You are on page 1of 3

Khác biệt trong văn hóa làm việc của Việt Nam và Nhật Bản

1. Năm chiều văn hóa trong lý thuyết của Geert Hofstede và so sánh Việt Nam – Nhật Bản
Khoảng cách quyền lực (Power Distance – PD)
Trong văn hóa nói chung và văn hóa làm việc nói riêng, PD nói lên mức độ bất bình đẳng đã tồn
tại – và được chấp nhận – giữa những người có và không có quyền lực trong xã hội và tổ chức.
 

Kim tự tháp PD

Tại Việt Nam, điểm PD cao bởi sự chấp nhận bất bình đẳng giữa người và người được kéo dài.
Theo đó, trong văn hóa làm việc của người Việt Nam, nhân viên làm theo lời sếp bởi họ coi đó là
bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng và việc một người ở đẳng cấp
thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu như “con vua thì lại làm vua, con sãi
ở chùa lại quét lá đa”).

Còn quốc gia có điểm PD thấp hơn như Nhật Bản không nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa người
và người về vị trí xã hội, về quyền lực, hay về của cải. Bình đẳng được coi như một mục đích
chung của cả công ty. Một nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp hay từ đáy
tháp quyền lực leo lên đỉnh là chuyện bình thường.

Chủ nghĩa cá nhân (Individualism – IDV)


IDV nói lên sức mạnh của một cá nhân với những người khác trong cộng đồng, sự kết nối và sẻ
chia giữa các thành viên trong một tổ chức như doanh nghiệp.
IDV của cả Việt Nam và Nhật Bản đều không quá cao. Điều đó chứng tỏ người Việt Nam và
Nhật Bản từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập
hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v…) và sau đó là trường học, cơ quan. Cộng
đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà
không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi
cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng.
 
IDV của Nhật Bản cao hơn Việt Nam thể hiện xu hướng ít ràng buộc về gia đình, họ hàng, khu
dân cư… Đây cũng là lý do mà người Nhật dành nhiều thời gian cho công việc hơn gia đình.
Trong khi đó, người Việt Nam đặt ưu tiên cao hơn cho gia đình, bạn bè, họ hàng đặc biệt là sự
quây quần trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp,…

Tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance – UAI)


Chiều văn hóa này liên quan tới mức độ lo lắng của các thành viên trong xã hội hay nhân viên
trong công ty về những tình huống không chắc chắn hoặc không biết.
Đến từ một quốc gia có điểm số cao về UAI, những người Nhật Bản luôn lo lắng về những bất
trắc khó lường trước trong cuộc sống như thiên tai, dịch bệnh và họ là những người cẩn thận, kín
kẽ. Họ không dễ dàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải
nghiệm trong văn hóa làm việc của họ. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy họ thường sống và làm
việc bằng truyền thống, bằng các luật định và suy nghĩ do người xưa để lại.
 
Trái lại, người Việt Nam không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường trước được.
Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá trị được coi là
truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, và ít gò bó bởi các luật định trước. Từ đó, chúng ta có thể
hình dung ra một sự kết hợp hoàn hào trong một team có người Nhật và người Việt Nam. Đó là
có sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo, tinh thần cải tiến, khả năng áp dụng công nghệ nhanh chóng
của người Việt và khả năng dự báo rủi ro, bản kế hoạch chi tiết với nhiều phương án dự phòng
của người Nhật.

Nam tính (Masculinity – MAS)


Chiều này chỉ ra mức độ gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và nữ trong văn hóa làm
việc của một quốc gia. Ở Nhật Bản, điểm MAS cao chỉ ra quốc gia này phân biệt giới tính. Cụ
thể, người đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội.
Vì vậy, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định
một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm.
 
Còn ở Việt Nam, điểm số này thấp hơn bởi xã hội chấp nhận nam nữ bình quyền. Trong xã hội
như thế, phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh. Bạn có thể thành lập
đội nhóm dựa trên việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải giới tính.

Hướng tương lai (Long-term orientation – LTO)


Định hướng dài hạn (LTO) đề cập đến việc các doanh  nghiệp và con người trong các nền văn
hoá có xu hướng nhìn về lâu dài hay ngắn hạn khi lập kế hoạch và cuộc sống. Đây là chiều thứ
năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các
quốc gia châu Á. Từ đó dẫn tới cách cư xử hoàn toàn khác biệt so với các nền văn hóa phương
Tây.

Ở chiều văn hóa cuối cùng này, cả Việt Nam và Nhật Bản có số điểm bằng cao và bằng nhau.
Điều đó chứng tỏ văn hóa làm việc hướng tương lai (long-term orientation), mà ở đó, người Nhật
và người Việt Nam sẽ quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), luôn lo lắng tương lai của
mình sẽ về đâu, tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già. Đặc
biệt, hai đất nước cũng coi trọng “kết quả cuối cùng” (virtue) hơn là “sự thật” (truth), thường lấy
kết quả làm việc biện minh cho phương tiện.

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản
phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là
tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong
một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay
ngoài nước).

Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là
những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ,
một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán
cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian (a). Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó
lại là sản phẩm cuối cùng (b). Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc
đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc
gia.

MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC


Khái niệm môi trường quản trị
Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô
Nhóm yếu tố môi trường vi mô
Nhóm yếu tố môi trường nội bộ
QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
Sẵn sàng kinh doanh toàn cầu
Các yếu tố quan trọng trong môi trường quốc tế
5 chiều văn hóa của dự án Hofstede
9 chiều giá của dự án GLOBE
Các công ty đa quốc gia

1. Các yếu tố môi trường vỹ mô ảnh hưởng đến quản trị như thế nào?
2. Các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến quản trị như thế nào?
3. Các yếu tố môi trường nội bộ ảnh hưởng đến quản trị như thế nào?
4. Các chiến lược tham gia thị trường quốc tế?
5. Các yếu tố quan trọng trong môi trường quốc tế?
6. 5 chiều văn hóa của dự án Hofstede của Việt nam như thế nào?
7. 9 chiều giá của dự án GLOBE là gì?
8. Đặc điểm của các công ty đa quốc gia?

You might also like