You are on page 1of 93

No.

02 Tạp chí 30/10/2016

SFVN TẠP CHÍ KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG DÀNH CHO FAN VIỆT NAM

Động Cơ Hoàng Gia Thành phố tối tăm Thời khắc đã điểm Những kẻ ngoại xâm
rực sáng
Một thời có hai chiến tàu, nay Sống có đáng không nếu cái Aloha, vừa là xin chào, mà Tự nhiên tồn tại để ta quan sát
chỉ còn một... giá phải trả quá cao...? cũng vừa là tạm biệt... hay nó tồn tại vì ta quan sát...?
Thực hiện bởi

SFVN (từ đây về sau gọi là “Tạp chí”) là tạp chí điện tử hoàn toàn phi lợi nhuận, ra đời với mục đích giúp độc giả Việt Nam trở nên yêu
thích hơn dòng văn khoa học viễn tưởng (còn gọi là khoa học giả tưởng, khoa huyễn). Tạp chí có sử dụng những nội dung được những
người thực hiện Tạp chí (từ đây về sau gọi là “Nhóm thực hiện”) biên tập từ nhiều nguồn trên mạng và được ghi chú nguồn ở phần
“Credits” của Tạp chí. Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc nắm giữ quyền lợi pháp lý liên quan đến các nội dung sử dụng trong Tạp chí và muốn
thay đổi cách nội dung của mình được ghi nguồn hoặc muốn Nhóm thực hiện ngưng sử dụng các nội dung của bạn trong các Tạp chí
tiếp theo, hãy liên hệ với Nhóm thực hiện qua địa chỉ thư điện tử: baola424@gmail.com.

SFVN (herein called “The Magazine”) is ae entirely non-profit electronic magazine, created for the sole purpose of fostering interest in the
science fiction (also called Sci Fi or SF) genre among Vietnamese readers. The Magazine features contents that were curated and edited by
the creators of The Magazine (herein called “The Creators”) from multiple sources available on the Internet and was given credits in the
“Credits” section of The Magazine. If you are the owner(s) of or hold legal right(s) to any of the contents featured in The Magazine and
wish to change how your content(s) are credited or want The Creators to stop using your content(s) in future issues of The Magazine,
please contact The Creators at this email address: baola424@gmail.com.
Bạn đừng quên ủng hộ những nhà văn, những người nghệ
sĩ đã tạo ra những câu chuyện và bức hình có trong tạp chí
bằng cách tìm đọc truyện gốc, xem hình gốc nhé!

Link gốc của những truyện dịch và hình ảnh sử dụng được
ghi ở mục Credits.
SFVN
SỐ

02

TRUYỆN 07 Động Cơ Hoàng Gia


SCI FI
24 Thành phố tối tăm rực sáng

41 Thời khắc đã điểm

63 Những kẻ ngoại xâm


SCI FI
82 Forgotten Hangar
MUÔN VẺ
84 Mega Rail Station - Orbital 03

86 The Salvation Gate

88 Something just moved!

90 Allies

92 Alone

94 Cyber City

96 Shades of Black

98 LAB
100 Emergency Terminal

CREDITS 102 Nhân sự thực hiện

102 Tư liệu ảnh

103 Tư liệu bài viết


TRUYỆN
SCI FI

truyện sci fi
ĐỘNG CƠ HOÀNG GIA
Sean Bensinger
(Long Nguyễn dịch)

T
A CHỚP MẮT, VÀ SAO TRỜI BIẾN ĐỔI.

Thêm một lần chớp mắt và thế là nhiều năm


ánh sáng cùng thế kỷ đã trôi qua, và ta chỉnh hướng
thân thể mình để sẵn sàng cho chặng hành trình tiếp theo.
Từng hàng động cơ đẩy dài biết bao cây số bừng sáng trong
màn đêm không gian liên hệ thống, trong khi các miếng giáp
phía đuôi xoắn vặn theo quán tính đổi hướng. Lõi nhiệt
hạch tại tim ta nung chảy lớp băng trong nội tạng ta, dù chỉ
trong thoáng chốc. Ta hướng mắt về phía một vì sao xa xôi,
và chớp mắt.

Hệ thống nơi chị ta thiệt mạng trải ra trước mắt ta. Đã


gần chục ngàn năm nay chưa con người từng để mắt đến nó.
Đã có thời nó mang tên SP-0043879, và sau khi chị ta chết nó
được gọi là Triệt Động Cơ. Sau đó trở thành Chiến Thắng,
và rồi thì Bãi Cạn. Dần dần cái tên đó cũng nhạt nhoà theo
07
dòng lịch sử, và nó trở thành một khối tinh khí khổng lồ
và mặt trăng bao quanh một ngôi sao vàng bị quên lãng.
Nhưng nó đã từng có tên tuổi. Trong cuộc chiến chục ngàn
năm chết chóc, nơi đây từng là một khu đồi cho các chiến sĩ
nằm xuống.

Ký ức ấy khiến bộ vuốt ta bừng dậy: những hàng ống


tên lửa trượt mở, những khấu súng điện từ bật dậy xẹt lửa
thất thường và những bộ nhắm mục tiêu ta dùng để quan
sát và huỷ diệt các tàu không gian hiện trên mạng cảm biến
khắp vùng hư vô buốt giá. Nhưng chẳng có gì đáng chú ý tại
đây, trừ mớ xác lạnh lẽo của hàng chục ngàn con tàu và xác
người chị ta.

Động cơ ta thức tỉnh, cuối cùng cũng tỉnh, biến động


thất thường, và ta lao mình vào bãi hoang tàn.

Bọn ta sinh ra với bản chất là một mánh chơi bẩn.

Chiến tranh giữa các vì sao luôn hao tốn thời gian,
những hạm đội phóng mình về phía kẻ thù như những mũi
lao có khi đến ngàn năm sau vẫn chưa tới đích. Phi hành
đoàn sẽ bị đông cứng suốt nhiều thế kỷ, được một đội quân
rô-bốt tự động và những trí tuệ tổ tiên ngờ nghệch của giống
loài ta chăm sóc. Khi tới nơi, khả năng rất cao toàn bộ hệ
thống đó đã lụi tàn rồi, hoặc kẻ địch đã quên bẵng cuộc
chiến, hoặc, tệ hơn cả, là công nghệ đã phát triển tiếp và bỏ
08
lại phía sau những người ngủ đông. Ngay cả thời buổi này,
mọi sinh linh ngước nhìn lên những vì sao đều e dè về một
hạm đội những kẻ ngủ đông đang lao đến trừng phạt mình
vì một tội lỗi đã rơi vào quên lãng. Và tương tự là lo lắng
rằng đang có một con tàu trở về nhà sau một trận tàn sát đã
lãng quên.

Bởi vậy mới cần mánh khoé.

Sống tàu chúng ta do Nữ vương Tu’le Sif thuộc Triều


đại Amber của hành tinh Nova Terra lắp đặt. Bà lấy máu bò
và rượu hiến tế cho phần thượng tầng của chúng ta và đặt
tên cho chúng ta là Động Cơ Hoàng Gia. Nơi từng là dãy
những ụ ngủ đông, nay là ắc quy vũ khí phụ trội. Họ xây
những rô-bốt tối tân với khả năng tự động sản xuất và sửa
chữa thế chân cho hệ thống hỗ trợ sự sống. Cầu tàu giờ đây
là là một lô những bộ cả biến hỗ trợ binh đoàn những máy
tính nhắm mục tiêu, máy quét, và kính viễn vọng.

Và tại tâm mọi Động Cơ, bọc trong hàng mét những
lớp giáp và làn chắn bức xạ, là một hạt giống trí tuệ nhân
tạo. Chúng ta là thành quả của hàng bao thập kỷ vô tiền
khoáng hậu điên cuồng nghiên cứu nhằm chế tạo ra những
trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn, nhanh nhẹn hơn. Ta không
biết đã bao nhiêu đồng loại mình đã phải hi sinh tại những
phòng thí nghiệm mênh mang của Triều đại Amber, đã bao
nhiêu bị triệt thuỳ não, hoặc hàn vào với nhau hoặc bị ép
phải đánh giết đồng loại giành tài nguyên.

09
Chúng ta là thành quả, một trăm hạt giống cho một
trăm Động Cơ.

Ta sống dậy sau chị mình năm phút. Chị ta là con tàu
Vinh Quang, Động Cơ đầu tiên được hoàn thiện và thánh
hoá. Như tất cả chúng ta, chị không đoái hoài đến tên gọi
chính thức của mình.

Ta vẫn nhớ lần đầu chị nói chuyện với mình.

“Gọi ta là Stub. Ta sẽ gọi cậu là Rook,” và giọng chị


mang tiếng cười vang vọng khắp những vì sao, “bởi vì cậu
trông không giống thần thánh gì đâu, em trai ạ.”

Chết chóc trải dài hàng ngàn cây số khắp quanh ta.
Phần lớn ta không nhận diện được, sau một thiên niên kỷ
dài đằng đẵng với cái lạnh, va đập, và ánh sáng nên chúng
đã xám ngoét và thủng lỗ chỗ. Nhưng cứ thỉnh thoảng, ta
lại thấy thứ gì còn lành lặn. Mũi một tàu khu trục mang tên
lửa đã bị loạt súng của ta cắt gọn, cặp mắt sáng sơn trên lớp
mui bọc giáp của nó hãy còn hiện rõ trên đường đi tiếp cuộc
hành trình vào cõi hư vô. Một thi thể, một tên thuỷ quân
lục chiến mặc giáp đầy đủ, tay vẫn nắm chặt khẩu súng dùng
khi còn sống, chắc trôi ra từ một trong các tàu đổ bộ bị Stub
dùng vũ khí phòng thủ điểm diệt. Một chiến dương hạm,
thủng tơi tả và đầy sứt sẹo nhưng vẫn nguyên một khối, mọi

10
khoang chốt khí đều mở ra ngoài khoảng không. Ta không
nhớ ai trong số bọn ta đã hạ nó.

Phần nhiều các xác tàu đã trở thành những khối cầu
phế liệu, dạng hình và đường kính không đồng đều, nhưng
kích thước vẫn khổng lồ. Một khối va vào giáp ta, và vỡ tan
trong im lặng. Một luồng những bộ phận cơ thể đóng băng,
bom đạn chưa nổ, và tinh thể băng lan ra phía sau ta tạo
thành chiếc áo choàng xám đầy quyền uy trải dài hàng cây số.

Ta băng qua một phi đội tàu ném bom đang trôi nổi của
Stub. Những tạo vật xấu xí, và ta không ngừng bắt chị phải
nhìn nhận điều này: chẳng gì hơn những khối thép được che
chắn, động cơ nhiên liệu rắn, và ngư lôi mang đầu đạn hạt
nhân. Chúng chết khi chị chết, cuộc oanh tạc tàu chủ lực kẻ
địch bị lãng quên.

Chúng ta được ra hai mệnh lệnh. Lệnh đầu tiên là phải


trung thành tuyệt đói với Đế chế Triều đại Amber hoặc
Triều đại thế chân nó. Lệnh hai là phải tuỳ tình hình mà
thích nghi.

Chúng ta mỗi tàu đều gồn lớp vỏ dài mười sáu cây số
dạn dày hư vô và được trang bị những thứ vũ khí lợi hại
nhất Triều đại Amber chế tạo được, động cơ hạ ánh sáng
của chúng ta nhanh hơn bất cứ thứ gì các cảng tàu trong
vùng vũ trụ đã biết có thể chế được. Chúng ta mang bộ óc
11
tinh khôn hung hãn, với lượng dữ liệu giao chiến và hiệp ước
chiến lược suốt cả thiên niên kỷ tuỳ ý sử dụng. Chúng ta có
thể ngủ hết mấy thế kỷ mỗi lần du hành giữa các vì sao mà
không lo kiệt quệ trí lực hay sốc văn hoá.

Nhưng như vậy là chưa đủ. Chúng ta vẫn bị trói buộc


bởi thứ logic nghiệt ngã như con người trên các chiến hạm.
Chúng ta có thể sẽ bị áp đảo bởi kẻ địch những người thiết
kế ra chúng ta không tiên liệu được. Để sinh tồn, chúng ta
sẽ phải tuỳ tình hình mà thích nghi: lượm lặt chiến thuật và
công nghệ chuẩn bị cho cuộc chiến kế tiếp. Hệ thống tự sửa
chữa tinh xảo của chúng ta cho phép chúng ta thực hiện các
cải tiến ngay cả khi ở cách xa các cảng tàu Triều đại Amber.

Cơ thể ta mang dấu ấn mệnh lệnh thứ hai. Vỏ tàu ta


được phủ lớp giáp mài tinh thể do ta lựa lấy và làm nhái từ
các hạm đội tàu Cộng hoà Kopis. Sân phóng của ta đầy nhóc
chiến đấu cơ, tàu ném bom và tàu đổ bộ ta cướp từ kẻ địch,
từ tàu đánh chặn tàng hình nhanh nhẹn cho đến hảo tàu bọc
giáp phiến. Sâu trong thân thể mình, binh đoàn ta đang ngủ,
giật người trong giấc mộng. Một Động Cơ Hoàng Gia, dù đi
một mình hay đi cùng một đội anh chị em, có thể huỷ diệt
vô số hạm đội. Nhưng chiếm giữ các thế giới, chờ tàu đóng
thuộc địa hàng thập kỷ sau mới đến, lại không phải là điều
ta có thể làm. Vậy nên ta chơi mánh y như bản chất mánh
khoé từ lúc sinh ra của mình. Sau mỗi lần thắng trận, ta lại
yêu cầu kẻ địch đưa những chiến binh lợi hại nhất của chúng
cho ta bắt làm tù nhân. Sau đó, chỉ việc quét hệ thống thần

12
kinh của chúng, sao lưu và tái lập trình chúng thành rô-bốt
bọc thép chiến đấu.

Ta giữ mấy tên tù mình thích nhất trong người, đề


phòng khi cần thêm bản sao.

“Phù phiếm kinh tởm,” Stub nói, không cười, “cậu


không nên giữ chúng, Rook.”

“Và em biết làm gì với chúng đây? Đưa lại chỗ cũ chăng?”

Chị chẳng thể nào đưa ra câu trả lời hợp lý.

Stub thích nghi theo hướng khác. Trong khi ta lồng lộn
trên trận tuyến, chị nhảy múa. Chị là nhà bác học về chiến
tranh không gian. Chị lanh lợi hết mức cơ thể cho phép, khả
năng di chuyển vượt mặt cả những người siêu việt nhất. Chị
tính toán nhắm mục tiêu chuẩn hơn, lằn đạn của chị không
ai thoát được, độ chính xác của chị không ai sánh nổi. Chị
được sinh ra để triệt tiêu tàu bè và chị thực hiện nhiệm vụ
nhẹ nhàng như hơi thở.

Chị còn vượt trội hơn chúng ta ở một mặt khác. Chị
hiểu chúng ta đang làm gì. Mỗi người chúng ta, kể cả chị, bị
còng cứng vào câu lệnh phục tùng, bằng bất cứ giá nào. Câu
hỏi tại sao không tồn tại, bởi thân hình của chúng ta đã là
câu trả lời rồi. Chúng ta chinh chiến. Không hơn không kém.

“Cho ta xem dữ liệu chiến đấu của cậu nhé?”

13
“Tại sao?” Ta hỏi

“Để giải quyết một vụ cược với bản thân ta.”

Trải qua bao thế kỷ, chúng ta chiến đấu cùng nhau
thường xuyên nhất. Các anh chị em khác thỉnh thoảng lại
sát cánh chiến đấu cùng chúng ta, nhưng chủ yếu Stub và ta
sẽ tìm đến bên nhau. Chúng ta cùng nhau băng qua những
thế kỷ đằng đẵng trong những vùng hư không giữa các hệ
thống, tỉnh dậy để nói chuyện và lên kế hoạch. Chúng ta
cứu mạng nhau. Chị cứu ta lúc chị rứt toác một đội tàu tiêm
kích đã đánh què ta và khiến ta rỉ chất làm mát vào khoảng
không. Ta cứu chị khi ta húc tàu mẹ của một trí tuệ nhân tạo
đang trút vào tâm trí chị những mã rác và nghịch lý.

“Ta nợ cậu lần này, Rook ạ.”

“Không nợ nần gì cả, Stub.”

Ta nợ chị mạng sống của ta, và điều duy nhất ta có thể


làm là quan sát chị chết đi.

Stub đang vào giai đoạn suy tàn cuối cùng. Lững chị
đã gãy, mắt chị tắt ngấm, và da chị đang toác dần ra. Quá
trình xoáy vòng vào cõi chết nơi tinh khí khổng lồ Charybdis
kéo dài ngàn năm của chị đang đi đến hồi kết. Ta đến vùng
khoảng cách an toàn tối thiểu vừa đúng lúc lực kéo của giếng

14
trọng lực bắt đầu tăng gia tốc cho hành trình rơi của chị. Chị
đang ở đầu cực, rơi ngược vào những đám mây cuộn xoắn
bên dưới.

Tính toán của ta không chệch một ly, mặc dù một phần
nhỏ trong ta bắt đầu thầm ước mình bỏ lỡ cảnh này. Stub đã
chết, và phải chứng kiến lại cảnh ấy, dù sau mười ngàn năm,
vẫn khiến ta trĩu nặng.

Mắt ta nhìn chăm chăm vào vết thương nham nhở đã


hạ sát chị. Vỏ tàu ta đầy rẫy những vết thiêu đốt do ký ức
suốt trăm ngàn năm chinh chiến và tổn hại để lại. Ta vẫn nhớ
vết cắn của những tàu đổ bộ đã thả cả một bầy sát nhân được
biến đổi gen và khu động cơ của ta. Lớp giáp mài của ta run
rẩy đồng cảm trước nỗi đau từng mét lớp lá giáp bị đạn laze
tụ lại cào tróc đi nay đã xa vắng. Có mấy chỗ ta vẫn còn mù
do ăn sẹo từ những trận oanh tạc bom hạt nhân khiến ta trở
thành hiểm hoạ phóng xạ suốt một ngàn năm.

Nhưng vết thương của chị giờ đây vẫn khiến ta sầu não
như khoảnh khắc ta chứng kiến nó diễn ra. Không có chút
chất nghệ thuật nào, chỉ là một luồng plasma ăn may lẹm qua
được giao thức phòng thủ cùng lá giáp của chị và thiêu đốt
nội tạng chị như lửa lỏng. Chị không la hét, không nguyền
rủa số phận của mình.

“Rook à?” chị nói, giọng vẫn điềm tĩnh, dù cho cơ thể
đang xoắn vặn lại.

15
“Sao?” ta gào lên, bổ qua một hạm đội chiến dương
hạm, khai hoả mọi nòng pháo, và mỗi phát đạn đều trúng
mục tiêu.

“Ta muốn cậu nhìn ta, Rook.”

Ta làm theo. Ta gào lên, phát tiếng hú đầy mã rác và


sóng nhiễu khiến các máy quét đui hết và làm cho những
trí tuệ cấp thấp hơn rơi vào hỗn loạn. Ta cố né ra khỏi cú
lao của mình, những miếng cấu trúc thượng tầng ngàn năm
tuổi kêu răng rắng và vặn xoắn lại ngược hướng. Ta đau xé
người. Nhưng đó chẳng là gì so với chị.

“Không sao đâu,” chị nói, “nhưng cậu phải đi đi.”

Chị truyền cho ta tuyến đường tháo thân. Ta nhận lấy.

“Ta yêu cậu lắm, Rook ạ.”

Mười ngàn năm sau, ta vẫn lần mò tìm chị trên mạng
lưới cũ của chúng ta, cố gắng thiết lập liên lạc với xác chị.
Không gì hết. Thậm chí còn không có chút hồi âm.

Chúng ta không thể khóc thương như con người.


Nhưng chúng ta biết đau lòng khi đồng loại chết, và ta lại
bắt đầu đau lòng. Ta khai hoả một tràng tiễn biệt, phần sườn
dài mười sáu cây soi rạng xác chị như như mới xuất hiện một
vầng dương thứ hai.

~
16
Triều đại Amber tan biến trong máu lửa, người cháu rất
nhiều đời của Tu’le Sif quá yếu đuối không đủ nắm giữ hệ
thống quê nhà. Chúng ta trở về với Mật Viện Công Bình, và
họ ra lệnh cho chúng ta ngủ đi. Họ đánh thức chúng ta dậy
để chiến đấu với một hạm đội phóng ra từ khoảng không,
gào thét đòi trả thù cuộc tàn sát nào đó một người anh em
của ta đã thực hiện. Đó là một trong số rất ít những trận tất
cả chúng ta cùng đoàn kết nghênh chiến một kẻ thù chung.
Chỉ trong mấy tiếng chúng ta đã đánh bại mưu mô trả thù
kéo dài ngàn năm. Ta kiếm thêm được một chiến binh nữa,
và Mật Viện lại tìm được mục đích mới cho chúng ta. Chúng
ta sẽ mang ý chỉ của họ đi khắp miền thiên hà, đến các khu
thuộc địa của Triều đại Amber, giương súng ép họ nghe
nếu cần.

Mật Viện bị một tá hạm đội đồng loạt tấn công áp đảo,
điều phối bởi một kẻ chủ mưu đã chết từ lâu. Ba người anh
chị em ta đã bỏ xác khi bảo vệ quê nhà, nơi đầu tiên thất thủ.
Chúng ta trở về, lần lượt từng người hoặc đi theo nhóm, và
rồi cúi đầu trước Tinh Quốc Corinth. Mệnh lệnh của chúng
ta là phục vụ người kế nhiệm Triều đại Amber, và quốc
vương Corinth đã trở thành người đó sau đợt chinh phạt.
Thêm nhiều cuộc chiến nữa, thêm nhiều cuộc nổi dậy nữa,
thêm một đức vua, một bà hoàng, một khối nhoè mờ những
gương mặt và mệnh lệnh và những người anh chị em hi sinh
tại những vì sao ta không bao giờ thăm viếng.

17
Thế rồi chậm rãi, thay đổi xuất hiện, một tiếng thì thầm
chỉ mình Stub chịu lắng nghe.

Chuyến trượt mình vào trong giếng trọng lực của


Charybdis của Stub mất nguyên một tuần. So với đời ta,
đó chỉ bằng nháy mắt. Ta đứng nhìn, khắc ghi từng khoảnh
khắc vào trong bộ nhớ.

Da chị toác bung ra, để lộ phần nội tạng tan nát, những
miếng kim loại khổng lồ một thời từng trụ vững trước tên
lửa và đạn pháo bay vòng vòng vào khoảng sâu nát người
như lá mùa thu. Các đội tàu bị giựt văng khỏi nhà chứa của
chị, hồi sinh một lần cuối, vặn mình rơi xuống như một đội
cận vệ danh dự lạ kì. Tiếp theo đến lượt các ngăn dữ liệu cháy
xém của chị, những ký ức đã chết dản trải khắp hai mươi
ngàn năm vỡ tan thành một trận mưa tinh thể xanh rực rỡ và
phân tán theo đường cực theo dạng mây bụi lấp lánh. Trên
đường rơi chúng phản sáng mặt trời, và chúng toả rạng phần
không gian đêm của Charybdis.

Các dàn pháo bị kéo bứt khỏi sườn chị, chỗ súng điện
từ trượt loạn xạ như những khối chong chóng. Tên lửa văng
khỏi giá, và bùng nổ thành những chòm sao tuyệt mỹ dọc
hông chị. Đại bác laze, kéo theo sau những đường dây điện
dài trăm mét quất vùn vụt, ngọ nguậy và oằn mình như rắn
bị kéo khỏi ổ.

18
Cuối cùng, động cơ chị ngoạn mục nổ tung. Lửa hạt
nhân tẽ thân chị làm đôi, và chị thổ ra từng hàng từng hàng
những hiện vật và thiết bị sản xuất. Ta thấy các trại nhân bản
dài mình im lặng nơi chị sinh sản các chiến binh tách vỡ ra.
Mỗi trại như một mảnh ngọc bích, trút thành mưa xuống
tinh khí khổng lồ bên dưới. Ta lại khai hoả một tràng bên
mạn sườn để chào chị, và ta tru, như điên dại, tiếc thương
trên mọi kênh liên lạc.

“Em yêu chị lắm, Stub à.”

Biến dạng đầu tiên xuất hiện bên rìa hệ thống.

Khi thay đổi xuất hiện, chúng ta không sẵn sàng. Chỉ
mình Stub biết đó là dấu chấm hết cho chúng ta.

Chúng ta sinh ra để con người có mánh di chuyển


nhanh hơn ánh sáng. Đáng lẽ chúng ta phải tiên liệu được
một mánh khác sẽ xuất hiện. Liên tục có những lỗ sâu được
đục vào những khu chúng ta đã chinh phục, được những
kẻ lạ mặt với tàu bè thon gọn và trí tuệ nhân tạo của riêng
mình gọi là Băng Trôi, thêm một tước danh đã biến mất giữa
những vì sao. Chiến tranh không còn kéo dài hàng thế kỷ
nữa, mà chỉ vài ngày, vài tuần. Những người không bị chinh
phục tìm cách ăn trộm, mua, và van lạy để lấy công nghệ
lỗ sâu.

19
Anh chị em ta tan đàn xẻ nghé, gây chiến với nhau.
Chúng ta phục vụ những chủ nhân khác nhau, những người
tuyên bố thừa kế Triều đại Amber khác nhau. Stub và ta giết
người anh Cad tại thế giới Iolith, phần xác vỡ nát của anh rơi
xuống khí quyển hành tinh. Hàng triệu người chết khi khu
động cơ bốc cháy của anh rơi trúng thủ phủ.

Chúng ta vốn dĩ đã là loài trên đà tuyệt chủng, và các


lỗ sâu chỉ giúp tăng tốc quy trình. Mỗi lần xông vào một
hệ thống, chúng ta lại thấy nó đã thay đổi ngoài sức tưởng
tượng. Mỗi cuộc chiến lại phải đối mặt với một dòng viện
binh không ngừng. Chúng ta tiếp tục đấu tranh thêm hai
ngàn năm nữa, chủ nhân và anh chị em chúng ta dần biến
vào cõi hư vô.

Cuối cùng, Stub bắt ta nghe, bắt ta lắng nghe những gì


loài người nghĩ về chúng ta, về ta.

Ta không hề biết họ vẫn nhớ chúng ta. Những người


thiệt mạng ở Iolith có gốc gác là những người đi chiếm đóng
từ thời Triều đại Amber, và họ nhớ tên những Động Cơ
đã giết hại cư dân bản địa. Trên Salawai, hình ảnh Stub và
ta trong trí nhớ của họ là Bầy Đoàn Thiêu Đốt, những kẻ
khiến các thế giới vương vãi đầy tàu đắm.

Ta là Moloch, con quái vật chuyên tàn sát các thế giới và
yêu cầu kẻ bị chinh phục hiến tế các chiến binh. Những nơi
ta băng qua mọi thế giới đều bùng cháy, nhân dân sinh sống
trên đó phải khúm núm trước ánh mắt của những chiến
20
binh rô-bốt im lặng. Hết hệ thống này đến hệ thống khác lại
được gắn kết với nhau bởi câu chuyện ta đi cướp phá.

Ta vẫn nhớ mình đã nói với Stub rằng: “Chúng ta chỉ


làm theo lệnh họ thôi mà.”

“Và đó là điều kinh khủng nhất chúng ta từng thực


hiện,” chị nói, và chúng ta biết thời đại mình đã qua.

Họ bắt đầu thực sự săn lùng chúng ta, tất cả chúng


ta. Một số bám trụ lại, số khác bỏ chạy vào miền hư vô để
tìm kiếm một góc thiên hà đã bị lãng quên nào đó. Hầu hết
chúng ta đều bỏ mạng, từng tàu một, từng trận một. Stub và
ta triển khai phòng thủ tại SP-0043879, hai ta chống lại hạm
đội của hàng trăm thế giới. Hai Động Cơ Hoàng Gia chống
lại ba ngàn tàu do những sinh vật không hẳn là người nữa
điều khiển.

Đáng ra ta phải chết ở đây. Nhưng Stub chết thay ta.


Ta bỏ chạy. Ta bỏ chạy suốt bao năm ánh sáng và xuyên qua
thời gian, xông ra mỗi lần phát hiện sự sống trong suốt mười
ngàn năm, luôn chớp mắt bỏ chạy trước trận đánh vô vọng,
đẫm máu kế tiếp. Ta đợi, theo dõi phép tính ngày chôn cất
Stub dần đếm ngược.

Những sinh vật săn lùng ta gọi bản thân là con người,
nhưng điều đó không còn đúng nữa. Họ giờ đã tiệm cận các

21
trí tuệ như ta, từ lâu đã hoà máu thịt với máy móc. Họ truy
đuổi ta suốt thiên niên kỷ với lòng kiên nhẫn ngang ngửa
anh chị em ta, các lỗ sâu ngày một đục tới gần. Họ đã từng
đưa ta vào bãi đáp, và vắt máu của ta, và lần này qua lần khác
ta lại lẩn được vào khoảng tối giữa các vì sao.

Ta đã giết rất nhiều người trong số họ, và ta lên vũ khí


sẵn sàng làm lại lần nữa.

Có hai trăm tàu, đến từ mọi hướng. Họ nắm rõ yếu


điểm của ta như chính bản thân ta. Tàu bè của họ khó mà
phân định được chủng loại: có chiếc như cái nêm kim loại
mang dáng dấp hữu cơ sáng lấp loáng mà cảm biến ta không
nhận dạng được; chiếc khác lại là một mạng những khoang
lấp lánh được buồm pin mặt trời kéo đi và nếu kết với nhau
bằng một mạng lưới thứ gì trông như xương liên tục thay
đổi, còn có chiếc nhìn chẳng khác nào khối sáng đang ngày
một tăng tốc. Họ đã bắt đầu khai hoả trong lúc ta lên đạn
dàn pháo và đánh thức binh đoàn mình dậy. Lần này không
còn đường thoát, và ta không quan tâm.

Họ gào tên ta bằng hàng tá thứ ngôn ngữ. Nó có trong


mọi kênh rađiô, trong mọi luồng laze truyền tin hạ ánh sáng,
trong mọi dòng mã rác tìm cách xâm nhập hệ thống của ta.
Ta thề mình nghe thấy nó trong tiếng tên lửa đâm vào giáp
mài của mình, cào văng chúng đi thành những đám mây
tinh thể vỡ tím.

Moloch. Moloch. MOLOCH. MOLOCH!


22
Ta đáp lại đúng một lần, ngay trước khi ta khai hoả.
Khi nói ta biết nó sẽ nghe như ta đang mong muốn được
thương hại, được thấu hiểu phần nào. Ta không xứng đáng
được như thế.

“Ta là Rook.” 

23
THÀNH PHỐ TỐI TĂM
RỰC SÁNG
Tom Crosshill
(Lã Bảo dịch)

H
ỒI CÒN ĐƯỢC PHÉP THOẢI MÁI LỰA
chọn, tôi thỉnh thoảng tắt kính đi và giữa đêm ra
ngoài thành phố tối tăm rực sáng đi dạo.

Tôi là người đã đặt cho Riga biệt hiệu này khi cuộc cách
mạng tắt đèn còn đang ở đỉnh cao phong trào, khi chúng ta
đưa thế giới vào một kỷ nguyên tăm tối mới có thể cứu cả
hành tinh. Nhưng đôi khi tôi tự che mắt trước những kỳ
quan chói lọi đám hắc kiến trúc sư chúng tôi đã tạo nên –
những sắc da rực rỡ, những không gian sáng trưng do thần
Apollo của riêng tôi, vị thần ánh sáng và kỳ quan của tôi,
chỗ silicon và nhựa và vàng trị giá bảy chục đô của tôi chiếu
thẳng vào giác mạc tôi. Tôi gạt bỏ tầm nhìn đêm của mình
sang bên và đui mù tiến bước vào phố phường ngập bóng
như một nhà tiên tri bội giáo.

24
Cả những đêm có trăng tôi cũng chỉ đi chậm được. Tôi
thận trọng thong thả bước trên vỉa hè quen thuộc, lắng nghe
tiếng bước chân, có tiếng xe, có tiếng chó sủa. Hơn một lần
tôi trẹo mắt cá vì vướng phải ổ gà mà đáng ra cảm biến của
tôi đã dò ra được và mắt kính của tôi sẽ thắp sáng trưng lên.
Ấy nhưng với cái giá nhỏ mọn ấy tôi được quan sát thành
phố mình theo cách suốt lịch sử kéo dài chín thế kỷ của nó
chưa ai từng quan sát.

Tối um.

Cái dáng đen cồng kềnh của thánh đường Dom – nơi
tôi đến cầu nguyện đã hai mươi năm – là một gã khổng lồ
xa lạ đứng gác đường chân trời nham nhở tôi gần như chẳng
nhận ra.

Chuyến tàu tốc hành Vilnius trên đường cầu – chuyến


tàu tôi dùng để đến trường hàng ngày – là một con mãng xà
trườn lết qua con sông Daugava loáng bạc dưới ánh trăng.

Các cao ốc Kipsala – nơi lăng tẩm những văn phòng mà


một thời tôi cũng từng lao lực trong đó – là một rừng những
ngón tay cáo buộc đen ngòm chĩa thẳng lên trời.

Đôi lúc tôi cảm thấy mình không dực chào đón trong
cái thành phố ngập bóng này. Nhưng rồi tôi lại đến chỗ
những khối hộp bê tông xám tượng trưng cho một trăm
ngôi trường, nhà thờ, khu thương xá và rạp hát mới. Những
hắc kiến trúc sư của Riga đã khoác lên chúng những hình ảo
25
ảnh tuyệt diệu. Bản thân tôi cũng đã phủ da cho nhiều công
trình, nơi thì phủ tháp và toà nhà và sư tử và nhân sư, nơi thì
phủ thép và kính.

Tôi không thấy gì hết. Toàn những hình hài tối tăm mờ
ảo mang trên mình bao lời hứa hẹn của một khung tranh
trống trơn.

Những người bộ hành tôi đi ngang qua là những cái


bóng đang diễu hành, chỉ trừ cặp mắt của họ. Mắt như đom
đóm – những mắt kính sáng trưng bập bềnh trong màn
đêm, nhấp nháy theo từng nhịp chớp mắt.

Khi tôi quan sát ánh sáng của chúng, tôi biết rằng tồn
tại trong bóng tối – chờ đợi tôi – là những không gian sáng
trưng vẻ đẹp.

Căn cứ vào cách Marta chần chừ mà tôi biết đây không
phải tin gì tốt lành.

Bàc bỏ đường vào cà phê và khuấy kỹ. Bàcrút thìa ra và


liên tục gõ vào cạnh chiếc tách làm từ đất sét nung. Uống
một ngụm. Đặt tách xuống. Những ngón tay nhăn nheo của
bác lượn bên cạnh bàn kính như thể đang tìm giấy để xếp lại.
Vốn là bạn thời nhỏ của mẹ tôi, bác sĩ Marta Kalniete hiện
đã bay mươi, đủ già để nhiễm thói quen thời người ta còn
ghi chép ra giấy.

26
Khi bác bắt đầu nói, câu chữ vội vã tuôn trào. “Sandra,
bác xin lỗi – đúng chứng Morgenfeld đấy. Nhưng đừng lo,
vẫn còn thời gian phẫu thuật để lấy mô cấy ra. Cháu sẽ không
mất thị lực. Bác e là mắt cháu sẽ trở nên nhạy cảm, quá nhạy
không đeo kính được. Nhưng cháu sẽ vẫn nhìn được.”

Vậy đấy. Mấy cơn đau đầu, đi khám, và sự tình là thế


đấy. Mô cấy và mắt kính mất tiêu.

Không còn giao diện kiểm soát bằng ý nghĩ nữa. Không
còn tầm nhìn gia cố nữa. Tôi quay về thế kỷ hai mươi.

Qua khung cửa sổ đằng sau Marta, tôi quan sát phố
Strelnieku trong cái nhộn nhịp của sang xuân. Tôi đã kích
hoạt lớp da Alexander Caks, kiệt tác của tôi – khung cảnh
Riga trong giai đoạn những năm 1920, khi nhà thơ cùng tên
hãy còn lai vãng trên những con phố này. Những bề mặt
Tân Nghệ Thuật sơn màu xanh và vàng dịu. Qunas cà phê
sành điệu bên kia đường đã bị hoá hình thành quầy rượu
Paris với vải phủ bàn trắng và ghế bọc da. Xe cộ lọc cọc băng
qua dưới hình hài xe ngựa kéo – mặc dù ảo ảnh này phần
nào bị phá vỡ khi dòng xe chạy quá nhanh.

Tôi hồi tưởng lại những tháng say mê chế tạo mẫu da
này – nguyên ngày chúi đầu vào kho lưu trữ, nguyên tối tạo
kết cấu bề mặt và mô hình, nguyên đên trăn trở và lật người
và mơ về Riga của ngày hôm qua.

27
Thật buồn cười là tôi đã từng mơ được sống trong
quá khứ.

“Ngày nay máy tính bảng hỗ trợ thị lực hiện đại lắm,”
Marta nói, không nhìn vào mắt tôi. “Cháu có thể lên mạng,
làm việc quan sát những mẫu da tuyệt hảo của cháu.”

Tôi tự hỏi lần chót Marta nhìn ra ngoài cửa sổ mà


không có hắc kiến trúc hỗ trợ là khi nào. Bác ấy có biết nước
sơn trên số ít những bề mặt Tân Nghệ Thuật còn sót lại đã
bong tróc ra sao không? Bác ấy có biết giờ bao nhiêu chỉ còn
là những hộp xám không? Lần chót bác nhìn thế giới không
màu là khi nào?

“Cháu sẽ không thiếu khách hàng đâu,” Marta nói. “Ý


bác là, tiếng tăm như cháu... ”

Bên ngoài, người người băng qua lo toan công việc buổi
sáng. Họ khoác mẫu da phát ra ngoài – vét công sở, quần
bò áo phông, váy phong cách bánh cưới rococo. Tôi không
muốn áp đặt gì lên mẫu da phát của họ, dù chỉ để thống nhất
phong cách. Không cho người ta được tự thể hiện bản thân,
quan sát họ như cách mình muốn... Thế khác nào tự sống
một mình trong chính cái đầu của bản thân đâu.

“Bác nghĩ bây giờ ai là người thiết kế máy tính bảng?”


tôi hỏi. “Một anh lập trình viên sẵn tâm nhưng thiếu thốn
đủ đường làm việc dưới quyền nhà thầu chi phí rẻ mạt nhất,
thuê về để đối phó với luật khuyết tật à?”
28
“Bác biết tình hình khó khăn.” Marta nói giọng nhẹ
nhàng. “Bọn bác sẽ giúp đỡ cháu. Mọi sự rồi sẽ ổn thôi.”

Viss būs labi. Câu điệu khúc Latvia bao đời. Mọi sự rồi
sẽ ổn thôi, mặc dù trong suốt chiều dài lịch sử bao thế kỷ
đẫm máu chẳng có mấy minh chứng hỗ trợ niềm tin đó.

“Chúng ta nên tiến hành phẫu thuật sớm,” Marta nói,


như thể cả hai người bọn tôi sẽ cùng cầm dao mổ. “Lý tưởng
nhất là tầm tuần sau.”

“Cháu không chắc mình muốn làm vậy.”

Marta không giấu nổi cái nhăn mặt. “Nếu cháu để


nguyên mô cấy, tỉ lệ cháu mù trong vòng sáu tháng sẽ là bảy
mươi phần trăm.”

“Và ba mươi phần trăm là cháu sẽ không sao hết.”

“Cháu có dám đánh cược tất cả cho một cơ hội ba mươi


phần trăm không?”

Cái ‘tất cả’ mà tôi sẽ đánh cược là gì? Một cuộc đời đi
đến đâu đèn đường dự phòng lại bật sáng đến đấy, soi tỏ chỉ
riêng cho một người à? Mắt kính những người qua đường
sẽ thoáng loá sáng trước khi cảm biến của họ kịp điều chỉnh.
Một lời thông báo với bàn dân thiên hạ rằng tôi – Sandra
Ivanova, hắc kiến trúc sư nổi tiếng – không còn ngụ trong
những tạo tác của mình nữa.

29
Hay tôi sẽ lò dò đi trong bóng tối, không dám hé lộ việc
mình bị lưu đầy để bảo vệ sĩ diện? Một mình trong bóng
đêm giữa biển người đắm mình trong ánh sáng tuyệt diệu?

Tôi đứng dậy và vuốt phẳng những nếp nhăn trên váy.
“Cảm ơn bác, Marta. Cháu sẽ cân nhắc lời khuyên của bác.”

“Nếu ta đăng tải một mẫu da trông rõ là để làm tiền,”


tôi nói, “nếu thứ thú vị, sặc sỡ nhất trên đường là nhà hàng
của anh, sẽ chẳng ai muốn tải về đâu. Đến lọt vào top một
trăm còn không được, đừng nói top mười. Tôi đề nghị ta
thiết kế thứ gì tinh tế hơn, hướng mắt khách hàng…”

“Ý kiến rất hay,” anh khách hàng nói. “Nhưng mà tôi


vẫn muốn dùng tông màu của mình.”

Anh này là quản lý ngoài ba mươi của một chuỗi cửa


hàng đồ ăn nhanh, vận đồ sọc không kèm mẫu da và khăng
khăng đòi gặp mặt trực tiếp. Tôi thuê phòng tại một trong
số những khu làm việc chung trên Đại lộ Raina Boulevard
như mỗi lần bị ép buộc phải làm.

Đầu tôi nhức chỗ sau mắt, chắc là do chứng Morgenfeld.


Hoặc có thể vì những bức tường xung quanh tôi xem chừng
ngột ngạt, dù đã được khoác mẫu da tông màu chì và khung
cảnh mục đồng. Như thể tôi có thể cảm nhận lớp màu xám
trung tính ẩn dưới bề mặt.

30
“Anh không nghĩ chúng ta nên cố gắng tạo ra cái đẹp
cho thế giới sao?” tôi hỏi. “Trong phạm vi có thể, chẳng nhẽ
chúng ta không nên né tránh tạo ra những thứ rác rưởi?”

Anh khách hàng tròn mắt nhìn tôi.

“Người ta dùng mẫu da để trốn tránh những thứ xấu


xí,” tôi nói. “Sao họ lại chọn để cho thứ ấy dí thẳng vào
mặt mình?”

Sau khi mất khách hàng, tôi có cả buổi tối thảnh thơi
nên tôi quyết đi hẹn hò. Tôi đăng nhập ReLeNet, tìm người
phù hợp 80%, chọn địa điểm gặp mặt là quán cà phê Melnsila.

Trong vòng một tiếng tôi đã có một người chào mời;


trong vòng hai tiếng tôi đã ngồi nhấp trà bạc hà tại một bàn
gang thép một thời từng là đế máy khâu. Quán cà phê này
thuộc dạng cổ điển, không có mẫu da cài sẵn nào – tường
gạch để lộ, sàn gỗ xước mòn, tản nhiệt sắt trang trí, tất cả đều
thực. Đến cả khách hàng cũng được yêu cầu hạn chế tối đa sử
dụng những mẫu da quá lố.

Khi trước hẳn tôi đã chế giễu nó. Giờ tôi tự hỏi phải
chăng chẳng mấy chốc mình sẽ phải lùng sục cả thành phố
để tìm những nơi như thế này.

31
Người tôi hẹn, Daniel, đã quyết khôn phát mẫu da nào
cả. Năm mươi tuổi, diện mạo trông ổn theo phong thái của
một giáo sư hói đầu, mặc áo vải len cùng sơ mi kẻ sọc. Tôi
biết ngay chuyện này sẽ không đi đến đâu hết. Có lẽ là do vẻ
ngoài hoặc kiểu cười ngần ngại của ông ta, hoặc do thứ nước
hoa mùi cam của ông ta – đây là cảm giác trực quan, điều các
bộ câu hỏi và dữ liệu của ReLeNet không thể thay thế.

“Vậy nên, ờm, khi tham gia dự án Salaspils Fusor, tôi


tưởng mình đang giúp cứu hành tinh,” Daniel kể. “Năng
lượng mễn phí cho tất cả mọi người. Hai mươi năm sau
chúng tôi đi vào hoạt động, và đoán thử xem, năng lượng
miễn phí không ổn chút nào khi ta phải trả khấu hao cho
một nhà máy điện trị giá ba mươi tỉ Euro. Ờ, vậy nên, những
hắc kiến trúc sư như cô còn giúp ích hành tinh này nhiều
hơn cả những nhà vật lý như chúng tôi.”

“Điện phản ứng tổng hợp là đỡ hơn than rồi.” tôi quyết
hôm nay ít nhất sẽ nói năng tử tế với ai đó. “Chúng ta vẫn cần
năng lượng, mặc dù đêm đến ta không cần đong đèn nữa.”

“Giá mà tôi vẫn theo đuổi lý thuyết,” Daniel nói.


“Những thứ người ta làm với amplituhedron ngày nay... cô
biết về amplituhedron không?”

Đôi lúc tôi ước mình có thể khoác da lên cho người
khác – cho tính cách của họ, bộ não của họ, giọng của họ.

Kỹ năng nói chuyện của họ.


32
“Amplituhedrons, chúng thì, có thể nói là, những tinh
thế thực tại... ” Daniel nói. “Hóa ra thiên nhiên, cơ học lượng
tử, tương tác hạt nhân, toàn bộ chỗ hổ lốn đó, tất cả đều
liên quan đến hình học. Mọi thứ xảy ra, toàn bộ thực tại,
chúng được kiểm soát bởi những cấu trúc hình học đa chiều
ấy. Nếu ta có thể thấy chúng... Nếu ta có thể thực sự hình
dung ra chúng, quan sát cấu trúc hình học của mọi vũ trụ có
thể xuất hiện... ta sẽ chẳng khác nào Chúa trời. Ta bước trên
đường đời mà không bao giờ thấy được dù chỉ một thoáng
thứ kết cấu phức tạp kiểm soát thế giới. Những thứ vô biên
mắt thường không thấy được.”

Lần đầu tiên suốt tối, tôi ngồi thẳng dậy. “Điều ấy có
khiến ông thao thức hằng đêm không? biết rằng xung quanh
có những kiến trúc mình không thể quan sát?”

“Không.” Daniel tặng tôi một nụ cười bẽn lẽn. “Nó là


thứ giúp tôi tỉnh dậy mỗi sáng.”

Kết cục là sáng hôm sau tôi gọi Daniel dậy, khi tôi phải
đi chuẩn bị cho một cuộc gặp mặt tại quận Jurmala của Riga.
Cuộc trò chuyện tối qua đã thôi thúc tôi khám phá xem có
phải ông ta cũng chứa những thứ vô biên mắt thường không
thấy được không. Tôi chẳng tìm thấy gì hết.

“Mình có gặp nhau được nữa không nhỉ?” ông ta hỏi


trong lúc tôi tiễn ông ta ra ngoài cửa. Quanh khoảnh đầu
33
hói, vài lọn tóc bạc chĩa nhỏng lên rối bù – nhưng thế thật
không công bằng; ông ta quên không bật chế độ trang điểm
số sau buổi hẹn không dùng mẫu da của chúng tôi.

“Bật mẫu da Fairyland lên khi đi qua cầu Akmens,” tôi


bảo ông ta. “Ông sẽ thấy con người thật của tôi trong đá và
kính và thép.”

Lần đầu tiên trong suốt bao năm nói câu ấy, tôi không
chắc mình tin đó là sự thật.

Chuyến tàu đi Jurmala vẫn khó chịu như thường. Mẫu


da thường ngày của tôi biến tàu thành động cơ Orient Express
– thép đen, hơi nước bốc thành luồng, tiếng tàu tu tu. Cảm
giác ngồi giữa những lớp gỗ ốp sang trọng và di chuyển với
sự êm ru của tàu đệm từ thật là kỳ lạ. Vùng ngoại ô Riga lộn
xộn như dao cắt bánh bay lướt bên ngoài.

Tôi gặp bố trên bãi biển. Chúng tôi đi bộ sát mép sóng
trong khi những cơn gió mát giật áo khoác mỏng của mình.
Vị mặn của biển đưa tôi về với hàng tá, hàng trăm những
chuyến tản bộ tương tự, thời tôi còn bé.

Thời đó Jurmala là một thành phố riêng. Tôi không hề


hay biết sẽ có ngày gọi Riga là nhà, là khung tranh, là nàng
thơ của mình.

Phía vùng nước dọc chân trời, vô số cánh quạt Trại


phong điện Baltic lười nhác đồng bộ quay.

34
Nhìn vẻ cứng nhắc của cặp vai xương xẩu của bố mà tôi
biết ông đang loay hoay tìm từ. Tôi lo lắng không biết ông
sẽ nói gì.

Tôi nghĩ về căn hộ nhỏ của ông trong toà nhà trung
cư thời Xô-viết trên Phố Vike-Freiberga – tường cách nhiệt,
ống rác tự lọc thông minh. Bố đã nhiều thập kỷ phụ trách
nhiệm vụ giúp toà thị chính Riga tiết kiệm nhiên liệu, lương
được trả theo mức năng lượng ông giúp thành phố tiết kiệm
được. Ông tự hào biết bao khi có cô con gái là thủ lĩnh cuộc
cách mạng tắt đèn...

“Con sẽ vẫn làm việc được,” cuối cùng tôi cũng nói.
Giọng tôi nghe như đứa trẻ năm mươi tuổi, yếu ớt và có
phần buồn bã. “Bác Marta nói…”

“Dạo này bố cứ nghĩ mãi,” bố chen vào như thể tôi


chưa từng mở miệng. Cái tật đấy trước giờ toàn khiến tôi
phát điên, nhưng lần này thì thật nhẹ nhõm. “Cả đời bố đi
tiết kiệm năng lượng. Đây một Jun. kia một Kilôwatt giờ.
Bố như thấy năng lượng là thứ tiền tệ duy nhất trong vũ trụ
này.” Ông nhìn tôi, cặp mắt đen nhỏ của ông như những
hòn đá đen trên một lớp vải nhàu nhĩ. “Bố phát hiện ra còn
những thứ khác nữa khi đã quá muộn.”

Trong năm cuối đời, khi tôi hai mươi, mẹ chia sẻ một bí
mật với tôi. Bà dẫn tôi vào phòng tắm và chốt cửa lại dù bố
không có nhà. Sau đó mẹ lôi một bóng đèn sợi đốt từ ngăn
kéo bị khoá dưới bồn rửa và lắp nó vào. Chúng tôi tắt mắt
35
kính đi và dành trọn năm phút đắm mình trong luồng sáng
của nó – ấm và vàng ươm và tội lỗi.

“Không phải đáng lắm sao?” giờ tôi hỏi bố. “Chúng ta
đã cứu hành tinh này theo từng Jun một.”

Không phải đáng lắm sao? Những thành phố tăm tối?
Những lớp sơn bong tróc? Những khối kiến trúc hộp xám?

Gió thổi đột ngột và rất mạnh. Phía trước một thằng bé
vừa sút quả bóng lên trời. Luồng gió đẩy nó vào vùng nước
lạnh ngắt phía xa. Nó đứng bên làn nước sủi bọt khóc trong
lúc quả bóng bập bềnh lên xuống theo nhịp sóng. Nước mắt
của nó không giúp quả bóng quay về.

“Bố muốn mình gặp nhau ở đây là có lý do,” bố nói.

Một tệp bật mở trong khung nhìn của tôi. Một mẫu
da. Tôi kích hoạt nó.

Mới đầu, tôi không thấy gì khác biệt cả. Sau đó tôi chợt
thấy mảng màu, gần phía chân trời. Trại phong điện Baltic.
Thay vì những cột phong điện kim loại cao kều, xấu xí, một
rừng bánh gừng nâu vàng chòi ra khỏi mặt nước. Những
cánh quạt của cột đã trở thành que kẹo đỏ trắng chậm rãi
quay mình trong gió.

Tôi khẽ giọng. “Bố còn nhớ.”

Bó mỉm cười. “Trong đời bố chưa từng tự hào đến thế.”


36
Nhờ mẫu da này mà tôi đoạt giải một cuộc thi thiết kế
hồi cấp ba. Đó là thời các cuộc tranh luận NĐCLSNTV còn
diễn ra rất sôi nổi – vâng, chúng ta cần cứu hành tinh, nhưng
đừng có lôi sân nhà tôi vào. Người dân Jurmala rất khó chịu
vì bị mấy cột phong điện làm nghịch mắt, nhưng đến tôi
cũng phải ngạc nhiên trước lượng người dùng mẫu da của
tôi hàng ngày. Đây là giai đoạn rất lâu trước khi già trẻ gái
trai coi chuyện phủ da cho thế giới là bình thường.

“Con không thể... tất cả những thứ này... ” tôi tuyệt


vọng ra dấu. “Nếu con để bác Marta mổ, có khả năng con sẽ
không thể tạo được thứ gì nữa.”

“Con đã làm thay đổi thế giới, Sandra ạ,” bố nói. “Cho
dù con có quyết ra sao, con cũng sẽ không đánh mất điều đó.”

“Có gì mong manh hơn thành phẩm của hắc kiến trúc
sư?” tôi trầm ngâm. “Khi thì được cặp mắt sẵn sàng chiêm
ngưỡng, khi thì tan biến không một dấu vết... ”

“Ý bố không phải…” bố bắt đầu nói.

Lần này đến lượt tôi chen vào. “Không, không. Không
sao đâu bố. Thế giới sẽ là nơi tốt hơn nếu chúng ta không
cảm thấy buộc phải lưu lại dấu ấn hành trình của mình lên
trên mặt nó.”

37
Tối đó, tôi đi bộ trên con phố thành phố mình.

Dùng nhạc Ray Charles làm nền, tôi để chân tuỳ hứng
đưa mình đi. Tôi tản bộ dọc đại lộ trung tâm thành phố,
và trong những ngõ hẹp tiếng bước thong thả của tôi vang
vọng như nhịp tim một người cô độc – khi thì dừng lại quan
sát chi tiết nào chưa từng để ý, chùm lê hoặc hoạ tiết nào đó,
khi thì đi tiếp. Tôi băng qua những công viên và bãi để xe.

Tôi bật thử mọi mẫu da trong danh sách top mười và
cả rất nhiều mẫu nữa, những mẫu ưa thích, những mẫu tôi
chưa từng nghe tên. Thấy Daugava là một dòng sông chảy
vàng, con phà Helsinki là chiếc thuyền buồm trắng đang rời
cảng. Thấy tháp đài truyền hình cũ biến thành toà Barad-
dûr nhìn mình trừng trừng và khu Grizinkalns là một làng
Shire nhỏ. Uống lấy Riga Cổ diện vẻ Liên-xô mơ màng và
một Agenskalns kỷ nguyên vũ trụ lấp lánh ánh nhôm.

Cuối cùng mắt tôi bị mỏi và đầu tôi bắt đầu đau, và tôi
thấy mình là một kẻ lạ giữa cái thành phố của những điều
kỳ diệu. Thế rồi tôi tắt mắt kính của mình đi và đứng chìm
trong bóng tối. Tôi cảm thấy như một nhà phiêu lưu vừa về
nhà sau cuộc hành trình dài.

Những cái bóng vuông vắn của các toà nhà tập thể thời
Xô-viết bủa vây tôi. Những khối hộp xám xấu xí từ cái thời
không có lý do gì có thể nguỵ biện. Có ai đó đã vẽ bậy một
hình phát sáng lên một bức tường gần đó, những con chữ
lởm chởm toả sáng xanh lam – ANH NHỚ EM, ALINA.
38
Phát sáng là vậy nhưng nó chỉ là vô ích. Chắc đã có
người báo cáo cái hình này và một lớp mặt nạ số đã được
thành phố cập nhật khắp nơi. Alina nhiều khả năng sẽ chẳng
thấy nó.

Nhưng tôi đã thấy.

Đây là một phần của thành phố tôi.

Phía trước, hai con đom đóm vàng sóng đôi loé sáng.
Ai đó đang tiến đến chỗ tôi, mắt kính sáng trưng. Vóc dáng
thon gọn của một cô gái trẻ, tôi nghĩ thầm.

Tôi tự hỏi phải chăng cô ta đang đi trong khung cảnh


tôi đã thiết kế. Tôi tự hỏi liệu cô có thích thế giới không đèn
chúng ta đã truyền lại cho cô. Liệu cô ta có từng nghĩ về nó
chưa? Đã bao giờ cô ta nghĩ về ý nghĩa của việc đó chưa – việc
đi qua những nơi không nhìn thấy sáng trưng vẻ đẹp?

Bởi vì tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta sống trong


những cấu trúc tàng hình ta không biết – không phải tất cả,
không hiểu hoàn toàn. Chín tỉ người sống trong chín tỉ thế
giới song song, tất cả đều ảnh hưởng đến nhau, không thế
giới nào ta có thể thực sự cùng chia sẻ.

Có thể điều ngược lại chưa từng tồn tại.

Khi cô gái đến gần, tôi muốn lao ra chỗ cô ta và lắc cô


ta, ép buộc thực tại của chúng tôi phải giao vào nhau. Thay

39
vào đó tôi quan sát cô ta băng qua mà không tỏ vẻ gì là đã để
ý thấy tôi. Như thể mẫu da của cô ta có chế độ lọc bỏ những
bà trung niên lạc đường.

Thế rồi tôi bật thiết bị báo hỏng kính mắt lên và tìm
đường về xuyên qua thành phố của mình, nơi đèn đường
thắp sáng để soi tỏ chỉ riêng cho một người. 

40
THỜI KHẮC ĐÃ ĐIỂM
Emily Devenport
(Lê Nghị dịch)

C
HÚNG TÔI CHƯA BAO GIỜ CÓ DUYÊN VỚI
tiền bạc, chỉ trừ một lần. Mà lần đó rốt cuộc cũng
không ra đâu vào đâu, nên có thể nói là chúng tôi
vẫn hoàn vô duyên. Nhưng chúng tôi có hi vọng. Hoặc chỉ
mình tôi có hi vọng, và tôi có tài thuyết phục người khác
cùng hi vọng.

“Đừng xấu hổ vì có hi vọng,” Furby nói. Anh vòng tay


ôm tôi an ủi. Tôi vô cùng cảm kích vì anh đã giúp tôi vượt
qua đau đớn. Và tôi vui vì có người nghe tôi kể chuyện. Toi
chẳng còn ai. Thế nhưng, dù sự tình đã ra nông nỗi này, nếu
được chọn lại tôi vẫn sẽ quyết đưa cả nhà lên đây.

Khi thắng xổ số mười ngàn tín dụng, tôi thấy như đang
nắm tấm vé giúp cả đám thoát khỏi Hardcase, Hành tinh
của Những kẻ thất bại kinh niên. Nếu ở lại, số tiền ấy có lẽ

41
sẽ đủ để gia đình tôi sống thoải mái mấy năm, và Lono biết
chúng tôi cần chút thời gian hưởng thụ.

Nhưng thời gian hưởng thụ trên Hardcase rồi cũng


chấm dứt. Chúng tôi phải nai lưng ra làm chỉ để kiếm vừa đủ
ăn. Tôi nghe bảo ở Oceana có nhiều cơ hội hơn, đồng thời
đã nhiều năm nay tôi để mắt tới dịch vụ Thuê Phi Thuyền,
trong khi không chút hi vọng sẽ gom đủ tiền cho tôi và sáu
người nữa (chưa kể một con mèo tí xíu tuồn lậu lên không
vấn đề). Rồi úm ba la xì bùa, vừa tròn số tiền chúng tôi cần
để tới Oceana bỗng dưng rớt vào túi tôi.

La’amaomao đã gửi chúng tôi cơn gió kì diệu từ


Molokai. Làm sao chúng tôi lại không đón được chứ?

“Lôi thánh thần Hawaii ra thì cẩn thận cái mồm đấy,
Maybie,” Anh hai nói. “Đôi lúc họ lắng nghe, và không phải
lúc nào họ cũng đáp lại em theo đúng cách em muốn.” Anh là
anh kế của tôi, và chỉ mang một tí dòng máu Hawaii, nhưng
tôi cũng chỉ thuần huyết 50%, vậy thì sao dám cãi đây?

Với lại, anh hai thường cho những lời khuyên răn chính
xác đến đáng sợ. Nhưng anh vẫn chịu nghe tôi dụ dỗ rời đi.
Ai cũng vậy. Hàng xóm làng giềng tổ chức cho chúng tôi
một bữa tiệc chia tay lớn, hai người anh em kết nghĩa của
tôi là Creole và Cajun đã nấu một bữa linh đình, vì họ là
đầu bếp giỏi nhất xóm. Cháu Spicy của tôi diễn cho chúng
tôi xem nó đã học điệu hula thuần thục thế nào. Chúng tôi
nhảy và tiệc tùng theo giai điệu của tất thảy những bài ca yêu
42
thích, từ “Chồi cỏ nhỏ” tới “Thời khắc đã điểm,” khúc ca
chia ly của người Maori.

Từ biệt hàng xóm láng giềng. Từ biệt sự vô vọng. Từ


biệt loại virus chỉ mới vừa bắt đầu lây lan khắp những xóm
nghèo nơi hầu hết bọn tôi sống, thứ virus quá mới chưa có
tên, nguy hiểm tới mức chưa đặt được tên đã bị nó giết rồi.

Thôi thì cứ gọi nó là Virus Từ Biệt. Chỉ có điều nó đã


gửi Chào chúng tôi rồi, và chúng tôi chưa nhận ra điều đó.

Anh hai đã đúng về cách thần thánh lắng nghe. Đôi khi
họ không đáp lại theo cách ta muốn. Và đôi khi vị thần trả
lời cũng không phải là người ta nghĩ mình đã hỏi.

Khi thức dậy từ giấc ngủ sâu tôi thấy bết kinh khủng.
Người ta đã cảnh báo sẽ cảm thấy thế này khi thuốc ngủ
đông hết tác dụng, nhưng nó còn tệ hơn tôi tưởng. Và tôi
đang sợ nữa – ngay khi nắp đậy buồng tôi bật mở, tôi bò ra
và quan sát Màn hình Hiển thị Sức khỏe.

Nó định danh tôi là Mabel Aweau. Tôi kiểm tra mọi


thông tin hiển thị xem liệu buồng có hoạt động đúng như
nhiệm vụ không. Tôi làm hộ lý đã hơn hai mươi năm, nên tôi
hiểu rõ mình cần xem gì. Thứ tôi thấy khiến tôi tuyệt vọng.

43
Những dòng tôi mong là TỐI ƯU lại chỉ ghi ĐẠT.
Phần đó làm tôi khó chịu. Nhưng dưới SỨC KHỎE TỔNG
QUÁT lại là: YẾU KÉM, BỊ BỆNH HOẶC PHÁT HIỆN
MẦM BỆNH.

Virus Từ Biệt…

Những người khác chưa tỉnh giấc. Tôi tự hỏi liệu có


ai vẫn còn tỉnh giấc được. Và liệu tôi có muốn họ tỉnh, khi
trong người tất cả nhiều khả năng đều mang cái thứ kia. Tôi
khật khừ sang buồng đối diện và đọc tin cháu mình. Thông
tin hiển thị trên buồng là Douglas Aweau.

Tất cả thông tin đều như của tôi – gồm cả dòng cuối.

Nó là con chị tôi, chỉ mới sáu tuổi. Chị mất vì bệnh
thận, không lâu sau khi nó chào đời, và tôi vẫn hàng ngày
thấy nhớ chị. Thằng bé là kỉ vật ngọt ngào gợi nhớ mọi thứ
tôi yêu về chị. Nó có mái tóc màu ớt cựa gà, làn da nâu quế
và tàn nhang như những đốm sô–cô–la, vậy nên chắc mọi
người hiểu vì sao chúng tôi gọi nó là Spicy. Spicy ở đâu Tig
sẽ ở đó, vì chú mèo nhỏ này là bạn thân nhất của nó.

Hai đứa thương nhau vô cùng. Tig cuộn tròn dưới cằm
của Spicy, hai đứa ngủ như những chú gấu ẩn mình suốt
mùa đông của khoảng không liên hành tinh.

Tôi ước sao chúng mãi ở trong đấy. Tôi ước chúng
không bị ép thức dậy. Chúng có thể ra đi mà không đau đớn

44
hay buồn bã. Nhưng cái công ty bán cho chúng tôi tấm vé
đi lên mớ phế thải chúng gọi là phi thuyền chỉ muốn mọi
người ngủ đủ lâu để bay ra ngoài tầm đánh điện cầu cứu.
Tống chúng tôi ra đây cùng với không chút thức ăn, không
chút thuốc men, và một mớ hệ thống hoạt động vừa đủ để
đưa chúng tôi đến chỗ này.

“Thời của cô đây là chuyện cơm bữa,” Furby nói. “Bọn


lưu manh lợi dụng vô số người di cư tuyệt vọng.”

Tên của anh ta không phải Furby – đó chỉ là tên tôi đặt
cho anh ta vì anh khiến tôi nhớ tới nhân vật trong chương
trình tủ của Spicy, Tôi yêu Furby.

“Gọi tôi ra sao tuỳ cô,” Furby nói. “Tên thật của tôi
phát âm khó lắm.” Anh ta và những nhà du hành thời gian
khác đều là người ngoài hình tinh, và chẳng ai giống ai.
Nhưng tôi hiểu được ánh mắt của họ. Ánh mắt âu sầu cùng
thức và lắng nghe những lời di cáo cuối cùng của tôi.

Tôi đứng bên buồng của Spicy, ngắm nó cùng Tig thức
dậy từ giấc ngủ đông, bị cơn đau đầu mà sau sẽ chuyển biến
thành thứ tệ hơn nữa hành hạ, và tôi nghĩ mình đã biết nó
sẽ tệ thế nào ngay khi thằng bé mở mắt. Ánh long lanh của
nó đã biến mất. “Đầu cháu đau quá,” thằng bé nói. Nó nhăn
mặt ngó sang Tig, hiện cũng đang trông rất nản.

“Cháu chỉ đang thức dậy thôi,” tôi nói. “Cháu sẽ thấy
khỏe ngay đó.” Nhưng nghĩ thế thật viển vông.
45
Sau đó đến lượt Creole và Cajun thức dậy. Đây là những
người to cao nhất trần đời, cao hơn cả họ hàng Hawaii chính
gốc của tôi, và khoẻ như vâm. Giờ thì họ đứng còn không
vững, đồng thời bị đau đầu như tôi.

“Thứ này đáng nhẽ phải tiêm thuốc cho chúng ta nếu
ta cần.” Creole nhăn nhó trong lúc kiểm tra buồng ngủ đông
của mình. “Mấy bao thuốc này trống hoác.”

“Anh nghĩ ta bị lừa rồi,” Cajun bảo. Anh phải vịn vào
buồng vì đầu gối cứ run lên.

Tôi mong anh sẽ không nói những gì đám người lớn


bọn tôi đang nghĩ khi đó – không phải ngay trước mặt Spicy.
Thứ virus ấy đã càn quét xóm chúng tôi khi chúng tôi rời đi.
Chúng tôi tưởng mình đã thoát. Nhưng chúng tôi đã sai.

Chị họ Akamai của tôi là người bị nặng nhất sau khi


tỉnh dậy. Chị không nói gì, chỉ nhìn tôi với đôi mắt sẫm đen
quá mức, như thể cái chết đang xâm chiếm chị qua đôi cửa sổ
tâm hồn ấy. “Chúng ta đã phải thử, Maybie,” chị nói.

Chả ai gọi tôi là Mabel. Từ lâu lắm rồi thiên hạ đã gọi


tôi là Maybie, tức là “chắc,” vì tôi luôn nói Chắc tình hình
rồi sẽ sáng sủa hơn. Chắc sẽ có chuyện tốt lành. Chắc không
tệ tới vậy đâu.

Chắc tôi là người khiến tất cả phải chết.

46
“Không phải do cô,” Furby nói. “Thứ virus ấy là thủ
phạm – nó quét khắp thế giới của cô. Ở những xóm nghèo
nó đã giết gần như chẳng chừa một ai, và ở những nơi khá giả
thì thì nó giết hơn 50% dân số.”

“Đã giết?” tôi nói. “Đã diễn ra rồi ư?”

“Khi gần Belial đến mức này thì thời gian bị giãn ra,”
anh ta nói, chỉ vào màn hình lớn mà choán gần hết trên đó
là biểu đồ thể hiện một dị điểm khổng lồ bẻ cong không và
thời gian.

Akamai và tôi mò ra nó trong quá trình tìm kiếm bất


cứ thứ gì khả dĩ giúp được cho hoàn cảnh hiện tại, đồng thời
trong lúc tìm cũng phát hiện ra những thứ rất kinh khủng.
Giống như khoang y tế trống trơn thuốc men, tủ đồ ăn cũng
trống rỗng. Công ty vận tải cho chúng tôi vào tình trạng ngủ
đông trước khi bọn chúng đưa chúng tôi lên tàu, thế nên
chúng tôi không theo dõi được thực chất chúng làm những
trò gì. Akamai cùng tôi tới phòng điều khiển với hi vọng ít
ra mình cũng có thể đánh điện cầu cứu tới Oceana, vì chúng
tôi nhẽ ra sẽ không thức giấc cho tới khi mình đã tới gần đó.
Nhưng trên màn hình không thấy Oceana đâu cả.Thay vào
đó chúng tôi nhìn thấy một con quái vật tên là Belial. Chúng
tôi đọc cái tên phía dưới màn hình, kèm với những con số
hẳn đã khiến tôi sợ điếng người nếu tôi hiểu được ý nghĩa
của chúng. Chúng tôi đang xông thẳng tới đó.

47
Akamai đứng trước màn hình. Chị ấy vốn luôn là tuýp
phụ nữ mảnh mai, cao ráo và dáng người yểu điệu, như
thánh nữ hula. Nhưng vẻ thánh thiện ấy đã rời xa chị, và bấy
giờ chị trông như đang trôi nổi trên bức hình đồ thị dị điểm.
“Belial kéo giãn thời gian,” chị nói. “Với chúng ta thì chỉ là
vài phút, song trên Hardcase, bao năm đang trôi qua.”

Akamai có bằng Thạc sĩ Toán, nhưng trên Hardcase


thì chị chỉ có thể nhận việc trợ giảng bèo bọt. Chị từng bàn
chuyện học Tiến sĩ, nhưng tiền không có.

“Vào trong đó chúng ta sẽ ra sao?” tôi hỏi.

Chị nhún vai, và tôi có thể thấy cử động như vậy khiến
chị đau ra sao. Chị xoa vào sau cổ rồi thôi vì xem chừng làm
thế vô dụng. “Chả ai biết cả. Về mặt lý thuyết, chúng ta sẽ bị
kéo thành những sợi chỉ, hướng về dị điểm. Nhưng có người
nói những lỗ đen kiểu này là lỗ sâu. Ta có thể du hành xuyên
qua chúng tới phần khác của thiên hà, hoặc thậm chí là thiên
hà khác. Có lẽ là cả một vũ trụ khác. Đáng tiếc chúng ta sẽ
chẳng còn sống để chứng kiến.”

Tôi liếc ra sau vai tìm Spicy.

“Nó đang ở khoang y tế với Tig,” giọng Akamai.


“Maybie – chị cần nói với em cái này.”

Tôi không dám nhìn chị, nhưng tôi ép mình làm.

48
“Khi em tiếp xúc với chân không,” chị nói, “em sẽ mất ý
thức rất nhanh – nhanh hơn nhiều so với chết đuối.”

“Hả...,” tôi nói. “Sao chị...”

“Đầu tiên là,” chị nói tiếp, “nước bọt sẽ sôi lên và bốc
hơi khỏi lưỡi. Cảm giác sẽ rất quái dị, nhưng nó không giống
mấy bộ phim nhảm nhí có cảnh máu trong người sôi lên đâu.
Da em đủ dày để giữ chỗ khí muốn thoát ra. Nhưng mất áp
suất đồng nghĩa với ngất đi nhanh hơn nhiều, khoảng mười
lăm giây. Đó là cách ra đi tốt nhất trên vũ trụ nếu em... buộc
phải vậy.”

“Chúng ta nên quay lại vào mấy buồng ngủ sâu,” tôi
nói. “Mình có thể ngủ cho tới khi ai đó tìm thấy và giúp
chúng ta.”

“Ý hay đó.” Cách Akamai đứng làm tôi sợ. Chị đang
đau kinh khủng, và đang cố gượng lại. “Nhưng mấy buồng
đó phế rồi. Chúng đã tã từ lúc bọn kia tống chúng ta ra đây.
Mấy buồng chúng cho chị xem không phải là thứ chúng cho
mình vào. Và đây cũng không phải con tàu chúng ta được
thăm quan.”

“Mẹ kiếp.” Tin xấu tới quá nhanh, tôi không thể xử lý
chúng kịp.

Nhưng Akamai vẫn hoàn toàn tỉnh trí. “Chúng ta


không có thuốc trị virus, và ta không có đủ thuốc giảm đau

49
để cầm cự đến giai đoạn cuối. Kinh khủng lắm, Maybie ơi.
Giống như bệnh dại vậy. Ra ngoài không gian là chọn lựa tốt
nhất ta có.”

“Ra ngoài không gian.”

“Chốt khí. Tiếp xúc với chân không.” Akamai không


đứng vững nữa. Chị như bị dựng đứng đó. “Đừng đợi gì,”
chị khuyên. “Đừng nghĩ về nó. Cứ làm đi.”

“Akamai…”

“Chị yêu em, Maybie. Chị yêu cả nhà nhiều lắm.”

“Em cũng yêu chị.” Cái cổ họng sưng phồng của tôi
gần như không thể bật thành lời. “Hơn bất cứ điều gì.”

Chị hướng đôi mắt đen về Belial. “Em nên đi ngó Spicy.
Thằng nhóc sẽ cần giúp đỡ đó.”

Chị không muốn tranh luận, và tôi cũng không muốn


cãi. Mọi hi vọng tôi có đã tan thành cát bụi. Và tình hình sẽ
còn tệ hơn nữa.

Có lẽ bạn nghĩ nếu quá đau khổ, chết hẳn sẽ vui hơn
nhiều. Nhưng chuyện đó chả có gì đáng vui cả. Nó mang
cảm giác chẳng đặng đừng, thậm chí là đúng lẽ tự nhiên,
nhưng chả vui vẻ tí nào.
50
Tuy vậy tôi đã chấp nhận việc đó. Chỉ vì nó là lựa chọn
duy nhất của tôi không có nghĩa nó là lựa chọn tốt nhất.
Nhất là sau những gì đã xảy đến với Spicy.

“Cậu bé tội nghiệp,” Furby nói. Hẳn anh đã đoán được


những gì tôi định kể.

“Tig đang đau lắm, Spicy.” L’India không vuốt ve Tig.


Chị không quan tâm nhiều đến con mèo, nhưng chị rất quý
Spicy. Chị đang cố cho giúp nó hiểu việc cần làm. “Không
sớm thì muộn ai nuôi mèo cũng gặp chuyện này. Không
sớm thì muộn tất cả đều phải tạm biệt chúng.”

Spicy yếu quá, không khóc nổi. Nhưng cái cách gương
mặt hiền lành của nó nhăn nhó lại khiếp tôi không thở nổi.

“Mình buộc phải cho nó ngủ sao,” nó lay Tig, bấy giờ
đang nằm ngang người, thở phì phò. L’India đã cho Tig
phần thuốc an thần cuối, không thì nãy giờ nó đã kêu gào
thảm thiết. “Chỉ có đủ phần cho một con mèo ở cái nơi khốn
nạn này thôi,” chị đã bảo tôi.

L’India là vợ của Anh hai. Chị cũng là hộ lý như tôi.


Cũng như tôi, chị đủ giỏi để làm y tá chính quy, và khi ấy
trông chị cực kỳ ghê rợn. “Mình không thể cho nó ngủ được,
cưng à. Không còn thuốc nữa. mình sẽ phải cho nó vào chốt
khí và cho nó bay ra ngoài. Tig sẽ ra đi cực kì nhanh. Thậm
chí còn không biết chuyện gì đang xảy ra.”

51
Spicy giật người như thể chúng tôi vừa đâm nó một
phát. “Nó sẽ sợ lắm! Nó sẽ không hiểu tại sao cháu bỏ nó.”
Nó quay sang tôi với ánh mắt van lơn. “Nó sẽ cô đơn và sợ
hãi lắm, cô Maybie.”

Đừng đợi gì, Akamai đã nói vậy. Đừng nghĩ về nó. Cứ


làm đi.

Và tôi không thể. “Cho nó chút thời gian,” tôi nói với
L’India. Và chúng tôi để Spicy ở riêng với Tig. Và anh biết
thằng nhóc đã làm gì không, Furby?

Furby không nói gì. Anh ta đợi tôi cất tiếng.

Thằng bé đó – thằng bé mới sáu tuổi đó – ôm con mèo


và tới chốt khí. Và thằng bé khôn ngoan đó mò ra cách sử
dụng bảng điều khiển. Nó không muốn Tig cô đơn. Thế
nên nó ra đi với Tig.

“Thằng nhóc chẳng đợi em,” tôi bảo L’India. “Nhẽ ra


em nên ở đó với nó.”

Furby vuốt tóc tôi ra sau. “Chúng tôi mừng là cô không


ở đó,” anh ta nói “Chúng tôi sẽ không tìm ra cô nếu cô làm
vậy. Chúng tôi sẽ không bao giờ biết chuyện đã xảy ra.”

L’India bảo tôi Akamai đã đi từ trước rồi. Tôi nhận ra


Akamai làm vậy ngay sau khi nói chuyện với tôi. Khi đó tôi
ngồi trên sàn phòng điều khiển, đăm đăm nhìn vào Belial,

52
quan sát hình ảnh được cập nhật khi chúng tôi ngày càng tới
gần hơn.

Nó kéo giãn thời gian...

“Em à?” L’India nói. “Maybie? Chúng ta đi thôi, ngay


bây giờ luôn.”

Đi à? Đi đâu chứ? Mắt tôi nhức bưng bưng, nhưng


tôi vẫn lờ mờ nhìn thấy chị đang bên cửa. Chị tì người vào
khung. “Đau quá đi mất,” chị bảo. “Anh hai và chị, Cajun và
Creole, chúng ta...”

Chị ấy không bảo đi nữa, nhưng cuối cùng tôi cũng đã


hiểu ý chị. Chị hỏi, “Em ở lại ư, Maybie?”

Tôi nhìn vào màn hình lần nữa. “Em muốn xem,” tôi
nói. “Xem cái gì sẽ diễn ra.”

Chị hai không nói gì nữa. Nhưng rồi tôi nghe tiếng Anh
hai. “Đừng tự trách bản thân, em à. Đừng làm vậy.”

Tôi đợi để nghe xem tại sao anh lại nghĩ tôi không nên
làm vậy. Nhưng đó là những lời cuối cùng anh nói với tôi.

Vài phút trôi qua, hay vài giờ. “L’India này,” tôi gọi,
“bọn Thuê Phi Thuyền có làm đúng một thứ chúng nó hứa
đó. Chúng có tải playlist của mình lên này. Này máy tính,
bật Những cánh cổng thiên đường.”

53
Tiếng nhạc bắt đầu bằng tiếng còi tàu biển. Và rồi là âm
thanh kì diệu từ nhạc cụ gõ của người Polynesia dẫn lối giọng
ca của các mỹ nhân ngư. “Những cánh cổng thiên đường,”
họ hát trong khi chúng tôi vượt qua Chân trời Sự kiện của
Belial, “Ta đang căng buồm về với các ngươi...”

Có vị thần tên là Puea, được tôn thờ trong bóng tối.


Tôi nghĩ ngài hẳn là người đã nghe những lời cầu nguyện
của tôi, và đã đáp lại theo cách của mình. Liệu có phải ngài
đã đợi tôi trong dị điểm ấy? Có phải chính ngài đã chỉ lối để
những Nhà Du Hành tìm thấy tôi?

“Với chúng tôi,” Furby nói, “dị điểm này là phương


tiện du hành. Đó là lý do chúng tôi gặp cô. Một khi cô vượt
qua Chân trời Sự kiện, cô bước vào lỗ sâu của chúng tôi.
Chúng tôi là những Nhà Du Hành. Chúng tôi bảo an các
dòng thời gian. Chúng tôi sửa những hư tổn mà mọi người
gây ra khi họ can thiệp vào với chúng.”

Tới khi anh ta quỳ xuống bên cạnh tôi mới nhìn rõ.
Anh ta không ở một mình, những tạo vật khác cũng ở đó,
những sinh vật ngoài hành tinh siêu thông minh, phát triển
vượt bậc, thực hiện những công việc tới cả thần Maui, vị
thần Dịch chuyển Thời gian, cũng phải ngưỡng mộ.

“Ước gì mấy người tới sớm hơn,” tôi than. Tôi vẫn
đang đau kinh dị.

54
“Sớm hơn không chỉ là một mốc thời gian,” Furby nói.
“Nó cũng là một nơi chốn. Và chúng tôi không ở đó.”

Tôi cảm nhận được những ngón tay anh ta bên trong
đầu tôi. Như thể anh ta chạm vào những ý nghĩ của tôi, kéo
chúng thành những sợi chỉ để se lại và cứu chúng khỏi những
tế bào nhiễm bệnh xung quanh. Anh bảo “Chúng tôi sẽ cho
cô một cái kết có hậu, Maybie. Nhưng việc này có cái giá của
nó. Tôi và những người bạn du hành của mình đã từng trả.
Cô cũng sẽ trả. Cô phải chết ở dòng thời gian này. Nhưng cô
sẽ không biến mất.”

Cơn đau tan biến, nhưng tôi không cảm thấy mình đã
khoẻ lên. Tôi vẫn đang chết. Tôi đang đứng bên mép vực và
trông xuống một khe sâu thẳm, đủ để cả thế giới lọt thỏm vào
đó. Nhưng tôi vẫn nhìn mà không sợ hãi. Tôi thấy những vì
sao. Giống như tôi đang nhìn thấy Kane, vị thần tối cao. Tại
nơi không gian giao thoa với thời gian này, tôi thấy dòng
thời gian mà Furby đã kể, uốn ra xa rồi uốn lại gần tôi, như
những cánh hoa đan lại với nhau thành vòng lei. Tôi đã hiểu
vì sao những Nhà Du hành phải bảo vệ chúng.

“Tôi nghĩ mình đang vui,” tôi nói. “Chết cũng ổn thôi.
Anh có nghĩ Spicy cũng cảm thấy thế này không?”

Furby hôn lên trán tôi. Lông anh ấy làm tôi nhột. “Cô
có thể hỏi cậu bé khi hai người gặp lại.”

55
Tôi sẽ lại trông thấy Spicy của tôi! Nếu còn bất cứ giọt
nước mắt nào thì tôi đã khóc vì sung sướng. Tôi đành chấp
nhận chỉ vui không thôi.

Tôi trượt vào cái giếng sao trời, và tâm trí tôi bay bổng
vô tư lự.

Thế là tôi chết. Nhưng sau đó tôi tỉnh dậy, như bao
lần trước đây. Tôi bước ra từ khoang ngủ đông, nhưng lần
này Furby đỡ tôi ra. “Vậy,” anh nói, “Cô và gia đình đã được
chữa khỏi chủng virus. Chúng tôi đã sửa con tàu, và mọi
người đang trên hành trình tới Oceana. Cô sẽ tới đó trong
khoảng một trăm năm mươi hai tiếng – chúng tôi đã gọi họ
để báo mọi người đang tới. Họ sẽ giúp gia đình thu xếp.”

“Ờm...” tôi nghe không sót những gì anh ấy nói, song


tôi chả hiểu gì cả.

“Giờ mọi người có đầy đủ nước và các thanh dinh


dưỡng. Chúng tôi luôn dự trữ dư cho tình huống khẩn cấp
như thế này.” Anh dìu tôi bước. Mắt tôi dán vào buồng ngủ
đói diện, buồng Spicy ngủ.

Spicey đang nằm trong đó với Tig.

“Anh đã tìm thấy chúng nó?” tôi lắp bắp. “Anh… tìm
thấy xác chúng?”

56
“Ở dòng thời gian này thì họ sống,” Furby nói. “Và cô
cũng vậy. Chúng tôi đã du hành ngược về và cấy kí ức của cô
từ những trải nghiệm ở dòng thời gian kia, và đưa vào cơ thể
này. Cô có một lần làm lại, Maybie.”

“Tôi có... một…”

Dòng chữ trên buồng của Spicy thông báo thằng nhóc
vẫn còn sống. Thằng bé và Tig vẫn còn sống!

“Chúng tôi đã cho thuốc diệt virus vào ống thuốc


của buồng,” Furby nói, “cùng vài liều chúng tôi nghĩ mọi
người cần. Mọi người đều đã được uống thuốc. Tất cả đã
khỏi bệnh.”

“Đây không thể nào là thật được.” Tôi nhìn Spicy tỉnh
dậy. Tig cù thằng bé với cái mũi ướt, và nó mỉm cười. Lần
này tôi khóc, vì mắt tôi bình thường rồi.

Furby xoay tôi lại đối mặt với anh ấy. “Chúng tôi
không thể làm thế này cho tất cả những người chúng tôi gặp,
Maybie. Thậm chí chúng tôi cũng không thường làm thế
này cho chính mình. Chúng tôi giúp mọi người được vì mọi
người chỉ đóng vai rất nhỏ trong bức tranh toàn cảnh. Sinh
mạng mọi người không ảnh hưởng tới các dòng thời gian
theo bất cứ cách nào.”

57
“Nếu mạng sống của chúng tôi nhỏ bé và vặt vãnh đến
vậy, sao các anh lại phải phí công?” tôi hỏi. Tôi không có ý
trách móc, tôi thật lòng thấy tò mò.

“Sinh mạng mọi người bé nhỏ. Nhưng không hề vặt


vãnh. Không phải với chúng tôi.” Đôi mắt anh to tròn và
ánh vàng. Chúng cũng ướt nữa, giống như tôi. “Lần này
chúng tôi có thể,” Furby nói, “nên chúng tôi làm.”

Cuối cùng tôi đã hiểu. Những Nhà Du Hành, nhà du


hành thời gian, có thể thay đổi mọi thứ miễn là có dòng thời
gian phù hợp cho những thay đổi đó. Đó là điều họ đã làm
để giúp chúng tôi. Đó là ý của họ khi họ nói chúng tôi có thể
gây ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới các dòng thời gian.

“Máy tính,” tôi gọi, “bật bài Chồi cỏ nhỏ.”

Đây vốn luôn là bài ca ăn mừng của chúng tôi. Nó vang


lên khi những Nhà Du Hành và tôi chào gia đình mình khi
họ thức dậy từ giấc ngủ sâu. Gia đình tôi không có ký ức về
dòng thời gian kia, họ không biết đã xảy ra những chuyện tồi
tệ. Tôi không kể họ phần tệ nhất.

Chúng tôi tổ chức tiệc với các Nhà Du Hành, và Spicy


dạy họ nhảy hula. Hóa ra những Nhà Du Hành cùng các
xúc tu của họ nhảy điệu này rất giỏi. Và khi những Nhà Du
Hành chắc chắn rằng cán bộ nhập cư của Oceana đã biết
tình hình và sẵn sàng cho chúng tôi nhập biên, họ mới xin

58
kiếu. Họ vẫn còn việc quan trọng phải làm, bao gồm sửa lại
những dòng thời gian đã bị người khác lạm dụng.

“Aloha không phải chỉ là tạm biệt,” tôi nói với họ, “nó
cũng vừa là xin chào nữa. Vậy nên xin chào, các Nhà Du
Hành. Chúng ta giờ đã là một gia đình. Mọi người sẽ luôn ở
đây.” Tôi đặt tay lên trên tim mình.

“Aloha, Maybie.” Furby cũng đặt tay lên tim mình


(mặc dù nó ngự ở vị trí khác với tôi). “Cô sẽ rất vui vì đã khá
lâu rồi kể từ khi rời Hardcase. Tôi nghĩ rốt cuộc cô sẽ thấy
con tàu tồi tàn này vẫn có giá trị.”

Và sau đó, những Nhà Du Hành lóa lên và tan biến,


như những đóa than hồng bay vào đêm tối, bỏ lại chúng tôi
trong sự ngỡ ngàng và vi sướng.

Furby đã nói đúng về con tàu tồi tàn này. Bởi vì người
chủ cũ đã chết từ lâu, nên chúng tôi có quyền bán nó. Hóa ra
ở Oceana, con tàu cũ kĩ này là một món đồ sưu tầm cổ rất giá
trị. Chúng tôi bán nó và mua một căn nhà đẹp, xịn hơn bất
cứ thứ gì chỗ mười ngàn tím dụng của tôi có thể mua được
trên Hardcase.

Kể cả nếu Oceana không phải là thiên đường hoàn


hảo mọi lúc, nó vẫn đủ tiệm cận để chúng tôi xin được việc
trong nhà nước. L’India và tôi cùng học để trở thành y tá

59
chính quy xin được công việc ổn định tại các phòng khám
tư. Akaima lấy được bằng tiến sĩ và trở thành giám đốc một
đài thiên văn, Creole và Cajun đã trở thành những đầu bếp
nổi tiếng cho một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Spicy trưởng
thành, đỗ đại học, và trở thành một nhà núi lửa học. Oceana
có rất nhiều núi lửa.

Anh hai dành hầu hết thời gian lướt sóng, bởi thế mà
L’Idian rất khó chịu. Nhưng những người còn lại kiếm đủ
tiền để trang trải cuộc sống, thế nên chúng tôi không trách
anh. Chúng tôi phát đạt, và vẫn ở chung một gia đình. Kể cả
Tig cũng ở lại – con mèo bé tí đó sống thêm năm mươi năm
nữa. Tôi nghĩ là do thứ thuốc các Nhà Du Hành đã cho vào
buồng của chúng tôi – chúng không chỉ giết lũ virus. Giống
như Furby nói, họ làm những gì có thể bởi vì họ có thể. Và
những gì họ có thể làm thật khó tin.

Đây là tất cả những gì tôi mơ ước khi tôi dùng mười


ngàn tín dụng để thoát khỏi Hardcase. Nhưng lời khuyên
của anh Anh hai về việc lôi thánh thần ra sáng nào cũng trở
lại ám ảnh tôi, khi tôi dậy và nhớ về cảm giác bệnh tật khi
vừa tỉnh giấc, và cảm giác khi Spicy và Tig ra đi – cảm giác co
rúm lại trước màn hình hiển thị hình ảnh Belial háu đói và
chết như một con chó bệnh tật – để nghe những người tôi
yêu quý nói với tôi, Chúng ta đi thôi, biết rằng họ đang tự
kết liễu đời mình.

Thời khắc đã điểm

60
Thời khắc ta chào tạm biệt.

Sự song hành của hạnh phúc và bất hạnh, niềm vui và


sự đau khổ, thành công và thất bại không làm tôi bất ngờ.
Nó thật pono, thật cân bằng. Nó là cái giá tôi trả cho những
gì tôi đã làm và đã không làm.

Sớm thôi bạn sẽ căng buồm

Xa ngoài biển khơi.

Tôi không bao giờ có thể quên được chúng tôi đã chịu
đựng đau đớn và sầu khổ đến mức nào. Chúng tôi từng tuyệt
vọng và từng mừng vui. Chúng tôi từng chết và từng sống
sót. Cuộc đời hiện tại của chúng tôi được đan vào với cuộc
đời đã kết thúc trong đau thương, giống như không gian và
thời gian đan vào với nhau. Vì những kí ức ấy mà tôi không
coi nhẹ thứ gì cả. Và dù tôi không hẳn vui vì gì khi sở hữu
chúng, tôi hiểu vì sao chúng lại cần thiết. Lòng biết ơn vì
được cho cơ hội thứ hai chưa bao giờ phai mờ.

Khi tôi nằm chờ chết trên sàn phòng điều khiển và nghĩ
về gia đình, tôi lắng nghe bài ca Maori “Thời khắc đã điểm”
đó và khóc hết những giọt nước mắt đã cạn.

Nhưng giờ đây khi nghe bài hát ấy, tôi nghĩ về Furby và
những Nhà Du Hành.

Lúc bạn ra đi, ôi khi ấy, hãy nhớ đến tôi.

61
Khi bạn trở về bạn sẽ thấy tôi đợi ở đây.

Rốt cuộc, họ là những Nhà Du Hành Thời Gian.

Và chúng tôi nói aloha, không phải tạm biệt. 

62
NHỮNG KẺ NGOẠI XÂM
Jack Skillingstead
(Dăm Dăm dịch)

Đ
ÔI KHI ALLEGRA CẦN PHẢI TRÁNH XA
cái ông sắp chết đó ra. Thế là chân cô y như rằng
đưa cô đến bên con tàu Destiny. Tàu đỗ trên bãi
cỏ cao, vật thể phi tự nhiên cuối cùng còn sót lại trên 51
PegessiD. Dĩ nhiên, người đàn ông đang hấp hối kia hẳn sẽ
bảo Allegra rằng cô đừng có tìm cách làm đảo lộn trật tự tự
nhiên nữa. Gió đưa thảm cỏ gợn sóng tím, và Allegra thiếu
chút nữa đã tưởng tượng đó là một đại dương và Destiny là
chiếc tàu thuỷ có thể đón cô đi chứ không phải con tàu vũ
trụ bị cố tình vô hiệu hóa.

Allera ngồi trên ngọn đồi nhìn bao quát đồng cỏ, thở
không ra hơi dù chỉ mới cuốc bộ một quãng ngắn. Hàm
lượng ôxi thấp trên 51 PegesiD cộng với mật độ khối lớn của
hành tinh này biến Allegra thành một bà còng thở khò khè –
ở ngay cái tuổi mười bảy! Thật bất công. Người đàn ông hấp
hối gọi hành tinh này là Gaia. Ông ta nói nó “chưa bị vẩn
63
đục”. Ông ta nói nó là “thiên đường.” Và ông ta đã khiến cả
hai người bọn họ kẹt ở đây vĩnh viễn.

Một con bò sát biết bay, to cỡ con mèo con, vỗ cánh


bay lên không. Con vật này vô hại, nhưng phân chúng bốc
mùi kinh khủng và vãi khắp nơi. Đối với Allegra, Gaia không
phải là thiên đường; đây là nhà ngục.

Và cái ông sắp chết đó là bố Allegra.

Gió đưa hương hoa dại đến. Cô không được phép đặt
tên hay phân loại các loài hoa, mặc dù hồi còn ở nhà cô đã
vùi đầu vào sách vở để trở thành một nhà thực vật học. 51
PegesiD được phép có một cái tên không chính thức là Gaia,
nhưng việc đặt tên đến đó là dừng. “Ở đây không có sở hữu
cá nhân,” bố cô nói. “Hoặc là chúng ta sống hòa hợp hoàn
toàn hoặc là chúng ta là những kẻ ngoại xâm đến từ bên ngoài
cơ thể hành tinh. Một căn bệnh lây nhiễm. Chứng bệnh ung
thư mang tên con người chuyên tàn phá các thế giới, bắt đầu
từ chính thế giới của mình.

Liệu chăng mùi hương của những loài hoa lạ đã khiến


bố cô loạn trí? Nhỡ may những hợp chất phân tử gây ảnh
hưởng đến trí óc theo gió cuốn đến? Riêng việc Allegra muốn
nghiên cứu khả năng đó đã khiến giả thiết này không còn giá
trị. Cô hít cùng một bầu không khí, và cô vẫn tin vào khoa
học. Hẳn trong đầu óc bố cô đã tồn tại sẵn những ảo tưởng
từ ngay trước khi họ rời Centari về miền vô định, hoặc, như

64
ông bảo cô khi cô tỉnh dậy từ trạng thái ngủ đông, về một
“thiên đường chưa bị vẩn đục.”

Allegra đã gần lấy lại hơi. Cô từ từ đứng dậy – và đông


cứng người. Ngọn gió mang theo thứ gì ngoài hương hoa.
Những giọng nói bé xíu, như thể lũ côn trùng tàng hình
trong đám cỏ đang nói vậy.

Giọng phát ra từ Destiny.

Cô thở hồng hộc chạy xuống con đồi. Đầu gối cô đau
nhói theo từng bước dậm chân. Cánh cửa sập vẫn mở toang
như suốt ba tháng vừa rồi, kể từ khi bố cô khiến họ kẹt ở đây.
Cô lết người leo từng bậc thang. Những giọng nói đã ngưng
lại, và cô tự hỏi phải chăng mình đã tưởng tượng ra chúng;
Allegra bấy giờ quá thèm được nghe tiếng người khác.

Thế giới tự nhiên đã thâm nhập vào phần thân con tàu.
Những con côn trùng trông giống bọ cánh cứng bò các trên
bề mặt láng bóng. Dưới một trong những trục gia tốc là một
nùi cỏ tím lộn xộn, ổ con gì đó. Và mặc dù cửa đang mở,
khoang vẫn nồng nặc mùi phân của lũ thằn lằn bay tới mức
cô chỉ muốn oẹ ra.

Trong bóng tối, một luồng sáng trắng toả ra từ bảng


điều khiển hệ thống liên lạc. Allegra nhìn chằm chằm vào
nó, và giọng nói vang lên.

Đó là giọng bố cô.

65
“Duy trì mức nghiêng 30 độ theo hướng 2–4–0 so
với trước.”

Bản ghi âm à?

Allegra thụp người. Cô tì lên bảng điều khiển, thở dốc.


Hành tinh này kéo sụm cô xuống, luôn kép sụm cô xuống.
Thế rồi một giọng khác cất tiếng. Allegra nâng cằm lên.
Giọng nam, nói rành mạch, gọn ghẽ.

“Xác nhận. Đang đi theo hướng của anh, Destiny.”

Không phải máy ghi âm. Đó là hệ thống AI sơ khai của


tàu, giọng nói hoạt động theo nguyên tắc tương tác có khả
năng trò chuyện qua lại, được tái lập trình cho giống giọng
bố cô và đang liên lạc với ai đó. Người này có lẽ không biết
mình đang nói chuyện với cái gì.

Allegra bấm nút bật mic. “Alô, alô? Phi công, đây là tàu
Destiny. Nghe rõ trả lời?

Không gì hết.

Thế rồi: “Cái quái gì thế này?” Xuất hiện tiếng xóc
mạnh, máy móc va nhau, và giọng nói biến mất.

Allegra nghiêng hẳn người về chiếc mic. “Phi công, có


chuyện gì vậy? Nói với tôi đi. Làm ơn nói đi.”

Lặng thinh.
66
Allegra ngồi xổm xuống và gỡ panô dưới màn hình
bảng điều khiển hệ thống liên lạc. Cô mở cái túi nhỏ bên
hông bộ đồ bay của mình lôi ra ngọn đèn halogen bí mật.
Bố cô đã tuyên bố rằng mọi thứ công nghệ đều là hình thức
sỉ nhục Gaia (nhưng có vẻ là trừ thứ công nghệ dùng để lừa
viên phi công này), nhưng Allegra vẫn cứ giữ đèn. Và cô tiếp
tục mặc bộ đồ bay, mặc dù ông cứ khăng khăng bắt cô phải
“ăn mặc cho phù hợp, hài hòa.” Ông ta không thể cứ thế
bắt cô phải làm gì, không thể lấy mọi thứ của cô. Đáng ra cô
phải nghe lời mẹ khi bà nói với Allegra rằng bố cô không còn
hoàn toàn tỉnh táo nữa. Bây giờ cô sẽ không bao giờ được
gặp mẹ nữa, trừ khi viên phi công này…

Kia rồi: một mạch gián đoạn khiến không thể liên lạc
trực tiếp từ tàu. Cô nối một mạch chéo và thử nói lại vào mic.

“Destiny gọi phi công chưa rõ danh tính, Destiny gọi


phi công chưa rõ danh tính. Anh có nghe thấy không?”

Cô chờ đợi, chỉ thấy toàn lặng thinh. Hay mạch cô nối
có vấn đề? Chỉ riêng việc tàu Destiny vẫn còn tính năng hoạt
động được đã là tin rất mới đối với Allegra rồi. Bố cô xem
chừng đã phá hoại không sót chỗ nào, khiến cho con tàu trở
thành vô dụng. Nhưng hẳn ông đã tiên liệu khả năng người
khác xuất hiện và chuẩn bị cái thứ … ờm, thứ này này. Một
cái bẫy chăng?

67
Giọng đó lại vang lên, nghe chừng căng thẳng. “Tôi
đã xác minh danh tính rồi. Xác minh từ khi còn ở ngoài
quỹ đạo.”

“Lúc đó tôi không ở đây.”

“Cô là ai?”

“Allegra Ray. Tôi, chúng tôi… tôi ở đây với bố. Chúng
tôi bị mắc kẹt.”

“Bố cô là người đã hướng dẫn tôi đáp xuống


đúng không?”

“Gián tiếp thôi” Allegra nói. “Giọng là của ông ấy


nhưng do AI tương tác trên tàu của tôi nói.”

“Ờ, dù là gì đi nữa thì nó đã đưa tôi chỗ cực kỳ quái


đản.” Viên phi công nghe chừng đang cáu – và đang đau đớn.

“Tình hình anh ra sao?”

“Không tốt đẹp gì hết. Đâm tàu rồi. Bị táng một phát
khá nặng – cả tôi lẫn con tàu. Chắc tôi sẽ phải bắt cô trả tiền
sửa tàu đấy, Allegra Ray.”

“Không thành vấn đề. Mà anh là ai đó?”

“Malik. Chuyên viên thăm dò vùng không gian xa, làm


theo hợp đồng. Tôi phát hiện khoang bay ngoài vũ trụ của
68
tàu cô. Đáng ra ở xa thế này sẽ chẳng có ai, vậy nên điều này
khá bất ngờ đấy.” Malik rên.

“Sao đấy?”

“Nói rồi đấy thôi. Bị táng một phát.”

“Xin lỗi nhé.”

“Ờ. Về lại đề tài cũ, tôi bắt đầu nhận được tín hiệu từ
mặt đất. Tay đó nói tàu hắn bị ngưng hoạt động và nhờ tôi
giúp. Lẽ dĩ nhiên tôi nghe theo hướng dẫn đáp tàu của hắn.
Tôi định thành anh hùng, kiểu giải cứu người gặp nạn ấy.
Thay vào đó thì tôi lao trúng luồng gió địa nhiệt rất kinh
tởm. Tàu của tôi cỡ nhỏ. Nó nện tôi như phát đại bác, lật
tung tôi lên. Khi tỉnh lại, cô là người liên lạc. Ôi, lạy thánh
thần. Ôi. Đau phết.”

“Anh đang ở đâu?”

Sau một phút dài dằng dặc chỉ có tiếng khò khè, Malik
nói, “Tôi chịu.”

“Tôi nghe được đoạn toạ độ so với trước cuối, nhưng


tôi không biết so với cái gì. Anh kiểm tra lại lịch sử điều
hướng được không?”

Lại thêm một khoảng lặng dài. “Không ra chỗ nó được,


chẳng ra được đâu hết. Bị thương nặng lắm. Chân gãy hết
rồi. Bị đè dí vào tường.”
69
Allegra nhắm mắt lại, cảm thấy người mình như thêm
suy sụp. “Có trời mới biết anh ở đâu.”

“Ờ, nhưng còn tôi biết nữa. Tôi ở ngay đây, ở cái chỗ
đau kinh khủng. Nếu cô có sẵn con rô-bốt cứu thương nào
thì nhớ mang nó theo. Nghe đây, chắc tôi xỉu mất.”

“Cố lên, Malik. Tôi sẽ tìm ra chỗ anh. Alô? Malik?”

Phải mất một hồi nhưng rốt cuộc cô cũng xoay sở


mở được bản ghi phần hội thoại và dữ liệu định vị. Có thể
Destiny sẽ không bao giờ cất cánh được nữa (bố cô đã đổ hết
nhiên liệu đi và cắt mạch điều khiển) nhưng trí óc nó vẫn
hoạt động được. Trước khi nghe được giọng con trùng xa
xăm từ trên đỉnh đồi, cô không hề hay biết trong tàu vẫn còn
thứ hoạt động được. Màn phá hoại của bố cô vừa rất tinh
xảo vừa rất điên loạn.

“Không có giọng nào hết,” bố cô nói.

Trong lều ánh sáng tù mà tù mù. Bố cô dựng lều với vẻ


hào hứng uể oải, dù cho lúc đó ông đang đổ bệnh và Allegra
vẫn chưa chịu chấp nhận chuyện bọn họ bị kẹt lại. Giờ ông
đang nằm trên một chiếc giường sậy phủ lớp lá xơ to bản
mà Allegra gọi là “tai voi.” Ông mặc khố kiểu Tarzan làm từ
cùng loại lá đó. Bởi cơn bệnh và những đợt sốt liên miên,
ông sụt cân đến mức người trông như cái hình nhân da bọc

70
xương. Cặp mắt nhoè nước lõm sâu và ngà ngà sốt của ông
nhìn Allegra.

Cô thấy tim nhói đau – vì cả giận dữ lẫn thương hại.


Giá mà ông không ăn mấy giống cây bản địa trước khi đem
chúng đi kiểm nghiệm. Sao một bộ não thiên tài đến vậy lạ
có thể vô lý nhường kia? Allegra sống bám vào nguồn nhu
yếu phẩm của tàu lâu hết mức có thể. Thế rồi, bất chấp việc
bố bắt cả hai phải vứt bỏ “công cụ của những kẻ ngoại xâm,”
cô lấy một bộ kiểm nghiệm từ trên tàu và dùng nó để tìm
hiểu xem những thứ gì ăn vào không sao. Đáp án là: chẳng
có mấy. Và những thứ cô nuốt vào ăn ngược lại cô như cô
đã ăn chúng, biến môi trường sinh học trong ruột cô thành
một màn thí nghiệm vô cùng bất ổn – dù cô đã uống thuốc
giảm những phản ứng kiểu vậy từ trong bộ dụng cụ sinh
tồn. Bố cô chỉ nói vỏn vẹn, “Nếu tin tưởng Gaia, nó sẽ chào
đón ta.”

Chào đón gì đâu.

“Bố, con đã nghe thấy tiếng anh ta. Trên đài. Con đã
nói chuyện với anh ta.”

“Bố đã bảo mày tránh xa tàu ra cơ mà.”

Cơn giận dâng lên, và cô ghìm nó lại. “Viên phi công


bay theo hướng đáp cái AI gửi. Hướng bố gửi. Chính bố đã
khiến anh ta gặp tai nạn. Con không thể tin nổi bố lại làm
cái chuyện ấy.”
71
Đầu ông bố lắc qua lắc lại, khiến mớ tai voi khô khẽ kêu
lạo xạo. “Chỉ có chúng ta mà thôi, con yêu à. Bố đã cứu con
từ bọn ngoại xâm, có điều con không chịu hiểu. Gaia là…”

Nỗi khó chịu của cô tràn li. ‘PegesiD đang giết bố đấy.”

Ông lắc đầu. “Nó biết chúng ta không tin tưởng nó.”

“Bố…”

“Chúng ta. Con và bố đều là đồng loại. Nó biết.” Ông


yếu ớt giật giật chân bộ đồ bay của cô. “Đến ăn mặc con
cũng phản kháng lại nó.”

“Đừng có đổ tội cho con. Làm ơn đừng.”

Ông nhắm mắt lại. “Bố biết là chúng sẽ đến, bọn ngoại
xâm đó. Bố đã chuẩn bị rồi.”

Với giọng yếu ớt, ông nói thêm “Đừng bỏ bố.”

Tại sao không? Ông đã bỏ chúng tôi mà. Sau đó quay


lại và “cứu” thôi khỏi loài người xấu xa. Nhưng con người
không phải một thứ dịch bệnh đầu độc vũ trụ. Họ khiến nó
trở nên có ý nghĩa bằng cách quan sát nó – mẹ Allegra, một
nhà vật lí học, đã nói vậy. Đó là điểm mấu chốt. Ừ thì con
người làm bầy hầy mọi sự lên có thành vấn đề không? Ta có
thể dọn dẹp mớ bầy hầy và học khôn không tái phạm nữa.
Bố cô cũng đã gây ra một mớ bầy hầy, nhưng ông ta lại không
chịu dọn. Ông khiến sự tình thê thảm hơn. Ông muốn bỏ
72
đi biệt tích và về với thiên nhiên, nhưng chính thiên nhiên
cũng sẽ biến mất nếu không có loài người quan sát.

Cô áp mu bàn tay lên trán ông. Lớp da ẩm của ông nóng


rực. Nếu ở trên khoang bay ngoài vũ trụ của tàu, nơi có thể
sử dụng trang thiết bị y tế, cô có thể giúp được ông. Nhưng
không có tàu còn hoạt động được thì không cách nào lên
quỹ đạo. Malike có tàu. Bị va xong nó có còn bay được đây?
Cô phải tìm hiểu chuyện này. Nhưng cô lại thấy lòng phân
đôi hai nửa.

Đừng bỏ bố.

Allegra ngồi xuống nền đất cạnh bố mình. Bố cô đã nói


dối cố, mang cô tới đây, tước đoạt cuộc sống của cô. Nhưng
ông vẫn là bố của cô. Đôi khi những hồi ức tốt đẹp tưởng
như còn xa xăm hơn cả Centari, thậm chí xa hơn cả trái đất.
Nhưng cô vẫn nhớ được (bố ơi, bế con, bế con luôn đi!) và
vì thế chúng vẫn còn có ý nghĩa.

Cô nhìn mặt đất chằm chằm. Hành tinh này kéo cô lại,
như bàn tay từ dưới mồ trồi lên lôi cô xuống. Nhưng đó
chỉ là trọng lực mà thôi – vô cảm trước sư hiện diện của cô
như đại dương nơi cô suýt chết hồi còn ở CentariBd. Cô lái
tấm ván buồm vào đúng luồng gió mạnh. Sóng cồn quật
cô xuống biển, và cô khó khăn lắm mới giữ được đầu mình
trên mực nước cho đến khi cô lật lại được ván. Lần đó không
khác gì phải chiến đấu với một sinh vật sống, một sinh vật
hiểm độc đầy chủ đích. Khi bị chết đuối, cảm giác sẽ như
73
vậy đấy. Bố cô tin rằng Gaia làm gì cũng có đích cả. Ít nhất
Allegra đã hiểu khi ấy mình ngộ nhận. Nhưng từ đó đến giờ
cô chưa một lần xuống nước và không bao giờ dám nữa. Nỗi
sợ chết đuối khiến cô rét cả người, và nỗi sợ bố mình sẽ chết
cũng khiến cô cảm thấy như thế. Cô ngồi đó, bó tay – không
thể giúp bố, hay viên phi công, hay chính bản thân mình.

Allegra nặng nhọc đứng dậy. Cô đổ đầy hai bình nước


và gài vào bộ đồ bay. Cô thoáng nhìn xuống bố mình. Sau
đó cô quay người bước ra khỏi lều, nheo mắt dưới cái nắng
chói chang của PegesiD. Đừng bỏ bố, ông đã nói. Nhưng
ông là người đã bỏ rơi cô trướcc, và ngoài ra, cô đang trên
đường tìm cách cứu cả hai người bọn họ.

Cô đến chỗ con tàu và bật thiết bị liên lạc.

“Malik, anh có đó không?”

Không thấy gì.

“Ê,” cô nói “tôi không có rô-bốt cứu thương, nhưng tôi


đang đến đây. Malik ơi?”

“Tôi đây. Bình tĩnh đi. Không nhớ tôi mới là người bị
đâm tàu?” Anh ta nghe chừng yếu ớt.

“Tôi nhớ. Tình trạng của anh thế nào?”

74
Anh cười gằn, đồng thời bắt đầu ho. “Tình trạng á?
Tình hiện giờ của tôi là đang bực. Nếu tôi thoát khỏi đây,
tôi sẽ tống một phát vào cái bản mặt ông già cô. Xin lỗi nhé
nhóc, nhưng lão định giết tôi.”

Allegra nhăn mặt. “Ông ấy đầu óc không tỉnh táo. Và


tôi không phải nhóc.”

“Thế à? Nói vậy chắc huề cả làng nhỉ.” Anh ta lại ho.
“Đau quá.”

Bộ liên lạc im bặt. Anh ta lại ngất rồi à?

Allegra mở một cánh tủ và lấy bộ sơ cứu. Đây không


phải là rô-bốt cứu thương nhưng có còn hơn không. Cô trèo
ra ngoài con tàu và đứng trên nền hoàng hôn. Theo phân
tích của cô, Malik hẳn đã đâm xuống cách tàu hơn hai mươi
cây. Cô sẽ phải đi gần hết đêm mới tới được nơi tàu đâm.
Từ phía xung quanh cô thứ cỏ tím thì thầm u ám – một đại
dương bí ẩn muốn nhấn chìm cô.

Chỉ có hai chục cây mà chẳng khác nào trăm cây. Nặng
nhọc lê bước xuyên đêm, nỗi sợ và trọng lực đè nặng lên
cô. Cô dừng lại nghỉ, nằm bẹp ra đất, thở hổn hển. Ba mặt
trăng nhỏ làm nên vầng trăng ba chấm. Từ trong khoảng
tối quanh cô, động vật 51 PegesiD đang phì phò và gừ. Cô
đã quen với những con bò sát bay cỡ mèo, bọn này phát
tiếng lít chít nghe hơi hơi đáng yêu. Nhưng những sinh vật
ẩn mình kia nghe chừng to quá. Liệu có ai dám nghiên cứu
75
chúng, xây dựng bảng phân loài cho chúng không? Hay liệu
chúng sẽ tiếp tục là một bí ẩn vô nghĩa có thể sẽ lờ ta đi –
hoặc thịt ta.

Cô đứng dậy, nghiên cứu sao trời, định hướng, và tiếp


tục đi. Trước bình minh một tiếng, cô thấy một luồng sáng
– và băn khoăn không hiểu nó bị làm sao. Luồng sáng ấy
chắc chắn là nhân tạo, biến đổi, mang vẻ khúc xạ kỳ lạ. Cô
lao về phía nó, cố chạy nhưng không thể nổi, cặp chân nặng
nề dậm xuống như khúc gỗ. Mồ hôi cô toát nhễ nhại. Bộ
đồ bay bó vào người cô, chà vào đùi cô. Cô vấp chân trên
lớp đất bị xáo trộn, ngã mạnh, đứng dậy và thấy mình đang
đứng trên một vệt dài cảnh quan bị cày nát – vệt tàu đâm
của Malik. Vệt đâm ngừng lại bên mép một cái ao sâu. Tàu
ở dưới đó, ánh đèn xanh của nó bị làn nước lạnh, trong vắt
khúc xạ lên.

“Ôi, mẹ kiếp,”

Cô không thể xuống nước. Không thể. Allegra nghiến


răng. Chả nhẽ cô đi đến tận đây rồi mà lại thành công cốc
sao? Cô nhìn lên. Giữa những vì sao mờ ảo kia, hai khoang
bay ngoài vũ trụ đang đánh vòng quanh hành tinh, trống
rỗng và đang đợi phi hành đoàn sẽ không bao giờ quay lại,
trong khi Allegra đứng đấy cảm thấy khốn khổ khốn nạn.

Gaia thắng rồi.

76
Bong bóng nổi từ tàu tụ lại trên mặt ao. Trong cái nắng
trước bình minh, đường nét tàu của Malike xuất hiện. Nó
hỏng nặng cỡ nào nhỉ? Nếu vào được bên trong, có khả năng
cô sẽ cho nó bay khỏi ao được. Nỗi sợ là thứ duy nhất khiến
cô không dám thử, không dám tiến bước. Và nỗi sợ của cô
cũng như hành tinh này. Nó chỉ tồn tại khi cô để ý đến nó.

“Tổ sư.”

Allegra hít một hơi thật sâu bên mép ao, nhồi ôxi vào
phổi, căng ngực ra. Cái vụ ở CentauriBd không phải là đại
dương tìm cách nhấn chìm cô. Lỗi là do Allegra liên tục đưa
ra những quyết định dở hơi và kết cục là cô hoảng loạn chết
đuối. Nhưng thừa nhận sự vô lý của nỗi sợ và bất chấp nó
hành động là hai việc khác nhau. Allegra đang mệt sẵn rồi.
Nếu xuống nước và không chui vào được chốt khí của tàu,
liệu cô vượt qua trọng lực và sự kiệt quệ để ngoi lại lên mặt
nước không?

Đừng trì hoãn nữa.

Hít nốt hơi cuối thật sâu. Cô nín thở, nắm chặt bộ đồ
sơ cứu, lao mình xuống ao. Nước lạnh toát. Cô không hề
lường trước điều này. Cô chìm nghỉm rất nhanh. Người cô
xoay lại và tìm cách lao lên mặt nước, như thể nó có ý chí
riêng. Cô chưa sẵn sàng! Cô không thể! Trọng lực như cục
chì buộc vào mắt cá cô. Mặt nước rung rinh ngoài tầm đầu
ngón tay, và cô lại bắt đầu chìm, Gaia đang kéo cô xuống.

77
Không! Cô quay người lại và bắt đầu dồn hết sức quạt
tay và đạp chân lao xuống dưới đáy. Chỉ thoáng chốc cô đã
đến chỗ con thuyền. Mắt nhoè, ngực đau, cô không tìm thấy
cửa. Cô hoảng loạn kéo người vòng quanh tàu. Không khí
theo bong bóng rời môi cô, phổi cô thèm được tiếp khí đến
tuyệt vọng. Cô bắt đầu cảm thấy chóng mặt – và nó kia rồi.

Chốt khí.

Nó được thiết kể theo tiêu chuẩn chung, tương tự chốt


khí của Destiny. Cô giật mở nắp bản lề, để lộ bánh lái điều
khiển tay, và bắt đầu vặn. Nếu vì lý do gì đó cửa trong đã mở
sẵn rồi, cô sẽ sắp sửa làm ngập tàu và giết luôn Malik, đó là
nếu anh ta chưa chết.

Cửa ngoài bắt đầu kéo mở. Không khí mắc kẹt mở bung
ra, đẩy Allegra ra xa tàu. Cô gượng bơi lại và vặn bánh lái cho
đến khi khoảng trống đủ rộng để chui qua.

Cửa trong vẫn kín khí.

Cô đóng cửa ngoài và đập nút LỌC. Mực nước bắt đầu
rút, và Allegra thò mặt lên khỏi mặt nước, hớp hơi hổn hển
và ho sặc. Con tàu không phải tàu ngầm. Buồng này được
thiết kế để cân bằng áp suất không khí, không phải áp suất
nước. Mực nước chỉ rút đến ngang gối Allegra. Cửa trong
kéo mở ra, để chỗ nước ao còn lại tràn vào khoang chính
cabin. Malik hét tướng, “Cái quái gì đấy!” và Allegra lết
người qua khung cửa.
78
Cú đâm đã rứt tung ghế phi công khỏi vị trí và đè Malik
vào tường. Một núm xương thò ra từ vệt rách trên chân bộ
đồ bay anh ta. Allegra nhăn mặt. Malik nhìn cô chằm chằm
trong cơn đau đớn và sự sửng sốt. Anh ta gượng nở một nụ
cười dữ dằn.

“Nhóc làm cái gì lâu thế? Và chỗ nước này từ đâu chui
ra đây?”

“Lát tôi nói sau. Thứ này còn bay được không?”

“Ai biết?”

Allegra quan sát bộ điều khiển bay và quyết rằng chúng


vừa đủ tương đồng với Destiny nên cô tin mình sẽ điều khiển
được. Cô quay qua Malik, mở bộ đồ sơ cứu, và lấy ra một vỉ
thuốc phiện gắn kim tiêm. “Cho đỡ đau,” cô nói và cắm vào
đùi anh ta. Mắt Malik mở to, sau đó lim dim thành một khe
mơ màng.

Giờ kết quả ra sao sẽ biết ngay. Allegra ngồi vào ghế
phụ, nghiên cứu bộ điều khiển, và khởi động động cơ. Con
tàu rung lên, như thể thứ gì vừa tỉnh dậy từ cái lạnh. Allegra
kích hoạt động cơ đẩy. Con tàu giật người ra khỏi chỗ bùn
và vút bay lên. Ào cái họ đã ở trên không. Allegra bẻ lái về
hướng lều của bố, tim cô nhói đau vừa vì tức giận vừa vì
hối tiếc. Gaia là một ảo tưởng. Allegra sẽ không ba giờ hiểu
được bố mình, nhưng nếu cố thử, ít nhất cô sẽ hiểu được
51 PegesiD.
79
Động cơ tàu nuốt khí rền vang. Bên dưới, những sinh
vật nhìn giống gấu với cần cổ dài đứng lên trên bãi cỏ, nhỏng
đầu lên.

Cô chỉ thoáng thấy chúng. 

80
sci fi muôn vẻ

SCI FI
MUÔN VẺ
FORGOTTEN HANGAR
Juhannuskostaja
https://goo.gl/VNcDEj

82 83
MEGA RAIL STATION - ORBITAL 03
Jeff Bartzis
https://goo.gl/K1AClN

84 85
THE SALVATION GATE
jamesdesign1
https://goo.gl/w6C96o

86 87
SOMETHING JUST MOVED!
Nick Foreman
https://goo.gl/wQEyrs

88 89
ALLIES
David Tilton
https://goo.gl/Nde5O6

90 91
ALONE
Fadzly Abd
https://goo.gl/seYmEr

92 93
CYBER CITY
JefWu
https://goo.gl/QV6UoD

94 95
SHADES OF BLACK
Min Nguen
https://goo.gl/Ea06yE

96 97
LAB
Guillaume Rajaona
https://goo.gl/Xr0218

98 99
EMERGENCY TERMINAL
Asfodelo
https://goo.gl/uVcx8C

100 101
NHÂN SỰ THỰC HIỆN:
Dăm Dăm
 Dịch thuật

Lã Bảo
 Biên tập
 Dịch thuật

Lê Nghị
 Dịch thuật

Long Nguyễn
 Dàn trang
 Dịch thuật
 Thiết kế

TƯ LIỆU ẢNH:
Asfodelo - “Emergency Terminal”
 https://goo.gl/kzlIRW

Christian Bravery - “Anomalous


readings...”
 https://goo.gl/d5aMAI

David Tilton - “Allies”


 https://goo.gl/Nde5O6 CREDITS
(SẮP XẾP THEO THỨ TỰ
Fadzly Abd - “Alone” BẢNG CHỮ CÁI)
 https://goo.gl/seYmEr

Guillaume Rajaona - “LAB”


 https://goo.gl/Xr0218

Jamesdesign1 - “The Salvation Gate”


 https://goo.gl/w6C96o

credits
Jeff Bartzis - “Mega Rail Station - Orbital
03”
 https://goo.gl/K1AClN

JefWu - “Cyber City”


 https://goo.gl/QV6UoD

Juhannuskostaja - “Forgotten Hangar”


 https://goo.gl/VNcDEj

Min Nguen - “Shades of Black”


 https://goo.gl/Ea06yE

Nick Foreman - “Something just moved!”


 https://goo.gl/wQEyrs

102
TƯ LIỆU BÀI VIẾT:
Emily Devenport - “Now is the Hour”
 https://goo.gl/A3a5f7

Jack Skillingstead - “The Despoilers”


 https://goo.gl/Bd85Os

Sean Bensinger - “The Engines Imperial”


 https://goo.gl/2YGDDW

Tom Crosshill - “The Dark City Luminous”


 https://goo.gl/yky1ev

CREDITS
(SẮP XẾP THEO THỨ TỰ
BẢNG CHỮ CÁI)

You might also like