You are on page 1of 116

03

SF 30/11/2016

VN
TẠP CHÍ KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG VIỆT NAM

BÌNH MINH TẠI HOÀ NHẬP TRẠM TÍN HIỆU SỐ 23


MISTAKEN POINT (TRÍCH ĐOẠN)
Aliette de Bodard
Kali Wallace Hugh Howey

Cùng với tranh của Alec Beals, Alex Peryan, Aurélien Fournier, Bastien Grivet, Ben Bardou,
BOUILLOUD Quentin, col price, Ismail Inceoglu, Lukas Jevcak, Maciej Rebisz, và Salvo Lo Iacono.
Thực hiện bởi

SFVN (từ đây về sau gọi là “Tạp chí”) là tạp chí điện tử hoàn toàn phi lợi nhuận, ra đời với mục đích giúp độc giả Việt Nam trở nên yêu
thích hơn dòng văn khoa học viễn tưởng (còn gọi là khoa học giả tưởng, khoa huyễn). Tạp chí có sử dụng những nội dung được những
người thực hiện Tạp chí (từ đây về sau gọi là “Nhóm thực hiện”) biên tập từ nhiều nguồn và được ghi chú nguồn ở phần “Credits” của
Tạp chí. Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc nắm giữ quyền lợi pháp lý liên quan đến các nội dung sử dụng trong Tạp chí và muốn thay đổi cách
nội dung của mình được ghi nguồn hoặc muốn Nhóm thực hiện ngưng sử dụng các nội dung của bạn trong các Tạp chí tiếp theo, hãy
liên hệ với Nhóm thực hiện qua địa chỉ thư điện tử: baola424@gmail.com.

SFVN (herein called “The Magazine”) is an entirely non-profit electronic magazine, created for the sole purpose of fostering interest in the
science fiction (also called Sci Fi or SF) genre among Vietnamese readers. The Magazine features contents that were curated and edited by
the creators of The Magazine (herein called “The Creators”) from multiple sources and were given credits in the “Credits” section of The
Magazine. If you are the owner(s) of or hold legal right(s) to any of the contents featured in The Magazine and wish to change how your
content(s) are credited or want The Creators to stop using your content(s) in future issues of The Magazine, please contact The Creators
at this email address: baola424@gmail.com.
Bạn đừng quên ủng hộ những nhà văn, những người nghệ
sĩ đã tạo ra những câu chuyện và bức hình có trong tạp chí
bằng cách tìm đọc truyện gốc, xem hình gốc nhé!

Link gốc của những truyện dịch và hình ảnh sử dụng được
ghi ở mục Credits.
SFVN
SỐ

03

TRUYỆN 07 Bình minh tại Mistaken Point


SCI FI
41 Hoà nhập

68 Mớ tạp âm bé xíu
(Trích: “Trạm tín hiệu số 23”)

SCI FI 105 virtual shopper


MUÔN VẺ
106 Megapolis

107 PARIS Megalopolis

109 DUX

111 Asymmetrical Encounter

113 Copycat

115 On my way

117 Ambition 1 Lander

119 - The Journey -


121 Alone reactor

CREDITS 123 Nhân sự thực hiện

123 Tư liệu ảnh

124 Tư liệu bài viết


TRUYỆN
SCI FI

Truyện sci fi
BÌNH MINH TẠI
MISTAKEN POINT
Kali Wallace
(Lã Bảo dịch)

M
ỘT LÀN SƯƠNG THẤP BÁM LẤY CON
sông và len lỏi qua hàng cây, dần mỏng đi khi
bình minh nhuộm khu rừng từ xám sang vàng rồi
xanh. Con đường chúc xuống vùng trũng, rồi lại vươn lên
vào trong ánh mặt trời. Charlie đang vươn tay lấy kính râm
thì điện thoại đổ chuông. Cô giật mình, lục lọi bên trong túi
xách, nhưng đến lúc lôi được máy ra nó đã lặng rồi. Cô liếc
nhìn màn hình. Sandeep. 6:53 sáng.

Trước bảy giờ mà có người gọi tức là ở Houston có


chuyện, quan trọng tới mức phải làm phiền cô trong đợt
cuối tuần đúng lúc cô đang lo tang lễ cho mẹ. Cô nhìn cái
điện thoại một lúc lâu, không để ý đường xá, thế rồi một
nhoáng chuyển động lọt vào mắt cô. Cô quẹo vô lăng sang
phải vừa đúng lúc một cái xe tải đi chậm ở làn bên lái ngang

07
qua. Cái xe biến mất nhanh như khi xuất hiện, tiếng động cơ
diesel của nó nhạt dần.

Charlie dụi mắt và ép con tim mình đập chậm lại.


Không sao cả. Cô có đi sai làn đâu. Mẹ cô sẽ nói đó là khoảnh
khắc phân-giây, và cô sẽ bật cười. Nhích thêm mấy phân,
lệch thêm mấy giây, và mọi sự sẽ khác. Không gì xảy ra cả.

Con đường cong theo dòng sông. Cô lại dụi mắt. Cái
đầu nhức bưng bưng, sự bụng nhộn nhạo do chứa quá nhiều
cà phê và quá ít thức ăn, cặp vai và lưng cứng đơ như sắt đã
khiến cô quá mệt mỏi rồi. Cô thấy bên trái là cái nông trại
Hà Lan Pennsylvania đỏ mấy năm trước mẹ cô từng lôi cô ra
để tham dự hội trại bán đồ của khu. Giờ nông trại đã bị bỏ
không; cửa mở toang, một vệt đen chen giữa màu đỏ. Cô đi
quá chỗ rẽ. Đến nhà của mẹ mình mà cô cũng đi quá được.

Cô tấp vào lề, để mắt kiểm tra dòng xe cộ không tồn


tại, lui xe vài trăm mét về chỗ hòm thư tím sáng màu đầu
đường cho xe vào nhà mẹ. Cỏ cao quệt đáy xe, và ngôi nhà
xanh dương nhỏ nhắn trồi lên từ bức tường xanh lục. Cửa
nhà đỏ, rèm cửa chớp màu vàng. Trong những năm cuối đời,
mẹ cô đã vây mình trong màu sắc và ánh sáng, cầu vồng và
hoa cỏ, mọi thứ màu mè lọt mắt bà. Một hàng chong chóng
dàn trong luống hoa bên dưới cửa sổ trước, bất động trong
gió sớm hôm.

Điện thoại Charlie bíp lên trong lúc cô đỗ cạnh xe Cath.


Tin nhắn từ Sandeep: thông điệp mới 6:29 sáng. 47 giây.
08
Bốn mươi bảy giây. Thứ gi đó trong lồng ngực Charlie
thắt lại. Bức thông điệp đầu tiên kéo dài bốn giây, và bất
chấp những gì họ đã tuyên bố với báo giới và công chúng,
như thế không đủ dài để phát hiện ra thứ gì hữu ích cả.

Một tháng trước, ba tuần trước khi Intrepid đi vào quỹ


đạo quay quanh Sao Hoả, Trung tâm Kiểm soát Nhiệm vụ
mất liên lạc với tàu. Các kính thiên văn đều xác nhận nó ở
đúng vị trí cần thiết, nhưng họ không nhận được tín hiệu,
không thể gọi liên lạc, và không nhận được hồi âm khi gửi
truy vấn cho máy tính tàu. Mọi liên lạc với Intrepid đều
ngắt, và không ai hiểu vì sao. Trách nhiệm đổ cho nhau bát
nháo, nhưng chủ yếu là đổ cho Charlie và đội của cô. Để tàu
Intrepid im hơi lặng tiếng đến thế thì chắc chắn các radio
trên tàu gặp vấn đề — hệ thống của cô, thiết kế của cô —
đồng thời cả các hệ thống dự phòng, hệ thống dự phòng thứ
cấp, phụ tùng thay thế, bất cứ thứ gì có thể được lôi ra hoặc
tái cơ cấu thành thiết bị thay thế cũng gặp vấn đề.

Cho dù bất khả thi thế nào, dù cho chuỗi các sự cố ấy


không thể đổ cho hên xui hoặc trùng hợp ngẫu nhiên, thà
nghĩ rằng mọi hệ thống liên lạc trên tàu Intrepid bị vấn đề
còn hơn cân nhắc khả năng chẳng còn ai sống sót để sử dụng
chúng nữa.

Thế rồi, sáu ngày trước, Intrepid cuối cùng cũng gọi
về nhà. Nhưng tiếng reo hò nhẹ nhõm chẳng mấy chốc đã
phải nhường chỗ cho hoang mang: bức điện ngắn cũn và
không thể hiểu nổi. Bốn giây toàn tiếng nhẽo. Thậm chí còn
09
chẳng ai biết đó là giọng người nào, đừng nói đến chuyện
hiểu thông điệp ấy nói về cái gì. Từ đó đến giờ họ ngồi đợi
thông điệp thứ hai.

Bốn mươi bảy giây. Đủ dài để chứa câu từ. Đủ dài để


cung cấp câu trả lời.

Cô tháo đai an toàn và gọi lại cho Sandeep.

Anh ta nghe máy tức thì. “Tôi đang gửi file cho cô
luôn đây.”

“Anh nghe thấy gì?” Charlie hỏi. Trong vòng hai mươi
phút kể từ lúc thông điệp được gửi đến, toàn bộ nhân sự
tại MCC hẳn đã nghe nó đến hai chục lần. Họ sẽ túm tụm
quanh bảng điều khiển cùng tách cà phê trong tay, mắt kèm
nhèm nhưng không ngừng bàn tán. Chưa đến lúc tranh luận
bùng nổ. Cứ thêm nửa tiếng nữa đã, thêm một ấm cà phê
nữa, thêm thời gian cho người khác đến cơ quan và những
người ngủ lại tại cơ quan tỉnh dậy. Ai cũng bồn chồn. Suốt
tuần diễn ra đủ thể loại la hét, khóc lóc, đổ lỗi, và đó là khi
chỉ có bốn giây.

“Nghe rõ hơn đoạn trước,” Sandeep nói, “nhưng hơn tí


thôi. Lần này chúng ta xác định được giọng.”

Tóc gáy Charlie dựng lên. “Ai?”

10
“Hình như là Harris,” Sandeep nói. “Chúng tôi khá
chắc là anh ta. Nghe rõ giọng đàn ông, nhưng Hattendorf
nói là… ờ. Anh ta nói gì không quan trọng.”

“Nói gì? Anh ta nói cái gì?”

“Hatt nói nghe như giọng bác sĩ Rivers.”

Charlie chớp mắt. “Rivers?”

“Anh ta bảo thế.”

Bác sĩ Rivers là bác sĩ gốc của nhiệm vụ này, nhưng


trước khi khởi hành đã có người khác thế chân rồi. Các bác sĩ
bảo tình hình tim ông ta có phần đáng ngại. Một lần khám
sức khoẻ đã khiến ông ta phải ở lại mặt đất, và Lisa Huerta
đã thay vào vị trí ông ta. Không ai cảm thấy vui vẻ gì khi
Rivers bị loại khỏi nhiệm vụ, đặc biệt là Lisa, bạn của ông.
Nhưng sau khi quyết định được ban ra, Charlie và Lisa đã về
căn hộ của Charlie mở chai sâm panh. Cuộc tình của họ mới
bắt đầu, tương lai của họ còn vô định, và giờ đây họ sẽ phải
sống xa nhau cả triệu dặm trong suốt nhiều năm liền. Không
sao cả. Cái xui của Rivers là cơ hội ngàn vàng của Lisa. Mơ
ước của cô đã thành hiện thực, và Charlie đã rất mừng cho
cô, mừng không nói lên lời.

“Rivers đang ở cùng gia đình tại Atlanta,” Charlie chậm


rãi nói. “Trên Trái Đất. Hôm qua ông ta lên kênh MSNBC.
Hatt biết mà, đúng không?”

11
Sandeep cười lo lắng. “Anh ta biết. Anh ta chỉ bị… anh
ta thiếu ngủ. Chúng ta ai cũng thiếu ngủ.”

“Nhưng thế…” Giờ cô không thể tiếp nhận mấy lời bá


láp của Hatt được. “Bảo anh ta thôi làm phí thời gian của
mọi người đi. Anh nghĩ đó là giọng Harris.”

“Ừ. Ừ, chắc chắn là Harris.” Dừng một lúc, và Sandeep


nói thêm, giọng nhẹ hơn, “Ít nhất thì chắc chắn là giọng nam.”

Cái vẻ thông cảm nhẹ nhàng trong giọng anh ta khiến


Charlie sởn da. Sandeep không cần phải vỗ về cô làm gì, dù
chỉ rất ý nhị. Brian Harris là chỉ huy nhiệm vụ; theo quy
định thì nếu có thể, anh ta phải là người báo cáo khi xảy ra
chuyện. Giọng anh ta là giọng tất cả mọi người đều muốn
được nghe. Những lo âu u uvà hi vọng nhức nhối của Charlie
không liên quan gì hết.

“Còn gì nữa không?” cô hỏi.

Sandeep thở ra. “Có lẽ còn. Tôi không muốn tạo định
kiến cho cô trước khi cô nghe.”

“Bảo Inez chỉnh lại thuật toán lọc tiếng ồn bằng cái…”

“Cô ta đang làm rồi,” Sandeep nói.

“Tốt.” Cuống họng Charlie đắng chát. Ngồi ở Virginia


cô chẳng làm được gì cả. “Tôi sẽ nghe và…”

12
Cánh cửa đỏ mở ra, và Cath bước ra hiên nhà. Tóc chị
buộc lại không che mặt, và một tay chị mang cặp găng vàng
choé y như bức rèm. Tại đám tang hôm qua, đứng một mình
trong bộ váy đen và chuỗi ngọc trai, Cath trong giống mẹ họ
đến mức Charlie vì ngạc nhiên mà vấp một phát, và một khả
năng không tưởng điên rồ vụt qua óc cô: Mình biết ngay là
nhầm mà, mình biết ngay mẹ chưa mất mà. Trước lúc ấy đã
ba năm trời Charlie và Cath không gặp mặt nhau. Họ thỉnh
thoảng liên hệ với nhau bằng mấy tin nhắn lẻ tẻ, mấy bản
email cụt ngủn, và chủ yếu là thông qua mẹ, và bà chấp nhận
vị trí là cầu nối giữa hai cô con gái với một tiếng thở dài và
một nụ cười buồn bã.

“Charlie à?” Sandeep nói. “Cô sao rồi? Đám tang


thế nào?”

“Không sao cả. Đám tang diễn ra tốt đẹp.” Charlie nhăn
mặt. “Ý tôi không phải là tốt đẹp. Ý tôi là... Ai cũng quý mẹ.
Một nửa trường đã đến. họ thậm chí còn bàn chuyện thành
lập học bổng Helen Rush cho sinh viên cổ sinh học.”

“Thế là tốt. Thế là tốt lắm rồi.”

“Vâng. Nghe này, chị tôi đang đợi, tôi phải…”

“À, vâng, chắc chắn rồi.” Sandeep hắng giọng. “Đừng


bận tâm.”

“Gửi tôi file luôn đi, để tôi nghe.”

13
“Làm đây. Cảnh báo trước này, nghe tệ lắm, nhưng nó…”

“Còn hơn là im lặng. Tôi biết.”

“Đúng rồi, Charlie,” anh ta nói thật lòng. “Họ


còn sống.”

“Tôi biết.”

“Mai gặp sau nhé?”

“Tối nay. Lát nói chuyện sau.” Charlie cúp máy.

Cả tuần nay họ toàn nói vậy, giữa cái bát nháo lo âu của
MCC, trong những buổi họp báo và phỏng vấn để trình ra
trước công chúng: Còn hơn là im lặng. Ít nhất chúng tôi cũng
biết họ còn sống. Còn hơn là im lặng. Charlie không nhớ nổi
những từ ấy liệu có phải là để giúp ta an dạ không nữa.

Cô bước ra ngoài xe, và một bản hợp sướng tiếng chim


sáng vây lấy cô.

“Chị tưởng em về Houston rồi,” Cath nói.

“Chiều nay em bay. Em có thể giúp một tay.”

“Phải lâu nữa mới dọn dẹp hết đống này. Chị quên
béng mất mẹ lắm thứ tạp nham thế nào.”

14
Cath giữ cửa mở, và Charlie ngập ngừng trước khi bước
qua, băn khoăn không biết cánh tay dang rộng của chị mình
có phải ý chừng định ôm mình không, đến lúc Cath bỏ tay
xuống rồi vẫn lăn tăn. Hồi đầu tuần lúc Cath từ bệnh viện
gọi tới, Charlie đang ở cơ quan, nghe đi nghe lại bốn giây ghi
âm vô nghĩa cho đến khi nó trở thành tiếng ngâm đều đều ẩn
dưới từng khoảnh khắc, và khi nghe tin mẹ qua đời trong lúc
ngủ thì điều đầu tiên cô nghĩ đến là: Sao sớm quá.

Điều thứ hai khiến cô thấy xấu hổ hơn: Mình không có


thời gian lo chuyện này đâu.

Charlie muốn hỏi tại sao Cath lại đến một mình, nhưng
cô biết thừa câu trả lời, và Cath sẽ không ưa câu hỏi. Walter,
chồng của Cath không phải mẫu người để ngày cuối tuần
của mình bị đám tang ba mẹ vợ anh ta chưa từng ưa nổi phá
ngang, và chắc chắn anh ta sẽ không bao giờ hạ mình đi cọ
sàn hoặc đóng gói đồ đạc. Hồi còn hay nói chuyện với nhau,
Cath vẫn phàn nàn với Charlie rằng — vừa phàn nàn vừa
cười, như thể đó là nét tính cách dễ thương — có dí dao
vào cổ Walter cũng không biết cái máy rửa bát hay giỏ đựng
quần áo để đâu.

Bên trong nhà mát mẻ, hơi ẩm chút; cửa sổ đang mở


và sương đã nghênh ngang vào nhà. Charlie quệt ngón trên
một hòn đá phẳng để trên bàn phía bên trong: một con bọ
ba thuỳ bên trong lớp đá phiến sét đặc xám xịt, từ đầu đến
đuôi dài ngang bàn tay cô. Hồi còn nhỏ cô thường so tay vào
miếng hoá thạch đó, áp vào gợn mai và xương sống của con
15
vật. Lúc nhỏ cô tưởng mình cảm thấy nó di chuyển bên dưới
các ngón của mình, giật người nhanh như chớp nên không
ai thấy được.

“Báo đài bảo bọn em lại nhận được tin tức từ phi hành
đoàn. Có thật không?” Cath hỏi.

“Em ngạc nhiên là nó lên báo rồi cơ đấy,” Charlie nói.


“Tin mới nhận được thôi mà.”

Cath nhướn một bên mày. Từ hồi mười lăm tuổi chị đã
tập cái trò đấy trước gương cho đến khi thuần thục; Charlie
đứng cạnh chị, lùn hơn mười phân và đứng cách phía sau hai
bước, cố gắng học theo nhưng chẳng thể nào thành. “Giờ
người ta chỉ nói về vụ đấy. Chẳng ai biết đây là trò lừa hay
âm mưu hay người ngoài hành tinh hay cái quái gì nữa. Bức
thông điệp mới nói gì đó?”

“Em vẫn chưa nghe. Xem chừng nghe khó lắm.” Liếc
nhìn điện thoại: file tải về gần xong rồi.

“Nhưng thế là tín hiệu tốt đấy chứ, đúng không?” Cath
hỏi. “Ít nhất em cũng biết là họ còn sống.”

“Còn hơn là im lặng,” Charlie nói.

Cath mở lời định nói gì đó, đổi ý, và rồi ra dấu về phía


ngôi nhà quanh họ. Nhẫn cưới của chị lấp loáng dưới một
luồng nắng. “Chị bắt đầu từ trong bếp. Chị định làm tiếp

16
ở đây, nhưng chỗ này... Khoa bảo họ sẽ mang hết về trưng
trong bảo tàng, vậy nên chị nghĩ mình chỉ cần cho vào hộp.
Chỗ sách cũng tương tự.”

Phòng đầu nhà mẹ họ đặt vô số kệ sách, và nhồi cùng


chỗ sách báo, nhét trong mọi khoảng thừa, là các mẫu hoá
thạch. Chúng tràn ra lấp kín bàn nước và lò sưởi, lẫn vào
cả hộp giày trên sàn và trong các cái bát bên khung cửa sổ.
Những vỏ sò hình xoắn ốc và nan quạt, cá bị ép phẳng với
xương mỏng như mũi kim và dáng mây mảnh mai, một khối
stromatolite phẳng khổng lồ như đá cuội. Ốc anh vũ và bọ
ba thuỳ và sao biển nhìn như nhện và một nùi côn trùng ép
bẹp với nhau bị bóp nghẹt trong lớp đất cổ đại, bị nước và
thời gian gặm nhấm cho đến khi chẳng còn lại gì ngoài bóng
ma đất đá của lớp khung xương mình. Charlie nhớ lại những
cái tên như đang hồi tưởng bạn cấp một, những từ xưa
cũ lâu không dùng nhưng không hề quên lãng: Aspidella,
Spriggina, Cloudina.

Chẳng có gì hiếm hay quý giá cả, mẹ thường nói vậy


kèm một điệu cười ngượng ngùng. Chẳng có thứ gì mà bà lão
này tích lại sẽ khiến người ta cảm thấy ghen tức như thấy con
rồng ngồi trên đống vàng. Một số thứ được bôi màu trắng và
có chữ viết tay gọn ghẽ của mẹ; một số mẫu có tên, địa điểm,
ngày tháng, hoặc chỉ có chữ và số. Đâu đó trong phòng, có
lẽ là bên dưới chồng ghi chép ngoài thực địa nghiêng ngả
trên bàn, hẳn sẽ có một cuốn danh mục. Nhiều mẫu không
có nhãn mác gì hết. Đây vốn trước nay là lãnh địa của mẹ:

17
lịch sử dưới hình hài một mớ hỗn độn những mô mềm hoá
đá, những khoảnh khắc tiến hoá vô tình được bảo tồn đến
vô tận, những cái tên và địa điểm và thời kỳ thỉnh thoảng
mới được nhắc tới, thường bị lãng quên trong những góc
bụi bặm hơn là được tưởng nhớ nơi công cộng.

Căn phòng ngổn ngang khiến Charlie ngứa tay. Cath


tặng cô một cái nhìn thương hại và một cái hộp các tông.

“Em lo phòng ngủ,” chị nói. “Toàn bộ chỗ quần áo sẽ


tặng cho Goodwill, trừ khi em thấy bộ nào mình thích.”

Charlie liếc vào trong phòng ngủ cho khách khi bước
ngang qua. Túi ngủ của Cath đang để mở trên giường, váy
tang chị treo trên cửa tủ. Cô không biết Cath ở lại đây. Cô
không nghĩ đến việc hỏi.

Trong phòng mẹ Charlie cầm điện thoại ngồi bên mép


giường. Cô mở file ghi âm ra. Đợt âm thanh mới đầu bùng
lên to đến mức khiến cô giật nảy người, hạ âm thanh xuống,
tạm ngưng bật. Ngoài hành lang không có tiếng chân, không
dấu hiệu gì cho thấy Cath đã nghe được. Tim cô đập thình
thịch. Charlie chưa từng thấy giây phút ý nghĩa đến thế nào
cho đến khi chúng trở thành thang đo mức cân bằng mong
manh giữa hi vọng và tuyệt vọng duy nhất của cô. Cô lại
bấm bật.

Bức thông điệp mở ra với một tiếng ngâm trầm kéo dài
năm giây.
18
Brian đấy, Charlie nghĩ thầm. Họng cô rát đi. Đúng
anh ta rồi.

Tiếng hừm trầm ấy là phiên bản dài hơi của thứ âm


thanh Brian Harris luôn phát ra mỗi lần anh ta hắng giọng
trước khi phát biểu. Tại vô số cuộc họp báo trước khi phóng
tàu, ở đầu mọi bức thông điệp anh ta gửi về Trái Đất, anh
ta luôn phát ra cùng cái âm thanh đó. Một tay làm PR xét
nét đã từng than phiền về việc này, bảo là, “Bảo anh ta thôi
làm thế đi được không? Nó khiến anh ta nghe chừng ù lì.”
Tay trai trẻ đeo kính gọng sừng đó làm mặt khó chịu, và mọi
người trao đổi những cái nhìn đầy ngụ ý khắp xung quanh
phòng, cho đến khi cuối cùng có người — Charlie không
nhớ ai — nói, “Đó là một phi hành gia NASA được đi Sao
Hoả. Hắn thiên tài bỏ mẹ. Hắn muốn nói kiểu quái gì chả
được.” Tiếng cười rộ lên, cánh khoa học thì cười thật, tay
làm PR thì cười rặn, và chủ đề đó bị cho qua.

Theo sau tiếng hừm mở lời là sáu giây im lặng. Charlie


lại tăng âm lượng lên. Cô nghe thấy thấp thoáng tiếng rì rầm
nhiều khả năng là tiếng người nói chuyện ngoài tầm nghe
được, hoặc có thể đó là tiếng máy móc, hoặc chẳng là gì hết.
Loa điện thoại cô vô dụng. Mọi thứ hữu dụng đều đã bị lọc
khỏi file. Cô cần dữ liệu. Cô cần trang thiết bị của mình. Cô
cần phải ở cơ quan.

Thế rồi giọng Brian lại xuất hiện, nhưng lời anh ta bị
bóp méo, không hểu nổi, lên xuống như nhịp ca từ. Có một
liếng léo nhéo có thể hoặc là người nào đó hoặc mọi người.
19
Một tiếng rung rung có thể là thời gian hoặc an lành. Charlie
chuyển tay cầm điện thoại, áp sát hơn vào tai.

Thêm một âm thì thầm đằng sau đó, chậm nửa nhịp.
Ngược âm thiết bị. Một vọng âm.

Không. Đây là giọng đàn bà.

Charlie nhắm mắt lại. Như thể giấy nhám đang cạ giác
mạc cô.

Intrepid rời Trái Đất tám tháng trước. Một khoảnh rất
nhỏ so với đời người, chưa đầy cái nháy mắt so với lịch sử
của nhân loại, hoàn toàn không nghĩa lý gì so với cuộc đời
vô ngần của vũ trụ. Nhưng từng đó là đủ để giọng nói trên
radio thay thế ký ức về tiếng thì thầm bên tai, để hình ảnh
gương mặt bên trong khung máy quay trở nên thân thuộc
hơn nụ cười trong nắng ban mai. Để ký ức về tay nắm chặt
tay, tóc mềm cù lên vai trần, cơ thể ấm ám cuộn vào nhau, cái
im lặng thân tình dưới bầu trời đêm nhạt đi, nhạt đi, nhạt đi.

Lisa đã nói, “Chúng ta sẽ lo việc hai đứa mình sau khi


em về.” Và Charlie đã đồng ý, và họ cùng cười, cùng phác ra
rằng tình cảm của Charlie chậm chạp ngang với đất đá ra sao,
phải qua bao kỷ nguyên và thời đại cô mới hiểu mình đang
cảm thấy thế nào. Không gian và thời gian co lại với một nụ
hôn, dãn ra với một câu chào, và hai năm cùng một trăm
triệu dặm đáng ra phải đủ.

20
Bức thông điệp kết thúc. Bốn mươi bảy giây. Một mẩu
thông điệp quá nhỏ, và quá đơn độc, băng qua chân không
về Trái Đất. Những tiếng ồn méo xẹo này chẳng có nghĩa
lý gì hơn bốn giây hồi trước. Mấy ngày vừa qua, những lúc
Charlie để tâm trí được vơ vẩn, khi sự kiệt quệ đưa đẩy cô từ
tỉnh trí sang mơ tưởng, cô thấy mình hình dung về một thứ
nằm ở khoảng giữa Trái Đất và Sao Hoả — thứ gì đó, một
bức màn rộng vô biên và đen ngòm, gợn nếp trong gió mặt
trời, không quan sát được, không cảm nhận được, chỉ được
phát hiện nhờ những biến dạng nó gây ra, nhờ những bước
sóng nó nuốt chửng và những mảnh vỡ tàn nhẫn như trêu
ngươi nó cho băng qua.

Cô hạ điện thoại xuống. Ngón cái cô bấm bật lần nữa,


và cô để mấy giây hừm trầm mặc trôi qua rồi mới tắt. Có
nghe thêm cả tá lần nữa cô cũng không thể nghe ra điều gì
đội của cô ở Trung tâm Kiểm soát Nhiệm vụ chưa phát hiện
và phân tích. Ở đây, với bốn bức tường của phòng ngủ mẹ
cô o ép xung quanh cô, hít thở cái nhịp im lặng của ngôi nhà
bị bỏ không suốt mấy tháng, cô chẳng thể làm gì. Trên cái
bàn cạnh giường có mấy cuốn sách và một bên chân giường
bị cái áo len che mất, như thể mẹ cô vừa mới đi ra ngoài mới
đây thôi, nhưng kỳ thực bà đã vào viện kể từ tháng một.

Charlie sải bước ra tủ để lấy quần áo xuống khỏi móc.


Mỗi một món đồ lại đưa vào không trung một mùi hương
quen thuộc, nó nhảy múa, và rồi phai đi: hương thư viện
trường ngột ngạt trong những chiếc áo len thủng tay áo,

21
hương cây thông và lửa trại trong những chiếc khăn sặc sỡ,
hương phân bón và đất vườn trong những chiếc quần bò
dãn eo mềm. Vốn dĩ không phải người hay để ý chăm chút
nhà cửa, sau khi nghỉ hưu mẹ còn lơ là hơn; đống quần áo
bẩn trở nên to hơn, núi bát đĩa mọc cao hơn. Cath sống cách
chỗ mẹ chỉ một tiếng lái xe, trong khi Charlie thì cách cả nửa
lục địa, và cứ mỗi tuần một lần chị lại lái đến để bực dọc và
quở trách mẹ, dụ mẹ ra khỏi nhà đi ăn sáng muộn, kiểm tra
thuốc men cho mẹ, đi chợ mua tạp phẩm.

“Chị con nghĩ mẹ sắp thành người chuyên tha lôi tàng
trữ đồ và bị mớ đồ của mình chôn sống,” Một chiều thu
nọ mẹ vui vẻ nói. Cả sáng bà trồng hoa và gọi Charlie hỏi
xem xuân đến cô thích hoa gì. Tất nhiên là thuỷ tiên, nghệ,
lục bình, và tulip rồi, mặc dù năm ngoái cô đã nhận được
quá nhiều tulip và gần như không thể chịu đựng được cái
dáng cứng cáp ngạo mạn cũng cái mồm hơ hớ của chúng
nữa. “Nhưng chúi đầu vào quần áo và lau dọn và những việc
nhàm chán đó chẳng có vẻ gì là quan trọng nữa. Mẹ muốn ra
ngoài nắng hơn. Việc nhà để sau cũng được.”

“Chị ấy lo cho mẹ mà,” Charlie đáp. Hôm đó cô đi làm


thứ bảy, và cô đang tập trung vào tàu Intrepid. Đây là lúc
trước khi họ mất liên lạc, khi nhiệm vụ Sao Hoả hãy còn là
một chuỗi những thành công vô tiền khoáng hậu.

“Cứ tưởng một bà lão đi làm vườn sẽ chẳng khiến ai


phải lo lắng nữa, nhưng chị con như vậy đó,” mẹ nói. “Buồn
cười thật đấy nhỉ? Mẹ dành cả đời đào lên những thứ đã
22
chết, nhưng giờ mẹ chỉ muốn xung quanh toàn những thứ
còn sống. Con à, mẹ chưa bao giờ thực sự hiểu tại sao con lại
bị ám ảnh với những thứ ngoài kia đến vậy.” Mẹ luôn gọi
vũ trụ là ngoài kia. “Nhất là khi ở đây vẫn còn biết bao vấn
đề. Nhưng rồi mẹ tự nhủ rằng những nơi lạnh lẽo, chết chóc
ngoài kia sẽ không còn lạnh lẽo, chết chóc nữa sau khi con đã
cho người của con lên đó.”

Và Charlie nói, “Nghĩ kiểu đó cũng được. Mẹ à, con


phải đi đây.”

Cô dành nửa cuộc đời bảo mẹ rằng cô phải đi: quay


lại trường, quay lại làm việc, quay lại Houston, quay lại với
những con người và dự án đang cần cô. Mẹ cô cứ trêu cô làm
việc quá nhiều. Cô chưa một lần phản đối.

Khi quần áo đã được cất đi, Charlie nhón chân kéo các
thứ hộp ra khỏi giá. Nhồi giữa mớ giày cũ đế đã mòn vẹt,
giấy tờ thuê nhà từ hai mươi năm trước, khoá luận sinh viên
trong những miếng kẹp mong manh, những thứ rác rến tích
tụ sau cả một đời người, cô tìm thấy ảnh bố mẹ mẹ được
đóng khung. Bà mặc váy vàng, ông mặc vét, đứng trước
một lan can quấn hoa với cốc rượu trong tay, hoàng hôn đại
dương xanh sẫm phía sau lưng.

Charlie gần như chẳng nhớ gì về ông bà. Cô có chút ý


niệm về những cái ôm sực mùi nước hoa, những buổi chiều
nắng vỡ đầu trên bãi biển, những cái bánh mỳ kẹp với quá
nhiều mayonnaise, và ngồi phòng khác nghe ông bà trách
23
móc mẹ tội ít khi về thăm, tội không lấy chồng, tội coi hai
đứa con gái như bạn bè, không phải con mình, tội lôi chúng
đi khắp thế giới như dân du mục.

Họ mất trong một vụ tai nạn giao thông vào hè năm


Charlie lên chín, Cath mười một. Tại nhà tang lễ, một cô
Charlie không quen đã dúi tấm ảnh đó vào tay và bảo, “Cầm
đi. Giờ có thể cháu không để tâm, nhưng rồi sẽ có ngày cháu
muốn nhớ về họ.” Đây là lần đầu tiên Charlie được biết hình
ảnh mẹ mình trong mắt những người họ hàng bà bỏ lại phía
sau là như thế nào.

Sau đó, sau khi tang lễ và chôn cất tiến hành xong, họ ra
bãi biển, mẹ và Charlie và Cath. Charlie đã tháo đôi giày mới
toanh và cặp tất vành hoa để chạy chân trần ra mép nước.
Một đợt sóng khiến cô bị bất ngờ và thấm ướt gấu váy cô. Cô
bước trên cát, vắt váy, về nơi mẹ đang đứng trông với một
mớ vỏ sò trong tay.

“Con muốn về nhà,” Charlie nói. Mũi cô bị cháy nắng,


tóc cô sờ vào nóng rực.

“Chưa được,” mẹ nói. “Chúng ta sẽ đến Avalon.”

Đã nhiều năm rồi Charlie không nhớ về mùa hè ấy,


nhưng mùi muối mặn của biển giờ đang trở lại. Cô nhớ mẹ
đã ném ảnh bố mẹ mình vào ghế sau, để nó trượt xuống sàn
chỗ giữa mấy cái túi ngủ và ba lô. Mẹ đã lên kế hoạch lái
thẳng đến Newfoundland trước khi họ rời nhà. Mẹ luôn
24
lên sẵn kế hoạch cho một chuyến đi nữa, một chuyến thám
hiểm nữa, một chuyến đào thoát nữa. Cái sự im lặng mong
manh của mẹ không hề dịu đi chút nào cho đến khi họ đã
lên phương Bắc, qua biên giới, lại tiếp tục lên phương Bắc
suốt một ngày và một đêm dài. Cuối cùng họ cũng đến được
Mistaken Point trước khi bình minh. Cath ở lại trong xe
trong khi Charlie lê chân bám theo mẹ trên những phiến đá
xám dưới bầu trời hoàng hôn lồng lộng, run lẩy bẩy vì bị gió
biển vụt.

Cô buông bức ảnh và cầm điện thoại lên.

Tiếng ngâm, im lặng, những câu từ không phải câu từ.


Giờ cô không còn nghi ngờ gì nữa: giọng Brian nói chính,
tiếng Lisa vang lên trong nền.

Cô bật lại lần ba. Họ nghe chừng không phải đang cảnh
giác hay hoảng loạn, nhưng như vậy vừa giúp an lòng mà
cũng lại gây khó chịu. Nếu là lời kêu cứu thì cô đã biết thêm
điều gì đó mới mẻ.

Lần bốn. Cô lại nghe thấy thứ tiếng hoặc là của tất cả
mọi người, hoặc phát ra từ mọi thứ. Lại xuất hiện cái âm
thanh tiếp theo thiếu chút nữa là nghe được rõ thế rồi lại
chuyển sang mấy lời nhăng cuội trầm bổng như khúc hát trẻ
con chạy trên một máy biến giọng. Có khi nó là bài hát thật.
Rivers lúc nào cũng hát, ông ta nổi tiếng suốt ngày hát hò,
mọi người ai cũng nghĩ ông sẽ hát, và khi về nhà Lisa sẽ rất
vui mừng khi được nghe ông ta…
25
Một mớ lộn xộn bát nháo xâm chiếm đầu óc Charlie,
khiến dòng suy nghĩ ấy ngưng rầm lại như vừa gặp tai nạn.

Cô bật lại bức thông điệp trước khi nó chạy hết.

Cô đang để sự quan tâm của Sandeep và cái ngớ ngẩn


của Hatt làm ảnh hưởng mình. Nghe còn chẳng giống Rivers.
Hiện đang ở bên gia đình tại Atlanta. Cô bật nghe hết bức
thông điệp và thấy nhớ Lisa đến mức nó như thành một vật
thể hữu hình, một sợi dây leo đầy gai và ngạnh, siết chặt lại.

Ngón cái cô lơ lửng trên màn hình để chuẩn bị bật lại


lần nữa, nhưng tiếng chân bước ngoài hành lang khiến cô
dừng lại.

Cath xuất hiện bên cửa. “Chị đang pha cà phê. Uống
không em?”

Phải mất một lúc câu chữ mới xuyên qua được những
vọng âm lấp loáng của thông điệp truyền từ Intrepid. “Vâng.
Tất nhiên rồi.”

“Em không sao chứ?”

Charlie lấy mu bàn tay quệt miệng. “Em không sao.”

Cath nhìn cô có vẻ không tin, nhưng chỉ hỏi là, “Toàn


bộ chỗ đồ tạp nham này từ trong tủ mà ra à?”

26
“Có nhiều thứ bị nhồi trong đó lắm.” Charlie đưa ảnh
cho chị. “Nhớ cái này không?”

“Ê, ông hồi còn tóc kìa.”

Ký ức sống động nhất của Charlie về ông là hình ảnh


cái xác nhợt nhạt như sáp trong chiếc quan tài lót lụa xanh,
nhưng Cath đang ngắm bức hình với một nụ cười trìu mến,
và khi những từ chị nói vang vọng trong không gian giữa hai
người Charlie nhớ ra: Alice. Người phụ nữ đưa ảnh cho mẹ
tên là Alice, và bà ấy là bạn thân của bà từ hồi còn bé, bà đã
một lần đưa Charlie và Cath đến thuỷ cung ở Baltimore khi
họ còn nhỏ. Charlie không hiểu sao mình lại có thể quên
được. Họ cùng ngắm sứa một hồi lâu, im lặng đứng trong
căn phòng tối trong lúc đám sinh vật lượn lờ giữa cái xanh
hiền hoà.

“Chị nhớ lúc sau đám tang không?” Charlie hỏi.

Cath hướng mắt nhìn lên. “Phải lúc mẹ lôi chúng ta lên
Canada và suốt chuyến đi cứ giãi bày với chúng ta về mấy
thứ lá lược bà mê tít không?”

“Đúng rồi. Cùng chuyến đó.”

Charlie không nhớ mẹ nói nhiều đến vậy trong lúc lái
xe, chỉ có những tiếng đồng hồ im lặng căng thẳng dài đằng
đẵng. Cô nhớ Cath nói, “Trời ơi, mẹ ơi là mẹ, con không
quan tâm,” khi họ đến nơi, đeo tai nghe vào và dứt khoát

27
không chịu xuống xe. Cô nhớ mẹ nắm tay cô và dẫn cô ra
bờ biển trong buối sáng rực rỡ rét mướt, bệnh nghề nghiệp
của mẹ trỗi dậy: nửa tỉ năm trước, thức sống phức tạp cổ xưa
nhất Trái Đất, trước thuở hồng hoang, trước đó, trước đó.
Ký ức những lời mẹ nói hoà vào với giai điệu bức thông điệp
của con tàu.

Cô nhìn xuống, phần nào tưởng nó đang bật, nhưng


điện thoại cô im bặt.

“Từ tàu Intrepid đấy à?” Cath hỏi. “Chị nghe


được không?”

Charlie bấm tắt màn hình, cảm thấy như vừa bị bắt quả
tang mải nghịch trong khi việc nhà chưa xong. “Sau sẽ được
công bố công khai mà.”

“Thế thì bật cho chị nghe. Họ nói gì vậy?” Cath quay
luôn lưng lại, không buồn đợi câu trả lời. “Đi nào. Cà phê cái
đã, rồi kể chị nghe sau.”

Charlie chỉ thoáng lưỡng lự trước khi theo chị vào bếp.
Cô ngồi vào bàn trong khi Cath lôi cốc từ một cái hộp đang
gói dở ra.

“Họ nói gì nào?” Cath hỏi.

“Bọn em chưa chắc. Khó nghe rõ được điều gì lắm.”

28
“Giờ thì chắc chắn chị phải nghe rồi. Chị giỏi đoán mấy
câu nhăng cuội lắm. Tập nhiều rồi mà.”

“Nó nghe nhăng cuội vì nó được gửi qua khoảng không


dài năm mươi triệu dặm bằng thứ thiết bị đã bị hỏng, không
phải bởi vì nó là bài thơ tình viết bằng tiếng Ba Lan cổ được
mã hoá. Đâu phải chuyên môn của chị.”

Cath lặng đi, tay đặt trên vòi nước, và Charlie hồi ngay
lời vừa nói. Cô không cố ý móc mỉa. Một phản xạ xấu tính,
cùng thứ bản năng thiếu suy nghĩ đã khiến đôi bên chăng dây
kẽm gai chia cắt nhau suốt bao năm nay. Ba năm trước cô đã
nói Cath từ bỏ hết các giấc mơ của mình vì một gã đàn ông
lăng nhăng, và Cath nói Charlie không bao giờ chịu hi sinh
thứ gì cho ai hết. Đáng ra đã chẳng nên chuyện, nếu là hôm
khác thì đã không nên chuyện, nhưng hôm đó mọi bất đồng
và lựa chọn dồn ứ suốt bao năm bùng nổ thành một trận cãi
vã, và sau khi kết thúc, trận cãi vã ấy tiếp tục lặng lẽ kéo dài và
trở thành một khuôn mẫu căng thẳng, khoảng cách giữa hai
người trở thành một bãi đầy cạm bẫy và hầm hố mà cả hai
quyết định tránh ra xa chứ không tìm cách vượt qua. Đúng
là Cath đã bỏ cao học để lấy chồng, khăng khăng khẳng định
rằng đây thực sự là nguyện vọng của chị. Chị không thích cái
nhận xét của Charlie rằng những gì Cath muốn luôn giống
y xì đúc những gì Walter muốn đầu tiên, hệt như cảm nhận
của chị về việc mẹ luôn đùa rằng nhà họ phải có ít nhất một
học giả nhân văn vô dụng chen vào giữa đám khoa học thì
âm dương mới cân bằng được. Charlie biết hết. Cô biết từ

29
khi họ mới bắt đầu đi tìm lẽ sống, và khi họ trải qua cái tuổi
hai mươi và ba mươi, khi Cath kết hôn và Charlie chủ yếu
sống một mình, khi những lựa chọn thời niên thiếu của họ
dần được chấp nhận hoặc trở thành nỗi hối tiếc, tương lai
chuyển thành lê thói. Cô biết khi Cath kể với cô vụ bồ bịch
mới nhất của Walter ba năm trước. Cô vẫn cứ trêu Cath.

Nhưng lần này, Cath để kệ không nói gì cả. Chị đặt cốc
lên bàn; chị đã tháo nhẫn cưới ra.

“Có thể,” chị nói, “nhưng chị vẫn cứ muốn nghe.”

Charlie bật đoạn ghi âm. Cô căng cứng người khi nghe
đoạn tiếng nhẽo đầu tiên, nghiến răng trong những giây im
lặng theo sau. Cath mở miệng, nhưng Charlie ra dấu cho chị
im lặng. Đoạn hội thoại không lời lại bắt đầu, âm trầm âm
bổng, một nhịp điệu đong đưa. Giọng Brian, giọng Lisa. Cô
bắt đầu thấy chắc dạ rằng Brian đang bảo, “Mọi thứ đều ổn.”
Sau khi đoạn thông điệp thô được xử lý thì sẽ rõ ngay thôi.

Khi đoạn ghi âm hết, mặt Cath thoáng thay đổi, hơi
sầm đi chứ không phải giật mình. “Thật... lạ quá. Bật lại
được không?”

Charlie nghe lời.

“Họ định công bố cái này thật à?” Cath hỏi. Chị kéo
ghế ngồi đối diện Charlie.

30
“Không làm thì sẽ chẳng ai tin nó khó hiểu đến thế
nào,” Charlie chỉ ra. “Chị biết thiên hạ ra sao mà. Họ sẽ nói
bọn em… ”

“Nghe như thể họ đang nói, ‘Mọi người đang sắp


chết.’ ”

“Hả?” Charlie quắc mắt nhìn chị. “Họ có nói thế đâu.”

“Nghe giống thế.”

“Không phải. Anh ta nói là họ ổn. ‘Mọi thứ đều ổn.’


Chị phải nghe cho kĩ.”

“Chị đang nghe kĩ đây. Bật lại đi,” Cath nói.

“Em nghe năm lần rồi. Em biết họ nói gì.”

“Thế thì cho chị nghe thêm lần nữa.”

Charlie lắc đầu. “Không. Ở đây chất lượng âm thanh


vừa tồi mà lại còn bật trên loa lởm nữa. Nếu ở phòng thí
nghiệm thì em có thể… em có thể…”

Cô nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại và cái bàn đầy
vết xước bên dưới. Suốt mấy giây cô chẳng nghe thấy gì goài
tiếng lục bục của ấm cà phê và tiếng vòi nước trong bếp nhỏ
giọt. Nó nhỏ giọt lâu năm rồi. Mẹ lúc nào cũng nói rồi sẽ sửa.

31
“Bọn em sẽ chỉnh lại cho dễ nghe hơn,” Charlie nói,
giọng khàn khàn. “Chị không thể đưa kết luận từ đây được.”

Giọng Brian, giọng Lisa. Kết luận đã móc gai hẳn vào
cổ họng cô.

“Ok,” Cath nói.

“Mình quay lại dọn đi.”

“Charlie.”

“Phòng ngủ sắp xong rồi. Em có thể…”

“Chị biết em muốn được ra đó. Chị không trách em


đâu.” Cath vươn sang phía bên kia bàn, lưỡng lự trước khi
chạm vào mu tay Charlie. Charlie hơi giật nhưng không rút
tay đi. “Chị biết đây không chỉ là công việc của em. Họ là bạn
em nữa, đúng không? Chị có muốn cũng không hình dung
nổi em đang lo cho họ thế nào.”

Cath đứng dậy rót cà phê cho cả hai — đen đắng, khẩu
vị mẹ truyền lại. Một Charlie khác, một người em sẵn sàng
nhượng bộ với Cath, sẽ nói, “Không chỉ là bạn đâu.” Cô ta sẽ
nhắc đến tên Lisa và để Cath nghe thấy vẻ sợ hãi trong giọng
mình mà hỏi han. Một Charlie khác trong khoảng thời gian
ba năm vừa qua đã nói những từ cần nói rồi. Cô ta đã mở cửa
lòng luôn rồi.

32
“Mẹ sẽ muốn em ở đó,” Cath nói. “Mẹ lúc nào cũng
nói em đang thay đổi vận mệnh loài người. Phải có người
đứng ra làm, mẹ bảo, và mẹ biết người đó sẽ là em. Mẹ tập
cho mọi người liên tục bật thời sự cập nhật tin về nhiệm vụ.”

“Em không định,” Charlie mở lời, nhưng rồi cô ngưng


lại, không biết tiếp sau câu ấy là gì.

“Mẹ bảo, ‘Nghe tin về mấy nhà du hành của Charlie


đi. Xem hôm nay họ làm gì.’ Đám y tá nghe đến phát bệnh,
nhưng mẹ cứ khoe em không chán. Và khi tàu mất liên lạc...
” Cath nhìn xuống bàn, mắt mơ màng. “Mẹ nói vậy để giải
thích với mọi người tại sao em ít khi đến thăm. Mẹ không
muốn chị bảo em đến thăm.”

“Đằng nào thì em cũng sẽ bảo là em bận thôi,” Charlie


nói. Cảm giác tội lỗi khiến cô thấy loá mắt cay xè, như nhìn
ánh nắng hắt vào mặt gương.

“Em nên xem thử xem có đặt vé bay chuyến nào sớm
được không. Họ cần em mà, đúng không?” Cath cầm ly
cà phê ra dấu về phía cửa sổ, như thể mọi thứ thời gian và
không gian đều đang chờ ngay hàng cây ngoài kia. “Đây là
chuyện quan trọng. Chị hiểu mà.”

Giọng Cath đều đều, nhưng Charlie vẫn cảm thấy chị
đang dò hỏi mình, tìm chỗ da thịt mềm ẩn bên dưới. Bất
chợt, như tia nắng chiếu qua lăng kính, cô nhớ mẹ đã từng
nói, “Tang lễ không phục vụ người đã khuất, con ạ. Chúng
33
phục vụ người còn sống.” Hóa thạch, ánh sao, những kỷ vật
của quá khứ đã khuất lan đến hiện tại, cũng tương tự.

“Họ có thể tự xoay sở trong mấy tiếng nữa,” Charlie nói.

“Nhưng họ cần em. Đi đi. Ở đây chị lo được. Đằng nào


tí nữa Jeff cũng đến giúp mà.”

“Jeff? Jeff nào?” Charlie hỏi, cảm thấy khó hiểu.

“Em gặp anh ấy ở đám tang hôm qua mà, nhớ không?
Sau khi kì kèo chị về anh ta suốt mấy tháng trời.”

Cath đi dự đám tang một mình. Đầu ngửng cao, bộ


váy đen và chuỗi ngọc trai khiến chị trông giống hệt mẹ, và
chỉ có một mình. Không ai ở bên chị cả. Charlie bặm môi,
nuốt ngược lại một làn axít vừa trào lên. Cath không đeo
nhẫn cưới. Họ chưa từng nói chuyện với nhau về vấn đề gì
thân sâu như bạn bè hay người yêu suốt ba năm nay, nhưng
không thể nào có chuyện cô lại không hay biết gì về một vụ ly
thân hoặc ly dị. Không thể nào có chuyện cô lại không thấy
một người đứng ngay cạnh chị mình tại đám tang của mẹ.

“Em nói chuyện với anh ấy những hai mươi phút đó?”
Cath nói tiếp, giọng hơi cao lên ra chừng không chắc. “Và
sau đó em bảo chị là em thấy ổn ấy? Bởi vì anh ấy không chơi
trò đoán thuyết âm mưu với em, anh ấy chỉ nói sau chừng
đấy lâu mà được nghe tin từ tàu Intrepid hẳn…”

34
“Còn hơn là im lặng,” Charlie nói.

Cath nở nụ cười yếu ớt, nhẹ nhõm. “Ừ. Chắc chị chưa
từng nói với em chuyện bọn chị là nghiêm túc, nhưng chị
nghĩ bản thân chị cũng không thực sự biết rõ, phải đến khi…
đó. Anh ấy đến. Anh ấy ở lại. Anh ấy sẽ đến giúp, và đó là
hành động tên khốn chúng ta không bao giờ nhắc đến nữa
sẽ không bao giờ thực hiện.”

Ba năm trước, trước khi cuộc trò chuyện của họ trở


thành cuộc cãi vã, khi giọng Cath vẫn còn ngấm vẻ đau
thương và Charlie vẫn chưa buông những lời về sau cô sẽ hối
tiếc, cô đã từng hỏi, “Chị có định bỏ anh ta không?” Cath
lưỡng lự — cái im lặng đôi bên cùng hiểu vang vọng giữa hai
người bọn họ — và Charlie đã nín thở, nghĩ thầm rằng, nói
có đi, và cuối cùng cũng đến nước này, và làm ơn đi, hi vọng
hình thành như một mệnh lệnh không thốt thành lời, đợi
chờ giây phút Cath trả lời có hoặc không.

“Ừ. Ừ. Thế… hay đó. Thế.” Charlie uống hết chỗ cà


phê và đẩy ghế lùi lại. “Em sẽ dọn cho xong phòng ngủ. Em
có thể… em sẽ dọn phòng trước khi đi.”

Cô lại bước vào hành lang. Cửa phòng ngủ cho khách
vẫn để mở, nhưng không thấy bóng dáng túi ngủ hay váy
tang của Cath đâu nữa. Giường đã được dọn hết chăn nệm,
tủ đã được dọn trống. Charlie hít mấy hơi thật chậm. Bụi
nhảy múa trong ánh mặt trời. Áp lực tụ lại phía sau mắt cô,
một cơn đau âm ỉ nhắc cô nhớ rằng cả tuần nay cô ngủ nghê
35
ít thế nào. Cô không cần phải hỏi. Trước cô mới chỉ nhìn
lướt qua cửa. Đằng nào thì Cath cũng có lý do gì để ở lại
đây đâu.

Trong phòng mẹ cô lại bật bức thông điệp. Cô bỏ qua


phần ngâm nga và phần im lăng, và khi các giọng nói xuất
hiện — hai giọng, xoắn vào với nhau — cô nhắm mắt lại.
Nghĩ về Cath tại đám tang, váy đen, chuỗi ngọc trai, chỉ có
một mình. Phần không gian cạnh chị dao động, như nước
hồ bị thứ gì bên dưới quấy, và khi bức thông điệp đã nói hết,
cà giật chỗ chữ đều ổn, một người đàn ông xuất hiện nơi khi
trước là khoảng trống. Anh ta đứng đó từ đùa tới giờ. Cô
quên mất. Chỉ là do cô quên mất.

Với đôi tay run run Charlie lôi nốt chỗ đồ trong tủ vào
hộp các tông, dán băng dính lại và ghi mác ở thành bên, và
cô không lắng nghe bức thông điệp thêm lần nào nữa. Cô
vứt các chồng giấy tờ cũ vào túi rác, và cô thầm lên danh sách
những việc mình có thể làm khi quay lại Trung tâm Kiểm
soát Nhiệm vụ. Cô gấp ga giườvà chăn lại, và cô giữ điện
thoại trong túi. Cô xếp các thứ đồ tạp nham và sách vở vào
trong cái hộp có ảnh ông bà, và cô nhớ về bãi biển, về cũ vỗ
ướt át của con sóng lên chân mình. Cô quét nhà, và thông
điệp của tàu Intrepid lại cất giọng ca trong đầu.

Khi Charlie quay lại bếp, túi xách đeo trên vai và chìa
cầm sẵn trong tay, Cath đang nhìn qua cửa sổ bên trên bồn
rửa. Khắp xung quanh chị, tủ chạn đều mở tung và trống
rỗng. Không khí nồng mùi thuốc tẩy rửa.
36
“Chỗ đó tên gì nhỉ?” Cath hỏi mà không quay người
lại. “Ở Canada, chỗ mình đi sau đám tang ông bà ấy?”

“Mistaken Point,” Charlie nói. Vừa nói xong, cô cảm


thấy lưỡng lự. Đó là cái tên cô nhớ, nhưng tên địa danh thì
hơn gì thứ tạp âm được gán cho một nơi chốn, một lá cờ
phấp phới cắm trên một lục địa vĩnh cửu. Cô nhẹ nhàng bổ
sung, “Mẹ gọi nó là Avalon.”

“Phải rồi. Mẹ lôi chúng mình đi khắp bãi đá ấy hết cả


sáng. Hôm đó trời sầm sì lắm nhỉ? Suýt nữa thì mưa. Mình
không có đồ phù hợp. Mẹ phấn khích quá.”

Charlie không nhớ hôm đó Cath cùng họ đi ra bờ biển.


Cô nhớ chỉ có mình cô với mẹ, Cath ngồi dỗi trong xe. Cô
nhớ tia nắng lúc bình minh lên, một bầu trời hoàn hảo như
tranh vẽ khiến việc có khả năng nó không có thật làm cô sợ
hãi đến mức như thể đang rơi vào tuyệt vọng.

“Em phải đi đây,” cô nói.

“Em biết mẹ chưa từng giận em vì chúi đầu vào công


việc mà,” Cath nói. “Mẹ hiểu chứ. Mẹ thấy khoái vì em
giống mẹ.”

Trên đường ra cửa, Charlie dừng lại chạm vào mẫu hoá
thạch của con bọ ba thuỳ như cô luôn từng làm. Tay áp lên
đá, đầu ngón đặt vào đầu, bàn tay đặt vào thân , cổ tay đặt
vào cái đuôi dài tẽ đốt như quạt. Trong mẫu hoá thạch có hai

37
con vật, chồng lên nhau như đôi tay nắm chặt, cùng chết đã
năm trăm triệu năm. Chỉ cần lớp bùn dưới đáy biển nhích
thêm mấy phân, chúng nó vội vã chạy đi nhanh hơn mấy
giây, thế là chưa biết chừng chúng đã bị chôn một mình.

“Em mang về đi,” Cath nói. Chị đang nhìn từ cửa phòng
bếp. “Trước giờ em khoái mấy con đó lắm mà.”

Charlie gói miếng đá vào trong túi nylon trước khi chào
tam biệt.

Khi đã cách nhà một dặm và đang giảm tốc chỗ đường
cua thì một cơn run rẩy bắn dọc người cô, đột ngột như cơn
mưa mùa hạ. Tay cô bắt đầu run, nhịp thở cô gấp gáp. Cô
tấp vào bên lề đường cỏ mọc um tùm và hạ kín cửa sổ xuống,
hổn hển hít thở luồng khí ấm trong lành. Cô nhắm mắt lại.
Cẩn thận, dè chừng nút còi, cô tì đầu vào bánh lái. Vị cà phê
nhất nhá trên lưỡi.

Cô ngồi đó năm phút, mười phút, chân để trên thắng,


động cơ vẫn chạy. Từ cửa sổ cô nghe thấy tiếng chim, một
ngọn gió lay cây, một chiếc xe băng ngang qua. Nhũng âm
thanh êm dịu mẹ tìm kiếm sau bao thập kỷ dạy dỗ và họp
khoa và thám hiểm thực địa. Một người con gái khác sẽ
vui khi thấy mẹ tận hưởng sự bình an đó. Đây là cái sự yên
bình căn bản mẹ thèm được có sau cả một đời phiêu bạt, cái
sự chậm rãi bà chưa từng thú nhận mình cần, và bà chỉ có
mấy năm để tận hưởng. Một người con gái khác sẽ giúp mẹ
làm vường.
38
Charlie lấy điện thoại từ ghế sau. Cô mò túi tìm dây
cắm, cắm nó vào. Cô chỉnh cho file bật lặp đi lặp lại và bấm
bật. Một nùi âm thanh, một hơi yên lặng. Một giọng nói
cô hoặc nhận ra hoặc không. Một giọng nữa cô hoặc yêu
hoặc không. Bốn mươi bảy giây từ đầu đến cuối. Mọi người
đang sắp chết, mọi thứ đều ổn. Làn sương đã rút khỏi con
sông, mặt nước lấp lánh trong ánh mặt trời, rặng cây là bức
vẽ xanh đậm lốm đốm. Cô kiểm tra gương chiếu hậu, nhìn
cả hai phía, và lại ra đường. Bức thông điệp bật lại từ đầu. 

39
Kali Wallace
Kali Wallace là một nhà văn Mỹ chuyên viết SFF
(Sci Fi & Fantasy). Cô học chuyên về địa chất và vật
lý học, có bằng Tiến sĩ địa chất học.

Sau khi tham dự Hội thảo Nhà văn của Clarion


tại UCSD năm 2010, cô chuyển hẳn sang viết văn,
và đã có nhiều truyện ngắn được đăng trên các
tạp chí SFF danh tiếng như Clarkesworld, F&SF,
Asimov’s, Lightspeed, và Tor.com, chẳng hạn như
truyện ngắn “Bình minh tại Mistaken Point.”
HOÀ NHẬP
Aliette de Bodard
(Lã Bảo dịch)

M
ỖI SÁNG, BẠN KHÔNG CÒN CHẮC MÌNH
là ai nữa.

Bạn đứng trước gương — nó biến dạng và


rung rinh, chỉ phản chiếu những gì bạn muốn thấy — cặp
mắt sao có vẻ rộng quá, nước da sao có vẻ tái quá, một mùi
kì lạ, xa xăm phảng phất phát ra từ hệ thống môi trường
khoang, thứ mùi không phải hương nhang hay mùi tỏi, mà
là thứ gì đó khác, một thứ khó tả bạn từng biết.

Bạn đã mặc đồ xong xuôi — không phải mặc lên người,


mà là mặc bên ngoài, nơi cần phải mặc, hình đại diện của ta
diện đồ xanh và đen và vàng, phong cách quần áo của người
đi nhiều, quan hệ rộng. Trong tích tắc, khi quay khỏi cái
gương, lớp kính nhấp nhoáng mất tiêu điểm; và một người
phụ nữ mặc váy lụa tẻ nhạt xuất hiện nhìn lại bạn: nhỏ con

41
hơn, mập mạp hơn và thấp kém hơn về mọi mặt — một
người lạ mặt, một kí ức xa vắng đã mất hết ý nghĩa.

Quý đang ở trên bến đáp, quan sát tàu thuyền cập
vào. Tất nhiên, cô có thể ngồi ở bất cứ nơi nào trong Trạm
Longevity và yêu cầu dữ liệu trong mạng lưới truyền vào bộ
định tuyến của mình — và xuất hiện trên tầm nhìn của cô sẽ
là một vũ điệu những con tàu chậm rãi tiến vào khoang chứa,
như cảnh sinh đẻ đảo ngược. Nhưng đứng trong phòng chờ
của cảng vũ trụ có cái nét gì đó — một cảm giác gần gũi cô
không thể tái trải nghiệm khi đứng trong Vườn Chép Vàng
hoặc Đền Rồng Xanh. Bởi vì ở đây — ở đây, cách các khoang
chứa chỉ mấy tấm kim loại, cô có thể cảm thấy mình đang
đứng chênh vênh bờ bờ chân không, chìm trong cái lạnh
và không có cả không khí lẫn ôxi để hít vào. Cô gần như
tưởng tượng được mình không còn bị níu kéo, cuối cùng
cũng được về với ngọn nguồn vạn vật.

Ngày nay, hầu hết tàu bè đều thuộc Galactic — những


tưởng các cựu chủ nhân của Longevity sẽ lấy làm khó chịu
bởi trạm đã trở thành lãnh thổ độc lập, nhưng sau khi chiến
tranh kết thúc thì Longevity lại là một nguồn lợi khá bẫm.
Tàu bè đến; và dều đặn tuôn ra hàng tràng nhữ du khách —
mắt họ quá tròn và quá thẳng, hàm họ quá vuông; mặt họ
mang sắc hồng hồng không tự nhiên, như thịt chưa đủ chín
bị bỏ ra ngoài nắng quá lâu. Họ đi lại với vẻ tự tin dễ dàng
của những người mang thiết bị hoà nhập: dừng lại tầm một
42
giây để trầm trồ trước những mẩu thông tin nổi bật máy gợi
ý rồi lại tiếp tục ra ga đưa đón, và họ dùng thứ tiếng Rồng
chuẩn sách giáo khoa để mặc cả tiền xe chở đến khách sạn đã
được giới thiệu — một bản ba lê quen thuộc đến phát bệnh
Quý đã xem gần như cả đời, hàng đoàn những người ngoại
quốc đáp xuống trạm như một đại dịch rết hoặc đỉa.

Dẫu vậy, Quý vẫn nhìn ngắm. Họ gợi cô nhớ đến


thời cô sống trên Prime, thời đi học ngổ ngáo với biết bao
quán bar cuồng nhiệt và những buổi cuối tuần hoang dại,
và những lúc ôn bài phút chót để kiểm tra, giai đoạn vô lo
vô nghĩ đời cô sẽ không bao giờ có lại. Cô vừa ao ước có lại
được những ngày đó, và vừa chán ghét bản thân vì đã thiếu
bản lĩnh. Quá trình học tại Prime đáng ra phải trở thành con
đường đưa cô đến với tầng lớp thượng lưu của xã hội trên
trạm, nhưng lại chỉ tạo cho cô cảm giác xa cách gia đình; nỗi
cô đơn ngày một lớn, và cái cảm giác bất mãn, vô định cô
không biết tả thế nào.

Chưa biết chừng cô sẽ đứng lì ở đó cả ngày nếu một


thông báo không nhấp nháy xuất hiện, do bộ định tuyến
hiển thị chồng lên bên mép tầm nhìn của cô. Tin nhắn từ
Chú Hai.

“Cháu ơi.” Mặt chú tái nhợt và trông mệt mỏi, gạch
dưới mắt chú là những quầng đen, như thể chú bị đói ngủ.
Chắc đúng thế thật — lần chót Quý gặp chú, chú còn mải
bận với Tâm, em của Quý, loay hoay tìm cách giao đơn đặt
hàng phục vụ một đám cưới — năm trăm quả bí đao, và
43
sáu thùng nước mắm thượng hạng nhất Trạm Prosper. “Về
quán đi.”

“Cháu đang hôm nghỉ mà,” Quý nói; giọng nghe gắt
gỏng và trẻ con hơn cô dự kiến.

Mặt Chú Hai vặn méo lại, có lẽ là nở nụ cười, mặc dù


chú hơi bị thiếu óc khôi hài. Vết sẹo chú lãnh từ Cuộc Chiến
Tranh Giành Độc Lập nhá trắng trên cái nền nhẽo — giật
giật tới lui, như thể chú vẫn còn đau chỗ đó. “Chú biết,
nhưng chú cần cháu. Mình có khách quan trọng.”

“Khách Galactic,” Quý nói. Chỉ thế chú mới gọi cô,
không phải mấy đứa em hay anh em họ. Bởi vì nhà chú chẳng
hiểu sao nghĩ vì đã đi học trên Prime nên cô nắm rõ nếp nghĩ
của dân cư Galactic — được vậy là hữu dụng rồi, dù rằng đó
không phải thứ thành công họ đã hi vọng cô sẽ đạt được.

“Ừ. Nhân vật quyền thế đấy, chủ tịch công ty thương
buôn địa phương.” Chú Hai không dịch chuyển khỏi tầm
nhìn của cô. Quý nhìn thấy tàu bè bay xuyên qua mặt chú,
chậm rãi gióng mình vào trước khoang, cái lỗ trước mặt
chúng nở rộng như bông phong lan. Và cô hiểu rõ quán của
bà như lòng bàn tay; dù gì cô cũng là chị gái Tâm mà; và cô
đã xem sổ sách, đã thấy dòng khách của họ đang chầm chậm
đi xuống vì khách hàng hạng sang chuyển sang những nơi tử
tế hơn trên trạm; đã chứng kiến dòng lũ khách du lịch giá rẻ,
không muốn dành thời gian thưởng thức những món đắt
tiền làm từ các nguyên liệu chất lượng nhất.
44
“Thôi được rồi,” cô nói. “Để cháu về.”

Trong bữa điểm tâm, bạn nhìn chỗ thức ăn bày biện
trên bàn: bánh mì và mứt và thứ nước có màu nào đó —
bạn thoáng ngơ người, trước khi thiết bị hoà nhập của mình
nhắc bạn nhớ rằng đó là cà phê, pha đen đậm, đúng kiểu bạn
hay uống.

Vâng. Cà phê.

Bạn nâng ly cà phê lên môi — thiết bị hoà nhập của bạn
nhẹ nhàng quân sư cho bạn thực hiện, nhắc bạn nhớ vị trí
cầm, cách nâng lên thế nào, làm sao để duyên dáng và thanh
lịch đủ đường, luôn là một hình mẫu hoàn hảo.

“Pha hơi đậm,” chồng bạn nói với vẻ hối lỗi. Anh ngắm
nhìn bạn từ đầu bên kia bàn, mặt mang nét biểu cảm bạn
không luận được — mà thế này lạ thật đấy nhỉ, bởi vì chẳng
phải đúng lý ra bạn sẽ biết không thiếu thứ gì về các biểu
cảm sao — chẳng phải thiết bị hoà nhập lưu hết mọi thông
tin văn hoá của Galactic trong cơ sở dữ liệu sao, chẳng phải
nó sẽ quân sư cho bạn sao? Nhưng nó im ắng một cách kì lạ,
và đây là điều làm bạn hãi sợ hơn tất thảy. Các thiết bị hoà
nhập không bao giờ hỏng.

“Mình đi chứ?” chồng bạn nói — và, trong phút chốc,


bạn quên béng tên anh, thế rồi bạn nhớ ra — Galen, anh tên

45
Galen, lấy theo tên một bác sĩ trên Trái Đất Cổ. Anh cao ráo,
với mái tóc sẫm màu và nước da nhợt nhạt —hình đại diện
do thiết bị hoà nhập của anh hiển thị không khác con người
thật của anh mấy, bởi các hình đại diện của cư dân Galactic
rất hiếm khi khác biệt quá nhiều. Chỉ những người như bạn
mới phải cố hết sức điều chỉnh, bởi vì bạn có quá nhiều đặc
điểm thu hút chú ý — cặp mắt dãn dài nhăn thành hình con
sâu bướm, nước da sậm hơn, vóc dáng nhỏ bé, mập mạp hơn
dễ khiến người ta liên tưởng đến trái mít chứ không phải
miếng lá lược đong đưa. Nhưng không thành vấn đề: bạn có
thể được hoàn mĩ hoá; bạn có thể đeo thiết bị hoà nhập vào
và trở thành một con người khác, một người da tái và cao ráo
và xinh đẹp.

Nhưng thực tình mà nói, đã lâu lắm rồi bạn chưa tháo
thiết bị hoà nhập ra ấy nhỉ? Nghĩ bâng quơ thế thôi — một
khoảnh khắc đóng băng chẳng mấy chốc bị xoá biến bởi
dòng thông tin tuôn tới từ thiết bị hoà nhập, những mũi tên
tí xíu hướng sự chú của bạn về phía miếng bánh và căn bếp,
và lớp kim loại bóng loáng của cái bàn — cung cấp cho bạn
ngữ cảnh của vạn vật, bóc bung vũ trụ như bông hoa sen.

“Vâng,” bạn nói. “Đi nào.” Lưỡi bạn hơi nghịu khi nói
từ ấy — đáng ra phải dùng một mẫu câu khác, phải thêm
một đại từ nhân xưng chứ không phải nói câu Galactic đầy
quý phái ấy. Nhưng không gì xuất hiện cả, và bạn cảm thấy
như đồng mía sau mùa vụ — kiệt quệ, toàn cạnh sắc nhưng
không còn chút chất ngọt nào bên trong nữa.

46
~

Tất nhiên, Chú Hai nằng nặc đòi Quý đeo thiết bị
hoà nhập trong buổi thương lượng — biết đâu sẽ cần, chú
bảo vậy, vẫn nhẹ nhàng và khôn khéo như mọi khi. Vấn đề
là, Quý không thấy nó ở chỗ cũ. Sau khi nhắn tin cho cả
nhà, thông tin có giá trị nhất Quý nhận được là từ cậu em
họ Khánh, nói rằng hình như đã thấy Tâm vào phòng mọi
người, gom góp mọi thứ đồ công nghệ Galactic mò ra được.
Dì Ba, vì đọc được tin nhắn của Khánh trên kênh liên lạc của
gia đình, đã cằn nhằn đầy chê trách. “Tâm. Cái con này lúc
nào đầu cũng trên mây. Mơ mộng có xay ra gạo được đâu.”

Quý không nói gì. Bao mơ mộng của cô đã héo hắt và


chết đi sau khi từ Prime về và trượt bài thi tiếng Quan Thoại
trên Longevity; nhưng được cái là còn có Tâm — còn có
người nhìn ra xa hơn cái quán hàng, nhìn ra xa hơn cái vòng
lợi ích gia đình hạn hẹp. Với cả ngoài ra, nếu không về phe
em thì ai về đây?

Tâm không có trong phòng sinh hoạt chung tầng trên;


Quý đánh mắt về phía cái thang lên mấy căn phòng kín cửa
của bà, nhưng cô nghĩ Tâm không thu thập đồ Galactic
chỉ để tỏ lòng thành kính với bà. Thay vào đó, cô đi thẳng
xuống tầng dưới, nơi cô cùng Tâm sống chung với những
đứa cùng tuổi.

Nó nằm ngay cạnh bếp, và cái mùi tỏi mùi mắm như
ám vào khắp nơi — tất nhiên, đám trẻ luôn phải lãnh tầng
47
dưới, cái tầng nhiễm đủ thứ mùi và tiếng ồn của đội quân
những người phục vụ mang đồ ra phòng ăn.

Tâm đang ở đó, ngồi trong căn phòng bé tí dùng làm


phòng sinh hoạt chung cho cả tầng. Nó bày chỗ đồ công
nghệ ra sàn — hai thiết bị hoà nhập (chắc cả nhà chỉ có Tâm
và Quý là ít quan tâm các thiết bị hoà nhập đến mức cứ vứt
bừa bãi), một máy giải trí đang đưa tin gì đó về một toán trẻ
chạy nhảy trên các hành tinh được địa khai hoá, và thứ gì đó
Quý không nhìn ra nổi, bởi vì Tâm đã tháo nó ra thành từng
bộ phận nhỏ: nó nằm trên bàn như con cá bị óc ruột, đủ thứ
bộ phận kim loại và quang học.

Nhưng hẳn vừa nãy Tâm đã chán làm, bởi vì hiện nó


đang ăn nốt bữa sáng, xì xụp húp hủ tiếu. Hẳn nó kiếm hủ
tiếu từ chỗ đồ thừa trong bếp, bởi Quý nhận ra cái mùi ấy,
như thấy vị cay của nước dùng trên đầu lưỡi — món mẹ nấu,
đủ khiến bụng cô kêu ọt ọt mặc dù sáng đã làm mấy cái bánh
cuốn rồi.

“Mày lại thế rồi,” Quý thở dài nói. “Làm ơn đừng có lấy
thiết bị hoà nhập của tao đi thí nghiệm nữa được không?”

Tâm thậm chí còn không có vẻ gì là ngạc nhiên. “Có


thấy chị dùng bao giờ đâu.”

“Chị không dùng không có nghĩa nó là của mày,” Quý


nói, mặc dù đó không phải lý do thực. Cô không nề hà gì
chuyện Tâm lấy đồ của mình, và thực tình mà nói còn thấy
48
mừng nếu không phải đeo cái thiết bị hoà nhập nào nữa —
cô ghét cảm giác chúng gây ra, cái cảm giấc mơ hồ khi hệ
thống thọc rễ vào não cô để xác định nên gửi tín hiệu cơ thể
nào cho cô là hợp nhất. Nhưng có mấy lần cô phải đeo thiết
bị hoà nhập: bất cứ khi nào tiếp khách, hoặc khi chạy bàn
hoặc khi tham dự những buổi họp bàn chuẩn bị cho các sự
kiện lớn.

Tất nhiên, Tâm không phải chạy bàn — con bé làm


quá giỏi chuyện hậu cần và mọi thứ liên quan đến hệ thống
trạm nên phần lớn thời gian nó ngồi trước màn hình, hoặc
lên mạng trạm.

“Em yêu à?” Quý nói.

Tâm đặt đũa sang cạnh bát, bàn tay đánh một vòng
rộng. “Rồi. Lấy lại đi. Để em dùng của em.”

Quý nhìn những thứ đồ đang bày biện trên bàn, và hỏi
cái câu ai cũng sẽ hỏi. “Tình hình thế nào rồi?”

Công việc của Tâm là thiết lập và bảo trì hệ thống mạng
của nhà hàng; sở thích của nó là đồ công nghệ. Đồ công nghệ
Galactic. Nó tháo tung mọi thứ ra để xem cơ chế vận hành
của chúng ra sao; và rồi lắp lại. Nhờ lần nó thọc ngoáy vào
hệ thống giải trí mà nhà hàng mới có âm thanh nền — nhạc
Rồng cổ đại phục vụ khách Galactic, ngâm những bài thơ
mới phục vụ khách địa phương.

49
Nhưng các thiết bị hoà nhập khiến nó bó tay: mấy thứ
này có hệ thống bảo vệ rất khó nhằn. Muốn tách đôi chúng
nó ra thay pin thì được; nhưng làm hơn thì không. Lần trước
khi thử Tâm suýt nữa mất luôn tay.

Nhìn mặt Tâm, xem chừng nó chưa muốn thử lại.


“Chắc chắn nó dùng cùng một hệ logic.”

“Cùng hệ cái nào?” Quý buột hỏi. Cô nhặt cái thiết bị


hoà nhập của mình lên khỏi bàn, kiểm tra qua xem có đúng
nó mang số hiệu của mình không.

Tâm dứ về phía mớ linh kiện bày trên bàn. “Nhà Văn


Nhân Tạo. Thứ thiết bị dùng để viết mấy cuốn tiểu thuyết
giải trí nhẹ nhàng.”

“Thế đâu giống...” Quý tự ngưng, và đợi Tâm giải thích.

“Lấy những chuẩn mực văn hoá có sẵn đặt vào trong
một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn. Chẳng hạn như người tìm
lối đi riêng và chiến đấu chống người ngoài hành tinh để dành
quyền sở hữu hành tinh nào đó, những thứ dân Longevity
chúng ta rất khó cảm nhận. Thì đấy, mình đã thấy hành tinh
nào đâu.” Tâm thở hắt ra — mắt nó một phần quan sát cái
máy Nhà Văn Nhân Tạo đã bị phanh thây, một phần chú ý
vào thứ hình gì đó đang hiển thị trong tầm nhìn. “Hệt như
các thiết bị hoà nhập lấy một nền văn hoá và gửi nó cho ta
dưới dạng ta hiểu được: ngôn ngữ, cử chỉ, tập quán, tất cả
mọi thứ. Chúng có cùng cơ chế.”
50
“Chị vẫn chẳng hiểu mày muốn làm gì với nó.” Quý
đeo thiết bị hoà nhập của mình vào, chỉnh lại lớp lưới kim
loại mỏng quanh đầu cho vừa. Cô nhăn mặt khi giao diện
đồng bộ với não. Cô cử động tay, chỉnh lại một số mức cài
đặt xuống thấp hơn mặc định — cái thứ quái quỷ này luôn
tự quay về chế độ mặc định, mà cô ngờ không phải ngẫu
nhiên nó bị thế. Một lớp màng lung linh bao lấy cô: hình đại
diện của cô, chầm chậm thành hình quanh cô. Cô vẫn có thể
thấy căn phòng — lớp màng chỉ hơi đục — nhưng cha mẹ
ơi, cô ghét cái cảm giác không thực ở đây đến nhường nào.
“Chị trông thế nào?”

“Trông phát kinh. Hình đại diện của chị nhìn như cái
thây ấy.”

“Ha ha ha,” Quý cười. Hình đại diện của cô tái hơn
cô, và cao hơn: phần lớn khách đều thấy nó khiến cô trông
xinh hơn. Những lần ấy, Quý mừng mình có hình đại diện,
không thì người ta thấy vẻ giận dữ trên mặt cô mất. “Mày
vẫn chưa trả lời chị.”

Mắt Tâm long lanh. “Nghĩ đến những thứ ta không


thể làm xem. Đây là thứ công nghệ đỉnh nhất người Galactic
từng mang đến cho ta.”

Có mang được bao nhiêu đâu, nhưng Quý không cần


phải nói ra mồm. Tâm thừa biết Quý nghĩ ra sao về đám
người Galactic và những lời hứa lèo của họ.

51
“Đó cũng là thứ vũ khí của họ nữa.” Tâm ẩn cái máy
giải trí. “Tương tự như sách vở và phim ba chiều và trò chơi
trực tiếp của họ đó. Với họ thì không sao — họ đặt thiết bị
hoà nhập ở chế độ du khách, họ nhận được vừa đủ những gì
cần thiết để xoay sở trong một môi trường xa lạ từ kịch bản
dân Rồng một tay ba ngơ nào đó đã viết ra cho cái máy ấy.
Nhưng còn chúng ta — chúng ta tôn sùng nó. Lên Galactic
chúng ta lúc nào cũng đeo thiết bị hoà nhập. Chúng ta khiến
mình trở nên giống như họ, bởi vì họ đã lấn tới, và bởi vì
chúng ta ngây thơ nhượng bộ.”

“Và mày tin mình có thể cải tiến nó?” Quý bật hỏi.
Không phải cô cần bị thuyết phục: khi ở trên Prime, cô
không hề thấy thiết bị hoà nhập nào. Chúng là đò dành cho
du khách, và thậm chí khi đi từ thành phố này sang thành
phố khác, người dân tin rằng họ biết vừa đủ để xoay sở.
Nhưng trên các trạm, trên các khu thuộc địa cũ của họ thì
tràn ngập các thiết bị hoà nhập.

Mắt Tâm sáng rỡ lên, hoang dại như những tên phiến
quân trong thước phim lịch sử ba chiều. “Nếu em có thể tháo
chúng ra, em có thể lắp ráp chúng lại và ngắt mạch logic. Em
có thể cho chúng ta ngôn ngữ và các thứ công cụ để giao tiếp
với họ mà không bị họ nuốt chửng.”

Đầu trên mây, Dì Ba đã nói vậy. Chưa ai từng nói Tâm


suy nghĩ tủn mủn. Và nếu nghĩ cho kĩ thì cũng chưa có ai nói
nó không thực hiện được những gì nó dồn tâm huyết vào.
Và mọi cuộc cách mạng đều có điểm khởi đầu — chẳng phải
52
cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập của Longevity khởi phát
từ một bài thơ, và cả việc tác giả bài thơ đó bị cầm tù vô cớ
đó sao?

Quý gật đầu. Cô tin Tâm, mặc dù cô không biết tin đến
mức nào. “Cũng hợp lý. Giờ phải đi đây, không Chú Hai lột
da chị mất. Chào mày, em yêu.”

Khi bước dưới mái vòm rộng của khu nhà hàng bên
chồng mình, bạn nhìn lên, nhìn vào dòng chữ thư pháp viết
trên biển hiệu. Thiết bị hoà nhập giúp bạn dịch nó thành
“Căn Bếp Chị Hai”, và bắt đầu cung cấp cho bạn thông tin
chi tiết về nơi này: thực đơn kèm những món nên ăn nhất
— khi bước qua các bàn ăn, nó nhấn vào những món nó tin
bạn sẽ thích, từ phở cuốn cho đến tôm rán. Nó cảnh báo bạn
về những món lạ, chẳng hạn tai heo ngâm dấm, nem chua
(nên dè chừng món này, bởi vì tuỳ khẩu âm của mỗi trạm
mà tên nó sẽ thay đổi), hoặc thứ quả sầu riêng bốc mùi kinh
dị mà dân địa phương rất thích.

Cảm giác... có cái gì không ổn lắm, bạn nghĩ vậy trong


lúc cố gắng theo bước Galen, lúc bấy giờ đã đi rất xa rồi, tiến
bước với vẻ tự tin trong đời anh luôn thể hiện. Mọi người
đứng né đường cho anh; một cô bồi bàn với hình đại diện trẻ
đẹp cúi mình trước anh, dù Galen không để ý. Bạn biết cái
kiểu khúm núm ấy khiến anh không thoải mái; anh luôn cằn
nhằn về những hủ tục trên trạm Longevity, về những bất
53
bình đẳng và về việc chính quyền không dân chủ — anh tin
việc họ thay đổi, tự thích nghi để hoà với xã hội Galactic chỉ
là vấn đề thời gian. Về phần bạn — bạn loáng thoáng nhớ
mình có lần đã cãi nhau với anh, từ rất lâu rồi, nhưng giờ bạn
không nhớ được lời lẽ của mình khi ấy, hay thậm chí cả lý do
cãi nhau — hợp lý mà, mọi sự đều hợp lý mà. Người Galactic
nổi dậy chống lại những tên bạo chúa trên Trái Đất Cổ và rũ
bỏ xiềng xích, và giành được quyền định đoạt số phận mình;
và mọi trạm và hành tinh khác rồi cũng sẽ làm tương tự, nổi
dậy chống lại thể chế độc quyền ngăn cản bước tiến của họ.
Đó là lẽ phải; đó luôn là lẽ phải.

Tự nhiên, bạn dừng lại bên một bàn, và quan sát hai
cô gái trẻ cầm đũa gắp đĩa thịt gà —mùi mắm và sả bốc lên,
hăng và khó chịu như mùi thịt thối — không, không, không
phải vậy, bạn nhớ đến hình ảnh một người phụ nữ da ngăm
đen, mang một đĩa cơm đặt lên bàn, tay cô ta ám đầy cái mùi
ấy, và miệng bạn tứa nước miếng thòm thèm...

Cặp đôi cô gái trẻ đang nhìn bạn: cả hai đều mang hình
đại diện tiêu chuẩn, loại chất lượng kém nhất — quần áo họ
là một tập hợp đỏ vàng loè loẹt, với nét khâu kì lạ, không
đều của hãng rẻ tiền; và mặt họ dao động, nhờ vậy mà bạn
thoáng thấy phần da ngăm bên dưới cặp má hồng của họ.
Rẻ tiền và loè loẹt, và nhìn tổng thể là lôi thôi; và bạn mừng
mình không như họ.

“Chị cần gì ạ?” một cô hỏi.

54
Chị. Cái đại từ ban nãy bạn tìm kiếm; một trong những
thứ chừng như đã biến khỏi tâm trí bạn. Bạn loay hoay tìm
từ; nhưng thiết bị hoà nhập có vẻ chỉ gợi ý được cho bạn
những đại từ trung tính và thiếu thân mật, cái từ linh tính
mách bảo bạn là không ổn — cái từ chỉ người nước ngoài
và người ngoại bang mới dùng trong những tình huống
như thế này. “Chị,” rốt cục bạn lặp lại vì không thể nghĩ ra
gì khác.

“Agnes!”

Giọng Galen, gọi bạn từ phía xa — trong một thoáng


ngắn ngủi thiết bị hoà nhập dường như lại vô dụng, bởi vì
bạn biết mình có nhiều tên, biết rằng Agnes là cái tên người
ta đặt cho bạn trong trường Galactic, cái tên Galen và bạn bè
không phát âm sai được. Bạn nhớ cái tên Rồng mẹ đặt cho
bạn trên Longevity, những cái tên gọi yêu thời ấu thơ và cái
tên người lớn của bạn.

Bé Nhỏ, Bé Yêu. Thu — Mùa thu, như một ký ức về lá


phong đỏ trên một hành tinh bạn chưa từng biết.

Bạn lui khỏi bàn, giấu đi nét run rẩy trong đôi tay.

Lúc Quý đến thì Chú Hai đang đợi sẵn; và cả khách
cũng thế.

55
“Ra muộn rồi mày,” Chú Hai gửi qua kênh riêng, mặc
dù chú chỉ nói cho có thôi, như thể chú biết trước sẽ như vậy
rồi. Như thế chú chưa bao giờ thực sự tin rằng chú có thể
trông cậy vào nó — đau thật đấy.

“Cho phép tôi giới thiệu Quý, đứa cháu nhà tôi,” Chú
Hai nói với người đàn ông đứng cạnh bằng tiếng Galactic.

“Quý,” anh ta nói, thiết bị hoà nhập của anh ta phát âm


chuẩn hoàn toàn tên cô trong tiếng Rồng. Anh ta đúng như
cô hình dung từ trước; cao ráo, mang một lớp hình đại diện
mỏng, tí chút giúp cằm và mắt hẹp lại, và ngực nở hơn. Cải
thiện ngoại hình: dân Galactic mà cũng điển trai phết. Anh
ta dùng tiếng Galactic nói tiếp, “Tên tôi là Galen Santos.
Hân hạnh được làm quen với cô. Đây là vợ tôi, Agnes.”

Agnes. Quý quay lại, lần đầu diện kiến người phụ nữ
— và cô nhăn mặt. Không có ai đứng đó hết: chỉ có một lớp
hình đại diện dày, dày và tinh xảo đến mức cô không đoán
nổi phần người giấu bên trong trông như thế nào.

“Hân hạnh được làm quen với cô.” Linh tính mách bảo
Quý cúi người, lối người trẻ chào người lớn tuổi hơn, hai
tay áp vào nhau — cách chào của người Rồng, không phải
người Galactic — và thấy Agnes rùng mình, rất kín; nhưng
Quý vốn trước nay tinh ý lắm. Thiết bị hoà nhập của cô
đang gào lên với cô, bảo cô chìa hai tay ra, lòng bàn tay ngửa
lên, theo kiểu Galactic. Cô lờ nó đi: cô vẫn đang ở giai đoạn

56
phân biệt được giữa suy nghĩ của mình và suy nghĩ của thiết
bị hoà nhập.

Chú Hai lại nói tiếp —hình đại diện của chú mỏng thôi,
phiên bản da nhợt của chú. “Như tôi biết thì hai vị đang tìm
địa điểm tổ chức tiệc.”

“Vâng, đúng vậy.” Galen kéo ghế ra, ngồi xuống. Tất cả
làm theo, mặc dù động tác không có cùng cái vẻ nhẹ nhàng
thuần thục, cao ngạo ấy. Khi Agnes ngồi xuống, Quý thấy chị
ta nhăn mặt, như thể vừa nhớ ra thứ gì không hay. “Chúng
tôi làm lễ kỷ niệm năm năm ngày cưới, và cả hai bọn tôi cảm
thấy mình cần có thứ gì phù hợp để đánh dấu dịp này.”

Chú Hai gật đầu. “Tôi hiểu rồi,” chú nói, tay gãi cằm.
“Xin chúc mừng hai vị.”

Galen gật đầu. “Chúng tôi tính...” anh ta dừng lại, ném
về phía vợ một ánh nhìn Quý không hiểu nổi —thiết bị hoà
nhập của cô không tra ra gì hết, nhưng nó có vẻ gì quen thuộc
đến kì lạ, có cái gì đó đáng ra cô phải nhận mặt được. “Thứ
gì đó đậm chất Rồng,” cuối cùng anh ta cũng nói. “Một bữa
tiệc lớn cho một trăm người, với các món truyền thống.”

Quý gần như có thể cảm nhận được sự hài lòng của
Chú Hai. Lo hậu cần cho một bữa tiệc cỡ đó sẽ chết mệt,
nhưng nó sẽ giúp nhà hàng hoạt động được thêm tối thiểu
một năm nữa, nếu họ đưa được giá hợp lý. Nhưng có thứ gì
đó không ổn… thứ gì đó…
57
“Chị tính sao?” Quý hỏi, không phải hỏi Galen, hỏi vợ
anh ta. Cô vợ — Agnes, chắc không phải tên khai sinh của
cô — đeo hình đại diện dày cộp, và dường như không bao
giờ trả lời hoặc phát biểu câu nào cả. Một bức tranh rất đáng
ngại đang hình thành trong đầu Quý.

Agnes không trả lời. Đoán ngay mà.

Chú Hai vào nói thay, tay khua rộng khoả lấp khoảnh
khắc ngại ngùng. “Lợn nguyên con nhé?” Chú Hai nói. Chú
xoa tay, một cử chỉ lạ lùng Quý chưa từng thấy chú thực
hiện — cách người Galactic thể hiện sự hài lòng. “Canh khổ
qua, đĩa rồng phượng, lợn quay, ngọc ẩn lam sơn...” Chú liệt
kê hết các món hay ăn trong đám cưới — không rõ nhân vật
nước ngoài kia muốn làm đến mức nào. Chú bỏ qua những
món quá lạ, chẳng hạn như vi cá hoặc chè đậu đỏ.

“Vâng, chúng tôi muốn mấy món đó. Đúng không, em


yêu?” Vợ Galen không nhúc nhích mà cũng chẳng nói năng.
Galen quay đầu về phía chị, và Quý cuối cùng cũng nhìn ra
biểu cảm của anh ta. Cô tưởng nó phải là khinh miệt, hoặc
ghét bỏ; nhưng không; đó là đau đớn. Anh ta thực sự yêu
chị, và anh không hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Đúng là dân Galactic. Nhìn không nhận ra đây là người


nghiện thiết bị hoà nhập à? Nhưng mà dân Galactic, như
Tâm đã nói, rất hiếm khi nhận ra vấn đề — họ không đeo
thiết bị hoà nhập lâu hơn mấy ngày và chỉ để mức cài đặt

58
thấp, mà thường có bao giờ họ làm thế đâu. Phần lớn đều tin
rằng tiếng Galactic là đủ để họ chu du khắp nơi.

Chú Hai và Galen đang mặc cả, bàn chuyện giá tiền và
những thứ cần có; càng nói chuyện Chú Hai càng trở nên
giống du khách Galactic, mỗi lúc một kiên định để giành
phần lợi nhuận đang giảm dần đi. Quý không quan tâm nữa:
cô quan sát Agnes. Quan sát lớp hình đại diện không thể
nhìn thấu — một người phụ nữ tóc đỏ mặc đồ thời thượng
đến từ Prime, da có tàn nhang và hơi chút ngăm nắng sao
trời trên mặt. Nhưng đó không phải con người thật phía
bên trong của chị ta; không phải thứ thiết bị hoà nhập đã
đâm sâu vào.

Hoàn toàn không phải chị ta. Tâm đã nói đúng; mọi
thiết bị hoà nhập cần phải bị tháo dỡ ra, và chúng có phát nổ
thì đã làm sao? Để nguyên đã đủ gây hại rồi.

Quý mướn đứng dậy, muốn vứt bỏ thiết bị hoà nhập


của mình, nhưng cô không thể, đang giữa lúc thương lượng.
Thay vào đó, cô đứng dậy, bước đến gần Agnes; cánh đàn
ông còn mải mặc cả, không để ý đến cô. “Không chỉ có
mình chị,” cô nói bằng tiếng Rồng, đủ nhỏ để không ai khác
nghe thấy.

Một lần nữa, nét giật kì lạ, ngắt ngừng xuất hiện. “Chị
phải bỏ nó ra,” Quý nói, nhưng không nhận được phản ứng
nào khác. Có thứ gì thôi thúc khiến cô tóm lấy cánh tay người

59
phụ nữ kia; cảm thấy tay mình thọc xuyên qua hình đại diện
của thiết bị hoà nhập, chạm vào thịt da ấm áp, chắc nịch.

Bạn nghe thấy họ thương lượng, như tiếng tạp âm —


tiến trình đang gặp khó khăn, bởi vì người đàn ông Rồng
kia vẫn khư khư chắc giá, không chịu nhân nhượng trước
những đòn tấn công của Galen. Tất cả nghe chừng rất xa
xăm, như một thứ đề tài nghiên cứu; thỉnh thoảng thiết bị
hoà nhập lại nhắc nhở bạn, diễn giải những cử chỉ cơ thể này
kia, gợi ý cho bạn làm này làm nọ — bạn phải ngồi thẳng
lưng và giữ im lặng, và hỗ trợ chồng mình — và thế là bạn
mỉm cười bằng cái miệng như bị dính keo.

Trong suốt quãng thời gian ấy, bạn cảm thấy ánh mắt
của cô gái Rồng hướng về bạn, rát như nước giá băng, như
ánh nhìn của một con rồng. Cô ta không rời chỗ bạn; và tay
cô ta chạm vào bạn, nắm lấy tay bạn với cái sức mạnh bạn cứ
tưởng tạng người như cô ta không thể có. Hình đại diện của
cô ta chỉ là một lớp mỏng, và bạn có thể thấy con người cô ta
bên dưới nó: một gương mặt tròn như trăng với nước da quế
— không, không phải thứ gia vị, không phải loại sô-cô-la, chỉ
đơn giản là một thứ màu bạn đã được thấy cả đời.

“Chị phải bỏ nó ra,” cô ta nói. Bạn không động đậy;


nhưng bạn không hiểu cô ta nói gì.

Bỏ nó ra. Bỏ nó ra. Bỏ cái gì ra?


60
Thiết bị hoà nhập.

Thế rồi bạn sực nhớ — bữa cơm với bạn bè Galen, cái
buổi họ phá ra cười trước những câu đùa lướt qua quá nhanh,
bạn hiểu không kịp. Khi về nhà bạn cố ghìm lại những giọt
nước mắt; và thấy mình với lấy thiết bị hoà nhập đặt trên
bàn bên giường, cảm nhận khối nặng mát rượi của nó trong
tay. Bạn nghĩ Galen sẽ thấy vui nếu bạn nói được ngôn ngữ
của anh; nghĩ anh sẽ bớt xấu hổ trước mặt bạn bè vì cái cách
nói quê mùa của bạn. Và rồi bạn phát hiện ra mọi thứ sẽ đâu
vào đấy hết, miễn là bạn chỉnh chế độ cài đặt lên mức tối đa
và không tháo nó ra. Và rồi... và rồi bạn đi đứng cùng nó và
ngủ cùng nó, và chỉ trưng ra cho thế giới cái hình đại diện nó
thiết kế — chỉ nhìn những thứ nó đã đánh dấu và gắn nhãn
cho bạn. Và rồi...

Sau đó mọi sự đều tuột dốc, đúng không nhỉ? Bạn


không lập trình hệ thống mạng được nữa, không thể kiểm
tra lõi máy móc; bạn mất việc tại công ty công nghệ, và về
nhà Galen, loanh quanh trong phòng như cái xác không
hồn, như cái bóng — như thể bạn đã chết rồi, chết xa quê
hương và mọi thứ có ý nghĩa với bản thân mình. Thế rồi…
thế rồi thiết bị hoà nhập không còn tháo ra được nữa.

“Cháu đang làm cái gì đấy hả?”

61
Chú Hai đã đứng dậy, quay về phía Quý —hình đại
diện của chú đỏ gay vì giận, nước da tái hằn lên một màu đỏ
khó coi. “Người lớn đang bận thương lượng việc rất quan
trọng.” Lúc khác thì Quý đã chùn lại, nhưng giọng chú và
ngôn ngữ hình thể của chú đều là Galactic; và chú nghe như
người lạ — như một ông khách nước ngoài cáu kỉnh vì cô
hiểu nhầm món ông ta gọi — loại người lát nữa cô sẽ ngồi
dèm pha trong phòng Tâm với một tách trà trong lòng, và
tiếng suy tư lải nhải quen thuộc của cô em.

“Cháu xin lỗi,” Quý nói, chẳng có tí gì là thật lòng.

“Không sao,” Galen nói. “Tôi không...” anh ta dừng


lại, nhìn vợ. “Đáng ra tôi không nên đưa cô ấy đến đây.”

“Anh đưa chị ấy đi khám đi,” Quý nói, thấy ngạc nhiên
vì mình lại bạo gan thế.

“Cô nghĩ tôi chưa thử sao?” Giọng anh đầy cay đắng.
“Tôi đưa cô ấy đến những bệnh viện tốt nhất tại Prime rồi.
Họ nhìn cô, và nói họ không thể tháo nó ra. Cú sốc sẽ giết cô
ấy mất. Và kể cả nếu không đến mức ấy...” Anh ta dang bàn
tay ra, để không khí rơi qua như những hạt bụi. “Ai biết cô
ấy có về như trước được không?”

Quý cảm thấy mình đang đỏ mặt. “Em xin lỗi.” Và lần
này cô nói thật lòng.

62
Galen vẩy tay xua đi, tỏ vẻ lơ đễnh, không quan trọng,
nhưng cô có thể nhìn ra nỗi đau anh ta đang cố gắng giấu.
Cô nhớ rằng người Galactic nghĩ rơi nước mắt là không đáng
mặt đàn ông. “Vậy là ta đồng ý chưa?” Galen hỏi Chú Hai.
“Một triệu tín?”

Quý nghĩ về bữa tiệc; về thức ăn bày biện trên bàn, về


việc Galen nghĩ nó sẽ gợi cho Agnes nhớ về quê nhà. Về việc
rốt cuộc thì nó sẽ thành công cốc, vì mọi thứ sẽ bị thiết bị
hoà nhập lọc mất, khiến Agnes chỉ biết đó là một bữa tiệc
đồ ngoại với những món vị lạ lùng. “Em xin lỗi,” cô lại nói,
nhưng không ai nghe; và cô quay khỏi Agnes mà trong lòng
đầy tức giận — càng lúc càng cảm thấy tất cả cuối cùng đều
thành vô nghĩa.

“Em xin lỗi,” cô gái nói — cô ta đứng dậy, thả tay bạn
ra, và bạn cảm thấy nội tâm mình như bị cào xé, như thể có
thứ gì bên trong bạn đang vẫy cùng tìm cách cào đường thoát
khỏi cơ thể bạn. Đừng đi, Bạn muốn nói vậy. Xin đừng đi.
Đừng bỏ tôi lại đây.

Nhưng họ đều đang bắt tay; mỉm cười, hài lòng vì đã


chốt xong giao kèo — như lũ cá mập, bạn nghĩ, như lũ cọp.
Đến cả cô gái Rồng cũng đã quay đi khỏi bạn; coi bạn là
thứ vô vọng. Cô ta và chú mình đang bỏ đi, mỗi người một
đường vào khu trong nhà hàng, về nhà của họ.

63
Xin đừng đi.

Như thể có ai đó nắm quyền điều khiển cơ thể bạn;


một thứ sức mạnh bạn không ngờ mình nắm giữ. Khi Galen
bước về phía khu chính của nhà hàng, vào lại trong cái huyên
náo và cái mùi đồ ăn khêu gợi — mùi cơm và gà hấp sả, hệt
như mẹ bạn từng nấu — bạn quay đi khỏi chồng mình, và
theo chân cô gái. Chậm rãi, và cách một khoảng; và rồi chạy
nhanh, để không bị ai cản. Cô ta đi rất nhanh — bạn thấy
cô ta tháo thiết bị hoà nhập của mình khỏi mặt, và ụp nó
xuống cái bàn bên với vẻ ghê tởm. Bạn thấy cô ta vào một
căn phòng; và bạn theo cô ta vào trong.

Họ đang nhìn bạn, cả hai cô gái, cái cô bạn bám theo vào
đây; và một người nữa, trẻ hơn, đứng lên khỏi cái bàn đang
ngồi — cả hai vừa vô cùng xa lạ vừa vô cùng quen thuộc. Họ
mở mồm, nhưng không nói câu nào.

Trong khoảnh khắc đó — các bên nhìn nhau, thời gian


đông cứng — bạn thấy mớ gan ruột các máy móc Galactic
bày ra trên bàn. Bạn thấy đống đồ nghề; các thiết bị đã bị
tháo ra; và thiết bị hoà nhập, bày ra trước mắt, tách đôi như
quả trứng vừa đập vỏ. Và bạn hiểu ra họ đang tìm cách tháo
chúng ra và thiết kế ngược lại; và bạn biết không đời nào họ
sẽ thành công. Không phải bởi vì các biện pháp an ninh, bởi
vì cách mã hoá của dân Galactic để đảm bảo tài sản trí tuệ
huyền thoại của họ không bị xâm hại; mà bởi vì một lý do
căn bản hơn rất nhiều.

64
Đây là một món đồ của Galactic, do trí tuệ Galactic tạo
ra — mọi lớp lang của nó, mội đường dẫn logic bên trong nó
đều thể hiện lối nghĩ chẳng khác nào của người ngoài hành
tinh đối với hai cô gái này. Phải là dân Galactic mới dám tin
rằng ta có thể lấy cả một nền văn hoá và nén nó thành các
thuật toán; rằng ngôn ngữ và tập quán có thể được giảm
thiểu xuống thành các quy luật đơn giản. Đối với hai cô gái
này, mọi sự phức tạp hơn nhiều; và họ sẽ không bao giờ hiểu
cách thức hoạt động của thiết bị hoà nhập, bởi vì họ không
thể nghĩ như người Galactic, họ sẽ không bao giờ nghĩ được
như vậy. Không thể nào nghĩ như người Galactic trừ khi
được sinh ra trong nền văn hoá của họ.

Hoặc tự đánh thuốc cho bản thân đến mụ mẫm cả đi,


hết năm này qua năm khác.

Ban giơ tay — cảm giác như đang cử động trong một
vùng nước mật. Bạn nói — cố gắng hình thành câu từ phía
sau hàng hàng lớp lớp suy nghĩ của thiết bị hoà nhập.

“Chị biết cái này,” bạn nói, và giọng bạn khàn khàn,
và từng từ từng chữ xếp vào đúng nơi như đường laze, và
chúng thật hợp lý, hợp lý theo cái kiểu năm năm nay chưa
một lần bạn trải nghiệm. “Để chị giúp mấy em.”

65
Dành tặng Rochita Loenen-Ruiz, bởi những cuộc trò
chuyện đã giúp gợi cảm hứng cho câu chuyện này. 

66
Aliette
de Bodard
Aliette de Bodard là nhà văn người Pháp gốc Việt.
Cô sinh ra ở Mỹ, sau đó sống ở Paris. Aliette đã
đoạt hai giải Nebula, một giải Locus Award, ba
giải BSFA (British Science Fiction Association), và
dành danh hiệu Writers of the Future. Cô cũng đã
được đề cử giải Hugo, Sturgeon, và Tiptree.

Truyện ngắn “Hoà nhập” của cô sử dụng rất nhiều


yếu tố văn hoá Việt. Truyện đã được trao tặng giải
Nebula 2012, Locus 2013 , và được đề cử BSFA 2012,
Hugo 2013 , Theodore Sturgeon 2013.
MỚ TẠP ÂM
BÉ XÍU
(TRÍCH: “TRẠM TÍN HIỆU SỐ 23”)

Hugh Howey
(Long Nguyễn dịch)
CHƯƠNG 1

C
HẲNG AI CHỈ DẠY GÌ BẠN VỀ MỚ TẠP ÂM
bé xíu. Họ tống bạn vào máy ly tâm cho đến khi lăn
ra bất tỉnh, quăng quật bạn lên xuống tít mù theo
đường parabol1 cho đến khi bạn ói sạch niêm mạc dạ dày, lấy
kim tiêm chọc ra chọc vào cho đến khi bạn thấy đồng cảm
với lũ nghiện, và bắt bạn học tận ba lĩnh vực vật lý khác nhau
đồng thời lấy bằng y học trong lúc luyện thi thể thao ba môn
phối hợp.

Nhưng họ sẽ không nói trước cho bạn hình dung chung


sống với một mớ lách cách và lít chít và bíp bíp vừa bé vừa
xa xăm nó như thế nào. Hay vùng không gian chết lặng trải
muôn vàn năm ánh sáng, phủ vây tứ phương tám hướng sẽ
hoá khối tạ nghiến nát ta ra sao. Cái lặng như chất chồng,
chất chồng dần, hệt thứ bóng tối tôi từng thấy trong một

1.  Parabol: một dạng đường cong cân xứng theo hình chữ V, thường
gặp trong toán học và vật lý.
70
hang động ở Tây Virginia. Thứ bóng tối nhai ra bã. Thứ
bóng tối ta cảm thấy vươn ra ôm trọn biết bao dặm. Thứ
bóng tối ta không chắc mình đủ khả năng lết ra khỏi.

Cái lặng của vũ trụ sâu thẳm là như thế đó. Bởi vậy mà
các thiết bị bé xíu đang rù rì trong trạm tín hiệu của tôi hoá
thành lũ khốn thần kinh rú rít inh ỏi. Tôi thù không sót đứa
nào. Thù từng đứa đang cử động trong cái ổ này. Thù từng
miếng bánh răng và bộ rung áp điện và chuông báo tí hon.
Mà đâu chỉ mỗi chói tai, chúng nó lại còn thất thường nữa
chứ. Thế là cứ mỗi khoảng lặng tôi lại gồng người chờ chúng
nó, đợi chúng nó, trông mong chúng nó. Và ngay khi tôi
thả lỏng người ra, chúng lập tức đánh úp. Như một mớ kim
chích vào màng nhĩ.

Mà chúng nó cũng ranh ma lắm cơ. Chẳng khác nào


hươu, chúng dường như cảm nhận được khi nào bị tôi săn
lùng. Tôi bò qua nơi làm việc hệt cái ống thông hơi của trạm,
người trang bị đèn pin, kìm cắt dây, băng dính, cùng mấy
miếng bọt xốp. Tôi rình bọn chó đẻ ấy. Tôi đặt bẫy, đầu
mường tượng mấy tiếng ồn đang luýnh quýnh chạy trốn,
mường tượng rằng chúng là lũ thú hoang hẳn đã quá giang
một mẻ trái cây bị tiệt trùng quấy quá và lọt lên trạm.

Có vẻ chúng nghe thấy tôi đến gần, và các tiếng bíp


tiếng vo vo lắng xuống. Run lẩy bẩy như hươu non đầu mùa
săn bắn. Tôi vừa mới bò ra là chúng lại giở trò, tiếp tục làm

71
loạn. Hệt con hươu mười điểm1 sau hôm mùa săn bắn kết
thúc, đứng trên sân nhà ta, nhai hết tulip của ta với cái mặt
thộn như muốn nói, “hở?”

Đúng rồi, tao đang săn chúng mày đây lũ chó. Tao giăng
bẫy rồi. Micro ghi âm để định vị nơi phát ra tiếng bíp. Dầu
phun khắp nơi để bẫy tiếng lít chít. Và đủ thể loại bẫy gián
dành riêng cho cái mớ tạp âm lách ca lách cách, di chuyển
không ngừng.

NASA hẳn sẽ tự hào trước những nỗ lực và sự khôn


khéo của tôi đấy chứ nhỉ? Huấn luyện đủ đường. Cuối cùng
đi làm ba cái trò này. Nhưng tôi còn biết làm gì đây? Tôi là
phần tâm thịt của cái que kem kim loại rỉ sét tít nơi rìa vũ trụ.
Tôi ở đây vì tới nay người ta mới chỉ chế ra được loại máy
tính cứ sau mỗi trăm nghìn tỉ hành động sẽ lại thực hiện một
hành động ngu. Nghe tỉ lệ cũng không đến nỗi nào, nhưng
vì các máy tính phải làm cả nghìn tỉ việc một ngày, thế tức là
sẽ rất lắm lần nó bị ngu. Và tôi theo lý thuyết sẽ đủ khôn để
giải quyết hết.

Tôi dành phần lớn thời gian không săn lùng bọn lít
chít và bọn kèn kẹt tại phần tháp hải đăng. Tôi biết chúng
tôi không được phép gọi thế, nhưng mà đùa, thực tình nó
là hải đăng hai năm rõ mười ra đấy. Ở cuối một đường ống
đứng tách biệt với phần còn lại của trạm là một khoang nhỏ
với cửa sổ khắp xung quanh. Máy phát sóng trọng lực được
1.  Trong săn bắn, hươu được cho điểm dựa trên số nhánh trên gạc.
Hươu mười điểm là con hươu có gạc mười nhánh.
72
đặt trong cục cưng này. Đây là tâm điểm của cả trạm; những
thứ khác chỉ có mặt để đảm bảo nó hoạt động ổn định, và
trong số đó bao gồm cả tôi.

Cây cần trục dài giữ máy GWB1 tách hẳn khỏi trạm vì
sóng nó phát ra càng xa càng yếu dần, cường độ tỉ lệ nghịch
với mũ bốn khoảng cách. Thứ sóng ấy sẽ gây hại cho mọi
loại dây nhợ trong bán kính năm hay sáu mét gì đó, kể cả dây
thần kinh của tôi. NASA khuyến cáo chớ quanh quẩn cái
GWB quá lâu, bởi vì nó sẽ gây ảnh hưởng đầu óc. Nói cách
khác là nó khiến người như ngà ngà say, rất dễ chịu. Nhưng
họ nghĩ chúng tôi còn biết làm gì khi bị điều ra cái nơi khỉ ho
cò gáy này mỗi đợt tận hai năm? Tôi không tin tôi là người
duy nhất ngồi dựa lưng vào máy, để nó xoa dịu đầu mình
như một ly whiskey nguyên chất và ngắm nhìn mớ đá xám
tẻ ngắt trong bãi các tiểu hành tinh, cơn ác mộng của hàng
không liên vì sao.

Đối diện cái GWB, ngay trên khung cửa sổ cho góc
ngắm các tiểu hành tinh quay vòng giữa vũ trụ đẹp nhất,
là một bức ảnh đã phai màu do người tiền nhiệm đính lên,
chính vậy mà tôi mới nghi mình không phải người duy nhất
ngồi kiểu này. Trong ảnh, một người mặc áo mưa đang đứng
ngoài một ngọn hải đăng thứ thiệt trên Trái Đất. Một con
sóng cao hơn cả ngọn hải đăng, chắc phải hai chục mét, lừ
lừ đằng sau ông ta. Con sóng đang vỗ mình vào cây cột đá

1.  GWB: viết tắt của Gravity Wave Broadcaster, tức Máy phát Sóng
Trọng lực.
73
hình chóp kia, gây cảm giác đây là bức ảnh cuối cùng chụp
ngọn hải đăng và ông già, còn sang tích tắc tiếp theo ngọn
sóng cồn ấy sẽ xoá sổ cả hai, trong khi ông già vừa hút tẩu
vừa nheo mắt nhìn thứ chắc là máy bay không người lái gắn
máy ảnh hay gì đó đại loại vậy, đồng thời nghĩ thầm, “nhìn
lạ nhỉ,” và hoàn toàn không hay biết tử thần đang thầm lặng
gạch tên phía sau lưng.

Tôi ngắm bức ảnh còn nhiều hơn ngắm bãi sao và thiên
thạch ngoài cửa sổ. Có giai đoạn tôi nghĩ đây là ảnh ghép
trên máy. Mấy thứ kiểu này ai mà biết được. Lắm lúc hàng
thật trông lại y hệt hàng giả, nhất là nếu nhìn hàng giả mãi
thành quen mất rồi. Nhưng ai đời lại đi treo ảnh ghép lên
đầy kính cẩn như vậy? Giấy ảnh rất mượt, không như cái mớ
giấy in nhiệt1 nhăng nhít trên này dùng. Và ảnh không một
nếp nhăn, tức nó được đóng gói phẳng lì hoặc chuyển phát
đến tận nơi. Kiểu nào thì kiểu, có người đã rất kỳ công mang
nó lên đây. Thế nên tôi đồ rằng cái thứ của khỉ ấy là ảnh thật.
Tôi đồ rằng ông già kia là người thật, rằng ông ta đang bập
nốt hơi tẩu cuối cùng trong khi thế giới bé nhỏ và cuộc đời
bé nhỏ của ông ta đi đến hồi kết.

Những lúc chờ xem có cái CPU nào yêu cầu khởi động
lại không hoặc chờ tàu thuyền phi ra từ vùng siêu không
gian hỏi đường hay cập nhật tin tức về cuộc chiến, tôi lại
ngồi ngắm bức ảnh, có khi ngắm mấy tiếng liền, để sóng

1.  Giấy in nhiệt: loại giấy mỏng được tráng hoá chất, đổi màu khi tiếp
xúc với nhiệt, thường dùng cho các máy in nhẹ và rẻ tiền.
74
GWB ru êm. Phản ứng của ông già này trước một vùng xoáy
nước là nhún vai và rít một hơi sâu đầy chất chơi. Thật là
ngầu. Trong khi tôi muốn nổ đầu chỉ vì mấy cái âm lích kích
ngứa tai, xa xăm. Ông gác hải đăng đó trở thành người hùng
của tôi suốt một thời gian dài. Cho đến khi tôi tìm hiểu thêm
về bức ảnh.

Hóa ra có đến cả chục bức ảnh mô típ tương tự. Và


vâng, tấm nào cũng thật hết. Tôi gửi yêu cầu nghiên cứu
cho Houston sau khi lục hết kho lưu trữ mà không thấy gì
sất, và tôi thừa sức tưởng tượng cuộc trò chuyện diễn ra đầu
bên kia, bởi bản thân tôi cũng đã nhiều lần gặp tình huống
tương tự khi làm việc tại bộ phận hỗ trợ dưới mặt đất trong
thời gian huấn luyện:

Điều hành viên trưởng: “Từ từ, 23 muốn biết cái gì kia?”

“Ờm, thưa sếp, anh ta muốn biết gốc tích một bức ảnh.
Và không, đây không phải biểu đồ quang phổ. Hay bất cứ
thứ gì... ờm, khoa học cả. Nó là ... thưa, đây. Anh ta gửi ảnh
chụp kỹ thuật số xuống.”

Một khoảng lặng dài trong lúc Điều hành viên trưởng
trố mắt nhìn anh nhân viên.

“Mẹ, cậu đùa tôi đấy à.”

“Không thưa sếp.”

75
“Hắn gửi yêu cầu nghiên cứu cho cái thứ này à? Hắn
còn lần yêu cầu nào nữa không?”

“Đây lần đầu tiên anh ta gửi yêu cầu, thưa sếp. Hồ
sơ anh ta sạch bóng. Phục vụ tại tiền tuyến cho đến khi bị
thương và phải thuyên chuyển vị trí.”

“Để tôi đoán nhé: chấn thương sọ não?”

“Không thưa sếp. Bị một tên Tướng rạch bụng.


Được bàn giao cho một trạm tín hiệu yên tĩnh tại ranh giới
khu tám.”

“Thế chắc hắn đang ôm ấp cái GWB như một con điếm
rẻ tiền sau hai kỳ tại ngũ.”

“Có lẽ thế, thưa sếp. Em cũng đoán vậy.”

“Ôi dào, thôi kệ đi. Thằng cha này tận những anh hùng
chiến tranh cơ mà. Tìm xem có thông tin gì không.”

Tất nhiên, sự tình không hẳn đã diễn ra như thế. Nhiều


khả năng một anh nhân viên quèn nào đó nhận được yêu
cầu, tự lên Bing tra thay vì chuyển sang bộ phận nghiên cứu,
rồi gửi tám trang kết quả tìm kiếm cùng đường dẫn lại cho
tôi. Làm chắc mất có hai giây. Ba tháng sau tôi nhận được
hồi âm từ một tàu đến để kéo lậu quặng. Họ nói có hàng cho
tôi, sau đó ra chỗ vành đai và làm một mẻ kéo trị giá tỉ đô.

76
Khu ranh giới này nhiều chuyện điên rồ lắm, nhưng cứ liên
tục nhún vai và làm ngơ thì đâu cũng sẽ vào đó.

Hóa ra, ông gác hải đăng, người hùng trong màn sương
của tôi cũng nhát cáy như ai. Rất nhiều tư liệu ghi lại lịch sử
đằng sau tấm hình. Ảnh được chụp từ trực thăng có người
lái. Trong lúc nhiếp ảnh gia đang chụp, viên phi công ngoắc
tay loạn xạ để ra dấu với ông gác là chạy đi. Chạy đi! Có lẽ
ngay sau khi được chộp pô ảnh hổ báo oai hùng, ông lão vãi
cả ra quần, buông tẩu, vừa kịp lao người qua cửa ngọn hải
đăng trước khi bị sóng đánh trôi mất.

Anh hùng là như vậy đó: quan trọng là ảnh được chụp
lúc nào. Chắc tôi sẽ giữ được hình ảnh anh hùng đến cuối
đời. Miễn sao từ giờ đến lúc đó tôi ru rú trong này, bó gối
đóng chặt cửa, và tránh xa mọi thể loại ống kính.

77
CHƯƠNG 2

V
ỚI TÔI, ĐỊA NGỤC TẦNG THỨ MƯỜI HAI
là một viên bi sắt nhỏ rơi từ độ cao hai phân rưỡi, va
vào một khối bê tông.

Đấy là tôi nghe tiếng xong đoán thế thôi: những thứ
tạp âm bé khốn nạn nhất chỉ xuất hiện khi tôi đang trên
giường, cố gắng chợp mắt. Riêng cái âm này chẳng khác
nào con gián. Không phải vì nghe nó như tiếng gián — mấy
thằng âm thanh khác mới giống tiếng gián — chỉ là nó luôn
chường mặt ra mỗi khi tôi tắt đèn phòng, thế rồi lại mất dạng
ngay khi tôi dậy và đi lung tung. Tiếng chân tôi doạ nó chạy.
Ai giải thích thử coi.

NASA nói mọi thứ trong trạm đều thiết yếu, rằng nếu
tôi nghe thấy tiếng ồn tức là có thứ thiết bị đang làm việc của
mình. Ý văn học ở đây là tôi nên khớp mỏ lại và lo làm việc
của mình đi. Hà. Có lẽ bao than thở cùng yêu cầu của tôi
và những trạm viên khác đã khiến Houston lộn tiết. Có lẽ
78
đây là cách họ trả thù chúng tôi. Tôi có thể hình dung cảnh
trong Trung tâm Kiểm soát Nhiệm vụ ngay lúc này: một tên
sơ mi trắng cà vạt đen đang theo dõi dữ liệu sinh trắc của
tôi trên màn hình, còn sếp hắn thì hỏi tôi vào giai đoạn ngủ
REM1 chưa.

“Đã vào, thưa sếp. Ngủ say như chết.”

“Tuyệt vời. Bật cái máy kêu bing lên!”

Hoặc cái máy nghe như bi sắt va vào bê tông.

Thứ quái dị trong cái trạm máy trị giá nghìn tỉ đô này
khiến tôi vừa tức ói máu vừa lăn lộn trên giường, cố tìm chỗ
mát và chút im lặng. Và đúng lúc đó một âm thanh khác
nhắc tôi nhớ rằng âm thanh có thể mang tin xấu thực sự.
Không chỉ ngứa tai, không chỉ là một nốt lệch nhịp trong
bản giao hưởng tĩnh lặng tôi đã cẩn thận điều phối, mà là
một âm thanh từ ngày xưa, như tiếng lửa plasma2 và lựu đạn
mảnh, như những câu lệnh cảm tử phát ra từ miệng những
kẻ quá chậm chạp, quá già, và đầu quá nhiều sạn để mặc giáp
lính, tiếng ồn như bom nổ và còi báo không kích vang rền.
Những âm thanh kiểu thế.

1.  REM: viết tắt của Rapid Eye Movement, giai đoạn đồng tử di
chuyển vô thức dưới mí mắt trong lúc ngủ, cơ thể giãn hoàn toàn, và
người ngủ mơ rất sâu.
2.  Plasma: một trong bốn trạng thái cơ bản của vật chất (bên cạnh
rắn, lỏng, khí). Plasma hình thành khi khí ga bị đốt ở nhiệt độ rất cao
hoặc bị đưa vào một trường điện từ mạnh, tạo ra các ion.
79
Mới nghe tôi nhận ra ngay đó là tiếng gì: máy GWB
sập hoàn toàn. Cả trạm ngưng phát tín hiệu. Tôi biết, bởi
vì tôi đã thực hành trong các trạm mô phỏng tại Mojave ti
tỉ lần rồi. Tôi biết, bởi vì những lần thực hành đó vẫn khiến
tôi gặp ác mộng — ác mộng về những gương mặt râu ria bạc
trắng lom lom nhìn qua ô cửa sổ giả mỏng manh trong khi
tôi cố mò xem lần này họ chơi tôi kiểu gì.

Tại SIMCOM1 chúng tôi hay đùa là: NASA chơi khăm
phi hành gia của mình đủ điều khi họ còn trên Trái Đất, bởi
khi lên vũ trụ, chẳng ai nghe được tiếng la hét nữa.

GWB không thể nào sập được. Các bộ dự phòng có bộ


dự phòng cho bộ dự phòng. Để tôi nói cho nghe, ruột gan
trạm tín hiệu số 23 nhùng nhằng vào với nhau lắm. Sai sót
muốn xảy ra thì phải có một chuông báo bị hỏng, và hỏng
thêm chuông dự phòng, và hỏng nốt hai mô-đun độc lập
cùng làm chung nhiệm vụ và cứ vài giây lại tự kiểm tra xem
mình còn khả năng thực hiện nhiệm vụ đó nữa không. Mọi
con chip và phần mềm đều có thể tự sửa chữa và tái khởi
động. Có khai hoả một luồng EMP2 bên trong lòng cục cưng
này thì sau hai phát lắc con bé tự bật lên ngay. Muốn nó sập
cần tầm hai tá hư hỏng ngẫu nhiên đồng thời ập đến, cộng
thêm một lô các trùng hợp vô cùng khó tin chẳng ai nghĩ lại
có thể xảy ra.
1.  SIMCOM: viết tắt của Simulation Complex, tức Khu Liên hợp
Mô phỏng.
2.  EMP: viết tắt của Electromagnetic Pulse, tức Xung Điện từ, có thể
gây gián đoạn hoặc huỷ hoại các linh kiện điện tử.
80
Đã có lần một tên đầu to mắt cận tại NASA tính toán
tỉ lệ đó. Khả năng cực kỳ, cực kỳ nhỏ. Nhưng xét ra, tính đến
tuần trước, khắp dải Ngân Hà có 1,527 trạm GALSAT đang
hoạt động. Thế thì tôi đoán tỉ lệ chuyện xấu xảy ra với ai đó
sẽ tăng dần đều. Nhất là khi các trạm ngày một cũ đi. Và giờ
có vẻ nhân vật ai đó chính là tôi.

Sau màn lộn xộn này, mớ tạp âm đột nhiên lại muốn
được tìm thấy. Bao chuông báo động tí hon ở khắp mọi nơi
réo gọi tôi. Tôi vội vã bật dậy khỏi giường và trèo thang lên
khoang điều khiển, người mặc độc cái quần đùi. Thứ đầu
tiên tôi kiểm tra là phụ tải điện, và thấy vẫn ngon lành. Tôi
kiểm tra con quay hồi chuyển điều hướng và máy quét vùng
sao, và trạm vẫn xác định được vị trí của mình. Tôi kiểm
tra Máy Cổng thông Lượng tử, nhưng không thấy tin nhắn
nào. Tranh thủ lúc kiểm tra, tôi gõ nhanh mấy dòng gửi
Houston, mặc dù chắc mẻm họ đã tự động được nhận các
mã lỗi nhập nhằng.

Mất điện. 0314 GST.

Trạm giờ hẳn đã báo lại với họ rồi, nhưng ít nhất họ sẽ


biết tôi đang tỉnh. Nhân viên hiện trường. Cái tâm thịt của
que kem khổng lồ trong vũ trụ của họ.

Tôi tóm lấy vành đường ống dẫn ra tháp hải đăng và lao
mình vào máng trượt xuống phía cái máy GWB xa bên dưới.
Trò này tôi làm quen rồi, chỉ cần quệt ngón vào thành ống

81
để chỉnh hướng. Ánh đèn đỏ nhấp nháy dọc đường trượt.
Một chuông báo động rú inh ỏi phía trước.

Tôi dang rộng tay, đầu ngón miết vào thành kim loại
để giảm tốc độ, rồi tôi tóm lấy thanh thang ngang cuối và đu
vào tháp.

Máy GWB sờ vào nguội ngắt. Thế tức là nó đang không


phát tín hiệu báo lối đi an toàn cho tàu bè quá cảnh. Đồng
thời nó cũng không xoa dịu đầu như bình thường. Như thể
một lon bia yêu thích vừa bị chuyển hoá thành nước tăng
lực. “Mày bắt đầu làm tao lo rồi đấy,” tôi bảo nó trong lúc
kéo từng tấm panô lục giác ra.

Tôi đặt chúng sang bên và nghiên cứu phần mái vòm
nhẵn trơn bên dưới. Có tiếng leng keng đâu đó, giống tiếng
bu lông lỏng rơi vào hốc. Tôi kiểm tra chỗ ốc vít và không
thấy thiếu cái nào. Thêm nhiều tiếng ồn nữa. Dưới đáy cái
GWB, tôi kiểm tra hết các dây nhợ và kết nối. Tôi tin điều
đầu tiên chúng tôi được dạy phải làm sẽ giống hệt điều ai
cũng sẽ làm, kể cả nếu không trải qua khoá huấn luyện trị giá
nghìn tỉ đô. Tôi rút hết dây cắm ra. Đếm đến mười. Cắm lại
vào. Đảm bảo chắc chắn mọi dây đều cắm chuẩn.

Vừa làm, tôi vừa dành một phần trí lực nhớ về lịch tàu
bè qua lại. Trên tường treo cái đồng hồ bằng đồng, loại hàng
tuần phải lên giây cót cho khỏi chết. Ở đây đồ chạy pin hay
đồ có CPU sẽ bị máy GWB nướng chín hết. Tôi ngưng lên
giây cót khi chỗ tạp âm bắt đầu khiến tôi phát điên, bởi vì
82
tôi không chịu nổi tiếng tích tắc nữa. Tôi đoán đã năm phút
trôi qua kể từ lúc nhắn tin cho NASA, vậy bây giờ đang vào
khoảng 0320. Nếu nhớ không nhầm thì lúc 0330 sẽ có tàu
chở hàng chui ra từ Orion, chuyển tiếp đến Vega. Tàu cỡ đó
chắc chứa phi hành đoàn tám người. Thế rồi cả trạm bắt đầu
quay mòng mòng quanh tôi và tôi phải tự trấn tĩnh lại mình
vì vừa nghĩ đến tàu Varsk. Tàu du lịch hạng sang quá cảnh
lúc 0342. Nó chứa bao nhiêu nhỉ, năm ngàn du khách? Chưa
tính thuyền viên?

Tôi để nguyên chỗ panô của cái GWB đấy và lại lao vào
máng. Chọn hướng quá dốt. Tôi tông sầm vào tường, cái vai
trần trượt một phát, rít lên, rát bỏng, khiến tôi lật nhào và
đập bốp đầu cùng ống đồng trước khi kịp dừng lại. “Bình
tĩnh nào,” tôi tự nhủ. “Từng việc một.” Hồi còn làm lính tôi
hay nói to ra ngoài mồm như thế, cái thời cứ hấp tấp là ruột
gan sẽ phòi ra ngoài bụng.

Sau khi kéo người xuống dưới tay vịn máng, tôi lại tiếp
tục tăng tốc trong môi trường vô trọng lực. Khi đến rìa trọng
lực toả ra từ khu chính của trạm, tôi quay người để chân
trôi xuống trước, rơi nốt mấy mét còn lại và khuỵu người
tiếp đất.

Trạm phát điện cách đây hai lần cầu thang. Tôi trượt
xuống thang, phóng vèo qua các khu phòng ở, tay cháy rát.
Chân trần tiếp ghi thoát kim loại đánh keng. Các rơle chính
là những thanh chữ T có tay nắm cao su, và bọn này rất
khốn nạn. Muốn chuyển mạch chúng nó thì tốt nhất nên
83
dùng lực chân. Tôi ngồi xổm xuống, tì một vai dưới thành
chữ T, và dồn sức vươn thẳng lên, quay cái thanh chín mươi
độ, khiến tiếp điểm ẩn ở phía đầu kia của thanh ngắt kết nối.

Tôi làm tương tự với các rơle khác. Điện cắt thụp, và cả
căn phòng tối om. Bóng tối khiến các cảm biến quang điện
giật mình và lệnh cho chỗ đèn chạy pin dự trữ nhấp nháy
bật lên. Tôi lại đếm đến mười, chờ cho điện rút hết khỏi hệ
thống, đề phòng trường hợp các tụ điện nhỏ vẫn lưu thứ đã
làm loạn các vi xử lý trong bộ nhớ. Tôi muốn chúng quên
hết. Sau khi bị ép tái khởi động khôi phục cài đặt gốc, chúng
sẽ bật về chế độ như khi mới xuất xưởng. Hệt bọn trẻ sơ sinh.

Bật lại các rơle sẽ khó hơn, vì các thanh chữ T đã chuyển
sang nằm dọc. Tôi chống một chân vào lan can và giật mạnh.
Phần bụng đã biến tôi thành người hùng nhói đau. Tôi nhớ
lại một bài kiểm tra SIMCOM mấy năm trước, yêu cầu tôi
phải vặn chỗ role đủ mười lần, vặn đi rồi lại vặn lại, khi ấy
những tưởng ruột gan mình chuẩn bị vãi hết ra ngoài vết sẹo.
Tôi nhớ sau đó mình nói với hội râu bạc rằng: “Không, khoẻ
như vâm. Chuyện muỗi ấy mà.” Sau đó đái ra máu nguyên
một tuần.

Vặn xong rơle một là ánh sáng lại lên. Tôi vặn cái thứ
hai. Không chuông báo động. Tất cả đang tái khởi động, các
mạch điện tự phân lại theo bộ nhớ nền protein1, phần mềm
chạy lại từ các mốc tham chiếu hữu tuyến. Tôi chủ yếu thấy
1.  Bộ nhớ nền protein: các bộ nhớ sử dụng phân tử sinh học để lưu
trữ dữ liệu.
84
khó chịu vì bị phá giấc ngủ, và nghĩ đến mớ giấy tờ hành
chính và bản ghi lỗi sẽ phải giải quyết mà thấy ngao ngán tợn.

Giờ tôi leo lên thang, mồ hôi nhễ nhại, chân đau nhừ,
vừa ước giá mà mình mang theo đôi giày vừa kiểm tra đồng
hồ. 0326. Tái khởi động toàn bộ sẽ mất hai phút. Vậy là còn
dôi ra hai phút cho tàu chở hàng từ Orion. Suýt soát phết.
Tôi nghĩ về chuyến tàu chở hàng đang hướng về Vega, và
về mớ hỗn độn một vụ tai nạn như vậy sẽ gây ra trong bãi
tiểu hành tinh. Nhưng tàu Varsk mới là thứ ám ảnh tôi nhất.
Năm ngàn sinh mạng đang ngồi cắm tai nghe xem phim.
Cười sằng sặc trước các cảnh hài. Gọi thêm một ly gin pha
tonic. Ngáy o o. Lần mò tìm ghế trong bóng tối sau khi từ
đầu tàu quay về. Một đứa bé khóc ré lên, ai đó hắt xì khiến tất
cả cùng sợ xanh mặt vì không khí trong tàu được tái sử dụng.

QT phát chuông báo hiệu. Tin nhắn từ Houston.


Tôi ra chỗ màn hình đọc, nhưng chưa đến nơi, chuông báo
hiệu lại kích hoạt. Rú vào mặt tôi. Đèn đỏ nện thập thình.
Sập GWB lần hai. Sau một lần tái khởi động khôi phục cài
đặt gốc.

Độ bất khả thi của sự việc vừa diễn ra nện ầm ầm vào


sọ tôi trong khi tôi trân trối đọc từng con chữ trên máy QT1,
bức thông điệp của NASA. Tôi chớp mắt, nhưng nó không
biến mất. Tôi đã hi vọng sẽ được nhận giải pháp, được ai

1.  QT: viết tắt của Quantum Tunneler, tức Máy Cổng thông Lượng tử.
85
giúp cho một tay. Thay vào đó, tôi chỉ nhận được vỏn vẹn
mấy từ:

Đâu có mất điện?

86
CHƯƠNG 3

99 % THỜI GIAN LÀM VIỆC CHO NASA TÔI


dành để ca cẩm mình còn biết nhiều hơn họ. 1%
còn lại tôi dành để run lẩy bẩy, vãi đái ra quần vì
nhận ra có khi mình nghĩ đúng. Lần này thuộc số 1%. Đáng
ra Houston phải nắm được mọi vấn đề trạm tín hiệu của
tôi đang gặp phải, đặc biệt là chuyện nó không còn thực
hiện nghĩa vụ phát tín hiệu như một trạm tín hiệu bình
thường nữa.

Thay vào đó, tôi được một gã ngồi nhấp cà phê nguội
nơi miền đất của gái gú và pizza kiểm tra màn hình và nói với
tôi rằng không có gì bất thường cả. Trong khi tôi biết trăm
phần trăm có thứ khốn nạn nào đó bất bình thường. Cái
máy GWB sờ vào nguội ngắt. Và chuông báo lại ré lên.

87
Tôi gõ thêm một tin nữa. Máy QT sử dụng các hạt
phân tử rối1, và dùng xong là chúng sẽ bị phá huỷ, nhưng giờ
tôi không đếm xỉa gì đến kinh phí mà chỉ muốn không phải
phí thời gian với cái tên não ngắn ăn hại này. Tôi cố tình
bấm nút viết hoa, vì như thế họ sẽ nghe được chúng tôi quát
lên trong vũ trụ:

GWB SẬP HẲN. KHÔNG PHÁT. TÀU HÀNG


VÀ TÀU KHÁCH QUÁ CẢNH. KHỞI ĐỘNG KHÔI
PHỤC VÔ DỤNG.

Làm ăn cho ra hồn đi, Houston.

Tôi cố tưởng tượng cảnh đội dưới Trái Đất cứng người
bên bảng điều khiển, dụi mắt cho tỉnh ngủ, và sửa hết cho
tôi từ xa, nhưng tôi biết không còn thời gian tái khởi động
thêm lần nữa rồi, không thể kịp được trước khi có tàu quá
cảnh. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi lại lao
xuống chỗ cái GWB. Có lẽ là để quan sát, để hi vọng không
gì sẽ xảy ra, để không thấy vết tích tàu khi nó băng qua với
tốc độ hai mươi lần vận tốc ánh sáng.

Máy GWB vẫn lạnh lẽo vô hồn khi tôi đến nơi, chuông
báo vẫn nhấp nháy và hú inh ỏi. Tôi quay sang cửa sổ đối
diện vành đai tiểu hành tinh — và một ngôi sao gớm guốc

1.  Hạt phân tử rối: các hạt phân tử hoạt động bằng nguyên lý rối
lượng tử (quantum entanglement), tức mọi tác động xảy đến với một
hạt phân tử bất kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến phân tử có tương quan rối
với hạt phân tử gốc.
88
mới bùng lên trong một thoáng ngắn ngủi. Một chớp sáng
chói loà. Các vệt kim loại nóng chảy vút đi như thiên thạch.
Một đám mây titan bóng loáng bung ra. Các tiểu hành tinh
vỡ nát và nhào lộn và va đập vào nhau, bổ thành những tảng
nhỏ. Một cảnh huỷ diệt vô biên, không một tiếng động, một
vở ba lê kiêm màn diễn ánh sáng rùng rợn.

Một mảnh xác tàu lớn lật vòng vòng, vặn xoắn như
giấy gói kẹo, bên thành khoét đen một vệt khổng lồ, và các
mảnh vụn côngtenơ đỏ có xanh có xám có vương vãi khắp
nơi, hàng hoá bên trong văng hết vào chân không, phần lớn
bị nghiền nát không còn ra hình hài nào nữa.

Mọi chuyện xảy ra trong nháy mắt. Mới lúc trước


không một dấu hiệu tàn phá nào — chỉ có cái tĩnh lặng và
những khối đá đan xen như hà mã — và chợt hiện hỗn độn
và cháy bỏng và chết chóc và phế liệu. Một con tàu vũ trụ
nặng tỉ tấn di chuyển nhanh hơn ánh sáng va vào tảng đá
to bằng một quận nhỏ sẽ gây ra cảnh tượng như vậy đấy.
Máy GWB trong trạm tín hiệu tắt đi cũng giống như có ai
nhổ mất biển báo gần đoạn đường cua gấp, thứ biển thông
báo trước mặt có vách đá. Tôi nghĩ về tám thuyền viên tử
nạn. Tám là số binh sĩ trong một đội tiểu đoàn đặc nhiệm.
Thường lính chúng tôi không chết nhanh như thế. Lắm lúc,
có người sẽ lết được thoát thân và từ từ chết trong cô độc tại
miền vũ trụ xa vắng. Nhưng không có ai lết ra khỏi thảm
cảnh bên kia tấm kính cửa sổ. Và năm ngàn sinh mạng nữa
đang lao đến với vận tốc gấp hai mươi lần ánh sáng.

89
CHƯƠNG 4

Kho lưu trữ ở tâm trạm tín hiệu số 23 chứa gần như mọi
sách truyện trên đời. Lướt cơ sở dữ liệu của nó rất dễ rước
bực vào người, vì cứ một quyển hay thì sẽ có tầm ba tỉ quyển
nuốt không nổi, và chẳng thể nào phân biệt được hai loại
này nếu không cắn răng đọc thử một hai chương.

Chính thế mà tôi chủ yếu dành thời gian đọc tuyển tập
Wiki, ra đời khoảng năm 2245, vài thập kỷ rồi chưa được bổ
sung mới, nhưng vẫn đủ cập nhật để có mục về vũ khí hạt
nhân mặt trời và lựu đạn mảnh.

Vì tò mò về bức ảnh ông gác hải đăng và con sóng cồn


mà tôi lao đầu vào Wiki tìm câu trả lời, nhưng vô ích. Trước
khi gửi yêu cầu nghiên cứu cho NASA, tôi mò thấy một bài
viết khó tin khôn tả. Bài viết ấy hiện về trong tâm trí tôi trong
lúc tôi quan sát tàn tích của một tàu chở hàng liên hành tinh
rải rác trong vũ trụ. Nó hiện về khi tôi thấy thứ gì như hai
tàu hải tặc chở hàng cỡ nhỏ di chuyển giữa những khối đá
90
vô hồn và những dải vỏ tàu bị rứt toác. Chủ đề bài viết là về
một nghề cổ xưa đã thất truyền từ lâu. Hoặc Wiki nghĩ thế.

Thời tàu bè còn đi trên biển, khi vỏ tàu dùng để ngăn


nước thay vì ngăn chân không, và hiểm hoạ đối với các
chuyến tàu là đá ngầm, không phải thứ đá trôi nổi trong vũ
trụ, tồn tại một cái nghề bất lương là đánh đắm tàu.

Cái tên nghề đủ nói lên tất cả, và nếu không ghi sờ sờ
trong Wiki thì tôi không đời nào tin được: đây là lũ chuyên
đánh chìm tàu để kiếm ăn. Kiếm những đồng tiền tàn khốc,
đẫm máu.

Tôi chỉnh kính cửa sổ phóng to cảnh lên và quan sát


lửa phòi ra từ động cơ đẩy và khói trắng phun ra từ bộ tinh
chỉnh độ cao của hai tàu chở hàng sơn đen sì đang phóng từ
côngtenơ này sang côngtenơ khác. Và rồi vụ sập máy GWB
của tôi dần không còn có vẻ là một trùng hợp ngoài sức
tưởng tượng nữa. Tôi đang đứng trong một ngọn hải đăng,
và hải đăng không phải thứ ai cũng mê.

Bốn năm thế kỷ trước gì đó, hải đăng phải sập lên sập
xuống trước khi bắt đầu chiếu đèn vòng quanh được. Nguyên
cớ là ban ngày xây hải đăng thì không sao, còn khi đêm đến,
nhiều khối đá cứ không cánh mà bay. Chuyện cứ thế tiếp
diễn mấy tháng liền, đến tận khi bên xây hải đăng phải cắt cử
lính canh và giã nhừ tử những tên phá hoại. Ngọn nguồn sự
tình là do hải đăng làm ảnh hưởng đến cần câu cơm của bọn
đánh đắm tàu.
91
Trò đánh đắm tàu này có lẽ ra đời sau khi một vụ tai
nạn lớn trên biển bất chợt mang lại bao thứ báu vật. Những
người nạo vớt đồ số đỏ và sẵn gan đem các thứ của nả trôi
dạt lên bờ đi bán. Chẳng bao lâu sau, những kẻ tinh ranh và
tuyệt vọng bắt đầu ngóng trông một vụ đắm tàu lớn nữa. Và
chúng tìm cách để tai nạn xảy ra.

Dùng thuyền nhỏ, chúng giả vờ dẫn tàu bè vượt qua các
rặng đá ngầm, nhưng thực chất để con tàu mớn nước nông
của mình băng qua các bãi đá mà tàu lớn vào chỉ có chết.
Hoặc chúng đốt lửa báo hiệu những bến cảng ma. Chúng
làm giả hải đồ. Chúng giăng xích dọc kênh đào. Những
người thiệt mạng thấm vào đâu so với châu báu vơ vét được.
Sau mỗi vụ đắm và đâm tàu, luôn có một kẻ ẩn danh xoa tay
chắc mẻm sẽ vớ bẫm.

Chính thế mà hải đăng là cái gai trong mắt. NASA cực
ghét chúng tôi gọi trạm tín hiệu là hải đăng. Có lẽ bởi vì
họ không muốn phường mạt hạng nảy ra những ý tưởng
mạt hạng.

Ở quãng xa, bên ngoài trạm tín hiệu của tôi, trong vùng
không gian có thể hàng tuần liền không một bóng người, tôi
chứng kiến cảnh những tên mạt hạng vừa nói tất bật vơ vét,
và tôi bất lực không biết làm gì. Tôi cũng bị nhắc lại cho
thấm rằng đời không có gì trùng hợp ngẫu nhiên cả. Ngọn
hải đăng bên rìa khu tám của tôi đã bị phá hoại, bòn rút từng
viên gạch một.

92
Tôi đẩy mình ra xa cửa kính và lại chui xuống đường
ống, đi báo cho Houston. “Chúng ta gặp vấn đề rồi,” tôi
nghe mình tự thoại trong đầu. Nhưng giờ không ai viết
những thứ như thế nữa. Chúng tôi chỉ liên hệ với Houston
khi gặp vấn đề. Chẳng việc gì phải lãng phí hạt phân tử rối
thông báo điều thừa thãi.

Bị phá hoại, Tôi gõ vào QT. Không cần in hoa hết.


Người tôi đã đờ đi sau khi quan sát tàu chở hàng nổ tung
thành vô số mảnh vụn, và một phi hành đoàn tương đương
một tiểu đội chết dưới bàn tay hải tặc. Tái khởi động không
thành công. Tôi xoá đi và viết lại là Tái khởi động thất bại.
Cần trợ giúp.

Tôi bấm “gửi.” Sau đó là “xác nhận.” Và cuối cùng là:


“Vâng, tôi chắc chắn.”

Máy kêu bíp. Ít nhất đây là một âm thanh tốt. Hẳn


trạm đã bị đồng loạt phá hoại rất nhiều chỗ, kể cả chế độ
báo lỗi qua QT cho Houston. Và đúng lúc đó sự thật nhào
đến quật vào người tôi như một bao gạch. Đúng lúc đó bao
tháng đằng đẵng bị mớ tạp âm bé tra tấn không còn khiến
tôi phát điên nữa. Ngay từ lúc nhận ra trạm mình bị bọn
đắm tàu phá hoại, tôi mặc định rằng chúng tấn công từ bên
ngoài. Chúng mò ra cách vượt qua mọi biện pháp an ninh
nồi đồng cối đá của NASA. Chúng có chiêu bài hack điêu
luyện nào đó.

93
Thế rồi tôi nhớ lại lần mình đổi hàng với mấy gã bộ
dạng mờ ám. Tôi nhớ lại lần có tàu đến giao kết quả yêu cầu
nghiên cứu cho tôi trước khi đi đút túi ít quặng ở khu vành
đai. Thời tàu bè làm bằng gỗ, côn trùng gây hại quá giang
trong các hộp trái cây. Gián nở từ trứng đẻ trong thùng các
tông. Chuột lẻn vào đáy tàu, rồi lại đẻ thêm chuột. Mẹ kiếp,
tôi ăn tàn phá hại kiểu gì rồi?

Tôi nhớ lại những tạp âm tưởng như luôn tìm cách
trốn chạy mỗi khi tôi đến gần. Thế rồi đột nhiên, tôi không
còn cô độc trong trạm nữa. Tôi lướt nhìn bức tường đầy
nút bấm và màn hình. Xung quanh tôi muôn vàn ống dẫn,
các bó dây nhợ lủng lẳng rủ xuống từ trần nhà, những panô
để mở từ những dự án mới đây của tôi nhằm nghiên cứu
phần lòng mề cỗ máy của NASA. Và lũ côn trùng ghê tởm
ở khắp muôn nơi. Theo dõi tôi. Những con côn trùng kim
loại không dính bẫy của tôi, bởi vì tôi đánh sai kiểu bẫy.

Tôi nhìn giờ. Mười phút nữa Varsk sẽ qua hải phận
này. Hải phận. So sánh hơi quá đà. Hoặc có thể bởi vì tôi tôi
cảm thấy như sắp chết chìm. Về lại chiến trường. Tôi nằm
trong bệnh viện với chiếc huân chương trên ngực, được đeo
vì đã có công cứu một nhúm người chưa bằng một mẩu số
sinh mạng sắp chết đi bởi tay tôi. Lần này sẽ không ảnh ọt.
Chỉ vài dòng tít về vụ tai nạn. Năm ngàn người chết. Và tôi
vẫn là anh hùng, mồm bập bập tẩu, sau lưng sóng dâng lên.

QT kêu bíp báo tin nhắn từ NASA.

94
Bcth1

“Báo cáo tình hình à?” Tôi hỏi khoảng không. Tôi trả
lời lũ côn trùng, và cũng không hẳn trả lời ai hết: “Tình hình
ổn cả, bọn chó đẻ ạ. Bố mày ăn hại rồi.”

Tôi nện bàn tay lên màn hình gần nhất, và các thông số
xanh xanh lét màu phốt pho hơi rung rinh. Bọn đánh đắm
tàu. Nếu sắp tới chúng không giết kèm cả tôi là may lắm đấy.
Giờ này còn chưa giết là đã phước quá rồi. Tôi cần nhắn cho
NASA để báo họ dè chừng những vụ hack kiểu này trong
tương lai. Hack phi kỹ thuật2 luôn là cách dễ ăn nhất, bởi vì
những người như tôi luôn là mắt xích yếu nhất. Tôi chẳng
buồn dùng QT dè sẻn. Tôi gõ vắn tắt một lời giải thích,
phỏng đoán khả dĩ nhất của tôi:

Nhận hàng lậu. Bọ trong hàng, bọ kim loại. Một trò


hack. Đồng loạt đánh sập mọi hệ thống. Kiểm tra các trạm
khác. Đọc lịch sử những kẻ đánh đắm tàu. Hải tặc hôi của.
Không biết chúng có định sửa lại trạm không. Tàu khách 5k
ng3 đang đến. Tái khởi động có thể hữu dụng, nhưng chúng
tắt GWB ngay khi nó bật lên.

1.  Gốc là Sitrep, viết tắt của Situation report, tức Báo cáo tình hình.
2.  Hack phi kỹ thuật: hack bằng cách dùng thủ thuật lừa người dùng
tiết lộ thông tin bảo mật hoặc thực hiện hành vi tạo khe hở cho hacker
đột nhập.
3.  Gốc là Lux liner with 5k pop, viết tắt của Luxurious liner with 5.000
population, tức Tàu khách 5.000 người.
95
Tôi bấm gửi. Tôi xác nhận. Nhưng trước khi chọn “Tôi
chắc chắn,” tôi nhìn lại lời giải thích của mình. Đúng chưa
nhỉ? Chắc chắn có một khoảng dừng trước khi chuông báo
động kêu, như thể màn tái khởi động đã thành công nhưng
GWB lại bị tắt tiếp. Liệu chăng lũ bọ vẫn còn đây, vẫn theo
dõi tôi? Tôi có thể xử lý chúng không?

Nhòm vào đường ống dẫn ra tháp hải đăng, tôi nghĩ
về một thứ chất khử trùng. Tôi nghĩ về chiến tranh, nơi bao
người hi sinh để đổi lấy sự sống cho người khác. Nơi chúng
tôi cân nhắc cả việc diệt chủng. Nơi những tội ác kinh hoàng
nhất trở thành mục đích cao thượng nhất.

Tôi ụp tay lên cái bụng trần, xoa những lằn thịt vặn
xoắn, những viền sẹo nổi gồ với sự tích của riêng mình. Tôi
ngưng lại. Không còn thời gian làm chuyện đó. Chỉ còn thời
gian hành động.

96
CHƯƠNG 5

C
Ó MỘT ĐOẠN DÂY TRÊN ĐẦU TRUYỀN
điện ra cái đích đáp đỏ, cái chữ O to đùng màu đỏ để
dẫn đường cho tàu tiếp tế vào trạm. Tôi tóm lấy nó
và giật mạnh, tháo tung nó ra khỏi dây dán. Mò lấy cái kéo,
tôi cắt một đầu và lôi từ trong ren ra một đoạn vừa đủ dùng.
Tôi vớ cái cờ lê và vào ống phóng xuống tháp hải đăng.

Máy GWB vẫn mở toang hoang, panô ngổn ngang trên


sàn. Đồng hồ trên tường báo sai giờ. Tôi tí thì muốn vặn nó
lên, chấp luôn tiếng tích tắc. Giờ mà biết còn bao lâu nữa thì
hay biết mấy.

Tôi cắt nguồn điện dẫn ra cái GWB. Nếu nhớ không
nhầm giản đồ thì điện thế của nó và đèn bến đáp đều là 220.
Lâu lắm rồi tôi chẳng phải viện đến mớ kiến thức tào lao
này. Dùng cờ lê, tôi tháo sáu cái bu lông ghim mái vòm máy
phát sóng trọng lực vào đế, giống như tháo đèn chiếu khỏi
ngọn hải đăng. Tôi tháo nó ra và bỏ cờ lê lại. Vừa ôm cái
97
GWB như quả bóng chuyền, tôi vừa chậm rãi leo xuống ống
dẫn đến phòng điều khiển, lộn người trước khi bị trọng lực
hút, khuỵu người đáp xuống.

Tôi đặt cái GWB ở giữa sàn, gần cuộn dây điện. Giờ
lại xuống thang ra chỗ mấy cái rơle. Tôi áp lưng vào đẩy, và
chúng quay dễ dàng hơn chút, có lẽ vì nãy đã được vặn đi
vặn lại rồi. Khi điện ngắt, tôi leo lên luôn, không buồn đợi
mắt quen tối hay đèn dự phòng bật lên. Vừa va đập vừa mò
mẫm, phải qua hai bậc thang tôi mới nhìn lại được. Có tiếng
điện rút vo vo khỏi máy bơm hay cánh quạt ở đâu đó. Tiếng
chân tôi đạp thang.

Tôi lột vỏ dây điện cái đích đáp và nối nó vào máy
GWB. Lũ côn trùng kinh tởm kia đang theo dõi tôi. Giật
giật các cẳng kim loại tí hon. Cặp mắt camera hồng ngoại
đầy tò mò. Chầu chực bên rơle và đầu vào điện để sẵn sàng
quậy tưng bừng theo chỉ dẫn. Tôi tự nhủ vậy với bản thân,
mặc dù tôi có biết gì đâu. Mặc dù tôi nghi mình hơi loạn trí
rồi. Mặc dù tất cả mọi chuyện có thể đều chỉ do tôi tưởng
tượng ra.

Ba phút. Mối nối rất chắp vá, nhưng chắc sẽ truyền đủ


điện. Vừa đủ để chiên chín mọi thứ pin và đồ điện tử trong
vòng bán kính mấy mét. Chiên chín mọi con chip không
được chế với lớp bảo vệ. Chiên chín bất cứ thứ gì không khởi
động khôi phục cài đặt gốc được.

98
Quay lại chỗ các rơle điện, đặt tay chân lên thanh vịn
ngoài và trượt xuống. Va tím đầu gối. Cà nhắc đi dưới ánh
sáng đèn dự phòng. Tôi vặn rơle, hình dung cảnh những lão
già râu bạc lừ mắt nhìn mình qua cửa kính, quan sát tên đần
kia làm sai loạn mô phỏng, ghi chép vào bìa kẹp, lắc những
cái đầu mệt mỏi.

Rơle đầu kết nối, và ánh sáng lên trở lại. Sau đó đến cái
tiếp theo. Một khoảng lặng chờ GWB ấm lên, thế rồi vang
lên một loạt tiếng bôm bốp và xì xèo khi nó nướng hết mọi
thứ lân cận. Không kịp gióng chuông báo động. Bóng tối
bao trùm. Bóng tối chập chờn, ngập ngừng, và rồi thống trị
tuyệt đối.

Lại leo thang, lần này đèn tắt hết. Không thứ gì. Chỉ
tiếng tôi thở hồng hộc, tiếng tay đập vào thang, tiếng tích
tắc của cái đồng hồ trong thâm tâm, suy tư của những du
khách trên tàu, và của cả những người tôi không cứu được.
Xác. Xương. Những bộ hài cốt nhăn nhở. Anh em bằng
hữu mặc quân phục, những gương mặt nghệt đi ngay trước
khi hồn lìa khỏi xác, mặc dù họ thừa hiểu chuyện gì đang
diễn ra, mặc dù họ đã tiên liệu số phận mình từ khi còn ở
trại huấn luyện tân binh nhiều năm trước, mặc dù họ cùng
đồng đội đã từng chứng kiến cảnh đó rồi, nhưng thứ trụ
lại lâu nhất luôn là niềm hi vọng mong manh rằng mình sẽ
gượng qua được nghịch cảnh này, rằng mình sẽ sống đến
ngày nhạc ngựa khải hoàn, rằng tên mình sẽ xuất hiện trong

99
cuốn hồi ký chiến tranh, ở vị trí bìa sách, không phải trong
phần dành tặng.

Tôi mò ra cái GWB nhờ bò lết lung tung và vớ đại trong


bóng tối. Tìm dây. Giật hết ra. Rồi lại bò xuống thang làm
lại từ đầu. Kiệt quệ. Y hệt tập thể lực. Bị điều động hành
quân. Ở đây tôi bỏ bê luyện tập quá. Bụng tôi đau quặn,
nhưng chắc là do hồi ức hiện về. Một ký ức đau đớn. Không
hơn không kém.

Tôi vặn rơle với hi vọng đây sẽ là lần chót. Thêm một
lần khởi động khôi phục cài đặt gốc, các con chip tự tái cơ
cấu, phầm mềm quay về trạng thái sơ khai, điện nhấp nháy
lên lại, một loạt những tiếng bíp và vù vù và xì xèo đúng
chuẩn xuất hiện.

Tôi tự hỏi liệu bọn đánh đắm tàu có lường trước tình
huống này không, liệu lũ côn trùng của chúng có CPU tự
phục hồi không. Có thì thôi mà không thì tốt. Không còn
thời gian nấn ná nghĩ nữa. Tôi lại trèo lên thang, tay run run,
chân tê dại, ước ao giá mà mình chịu tắt trọng lực đi trước
khi bắt tay vào làm. Làm thế mới khôn. Một người lính giỏi
sẽ tính trước được chuyện này.

Tôi vớ lấy cái GWB và chui xuống đường ống. Tại tháp
hải đăng, khung cửa kính vẫn đang phóng to cảnh xác tàu.
Ngoài đó có bóng di chuyển và hoạt động, lũ chó đẻ. Tôi vít
xong hai cái bu lông là chuyển sang vớ nắm dây luôn. Không
còn thời gian quay lại tắt điện để cắm vào, thế là tôi quyết
100
định cắm trần luôn. Cực âm trước, cẩn thận không để hai
dây chạm nhau hoặc nối vào cùng một mặt phẳng kim loại.
Sau đó đến cực dương, tia lửa bắn toé tung ngay khi tiếp xúc,
nhưng rồi bình ổn lại khi tôi vặn hai đầu dây đồng chặt vào
với nhau.

Tôi ngồi lui lại. Lắng nghe tiếng vo vo. Đặt tay lên tấm
vòm. Nó đang ấm lên, hay đây là thân nhiệt tôi phát ra? Do
bàn tay nhễ nhại mồ hôi của tôi à?

Đồng hồ không có. Nhưng tôi biết thời gian ngắn lắm,
và để biết sửa như vừa rồi có ăn thua không thì phải chờ xem
có đột nhiên xuất hiện một quầng sáng chói loà nuốt gọn
khung cửa sổ, thêm một xác tàu khổng lồ để lục lọi, có điều
lần này sẽ đầy nhóc tử thi và các thứ tài sản quý giá của họ.
Tôi nghĩ về những tên đánh đắm tàu thời xưa lục lọi rương
hòm tủ gỗ và thu thập ván tàu cùng các cuộn dây trong khi
xác chết dạt lên bờ. Tôi hình dung cảnh những kẻ trong môi
trường vô trọng lực tháo giày khỏi xác. Lục lọi túi áo quần.
Giựt dây chuyền vàng trên cổ. Hút những ngón tay vô hồn
để nới lỏng nhẫn.

Rồi tôi thấy một anh lính nhỏ khiếp đảm ngồi trong
đường hào lầy lội trên một thế giới xa lạ, ngón treo trên cò
súng, muốn được bắn. Được bắn. Đồng đội xung quanh
đang bắn, và họ đang hi sinh. Điều tuyệt vời nhất tôi từng
thực hiện trong đời là ngồi không, và nhờ vậy mà tôi được
huân chương. Tôi từng là một người hùng. Và nếu ngắm
ảnh tôi, bạn sẽ thấy tôi mãi là người hùng.
101
Nhiều phút trôi qua. Hàng giờ trôi qua. Tôi khóc nức
nở vì nhẹ nhõm. Không gì xảy ra cả. Không gì hết. Năm
ngàn nhân mạng ngọ nguậy vụt qua chỗ tôi với vận tốc hai
mươi lần ánh sáng không để lại chút dấu vết. Họ tiếp tục đi,
bỏ tôi lại đây, mắt mũi sụt sịt. Thêm mười tám tháng trực,
một mình, sau lưng là biển, chăm chút cái trạm cùng mớ tạp
âm bé xíu tuyệt vời của nó. 

102
Hugh Howey
Hugh Howey là nhà văn Mỹ nổi tiếng với bộ truyện
Sci Fi Silo. Truyện của ông đến nay đã được dịch ra
hơn 40 thứ tiếng. Trước khi sang viết văn, ông từng
trải qua nhiều nghề, bao gồm thuyền trưởng, thợ
lắp mái nhà, và kỹ thuật viên âm thanh.

Tác phẩm “Trạm tín hiệu số 23” của ông gốc là năm
truyện ngắn, sau được tập hợp thành một quyển.
Truyện đã được Studio 8 mua bản quyền chuyển
thể thành phim, và bản tiếng Việt của truyện hiện
đang được Bookism tiến hành xuất bản.
sci fi muôn vẻ

SCI FI
MUÔN VẺ
VIRTUAL SHOPPER
col price
https://goo.gl/Tn5tOz

105
MEGAPOLIS
Alex Peryan
https://goo.gl/fM7e3z

106
PARIS MEGALOPOLIS
Ben Bardou
https://goo.gl/kpPCnO

107 108
DUX
Lukas Jevcak
https://goo.gl/pUmYWT

109 110
ASYMMETRICAL ENCOUNTER
Alec Beals
https://goo.gl/jKWtMG

111 112
COPYCAT
Ismail Inceoglu
https://goo.gl/HFT31t

113 114
ON MY WAY
Bastien Grivet
https://goo.gl/FUEc5b

115 116
AMBITION 1 LANDER
Maciej Rebisz
https://goo.gl/COSbKA

117 118
- THE JOURNEY -
Salvo Lo Iacono
https://goo.gl/bJO3jz

119 120
ALONE REACTOR
BOUILLOUD Quentin
https://goo.gl/Nix2y4

121 122
NHÂN SỰ THỰC HIỆN:
Lã Bảo
 Biên tập
 Dàn trang
 Dịch thuật

Long Nguyễn
 Dịch thuật
 Thiết kế

TƯ LIỆU ẢNH:
Alec Beals - “Asymmetrical Encounter”
 https://goo.gl/jKWtMG

Alex Peryan - “Megapolis”


 https://goo.gl/fM7e3z

Aurélien Fournier - “City of Newcrest”


 https://goo.gl/wQEyrs

Bastien Grivet - “On my way”


 https://goo.gl/FUEc5b

CREDITS
Ben Bardou - “PARIS Megalopolis”
 https://goo.gl/kpPCnO

BOUILLOUD Quentin - “Alone reactor” (SẮP XẾP THEO THỨ TỰ


 https://goo.gl/Nix2y4 BẢNG CHỮ CÁI)

col price - “virtual shopper”


 https://goo.gl/Tn5tOz

Ismail Inceoglu - “Copycat”


 https://goo.gl/HFT31t

Lukas Jevcak - “DUX”


 https://goo.gl/pUmYWT credits
Maciej Rebisz - “Ambition 1 Lander”
 https://goo.gl/COSbKA

Salvo Lo Iacono - “- The Journey -”


 https://goo.gl/bJO3jz

123
TƯ LIỆU BÀI VIẾT:
Kali Wallace - “First Light at Mistaken
Point”
 https://goo.gl/4pxfSH

Aliette de Bodard - “Immersion”


 https://goo.gl/5lvuy7

Hugh Howey - “Beacon 23” (cung cấp


bởi Bookism)
 https://goo.gl/8c65i5

CREDITS
(SẮP XẾP THEO THỨ TỰ
BẢNG CHỮ CÁI)

You might also like