You are on page 1of 73

SF VN

TẠP CHÍ KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG CỦA FAN VIỆT NAM

SỐ

01

30/09/2016
Thực hiện bởi

SFVN (từ đây về sau gọi là “Tạp chí”) là tạp chí điện tử hoàn toàn phi lợi nhuận, ra đời với mục đích chia sẻ những nội dung liên quan
đến dòng khoa học viễn tưởng (còn gọi là khoa học giả tưởng, khoa huyễn) cho những người yêu thích dòng nghệ thuật này. Tạp chí
có sử dụng những nội dung được những người thực hiện Tạp chí (từ đây về sau gọi là “Nhóm thực hiện”) biên tập từ nhiều nguồn trên
mạng và được ghi chú nguồn ở phần “Credits” của Tạp chí. Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc nắm giữ quyền lợi pháp lý liên quan đến các nội
dung sử dụng trong Tạp chí và muốn thay đổi cách nội dung của mình được ghi nguồn hoặc muốn Nhóm thực hiện ngưng sử dụng các
nội dung của bạn trong các Tạp chí tiếp theo, hãy liên hệ với Nhóm thực hiện qua địa chỉ thư điện tử: baola424@gmail.com.

SFVN (herein called “The Magazine”) is ae entirely non-profit electronic magazine, created for the sole purpose of sharing content related
to the science fiction (also called Sci Fi or SF) genre to anyone interested in it. The Magazine features contents that were curated and edited
by the creators of The Magazine (herein called “The Creators”) from multiple sources available on the Internet and was given credits in
the “Credits” section of The Magazine. If you are the owner(s) of or hold legal right(s) to any of the contents featured in The Magazine
and wish to change how your content(s) are credited or want The Creators to stop using your content(s) in future issues of The Magazine,
please contact The Creators at this email address: baola424@gmail.com.
SFVN
SỐ

01

TRUYỆN 07 Cơ hội thu hồi tài sản


SCI FI
27 Sự kiện lịch sử lạ thường

29 Lũ quạ

36 Hoạ sắc

44 Tổng thây

XÃ LUẬN 50 Tại sao ta nên đọc khoa học giả


LƯỢM LẶT tưởng

53 Tiến bước từ Hugo 2016 - dự


định của người thắng cuộc

59 Islam và Sci Fi, một sự giao thoa


bất ngờ

SCI FI 64 “Planet”
MUÔN VẺ
66 “Element Maze”

67 “I Think I Can See The Top!”


68 “Fatherly Love”

70 “Rust Town”

71 “Flight”

72 “X-COM”

74 “EVA”

76 “EPIPHANY_III”

78 “Intruder”

CREDITS 79 Nhân sự thực hiện

79 Tư liệu ảnh

80 Tư liệu bài viết


TRUYỆN
SCI FI

truyện sci fi
Cơ hội thu hồi tài sản
Jack Skillingstead
(Lã Bảo dịch)


LẮM KHI TAO CỨ THÈM ĐƯỢC CHẠM VÀO
người mày,” tôi nằm trên giường nói, tay chẳng chạm
vào ai cả. Tại Kepler-186f chỉ có mình tôi.

Cái giọng không thân xác của Bằng Hữu tôi đáp lại,
“Anh từng nói vậy rồi.”

“Đâu có.”

“Badar à, thực tình là anh đã nói rồi. Nói năm lần trong
vòng hai mươi ngày qua.”

“Sao nhiều thế được.”

“Sao lại không? Tôi có thể bật lại…”

“Thôi, cảm ơn.”

07
Bằng Hữu rất cứng đầu. Nét tính cách này cùng vài
khía cạnh khác của nó gợi tôi nhớ đến bản thân. Vậy cũng
hợp lý, bởi vì nó là phiên bản đảo giới xây dựng trên ma trận
tính cách của tôi. Bằng Hữu là hệ thống giọng nói tự động
phản ứng được thiết kế với mức tương thích tối đa, ra đời
nhằm phục vụ mục đích giúp tôi không hoá điên bằng cách
tạo mô phỏng hội thoại như thật. Tôi gọi đây là mô phỏng
vì tôi không tin Bằng Hữu là một cá thể tương tự mình. Vì lẽ
đó, tôi gọi nó bằng đại từ “Bằng Hữu” chung chứ không đặt
tên người cho nó. Tôi muốn đầu óc mình phân định rạch ròi
chuyện nào ra chuyện đó. Không tính vụ đảo giới, mỗi lần
nói chuyện với Bằng Hữu là tôi đang tự thoại.

Bằng Hữu chủ yếu tập trung khám phá xác tàu
Leviathan. Con tàu khổng lồ ấy nằm cách chỗ tôi nửa cây
số. Thông qua các bầy rô-bốt siêu nhỏ, Bằng Hữu xây
dựng một bảng danh mục để về sau cho người ra thu hồi
tài sản. Intercorp cho tôi đóng trên Kepler-186f như lá cờ.
Tôi là “người đại diện còn sống đang định cư liên tục” mà
Intercorp cần để hợp pháp hoá quyền sở hữu của mình. Trí
thông minh nhân tạo không được tính là “còn sống.”

Hợp đồng của tôi kéo dài bốn năm. Thù lao không thể
chê vào đâu được. Khi về lại Trái Đất, tôi sẽ không phải lo
quá nhiều về tiền bạc, và Intercorp sẽ lại cho một “người đại
diện còn sống” khác lên. Về sau họ sẽ triển khai chiến dịch
thu hồi tài sản, hoặc không, tuỳ vào phân tích chi phí/lợi lộc

08
dài hạn. Hiện tại thì mấy người giữ chỗ như tôi thuộc diện
tương đối rẻ.

“Có một bất ngờ đang đến,” Bằng Hữu nói.

Tôi ngồi dậy. “Mày nói gì đấy?”

“Nhìn ra bên ngoài về phía tàu Leviathan đi.”

Tôi nhảy khỏi giường và leo thang lên vòm quan sát,
đầu gối chống chịu cảm giác mười tám cân dư thừa khối
lượng hấp dẫn của hành tinh ban tặng cơ thể gầy gò của
mình. Leviathan nhô lên từ địa hình sỏi đá như một quả núi
nhân tạo. Con tàu cổ đại này khởi hành từ Trái Đất ba trăm
năm trước. Đến thời điểm nó rơi xuống Kepler-186f, người
ta đã cải tiến Động cơ Kessel tới mức có thể du hành xuyên
vũ trụ nhanh gấp bội lần.

Tôi nhấc cặp ống nhòm rà soát cảnh quan. Một hình
hài đơn độc xuất hiện, tiến dần đến chỗ tôi. Tôi hạ ống nhòm
xuống. “Bằng Hữu, cái gì thế?”

“Bất ngờ đấy. Ra mở cửa đi, Badar.”

Vừa xuống đến chân cầu thang thì vang lên tiếng thứ gì
đập cửa ngoài khoang chốt khí. Hẳn phải khoẻ lắm, không
thì tôi sao nghe thấy được.

Tiếng đập cửa ngưng lại.

09
“Bằng Hữu, nói tao nghe cái quái gì ở ngoài kia. Tao
không đùa đâu.”

“Leviathan là tàu đi định cư…”

“Tao biết rồi.”

“Điều anh không biết là phi hành đoàn được lưu trong
các Buồng Schrödinger. Khi tàu Leviathan vào trong không
phận Kepler, phi hành đoàn vô danh kia sẽ được chuyển vào
các rô-bốt vật chủ, sau đó sẽ rã đông các phôi thai người chở
trên tàu và nuôi chúng lớn lên thành người định cư ở đây.
Ngoài kia là một con rô-bốt vật chủ.”

“Chờ đã. Ý mày là một phi hành viên ba trăm tuổi từ


tàu Leviathan đang gõ cửa ấy à?”

“Không. Buồng Schrödinger đã hỏng, Leviathan rơi


xuống sai hành tinh, và các phôi đông lạnh đều đã chết.”

Tiếng gõ lại xuất hiện.

“Anh ra mở cửa đi,” Bằng Hữu nói.

Tôi đứng cạnh chốt khí nhưng không rớ đến bảng điều
khiển. “Nếu không phải phi hành viên thì cái gì đang điều
khiển con rô-bốt?”

“Tôi đã cài một mầm ma trận tính cách của mình vào
bộ xử lý trung tâm của nó.”
10
Tôi nghĩ về điều này một lúc. “Tại sao?”

“Nhiệm vụ của tôi là đánh giá các cơ hội thu hồi tài
sản. Tôi muốn xác định xem con rô-bốt vật chủ có còn hoạt
động không. Vì chẳng còn phi hành viên nào trong Buồng
Schrödinger nữa, tôi phải dùng một phần của bản thân.”

Tôi thở dài. “Được rồi.” Dù không muốn nhưng tôi


vẫn mở cửa ngoài, đóng nó lại, khử sạch chốt khí, sau đó mở
cửa trong.

“Chào anh, Badar.” Con rô-bốt nghe như cái máy giặt
biết nói. Nó loạng quạng bước vào khoang sinh hoạt của tôi,
các động cơ servo kêu o o và nghiến vào nhau.

Tôi lui lại. Con rô-bốt được thiết kế theo dạng người
nhưng không có đặc điểm nào thể hiện giới tính cả. Da nhân
tạo trông như lớp cao su hồng che đi bộ xương kim loại
của nó.

“Mày ở trong đó thật đó hả, Bằng Hữu?”

“Không hẳn là tôi đây,” Bằng Hữu nói. “Đó là một


mầm tự động.”

Con rô-bốt lại nói, “Tôi là chính mình.”

Tôi đảo mắt. “Tuyệt.”

11
Con rô-bốt cà giật chìa tay về phía tôi như thước phim
hoạt hình tĩnh vật, bàn tay bốn ngón xoè ra. “Rất hân hạnh
được làm quen với anh, Badar.”

Tôi nhìn cái bàn tay. “Đợi đây và đừng ngó ngoáy. Tao
không đùa đâu.”

Nơi ở của tôi không rộng lớn gì. Chỉ mỗi và cái giọng
Bằng Hữu là đã chật lắm rồi. Intercorp chọn tôi nhờ khả
năng thích nghi cao trong môi trường cô lập tự nguyện. Tôi
không muốn con rô-bốt này choán chỗ mình.

Tôi mở cửa sập dẫn vào phòng để đồ. Cặp mắt hổ


phách mờ của con rô-bốt bình thản theo dõi. Tôi trèo xuống
và kéo cửa đóng lại.

“Tách riêng cuộc trò chuyện này đi,” tôi bảo Bằng Hữu.

“Anh không hài lòng.”

“Nói thế là còn nhẹ đấy. Tao biết làm gì với cái thứ
kia đây?”

“Chạm vào nó chăng?”

“Mày đùa tao à?”

“Không hẳn.”

12
“Nghe đây,” tôi nói, “tắt nó đi. Ý tao là, tống nó đi cái
đã, sau đó hẵng tắt.”

“Tôi không làm được.”

“Sao không?”

“Mầm thử nghiệm tôi cài vào đã tích hợp hoàn toàn với
bộ xử lý. Con rô-bốt hoàn toàn tự động. Tôi đã nói rồi đó
thôi. Tôi không tắt nó đi được.”

“Ôi trời đất ơi.” Tôi nghe thấy tiếng bàn chân nặng nề
của rô-bốt bước quanh khu sinh hoạt. Khó chịu thật. Tôi
nói, “Tao đã bảo nó đừng ngó ngoáy mà.”

“Badar. Nó không phải người máy. Anh không ra lệnh


cho nó được.”

“Mày lôi nó về đây làm gì?”

“Tôi đâu có làm. Nó thấy cô đơn trong bãi hoang tàn.”

“Cô đơn. Nó đã. . . thức tỉnh, hay cái quái gì cũng được,
đã bao lâu rồi?”

“Một tuần. Nó chẳng có việc gì làm. Con rô-bốt được


thiết kế để giúp Leviathan trụ lại trên quỹ đạo, sau đó xây
một khu định cư và giúp nuôi dưỡng cộng đồng người.”

13
“Không biết mày để ý không, nhưng mà ở đây hết sạch
tàu bè và phôi đông lạnh rồi.”

“Tôi để ý rồi.”

“Tao không muốn cái con rô-bốt này. Tắt đi kiểu gì


đây? Chắc chắn phải có cách.”

“Bộ xử lý chính nằm trong đầu nó.”

“Có công tắc à?”

“Không. Anh sẽ phải dùng laze.”

Tôi giơ tay lên trời. “Tao phải đốt nó à?”

“Nếu anh muốn tắt nó đi thì ừ. Mặc dù tôi khuyến


cáo không nên làm thế. Con rô-bốt là tài sản của Intercorp.
Kể cả nếu anh lôi nó về tàu Leviathan, nó cũng sẽ quay trở
lại. Sao không cho nó ở đây? Nó có thể trở thành một Bằng
Hữu nữa. Nó muốn có người bầu bạn. Nó cũng muốn giao
thiệp người khác như anh.”

“Không thể nào tin nổi.” Tôi nhìn lên trần nhà, cắn
môi, và ra quyết định. Thôi được rồi. Tôi lấy bộ đồ đi vũ trụ
ra khỏi tủ, mặc vào, đeo đai đồ nghề quanh eo—trong kèm
cả súng laze.

Ngay khi mở cửa dẫn lên khu sinh hoạt, tôi nghe thấy
chúng nói chuyện. Bằng Hữu và con rô-bốt.
14
“Khi quen rồi thì cô sẽ thấy anh ta không đến nỗi nào,”
Bằng Hữu nói.

“Tôi hiểu.”

Phải đang nói mỉa không?

“Mày,” tôi gọi, tay chỉ vào rô-bốt. “Đằng nào mày cũng
ở đây, tao cần người giúp chỉnh thiết bị đo thời tiết.”

Con rô-bốt quay sang tôi. “Tôi muốn giúp.”

Tôi đội mũ bảo hộ vào.

Thời tiết trên Kepler-186f rất hay hoá rồ. Vừa thò chân
ra ngoài chốt khí, gió đã quật tôi chao đảo. Nếu đây là trên
Trái Đất chưa biết chừng nó đã hất tôi văng lông lốc dọc cái
đồng bằng sỏi đá này, nhưng nhờ thêm mười tám ký mà tôi
đứng khá vững. Tôi bước mấy mét ra xa khu ở, con rô-bốt
ngoan ngoãn theo sau, thế rồi tôi quay lại và đứng yên. Bụi
đất và mảnh văng bay giữa chúng tôi.

“Kết cấu của tôi hỏng mất,” con rô-bốt cất giọng máy
ngắt ngừng nói.

Có phải nó biết tôi định đốt một lỗ vào bộ xử lý của nó


không, hay nó chỉ đang nói về đám bụi? Không quan trọng.
Tôi nhận ra mình không thể rút súng. Con rô-bốt trông chỉ
hao hao người, nhưng khi thời khắc quyết định đến, tôi lại
không bắn được. Không phải vì tôi thương tiếc gì nó, mà
15
bởi vì tôi biết hành động của mình sẽ khiến Bằng Hữu phật
lòng. Hoặc ít nhất các đoạn hội thoại phản ứng của Bằng
Hữu sẽ mang hơi hướng “phật lòng.” Vậy tức là về căn bản,
tôi sẽ thấy phật lòng nếu bóp cò, bởi vì Bằng Hữu phản ánh
ma trận tính cách của tôi.

“Thiết bị cách đây mấy cây về hướng Nam. Ta sẽ lấy


chiếc Rover đi.”

Tôi phóng ào ào vì lộn ruột với chính bản thân, nảy lên
xuống trên địa hình gồ ghề. Ánh mặt trời mờ nhạt ban trưa
của Kepler yếu dần đi, và tôi bật đèn pha chiếc Rover lên. Lát
sau, chúng tôi đến chỗ thiết bị đo thời tiết. Tôi đỗ Rover lại.
Từ ghế khách, cặp mắt hổ phách của con rô-bốt nhòm tôi
đăm đăm. Tôi biết ánh mắt ấy chẳng thể hiện gì cả, nhưng óc
tưởng tượng của tôi lại tin mình đang bị phán xét. Thế tức là
tôi đang phán xét chính mình, chỉ vậy thôi. Tôi gạt cái cảm
giác ấy sang một bên.

Thiết bị đo thời tiết chẳng cần điều chỉnh gì mấy, và


những chỗ cần chỉnh lại làm từ xa, ngay tại trong khu nhà
ở cũng được. Dù không thể có chuyện con rô-bốt biết điều
này, tôi cứ cảm tưởng nó biết thật. Tất nhiên, đó chẳng gì
hơn tôi cảm thấy tội lỗi, dù rằng chẳng nguyên cớ gì phải
thấy vậy.

“Rồi, bắt tay vào việc nào.”

16
Trong khoang chốt khí chiếc Rover chỉ đủ chỗ cho từng
người một. Con rô-bốt chúi người vào bên trong. Tôi khoá
cửa trong lại, thanh trùng khoang, sau đó mở cửa ngoài. Cát
bụi thô bạo thổi vào khoang chốt khí đang mở. Tôi đóng
cửa ngoài và lập tức đạp ga cho chiếc Rover chạy giật lùi,
phần nào tin rằng con rô-bốt sẽ chạy theo tôi. Nhưng nó
không. Nó đứng im đó trước bộ thiết bị, xung quanh là địa
ngục đang quay cuồng. Thành liệt sĩ nhé con, tôi nghĩ thầm,
ngoắt đầu chiếc Rover lại, và quay về khu nhà ở. Hai cây số
giữa trận bão. Con rô-bốt không về được đâu.

Trước khi nhận nhiệm vụ trên Kepler-186f, tôi được


kiểm tra và liệt vào dạng đơn độc-hướng nội. Intercorp tống
đủ thứ lên đầu tôi. Myers-Briggs, phân tích sóng não, thậm
chí cả Rorschach. Nhọc không thể tả. Điểm tôi cao nhưng
không quá cao, chắc tại một số câu tôi cố ý làm lệch. Tôi đã
nghiên cứu kỹ lưỡng cách vượt mấy bài kiểm tra này, cách
đạt được kết quả đánh giá tâm lý mong muốn. Trong bài
kiểm tra cuối, họ nhốt tôi vào một khu vòm địa trắc giữa sa
mạc New Mexico. Một năm hoàn toàn biệt lập. Riêng bài
này tôi đậu xuất sắc, không cần học hành gì hết.

Dễ như ăn cháo.

Không nên kiếm điểm quá cao. Vượt quá một ngưỡng
nhất định, tính cách đơn độc-hướng nội sẽ trở thành rối loạn
tính cách. Ít nhất có mấy người bảo vậy. Chẳng ai giao việc
17
trong vũ trụ/lương cao cho ứng viên bị rối loạn tính cách cả.
Và tôi cực kỳ thèm công việc này. Tôi hợp sống biệt lập. Và
lượng tiền tích luỹ trong tài khoản trên Trái Đất của tôi sẽ
như lớp ngăn bảo vệ tôi khỏi cái xã hội bản thân thấy khó
lòng chịu đựng. Khi trở về tôi sẽ sống xa đồng loại mình. Có
thể tôi sẽ mua một con chó dachshund, nhưng chưa chắc
đâu. Tôi không muốn phức tạp hoá tình cảm.

Tôi chuẩn bị cơm tối. Kể từ lúc từ chỗ bộ thiết bị đo


thời tiết về, Bằng Hữu chưa hở ra lời nào. Tôi phải là người
khởi xướng hội thoại cho nó, và tôi không hề có ý định làm
điều ấy. Nếu tôi nói, nó sẽ nói. Mà cũng chưa hẳn đã thế.
Phải hỏi trực tiếp mới chắc chắn nói chuyện được. Đây là để
tôi đỡ phải tương tác với cái giọng bên ngoài kia nếu không
muốn. Tôi biết Bằng Hữu sẽ không đồng tình với cách tôi
giải quyết con rô-bốt, và tôi không muốn phải nghe gì cả.
Tôi ăn bát thịt hầm rã đông nhanh, nuốt một viên chống
trầm uất, và nằm dài ra trên giường. Trong môi trường trọng
lực gia tăng, nằm bẹp người xuống là tư thế thoải mái nhất.

Con rô-bốt khốn nạn kia cứ khiến lương tâm tôi bứt
rứt. Tôi cố lờ nó đi. Nhưng nó cứ như chỗ mang rô xước,
hoặc như hòn đá lẩn trong giày. Rốt cục tôi cũng rơi vào giấc
ngủ không mấy yên lành, và sau đó bất thình lình bị tiếng
bụi rít va vào mái vòm quan sát dựng dậy.

18
“Mẹ kiếp. Sao không ai cho tao một mình?” Giọng tôi
khàn đặc vì ngủ nghê chẳng ra gì.

“Sao đó?” Bằng Hữu hỏi.

“Ác mộng thôi.”

“Anh muốn nói về cơn ác mộng đó không?”

Hình như tông giọng nó có gì đó thì phải? Nghe giống


đang phán xét hay sao ấy nhỉ? Tôi ngồi dậy, vuốt mặt. “Con
người khốn nạn lắm.”

“Anh mơ thấy vậy sao?”

“Tao mơ thấy mẹ kế tao.”

“Trước nay anh chưa từng nói về bà. Trong mơ chuyện


gì xảy ra?”

Tôi ngồi dậy và rót cốc nước từ thùng xử lý nước và


làm một hớp. Nước toàn vị kim loại. “Thực ra là về con mèo,
về cái trò mụ ta làm với con mèo. Chỉ có điều lần này tao là
con mèo.”

“Anh là con mèo. Tôi hiểu rồi.”

“Đừng có pha trò. Tao không có hứng đùa.”

19
“Anh có thể kể cho tôi về giấc mơ của mình. Tôi muốn
được nghe chuyện. Con mèo tên gì?”

“Tao không nhớ tên con mèo.” Thực ra tôi có nhớ,


nhưng chẳng hiểu sao tôi không muốn nói ra cho Bằng Hữu
nghe. Seymour. Con mèo tên là Seymour. Ít nhất là chúng
tôi gọi nó thế. Nó là con mèo hoang chúng tôi nuôi lén.

“Tao chỉ nhớ là,” tôi nói, “nó cứ đi bậy khắp nhà. Chắc
mẹ kế tao phát nản. Mụ chở con mèo đi xa mười dặm và
thả nó trong rừng. Mụ giải quyết vấn đề mèo đi bậy như
thế đấy.”

“Nhưng trong giấc mơ anh là con mèo.”

“Ừ, kiểu thế.”

“Có lẽ bà mẹ kế ác độc của anh đáng ra nên bắn vào


bộ xử lý trong đầu của Fluffy nếu bà ta thực sự muốn loại
bỏ nó.”

Lưng tôi căng cứng. “Thôi ngay.”

Còn một điều nữa tôi không muốn nói cho Bằng Hữu
nghe là người bỏ Seymour trong rừng không phải mẹ kế của
tôi. Tôi không có mẹ kế. Mẹ đẻ của tôi là người làm chuyện
ấy, và bà không ác độc gì cả, nhưng đó vẫn là một hành động
rất khốn nạn, mặc dù Seymour vốn là mèo hoang và đủ cứng
cỏi để xoay sở sinh tồn. Hồi nhỏ tôi vẫn hay băn khoăn liệu

20
mẹ có làm điều tương tự với mình không. Tất nhiên, nghĩ
vậy ngu hết chỗ nói. Nhưng tôi hãy còn trẻ con. Về phần
mấy bài kiểm tra tâm lý ấy à? Chúng xác nhận đứa trẻ trong
tôi vẫn sống sờ sờ và vẫn bất ổn. Vụ con mèo không khiến
tôi trở thành người như thế này; tôi vốn đã như thế này rồi.

“Được rồi, được rồi,” tôi nói chẳng cho riêng gì ai cả.
Lần này tôi chưa buồn cất bộ đồ vũ trụ bụi bặm đi cho tử tế.
Tôi mặc đồ vào và mở cửa trong ra.

“Chúc anh may mắn, Badar.”

“Ờ, ờ.”

Con rô-bốt vẫn đứng nguyên nơi tôi bỏ nó lại, giữa


cơn lốc bụi và mảnh vỡ. Tôi rút khẩu súng laze ra để lên đùi
mấy phút. Phải mất từng ấy thời gian tôi mới nhận ra mình
không đến đây để đốt con rô-bốt. Tôi thương Seymour bị
bỏ lại trong rừng—vậy ra tôi làm điều này để mình đỡ nghĩ
lung tung thôi, đúng không? Dù vậy tôi vẫn coi đây là bản
chất tốt đẹp của mình.

Tôi cất súng đi và trèo ra ngoài. Vì bụi thổi đầy máy


móc của con rô-bốt, nó không tự di chuyển được. Lôi nó vào
trong chiếc Rover mệt bỏ mẹ.

21
Lôi xong con rô-bốt vào trong khu nhà ở là tôi thở
không ra hơi. Nó không hở một lời. Gió cát mài mòn đã cào
đi phần lớn lớp da nhân tạo khỏi khung xương con rô-bốt.
Phần nhựa còn sót lại bấu thành cục vào lớp kim loại. Con
này không phải bảo mẫu lý tưởng để chăm sóc chỗ phôi thai
đã chết từ lâu.

Tôi gõ lên đầu nó. “Mày còn trong đó không?” Sau khi
đã cứu xong con rô-bốt, tôi cảm thấy mình xứng đáng được
thể hiện sự cáu kỉnh của mình. Làm thế có khốn nạn không?
Câu này tôi chẳng biết hỏi ai ngoài tự vấn bản thân.

“Còn một phần,” Con rô-bốt trả lời. Vì bị bụi phủ nghẹt
và bộ phận phát thanh của nó nghe rất máy, tôi chẳng hiểu
tông giọng của nó ra làm sao. Nếu phải tôi nói (mà đúng đây
là tôi thật, hơi vòng vèo một tí, nhưng gần như là vậy), tông
giọng tôi chắc chắn sẽ mang ý ẩn. Còn một phần, đồ khốn ạ.

Tôi mất mấy tiếng liền làm sạch máy của con rô-bốt,
vừa làm vừa hậm hực từng li từng tí một. Tôi hút hết bụi
khỏi khớp và bơm dầu bôi trơn vào. Tôi cọ mắt, tháo rời, lau
chùi, và thay thế bộ phát thanh. Cuối cùng, tôi tháo tấm che
chẩm sọ của nó và phát hiện ra bụi đã chui cả vào trong sọ.
Tôi dùng khí nén thôi hết đi. Bộ xử lý chính được hộp titan
bảo vệ. Đã không có nút tắt rồi thì chớ, muốn tháo nó khỏi
khung cũng khó nốt. Tôi đậy tấm che chẩm sọ lại.

“Mày cử động được tay chân không?” tôi hỏi con rô-bốt.

22
Nó không đáp, không cử động chân tay gì hết.

“Ái chà, chắc mày hỏng nặng quá hết đường sửa rồi. Để
đốt luôn một lỗ vào bộ xử lý của mày cho rồi chuyện.”

Con rô-bốt bước sang phía bên kia khu nhà ở, mỗi
bước lại vang tiếng lạch xạch, lích kích. Tính khí nó có vẻ
thất thường. Tất nhiên rồi, sống ở đây ai chả thế? Tôi phải
tự nhủ rằng mình đang sống một mình, mặc dù bấy giờ tôi
có cảm tưởng đang có ba người chung sống.

“Có gì để làm không?” con rô-bốt hỏi.

Tôi nheo mắt nhìn phần sau sọ nó.

“Trên tàu Leviathan,” con rô-bốt nói tiếp, “tôi được


giao nhiệm vụ.”

“Đây không phải tàu Leviathan.”

Bằng Hữu nói, “Cô muốn kể về các công việc của


mình không?”

“Nếu có ai có hứng nghe thì ừ.”

Tôi đảo mắt. “Ok. Tao ra đảm bảo cái Rover không bay
mất đây.” Tôi khoác bộ đồ và đội mũ vào và đi ra ngoài. Tôi
mặc nhanh đến mức quên luôn không đeo đai đồ nghề trong
chứa khẩu laze. Chiếc Rover không cần làm gì cũng chẳng
thể nào bay đi đâu được. Tôi chỉ muốn thoát khỏi khu nhà
23
chật chội. Mà lố bịch thật. Khu nhà này là của tôi. Bằng Hữu
chỉ là một thứ ảnh phản chiếu, và con rô-bốt là phản chiếu
của ảnh phản chiếu.

Sau khi lò dò đi trong bão mấy phút, tôi quay về nhà.


Nhưng khi thử mở cửa ngoài, cửa không mở.

Tôi bật đường truyền liên lạc. “Bằng Hữu?”

“Vâng?”

“Cửa không mở.”

“Tôi biết.”

Gió tống tôi một phát và tôi loạng choạng bước sang
ngang. “Biết là ngoan rồi. Giờ làm ơn mở hộ tao phát nhé?”

Im lặng.

“Bằng Hữu?”

“Con rô-bốt đã vô hiệu hoá khoá cửa.”

“Hả? Ờm, bắt nó kích hoạt lại đi.”

“Tôi xin lỗi, Badar.”

“Thật vô lý. Bắt con rô-bốt cho tao vào.”

“Bọn tôi đang thương lượng.”


24
Tôi trơ mắt nhìn bề mặt bị gió cát mài nhẵn của cánh
cửa, trên hắt lại ảnh phản chiếu nhoè nét của tôi. Cơn bực
tức của tôi tràn ly, và tôi đấm cửa rầm một phát. Đau quá,
thế là tôi thôi. Được lắm. Tôi sẽ cắt cửa vào. Tôi thò tay lấy
khẩu súng laze—và nó không có ở đó. Phía sau lưng, chiếc
Rover đậu chễm chễ giữa một trận bụi cát cuồng nộ thổi ù
ù. Nó là lựa chọn duy nhất của tôi rồi.

Bên trong chiếc Rover, tôi tháo mũ bảo hộ. Một đám
bụi nhám vấn còn vương vấn. Tôi vừa ho vừa bật máy lọc
lên cho đến lúc không khí trong lành hẳn. Sau đó thì chẳng
còn gì để làm. Tôi có đủ đồ ăn thức uống cho một chuyến
hành trình ba ngày. Nhưng chẳng có chỗ nào để đi cả. Tôi
cân nhắc tông chiếc Rover vào khu nhà, đập nát cửa ngoài.
Nhưng rồi tôi sẽ không sửa được thiệt hại.

Để ắc quy không chết, thỉn thoảng tôi lại bật động cơ.
Và tôi dè sẻn lượng đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, không sớm
thì muộn, tất cả sẽ hết. Nhiên liệu, ắc quy, nước, thức ăn.
Không khí. Chỉ có mình tôi trên Kepler-186f, nhưng trước
đến nay tôi luôn sống một mình, tự tách xa bạn bè và gia
đình, thậm chí còn xa lánh những cạm bậy tình cảm trong
chính tâm trí mình. Khi mẹ tôi mất, tôi né tránh ngôi nhà
đầy nhóc những người họ hàng nức nở và trốn vào ghế sau
cái xe của gia đình. Tôi muốn tránh xa nỗi đau. Cuối cùng có
người tìm ra tôi và bắt tôi vào nhà.

25
Cơn bão lắng xuống. Mây tan bớt đi, và luồng năng
lượng yếu ớt của Kepler toả xuống. Kepler-186f lúc nào cũng
chìm trong cảnh hoàng hôn, trừ những lúc tối mịt. Tôi nhìn
về phía khu nhà. Ánh sáng rò ra từ khu sinh hoạt và dịu
dàng soi sáng vòm quan sát. Ánh đèn thật ấm cúng, nhưng
sẽ không ai đi tìm tôi và bắt tôi quay vào.

Tôi tự hỏi bọn nó đang nói chuyện gì bên trong nhà.


Tôi tự hỏi liệu mình đã bị chính bản thân quên lãng chưa.
Xúc cảm thắt chặt trong ngực tôi. Tôi kết nối đường truyền
liên lạc với Bằng Hữu, nhưng mới đầu tôi không nói câu gì.
Mãi rồi tôi cũng nói, “Van mày đấy. Tao muốn vào nhà.”

Lặng im vang vọng trong đường truyền. Bằng Hữu cần


được hỏi.

“Bằng Hữu, tao vào nhà được không?”

Sau một phút, nó đáp lại, “Anh sắp hết không khí à?”

“Không.” tôi nuốt khan. “Tao. . . thấy cô đơn.”

Thêm một khoảng lặng, sau đó là, “Cửa ngoài mở rồi


đó, Badar.” 

26
Sự kiện lịch sử lạ thường
Tyler Young
(Long Nguyễn dịch)

C
ÔNG BÁO SERBIA

Toà Cho Sát Nhân “Điên” Trắng Án; Làn Sóng


Chống Đế Quốc Sục Sôi

28 Tháng 6, 1914, Sarajevo.

Sáng sớm hôm nay, Chánh án Luigi von Curinaldi


tuyên bố Hugh Ernst, bị cáo tội danh giết người hàng loạt,
được trắng án. Ernst sẽ bị đưa vào Trạm Thương Điên
Sarajevo vô thời hạn.

Ernst trở nên khét tiếng từ ba tháng trước sau khi bị bắt
quả tang trong căn hộ máu me của sinh viên Gavrilo Princip,
nạn nhân cuối cùng của hắn. Cuộc bắt giữ Ernst đã chấm
dứt chuỗi bốn ngày gieo rắc cái chết đầy kinh hoàng với tổng
số mười sáu nam thanh niên thiệt mạng, tất cả đều là thành

27
viên của những tổ chức dân tộc chủ nghĩa. Ernst trở thành
tâm điểm chú ý của báo giới khi luật sư biện hộ cho hắn,
Tiến sĩ Rudolf Zistler, công bố lời bào chữa: Ernst tin rằng
nếu không có những vụ giết người hắn thú nhận đã thực
hiện ấy, thế giới sẽ chìm trong một cuộc đại chiến.

Công tố viên Franjo Svara cáo buộc đây là chiêu bài né


tránh trách nhiệm trắng trợn, nhưng Toà án cảm thấy lời
bào chữa có sức thuyết phục. Tại toà, Thẩm phán Curinaldi
đã nói, “Không thể phủ nhận hắn đã mất trí. Ernst mô tả
những cảnh kinh hoàng mà chỉ người điên mới mường
tượng được—mây khí độc, hàng triệu người chết, toàn bộ
Châu Âu bị biến thành một bãi hoang tàn cháy âm ỉ. Tử
hình một người không ý thức được mình đã phạm tội là
hành động phi công lý.”

Dư luận lập tức có những phản ứng tiêu cực. Người


biểu tình đã kéo ra trước toà án để phản đối quyết định này.
Một người biểu tình giấu tên nói, “Toà án là lũ tay sai cho
bọn Áo. Chúng không buồn động tay mang lại công lý cho
người Serbia, bất chấp tên giết người đã nhận tội!”

Thái tử Ferdinand, hiện đang ở Sarajevo để quan sát


buổi thao diễn quân sự, kêu gọi mọi người bình tĩnh và tôn
trọng quy trình pháp lý. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều
nguồn tin thông báo đám đông người biểu tình đang tiến về
phía tuyến đường diễu hành của Thái tử. 

28
LŨ QUẠ
Caw Miller
(Dăm Dăm dịch)

C
HỈ HUY HẠM ĐỘI YAZLE DÒ DẪM BƯỚC
trên đống phế tích hoang tàn của một thành phố
thuộc tinh cầu Unlivil. Đi bên cạnh cô là Đức Đại
Tuệ, thủ lĩnh khu tổ lớn nhất hành tinh. Chỉ huy Yazle tự
hỏi sao mình lại được mời tản bộ cùng sinh vật nhìn như con
bạch tuộc da bợt này. Cô những tưởng sẽ bị thù ghét, hoặc
có thể bị ám sát, chứ không phải được đối xử lịch sự như vừa
ban ơn huệ gì xong.

Đức Đại Tuệ vẩy ba xúc tu về phía một con chim ăn xác
thối, đuổi nó bay đi. Đức Đại Tuệ nhặt cái xác con bọ đã bị
rỉa gần hết lên bỏ vào túi.

“Nếu ngài đói, để tôi đưa ngài thanh protein,” Chỉ huy
Yazle nói.

29
“Cảm ơn cô, nhưng không cần đâu. Ta sẽ chịu đói như
thần dân mình. Đuổi bọn Vuverits đi là các cô đã giúp đỡ
chúng ta rất nhiều rồi. Thiếu chút nữa toàn bộ hành tinh
này đã bị chúng phá hủy. Muốn gầy dựng lại phải mất cả
một thế kỉ nữa.”

“Đuổi chúng đi sao?” Chỉ huy Yazle nói.

“Vâng. Dân ta còn viết những bản anh hùng ca dành


cho các cô nữa kìa.”

Đức Đại Tuệ quấn nửa số xúc tu quanh đầu theo cách
thức khá kì dị mà Yazle đoán là tư thế cất giọng hát hoặc
chuẩn bị phát biểu.

“Hạm đội bọn Vuverits xuất hiện, đập tan phòng tuyến
của dân ta trong đúng một ngày rồi bắt đầu cướp đoạt kim
loại quý và phóng xạ hiếm trên hành tinh,” sinh vật bạch
tuộc giải bày. “Hệ luỵ từ vụ cướp tài nguyên này là hàng
tỉ sinh linh thiệt mạng. Trong vài tháng tới, sẽ lại có thêm
hàng tỉ người nữa chết vì cơ sở hạ tầng bị phá hủy, và sau
đó lại thêm hàng tỉ nhân mạng nữa cho đến khi hệ sinh thái
phục hồi. Không có đội tàu ứng cứu xuất hiện bên rìa hệ
mặt trời thì chưa biết chừng lũ Vuverits vẫn còn tiếp tục
cướp bóc. Bọn chúng bắt đầu gỡ bỏ các loại thiết bị. Lúc
tàu Loài Người tiến đến mặt trăng thứ hai, lũ Vuverits tháo
chạy. Loài Người hào hiệp đến và nhanh chóng tái thiết lập
hệ thống máy tính, thư viện và cả trường học của dân ta.
Những vị cứu tinh còn giúp dân ta xây dựng lại nhà máy
30
luyện kim, nhà máy gia công nữa. Loài Người vĩ đại đã giúp
dân ta đi tắt cả nửa thập kỉ hồi phục.”

Chỉ huy Yazle giữ vẻ mặt lãnh đạm. “Thời gian đúng là
có thay đổi.”

“Các cô đã từng theo dấu bọn Vuverits từ trước, đúng


không nhỉ?”

“Đã nhiều thập kỷ rồi.”

“Thật vậy sao?” Một luồng hơi màu hồng phun ra từ


cuống âm của sinh vật.

Chỉ huy Yazle thở dài. Bây giờ đến lượt cô kể chuyện.
Có điều cô không chọn thế đứng phát biểu. “Khi hành tinh
quê hương tôi, tức Trái Đất, bị lũ Vuverits tấn công, tôi đang
ở tít đầu bên kia hệ mặt trời. Lúc tôi cùng một tiểu đội tàu
về đến nơi, lũ Vuverits đã bỏ đi rồi. Chúng tôi thề sẽ bắt bọn
chúng phải trả món nợ tàn phá văn hoá và hành tinh của
mình và lên đường truy đuổi. Vì tàu chúng tôi quá chậm
nên khi đến hành tinh tiếp theo thì bọn Vuverits đã bỏ đi
được mấy thập kỷ rồi. Hành tinh tang thương kia không còn
bóng sinh vật thông minh nào. Chúng tôi lục lọi các bãi tàn
tích, phát hiện được chút công nghệ mới giúp chúng tôi di
chuyển nhanh hơn, an toàn hơn. Sau khi nâng cấp hạm đội,
chúng tôi lại đuổi theo lũ Vuverits.”

31
“Lần này suýt nữa các cô đã tóm được chúng,” Đức Đại
Tuệ nói, sắc da dần chuyển sang màu xanh sáng.

“Vâng.” Chỉ huy Yazle hắng giọng. “Từ bấy đến nay
chúng tôi chỉ biết làm có vậy: cứ mỗi hành tinh lại tiến gần
bọn Vuverits thêm một bước. Phải thừa nhận chúng tôi vẫn
chưa đứng ngang hàng được với chúng. Nhưng chúng tôi
đang dần leo lên các cấp bậc cao hơn trên nấc thang những
loài ăn xác thối rồi.”

“Thật vậy sao?” Đức Đại Tuệ chuyển sang màu hồng.

Vì đã thực hiện bài phát biểu này hàng chục lần, Chỉ
huy Yazle biết phải nói gì, mặc dù cô quặn cả lòng mỗi lần
phải diễn lại bài nói này với những giống loài ôn hòa tinh
khôn. “Trên hành tinh của ngài,” Yazle bắt đầu nói, “sau khi
những loài thú ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn đến giết mồi
và ăn no nê thì mới đến lượt những sinh vật nhỏ hơn vồ lấy
cái xác và ăn phần thịt ít ỏi dư thừa đúng không?”

“Đúng vậy. Ta phải đuổi một con nhất diệc đi mới kiếm
được để miếng ăn trong cái túi này đây.” Một chiếc xúc tu vỗ
nhẹ vào cái túi căng phồng.

“Nhất diệc là tên con chim hồi nãy à?”

“Vâng. Vì biết bay nên chúng là loài trước nhất đến rỉa
xác sau khi thú săn mồi bỏ đi.”

32
“Chính xác,” Chỉ huy Yazle nói. “Trên hành tinh tôi
chúng được gọi là quạ.”

Sắc da của Đức Đại Tuệ sậm lại.

Chỉ huy Yazle nhường lời cho sinh vật này, nhưng
cuống âm Đức Đại Tuệ vẫn khép chặt.

“Loài Người chúng tôi là lũ quạ,” Chỉ huy Yazle nói.

Đức Đại Tuệ đỏ rựng lên. “Các cô không phải là đấng


cứu tinh sao?”

Chỉ huy Yazle lắc đầu. “Chúng tôi bám theo bọn
Vuverits và khi chúng lấy hết phần lớn tài nguyên, chúng tôi
đến và lượm lặt những gì sót lại.”

“Các cô không đuổi bọn Vuverits đi sao?”

“Chúng đang trên đường rời đi sẵn rồi.”

“Nhưng các cô đã giúp dân ta tái thiết lập chính quyền,


thư viện, nhà máy gia công…” Đức Đại Tuệ phụt khí hồng
từ cuống âm. “Các cô ăn cắp công nghệ của dân ta để nâng
cấp hạm đội mình!”

Mặt mũi chỉ huy Yazle đỏ bừng lên, ngả màu hệt như
người đồng hành của mình, và cô thấy không thoải mái chút
nào. Nếu tình cảnh không đến mức này, con người và loài
Unlivilian chưa biết chừng đã là đồng minh. “Chúng tôi
33
chưa sở hữu công nghệ chinh phục hành tinh, nhưng chúng
tôi sẽ sớm làm được thôi. Cho đến lúc đó chúng tôi cần tìm
kiếm công nghệ của từng hành tinh đã bị chinh phục được
để cải thiện chính mình.”

Vị chỉ huy nhấp nhổm không yên trong khi Đức Đại
Tuệ nhìn chăm chăm về phía đường chân trời. Sinh vật này
có thể tấn công cô, nhưng cô hi vọng hồ sơ tâm lí ghi chuẩn
và sinh vật này sẽ xìu đi chấp nhận sự thật.

“Dân ta sẽ ra sao?” Đức Đại Tuệ hỏi, nước da gần như


đã đen tuyền, có điều lốm đốm những chấm đỏ như máu.

“Mặc dù chúng tôi lùng sục cực kì tỉ mỉ, giống loài của
ngài có thể sẽ sống qua được cuộc càn quét của chúng tôi,.
Chúng tôi sẽ chiếm những mạch kim loại nặng trữ lượng
nhỏ nằm cách lớp vỏ hành tinh ba dặm.” Chỉ huy Yazle mỉm
cười, hi vọng hàm ý trấn an của cử chỉ này sẽ được thiết bị
phiên dịch truyền đạt đúng chuẩn. “Đây không phải thù oán
cá nhân. Chúng tôi cần tiếp tục cải tiến tàu và công nghệ của
mình. Chúng tôi không muốn trực tiếp gây hại gì cho các
ngài, nhưng cái ngân hà này không đùa được. Ngoài kia đầy
rẫy lũ thú săn mồi ngoài sẵn sàng ăn tươi nuốt sống chúng
tôi trừ khi chúng tôi biết tự vệ.”

“Như ta thấy thì thà làm con mồi còn hơn làm thú săn.”
Cuống âm của Đức Đại Tuệ phì phèo từng làn hơi đỏ. “Dân
ta vẫn đủ sức khôi phục sau khi bị bọn Vuverits cướp bóc,

34
mặc dù chúng ta sẽ không được như xưa. Liệu dân ta có sống
qua được nanh vuốt lũ quạ các cô không?”

Chỉ huy Yazle di chân trên mớ hoang tàn cho đến khi
nghĩ được cách nói cho hợp tình.

“Lũ quạ chúng tôi sẽ không rỉa chết các ngài được, miễn
là dân ngài đủ tháo vát.” Chỉ huy Yazle chìa tay ra, để lộ một
con giun nhỏ đang ngọ nguậy.

Đức Đại Tuệ ngồi xuống, phì ra khí đen. “Sau lũ nhất
diệc sẽ là lũ nhị diệc và lũ tam diệc, cho đến khi cái xác bị rỉa
hết ráo.”

Chỉ huy Yazle gật đầu. Cô luồn lách qua đống đổ nát,
cảm thấy khốn nạn như con giòi khổng lồ, bỏ lại Đức Đại
Tuệ đang ngồi xổm giữa những phế tích của thủ phủ trên
thế giới đang chết dần của mình. Yazle thích những lần bị
dân bản địa đánh trả hoặc cuồng nộ xỉa xói hơn. Cảnh bạo
lực giúp cô quên đi nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn. Cô tự
an ủi mình bằng cái hi vọng rằng mặc dù nhân loại có thể sẽ
không bao giờ đủ lớn mạnh để tiêu diệt bọn Vuverits, hoặc
thối thiểu phải sau tầm một thế kỉ nữa mới có cơ, nhân loại
vẫn sẽ có đủ công nghệ và tài nguyên để cứu giúp những nạn
nhân của chúng, từ đó lại về với bản chất con người đúng
nghĩa, vượt lên kiếp quạ mạt hạng. 

35
HỌA SẮC
Rebecca Lang
(Dăm Dăm dịch)

N
GƯỜI TA ĐÃ CHẶN TOÀN BỘ NHỮNG
bức ảnh, những thước phim có mặt nàng. Nhưng
không ai chặn được giấc mơ của hắn. Vẻ đẹp nàng
cào xé tâm can hắn như một con mãnh thú khát khao thoát
khỏi nhà tù kìm kẹp. Vậy nên Frank mang tuýp sơn cùng
một lon đầy cọ vẽ đi ra ngoài.

Tối nay hắn sẽ vẽ khuôn mặt nàng lên bức tường gạch
đổ nát kia.

Màu xanh. Đó là sắc màu đặc trưng trong các bức vẽ


của hắn. Sắc chàm đậm, trộn với sắc tím, mặn mà như đôi
mắt của nàng. Cây cọ dày khua một nét tạo nên viền khuôn
mặt nàng. Những đường lia tinh tế tạo thành những sợi tóc
mượt mà của nàng. Áp lực nơi lồng ngực hắn tan biến, và
trái tim của Frank trở nên lặng yên như mặt hồ trên núi.

36
Một lần nữa, hắn được gặp nàng.

Một lần nữa, những kí ức lại ùa về trong hắn.

Cái thời hắn chỉ còn là một thằng cu nhà nghèo với
đôi tay bẩn thỉu. Hắn không không phải người nhà nàng.
Nhưng kìa cửa sổ đang mở, tấm rèm cửa màu mơ chín mỏng
manh phất phơ trong gió. Thế là Frank trèo vào.

Hắn từng đột nhập vào nhiều căn nhà khác, đánh
cắp trang sức hoặc chặn giấy pha lê hoặc cái khay thuốc lá
bạc. Hắn không bán gì hết. Hắn sưu tầm chúng. Những
thứ trang sức nhỏ xinh dành cho căn hộ tồi tàn tăm tối của
hắn. Có những đêm, khi tiếng cãi vã quá mức inh ỏi, hắn lật
lật chúng trong tay, không rời mắt khỏi lớp vỏ ngoài sáng
bóng, như thể chúng đủ khả năng soi sáng tâm hồn đen tối
của mình.

Trong căn phòng với rèm cửa màu mơ chín này có một
bình hoa sứ đặt trên bàn. Frank thộp lấy nó.

Ánh sáng tràn ngập căn phòng.

Nàng đứng đó. Những lọn tóc vàng loăn xoăn đang
rung rinh trên làn da hồng đào đáng yêu của nàng. Khuôn
miệng nhỏ nhắn với vết son môi đang phai dần. Đôi mắt
xanh lơ trong veo, đang mở to vì bất ngờ. Nàng sững người,

37
đôi mắt của họ chạm nhau. Một dòng điện chạy xẹt qua
người Frank.

Nàng như một ngày hè toàn mỹ.

Có tiếng còi hụ, ánh sáng xanh nhấp nháy. Jane, sĩ quan
cảnh sát quản lí của hắn dừng lại bên lề đường.

“Ôi trời, lại thế nữa rồi.”

Jane là một người phụ nữ cao lớn, trông có vẻ nghiêm


nghị với đường nét khuôn mặt góc cạnh. Chị có mái tóc nâu
ngắn và những ngón tay dài. Trong khi Frank đang rửa sạch
cọ vẽ thì Jane lấy máy tính bảng chụp lại ảnh để làm bằng
chứvà điện về báo hành vi phá hoại của công. Để nạn nhân
đỡ bị ảnh hưởng, chị lấy một bình sơn đen xịt kín bức tranh
chân dung hắn vừa vẽ.

“Sẽ cộng thêm 6 tháng vào con chip của anh đấy,” chị
nói. “Anh chỉ tự hại bản thân thôi.”

Frank nhún vai.

Không ai hiểu tại sao hắn tiếp tục quay trở lại ngôi nhà
đó. Tại sao đêm này qua đêm khác, hắn lại đột nhập vào nhà
nàng, đứng bên giường nàng, nhìn chăm chú vào gương mặt
38
ngon giấc của nàng, rồi để lại những bức chân dung màu
hồng và vàng vẫn còn nhỏ giọt trên tường nhà nàng.

Người ta gọi hắn là kẻ chuyên rình rập và cấy một con


chip vào cánh tay hắn. Con chip sẽ chặn tất cả hình ảnh cũng
như trang web chứa tên nàng trên bất kì thiết bị điện tử nào
mà hắn sử. Hắn mà đến gần nàng trong bán kính 500 mét là
còi báo động được cài vào điện thoại của nàng sẽ réo lên, rồi
sau đó hắn sẽ phải gặp Jane.

Họ chặn gương mặt nàng.

Nhưng cảm xúc của hắn thì không chặn được.

Frank phải vẽ. Đó là cách duy nhất duy trì sự kết nối
với nàng, để cảm nhận mùa hè ấm áp nơi nàng một lần nữa.
Việc Jane luôn hủy mấy bức vẽ của hắn cũng chẳng vấn đề gì.
Chuyện thường ngày ở huyện rồi.

Hắn vẽ.

Chị bắt hắn.

Hắn vẽ.

Chị lại bắt hắn.

Thi thoảng, nếu tối đó trời đẹp, Jane sẽ đãi hắn cốc cà
phê trong khi vừa viết báo cáo vừa mắng hắn tội phung phí
cuộc đời.
39
~

Tối hôm nay trời đẹp. Quán vắng tanh, song cà phê
vẫn tuyệt hảo.

“Mười bốn năm trời.” Jane xắn lấy một miếng bánh
việt quất. “Đã bao giờ nghĩ nên sống tiếp chưa?”

“Chưa bao giờ.” Frank uống cạn cốc cà phê.

Chị thở dài.

“Một ngày nào đó, người ta sẽ biết đến mấy bức tranh
đó,” hắn nói. “Một ngày nào đó nàng sẽ hiểu.”

“Hiểu cái gì hả Frankie?” Jane thấp giọng hỏi.

“Nàng ấy có ý nghĩa với tôi như thế nào.” Hắn nhấc


bàn tay của mình ra khỏi cái cốc màu trắng, nhìn vết bàn tay
xanh mực in lại. “Nàng ấy là sắc màu duy nhất trong đời tôi.”

Khi Jane bước vào cửa hàng sửa xe ô tô thì hắn đang
cầm một cái mỏ lết trên đôi bàn tay đầy dầu mỡ. Chị nhìn
xuống đất, quai hàm siết chặt. Tim Frank đập thình thịch.

“Tôi đã làm gì nào?”

40
“Chẳng gì cả.” Chị cất giọng nặng nề. “Tới gỡ con
chip thôi.”

“Vẫn còn hai năm nữa cơ mà.”

“Chẳng sao cả.”

Phổi Frank nghẹt lại, và hắn nín hơi. Hắn cảm thấy đầu
óc lâng lâng, chóng mặt.

“Có chuyện gì vậy?” hắn thì thầm.

“Cô ta mất rồi.”

Chiếc mỏ lết rơi xuống mặt sàn.

Mười bốn năm.

Nàng đã thay đổi. Tóc nàng giờ màu nâu, da màu vàng
đồng. Nàng đã vào tuổi trung niên. Frank nhìn chằm chằm
vào cỗ quan tài cố gắng tìm kiếm những dấu vết còn sót lại
của cô gái hắn hằng mong nhớ nơi khuôn mặt vô hồn kia.

Không thấy.

Vì không còn mang chip, hắn lên mạng lùng sục những
bức ảnh nàng hồi trẻ. Tóc vàng. Mắt xanh. Nhưng vẻ đẹp
của nàng không làm khơi dậy cảm xúc gì nơi hắn, không còn

41
khuấy động gì con tim hắn nữa. Khuôn mặt của nàng như
một cái mặt nạ đang cười. Hắn không quen nàng.

Frank lái xe đến đồn công an và ra bàn Jane.

“Frank à?” Chị ngước lên. “Anh đang làm gì ở đây vậy?”

“Trả tôi mấy bức tranh tôi vẽ.”

Jane đã chụp ảnh từng bức vẽ của hắn, tạo thành một
tập hồ sơ bằng chứng phạm tội sắp xếp hợp lý trong máy
tính bảng của chị. Chị lẳng lặng đưa máy cho hắn. Frank mở
bức tranh đầu tiên từng vẽ ra.

Những đường xoáy màu hồng và vàng tạo nên đường


nét khuôn mặt đang ngủ của nàng nhìn rất vụng về nhưng
chi ít cũng giúp gợi lại những kỉ niệm ngọt ngào. Nút thắt
trong ruột gan Frank nới lỏng ra. Hắn đã nhớ ra tại sao hắn
cần nàng.

Nhưng các bức chân dung dần dần thay đổi. Từ thời
điểm khi con chip được cấy vào tay hắn, khuôn mặt của nàng
trở nên trừu tượng, mờ ảo. Kí ức của hắn đã biến mất và bị
thay thế bởi sự tưởng tượng. Hắn bắt đầu nhìn thấy nàng
không phải bằng màu vàng và đỏ mà là màu tím và xanh.
Khuôn mặt tròn trịa của nàng trở nên rắn rỏi và dài ra, mái
tóc vừa ngắn vừa mỏng.

42
Cô gái trong bức tranh đầu tiên đã biến mất.

Frank ngước lên. Hắn há hốc mồm.

“Chính cô,” hắn nói. “Suốt thời gian qua tôi đã vẽ cô.”

Jane buồn bã gật đầu. “Em biết, anh à. Em biết mà.” 

43
TỔNG THÂY
Caroline M. Yoachim
(Dăm Dăm dịch)

B
ẠN ĐÃ TỪNG CHƠI TRÒ CÓ TÊN TỔNG
thây, luật chơi là có người vẽ một cái đầu, người thứ
hai vẽ thân, còn người cuối cùng vẽ nốt đôi chân
chưa? À, tôi theo học một lớp vẽ tại cao đẳng, và có lần lớp
tôi được nhận bài tập kiểu như vậy đấy. Chúng tôi phải vẽ
một nửa bức tự họa và sau đó đưa bức vẽ cho người khác. Sẽ
có hai khuôn mặt, vẽ theo hai phong cách khác nhau, chia
đôi bởi dòng kẻ ở chính giữa tờ giấy.

Vẽ mặt khó lắm, thế nên tôi liên tục trì hoãn bài tập này
lâu hết mức có thể. Tối trước hôm phải nộp bức tự họa, tôi
có nhấm tí whiskey. Mà hình như là rất nhiều whiskey. Nó
không giúp tôi lên tay cầm cọ, nhưng nó giúp tôi bớt để tâm
đến mấy lỗi sai. Tôi hoàn thành phần vẽ của mình lúc 11h45
đêm, mà thế thì chẳng còn đào được ai vẽ nốt nửa còn lại
nữa. Do đang không được tỉnh táo cho lắm, tôi nảy ra một
ý tưởng đại tài: tôi lập một tài khoản email mới, viết lại tên
44
địa chỉ và mật khẩu lên một mảnh giấy, để nó vào trong một
phong bì dán kín lại và ghi “mở ra vào năm 2025.”

Sau đó tôi scan bức tự họa đã vẽ một nửa của mình


và gửi cho chính thằng tôi trong tương lai kèm hướng dẫn
vẽ nửa còn lại và gửi về đây, hoặc—đây mới là phần mấu
chốt—tiếp tục gửi bức tự họa này vào tương lai (bằng bất kể
phương thức nào phù hợp) cho đến khi nó tới tay người có
khả năng gửi bức tự họa về quá khứ.

Sáng ra, tôi kiểm tra email nhưng chẳng có gì cả. Tôi
vớ lấy bức tự họa trên máy in và thấy có một bản in nữa
trên khay đựng. Đó là bức tự họa của tôi, nhưng nửa còn lại
là một đống khuôn mặt được vẽ chồng chéo lên nhau, như
thể hàng trăm người khác đang tràn ra từ đường phân mặt
của tôi.

Rõ ràng là có ai đó đã đột nhập vào tài khoản email tôi


vừa lập, tìm mấy bức nghẹ thuật đương đại trên mạng, sau
đó ra lệnh cho máy in in ra. Vì chẳng có lí nào mà tôi nhận
được thư từ tương lai. Đúng không nhỉ?

Bài tập tiếp theo cũng y chang, nhưng thay vì vẽ chân


dung thì lần này vẽ phong cảnh thành phố. Chắc bạn nghĩ
tôi đã biết khôn không đợi đến phút chót như hôm trước,
nhưng vào buổi tối trước hôm nộp, tôi mới chỉ vẽ được nửa
bức: Chicago, từ Tháp Lake Point cho đến tòa John Hancock.
45
Thế là tôi lại scan bức vẽ và gửi cho bản thân trong tương lai,
kèm theo lời cảm ơn vì đã vẽ bức trước, đồng thời lặp lại
hướng dẫn về việc chuyển bức vẽ đến tương lai nếu cần.

Tôi nhìn chằm chằm vào cái máy in một lúc, nhưng
sau đó thì bỏ cuộc và đi ngủ. Khi thức dậy, đã có một bức vẽ
phong cảnh thành phố hoàn chỉnh trên khay máy in. Nửa
Chicago tôi vẽ vẫn giữ nguyên, nhưng nửa bên kia toàn nhà
hoặc đã đổ nát hoặc bị phủ rêu phong um tùm. Không rõ có
chuyện gì xảy ra, hoặc bức tranh được vẽ tại thời điểm nào,
nhưng trong tương lai, Chicago là một miền đất hoang tàn.

Hôm đó tại lớp, một sinh viên khác nộp bức tương
tự tôi. Bạn này vẽ tranh màu nước, một bên là đường chân
trời Toronto. Nửa bên kia là đống đổ nát của thành phố đó,
được vẽ cực kì chi tiết. Chúng tôi trao nhau cái nhìn đầy lo
lắng, và tôi biết rằng bạn kia cũng nhận được thông điệp này
từ tương lai.

Đến lúc vẽ tranh lần ba, bài lần này là vẽ đám đông, tin
tức về thông điệp đến từ tương lai tràn ngập trên báo đài.
Thiên hạ nhận được email, tin nhắn, và thỉnh thoảng còn
hẳn một quyển sách điện tử đột nhiên xuất hiện trên Kindle.
Lời văn chẳng ai hiểu, ngay cả khi nó viết bằng ngôn ngữ
hiện đang được sử dụng. Một bức vẽ đáng giá ngàn lần câu
chữ sai lệch.

46
Tôi vẽ thật cẩn thận. Ờ thì cẩn thận hết mức có thể
trong tình cảnh giờ đã là 1 giờ sáng ngày nộp và tôi đã nốc
kha khá whisky để giảm tải cái áp lực khủng khiếp khi phải
vẽ về số phận nhân loại. Tôi vẽ một nhóm người, mặt mũi
che hết. Một phần vì vẽ mặt khó bỏ xừ, nhưng chủ yếu tôi
không muốn chỉ định rõ nhóm người cụ thể nào. Tôi muốn
biết số phận toàn bộ giống loài, một chút hi vọng nhỏ nhoi
kháng lại bức tranh ảm đạm về những thành phố bị phá hủy
từ bài tập lần trước.

Sau mấy cốc whiskey nữa, tôi nhìn chăm chăm vào bức
vẽ và nhận ra sẽ không ai hiểu tôi cần gì nếu chỉ nhìn vào bức
tranh vẽ vội của mình, thế nên tôi đã ghi lại chính xác những
gì tôi muốn trong một cái email lan man tràng giang đại hải.
Hi vọng rằng thông điệp này sẽ được dịch lại mỗi lần gửi đến
tương lai và người nhận được sẽ hiểu được tôi muốn nói gì.

Lần này máy in chạy ngay khi tôi bấm gửi đi. Từ vạch
phân cách giữa trang, đám đông tôi biến thể thành những
hình dạng chỉ còn hao hao giống người – hoặc là đột biến
hoặc người ngoài hành tinh hoặc có thể là con người với
khung xương ngoài. Rất nhiều loại máy móc vây quanh họ,
và đằng sau họ là một bầu trời đầy sao. Khi bức tranh này in
xong, máy vẫn không ngừng. Thêm một trang vẽ nữa, rồi
một trang nữa, phác hoạ những sinh vật tôi chưa nhìn thấy
bao giờ và những công nghệ tôi không hiểu nổi. Hết trang
này đến trang khác, đến khi máy in hết mực, một tương lai
hoàn chỉnh sau khi những thành phố sụp đổ hiện lên.

47
Tôi không biết chúng ta từ bỏ hiện tại và tiến đến cái
tương lai xa xôi kia kiểu gì, nhưng trong những bản phác
thảo máy in phun ra, tôi diện kiến tổng thây của loài người,
biến tấu thành những dạng hình ngày một quái đản theo
dòng thời gian. 

48

LUẬN

LƯỢM
LẶT
xã luận lượm lặt
mục đích nhân văn, nó
đưa đến cho ta những
thế giới và khả năng giả
tưởng, những số phận
và không gian thay đổi
qua quá trình tương tác
giữa người và công nghệ.
Dòng văn pha trộn này
đi vào khám phá những
hưng phấn và vấn đề về
hiện sinh nảy sinh từ các
cuộc cách mạng khoa học
công nghệ dưới góc độ
xúc cảm, đồng thời đánh
giá những thực tại khác
biệt hoặc đã biến đổi
cùng những giá trị chúng
mang lại, hoặc tước đi,
khỏi đời sống thường
ngày của ta.
Đời sống của ta đan
xen chặt chẽ vào với khoa
học và giả tưởng đến
mức chúng gần như vô
hình trước mắt ta. Cho
dù có phải là tín đồ của
Tại sao ta nên đọc khoa học công nghệ hay

khoa học giả tưởng không, thực tế vẫn là thế


giới đang ngày một phụ
thuộc vào chúng. Đến
Những tác phẩm Sci Fi tầm cỡ không chỉ những người căm ghét
miêu tả tương lai - chúng thay đổi nó. smartphone vì nó ảnh

K
hưởng đời tư quá mức
hoa học giả biệt trong nền văn hoá cũng khó có thể sống qua
tưởng (tức khoa của chúng ta. Với bản một ngày mà thiếu đi nó.
học viễn tưởng, chất là dòng văn chuyên Các thiết bị máy móc tân
còn gọi là Sci Fi) nắm mượn các lĩnh vực khoa tiến đã thâm nhập rất sâu
giữ một vị thế rất riêng học để phục vụ những vào trong đời sống của

50
ta, đặc biệt trong lĩnh vật đạt được cuộc sống gì và tinh thần cùng giá
vực y tế chúng còn “thâm tốt đẹp và hạnh phúc trị cuộc sống của con
nhập” theo đúng nghĩa hơn sau khi trải qua một người đang bị biến đổi
đen. Chúng đã đạt đến chuỗi những thử thách đến mức nào.
mức độ trở thành một khó khăn; có lẽ đó là lý do
Một trong những mô
phần bổ trợ cho ta và gần tâm trí loài người chúng
típ thường được khoa
như đã hoà vào với ta. ta thường thèm muốn
học giả tưởng sử dụng là
được thoát ly bằng giả
Trong đời sống biến khoa học, hoặc nhà
tưởng. Một số tác phẩm
thường nhật khoa học, thành một mối
thì lại vạch trần những
nguy tiềm tàng cần được
Tương tự, ta hầu ngóc khuất của nhân
kiểm soát để đảm bảo xã
như không để ý các tác loại, một tấm gương cảnh
hội không rối loạn. Tác
phẩm giả tưởng có sức tỉnh ta né tránh những
phẩm “Frankenstein”
ảnh hưởng đến đời sống cạm bẫy cuộc đời. Nếu
(1818) của Mary Shelley,
của mình lớn như thế muốn định nghĩa một
thường được coi là tác
nào. Giả tưởng là một phạm trù phi khái niệm
phẩm khoa học giả tưởng
thuật ngữ rất khái quát, như giả tưởng, ta sẽ phải
đầu tiên, đã phần nào
bao gồm từ những câu mô tả rằng nó là một sự
thể hiện mô típ đó quá
chuyện ông bà kể lại, kết hợp giữa “nghệ thuật
thành công và đến nay
những chuyện lượm phỏng đời sống” và “đời
nó vẫn được nhiều nhà
lặt được từ bạn bè thân sống phỏng nghệ thuật,”
văn sử dụng.
quen, cho đến phim ảnh khái niệm do Oscar
ta xem trên màn bạc. Wilde sáng chế. Không nên để hình
ảnh của khoa học trong
Và có cả những loại Với cách định nghĩa
văn giả tưởng bị giới
tác phẩm giả tưởng ta ấy, những câu chuyện giả
hạn thành mối nguy
đọc thuần tuý để cho tưởng có sử dụng những
đối với xã hội như vậy.
vui. Giả tưởng có một yếu tố liên quan đến phát
sức mạnh kỳ lạ; tương kiến khoa học và công
tự như khoa học, các tác nghệ — dù hư cấu hay
phẩm giả tưởng gắn bó chân thực — càng trở
hết sức mật thiết với thế nên có ý nghĩa. Chúng
giới thực, và không dễ gì hoá thành những tấm
phân biệt được nó. gương thật và siêu thật,
Dùng giả tưởng để phản ánh cho xã hội thấy
thoát ly các kỹ sư, kỹ thuật viên,
nhà khoa học, nhà vật lý
Có nhiều câu chuyện học, và nhà hoá học đang
vẽ lên viễn cảnh các nhận chế tạo và duy trì những

51
Thực tình mà nói, giúp
khoa học xoá bỏ cái tiếng
xấu ấy là nhiệm vụ tối
quan trọng.
Cách duy nhất để
biến điều này thành hiện
thực là tăng lượng độc
giả cũng như khán giả
của dòng khoa học giả
tưởng lên. Bộ phim khoa
học viễn tưởng về vũ Chính bởi vậy mà Mặc dù khía cạnh
trụ “Interstellar” (2014) tôi tin chúng ta cần cho khoa học trong khoa học
là một minh chứng cho sinh viên các ngành khoa giả tưởng luôn biến hoá
thấy khoa học và công học, kỹ thuật và công khôn lường — gồm khoa
nghệ cuối cùng sẽ trở nghệ nghiên cứu thêm học thực tiễn, khoa học
thành lối thoát cửa tử các môn nhân văn học. khả dĩ, và khoa học quá
đầy ngoạn mục của toàn Dòng khoa học giả tưởng cường điệu — những
nhân loại. sẽ là một cách xuất sắc để tác phẩm hay nhất trong
sinh viên khoa học công dòng này luôn giúp
Khi thế giới ngày một
nghệ được tiếp cận với người đọc hình dung về
dựa nhiều vào các nghiên
nhân văn học, dù chỉ là ở những thay đổi đối với
cứu khoa học công nghệ
quy mô nhỏ. văn hoá xã hội và cảnh
để giải quyết vấn đề xã
quan thế giới bắt nguồn
hội, việc các học viện kỹ Sức ảnh hưởng
từ các phát kiến mới lạ
thuật và công nghệ xuất Mọi hình thức giáo nhằm bảo vệ nhân loại
hiện ngày một nhiều, đặc dục cuối cùng đều nhằm khỏi các thảm hoạ, cả tự
biệt ở các nước đang phát mục đích phục vụ xã hội. nhiên lẫn do con người
triển như Ấn Độ, chẳng Mọi phát kiến khoa học gây ra. 
có gì đáng ngạc nhiên. và công nghệ đều nhằm
Các học viện này giúp nhân loại phát triển. Theo The Hindu
phục vụ và hỗ trợ nền Chính vậy nên những (Lã Bảo dịch)
công nghiệp sản xuất sinh viên đang hoạt động
trong nước cũng như thế trong các lĩnh vực sáng
giới thông qua việc ươm tạo công nghệ cần suy
mầm hàng trăm ngàn nghĩ thật kĩ về hệ quả
chuyên gia và nhà sáng những thiết kế và sản
chế tương lai trong các phẩm mới mình chế tác
lĩnh vực có liên quan. đối với con người.

52
TIẾN BƯỚC
TỪ HUGO
2016
-
DỰ ĐỊNH
CỦA
NGƯỜI
THẮNG
CUỘC
Giải Hugo 2016 đã tìm ra
những cuốn Sci Fi và Fan-
tasy hay nhất năm 2015,
mang lại vinh dự cho
những cây bút xuất chúng
đằng sau tác phẩm.
Vậy sắp tới những nhà
văn tài ba này sẽ có kế
hoạch gì?

53
chúng thành một (hoặc
hai!) tuyển tập;
- Viết thêm các truyện bổ
trợ cho bộ Inheritance,
N. K. Jemisin Dreamblood, và Broken
Earth cho vui;
- Bắt tay vào viết dự án tiểu
“The Fifth thuyết mới, hiện đã có bản minh
chứng ý tưởng;
Season” Nếu muốn biết thêm về những

(Tiểu Thuyết tác phẩm mới ra của nhà văn thì


cuốn 2 bộ Broken Earth, “The
Hay Nhất) Obelisk Gate”, vừa ra mắt hôm
16/08, và Tor.com đã xuất bản
một truyện ngắn tiêu đề “The
City Born Great” của Jemisin hôm

B
28/09. Bên cạnh các tác phẩm viễn
ước tiếp theo của N. K. tưởng, Jemisin còn thường xuyên
Jemisin là gì? Đầu hè năm viết mục “Các tác phẩm Sci Fi và
nay, nhà văn đã có một Fantasy mới nhất” cho tờ The
chiến dịch trên Patreon thành New York Times, giới thiệu các ấn
công vang dội, giúp chị dành được bản đáng chú ý sắp ra mắt trong
toàn thời gian viết lách. Và trên hai dòng văn này.
trang Patreon, chị đã nêu những
dự án mình tính làm:
Đây là những việc tôi muốn
hoàn tất trong thời gian sắp tới:
- Viết xong đúng hẹn cuốn
3 bộ Broken Earth;
- Viết thêm nhiều truyện
ngắn nữa, và có lẽ tổng hợp

54
KHÁ DỄ ĐOÁN NHƯNG
NẾU CHƯA ĐỌC “BINTI”
THÌ ĐÂY SẼ LÀ SPOILER].
Một năm kể từ khi cô kiếm
Nnedi được bạn ở những tình huống
bất ngờ nhất.
Okorafor Và giờ cô phải cùng với Okwu
về với đồng bào chốn quê
- hương mình để đối mặt với gia

“Binti” đình và các bậc bô lão.


Bên cạnh “Binti,” nhà văn còn
(Bán Tiểu có hai thế giới giả tưởng khác trên
đà phát triển. Okorafor có một thế
Thuyết Hay giới “ma thuật tương lai” trong

Nhất)
tiểu thuyết “The Book of Phoenix”
xuất bản năm 2015, phần trước của
cuốn “Who Fears Death” xuất bản
năm 2010. Những độc giả muốn

T
khám phá các thế giới Sci Fi ma
ác phẩm mới đây nhất của thuật với nhiều phen hành động
Nnedi Okorafor chính là thì hãy thử tìm đọc “Lagoon.”
“Binti”, xuất bản trên Tor. Hiện nhà văn vẫn chưa hé lộ ngày
com tháng 09/2015, và tác phẩm xuất bản “Breaking Kola,” cuốn
sắp tới của Okorafor là… “Binti: hai trong bộ Akata Witch.
Home”, tiểu thuyết ngắn dự kiến
xuất bản tháng 01/2017, nối tiếp sự
kiện xảy ra ở cuốn đầu. Dưới đây
là giới thiệu:
Đã một năm kể từ khi Binti
và Okwu vào học tại Đại học
Oomza. Một năm kể từ khi
Binti [LÀM MỘT CHUYỆN

55
hạ cho đến khi đầu chạm chân;
sau đó chúng lại gục, lại gấp,
vặn xoắn cổ và tay, nhồi nhét
vào khoảng trống.
Hao Jingfang …và ở những nơi khác thì lại
duỗi ra, chia thành từng khu cho
- những người cùng giai cấp sinh
sống. Trải nghiệm thời gian và
“Folding không gian của tất cả mọi người

Beijing” trong khu đều khác với những


khu chưa gập khác của Bắc Kinh.
(Tiểu Thuyết Các khu này sau đó lại gập vào,
hoà nhập, và lại mở ra theo chu kỳ
Ngắn Hay vĩnh cửu.

Nhất)
Truyện của Hao Jingfang được
đăng tải miễn phí trên Tạp chí
Uncanny. Vào hôm 01/11 truyện sẽ
được Tor Books in trong tuyển tập

T
“Invisible Planets: Contemporary
heo lời Ken Liu, dịch giả Chinese Science Fiction,” cùng với
của truyện, Dự án tiếp “Invisible Planets,” một truyện
theo của Hao Jingfang sẽ ngắn khác của Hao Jingfang, gốc
là một TRƯỜNG THIÊN TIỂU đăng trên tạp chí Lightspeed.
THUYẾT trong cùng thế giới của
“Folding Beijing”!
Cứ mỗi 24 tiếng trôi qua trong
“Folding Beijing”, đô thị Trung
Quốc lại gập mình …
Lúc bình minh, thành phố gập
mình sụp đổ. Các cao ốc cúi
mình quỵ luỵ như tên hầu hèn

56
đợi năm 2017. Series tính đến nay
đã làm được một công việc phi
thường: chuyển thể tiểu thuyết
của Gaiman lên màn ảnh đầy tinh

Neil Gaiman tế và chuẩn xác. Về phần thế giới


ngôn từ, nhà văn hiện đang viết
- một cuốn tái thể hiện thần thoại
Bắc Âu, tiêu đề được đặt đơn giản
“The là “Norse Mythology.” Truyện sẽ
được W. W. Norton đưa lên kệ
Sandman: vào 07/02/2017.

Overture” Sau đó, Gaiman đã úp mở trên


Facebook rằng đến cuối tháng 06,
(Truyện Tranh nhiều khả năng ông sẽ hoàn tất
phần 2 “American Gods”.
Hay Nhất)

M
ặc dù The Sandman:
Overture xuất hiện
muộn so với thời
gian dự kiến tới vài năm (Một
phần vì Gaiman cùng vợ mình là
Amanda Palmer mới hạ sinh đứa
con và sáng lập viên nhà xuất bản
truyện tranh Vertigo Comics mới
qua đời), truyện vẫn trở thành
một phần tuyệt hay của series
The Sandman. Trong thế giới
điện ảnh, fan Gaiman có series
TV “American Gods” để đón

57
Weir cũng đang viết một
siêu phẩm khoa học viễn tưởng
mang tên Zhek, trong đó sẽ có
“di chuyển nhanh hơn ánh sáng,

Andy Weir người ngoài hành tinh, và thần


giao cách cảm.” Nhưng vì “The
- Martian” quá thành công nên tác
phẩm tiếp theo của Weir sẽ cần có
“The Martian” chất giọng tương tự, và vì thế mà
dự án đa tập truyện Zhek phải tạm
(Nhà Văn Mới hoãn lại.

Nổi Bật Nhất) Nếu muốn đọc tác phẩm mới


của Andy Weir ngay lập tức, Tapas
vào hôm 29/08 vừa qua đã cho
đăng một mẩu truyện có tên “Yuri

H
Gagarin Saves the Galaxy” trên
ugo 2016 là “mùa gặt” app của mình. Bạn có thể đọc trích
thành công cho Andy đoạn của truyện trên io9. 
Weir. Ông vừa ẵm giải
Nhà Văn Mới Nổi Bật Nhất, vừa Theo Tor
được chứng kiến bộ phim chuyển (Lã Bảo dịch)
thể “The Martian” của Ridley
Scott ẵm giải Phim Hay Nhất
(Phim Dài). Tác phẩm lớn tiếp
theo của Weir dự kiến sẽ được
Random House cho ra mắt vào
đầu năm 2017, kể về cảnh sống
khốn khó trên một thành phố mặt
trăng. Dẫn truyện sẽ là một nhân
vật nữ và nội dung sẽ chặt chẽ và
chứa nhiều kiến thức thực tế như
“The Martian.”

58
Islam và Sci Fi, một sự giao thoa hứng trực tiếp từ văn hoá Islamic, chẳng
hạn như “Calligraphy” của Alex Kreis.
học. Từ đồng hồ voi cho đến buồng tối,
nền văn minh Islam đã giúp thế giới có
bất ngờ Mặc dù các tác phẩm của người
được bao kỳ quan công nghệ.
Muslim rất hiếm gặp, văn hoá Islam đã Các học giả Islam cũng đã dịch hàng
Một tuyển tập truyện ngắn dựa trên hoặc lấy cảm hứng từ văn nhiều lần góp mặt trong Sci Fi, cả cổ ngàn cuốn sách về khoa học, y dược,
hoá Islam giúp cộng đồng Muslim khẳng định vị trí trong làng điển lẫn hiện đại. Chẳng hạn tác phẩm và toán học, trong số đó ít nhất 1,000
khoa học viễn tưởng. Xứ cát sử dụng rất nhiều chủ đề và cuốn đang có mặt trên Thư viện Điện

M
thuật ngữ lấy từ văn hoá Islam. Ahmad tử Qatar.
uhammad Aurangzeb “Chưa một ai tập hợp những truyện nói nguyên do một phần là các nước
Ahmad, sáng lập viên trang như thế này vào một bộ cả,” ông nói. Việc đề cao khoa học, công nghệ, và
Islam có rất nhiều câu chuyện, nhiều
Islam and Science Fiction, xây dựng thế giới giả tưởng cũng đã khơi
Ahmad nói bộ tuyển tập nhận được ngụ ngôn và huyền thoại phù hơn với
mới đây đã cho xuất bản “Islamicates nguồn sáng tạo cho nhiều tác phẩm giả
78 bản thảo từ các nhà văn Muslim cả Fantasy và Sci Fi, chẳng hạn như
Volume I”, tuyển tập 12 truyện ngắn tưởng được coi là nguồn gốc của khoa
lẫn không phải Muslim. Hầu hết các “Ngàn lẻ một đêm”.
miễn phí. Ahmad nói ông xuất bản học viễn tưởng. Mặc dù Frankenstein
truyện sử dụng những mô típ khoa học Ngoài ra đó còn do những đóng góp của Mary Shelley được coi là tác phẩm
tuyển tập này (và trang web từ 10 năm
viễn tưởng thường gặp (du hành thời của Islam cho cộng đồng khoa học. Khi Sci Fi đích thực đầu tiên, một số cuốn
trướcc) vì ông thấy trong giới khoa
gian hoặc người ngoài hành tinh xâm Châu Âu còn trong giai đoạn Trung Cổ, sách từ các tác giả Islam cũng chứa
học viễn tưởng có rất ít người Muslim.
lăng) dưới góc nhìn của người Muslim, Islam đang trong thời đại hoàng kim những đặc điểm làm nên Sci Fi. Ví dụ
Hoặc là nếu có thì ông chẳng thấy ai.
nhưng cũng có một số truyện lấy cảm của những khám phá khoa học và toán như “A True History” của Lucian, tiểu

59 60
thuyết ra đời vào thế kỷ thứ 2 kể về một về vấn nạn kiểm duyệt trong giai đoạn
người đi lên Mặt Trăng nhờ cột nước chủ nghĩa McCarthy đang lên cao, và
và đụng độ những sinh vật lạ kỳ. Còn có những người đang bàn về vấn đề
cả “Hayy ibn Yaqdhan” của Ibn Tufail này trong các tác phẩm Sci Fi Islam. Nó
ra đời thế kỷ 12, và năm 1905 xuất hiện có thể giúp mọi người hiểu những gì
cuốn được nhiều người coi là tác phẩm người Muslim đang phải trải qua, như
khoa học viễn tưởng nữ quyền đầu Deka Omar đã viết trên web Islam and
tiên, “Sultana’s Dream” của Rokeya Science Fiction tháng này:
Sakhawat Hussain.
Với nhiều người Muslim ở phương
Nhưng lịch sử khoa học và khoa Tây, các luận điệu bài Muslim và các
học viễn tưởng của Islam không quan biện pháp giám sát xâm phạm đời tư của
trọng bằng vị thế của người Muslim chính phủ là một trong những nguyên
ngày hôm nay. Trong 15 năm trở lại đây, nhân hàng đầu khiến họ khủng hoảng
Islam bị nhìn với con mắt không mấy tinh thần... Với bản chất là một cộng
thiện cảm, đặc biệt trong những tháng đồng thường bị bôi xấu và liệt vào ‘phe
vừa qua. đối nghịch’, dòng văn này có thể giúp
Ahmad nói phần lớn các truyện
kết nối họ với văn hoá chính thống.
ngắn trong tuyển tập không đề cập đến Ahmad nói ông rất hâm mộ những
vấn đề bài Muslim (có một truyện nói tác phẩm Sci Fi bàn về tôn giáo, và một
trực tiếp, một truyện nói bóng gió). Tuy số cuốn ông thích mê lấy cảm hứng
nhiên, ông công nhận đây là một vấn từ Phật giáo hoặc Công giáo. Ông rất
đề nhức nhối, đặc biệt với những người hào hứng khi thấy khoa học viễn tưởng
Mỹ gốc Muslim. Ahmad nói khoa học ngày một đa dạng về văn hoá, và muốn
viễn tưởng là một trong những cộng đảm bảo mọi nhóm người đều được
đồng văn học cởi mở nhất với Islam, xuất hiện trong dòng văn này. Cho dù
nhất là trong thập kỷ vừa qua nhờ mức đó có là nhóm về tự do giới tính, chính
độ đa dạng văn hoá ngày một tăng. trị, văn hoá, hay đức tin.
“Nếu nhìn mặt bằng chung của Sci Bộ tuyển tập có thể được download
Fi, cộng đồng Sci Fi không mấy có định miễn phí tại đây. Ahmad hi vọng năm
kiến,” Ahmad nói. “So với các dòng văn 2017 sẽ tiếp tục được nhận bản thảo cho
khác, Muslim trong Sci Fi được thể hiện cuốn thứ 2. 
công bình hơn.”
Theo io9
Nói thế không có nghĩa là chủ đề (Long Nguyễn dịch)
này không được động đến. Khoa học
viễn tưởng thường được dùng để phản
ánh những vấn đề tồn tại trong xã hội
chúng ta, chẳng hạn như “451 độ F” viết
61 62
sci fi muôn vẻ

SCI FI
MUÔN VẺ
PLANET
Alexandt Moiseev
http://goo.gl/WbcNEE

64
ELEMENT MAZE
Mark Kolobaev
http://goo.gl/aKmeES

65 66
I THINK I CAN SEE THE TOP!
Amaury Bundgen
http://goo.gl/hZ7aSf

67
FATHERLY LOVE
Vincent Lefevre
http://goo.gl/XLVZQA

68
RUST TOWN
Alex Ichim
http://goo.gl/0jXJsG

69 70
FLIGHT
Klaus Pillon
http://goo.gl/jJvtBx

71
X-COM
Eddie Del Rio
http://goo.gl/EEuHiB

72
EVA
Cristiano Rinaldi
http://goo.gl/zms23x

73 74
EPIPHANY_III
Jonathan Romeo
http://goo.gl/v6mRbf

75 76
INTRUDER
Andrew Sergeevich
http://goo.gl/DxHFlf

77 78
NHÂN SỰ THỰC HIỆN:
Anh Thư
 Dịch thuật

Lã Bảo
 Biên tập
 Dịch thuật

Long Nguyễn
 Dàn trang
 Dịch thuật
 Thiết kế

TƯ LIỆU ẢNH:
Alex Ichim
 http://goo.gl/0jXJsG

Alexander Wells
 http://goo.gl/zuU8SI

Alexandt Moiseev
 http://goo.gl/WbcNEE

Alpha Coders
 http://goo.gl/XBdwqg

Amaury Bundgen
 http://goo.gl/hZ7aSf CREDITS
(SẮP XẾP THEO THỨ TỰ
Amazing Stories BẢNG CHỮ CÁI)
 http://goo.gl/V9IZKy

Andrew Sergeevich
 http://goo.gl/DxHFlf

Buchemi
 http://goo.gl/wCCTpk

Cristiano Rinaldi CREDITS


 http://goo.gl/zms23x

Curiosity Quills
 http://goo.gl/jt1YO4

Cut Price Painting


 http://goo.gl/X2DP4V

Eddie Del Rio


 http://goo.gl/EEuHiB

Fantasy Magazine
 http://goo.gl/6ZLH32

Holly Andres
 http://goo.gl/pVVOVr

Islam and Science Fiction


 http://goo.gl/z41dOq

79
Jonathan Romeo
 http://goo.gl/v6mRbf

Klaus Pillon
 http://goo.gl/jJvtBx

Kristina Collantes
 http://goo.gl/bGe1Ym

Mark Kolobaev
 http://goo.gl/aKmeES

MittMac
 http://goo.gl/uMHCDw

Nicolas Ferrand
 http://goo.gl/A2ZT8a

SETI Institute
 http://goo.gl/FfTZn5

Shannon Heffernan
 http://goo.gl/rxWX4q

Vincent Lefevre
 http://goo.gl/XLVZQA

CREDITS
(SẮP XẾP THEO THỨ TỰ
TƯ LIỆU BÀI VIẾT:
Clarkesworld Magazine - “Salvage
Opportunity”
 http://goo.gl/X3NUDW
BẢNG CHỮ CÁI)
Daily Science Fiction - “A Historical
Curiosity”
 http://goo.gl/pLWCe6

Daily Science Fiction - “Captured in


Color”
 http://goo.gl/qZ8wkI

Daily Science Fiction - “Crows”


 http://goo.gl/OSa4tg

Daily Science Fiction - “Exquisite Corpse”


 http://goo.gl/tWUDf4

io9 - “The Surprising Intersection of Islam


and Scifi”
 http://goo.gl/SZgEfU

The Hindu - “Why we should follow


science fiction”
 http://goo.gl/eGHVQ5

Tor - “What’s Coming Next from the 2016


Hugo Award Fiction Winners?”
 http://goo.gl/3ECxQi

80

You might also like