You are on page 1of 2

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAMILK

1. Áp lực từ nhà cung cấp


1.1 Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Do nhu cầu sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu của trong nước
mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand,
Mỹ, Eu và Nhật Bản. Chính bởi vậy, chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên.
1.2 Nguồn nguyên liệu không ổn định
Mặc dù đầu tư nhiều trang trại nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng nguồn nguyên liệu
chính của hãng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa kể, người nông dân chăn nuôi bò sữa
không còn mặn mà với công việc hiện tại do lợi nhuận thu về không cao, bị người thu mua bò
sữa thô ép giá khiến nguồn nguyên liệu sữa trong nước giảm đáng kể. Điều này buộc Vinamilk
phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thu mua nguyên liệu sữa trung gian khác.
2. Áp lực từ người mua
Mặc dù Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam ( Vinamilk
chiếm khoảng 40% thị trường toàn quốc), nhưng hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều
Công ty sữa cạnh tranh như TH Truemilk,… khiến cho người tiêu dùng không biết nên mua sản
phẩm của công ty nào nên họ chỉ có thể dựa vào chất lượng sản phẩm để tiêu dùng lâu dài. Vì
vậy người mua có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm. Hiện tại
các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, yếu tố giá cả không còn quá quan
trọng với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty cạnh tranh với nhau bằng
chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu,… rồi mới đến giá cả. Đối với sản
phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, công ty sữa có thể nâng giá sản phẩm mà khách
hàng vẫn phải chấp nhận. Do đó, năng lực thương lượng của người mua thấp.

3. Áp lực của các đối thủ tiềm ẩn đối với công ty sữa Vinamilk
Sức hấp dẫn của ngành
Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng
Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm
tới
Vì vậy ngành sữa hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm
⇒ Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các thương hiệu
trong nước và nước ngoài như: TH True Milk, Nesle, Abbott, Mead Jonson,.. Tương lai thị trường
sữa sẽ tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh càng tăng cao
4. Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Vì mục đích của việc mua hang là để giải quyết một vấn đề nào đó hoặc đáp ứng một nhu cầu
nào đó của khách hàng. Một vấn đề hoặc một nhu cầu có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau
tương ứng với nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau.
Đối với mặt hàng sữa nước, các sản phẩm thay thế có khả năng làm giảm thị phần của công ty là
sữa hạt, sữa đậu nành, đồ uống ngũ cốc hoặc các loại nước giải khát có pha sữa,.. Có thể thấy
được áp lực cạnh tranh với các sản phẩm thay thế không lớn.
Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng (ví dụ một số người không thể dung
nạp được lactose trong sữa, dị ứng, hoặc các đối tượng ăn kiêng hoặc do sở thích cá nhân),
Vinamilk vẫn đầu tư và nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm thay thế sữa dưới các nhãn hiệu khác
nhau như: các loại nước ép hoa quả, sữa kết hợp nước ép hoa quả Vfresh, sữa đậu nành…v.v.
Vậy nên tuy là áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm của vinamilk không lớn nhưng doanh nghiệp
vẫn cần nghiên cứu và đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Rào cản gia nhập ngành
Rào cản nhập cuộc đôi khi chỉ cần trì hoãn quá trình tham gia thị trường của các doanh nghiệp
mới đã là đủ. Do đó, tồn tại rất nhiều rào cản khi gia nhập thị trường mang tính khách quan hay
chủ quan.Có 4 rào cản nhập cuộc lớn nhất ảnh hưởng đến sự gia nhập của các hãng trong ngành
sữa VINAMILK đó là:
- Sự trung thành của các nhãn hiệu: việc khẳng định thương hiệu rất khó khăn do phải đồng thời
chứng minh chất lượng sản phẩm và cạnh tranh với các hãng lớn có tiếng
- Công nghệ cao: các sản phẩm chế chế biến thường có yêu cầu cao về nghiên cứu để không gây
hại cho sức khỏe, xử lý tối đa các chất độc, nhất là đối với sản phẩm sữa trong khi chưa có nhiều
chuyên gia về mảng này trong nước
- Lợi thế chi phí tuyệt đối: liên quan tới vốn, nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực, khả năng sản
xuất. Nếu các doanh nghiệp lớn đã có lợi thế chi phí tuyệt đối thì càng ngăn chặn việc gia nhập
vào ngành
- Quy định của chính phủ: Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích cả về sản xuất (như
mở thêm trang trại bò sữa để thay thế nguyên luyện từ nước ngoài, …) lẫn xuất khẩu, ngoài ra
còn có bảo hộ đối với ngành sữa.

You might also like