cùng có lợi giữa tổ chức tài chính và đối tượng được tài trợ,
mà là sự “hỗ trợ” tín dụng có mục đích và có điều kiện của Nhà nước. Nhưng sự “hỗ
trợ” tín dụng này phải nằm trong khuôn pháp lý mà các quốc gia đã cam kết trong
các hiệp định thương mại đa phương và song phương.
Cần phải nói thêm rằng, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới
36

đều sử dụng công cụ chính sách TDXK của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của họ. Sự khác biệt nếu có, được thể hiện trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, nhiều nước, nhất là những nước công nghiệp phát triển đã sử dụng công
cụ này rất mạnh mẽ từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 để kích thích xuất khẩu,
nghĩa là có bề dày kinh nghiệm hơn 70 năm. Công cụ TDXK của Nhà nước tại các
quốc gia phát triển đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn và trên thực tế không ai có thể
hoài nghi về kết quả tích cực này. Việt Nam chỉ mới triển khai công cụ TDXK của
Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu từ năm 2006, tức là chỉ mới được 10 năm. Từ lý
thuyết, đến kinh nghiệm thực tiễn hãy còn quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá
yếu ớt. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TDXK của Nhà nước
trong những năm tiếp theo để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế mạnh hơn.
Thứ hai, Mặc dù có những điều kiện ràng buộc để hạn chế xung đột lợi ích và quyền
lợi bình đẳng giữa các nước trong chính sách “ hỗ trợ” tín dụng xuất khẩu, nhưng hầu
như các nước có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh đều có lợi thế trong tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước. Những nước này có thể triển khai tín dụng ngắn hạn ,trung hạn
và dài hạn; có thể vừa cho vay đối với người xuất khẩu ớ nước mình vừa cho vay đối
với người nhập khẩu ở nước ngoài; vừa kết hợp cung cấp tín dụng xuất khẩu lại vừa
bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo ra hiệu ứng lớn, hiệu quả cao trong chính sách tín
dụng xuất khẩu của các nước này.
TDXK của Nhà nước trong thời gian trước đây ở Việt Nam chưa có một chính sách
cụ thể rõ ràng mà chủ yếu do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank –
VCB) là tổ chức tín dụng chuyên nghiệp thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Trong vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt
Nam trong thời kỳ đó, Vietcombank có nhiệm vụ chính trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại, cụ thể là độc quyền tài trợ ngoại thương, trung tâm thanh toán quốc tế, quản lý
ngoại hối theo sự phân công của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietcombank còn
là đại lý của Chính phủ trong các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế. Có thể nói,
Vietcombank là ngân hàng phục vụ tài chính đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, đặc
biệt trong tài trợ xuất nhập khẩu theo chính sách của Chính phủ Việt Nam. Sau cuộc
cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp thành
37

hai cấp theo quyết định số 53/ 1988/ QĐ / HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam với chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng cấp 2. Từ đó
đã hình thành hệ thống ngân hàng chuyên doanh như ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam tách ra từ Vụ tín dụng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam tách
ra từ Vụ tín dụng Công thương nghiệp. Sau đó hàng loạt văn bản pháp luật về ngân
hàng được ban hành (Pháp lệnh ngân hàng năm 1990; Luật ngân hàng năm 1997,
2003, 2010) mở đường cho sự ra đời của các loại hình tổ chức tín dụng. Trong sự
phát triển đó, hoạt động của Vietcombank chuyển dần sang phương thức kinh doanh
như một ngân hàng thương mại thực thụ. Vietcombank không còn độc quyền trong
tài trợ ngoại thương, mà có nhiều ngân hàng thương mại khác tham gia. TDXK theo
chính sách của Nhà nước đã có sự thay đổi căn bản trong mô hình tổ chức và thực
hiện. Từ năm 2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập và là tổ chức tài
chính đóng vai trò chủ lực để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước. Theo đó, hoạt
động TDXK của Nhà nước được thực hiện theo chính sách mới của Chính phủ, cụ
thể là giảm dần hình thức ưu đãi trực tiếp bằng tài chính qua công cụ lãi suất, thay
vào đó là những hình thức ưu đãi gián tiếp về thủ tục, thời hạn cho vay, tài sản bảo
đảm. Hình thức tín dụng cũng được chuyển đổi theo hướng đa dạng hơn, tạo điều
kiện cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và hình thức sở hữu
đều có cơ hội tiếp cận nguồn vốn TDXK của Nhà nước thông qua hoạt động của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam. Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài
chính duy nhất của Chính phủ thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong vai trò là ngân hàng chính sách của Chính phủ
đã trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng
trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp,
tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và đẩy mạnh xuất
khẩu nói riêng.
1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam
► Tham chiếu các thỏa thuận Quốc tế về tín dụng xuất khẩu
38

Hầu hết các nước đều thực thi chính sách TDXK của Nhà nước với mục đích cao nhất
là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của nước mình sang các nước khác trên thế giới. Từ
mục đích này, có thể dẫn đến một cuộc chay đua và cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới. Để hạn chế tới mức thấp nhất
tình trạng này, các quốc gia phải cam kết tuân thủ các thỏa thuận có liên quan về tín
dụng xuất khẩu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hợp tác kinh
tế và Phát triển (OECD). Cụ thể là:
▪ Tham chiếu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on
Subsidies and Countervailing Measures - ASMC) của WTO
Các văn bản của WTO không trực tiếp quy định về vấn đề tín dụng xuất khẩu, một
trong những vai trò của tổ chức này là xử lý những rào cản đối với thương mại, vấn
đề tín dụng xuất khẩu chỉ được nêu trong nội dung Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng. Hiệp định này đưa ra các định nghĩa về trợ cấp, các loại hình trợ cấp,
các thủ tục để giải quyết tranh chấp và một số ngoại lệ đối với trợ cấp. Theo Hiệp
định ASMC, trợ cấp chia làm 3 loại như sau:
• Trợ cấp bị cấm gồm: các hình thức trợ cấp theo thành tích xuất khẩu hay trợ cấp
trong nước để thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa trong nước thay cho hàng nhập khẩu;
• Trợ cấp có thể bị đối kháng: là hình thức trợ cấp làm tổn thương ngành sản xuất
trong nước, làm mất hoặc làm tổn hại đến lợi ích, làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích
của một nuớc thành viên khác. Loại trợ cấp này có thể dẫn đến hành động trả đủa của
các bên chịu thiệt hại vì hành động trợ cấp;
• Trợ cấp không bị cấm: Là những hình thức trợ cấp không cụ thể (tức là các trợ cấp
chung cho toàn nền kinh tế) hoặc những hình thức trợ cấp cụ thể liên quan đến: Hỗ
trợ hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh; Hỗ trợ
các khu vực khó khăn; Hỗ trợ việc chuyển đổi công cụ hiện hành để đáp ứng yêu cầu
về môi trường do pháp luật quy định.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết dỡ bỏ các biện pháp
trợ cấp cho xuất khẩu ngay từ thời điểm gia nhập (2006). Các chính sách thuởng xuất
khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ
trợ Phát triển thực hiện trước đây sẽ không còn thực hiện tại Việt Nam. Như vậy,
39

WTO chỉ đưa ra những quy định chung về việc trợ cấp nói chung và trợ cấp cho hoạt
động xuất khẩu nói riêng mà không đưa ra các quy tắc cụ thể nào.
▪ Tham chiếu Hiệp định về tín dụng xuất khẩu (Agreement on Export Credit - AEC)
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Đó là sự thoả thuận liên Chính phủ về tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của nhà nước,
đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính phủ thành viên tuân thủ các quy định
của hiệp định về tín dụng xuất khẩu. Hiệp định này nhằm mục tiêu tạo ra một cơ chế
để đảm bảo việc thực hiện có trật tự các hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính
thức, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thành viên thông qua chất luợng và
giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không dựa trên các ưu đãi về tín dụng xuất khẩu
với sự hỗ trợ của nhà nuớc. Tuy đây không phải là luật chính thức của OECD, mà chỉ
là khuyến cáo, nhưng các nuớc thành viên OECD tự nguyện tham gia và thực hiện
hiệp định này.
Ngoài các thành viên chính thức tham gia Hiệp định, còn có thể có các nuớc không
phải là thành viên có thể tham gia Hiệp định trên cơ sở lời mời của những thành viên
chính thức; chia sẻ thông tin với những thành viên về tài trợ chính thức,yêu cầu cung
cấp thông tin liên quan đến điều khoản và điều kiện tài chính của tài trợ chính thức.
Phạm vi áp dụng thoả thuận theo Hiệp định gồm:
• Tài trợ chính thức đuợc cung cấp bởi cơ quan làm thay cho Chính phủ, hoặc cơ quan
của Chính phủ liên quan đến tín dụng xuất khẩu bị điều chỉnh, áp dụng cho tín dụng
tài trợ xuất khẩu chính thức với thời hạn hoàn trả từ 2 năm trở lên.
• Cho phép Chính phủ thực hiện trợ cấp ở một mức độ nhất định (gần sát với điều
kiện thị trường) khi thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu chính thức.
• Về nguyên tắc, điều này vi phạm các quy định của Hiệp định ASMC. Tuy nhiên
Hiệp định SMC có một điều khoản ngoại lệ, theo đó cho phép việc thực hiện Hiệp
định OECD về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức mà không bị vi phạm quy định
của WTO. Điều khoản ngoại lệ của Hiệp định như sau: Nếu một thành viên của WTO
tham gia một điều ước quốc tế về tín dụng xuất khẩu chính thức, hoặc trên thực tế
nếu một thành viên áp dụng các quy định về lãi suất của điều ước quốc tế phù hợp thì
hoạt động cung cấp tín dụng xuất khẩu phù hợp với quy định của điều uớc quốc tế đó
40

sẽ không được coi là một hình thức trợ cấp bị cấm. Đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản
cho hoạt động tín dụng xuất khẩu của các nước OECD.
Các điều khoản của Hiệp định AEC có thể tóm tắt như sau:
• Khoản trả truớc và phí tại chỗ (Bao gồm các chi phí gắn liền với sản phẩm, dịch vụ
tại nuớc của nguời mua, là những chi phí cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng của
nhà xuất khẩu, hoặc cho việc hoàn trả thành dự án mà hợp đồng xuất khẩu là một
phần của dự án.).
Người mua hàng hóa, dịch vụ được tài trợ, hoặc được bảo lãnh trong khuôn khổ này
sẽ phải thanh toán một khoản trả truớc tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu
( Giá trị hợp đồng xuất khẩu: Khoản tiền tổng mà nguời mua phải trả để mua hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu, trừ các khoản chi phí tại chỗ nêu trên) vào đúng thời điểm
hoặc truớc thời điểm bắt đầu thực hiện tín dụng.
Sự hỗ trợ của Nhà nuớc đối với khoản trả truớc này chỉ được thực hiện duới hình
thức bảo lãnh hoặc bảo hiểm rủi ro sản xuất. Do vậy, khoản hỗ trợ của nhà nuớc
không đuợc vuợt quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu.
• Thời hạn hoàn trả tối đa: 5 năm cho các quốc gia nhóm I (truờng hợp uu tiên có
thể 8 năm), 10 năm đối với các quốc gia thuộc nhóm II (danh sách các nuớc thuộc nhóm
I, II do World Bank lựa chọn hàng năm). Điều khoản này liên quan tới máy móc, thiết bị và
dự án.
• Hoàn trả vốn gốc, lãi: tối thiểu 6 tháng/1 lần.
• Mức lãi suất tối thiểu: là mức lãi suất thương mại tham chiếu (Commercial Interest
Rate Reference – CIRR) Mức lãi suất này đuợc xây dựng trên cơ sở lợi tức trái phiếu
Chính phủ dài hạn cộng thêm biên độ 1%. Mỗi quốc gia có CIRR khác nhau nhưng
phải đại diện cho mức lãi suất cho vay cuối cùng ở thị truờng nội địa và phải phù hợp
với mức lãi suất tốt nhất dành cho nguời đi vay nội địa. Mức lãi suất tối thiểu này
không áp dụng khi hỗ trợ đuợc thực hiện duới hình thức Bảo hiểm thuần tuý, do đó
các tổ chức TDXK có thể tài trợ chính thức dưới hình thức bảo biểm cho khu vực tín
dụng tư nhân, kể cả với lãi suất thấp hơn lãi suất CIRR. Nuớc thành viên hoặc không
phải là thành viên đều có thể xây dựng CIRR cho đồng tiền của một nuớc không phải
là thành viên. Trên co sở tham vấn ý kiến của nuớc không phải là thành viên có liên
quan đó, một nuớc thành viên hoặc Ban thu ký thay mặt nuớc không phải là thành
41

viên có thể đưa ra đề xuất nhằm xây dựng CIRR theo đồng tiền này đúng theo trình
tự, thủ tục theo quy định chung.
• Mức phí tối thiểu: Dựa trên rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tín dụng quốc giacủa
nuớc nhập khẩu. Mức phí này thuờng xuyên đuợc xem xét. Theo thời gian mức phí
tối thiểu phải đảm bảo bù đắp đuợc rủi ro, chi phí vận hành dài hạn và thua lỗ.
• Thời hạn hiệu lực của TDXK: Thời hạn tín dụng và điều kiện dành cho các TDXK
riêng lẻ hoặc tín dụng hạn mức đối với thời hạn trên 6 tháng không bị cố định bởi Tổ
chức TDXK.
► Hành lang pháp lý cho hoạt động TDXK của Nhà nước tại Việt Nam
Hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, dựa vào hành
lang pháp lý sau đây:
▪ Các văn bản pháp lý của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ
• Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/10/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển
và TDXK của Nhà nước thay thế quyết định số 133/2001/QĐ- TTg;
• Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2006 về việc
phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP;
• Nghị định số 41/2010/NĐ – CP của Chính phủ ngày 12 /4/2010 về Chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
• Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín
dụng ầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về bổ sung,
sửa đổi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về
tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước.
▪ Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành
• Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn một
số điều của Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của Chính phu về tín dụng đầu
tư phát triển và TDXK của Nhà nước;
42

• Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa
đổi một số điều của Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007;
• Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về
tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ về
tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Các quyết định của Bộ Tài chính về lãi suất tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà
nước có hiệu lực trong từng giai đoạn cụ thể theo chính sách của Chính phủ;
▪ Các văn bản của Hội đồng quản trị và Ban điều hành của VDB
• Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản trị về quy chế
quản lý vốn TDXK của Nhà nước;
• Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội đồng quản trị về quy chế
bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 04/03/2008 của NHPT VN v/v ban hành Sổ
tay TDXK trong hệ thống NHPT VN.
1.2.3. Phân biệt tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của
Ngân hàng thương mại
Qua việc trình bày và phân tích nội dung liên quan đến tín dụng xuất khẩu, TDXK
của Nhà nước, tác giả rút ra những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa TDXK của
Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại như sau:
1.2.3.1. Những điểm tương đồng
Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại, có một
số điểm tương đồng:
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều có một
mục tiêu tương đối đồng nhất là thúc đẩy xuất khẩu phát triển;
• Đối tượng khách hàng mà TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân
hàng thương mại hướng đến đều là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thu mua,
chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu, nhưng phải là những khách hàng có năng lực
43

và uy tín về tài chính và quản lý kinh doanh;


• Đối tượng cho vay của TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng
thương mại là hàng hóa thành phẩm hoặc đang trong quá trình sản xuất, khai thác,
chế biến để xuất khẩu ra nước ngoài;
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều phải đối
mặt với rủi ro, do đó người cho vay đều phải tiến hành quản lý nợ, phân loại nợ và
đều phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định;
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều tiến
hành theo quy trình tín dụng chặt chẽ, trong đó khâu thẩm định khách hàng vay vốn
giữ vị trí trung tâm;
• Mức cho vay trong TDXK của Nhà nước và múc cho vay trong tin dụng xuất khẩu
của ngân hàng thương mại đều được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thực tế của
khách hàng.
1.2.3.2. Những điểm khác biệt
Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại có một
số điểm khác biệt:
• Đối tượng cho vay trong TDXK của Nhà nước là những nhóm mặt hàng nằm trong
danh mục quy định của Chính phủ. Đây là những nhóm mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa
rất cao, tối thiểu phải đạt mức 50 %. Trong khi đối tượng cho vay trong tín dụng xuất
khẩu của ngân hàng thương mại là bất kỳ nhóm mặt hàng nào;
• TDXK của Nhà nước hoạt động thông qua Ngân hàng Phát triển (hoặc tổ chức tín
dụng xuất khẩu do Chính phủ chỉ định). Đây là loại hình ngân hàng chính sách của
Chính phủ, hoạt đông không vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì sự tiến bộ và phát triển của
nền kinh tế xã hội. Trong khi tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại do các
ngân hàng thương mại tiến hành riêng lẻ theo quy trình nghiệp vụ riêng, theo chính
sách riêng của từng ngân hàng, tất cả đều hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận;
• Lãi suất áp dụng trong TDXK của Nhà nước là lãi suất mang tính chất “hỗ trợ”. Do
Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ; Mức lãi suất này bao giờ cũng thấp hơn lãi
suất thị trường và chỉ khoảng 80 % lãi suất thị trường. (Trước đây, phần chênh lệch
lãi suất này DN xuất khẩu được hỗ trợ sau khi lô hàng xuất khẩu được thanh toán).
44

Trong khi đó, lãi suất trong TDXK của ngân hàng thương mại là lãi suất thị trường.
Mức lãi suất này cao hơn lãi suất TDXK của Nhà nước. Như vậy lãi suất TDXK của
Nhà nước hấp dẫn khách hàng hơn lãi suất xuất khẩu của ngân hàng thương mại.
• Trong TDXK của Nhà nước, chênh lệch lãi suất sẽ được ngân sách nhà nước cấp
bù; trong khi tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại, lãi suất phải cao hơn
mức lãi suất hòa vốn, nếu không ngân hàng thương mại sẽ bị lỗ;
• Xử lý nợ xấu trong TDXK của Nhà nước thực hiện theo quy định chung, nếu quỹ
dự phòng xử lý rủi ro không đủ sẽ được ngân sách cấp bù. Trong khi TDXK của ngân
hàng hàng mại, phần chênh lệch thiếu sẽ phải được hạch toán lỗ.
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC
1.3.1. Tổng quan về sự phát triển
• Theo từ điển tiếng Việt, thì “Phát triển” được hiểu là một sự biến đổi, hoặc làm cho
sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên, tăng từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
• Theo từ điển Bách khoa toàn thư: “ Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho sự biến
đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.
Theo Gerard Crellet ( 2000): “ Phát triển là qúa trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các
nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản”.
Phát triển được coi là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội
đó thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Thuật ngữ phát triển không chỉ bao hàm nội dung
kinh tế mà còn cả nội dung xã hội.
• Theo từ điển Kinh tế, thì “phát triển” là sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng như
phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề ,sản phẩm v.v
Ở phạm vi rộng lớn và bao quát, các nhà nghiên cứu thường nói đến phát triển kinh
tế. Thuật ngữ phát triển còn được đề cập ở phạm vi hẹp hơn, cụ thể hơn như phát triển
nông nghiêp nông thôn, phát triển công nghiệp, phát triển tài chính, phát triển tín
dụng v.v.
• Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của BCH TW Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa 11 xác định quan điểm phát triển như sau:
45

Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược;
Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn
lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển;
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng
cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội Chủ nghĩa;
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng.
• Theo Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 được phê
duyệt theo quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2012, xác
định các quan điểm về phát triển bền vững Việt Nam như sau [55]:
Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người
với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp
ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân;
xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước;
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ
tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.
Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền,
các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng
đồng dân cư và mỗi người dân;
Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng
để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và
hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế
hệ mai sau. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không
46

thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng
lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững;
Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước.
Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng
rãi trong các ngành sản xuất;
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển bền vững Việt Nam là:Tăng trưởng bền
vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi
trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
• Theo Chiến lược phát triển VDB được phê duyệt theo quyết định số 369/QĐ-TTg
ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “ Tiếp tục củng cố và phát triển
Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng bền vững, hiệu quả đảm bảo đủ năng lực
để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước” [53] đồng thời xác định rõ
các mục tiêu định lượng và chất lượng của chiến lược phát triển VDB.
1.3.2. Các tiêu chí phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Từ những luận cứ nói trên về “phát triển”, khi nói đến “phát triển kinh tế” là muốn
nói đến sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế bao hàm mối quan hệ biện chứng giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều
kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội.
Từ nhận thức này, tác giả trình bày quan điểm của cá nhân về phát triển tín dụng xuất
khẩu nói chung và phát triển TDXK của Nhà nước như sau:
Khi đề cập đến phát triển tín dụng nói chung và tín dụng xuất khẩu nói riêng là nói
đến sự gia tăng cả quy mô, tốc độ và chất lượng tín dụng của hệ thống tài chính, chủ
yếu là tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước. Sự phát triển của tín dụng nhà nước
thường gắn liền với gia tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Trong
khi đó, phát triển tín dụng ngân hàng là gia tăng mức cung ứng vốn tín dụng ngân
hàng cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức kinh tế, nhờ đó hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ có sự chuyển biến tốt về lượng và chất, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
47

Khi nói đến phát triển kinh tế là nói đến sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội với tầm bao quát và ý nghĩa rộng lớn. Khi nói đến phát triển
của một ngành, một lĩnh vực hoặc một nội dung cụ thể nào đó, thì nội hàm của thuật
ngữ phát triển vẫn được thể hiện, nhưng mức độ tác động, ảnh hưởng không rộng lớn.
Dựa trên lập luận này, phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được thể hiện trên
hai tiêu chí là: phát triển tín dụng xuất khẩu về chiều rộng (phát triển về lượng ) và
phát triển tín dụng xuất khẩu về chiều sâu (phát triển về chất).
1.3.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về số lượng và quy mô
Phát triển về quy mô là phát triển theo chiều rộng, tức là sự tăng lên về quy mô số
lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở thêm sản phẩm dịch vụ mới. Đây là nội
dung quan trọng và dễ nhận biết trong chiến lược phát triển tín dụng xuất khẩu của
ngân hàng. Phát triển chiều rộng làm cho sản phẩm dịch vụ phong phú hơn, đáp ứng
nhu cầu của xã hội, đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh. Phát triển chiều rộng giúp
ngân hàng mở rộng danh mục cho vay, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nhờ đó
vừa duy trì được khách hàng cũ, đồng thời thu hút và gia tăng khách hàng mới, tạo
điều kiện để mở rộng thị trường nâng cao vị thế của tổ chức tài chính thực hiện chính
sách TDXK của Nhà nước.
Phát triển về mặt lượng của hoạt động TDXK bao gồm các chỉ tiêu sau:
• Gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và mức dư nợ cuối kỳ;
• Đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng một cách hợp lý;
• Tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn;
• Tìm kiếm và mở rộng danh mục hàng hóa được vay vốn tín dụng xuất khẩu;
• Gia tăng và làm phong phú danh mục sản phẩm TDXK để thích nghi với nhiều loại
hình khách hàng;
• Nâng dần thị phần tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
Phát triển tín dụng về mặt “lượng” thực chất là tăng quy mô cung ứng vốn tín dụng
cho nền kinh tế. Khi quy mô tín dụng gia tăng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn
cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, nhờ đó sản xuất và lưu thông hàng hóa
dịch vụ sẽ được mở rộng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển tín dụng
về mặt lượng với tỷ lệ gia tăng hợp lý, với tỷ lệ tăng trưởng khoảng từ 15-18 % năm
48

sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế nói chung và đối với thị trường tài
chính tiền tệ nói riêng. Ngoài ra khi tỷ lệ gia tăng tín dụng hợp lý, cũng sẽ góp phần
thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
1.3.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về chất lượng và hiệu quả
Phát triển TDXK theo chiều sâu (chất lượng và hiệu quả) trước hết phải từng bước
hoàn thiện các sản phẩm tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo tính tiện
ích, nhanh nhạy. Phát triển TDXK về chất lượng là tạo ra danh mục sản phẩm dịch
vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, đem lại cho khách
hàng những giá trị và lợi ích thiết thực bằng việc hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa
thủ tục nghiệp vụ, tạo sự hấp dẫn cho mọi khách hàng. Phát triển TDXK theo chất
lượng đồng nghĩa với việc mang lại hiệu qua tài chính cuối cùng cho bản thân ngân
hàng.
Phát triển về mặt chất lượng của hoạt động tín dụng xuất khẩu là phần đấu để nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng xuất khẩu với các chỉ tiêu chính sau:
• Nâng cao chất lượng các khoản mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Tài sản có trong khoản mục cho vay nói chung và trong khoản mục tín dụng xuất
khẩu nói riêng phải được nâng cao chất lượng. Chất lượng tài sản có trong khoản mục
tín dụng xuất khẩu tốt hay xấu tùy thuộc vào toàn bô quy trình tín dụng từ khâu thẩm
định tín dụng, xét duyệt cho vay, giải ngân, quản lý nợ và thu hồi vốn vay. Nếu toàn
bộ quy trình được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định sẽ tạo ra những danh mục cho
vay có chất lượng trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Chất lượng tài sản có trong
khoản mục tín dụng xuất khẩu cao hay thấp tùy thuộc vào khả năng thu hồi vốn gốc
và lãi vay của từng danh mục cho vay đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Điều này phụ thuộc vào việc quản lý theo dõi nợ vay của VDB và quá trình sử dụng
vốn vay của khách hàng, vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bên cho vay và bên
đi vay để có được kết quả tốt. Về mặt định lượng, chất lượng tài sản có trong khoản
mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được đánh giá là tốt khi nợ nhóm 1(Nợ đủ tiêu
chuẩn) phải đạt tỷ trọng tối thiểu 90% tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu. Đây là yêu cầu
cao trong quản lý chất lượng tín dụng.
• Giảm tỷ lệ nợ xấu;
49

Phát triển về mặt chất của tín dụng xuất khẩu, đồng thời là quá trình tăng cường quản
lý để từng bước giảm tỷ lệ nợ xấu so với thời điểm hiện tại. Khi tỷ lệ nợ xấu được
giảm xuống, đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng xuất khẩu gia tăng. Đây được
coi là nội dung đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của TDXK là rất cao, cao hơn tỷ lệ nợ xấu bình
quân chung của toàn ngành, do đó phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước được coi là một tiêu chí của sự phát triển.
• Giảm tỷ lệ nợ khoanh;
Nợ khoanh, nợ xóa là những khoản nợ xấu thuộc nhóm 5, nhưng không còn khả năng
xử lý bằng biện pháp nghiệp vụ thông thường của ngân hàng, mà được xử lý bằng
biện pháp tài chính phù hợp với quy định của văn bản pháp lý. Nợ khoanh, nợ xóa
thể hiện mức độ thiệt hại của khoản mục tín dụng đối với bản thân ngân hàng và ngân
sách của nhà nước. Giảm tỷ lệ nợ khoanh, nợ xóa, tiến tới không còn nợ khoanh, nợ
xóa sẽ góp phần gia tăng chất lượng tín dụng xuất khẩu Nhà nước.
• Tăng vòng quay vốn tín dụng;
Tăng vòng quay vốn tín dụng được coi là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, ngân
hàng cần phấn đấu để tăng vòng quay vốn tín dụng.Vòng quay vốn tín dụng luôn gắn
liền với vòng tuần hoàn chu chuyển vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu ngân hàng
không sát cánh với doanh nghiệp, không chủ động tăng cường quản lý nợ, đôn đốc
thu hồi nợ thì vòng quay vốn tín dụng sẽ không tăng, làm cho hiệu suất sử dụng đồng
vốn của ngân hàng và doanh nghiệp giảm sút.
Phát triển tín dụng về mặt chất, thực chất là nói đến hiệu quả thực sự của tín dụng
đối với nền kinh tế cũng như đối với hệ thống ngân hàng. Đối với nền kinh tế, tín
dụng là đòn bẩy để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiệu quả tín
dụng tăng, đồng nghĩa với việc sử dụng vốn tín dụng ngày càng có hiệu quả trong các
doanh nghiệp và khách hàng vay vốn, nhờ đó vừa làm gia tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Đối với hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, tín dụng phát triển phải
đi đôi với sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, làm cho hệ thống ngân
hàng phát huy vai trò tích cực trong việc tạo lập cung ứng vốn cho nền kinh tế, đảm
bảo mạch máu lưu thông vốn của nền kinh tế trôi chảy, thông suốt.
50

• Nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động tín dụng xuất khẩu;
Hiệu quả tài chính là thành quả cuối cùng của sự phát triển nói chung và phát triển
TDXK nói riêng. Nếu hoạt động TDXK có sự phát triển về chiều rộng thể hiện qua
doanh số và dư nợ TDXK tăng nhưng không tạo ra hiệu quả tài chính, đối với VDB
đó chính là chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí hoạt động nghiệp vụ, thì sự
phát triển đó không có ý nghĩa đầy đủ. Tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận và được ngân sách cấp bù chênh lệch thu chi, nhưng
không phải vì vậy mà không quan tâm đến hiệu quả tài chính. Hơn nữa, trong tương
lai không xa, tổ chức tài chính của Chính phủ cũng sẽ hướng đến tự chủ tài chính, khi
đó hiệu quả tài chính là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động nghiệp vụ của tổ
chức này.
Với hai tiêu chí phát triển TDXK như trên, luận án cho rằng việc phát triển TDXK
của Nhà nước trong giai đoạn mới cần được thực hiện theo hướng sau đây:
Thứ nhất, phát triển TDXK của Nhà nước phải được coi là nhiệm vụ lớn và quan
trọng mà tổ chức tài chính của Chính phủ phải luôn quán triệt trong quá trình thực
hiện chính sách của Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển mạnh mẽ hơn, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Thứ hai, phát triển TDXK của Nhà nước là phát triển cả về mặt quy mô và chất
lượng tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDXK của Nhà nước cả về
mặt kinh tế xã hội và cả về phương diện tài chính;
Thứ ba, phát triển TDXK của Nhà nước sẽ góp phần năng cao chất lượng hoạt động
tín dụng của tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng
gia tăng trong ngành ngân hàng. Việc mở rộng tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện và
giảm bớt thủ tục để cho khách hàng tiếp cận vốn vay nhanh chóng, hướng đến phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất;
Thứ tư, phát triển TDXK của Nhà nước phải gắn liền với việc năng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên tín dụng. Nâng cao trách nhiệm và
tinh thần phục vụ vì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội;
Thứ năm, phát triển của TDXK của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề
về năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro; năng lực tài chính; chất lượng nguồn
51

nhân lưc; chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm tín dụng; chính sách khách hàng;
khả năng tiếp cận trình độ công nghệ ngân hàng tiên tiến; mức độ rủi ro phải đối mặt;
hệ thống kênh phân phối và hoạt động marketing; hệ thống thông tin khách hàng.
Những vấn đề này không thể giải quyết được ngay, mà phải có thời gian nhất định,
trên tinh thần khẩn trương, chắc chắn để xử lý từng bước,từng nội dung, theo từng
điều kiện cụ thể.
1.4. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số nước trên thế giới
Sự can thiệp mang tính chất hỗ trợ giúp đỡ của Chính phủ vào lĩnh vực tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu, nhiều hay ít, tùy thuộc vào chính sách của mỗi nước. Tuy có sự
can thiệp với những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục đích
là hỗ trợ và kích thích xuất khẩu hàng hóa của nước đó.
Nhiều nước trên thế giới coi việc tài trợ cho xuất khẩu là một chiến luợc mang tính
quốc gia, vì vậy các nước này, hết sức tạo điều kiện về vốn và bảo hiểm của nhà nuớc
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhiều nuớc trên
thế giới đã thành lập những ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ cho xuất nhập
khẩu, thông qua đó áp dụng biện pháp tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là
tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của các nước đó.
●Tại Hàn quốc
▪ Tài trợ xuất khẩu
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Export - Import Bank of Korea (KEXIM)
là một tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức cung cấp tín dụng xuất khẩu toàn diện
và dự án tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc trong hoạt động kinh doanh
quốc tế. Thành lập vào năm 1976, KEXIM đã cố gắng để tạo thuận lợi cho sự phát
triển của nền kinh tế quốc gia và tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài như là
một chất xúc tác tài chính. Căn cứ Đạo luật Hàn Quốc, Chính phủ đảm bảo khả năng
thanh toán của KEXIM và cung cấp kinh phí để trang trải bất kỳ lỗ ròng vượt dự trữ
của nó. Chính phủ cung cấp tư vấn chiến lược chung trong quan hệ với các chính sách
và hoạt động kinh doanh của KEXIM, nhưng KEXIM chỉ được trao với một mức độ
rõ ràng của sự độc lập trong việc xây dựng chính sách hoạt động tín dụng và các hoạt
52

động khác. [72] KEXIM được Chính phủ Hàn quốc giao nhiệm vụ tài trợ hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp Hàn quốc, bao gồm:
• Chương trình tín dụng xuất khẩu (Export Credit Program – ECP)
Chương trình tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Hàn quốc được áp dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng là tư liệu sản xuất được sản xuất,
chế tạo tại Hàn quốc như tàu biển, xe vận tải, các loại máy móc thiết bị lẻ, thiết bị
đồng bộ,.thiết bị điện tử, hệ thống đường ray, sắt thép, dụng cụ y khoa v.v
Lãi suất TDXK là lãi suất hỗ trợ nhưng không thấp hơn mức lãi suất huy động cao
nhất tại thời điểm tài trợ. Chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất hỗ trợ của
KEXIM sẽ được nhà nước cấp bù.
Mức tài trợ theo chương trình TDXK được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên
giá trị hợp đồng xuất khẩu sau khi đã trừ phần đặt cọc của người nhập khẩu (nếu có):
Nếu tài trợ trước khi giao hàng tỷ lệ tài trợ tối đa từ 70 % đến 90 % tùy theo từng
mặt hàng xuất khẩu; Nếu tài trợ sau khi giao hàng tỷ lệ tài trợ tối đa và áp dụng thống
nhất cho tất cả các mặt hàng là 85 % .
• Chương trình tín dụng xuất khẩu gián tiếp (Indirect Export Credit Program - IECP)
Để hỗ trợ cho chương trình tín dụng xuất khẩu nói trên, KEXIM còn áp dụng chương
trình tín dụng trung dài hạn cho người nhập khẩu nước ngoài nếu họ ký hợp đồng và
nhập khẩu hàng hóa được sản xuất tại Hàn quốc. Thực chất tài trợ này của KEXIM
là phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều để đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu
hàng tư liệu sản xuất của Hàn quốc.
• Chương trình tín dụng tái tài trợ (Refinancing Credit Program - RCP)
Theo chương trình này, KEXIM sẽ cấp tín dụng trung dài hạn cho các ngân hàng
nước ngoài, các ngân hàng này sẽ sử dụng nguồn vốn vay của KEXIM cho vay đối
với người nhập khẩu tại nước mình để thanh toán đơn hàng nhập khẩu là thiết bị, tư
liệu sản xuất được sản xuất tại Hàn quốc theo danh mục quy định của KEXIM
Mức cho vay tối đa lên tới 85% giá trị hợp đồng; Lãi suất tín dụng tái tài trợ thấp
hơn lãi suất thị trường khoảng 1,0 % năm.
▪ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (Korea Export Insurance Corporation -
KEIC) là một doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ bảo
53

hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance) tại Hàn Quốc. TDXK của KEIC
gồm:
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu có thời
hạn thanh toán ≤ 2 năm.
Đối với loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể, người được bảo hiểm chọn giao dịch có liên
quan trên cơ sở từng vụ việc và KEIC sẽ xem xét khả năng bảo hiểm.
Đối với loại hợp đồng bảo hiểm toàn bộ: KEIC bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của
người được bảo hiểm theo một thỏa thuận đặc biệt giữa hai bên.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nông thủy sản
Trong trường hợp không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, tình
trạng không thanh toán hoặc thiệt hại do việc thực hiện trách nhiệm xuất khẩu về giá
sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu, KEIC bảo hiểm các rủi ro này cho nhà xuất
khẩu. • Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn
Trước khi giao hàng, KEIC bảo hiểm cho nhà xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu lớn,
như nhà máy, máy móc, tàu bè do các rủi ro chính trị và thưong mại trong qúa trình
sản xuất. Đối với các giao dịch trả chậm trung và dài hạn, KEIC bảo hiểm việc người
mua hoặc người vay không thanh toán lại sau khi ngân hàng Hàn Quốc hoặc ngân
hàng nước ngoài đã cho mua vay trong thời hạn hơn 2 năm.[28]
●Tại Trung quốc
Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, có diện tích 96 triệu km2, với dân số hơn 1,3 tỉ
người. Trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc luôn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu
cao. Từ năm 2009, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vượt
lên đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, đạt mức 2207, 2 tỷ USD, trong đó, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa đạt 1201,7 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu mà Trung Quốc có
thế mạnh vượt trội về giá thành, mẫu mã là hàng dệt may, giầy dép, đồ chơi, đồ điện
tử (các mạch điện tử và vi mạch, các thiết bị văn phòng) và điện thoại di động. Hiện
nay, cơ cấu xuất khẩu của danh mục hàng hóa trên của Trung Quốc có sự chuyển dịch
hàng xuất khẩu từ hàng rẻ tiền cần nhiều lao động, hàm lượng công nghệ không cao
sang hàng xuất khẩu sản phẩm cao cấp, tăng trung bình khoảng 30% mỗi năm.
54

Sở dĩ, lượng hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu và tiêu thụ ngày càng tăng ở các
nước là do Chính phủ Trung Quốc đã triển khai ba chính sách lớn để hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu như sau [46]:
▪ Chính sách thuế xuất khẩu
• Hoàn thuế xuất khẩu: Chính sách hoàn thuế xuất khẩu là hình thức Nhà nước bù
đắp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá. Từ năm 2008 đến nay, Trung
Quốc đã 7 lần thay đổi mức hoàn thuế xuất khẩu, ban đầu, tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu
được quy định là 9,8%, hiện nay tăng lên 13,5%. Theo đó, có hơn 2.600 sản phẩm
chịu thuế suất được áp dụng tỷ lệ hoàn thuế mới, bao gồm các sản phẩm cần nhiều
sức lao động, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm hoàn thiện. Trong đó, riêng
tỷ lệ hoàn thuế đối với một số sản phẩm đồ gỗ từ gỗ nguyên chất tăng đến 15%. Năm
2009, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thực hiện việc tăng mức hoàn thuế đối với 553
sản phẩm cơ khí và điện tử từ 14% lên 17% đối với thiết bị sử dụng trong công nghiệp,
từ 11% và 13% lên 14% với máy khâu và xe máy.
• Giảm thuế xuất khẩu: Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Tài chính
Trung Quốc đã áp dụng chính sách thuế khích lệ đối với hơn 600 mặt hàng xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu được chiết khấu trên các sản phẩm bao gồm giầy dép, đồ chơi và đồ
lưu niệm trong phạm vi từ 5 - 17%. Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện chính sách
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng theo đường tiểu ngạch. Theo đó, các mặt
hàng được áp thuế xuất khẩu xuống 0%, bao gồm: Các sản phẩm công nghiệp nhẹ
phục vụ tiêu dùng; Hàng điện tử nghe nhìn, đồ điện gia dụng các loại, đồ chơi trẻ em,
hàng may mặc, giầy dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ;- Các mặt hàng thuộc nhóm
vật tư, nguyên liệu; Phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản rau
quả, thực phẩm, các loại tấm lợp (tôn, nhựa), sản phẩm gỗ nguyên liệu (gỗ dán, gỗ
thông xẻ, ván MDF).; Các sản phẩm nông nghiệp: Các loại trái cây, các loại rau củ
quả.
▪ Chính sách tín dụng xuất khẩu
Trung quốc có hai tổ chức tài chính của Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chính
sách tín dụng đầu tư và chính sách tín dụng xuất khẩu là Ngân hàng Phát triển Trung
quốc (China Development Bank - CDB) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung quốc
55

(The Export-Import Bank of China – EIBC còn gọi là China Exim Bank (C- EXIM)
đây là hai ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc. Trong đó CDB chủ
yếu thực hiện chính sách tín dụng đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trong nước và
đầu tư phát triển ở nước ngoài. Trong khi EIBC (C- EXIM) có nhiệm vụ chính là hỗ
trợ và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm cơ khí và điện tử, thiết bị toàn bộ,
các loại sản phẩm mới công nghệ cao, qua đó giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế
so sánh trong các hợp đồng dự án đầu tư ra nước ngoài của Trung quốc; thúc đẩy hợp
tác kinh tế và phát triển thương mại. Các hoạt đông chính trong việc thúc đẩy xuất
khẩu gồm:
• Tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước
EIBC cùng các ngân hàng thương mại Trung Quốc được cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi khoảng 4- 5% năm, thấp hơn lãi suất thị
trường. Với mức lãi suất ưu đãi đã khuyến khích các DN đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh hàng xuất khẩu, làm cho khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung
Quốc ngày càng tăng trên thị trường quốc tế.
Tín dụng xuất khẩu dành cho người bán: Hình thức tín dụng này áp dụng cho người
xuất khẩu những sản phẩm là những thiết bị công nghiệp, tàu biển, cơ khí thông dụng,
điện tử và những sản phẩm công nghệ cao.
Tín dụng xuất khẩu trung dài hạn: Hình thức này áp dụng cho các nhà thầu Trung
quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng các công trình dự án ở nước ngoài. Nhà
thầu được vay vốn trung dài hạn của EC phải là nhà thầu có giấy phép và có năng lực
thực hiện hợp đồng đấu thầu và bắt buộc phải ký quỹ tối thiểu theo mức quy định
của EC, đồng thời nước chủ nhà mà nhà thầu Trung quốc trúng thầu phải là nước có
tình hình kinh tế chính trị ổn định.
Tín dụng xuất khẩu trung dài hạn dành cho người nhập khẩu ở nước ngoài:
Hình thức tín dụng này nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa và vốn của Trung quốc
ra nước ngoài. Theo đó EC hoặc các ngân hàng thương mại Trung quốc sẽ cho vay
trung dài hạn với lãi suất thấp hơn thị trường đối với nhà nhập khẩu nước ngoài để
nhập khẩu các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ, sản phẩm dịch vụ kỹ thuật cao từ
Trung quốc.
56

Tín dụng xuất khẩu ngắn hạn cấp cho DN nước ngoài: Các DN nước ngoài nếu đã
ký hợp đồng thương mại mua hàng hóa, nguyên vật liệu của Trung quốc, sẽ được
C- EXIM và các ngân hàng thương mại Trung quốc cho vay ngắn hạn, với mức hỗ
trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, còn 70 % đơn hàng áp dụng lãi suất thị
trường.
• Tín dụng trung dài hạn hỗ trợ xuất khẩu
EICB cùng các ngân hàng thương mại khác của Trung Quốc cung cấp tín dụng trung
dài hạn cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp xuất
khẩu đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng. Nhờ điều kiện ưu đãi về tín dụng, đã
giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện
đại để có thể gia tăng quy mô và năng lực sản xuất, đồng thời làm cho sản phẩm hàng
hóa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, giá thành rẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Eximbank Trung Quốc đã đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác
kinh tế quốc tế. Eximbank Trung Quốc cũng đã cho ra mắt Trung Quốc-ASEAN
Quỹ tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng giữa các nước ASEAN và hợp tác trong nông
nghiệp ngành công nghiệp tài chính và du lịch. Eximbank Trung Quốc đã liên tục
tăng cường hợp tác quốc tế. Cho đến nay, đã ký kết thỏa thuận hợp tác khung với
hơn 20 tổ chức tài chính nước ngoài và các thỏa thuận kinh doanh với hơn một chục
tổ chức bao gồm tài trợ thương mại, L/C tái cấp vốn, tham gia rủi ro, bảo lãnh tín
dụng. [71]
●Tại Mỹ
Chính sách tín dụng xuất khẩu của Mỹ được cả thế giới biết đến vì tính hiệu quả của
nó trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Export – Import Bank of The United
States,EIBOS, gọi tắt là (EximBank) là một công ty do chính phủ Hoa Kỳ sở hữu toàn
bộ vốn, là cơ quan tín dụng xuất khẩu chính thức (ECA) của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của
nó là để hỗ trợ trong việc tài trợ xuất khẩu của Hoa Kỳ về hàng hóa và dịch vụ để hỗ
trợ việc làm của Hoa Kỳ. EximBank là một trong những cơ quan chính phủ liên bang
có liên quan trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Hoa Kỳ về hàng hóa và dịch vụ.
57

EximBank nhóm sản phẩm tài chính của nó thành bốn loại chính: (1) các khoản vay
trực tiếp; (2) bảo lãnh vốn vay; (3) làm việc tài chính vốn; và (4) bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu.5 cam kết của nó và kỳ hạn trả nợ có thể dao động từ ngắn hạn (dưới một
năm); trung hạn (1-7 năm); và dài hạn (hơn bảy năm). Ngân hàng có thể xác định
điều khoản trả nợ dựa trên các yếu tố như người mua, công nghiệp, và điều kiện đất
nước; điều khoản trả nợ phổ biến mà thị trường cho các sản phẩm đó; về quy tắc quốc
tế về hoạt động tín dụng xuất khẩu; và phù hợp với các điều khoản được cung cấp bởi
ECAs nước ngoài. Ex-Im Bank, một cơ quan theo nhu cầu, chi phí lãi suất, phí bảo
hiểm rủi ro, và các chi phí khác cho dịch vụ của mình. [87]
EximBank là tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện
chính sách tín dụng xuất khẩu của Mỹ cả trước đây và hiện nay. EximBank được
thành lập vào năm 1934. Từ năm 1945 và những năm tiếp theo cho đến nay,
EximBank được Quốc hội Mỹ (Hạ viện) chỉ định như một tổ chức đặc quyền để thực
nhiệm vụ của ngân hàng xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ của EximBank là cung cấp
chương trình tín dụng xuất khẩu bằng các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn, bảo hiểm xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Mỹ ra các thị
trường trên thế giới, với điều kiện hàng hóa xuất khẩu phải có tỷ lệ nội địa hóa ít nhất
là 50 %, không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. EximBank không được
phép tài trợ xuất khẩu là hàng quân sự , ngoại trừ hỗ trợ chương trình chống ma túy
của Mỹ. EximBank được Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ hỗ trợ tài chính
để thực hiện nhiệm vụ.
• Chính sách mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu
Để mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Hạ viên Mỹ đã ban hành “ Đạo luật
công ty kinh doanh xuất khẩu” (Export Trading Company Act). Theo đạo luật này,
cho phép mở rộng các chương trình tài trợ xuất khẩu tại Mỹ, đồng thời tạo ra cơ sở
pháp lý để hạn chế việc truy tố theo luật chống cạnh tranh trong xuất khẩu. Theo đó:
Cho phép Bộ Thương mại Hoa kỳ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và kinh doanh cho các
nhà kinh doanh xuất khẩu trong nước;
Cho phép các ngân hàng liên bang có đặc quyền cho các công ty kinh doanh xuất
khẩu vay vốn trong những trường hợp được quy định;
58

Cho phép các ngân hàng thương mại mua các cổ phiếu trong các công ty kinh doanh
xuất khẩu;
Nới lỏng việc áp dụng luật chống lại sự cạnh tranh đối với các công ty kinh doanh
tham gia vào mậu dịch đối ngoại, nhưng phải có một “giấy chứng nhận xem xét lại”
do Bộ Thương mại và bộ Tư pháp Hoa kỳ cấp.
• Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu (Export Enhancement Program )
Một chương trình đẩy mạnh xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, theo đó các nhà xuất
khẩu nông sản Mỹ sẽ được nhận tiền thưởng khuyến khích khi giá thành sản xuất
nông sản trong nước thấp hơn giá trị cùng loại nông sản ấy trên thị trường nước ngoài.
Thực chất của chương trình này là trợ giá gián tiếp của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ với
mục đích tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Mỹ ra nước
ngoài.
• Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Chương trình được Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ bảo trợ, để cung cấp tín dụng ngắn hạn
cho Chính phủ các nước và dùng số tiền tài trợ đó mua hàng xuất khẩu của Mỹ, nhất
là hàng nông sản. Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu này chịu sự giám sát của
Tổ chức Hợp tác & Phát triển kinh tế (OECD).
• Chương trình tín dụng chu chuyển cho xuất khẩu (Export Revolving Line of Credit
Program –ERLCP) Đây là chương trình tín dụng xuất khẩu do Cơ quan quản lý các
doanh nghiệp nhỏ tài trợ, được Eximbank bảo lãnh với những khoản tín dụng vốn
lưu động có giá trị trên 200.000 USD trở lên. Nhờ chương trình tín dụng tuần hoàn,
đảm bảo vốn kinh doanh không bị gián đoạn, đã giúp các DN nhỏ sản xuất kinh doanh
liên tục, sản phẩm của các DN nhỏ của Mỹ có điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu.
●Tại Thái Lan
Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan (Export Import Bank of Thailand – EIBT còn
gọi là EximThailand) thuộc sở hữu 100% vốn của chính phủ và được giám sát bởi Bộ
Tài chính. EximThailand có thể cung cấp ngắn hạn cũng như tín dụng dài hạn tại các
thị trường trong nước hoặc ở nước ngoài. Các cơ sở của EximThailand bao gồm các
dịch vụ tài chính hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ Thái Lan cũng như các
doanh nghiệp mang vào hoặc góp phần tăng thu nhập ngoại tệ. Cũng có sẵn là các
59

dịch vụ để tạo điều kiện nhập khẩu hoặc các khoản đầu tư đó tăng cường khả năng
xuất khẩu của đất nước cũng như những người đó giúp thúc đẩy đầu tư nước ngoài
để mở rộng cơ sở thương mại của Thái Lan. [80]
EximThailand được Chính phủ Thái Lan giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín
dụng xuất nhập khẩu với các loại hình tài trợ như sau:
• Tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, gồm:
Tín dụng xoay vòng theo hạn mức tín dụng xác định. Đâ là loại hình tài trợ trước khi
giao hàng để giúp DN sản xuất, chế biến hàng XK, nhất là hàng nông sản, thủy sản.
EximThailand có thể tài trợ bằng đồng Baht hoặc bằng ngoại tệ theo yêu cầu của DN
Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: EximThailand tài trợ xuất khẩu sau khi giao
hàng để hỗ trợ tài chính cho DN dưới hình thức chiết khấu miễn truy đòi.
Tín dụng xuất khẩu trọn gói: hình thức này áp dụng cho các cho các DN xuất khẩu
mới thành lập và đi vào hoạt động, hoặc những DN có quy mô nhỏ năng lực tài chính
hạn chế. Tín dụng hỗ trợ trọn gói cho DN được thực hiện cả trước khi giao hàng và
sau khi giao hàng sẽ giúp DN kinh doanh ổn định chắc chắn.
Tín dụng tài trợ tái xuất khẩu: Theo đó EximThailand cho vay đối với người nhập
khẩu trong nước để nhập khẩu hàng hóa là nguyên vật liệu hoặc thiết bị từ một quốc
gia khác, sau đó lắp ráp, chế biến và tái xuất sang một quốc gia khác. Khi DN tái xuất
EximThailand tiếp tục tài trợ sau khi giao hàng cho doanh nghiệp.
• Tài trợ trung dài hạn
Tài trợ của EximThailand dành cho các DN xuất khẩu thực hiện dự án mở rộng năng
lực sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư mới, mở rộng quy mô, cải tiến máy móc
thiết bị để sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có tỷ lệ nội địa hóa cao, nhằm
gia tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thời hạn cho vay từ 2 đến 5 năm.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm TDXK trước khi giao hàng với tỷ lệ khoảng 70% tổn thất dự kiến; Bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng lên đến 90 % tổn thất theo giá trị hóa đơn.
● Tại Nhật Bản
Chính sách TDXK của Chính phủ Nhật Bản được thực hiện chủ yếu bởi hai tổ chức
tài chính của Chính phủ Nhật Bản, gồm:
60

• Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (Development Bank of Japan – DBJ). DBJ được
thành lập tháng 10 /2008.Đây là mô hình tổ chức tài chính do Chính phủ Nhật bản sở
hữu 100% vốn. DBJ là tổ chức tài chính có quy mô lớn, đến cuối năm 2013 DBJ có
Tổng tài sản khoảng 172 tỷ USD, Vốn chủ sở hữu đạt mức trên 15 tỷ USD, tổng thu
nhập đạt 3.645 tỷ USD. DBJ thực hiện hai nhiệm vụ chính là: Đầu tư phát triển trong
nước; Đầu tư phát triển nước ngoài.
Chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư của Chính phủ Nhật Bản,
DBJ thực hiện để thúc đẩy và tăng cường cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đồng thời
DBJ còn cung cấp tín dụng xuât khẩu cho các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
trong nước, mà chủ yếu là tín dụng trung dài hạn để xuất khẩu máy móc thiết bị ra
nước ngoài. DBJ còn cung cấp tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài để ngân hàng
này tái tài trợ cho các tổ chức kinh tế khi nhập khẩu hàng hóa tại Nhật Bản.
• Cho vay nhà xuất khẩu
Cho vay xuất khẩu được DBJ cung cấp cho cả nhà xuất khẩu trong nước và cho các
nhà nhập khẩu nước ngoài và các tổ chức tài chính để hỗ trợ xuất khẩu của Nhật Bản.
Các loại máy móc, thiết bị và công nghệ chủ yếu là cho các nước đang phát triển, các
loại sản phẩm điện tử, xe hơi v.v. Đặc biệt, các sản phẩm như tàu biển, các cơ sở sản
xuất điện và các loại thiết bị nhà máy kết hợp một số lượng lớn các công nghệ tiên
tiến, và xuất khẩu của họ góp phần nâng cao các cơ sở công nghệ của ngành công
nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nhà máy đóng tàu và các cơ sở công nghiệp của Nhật Bản
có một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp nhỏ sản xuất các bộ
phận và linh kiện. Cho vay xuất khẩu của DBJ đã góp phần tích cực vào việc kinh
doanh của các công ty Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản. Các tổ chức
tài chính trong khu vực cũng được DBJ sẵn sàng cung cấp tín dụng nếu đủ điều kiện.
• Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan Bank International Cooperation -
JBIC) JBIC được thành lập vào tháng 9/1999. Đây là ngân hàng do Chính phủ Nhật
Bản sở hữu 100% vốn. JBIC là tổ chức đầu mối và quản lý nguồn vốn Hỗ trợ Phát
triển Chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản cho các nước trên thế giới. “ JBIC
là một tổ chức tài chính của chính phủ Nhật Bản, hoạt động nhằm mục đích (i) Phát
triển ổn định và tự chủ của nền kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới, và (ii)
61

Giải quyết các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ và mạnh mẽ giữa Nhật Bản và phần còn
lại của thế giới” [85]
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Sự can thiệp hay hỗ trợ của Chính phủ các nước vào tài trợ xuất khẩu không hoàn
toàn giống nhau, mà có những mức độ khác nhau. Dù ở mức độ nào, vấn đề tài trợ
cho xuất khẩu được coi là một điểm nhấn trong chiến luợc phát triển kinh tế của bất
kỳ quốc gia nào. Phần lớn chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoặc trợ cấp xuất khẩu
của Chính phủ các nước ít nhiều vẫn có sự né tránh các quy định ràng buộc về mặt
pháp lý của Hiệp định tổng quan về mậu dịch và thuế quan (General Agreement
Tariffs anf Trade – GATT) và các quy định ràng buộc khác của Tổ chức Thương mại
Thế giới (World Trade Organization - WTO). Điều này cũng đồng nghĩa với sự can
thiệp của các Chính phủ các nước đều vượt quá giới hạn quy định. Tuy nhiên, vì lợi
ích quốc gia, Chính phủ các nước đều chấp nhận và sẵn sàng áp dụng chính sách can
thiệp trong mức độ có thể chấp nhận được.
Để tạo điều kiện cho các DN về vốn và bảo hiểm để thúc đẩy xuất khẩu, hầu hết các
nước trên thế giới đều thành lập những ngân hàng chuyên doanh để phục vụ cho chính
sách tín dụng xuất khẩu, thông qua ngân hàng chuyên doanh này để triển khai các
biện pháp cụ thể để tài trợ hoạt dộng xuất khẩu, dặc biệt là tài trợ cho những ngành
nghề có lợi thế và khả năng cạnh ranh cao trên thị trường thế giới.
Qua việc nghiên chính sách tín dụng xuất khẩu của một số nước trên thế giới như
Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật bản, NCS tổng hợp và rút ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chính sách tín dụng xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, về chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là công cụ điều tiết của Nhà nước và là
công cụ hỗ trợ then chốt nhằm kích thích nền kinh tế phát triển cũng như thúc đẩy,
hỗ trợ xuất khẩu và sự phát triển của một nhóm đối tượng được chính sách hướng tới.
Qua thực tiễn triển khai nguồn vốn này ở một số quốc gia châu Á, bài viết liên hệ tới
tình hình triển khai chính sách này tại Việt Nam.
Theo góc độ kinh tế, các chương trình tín dụng chính sách được thiết kế để khắc phục
vấn đề ngoại ứng hay thông tin bất cân xứng, khiến thị trường tự thân không có khả
62

năng phân bổ nguồn lực tối ưu đến các đối tượng hay khu vực kinh tế. Hiện nay,
chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai phổ biến tại các nước phát triển và
đang phát triển trong vai trò là công cụ hỗ trợ phát triển then chốt. Tại khu vực châu
Á, các chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai từ thập niên 1960 và 1970,
góp phần vào hỗ trợ phát triển công nghiệp hóa, mở rộng xuất khẩu… Hoạt động này
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của hệ thống tài chính các nước
trong khu vực và chủ yếu hướng vào hỗ trợ phát triển các lĩnh vực xuất khẩu và công
nghiệp quan trọng. Cụ thể như:
Nhật Bản: tổng dư nợ của các chương trình tín dụng trực tiếp không vượt quá 15%
tổng nguồn vốn huy động của hệ thống tài chính, tính cả nguồn tái cấp vốn qua ngân
hàng trung ương và ngân hàng thương mại cũng không quá 20%. Nguồn vốn này
được huy động từ tiết kiệm bưu điện và chủ yếu được thực hiện trực tiếp bởi các định
chế tài chính thuộc Chính phủ. Các ngân hàng thương mại Nhật Bản cung cấp tín
dụng cho xuất khẩu đặc biệt thông qua sổ tái cấp vốn của ngân hàng trung ương theo
các hướng dẫn của Chính phủ. Việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn cũng được kiểm
tra, giám sát chặt chẽ. Theo đó, các khoản vay chính sách thẩm định độc lập theo một
quy trình được thiết kế chi tiết và cẩn trọng; việc kiểm soát sử dụng vốn được thực
hiện nghiêm ngặt và quá trình giải ngân dựa trên việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay chính sách cùng với việc đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ mất vốn trong cho vay ở Nhật Bản ở mức thấp,
thậm chí thấp hơn cả khu vực ngân hàng thương mại.
Hàn Quốc: các chương trình tín dụng của nước này trực tiếp tập trung mạnh mẽ vào
lĩnh vực xuất khẩu và các tập đoàn công nghiệp lớn. Khác với Nhật Bản, chương trình
cho vay ưu đãi của Hàn Quốc có quy mô lớn (trên 50%, sau này giảm xuống còn
khoảng 30%); tỷ trọng lớn nguồn vốn này được tài trợ bởi ngân hàng trung ương. Bên
cạnh các ngân hàng chuyên biệt cho vay chính sách, các ngân hàng thương mại thuộc
sở hữu Nhà nước của Hàn Quốc cũng tham gia mạnh mẽ vào cung ứng tín dụng chính
sách. Không chỉ vậy, Chính phủ Hàn Quốc còn chủ trương khuyến khích vay nợ nước
ngoài để làm giàu nguồn vốn cho vay chính sách. Về vấn đề kiểm soát hoạt động
63

phân bổ và sử dụng nguồn vốn, tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thực hiện
quy trình kiểm tra, việc phân bổ và sử dụng vốn vay chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Ấn Độ và Trung Quốc: hai nước này cũng sử dụng nguồn vốn tiết kiệm bưu điện và
các nguồn tiết kiệm dài hạn khác để tạo nguồn cho tín dụng chính sách, tuy nhiên, do
tỷ trọng vốn tài trợ từ ngân hàng trung ương cho chương trình quá lớn, dẫn tới tỷ lệ
lạm phát trong nước tăng cao. Hơn nữa, quy trình kiểm tra, giám sát ở hai nước này
lại không được thực hiện một cách chặt chẽ, lỏng lẻo trong giải ngân vốn cho vay và
sử dụng nguồn vốn phân tán, khiến cho hiệu quả đạt được từ chương trình thấp. Điều
này được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu của chương trình này rất cao. Tại khu vực châu Á,
các chương trình tín dụng chính sách chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động
của hệ thống tài chính các nước trong khu vực và chủ yếu hướng vào hỗ trợ phát triển
các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp quan trọng.
Thứ hai, về hình thức tổ chức, mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước
• Xây dựng mô hình tổ chức TDXK của Nhà nước
Hầu hết các nước đều thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu (Exporter Importer Bank
- EIB) của nuớc mình và đây là loại hình ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà
nước, hoặc thành lập ngân hàng chính sách trực thuộc Chính phủ ( Ngân hàng Phát
triển) để trực tiếp thực hiện chính sách tín dụng của Chính phủ. Với mô hình tổ chức
như vậy, việc triển khai và thực hiện các biện pháp để thực thi chính sách tín dụng
xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn, nhất quán hơn, đồng thời phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả
với các chính sách khác của Chính phủ.
Đối chiếu với tình hình thực tế tại Việt Nam, chúng ta nhận thấy việc thành lập Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam độc quyền tài trợ ngoại thương, không khác gì
Eximbank ở các nước để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước. Kế theo đó, việc
thành lập Quỹ hỗ trợ Phát triển năm 1999 và chuyển đổi mô hình Quỹ để thành lập
Ngân hàng Phát triển Việt Nam vào năm 2006 để các tổ chức tài chính này giữ vai
trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Việt
Nam. Như vậy, có thể nói Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế
giới để vận dụng thành công mô hình tổ chức để thực hiện chính sách tín dụng xuất
khẩu của mình.
64

• Xác định mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước
Chính sách TDXK của các nước, không có sự đồng nhất và có thể có sự khác nhau
trong từng chính sách và biện pháp cụ thể, nhưng dù có sự khác biệt nhất định, nhưng
chính sách tín dụng xuất khẩu của các nước đều hướng đến các mục tiêu sau đây:
• Khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, tăng cường hợp tác kinh tế với các
nước, từ đó tạo điều kiện để ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
• Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không ngừng đổi mới công
nghệ, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có chất
lượng cao, tăng cường lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường quốc
tế;
• Tạo việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động;
• Phát triển các quan hệ tài chính ngân hàng, mở rộng tầm ảnh hưởng trên phạm vi
khu vực và thế giới, tạo nền tảng để thực hiện đường lối chính sách về kinh tế, chính
trị.
Chính sách TDXK của Việt Nam cũng hướng đến các mục tiêu như nói ở trên. Có
thể nói, việc ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện chính sách TDXK của Chính
phủ Việt Nam, đã có kết quả tích cực: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt
am đã gia tăng đáng kể qua các năm, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ngày càng
có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiềm lực và khả năng kinh tế tài chính
của Việt Nam còn có giới hạn so với nhiều nước trên thế giới, do đó, các mục tiêu
cần có sự ưu tiên và lựa chọn cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước.
Thứ ba, về hình thức hỗ trợ trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được các tổ chức tài chính của các nước trên thế
giới cung cấp rất phong phú. Có thể học hỏi một số hình thức phổ biến sau:
• Cấp tín dụng cho người xuất khẩu
Ngân hàng sẽ tài trợ ngắn hạn trước khi giao hàng, nhằm cung cấp các các khoản
vay vốn lưu động cho các DN sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu; Cung
cấp tín dụng trung dài hạn giúp các DN đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với chất lượng cao, số lượng lớn; Cung cấp tín dụng
65

xuất khẩu sau khi giao hàng giúp các DN xuất khẩu duy trì chu kỳ kinh doanh ổn định
liên tục. Hình thức tài trợ này đã được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
• Cấp tín dụng cho người nhập khẩu nuớc ngoài
Ngân hàng bản địa sẽ tài trợ ngắn hạn, trung dài hạn cho người nhập khẩu ớ nước
ngoài để họ nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển do các DN trong nước sản xuất.
Hình thức tài trợ cho người nhập khẩu như nói ở trên chưa được thực hiện tại Việt
Nam, do tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, rủi
ro tiềm ẩn khá lớn.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm TDXK là một hình thức được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Những loại hình rủi ro về thương mại và rủi ro chính trị luôn được quan tâm và
xem xét khi thực hiện bảo hiểm TDXK. Nói cách khác bảo hiểm rủi ro TDXK không
chỉ bảo hiểm những rủi ro trong giao dịch thương mại mà còn bảo hiểm cả những rủi
ro về chính trị (chiến tranh, thay đổi thể chế chính trị, v.v) Nhờ hình thức bảo hiểm
này mà các ngân hàng tuy rất cẩn trọng trong việc thẩm định hồ sơ dự án vay vốn,
nhưng vẫn cố gắng để mở rộng việc cung cấp TDXK cho khách hàng trong và ngoài
nước.
Bảo hiểm TDXK sẽ cho phép chuyển rủi ro trong TDXK sang tổ chức bảo hiểm
được Chính phủ chỉ định và xử lý bằng nguồn tài chính của ngân sách, nhờ đó đã có
tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Đây là bài học
rất quan trọng đối với Việt Nam ! Cần nghiên cứu để triển khai hình thức bảo hiểm
TDXK càng sớm càng tốt. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án
Thứ tư, về đối tượng, danh mục hàng hóa hưởng chính sách TDXK của Nhà
nước
• Đối tượng khách hàng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu
Kinh nghiệm cho thấy, tất cả các loại hình DN đều được hưởng chính sách TDXK
của Nhà nước, miễn là có tham gia quá trình sản xuất, khai thác, chế biến và kinh
doanh hàng xuất khẩu, không phân biệt loại hình sở hữu. Tuy vậy, những DN thuộc
66

quy mô nhỏ và vừa được ưu tiên hơn. Về vấn đề này, Việt Nam cũng đã học hỏi kinh
nghiệm và thực hiện tương đối phù hợp.
• Danh mục sản phẩm hàng hóa được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu
Chính sách TDXK của Chính phủ các nước, hầu hết có sự đồng nhất trong việc xác
định sản phẩm hàng hóa được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước, đó là những
sản phẩm hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa cao càng có điều kiện tiếp cận TDXK của Nhà
nước. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm hàng hóa có
phân biệt theo từng nhóm hàng. Nếu là hàng nông sản, thủy hải sản tỷ lệ nội địa hóa
từ 80 - 100 %, nếu là hàng thủ công mỹ nghệ, tỷ lệ nội địa hóa từ 70- 80 %; nếu sản
phẩm công nghiệp, máy tính v.v tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu phải 55%.
Thứ năm, về thời hạn và hạn mức tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Hoạt dộng TDXK rất đa dạng, cho vay cả ngắn, trung và dài hạn với các hạn mức tín
dụng cung khác nhau, nhưng do dặc trung về loại hình tín dụng này nên chủ yếu các
khoản TDXK là những khoản tín dụng ngắn hạn, với hạn mức tín dụng lên đến 80%
nhu cầu của DN. Tuy nhiên, với các nuớc có nền kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính
mạnh nhu Hoa Kỳ thì hoạt dộng TDXK chủ yếu cho vay trung và dài hạn, với hạn
mức tín dụng lên dến 90% trị giá hợp đồng xuất khẩu. Ðây là một lợi thế rất lớn dối
với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ. Ðối với các nuớc công nghiệp phát triển và đang phát
triển, hạn mức tín dụng không quá 85% , phổ biến từ 60% - 80% giá trị hợp đồng
xuất khẩu.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hạn mức tín dụng không vượt quá 85% giá trị HĐXK hoặc giá
trị L/C đã mở cho người xuất khẩu, nhưng không được vượt quá 15% Vốn điều lệ
của VDB. Thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng, một số trường hợp có thể cho
vay với thời hạn tối đa lên đến 36 tháng (tín dụng trung hạn) đối với đối tượng có
phương án nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Quy định này của Việt Nam phù hợp
với quy định hiện hành của WTO, cũng như các điều khoản của OECD về TDXK của
Nhà nước.
Thứ sáu, về lãi suất tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Với điều kiện của các nuớc khác nhau, quy dịnh về mức lãi suất cũng khác nhau.
67

• Đối với các nuớc phát triển, lãi suất đuợc cố định trong suốt thời hạn khoản vay và
dựa trên lãi suất thấp nhất của OECD dành cho nhóm nuớc nhập khẩu theo thời hạn.
• Đối với các nuớc đang phát triển, lãi suất đuợc tính trên cơ sở (Lãi suất thương mại
tham chiếu - Commercial Interest Rate Reference - CIRR) do OECD công bố từng
thời kỳ và theo lãi suất trần cho từng hình thức và từng thời điểm.
Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, do đó lãi suất TDXK của Nhà
nước được tính toán trên cơ sở trần “ lãi suất thương mại tham chiếu” do OECD công
bố. Cụ thể là Bộ Tài chính Việt Nam sẽ căn cứ vào mức trần CIRR do OECD công
bố trong từng thời điểm, theo từng hình thức tín dụng để công bố lãi suất TDXK, với
tần suất công bố tối đa 2 lần cho một năm. Mức lãi suất này thấp hơn lãi suất bình
quân trên thị trường ở mọi thời điểm áp dụng, Tuy nhiên, lãi suất sẽ có xu hướng
giảm dần về khoảng cách chênh lệch để vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước,
vừa từng bước tăng cường tự chủ tài chính cho tổ chức tài chính thực thi nhiệm vụ
TDXK.
68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 là chương lý luận của luận án, phản ánh khung lý luận về TDXK và TDXK
của Nhà nước.. Phân tích vai trò của tín dụng xuất khẩu trong hoạt động của các tổ
chức tài chính. Trong nội dung của chương 1, ngoài phần lý luận cơ bản, còn trình
bày những căn cứ pháp lý cho hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, đồng thời
phân tích những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và
TDXK của ngân hàng thương mại. Điểm nổi bật trong chương 1 là dựa trên nền tảng
lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển kinh tế, phát triển tín dụng nói riêng,
NCS tổng hợp và trình bày quan điểm của mình về “phát triển tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước” trên hai tiêu chí: số lượng và chất lượng.. Chương lý luận của bản luận
án còn trình bày khái quát hoạt động TDXK của Nhà nước tại một số quốc gia trên
thế giới, qua đó có cách nhìn nhận và học hỏi những kinh nghiệm cho loại hình chính
sách tín dụng này ở Việt Nam. Từ các lập luận nêu trên, có thể khẳng định quan điểm
phạt triển và mở rộng TDXK của Nhà nước tại VDB là một yêu cầu khách quan để
thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới.
69

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển, quá trình hình thành Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank)
Ngân hàng Phát triển là một hình thức của các trung gian tài chính được thiết kế để
giúp một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đạt được một mức độ cao hơn và bền
vững của sự phát triển. Ngân hàng Phát triển cũng được định nghĩa là một hình thức
trung gian tài chính cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư ưu tiên cao trong nền
kinh tế đang phát triển. Cả hai định nghĩa hàm ý rằng mục đích của Ngân hàng Phát
triển là để đưa đất nước đến một mức độ cao hơn của sự phát triển [60].
Ngân hàng Phát triển hoạt động với 2 mục tiêu chính:
• Tăng tích lũy và tiết kiệm
Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách huy động vốn từ thị trường vốn ở nước ngoài,
mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển thị trường tài chính trong nước và huy
động các nguồn vốn khác.
• Tăng mức độ và tỷ lệ đầu tư
Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách đầu tư vào các dự án mà ngân hàng thương
mại không có khả năng tham gia. Đây là những dự án "phát triển" tuy yêu cầu khối
lượng vốn rất lớn, dài hạn, nhưng mức độ rủi ro thấp [60].
Theo hồ sơ của Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương
(ADFIAP), đã có trên 550 ngân hàng phát triển trên toàn thế giới, trung bình có 2,8
ngân hàng phát triển ở mỗi nước. Có 121 ngân hàng phát triển ở châu Á và khu vực
Thái Bình Dương. Ngoài ra, có 32 ngân hàng phát triển quốc tế, khu vực, trong đó
điển hình là Ngân hàng Phát triển Á Châu (Asia Development Bank –ADB). Châu
Phi có 147 ngân hàng phát triển và 47 ngân hàng phát triển ở Trung Đông. Phần còn
lại được đặt tại Tây bán cầu và Châu Âu.[60]
70

Hầu hết các Ngân hàng Phát triển thuộc sở hữu nhà nước, nhất là ở những nước đang
phát triển, một số ít Ngân hàng Phát triển thuộc loại ngân hàng cổ phần.
Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Phát triển
chuyên nghiệp để hỗ trợ phát triển đầu tư công, xuất nhập khẩu, sản xuất, phát triển
nông nghiệp nông thôn, ngành du lịch và các khu vực phát triển khác.
2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ở Việt Nam, để thực hiện chính sách tín dụng nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ phát
triển kinh tế trong giai đoạn mới, trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới về mô hình tổ chức tín dụng của nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã thống
nhất chủ trương thành lập một tổ chức tín dụng của nhà nước với mục đích tập trung
nguồn vốn tín dụng của nhà nước để tài trợ cho các dự án đầu tư công, các ngành
kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế chậm phát triển, góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Quỹ Hỗ trợ phát triển (Development
Assistance Fund – DAF) ra đời trong hoàn cảnh đó và chính thức được thành lập theo
Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách
tín dụng nhà nước trong giai đoạn phát triển mới.
Trong thời gian tồn tại và hoạt động gần 7 năm, từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2006,
Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã gặt hái được những thành công khi triển khai và thực thi
chính sách tín dụng nhà nước. Các công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng của nền
kinh tề đã được hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng; Các ngành kinh tế trọng điểm,
mũi nhọn, một số ngành nghề lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trong việc thực thi chính sách tín dụng nhà
nước trong điều kiện hệ thống tài chính của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đồng
thời để Quỹ Hỗ trợ Phát triển vươn lên xứng đáng với tầm vóc và quy mô to lớn của
một tổ chức tài chính của Chính phủ, có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính
quốc gia, cần thiết phải chuyển đổi mô hình từ Quỹ sang mô hình Ngân hàng với đầy
đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của một ngân hàng phát triển quốc gia. Ngân
hàng Phát triển Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-
TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là
71

Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ
chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.
Phương châm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt nam là: “ An toàn – Hiệu quả
- Hội nhập Quốc tế - Phát triển bền vững”[51].
So với mô hình Quỹ Hổ trợ Phát triển, với chức năng và nhiệm vụ thuần túy của
một Quỹ theo đúng tên gọi là Hỗ trợ và Phát triển, chịu sự chi phối hoàn toàn bởi
Luật Ngân sách Nhà nước, vì mục tiêu chung của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam có bước đột phá mới về chất. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam với 2 nghiệp vụ lớn là thực hiện chính sách Tín dụng Đầu tư và thực hiện chính
sách TDXK của Nhà nước với tư cách là một ngân hàng chính sách. Hoạt động của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam vừa tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
vừa tuân thủ các quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan. Nếu như Quỹ hỗ trợ phát triển bị chi phối bởi Luật ngân sách
nhà nước, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam không những bị chi phối bởi Luật Ngân
sách Nhà nước, mà còn bị chi phối bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, do đó hoạt động
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ linh hoạt hơn, phong phú hơn, các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tăng quyền tự
chủ từng bước, tăng tính trách nhiệm và chủ động hơn trong việc thẩm định và cho
vay các chương trình dự án đầu tư. Tuy là tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn phải chịu sự
điều tiết và chi phối của Luật các tổ chức tín dụng, vẫn phải chấp hành các quy định
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách quản lý ngoại
hối và các chính sách khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chính những cam kết của Việt Nam với WTO và thực hiện đổi mới phương châm
hoạt động tín dụng nhà nước trong thời kỳ mới, Chính phủ Việt Nam đã có những
thay đổi trong chính sách tín dụng nhà nước, cụ thể là:
• Thay đổi mô hình cơ quan thực hiện chính sách tín dụng nhà nước cho phù hợp với

giai đoạn phát triển hội nhập quốc tế. Từ mô hình Quỹ Hỗ trợ phát triển sang mô hình
Ngân hàng Phát triển.
72

• Chính phủ ban hành Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/10/2006 về tín dụng đầu tư
phát triển và TDXK của Nhà nước thay thế cho các quy định trước đây về lĩnh vực
này.Theo đó chính sách tín dụng mới, bên cạnh chính sách ưu đãi về lãi suất đối với
tín dụng đầu tư phát triển, thì tín dụng hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải giảm dần hình thức
ưu đãi trực tiếp bằng lãi suất theo cam kết của Chính phủ, và thay vào đó là những
hình thức ưu đãi gián tiếp về thủ tục, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành theo
quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/9/2015, Ngân hàng
Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH
một
Thành viên, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân; có vốn điều lệ, có con dấu,
được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân
hàng thương mại, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp
dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thủ tướng Chính
phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính
phủ.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, nhân danh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để quyết định,
thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu, Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước chủ
sở hữu, Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy
định của pháp luật.
Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng
quản trị khác. Số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 05 người, làm việc theo
73

chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thành viên
Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng
quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội
đồng quản trị là 05 năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05
năm và có thể được bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện quyền kiểm soát, đánh giá việc chấp hành
quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn
bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó 01 thành viên làm Trưởng Ban. Các thành
viên do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát
theo nhiệm kỳ Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ
nhiệm với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận
kiểm toán nội bộ; hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Bộ Tài chính về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn của mình.Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể
được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Các Ban thuộc Hội sở chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
VDB có 22 Ban , 2 Sở Giao dịch, 16 Chi nhánh khu vực và 26 chi nhánh tỉnh.
Trong đó Sở Giao dịch và Chi nhánh là những đơn vị giao dịch trực tiếp của VDB,
thực hiện các giao dịch hoạt động nghiệp vụ với khách hàng theo ủy quyền của Hội
sở chính.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có một số đặc điểm sau:
• Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, mà vì
sự phát triển của nền kinh tế xã hội;
74

• Được miễn áp dụng dự trữ bắt buộc (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% );
• Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng thương mại;
• Được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán;
• Được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật;
• Được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.
2.1.4. Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
● Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của VDB bao gồm
• Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là phần vốn thuộc sở
hữu 100% vốn của nhà nước do ngân sách nhà nước cấp phát ban đầu và được cấp
bổ sung khi có nhu cầu để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động
nhằm thực hiện nhiệm vụ TD nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng Phát triển VN là 5.000 tỷ đồng. Tháng 10/2007
theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vốn điều lệ của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được tăng lên là 10.000 tỷ đồng. Tại thời điểm
31/12/2013 Vốn Điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 10.302 tỷ đồng, tại
thời điểm 31/12/2015 là 20.000 tỷ đồng.
• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được quyền
trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ như các tổ chức tín dụng khác. Tỷ lệ trích lập
theo quy định là 5 % chênh lệch thu chi thu được hàng năm (nếu có ).
• Quỹ đầu tư phát triển.
Quỹ đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam được trích lập từ chênh lệch
thu nhập và chi phí hàng năm theo tỷ lệ tối đa 50% và không giới hạn số dư của quỹ
này. Quỹ đầu tư phát triển là nguồn vốn quan trọng cho nhu cầu đầu tư phát triển của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đồng thời là nguồn vốn để phát triển công nghệ và
hoạt động khoa học phục vụ hoạt động của NH Phát triển Việt Nam.
• Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quyết định của nhà nước
Khi có quyết định đánh giá lại tài sản ( Tài sản cố định ) theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền, nếu đánh giá tăng giá tài sản, phần giái trị đánh giá tăng thêm sẽ là
một bộ phận của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Khi có quyết
75

định xử lý chênh lệch tăng giá do đánh giá lại tài sản của Bộ Tài chính, phần chênh
lệch tăng giá này sẽ được ghi vào bên có của tài khoản Vốn điều lệ.
● Vốn phát hành giấy tờ có giá và đi vay các tổ chức tài chính
Phát hành GTCG và vốn đi vay là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn vốn của VDB (trên 50 %).
● Các nguồn vốn khác:
Nguồn vốn khác gồm:Vốn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư; Vốn ODA
được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại; Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ
chức trong và ngoài nước; Vốn nhận uỷ thác giải ngân cho các dự án và thu hồi nợ
của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác
giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác; Vốn đóng góp tự nguyện
không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, các tổ chức
chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước; Vốn do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu
và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ; Các nguồn vốn khác được pháp luật
cho phép.
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
● Hoạt động huy động vốn
Là một tổ chức tài chính của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện
chức năng nhiệm vụ huy động vốn có kỳ hạn từ một năm trở lên dưới các hình thức
như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Vay vốn của các tổ chức tài
chính trong và ngoài nước; tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức trong ngoài nước.
Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, bởi
nó cho phép tạo lập nguồn vốn ổn định để thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
• Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
• Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt
Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước
và nước ngoài;
76

• Vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
• Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
• Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
● Hoạt động tín dụng
• Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (TDĐTPT) và tín dụng xuất khẩu(
TDXK) của Nhà nước theo quy định của Chính phủ
Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ này mà góp phần thực hiện có
hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nược trong nền kinh tế.
Chính sách TDĐTPT được thực hiện với 3 nghiệp vụ: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ
trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư;
Chính sách TDXK của Nhà nước được thực hiện với 5 nghiệp vụ:
Cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay; Cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay; Bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
• Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn khác
Nhận ủy thác vốn ODA được Chính phủ cho vay lại;
Nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển VN
với các tổ chức uỷ thác.
• Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân
hàng Phát triển VN
● Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển
VN theo quy định của pháp luật.
● Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và
tín dụng xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
77

2.1.6. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011 – 2015
2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội
Với tư cách là công cụ tài chính của Chính phủ, VDB đã góp phần vào những thành
công sau đây:
Thứ nhất, đã góp phần tạo dựng khối tài sản hỗ trợ khá lớn cho nền kinh tế.
• Đến cuối năm 2015 Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quản lý và cho vay gần
2.600 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng lên đến trên 220.000 tỷ VND, trong
đó dư nợ các dự án trong nước chiếm khoảng 50% tổng dư nợ. Vốn TDĐT của nhà
nước tăng trưởng khá, tỷ lệ bình quân khoảng 15- 16%/năm.
• Vốn tín dụng nhà nước được triển khai để thực hiện các chương trình kinh tế của
Chính phủ như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình tôn nền vượt
lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
• Cho vay lại trên 480 dự án với số vốn trên 16 tỷ USD;
• Doanh số cho vay vốn TDXK từ 2010- 2015 đạt gần 100.000 tỷ VND, dư nợ bình
quân giai đoạn này trên 11.000 tỷ VND;
• Thực hiện bảo lãnh trên 360 dự án và trên 1.700 phương án sản xuất kinh doanh
với số vốn lên tới gần 18.000 tỷ VND;
• Thực hiện Hỗ trợ sau đầu tư cho hơn 3.200 dự án với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp
đồng cho cả dự án trên 4.200 tỷ VND. Tổng số vốn đầu tư được hỗ trợ trên 168.000
tỷ VND, chiếm tỷ lệ hỗ trợ sau đầu tư / tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 % góp phần
nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng có hiệu quả.
• Hỗ trợ quản lý cấp phát, thanh toán các dự án thuộc Thủy điện Sơn La;
• Cho vay đầu tư quốc lộ 78 sang Capuchia, đường 2E sang Lào, các dự án đầu tư
trồng cây cao su, nhà máy điện tại Lào, Đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng v.v.
Thứ hai, là đòn bẩy tài chính để thu hút các nguồn vốn khác trong nền kinh tế.
Nhờ có vốn đầu tư của nhà nước thông qua hoạt động tín dụng đầu tư và TDXK của
Nhà nước đối với các công trình dự án đầu tư, đối với các doanh nghiệp, nên đã tạo
đà để tiếp cận và thu hút các nguồn vốn khác từ các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tài chính và các nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư các dự án phát
triển.
78

Bằng nguồn vốn này trong hơn 5 năm qua, đã góp phần thúc đẩy huy động các nguồn
lực xã hội được khoảng 450.000 tỷ đồng để đầu tư gần 2.200 dự án thuộc các lĩnh
vực ưu tiên được Nhà nước khuyến khích. Các hoạt động hỗ trợ gián tiếp của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam cũng đã góp phần tích cực huy động các nguồn lực xã hội
cho đầu tư phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận
vốn từ các TCTD với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng để phát riển sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, hình thành kênh huy động vốn mới cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc
đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển.
Trong giai đoạn gần 10 năm vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã phát hành
trái phiếu NHPTVN, đây là công cụ nợ quan trọng, không những giúp Ngân hàng
phát triển Việt Nam ổn định và mở rộng nguồn vốn hoạt động của mình mà còn góp
phần cũng cố và ổn định thị trường tài chính của Việt Nam, bởi vì trái phiếu của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đều được phát hành thông qua Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội và được được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Trái phiếu của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chiếm tỷ trọng khá trên thị trường Trái phiếu với tỷ
trọng bình quâ từ 25% - 27 % tổng giá trị niêm yết toàn thị trường. Điều này góp
phần đa dạng hóa các công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán,
gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Thứ tư, tín dụng đầu tư của nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
Tín dụng đầu tư của nhà nước cho các chương trình, dự án trọng điểm như: thủy điện
Sơn La và các dự án về ngành điện. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Các nhà máy xi
măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm; Hệ thống vệ tinh Vinasat; Phân bón DAP Hải
Phòng, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai…
Những chương trình dự án đầu tư do tín dụng đầu tư của nhà nước được thực hiên đã
góp phần tăng cường cơ sở vật chất kinh tế cho nền kinh tế. Với trên 150 dự án nguồn
điện, lưới điện, góp phần đưa công suất phát điện tăng thêm 8.000 MW; xây dựng
mới hơn 1.200 km đường dây 500 KV, gần 3.000 km đường dây 220 KV và 110 KV;
hàng trăm trạm biến áp công suất các loại được đưa vào sử dụng đồng bộ với các dự
án nguồn và lưới điện. Đầu tư sản xuất 32 dự án đầu tư nhà máy xi măng, trên 120
dự án đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, mua mới tàu biển, hỗ trợ đầu tư cải
79

tạo, nâng cấp, mở rộng các cơ sở đóng tàu và đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, các dự án đầu tư
đóng mới toa xe đường sắt, 18 dự án lớn ngành hóa chất, 86 dự án công nghiệp chế
biến...Đầu tư từ vốn tín dụng nhà nước trong giai đoạn này góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thể hiện tính dẫn dắt và tác động tích cực của nguồn vốn tín dụng nhà
nước.
Thứ năm, đã góp phần, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội,
phát triển vùng miền và bảo vệ môi trường
Các dự án vay vốn tín dụng của nhà nước vào một số ngành nghề lĩnh vực đã phát
huy tác dụng tích cực:
Dự án trồng rừng nguyên liệu và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm cây công
nghiệp, lâm sản, thuỷ hải sản; Dự án chế biến thức ăn gia súc và thức ăn nuôi tôm;
Sản xuất và chế biến muối công nghiệp và muối ăn; Đầu tư thiết bị phục vụ nông
nghiệp, cơ khí nông nghiệp.
Kết quả cho vay đã góp phần đầu tư xây mới trên 100.000 km kênh mương, trên
hàng trăm ngàn km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xây dựng hạ tầng
của trên 900 cụm tuyến dân cư; trồng mới, chăm sóc, quản lý bảo vệ gần 300.000 ha
rừng; trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khoảng gần 50.000 ha. Ngoài ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội địa phương, các dự án trồng cao su
của Binh đoàn 15, các dự án viễn thông công nghệ cao, các dự án trồng rừng và cây
công nghiệp tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Cam Pu Chia còn có ý nghĩa về đảm
bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Các dự án an sinh xã hội với gần 180 dự án
trọng điểm đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe và môi
trường sống.
Tóm lại, những đóng góp về tài sản của nguồn vốn tín dụng nhà nước được đánh giá
là rất lớn và tích cực trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, cũng như tạo
điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy vậy, nếu đặt tổng giá trị tài sản, dư nợ từ
nguồn tín dụng nhà nước so với tổng tài sản và dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng
thì còn khiêm tốn, chưa thể hiên tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng đầu tư của
Nhà nước.
80

2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Quy mô hoạt động của VDB ngày càng tăng
Tổng tài sản của VDB đến cuối năm 2015 đạt 359.799 tỷ VND. Qua 5 năm hoạt động,
tổng tài sản của VDB đều có sự tăng trưởng tương đối. Trong đó tổng tài sản tăng
bình quân 11,09% % năm (Bảng 2.1). Trong đó tài sản trong hoạt động nghiệp vụ
(gồm cho vay trung dài hạn TDĐT; TDXK; cho vay lại vốn ODA; Bảo lãnh, tái BL)
chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 84 % ) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt tỷ lệ trên 13,13 %. Tuy nhiên, tổng tài sản nói chung và tài sản trong hoạt động
nghiệp vụ trong năm 2012, 2013 tuy có tăng, nhưng với tỷ lệ tăng không ổn định,
năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm. Đến năm 2015 tốc độ tăng
trưởng tổng tài sản tăng 14,23% và tài sản HĐNV tăng 12,96%. Như vậy, tuy có sự
tăng trưởng không ổn định, nhưng đến năm 2015 đã có sự bứt phá tương đối, thể hiện
sự cải thiện và phấn đầu của VDB trong hoạt động nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
1. Tổng TS 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
% tăngtrưởng 32,39% 6.19% 2.50% 8,54% 10,87%
2.TS HĐNV 226.932.798 242.990.839 257.489.601 274.326.337 310.275.735
Tỷ trọng 82.61% 83.30% 86.12% 84,53% 86.24%
% tăng trưởng 32,64 % 7.08% 5.97% 6.54% 13.10%
2.Tài sản khác 47.775.325 48.710.053 41.496.766 50.200.529 49.504.166
Tỷ trọng 17.39% 16.70% 13.88% 15,47% 13,76%
% tăng trưởng 32,05 % 1.96% (14.81%) 20,97% (1,39%)

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
81

400000000

350000000

300000000

250000000
Tổng TS
200000000
TS trong HĐNV
150000000 TS khác

100000000

50000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 -2015


Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Quy mô tổng TS của VDB trong quan hệ với tổng TS của toàn hệ thống TCTD Việt
Nam thể hiện qua bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ này chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 5,39
%, nhưng với bề dày tồn tại hơn 10 năm của VDB thì đây là một con số rất đáng
khích lệ.
Bảng 2.2. Tổng TS toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011- 2015.
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
A.Tổng TS (*) 4.317.301 5.085.780 6.022.803 6.514.900 7.319.317
Tỷ lệ tăng trưởng 12,39% 17,79% 18,42% 12,20% 12,35%
1 NHTM NN 1.880.309 2.201.660 2.719.392 2.876.174 3.303.995
2. NHTMCP 1.832.126 2.159.363 2.458.865 2.780.976 2.928.146
3 NHLD& NN 484.103 575.414 704.946 701.986 755.581
4.TCTD phi NH 47.079 55.365 65.440 68.673 87.841
5.TCTD HTX 61.581 66.447 72.160 87.090 99.551
B.Tổng TS VDB 274.708 291.701 298.986 324.527 359.799
Tỷ trọng so với A 6,36% 5,73% 4,96% 4,98 % 4,92%
Nguồn: Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
. (*) Toàn ngành ngân hàng ( không kể VDB)
82

So sánh tương quan tỷ lệ giữa tài sản hoạt động nghiệp vụ của VDB so với tổng tín
dụng và đầu tư của toàn hệ thống TCTD Việt Nam cho thấy tỷ lệ tài sản HĐNV của
VDB chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 7,43 % toàn hệ thống TCTD Việt Nam, chứng tỏ
hoạt động nghiệp vụ của VDB có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
tài sản HĐNV của VDB chủ yếu là tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn ODA, tín dụng
xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 4,89% tổng tài sản HĐNV của VDB,
điều này cho thấy tín dụng xuất khẩu tại VDB chưa có quy mô tương xứng. Đòi hỏi
VDB phải phấn đấu nhiều hơn để mở rộng quy mô TDXK trong thời gian tới.
Bảng 2.3. Tổng TD & ĐT toàn hệ thống TCTD và TS HĐNV của VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
A.TổngTD&ĐT(*) 2.839.193 3.090.904 3.477.981 3.970.550 4.655.890
Tỷ lệ tăng trưởng 14,69% 8,86% 12,52% 14,16% 17,26%
1.NHTMNN 1.245.121 1.573.579 1.777.248 2.021.804 2.373.554
2 NHTMCP 1.203.236 1.205.453 1.320.335 1.552.485 1.846.179
3.NHLD&NN 301.221 249.182 306.352 333.702 375.915
4.TCTD phi NH 85.460 58.100 67.121 83.891 90.102
5.TCTD HTX 7.926 6,590 7.205 7.988 9.428
2.TS HĐNV.VDB 226.933 242.991 257.489 274.326 310.276
Tỷ trọng so với A 7,99% 7,86% 7,40% 6,91% 6,66%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tính toán của tác giả (*) Toàn ngành Ngân hàng
• Về cơ cấu nguồn vốn của VDB
Nợ phải trả: Nợ phải trả của VDB gồm Vốn phát hành GTCG; vốn ủy thác đầu tư;
vốn vay ngân sách, vay các tổ chức tài chính; vốn khác. Đây là nguồn vốn mà VDB
được sử dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của mình và phải có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện cho các chủ sở hữu. Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu của VDB,
nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của VDB (91,95% năm
2010; 94,84% năm 2011; 94,88% năm 2012 và 94,70 % năm 2013, năm 2014 là
94,46%). Trong nợ phải trả của VDB, vốn phát hành GTCG và vốn ủy thác đầu tư có
tỷ trong cao. Trong đó vốn phát hành GTCG luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
83

nguồn vốn (trên 43%), đồng thời chiếm tỷ trong lớn nhất trong nợ phải trả. Vốn ủy
thác đầu tư của VDB cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (khoảng
40%). Nguồn vốn vay ngân sách và vay các tổ chức tài chính chiếm tỷ trong khoảng
trên dưới 5 %.
Vốn Chủ sở hữu (Vốn & quỹ ) Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được ngân sách nhà
nước cấp lần đầu khi thành lập VDB và được cấp bổ sung khi có nhu cầu để mở rộng
quy mô hoạt động. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vốn chủ sở hữu là nguồn
vốn ổn định và là nguồn chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại
phục vụ hoạt động của VDB trong giai đoạn mới của nền kinh tế.
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Tổng nguồn vốn 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
% tăng trưởng 32,39% 6,19% 2,49 % 8,54 % 10,87%
1. Nợ phải trả 260.530.975 276.779.437 283.145.853 307.949.061 339.011.701
Tỷ trọng 94,84 % 94,88 % 94,22 % 94,89 % 93,17%

2.Vốn & quỹ 14.117.505 14.921.455 16.112.043 16.577.805 20.788.200


Tỷ trọng 5,16 % 5,12 % 5,38% 5,11 % 6,83%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
400000000

350000000

300000000

250000000
Tổng nguồn
200000000
Nợ phải trả
150000000 Vốn & quỹ

100000000

50000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 - 2015


Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
84

Bảng 2.5. Cơ cấu nợ phải trả của VDB từ 2011 - 2015


Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Nợ phải trả 260.530.975 276.779.437 283.145.853 307.949.061 339.011.701


Tỷ lệ tăng giảm 7,12% 6,24% 2,32% 6,25% 10,07%
1.1.PH. GTCG 115.504.800 127.348.800 139.160.800 141.868.565 156.140.543
Tỷ trọng 44,34 % 46,01 % 46,54 % 46,07 % 46,06%
Tỷ lệ tăng giảm 20,39 % 10,25 % 9,28 % 1,95% 10,06%
1.2 Vốn UT ĐT 107.387.594 121.937.930 109.579.463 133.391.243 145.503.169
Tỷ trọng 41,22 % 44,06 % 36,65 % 43,32 % 42,10%
Tỷ lệ tăng giảm 71,20 % 13,55 % (10,14%) 21,73% 9,08%
1.3. Vốn vay 14.523.560 12.604.690 12.631.407 19.150.316 21.662.848
Tỷ trọng 5,57 % 4,55 %- 4,22 % 6,22% 6,39%
Tỷ lệ tăng giảm (6,71 %) (13,22 %) 0,21 % 51,61 % 13,12%
1.4. Vốn khác 23.115.021 14.888.017 21.774.183 13.538.937 15.705.141
Tỷ trọng 8,87 % 5,38 %- 7,28 % 4,40 % 4,63%
Tỷ lệ tăng giảm 25,73 % (35,60 %) 46,25 % (37,835) 15,99%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Bảng 2.5 cho thấy trong cơ cấu nợ phải trả, có hai khoản chiếm tỷ trọng lớn, đó là
vốn phát hành giấy tờ có giá, chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 47% và vốn ủy thác
đầu tư chiếm tỷ trọng bình quân khoảng hơn 38%. Còn lại hai khoản là vốn vay và
vốn khác chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Qua bảng 2.6 cho thấy quy mô nợ phải trả của
VDB so với tổng nguồn huy động của toàn ngành là tương đối cao, tỷ trọng bình
quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 7,72%. Điều này cho thấy quy mô nguồn vốn của
VDB nằm trong nhóm ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam.
85

Bảng 2.6. Tổng huy động vốn toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
A.Tổng HĐV (*) 2.754.968 3.247.363 3.893.954 4.454.385 5.133.679
Tỷ lệ tăng trưởng 12,39% 17.87% 19,41% 14,39% 15,25%
1 NHTM NN 1.324.318 1.472.921 1.736.703 1.980.865 2.309.759
2. NHTMCP 1.260.912 1.372.563 1.639.355 1.888.659 2.183.743
3 NHLD& NN 272.933 304.427 359.821 449.892 503.890
4.TCTD phi NH 92.139 89.343 102.690 111.706 121.795
5.TCTD HTX 7.723 8.178 9.980 12.263 14.492
B. Nợ phải trả của
260.531 276.779 283.145 307.949 339.011
VDB
9,45 % 8,52% 7,27 % 6,91% 6,60%
Tỷ trọng so với A
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
(*) Toàn ngành Ngân hàng ( không kể VDB)
• Về hiệu quả hoạt động của VDB
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính Phủ, hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy không
vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng hoạt động của VDB phải có hiệu quả thực sự, tức là
phải đảm bảo tối thiểu cân bằng thu chi, để giảm bớt phần cấp bù của ngân sách nhà
nước và phải có lợi nhuận. Xét trên phương diện tài chính và quản lý, kết quả hoạt
động, không những phải đảm bảo cân bằng thu chi mà còn phải tạo ra chênh lệch
dương trong cân đối thu chi, tức là phải có lợi nhuận để trích lập các quỹ theo quy
định, tạo cơ sở để không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Trên tinh thần đó, đòi
hỏi VDB phải nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có, sao cho nó được sử dụng mức tối
đa cho nhu cầu của nền kinh tế, trong đó việc tăng cường quản lý để kiểm soát nợ xấu
trong giới hạn cho phép là biện pháp tích cực nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động
của VDB. Song song với việc quản lý tài sản có một cách có hiệu quả, thì việc tiết
kiệm chi phí hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện hoạt động tín dụng
của VDB đều phải thực hiện theo mức lãi suất được ấn định bởi cơ quan có thẩm
quyền, chứ không phải tự quyết định theo lãi suất thị trường, thì việc giải bài toán
86

tăng thu tiết kiệm chi là vấn đề hết sức khó khăn, nhưng bắt buộc phải thực hiện để
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Qua số liệu thể hiện trong bảng 2.7 cho thấy thu nhập và chi phí của VDB đều có tốc
độ tăng phù hợp với quy mô hoạt động qua các thời kỳ. Kết quả hoạt động qua 5 năm
gần nhất cho thấy VDB hoạt động có hiệu quả không ổn định.
Nếu đem chênh lệch thu chi so sánh với tổng tài sản để có chỉ số ROA (Lợi nhuận/
tổng tài sản) một cách tương đối, kết quả năm 2011 là 0,64 %, năm 2012 là 0,51 %,
năm 2013 lỗ, năm 2014 tiếp tục lỗ. Đến năm 2015 tỷ suất ROA tăng nhẹ và đạt tỷ lệ
0,16%. Như vậy, với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có xu hướng giảm trong 3 năm,
nhưng sau đó lại được cải thiện, điều này cho thấy kết quả hoạt động diễn biến theo
chiều hướng chưa ổn định.
Tương tự như vậy nếu đem so sánh chênh lệch thu chi với Vốn và Quỹ của VDB để
có chỉ số ROE (lợi nhuận /vốn chủ sở hữu) một cách tương đối, với kết quả từ năm
2011, 2012 là 12,39 %, 10,03%. Trong 2 năm 2013 và 2014 hoạt động bị lỗ. Năm
2015 đã có lãi nhưng tỷ suất chỉ được 2,88%.
Tuy đây là thông tin để tham khảo, và sự so sánh có phần khập khiễng vì tính chất
hoạt động của VDB, nhưng qua đó cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của VDB là
chưa cao, đòi hỏi VDB phải phấn đấu nhiều hơn trong công tác quản lý. Tình hình
này thể hiện khá rõ trong bảng 2.7 trong đó phản ánh hiệu quả tài chính của toàn hệ
thống TCTD thông qua chỉ tiêu ROA, ROE. Số liệu thông tin cho thấy ROA và ROE
của VDB thất thường, thấp hơn so với bình quân chung, dặc biệt năm 2013 và 2014
bị lỗ:
ROA, ROE b/q ngành 2011 là 1,06%, 13,13% trong khi VDB là 0,64%, 12,39%;
ROA, ROE b/q ngành 2012 là 1,01%, 12,18 trong khi VDB là 0,51%, 10,03%;
ROA, ROE bq ngành 2013 là 0,83%, 8,59% trong khi hoạt động của VDB bị lỗ;
ROA, ROE b/q ngành 2014 là 0,86%, 8,83% trong khi hoạt động của VDB bị lỗ;
ROA, ROE bq/ ngành 2015 là 0,52%, 6,26% trong khi của VDB là 0,16%, 2,88%.
87

Bảng 2.7. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011– 2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015

1.Tổng thu nhập 16.225.333 18.149.823 17.394.976 16.345.599 18.587.845

Tỷ lệ tăng giảm 11,92% 11,86 % (4,16 %) (6,04%) 13,72%

Trong đó:

1.1 Thu lãi cho vay 12.353.969 13.771.619 10.645.521 9.619.148 11.004.009

Tỷ trọng 76,14 % 75,88 % 61,19 % 58,85% 59,20%

1.2 Thu lãi tiền gửi 2.884.864 3.356.762 1.202.312 525.614 594.803

Tỷ trọng 17,78 % 17,94 % 6,93 % 3,22 % 3,20%

1.3 Thu khác 986.500 1.021.450 5.547.143 6.201.837 6.989.033

Tỷ trọng 6,08 % 6,18 % 31,88 % 37,94% 37,60%

2 Tổng chi phí 14.476.072 17.539.540 17.782.283 17.361.652 17.988.265

Tỷ lệ tăng giảm 24,75 % 15,32 % 1,38 % 6,95% 3,62%

Trong đó:

2.1 Chi trả lãi 10.664.811 15.272.654 15.411.020 15.496.977 15.995.433

Tỷ trọng 73,67 % 71,36 % 86,66% 89,27 % 88,92%

2.2 Chi ngoài lãi 3.811.261 2.266.886 2.371.263 1.863..675 1.992.832

Tỷ trọng 26,32% 28,64% 13,34 % 10,73 % 11,08%

3 Kết quả h/động 1.749.261 1.497.246 (387.307) (1.016.053) 599.580

4. Tổng tài sản 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901

Tỷ suất ROA(*) 0,64 % 0,51 % ( 0,12%) Lỗ (0,31%) 0,16%

5. Vốn chủ sở hữu 14.117.505 14.921.455 16.112.043 17. 640.965 20.788.200

Tỷ suất ROE(*) 12,39 % 10,03 % (2,47%) Lỗ (5,76%) 2,88%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả (*) Mang ý nghĩa tương đối
88

20000000

15000000

10000000 Tổng thu nhập


Tổng chi phí

5000000 Kết Quả HĐ

0
2011 2012 2013 2014 2015

-5000000

Biểu đồ 2.3. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011 - 2015

Bảng 2.8. Tỷ suất ROA, ROE từ 2011 -2015 của hệ thống TCTD Việt Nam
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Khối NHTM nhà nước
1.ROA 1,12 0,99 0,83 0,59 0,63
2.ROE 15,22 12,34 9,26 8,21 10,62
Khối NHTM Cổ phần
1.ROA 0,88 0,83 0,78 0,46 0,36
2.ROE 8,26 5,10 5,62 5,60 4,43
Khối NHTM Liên doanh & Nước ngoài
1.ROA 0.98 0,92 0, 88 0,71 0,48
2.ROE 6,32 4,50 4,38 4,29 3,05
Khối Cty Tài chính, Cty Cho thuê Tài chính
1.ROA 4,05 4,12 3,97 3,12 3,29
2.ROE 14,22 15,26 11,32 11,68 14,99
Khối Qũy Tín dụng Nhân dân
1.ROA 1,08 1,05 0,9 0,93 0,88
2.ROE 13,98 12,88 10,22 10,35 9,36
BÌNH QUÂN NGÀNH
1. ROA 1,06 1,01 0, 83 0,86 0,52
2. ROE 13,13 12,18 8,59 8,83 6,26

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
89

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1. Khái quát hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hoạt động nghiệp vụ (HĐNV) tại VDB bao gồm các loại sau:
• Tín dụng đầu tư (TDĐT: tín dụng đầu tư là tín dụng trung dài hạn do VDB thực
hiện bằng nguồn cân đối vốn của Chính phủ vốn đối với các dự án đầu tư do Chính
phủ quy định. Tín dụng đầu tư có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xây dựng
cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Tín dụng đầu tư được thực hiện đối với các công trình
dự án đầu tư nằm trong danh mục các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt
trong từng thời kỳ. Những dự án đầu tư này sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với sự
phát triển của nền kinh tế xã hội.
• Cho vay lại vốn ODA: cho vay lại vốn ODA được thực hiện cho những dự án đầu
tư nằm trong danh mục các dự án đầu tư được tài trợ bằng nguồn vốn ODA đã được
thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với các Chính
phủ, tổ chức tài chính, tổ chức phi Chính phủ ở nước ngoài.
• Tín dụng xuất khẩu (TDXK): TDXK của Nhà nước là các khoản tín dụng ngắn hạn,
trung hạn (hiện chỉ triển khai tín dụng ngắn hạn) do VDB thực hiện đối với những
ngành hàng, nhóm hàng, nằm trong danh mục do Chính phủ quy định để thúc đẩy
phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. TDXH của Nhà nước được thực hiện
tại VDB phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với các
cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới.
• Bảo lãnh, tái bảo lãnh: ngoài việc cho vay theo 3 loại hình tín dụng nói trên, VDB
còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các loại hình doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để giúp các doanh nghiệp này có điều
kiện tiếp cận các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Số liệu thực tế (Bảng 2.9) cho thấy tổng tài sản trong HĐNV của VDB có sự tăng
trưởng, nhưng với tốc độ không đều, không ổn định. Năm 2011 tăng trưởng 32,64 %
, năm 2012 tăng trưởng chỉ còn 7,08%, năm 2013 tiếp tục sụt giảm, tỷ lệ tăng trưởng
5,96% năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng 8,54%. Tuy nhiên đến năm 2015 đã có sự phát
triển với tỷ lệ 12,10%. Tính b/q trong 5 năm, tỷ lệ tăng trưởng tài sản HĐNV đạt
90

trên 12,37% /năm. Tổng tài sản trong HĐNV chủ yếu tập trung ở hai danh mục lớn
là TDĐT với tỷ trọng b/q khoảng 44 %. Cho vay lại vốn ODA với tỷ trọng khoảng
43%. Trong khi đó, TDXK chỉ chiếm tỷ trong rất khiêm tốn, từ năm 2011 đến 2015
lần lượt là 7,15% , 6,69% , 3,99%, 3,22 % và 3,30% . Mức dư nợ bình quân TDXK
trong tổng tài sản HĐNV của VDB chiếm tỷ trọng 4,89 %. Điều này cho thấy quy
mô TDXK còn thấp, VDB cần có biện pháp tăng tốc độ tăng trưởng TDXK trong
thời gian tới.
Bảng 2.9. Tình hình hoạt động nghiệp vụ tại VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

A.Tổng TS 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901

Tỷ lệ tăng trưởng 32,53% 6,19% 2,50% 8,54% 10,87%

B.TS HĐNV 226.932.798 242.990.839 257.489.601 274.326.337 310.275.735

Tỷtrọng/Tổng TS 82,61% 83,30% 86,12% 84,53% 86,23%

Tỷ lệ tăng trưởng 32,64 % 7,08 % 5,96 % 6,54 % 13,10%

B1.TDĐT 97.851.622 101.340.105 113.879.317 108.876.014 138.755.309

Tỷ trọng /B 43,18 % 41,71 % 44,22% 39,69% 44,72%


Tỷ lệ tăng trưởng 13,12 % 3,57 % 12,37 % (4,41%) 27,44%

B2Cho vay lạiODA 102.634.869 111.307.989 107.828.819 127.002.067 128.134.757

Tỷ trọng /B 45,22 % 45,81 % 41,87 % 46,30 % 41,30%

Tỷ lệ tăng trưởng 67,65 % 8,45 % ( 5,13% ) 13,14 % 13,60%

B3.Cho vay TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121

Tỷ trọng /B 7,15 % 6,69 % 3,99 % 3,22% 3,30%

Tỷ lệ tăng trưởng 0,92 % (36,85 %) 0,46% (14,15%) 15,77%

B4. TS HĐNV khác 10.112.816 19.877.813 23.939.003 29.442.497 33.152.548

Tỷ trọng /B 4,44 % 5,79 % 9,88 % 10,73 % 10,68%

Tỷ lệ tăng trưởng 38,24 % 96,56 % 20,44% 22,98% 12,60%

C Tài sản khác 47.775.325 48.710.053 41.496.766 50.200.529 49.254.166

Tỷ trọng/Tổng TS 17,39% 16,70% 13,88% 15,47% 13,77%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
91

350000000

300000000

250000000
Tổng TS HĐNV
200000000 Cho vay TDH- TDĐT
Cho vay lại vốn ODA
150000000
Cho vay TDXK

100000000 TS HĐNV khác

50000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Tài sản HĐNV tại VDB từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPT Việt Nam
2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng
► Phát triển TDXK của Nhà nước về quy mô và số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch
TDXK của Nhà nước được thực hiện theo danh mục mặt hàng xuất khẩu được vay
vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB theo quy định của Chính phủ. Theo đó, tất cả các
loại hình doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, nếu có tham gia vào quá trình sản xuất, khai thác, chế biến những
mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng theo quy định của Chính phủ Việt Nam,
đều có quyền được tiếp cận và được giải ngân theo nguồn vốn tín dụng xuất khẩu,
nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định của VDB.
Khi doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất, chế biến, khai thác lô hàng xuất
khẩu, VDB sẽ cho vay theo lãi suất thỏa thuận, sau một thời gian nhất định doanh
nghiệp đã hoàn tất quy trình xuất khẩu và đã được người nhập khẩu ở nước ngoài
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, doanh nghiệp “ hoàn” bộ chứng từ cho VDB,
nếu bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp và phản ánh đúng tình hình thực tế về
xuất khẩu lô hàng, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ.
Đây chính là điểm khác biệt trong tín dụng xuất khẩu tại VDB. Như vậy, tín dụng
92

xuất khẩu tại VDB vừa mang tính chất tài trợ thương mại bình thường (lãi suất thỏa
thuận tuy thấp hơn lãi suất thị trường, nhưng không đáng kể) lại vừa mang tính chất
hỗ trợ khi được tính toán hỗ trợ theo chênh lệch lãi suất. Tức là khi khách hàng hoàn
thành kế hoạch xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu của khách hàng đã được thực
hiện, khách hàng mới được VDB xem xét hỗ trợ lãi suất. Điều này phù hợp với cơ
chế hỗ trợ lãi suất TDXK được các nước áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế việc hỗ trợ lãi suất của VDB cho khách hàng khi khách
hàng hoàn thành hợp đồng xuất khẩu không phải lúc nào cũng được thực hiện kịp
thời, vì thẩm quyền xem xét hỗ trợ lãi suất thuộc Hội sở chính. Cụ thể là khi các chi
nhánh hoặc Sở Giao dịch trình hồ sơ lên Hội sở chính để xem xét hỗ trợ lãi suất,
thường phát sinh nhiều vấn đề về thủ tục, hồ sơ v.v khiến việc ra quyết định hỗ trợ
lãi suất bị chậm trễ, thậm chí có trường hợp chậm trễ hơn 3 tháng, khiến khách hàng
không hài lòng. Từ thực tiễn này, cả về phía VDB lẫn khách hàng đều cho rằng cơ
chế hỗ trợ tiền lãi như vậy sẽ không khuyến khích doanh nghiệp vay vốn tín dụng
xuất khẩu tại VDB, doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay các ngân hàng thương mại.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ. Chính vì
vậy, từ giữa năm 2013 trở đi VDB cho vay vốn tín dụng xuất khẩu theo lãi suất tín
dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính công bố theo từng thời điểm. Điều này đồng nghĩa
với việc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong danh mục quy định và đã thực
hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ lãi suất TDXK
do Bộ Tài chính công bố, chứ không phải thực hiện theo cơ chế hỗ trợ chênh lệch lãi
suất như trước đây. Ngược lại nếu doanh nghiệp không hoàn thành hợp đồng xuất
khẩu VDB sẽ tính lãi vay theo 150% lãi suất TDXK.
Đối với cho vay xuất khẩu được thực hiện tại VDB, hiện chỉ mới áp dụng nghiệp
vụ cho vay đối với người xuất khẩu trong nước. Cho vay đối với người nhập khẩu ở
nước ngoài chưa thể triển khai vì VDB chưa đủ năng lực và điều kiện để thẩm định
và giám sát khoản vay của người nhập khẩu nước ngoài.
Để có cách nhìn trung thực hơn về thực trạng hoạt động và tình hình phát triển
TDXK của Nhà nước tại VDB giai đoạn 2011- 2015, tác giả tập hợp, phản ánh các
93

số liệu thực tế, so sánh với các thông tin về chỉ tiêu kế hoạch có liên quan để đánh
giá thực trạng phát triển hoạt động TDXK tại VDB. (Bảng 2.10)
Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo
chỉ tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
DOANH SỐ CHO VAY DƯ NỢ BÌNH QUÂN
NĂM % hoàn % hoàn
Kế hoạch Thực hiện thành Kế hoạch Thực hiện thành
2011 18.000.000 18.574.200 103,19 17.000.000 15.667.796 92,16
2012 17.000.000 15.926.344 93, 68 15.000.000 10.221.224 68,14
2013 17.000.000 15.004.570 88, 26 13.000.000 10.871.492 83,63
2014 16.000.000 13.693.162 87, 27 12.000.000 9.823.454 81,86
2015 16.000.000 15.246.466 95, 28 12.000.000 9.998.391 83,32

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Theo số liệu thể hiện trên bảng 2.10 nhận thấy:
• Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về doanh số cho vay: Ngoại trừ năm 2011 đạt tỷ lệ
103,19%, các năm còn lại từ 2012 - 2015 các chỉ tiêu về doanh số cho vay đều không
đạt chỉ tiêu kế hoạch.
• Tăng trưởng thực tế về doanh số cho vay TDXK
Phân tích so sánh doanh số thực hiện năm này so với năm trước như sau:
Năm 2012 so với 2011 giảm 14,36% (15.926.344 / 18.574.200);
Năm 2013 so với 2012 giảm 5,79% (15.004.570 /15.926.344).;
Năm 2014 so với 2013 giảm 8,75% (13.693.162 /15.004.570);
Năm 2015 so với 2014 tăng 11,34% (15.246.466 /13.693.162). Đây là năm duy nhất
có doanh số cho vay tăng so với năm trước, trong giai đoạn từ 2011- 2015
Nếu tính chung cả gia đoạn 5 năm, doanh số cho vay giảm từ 18.574.200 chỉ còn
15.246.466 với tỷ lệ giảm trên 18%.
• Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân
Số thực tế về mức dư nợ bình quân từ năm 2011 đến 2015 so với chỉ tiêu kế hoạch
về mức dư nợ bình quân đều không đạt. Trong đó năm 2011 tỷ lệ hoàn thành là
94

92,16%, nằm tỷ lệ hoàn thành rất thấp ( 68,14%) các năm còn lại tỷ lệ hoàn thành
dưới 84%.
• Tăng trưởng thực tế về mức dư nợ TDXK bình quân
So sánh mức dư nợ thực hiện năm này so với năm trước cho thấy tốc độ phát triển về
mặt quy mô số lượng như sau:
Năm 2012 so với 2011 tỷ lệ giảm 34,77% (10.221.224/15.667.796);
Năm 2013 so với 2012 tỷ lệ tăng 6,36% (10.871.492/10.221.224);
Năm 2014 so với 2013 tỷ lệ giảm 9,56% (9.823.454/10.871.492);
Năm 2015 so với 2014 tỷ lệ tăng 1,78% (9.998.391/ 9.823.454 ).
Tương tự như doanh số cho vay, nếu đem số liệu mức dư nợ bình quân năm 2015 so
với số liệu 2011, mức dư nợ bình quân trong 5 năm có tỷ lệ tăng trưởng âm (37,19%).
Như vậy, xét về mặt quy mô và số lượng, có thể nói tốc độ phát triển TDXK của
Nhà nước tại VDB trong 5 năm qua là chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được sự kỳ
vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bất kể vì lý do gì, kết quả này cho thấy hoạt
động TDXK của Nhà nước tại VDB còn tồn tại nhiều vấn đề, mà nếu không giải
quyết được thì khả năng phát triển TDXK của Nhà nước trong giai đoạn tới sẽ còn
khó khăn.
►Phát triển tín dụng xuất khẩu về quy mô và số lượng theo số liệu thực tế
Để đánh giá cụ thể hơn, sát thực hơn, luận án tiến hành phân tích sự phát triển
TDXK của Nhà nước tại VDB với nhiều tiêu chí và góc độ khác nhau như sau:
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo đối tượng khách hàng vay vốn
Đối tượng khách hàng vay tín dụng xuất khẩu tại VDB chia thành 2 nhóm khách
hàng, gồm nhóm khách hàng là DN nhà nước và nhóm khách hàng là DN ngoài quốc
doanh.
• Nhóm khách hàng DN nhà nước phần lớn đều có quy mô lớn, tiềm lực tài chính
mạnh và là khách hàng lâu năm của VDB. Nhóm khách hàng này luôn là nhóm khách
hàng chủ yếu của VDB. Điều này phản ánh đúng thực trang về hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và cả trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp
nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.
95

• Nhóm khách hàng là các DN ngoài quốc doanh do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan, khiến nhóm khách hàng này chưa có điều kiện để tiếp cận rộng rãi hơn nguồn
vốn TDXK của VDB (Bảng số liệu 2.11 cho thấy mức dư nợ TDXK của khối DN
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng từ hơn 13% - 20%). Tuy nhiên, VDB hướng đến
thực hiện chủ trương bình đẳng hoá các DN vay vốn theo chính sách của Chính phủ.
Tín dụng xuất khẩu không có sự phân biệt DN quốc doanh hay doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Với chủ trương đó, TDXK đã có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu dư nợ
cho vay và tỷ trọng vốn vay dành cho khối các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến
qua số liệu cho thấy có sự chuyển biến theo hướng tích cực cần được tiếp tục phát huy.
• Về quy mô và cơ cấu dư nợ TDXK những năm qua vẫn chủ yếu tập trung vào khối
DN nhà nước. Tỷ trọng TDXK cho nhóm khách hàng DN nhà nước tuy rất cao, nhưng
có xu hướng giảm dần: năm 2011 tỷ trọng 86,23% giảm dần qua các năm và đến năm
2015 tỷ trọng còn lại là 79,75%. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu cho nhóm khách hàng
DN ngoài quốc doanh, tuy còn thấp, nhưng lại có xu hướng tăng liên tục; năm 2011
tỷ trọng 13,77 %, tăng qua các năm và đến năm 2015 đạt tỷ trọng 20,25 % (bảng
2.11). Trong tương lai gần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần cộng
với tính năng động sẵn có, các DN ngoài quốc doanh sẽ dần vươn lên khẳng định vị
thế của mình trong hoạt động kinh doanh và càng có điều kiện để tiếp cận được nguồn
vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ tại VDB.
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởng theo đối tượng khách
hàng từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
Tốc độ tăngtrưởng 0,92 % (36,85%) 0,46% (14,15%) 15,17%
Trong đó:
1.DN nhà nước. 14.026.825 8.752.591 8.560.498 7.161.339 8.160.914
Tỷ trọng 86,23 % 85, 41 % 83,15% 81,02 % 79,75%
Tốc độ tăng trưởng 0,21% 37,61%) (2,2%) (16,35%) 13,96%
2.DN ngoài QD 2.239.932 1.495.145 1.734.749 1.677.638 2.072.207
Tỷ trọng 13,77 % 14,59 % 16,85 % 18,98 % 20,25%
Tốc độ tăng trưởng 7,65% (33,26%) 16,03% (3,30%) 23,52%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả ả
96

18000000

16000000

14000000

12000000

10000000 Tổng dư nợ TDXK

8000000 DN nhà nước


DN ngoài QD
6000000

4000000

2000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB theo đối tượng khách hàng từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo nhóm hàng xuất khẩu
Nhóm hàng xuất khẩu nằm trong danh mục được vay vốn tín dụng xuất khẩu gồm:
• Nhóm hàng nông lâm, thủy sản:
Trong danh mục nhóm hàng xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhóm NLTS
là nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó cà phê, hạt điều, thủy
sản Việt Nam là những mặt hàng có lợi thế lớn. Dư nợ cho vay nhóm ngành nông
lâm, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, thể hiện thế mạnh và tính cạnh tranh cao
của nhóm hàng này trên thị trường thế giới. Mặt hàng cà phê, hạt điều được xuất
khẩu chủ yếu sang thị trường Thuỵ Sỹ, Mỹ và một số nước thuộc EU. Mặt hàng thuỷ
sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản và một số nước Nam Mỹ. Tỷ trọng
dư nợ và tốc độ phát triển tín dụng xuất khẩu theo nhóm hàng tại VDB ( bảng 2.12).
Tỷ trọng và tốc độ phát triển về doanh số TDXK theo nhóm hàng được thể hiện qua
bảng 2.13.
Năm 2011 tỷ trọng 85,03 % tuy có giảm nhẹ qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ trong
cao, đến năm 2015 tỷ trọng dư nợ TDXK nhóm hàng NLTS là 83,66%. Tuy nhiên,
so với kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành NLTS của cả nước với hàng chục tỷ USD,
thì mức dư nợ tín dụng xuất khẩu nhóm hàng này tại VDB vẫn còn quá nhỏ bé. Qua
đó cho thấy VDB cần có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất
97

khẩu ngành hàng NLTS dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất
khẩu để mở rông và gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành hàng này trong tương lai.
• Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
Nhóm hàng TCMN là nhóm hàng Việt Nam có ưu thế nổi trội so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm TCMN là xu hướng đang
phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Đây là xu hướng tiêu dùng hướng
đến nét đẹp văn hóa truyền thống, do đó nhóm hàng TCMN luôn được ưa chuộng
trên thị trường thế giới. Mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư công nghệ hiện đại, tinh
vi, nhưng người tiêu dùng sản phẩm TCMN vẫn rất khó tính và chỉ chấp nhận các sản
phẩm TCMN sắc sảo, đẹp đẽ, phong phú và mới lạ. Việt Nam có điều kiện để phát
triển các sản phẩm TCMN truyền thống và hiện đại, nếu được các cấp chính quyền
quan tâm giúp đỡ. Trong lĩnh vực tài chính, cho vay TDXK mặt hàng TCMN, có tác
động tích cực và trực tiếp đến sự phát triển nhóm ngành hàng này
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởng theo nhóm
hàng từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
A.Dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
Tốc độ tăng trưởng 0,92 % (36,85%) 4,06% (14,15%) 15,17%
Trong đó:
1.NLTS 13.797.611 8.566.083 8.580.059 7.383.197 8.561.029
Tỷ trọng 85,03 % 83,59% 83,34% 83,53 % 83,66%
Tỷ lệ tăng trưởng ( 0,65%) (37,02%) 0,16% (13,95%) 15,95%
2.TCMN 1.260.819 880.281 911.129 788.437 898.460
Tỷ trọng 7,77 % 8,59 % 8, 85 % 8,92 % 8,78%
Tỷ lệ tăng trưởng 12,98% (30,12%) 3,50% (13,47%) 13,95%
3.SPCN 954.133 979.738 643.453 549.784 638.547
Tỷ trọng 5, 88 % 6,03 % 6,25 % 6,22 % 6,24%
Tỷ lệ tăng trưởng 6,72% 2,68% (34,37%) (14,56%) 16,15%
4.MT,LK,PK 214.193 232.343 160.606 117.558 135.077
Tỷ trọng 1,32 % 1,43 % 1,56 % 1,33 % 1,32%
Tỷ lệ tăng trưởng 8,30% 8,47% (30,88%) (26,01%) 14,90%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
98

18000000

16000000

14000000

12000000 Tổng dư nợ TDXK


10000000 NLTS

8000000 TCMN
SPCN
6000000
MT,LK,PK
4000000

2000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Tỷ trọng dư nợ cho vay TDXK nhóm hàng TCMN tại VDB từ năm 2011đến 2013
đều có xu hướng gia tăng từ 7,77% tăng nhẹ qua các năm. Đến cuối năm 2015 đạt
tỷ trọng 8,78%. Như vậy dư nợ nhóm hàng TCMN không có sự thay đổi lớn. Tuy
nhiên mặt hàng TCMN là một mặt hàng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì
tính thẩm mỹ truyền thống, đậm nét văn hóa Phương Đông, do đó cần được đẩy mạnh
xuất khẩu với sự hỗ trợ của chính sách TDXK của Nhà nước trong tương lai .
• Nhóm hàng sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng MTNC,PK,LK
Nhóm hàng SPCN & MTNC, PK,LK không phải là một lợi thế của Việt Nam, do đó
tỷ trọng cho vay 2 nhóm hàng này không cao. Tuy nhiên, nếu xét về khu vực địa lý
và thị trường tiêu thụ, 2 nhóm ngành hàng này cũng có vị trí quan trong khi xuất khẩu
sang thị trường Cu Ba, Lào và một số nước khác.
99

Bảng 2.13. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB
phân theo nhóm hàng từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

NLTS 16.285.859 13.779.473 13.040.472 11.855.540 13.201.915


Tỷ trọng 87,68% 86,52% 86,91% 86,58% 86,59%
Tỷ lệ tăng trưởng 2,67% (15,39%) (5,37%) (9,09%) 11,36
TCMN 1.342.915 1.224.736 1.107.337 1.040.680 1.175.502
Tỷ trọng 7,23% 7,69% 7,38% 7,60% 7,71%
Tỷ lệ tăng trưởng 19,62% (8,81%) (9,59%) (6,02%) 12,96%
SPCN 670.529 684.833 636.194 536.772 594.612
Tỷ trọng 3,61% 4,30% 4,24% 3,92% 3,90%
Tỷ lệ tăng trưởng 25,92% 2,13% (1,95%) (5,63%) 10,78%
MT,LK,PK 371.183 234.117 219.067 235.522 274.436
Tỷ trọng 1,46% 1,47% 1,46% 1.72 % 1,80%
Tỷ lệ tăng trưởng 25,18% (34,51%) ( 6,43%) 7,51% 16,52%
Tổng cộng DS 18.574.200 15.926.344 15.004.570 13.693.162 15.246.466
Tỷlệ tăng trưởng 3,67% (14,26%) (5,79%) (8,74%) 11,34%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo khu vực thị trường xuất khẩu
Thị trường hàng xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng thủy hải sản được VDB tài trợ chủ
yếu tập trung vào các khu vực thị trường lớn. Bảng 2.14 phản ành doanh số cho vay
TDXK đã được thực hiện qua 5 năm tại VDB như sau:
• Thị trường Mỹ: thị trường Mỹ đang là thị trường có tốc độ phát triển khá nhanh của
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung, tuy nhiên thị trường Mỹ, cũng như thị
trường EU là những thị trường rất khắt khe và khó tính. Trong một số trường hợp,
không loại trừ yếu tố canh tranh không chính đáng, có phần áp đặt đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng
ngày càng gia tăng đáng kể trên bình diện chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy vậy,
những mặt hàng nằm trong danh mục hỗ trợ xuất khẩu chưa có vị trí xứng đáng, ngoại
trừ hàng thủy hải sản, và chỉ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 15, 20 % và đang có
chiều hướng gia tăng cũng là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động xuất khẩu nói
chung và tài trợ xuất khẩu nói riêng của VDB.
100

• Thị trường EU: đây là thị trườngchiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường do
VDB tài trợ. Dư nợ tín dụng xuất khẩu tại khu vực thị trường này chiếm tỷ trọng bình
quân trong 5 năm vào khoảng 54,40%.
• Thị trường Nhật Bản: thị trường Nhật Bản có tỷ trọng thấp hơn thị trường, nhưng
đây là khu vực thị trường có tiềm năng và đầy hứa hẹn. Đặc biệt đối với Nhật Bản,
với những cam kết song phương giữa hai Chính phủ, đã mở ra nhiều triển vọng lớn
cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy hải sản, vốn rất được người
Nhật Bản tin dùng. Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng nằm trong mặt hàng hỗ trợ
vào thị trường Nhật Bản khoảng trên 11%.
• Thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á: tín dụng xuất khẩu cho những
nhóm hàng năm trong danh mục qua thị trường Đông Nam Á còn quá khiêm tốn,
chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng hợp tác giữa các nước trong khu vực
này. Tỷ trọng bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) chỉ khoảng 3,8%.
Bảng 2.14. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB
phân theo thị trường từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Mỹ 2.797.275 2.425.582 2.294.199 2.103.270 2.366.252
Tỷ trọng 15,06% 15,23 % 15,29% 15,36% 15,52%
Tỷ lệ tăng trưởng 4,15% (13,29%) (4,42%) (8,33%) 12,50%
EU 10.108.080 8.638.449 8.135.478 7.414.847 8.382.507
Tỷ trọng 54,42% 54,24% 54,22% 54,15% 54,98%
Tỷ lệ tăngtrưởng 2,76% (4,54%) (5,83%) (8,86%) 13,05%
Nhật Bản: 2.145.320 1.855.419 1.751.033 1.600.731 1.811.280
Tỷ trọng 11,55% 11,65% 11,67% 11.69% 11,88%
Tỷ lệ tăng trưởng 27,16% (13,52%) (5,63%) (8,59%) 13,15%
Trung Quốc 904.563 785.169 741.226 668.226 510.757
Tỷ trọng 4,87% 4,93% 4,94% 4,88% 3,35%
Tỷ lệ tăng trưởng 3,88% ( 13,20%) (5,60%) (9,95%) (23,57%)
Nga 804.263 691.203 663.202 605.238 879.721
Tỷ trọng 4,33% 4,34% 4,39% 4,42% 5,77%
Tỷ lệ tăng trưởng 9,23% (4,06%) (4,06%) (8,75%) 45,35%
101

Hàn quốc 518.220 442.752 414.126 379.301 445.825


Tỷ trọng 2,79% 2,78% 2,76% 2.77% 2,89%
Tỷ lệ tăng giảm 8,73% (14,57%) ( 6,47%) (8,41%) 1,18%
Asean: 807.998 665.721 628.691 571.005 501.609
Tỷ trọng 4,35% 4,18% 4,19% 4,17% 3,29%

Tỷ lệ tăng trưởng 2,96% ( 17,61%) (5,57%) (9,18%) (12,16%)

TT khác* 486.644 422.048 381.116 350.545 359.817


Tỷ trọng 2,62% 2,65% 2,54% 2,56% 2,36%

Tỷ lệ tăng trưởng 6,10% (13,28%) (9,70%) (8,03% 2,65%

Tổng cộng 18.574.200 15.926.344 15.004.570 13.693.162 15.246.466


Tăng trưởng 3,67% (14,26%) (5,79%) (8,74%) 11,34%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
• Thị trường Nga, Trung quốc có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, đạt tỷ trọng khoảng
từ 4% đến gần 5 % mỗi nước.
• Thị trường Hàn quốc: chiếm tỷ trong khoảng trên 2,7% tuy nhỏ nhưng dự báo có
khả năng tăng trưởng trong tương lai.
• Thị trường khác (*) gồm Braxil, Mexico, Myanma, một số nước khác) Tín dụng
xuất khẩu những nhóm hàng nằm trong danh mục sang thị trường các nước khác
chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 2.6 %, cho thấy sản phẩm xuất khẩu nằm trong danh
mục hỗ trợ qua các nước nói trên chưa có vị trí và khả năng cạnh tranh còn khiêm
tốn.
2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả
Theo Nghị định số 75/2011/NĐ –CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của
Nhà nước, việc phân loại nợ tại VDB thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Tức là thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN; Thông tư
18/2008/TT-NHNN; Thông tư 13/2010/TT – NHNN; Thông tư 02/2013/TT- NHNN.
● Về chất lượng tín dụng xuất khẩu
Chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB từ 2011 đến 2015 diễn biến theo chiều
hướng cải thiện: Tỷ lệ nợ trong hạn có xu hướng tăng. Năm 2011, tỷ lệ nợ trong hạn
là 83,29 %, năm 2012 giảm xuống còn 81,02%.. Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp
quản lý tín dụng chặt chẽ hơn, nên tỷ lệ nợ trong hạn năm 2013 đã tăng lên và đạt tỷ
lệ 82,22%. Năm 2014 nợ trong hạn giảm xuống rất thấp chỉ còn 59,60%, nợ quá hạn
102

tăng lên đột biến và chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 40,40%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn tăng
cao trong năm 2014 nhưng nợ xấu ( nợ nhóm 5) trong số nợ quá hạn đã được khống
chế ở mức 8,58%, thấp hơn năm 2013. Năm 2015 tỷ lệ trong hạn đã tăng lên 83,91%.
Như vậy, có thể nói chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB đã có xu hướng cải
thiện, cho thấy chiều hướng tích cực hơn trong quản lý chất lượng TDXK của Nhà
nước tại VDB.
Diễn biến nợ quá hạn và nợ xấu theo chiều hướng ngược lại với nợ trong hạn. Nợ
quá hạn (nợ nhóm 2,3,4,5) và nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) đều có động thái giảm, nhưng
không đều. Trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ khá cao từ năm 2011 là 9,66% ,năm 2012
là 9,55%, năm 2013 là 9,06%. Từ năm 2014 do áp dụng các biện pháp quản lý tín
dụng, nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm. Nợ xấu từ năm 2014 giảm còn 8,58%, đến 2015
chỉ còn 7,02%, gần đạt chỉ tiêu của HĐQT và Ban điều hành đề ra. Như vậy chất
lượng TDXK có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Nợ xấu đã được quản lý
và đưa tỷ lệ xuống còn 7,02% gần đạt chỉ tiêu phấn đấu theo kế hoạch là 7%. (bảng
2.15).
Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015.
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

∑ Dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121

Tỷ lệ tăngtrưởng 0,92 % (36,85 %) 0,46% (14,15%) 15,17%

1.Nợ trong hạn 13.151.787 7.535.685 8.464.752 5.267.714 8.584.934

Tỷ trọng 81,05 % 73,54 % 82,22 % 59,60% 83,91%

2.Nợ quá hạn 3.074.242 2.712.051 1.830.495 3.571.263 1.610.072

Tỷ trọng 18,95% 26,46% 17,79 % 40,40% 16,04%

Trong đó: Nợ xấu 1.567.504 978.659 932.749 758.384 718.365

Tỷ trọng 9,66 % 9,55 % 9,06% 8,58 % 7, 02%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
103

18000000

16000000

14000000

12000000
Tổng dư nợ TDXK
10000000
Nợ trong hạn
8000000 Nợ quá hạn
6000000 Nợ xấu

4000000

2000000

0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nhóm nợ TDXK của nhà nước tại VDB từ 2011 -2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro TDXK
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VDB được thực hiện một cách nghiêm túc,
mang tính chất bắt buộc. Theo quy định nội bộ của VDB, việc trích lập và hoàn nhập
dự phòng được thực hiện mỗi quý một lần. Bộ phận quản lý tín dụng căn cứ vào dư
nợ thực tế của từng nhóm nợ, giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ trích lập dự phòng theo
nhóm nợ quy định, tiến hành lập bảng kê dự phòng rủi ro phải trích trong kỳ, so sánh
với dự phòng rủi ro đã trích kỳ trước để xác định số trích bổ sung kỳ này, hoặc phải
hoàn nhập dự phòng. Bảng kê chuyển bộ phận kế toán hạch toán trích lập dự phòng
theo quy định.
Thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng tại VDB được quy định như sau:
Tổng Giám đốc VDB xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ đối với
các dự án vay vốn TDĐT và TDXK.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ cho chủ đầu tư và nhà xuất khẩu
theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị của VDB.
Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ, bán nợ do Bộ Tài chính
trình trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB.
Như vậy, việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng phát sinh từ nợ nhóm
5 (nợ có khả năng mất vốn) được thực hiện mỗi năm một lần theo chỉ đạo thống nhất
104

của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, trên cơ sở đề nghị của ban chuyên môn (Ban
tín dụng xuất khẩu, Trung tâm Xử lý nợ và Ban Pháp chế).Văn bản đề nghị xử lý nợ
nhóm 5 do Chủ tịch Hội đồng quản trị gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Tài chính trình Chính
phủ xem xét quyết định. Khi có quyết định xử lý của Chính phủ bằng văn bản, Hội
đồng quản trị và Ban điều hành sẽ chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện.
2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
►Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàngPhát triển Việt Nam
● Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo lãnh) đối
với các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc
trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín
dụng đã ký kết giữa khách hàng với tổ chức tín dụng.
• Đối tượng bảo lãnh: đối tượng bảo lãnh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung
là nhà XK) trong nước đã có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục hàng
hóa vay vốn TDXK của Nhà nước, nhưng khách hàng không vay vốn tại VDB mà
vay vốn tại một TCTD khác, nếu có nhu cầu bảo lãnh vay vốn, VDB sẽ đáp ứng nếu
nhà XK thỏa mãn các điều kiện quy định của VDB.
• Mức bảo lãnh: mức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được tính theo mức cho vay của
TCTD đối với nhà xuất khẩu, nhưng tối đa không quá 85 % giá trị hợp đồng xuất
khẩu hoặc giá trị của L/C đã được TCTD nước ngoài mở cho nhà XK. Với thời hạn
bảo lãnh tối đa là 12 tháng.
Nếu mức bảo lãnh nằm trong phạm vi phân cấp của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận bảo lãnh, với thời
hạn không quá 5 ngày làm việc.
Nếu mức bảo lãnh vượt quá phân cấp của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh chịu trách
nhiệm tổ chức thẩm định, đề xuất việc chấp thuận và gửi hồ sơ lên Hội sở để Tổng
giám đốc xem xét quyết định, với thời hạn không quá 3 ngày làm việc.
Trường hợp từ chối bảo lãnh, Giám đốc chi nhánh phải có văn bản gửi cho khách
àng, trong đó nói rõ lý do từ chối.
• Ký hợp đồng và phát hành thư bảo lãnh
105

Sau khi thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận bảo lãnh, VDB và khách hàng ký
hợp đổng bảo lãnh. Khi đã hoàn thành thủ tục bảo đảm cho bảo lãnh, VDB (bên bảo
lãnh) sẽ phát hành “Thư bảo lãnh” và gửi cho TCTD (bên nhận bảo lãnh) cho nhà
xuất khẩu vay 1 bản (bên được bảo lãnh). Căn cứ vào thư bảo lãnh của VDB, TCTD
sẽ giải ngân cho nhà XK theo yêu cầu.
• Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Nếu nhà xuất khẩu hoàn thành hợp đồng xuất khẩu, được nhà nhập khẩu nước ngoài
thanh toán tiền hàng đủ để trả nợ gốc và lãi vay cho TCTD cho vay, TCTD lập văn
bản thông báo cho VDB về việc chấm dứt trách nhiệm bảo lãnh của VDB. Người XK
thanh toán phí bảo lãnh cho VDB theo thời hạn, mức bảo lãnh và phí bảo lãnh (1,00%
năm) đã ghi trong hợp đồng để thanh lý hợp đồng bảo lãnh.
Nếu hợp đồng xuất khẩu không được thực hiện, nhà XK không có tiền trả nợ cho
TCTD, với tư cách bên nhận bảo lãnh, TCTD sẽ lập văn bả yêu cầu VDB thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các điều kiện, điều khoản trong thư
bảo lãnh, nếu phù hợp, VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức là trả nợ thay cho nhà
XK. Nếu không phù hợp, VDB lập văn bản từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong
đó nêu rõ các lý do từ chối.
Trường hợp VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,
VDB thông báo cho nhà XK về việc trả nợ thay, đồng thời yêu cầu khách hàng nhận
nợ bắt buộc theo số tiền VDB đã trả nợ thay. Nhà XK phải chịu lãi suất bằng 150 %
lãi suất nhà XK đã vay của TCTD đối với nợ bắt buộc. VDB và nhà XK sẽ thống
nhất xác định kỳ hạn trả nợ cho phù hợp, VDB đôn đốc nhà XK thực hiện trả nợ. Nếu
nhà XK không trả được nợ, VDB sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, hoặc xử lý nợ
theo quy định của pháp luật.
● Bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Bảo lãnh dự thầu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo lãnh) đối với bên mời
thầu là tổ chức ở nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên dự thầu là tổ chức kinh tế Việt Nam (bên được bảo lãnh) nếu bên dự thầu đã được
xét trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng đấu thầu.
106

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo
lãnh) đối với người nhập khẩu là tổ chức kinh tế nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) về
việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người xuất khẩu là tổ chức kinh tế của Việt Nam
(bên được bảo lãnh) nếu người xuất khẩu của Việt Nam không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết với người nhập khẩu nước
ngoài.
• Đối tượng bảo lãnh: đối tượng bảo lãnh là DN, tổ chức kinh tế trong nước tham gia
dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa
vay vốn TDXK của Nhà nước, sẽ được VDB bảo lãnh nếu có nhu cầu.
• Điều kiện bảo lãnh: để được VDB bảo lãnh, DN phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu
hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
Phải có đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để tham gia dự thầu hoặc thực
hiện hợp đồng xuất khẩu, được VDB thẩm định và chấp thuận.
• Mức bảo lãnh: mức bảo lãnh tối đa 3% giá dự thầu, (đối với bảo lãnh dự thầu) tối
đa 15 % giá trị hợp đồng xuất khẩu (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu)
Thời hạn bảo lãnh tùy thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đã ghi
trong hồ sơ dự thầu hoặc thời hạn đã ghi trong hợp đồng xuất khẩu.
Phí bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là 0,5% trên giá trị bảo
lãnh, với mức tối đa không quá 100.000.000 VND một hợp đồng.
Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trong thời
hạn không quá 5 ngày làm việc, sau đó gửi hồ sơ về Hội sở chính. Trong 3 ngày làm
việc, Tổng giám đốc VDB xem xét và quyết định chấp thuận hoặc từ chối bảo lãnh.
Nếu từ chối phải có văn bản gửi cho khách hàng, trong đó nói rõ lý do từ chối.
Thủ tục thẩm định, ký hợp đồng bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VDB và
thủ tục nhận nợ bắt buộc đối với DN, tương tự như trường hợp bảo lãnh TDXK.
►Tình hình phát triển bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính phủ, có năng lực tài
chính, lại được Chính phủ bảo đảm thanh toán, do đó bảo lãnh của VDB đều được
các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế tin tưởng. Tuy nhiên, qua số liệu phản ánh
trong bảng 2.16 cho thấy hoạt động bảo lãnh của VDB còn quá khiêm tốn, chưa tương
107

xứng với vị trí và tiềm năng của VDB trong hệ thống tài chính Việt Nam. Tuy nhiên
với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên 50% cho thấy VDB đang ngày càng chú ý và
quan tâm phát triển loại hình nghiệp vụ này trong thời gian tới.
Bảng 2.16. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2015
Tổng GT bảo lãnh 106.734 217.196 140.971 149.711 167.675
Trong đó:
BLTDXK 69.377 134.662 87.571 92.270 100.605
BLĐT&THHĐ 37.357 82.534 53.400 57.000 67.070
Tỷ lệ tăng giảm 316% 203% (35,10%) 6,19% 12,00%
Thu từ BL 2.098 2.924 1.903 1.982 2.216
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT
KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1. Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam
Để có thêm thông tin có liên quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, tác
giả thiết kế bảng câu hỏ khảo sát với 9 câu hỏi và 4 mức độ đánh giá của đối tượng
khảo sát (xem phụ lục 4).để phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Trong đó đối tượng khảo
sát là cán bộ, nhân viên đang công tác tại VDB, cán bộ nhân viên trong các doanh
nghiệp xuất khẩu đang có quan hệ tín dụng với VDB và một số chuyên gia trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Kết quả thu được 178/200 ý kiến của các đối tượng khảo
sát. Tác giả đã tổng hợp theo nội dung câu hỏi khảo sát như sau:
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Nhận định gì về hiệu quả hoạt động 52 67 35 24
TDXK tại VDB trong những năm qua 29,2% 37,6% 19,7% 13,5%
Câu hỏi khảo sát về hiệu quả hoạt động TDXK cho kết quả như sau:
a. Hoạt động không tốt: 52 phiếu, chiếm tỷ lệ 29,2%.
b. Hoạt động bình thường: 67 phiếu, chiếm tỷ lệ 37,6%.
c. Hoạt động tốt: 35 phiếu, chiếm tỷ lệ 19,7%.
108

d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 24 phiếu, chiếm tỷ lệ 13,5%.


Đánh giá hoạt động TDXK của VDB ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ lớn, còn lại nghiêng
về đánh giá hoạt động chưa tốt.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Nhóm hàng trong danh mục hàng 71 52 40 15
hóa được vay vốn tín dụng xuất
khẩu tại VDB có khả năng cạnh 40,0% 29,2% 22,5% 8,4%
tranh cao

Khảo sát về khả năng cạnh tranh trong nhóm hàng TDXK cho kết quả như sau:
a. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: 71 phiếu, tỷ lệ 40%.
b. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: 52 phiếu, tỷ lệ 29,2%.
c. Nhóm sản phẩm công nghiệp: 40 phiếu, tỷ lệ 22,5%.
d. Nhóm hàng máy tính nguyên chiếc, phụ kiện, linh kiện: 15 phiếu, tỷ lệ 8,4%
Như vậy, nhóm hàng NLTS là nhóm hàng có khả năng cạnh tranh cao nhất.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Điểm bất lợi trong hoạt động TDXK 56 37 33 30
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 31,5% 21,0% 18,5% 16,9%

Đánh giá điểm bất lợi trong hoạt động TDXK tại VDB, cho kết quả như sau:
a. Nguồn vốn bị hạn chế: 56 phiếu, tỷ lệ 31,5%.
b. Quy trình, thủ tục cho vay quá chặt chẽ, cứng nhắc: 37 phiếu, tỷ lệ 21%.
c. Quy định về bảo đảm tín dụng gây khó khăn cho KH: 33 phiếu, tỷ lệ 18,5%.
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 30 phiếu, tỷ lệ 16,9%.
Như vậy, nguồn vốn bị hạn chế là điểm bất lợi chính trong hoạt động TDXK của VDB.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Điểm mạnh nổi bật trong hoạt động tín 52 56 54 16
dụng xuất khẩu tại VDB 29,2% 31,5% 30,3 % 9,0 %

Khảo sát điểm mạnh nổi bật trong hoạt động TDXK tại VDB, cho kết quả như sau:
a. Tổ chức bộ máy quản lý TDXK có tính chuyên nghiệp cao: 52 phiếu, tỷ lệ 29,2%.
b. Mạng lưới giao dịch rộng khắp các vùng miền: 56 phiếu, tỷ lệ 31,5%.
109

c. Lãi suất hấp dẫn, có lợi cho khách hàng vay vốn: 54 phiếu, tỷ lê 30,3%.
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 16 phiếu, tỷ lệ 9% .
Như vậy, mạng lưới giao dịch và lãi suất hấp dẫn là điểm mạnh nổi bật của VDB.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Thách thức lớn nhất để phát triển 44 52 67 15
hoạt động TDXK tại Việt Nam là: 24,7% 29,2% 37,6% 8,4%

Khảo sát điểm mạnh nổi bật trong hoạt động TDXK tại VDB, cho kết quả như sau:
a.Thiếu sự phối kết hợp trong cơ chế chính sách về TDXK: 44 phiếu, tỷ lệ 24,7%.
b. Hình thức tín dụng còn đơn điệu, thiếu tính liên kết: 52 phiếu, tỷ lệ 29,2% .
c. Năng lực tài chính của VDB chưa đủ mạnh để tạo lực đẩy tài chính cho xuất khẩu: 67
phiếu, tỷ lệ 37,6%.
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 15 phiếu, tỷ lệ 8,4% .
Như vậy, năng lực tài chính chưa đủ mạnh là thách thức lớn nhất đối với VDB.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Cơ hội để đẩy mạnh phát triển hoạt 52 56 54 16
động tín dụng xuất khẩu của VDB là 29,2% 31,5% 30,3% 9,0%

Khảo sát về cơ hội để phát triển hoạt động TDXK tại VDB, cho kết quả như sau:
a. Chính sách nhất quán của Chính phủ về đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu: 52 phiếu, tỷ lệ 29,2%
b. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tăng năng lực tài chính đủ mạnh: 56 phiếu, tỷ lệ 31,5%
c. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế trên thị trường khu vực và thế giới: 54 phiếu,tỷ
lệ 30,3%
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 16 phiếu, tỷ lệ 9%
Như vậy, tăng năng lực tài chính cho VDB và lợi thế mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là
cơ hội chính để đẩy mạnh phát triển TDXK.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Hoạt động TDXK tại Ngân hàng Phát 58 53 50 17
triển Việt Nam khác gì với TDXK tại
các NHTM 32,6% 29,8% 28,1% 9,6%
Khảo sát về sự khác nhau giữa TDXK tại VDB, và TDXK tại các NHTM, kết quả như sau:
110

a. Có sự khác nhau về mục tiêu hoạt động: 58 phiếu, tỷ lệ 32,6%.


b. Tín dụng xuất khẩu tại VDB áp dụng thống nhất, không có sự điều chỉnh linh hoạt, còn
tín dụng xuất khẩu của các NHTM hoàn toàn theo cơ chế thị trường và được điều chỉnh rất
linh hoạt: 53 phiếu, tỷ lệ 29,8%.
c. Tín dụng xuất khẩu tại VDB chỉ thực hiện theo mặt hàng nằm trong danh mục quy định,
còn TDXK của NHTM thực hiện với bất kỳ mặt hàng nào nhà nước không cấm: 50 phiếu,
tỷ lệ 28,1%.
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 17 phiếu, tỷ lệ 9,6% .
Đánh giá sự khác biệt chủ yếu là mục tiêu hoạt động.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến 51 59 52 16
hoạt động TDXK trong thời gian qua
tại VDB 28,7% 33,1% 29,2% 9,0%

Khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TDXK tại VDB là, với kết quả như sau
a. Cơ chế, chính sách về TDXK chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích khách hàng: 51
phiếu, tỷ lệ 28,7%.
b. Quy trình thẩm định và Quy định tỷ lệ tài sản đảm bảo không hợp lý, gây khó cho khách
hàng: 59 phiếu, tỷ lệ 33,1%.
c. Quản lý tài chính, tuân thủ quy chế, quy định về TDXK của nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu còn yếu kém và tiêu cực: 52 phiếu, tỷ lệ 29,2%.
d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: 16 phiếu, tỷ lệ 9%.
Như vậy, nguyên nhân chính thuộc về VDB và khách hàng.
Đánh giá
Câu hỏi khảo sát a b c d
Ý kiến chia sẻ bài học kinh nghiệm 57 54 55 12
về TDXK tại các quốc gia khác 32,0% 30,3% 30,1% 6,7%

Khảo sát về chia sẻ bài học kinh nghiệm về TDXK, cho kết quả như sau:.
a. Nên tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc: 57 phiếu, tỷ lệ 32%.
b. Nên tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc: 54 phiếu, tỷ lệ 30,3%.
c. Nên tham khảo kinh nghiệm Thái lan: 55 phiếu, tỷ lệ 30,1%.
111

d. Không có ý kiến hoặc ý kiến khác : 12 phiếu, tỷ lệ 6,7%.


Tổng hợp đánh giá chung: cần học hỏi kinh nghiệm của cả 3 quốc gia.
2.3.2. Đánh giá tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
Qua số liệu thực tế về hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB từ năm 2011 đến
2015, kết hợp với các thông tin tham khảo qua kết quả khảo sát về TDXK, có thể
đánh giá tình hình hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB như sau:
2.3.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất: hoàn thành cơ bản chính sách TDXK của Nhà nước
• TDXK của Nhà nước tại VDB góp phần thực hiện các mục tiêu cơ bản như khuyến
khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước; Tạo công ăn việc làm, nâng cao đời
sống nhân dân; Góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm nhập siêu
VDB đã kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính
trị do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. VDB phối hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương và các hiệp hội để hỗ trợ xuất khẩu theo đúng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn và quy hoạch phát triển từng ngành hàng, từng vùng kinh tế.
• TDXK của Nhà nước được thực hiện tại VDB theo danh mục ngành hàng theo quy
định của Chính phủ. Đây là những ngành hàng, mặt hàng cần được hỗ trợ trong khuôn
khổ pháp lý quy định của Việt Nam, nhằm tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động sản
xuất, gia công , chế biến và xuất khẩu những loại hàng hóa này, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Vốn tín dụng xuất khẩu của VDB đã đóng góp tích cực đối với
một số ngành, vùng và lĩnh vực trong danh mục thúc đẩy xuất khẩu mà Chính phủ
giao nhiệm vụ cho VDB, đặc biệt là mặt hàng nông lâm thủy hải sản. Trên góc độ
này, toàn hệ thống của VDB đã có nhiều cố gắng để thực hiện nhiệm vụ quan trọng
này.
• TDXK của Nhà nước tại VDB đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt
hàng xuất khẩu của cả nước nói chung như: cà phê, thủy hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ
nghệ, dệt may, nông sản, góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên
thế giới. Qua đó tạo chỗ đứng ngày càng ổn định và vững chắc trên thị trường truyền
thống và mở rộng khả năng gia nhập thị trường mới sau một thời gian hưởng ưu đãi
của chính sách TDXK của Nhà nước.
112

• TDXK của Nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện
cán cân thương mại và tăng trưởng GDP cả nước trong vài năm trở lại. Khi hoạt động
xuất khẩu phát triển sẽ gián tiếp tạo điều kiện hoàn thiện và phát triển các lĩnh vực
liên quan đến hoạt động thương mại như: hải quan, tàu, cảng, dịch vụ vận chuyển.
• Thông qua hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, đã làm cho chính sách TDXK
của Nhà nước đi vào thực tế. Hàng năm ngân sách nhà nước đã hỗ trợ chênh lệch lãi
suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng gần 500 tỷ đồng, tuy là con số không
lớn, nhưng đã cho thấy chính sách đã đi vào thực tiễn cuộc hoạt động kinh tế nói
chung và xuất khẩu nói riêng. Càng ngày càng có nhiều DN đã tìm cách để tiếp cận
nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Chính phủ để phát triển hoạt động kinh doanh của
mình.
Thứ hai: chất lượng và hiệu quả công tác quản lý tín dụng được cải thiện
• Trong công tác quản lý cho vay, thu nợ, dư nợ TDXK
Công tác quản lý cho vay, thu nợ, quản lý dư nợ TDXK tại Sở Giao dịch và các Chi
nhánh do các phòng TDXK thực hiện, dưới sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc của Ban
TDXK của Hội sở VDB. Cán bộ TDXK của phòng TDXK được giao nhiệm vụ theo
dõi quản lý từng nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể. Đối với khoản cho vay
nhà xuất khẩu trước khi xuất hàng, cán bộ tín dụng theo sát diễn biến tình hình sử
dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn. Khi lô hàng được chính thức xuất khẩu, cán bộ
tín dụng hướng dẫn, giúp đỡ cho nhà xuất khẩu các hồ sơ thủ tục để thanh toán hỗ trợ
lãi suất theo quy định. Định kỳ hàng quý lập báo cáo các chỉ tiêu về doanh số cho
vay, doanh số thu nợ và dư nợ tại thời điểm, đồng thời tiến hành phân loại nợ theo
quy định để đánh giá chất lượng TDXK từng khách hàng và toàn bộ khách hàng. Các
phòng tín dụng xuất khẩu, định kỳ báo cáo tình hình cho Ban TDXK. Ban TDXK sẽ
tổng hợp tình hình chung, đồng thời dựa trên các thông tin về tình hình kinh tế, tài
chính, thị trường; tình hình quản lý tín dụng ở Sở giao dịch và các Chi nhánh để chỉ
đạo kịp thời nhằm triển khai và thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường công
tác quản lý tín dụng, hạn chế và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.

• Trong công tác quản lý chất lượng TDXK


113

Song song với việc mở rộng quy mô hoạt động TDXK, công tác quản lý chất lượng
tín dụng được coi trọng hàng đầu. Quản lý chất lượng tín dụng là một trong những
nhiệm vụ khó khăn và nặng nề trong hoạt động TDXK của VDB, bởi vì ngoài sự cố
gắng chủ quan của cán bộ tín dụng, ngoài những quy định về tài sản bảo đảm v.v còn
có những tác động khách quan của tình hình kinh tế nội địa nói riêng và kinh tế thế
giới nói chung, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng TDXK của VDB. Ngoài ra, còn
có những trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, qua mặt cán bộ tín dụng. Bảng phân
loại nhóm nợ tín dụng cho thấy nợ xấu của các năm 2011, 2012 đều có tỷ lệ rất cao,
trên 8,5 %. Đây là một điều đáng báo động về chất lượng TDXK tại VDB. Năm 2013,
tỷ lệ nợ xấu có giảm, nhưng vẫn còn cao với mức 8,0 %. Nếu so với tỷ lệ nợ xấu có
thể chấp nhận được là ≤ 3 %, thì tỷ lệ nợ xấu của VDB cao hơn rất nhiều, điều này
cho thấy chất lượng TDXK đang có vấn đề, nhưng nếu so sánh với tình hình chung
của toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của VDB là
không có gì khó hiểu. Đến năm 2014, sau khi cơ cấu lại nợ, tỷ lệ nợ xấu đã giảm
xuống còn 7,58 %, đến năm 2015 nợ xấu chỉ còn 7,02%. Đây là dấu hiệu tích cực,
nhưng còn phải cố gắng nhiều mới đạt được tỷ lệ nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ
là không quá 3 % của toàn ngành trong năm 2015. Cũng cần phân tích thêm là trong
số nợ xấu của VDB, nợ nhóm 5 tuy có, nhưng không nhiều, chủ yếu là nợ nhóm 4 và
nhóm 3. Do đó, tuy có tỷ lệ nợ xấu cao, nhưng rủi ro tín dụng xảy ra với VDB đều
có nguồn xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
• Từng bước nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trên nhiều phương diện như thẩm định
phương án SXKD, phương án sử dụng vốn và tài sản đảm bảo cũng như các yếu tố
pháp lý liên quan đã được thực hiện tương đối tốt. Bộ phân chuyên môn cũng đã
hướng dẫn khách hàng thực hiện khá đầy đủ thủ tục khi vay tạm ứng vốn xuất khẩu
và hoàn chứng từ xuất khẩu để được xem xét giảm lãi suất theo quy định, được khách
hàng hoan nghênh và tin tưởng. Tạo được sự tin cậy và tin tưởng nơi khách hàng
được coi là thành công của VDB trong hoạt động TDXK trong thời gian qua. Nhờ
những nỗ lực công việc chuyên môn của cán bộ phòng TDXK, sự theo dõi, chỉ đạo
114

sát sao, cụ thể thường xuyên của lãnh đạo phòng ban TDXK nên chất lượng TDXK
được cải thiện.
Thứ ba: mở rộng và phát triển quan hệ với khách hàng trên nhiều mặt
• Tăng cường phối hợp kết nối với các doanh nghiệp vay vốn
Thông qua hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VDB, với bộ phận chuyên môn là các
phòng TDXK đã có sự phối kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xây
dựng và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn có hiệu
quả . Qua hoạt động thực tế, trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp có quan hệ
tín dụng với VDB đã được nâng lên rõ rệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì các
doanh nghiệp không những nâng cao nhận thức và trình độ quản lý tài chính kế toán,
mà còn hiểu sâu hơn, cụ thể hơn chính sách tín dụng của Chính phủ nói riêng và chính
sách khuyến khích xuất khẩu nói chung của Chính phủ để có những giải pháp thiết
thực, đồng thời thông qua đó mà tuyên truyền phổ biến thông tin cho các doanh
nghiệp khác cùng biết để tiếp cận nguồn vốn TDXK của VDB trong phạm vi cả nước
cũng như trong từng khu vực kinh tế.
• Số lượng hợp đồng và mức giải ngân sụt giảm liên tục
Hàng năm VDB đã ký hợp đồng TDXK với số lượng hàng trăm khách hàng, giải
ngân hàng chục ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên số hợp đồng đã ký và mức giải ngân trong
5 năm có xu hướng giảm liên tục. So với chỉ tiêu kế hoạch do Hội đồng quản trị đề
ra thì doanh số cho vay, doanh số trả nợ và mức dư nợ về cơ bản đạt tỷ lệ khoảng gần
90 %. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu qua 5 năm với mức bình quân năm
là 6,03 %. Tuy tỷ lệ tăng trưởng không đều giữa các năm, nhưng với mức bình quân
6,03 % năm cho thấy trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, nhất là trong hoạt
động xuất khẩu,VDB đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này.
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
►Những hạn chế
• Dư nợ và doanh số cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của toàn hệ thống VDB còn quá
khiêm tốn, tăng trưởng không ổn định qua các năm, tăng trưởng âm trong giai đoạn
2011 -2015. Nếu so sánh với tài sản trong HĐNV, dư nợ TDXK chỉ chiếm tỷ trọng
bình quân chưa đến 6 % và có xu hướng giảm. Nếu so sánh với giá trị kim ngạch xuất
115

khẩu trong thời gian qua với những mặt hàng tương ứng trong cả nước, giá trị tín
dụng của VDB còn là một con số quá nhỏ bé, chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 0,8 % tổng
kim ngạch xuất khẩu. Điều này chưa tương xứng với vị trí của VDB trong việc thực
hiện chính sách TDXK của Chính phủ; chưa tương xứng với tiềm năng của các ngành
hàng xuất khẩu trong danh mục quy định của Chính phủ. Theo NCS, đây được coi là
hạn chế lớn nhất trong hoạt động tín dụng xuất khẩu của VDB thời gian qua.
• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB tuy đã có sự đa dạng và phong phú về
hình thức tín dụng như cho vay đối với nhà xuất khẩu (DN trong nước); cho vay nhà
nhập khẩu (DN nước ngoài); bảo lãnh vay vốn cho nhà xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu
các hợp đồng sản suất, khai thác, chế biến hàng xuất khẩu; bảo lãnh thực hiện hợp
đồng xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
chỉ mới thực hiện hình thức cho vay nhà xuất khẩu và bảo lãnh vay vốn cho nhà xuất
khẩu, còn các hình thức khác chưa triển khai thực hiện. Có thể những hình thức tín
dụng khác về xuất khẩu có mức độ rủi ro cao hơn, hoặc do lực lượng đội ngũ cán bộ
chuyên quản còn quá ít nên chưa triển khai các hình thức tín dụng khác. Nhưng phải
nhìn nhận vấn đề này như một trong những hạn chế của VDB trong hoạt động TDXK.
Đây cũng là hạn chế khá lớn, nếu chúng ta có quan điểm và tầm nhìn xa, trông rộng
hơn về chính sách TDXK của Việt Nam. Lý giải vấn đề này như thế nào? Vấn đề là,
khi học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện chính sách TDXK, chúng
ta đều nhận thấy các nước đều đề ra và thực thi chính sách TDXK có sự nhất quán và
phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Các nước không những cung cấp tín dụng cho doanh
nghiệp trong nước, mà còn cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu ở nước ngoài tạo
ra sự cộng hưởng để thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Tuy chính sách TDXK của Chính
phủ Việt Nam có đặt vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn chưa triển khai loại hình
cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay vốn TDXK. Đây thực sự là một hạn chế trong
thực hiện chính sách TDXK của Việt Nam. Cần xem xét để có thể triển khai hình
thức cho vay nhà nhập khẩu ở nước ngoài trong thời gian tới.
• Các quy định, quy chế về hướng dẫn cho vay, quản lý nợ vay, thu hồi nợ trong
TDXK tuy đã có đổi mới hơn, cụ thể hơn, nhưng vẫn còn thiếu sự linh hoạt, cứng
nhắc, chưa bám sát thực tiễn. Một số công ty xuất khẩu đã không còn mặn mà với
116

chính sách TDXK của Nhà nước, họ đã chuyển sang tiếp cận vốn TDXK của các
NHTM, tuy lãi suất cao hơn lãi suất của VDB nhưng thông thoáng thuận lợi và giải
ngân kịp thời hơn.
• Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay tiên tiến,
phù hợp với trình độ quản lý hiện đại của ngân hàng và khách hàng. Trong văn bản
quy định hiện hành, cho phép mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những
doanh nghiệp có năng lực và trình độ quản lý tài chính kế toán tốt, có quan hệ thường
xuyên với VDB. Điều này đã được thực hiện, nhưng một số doanh nghiệp mới xác
lập quan hệ với VDB tuy tình hình tài chính của doanh nghiệp này tốt, quản lý tài
chính kế toán nề nếp vẫn chưa được vay theo hạn mức mà chỉ được vay từng lần. Như
vậy trong xét duyệt cho vay theo kế hoạch có phần cứng nhắc, chưa thu hút khách
hàng, có nguy cơ khách hàng sẽ tìm ngân hàng khác để vay vốn. Do đó, cần quan tâm
và đặt lợi ích khách hàng trong tổng thể lợi ích chung của nền kinh tế thì có thể thu
hút thêm những khách hàng tiềm năng và góp phần gia tăng dư nợ TDXK trong giai
đoạn hiện nay.
• Công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng tuy có đổi mới, nhưng cơ bản vẫn
mang tính chủ quan do các tiêu chí và chỉ tiêu không dựa trên số liệu thực tế tin cậy
do việc tập hợp số liệu thông tin về từng ngành hàng xuất khẩu chưa đầy đủ. Các chỉ
tiêu tài chính trong từng ngành hàng xuất khẩu hiện nay cũng chưa có đủ thông tin
để đưa ra con số bình quân ngành làm cơ sở so sánh xếp hạng.
• Công tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ chưa theo kế hoạch trên cơ sở dòng tiền
của doanh nghiệp vay vốn. Việc theo dõi và thu hồi nợ chủ yếu dựa vào thiện chí của
doanh nghiệp vay vốn. Lý do là VDB chưa triển khai thực hiện các nghiệp vụ giao
dịch quốc tế, bộ phận thanh toán quốc tế chưa đi vào hoạt động, do đây là phần nghiệp
vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro quốc gia và rủi ro quốc tế. Từ đó việc kiểm soát dòng tiền thu
được từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vay vốn là hoàn toàn bị động đối với
VDB. Nếu dòng tiền thanh toán bằng ngoại tệ từ bên ngoài được chuyển vào Việt
Nam thông qua VDB thì việc thu nợ sẽ thực hiện ngay khi nhận được báo có từ bên
ngoài. Điều này vừa giúp việc thu nợ chủ động nhanh chóng vừa kiểm soát hoàn toàn
dòng tiền của doanh nghiệp.
117

• Mặt khác việc chưa triển khai tốt hoạt động thanh toán quốc tế tại VDB cũng có ảnh
hưởng mạnh trong việc hỗ trợ hoạt động TDXK. Vì chưa triển khai tốt hoạt động
thanh toán quốc tế nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán trực
tiếp cho nhà cung cấp ở nước ngoài, vẫn còn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác để
thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài. Có thể coi đây cũng là một trong những
lý do khiến cho hoạt động TDXK tại VDB có phần hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đối
với hoạt động của một ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TDXK của Nhà nước. Nếu
VDB triển khai thực hiện tốt dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ giúp VDB giám sát mục
đích sử dụng vốn, kiểm soát dòng tiền nhà nhập khẩu thanh toán, vừa đảm bảo thu
hồi nợ kịp thời, vừa tăng cường dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tại VDB.
• Số lượng các doanh nghiệp vay vốn TDXK của Nhà nước tại VDB chưa nhiều, hiện
chỉ có khoảng trên 800 khách hàng ký hợp đồng TDXK với VDB. Đây quả là con số
quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác, sản xuất, chế biến, xuất khẩu những
mặt hàng được vay TDXK theo quy định của Chính phủ.
• Còn tồn tại nhiều sơ hở yếu kém trong quản lý khiến chất lượng tín dụng mà cụ thể
là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao. Sau quá trình xử lý, kiểm soát tích cực, đến cuối năm
2015 tỷ lệ nợ xấu của VDB tuy đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn rất cao ( 7,02%) so với
mặt bằng chung của toàn hệ thống. Song song với tỷ lệ nợ xấu cao, tại VDB cũng đã
phát sinh tình trạng vi phạm quy chế, quy định dẫn đến bị khách hàng chiếm đoạt,
lừa đảo gây thất thoát vốn khá lớn cho ngân hàng.
►Nguyên nhân của những hạn chế
● Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là chính sách nhất quán của Chính phủ với mục
tiêu cơ bản là thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời qua đó tạo điều
kiện cho các DN Việt Nam, nhất là các DNNVV đổi mới quy trình công nghệ để phát
triển sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên qua hoạt động thực tế tại
VDB về TDXK nổi lên một số vấn đề thuộc cơ chế chính sách dẫn đến hoạt động tín
dụng xuất khẩu chưa có sự phát triển theo mong muốn. Cụ thể là:
• Nguồn vốn cân đối cho hoạt động TDXK tại VDB vẫn còn bị hạn chế do tình trạng
cân đối ngân sách nhà nước còn phải tập trung cho nhiều chương trình dự án quan
118

trọng, trong khi nguồn huy động của VDB từ nền kinh tế xã hội không thuận lợi như
các NHTM khác, làm cho dư nợ TDXK tại VDB khó có thể tăng trưởng với tốc độ
cao.
• Chính sách TDXK của Nhà nước là chính sách được triển khai và áp dụng tại VDB,
trong đó lãi suất TDXK được Bộ Tài chính công bố và áp dụng thống nhất cho mọi
đối tượng trong toàn quốc vay vốn TDXK tại VDB không có sự phân biệt đối với đối
tượng nào. Điều này là đương nhiên, nhưng nếu so sánh với cơ chế lãi suất linh hoạt
của các ngân hàng thương mại thường có chính sách ưu đãi về lãi suất cho những
khách hàng lớn hoặc quy mô rất lớn) thì cơ chế lãi suất áp dụng tại VDB không thực
sự hấp dẫn cho những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn.
• Về Lãi suất TDXK: lãi suất TDXK được Bộ Tài chính công bố, tuy thấp hơn lãi
suất thị trường trong từng thời điểm, nhưng do cơ chế công bố lãi suất TDXK tối đa
không quá 2 lần / năm, trong khi lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động thường
xuyên, liên tục và theo xu hướng giảm dần, mức hưởng lợi từ lãi suất TDXK của DN
sẽ có xu hướng giảm, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc tính toán khi vay vốn
TDXK tại VDB, trong khi một số NHTM đã không ngần ngại đưa ra chính sách lãi
suất thấp, thậm chí còn thấp hơn lãi suất TDXK của Nhà nước để thu hút khách hàng
lớn. Đây cũng là thách thức lớn đối với VDB trong việc phát triển TDXK của Nhà
nước.
• Về tài sản đảm bảo tiền vay: khách hàng vay vốn TDXK tại VDB phải có tài sản
đảm bảo tiền vay như khi vay vốn tại các NHTM khác, tuy nhiên các doanh nghiệp
xuất khẩu thường có nhu cầu vốn rất lớn để kinh doanh hàng xuất khẩu, nếu tài sản
đảm bảo hình thành từ vốn vay không đủ tỷ lệ 100%, DN phải có tài sản đảm bảo
khác tham gia, nhưng chỉ được tham gia tối đa 15%. Nghĩa là tài sản đảm bảo hình
thành từ vốn vay phải đạt mức tối thiểu 85%. Cơ chế chính sách quy định như vậy
cũng có cơ sở, có mục đích nhất định, nhưng nếu đem so sánh với cơ chế bảo đảm
tiền vay đang áp dụng tại các NHTM, thì cơ chế bảo đảm tiền vay tại VDB có phần
cứng nhắc. Nếu doanh nghiệp không thỏa mãn quy định này, chắc chắn sẽ bị VDB từ
chối, lúc này doanh nghiệp sẽ tìm đến NHTM để vay vốn.
119

● Nguyên nhân chủ quan của VDB


• Nguồn vốn hoạt động của VDB gồm nhiều nguồn: Vốn điều lệ; vốn ODA do Bộ
Tài chính ủy thác; nguồn ngân sách nhà nước cho tín dụng đầu tư; nguồn huy động
từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các định chế tài chính lớn. Trong đó nguồn vốn huy
động vẫn còn bị hạn chế, trong đó chủ yếu là huy động bằng phát hành giấy tờ có giá
theo phương thức đấu thầu, từ đó nguồn vốn để cho vay tín dụng xuất khẩu còn bị
hạn chế so với nhu cầu của khách hàng. Đây được coi là nguyên nhân rất quan trọng
khiến doanh số cho vay và dư nợ tín dụng xuất khẩu tại VDB không cao. Điều này
cũng phù hợp với kết quả khảo sát về nội dung nguồn vốn của VDB.
• So với các NHTM nhà nước có bề dày kinh nghiệm và uy tín thương hiệu trên thị
trường, trong khi NHPT Việt Nam thương hiệu chưa phổ biến, còn thiếu kinh nghiệm
trong hoạt động nghiệp vụ, trong điều kiện đó, tồn tại trong hoạt động TDXK là không
thể tránh khỏi. Tình hình này dẫn đến tình trạng, mặc dù có chính sách hỗ trợ tín dụng
xuất khẩu cho các mặt hàng theo danh mục quy định, nhưng vẫn còn nhiều DN vẫn
chưa biết hoặc thờ ơ với chính sách này. Chính đều này có ảnh hưởng đến quy mô và
phạm vi hoạt động của VDB trong khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu.
• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước vừa mang tính chất tài trợ thương mại, vừa mang
tính chất hỗ trợ DN vay vốn, nên quy trình, thủ tục có phần khắt khe, cứng nhắc,
khiến nhiều khách hàng cảm thấy phiền hà rắc rối và đã quay lưng lại để tìm đến
những nhà tài trợ khác, chủ yếu là các NHTM với thủ tục đơn giản hơn, nhanh chóng
hơn.
• Công tác tuyên truyền quảng bá chính sách tín dụng của nhà nước chưa quan tâm
đúng mực, chưa được chú trọng và chưa thực sự coi là một trong những biện pháp
mang tính nghiệp vụ kinh doanh của mình. Tuy VDB không hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận, nhưng hoạt động của VDB có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế xã hội. Nếu thấm nhuần tư tưởng này, công tác tuyên truyền quảng cáo sẽ có kết
quả tốt.
• Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có sự quan tâm,
nhưng chưa cao. Hầu như trong đơn vị, cán bộ nhân viên tự học tập tự bồi dưỡng là
chính, chưa có chính sách khuyến khích, khen thưởng và động viên cán bộ nhân viên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
120

• Cơ chế tiền lương và thu nhập chưa khuyến khích và thu hút lao động có trình độ
chuyên môn cao. Thực tế hiện nay tại VDB tiền lương và tiền thưởng đang là rào cản
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB. Tình trạng dịch chuyển cán bộ theo
hướng chuyển sang làm việc tại các NHTM trong nước hoặc chi nhánh nước ngoài
vì có thu nhập cao hơn cũng có ảnh hưởng tâm lý của người lao động tại VDB.
• Một số cán bộ nhân viên trong các đơn vị giao dịch của VDB do trình độ có hạn,
hoặc đã làm ngơ hoặc đã cố tình vi phạm các quy định về cho vay TDXK của Nhà
nước nên đã bị một số công ty lợi dụng qua mặt, lừa đảo và đã xảy ra những mất mát
thiệt hại lớn cho VDB trong tín dụng xuất khẩu.
“VDB chi nhánh Minh Hải (DN tư nhân Ngọc Sinh chiếm đoạt 266 tỷ, Công ty Minh
Châu lập hồ sơ, ký hợp đồng vay vốn TDXK để chiếm đoạt 85 tỷ; Công ty Nhật Đức
cũng lập khống hồ sơ chiếm đoạt 143 tỷ. Các cán bộ của VDB Minh Hải đã không
chấp hành quy định của pháp luật trong công tác cho vay TDXK, bỏ qua các trình tự
thẩm định tín dụng tạo điều kiện cho các DN chiếm đoạt hơn 713 tỷ đồng) Tương tự
như vậy VDB khu vực Tây Nguyên đã bị lợi dụng chiếm đoạt gây thất thoát hàng
trăm tỷ đồng về mặt hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều v.v”. (Thời báo kinh tế Việt Nam)
Nguyên nhân về phía khách hàng
• Tài sản bảo đảm của khách hàng thường không đủ, thậm chí có những khách hàng
dùng thủ thuật qua mặt ngân hàng để dùng một loại tài sản để bảo đảm cho nhiều
khoản vay của các tổ chức tín dụng khác, dẫn đến rủi ro lớn không riêng gì VDB mà
còn cả các TCTD khác. Đây là hiện tượng không phổ biến, nhưng có quy mô giá trị
lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngân hàng trong cả nước.
• Năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam thấp,
nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng hàng hóa không ổn định, mẫu mã
thiếu đa dạng phong phú, khả năng tiếp thị, tìm kiếm đối tác còn hạn chế. Năng lực
sản xuất và trình độ công nghệ không đồng đều.
• Công tác quản lý tài chính kế toán của các doanh nghiệp chưa đi vào nề nếp, thiếu
chuẩn mực và còn thiếu minh bạch. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin chưa chính
xác, thậm chí còn mâu thuẫn, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính không đầy đủ với tình trạng thiếu minh bạch là một trong
121

những nguyên nhân khiến cán bộ, nhân viên của phòng TDXK không thật sự tin tưởng
khi thẩm định, và đề xuất phương án cho vay, thu nợ.
• Một số khách hàng chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng
của hàng hóa xuất khẩu. Trong thương mại quốc tế, chữ tín rất quan trọng, nếu chỉ
chạy theo số lượng mà không quan tâm chất lượng, chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà
không có tầm nhìn xa hơn dài hơn, thì xuất khẩu sẽ không ổn định, dễ bị mất chỗ
đứng trên thị trường. Một số DN xuất khẩu đã rơi vào tình trạng này. Điều này vừa
đòi hỏi DN xuất khẩu công bố chính sách chất lượng và cam kết thực hiện chính sách
chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai.
• Một số khách hàng đã cố ý lừa đảo, qua mặt cán bộ của VDB để chiếm đoạt và gây
thất thoát vốn hàng trăm tỷ đồng không còn khả năng thu hồi. Có thể nói đây là một
trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động TDXK tại VDB có hiệu quả thấp,
nhưng đồng thời là nguyên nhân tiềm ẩn, rình rập đối với hoạt động TDXK tại VDB.
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới
Ngoài yếu tố chủ quan về phía VDB và về phía khách hàng như nói ở trên, những
tồn tại trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB còn chịu tác động khá lớn của
môi trường kinh tế thế giới. Những lý do chính là:
• Kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, làm giảm kim ngạch xuất khẩu một số mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Xu hướng bảo hộ mậu dịch tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta là Mỹ và EU
đã gây nhiều khó khăn cản trở hàng Việt Nam vào các thị trường này bằng nhiều
chính sách và công cụ tài chính, khiến cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
luôn phải đối mặt với nhiều thách thức.
• Cạnh tranh trên thị trường thế giới dẫn đến giá cả hàng hóa giảm cũng đã gây khó
khăn lớn cho ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Sự kiện Biển Đông cũng đã tác động đến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung
Quốc, xuất khẩu những mặt hàng nông sản như: rau quả, gạo, cao su giảm.
• Xuất khẩu của khối các DN trong nước tăng thấp hơn so với các DN có vốn đầu tư
nước ngoài.
122

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây có xu hướng phát triển
khá hơn, mức độ thâm hụt trong cán cân thương mại có xu hướng giảm. Tuy nhiên,
nếu kinh tế thế giới không bị tác động theo chiều hướng tiêu cực do khủng hoảng tài
chính, hiện tượng suy giảm kinh tế, tài chính trong từng khu vực, thì xuất khẩu của
Việt Nam còn phát triển khả quan hơn. Ngoài ra, do tình trạng cạnh tranh quốc tế
gay gắt, trong khi tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn bị hạn chế, hàng xuất khẩu của
Việt Nam đã bị cạnh tranh chèn ép rất mạnh, nhất là cạnh tranh về giá, khiến cho xuất
khẩu bị ảnh hưởng. Tất cả những vấn đề nói trên đã có tác động nhất định đến hoạt
động TDXK của Nhà nước tại VDB.
2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Dựa trên nền tảng lý thuyết trình bày trong chương 1 và các kết quả nghiên cứu thực
tiễn về hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB trong chương 2, tác giả đưa ra 3 giả
thuyết về Chính sách TDXK của Nhà nước (theo Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày
30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước). cần được
nghiên cứu phân tích kỹ hơn trước khi trình bày các nội dung tiếp theo của luận án.
Các giả thuyết nghiên cứu gồm:
2.4.1. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Theo giả thuyết này, Chính sách TDXK của Nhà nước của Chính phủ Việt Nam đã
được triển khai thực hiện từ năm 2006 cho đến nay sẽ được tiếp tục duy trì và mở
rộng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, không phân biệt vùng miền, không phân biệt
đối tượng hưởng lợi. Giả thuyết nghiên cứu này dựa trên các căn cứ sau đây:
Một là, hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB
đã cho thấy chính sách này đã phát huy tác dụng về hiệu quả kinh tế xã hội nhất định:
• Hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác, chế biến những mặt hàng xuất khẩu nằm
trong danh mục theo quy định của Chính phủ đã có bước phát triển đáng kể, nhất là
nhóm hàng nông lâm thủy hải sản. Điều này không những góp phần gia tăng sản
phẩm hàng hóa xuất khẩu mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn
lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.
123

• Doanh số cho vay TDXK của Nhà nước tại VDB hàng năm đã không ngừng tăng
lên, chứng tỏ chính sách này đã phát huy tác dụng và hiệu quả kinh tế xã hội.
• Thị trường và kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nằm trong danh mục hưởng lợi
Chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB có sự tăng trưởng, tuy không đều nhưng
qua đó đã cho thấy tính hiệu quả của chính sách này.
Hai là, nếu đặt vấn đề so sánh với các nước trên thế giới về Chính sách TDXK của
Nhà nước, tác giả nhận thấy hầu hết các nước, bao gồm các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển đều không ngần ngại triển khai và thực hiện Chính
sách TDXK của Nhà nước với mục đích cao nhất là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
của họ rộng khắp trên thị trường quốc tế. Nhiều nước có hệ thống ngân hàng mạnh
đã có chính sách hỗ trợ hết sức mạnh mẽ để thực hiên chính sách TDXK của Nhà
nước nhằm tạo ưu thế cho các DN của họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như
vậy, Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn để nhận về mình phần thua thiệt trong
xuất khẩu hàng hóa đến các nước trên thế giới.
Ba là, mặc dù thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm gia
tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước do phải cấp bù chênh lệch lãi suất theo chính
sách của Chính phủ (hàng trăm tỷ VND /năm). Tuy nhiên, với góc nhìn của nhà quản
trị tài chính vĩ mô cần lưu ý mấy điểm sau:
• Với khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất như nói ở trên chưa phải là một số tiền quá
lớn đối với Việt Nam vì khoản này chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 0,05% tổng chi NSNN.
Nhưng quan trọng hơn là nhờ khoản chi này mà xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam
có lợi thế sẽ được gia tăng trên thị trường thế giới. Đây chính là mục đích cao nhất
khi thực hiện chính sách TSXK của Nhà nước, vì vậy cần thiết phải bỏ ra một khoản
chi phí nhất định để đạt được mục đích đó.
• Khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN không phải là khoản chi mang tính
chất tiêu dùng mà là khoản chi cho phát triển kinh tế. Do đó, khoản chi này có thể sẽ
được bồi hoàn dưới hình thức khác như thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.4.2. Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Giả thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng Chính sách TDXK của Nhà nước được
triển khai thực hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phát huy được tác dụng
đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nằm trong danh mục như mong muốn. Do đó cần
124

mạnh dạn đổi mới mô hình thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước như cách làm
của một vài nước như Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc. Theo đó, ngoài Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, Chính phủ sẽ giao thêm nhiệm vụ thực hiện Chinh sách
TDXK của Nhà nước cho một số ngân hàng thương mại có kinh nghiệm trong tài trợ
xuất nhập khẩu như VietcomBank, VietinBank, BIDV, EximBank. Làm được như
vậy sẽ có tác dụng tích cực như sau:
• Đổi mới mô hình sẽ phát huy được kinh nghiệm và thế mạnh của các NHTM, nhờ
đó doanh số và mức dư nợ TDXK của nhà nước sẽ gia tăng đáng kể.
• Các NHTM tham gia thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là những ngân hàng
có mạng lưới rộng khắp, có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng trên thế giới,
đồng thời là những ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính
chuyên nghiệp cao, do đó những NHTM này vừa theo dõi được dòng tiền để kiểm
soát thu hồi nợ, vừa có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Rủi ro trong TDXK
của Nhà nước sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước, như
nói ở trên cũng có những khó khăn, vướng mắc sau đây:
• Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận,
nếu được giao nhiệm vụ thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước, thì liệu có xóa
nhòa ranh giới giữa hoạt động tín dụng kinh doanh với hoạt động tín dụng chính sách
hay không. Những hệ lụy liệu có xảy ra có thể làm gia tăng gánh nặng của chi NSNN
hay không.
• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được áp dụng cho những nhóm mặt hàng theo
quy định của Chính phủ. Khi NHTM cho vay các nhóm mặt hàng này, các DN vay
vốn sẽ được hỗ trợ cấp bù lãi suất là đương nhiên, nhưng đối với NHTM cũng được
hưởng một tỷ lệ “hoa hồng” nhất định, làm cho gánh nặng chi của NSNN sẽ tăng lên.
• Vì các NHTM được giao nhiệm vụ cho vay theo nhóm mặt hàng theo quy định và
để được hưởng “hoa hồng” các NHTM phải thống kê, báo cáo chi tiết, ngược lại cơ
quan tài chính phải kiểm tra, kiểm soát trước khi chi “hoa hồng”. Từ đó có thể phát
sinh nhiều vấn đề tiêu cực như thống kê báo cáo không đúng sự thật, buông lỏng
trong kiểm tra kiểm soát v.v gây thiệt hại cho NSNN.
125

2.4.3. Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Dựa trên quan điểm cho rằng hoạt động thương mại quốc tế hướng đến sự công bằng,
tự do và không có sự can thiệp của Nhà nước. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, bất
kể DN sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu nào cũng đều có quyền hưởng lợi
Chính sách của Nhà nước về TDXK. Nếu Chính sách TDXK của Nhà nước áp dụng
cho tất cả mọi đối tượng, vừa không phù hợp với các điều kiện của WTO (chỉ hỗ trợ
những nhóm mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa cao, kèm theo những điều kiện nhất định),
vửa làm gia tăng gánh nặng rất lớn cho NSNN, do đó, nên chấm dứt chính sách này
để tạo bình đẳng cho các DN sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
Giả thuyết này cho rằng, nếu chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB
sẽ giúp VDB tập trung mọi nổ lực để thực hiện tốt hai mãng nghiệp vụ quan trọng
nhất là tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn ODA. Chấm dứt chính sách này cũng góp
phần tiết kiệm cho NSNN khoản chi bù chênh lệch lãi suất hàng năm, đồng thời qua
đó có thể tinh giảm nhân sự cho bộ máy hoạt động TDXK tại VDB.
Giả thuyết chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước ít khả năng được chấp nhận
vì lý do sau đây:
Một là, hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB đã được triển khai thực hiện đã
hơn 10 năm. Lúc đầu bộ máy TDXK của Nhà nước của VDB còn nhiều lúng túng vì
thiếu kinh nghiệm trong tài trợ xuất khẩu, dẫn đến rủi ro khá lớn, nhưng nay đã tích
lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, hoạt động TDXK của Nhà nước dần dần đi vào
nề nếp ổn định. Nếu chấm dứt chính sách này, trong giai đoạn này là hoàn toàn thiếu
cơ sở và có phần thiếu trách nhiệm với nền kinh tế xã hội.
Hai là, Thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế và thương mại dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó Chính sách TDXK của Nhà nước là một trong
những công cụ mang lại hiệu quả rất cao. Chính vì vậy, hiện nay không một quốc gia
nào, kể cả Mỹ lại từ bỏ công cụ quan trọng này. Việt Nam đang trong quá trình phát
triển, rất cần thiết phải sử dụng công cụ này để phát triển kinh tế nói chung và đẩy
mạnh xuất khẩu nói riêng.
Ba là, công cụ TDXK của Nhà nước không chỉ thuần túy là công cụ kinh tế, mà nó
còn mang ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Thông qua công cụ TDXK của Nhà nước,
126

nhiều quốc gia đã gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước khác thông qua
chính sách tài trợ cho người nhập khẩu ở nước ngoài, làm cho nước nhận tài trợ ngày
càng bị phụ thuộc vào nước tài trợ. Những nước có nền tài chính hùng mạnh hoàn
toàn có thể làm được việc này, nhưng những nước khác cũng không phải không có
cơ hội. Quốc gia nào cũng có chính sách của mình để mang lại lợi ích kinh tế cho
chính mình !
Qua việc phân tích và lý giải 3 giả thuyết nêu trên, tác giả tin rằng giả thuyết 1 là
giả thuyết tốt nhất hiện nay đối để thực thi Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước tại Việt Nam. Ngoài ra, giả thuyết 2 cũng nên được triển khai trong nay mai để
tạo hiệu ứng tốt nhất cho xuất khẩu của Việt Nam.
127

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Sau khi giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chương 2 đi sâu
phản ánh và phân tích thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam. Khi phản ánh và phân tích thực trạng phát triển tín dụng
xuất khẩu tại VDB, chương 2 tập trung phân tích, đánh giá tình hình phát triển hoạt
động TDXK của Nhà nước theo các chỉ tiêu về doanh số cho vay, mức dư nợ bình
quân, chất lượng tín dụng và tình hình phát triển TDXK theo cơ cấu loại hình doanh
nghiệp vay vốn, theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và theo cơ cấu thị trường để có
những nhận định và đánh giá khách quan đối với tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
tại VDB. Từ kết quả thực tế của chương 2, kết hợp với kết quả khảo sát chuyên gia,
luận án đã phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế, nhưng khẳng định thành công và kết quả đạt được là đáng khích
lệ và hoan nghênh.
Phần cuối của chương này trình bày và phân tích các giả thuyết nghiên cứu về Chính
sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để định hình cho việc đề xuất giải pháp thực
hiện trong chương 3 của luận án.
128

CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020
3.1.1.1. Quan điểm phát triển về kinh tế xã hội
• Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong chiến lược phát triển;
• Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt
Nam Xã hội Chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
• Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn
lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển;
• Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng
cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa;
• Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng.
3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá
► Mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững
• Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được
nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.[55]
• Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 - 8%/năm.
GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình
quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.[55]
129

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng
85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm
khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển
theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông
nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội.[55]
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao
năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi
nguồn lực.Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ
đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.[55]
► Các khâu đột phá chiến lược
• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo
lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
• Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung
vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
• Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập
trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.[55]
3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc
đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác
quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời
thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp,
đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng,
bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.[55]
130

Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích công bằng.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính
sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo
đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách.
Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là
các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước
ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng
cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội.[55]
Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm
soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về
hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán
không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc
thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm
vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng
ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của
Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp
chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám
sát hoạt động tài chính, tiền tệ. [55].
3.1.2. Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
● Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để
thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.[53]
● Mục tiêu cụ thể
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm,
theo đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai
131

đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.[53]
• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của ngân hàng, có lộ trình
tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín
dụng đầu tư, TDXK của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai
đoạn.
▪ Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu
hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB;
xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các
chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu
tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai
đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3%.[53]
• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng
nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước
bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất
định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của Ngân hàng
Nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.[53
3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
► Chỉ tiêu an toàn tài chính của VDB
• Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư,
TDXK của Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng
phù hợp (dự kiến đến năm 2020 đạt 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà
nước. Vốn điều lệ tương đương mức 20.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 30.000 tỷ đồng
vào năm 2020).
• Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên
tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng
dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của VDB.
• Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của VDB, trong đó
nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoạc được Chính phủ bảo
132

lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp
với đặc thù hoạt động theo đó nghiên cứu để ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hướng
tăng cường phân cấp cho VDB được xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật.
• Nghiên cứu để quy định và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo mô hình các
tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc theo thông lệ quốc tế.
► Đổi mới công tác quản trị ngân hàng
• Nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có
Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trước mắt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện
theo cả Luật Ngân sách nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng.
Đối với Luật Ngân sách nhà nước: Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ngân sách
nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất, tuân thủ quy định dự toán ngân
sách nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ tài chính.
Đối với Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện kiểm
soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động
nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh
toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại VDB, xác định rõ vai
trò, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc quản
lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
• Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của VDB trong đó bao gồm cả các chức năng về
thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng phù hợp với
quy định của pháp luật và tính chất đặc điểm hoạt động của VDB.
• Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành phù hợp với mô hình, hoạt
động đặc thù của VDB theo đó: Bộ Tài chính thực hiện kiểm trả, giám sát, quản lý
nhà nước về tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý
giám sát về tín dụng và thanh toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản
lý giám sát về đầu tư phát triển; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tiền lương và lao động.
► Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng tại VDB
Theo lộ trình tái cơ cấu thị trường tài chính, VDB sẽ được cơ cấu lại để tiếp tục là
công cụ đắc lực của Chính phủ góp phần hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của
133

đất nước với trình độ chuyên nghiệp cao, hội nhập sâu rộng hơn với thị trường quốc tế.
VDB hoạt động theo chuẩn mực của một ngân hàng hiện đại, an toàn, tăng trưởng
bền vững trên cơ sở cân đối vững chắc nguồn và sử dụng vốn.VDB tập trung thực
hiện 5 nhóm vấn đề cơ bản sau:
Một là: tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 - 2020 bình quân 10%/năm, theo
đó quy mô tổng tài sản đến năm 2020 đạt khoảng trên 500.000 nghìn tỷ đồng so với
số tổng tài sản khoảng 363.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015.
Hai là:Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn huy
động của ngân hàng phù hợp tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm. Xây dựng lộ trình
tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay tín dụng
đầu tư, tín dụng xuất khẩu phù hợp từng giai đoạn.
Ba là: nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là các công tác thẩm định, giải ngân,
quản lý thu hồi nợ. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo tiêu chuẩn của mô
hình tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc tài chính theo thông lệ quốc tế. Xây dựng
và áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của VDB.
Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, TDXK theo nguyên tắc phi lợi
nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng
rủi ro.
Xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý rủi ro trong cho vay,
bảo lãnh. Tích cực thu hồi và xử lý nợ xấu nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7%
vào năm 2015, từ 4-5% vào năm 2020 và dưới 3% vào giai đoạn 2020 - 2030.
Bốn là: tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ
tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước, đặc biệt triển khai hiệu quả
nghiệp cụ cho vay thỏa thuận nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và giảm cấp bù
của nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.
Năm là: hoàn thiện mô hình quản trị, tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất đặc thù
của ngân hàng chính sách với 100% vốn của Nhà nước. Chuẩn hóa và chuyên nghiệp
đội ngũ cán bộ. Phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm
134

soát và phân tích, cảnh báo rủi ro. Tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý
nhà nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của VDB.
Để thực hiện 3 nhóm vấn đề cơ bản nói trên, các giai đoạn tái cơ cấu gồm:
▪ Giai đoạn1 đến năm 2015(đã thực hiện)
Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này tại VDB nằm trong chương trình
chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực chất là giai đoạn kiểm tra, sắp xếp,
chấn chỉnh để đánh giá đúng tình hình làm cơ sở cho việc thực hiện tái cơ cấu, gồm:
• Rà soát lại danh mục chương trình, dự án, ngành hàng thuộc đối tượng tín dụng đầu
tư và TDXK của Nhà nước, xác định mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở đó
cơ cáu lại nguồn vốn vay;
• Xác định tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư,
TDXK của Nhà nước tương ứng, đảm bảo đến năm 2015 đạt 10%; có lộ trình tăng
vốn chủ sở hữu cho VDB;
• Đánh giá lại nợ xấu, ban hành quy định phân loại nợ phù hợp với đặc thù của ngân
hàng, giải quyết dứt điểm nợ xấu bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển và các tổ chức
tiền thân, phấn đấu giảm nợ xấu xuống 7% tổng dư nợ cuối năm 2015.
• Củng cố lại tổ chức và hoạt động của VDB. Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động
của ngân hàng, xác định đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở đó quy định rõ quyền hạn,
trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành.
▪ Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020
Giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn trung tâm, giai đoạn cao trào, đồng thời là giai
đoạn huy động tổng lực để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển. Tái cơ
cấu hoạt động của VDB.trong giai đoạn này theo hướng sau:
• Xác định chương trình, danh mục tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước áp dụng
cho giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực để thực hiện các chương
trình, danh mục đã được xác định;
• Xác định tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt 10%, vốn chủ sở hữu đạt 30.000 tỷ đồng
vào năm 2020, nợ xấu phấn đấu ở mức 4% - 5% vào năm 2020;
• Cải thiện cân đối thu chi, tài chính giảm cấp bù của ngân sách nhà nước, tiến tới
đảm bảo tự chủ tài chính trong hoạt động từ năm 2020;
135

• Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo tiêu chí an toàn tài chính như các ngân hàng
khác theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
▪ Giai đoạn 3 từ sau năm 2020
Sau khi thực hiện tái cơ cấu hoạt động ngân hàng giai đoạn 2, VDB sẽ có vị trí xứng
đáng trong việc thực thi chính sách tín dụng của nhà nước. Có tiềm lực tài chính đủ
mạnh, có công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến với quy mô và tầm hoạt động rộng
lớn, đủ sức gánh vác trọng trách trong việc thực hiện chính sách TD của Chính phủ.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu cho phù hợp
Quy chế quản lý vốn TDXK của Nhà nước tại VDB được thực hiện theo quyết Quyết
định số 39/2008/QĐ-HĐQL và đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số
46/2011/QĐ-HĐQL, nhưng cho đến nay quy chế này bộ lộ một số điểm không phù
hợp với tình hình của nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh khai
thác chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, dẫn đến hoạt động TDXK của
Nhà nước tại VDB phát triển không ổn định, không đều, chưa thực sự là đòn bẩy để
thúc đẩy xuất khẩu.Trước tình hình này HĐQT VDB đã ban hành quyết định số
03/2014/QĐ-HĐQL ngày 15/01/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy
chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu đã được ban hành trước đây theo các quyết định
nêu trên, với mục đích tăng cường quản lý vốn tín dụng xuất khẩu theo hướng nâng
cao hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ
thể là:
• Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng xuất khẩu: Tất cả các loại hình doanh nghiệp
nuôi thủy sản xuất khẩu, nếu có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn nuôi thủy sản sẽ
được VDB đáp ứng theo đối tượng được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước.
• Bổ sung điều kiện cho vay theo hướng nâng cao trách nhiệm của khách hàng như
khách hàng phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và phải được
cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính. Khách hành phải mua bảo
136

hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp đối với tài sản hình
thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc.
• Về hình thức tín dụng xuất khẩu, Quy chế bổ sung đối với ngành hàng thủy sản
trong đó quy định hợp đồng bán thủy sản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu nếu bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định, chỉ được áp dụng một trong những
hình thức tín dụng xuất khẩu sau: cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay; cho nhà nhập
khẩu nước ngoài vay; cho vay mua thức ăn để nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu.
• Vể xử lý rủi ro trong TDXK: Quy chế mới có quy định rõ hơn về rủi ro và xử lý rủi
ro nợ TDXK của Nhà nước, như rủi ro bất khả kháng gồm: thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản, bị phá sản, giải
thể và có sửa đổi, bổ sung một số biện pháp xử lý rủi ro gồm, bỏ biện pháp điều chỉnh
thời hạn trả nợ và bổ sung biện pháp bán nợ đối với xử lý rủi ro TDXK của Nhà nước.
• Về đơn vị tiền tệ trong cho vay vốn tín dụng xuất khẩu: Đồng tiền cho vay vẫn là
VND như quy định trước đây, tuy nhiên đồng tiền trả nợ có thể do khách hàng lựa
chọn phù hợp với khả năng của khách hàng. Khách hàng trả bằng VND hoặc trả bằng
ngoại tệ tự do chuyển đổi.
• Về mức bảo đảm tiền vay: Quy định mới vẫn giử nguyên tỷ lệ bảo đảm tiền vay
như trước đây. Ngoài ra, tài sản bảo đảm không nhất thiết là tài sản hình thành trong
tương lai, mà có thể dùng tài sản khác để đảm bảo tiền vay với tỷ lệ không hạn chế.
• Về mức cho vay: Quy chế mới cho phép xác định mức cho vay cao hơn trước, lên
đến 90 % Giá trị hợp đồng xuất khẩu, hoặc nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Phát hành trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh sẽ là kênh huy động vốn chủ lực
của VDB trong suốt quá trình hoạt động của VDB. Hiện nay, nguồn vốn huy động
chủ yếu phục vụ hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh. Đây là một
ưu thế lớn giúp VDB có thể thực hiện huy động vốn ở cả thị trường trong và ngoài
nước.
Tại công văn số 435/CV- TTg 01/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các ngân hàng chính sách năm 2015. Theo
137

đó, hạn mức bảo lãnh của Chính phủ phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển
Việt Nam tối đa không quá 38.000 tỷ đồng. VDB sử dụng nguồn vốn được huy động
theo hạn mức nói trên để cho vay theo nguyên tắc tập trung ưu tiên cho các chương
trình quan trọng, nâng cao chất lượng tín dụng và sử dụng vốn có hiệu quả, tuân thủ
đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết cần phải chuyên nghiệp hoá hơn nữa công
tác phát hành trái phiếu, cụ thể như sau :
• Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Kho
bạc Nhà nước và các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định các phương thức phát
hành trái phiếu nhằm từng bước nâng quy mô phát hành, chuẩn hoá các loại trái phiếu
phát hành và tăng tính thanh khoản cho giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
• Từng bước lành mạnh hóa về tài chính, đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt
động của VDB để nâng cao hệ số tín nhiệm của VDB trên thị trường tài chính trong
và ngoài nước.
• Thường xuyên tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư trái phiếu để thắt chặt hơn nữa
mối quan hệ giữa nhà phát hành và đầu tư, trao đổi các thông tin cần thiết nhằm đẩy
mạnh hiệu quả công tác phát hành trái phiếu. Xây dựng phương án phát hành trái
phiếu công trình (chọn các dự án đầu tư công, các công trình có hiệu quả kinh tế cao,
có khả năng thu hồi vốn nhanh). Với cách phát hành này, VDB có thể huy động được
lượng vốn tương đối lớn, với mức lãi suất huy động phù hợp, bảo đảm cho dự án có
thể trả được nợ đúng hạn.
• Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện phát hành trái phiếu của VDB được Chính phủ
bảo lãnh ra thị trường vốn quốc tế.
• Trong các Sở Giao dịch và Chi nhánh của VDB cũng sẽ được khuyến khích đẩy
mạnh huy động vốn. Huy động vốn tại các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB trong
thời gian qua, về cơ bản là chưa có gì vượt trội so với trước đây. Lý do của tình hình
này là do Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành cơ chế lãi suất với mức lãi suất
huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó,
VDB lại quá chậm trong việc ban hành cơ chế mới về lãi suất cho kịp với lãi suất thị
trường, tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nhiều khách hàng mặc dù là khách hàng
lâu năm nhưng cũng đã rút vốn khỏi các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB để gửi
138

qua các ngân hàng thương mại vì được trả lãi khá cao. Mặc dù các chi nhánh và Sở
giao dịch của VDB đã cố gắng và nỗ lực trong việc duy trì các khoản huy động từ
khách hàng cũ và tìm kiếm những khách hàng mới nhưng với cơ chế lãi suất huy động
như hiện hành thì việc huy động vốn tại đơn vị gặp khó khăn và không thể gia tăng
nguồn huy động là một thực tế và là điều tất yếu. Trong điều kiện như vậy, việc mở
rông và đẩy mạnh công tác huy động vốn tại các Chi nhánh và Sở giao dịch của VDB
tuy khó khăn, nhưng cũng phải cố gắng mới có được kết quả khả quan. Để làm được
việc này Ban giám đốc các Chi nhánh và Sở giao dịch của VDB cần khẩn trương đưa
ra những giải pháp tích cực nhằm thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trong đó cần
tập trung khai thác các nguồn vốn từ Bảo hiểm Xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố,
đẩy mạnh huy động vốn từ các công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng hợp tác bảo
hiểm; khai thác nguồn vốn từ các đơn vị có mối quan hệ với Kho bạc Nhà nước để
huy động từ các nguồn bảo hành công trình; thương lượng với khách hàng để tiếp tục
đáo hạn các khoản huy động khi đến hạn; huy động từ các doanh nghiệp có quan hệ
tín dụng với các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB; Tranh thủ và vận động các
doanh nghiệp có dư nợ vay vốn tín dụng tại các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB,
khi hoàn trả hết nợ, số dư tiền gửi làm tài sản bảo đảm tiền vay sẽ để nguyên số dư
này để trở thành nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc các chi nhánh và
Sở giao dịch của VDB cần giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng nghiệp vụ có
quan hệ với khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Hiện nay, theo quy định của Chính phủ, cơ chế huy động vốn của VDB đã được
thoáng hơn, lãi suất được điều chỉnh theo hướng thị trường, đặc biệt,VDB còn được
huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân - loại khách hàng tuy có
nguồn vốn nhỏ nhưng số lượng khách hàng khá đông. Nếu VDB chủ động điều chỉnh
lãi suất hấp dẫn hơn thì nguồn vốn huy động của các chi nhánh và Sở giao dịch của
VDB sẽ gia tăng.
3.2.1.3. Kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng theo hướng mở rộng phân quyền
Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng trong ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng và là một
trong những yêu cầu cơ bản trong quản trị ngân hàng của VDB. Tổ chức bộ máy quản
lý tín dụng không có khuôn mẫu chung cho mọi ngân hàng, mà tùy theo đặc điểm,
139

trình độ quản lý mà mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng có sự khác nhau giữa
các ngân hàng, nhưng nhìn chung cơ bản có sự thống nhất.
Bộ máy quản lý tín dụng hiện hành của VDB là bộ máy quản lý tập trung, mọi quyết
định tín dụng đều tập trung quyến về hội sở. điều này có thể phù hợp với hoạt động
tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn ODA vì giá trị tín dụng rất lớn, nếu không quản lý
tập trung có thể gây rủi ro lớn. Tuy nhiên đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu nếu
quản lý tín dụng tập trung sẽ không phù hợp vì tín dụng xuất khẩu vẫn là loại hình tín
dụng kinh doanh thông thường, giá trị tín dụng không quá lớn. Do đó, nên chăng cần
đổi mới cơ chế tổ chức bộ máy quản lý tín dụng đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu
theo hướng mở rộng phân cấp, phân quyền.. Mục đích kiện toàn bộ máy quản lý tín
dụng là:
Nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hoạt động trực tuyến, có hiệu quả,
đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng tại VDB.
Nhằm ngăn ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần ổn định
và nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB.
Làm cho hoạt động tín dụng của VDB luôn tuân thủ luật pháp và các quy chế quy
định hiện hành.
3.2.1.4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng xuất khẩu
● Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng xuất khẩu
Thẩm định tín dụng là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa
học, toàn diện các nội dung có liên quan để đánh giá tính hợp lý, tính khả thi và mức
độ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của khách hàng, làm
cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng.
Trong suốt quá trình thực hiện xét cấp tín dụng cho khách hàng, công tác thẩm định
tín dụng là khâu khởi đầu, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả và chất
lượng tín dụng. Do đó, thẩm định tín dụng là một trong những giải pháp nghiệp vụ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VDB.
Để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hàng
khẩu của khách hàng, cán bộ thẩm định TDXK cần lưu ý mấy điểm sau đây:
Kiểm tra, đánh giá doanh thu dự kiến của khách hàng trên cơ sở xem xét giá bán
hàng xuất khẩu có phù hợp với mức giá xuất khẩu bình quân hàng năm của doanh
140

nghiệp, có phù hợp với giá bán bình quân các sản phẩm cùng loại trên thị trường tại
thời điểm đánh giá hay không. Nếu kiểm tra sát đúng sẽ có cơ sở để khẳng định tính
khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của khách hàng.
Việc xác định giá bán có phù hợp với giá bình quân của các sản phẩm cùng loại
trên thị trường là không đơn giản, vì giá bán của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều
yếu tố như quy cách, chất lượng, điều kiện giao hàng, thanh toán và nguồn thông tin
để tham khảo giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng xuất khẩu nào đó còn nhiều hạn
chế và có độ tin cậy chưa cao. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định tín dụng phải luôn đề
cao trách nhiệm của mình để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.
Kiểm tra xác định chi phí của phương án sản xuất kinh doanh trong hồ sơ vay vốn
của khách hàng cũng cần phải có sự có sự đối chiếu, so sánh với định mức mà các
doanh nghiệp đã thông báo với cơ quan thuế theo quy định của luật thuế thu nhập
doanh nghiệp và mức chi phí bình quân, hoặc thấp nhất của các doanh nghiệp cùng
loại trên địa bàn. Trên thực tế, việc thu thập thêm các thông tin này cũng không hề
đơn giản. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên theo dõi, thu thập, cập
nhật và lưu trữ thông tin để sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ.
• Kiểm tra giám sát quá trình giải ngân
Kiểm tra thông qua chứng từ: Định kỳ cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính.
Trường hợp cho vay tạm ứng vốn, sau khi hoàn chứng từ, các chi nhánh của VDB
cần kiểm tra ngay các hóa đơn, bộ chứng từ nhập khẩu, khối lượng nguyên vật liệu
thu mua có phù hợp với số vốn vay đã tạm ứng.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý cán bộ tín dụng kiểm tra chứng từ chứng minh việc
xuất khẩu của khách hàng, đảm bảo hàng xuất khẩu đúng đối tượng, giá trị lô hàng
xuất khẩu, phù hợp với số vốn đã cho vay.
Kiểm tra tại hiện trường: Sau khi cấp vốn vay, cán bộ tín dụng kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất tại hiện trường về: tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tình hình thu
mua nguyên liệu, nhập kho hàng hóa , đảm bảo sự phù hợp giữa các hóa dơn chứng
từ thu mua với số lượng hàng hóa đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ
vốn vay.
141

Cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ với ngân hàng thanh toán phục vụ khách hàng
để theo dõi việc mở và sửa đổi L/C ( trường hợp khách hàng vay vốn theo hình thức
L/C); theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất; nắm chắc thời điểm thanh toán tiền hàng
đảm bảo tiền vay chuyển trả ngay cho ngân hàng.
Định kỳ hoặc đột xuất cán bộ tín dụng kiểm tra giám soát đánh giá tình hình, thực
trạng tài sản bảo đảm tiền vay,biến động về giá trị do tăng, giảm giá trên thị trường.
Trường hợp cho vay theo hạn mức, định kỳ hàng tháng cán bộ tín dụng kiểm tra số
lượng nguyên vật liệu thu mua trong tháng; tình hình xuất khẩu trong tháng, gồm: số
lượng, giá trị, chủng loại hàng xuất, tiến độ thanh toán tiền hàng của nhà nhập khẩu;
số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm kiểm tra.
• Tăng cường công tác tác quản lý thu nợ
Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay, cán bộ tín dụng lập thông báo trả nợ vay
gửi khách hàng trước thời điểm thu nợ 10 ngày.
Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được
nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phải
chịu lãi suất quá hạn theo quy định. Khi chuyển nợ quá hạn, cán bộ tín dụng vừa có
trách nhiệm thông báo cho khách hàng, đồng thời cùng khách hàng tìm biện pháp xử
lý trên tinh thần giúp đỡ hợp tác hai bên cùng có lợi.
Trường hợp khách hàng vay theo hạn mức, việc thu nợ có thể do hai bên thỏa thuận
phù hợp với tình hình luân chuyển vốn kinh doanh của nhà xuất khẩu: trả từng lần
hoặc trả theo định kỳ.
Để công tác xử lý thu hồi nợ có hiệu quả, Tổng giám đốc VDB đã ban hành quyết
định số 389/QĐ – NHPT ngày 21/8/2015 về việc thành lập tổ công tác trực tiếp chỉ
đạo và hỗ trợ Chi nhánh, Sở Giao dịch xử lý, thu hồi nợ và giải quyết các tồn tại
vướng mắc kéo dài trong công tác quản lý thu hồi nợ vay. Tổ công tác do một Phó
Tổng giám đốc làm tổ trưởng, một Phó Tổng Giám đốc làm tổ phó. Các thành viên
khác là các Trưởng Ban ở Hội sở, Giám đốc Chi nhánh, Sở Giao dịch tại địa bàn có
dự án hoặc khoản vay tồn tại vướng mắc kéo dài chưa xử lý.
Tổ công tác có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các vấn đề pháp lý, quá trình
khởi kiện, tố tụng liên quan tới các dự án, khoản vay; đề xuất thành lập các đoàn công
142

tác đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ tại các Chi nhánh, chủ động quyết định kịp thời và tổ
chức thực hiện hiệu quả các giải pháp xử lý, thu hồi nợ.
Tổ công tác có quyền yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộcVDB cung
cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công việc được giao, tiếp nhận các thông tin, văn bản
chỉ đạo về hoạt động xử lý, thu hồi nợ. Chủ động làm việc với Chi nhánh, các khách
hàng vay vốn tại VDB và phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan
chức năng ngoài ngành khác. Tổ công tác được đề xuất với Tổng Giám đốc về phân
cấp, phân quyền để chủ động trực tiếp quyết định xử lý các nghiệp vụ liên quan tới
nhiệm vụ được giao.
Như vậy, vấn đề quản lý thu nợ, nhất là các khoản nợ vướng mắc kéo dài chưa xử
lý đã được Ban điều hành VDB quan tâm sâu sắc. Làm tốt công tác này sẽ góp phần
làm cho hoạt động tín dụng của VDB nói chung và công tác quản lý thu hòi nợ nói
riêng tại VDB sẽ đi vào ổn định nề nếp.
• Kiểm soát chặt khâu thanh lý hợp đồng tín dụng
Sau khi nhà xuất khẩu đã hoàn trả đầy đủ nợ vay theo hợp đồng tín dụng, hoặc thời
hạn hiệu lực của hạn mức cho vay đã hết, các chi nhánh của VDB sẽ tiến hành ký kết
biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng với nhà xuất khẩu. Thanh lý hợp đồng tín dụng
nhưng cần hướng đến hợp đồng mới nếu điều kiện cho phép, để duy trì và tăng trưởng
mức dư nợ tín dụng xuất khẩu tại VDB.
Bộ phận hoặc cá nhân thẩm định tín dụng xuất khẩu là người nắm bắt được nhiều
thông tin của khách hàng, do đó, phải tăng cường vai trò và trách nhiệm của cán bộ
thẩm định và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến đề xuất trong việc cấp tín dụng cho
khách hàng, giúp lãnh đạo phê duyệt tín dụng an toàn chắc chắn.
• Tăng cường giám sát và theo dõi khoản vay
Thực hiện việc kiểm tra khoản vay theo những kỳ hạn nhất định. Thông thường,
định kỳ 30, 60, 90 ngày, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra các khoản vay lớn. Đối
với các khoản vay nhỏ do số lượng quá nhiều, nên chỉ có thể kiểm tra một lần trong
thời hạn cho vay, dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc phân nhóm để tiến
hành kiểm tra. Khi kiểm tragiám sát khoản vay, cần xem xét một cách cẩn thận nội
dung cơ bản là tình trạng tài chính và những dự báo về năng lực trả nợ của khách
hàng, có gì thay đổi so với trước để có hướng xử lý.
143

• Nhận diện và quản lý các khoản nợ xấu


Trong hoạt động tín dụng, với tình hình nợ xấu hiện nay thì việc dự báo các khoản
nợ xấu phát sinh là rất quan trọng. Nợ xấu được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những
khoản vay đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày mà bao gồm cả những khoản vay trong
hạn nhưng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro. Các khoản nợ này
có thể là kết quả thu thập được các báo cáo tài chính, kiểm tra sau khi cho vay, thông
qua hệ thống xếp hạng nội bộ và kết quả phân loại nợ.
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý nói
chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ giúp
phát hiện những bất cập của cơ chế, chính sách có liên quan đến tín dụng xuất khẩu,
từ đó tham mưu cho lãnh đạo để góp ý bổ sung hoặc chỉnh sửa kịp thời các khiếm
khuyết của cơ chế, chính sách. Đồng thời qua hoạt động kiểm tra nội bộ mà góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu của VDB, tức là góp phần phát triển
tín dụng xuất khẩu về mặt chất lượng. Để phát huy được tác dụng này, hoạt động
kiểm tra nội bộ cần có quy định cụ thể trong việc bổ sung hồ sơ tài liệu để đánh giá
trung thực và độ tin cậy của thông tin tài chính của khách hàng.
Đây là việc làm rất cần thiết để kiểm định độ tin cậy thông tin tài chính do khách
hàng vay vốn cung cấp cho VDB. Theo quy định, trong hồ sơ vay vốn TDXK khách
hàng chỉ cần cung cấp báo cáo tài chính 02 năm liền kề đã được kiểm toán và báo cáo
tài chính của quý gần nhất. Đối với khách hàng truyền thống và có uy tín, cán bộ thẩm
định không cần thiết phải bổ sung hồ sơ, nhưng đối với khách hàng vay vốn lần đầu,
hoặc chưa có uy tín, cần thiết phải bổ sung thêm hồ sơ để đảm bảo hồ sơ cho vay
được chặt chẽ và đầy đủ hơn. Khi phát sinh những trường hợp như vậy, có thể làm
cho thủ tục hồ sơ vay vốn tại VDB có thể nặng nề khiến cho khách hàng có thể phản
ứng, trong khi đó, việc cho vay TDXK đang phải chịu thách thức rất lớn từ NHTM
trong việc thu hút khách hàng, nhất là những khách hàng có tình hình tài chính lành
mạnh, có kim ngạch xuất khẩu lớn để thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng. Tránh tình
trạng tùy tiện trong việc bắt buộc khách hàng phải bổ sung hồ sơ, gây khó cho khách
hàng.
144

3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam vừa không vì mục tiêu lợi nhuận,
vừa mang tính bao cấp, do đó chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tiếp thị, và quảng
bá thương hiệu. Trong định hướng chiến lược của VDB đến năm 2020 theo chỉ đạo
của Chính phủ là từng bước và tiến tới tự chủ tài chính và trở thành một tổ chức tài
chính mạnh về năng lực tài chính và quản trị điều hành, có uy tín về thương hiệu
trong nước và quốc tế thì công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu phải được quan tâm
giải quyết cả trong nhận thức tư tưởng và trong công tác hàng ngày. Làm sao cho uy
tín của VDB có chỗ đứng vững chắc không chỉ với tư cách là một tổ chức tài chính
của Chính phủ mà còn với tư cách là một ngân hàng theo đúng nghĩa. Chính vì vậy
trong hoạt động của VDB vừa phát triển tốt các mặt hoạt động của một ngân hàng,
vừa từng bước tiếp cận phong cách và phương pháp hoạt động theo hướng tự chủ tài
chính. Tiếp thị và quảng bá thương hiệu của VDB phải được coi là hoạt động nghiệp
vụ và được thừa nhận ở mọi cấp quản lý trong hệ thống của VDB. Cụ thể là:
• Lập danh sách các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp đang và sẽ là những
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu mà VDB sẽ tiếp cận, kể
cả những mặt hàng không nằm trong danh mục.
• Tiếp cận, tìm hiểu tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp này hiện tại và trong
tương lai để có chính sách thích hợp.
• Giới thiệu quảng bá chính sách tín dụng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu
và hổ trợ của VDB khi doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng và phù hợp.
• Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau có thể quảng bá thương hiệu của VDB để cho
mọi DN thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu, nắm bắt được hoạt động, chức năng nhiệm
vụ và sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của VDB trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.
Đây là việc làm cần thiết giúp các doanh nghiệp xuất khẩu biết được các chính sách
của Chính phủ dành cho mình và cơ quan nào sẽ cung cấp những hỗ trợ đó. Nếu công
tác quảng bá được thực hiện tốt sẽ góp phần mở rộng đối tượng khách hàng của VDB,
nhờ đó gián tiếp đưa những chính sách thiết thực của nhà nước đến với nhiều loại
hình doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
145

Việc quảng bá cần được xây dựng thành các chiến lược với mục tiêu, giải pháp,
công cụ thực hiện cụ thể. Yêu cầu cơ bản của công tác quảng bá là giúp các doanh
nghiệp xuất khẩu hiểu biết đầy đủ về: Các chính sách của nhà nước về tín dụng xuất
khẩu; Các hình thức tín dụng xuất khẩu Ngân hàng Phát triển đang cung cấp; Quy
trình thủ tục, cách thức tiếp cận tín dụng xuất khẩu.
Hoạt động quảng bá có thể thông qua một số kênh có hiệu quả như: Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam, Các hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu, hội nghị ngành
tài chính ngân hàng trong nước và nước ngoài.
3.2.1.7. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp vụ
Trong điều kiện VDB mới triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cần phối hợp chặt
chẽ với các ngân hàng thương mại lớn, nhất là VietcomBank để hỗ trợ công tác theo
dõi nguồn tiền thanh toán cho hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp vay vốn tín
dụng xuất khẩu tại VDB. Để làm tốt vấn đề này, cần xử lý theo hướng sau :
• Thường xuyên trao đổi tiếp xúc với các Ngân hàng thương mại, hoặc thông qua
Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC) để nắm bắt thông tin kịp
thời về khách hàng vay vốn;
• Tổ chức các buổi gặp mặt, hội nghị nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ các ngân hàng
thương mại trên địa bàn;
• Chủ động ký các biên bản thoả thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại, trong
đó các NHTM hỗ trợ theo giõi nguồn tiền thanh toán và chuyển trả kịp thời cho VDB,
ngược lại VDB trả phí, thực hiện bảo lãnh cho khách hàng của các NHTM có quan
hệ trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.
3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu
Việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết để đưa hoạt động này
tại VDB trở nên chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi lãi suất tín dụng
xuất khẩu không còn hấp dẫn thì việc mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ sẽ là một trong
những điểm mạnh thay thế giúp thu hút doanh nghiệp đến với VDB Việt Nam. Trong
thời gian qua nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu được triển khai để thúc đẩy xuất khẩu còn
ở mức khiêm tốn, do đó trong thời gian tới VDB cần tiếp tục và mở rộng và phát triển
nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu, bởi vì các nghiệp vụ này chủ yếu dựa vào uy tín và thế
146

mạnh tài chính của VDB chứ không đòi hỏi phải xuất vốn như nghiệp vụ cho vay
xuất khẩu. Qua nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu của VDB, sẽ phối hợp tốt với hệ thống
ngân hàng thương mại trong nước để gia tăng tín dụng xuất khẩu của hệ thống ngân
hàng.
• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được thực hiện hiệu quả có thể làm giảm thiểu
đáng kể những áp lực lên nguồn vốn tín dụng xuất khẩu nhà nước đang trong tình
trạng quá tải, đồng thời, giúp chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ đến được
với nhiều doanh nghiệp hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nước nhà. Để
mở rộng tín dụng xuất khẩu tại VDB, một mặt cần mở rộng đối tượng được bảo lãnh,
không nhất thiết phải là những doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng
nằm trong danh mục nhóm hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu, mà có thể mở rông
cho những doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu những mặt hàng không nằm trong
danh mục, nhưng là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, có tỷ lệ nội địa hóa cao
. Mặt khác, cần rút ngắn quy trình thẩm định, quyết định chấp thuận bảo lãnh xuất
khẩu đối với những khách hàng truyền thống,vừa chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa đơn
giảnvề mặt thủ tục, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp này vay vốn tại
các TCTD nhanh chóng kịp thời để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với những
khách hàng mới, cần tuân thủ quy trình thẩm định, quyết định chấp thuận bảo lãnh để
tránh rủi ro.
• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính của Chính phủ sẽ có lợi thế
lớn trong quan hệ tài chính quốc tế. Chính vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho các DN Việt Nam, vừa tạo lòng tin trên bình
diện quốc tế cho các DN nước ngoài, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN Việt
Nam tham gia và cạnh tranh trong đấu thầu thương mại quốc tế, qua đó thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam phát triển mạnh hơn cả về chất lượng và số lượng.
Trong tương lai gần, khi hoạt động giao dịch thương mại quốc tế càng phát triển cả
về chiều rộng và chiều sâu,thì nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu hợp đồng xuất khẩu và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu sẽ là những nghiệp vụ đi vào chiều sâu và là nghiệp
147

vụ truyền thống vốn có của ngân hàng và là nghiệp vụ không thể thiếu trong việc tìm
kiếm và ký kết hợp đồng của các DN xuất khẩu. Việt Nam đang có tiềm năng và lợi
thế trong đấu thầu thương mại quốc tế đối với những mặt hàng như gao, cà phê, hạt
điều đã qua chế biến, hồ tiêu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre lá v.v. Mở
rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu (mở rộng
đối tượng, tăng quy mô về doanh số bảo lãnh) cần được xem như là một nhiệm vụ có
tính bắt buộc đối với VDB. Làm được như vậy vừa nâng cao uy tín của VDB trên thị
trường tài chính quốc tế, vừa hỗ trợ mạnh mẽ cho các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa. Đây sẽ là một chuỗi giá trị gắn kết giữa VDB với các DN xuất khẩu
trong cả nước, tạo thế đứng vững chắc trong giao dịch thương mại quốc tế của Việt
Nam.
3.2.1.9. Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều”
Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức trong đó ngân hàng vừa tài trợ cho người
xuất khẩu (chiều xuất) vừa tài trợ cho người nhập khẩu (chiều nhập) nhờ đó, người
xuất khẩu có đủ nguồn tài chính để sản xuất, chế biến, kinh doanh và thực hiện thực
hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (tạo nguồn hàng), đồng thời người nhập khẩu cũng
được tài trợ song hành để thanh toán lô hàng nhập khẩu ( tiêu thụ hàng). Nói cách
khác tín dụng xuất khẩu hai chiều được hiểu là ngân hàng vừa cho doanh nghiệp trong
nước vay tiền để sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu (tài trợ người
bán) đồng thời cho vay đối với DN nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của DN Việt
Nam.
Như vậy, có thể nói TDXK hai chiều là phương thức tài trợ cho cả người xuất khẩu
và người nhập khẩu và vì vậy phương thức này sẽ đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu.
Điều này sẽ khó khăn cho những nước có hệ thống tài chính chưa đủ mạnh như Việt
Nam.
Trong thực tế, tín dụng xuất khẩu hai chiều gặp nhiều khó khăn và rủi ro lớn đối với
VDB vì những lý do sau:
Thứ nhất, khi ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, việc thẩm định, phân
tích đánh giá để ra quyết định tài trợ cũng như việc thu hồi nợ sẽ thuận lợi hơn so với
khi tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải có sự
148

hợp tác giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài mới có thể triển khai
nghiệp vụ mà không phải đối mặt với rủi ro lớn.
Thứ hai, rủi ro tín dụng nếu có xảy ra khi tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong
nước sẽ được ngân hàng xử lý thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với trường hợp
xử lý rủi ro khi tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài. Trong trường hợp
này, thường ngân hàng trong nước yêu cầu người nhập khẩu nước ngoài phải có bảo
lãnh của bên thứ ba để hạn chế thiệt hại.
Vì những lý do như trên, nên tín dụng xuất khẩu hai chiều ít được các ngân hàng
quan tâm, nhất là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đối với VDB là tổ chức tài
chính của Chính phủ, với nhiệm vụ thực hiện TDXK của Nhà nước để kích thích hoạt
động xuất khẩu các mặt hàng nằm trong danh mục quy định của Chính phủ, cần
nghiên cứu triển khai phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều.
Theo bà Nguyễn Thanh Sơn, trợ lý đầu tư LienVietBank, thì tín dụng xuất khẩu hai
chiều được hiểu là cho doanh nghiệp trong nước vay tiền để tìm kiếm nguồn hàng
xuất khẩu, đồng thời cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của
doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng công cụ này
để kích thích khả năng xuất khẩu nước mình. Chẳng hạn với Trung Quốc, họ thực
hiện chính sách này rất rõ ràng và cho phép một số ngân hàng lớn có mô hình hoạt
động tương tự như ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam (ngân hàng cổ phần nhưng
nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần ưu thế) thực hiện. Điển hình trong danh mục hàng
hóa mà Trung Quốc áp dụng theo chính sách nói trên là xuất khẩu sản phẩm hóa chất,
phân bón, sắt thép, đặc biệt là máy móc công nghiệp.
Bà Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, để tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu
nước ngoài mua hàng hóa Việt Nam đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề như tạo
hành lang pháp lý, phương thức cấp tín dụng, điều kiện tài sản đảm bảo, khả năng
thẩm định dự án, thông tin khách hàng, kiểm soát rủi ro, bảo hiểm.
Ông Nguyễn Quang Dũng, nguyên Tổng giám đốc VDB, khi đề cập đến phương
thức tín dụng xuất khẩu hai chiều, đã nói: Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho VDB thực
hiện hỗ trợ cho cả người mua hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, muốn triển khai thì sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải có trí tuệ và tích lũy tri thức cao.VDB sẵn sàng
cho vay đối với DN các nước mua hàng hóa của Việt Nam.
149

Như vậy, ý tưởng và quan điểm của các chuyên gia tài chính và của lãnh đạo VDB
về vấn đề này đã có, tuy nhiên do quan ngại về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam chưa thực sự thu hút khách hàng nước ngoài, nên lãnh đạo VDB vẫn còn
quá thận trong trong việc triển khai phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều. Theo
quan điểm cá nhân của NCS, thị trường xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản là
nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực và có lợi thế lớn của Việt Nam, có vị trí nhất
định không riêng gì ở khu vực châu Âu, mà còn ở thị trường châu Á. Nhóm ngành
nông lâm thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, thể hiện thế mạnh, và tính cạnh tranh
cao của nhóm hàng này trên thị trường thế giới. Trong tình hình đó, khó khăn khi
triển khai “ tín dụng xuất khẩu hai chiều” cho các nhà nhập khẩu ở các khu vực này
không phải là chất lượng và hàm lượng trí tuệ của sản phẩm, mà là khó khăn trong
việc tím kiếm khách hàng có nhu cầu tài trợ. Đây quả là một bài toán quá khó cho
ngân hàng Việt Nam. Theo tôi, trước mắt nên tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp
nhập khẩu ở khu vực châu Á, đặc biệt là những khách hàng ở các nước có ngân hàng
thương mại Việt Nam mở chi nhánh như Lào, Campuchia, Myanmar để triển khai.
Việc cho vay nhà nhập khẩu ở những nước này thông qua các chi nhánh ngân hàng
Việt Nam ở nước sở tại sẽ là một lợi thế để Việt Nam mở rộng phương thức tín dụng
xuất khẩu hai chiều. Sau đó rút kinh nghiệm để mở rộng hơn cho các khu vực khác.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho biết, mặc dù vẫn còn
nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhưng riêng với thị trường Lào và Campuchia, mỗi năm
Việt Nam vẫn xuất khẩu vào hai nước này khoảng 400 - 500 nghìn tấn. Nếu các ngân
hàng trong nước cho vay đối với các nhà nhập khẩu của Lào và Campuchia thì doanh
số này hàng năm sẽ còn tăng thêm.
3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu
Khách hàng được vay vốn TDXK của Nhà nước tại VDB cần áp dụng các biện pháp
sau đây để được tài trợ kịp thời và nhanh chóng:
3.2.2.1. Thông hiểu chính sách của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu
Các loại hình DN cần qua nhiều kênh thông tin để nghiên cứu và tiếp cận với các
đơn vị giao dịch của VDB để nắm bắt chính sách chủ trương của Chính phủ về tín
dụng xuất khẩu để vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp. Trên thực tế, tuy chính
150

sách TDXK của Nhà nước đã được triển khai trong nhiều năm, tuy nhiên số lượng
khách hàng được VDB cho vay tín dụng xuất khẩu còn quá ít. Sở dĩ có hiện tượng
này là vì bên cạnh quy trình thủ tục cho vay, quy trình hỗ trợ lãi suất chưa thực sự
thông thoáng,thì cần phải nói đến một thực tế là nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt
thấu đáo chủ trương và chính sách của Chính phủ, do đó họ còn e ngại, thậm chí một
số khách hàng còn lo sợ sự kiểm tra giám sát quá gắt gao. Cán bộ và nhân viên công
tác ở bộ phận tín dụng xuất khẩu cần giải thích và hướng dẫn cụ thể về chính sách tín
dụng của Chính phủ có ý nghĩa hỗ trợ tích cực nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp phát
triển sản xuất kinh doanh vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế, không ai gây khó
khăn cản trở cho DN trong chính sách này.
3.2.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Các DN sản xuất khai thác, chế biến hàng xuất khẩu cần tập trung đổi mới và hiện
đại hoá công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp
phong phú. Làm gia tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu, từ đó làm
tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu, từng bước giúp DN nâng cao vị thế trên thị trường
quốc tế.
3.2.2.3. Am hiểu thị trường thế giới và phương thức kinh doanh hiện đại
Đối với các DN mới tham gia hoặc có ý định tham gia vào thị trường xuất khẩu, trước
tiên, cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tập quán thương mại quốc tế cũng như luật pháp
tại quốc gia nhập khẩu nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị kiện tụng do thiếu hiểu biết
về các vấn đề này. Ngoài ra, cần tìm hiểu kinh nghiệm lựa chọn bạn hàng và ký kết
hợp đồng xuất khẩu từ các DN đi trước, cũng như xác định nhu cầu tiêu thụ trong dài
hạn của thị trường nhập khẩu và có biện pháp tìm kiếm thị trường thay thế.
Ông Lê An Hải, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho rằng Hàn Quốc,
Nhật bản, Philipine, Indonesia và một số nước khác có nhu cầu nhập khẩu số lượng
lớn gạo và các sản phẩm khác như cà phê, hạt điều và phải qua phương thức đấu thầu
quốc tế. Đây là những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, nhưng để có tên trong danh
sách dự thầu cung cấp các loại sản phẩm này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có
kinh nghiệm xuất khẩu bằng, hoặc hơn số gạo và sản phẩm đăng ký dự thầu trong hai
năm gần nhất, và buộc phải tham gia đấu thầu.
151

Như vậy, để xuất được hàng hóa sang các nước, yêu cầu đặt ra trước hết là doanh
nghiệp nắm được kỹ năng tham gia đấu thầu, trong đó đấu thầu điện tử đang chiếm
ưu thế. Điều này còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Bà Cao Thị Ngọc Hoa,
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam thừa nhận: Từ trước tới nay,
chúng tôi toàn đấu thầu trực tiếp, chưa tham gia đấu thầu điện tử bao giờ, chưa rõ
hình thức đấu thầu điện tử ra sao (Theo Vietnamshipper.com) do đó việc xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng khẳng định, một trong những lý do
dẫn tới tình trạng này là doanh nghiệp Việt Nam chưa am hiểu tốt thị trường thế giới,
cũng như cách thức kinh doanh hiện đại của nước, đồng thời các tiêu chuẩn của thị
trường xuất khẩu đặt ra ngày càng khắt khe. Nếu doanh nghiệp Việt Nam am hiểu
hơn thị trường thế giời và phương thực kinh doanh hiện đại thông qua đấu thầu, xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn.
3.2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế
Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của Chính phủ có mục tiêu rõ rệt là đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý mà Việt Nam phải có trách nhiệm thực
thi. Nghĩa là hỗ trợ tín dụng xuất khẩu được hiểu là hỗ trợ về mặt thủ tục, điều kiện,
hỗ trợ lãi suất chỉ trong giới hạn được phép, không mang tính chất trực tiếp, không
mang tính chất hỗ trợ tài chính nhằm giành lợi thế thương mại cho đối tượng được
hỗ trợ. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động vươn lên bằng khả năng và sức mạnh
của chính mình. Chỉ có như vậy mới có thể giành được thành công và tăng năng lực
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
3.2.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp
Công tác quản lý tài chính của một số DN là khách hàng của VDB đã đi vào nề nếp,
báo cáo tài chính; phương án sản suất kinh doanh; phương án vay vốn và trả nợ VDB
đều được thực hiện khá tốt, do đó VDB nhanh chóng tài trợ theo nhu cầu. Tuy nhiên,
còn khộng ít DN có nhiều yếu kém trong công tác quản lý tài chính. Điều này khiến
việc thẩm định, phân tích khách hàng của VDB gặp nhiều khó khăn. Vì lý do này mà
các DN cần tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán, có đủ trình độ
chuyên môn, có kinh nghiệm để có thể đáp ứng yêu cầu của VDB trong vấn đề này.
152

Một khi các các DN đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong quản lý tài chính, thì việc
giải ngạn của VDB cho các DN sẽ được thuận lợi và mở rộng hơn nhiều so với hiện
nay. DN xuất khẩu cần tuân thủ và thực hiện các quy định về hồ sơ pháp lý theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014, có hiệu lực từ 01/7/2015 khi tiến hành các thủ tục vay vốn
tại VDB.
3.2.3. Giải pháp phối hợp
3.2.3.1. Triển khai nhanh loại hình bảo hiểm tín dụngxuất khẩu
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance - ECI) là bảo hiểm của Chính
phủ, hoặc của công ty kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ các nhà xuất khẩu nội địa đối
với những sai sót của người mua ở nước ngoài.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất
khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một giải pháp tài chính để phòng ngừa rủi ro, đảm
bảo an toàn tài chính cho DN xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ,
qua đó góp phần đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia.
Đối với các DN, BHTDXK giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp
nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán; tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa thị
trường tiêu thụ trên thế giới. BHTDXK đặc biệt cần thiết đối với DN xuất khẩu sang
các thị trường mới, đối tác mới, thị trường có tính rủi ro cao.[25]
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro phát sinh có liên
quan đến TDXK do người xuất khẩu bán chịu hàng hóa cho người nhập khẩu ở nước
ngoài. Theo loại hình bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ cam kết theo hợp đồng bảo
hiểm để bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần thiệt hại do rủi ro xảy ra đối với người xuất
khẩu. Nói cách khác, BHTDXK là bảo hiểm rủi ro nợ xấu liên quan đến các hợp đồng
mua bán hàng xuất khẩu. BHTDXK có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung.
Bảo hiểm TDXK phát huy tác dụng tích cực trong phạm vi kinh doanh của DN và cả
trong phạm vi lợi ích của toàn bộ nền kinh tế. Đối với các DN xuất khẩu, BHTDXK
giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán;
153

tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa
xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp DN xuất khẩu tăng doanh
số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh. Nói cách khác nhờ có
BHTDXK, DN xuất khẩu dễ dàng và thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng
của các NHTM.
Đối với lợi ích quốc gia, BHTDXK đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ sự
phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu,
tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế[28].
• Những rủi ro được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bồi hoàn
Một là, rủi ro thương mại (Commercial Risk). Rủi ro thương mại là rủi ro xuất phát
từ quan hệ thương mại khi người nhập khẩu ở nước ngoài bị phá sản, mất năng lực
thanh toán, hoặc người nhập khẩu nhập hàng trả chậm, nhưng mất khả năng thanh
toán từng phần hoặc mất khả năng thanh toán tiền hàng vào thời hạn cuối của hợp
đồng tín dụng (bao gồm thời hạn tín dụng ký kết trong hợp đồng, thời hạn gia hạn nợ
sau khi hết thời hạn thanh toán theo quy định của hợp đồng). Tỷ lệ rủi ro được bảo
hiểm thuộc loại hình rủi ro thương mai thường ở mức tối đa là lên đến 95% mức độ
rủi ro.
Hai là, rủi ro chính trị (Political Risk). Rủi ro chính trị là rủi ro có liên quan đến hệ
hống chính trị và quy định luật pháp của nước người nhập khẩu. Khi có các yếu tố
này xuất hiện sẽ dẫn đến kết quả là ngăn chặn trực tiếp hoặc gián tiếp người nhập
khẩu, hoặc hạn chế hoặc làm chậm quá trình thanh toán tiền hàng cho người xuất
khẩu. Rủi ro chính trị khá phổ biến là sự thay đổi về thuế quan, rào cản kỹ thuật,
chuyển đổi tiền tệ. Những rủi ro dạng này có mức độ thiệt hại không cao so với thay
đổi hệ thống chính trị và luật pháp. Tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm thuộc loại hình rủi ro
chính trị thường ở mức từ 80% đến 85%.
Chính phủ đã ban hành văn bản về tiến hành thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
giai đoạn 2011 - 2013 với 23 nhóm mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Mục đích
của BHTDXK là nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp
phần bảo đảm an toàn tài chính cho DN xuất khẩu, cho ngân hàng tài trợ xuất khẩu
và thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
154

Đánh giá khái quát tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt
Nam trong thời gian qua như sau:
Triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bước đầu đã giúp các
DN sản xuất, chế biến, khai thác và kinh doanh 23 nhóm,mặt hàng xuất khẩu theo
quy định của Chính phủ có thêm chỗ dựa tài chính để có thể yên tâm hơn trong việc
ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tập quán giao dịch thương mại quốc
tế của các DN xuất khẩu Việt Nam phần lớn đều lựa chọn phương thức thanh toán
tương đối an toàn dựa trên L/C do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Mặt khác để
được BHTDXK, DN phải bỏ thêm một khoản chi phí khi phải mua bảo hiểm tại các
công ty kinh doanh bảo hiểm, điều này khiến cho chi phí kinh doanh của DN gia tăng
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm tự nguyện, bên cạnh việc khuyến
khích các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ mới thì mô hình này còn hướng cho
thương nhân xuất khẩu sử dụng dịch vụ nhằm phòng ngừa rủi ro trong quá trình thanh
toán. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai thí điểm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tham gia
BHTDXK còn thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, không đạt được mục
tiêu đặt ra là đến hết năm 2013 đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm.
Thực tế, cả giai đoạn 2011- 2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm
là 12.592 tỷ đồng, trong đó năm 2011 giá trị được bảo hiểm là 2.328 tỷ đồng, tương
đương 0,12% kim ngạch xuất khẩu; năm 2012 là 3.485 tỷ đồng, tương đương 0,14%
và năm 2013 là 6.779 tỷ đồng, tương đương 0,26% (trong khi mục tiêu đề ra là 78.000
tỷ đồng). Không những thế, số lượng mặt hàng tham gia BHTDXK cũng rất hạn chế,
chỉ có một số ít trong 23 mặt hàng, nhóm ngành hàng là đối tượng được khuyến khích
tham gia thực hiện mua bảo hiểm.[5]
Bảo hiểm TDXK phụ thuộc rất lớn vào bên thứ ba, đó là các công ty tái bảo hiểm
ở nước ngoài (Re-Insurence Company) từ khâu khai thác, đánh giá rủi ro, thẩm định
bảo hiểm,…Về mặt chuyên môn và kỹ thuật nghiệp vụ nếu không có sự tham gia của
các công ty tái bảo hiểm nước ngoài sẽ là rào cản lớn khiến các công ty kinh doanh
bảo hiểm trong nước phải hết sức thận trong với sản phẩm BHTDXK.
155

Ngoài ra, các công ty kinh doanh bảo hiểm trong nước, cũng không có đủ thông tin
về nhà nhập khẩu ở nước ngoải. Chính vì vậy, các công ty kinh doanh bảo hiểm
không dám mạo hiểm với sản phẩm này, vì phải đối mặt với rủi ro mà mình không
thể dự báo trước. Ngoài ra, số lượng khách hàng tham gia BHTDXK chưa nhiều, nếu
chiếu theo nguyên lý kinh doanh bảo hiểm, điều này sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh
của các công ty bảo hiểm thấp, thậm chí sẽ bị thua lỗ.
3.2.3.2. Khẩn trương thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Như trên đã trình bày, BHTDXK có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu,
nhưng nếu để các công ty kinh doanh bảo hiểm thực hiện loại hình bảo hiểm này sẽ
gặp nhiều khó khăn trở ngại và mức độ thành công sẽ rất thấp. Với lý do đó, việc
nhanh chóng thành lập công ty BHTDXK của Nhà nước sẽ nhanh chóng đưa loại
hình BHTDXK vào thực tế để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 100% vốn của nhà nước là kinh
nghiệm khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các nước như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản là những nước có nền kinh tế phát triển với trình độ cao, sản phẩm
dịch vụ của họ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, những nước này kiên
trì chính sách thúc đẩy xuất khẩu thông qua công cụ BHTDXK, thông qua hoạt động
của công ty bảo hiểm chuyên trách (chuyên biệt) là hoàn toàn có thể lý giải được.
Công ty BHTDXK chuyên trách sẽ không bị ràng buộc quá sâu vào mục đích kinh
doanh tìm kiếm lợi nhuận, thay vào đó là mục đích thúc đẩy xuất khẩu sẽ được ưu
tiên hơn, chú trọng hơn. Do đó, khi tình hình thị trường quốc tế biến động, công ty
BHTDXK chuyên trách có thể thay đổi kịp thời các chính sách của mình một cách
linh hoạt, phù hợp với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp xuất
khẩu, mà không làm ảnh hưởng tới các chính sách cũng như nghiệp vụ của các loại
hình sản phẩm bảo hiểm khác. Ngoài ra, công ty BHTDXK chuyên trách có điều kiện
thuận lợi để chuyên môn hóa các hoạt động kinh doanh trong từng khâu, từng chu
trình, qua đó, nâng cao dần trình độ nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, cũng như tập
trung nghiên cứu tìm ra những điểm còn hạn chế để hoàn thiện sản phẩm, đưa ra các
sản phẩm phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp
xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.
156

Vì vậy, việc thành lập Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam sẽ mang lại
luồng sinh khí mới để có thể triển khai rộng hơn, chất lượng và hiệu quả hơn các sản
phẩm BHTDXK để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Liên tục trong nhiều năm, Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch
xuất khẩu. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu để từng bước giảm mức thâm hụt trong
cán cân thương mại là một yêu cầu tất yếu. Trong vài năm trở lại đây, cán cân thương
mại của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, đó cũng là kết quả chung về mặt cơ
chế chính sách, đồng thời là sự cố gắng chung của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có
sự đóng góp các doanh nghiệp xuất khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn về sản phẩm
hàng hoá xuất khẩu nhất là thủy hải sản, sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ…
Nếu Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu bằng các chính sách cụ thể, trong đó,
ngoài việc đẩy mạnh hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, việc mở rộng hoạt động bảo hiểm TDXK tại Việt Nam sẽ là đòn bẩy rất quan
trọng để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương
lai.
157

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở mục tiêu định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, dựa
vào kết quả phân tích, đánh giá hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB qua 5 năm
từ 2011 đến 2015; các giả thuyết về Chính sách tDXK của Nhà nước tại Việt Nam,
chương 3 đã trình bày, giới thiệu và phân tích các giải pháp để phát triển tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước tại VDB. Đây là những giải pháp thiết thực có tính khả thi
để thực hiện mục tiêu phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB, qua đó góp phần phát
triển hoạt động TDXK của Nhà nước cả về mặt quy mô số lượng, cả về mặt chất
lượng hiệu qua trong giai đoạn mới từ 2016 đến 2020 và những năm tiếp theo tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
158

PHẦN KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN


KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với Chính phủ
1.1. Mở rộng danh mục hàng hoá xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu
Về lâu dài, cần mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ, trong đó hướng
tới nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao hoặc trải qua giai đoạn chế biến thành
phẩm, tránh xuất nguyên liệu thô hoặc hàm lượng chế biến ít, góp phần đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Mục tiêu dài hạn khi khả năng đáp ứng ngày càng
mạnh về nguồn vốn, có thể tiến tới xoá bỏ những hạn chế về đối tượng được hỗ trợ,
mở đường cho những ngành hàng xuất khẩu mới có cơ hội phát triển trong tương lai.
1.2 . Mở rộng mô hình “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam
Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy tổ chức tài chính thực hiện chính sách TDXK
của Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đây là tổ chức tài chính duy nhất
được Chính phủ giao nhiệm vụ này. Duy nhất, không đồng nghĩa với độc quyền,
nhưng nếu chỉ giao cho VDB thực hiện nhiệm vụ này, e rằng hiệu quả và hiệu ứng
của chính sách TDXK sẽ không lớn. Thực tế đã phần nào chứng minh điều này. Chính
vì lý do đó, NCS mạnh dạn đề xuất với Chính phủ về việc mở rộng mô hình tổ chức
tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam như nhiều nước đã làm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam.
Để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, ngoài VDB Chính phủ cần giao thêm
nhiệm vụ này cho một số ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín, có kinh nghiệm
trong hoạt động tài trợ ngoại thương như Vietcombank, VietinBank, BIDV,
Eximbank như cách làm của Mỹ.
1.3 Điều chỉnh số lần công bố lãi suất, tiến tới công bố khung lãi suất
Phân tích nguyên nhân dẫn đến hoạt động TDXK tại VDB phát triển còn chậm,
trong đó có nói về bất cập trong việc công bố lãi suất TDXK. Vì vậy, tác giả cho rằng
cần tạo cho VDB tính chủ động khi thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Bộ
Tài chính công bố khung giới hạn lãi suất TDXK, gồm lãi suất sàn (Floor Interest
Rate) và lãi suất trần (Cell Interest Rate) VDB được công bố, điều chỉnh lãi suất
TDXK trong phạm vi giới hạn đó cho phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường.
159

1.4. Cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam triển khai phương thức cho vay theo
chuỗi liên kết hàng xuất khẩu
Mô hình liên kết giữa các khâu sản xuất kinh doanh hiện nay đang trở nên phổ biến
hơn trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực và đã phát huy hiệu quả khá cao. Một số
NHTM thấy được hiệu quả của mô hình liên kết này nên đã cho vay liên kết theo
chuỗi giá trị và bước đầu cho kết quả tích cực. Kiến nghị Chính phủ cho phép VDB
triển khai phương thức cho vay theo chuỗi giá trị, dựa trên mô hình liên kết sản xuất,
khai thác, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu giữa các doanh nghiệp ,tổ chức
kinh tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức
kinh tế, kể cả hộ nông dân đang hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn và sản xuất hàng xuất khẩu.
Hiện tại, hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB chỉ thực hiện cho vay ở khâu
cuối, giai đoạn cuối của chuỗi kinh doanh. Tức là chỉ tài trợ cho các DN trực tiếp xuất
khẩu, còn những DN tổ chức kinh tế không trực tiếp xuất khẩu thì không được tiếp
cận nguồn vốn TDXK của Nhà nước, mặc dù họ đã tham gia vào quá trình sản xuất
hàng xuất khẩu ở các giai đoạn trước đó. Như vậy, nếu xét trong một chu kỳ kinh
doanh, việc cho vay đối với DN trực tiếp xuất khẩu chỉ giải quyết ở phần ngọn, phần
gốc chưa được giải quyết trong một chuỗi giá trị thống nhất. Vì vậy, nếu triển khai
phương thức tài trợ theo chuỗi liên kết giá trị, VDB sẽ tạo điều kiện để các loại hình
DN, các tổ chức kinh tế, hộ kinh tế gia đình sản xuất kinh doanh nhóm hàng nông
lâm thủy hải sản được tiếp cận nguồn vốn TDXK của Nhà nước sẽ đẩy mạnh xuất
khẩu nhóm hàng này.
2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương và Địa phương
2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
• Giúp hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của VDB theo hướng
chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần tăng tiềm lực và nâng cao sức cạnh tranh quốc
gia.
• Thống nhất với NHNN về Quy chế xử lý rủi ro; Quy chế quản lý tài chính của
VDB, đáp ứng tốt nhất yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của VDB
160

2.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư


• Cân đối kế hoạch trung và dài hạn về vốn tín dụng đầu tư và vốn tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước, nhất là cân đối vốn tín dụng xuất khẩu theo hướng khuyến khích và
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa để Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ động hơn khi
thực hiện nhiệm vụ phát triển tín dụng xuất khẩu.
• Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn lực tài chính và thực hiện đề án chiến lược
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo hướng nâng cao và đẩy mạnh năng lực tài
chính cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Phối hợp giải quyết dứt điểm các nguồn
cấp bù chênh lệch lãi suất còn tồn đọng cho Ngân hàng Phát triển Việt nam
2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Hướng dẫn việc phân loại nợ đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp
với tính chất và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Xem xét quyết định cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với nhiệm
vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Với tư cách là cơ quan tham mưu của Chính phủ trong việc triển khai nhiệm vụ kinh
tế trong lĩnh vực ngân hàng. NHNN Việt Nam cần chủ động và giao nhiệm vụ cho
một số NHTM có uy tín, có năng lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong tài trợ
ngoại thương đảm nhiệm thêm nhiệm vụ phối hợp với VDB trong việc thực thi chính
sách TDXK của Nhà nước; Giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho VDB để nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
2.4. Kiến nghị với UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Chính quyền cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có vai trò quan trọng trong
việc phối hợp và trợ giúp để hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên dịa
bàn phát huy hiệu quả. Để góp phần mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước trên từng địa bàn. UBND tỉnh thành phố cần chỉ đạo các Sở, Ban,
Ngành phổ biến thông tin rộng rãi đến tất cả các loại hình doanh nghiệp có hoạt động
sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt
kịp thời chính sách chủ trương của Chính phủ để được trợ giúp về mặt pháp lý cũng
như thủ tục vay vốn TDXK của VDB được nhanh chóng kịp thời; UBND các tỉnh
thành phố trực thuộc cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc giải quyết hỗ trợ lãi
161

suất để doanh nghiệp có thể yên tâm và chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của
mình. Đặc biệt, với sự trợ giúp pháp lý thông qua các Sở, Ban, ngành UBND các tỉnh
cần thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo về những rủi ro mà VDB phải đối mặt
khi thực hiện nhiệm vụ TDXK trên địa bàn.
162

KẾT LUẬN

Tín dụng xuất khẩu có vị trí và vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, đặc biệt khi Việt
Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Từ lý lý đến thực tiễn, cho thấy
TDXK của Nhà nước phát huy tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ TDXK để góp phần thực hiện các
mục tiêu đó. Hoạt động TDXKtại VDB trong thời gian qua tuy phát triển chưa tốt cả
về số lượng và chất lương, nhưng đã và đang phát huy tác dụng tích cực đối với nền
kinh tế. Việc phát triển TDXK của Nhà nước là yêu cầu cần thiết khách quan trong
giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam. Luận án đã trình bày các vấn đề lý luận,
thực tiễn và giải pháp về vấn đề này. Với nội dung trình bày trong luận án, rút ra 3
kết luận sau đây:
1) Nghiên cứu lý luận về TDXK của Nhà nước, có thể nói, luận án đã khám phá
và làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về TDXK của Nhà nước, từ đó khẳng định quan
điểm phát triển TDXK của Nhà nước tại Việt Nam hiện nay là hoàn toàn có cơ sở
khoa học và thực tiễn.
2) Từ nghiên cứu thực tiễn, luận án đã tổng hợp, phân tích đánh giá trung thực
khách quan về thực trạng phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam. Nêu lên những kết quả đạt được, những thành công và những tồn tại trong
hoạt động TDXK tại VDB. Nhưng nhấn mạnh rằng, thành công và kết quả đạt được
khi thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là đáng khích lệ, đáng hoan nghênh.
3). Để phát triển TDXK của Nhà nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cần thực thi
những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nêu trong luận án. Bên cạnh
dó, cũng cần nghiên cứu những kiến nghị đề xuất trong luận án với Chính phủ, với
các Bộ ngành Trung ương và Địa phương. Những kiến nghị đó có thể giúp tạo hành
lang pháp lý đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn kèm theo những biện pháp hỗ trợ của Chính
phủ và Bộ ngành, giúp Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình trong giai đoạn mới ./.
163

DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Bài báo “Tín dụng và vai trò của tín dụng Nhà nước Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn”. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật (Mã số ISSN 0866 - 7802) số 11, tháng 9/2015.
2. Bài báo “Mở rộng hoạt động TDXK của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế Việt Nam
phát triển trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp (Mã số
ISSN 0866 - 8124) số 07, tháng 11/2015.
3. Bài báo: “ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng công cụ Bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu” Tạp chí Ngân hàng (Mã số ISSN – 0866 – 7462)
số 10 tháng 5/ 2016
4. Sách chuyên môn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc gia
TP HCM năm 2013 (đồng tác giả)
5. Sách chuyên môn Thẩm định tín dụng.NXB Kinh tế TP.HCM, năm 2014. (đồng
tác giả)
6. Sách chuyên môn Quản trị kinh doanh Ngân hàng, NXB Kinh tế TP. HCM,
năm 2016 (đồng tác giả)
7. Đề tài NCKH cấp Trường “Phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam” năm 2014, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh.
8. Đề tài NCKH cấp Trường “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng
chứng thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam”, năm 2015, Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh.
164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lý Hoàng Ánh, (2014).Thẩm định tín dụng. Trường Đại học Ngân hàng TP.
HCM. NXB Đại học Kinh tế.
2. Báo cáo thường niên của VDB các năm 2010 – 2013.
3. Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Ban TDXK của VDB các năm 2011 – 2015.
4. Vũ Mạnh Bảo, (2011). Tín dụng nhà nước với phát triển kinh tế các tỉnh Tây
nguyên. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
5. Bộ Công thương, truy cập tại: http://www.moit.gov.vn.
6. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, truy cập tại http//www.mpi.gov.vn
7. Bộ Tài chính, (2012) Thông tư số 35/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính “Hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ
về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước”.
8. Bộ Tài chính, (2013). Thông tư số 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính “Hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ
về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước”.
9. Bộ Tài chính, (2011). Thông tư số 81/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính ”Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 75/2011/NĐ-CP”.
10. Bộ Tài chính, truy cập tại: http://www.mof.gov.vn
11. Chính phủ, (2011). Nghị định số 75/ 2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ
về tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.
12. Chính phủ, (2013). Nghị định số 54/ 2013/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số
điều khoản về tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước ban hành theo
Nghị định số 75/ 2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư
phát triển và TDXK của Nhà nước.
13. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) & Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội - NEU,(2003). Chính sách Công nghiệp và Thương mại của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập. Tập 1. NXB Thống kê.
165

14. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) & Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội- NEU, (2003). Chính sách Công nghiệp và Thương mại của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập. Tập 2. NXB Thống kê.
15. Phan Thị Cúc, (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Giao thông vận tải.
16. Nguyễn Đăng Dờn, (2012). Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trường Đại học Kinh tế
TP HCM. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.
17. Nguyễn Trọng Đàn, (2003). Từ điển Ngân hàng và Tài chính quốc tế Anh – Việt.
NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
18. Nguyễn Ngọc Định, (2011).Tài chính doanh nghiệp. Trường đại học Kinh tế TP.
HCM. NXB Tài chính.
19. Đoàn Thanh Hà, (2013). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế.
20. Vũ Văn Hóa, (2009). Tín dụng và kinh doanh tiền tệ. NXB Tài chính.
21. Trần Cộng Hòa, (2006). Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước. Luận án Tiến sỹ. Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
22. Đặng Hoàn, (1995). Từ điển Ngoại thương & Tài chính. NXB Thống Kê.
23. Trần Huy Hoàng, (2013). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
24. Trầm Xuân Hương, (2010. Thanh toán Quốc tế. NXB Tài chính.
25. http://vneconomy.vn/tai-chinh/nhung-loi-ich-tu-bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-
60545.htm (truy cập ngày 16/9/2015).
26. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/tim-hieu-ve-cac-to-chuc-
tin-dung-xuat-khau.html (truy cập ngày 16/9/2015).
27. https://www.google.com/search?q=Tổ+chức+tín+dụng+xuất+khẩu&ie=utf-
8&oe=utf-8&client=firefox-b-ab&gfe_rd=cr&ei=
28. http://gsneu.edu.vn/nhung-loi-ich-tu-bao-hiem-tin-dung-xuat-
khau__183393.html
29. Trần Xuân Kiên, (1998). Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho nền
Công nghiệp Việt Nam. NXB Lao động.
30. Nguyễn Minh Kiều, (2007). Tín dụng và thẩm định tín dụng. NXB Tài chính.
31. Phan Ngọc Linh, (2008). Kinh tế Phát triển. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
32. Lê Thị Mận (2013). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
166

33. Dương Thị Bình Minh, (2012). Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường Đại học Kinh
tế TP HCM. NXB Tài chính.
34. Nguyễn Thị Mùi, (200). Quản lý và kinh doanh tiền tệ. Học viện Tài chính Hà
Nội. Nhà xuất bản Tài chính.
35. Frederic. S. Mishkin, (1995). Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính. Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật.
36. Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Báo cáo Tổng kết hoạt động của NHPTVN năm
2011, 2012, 2013, 2014, 2015
37. Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Định hướng chiến lược của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam giai đoạn 2015 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012,
2013, 2014. NXB Thông tin & Truyền Thông.
39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập tại http://www.sbv.gov.vn
40. Phạm Ngọc Phong, (2005). Marketing trong ngân hàng. Viện Khoa học Ngân
hàng. NXB Thống kê.
41. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, (2007). Kỷ yếu hội thảo khoa học.
42. Quốc Hội, (2005). Luật Ngân sách Nhà nước – Luật số 01/2002/QH11. NXB
Chính trị quốc gia.
43. Quốc Hội, (2010). Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt nam - Luật số 46/2010/QH12.
NXB Chính trị Quốc gia.
44. Quốc Hội, (2010). Luật Các Tổ chức Tín dụng – Luật số 47/2010/QH12. NXB
Chính trị quốc gia.
45. Tài liệu tập huấn nội bộ "Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam”. Ban tín dụng xuất khẩu VDB.
46. Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, (2013). Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu của TQ
47. Tạp chí Hỗ trợ Phát triển , Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các số 2010 - 2015
48. Sử Đình Thành, (2013). Tài chính Công. Trường đại học Kinh tế TP HCM.
49. Nguyễn Hồng Thắng, (2011). Tài chính Công. NXB Tài chính.
50. Trần Ngọc Thơ, (2011). Tài chính Quốc tế. Trường đại học Kinh tế TP HCM.
NXB Giáo dục.
167

51. Thủ tướng Chính phủ, (2006). Quyết định số 108/2006/QĐ –TTg ngày 19/5/2006
của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
52. Thủ tướng Chính phủ, (2006). Quyết định số 110/2006/QĐ –TTg ngày 19/5/2006
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
53. Thủ tướng Chính phủ, (2013). Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
54. Thủ tướng Chính phủ, (2015). Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ
2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”
55. Thủ tướng Chính phủ, (2012). Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 14/2/2012 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ”Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011- 2020”
56. Nguyễn Trọng Thùy, (2000). Bảo lãnh – Tín dụng dự phòng và Những điều Luật
áp dụng. NXB Thống Kê.
57. Nguyễn Văn Tiến, (2009). Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế. NXB Thống kê.
58. Từ điển Tài chính Ngân hàng, (2002). NXB Khoa học Xã hội.
59. Đoàn Thị Hồng Vân, (2006). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. NXBThống
Kê.
B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
60. Alberto. D. Pena, Ph D, (1992). Principles of Development Banking. Columbia
University, NewYork.
61. Anwar. S & Lan. N, (2011). Financial Development and Economic Growth in
Vietnam, Journal of Economic and Finance, pp. 348-360.
62. Auboin, Marc and Engemann, Martina, (2012). Testing the Trade Credit and
Trade Link: Evidence from Data on Export Credit Insurance. Economic Research
and Statistics Division, World Trade Organization. (Electronic copy available at
SSRN: http://ssrn.com/abstract=2169862).
168

63. Auboin, Marc and Engemann, Martina, (2012). Trade finance in periods of crisis:
what have we learned in recent years? Economic Research and Statistics
Division, World Trade Organization.
64. Balraj and Raghuveer Singh Rajpurohit, (2014). Financial comparison of export
credit agencies (ECAs)/Export Import Banks of India, China, USA, Russia, South
Africa and Australia. Journal of India Research, Vol 2, No 3, pp. 73-83.
65. Baltensperger, Ernst and Herger, Nils. (2007). Exporting agains risks? Theory
and Evidence from Public Export Insurance schemes in OECD countries. Open
Economies Review. (Electronic copy available at SSRN:
http://ssrn.com/abstract=1048781).
66. Ernst Baltensperger, Ernst., and Nils Herger, N., (2007). Exporting against risk?
Theory and Evidence from Public Export Insurance Schemes in OECD
Countries. Open Econ Rev.
67. Evans, P.C and K.A Oye, (2001).International Competition: Conflict and
Cooperation in Government Export Financing. Chapter 8, Ex-Im bank in the 21 st
century: A new approach. Institute for International Economics.
68. Evita Andersone and Olga Bogdanova, (2014). Export credit guarantees in
developing business environment of the European Economic Area. Procedia -
Social and Behavioral Sciences 156, pp. 322 – 328
69. E.R. Yescombe, (2014). Chapter 16: Export Credit Agencies and Development
Finance Institutions. In: Principles of Project Finance (Second edition). Elsevier
Inc, pp. 443-480.
70. http://english.eximbank.gov.cn/tm/en-TCN/index_617.html
71. http://www.kwm.com/en/es/knowledge/insights/out-of-china-the-activities-of-
chinas-export-credit-agencies-and-development-banks-in-africa-20140723
72. http://www.ecawatch.org/problems/asia_pacific/documents/NADIEnvDef_WS
Fregionsummary_Jan04.pdf
73. http://www.actionaid.org/sites/files/actionaid/the_export_and_import_bank_of_
chin a_and_the_china_development_bank.docx
74. http://www.exim.go.th/en/services/financialFacilities.aspx?type=hls2_2
169

75. http://www.nationmultimedia.com/business/Exim-Banks-acting-president-lays-
out-strategy-for--30259934.html
76. http://www.oecd.org/countries/thailand/35273476.pdf
77. https://www.adb.org/sites/default/files/publication/.../adbi-wp576.pdf
78. https://www.koreaexim.go.kr/site/homepage/menu/viewMenu?menuid=002002
001
79. http://www.unescap.org/sites/default/files/II-7_Developing_opportunities.pdf
80. http://www.mof.gov.eg/MOFGallerySource/English/SME/Research_studies/9.p
df
81. https://www.unglobalcompact.org/system/attachments/11794/original/Annual_
Report_2010_Ksure.pdf?1314755970
82. http://www.publicnow.com/view/7D66FFCEFDFC2D8850C6E1D2E2F66E8F2
10E7EA4?2016-08-29-07:01:23+01:00-xxx 9586
83. http://www.meti.go.jp/english/information/downloadfiles/JCIF/jbic.pdf
84. http://www.exim.gov/policies/exim-bank-and-the-environment
85. https://www.jbic.go.jp/wp-content/uploads/page/2014/11/34210/2014E_04.pdf
86. http://www.exim.gov/sites/default/files/newsreleases/competstat01.pdf
87. https://www.fas.org/sgp/crs/misc/R43581.pdf
88. https://www.charleskochinstitute.org/policy-analysis-export-import-bank/
89. https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2015/06/30/fact-sheet-export-
import- bank-supporting-american-exports-and-american
90. Jai S.Mah, (2006). The effect of export insurance subsidy on export supply: The
experience of Japan. Journal of Asian Economics 17, pp. 646-652.
91. Jean-Pierre Chauffour, Christian Saborowski, Ahmet I. Soylemezoglu 2010.
Should developing countries establish Export Credit Agencies. International
Trade Department, Poverty Reduction and Economic Management Network
92. Kavaljit Singh, (2010). The changing Landscape of Export Credit Agencies in the
Context of the Global Financial Crisis. Briefings & Reports from ECA watch
members.
170

93. Mircea Laurentiu Simion and Catalin-Florinel Stanescu, (2011). Export credit
insurance. Annals of the University of Craiova-Economic Science Series.
94. OECD, (2009). Export Credits and the OECD: Achievements and Challenges.
The Research Institute of Economy, Trade and Industry (RIETI), Tokyo.
95. OECD, (2015).The Arrangement on Officially Supported Export Credits.
[TAD/PG(2015)7].
96. OECD, (2011). Human rights and labour standards: The duty of export credit
agencies”, in Smart Rules for Fair Trade: 50 years of Export Credits. OECD
Publishing.
97. Peter M.Jones,(2010). Trade Credit Insurance. Global Capital Markets
Development Department, The World Bank.
98. Raquel Mazal Krauss, (2011). The role and importance of Export Credit
Agencies. The Minerva Program
99. Vitor Trindade, (2004). The big push, industrialization and international trade:
The role of exports. Journal of Development Economics, pp. 22-48.
I

PHỤ LỤC 1
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ
TỔNG TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA VDB

TT CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015

A TỔNG TÀI SÀN 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901


B TS HĐNV 226.932.798 242.990.839 257.489.601 274.326.337 310.275.735
01 Tín dụng đầu tư 97.851.622 101.340.105 113.879.317 108.876.014 138.755.39
Trong đó: quá hạn 3.749.337 1.929.516 2.813.652 4.794.275 2.626.566
02 Cho vay lại ODA 102.634.869 111.307.989 107.818.819 127.002.067 128.134.757
Trong đó: quá hạn 919.641 1.847.391 1.281.386 1.616.220 2.438.572
03 Cho vay TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
Trong đó:quá hạn 2.712.051 3.074.242 1.212.650 3.571.263 1.610.072
04 Cho vay khác 10.112.816 19.877.813 23.939.003 29.442.497 32.984.872
Trong đó: quá hạn 279.169 576.491 697.552 823.133 982.798
06 B.lãnh,TáiB. lãnh 106.734 217.196 140.971 167.781 167.676
C TS KHÁC 47.775.325 48.710.053 41.496.766 50.200.529 49.254.166
II

PHỤ LỤC 2
CÁC CHỈ TIÊU VỀ NGUỒN VỐN CỦA VDB

TT
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015
A TỔNG NGUỒN 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
B VỐN CSH 14.117.505 14.921.455 16.112.043 16.577.805 20.788.200
01 Vốn của VDB 12.124.931 12.311.097 12.756.829 14.089.629 17.106.272

02 Quỹ của VDB 2.052.574 4.107.604 3.355.214 3.551.336 3.681.928

C NỢ PHẢI TRẢ 260.530.975 276.779.437 283.145.853 307.949.061 339.011.701


01 Vốn UTĐT 107.387.599 121.937.930 109.579.463 133.391.243 145.503.169

02 Phát hành GTCG 115.504.800 127.348.800 139.160.800 141.868.565 156.140.543

03 Vốn đi vay 14.523.560 12.604.690 12.631.407 19.150.316 21.662.848


04 Nợ khác 23.115.021 14.888.017 21.774.183 13.538.937 15.705.141
III

PHỤ LỤC 3
THU NHẬP, CHI PHÍ & KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VDB
GIAI ĐOẠN 2011 -2015

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015


1.Tổng thu nhập 16.225.333 18.149.823 17.394.976 16.345.599 18.587.845

1.3 Thu lãi cho vay 12.353.969 13.771.619 10.645.521 9.619.148 11.004.009
1.4 Thu lãi tiền gửi 2.884.864 3.356.762 1.202.312 525.614 685.803
1.3 Thu khác 986.500 1.021.450 5.547.143 6.201.837 6.989.033

2 Tổng chi phí 14.476.072 17.539.540 17.782.283 17.361.652 17.988.265


2.1 Chi trả lãi 10.664.811 15.272.654 15.411.020 15.496.977 15.995.433
2.2 Chi ngoài lãi 3.811.261 2.266.886 2.371.263 1.863..675 1.992.832

3 Kết quả h/động 1.749.261 1.497.246 (387.307) (1.016.053) 599.580


IV

PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT
“Về hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”
Kính chào Anh/Chị ! Tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu sinh với đề tài “Phát
triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ”. Kính
mong Anh/Chị hỗ trợ và giúp đỡ để tôi thực hiện đề tài luận án, bằng cách đánh
dấu trả lời vào một trong các ô tương ứng cho mỗi câu hỏi trong phiếu khảo sát
dưới đây. Những thông tin khảo sát từ Anh/Chị giúp tôi có thêm thông tin cho
những nhận định đánh giá và đề xuất giải pháp kiến nghị của mình để phát
triểnTDXK tại VDB. Thông tin khảo sát chỉ dùng cho mục đíchnghiên cứu đề
tài luận án, không sử dụng cho mục đích nào khác và được bảo mật hoàn toàn
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị và trân trọng kính chào.
Thông tin liên lạc:
1.Họ và tên (nếu có thể):
2 Năm sinh:
3. ĐT liên lạc ( nếu được)
4.Đơn vị công tác:
5.Vị trí công việc hiện tại:
6.Trình độ chuyên môn : Anh/Chị có nhận định gì về hiệu quả hoạt động tín dụng
xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây?
□ a. Hoạt động không tốt
□ b. Hoạt động bình thường
□ c. Hoạt động tốt
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: …………………………………
2. Theo Anh/Chị, cho biết nhóm hàng trong danh mục hàng hóa được vay vốn tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có khả năng cạnh tranh
với các quốc gia khác là:
□ a. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
□ b. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
□ c. Nhóm sản phẩm công nghiệp
V

□ d. Nhóm hàng máy tính nguyên chiếc, phụ kiện, linh kiện
3. Theo Anh/Chị, điểm bất lợi trong hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam là:
□ a. Nguồn vốn bị hạn chế
□ b. Quy trình, thủ tục cho vay quá chặt chẽ, cứng nhắc
□ c. Quy định về bảo đảm tín dụng gây khó khăn cho khách hàng
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác:…………………………………
4. Theo Anh/Chị, điểm mạnh nổi bật trong hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam là:
□ a. Tổ chức bộ máy quản lý TDXK có tính chuyên nghiệp cao
□ b. Mạng lưới giao dịch rộng khắp các vùng miền
□ c. Lãi suất hấp dẫn, có lợi cho khách hàng vay vốn
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: ………………………………….
5. Theo Anh/Chị, thách thức lớn nhất để phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu
tại Việt Nam là:
□ a. Thiếu sự phối kết hợp trong cơ chế chính sách về TDXK
□ b. Hình thức tín dụng còn đơn điệu, thiếu tính liên kết.
□ c. Năng lực tài chính của VDB chưa đủ mạnh để tạo lực đẩy tài chính cho xuất
khẩu
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: : ………………………………..
6.Anh/Chị vui lòng cho biết những cơ hội nào cho phát triển hoạt động tín dụng
xuất khẩu?
□ a. Chính sách nhất quán của Chính phủ về đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu
□ b. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tăng năng lực tài chính đủ mạnh
□ c. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế trên thị trường khu vực và thế
giới
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác:: …………………………………..
7. Anh/Chị vui lòng cho biết hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam khác gì với các ngân hàng thương mại:
□ a. Có sự khác nhau về mục tiêu hoạt động
VI

□ b. Tín dụng xuất khẩu tại VDB áp dụng thống nhất, không có sự điều chỉnh linh
hoạt, còn tín dụng xuất khẩu của các NHTM hoàn toàn theo cơ chế thị trường
và được điều chỉnh rất linh hoạt
□ c. Tín dụng xuất khẩu tại VDB chỉ thực hiện theo mặt hàng nằm trong danh mục
quy định, còn TDXK của NHTM thực hiện với bất kỳ mặt hàng nào nhà nước
không cấm
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác: : …………………………………
8. Anh/Chị cho biết nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng
xuất khẩu trong thời gian qua tại VDB là:
□ a. Cơ chế, chính sách về TDXK chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích
khách hàng (nguyên nhân khách quan )
□ b. Quy trình thẩm định và Quy định tỷ lệ tài sản đảm bảo không hợp lý, gây khó
cho khách hàng ( nguyên nhân chủ quan của VDB)
□ c. Quản lý tài chính, tuân thủ quy chế, quy định về TDXK của nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu còn yếu kém và tiêu cực ( nguyên nhân thuộc khách hàng )
□ d. Không có ý kiến hoặc có ý kiến khác……………………………………
9. Anh/Chị có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng xuất khẩu tại
quốc gia khác trên thế giới.
□ a. Nên tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc
□ b. Nên tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc
□ c. Nên tham khảo kinh nghiệm Thái lan
□ d. Không có ý kiến hoặc ý kiến khác ………………………………………..
VII

PHỤ LỤC 5
THỐNG KÊ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
( Tổng số 178 đối tượng)
TT THÔNG SỐ THỐNG KÊ
Cao Cử Thạc sĩ Tiến sỹ
02 Trình độ đẳng nhân
28 99 45 6
Cán bộ
Nhân Cán bộ Cán bộ cấphội
03 Cấp quản lý (Vị trí) viên cấp cấp CN, sở hoặc
phòng hoặc Tổng
Cty công ty
22 51 79 26
Chuyên Đối
04 Đối tượng D.nghiệp NH gia tượng
khác
45 99 16 18
< 30 30 - 40 41-50 50 -60
05 Độ tuổi 18 76 68 16
VIII

PHỤ LỤC 6
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ
HOẠT ĐỘNG TDXK CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VDB

Đánh giá
TT Câu hỏi khảo sát a b c d
01 Nhận định gì về hiệu quả hoạt động 52 67 35 24
TDXK tại VDB trong những năm qua 29,2% 37,6% 19,7% 13,5%
02 Nhóm hàng trong danh mục hàng hóa 71 52 40 15
được vay vốn TDXK tại VDB có khả 40,0% 29,2% 2,5% 8,4%
năng cạnh tranh cao
03 Điểm bất lợi trong hoạt động TDXK tại 56 37 33 30
VDB 31,5% 21,0% 18,5% 16,9%
04 Điểm mạnh nổi bật trong hoạt động tín 52 56 54 16
dụng xuất khẩu tại VDB 29,2% 31,5% 30,3 % 9,0 %
05 Thách thức lớn nhất để phát triển hoạt 44 52 67 15
động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam 24,7% 29,2% 37,6% 8,4%
06 Cơ hội để đẩy mạnh phát triển hoạt động 52 56 54 16
TDXK của VDB 29,2% 31,5% 30,3% 9,0%
07 Hoạt động TDXK tại VDB khác gì với 58 53 50 17
TDXK tại các NHTM 32,6% 29,8% 28,1% 9,6%
08 Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt 51 59 52 16
động TDXK trong thời gian qua tại VDB 28,7% 33,1% 29,2% 9,0%
09 Ý kiến chia sẻ kinh nghiệm về hoạt 57 54 55 12
động TDXK tại các quốc gia khác 32,0% 30,3% 30,1% 6,7%
IX

PHỤ LỤC 7
DANH MỤC MẶT HÀNG VAY VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ)
I Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản ( 11 nhóm mặt hàng )
1. Lạc nhân
2 Cà phê
3 Chè
4 Hạt tiêu
5 Hạt điều đã qua chế biến
6 Rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả)
7 Đường
8 Thuỷ sản
9 Thịt gia súc, gia cầm
10 Trứng gia cầm
11 Quế và tinh dầu quế
II Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ ( 6 nhóm mặt hàng )
1 Hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công
bằng các loạinguyên liệu khác
2 Hàng thêu, ren
3 Hàng gốm, sứ mỹ nghệ
4 Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ
5 Sản phẩm tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm
6 Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
III Nhóm sản phẩm công nghiệp ( 8 nhóm mặt hàng)
1 Cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ
2 Động cơ điện, động cơ diezen
3 Máy biến thế điện các loại
4 Sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng
5 Sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước
6 Tầu biển
X

7 Cáp điện
8 Bóng đèn
IV Máy tính nguyên chiếc, phụ kiện, linh kiện ( 3 nhóm mặt hàng)
1. Máy tính nguyên chiếc
2. Phụ kiện
3. Linh kiện rời
XI

PHỤ LỤC 8
MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ
1.Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ( 1957- 1980)
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập từ những năm đầu của công cuộc
cải tạo và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Với hơn 20 năm tồn tại và hoạt động,
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp lớn cho công cuộc khôi phục
và kiến thiết kinh tế ở Bắc Việt Nam. Với có nhiệm vụ làm đầu mối quản lý,cấp
phát và thanh toán vốn kiến thiết - Vốn xây dựng cơ bản, của nhà nước trong giai
đoạn từ năm 1957 đến năm 1980, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đã hoàn thành sứ
mạng lớn lao trong công cuộc tái thiết kinh tế trong thời kỳ xây dựng, phát triển
kinh tế ở Miền Bắc và kháng chiến cống Mỹ cứu nước ở Miền Nam.
2. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam ( 1981- 1990 )
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
và xây dựng Việt Nam.( trực thuộc Bộ Tài chính) Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng trong giai đoạn này như nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết trước đây,
nhưng chuyển dần từ quản lý, cấp phát vốn, cùng song song với hoạt động cho vay
có thu hồi vốn. Vừa cấp phát vốn không hoàn lại của Ngân sách Nhà nước, vừa cho
vay đầu tư cơ bản các công trình dự án của Chính phủ để thúc đẩy quá trình Đầu tư
và Xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn này. Với chức năng nhiệm vụ mới, trong
giai đoạn mới, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam cũng đã góp phần to lớn
trong việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đồng thời
góp phần quan trọng và tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn
hội nhập kinh tế. Năm 1990 Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam chuyển đổi
mô hình thành loại hình Ngân hàng thương mại, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cho đến nay.
3.Tổng cục Đầu tư Phát triển( 1995- 1999)
Tổng cục Đầu tư Phát triển là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được thành lập
theo Nghị định số 187/NĐ- CP ngày 10/12/1994 của Chính phủ. Tổng cục Đầu tư
Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay vốn tín
XII

dụng nhà nước ( Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ) để xây dựng các cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế.
4.Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia (1996 - 1999 )
Đây là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được thành lập năm 1996 theo Quyết
định số 808/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ Đầu
tư Quốc gia là thực hiện cho vay ưu đãi các ngành nghề lĩnh vực khó khăn theo
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
5.Quỹ Hỗ trợ Phát triển (1999 - 2006)
Quỹ Hỗ trợ Phát triển được thành lập trên cơ sở sắp xếp và hợp nhất hai tổ chức
là Tổng cục Đầu tư Phát triển và Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia, với nhiệm vụ:
Thống nhất quản lý, tập trung đầu mối quản lý và thực hiện nguồn vốn tín dụng
nhà nước một cách thống nhất. Tức là trở thành đầu mối thống nhất tiếp nhận các
nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ từ bên ngoài và các nguồn
khác; Sử dụng nguồn vốn có được để cho vay, hỗ trợ tín dụng Đầu tư và Phát triển
kinh tế xã hội thuộc các nhóm ngành, các đối tượng trong danh mục do Chính
phủ quy định.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển là một mô hình thực hiện chính sách tín dụng nhà nước có
nhiều nước áp dụng trong những năm cuối của thế kỷ XX. Việt Nam áp dụng mô
hình này trong giai đoạn đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nhiệm cụ của Quỹ là tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các
nguồn tài trợ từ bên ngoài và các nguồn khác để cho vay, hỗ trợ tín dụng Đầu tư
và Phát triển kinh tế xã hội thuộc các nhóm ngành, các đối tượng trong danh mục
do Chính phủ quy định
Trong thời gian tồn tại và hoạt động gần 7 năm, từ tháng 7/1999 đến tháng
5/2006, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã gặt hái được những thành công khi triển khai và
thực thi chính sách tín dụng nhà nước. Các công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng
của nền kinh tề đã được hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng; Các ngành kinh tế
trọng điểm, mũi nhọn, một số ngành nghề lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển
đáng khích lệ.
XIII

6 Ngân hàng Phát triển Việt Nam (từ tháng 5/ 2006 đến nay)
Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là mô hình
tổ chức tín dụng của Chính phủ trực tiếp thực hiện Chính sách tín dụng của Nhà
nước để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ chính của VDB là thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với tư
cách là một ngân hàng. Do đó hoạt động của NHPT Việt Nam đã có sự đổi mới
căn bản so với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.
7.Ngân hàng phục vụ người nghèo (1995 - 2002)
Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 525/ TTg
ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các
tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của
Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép
để lập quỹ cho người nghèo vay thực hiện chương trình của Chính phủ đối với
người nghèo.Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xoá đói,
giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát
triển vốn, bù đắp chi phí.
Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức
lao động, nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế
chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay, và theo lãi suất quy định.
Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức để
giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá
trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù
đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.
8.Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (Từ tháng 10 năm 2002 đến nay)
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) được thành lập theo Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2002 trên cơ sở
tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. NHCSXH là tổ chức tài chính của
XIV

Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn
định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.

NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân.
NHCSXH nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để cấp tín
dụng ưu đãi theo chương trình chỉ định của Nhà nước.
Đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam tồn tại 2 ngân hàng chính sách,thực chất là
2 mô hình tổ chức tín dụng nhà nước, trong đóNgân hàng Chính sách Xã hội có
nhiệm vụ quản lý và thực hiện tín dụng thuộc nhóm chính sách xã hội, và Ngân
hàng Phát triển thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước thuộc nhóm chính sách kinh tế.
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆTNAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng


Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thanh Hà

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


2

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài luận án
Hoạt động tín dụng xuất khẩu (TDXK - Expotr Credit –EC) của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong thời gian vừa qua, tuy có những thành công và
đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung,
nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam còn quá khiêm tốn cả về quy mô và tốc độ phát triển. Trong điều kiện đó, đặt
vấn đề nghiên cứu phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam trong giai đoạn mới là rất cần thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, NCS đăng ký đề tài luận
án:Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thực hiện đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa hệ thống lý luận về tín dụng xuất khẩu, vai
trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. đồng thời qua phản
ánh thực trạng hoạt động TDXK của Nhà nước và giải pháp phát triển TDXK của Nhà
nước tại VDB, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
2.Điểm mới trong nghiên cứu
Điểm mới về phương diện khoa học
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK của Nhà
nước tại VDB.
Thứ hai, nêu rõ đặc điểm và vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ
đó nêu quan điểm khẳng định tín dụng nhà nước cần được sử dụng để phát triển kinh tế -
xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, trình bày, lý giải vấn đề có tính khoa học về TDXK của Nhà nước; những điểm
tương đồng và khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của NHTM.
Thứ tư, bài học trong việc xây dựng và thực thi chính sách TDXK của Nhà nước tại VN.
Điểm mới về phương diện thực tiễn
Thứ nhất, đã tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan với những thành công, hạn chế
trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB và coi đây là căn cứ thực tiễn để giúp cơ
quan quản lý và VDB có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thứ hai, đã đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, những kiến nghị thiết
thực để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, góp phần gia tăng kim ngạch
xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và có lợi thế của Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK
của nhà nước tại VDB.
3.2 Phạm vinghiên cứu
3

• Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian địa lý: nghiên cứu đối tượng trong phạm vi toàn
hệ thống VDB.
• Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: trên cơ sở nguồn thông tin số liệu, luận án nghiên
cứu hoạt động TDXK tại VDB từ 2011 đến 2015. Đây là giai đoạn hoạt động thực tiễn có
hàm lượng thông tin dài hạn, mang tính cập nhật và mới nhất của lĩnh vực nghiên cứu
4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Cung cấp bức tranh toàn cảnh về TDXK của Nhà nước tại VDB
trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.khẳng định tính khoa học và thực tiễn để phát
triển hoạt động TDXK của Nhà nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của VN
Mục tiêu cụ thể:
•Trên cơ sở nền tảng lý luận và kiểm chứng thực tế để đánh giá tình hình phát triển hoạt
động TDXK của Nhà nước tại VDB.
•Đưa ra giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB
•Thông qua kết quả nghiên cứu để chuyển một thông điệp có thể giúp tham mưu cho
Chính phủ trong việc bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh hệ thống chính sách có liên quan
đến TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
1/ TDXK của Nhà nước là gì. TDXK của Nhà nước có tác dụng gì đối với hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam. Các nước có sử dụng công cụ này để thúc đẩy xuất khẩu hay không
2/ Tại sao phải sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu của Việt
Nam Giữa TDXK của Nhà nước và của các ngân hàng thương mại có sự khác biệt nào ?
3/Hoạt độngTDXK tại VDB thời gian qua có những kết quả tích cực và hạn chế nào ?
4/ Để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu thông tin
• Nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học để kế thừa, phát
triển hệ thống lý luận cơ bản, tiếp cận hệ thống lý luận hiện hành về tín dụng xuất khẩu
nói chung và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế.
• Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để củng cố cơ sở lý
luận của luận án.
• Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước, cũng như các bài nghiên cứu liên quan để hoàn chỉnh một bước hệ thống
cơ sở lý luận liên quan đền đề tài luận án.
• Tập hợp các nguồn số liệu đã được công bố bằng phương pháp thống kê, phân tích phù
hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
4

5.2. Phương pháp phân tích đánh giá


• Thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo đã được hệ thống hóa để thống kê mô tả, lập
bảng số liệu theo từng tiêu chí để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thực tế.
• Trên cơ sở số liệu bảng biểu thực tế từ nguồn thứ cấp, NCS đưa ra những nhận định và
góc nhìn của tác giả về những thành công, tồn tại; nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt
động TDXK của Nhà nước tại VDB.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp khảo sát chuyên gia và cán bộ, nhân viên về các tiêu chí liên quan liên
quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước. Qua thống kê kết quả khảo sát để cũng cố
thêm những nhận định và đánh giá về tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB.
5.4. Phương pháp tổng hợp
• Tổng hợp và gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa chính sách thực tiễn; giữa quan
điểm toàn diện và cục bộ trong sự phát triển, để chuyển tải các nội dung lý luận, thực tiễn
và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
• Nguồn dữ liệu từ VDB: Báo cáo thường niên 2011 - 2014; Báo cáo Tổng kết hoạt động
năm 2011 - 2015; Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Ban Tín dụng xuất khẩu 2011 – 2015.
• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014;
Thống kê hoạt động Ngân hàng các năm 2011 – 2015.
• Dữ liệu sơ cấp lấy trong Phiếu khảo sát và một số thông tin khác.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố hệ thống lý luận khoa học về tín
dụng, tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
• Có cơ sở để khẳng định vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam.
• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cho các đối
tương là học viên cao học và nghiên cứu sinh về những vấn đề liên quan.
7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
• Kết quả nghiên cứu sẽ giúp VDB có cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động tín dụng
xuất khẩu của mình trong thời gian qua, từ đó đề ra biện pháp thiết thực để cải thiện, phát
triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu theo chính sách của Chính phủ.
• Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu
của VN nắm bắt và vận dụng tốt chính sách của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu.
6. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu,kiến nghị và kết luận, luận án có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Chương 2:Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB.
Chương 3:Giải pháp phát triễn tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại VDB.
5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ
TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK)
• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ thương mại: Tín dụng xuất khẩu là tín dụng do người
xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu thông qua hợp đồng bán hàng trả chậm.
• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ tài chính: Tín dụng xuất khẩu là khoản cho vay của
ngân hàng đối với người xuất khẩu với mục đích thúc đẩy xuất khẩu.
1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu
• Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng.
• Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng.
1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu
•Tín dụng xuất khẩu góp phần tạo vốn cho các DN để đẩy mạnh xuất khẩu.
•Tín dụng xuất khẩu trực tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
•Tín dụng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
•Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần cân bằng kim ngạch xuất khẩu và
cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của quốc gia.
•Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.2.1.Tín dụng nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong
nước, hoặc giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, trong đó nhà nước vừa
đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.1.2.Đặc điểm của tín dụng nhà nước
• Tín dụng nhà nước là loại tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
• Tín dụng nhà nước được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn của Nhà nước, được nhà nước
đảm bảo và thanh toán.
• Tín dụng nhà nước thực hiện theo đối tượng chỉ định phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Nhà nước.
• Lãi suất trong tín dụng nhà nước là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường.
• Tín dụng nhà nước cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn và có khả năng xảy ra rủi ro.
1.2.1.3.Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước
• Tín dụng nhà nước hoạt động vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
6

• Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
• Tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các đối tượng chính sách.
1.2.1.4.Vai trò của tín dụng nhà nước
• Tín dụng nhà nước đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
• Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
• Tín dụng nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội.
1.2.2.Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
TDXK của Nhà nước là các hình thức tài trợ xuất khẩu, được thực hiện bằng tổ chức tín
dụng của Nhà nước, hoặc tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định, trong khuôn khổ của cơ
chế và chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn nhất.
1.2.2.2.Khuôn khổ pháp lý vềtín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam
►Tham chiếu các thỏa thuận Quốc tế về tín dụng xuất khẩu
• Tham chiếu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng(Agreement on Subsidies
and Countervailing Measures - ASMC) của WTO.
•Tham chiếuHiệp địnhvề tín dụng xuất khẩu (Agreement on Export Credit - AEC) của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
► Hành lang pháp lýcho hoạt độngTDXK của Nhà nước tại Việt Nam
• Các văn bản pháp lý của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ.
• Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành.
• Các văn bản của Hội đồng quản trị và Ban điều hành của VDB.
1.2.3. Phân biệt TDXK của Nhà nước và TDXK của Ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Những điểm tương đồng:mục tiêu hoạt động; đối tượng phục vụ;đối tượng cho
vay; quàn lý rủi ro; quy trình tín dụng; hạn mức cho vay.
1.2.3.2.Những điểm khác biệt: Đối tượng trong danh mục và ngoài danh mục; ngân hàng
chính sách và ngân hàng thương mại; lãi suất hỗ trợ và lãi suất thị trường.
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂNTÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
1.3.1.Tổng quan về sự phát triển
“Phát triển” được hiểu là một sự biến đổi, hoặc làm cho sự biến đổi theo chiều hướng
tăng lên, tăng từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao.
“ Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho sự biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp
đến cao, đơn giản đến phức tạp” [Từ điển Bách khoa toàn thư]
• Theo từ điển Kinh tế, thì “ phát triển” là sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng.
1.3.2.Các tiêu chí phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1.3.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về số lượng và quy mô
Phát triển về quy mô là phát triển theo chiều rộng, tức là sự tăng lên về quy mô số lượng
các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở thêm sản phẩm dịch vụ mới. Phát triển chiều rộng
7

làm cho sản phẩm dịch vụ phong phú hơn, tăng khả năng cạnh tranh.
Phát triển về mặt lượng của hoạt động TDXK bao gồm các chỉ tiêu sau:
• Gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và mức dư nợ cuối kỳ;
• Đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng một cách hợp lý;
•Tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn;
•Tìm kiếm và mở rộng danh mục hàng hóa được vay vốn tín dụng xuất khẩu;
• Làm phong phú danh mục sản phẩm TDXK để thích nghi với từng loại khách hàng
• Gia tăng thị phần tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
1.3.2.2.Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về chất lượng và hiệu quả
Phát triển TDXK theo chiều sâu, trước hết phải từng bước hoàn thiện các sản phẩm tín
dụng theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo tính tiện ích và hiệu quả. Phát triển chất
lượng của hoạt động TDXK là nâng cao chất lượng TDXK với các chỉ tiêu chính sau:
• Nâng cao chất lượng các khoản mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
•Giảm tỷ lệ nợ xấu;Giảm tỷ lệ nợ khoanh;
•Tăng vòng quay vốn tín dụng;
•Nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động tín dụng xuất khẩu.
1.4.TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới coi việc tài trợ cho xuất khẩu là một chiến luợc mang tính quốc
gia thành lậpvànhững ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, nhất là
những ngành kinh tế quan trọng như Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ, Thailand, Nhật Bản.
1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam vềtín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chính sách TDXKlà:
Thứ nhất: về chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Thứ hai, về hình thức tổ chức, mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước;
Thứ ba, về hình thức hỗ trợ trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Thứ tư, đối tượng,danh mục hàng hóa được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước;
Thứ năm, về thời hạn và hạn mức tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Thứ sáu, về lãi suấttín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
8

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNTÍN DỤNG XUẤT KHẨUCỦA NHÀ NƯỚC TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 . KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển VN
2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank - DB)
Ngân hàng Phát triển là loại ngân hàng được thành lập và hoạt động để giúp một quốc
gia hoặc một nhóm các quốc gia đạt được một mức độ cao hơn và bền vững của sự phát
triển.
2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg,
ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là Vietnam
Development Bank, viết tắt là VDB được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại hệ
thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thực
hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một Thành viên,
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm:
Hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; tham
gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán,
dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác; tham gia hệ thống thanh toán trong
nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN Việt Nam; các
nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
Hội đồng quản trị;Ban kiểm soát;Tổng giám đốc&Các Ban thuộc Hội sở chính của VDB
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Hoạt động của VDBkhông vì lợi nhuận, mà vì sự phát triển của nền kinh tế xã hội;
• Được miễn áp dụng dự trữ bắt buộc (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% );
• Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng thương mại;
• Được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán;
• Được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
• Được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động
tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.
2.1.4.Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Vốn chủ sở hữu;
• Vốn phát hành giấy tờ có giá và đi vay các tổ chức tài chính;
• Các nguồn vốn khác.
9

2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
● Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
• Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
• Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Vay BHXH Việt Nam, vay của các TCTC trong nước và nước ngoài;
• Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
• Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
• Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
● Hoạt động tín dụng
•Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
theo quy định của Chính phủ;
• Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn khác;
• Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của VDB.
●Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
2.1.6.Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011– 2015
2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội
Đã góp phần tạo dựng khối tài sản hỗ trợ khá lớn cho nền kinh tế;Khẳng định vai trò
đòn bẩy tài chínhđể thu hút các nguồn vốn khác trong nền kinh tế; Đã hình thành kênh
huy động vốn mới cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt
Nam phát triển; Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước đã góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu;Đã góp phần, phát triển nông nghiệp
nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển vùng miền và bảo vệ môi trường.
2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển củaNgân hàng Phát triển Việt Nam
• Quy mô hoạt động của VDB ngày càng gia tăng
Tổng tài sản của VDB đến cuối năm 2015 đạt363.799.901tỷ VND. Qua 5 năm hoạt
động, tổng tài sản của VDB đều có sự tăng trưởng tương đối.
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
1. Tổng TS 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
% tăngtrưởng 32,39% 6.19% 2.50% 8,54% 10,87%
2.TS HĐNV 226.932.798 242.990.839 257.489.601 274.326.337 310.275.735
Tỷ trọng 82.61% 83.30% 86.12% 84,53% 86.24%
% tăng trưởng 32,64 % 7.08% 5.97% 6.54% 13.10%
10

3.Tài sản khác 47.775.325 48.710.053 41.496.766 50.200.529 49.504.166


Tỷ trọng 17.39% 16.70% 13.88% 15,47% 13,76%
% tăng trưởng 32,05 % 1.96% (14.81%) 20,97% (1,39%)
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
• Cơ cấu nguồn vốn của VDB hợp lý hơn
Nợ phải trả: Nợ phải trả gồm Vốn phát hành giấy tờ có giá; Vốn ủy thác đầu tư; Vốn
vay ngân sách, vay các tổ chức tài chính; vốn khác. Đây là nguồn vốn mà VDB được sử
dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của mình. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khoảng 94%.
Vốn Chủ sở hữu(Vốn & quỹ )Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 6%), nhưng vốn chủ sở
hữu là nguồn vốn ổn định và là nguồn chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công
nghệ hiện đại phục vụ hoạt động của VDB trong giai đoạn mới của nền kinh tế.
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015 Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
∑ nguồn vốn 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
% tăng 32,39% 6,19% 2,49 % 8,54 % 10,87%
1. Nợ phải trả 260.530.975 276.779.437 283.145.853 307.949.061 339.011.701
Tỷ trọng 94,84 % 94,88 % 94,22 % 94,89 % 93,17%
2.Vốn & quỹ 14.117.505 14.921.455 16.112.043 16.577.805 20.788.200
Tỷ trọng 5,16 % 5,12 % 5,38% 5,11 % 6,83%
Nguồn:Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
• Về hiệu quả hoạt động của VDB
Thu nhập và chi phí của VDB đều có tốc độ tăng phù hợp với quy mô hoạt động qua
các thời kỳ. Kết quả hoạt động qua 5 năm gần nhất cho thấy VDB hoạt động có hiệu quả,
nhưng chưa cao, diễn biến theo chiều hướng chưa ổn định
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1.Khái quát hoạt động nghiệp vụ tạiNgân hàng Phát triển Việt Nam
• Tín dụng đầu tư (TDĐT) Tín dụng đầu tư là tín dụng trung dài hạn do VDB thực hiện
bằng nguồn cân đối vốn của Chính phủ đối với các DAĐT do Chính phủ quy định.
• Cho vay lại vốn ODA: Cho vay lại vốn ODA được thực hiện cho những DAĐT trong
danh mục các DAĐT được tài trợ bằng nguồn vốn ODA đã được thỏa thuận song phương
hoặc đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với nước ngoài.
• Tín dụng xuất khẩu:TDXK của Nhà nước là các khoản tín dụng ngắn do VDB thực hiện
đối với những ngành hàng, nhóm hàng trong danh mục quy định để thúc đẩy xuất khẩu.
• Bảo lãnh, tái bảo lãnh: Ngoài việc cho vay theo 3 loại hình tín dụng nói trên, VDB còn
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các loại hình DN trong nước, đặc biệt là
11

cácDN nhỏ và vừa, giúp các DN có điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài
chính trong và ngoài nước.
2.2.2.Thực trạng phát triểnTDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng
► Phát triển TDXK của về quy mô và số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch
Đánh giá về thực trạng hoạt động và tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB
giai đoạn 2011- 2015, luận án phản ánh các số liệu thực tế, so sánh với các thông tin về
chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDXK tại VDB.
Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ
tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015 Đơn vị: Triệu VND
DOANH SỐ CHO VAY DƯ NỢ BÌNH QUÂN
NĂM % hoàn % hoàn
Kế hoạch Thực hiện thành Kế hoạch Thực hiện thành
2011 18.000.000 18.574.200 103,19 17.000.000 15.667.796 92,16
2012 17.000.000 15.926.344 93, 68 15.000.000 10.221.224 68,14
2013 17.000.000 15.004.570 88, 26 13.000.000 10.871.492 83,63
2014 16.000.000 13.693.162 87, 27 12.000.000 9.823.454 81,86
2015 16.000.000 15.246.466 95, 28 12.000.000 9.998.391 83,32
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
•Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về doanh số cho vay: Ngoại trừ năm 2011 đạt tỷ lệ 103,19%,
các năm còn lại từ 2012 - 2015 các chỉ tiêu về doanh số cho vay đều không đạt kế hoạch
• Tăng trưởng thực tế về doanh số cho vay TDXK:
Nếu tính chung cả gia đoạn 5 năm, doanh số cho vay giảm từ 20.637.792 chỉ còn
18.246.466 với tỷ lệ giảm trên 18%
• Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân:
Số thực tế về mức dư nợ bình quân từ năm 2011 đến 2015 so với chỉ tiêu kế hoạch về
mức dư nợ bình quân đều không đạt.
• Tăng trưởng thực tế về mức dư nợ TDXK bình quân
Xét về mặt quy mô và số lượng, có thể nói tốc độ phát triển TDXK của Nhà nước tại
VDB trong 5 năm qua là chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các doanh
nghiệp.
► Phát triểntín dụng xuất khẩu về quy mô và số lượng theo số liệu thực tế
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo đối tượng khách hàng vay vốn
Đối tượng khách hàng vay tín dụng xuất khẩu tại VDB chia thành 2 nhóm khách hàng,
gồm nhóm khách hàng là DN nhà nước và nhóm khách hàng là DN ngoài quốc doanh.
12

Về quy mô và cơ cấu dư nợ TDXK những năm qua vẫn chủ yếu tập trung vào khối DN
nhà nước. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu cho nhóm khách hàng DN ngoài quốc doanh, tuy
còn thấp, nhưng lại có xu hướng tăng liên tục.
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởngtheo đối tượng khách hàng
từ 2011 – 2015 Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
%tăngtrưởng 0,92 % (36,85%) 0,46% (14,15%) 15,17%
Trong đó:
1.DN NN 14.026.825 8.752.591 8.560.498 7.161.339 8.160.914
Tỷ trọng 86,23 % 85, 41 % 83,15% 81,02 % 79,75%
% tăng trưởng 0,21% 37,61%) (2,2%) (16,35%) 13,96%
2.DN NQD 2.239.932 1.495.145 1.734.749 1.677.638 2.072.207
Tỷ trọng 13,77 % 14,59 % 16,85 % 18,98 % 20,25%
% tăng trưởng 7,65% (33,26%) 16,03% (3,30%) 23,52%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
● Phát triển TDXK của Nhà nước theo nhóm hàng xuất khẩu
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởngtheo nhóm
hàng từ 2011 -2015 Đơn vị : Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
A.Dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
%tăng trưởng 0,92 % (36,85%) 4,06% (14,15%) 15,17%
1.NLTS 13.797.611 8.566.083 8.580.059 7.383.197 8.561.029
Tỷ trọng 85,03 % 83,59% 83,34% 83,53 % 83,66%
Tỷ lệ tăng trưởng ( 0,65%) (37,02%) 0,16% (13,95%) 15,95%
2.TCMN 1.260.819 880.281 911.129 788.437 898.460
Tỷ trọng 7,77 % 8,59 % 8, 85 % 8,92 % 8,78%
Tỷ lệ tăng trưởng 12,98% (30,12%) 3,50% (13,47%) 13,95%
3.SPCN 954.133 979.738 643.453 549.784 638.547
Tỷ trọng 5, 88 % 6,03 % 6,25 % 6,22 % 6,24%
Tỷ lệ tăng trưởng 6,72% 2,68% (34,37%) (14,56%) 16,15%
4.MT,LK,PK 214.193 232.343 160.606 117.558 135.077
Tỷ trọng 1,32 % 1,43 % 1,56 % 1,33 % 1,32%
Tỷ lệ tăng trưởng 8,30% 8,47% (30,88%) (26,01%) 14,90%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
●Phát triển TDXK của Nhà nước theo khu vực thị trường xuất khẩu
13

Thị trường Mỹ (khoảng15%); Thị trường EU (54%); Thị trường Nhật Bản (hơn 11%);
Thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á (khoảng 45); Thị trường Nga (Khoảng
4%; Trung quốc (gần 5%); Thị trường Hàn quốc (khoảng 2,7%); Thị trường khácnhư
Braxil, Mexico, Myanma, một số nước khác ( khoảng 26%).
2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả
Chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB từ 2011 đến 2015 diễn biến theo chiều hướng
cải thiện: Tỷ lệ nợ torng hạn năm 2011,2012, 2013 khoảng trên dưới 80%, đến năm 2014
tỷ lệ nợ trong hạn giảm đáng kể, chỉ còn 59,60% làm cho nợi quá hạn và nợ xấu rất cao.
Tuy nhiên năm 2015 tình hình đã có sự cải thiện. Như vậy chất lượng TDXK có sự cải
thiện theo chiều hướng tích cực. Nợ xấu đã được quản lý và đưa tỷ lệ xuống còn 7,02%
gần đạt chỉ tiêu theo kế hoạch.
Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
CHỈ TIÊU 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
∑ dư nợ TDXK 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
%tăngtrưởng 0,92 % (36,85 %) 0,46% (14,15%) 15,17%
1.Nợtrong hạn 13.151.787 7.535.685 8.464.752 5.267.714 8.584.934
Tỷ trọng 81,05 % 73,54 % 82,22 % 59,60% 83,91%
2.Nợ quá hạn 3.074.242 2.712.051 1.830.495 3.571.263 1.610.072
Tỷ trọng 18,95% 26,46% 17,79 % 40,40% 16,04%
Tr.đó: Nợ xấu 1.567.504 978.659 932.749 758.384 718.365
Tỷ trọng 9,66 % 9,55 % 9,06% 8,58 % 7, 02%
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
●Tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro TDXK
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VDB được thực hiện một cách nghiêm túc,
mang tính chất bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ, bán nợ
do Bộ Tài chính trình theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB. Như vậy, việc
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro phát sinh từ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
được thực hiện mỗi năm một lần theo chỉ đạo thống nhất của Hội đồng quản trị và Ban
điều hành, theo đề nghị của Ban chuyên môn.
2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
►Các loại hình bảo lãnh xuất khẩutại Ngân hàngPhát triển Việt Nam
●Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với các tổ chức tín
dụng cho khách hàng vay xuất khẩu về việc trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo
lãnh) nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ
chức tín dụng theo hợp đồng.
●Bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
14

Bảo lãnh dự thầu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với bên mời thầu là tổ chức ở
nước ngoài về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên dự thầu là tổ chức kinh tế Việt Nam,
nếu bên dự thầu đã được xét trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng đấu thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với người
nhập khẩu là tổ chức kinh tế nước ngoài về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người xuất
khẩu là tổ chức kinh tế của Việt Nam nếu người xuất khẩu của Việt Nam không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết với người nhập khẩu
nước ngoài.
►Tình hình phát triển bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính phủ, có năng lực tài
chính mạnh, lại được Chính phủ bảo đảm thanh toán, do đó bảo lãnh của VDB đều được
các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế tin tưởng. Tuy nhiên,qua số liệu thực tế cho
thấy hoạt động bảo lãnh của VDB còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí và tiềm
năng của VDB trong hệ thống tài chính Việt Nam.
2.3.KHẢO SÁT VÀĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT
KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1.Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển VN
Kết quả khảo sát được tập hợp thống kê phân tổ để phục vụ nghiên cứu
2.3.2 Đánh giá tình hình phát triểnTDXK của Nhà nước tại NH Phát triển Việt Nam
2.3.2.1.Những kết quả đạt được
Thứ nhất: hoàn thành cơ bản chính sách TDXK của Nhà nước
Thứ hai: chất lượng và hiệu quả công tác quản lý tín dụng được cải thiện.
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
►Những hạn chế
• Dư nợ và doanh số cho vay vốn TDXK của toàn hệ thống VDB còn quá khiêm tốn..
• Hình thức TDXK của Nhà nước tạiVDB còn đơn điệu
• Các quy định, quy chế về cho vay, quản lý nợ, thu hồi nợ trong TDXK tuy đã có đổi
mới, nhưng vẫn còn thiếu linh hoạt, cứng nhắc, chưa bám sát thực tiễn.
• Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay tiên tiến,
nhưng trong xét duyệt cho vay theo kế hoạch có phần cứng nhắc, chưa thu hút khách
hàng.
• Công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng tuy có đổi mới, nhưng vẫn mang tính
chủ quan do các tiêu chí không dựa trên số liệu thực tế tin cậy.
• Công tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ chưa theo kế hoạch trên cơ sở dòng tiền của
doanh nghiệp vay vốn.
• Số lượng các doanh nghiệp vay vốn TDXK của Nhà nước tại VDB chưa nhiều.
15

• Còn tồn tại nhiều sơ hở yếu kém trong quản lý khiến chất lượng tín dụng mà cụ thể là tỷ
lệ nợ xấu vẫn còn rất cao.
►Nguyên nhân của những hạn chế
• Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Ràng buộc trách nhiệm quá cứng nhắc.
• Nguyên nhân chủ quan của VDB: Nghiệp vụ và công tác quản lý còn hạn chế
• Nguyên nhân về phía khách hàng: Thiếu quan tâm đến chất lượng hàng hóa xuất khẩu,
công tác quản lý tài chính thiếu nề nếp; tiêu cực và cố tình vi phạm quy chế, quy định
• Ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới.
2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TDXK CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.4.1.Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Một là, trong hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB
đã cho thấy chính sách này đã phát huy tác dụng về hiệu quả kinh tế xã hội nhất định:
Hai là, Tác giả nhận thấy hầu hết các nước, bao gồm các nước công nghiệp phát triển và
các nước đang phát triển đều không ngần ngại triển khai và thực hiện Chính sách TDXK
của Nhà nước với mục đích cao nhất là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ. Nhiều nước
có hệ thống ngân hàng mạnh đã có chính sách hỗ trợ hết sức mạnh mẽ để thực hiên chính
sách TDXK của Nhà nước nhằm tạo ưu thế cho các DN của họ. Trong môi trường cạnh
tranh gay gắt như vậy, Việt Nam không thể đứng nhìn để nhận về mình phần thua thiệt
trong xuất khẩu hàng hóat dến các nước trên thế giới.
Ba là, Chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam tuy làm gia tăng gánh nặng cho
ngân sách do phải cấp bù chênh lệch lãi suất theo chính sách nhưng cũng có thể chấp
nhận được.
2.4.2.Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
• Đổi mới mô hình sẽ phát huy được kinh nghiệm và thế mạnh của các NHTM, nhờ đó
doanh số và mức dư nợ TDXK của nhà nước sẽ gia tăng đáng kể.
• Các NHTM tham gia thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là những ngân hàng có
mạng lưới rộng khắp, có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng trên thế giới, đồng thời
là những ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính chuyên nghiệp
cao, do đó những NHTM này vừa theo dõi được dòng tiền để kiểm soát thu hồi nợ, vừa
có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.
2.4.3.Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Giả thuyết chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước ít khả năng được chấp nhận vì;
Một là, hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB đã được triển khai thực hiện đã hơn 10
năm đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hoạt động TDXK của Nhà nước dần dần đi vào
nề nếp ổn định.
Hai là, thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế& thương mại dưới nhiều
hình thức khác nhau, trong đó Chính sách TDXK của Nhà nước là một trong những công
16

cụ mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, không một quốc gia nào, kể cả Mỹ lại từ bỏ công
cụ quan trọng này.Việt Nam rất cần phải sử dụng công cụ này để đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa của mình ra thị trừng thế giới.
Ba là, công cụ TDXK của Nhà nước không chỉ thuần túy là công cụ kinh tế, mà nó còn
mang ý nghĩa chính trị xã hội. Thông qua công cụ TDXK của Nhà nước, nhiều quốc gia
đã gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước khác thông qua chính sách tài trợ cho
người nhập khẩu ở nước ngoài, làm cho nước nhận tài trợ ngày càng bị phụ thuộc vào
nước tài trợ. Những nước có nền tài chính hùng mạnh hoàn toàn có thể làm được việc
này, nhưng những nước khác cũng không phải không có cơ hội.
Phân tích và lý giải 3 giả thuyết nêu trên, tác giả tin rằng giả thuyết 1 là giả thuyết tốt
nhất hiện nay để thực thi Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam.
17

Chương 3
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1.Chiến lược phát triểnViệt Nam đến năm 2020
3.1.2. Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của VDB
● Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính
sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
● Mục tiêu cụ thể
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo
đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ VND. Giai đoạn sau
2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội.
• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu
nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay TDXK của VDB cho phù hợp
với từng giai đoạn.
▪ Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào
năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 dưới 3%.
• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phát triển theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước.
3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Đối tượng phục vụ
• Chỉ tiêu an toàn tài chính
• Đổi mới công tác quản trị ngân hàng
• Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng: giai đoạn1 đến năm 2015; giai đoạn 2 từ năm 2016
đến năm 2020; giai đoạn 3 từ sau năm 2020
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn TDXK cho phù hợp với thực tế
18

Việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn TDXK, nhằm tăng cường quản lý vốn
TDXK theo hướng nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa trong giai
đoạn mới:
• Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng xuất khẩu.
•Quy chế bổ sung đối với ngành hàng thủy sản trong đó quy định hợp đồng bán thủy sản
cho dn chế biến thủy sản xuất khẩu nếu bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định.
• Quy chế mới có quy định rõ hơn về rủi ro và xử lý rủi ro nợ TDXK của Nhà nước.
• Về mức bảo đảm tiền vay: Quy định mới vẫn giử nguyên tỷ lệ bảo đảm tiền vay như
trước đây.. Ngoài ra, tài sản bảo đảm không nhất thiết là tài sản hình thành trong tương
lai.
• Về mức cho vay: Quy chế mới cho phép xác định mức cho vay cao hơn trước lên đến
90 % Giá trị hợp đồng xuất khẩu, hoặc nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Phát hành trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh sẽ là kênh huy động vốn chủ lực
của VDB trong suốt quá trình hoạt động của VDB.
• Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện phát hành trái phiếu của VDB được Chính phủ bảo
lãnh ở thị trường vốn quốc tế.
3.2.1.3. Kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng theo hướng mở rộng phân quyền
• Mục đích kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng: nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tín
dụng hoạt động trực tuyến, có hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu tín dụng của
khách hàng tại VDB.
• Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng: việc mở rộng phân quyền trong chính sách kiện
toàn bộ máy quản lý tín dụng của VDB là rất cần thiết để để phát triển TDXK
3.2.1.4.Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng xuất khẩu
Hoạt động tín dụng xuất khẩu luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, cần
tuân thủ nghiêm ngặt quy trình TDXK tại VDB như:Nâng cao chất lượng thẩm định
TDXK; Nhận diện và quản lý các khoản nợ xấu.
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý nói
chung và chất lượng tín dụng nói riêng.
3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN
▪ Đối với hoạt động tiếp thị
• Lập danh sách các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp đang và sẽ là những doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu mà VDB sẽ tiếp cận.
•Tiếp cận, tìm hiểu tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp này hiện tại và trong
tương lai để có chính sách thích hợp.
19

• Giới thiệu quảng bá chính sách tín dụng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu và
hổ trợ của VDB khi doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng và phù hợp.
▪ Đối với hoạt động quảng bá thương hiệu VDB
Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau có thể quảng bá thương hiệu của VDB để cho mọi
DN thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu, nắm bắt được hoạt động, chức năng nhiệm vụ và
sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của VDB trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.
3.2.1.7.Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp vụ
• Thường xuyên trao đổi tiếp xúc với các Ngân hàng thương mại, hoặc thông qua Trung
tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam để nắm bắt thông tin kịp thời về khách
hàng.
• Tổ chức các buổi gặp mặt, hội nghị nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ các NHTM trên địa bàn.
• Chủ động ký các biên bản thoả thuận hợp tác với các NHTM.
3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu .
• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
3.2.1.9.Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều”
Phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều được nhiều nước trên thế giới sử dụng để kích
thích đẩy mạnh xuất khẩu của nước đó.
Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức tài trợ cho cả người xuất khẩu và người
nhập khẩu,vì vậy phương thức này sẽ đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên, điều
này rất khó thực hiện đối với những nước có hệ thống tài chính chưa mạnh như Việt
Nam.
3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu
3.2.2.1.Thông hiểu chính sách của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu.
3.2.2.2.Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
3.2.2.3.Am hiểu thị trường thế giới và phương thức kinh doanh hiện đại.
3.2.2.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế
3.2.2.5.Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
3.2.3. Giải pháp phối hợp
3.2.3.1.Triển khai nhanh loại hình bảo hiểm tín dụngxuất khẩu
3.2.3.2. Khẩn trương thành lập Công ty Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
20

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với Chính phủ
1.1. Mở rộng danh mục hàng hoá xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu
Cần mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ, trong đó hướng tới nhóm hàng
có hàm lượng công nghệ cao hoặc trải qua giai đoạn chế biến thành phẩm, tránh xuất
nguyên liệu thô hoặc hàm lượng chế biến ít, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu. Mục tiêu dài hạn khi khả năng đáp ứng ngày càng mạnh về nguồn vốn, có thể tiến
tới xoá bỏ những hạn chế về đối tượng được hỗ trợ, mở đường cho những ngành hàng
xuất khẩu mới có cơ hội phát triển trong tương lai.
1.2. Mở rộng mô hình “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam
Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy tổ chức tài chính thực hiện chính sách TDXK của
Nhà nước là VDB, đây là tổ chức tài chính duy nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ này.
Duy nhất, không đồng nghĩa với độc quyền, nhưng nếu chỉ giao cho VDB thực hiện
nhiệm vụ này, e rằng hiệu quả và hiệu ứng của chính sách TDXK sẽ không lớn. Thực tế
đã phần nào chứng minh điều này. Chính vì lý do đó, tác giả đề xuất với Chính phủ về
việc mở rộng mô hình tổ chức tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam như nhiều nước đã làm để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, ngoài VDB Chính phủ cần giao thêm
nhiệm vụ này cho một số ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín, có kinh nghiệm
trong hoạt động tài trợ ngoại thương như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Eximbank.
1.3. Điều chỉnh số lần công bố lãi suất, tiến tới công bố khung lãi suất
Nguyên nhân dẫn đến hoạt động TDXK tại VDB phát triển còn chậm, trong đó có nói
về bất cập trong việc công bố lãi suất TDXK. Vì vậy, tác giả cho rằng cần tạo cho VDB
tính chủ động khi thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Bộ Tài chính công bố
khung giới hạn lãi suất TDXK, gồm lãi suất sàn (Floor Interest Rate) và lãi suất trần (
Cell Interest Rate) VDB được công bố, điều chỉnh lãi suất TDXK trong phạm vi giới hạn
đó cho phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường.
1.4. Cho phép VDB triển khai phương thức cho vay theo chuỗi liên kết hàng xuất
khẩu
Mô hình liên kết giữa các khâu sản xuất kinh doanh hiện nay đang trở nên phổ biến hơn
trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực và đã phát huy hiệu quả khá cao. Một số NHTM thấy
được hiệu quả của mô hình liên kết này nên đã cho vay liên kết theo chuỗi giá trị và bước
đầu cho kết quả tích cực. Kiến nghị cho phép triển khai phương thức cho vay theo chuỗi
giá trị dựa trên mô hình liên kết sản xuất, khai thác, chế biến và kinh doanh hàng xuất
khẩu giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
21

2. Kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương và Địa phương
2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
• Giúp hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của VDB theo hướng chuyên
nghiệp, hiệu quả, góp phần tăng tiềm lực và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia;
• Thống nhất với Ngân hàng Nhà nước về Quy chế xử lý rủi ro; Quy chế quản lý tài
chính; của VDB, đáp ứng tốt nhất yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của VDB.
2.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
• Cân đối kế hoạch trung và dài hạn về vốn tín dụng đầu tư và vốn tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước, nhất là cân đối vốn TDXK theo hướng khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa để VDB chủ động hơn khi thực hiện nhiệm vụ phát triển tín dụng xuất khẩu.
• Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn lực tài chính và thực hiện đề án chiến lược của
VDB, theo hướng nâng cao và đẩy mạnh năng lực tài chính cho VDB. Phối hợp giải
quyết dứt điểm các nguồn cấp bù chênh lệch lãi suất còn tồn đọng cho VDB
2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• Hướng dẫn việc phân loại nợ cho phù hợp với tính chất và hoạt động của VDB;
• Xem xét cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với nhiệm vụ của VDB;
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động và giao nhiệm vụ cho một số NHTM có
uy tín, có năng lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong tài trợ ngoại thương đảm
nhiệm thêm nhiệm vụ phối hợp với VDB trong việc thực thi chính sách TDXK của Nhà
nước; Giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho VDB để nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
2.4.Kiến nghị với UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Chính quyền cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có vai trò quan trọng trong việc
phối hợp và trợ giúp để hoạt động của VDB trên dịa bàn phát huy hiệu quả. Để góp phần
mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên từng địa bàn, Uỷ
ban Nhân dân các tỉnh thành phố cần chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phổ biến thông tin rộng
rãi đến tất cả các loại hình doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến
hàng xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời chính sách chủ trương của
Chính phủ để được trợ giúp về mặt pháp lý cũng như thủ tục vay vốn TDXK của VDB
được nhanh chóng kịp thời; UBND các tỉnh thành phố trực thuộc cần đóng vai trò chủ
động hơn trong việc giải quyết hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có thể yên tâm và chủ
động hơn trong kế hoạch tài chính của mình. Đặc biệt, với sự trợ giúp pháp lý thông qua
các Sở, Ban, ngành UBND các tỉnh cần thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo về
những rủi ro mà VDB phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ TDXK trên địa bàn.
22

KẾT LUẬN
Tín dụng xuất khẩu có vị trí và vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam
đang đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Từ lý lý đến thực
tiễn, tín dụng xuất khẩu nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng đều phát huy tác
dụng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Chính phủ đã có chính sách hỗ
trợ tín dụng xuất khẩu để góp phần thực hiện các mục tiêu đó. Hoạt động TDXK của Nhà
nước tại VDB trong thời gian qua tuy phát triển chưa tốt cả về số lượng và chất lượng,
nhưng đã và đang phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế xã hôi. Việc mở rông và phát
triển hơn nửa TDXK của Nhà nước là yêu cầu cần thiết khách quan trong giai đoạn phát
triển hiện nay của đất nước. Luận án đã trình bày các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải
pháp về vấn đề này.
Toàn bộ nội dung của luận án, có thể rút ra 3 kết luận sau đây:
1.Nghiên cứu lý luận về TDXK của Nhà nước, luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận
vềTDXK của Nhà nước, qua đó khẳng định quan điểm phát triển TDXK của Nhà nước
tại Việt Nam hiện nay là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
2. Từ nghiên cứu thực tiễn, luận án đã tổng hợp, phân tích đánh giá trung thực khách
quan về thực trạng phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB.Nêu lên những kết quả đạt
được, những thành công và những tồn tại trong hoạt động TDXK tại VDB. Trong đó,
thành công và kết quả đạt được là đáng khích lệ, đáng hoan nghênh.
3. Để phát triển TDXK của Nhà nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cần thực thi những
giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nêu trong luận án. Bên cạnh dó, cũng
cần nghiên cứu những kiến nghị đề xuất trong luận án với Chính phủ với các Bộ ngành
Trung ương, vì những kiến nghị đó có thể giúp tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, hoàn
chỉnh hơn kèm theo những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và Bộ ngành, giúp VDB hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới ./.
23

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC


ĐÃ CÔNG BỐ

1. Bài báo “Tín dụng và vai trò của tín dụng Nhà nước Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn”.Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật. Số 11, tháng 9/2015.
2. Bài báo “Mở rộng hoạt động TDXK của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Số 07, tháng
11/2015.
3. Bài báo: “ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng công cụ Bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu” Tạp chí Ngân hàng . Số 10 tháng 5/ 2016
4. Sách chuyên môn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc gia TP
HCM năm 2013 (đồng tác giả)
5. Sách chuyên môn Thẩm định tín dụng.NXB Kinh tế TP.HCM, năm 2014. (đồng tác
giả)
6. Sách chuyên môn Quản trị kinh doanh Ngân hàng, NXB Kinh tế TP. HCM, năm
2016 (đồng tác giả)
7. Đề tài NCKH cấp Trường “Phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam” năm 2014, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
8. Đề tài NCKH cấp Trường “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng
thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam”, năm 2015, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
1. Đề tài: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2. Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01
3. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hiền; Khóa 18
4. Người HDKH: PGS.TS Đoàn Thanh Hà
5. Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
6. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận; Những luận cứ mới từ kết quả nghiên cứu,
khảo sát của luận án
6.1 Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Thứ nhất, lần đầu tiên trong hệ thống lý luận, đã trình bày khái niệm, học thuật liên quan đến
“Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.
Thứ hai, luận án trình bày có hệ thống nội dung lý luận khoa học về “hoạt động tín dụng xuất
khẩu của nhà nước” tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hệ thống lý luận hiện tại chưa có giáo
trình hay tài liệu nào trình bày đầy đủ về nội dung lý luận khoa học này.
Thứ ba, lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín
dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại.
Thứ tư, những bài học trong việc thiết kế và thực thi chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước
tại Việt Nam
Thứ năm, Dựa vào các tiêu chí về phát triển tín dụng xuất khẩu của nhà nước về quy mô số lượng
và chất lượng hiệu quả, tác giả cho rằng việc phát triển tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai
đoạn mới là yêu cầu khách quan để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
6.2 Luận cứ mới từ kết quả nghiên cứu khảo sát của luận án
Thứ nhất, tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan những thành công, hạn chế trong hoạt
động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, coi đây là căn cứ thực
tiễn để giúp cơ quan quản lý và Ngân hàng Phát triển Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thứ hai, Giải pháp mang tính chất luận điểm mới từ kết quả nghiên cứu, gồm:

1
• Cần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu cho phù hợp với tình hình mới
Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước chưa phù hợp với tình hình mới. Do đó cần
sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
• Cần sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu hai chiều”
Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức trong đó ngân hàng tài trợ cho người xuất khẩu,vừa
tài trợ cho người nhập khẩu, nhờ đó người xuất khẩu có đủ nguồn tài chính để sản xuất, chế biến và
thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu cũng được tài trợ để thanh toán lô hàng
nhập khẩu.
• Triển khai nhanh loại hình Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là giải pháp tài chính để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho
doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an
toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia.
• Khẩn trương thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam
Thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của nhà nước là kinh nghiệm khá phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới. Việc thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam sẽ mang lại luồng
sinh khí mới để có thể triển khai rộng hơn, chất lượng và hiệu quả hơn các sản phẩm bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
• Mở rộng mô hình “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam
Nghiên cứu và thành lập “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” 100% vốn của Nhà nước, tổ chức này đảm
nhận nhiệm vụ chính là thực
TP. Hồ Chí Minh - năm 2017

Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh

PGS.TS Đoàn Thanh Hà Nguyễn Thị Hiền

2
1

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM


BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

NGUYEN THI HIEN

THE DEVELOPMENT OF EXPORT CREDIT ACTIVITIES


AT THE VIETNAM DEVELOPMENT BANK

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

Specialization: Finance And Banking


Code: 62.34.02.01

Scientific Instructor: Assoc. Prof. Dr. Doan Thanh Ha

HO CHI MINH CITY - 2017


2

FOREWORD
1. Necessity
Recently, export credit of the State activities at the Vietnam Development Bank (VDB)
has had the positive successes and contributions to export activities and economic
development. However, these activities are still modest in terms of scale and pace of
development in general. In this context, it is necessary to consider the development of
export credit of the State activities at the VDB in both theoretical and practical aspects in
the new period.
A research in the field of export credit of the State, the researcher has registered the
following thesis: The development of export credit activities at the Vietnam
Development Bank.
This thesis will focus on the systemisation of the theories of the export credit, the export
role, the support of the State in export activities, and the reflection for recent status of
export credit of the State activities as well as the solution of export credit of the State
development at the Vietnam Development Bank with the aim in contributing to the
promotion of Vietnam's economic development.
2. Research’s new aspects
Scientific aspects
Firstly, to systemise the theories of export credit of the State and export credit of the
State activities at VDB.
Secondly, to elucidate the characteristics and the role of State-owned export credit in the
market economy before confirming that export credit of the State should be used for
social and economic development in Vietnam.
Thirdly, to explain the scientific issues of export credit of the State; similarities and
differences between export credit of the State and the export credit of commercial banks.
Fourthly, to suggest approaches in the development and implementation of export credit
of the State policies in Vietnam.
Practical aspects
Firstly, to summarise and assess the successes and limitations of export credit of the State
activities at VDB. This action could help to provide practical evidences to VDB’s
authorities as a suggested base for correction process.
3

Secondly, to propose scientific and practical solutions as well as recommendations for the
development of export credit of the State activities at VDB; also, to contribute to the
increase of the export turnover of traditional and advantageous products from Vietnam.
3. Subjects and scope of the research
3.1. Subjects: Export credit of the State and export credit of the State activities at VDB.
3.2. Scope
 Geographic scope: within VDB’s bank system.
 Time-based scope: the thesis has researched the export credit activities at Vietnam
Bank Development from 2011 to 2015. This period is adequately suitable in term of time
span regarding to the field of research.
4. Research objectives and questions
4.1. Research objectives
General objectives: To provide a comprehensive context of export credit of the State at
VDB for the following two aspects: theoretical and practical aspects of export credit of
the State activities with the aim for further development, as well as the promotion of
Vietnam’s exports.
Specific objectives:
 To assess the development of export credit of the State activities at Vietnam Bank
Development based on theoretical and practical verification.
 To provide a feasible solution for the development of State-owned export credit
activities at VDB.
 To offer the solution to the Government in supplementing, revising and finalising the
relevant policies on export credit of the State in Vietnam.
4.2. Research questions
1/ What is export credit of the State? What are the effects of export credit of the State on
Vietnam’s exports? Do most countries use this instrument to promote their exports?
2/ Why should we use export credit of the State instrument to promote Vietnam’s
exports? What are the differences from export credit of the State and the export credit
from commercial banks?
3/ What are the positive results and limitations of export credit of the State at VDB in
recent years?
4

4/ What are the practical solutions to the progress of State-owned export credit at VDB?
5. Research Methodology
5.1. Research approach
 To research the scientific materials for the basic theoretical system, the approaches of
the current theoretical system of export credit and export credit of the State.
 To collect the legal documents on State-owned export credit in Vietnam to strengthen
the theoretical basis of the thesis.
 To investigate other countries’ experience in terms of export credit of the State as well
as other relevant studies to complete the theoretical basis of the thesis.
 To collect the published data sources by methods of statistics and analysis in
accordance with requirements and purposes of the research.
5.2. Data collection and analysis
 To collect the secondary data through reports which have been systematised for
descriptive statistics; to prepare data tables based on each criterion for analysis and
evaluate the actual results.
 To rely on the secondary sources, researcher generates perspectives on the successes,
shortcomings as well as the causes of shortcomings in export credit of the State activities
at VDB.
5.3. Expert approach
To use the method of expert surveying on relevant criteria of export credit of the State
activities; also, to strengthen the assessments of development of export credit of the State
at VDB through these survey’s findings.
5.4. Summarisation approach
 To summarise and to link between theoretical and practical policies; comprehensive
and local perspectives on development, with the aim to convey the theoretical, practical
concepts and feasible and scientific to fulfil the proposed research objectives.
6. Data sources
 Sources from VDB: Annual Reports 2011 - 2014; Reports on Operation Summary 2011
- 2015; Reports on the operation of the Export Credit Committee 2011 - 2015.
 Sources from State Bank of Vietnam: Annual Reports 2011 - 2014; Banking Statistics
during 2011 -2015.
5

 Primary sources which have been obtained from the questionnaire and some other
information.
7. Research significance
7.1. Scientific significance
 The thesis’s findings will contribute to the scientific theoretical system of the credit,
export credit and state-owned credit in the market economy.
 The thesis’s findings are grounds to support the role of the State-owned credit in the
Vietnamese economy.
 The thesis’s findings will be known as the reference materials, research papers for
graduate students and doctoral students on relevant issues.
7.2. Practical significance
 The thesis’s findings will assist VDB in appraising its export credit activities in recent
years, along with giving practical measures to improve the efficiency of export credit
activities according to the governmental policies.
 The thesis’s findings will also help Vietnamese exporters to recognise and to apply
governmental policies in export activities.
8. Research structure
In addition to the foreword, recommendations and conclusions, the thesis has 3 chapters:
Chapter 1: Literature review of Export Credit and State-owned Export Credit.
Chapter 2: Current state of export credit of the State development at Vietnam Bank
Development.
Chapter 3: Solutions for export credit of the State development at Vietnam Bank
Development.
6

Chapter 1
LITERATURE REVIEW OF EXPORT CREDIT AND EXPORT CREDIT OF
THE STATE.
1.1. OVERVIEW OF EXPORT CREDIT
1.1.1. Concepts and forms of export credit
1.1.1.1. Concepts of export credit (EC)
 Export credit in trade activities: Export credit is granted by the exporter to the importer
through a deferred payment contract.
 Export credit in financial activities: Export credit is considered a bank loan to the
exporter for export promotion.
1.1.1.2. Forms of export credit
 Credit export before delivery.
 Credit export after delivery.
1.1.2. Roles of export credit
 Export credit contributes in capital generating for enterprises to strengthen their export
activities.
 Export credit directly stimulates foreign economic relations.
 Export credit stimulates the economic development in both wide and deep
characteristics.
 Export credit creates foreign currency earnings, balancing export turnovers and
improving the country's current balance of payments.
 Export credit contributes to create more jobs.
1.2. STATE-OWNED CREDIT AND EXPORT CREDIT OF THE STATE
1.2.1. State-owned credit
1.2.1.1. Concept of the State-owned credit
State-owned credit is considered as the credit relationship between the State and domestic
organizations and individuals, or between the State and foreign organizations and
individuals, thereby the State is known as both borrower and lender to performs the
socio-economic development of the country.
1.2.1.2. Characteristics of the State-owned credit
 State-owned credit is considered as a non-for-profit credit.
7

 State-owned credit is mainly financed, guaranteed and compensated by the State.


 State-owned credit shall be implemented according to the designated subject in
accordance with the State's socio-economic development policy.
 Interest rates in State-owned credit are considered as preferential interest rates; usually
lower than the market interest rates.
 State-owned credit also exposes to potential and possible risks.
1.2.1.3. Objectives of the State-owned credit activities
 State-owned credit is used for common benefits of the whole economy.
 State-owned credit accelerates the infrastructure construction and promote the socio-
economic development.
 State-owned credit creates jobs and improves the lives of beneficiaries.
1.2.1.4. Roles of the State-owned credit
 State-owned credit accelerates the infrastructure construction of the economy.
 State-owned credit contributes to promote the production development and economic
restructuring.
 State-owned credit contributes to poverty reduction and social security.
1.2.2. State-owned export credit
1.2.2.1. Concept of export credit of the State
State-owned export credit is a form of export financing and carried out by state-owned
credit institutions or state-designated credit institutions, within the framework of State-
owned mechanisms and policies from time to time.
1.2.2.2. Legal framework of export credit of the State in Vietnam
► References to international Agreements on export credit
 References to Agreement on Subsidies and Countervailing Measures – ASMC by the
WTO.
 References to Agreement on Export Credit - AEC by Organization for Economic Co-
operation and Development (OECD).
► Legal framework for export credit of the State in Vietnam
 Legal documents of the Government and the Prime Minister.
 Guidelines of Ministries and Branches.
 Documents of Board of Directors and Executive Committee of VDB.
8

1.2.3. Distinguish between export credit of the State and the export credit of
commercial banks
1.2.3.1. Similarities: operational objectives; serving subjects; borrowers; risk
management; credit procedures and loan limits.
1.2.3.2. Differences: Listed and unlisted subjects; social policies bank and commercial
banks; subsidised interest rates and market interest rates.
1.3. VIEWS ON THE DEVELOPMENT OF EXPORT CREDIT OF THE STATE
1.3.1. Overview of development
"Development" is understood as a change, or a change in various directions, ie, from less
to more, from narrow to broad, or from low to high.
"Development is understood as a change or a change in various directions, ie. from less
to more, from narrow to broad, from low to high, from simple to complex."
[Encyclopaedia]
 According to the economic dictionary, the "development" is an increase in both
quantity and quality.
1.3.2. Criteria for development of State-owned export credit
1.3.2.1. Development of State-owned export credit in both quantity and scale
Scale development is considered as the broad development, that is, an increase in the
number of existing products and services and introduction of new products and services.
The broad development enriches products and services and creates competitive
advantages.
Quantitative development of export credit of the State includes the following indicators:
 To increase loans, recoverable amounts and closing debt balances;
 To achieve reasonable credit balance growth rates;
 To seek and expand borrowers;
 To seek and expand the list of products which will be subject to export credits;
 To enrich the of export credit portfolio to suit each borrower;
 To increase the credit market share in the banking system.
1.3.2.2. Development of export credit of the State in both quality and efficiency
Deep development of the export credit should gradually improve the credit products in
the direction of quality improvement to ensure the utility and efficiency. Quality
9

development of export credit activities is to enhance the export credit quality with the
following major indicators:
 To enhance the quality of State-owned export credits of the State;
 To reduce bad debt ratios; Reduce frozen-debt ratios;
 To increase credit turnover;
 To enhance the financial efficiency in export credit activities.
1.4. EXPORT CREDIT OF THE STATE IN COUNTRIES AROUND THE
WORLD AND LESSON OF EXPERIENCES FOR VIETNAM
1.4.1. State-owned export credit in selected countries around the world
It is believed, by many countries, that the export financing is a national strategy and
banks for import and export services, import-export financing, especially important
economic sectors such as Korea, China, USA, Thailand, Japan, etc.
1.4.2. Lesson of experiences on State-owned export credit for Vietnam
Experiences on export credit policy for Vietnam include:
Firstly: State-owned export credit policy;
Secondly: forms of organization, purposes of export credit of the State policy;
Thirdly: forms of supporting in export credit of the State;
Fourthly: lists of goods subject to export credit of the State policy;
Fifthly: terms and credit limit of export credit of the State;
Sixthly: interest rates of export credit of the State.
Chapter 2
CURRENT CONDITION OF EXPORT CREDIT OF THE STATE
DEVELOPMENT AT VIETNAM DEVELOPMENT BANK.
2.1. OVERVIEW OF VIENAM DEVELOPMENT BANK
2.1.1. History of Vietnam Development Bank
2.1.1.1. Overview of Development Bank (Development Bank - DB)
The Development Bank is established and operated to help a country or a group of
countries achieve a higher and sustainable level of development.
2.1.1.2. History of Vietnam Development Bank
Vietnam Development Bank was established under the Prime Minister's Decision No.
108/2006 /QD-TTg as of May 19, 2006. Its trade name in English is Vỉetnam
10

Deveỉopment Bank, also called as VDB following the reorganising the Development
Assistance Fund system. The main task of the Vietnam Development Bank is to
implement the policy of development investment credit and State-owned export credit.
2.1.2. Organizational structure of Vietnam Development Bank
Vietnam Development Bank is a social bank operating under the model of a one member
limited liability company, holding 100% of the charter capital.
Activities of Vietnam Development Bank include:
Capital mobilisation; credit granting activities; entrustment and trusteeship activities;
inter-banking; internal payment; payment services, foreign exchange services and other
banking services; domestic and international payment services by the virtue of law and
according to the guidance of the State Bank of Vietnam; other tasks assigned by the
Government.
Organizational structure of Vietnam Development Bank:
Board of Director; Audit committees, General Director & Divisions directly under
VDB’s Head Quarter.
2.1.3. Operational characteristics of VDB
 VDB's activities are not for profits, but for the social-economic development;
 Compulsory reserves (compulsory reserve ratio 0%) is exempt;
 Insurance for deposited amount is not required unlike commercial banks;
 Solvency is guaranteed by the Government;
 Taxes and state budget remittances are exempt by the virtue of law;
 Interest rate differences and management fees for development investment credit and
State-owned export credit are compensated by the state budget.
2.1.4. Operating capital of Vietnam Development Bank
 Equity;
 Issuance of commercial paper and borrowings from financial institutions;
 Other capital sources.
2.1.5. Functions and tasks of VDB
 Capital mobilization
Vietnam Development Bank’s capital is raised as follows:
 Issuance of bonds which are guaranteed by the Government;
11

 Issuance of bonds, promissory notes, certificates of deposits, commercial paper in


VND currency of Vietnam Development Bank;
 Loans from Vietnam Social Insurance, loans from domestic and foreign financial
institutions;
 Loans from the State Bank of Vietnam;
 Receipts of deposits entrusted by domestic and foreign organisations;
 Other sources of capital by the virtue of law.
 Credit granting activities
 Compliance with development investment credit policy and State-owned export credit
according to the Government's regulations;
 Entrustment to manage ODA capital and other sources;
 Entrustment of financial and credit institutions to carry out VDB’s credit operations.
 Provision of payment services to customers
2.1.6. Operating results of VDB during 2011- 2015
2.1.6.1. For the social economy
Contributed to create a large supported fund for the economy; Asserted the role of
financial leverage to attract other sources of capital in the economy; Introduced the new
capital mobilization channel for economic growth, contributing to the development of
Vietnam's financial market; The investment credit and export credit of the State have
accounted for the rapid economic growth and export growth as well as the development
of rural agriculture, social security, regional development and environmental protection.
2.1.6.2. For the existence and development of Vietnam Development Bank
 VDB’s scope is increasing
VDB’s total asset at the end of 2015 reached 363,799,901 billion VND. Over the past
five years, VDB 's asset has experienced the considerable growth.
Table 2.1: Structure Assets of VDB from 2011 to 2015
Unit: million VND
TARGETS 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Total Assets 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
Growth% 32,39% 6.19% 2.50% 8,54% 10,87%
1.Asset 226.932.798 242.990.839 257.489.601 274.326.337 310.275.735
12

operations
Proportion 82.61% 83.30% 86.12% 84,53% 86.24%
Growth rate 32,64 % 7.08% 5.97% 6.54% 13.10%
2.Other Assets 47.775.325 48.710.053 41.496.766 50.200.529 49.504.166
Proportion 17.39% 16.70% 13.88% 15,47% 13,76%
Growth rate 32,05 % 1.96% (14.81%) 20,97% (1,39%)
Source: Data research topics
 More reasonable capital structure
Liabilities: Liabilities include capital to issue commercial papers; investment trusted
capital; loans from state budget, loans from financial institutions; other sources of capital.
These sources are utilised by VDB in its operations. Liabilities is at 94% of total capital.
Equity (Capital & Fund) accounts for a small proportion (about 6%), the equity is a
stable and major source of capital of investment in modern infrastructure and technology
to serve VDB's operations in the new phase of the economy.
Table 2.4 Structure Capital power of the VDB from 2011 -2015
Unit: million VND, %
TARGETS 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
Total resources 274.708.123 291.700.892 298.986.367 324.526.866 359.799.901
Growth rate 32,39% 6,19% 2,49 % 8,54 % 10,87%

1. Liabilities 260.530.975 276.779.437 283.145.853 307.949.061 339.011.701


Proportion 94,84 % 94,88 % 94,22 % 94,89 % 93,17%

2Capital & funds 14.117.505 14.921.455 16.112.043 16.577.805 20.788.200


Proportion 5,16 % 5,12 % 5,38% 5,11 % 6,83%

Source: Data research topics


 For Vietnam Bank Development’s performance
The VBD’s income and expenses have increased in line with the operating scale from
time to time. The recent performance for 5 years showed that Vietnam Bank
Development’s operations were moderate efficiency with unstable trends.
2.2. THE CURRENT STATE OF EXPORT CREDIT THE STATE
DEVELOPMENT AT VIETNAM DEVELOPMENT BANK
2.2.1. Overview of activities at VDB
 Investment Credit (IC) Investment credit is medium and long-term credits that are
13

funded by VDB for designated investment projects of the government.


 ODA re-lending: ODA loans are re-allocated to investment projects in the list of
investment products financed by lateral or multilateral ODA agreements between the
Government of Vietnam and foreign countries.
 Export credit: State-owned export credit are short-term credits granted by VDB
towards product lines and commodities in the list for export promotion.
 Guarantee, re-guarantee: In addition to lending under the three types of credit
(mentioned above), VDB also provides guarantee and re-guarantee services for domestic
enterprises, especially small and medium enterprises so that they may access to financial
support from domestic and foreign financial institutions.
2.2.2. Current state of State-owned export credit development at VDB
2.2.2.1. Development of State-owned export credit in both scale and quantity
► Development of State-owned export credit in both scale and quantity according to
planned targets
To assess of the current state of operation and development of export credit of the State at
Vietnam Bank Development during 2011-2015, the thesis has compared the actual data
with planned indicators.
Table 2:10 Situation Development activities credit export of the Statein VDB in
accordance with norms of Planning from Unit: million,
%
LOAN SALES AVERAGE OUTSTANDING LOAN
YEAR Plan Perform Completio Plan Perform Completion
n Rate Rate
2011 18.000.000 18.574.200 103,19 17.000.000 15.667.796 92,16
2012 17.000.000 15.926.344 93, 68 15.000.000 10.221.224 68,14
2013 17.000.000 15.004.570 88, 26 13.000.000 10.871.492 83,63
2014 16.000.000 13.693.162 87, 27 12.000.000 9.823.454 81,86
2015 16.000.000 15.246.466 95, 28 12.000.000 9.998.391 83,32
Source: Data research topics
 Planned loan targets: Except for 2011 (the loan targets reached 103,19%), the
remaining years’ results are below the plan.
 Real growth in the loan target of the export credit: Form 2011 to 2015, the loan targets
14

decreased from 20,637,792 to 18,246,466 (a decrease of 18%).


 Average loan balance: The actual number of outstanding loans from 2011 to 2015
compared with the planned targets of average outstanding loans was not met.
 Real growth in average loan balance of export credit In terms of scale and quantity, the
development of export credit of the State at VDB during 2011 to 2015 is not contented
enterprises’ expectation.
► Export credit development in both scale and quantity according to actual data
 State-owned export credit development in context of borrower categories
Borrowers of export credit at VDB are divided into two groups, including state-owned
enterprises and non-state-owned enterprises.
The size and structure of export credit debt balance over the years have focused on state-
owned enterprises. Although the proportion of export credit to non-state-owned
enterprise is still low, however it shows an increase trend.
Table 2:11 Export credit debt in VDB and outstanding growth rate of customers
from 2011 to 2015 Unit: million VND, %
TARGETS 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/201
5
Export credit Debt 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
% Growth 0,92 % (36,85%) 0,46% (14,15%) 15,17%

1. State Enterprises 14.026.825 8.752.591 8.560.498 7.161.339 8.160.914


Proportion 86,23 % 85, 41 % 83,15% 81,02 % 79,75%
Growth rate 0,21% 37,61%) (2,2%) (16,35%) 13,96%

2Non State Enterpries 2.239.932 1.495.145 1.734.749 1.677.638 2.072.207


Proportion 13,77 % 14,59 % 16,85 % 18,98 % 20,25%

Growth rate 7,65% (33,26%) 16,03% (3,30%) 23,52%

Source: Data research topics


 State-owned export credit development based on exports group
Table 2.12: Export credit debt in VDB in VDB and growth rate
by commodity group from 2011 -2015 Unit: million VND, %
TARGETS 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
EC Debt 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
Growth rate 0,92 % (36,85%) 4,06% (14,15%) 15,17%
15

1.AFF 13.797.611 8.566.083 8.580.059 7.383.197 8.561.029


Proportion 85,03 % 83,59% 83,34% 83,53 % 83,66%
Growth rate ( 0,65%) (37,02%) 0,16% (13,95%) 15,95%

2. Crafts 1.260.819 880.281 911.129 788.437 898.460


Proportion 7,77 % 8,59 % 8, 85 % 8,92 % 8,78%

Growth rate 12,98% (30,12%) 3,50% (13,47%) 13,95%

3.P I 954.133 979.738 643.453 549.784 638.547


Proportion 5, 88 % 6,03 % 6,25 % 6,22 % 6,24%

Growth rate 6,72% 2,68% (34,37%) (14,56%) 16,15%

4.CCA 214.193 232.343 160.606 117.558 135.077


Proportion 1,32 % 1,43 % 1,56 % 1,33 % 1,32%

Growth rate 8,30% 8,47% (30,88%) (26,01%) 14,90%

Source: Data research topics


 State-owned export credit development based on export market regions
US market (about 15%); EU market (54%); Japanese market (over 11%); South-East
Asian markets (around 45); Russian market (about 4%;); Chinese market (nearly 5%),
South Korea (about 2.7%); Other markets such as Brazil, Mexico, Myanmar and other
countries (about 26%).
2.2.2.2. State-owned export credit development in both quality and efficiency
The quality of export credit of the State at Vietnam Development Bank from 2011 to
2015 was improved gradually: The debt ratio during 2011, 2012, 2013 was around 80%,
the debt ratio significantly reduced by 59.60% in 2014 making the overdue and bad debts
high. However, the situation had been improved in 2015. In sum up, export credit of the
State quality had improved in a positive direction. Bad debts had been controlled and
reduced by 7,02% as planned.
Table 2.15 Export credit Debt classification from 2011 -2015 at VDB. Unit: million
VND
TARGETS 31/12/ 2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
EC Debt 16.226.757 10.247.736 10.295.247 8.838.977 10.233.121
Growth rate 0,92 % (36,85 %) 0,46% (14,15%) 15,17%

1. Term debt 13.151.787 7.535.685 8.464.752 5.267.714 8.584.934


Proportion 81,05 % 73,54 % 82,22 % 59,60% 83,91%
16

2. Overdue Debt 3.074.242 2.712.051 1.830.495 3.571.263 1.610.072


Proportion 18,95% 26,46% 17,79 % 40,40% 16,04%
Inside: Bad debt 1.567.504 978.659 932.749 758.384 718.365
Proportion 9,66 % 9,55 % 9,06% 8,58 % 7, 02%
Source: Data research topics
 Provision for export credit of the State risks
The provision for credit risks at VDB is strictly implemented. The Prime Minister
determines cases of debt cancellation and debt sale as submitted by the Ministry of
Finance at the proposal of VDB’s Chairman. Thus, the use of risk provision to deal with
risks arising from debt group 5th (potentially defaulted) is carried out once a year under
the unified direction of the Board of Directors and the Executive Board at the request of
the Committee of Specialists.
2.2.2.3. Development of export credit guarantee
►Types of export guarantee at Vietnam Development Bank
 Export credit guarantee
Export credit guarantee is a written commitment of VDB to credit organisations for
export borrowers to repay on behalf of customers (the guaranteed) if those customers
have failed to pay the debt or indebted to credit institutions under the contract.
 Bid security and export contract fulfilment
Bid security is a written commitment of Vietnam Bank Development to the bidder who is
a foreign organisation to perform his/her obligations on behalf of the contractor who is a
Vietnamese economic organisation in case the contractor failed to perform the binding
contract.
The bid security of the export contracts is a written commitment of Vietnam Bank
Development to the importer who is a foreign economic organization to perform his/her
obligations on behalf of the exporter who is an economic organization of Vietnam if the
Vietnamese exporter has failed to perform or insufficiently performed the provisions of
the contract signed with the foreign importer.
►Development of export guarantee at Vietnam Development Bank
VDB is a financial institution of the Government with strong financial capacity and
guaranteed by the Government for payment. Therefore, VDB’s guarantees are trusted by
financial institutions and economic organisations. However, the actual data shows that
17

VDB's guaranteed activities are too modest, inadequately with the position and potential
of VDB within Vietnam's financial system.
2.3. SURVEY AND ASSESSMENT OF EXPORT CREDIT OF THE STATE
DEVELOPMENT AT VIETNAM DEVELOPMENT BANK
2.3.1. Survey of export credit of the State at Vietnam Development Bank
Survey results are statistically collected for the research purposes
2.3.2. Assessment of export credit of the State development at VDB
2.3.2.1 Results
Firstly: to complete export credit of the State policy at the basic level.
Secondly: to improve the quality and efficiency of credit management.
2.3.2.2. Limitations and reasons
►Limitations
 Debt balance and lending turnover of the export credit of VDB are still minor in
comparison with the bank’s scale and position.
 Export credit of the State model at VDB is monotonous.
 Although regulations and rules on lending, debt management, debt collection in the
export credit have changed, however, flexibility needed to be improved further.
 Credit limit-based lending method is an advanced method of lending, but the lending
approval process is still rigid and unattractive to borrowers.
 Though credit rating is innovative, still subjectivity is remained due to the assessing
criteria are not based on reliable data.
 Supervision, management and collection of debts have not been planned based on the
borrower’s cash flow.
 The number of State-owned export credit borrower at VDB is not high.
 There are also limitations in management lowering the credit quality, particularly bad
debt rates remain high.
►Causes of limitations
 Causes of mechanisms and policies: binding responsibilities is too rigid.
 Subjective causes: Operations and management capability are still limited.
 Causes from borrowers: lack of consideration towards the export item’s quality, lack of
adequate financial management and deliberate violation of regulations.
18

 Impacts of the global economic environment.


2.4. ASSUMPTION OF EXPORT CREDIT OF THE STATE POLICY IN
VIETNAM
2.4.1. Maintain and expand of export credit of the State policy
Firstly, development of export credit of the State policy at VDB for more than 10 years
has showed that this policy has promoted the certain socio-economic benefits.
Secondly, the author finds that most countries, including industrialized and developing
countries, do not hesitate to develop and implement export credit of the State policy with
the aim of export enhancement. Countries, with strong banking systems, have a very
strong support policy to implement export credit of the State policy to boost the
advantages to their businesses. In such a fierce competition environment, Vietnam cannot
stand to suffer from its loss in exporting its goods to the rest of the world.
Thirdly, although export credit of the State policy in Vietnam has increased the budget
burden because of subsidising interest rate differences, this is acceptable.
2.4.2. Renovation of export credit of the State policy model
 Model renovation will take advantages of commercial bank’s experience and strength;
in turn, the export credit-based turnover and debt balances will increase significantly.
 Commercial banks participating in the development of export credit of the State policy
are those with extensive networks. They have the agent relation to hundreds of banks in
the world, as well as banks performing international banking services with highly
professional quality. Thus, these commercial banks can monitor their cash flows to
control the debt collection and take appropriate credit risk management measures.
2.4.3. Termination of export credit of the State policy
Assumption of termination of export credit of the State policy would less likely to be
accepted, because:
Firstly, export credit of the State activities at VDB have been implemented for more than
10 years and have had accumulated substantial experiences, also, these activities have
been steadily operated.
Secondly, the world is facing with tough economic and commercial competition in many
different forms; particularly export credit of the State policy is one of the most effective
instruments. Therefore, no country, including US, has abandoned this important
19

instrument. Vietnam could use this instrument to enhance the exports to the market.
Thirdly, export credit of the State is not only an economic instrument, but also a social
and political instrument. Through export credit of the State instrument, many countries
have increased their influence over other countries by the implementing subsidising
policy for foreign importers, making beneficiaries are increasingly dependent on donors.
Countries with strong financial backgrounds can do this, nevertheless, other countries
may also have these opportunities.
Through analysis and explanation of three (3) assumptions above, the author believes that
assumption one (1) is considered as the best approach for development of export credit of
the State in Vietnam.
Chapter 3
DEVELOPMENT OF EXPORT CREDIT OF THE STATE ACTIVITIES AT
VIETNAM DEVELOPMENT BANK
3.1 VIETNAM STRATEGIC DEVELOPMENT PLAN AND VIETNAM
DEVELOPMENT BANK STRATEGIC DEVELOPMENT PLAN UNTIL 2020
3.1.1 Vietnam strategic development plan until 2020
3.1.2 VDB strategic development plan until 2020
3.1.2.1 VDB strategic goals
General goals: Maintaining and developing VDB as a bank for social policies with
non-for-profit drive, also with sustainable and efficient development, adequate capability
in the implementation of Investment Credit and State-owned export credit policies as
well as other designated mission by the Government, Prime Minister; taking part in
achieving social economic strategic and development plan.
Specific goals
 Sustaining credit growth around 10%/per year for the period 2016 – 2020, given
that, VDB’s asset in 2020 would reach 500.000 billion VND. After 2020, credit
growth level would remain reasonable in regard with social-economic development.
 Determining the proportion between shareholder equity and capital mobilisation.
Having a progress plan to increase reasonably shareholder equity compared to total
outstanding balance of VDB’s export credit appropriately for each specific period of
time.
20

 Advancing the credit quality with the aim to reduce the total bad debt proportion
to under 7% in 2015, 4-5% in 2020 and this proportion would be under 3% for the
period of 2020 – 2030.
 Standardising banking procedure to meet the development support requirement by
the Party and State.
3.1.2.2. VDB’s operational orientation
 Serving subjects
 Safe financing indicators
 Renovation of banking management
 Restructuring of banking operations: 1st period up to 2015; 2nd period from 2016 to
2020 and 3rd period beyond 2020.
3.2 SOLUTION FOR THE DEVELOPMENT OF CREDIT OF THE STATE
ACTIVITIES AT VIETNAM DEVELOPMENT BANK
3.2.1 Suggestions for VDB
3.2.1.1 Revising management regulation of export credit in line with practical
circumstances
The revision of management regulation is to strengthen the managing of export credit
with the aim to improve the efficiency and the promotion of export in the new era:
 Expanding the subject of export credit granting.
 Adding regulation for fishery industry in which specifies the conditions of selling
aquatic products to seafood processing companies.
 New regulation on risk management and risk approaches regarding export credit
of the State.
 With loan guarantee level: new regulation should be made on that the loan
guarantee level would be at maximum of 90% of total exporting contract value or the
financial requirement of the company.
3.2.1.2 Increase the capital mobilisation of VDB
 Issuing VDB’s bond, which is guaranteed by the State, as a main capital source.
 Researching and preparing of the issuing of mentioned VDB’s bond to capital
markets around the world.
3.2.1.3 Strengthen the credit management with decentralised distinctive
21

 The purpose of strengthening the credit management: to build an efficient online-


based credit management system as a mean to fulfil customer’s credit demand at VDB.
 Decentralising the credit approval process: this could lead to a necessary growth
for export credit activities.
3.2.1.4 Strictly follow the export credit procedure
This type of activity, export credit, contains potential risk within, thus, it is a must-
complied requirement that all export credit procedures should be followed accordingly
such as: improving credit approval, detecting and controlling for bad debt.
3.2.1.5 Need of internal control activities
Internal control plays an important role in advancing both the quality of management
and the quality of export credit activity.
3.2.1.6 Growing of VDB’s promotion
From marketing aspect
 To list targeted customers which are companies operating in exporting industries
for approaching purpose.
 To inspect the potential and demand of both current and going-to-be customer for
appropriate credit policies.
 To promote the State’s credit policy in stimulating exporting activities and to play
a supporting role for companies in need.
From VDB’s brand promotion aspect
 Through vary channels to publicise the VDB’s image towards companies in
different economic sectors with the aim to gain a comprehend of VDB’s operations,
missions, and supporting role regarding to export credit ground.
3.2.1.7 Cooperating with other commercial banks in export credit function
 To maintain a regularly direct communication with commercial banks or through
State Bank’s Credit information central for any update of customer’s status.
 To hold meetings, conferences for the purpose of engaging local commercial
bank’s support.
 To sign operational agreement with other commercial banks.
3.2.1.8 Extending the export services
 To extend the export credit guarantee services.
22

 To extend the bid security and export contract fulfilment services.


3.2.1.9 Deploying “two-way export credit” practice
The “two-way export credit” practice was implemented by many countries around
the world as a mean for national exporting elevation.
This practice could be considered as a subsidising approach for both exporters and
importers. For that reason, a stimulating export could be encouraged. However, such
practice could be seen as a difficult task for countries that have weak financing system
such as Vietnam.
3.2.2 Suggestions for exporting companies
3.2.2.1 Comprehending of State’s export credit policy
3.2.2.2 Strengthening both the technology innovation and the quality of exporting
items
3.2.2.3 Exploring of world markets and modern business approaches
3.2.2.4 Advancing exporting competing capability
3.2.2.5 Strengthening business financial management
3.2.3 Suggestion for in-cooperation
3.2.3.1 Deploying insurance services for export credit activities
3.2.3.2 Establishing export credit of the State Insurance company
RECOMMENADTIONS AND CONCLUSIONS

RECOMMENADTIONS
1. Recommendations for the State
1.1 Expanding the list of products subjected to export credits
It is necessary to expand list of mentioned products. Specifically, the government
should focus on high-tech products or multi-staged products and to reduce the export
of raw material. This kind of action could help in restructuring export characteristic. In
long-term, as the capital need are adequate, the government could remove restricted
list of product subjected to export credits paving opportunities for other products in the
future.
1.2.Expanding “export credit institution” model in Vietnam
VDB is current the only institution designated by the State to employ export credit
23

policy in Vietnam. This does not certainly mean for a monopoly position, however,
with only one designated institution, such as VDB, it is believed that the efficiency and
scale of export credit policy remains at modest level. The actual data has showed for
such belief. Thus, author would like to place a suggestion, for the State, on expanding
the number of export credit institution in Vietnam as a method to increase export
activities.
In order to implement State’s export credit policy, besides VDB, the government
could appoint a number of commercial banks, with suitable reputation and experience,
for similar duty such as Vietcombank, VietinBank, BIDV, Eximbank, etc.
1.3 Adjusting for the frequency of interest rate announcement and shaping for a
common frame of interest rate
Leading cause of slowing growth in export credit activities at VDB includes the
impact of interest rate announcement. Therefore, the author believes that VDB should
actively implement State’s export credit policy. The Ministry of Finance could
regulate the limit for the export credit interest rate, including Floor Interest rate and
Cell Interest rate, that VDB could announce and adjust within that limit accordingly
with the interest rate movements on the market.
1.4 Allowing VDB with implementation of lending to export chains
The combination among production chains has become more popular in many
industries and sectors; it proves to provide businesses with high level of efficiency.
Therefore, commercial banks have increased the credit granting to export chains. The
research would recommend for an allowance of this type of export chains model.
2. Recommendations for the Ministries, Central and Local authorities
2.1 Recommendations for Ministry of Finance
Perfecting and creating legal framework for VDB’s activities in a professional and
efficient manner which lead to a contribution in increasing potentials and enhancing
national competitiveness
Reconciling between the State Bank and VDB on Risk Management and Financial
Management regulations which best meets VDB’s in the new developing phase.
2.2 Recommendation for Ministry of Planning and Investment
To strike a balance between medium and long-term plans on investment credit capital
24

and State’s export credit capital. Especially, the Ministry of Planning and Investment
would remain the balance of export credit to encourage export activities. By this, VDB
could become more active in performing its tasks to develop the export credit.
To coordinate with the Ministry of Finance in arranging financial resources and
implementing the VDB's strategic plan, in the direction of enhancing and
strengthening VDB’s financial capacity. These two Ministries need to come to a
solution in dealing with the subsiding of VDB’s outstanding interest rate gap.
2.3 Recommendations for the State Bank
To provide guidance on the classification of debt which best fit VDB’s nature and
operation;
To issue VDB with a license for foreign exchange activities;
To play an initiative role in assigning appropriate tasks to some prestigious
commercial banks with strong financial capacity and experience to coordinate with
VDB regarding State’s export credit policy. To assist VDB in improving credit
performance and credit risk management.
2.4 Recommendation for People's Committee
Central and local authorities hold an important part in cooperating and supporting for
VDB’s activities. In order to accelerate the expansion and development of State’s
export credit activities, the People's Committees need to direct related agents for the
dissemination of information to companies. It could be benefit for these companies
with timely-comprehension of policies implemented by the government as well as
VDB’s export credit procedures. The People's Committees should take a more active
role in resolving interest rate support so that businesses’ confidence would improve.
Especially, with legal assistance through provincial departments, committees,
provincial people's committees should regularly provide adequate information about
the risks that VDB is facing when carrying out their export
25

CONCLUSIONS
Export credit is important to the economy, especially when Vietnam is accelerating
its international integration process. It could be seen that export credit in general and
State’s export credit in particular promote the economic growth and national
competitiveness on international market. Therefore, it is essential for the Government
to adopt supporting policies that could in turn help to achieve mentioned objectives.
State-owned export credit activities at VDB have not performed well in terms of
quantity and quality. However, these activities have helped in promoting the economy
effectiveness. Further expansion and development of State’s export credit is necessary
requirement for the current stage of development. The thesis presented theoretical,
practical and solution issues on this subject matter.
There are three conclusions that could be drawn from this research:
1. Through the study on the theory of State’s export credit, the thesis has clarified the
theoretical basis, thereby to affirm scientific ground for the development of State’s
export credit in Vietnam.
2. From the practical result, the research has summarised and analysed the
development and limitations of State's export credit activities at the VDB. The result is
rather acceptable.
3. The research suggests that in order to develop the State's export credit both in
quantity and quality the implementation of mentioned scientific and practical solutions
is needed. In addition, it is necessary to study the proposed recommendations, for the
government and central ministries, as suggestions may help to create a complete legal
framework for the subject matter. Also, this framework, in turn, would support VDB
in accomplishing its designated mission in the period./.
26

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Bài báo “Tín dụng và vai trò của tín dụng Nhà nước Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn”.Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật. Số 11, tháng 9/2015.
2. Bài báo “Mở rộng hoạt động TDXK của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Số 07, tháng
11/2015.
3. Bài báo: “ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng công cụ Bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu” Tạp chí Ngân hàng . Số 10 tháng 5/ 2016
4. Sách chuyên môn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc gia TP
HCM năm 2013 (đồng tác giả)
5. Sách chuyên môn Thẩm định tín dụng. NXB Kinh tế TP.HCM, năm 2014. (đồng tác
giả)
6. Sách chuyên môn Quản trị kinh doanh Ngân hàng, NXB Kinh tế TP. HCM, năm
2016 (đồng tác giả)
7. Đề tài NCKH cấp Trường “Phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam” năm 2014, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.
8. Đề tài NCKH cấp Trường “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng
thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam”, năm 2015, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM
BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

INFORMATION ON
NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

1. Thesis title: THE DEVELOPMENT OF EXPORT CREDIT ACTIVITIES AT THE


VIETNAM DEVELOPMENT BANK
2. Specialization: Finance and Banking; Code: 62.34.02.01
3. Postgraduate student’s full name: Nguyen Thi Hien; Course: 18th
4. Scientific Instructor: Assoc. Prof. Dr. Doan Thanh Ha
5. Training place: Banking University of Ho Chi Minh City
6. New contributions in academic theory; New arguments from the research results of the
thesis
6.1 New academic contributions:
Firstly, the thesis presents the academic concept which is relevant to the "State’s export
credit" in theoretical system.
Secondly, the thesis systematically presents the content of scientific theory about “State’s
export credit activities” at The Vietnam Development Bank. It is believed that the current
theoretical system, including textbooks and documents, does not cover this scientific
content.
Thirdly, the thesis explains the similarities and differences between State’s export credit and
the export credit of commercial banks.
Fourthly, the thesis presents suggestions for the State’s export credit policies that could be
designed and implemented in Vietnam.
Fifthly, based on the criteria about the development of the State’s export credit both on
scaleand effective aspect, the author supposes that the development of State’s export credit
activities is an essential requirement to advance Vietnam’s export in the new period.
6.2 New arguments from the research results:
Firstly, by objectively summarizing and evaluating the successes and limitations in State’s
export credit activities at the Vietnam Development Bank, it provides a practical base in
assisting the management and VDB to have approaches adjustments.
1
Secondly, solutions are presented within the research results, include:
• It is necessary to revise management regulation of export credit in line with practical
circumstances.
The management regulation of the State’s export credit capitalis considered to be unsuitable
in nowadaysperiod. Therefore, the revision is needed to improve management effectiveness
and advance Vietnam’s export.
• It is necessary to deploy “two-way export credit” practice
Two-way export credit is a procedure in which the bank sponsored the exporter and the
importer so that the exporter has financial resource to perform the export contract. Also, the
importer is financially supported with the import settlement.
• Deploying insurance services for export credit activities
Export credit insurance is a financial solution to prevent risks exposed by the exporters in
their operational activities. This could be seen as a financial guarantee for national trading
activities.
• Establishing the State-owned Export Credit Insurance company
The establishment of Export Credit Insurance company is quite popular in many countries
around the world. This suggestion could new vitality to a broader, more effective and
productive deployment of Vietnamese export credit insurance products and to promote
Vietnam's exports.
• Expanding “export credit institution” model in Vietnam
To research and establish the "export credit institution" by 100% State budget is crucial so
that these organisations could undertake their main duty of executing the State’s export
credit policy in Vietnam./.

Scientific Instructor Postgraduate student

Assoc. Prof. Dr. Doan Thanh Ha Nguyen Thi Hien

You might also like