You are on page 1of 6

Đề tài: Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh

Hóa
giai đoạn 2016-2020

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

1.1. Một số vấn đề cơ bản của xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới
Nội dung được chia theo các mục trong bộ tiêu chí
1.2.1. Qui hoach xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu
Các nội dung
Tiêu chí đánh giá

……

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới: mỗi nhân tố đó ảnh hưởng tích
cực (tạo thuận lợi) hoặc tiêu cực (gây khó khăn) như thế nào đến xây dựng NTM
1.3.1. Cơ chế chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới
Cơ chế tài chính: huy động, sử dụng….
Tổ chức thực hiện chính sách
1.3.2. Tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
Bộ máy thực hiện
Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong bộ máy: số lượng, năng lực của con người
1.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Cộng đồng gồm những ai?
Công động tham gia vào xây dựng NTM ntn?
Cộng đồng tham gia vào xây dựng NTM bằng những hình thức nào?

1.4. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địa phương


1.4.1. Xã A
1.4.2. Xã B
1.4.3. …
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thọ Xuân
Chương 2: Tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân….
2.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
Viết như hiện nay chỉnh lại phần đánh giá
2.2. Tình hình thực hiện xây dựng NTM
Triển khai thí điểm và triển khai trên diện rộng, tình hình triển khai xây dựng nông
thôn mới cụ thể như sau
2.2.1. Tình hình thực hiện các chính sách xây dựng NTM
2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện xây dựng nông thôn mới
2.2.3. Huy động sự tham gia của cộng đồng

Triển khai như trên dẫn đến kết quả xây dựng NTM thể hiện trong nội dung tiếp
theo
2.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới
Bám sát các nội dung xây dựng NTM để nêu kết thực hiện
2.4. Đánh giá chung về xây dựng NTM
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Lưu ý: kết quả hay hạn chế bám sát theo đúng các nội dung, nguyên nhân của hạn
chế bám sát kết quả phân tích ở mục 2.2.

Chương 3: Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân….
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện thọ
Xuân giai đoạn 2016-2020
3.1.1. Quan điểm
3.1.2. Định hướng: nhất quán với kết luận hạn chế trong xây dựng NTM đã nhận
xét ở mục 2.4.2.
3.1.3. Mục tiêu
3.2. Giải pháp xây dựng NTM…
3.2.1. Bộ máy tổ chức thực hiện
3.2.2. Huy động sự tham gia của công đồng
3.3. Kiến nghị:
Chính sách nào cần thay đổi- kiến nghị với tỉnh
1. Khái niệm, ý nghĩa của việc xây dựng NTM

Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
đã có sự phát triển vượt bậc. Từ chỗ thiếu lương thực triền miên, Việt Nam không những
đã bảo đảm được an ninh lương thực, mà còn trở thành một trong các nước xuất khẩu
hàng đầu về một số nông sản (lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản…). Tỷ lệ nghèo
đói ở nông thôn giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được
cải thiện…Tuy vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều vấn
đề phức tạp liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn đòi hỏi phải nghiên cứu
giải quyết, điển hình là tình trạng nghèo đói và thiếu việc làm còn cao, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp bị giảm và manh mún, tác động của đô
thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng gay gắt, sản xuất kém hiệu quả do đất đai phân tán
(Jan Rudengre, 2008).

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước đã giải quyết vấn đề này bằng chủ trương
xây dựng nông thôn mới (NTM) và họ đã khẳng định “ít tiền vẫn có thể xây dựng được
NTM”. Khó nhất là làm thế nào hình dung được phương pháp thực hiện vì ngay cả khái
niệm về NTM cũng không đơn giản vì không có sẵn. Lý luận về nông thôn cũng bắt
nguồn từ thực tiễn tổng kết nên đòi hỏi vừa làm thực tế vừa phải khái quát hóa lên. Hơn
nữa, cần hỗ trợ người dân nông thôn ra sao để họ thực sự làm chủ đời sống phát triển của
mình, ngay cả khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài là một bài toán khó. Xây dựng NTM
cần lấy đối tượng người dân nông thôn làm trọng tâm, mọi hoạt động hỗ trợ đền cần xoay
quanh đối tượng này để từ đó tìm ra một mô hình xây dựng NTM chuẩn. Bên cạnh đó,
cũng cần tham khảo các mô hình xây dựng nông thôn của nước ngoài có điều kiện tương
tự như Việt Nam (Vũ Trọng Bình, 2009).
Vậy phát triển nông thôn (PTNT) hay xây dựng NTM là gì? Hiện nay có rất nhiều
quan niệm và nhận thức khác nhau về PTNT hay NTM. Ngân hàng Thế giới (WB) cho
rằng: “PTNT là chiến lược và các hoạt động nhằm cải thiện đời sống kinh tế, xã hội, văn
hóa của một nhóm dân cư nông thôn nhất định – dân nghèo nông thôn… PTNT là việc
cải thiện mức sống của một số đông người có mức thu nhập thấp đang sinh sống ở vùng
nông thôn nhằm tạo nên tiến trình phát triển nông thôn một cách tự giác và ổn định”.
Còn theo G. Parthasarathy, “PTNT là nâng cao mức sống của người nghèo bằng
cách khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên tự nhiên và con người của họ, tạo nên tiến
trình tự giác, PTNT không chỉ là sự huy động vốn và áp dụng kỹ thuật đem lại lợi ích cho
người nghèo mà còn là sự tham gia tích cực của họ để xây dựng nên định chế tổ chức và
hoạt động của các bộ máy ở địa phương.”
Bên cạnh các khái niệm chính như trên, ngày nay tại các nền kinh tế công nghiệp
phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… người ta cũng đề cao quan niệm phát
triển nông thôn để xây dựng một nền nông nghiệp, phát triển nông thôn (NN&PTNT) đa
chức năng. The chủ trương này, nông thôn không chỉ là địa bàn cư trú của dân cư nông
thôn và là nơi diễn ra các hành động sản xuất nông thôn mà chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. nông thôn của thời đại “hậu công nghiệp” là nông thôn đảm nhiệm những chức
năng mà thành phố không đáp ứng được.
Ở nước ta, khái niệm về PTNT và NTM còn mới mẻ và hiện chưa có một cách hiểu
thống nhất. Một số cán bộ địa phương cho rằng: (i) “NTM phải tập trung vào xây dựng
cơ sở hạ tầng (CSHT) làm đòn bảy phát triển các ngành nghề khác”; (ii) “NTM đạt được
bộ tiêu chí quốc gia do chính phủ ban hành (19 tiêu chí)”; (iii) “NTM phải cải tạo được
cảnh quan, bảo vệ môi trường (BVMT) phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-
HĐH) đất nước”; hay (iv) “NTM phải áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) mới, nâng cao
thu nhập cho người dân”
Tổng hợp từ nhiều quan điểm khác nhau trong và ngoài nước về PTNT hay NTM,
có thể khái quát hóa thành một khái niệm tổng hợp về NTM như sau: “một vùng (làng,
xã) được xem là NTM khi ở đó có sự kết hợp KHCN, tổ chức sản xuất, quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên để tạo ra môi trường sống trong lành, người dân có thu
nhập cao và ổn định” (Phạm Chí Thành, 2009). Trong đó, nội dung của KHCN là lựa
chọn được giống vật nuôi, cây trồng, kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phù hợp
với đặc điểm tự nhiên, KTXH của vùng. Tổ chức sản xuất là nói đến sự phối hợp của các
đơn vị sản xuất nhỏ (hộ nông dân sản xuất phân tán) chuyển sang sản xuất tập trung theo
hướng trang trại lớn nông công nghiệp (có thể là hợp tác xã (HTX), xí nghiệp), bởi lẽ
chuyển từ sản xuất sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến là biện pháp nâng cao
giá trị hàng hóa. Tổ chức quản lý ở đây muốn nhấn mạnh đến việc phải coi cư dân nông
thôn thực sự là chủ thể của quá trình phát triển ở nông thôn. Họ phải được tham gia và
quyết định những vấn đề từ hoạch định, thực hiện và theo dõi, giám sát thực hiện chính
sách NN&PTNT trên địa bàn mà họ sinh sống. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, lao
động, đất đai… nhằm giúp tạo ra việc làm bền vững và giữ gìn, duy trì nguồn tài nguyên
cho các thế hệ tương lai. Môi trường sống trong lành bao gồm môi trường tự nhiên (đất,
nước, không khí, môi trường kinh tế người dân có việc làm với thu nhập cao, môi trường
xã hội không có hiện tượng bóc lột người, không có tệ nạn xã hội, các thuần phong mỹ
tục của địa phương được bảo tồn, các giá trị văn hóa, nghệ thuật chân chính được phát
huy và người dân nông thôn được hưởng thụ…).
Xây dựng NTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trước hết, PTNT đảm bảo sự tăng
trưởng về kinh tế và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Thứ hai, nó là điều kiện để
tăng phúc lợi xã hội, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư nông
thôn. Cuối cùng, nó duy trì sự bền vững của nông thôn, bảo vệ môi trường, đặc biệt là
trong điều kiện quá trình đô thị hóa và CNH đang diễn ra nhanh chóng.

2. Các nguyên tắc chính trong xây dựng nông thôn mới

1. Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định
tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
địa phương là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng
đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
3. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các CTMTQG, chương trình hỗ
trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án (CTDA) khác đang triển khai ở nông thôn; có cơ
chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng
góp của các tầng lớp dân cư.
4. Được thực hiện gắn với các quy hoạch, KHPT KTXH, đảm bảo an ninh quốc
phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát
triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành
ban hành).
5. Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền
đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, KH, tổ chức thực hiện;
hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ
trì cùng các tổ chức chính trị – xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò
chủ thể trong việc xây dựng NTM.

You might also like