You are on page 1of 6

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:. 122 / TNMT-ĐĐBĐ


''V/v hướng dẫn cập nhật chỉnh Hải Dương, ngày 20 tháng 4 năm 2010
lý bản đồ địa chính''

Kính Gửi: -Phòng chuyên môn thuộc sở.


- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện,Thành phố,Thị xã.
- Văn phòng ĐKQSD đất các huyện, Thành phố, Thị xã.

Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.


Căn cứ Thông tư số 09/2007/ TT- BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa
chính.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ
địa chính như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, yêu cầu mục đích, nội
dung, cơ sở thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính.
1.1. Hướng dẫn việc cập nhập, chỉnh lý bản đồ địa chính nhằm thực hiện
các công việc về mặt kỹ thuật và phương pháp tác nghiệp của lĩnh vực bản đồ
phục vụ thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất đai.
Đối tượng thực hiện nhiệm vụ gồm Uỷ ban nhân dân các cấp; Sở Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện (Thành phố,
Thị xã) cán bộ địa chính cấp xã (phường, thị trấn), Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất cấp tỉnh, huyện (Thành phố, Thị xã) và các tổ chức và cá nhân có liên
quan.
1.2. Yêu cầu: Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính phải được tiến
hành thường xuyên và do cán bộ địa chính cấp xã (Phường, Thị trấn) cơ quan
Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (Thành phố, Thị xã) và Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện.
1.3. Mục đích cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính là để đảm bảo
các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng, quản lý đất theo thời
gian ở cấp xã(phường, thị trấn), huyện (Thành phố, Thị xã), tỉnh và phù hợp với
Hồ sơ địa chính.
1.4. Nội dung cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính bao gồm:
- Địa giới hành chính cấp xã (phường, thị trấn).
- Quy hoạch sử dụng đất.

1
- Hình dạng, kích thước, diện tích của thửa đất.
- Số thứ tự thửa đất, loại đất theo mục đích sử dụng.
1.5. Cơ sở pháp lý để cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính bao gồm:
- Quyết định về thay đổi địa giới hành chính.
- Quyết định về quy hoạch và kết quả thể hiện quy hoạch sử dụng đất ở
thực địa.
- Quyết định giao đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
- Quyết định cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, thế
chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Quyết định của Toà án nhân dân các cấp kết quả hoà giải về việc giải
quyết tranh chấp đất đai.
2. Nguyên tắc thực hiện
2.1- Tuỳ thuộc vào mức độ biến động đất đai, đặc điểm biến động để áp
dụng phương pháp cập nhật, chỉnh lý bổ sung cho phù hợp. Khi yếu tố thửa
trong một mảnh bản đồ địa chính biến động trên 40% thì phải biên tập lại bản đồ
địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã. Biên tập lại bản đồ địa chính theo đơn
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức
thực hiện và phải đảm bảo chỉnh sửa liên hoàn trong Hồ sơ địa chính đang lưu
giữ, sử dụng ở các cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố, thị xã, tỉnh.
2.2- Việc cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện chủ
yếu bằng phương pháp đo đạc đơn giản: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo
bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch và bổ sung tương ứng trong hồ
sơ địa chính hoặc đo vẽ bổ sung bản đồ bằng phương pháp đo toàn đạc.
Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được phép sử dụng các
điểm khởi tính là:
- Các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên;
- Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và
hiện còn tồn tại ở thực địa.
2.3- Khi chỉnh lý bổ sung, ở khu vực cần chỉnh lý phải vẽ phóng từ bản
đồ địa chính thành bản lược đồ với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cần chỉnh
lý một hoặc hai cấp tỷ lệ. Trên bản lược đồ phải thể hiện đầy đủ kích thước cạnh

2
đến đơn vị 0,01m và phải bảo đảm các yếu tố để dựng hình đối với các yếu tố
chỉnh lý.
Các yếu tố mới được chỉnh lý thể hiện trên bản lược đồ và trên bản đồ địa
chính bằng màu đỏ và gạch bỏ các yếu tố cũ cũng bằng màu đỏ.
2.4- Khi đo vẽ bổ sung bằng phương pháp đo toàn đạc bản vẽ đo bổ sung
phải được vẽ trên hệ toạ độ có cùng hệ toạ độ của bản đồ cần chỉnh lý. Ngoài
các địa vật, cạnh thửa cần đo bổ sung phải đo kiểm tra tiếp biên với địa vật,
cạnh thửa liền kề không cần bổ sung để kiểm tra và tiếp biên bản vẽ bổ sung.
2.5- Sai số tiếp biên của khu vực đo vẽ bổ sung với các địa vật, ranh giới
liền kề áp dụng như sau:
Các bản vẽ (ngoài trời hoặc trong nhà) hoàn thành (nét chì hoặc ở dạng số)
phải được tiếp biên với các bản vẽ lân cận. Độ lệch của các địa vật quan trọng,
chủ yếu không quá 0,6 mm. Các địa vật khác không quá 1mm. Nếu độ chênh lệch
vượt quy định thì phải tiến hành xác minh lại ở trên máy hoặc thực địa.
Đối với các mảnh bản đồ địa chính, địa chính cơ sở có nhiều đơn vị hành
chính phải tiếp biên bằng phương pháp trùng khít các cạnh khung, mắt lưới
kilômét tương ứng. Độ hở của đường ĐGHC giữa các bản vẽ không quá 0,6mm.
Nếu độ hở vượt quy định thì phải tiến hành xác minh lại ở thực địa.
Ở ranh giới đo vẽ khác tỷ lệ phải tiếp biên bằng phương pháp trùng khít
các mắt lưới ki lô mét tương ứng. Độ lệch các địa vật cùng tên không vượt quá
kích thước như sau:
Sai số trung bình của vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên
bản đồ địa chính so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế
ảnh ngoại nghiệp) gần nhất không được vượt quá 0,5 mm, đối với các địa vật
còn lại không được vượt quá 0,7 mm.
Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh
giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm tính theo tỷ lệ
bản đồ địa chính.
Xử lý tiếp biên (trong hạn sai) theo nguyên tắc chỉnh sửa mỗi bên 1/2 độ
lệch. Nếu khác tỷ lệ thì phải quy theo tỷ lệ đo vẽ của mỗi bên để chỉnh sửa.
Trong trường hợp xử lý tiếp biên là cạnh thửa thì phải vẽ lại cạnh thửa từ
hai điểm gẫy gần nhất. Các địa vật hình tuyến khác không được tạo điểm gẫy
không đúng thực tế do xử lý tiếp biên.

3
Ngoài việc sử lý tiếp biên theo nguyên tắc trên cần phải xét đến diện tích
của các thửa đất ổn định tham gia tiếp biên.
Công tác đo trực tiếp trên bản đồ gốc để tính diện tích, hoặc đo toạ độ
được thực hiện bằng các phần mềm tiện ích thông qua sự trợ giúp của máy tính
trên file bản đồ gốc, đơn vị tính diện tích là mét vuông (m2).
Đối với khu vực đất đô thị, khu đất có giá trị kinh tế cao diện tích các thửa
đất phải tính từ toạ độ điểm, khoảng cách được xác định. Không được đo bằng
lưới đo diện tích áp lên bản đồ. Diện tích được tính 2 lần, số lần chênh lệch diện
tích 2 lần tính chỉ cho phép trong phạm vi sai số làm tròn số. Diện tích tính đến
0,1m2. Nếu tính theo chương trình đã lập sẵn cho phép tính 1 lần. Diện tích ghi
trong sổ tính và trên bản đồ đến 0,1m2.
Đối với diện tích trên bản đồ được tính bằng máy tính sau khi số hoá
chuyển đổi toạ độ và diện tích đã được tính trên bản đồ trước khi số hoá chuyển
đổi toạ độ phải có số chênh giữa hai lần không quá sai số cho phép tính theo
công thức:
0,04M
S=  P (m2)
100

Trong đó  S : Sai số cho phép


P : Tổng diện thửa đất tích m2
M : là mẫu số tỷ lệ bản đồ
Tuỳ theo yêu cầu của địa phương mà lựa chọn việc thể hiện diện tích cũ
hoặc mới lên bản đồ.
Nếu hai yêu cầu trên hoặc một trong hai yêu cầu trên vượt hạn sai cho
phép thì tiếp tục đo vẽ bổ sung khu vực tiếp biên bị lệch đến khi bằng sai số cho
phép thì thôi.
2.6- Sau khi chỉnh lý, số thứ tự thửa đất được đánh số bằng số tiếp theo số
hiệu thửa đất cuối cùng của tờ bản đồ (Được hiểu là số hiệu thửa đất cuối cùng
là n thì số hiệu thửa đất thêm sẽ là n + 1) và lập bảng "Các thửa biến động" ở vị
trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ. Nội dung bảng "Các thửa biến
động" phải thể hiện số hiệu thửa thêm, nguồn gốc thửa thêm, số hiệu thửa lân
cận và số hiệu thửa bỏ.
2.7- Độ chính xác của việc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính phải bảo
đảm quy định về Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên
4
cùng ranh giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm tính
theo tỷ lệ bản đồ địa chính.
2.8- Diện tích các cụm thửa, ô thửa sau khi đã chỉnh lý so với diện tích
các ô thửa tương ứng trước khi chỉnh lý phải phù hợp và được hiệu chỉnh theo
nguyên tắc sau:
Số chênh giữa diện tích mảnh bản đồ tính theo lý thuyết và tổng diện tích
các khu (hoặc các cụm, các thửa) trong mảnh: số chênh giữa diện tích của khu
và tổng diện tích các cụm trong khu (hoặc các thửa) và số chênh giữa diện tích
cụm và tổng diện tích các thửa trong cụm không vượt quá sai số cho phép:
0,05M
S cho phép = 
100
 P (m2)
P: Tổng diện tích các cụm thửa (nhiều số thửa) tính bằng m2
M: là mẫu số tỷ lệ bản đồ
Nếu số chênh vượt sai số cho phép thì phải đo, tính lại diện tích. Nếu
trong sai số cho phép thì hiệu chỉnh theo tỷ lệ thuận với diện tích các thửa, cụm
hoặc khu.
Hiệu chỉnh diện tích phải theo thứ tự: Diện tích khu vực hiệu chỉnh theo
diện tích mảnh, diện tích cụm hiệu chỉnh theo diện tích khu, diện tích thửa hiệu
chỉnh theo diện tích cụm.
Sau hiệu chỉnh, tổng diện tích các khu phải bằng diện tích mảnh bản đồ;
tổng diện tích các cụm (hoặc thửa) trong một khu phải bằng diện tích của khu;
tổng diện tích các thửa trong một cụm thửa phải bằng diện tích cụm, tổng diện
tích các thửa phải bằng tổng diện tích mảnh (số chênh nếu có chỉ trong phạm vi
sai số làm tròn số).
2.9- Song song với công tác chỉnh lý trên bản đồ, phải chỉnh lý trong Hồ
sơ địa chính và các tài liệu có liên quan khác, đảm bảo sự thống nhất giữa Hồ sơ
địa chính và bản đồ.
3. Trách nhiệm thực hiện và báo cáo
3.1- Cán bộ địa chính cấp xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm tổng hợp,
chỉnh lý bổ sung trên bộ bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan lưu giữ và lập
báo cáo theo định kỳ hàng quý. Sau khi hoàn thành công việc chỉnh lý bổ sung
bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan, cán bộ địa chính lập báo cáo gửi

5
UBND cấp xã, phường, thị trấn cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
(thành phố, thị xã) và kèm theo bản sao của bản lược đồ.
3.2 - Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (thành phố, thị xã) có
trách nhiệm tổng hợp, chỉnh lý bổ sung trên bộ bản đồ địa chính do phòng lưu
giữ và lập báo cáo gửi UBND huyện (thành phố, thị xã) và Sở Tài nguyên và
Môi trường theo định kỳ 6 tháng một lần.
3.3 - Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh gồm Văn phòng
ĐKQSD đất, Trung tâm Thông tin Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm bổ
sung (theo tài liệu báo cáo) lên bản đồ địa chính (bản gốc và 01 bản sao) đang
lưu trữ ở tỉnh và lập báo cáo gửi UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường
vào cuối quý IV hàng năm (mỗi năm một lần).
Căn cứ vào mức độ thay đổi trên bản vẽ gốc, cơ quan Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh quyết định việc biên tập, biên vẽ lại bản đồ địa chính và tổ chức
thực hiện công việc này. Khi biên tập, biên vẽ lại bản đồ địa chính vẫn phải đảm
bảo sự thống nhất giữa bản đồ địa chính và Hồ sơ địa chính.
Sau khi biên tập, biên vẽ lại, phải sao thành 03 bộ gửi cấp xã (phường, thị
trấn), cấp huyện (thành phố, thị xã), cấp tỉnh, Sở Tài nguyên mỗi nơi 01 bộ.
Việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính Sở Tài nguyên Môi trường
giao cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở thực hiện và phối kết
hợp với phòng ban có chức năng chuyên môn và cơ quan Tài nguyên Môi
trường cấp huyện , Thành phố, thị xã để tác nghiệp. Trong quá trình thực hiện
nếu có vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Phòng đo đạc bản đồ Sở để tham
mưu Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lãnh đạo Sở (để theo rõi);
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Phòng TNMT huyện, Thành phố, Thị xã;
- Văn phòng ĐKQSD đất huyện, Thành phố, Thị xã;
- LưuVP - ĐĐBĐ.

Nguyễn Tá Dước

You might also like