You are on page 1of 12

1.

Tổng quan
Arcuri cùng đồng sự [1] đánh giá hê ̣ thống tích trữ băng cho các tòa nhà thương mại ở
Braxin, họ nhâ ̣n thấy rằng môt hê ̣ thống tích trữ băng có thể giúp các tòa nhà thương mại đáp
ứng tải đỉnh mô ̣t cách hiê ̣u quả, thu được lợi ích kinh tế từ viêc̣ tiết kiê ̣m năng lượng, nhưng
trong mô ̣t số trường hợp như bê ̣nh viê ̣n và khách sạn thì hiê ̣u quả kinh tế của hê ̣ thống tích trữ
lạnh không nhiều. Waqas cùng đồng sự [2] đã nghiên cứu thực nghiê ̣m viêc̣ tích trữ nhiê ̣t ẩn
trong các tòa nhà ở vùng khí hâ ̣u nóng. Họ sử dụng PCM (Phase change material) có nhiê ̣t đô ̣
nóng chảy 28°C - 29°C, nếu nhiê ̣t đô ̣ môi trường càng thấp, và lưu lượng chất tải lạnh càng
cao thì thời gian để hóa rắn PCM càng ngắn. Nasiru cùng đồng sự [3] đã tiến hành kiểm tra
thực nghiê ̣m hoạt đô ̣ng của mô ̣t hê ̣ thống chiller hấp thụ dùng nguồn năng lượng mă ̣t trời kết
hợp tích trữ băng, kết quả cho thấy hê thống tích trữ lạnh có thể hoạt động làm lạnh trong
khoảng thời gian 5 đến 6 giờ, khoảng thời gian này đủ để làm lạnh không gian cần làm lạnh
khi hệ chiller hấp thụ khởi động (mất từ 1 đến 2 giờ) và khi bức xạ mặt trời giảm vào buổi
chiều. Khi sử dụng tích trữ lạnh, ta thường dùng các chất biến đổi pha PCM (Phase change
material) để tâ ̣n dụng khả năng tích trữ nhiê ̣t ẩn của chúng. Đối với quá trình hóa rắn của
PCM trong hê ̣ thống tích trữ lạnh, sự dẫn nhiê ̣t là quá trình truyền nhiê ̣t chính và đối với thiết
bị trao đổi nhiê ̣t có cánh thì cánh tác đô ̣ng mạnh đến sự hóa rắn hơn so với sự tan chảy của
PCM [4]. Hu cùng đồng sự [5] đã tiến hành nghiên cứu thực nghiê ̣m đánh giá các tính chất
của PCM trong quá trình tích trữ lạnh và xả tải của mô ̣t hê ̣ thống tích trữ lạnh dùng thiết bị
trao đổi nhiê ̣t dạng ống có cánh. Họ đánh giá rằng có sự chênh lê ̣ch rất lớn giữa thời gian tích
trữ lạnh và thời gian xả tải, nguyên nhân là do sự khác biê ̣t lớn về hê ̣ số truyền nhiê ̣t ở pha
rắn và pha lỏng của PCM, và do có xuất hiê ̣n sự có giãn nhiê ̣t trong quá trình chuyển pha.
Ngoài ra, trong quá trình tích trữ lạnh, áp suất hút và áp suất đẩy của máy nén giảm đáng kể.
Khatra cùng đồng sự [6] đã thực hiê ̣n mô phỏng số mô ̣t hê ̣ thống tích trữ lạnh, dùng mô ̣t dòng
khí có nhiê ̣t đô ̣ thấp hơn nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy của PCM làm biến đổi pha (hóa rắn) PCM, sau
đó đánh giá sự ảnh hưởng của vâ ̣n tốc và nhiê ̣t đô ̣ ban đầu dòng không khí đến sự hoạt đô ̣ng
và hiê ̣u suất của hê ̣ thống tích trữ lạnh có sử dụng PCM.
Về đă ̣c tính của các chất biến đổi pha, PCM có ưu nhược điểm riêng, có các tính chất
khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Từ các tính chất của mô ̣t PCM, ta
có thể thêm vào đó mô ̣t số phụ gia để thay đổi, hoă ̣c đạt được mô ̣t số tính chất vâ ̣t lí, hóa học
mong muốn [7,8]. Kết quả thực nghiê ̣m và mô phỏng cho thấy, sử dụng thêm chất phụ gia có
thể rút ngắn lên đến 2/3 thời gian quá trình tích trữ lạnh, đồng thời nhiê ̣t đô ̣ của hê ̣ thống tích
trữ lạnh có thể được hạ xuống thấp hơn, năng lượng dự trữ được nhiều hơn so với không sử
dụng chất phụ gia. Mô ̣t chất biến đổi pha thường dùng là muối eutectics, mô ̣t hỗn hợp muối
eutectics Zn(NO3)2•6H2O, Mn(NO3)2•4H2O, và KNO 3, nếu được thêm chất
Mg(NO3)2•6H2O với ti lê ̣ 2-3% khối lượng thì giảm đô ̣ quá lạnh của muối từ 21 đô ̣ K xuống 4
đô ̣ K. Khi tiến hành thực nghiê ̣m, hỗn hợp muối eutectics trên dễ bị tách pha, khi đó phụ gia
xathan có thể ổn định hỗn hợp, làm cho hỗn hợp không còn bị tách pha. Hỗn hợp muối
eutectics của galactitol và mannitol với tỉ lê ̣ 3:7 cũng là chất biến đổi pha tiềm năng trong tích
trữ năng lượng. Hợp chất này có nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy thấp hơn so với 2 thành phần ban đầu,
ngoài ra hợp chất có tính ổn định hóa học, tính chất nhiê ̣t đô ̣ng tốt [9-11].
Một số nghiên cứu đã tiến hành cho các trạng thái cơ nhiệt của các hạt PCM. Sự thay
đổi áp suất bên trong do sự thay đổi thể tích trong suốt quá trình tan chảy được tính toán dựa
trên mô hình mở rộng với một phần khối lượng nhất định của muối tan chảy, dẫn đến sự biến
đổi của điểm tan chảy, enthalpy và năng lượng lưu trữ. Điều này chỉ ra rằng vỏ PCM có sự
giãn nở thể tích thấp gây áp suất thấp vì vậy lớp vỏ SiC có vỏ bọc có thể tránh tình trạng nứt
[12,13]. Nhiệt độ và áp suất xảy ra trong quá trình tan chảy và đông cứng của các khối cầu
đồng Nitrat được mô phỏng ở nhiệt độ xung quanh không đổi. Trong mô phỏng, phương trình
truyền nhiệt được tách riêng với phương trình ứng suất cơ học [14,15]. Mammoli cùng đồng
sự [16] thực hiê ̣n mô phỏng và phân tích các số liê ̣u của quá trình truyền nhiê ̣t thu được trên
mô ̣t thiết bị tích trữ lạnh cho thấy sự biến đổi về nhiê ̣t đô ̣, mâ ̣t đô ̣ dòng nhiê ̣t, tỉ lê ̣ hóa rắn của
nước dọc thiết bị trao đổi nhiê ̣t chi phí thấp dùng trong khu dân cư theo thời gian. Darzi cùng
đồng sự [17] đã mô phỏng số hệ thống dùng PCM để tích trữ nhiệt ẩn của PCM vào ban đêm,
sau đó sử dụng lượng nhiệt này cho ngày tiếp theo. Nghiên cứu đã lập ra các phương trình mô
phỏng được quá trình chuyển pha, đánh giá được các thông số vật lý thay đổi trong quá trình
chuyển pha đó. Kết quả chỉ ra rằng, khi làm tăng hệ số Stefan có thể làm tăng hiệu quả làm
lạnh. Thiết bị trao đổi nhiệt làm việc hiệu quả hơn khi chênh lệch nhiệt độ phòng và điểm
nóng chảy của PCM thấp hoặc sử dụng chất PCM có nhiệt ẩn của quá trình biến đổi pha cao.
Teggar cùng đồng sự [18] thực hiê ̣n mô phỏng số mô ̣t thiết bị trao đổi nhiê ̣t cho chất biến đổi
pha trong tích trữ lạnh, thiết bị này hóa rắn nước, nước ở giữa 2 tấm phẳng có nhiê ̣t đô ̣ thấp
với ethylene glycol là chất tải lạnh. Kết quả mô phỏng được so sánh với mô ̣t mô hình thực
nghiê ̣m, nhìn chung kết quả mô phỏng tương đối gần với giá trị thu được ở thực nghiê ̣m.
Zheng cùng đồng sự [19] mô phỏng số quá trình tan chảy của hê ̣ thống tích trữ lạnh băng trên
ống. Họ nhâ ̣n thấy nếu làm đường kính ống lớn hơn có thể làm cho sự truyền nhiệt tốt hơn
trong cùng một điều kiện làm việc. Đảm bảo hệ số truyền nhiệt của ống lớn hơn của băng có
thể nâng cao hiệu suất nhiệt.
Wu cùng đồng sự [20] đã thiết mô ̣t hê ̣ thống tích trữ băng cho mô ̣t tòa nhà, bằng cách
tích trữ băng vào giờ thấp điểm và sử dụng nhiê ̣t lượng của băng vào giờ hoạt đô ̣ng trung
bình và giờ cao điểm. Hê ̣ thống có hai chế đô ̣ hoạt đô ̣ng, chế đô ̣ sản xuất đá và chế đô ̣ làm
lạnh. So với mô ̣t hê ̣ thống water chiller thông thường, thì hê ̣ thống có sử dụng tích trữ lạnh
cần đă ̣c biê ̣t lưu ý đến viêc̣ dự đoán tải vào giờ cao điểm để có thể giảm kích thước thiết bị vì
với cùng mô ̣t công suất làm lạnh, hê ̣ thống tích trữ lạnh chỉ cần mô ̣t chiller công suất bằng
70% so với mô ̣t chiller thống thường, từ đó tiết kiê ̣m chi phí mà vẫn đáp ứng được yêu cầu
làm lạnh.
Zhang cùng đồng sự [21] đã tiến hành mô phỏng CFD trên một thiết bị tích trữ nhiệt
dùng nước và có các dàn coil trao đổi nhiệt thay đổi được vị trí. Họ đã mô phỏng quá trình
tích trữ và sử dụng nhiệt trong mùa đông, bồn tích trữ nước nóng, sử dụng các dàn coil trao
đổi nhiệt để mang lượng nhiệt này đi sử dụng. Kết quả cho thấy vị trí bố trí các dàn coil trao
đổi nhiệt thích hợp là đi vào từ phần giữa, đi ra ở phần trên của bồn tích trữ lạnh sẽ cho hiệu
quả trao đổi nhiệt tốt hơn. Nếu bố trí dàn coil trao đổi nhiệt đi vào ở đáy bồn và đi ra ở phần
trên của bồn tích trữ thì sẽ hình thành một vùng nhiệt độ thấp ở giữa bồn tích trữ, phá vỡ sự
phân tầng tự nhiên của nước, và làm cho hiệu quả trao đổi nhiệt giảm. M. Lacroix [22] đã
mô phỏng số một thiết bị tích trữ nhiệt ẩn vỏ bọc chùm ống, với chất biến đổi pha ở phía vỏ
và lưu chất truyền nhiệt là nước tuần hoàn trong ống. Tác giả đã thực hiện một loạt các mô
phỏng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả truyền nhiệt như đường kính ngoài
Re thay đổi từ 11 đến 18,3 mm, lưu lượng khối lượng m thay đổi từ 1,5.10-4 đến 1,5.10-2 kg/s,
hệ số Reynolds chảy tầng từ 20 đến 2000. Mỗi trường hợp đều rút ra các ảnh hưởng đến tốc
độ tan chảy của chất biến đổi pha, nhiệt độ nước đầu ra, sự tăng giảm nhiệt lượng truyền
nhiệt Q, tốc độ tích trữ nhiệt hiện, nhiệt ẩn của PCM. Do đó, khi sử dụng chất biến đổi pha,
các thông số nêu trên cần phải được lựa chọn cẩn thận để tối ưu hóa khả năng tích trữ năng
lượng của thiết bị. F. Fornarelli cùng đồng sự [23] thực hiện mô phỏng số toàn bộ quá trình
nạp và quá trình xả của một thiết bị tích trữ năng lượng kiểu vỏ bọc ống với chất biến đổi pha
bên ngoài vỏ và chất tải nhiệt đi bên trong ống. Nghiên cứu đã xác định được hình dạng, vị
trí của vùng chuyển pha trong giai đoạn nạp và xác nhận được trong quá trình nạp, truyền
nhiệt đối lưu là chủ yếu. Ngoài ra trong giai đoạn xả, dựa vào phân bố nhiệt độ, có thể thấy
trao đổi nhiệt đối lưu không xuất hiện mà quá trình truyền nhiệt chủ yếu là quá trình dẫn nhiệt
khi chất biến đổi pha tan chảy, có vẻ sự đối lưu đã bị giới hạn bởi đặc tính hình học của thiết
bị trong nghiên cứu. S. Paria cùng đồng sự [24] đã thí nghiệm và mô phỏng các quá trình tan
chảy băng chất biến đổi pha trong hệ thống trao đổi nhiệt dạng cánh. Các kết quả chỉ ra rằng
việc tăng chỉ số Reynolds từ 1000 đến 2000 dẫn đến thời gian tan chảy giảm 58 %. Tao cùng
đồng sự [25] đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự đối lưu tự nhiên và các cánh lên đặc tính của
bồn trữ nhiệt ẩn nằm ngang. Các kết quả chỉ ra rằng các dòng muối tan chảy nhiệt độ cao
chảy hướng lên sẽ cải thiện tỉ lệ tan chảy vật liệu biến đổi pha ở phía dòng lên và giảm tỉ lệ
tan chảy ở phía dòng xuống do ảnh hưởng của sự đối lưu tự nhiên.
Mao cùng đồng sự [26] đã thực hiện mô hình toán lý 2D của một bồn tích trữ năng
lượng nhiệt ống vỏ hình nón cụt. Các kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ đầu vào và vận tốc chất tải
lạnh có ảnh hưởng đáng kể đến các thông số nạp và xả của bồn tích trữ. Luigi và đồng sự [27]
đã nghiên cứu mô phỏng hệ thống tích trữ lạnh bao gồm một bồn chứa bằng nhôm được làm
đầy chất biến đổi pha. Các kết quả chỉ ra rằng sự dẫn nhiệt dựa trên mô hình không được
đánh giá cao cho việc ứng dụng vào tích trữ lạnh vì sự đối lưu tự do đóng vai trò quan trọng
trong sự truyền nhiệt bên trong chất biến đổi pha dạng lỏng.
Esapuor cùng đồng sự [28] đã điều tra sự tan chảy của vật liệu biến đổi pha (PCM)
trong thiết bị trao đổi nhiệt kiểu chùm ống. Các kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ đầu vào tăng tốc
độ quá trình tan chảy và giảm thời gian tan chảy trong khi việc tăng lưu lượng tương ứng
không làm giảm thời gian tan chảy.
Wang cùng đồng sự [29] đã mô phỏng ảnh hưởng của độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt đầu
vào chất truyền nhiệt và điểm tan chảy của vật liệu biến đổi pha. Các kết quả chỉ ra rằng quá
trình nạp và xả có ba trạng thái thay đổi nhiệt độ liên quan tới chất biến đổi pha và tỉ lệ nạp
và xả nhiệt liên quan đến khoảng thời gian thay đổi một cách nhanh chóng. Saeid Seddegh
cùng đồng sự [30] đã khảo sát đặc tính và tính chất truyền nhiệt của hệ thống tích trữ năng
lượng nhiệt ẩn ống vỏ thẳng đứng. Các kết quả chỉ ra rằng việc kết hợp giữa mô hình đối lưu
và dẫn nhiệt có thể mô tả tốt hơn quá trình truyền nhiệt trong chất biến đổi pha suốt quá trình
tan chảy.

Đề tài này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hình dáng và vật liệu của bộ trao đổi
nhiệt trong bồn tích trữ lạnh đến hiệu quả của hệ thống tích trữ lạnh bằng phương pháp mô
phỏng số. Từ những kết quả thu được có thể đưa ra hình dáng và loại vật liệu đem lại hiệu
quả tốt nhất, làm cơ sở để thiết kế, chế tạo một bồn tích trữ lạnh để tiến hành thực nghiệm.
Cuối cùng, có thể đưa ra được nhận xét về những đặc tính của thiết bị trao đổi nhiệt trong bồn
tích trữ lạnh, lựa chọn, đề xuất phương án tốt nhất khi ứng dụng hệ thống tích trữ lạnh vào
thực tế, cũng như có được những kết quả có giá trị để làm cơ sở tham khảo cho các nghiên
cứu sau.

2. Phương pháp

2.1. Phương trình toán học

Để thực hiện mô phỏng số, các phương trình sau được sử dụng [31]
Phương trình bảo toàn khối lượng
 
t
 .   0   (1)
Phương trình cân bằng năng lượng
' ∂T 2
ρ PCM c p ,PCM =k PCM ∇ T (2)
∂t
Trong đó:
T : Nhiệt độ
t : Biến nhiệt độ
ρ PCM : Khối lượng riêng của PCM
k PCM : Hệ số dẫn nhiệt của PCM
c 'p , PCM : Nhiệt dung riêng thực tế của PCM được xác định:
dφ ( T )
c 'p , PCM =c p ,PCM + Lh (3)
dT
Trong đó
0 , T <(T M −∆T M )

{
φ ( T )= T −T M + ∆ T M ,(T M −∆ T M )≤ T ≤(T M + ∆ T M )
2∆TM
1 , T >(T M +∆ T M )
(4)

Trong đó TM là nhiệt độ nóng chảy và ΔTM là một nữa khoảng nhiệt độ chuyển pha,
thay đổi từ (TM – ΔTM) đến (TM + ΔTM).
Các phương trình liên tục, phương trình momen và phương trình cân bằng năng lượng
theo mô hình mô phỏng số được chọn, được viết dưới dạng sau:
∇ ∙ v́=0 (5)

ρ PCM ( ∂∂v́t + ( v́ ∙ ∇) v́ )=−∇ p + μ '


PCM ∇ 2 v́ + F́ (6)
∂T
ρ PCM c'p ,PCM + ρ PCM c p . PCM v́ ∙ ∇ T =k PCM ∇ 2 T (7)
∂t

Trong đó: p là vận tốc, μ'PCM là độ nhớt động lực học và v́ là vectơ vận tốc.
Trong phương trình (6), F́ đại diện cho hệ số Boussinesq gần đúng, được tính như sau:
F́ b=ρ PCM ḡβ ( T−T M ) (8)
Và độ nhớt động lực học được tính theo phương trình
μ'PCM =μ PCM ( 1+ S ( T ) ) (9)
Biến S(T) trong phương trình (9) được xác định bằng phương trình
2
( 1−φ( T ) )
S ( T ) =C 3 (10)
( φ(T ) ) +δ

Với những điều kiện thực nghiệm trong nghiên cứu này, những đặc tính của lưu chất
như tổn thất áp suất, hiệu suất truyền nhiệt, mật độ dòng nhiệt và chỉ số hoàn thiện của bộ
trao đổi nhiệt được tính toán thông qua các công thức:
Q  mwC p  Tw0  Twi 
(11)
Trong đó:
Q: Tốc độ truyền nhiệt.
mw: Khối lượng.
Cp: Nhiệt dung riêng đẳng áp.
Twi: Nhiệt độ đầu vào.
Tw0: Nhiệt độ đầu ra.
Lượng nhiệt truyền qua thiết bị Qw, được tính:
Qw = mw.cw.(Tw,0 – Tw,i) (12)
Hiệu suất truyền nhiệt (Theo phương pháp NTU) được xác định:
Qw
η= (13)
Q
Mật độ dòng nhiệt được tính:
Qw m wcw (Tw,o -Tw,i )
q 
A nLcWc (14)
Độ chênh nhiệt độ trung bình Logarit được xác định:
Tmax  Tmin
Tlm 
T
ln max
Tmin (15)
Trong đó m là lưu lượng khối lượng, n là số ống, c là nhiệt dung riêng, Tw,i và Tw,o là
nhiệt độ đầu vào và đầu ra, q là mật độ dòng nhiệt, A là diện tích truyền nhiệt, k là hệ số
truyền nhiệt tổng, và ∆ T lmđộ chênh nhiệt độ trung bình Logarit.
Chỉ số Reynolds được xác định:
 wDh 2m
Re  
   Wc  Dc  (16)
Tổn thất áp suất do ma sát được xác định bởi:
L L
p  2 f  w2  2 f Re 2 w
Dh Dh (17)

2.2. Thiết lập mô hình

Để xác định các đặc tính truyền nhiệt và hiệu quả trao đổi nhiệt của bồn tích trữ lạnh
khi thay đổi vật liệu chế tạo dàn ống trao đổi nhiệt, từ đó rút ra được kết luận về loại vật liệu
nên sử dụng khi thiết kế, chế tạo bồn tích trữ lạnh thực tế. Sử dụng mô hình thiết kế với 3 loại
vật liệu chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt cho bồn tích trữ là: polyvinyl clorua (PVC), ống thép và
ống đồng. Thực hiện mô phỏng số quá trình trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt bên trong
bồn tích trữ lạnh với 3 loại vật liệu khác nhau. Từ đó so sánh kết quả, đánh giá sự thay đổi,
các thông số khác nhau giữa ba trường hợp mô phỏng để làm cơ sở xây dựng mô hình thực
nghiệm. Bộ trao đổi nhiệt bao gồm chín nhánh được kết nối từ bộ góp trên đến bộ góp dưới.
Mỗi nhánh có chín hàng ống. Mô hình thiết kế bộ trao đổi nhiệt của bể tích trữ lạnh được thể
hiện trong hình 1. Mô hình thiết kế bồn tích trữ theo 3 hướng nhìn như được thể hiện ở hình
2, 3 và 4. Nước được sử dụng làm chất tải lạnh chảy bên trong ống và propylene glycol làm
chất biến đổi pha phủ đầy bên ngoài ống. Nhiệt độ tích trữ của bể lạnh là -2 °C, nhiệt độ nước
đầu vào là 12 °C. Hình 5 thể hiện mô hình thiết kế dàn trao đổi nhiệt bên trong bồn tích trữ
lạnh. Các thông số hình học của bể chứa lạnh được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: Thông số kích thước bồn tích trữ lạnh

Thông số Kích thước


Chiều dài bể (L) 2950 mm
Chiều rộng bể (W) 1800 mm
Chiều cao bể (H) 1780 mm
Đường kính ngoài ống PVC (d2) 21.4 mm
Đường kính trong ống (d1) 18.2 mm
Khoảng cách giữa tâm các ống PCV (theo 200 mm
chiều rộng)
Khoảng cách giữa tâm các ống PCV (theo 135 mm
chiều cao)
Đường kính ống góp trên (Φ1) 150mm
Kích thước bộ góp dưới 300x150x1800 mm

Hình 1. Thiết kế và kích thước bồn tích trữ lạnh

Hình 2. Mô hình thiết kế bồn tích trữ lạnh (hình chiếu đứng)

Hình 3. Mô hình thiết kế bồn tích trữ lạnh (hình chiếu cạnh)

Hình 4. Mô hình thiết kế bồn tích trữ lạnh (hình chiếu bằng)

Hình 5. Mô hình thiết kế dàn trao đổi nhiệt bên trong bồn tích trữ lạnh

2.3. Chia lưới và mô phỏng

Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình mô phỏng là chọn một quy trình
chia lưới phù hợp để tính toán các phương trình cơ bản chi phối hoạt động trao đổi nhiệt.
Chọn một cách chia lưới phù hợp có thể góp phần vào sự hội tụ phù hợp trong việc giải các
phương trình, trong khi chia lưới không đúng có thể dẫn đến sự không ổn định và phân kỳ
của các phép tính. Do đó, một thuật toán lưới lục giác có cấu trúc đã được áp dụng trên toàn
bộ bộ trao đổi nhiệt, đối với loại lưới này tạo ra kết quả đáng tin cậy hơn do tỷ lệ khung hình
và độ lệch logic của nó. Hơn nữa, vì loại lưới này ít khuếch tán hơn các loại khác, chắc chắn
nó bảo vệ kết quả mô phỏng khỏi mọi sự không chính xác. Mô hình sau đó được xuất để chia
lưới, đây là một quá trình trong đó mô hình được chia thành một số hữu hạn nhỏ hơn với
khoảng 1.000.000 phần tử. Miền tính toán và lưới của mô hình được hiển thị trong Hình 6.

Hình 6. Miền tính toán và lưới

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Quá trình trao đổi nhiệt của bộ trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC, thép và đồng
Như thể hiện ở hình 7, các kết quả chỉ ra rằng với nhiệt độ đầu vào của nước tải lạnh ở
bộ góp trên là 12 °C, khi nước tải lạnh chảy bên trong dàn trao đổi nhiệt được chế tạo bằng
các vật liệu khác nhau thì sự phân bố nhiệt độ cũng khác nhau. Kết quả mô phỏng cho thấy
rằng ở dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC (hình 7a), nhiệt độ nước tải lạnh từ khi bắt đầu
đi vào dàn trao đổi nhiệt đến khi ra khỏi dàn trao đổi nhiệt thay đổi tại 2 vị trí. Sự thay đổi
nhiệt độ nước tải lạnh bắt đầu ở vị trí hàng ống thứ tư, sau đó là hàng ống thứ tám của dàn
trao đổi nhiệt theo hướng từ trên xuống trước khi nước lạnh được bơm đưa tới các FCU.
Nhiệt độ đầu ra của nước tải lạnh ở bộ góp dưới là 7.7 °C (như thể hiện ở hình 8). Trong khi
đó, ở dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu thép, nhiệt độ nước tải lạnh từ khi bắt đầu đi vào dàn
trao đổi nhiệt đến khi ra khỏi dàn trao đổi nhiệt thay đổi tại 5 vị trí. Sự thay đổi nhiệt độ nước
tải lạnh bắt đầu ở vị trí hàng ống thứ nhất, hàng ống thứ hai, hàng ống thứ ba, hàng ống thứ
năm và hàng ống thứ bảy của dàn trao đổi nhiệt (như thể hiện ở hình 7b). Hình 7c thể hiện sự
phân bố nhiệt độ trong dàn trao đổi nhiệt làm bằng vật liệu đồng. Kết quả cho thấy rằng nhiệt
độ nước tải lạnh thay đổi tại 6 vị trí. Sự thay đổi nhiệt độ nước tải lạnh bắt đầu ở vị trí hàng
ống thứ nhất, hàng ống thứ hai, hàng ống thứ ba, hàng ống thứ năm và hàng ống thứ sáu của
dàn trao đổi nhiệt.

Hình 7. Sự phân bố nhiệt độ của dàn trao đổi nhiệt với ống trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu: a)
PVC; b) thép; c) đồng
Hình 8 chỉ ra rằng so với ống PVC thì ống thép và ống đồng có hiệu quả trao đổi nhiệt tốt
hơn, nhiệt độ nước đầu ra khi sử dụng ống trao đổi nhiệt bằng vật liệu thép và đồng đều thấp
hơn khi sử dụng vật liệu PVC. Nếu so sánh giữa đồng và thép thì ống đồng có hiệu quả trao
đổi nhiệt tốt hơn ống thép ở tất cả các mức vận tốc nước đầu vào. Điều này phù hợp với thực
tế khi hầu hết các thiết bị trao đổi nhiệt đều được chế tạo bằng vật liệu đồng, và trong lĩnh
vực tích trữ lạnh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này thì sự khác biệt khi sử
dụng thép và đồng không quá lớn nếu so sánh độ chênh lệch nhiệt độ khi dùng vật liệu PVC.
Nhiệt độ đầu ra của nước tải lạnh đối với dàn trao đổi nhiệt PVC là 7.7 °C sau thời gian 300
giây. Trong khi đó, nhiệt độ đầu ra của nước tải lạnh đối với dàn trao đổi nhiệt thép và đồng
lần lượt là 7.7 và 7.8 °C sau thời gian 50 giây. Quá trình trao đổi nhiệt của dàn trao đổi nhiệt
thép và đồng xảy ra nhanh hơn là do hệ số truyền nhiệt của thép và đồng cao hơn PVC nên
hiệu quả truyền nhiệt đạt được tốt hơn.

Hình 8. Đồ thị thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC

3.2. Sự phân bố vận tốc của nước tải lạnh chảy qua bộ trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu
PVC, thép và đồng
Hình 9 thể hiện phân bố vận tốc của nước tải lạnh chảy qua bộ trao đổi nhiệt sử dụng
vật liệu PVC, thép và đồng. Với lưu lượng nước tải lạnh được hồi về từ các FCU trước khi đi
vào bộ trao đổi nhiệt là 0,95 kg/s ứng với đoạn ống có đường kính ngoài 34mm. Tiếp sau đó
nước chuyển động đi qua bộ góp trên có đường kính ngoài là 150mm và cứ thế tiếp tục phân
bố vào 9 hàng ống trao đổi nhiệt được nối vào bộ góp, mỗi ống trao đổi nhiệt có đường kính
là 21 mm. Với ống trao đổi nhiệt bằng vật liệu PVC, vận tốc nước tải lạnh trong ống tăng
nhanh từ 0.1189 đến 0.1713 m/s. Sau khi nước tải lạnh đi vào bộ góp thì vận tốc nước không
có sự thay đổi nhiều, chỉ dao động trong khoảng 0,17 m/s (như thể hiện ở hình 9a). Trong khi
đó, ống trao đổi nhiệt bằng vật liệu thép (như thể hiện ở hình 9b), vận tốc nước tải lạnh trong
ống tăng nhanh từ 0.1509 đến 0.1731 m/s, và với ống trao đổi nhiệt bằng vật liệu đồng, vận
tốc nước tải lạnh trong ống tăng nhanh từ 0.1509 đến 0.1724 m/s (như thể hiện ở hình 9c).
Kết quả chỉ ra rằng vận tốc của nước tải lạnh chảy qua bộ trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu
PVC, thép và đồng có sự khác nhau nhưng không nhiều, sự khác nhau này là do độ nhám bề
mặt bên trong ống trao đổi nhiệt của vật liệu PVC, thép và đồng khác nhau.
Hình 9. Sự thay đổi vận tốc của nước tải lạnh bên trong dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu: a)
PVC; b) thép; c) đồng

3.3. Sự phân bố Reynold của nước tải lạnh chảy qua bộ trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu
PVC, thép và đồng
Hình 10 chỉ ra rằng hệ số Reynold của nước tải lạnh đối với dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật
liệu PVC lúc ban đầu là 3020, trong khi hệ số Reynold của thép và đồng là 3074. Giá trị này
đạt được tại vị trí bộ góp trên khi nước tại lạnh được tuần hoàn về từ các FCU. Giá trị
Reynold này tương ứng với giá trị vận tốc ban đầu của nước tải lạnh khi ở vị trí bộ góp trên
(như thể hiện ở hình 9). Sau đó, nước tải lạnh được phân bố từ bộ góp trên đi vào 9 hàng ống
của dàn trao đổi nhiệt, lúc này hệ số Reynold của bộ trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC, thép
và đồng đều tăng lên vì đường kính ống trao đổi nhiệt nhỏ hơn so với đường kính bộ góp, vận
tốc nước tải lạnh tăng lên (như thể hiện ở hình 9). Do vận tốc của nước tải lạnh chảy qua bộ
trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC, thép và đồng có sự khác nhau nhưng không nhiều nên hệ
số Reynold cũng khác nhau không nhiều. Hệ số Reynold của nước tải lạnh chỉ thay đổi trong
khoảng 3320 đến 3340.

Hình 10. Sự thay đổi Reynold của nước tải lạnh bên trong dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu:
a) PVC; b) thép; c) đồng

4. Kết luận

Sự ảnh hưởng của vận tốc nước đầu vào và vật liệu chế tạo đến quá trình trao đổi nhiệt
của nước tải lạnh đi bên trong ống và chất biến đổi pha (PCM) đã được nghiên cứu bằng
phương pháp mô phỏng số. Với điều kiện mô phỏng trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hiệu
quả trao đổi nhiệt của dàn trao đổi nhiệt thép và đồng tốt hơn PVC. Điều này có được là do
hệ số truyền nhiệt của đồng cao hơn PVC nên hiệu quả truyền nhiệt đạt được tốt hơn. Kết quả
chỉ ra độ chênh nhiệt độ của dàn trao đổi nhiệt sử dụng vật liệu PVC, thép và đồng là 4.2 đến
4.3 °C. Kết quả độ chênh nhiệt độ này là phù hợp để vận hành trong hệ thống điều hòa không
khí water chiller với thông số thiết kế và vận hành yêu cầu nhiệt độ nước tải lạnh đi vào FCU
là 7 °C và nhiệt độ nước tải lạnh ra khỏi FCU là 12 °C. Trong ba vật liệu chế tạo dàn trao đổi
nhiệt, ống nhựa PVC có hiệu quả trao đổi nhiệt kém hơn ống đồng và ống thép nhưng vẫn
đảm bảo được độ chênh nhiệt độ của nước tải lạnh vào và ra FCU. Hơn nữa, ống nhựa PVC
có giá thấp hơn ống đồng và thép rất nhiều nên giảm chi phí chế tạo, lắp đặt một cách đáng
kể. Ngoài ra, ống PVC khi tích trữ dạng băng nhằm tránh hiện tượng giãn nở ống kim loại
trong quá trình nạp và xả băng.

You might also like