You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
ĐỀ TÀI 24

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ ĐỐI


VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
THẾ GIỚI
Nhóm: 05 Lớp: A03 Năm học: 2021
GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT MSSV Họ và Tên Điểm BTL Ghi chú

1 1813822 Nguyễn Quang Sáng

2 1732029 Nguyễn Quan

3 1712324 Nguyễn Hiếu Nghĩa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................1
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................1
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................1
B. NỘI DUNG............................................................................................................... 2
Chương 1. Khủng hoảng kinh tế....................................................................................2
1.1.Khủng hoảng kinh tế là gì?...................................................................................2
1.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế............................................................2
1.3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế....................................................................4
1.4.Tính chu kì của khủng hoảng kinh tế trong CNTB............................................5
1.5. Các biện pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế....................................................7
1.6. Liên hệ với Việt Nam ngày nay...........................................................................8
Chương 2: Liên hệ đối với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới................................8
2.1 Lược sử về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 20………………………..8
2.2 Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay …………………………...………………9
C. KẾT LUẬN............................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bên cạnh những vấn đề như phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi
trường, đảm bảo an ninh, chính trị xã hội thì khủng hoảng kinh tế cũng đang là một
vấn đề được các quốc gia quan tâm. Không một quốc gia nào muốn bị thụt lùi lại phía
sau so với các nước bạn. Để có thể “ sánh vai với các cường quốc năm châu” đòi hỏi
mỗi quốc gia phải đáp ứng nhiều tiêu chí, một trong số đó có có một nền kinh tế ổn
định, phát triển bền vững. Đất nước có bền vững thì mới có thể vượt qua được những
“làn sóng” của khủng hoảng kinh tế. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân và
hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì? Nhóm em quyết định chọn đề tài này để giải
quyết những câu hỏi trên.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Báo cáo nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề khủng hoảng kinh tế cũng như xem xét
sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Báo cáo nghiên cứu tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế từ học thuyết Kinh tế
chính trị của Marx-Lenin kết hợp với việc phân tích và đánh giá các dẫn chứng về
khủng hoảng kinh tế và mối liên hệ với khủng hoảng kinh tế thế giới.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tìm hiểu nhằm hiểu rõ hơn về khủng hoảng kinh tế nói riêng và tầm
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung dựa trên những phân tích, đánh giá về
các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm :
- Chương 1: Khủng hoảng kinh tế
- Chương 2: Mối liên hệ đối với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
 Chú thích: CNTB : Chủ nghĩa tư bản
TB : Tư bản
TBCN : Tư bản chủ nghĩa

1
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khủng hoảng kinh tế
1.1.Khủng hoảng kinh tế là gì?

Trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác – Lênin, Karl Marx đã đưa ra đến
cho người đọc về khái niệm của khủng hoảng kinh tế như sau: “Khủng hoảng kinh tế
là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu
kì kinh tế”.

Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ) định nghĩa khủng hoảng kinh tế là
một sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng. Sự tụt giảm hoạt
động kinh tế được đo lường bởi 5 chỉ báo: GDP thực tế, thu nhập thực tế, tỷ lệ có việc
làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và phân tích cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra
khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp. Ngoài ra, ta
có thể nhận biết suy thoái kinh tế khi nhiều doanh nghiệp phá sản, doanh số bán lẻ sụt
giảm do khách hàng ít chi tiêu mua sắm, giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Khủng hoảng kinh tế đề cập tới quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời.
Thời gian khủng hoảng làm cho những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm
căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động quá trình tích tụ tư bản mới.

Khủng hoảng kinh tế dưới thời CNTB là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so
với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động). Trong các phương thức sản xuất trước
CNTB vẫn thường xảy ra những biến động trong đời sống kinh tế, những biến động đó
do thiên tai., đại dịch, dịch bệnh...Nhưng duy nhất ở phương thức sản xuất CNTB lại
có khủng hoảng thừa hay cách nói khác là khủng hoảng kinh tế thừa là hiện tượng
riêng của CNTB. Nó giống như “cái nhọt” nổi lên bên ngoài báo hiệu cho những ung
nhọt bên trong CNTB. “Cái nhọt” này là căn bệnh nan y đối với tất cả các nước
CNTB, cứ 8 hay 12 năm nó lại như ma lực như một sức mạnh nào đó tái phát thêm 1
lần.
Một trong những “con bệnh” đó là nước Anh, trong vòng 133 năm kể từ 1825
tới 1958 đã phải chịu 7 lần “phát bệnh” vào những năm 1825 – 1836, 1890 – 1900,
1907 – 1920, 1920 – 1929, 1929 – 1937, 1938 – 1949, 1949 – 1958...Mĩ là nước
khủng hoảng nhiều lần thứ 2, sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ rơi vào cuộc khủng
hoảng lần thứ 9 với những hậu quả to lớn, sản xuất công nghiệp giảm 5,3%, GDP giảm
2,2%, thất nghiệp tăng 7,8%, lạm phát tăng 4,6%...

1.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế.

Nguyên nhân của khủng hoảng không đâu xa mà ngay trong lòng chính các xã hội
CNTB, ngay từ khi ra đời nó đã mang theo nhũng mâu thuẫn đối kháng trong mình.

2
Nguyên nhân trước hết có thể nhắc đến là mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong nội bộ
từng xí nghiệp với tính vô chính phủ trong nền sản xuất hàng hóa. Trong các nền sản
xuất với tính vô chính phủ trong nền sản xuất hàng hóa. Trong các nền sản xuất khác
tình trạng sản xuất vô chính phủ vẫn diễn ra. Nhưng không ở đâu hay bất cứ đâu nền
sản xuất nào tính vô chính phủ lại có thể gây ra những hậu quả to lớn như vậy. Các
nhà TB vì mong muốn làm giàu, vì mong muốn làm giàu, vì mong muốn những khoản
lợi nhuận kếch xù mà đã liên tục thay đổi máy móc để nâng cao năng suất lao động.
Bằng mọi cách nhà TB chỉ chạy theo sức hút của đồng tiền bất chấp hậu quả. Họ tổ
chức cho xí nghiệp của mình sản xuất một cách thuận lợi nhất, tìm cho mình một món
hàng đầu tư thu lợi nhuận cao nhất và như vậy khi tìm được những miếng mồi béo bở
nhà TB sẵn sàng chuyển tư bản của họ từ ngành này qua ngành kia. Những món mồi
ngon, những miếng mồi lợi nhuận siêu ngạch ấy đâu chỉ 1 nhà TB thấy. Do vậy việc
tất cả ồ ạt chuyển qua một ngành để kinh doanh ắt hẳn sẽ làm mất đi tỉ lệ ổn định giữa
các ngành. Mà tái sản xuất tư bản xã hội muốn tiến hành một cách trôi chảy thì giữa
các ngành sản xuất xã hột phải có những tỉ lệ nhất định. Nhưng bây giờ sự cân bằng đã
mất đi thì việc khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi.

Điển hình cho lòng tham CNTB là cuộc khủng hoảng cuối những năm 70 nền kinh
tế các nước công nghiệp chủ yếu đã bùng nổ khủng hoảng một loạt ngành có tính chất
thế giới. Hầu hết các ngành sản xuất quan trọng của thế giới như luyện kim, đóng tàu,
công nghiệp dệt,... Chẳng hạn: trọng tải hạ thủy cảu thế giới các nước công nghiệp chủ
yếu vào thời kì khủng hoảng 1974 – 1975 là 34,4 triệu tấn, trong đó Nhật Bản là 17,7
triệu tấn, khối EEC là 8,1 triệu tấn, Mĩ là 8,6 triệu tấn. Ngành luyện thép cũng có tình
trạng tương tự. Sản lượng thép của thế giới tư bản phát triển là 490,7 triệu tấn. Các con
số này vượt xa nhu cầu về sắt thép của thế giới và là nguyên nhân gây nên cuộc khủng
hoảng 1974 – 1975.

Nguyên nhân thứ 2 không thể không đề cập tới, đó chính là mâu thuẫn giữa khả
năng sản xuất vô hạn của CNTB và nhu cầu có khả năng thanh toán của quần chúng
lao động. Với mục đích đi lên để kiếm tiền, nhà TB đã giẫm đạp lên cuộc sống của
người lao động – những người đã tạo ra của cải vật chất cho họ. Tích lũy, mở rộng sản
xuất, cải tiến kĩ thuật...tất cả đã ngày càng bần cùng hóa 1 cách tương đối quần chúng
lao động, ngày càng tạo nên vực sâu ngăn cách về mức sống giữa giai cấp giai cấp Tư
sản và giai cấp Vô sản. Trong khi hàng hóa sản xuất ra với tốc độ chóng mặt thì sức
mua của người lao động lại chỉ nhích lên từng tí, từng tí một rất chậm chạp. Đó là điều
tất yếu để xảy ra khủng hoảng: hàng hóa thì nhiều nhưng người tiêu dùng lại không đủ
tiền mua hàng dẫn đến thừa hàng hóa – đó là hiện tượng khơi mào để khủng hoảng xảy
ra: các xí nghiệp buộc phải hạ giá hàng, chịu lỗ vốn và có khi là mất trắng. Từng bước
một như vậy sản xuất bị thu hẹp dần, các xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp...

Nguyên nhân cuối cùng cũng là nguyên nhân sâu xa nhất: đó là mâu thuẫn giữa tính
xã hội cao độ của lực lượng sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN. Phân
công lao động xã hội phát triển hết sức rộng rãi khiến cho việc sản xuất không còn là

3
hành động cá nhân, phân tán nữa mà trở thành một sợi dây chuyền xã hội thống nhất.
Tư liệu sản xuất nằm rong tay chủ tư bản nhưng chính xã hội CNTB lại làm cho tư liệu
sản xuất có tính xã hội, sản xuất cũng mang hành động sản xuất xã hội và sản phẩm
cũng là sản phẩm xã hội. Nhưng tính chất chỉ là tính chất, thực tế lại không bao giờ
như vậy bởi một khi tư liệu sản xuất còn mang tính tư nhân thì tất cả các sản phẩm sản
xuất vẫn còn phải phục vụ chế độ chiếm hữu tư nhân. Phân tích cho thấy mâu thuẫn cơ
vản của phương thức sản xuất CNTB là mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội và
chiếm hữu có tính chất tư nhân TBCN. Đó là mâu thuẫn cơ bản, không thể tách rời
khỏi xã hội TB mà ngay từ khi ra đời nó đã mang sẵn mâu thuẫn này cơ bản này trong
nội tại của nó.

1.3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế xảy ra là lúc mâu thuẫn bùng nổ, lực lượng sản xuất nổi dậy
chống lại quân hệ sản xuất TBCN. Tuy nhiên khủng hoảng chỉ giải quyết mâu thuẫn
tạm thời bởi nó chỉ có tác dụng cân bằng sản xuất trong phạm vi giới hạn của nó, và
mặt khác nó cũng chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết tận gốc mâu thuẫn đã ngấm sâu vào
máu thịt CNTB Khủng hoảng chỉ như con song ập đến làm lắng đọng mâu thuẫn tạm
thời rồi từ từ đi, ra xa và lặng lẽ chờ một cơ hội khác lại ập đến.

“Cơn sóng” khủng hoảng mỗi lần rút ra xa lại để lại những hậu quả to lớn của nó
với nền sản xuất tư bản xã hội nói riêng và thế giới nói chung. Hậu quả luôn được nhắc
tới đầu tiên có thể tận mắt thấy được và không thiếu trong bất cứ cuộc khủng hoảng
nào, đó là việc phá hoại lực lượng sản xuất và làm rối loạn lĩnh vực lưu thông. Mỗi khi
khủng hoảng kinh tế đi qua người ta lại đưa ra những con số thống kê về sự tàn phá
kinh hoàng của nó. Khủng hoảng năm 1929 – 1933 là một ví dụ rõ nét nhất mà mỗi lần
nhắc lại người ta còn thấy sợ: 13 vạn công ty phá sản, sản lượng thép sụt 76%, sản
lượng sắt sụt 19.4%, sản lượng ô tô sụt 80%. Trong khi nhân dân lao động đang thiếu
thốn nghèo đói, bọn chủ tư bản đã phá hủy một khối lượng khổng lồ các phương tiện
sản xuất và hàng hóa tiêu dùng. Năm 1931, ở Mĩ người ta đã phá hủy những lò cao có
thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển, phá bỏ 1/4 diện
tích trồng bông, giết và không sử dụng 6,4 triệu con lợn. Còn ở Braxin năm 1933: 22
triệu bao cà phê bị liệng xuống biển…

Hậu quả thứ 2 của khủng hoảng gây ra là đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung
TB là điều kiện dẫn tới độc quyền. Khủng hoảng cùng sự phá sản của các nhà tư bản
nhỏ là sự lớn mạnh của các công ty khổng lồ. Với khả năng tài chính vững vàng và
cánh tay quyền lực vượn xa các nhà TB lớn đã chiếm được nhiều món lợi trong thời kỳ
này. Việc phá sản và sát nhập của các liên doanh, tập đoàn, công ty đã làm cho sự tập
trung tư bản ngày càng cao. Nếu như trước khủng hoảng 29-33 Mĩ chỉ có 49 xí nghiệp
có qui mô từ một vạn người trở lên thì sau khủng hoảng con số này đã lên tới 343.
Cũng ở Mĩ, đầu thế kỉ 20 chỉ có một công ty có số vốn 1 tỷ USD thì đến đầu 1950 là 2
công ty, năm 1974 có 24 trong số 49 công ty quốc tế có số vốn 59 tỷ. Lợi nhuận của

4
500 tổ chức siêu độc quyền của Mĩ năm 1972 là 27,8 tỷ USD, năm 1973 là 38,7 tỷ
USD còn năm 1974 là năm khủng hoảng thì đã lên tới 43,6 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận
12 công ty toán cầu của Mĩ tăng từ 11% năm 1970 sau khủng hoảng là 41% ( năm
1975).

Tuy nhiên cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản là việc gia tăng khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuẫn giữa TB và người lao động ngày càng
tăng. Đó là hậu quả thứ 3 của khủng hoảng. Một khi mà tư liệu sản xuất tập trung hết
vào tay các ông chủ tư bản thì việc bóc lột và bần cùng hóa công nhân càng diễn ra ráo
riết hơn, mạnh mẽ hơn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì 75% GDP toàn cầu nằm
trong 20% dân số thuộc nhóm giàu còn 20% dân số thuộc nhóm nghèo chỉ có 1,5%
GDP toàn cầu. Hiện nay con số đó có thể hơn. Trong khi có hàng nghìn người đang
chịu cảnh đói rét thì các công chủ tư bản lại có thể chi cho những khoản ăn chơi tốn
kém không có mục đích với chi phí lên tới hàng triệu USD. Thực tế ở các nước tư bản
lớn cho thấy trung bình một ngày nhà tư bản có thể kiếm được trên dưới 1 triệu USD
thì công nhân nghèo chỉ có thể kiếm được xấp xỉ 2 USD. Khoảng cách chênh lệch quá
lớn ấy dường như không thể xóa và nó tạo điều kiện mạnh mẽ cho hậu quả cuối cùng
của các cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh chóng hơn.

Hậu quả cuối cùng là làm cho mâu thuẫn cơ bản của TBCN ngày càng gay gắt hơn.
Trong khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội thì quan hệ sản xuất vẫn
không thay đổi, vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất . Khi khủng hoảng xảy ra
đông đảo quần chúng nhân dân lao động càng điêu đứng, càng có ý thức đấu tranh để
thoát nghèo khổ và đó là tiêu diệt chế độ TB. Còn giai cấp TB và nhà nước tư bản thì
lại bất lực trước những tai họa mà do mình tạo ra. Vì vậy khủng hoảng làm cho đấu
tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác khủng hoảng lại đem đến sự tập trung tư
liệu sản xuất vào tay tư bản càng cao nên càng tăng thêm sự đối lập lợi ích. Chủ tư bản
có càng nhiều thì quần chúng càng có ít, càng làm lên chênh lệch to lớn trong xã hội.

1.4.Tính chu kì của khủng hoảng kinh tế trong CNTB.

Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tất yếu sẽ diễn ra những cuộc khủng hoảng chu
kỳ. Có những cuộc khủng hoảng bộ phận xảy ra do mất cân đối trong sản xuất của một
ngành nào đó, mà một trong những hình thức là sản xuất thừa tư bản cố định hay sản
xuất thừa tư bản lưu động. Do nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ nhằm mục đích chiếm
đoạt thật nhiều lao động thặng dư bằng cách sản xuất với quy mô lớn mà không tính
đến giới hạn của thị trường.

Khi khủng hoảng bao trùm những vật phẩm buôn bán chủ yếu thì sẽ trở thành một
cuộc tổng khủng hoảng, nghĩa là sản xuất thừa ít nhiều có tính phổ biến trên toàn bộ
thị trường. Một bên hàng hóa không bán được. Bên kia là những nhà tư bản phá sản và
công nhân thất nghiệp chịu cảnh thiếu thốn.

5
Nhưng thừa hàng hóa chứ không phải thừa sản phẩm. Thừa hàng hóa có tính chất
tương đối, thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, chứ không phải thừa tuyệt đối.
Xét nhu cầu tuyệt đối thì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng sản xuất không đủ. Giới
hạn sản xuất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận cho các nhà tư bản chứ tuyệt nhiên
không phải là nhu cầu của những người sản xuất. Sản xuất thừa sản phẩm và sản xuất
thừa hang hóa – đó là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh dưới chủ nghĩa
tư bản mang tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ trải qua một thời kỳ khủng hoảng, đình đốn (hay
tiêu điều), hoạt động trung bình (hay phục hồi), phồn vinh (hay hưng thịnh).

-Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này,
hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa,
công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán
các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn
mà các mâu thuẫn biểu hiện thành xung đột dữ dội.

-Tiêu điều: đặc điểm của giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn
tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa
được đêm bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này
để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí
bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi
mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi
mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều
kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.

-Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công
nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên,
lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.

-Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất của chu kỳ
trước đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp được mở rộng
và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản
xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng
hoảng kinh tế mới

Từ cuộc khủng hoảng năm 1825, sau khi nền đại công nghiệp vừa mới thoát khỏi
thời kỳ ấu trĩ thì sự tuần hoàn có tính chất chu kỳ mới bắt đầu. Tính trung bình thuở
ban đầu là mười năm, vì thời gian sử dụng tư bản cố định cũng vào khoảng mười năm.
Tư bản cố định là cơ sở vật chất cho những cuộc khủng hoảng chu kỳ, vì khủng hoảng

6
bao giờ cũng cấu thành khối điểm cho những khoản đầu tư mới và lớn của tư bản. Do
đó, đứng về toàn thể xã hội mà xét thì khủng hoảng ít nhiều đều tạo một cơ sở vật chất
mới cho chu kỳ chu chuyển sau đó. Tiến bộ khoa học, công nghệ lại làm cho cuộc đời
của tư bản cố định bị rút ngắn do những biến thiên không ngừng trong các tư liệu sản
xuất. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì những biến thiên này
càng xảy ra thường xuyên hơn. Gắn với tình hình này là sự thay thế tư bản cố định
sớm hơn do hao mòn vô hình, trước khi những tư liệu sản xuất ấy sống trọn đời sống
thể chất của chúng. Do đó chu kỳ khủng hoảng được rút ngắn lại.

1.5. Các biện pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế

Trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất quyết định tính chất của
quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động ngược lại lực lượng sản xuất, khi nó phù
hợp với tính chất của lực lượng sản xuất thì nó giúp cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, khi nó không phù hợp thì nó biến thành trở ngại của lực lượng sản xuất.
Trong quá trình sản xuất con người không ngừng thu thêm kinh nghiệm sản xuất,
không ngừng cải tiến công cụ, cải tiến kĩ thuật. Lực lượng sản xuất phát triển đến một
trình độ nào đó vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất cho nên quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất.

Quan hệ cung cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, những người sản
xuất và những người tiêu dùng là những quan hệ có vai trò quan trọng trọng kinh tế
hàng hóa.Không phải chỉ ở giá cả ảnh hưởng tới cung cầu, mà ảnh hưởng tới việc xác
định giá cả trên thị trường.Khi cung lớn hơn cầu người bán phải giảm giá cả, giá cả có
thể thấp hơn giá trị.

Giữa cung và cầu về hàng hóa phải có sự thích ứng cần thiết khách quan về
hình thái hiện vật và hình thái giá trị. Do vậy quan hệ cung cầu điều tiết được sự chênh
lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường. Sự lên xuống của giá cả thị trường lại
điều tiết quan hệ cung cầu, làm cho nền sản xuất có được những tỉ lệ tương đối.Trước
khi đạt tới sự tương đối thì xã hội lãng phí rất nhiều sức lực và của cải.Vì vậy xã hội
đòi hỏi phải có sự kiểm tra, điều tiết, định hướng, một cách có ý thức với sự vận động
của cơ chế thị trường.

Các nhà tư bản ra sức tìm lối thoát bằng cách giảm bớt chi phí sản xuất dù có
bán hàng hóa với giá thấp vẫn thu được lợi nhuận. Họ ra sức tăng cường bóc lột công
nhân lợi dụng tình hình thất nghiệp để hạ thấp tiền lương, kéo dài ngày lao động nâng
cao cường độ lao động. Biện pháp quan trọng là áp dụng kỹ thuật để cải tiến bằng cách
đổi mới hàng loạt máy móc thiết bị.

7
1.6. Liên hệ với Việt Nam ngày nay

Việt Nam là một nước định hướng xã hội chủ nghĩa, may mắn không xảy ra
cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì như các nước phát triển trên thế giới. Nhưng do nước
ta đi lên từ một nền kinh tế còn mang năng tính tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ bé và
lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã
phát huy vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khuyến khích phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật. Khi thay đổi cũng đạt một số thành tựu như:
Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, cơ sở hạ
tầng dần được phát triển đóng góp lớn vào phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức đối với Việt Nam. Việt Nam là một
nước định hướng XHCN nên luôn luôn quan tâm đến vấn đề bình đẳng trong xã hội,
tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia
tăng, đây chính là 1 nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra do hệ thống
pháp luật chưa được hoàn thiện nên công tác quản lý giám sát nền kinh tế còn có nhiều
hạn chế.

Bằng việc phát huy những thuận lợi và giải quyết mạnh mẽ những khó khăn,
khuyết điểm còn tồn tại Việt Nam sẽ khắc phục được ảnh hưởng của nhưng cuộc
khủng hoảng kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra.

Chương 2: Liên hệ đối với các cuộc khủng hoảng kinh tế


thế giới
“Khủng hoảng” đang trở thành nỗi ám ảnh khắp mọi nơi trên thế giới hiện nay. Khủng
hoảng kinh tế lần này được xem là nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái (1929 –
1933), nó như một hồi chuông cảnh báo cho sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Các
nhà kinh tế phi mác – xít cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do thiếu sự
quản lý của nhà nước. Theo họ, để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự trong
tương lai thì phải nâng cao hơn nữa vai trò điều tiết của chính phủ. Như vậy, liệu chính
phủ các nước tư bản có thể ngăn chặn được khủng hoảng trong tương lai hay không?
Theo quan điểm mác – xít, câu trả lời là hoàn toàn không thể.

Để góp phần bàn về thực trạng khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, trong chương
này, chúng ta phân tích những vấn đề sau: (1) nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới hiện nay; (2) trở lại với lý luận của Karl Marx về khủng hoảng
kinh tế để chỉ ra nguồn gốc thật sự của khủng hoảng.

8
THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

2.1 Lược sử về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 20


Khủng hoảng kinh tế là bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản. Từ cuộc khủng hoảng
kinh tế lần đầu tiên nổ ra vào năm 1825 cho đến trước cuộc khủng hoảng hiện nay, nền
kinh tế tư bản đã phải hứng chịu hàng chục lần khủng hoảng từ cục bộ cho đến toàn
diện. Có thể kể đến các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như sau:
Đại suy thoái 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử
chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng đã làm cho sản lượng công nghiệp của thế giới
giảm 20%, gần một nửa số ngân hàng ở Mỹ phá sản, các thị trường chứng khoán sụp
đổ, thất nghiệp tăng lên đến 30%. Suy thoái kinh tế đã dẫn đến tình trạng bảo hộ mậu
dịch gia tăng làm cho mức độ phục hồi kinh tế rất chậm chạp. Hơn nữa, cuộc khủng
hoảng này còn dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và quá trình quân sự hóa nền
kinh tế ở các nước tư bản.

Tiếp theo là khủng hoảng kinh tế 1973-1974. Nó bắt nguồn từ khủng hoảng năng
lượng và sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã được hình thành từ thế chiến
thứ hai. Sau hai năm khủng hoảng, thị trường chứng khoán New York mất 45% giá trị
của nó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ là -2,1% năm 1974. Tình trạng tồi tệ đó lan
sang các nước tư bản khác, đặc biệt là ở Anh. Thị trường chứng khoán London đã mất
75% giá trị trong cuộc khủng hoảng này, tốc độ tăng trưởng từ 5,1% năm 1972 giảm
xuống còn 1,1% năm 1974. Tính chung cho toàn nhóm G7 (nhóm bảy nước công
nghiệp hàng đầu thế giới), thị trường chứng khoán đã giảm 35% giá trị.
Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và
đã lan rộng hơn từ khủng hoảng ở các nước phát triển đến khủng hoảng nợ ở các nước
thế giới thứ ba. Khủng hoảng lần này cũng đã cảnh báo cho các nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa về sự yếu kém trong quản lý hệ thống ngân hàng vẫn chưa được khắc phục từ
sau Đại suy thoái. Trong vòng hai năm, 1982-1983, đã có 91 ngân hàng của Mỹ bị phá
sản và 540 ngân hàng khác được coi là có vấn đề. Khái niệm “lớn tới mức không thể
sụp đổ” (“too big to fail”) đã tiêu tan khi ngân hàng lớn thứ bảy của Mỹ với số vốn 45
tỷ USD bị phá sản vào năm 1984. Tiếp theo đó là sự khủng hoảng về tiết kiệm và cho
vay mà bắt nguồn từ hoạt động cho vay của các ngân hàng vào lĩnh vực rủi ro cao.
Đến cuối thập niên 1980 đầu 1990, một cuộc khủng hoảng kinh tế lại hoành hành các
nước tư bản. Nó bắt đầu từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán ở Mỹ vào tháng 10 năm
1987. Chỉ số Dow Jones – một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của
Mỹ - đã mất 22% giá trị trong vòng một ngày. Tình hình đó đã gây nên sự hoảng loạn
trên các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, đặc biệt là ở Canada, Australia và
Anh, là những nước có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ. Sau giai đoạn phục hồi ngắn
ngủi, các nước tư bản lại rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào đầu thập kỷ 1990, lần này
khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng ở Nhật Bản, nó kéo dài đến cuộc khủng hoảng
hiện nay. Trong gần 20 năm qua, Nhật Bản gần như không có tăng trưởng kinh tế.
2.2 Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay

9
Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ thị trường tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ. Đó là
việc các tổ chức tín dụng ồ ạt cho vay đối với những người đầu cơ bất động sản mà thu
nhập và khả năng trả nợ thấp. Cơ sở của việc cho vay chỉ dựa vào giá trị của ngôi nhà
sắp được mua.
Sau giai đoạn suy thoái 2000 – 2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng nhằm phục hồi nền kinh tế. Trong vòng chưa đầy hai năm
(5/2001 – 12/2002) lãi suất cơ bản đã giảm mạnh từ 6,5% xuống còn 1,75% và còn
được tiếp tục cắt giảm xuống dưới mức 1% vào những năm tiếp theo. Từ đó, lãi suất
tín dụng thứ cấp cũng giảm, việc cho vay trở nên dễ dàng hơn. Cơn lốc đầu cơ bùng
phát trên thị trường cho vay thế chấp, đặc biệt là nhà ở. Năm 2005, có tới 28% số nhà
được mua nhằm mục đích đầu cơ. Tổng giá trị của các khoản tín dụng nhà ở vào đầu
năm 2006 lên đến 600 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời gian này, giá nhà không còn tăng
và bắt đầu giảm mạnh vào năm 2007. Tình trạng này làm cho người mua nhà không
thể trả được nợ. Đến lượt mình, các tổ chức tín dụng rơi vào tình thế mất khả năng
thanh toán. Hơn nữa, các ngân hàng lại không tin tưởng nhau và không cho nhau vay
tiền vì sợ rằng không thể thu hồi nợ. Điều này đã làm tê liệt hệ thống liên ngân hàng
và một cuộc khủng hoảng tín dụng là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, nguyên nhân
khủng hoảng còn có sự quản lý yếu kém của nhà nước và sự bất lực các tổ chức tài
chính quốc tế. Họ, một mặt, không thể kiểm soát nổi hoạt động của các tổ chức tín
dụng; mặt khác, lại cổ vũ trào lưu tự do kinh tế trong khi thị trường không phải là một
cổ máy hoàn hảo. Cuộc khủng hoảng lần này đã làm phá sản các tổ chức tín dụng tên
tuổi như Fannie Mae, Freddie Mac, Bear Stearns, Leman Brothers, AIG, Merrill
Lynch, Nothern Rock, UBS,…
Khủng hoảng từ lĩnh vực tài chính, tín dụng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực
sản xuất, việc làm, thất nghiệp, tiêu dùng… Do tình hình tín dụng khó khăn, các doanh
nghiệp đã cắt giảm sản xuất, sa thải lao động. Thất nghiệp gia tăng đã ảnh hưởng đến
thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình và lại làm cho tình hình tiêu thụ hàng hóa
của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), tốc độ phát triển kinh tế trung bình của các nước phát triển là 0,9% năm 2008,
âm 3,8% năm 2009 và dự báo sẽ đạt 0% vào năm 2010, con số tương ứng ở các nước
đang phát triển là 6,1% năm 2008, 1,6% năm 2009 và 4% vào năm 2010. Tỷ lệ thất
nghiệp ở Mỹ hiện nay đã lên đến 10%, tính chung trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu
người bị bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã mở
rộng ra trên quy mô toàn cầu. Nhà kinh tế Joseph Stiglitz (đạt giải Nobel năm 2001)
cho rằng: trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hy vọng cuộc khủng hoảng chỉ diễn ra
trong lòng nước Mỹ là điều hảo huyền. Từ các nước phát triển đến các nước đang phát
triển đều chịu tổn thất. Theo ước tính của Ngân hàng châu Á (ADB), khủng hoảng lần
này làm thiệt hại cho các nước đến 50.000 tỷ USD. Đối với các nước công nghiệp,
khủng hoảng biểu hiện ra là tốc độ tăng trưởng âm hoặc không có tăng trưởng và tỷ lệ
thất nghiệp cao. Ở các nước đang phát triển, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Cũng
theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, tình trạng khủng hoảng kinh tế đã ngăn cản
Hơn 50 triệu người thoát khỏi nghèo đói vào năm 2008 và tỷ lệ nghèo đói có thể còn
tăng lên. Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm đói nghèo của Liên Hợp Quốc rất khó trở
thành hiện thực.

10
Trước tình hình khủng hoảng như vậy, chính quyền các nước đã có hành động tích cực
và kịp thời nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sâu hơn. Ở Mỹ, Quốc hội đã thông qua
khoản chi tiêu tổng cộng lên đến trên 850 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế. Ở Châu Âu,
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra gói kích thích kinh tế 400 tỷ USD.
Các nước đang phát triển cũng không thể đứng ngoài cuộc, họ cũng đưa ra các chương
trình kích cầu với giá trị hàng chục tỷ USD, riêng Trung Quốc là 170 tỷ USD. Tổng số
tiền dùng để phục hồi kinh tế mà các nước cam kết là 5.000 tỷ USD, chiếm 10% GDP
của thế giới. Ở góc độ đa phương, nhóm các nước G20 đã khẳng định họ sẽ bơm thêm
750 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế để gia tăng năng lực cho tổ chức này. Ngoài ra,
lãnh đạo các nước G20 đều cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ - điều đã xảy ra vào
thời Đại suy thoái. Nhờ có sự phản ứng đồng loạt và mạnh mẽ của các nước mà nền
kinh tế thế giới đã phục hồi nhanh hơn so với những dự đoán ban đầu.
Như vậy, khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã cho thấy:
Một là, khủng hoảng là kết quả tất yếu của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt
là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và phức tạp của hệ thống tài chính – tín dụng.
Hai là, chủ nghĩa tự do đã bị thất bại bởi vì thị trường luôn trong tình trạng mù quáng.
Do đó, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là tất yếu và cần phải được tăng
cường.
Ba là, khủng hoảng kinh tế rất dễ xảy ra trên quy mô thế giới do sự gia tăng nhanh
chóng của toàn cầu hóa. Vì vậy, để ngăn chặn khủng hoảng đòi hỏi sự phối hợp chặt
chẽ giữa các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn.

LÝ LUẬN CỦA KARL MARX VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ


Lý luận khủng hoảng kinh tế được Mác phân tích trong bối cảnh nền kinh tế đi từ sản
xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Mác coi khủng hoảng kinh
tế như là kết quả tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nguyên nhân sâu
xa của khủng hoảng là do những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản mà cốt lõi là mâu
thuẫn giữa sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất với tính chất chật
hẹp của chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Dựa trên cơ sở lý luận giá trị và giá trị
thặng dư, Mác cho rằng công nhân làm thuê luôn sản xuất ra một lượng giá trị mà họ
không thể nào mua hết được, đó chính là giá trị thặng dư. Nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa chỉ tồn tại trong chừng mực mà công nhân luôn phải sản xuất ra giá thặng dư
cho nhà tư bản hay cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột ngày càng
nhiều giá trị thặng dư. Do đó, sản xuất “thừa” là tình trạng hiển nhiên. Mác đã đúc kết
thành hai vấn đề: (1) những người trực tiếp làm ra sản phẩm – công nhân – chỉ mua
được một phần rất nhỏ những sản phẩm mà họ sản xuất ra, họ không thể mua tư liệu
sản xuất và chỉ mua một phần những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; (2) họ chỉ tiêu
dùng được những sản phẩm này chỉ khi nào họ còn sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà
tư bản. Do đó, họ bao giờ cũng là người sản xuất thừa so với nhu cầu có khả năng
thanh toán của mình. Như vậy, sản xuất thừa ở đây là thừa hàng hóa so với sức cầu của
người lao động. Trong chủ nghĩa tư bản, tất cả tư bản đều vận động liên tục không
ngừng với quy mô ngày càng mở rộng. Cùng với quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản
thì những mâu thuẫn nội tại của nó cũng không ngừng phát triển và trở nên gay gắt

11
hơn. Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra và đó cũng là cách giải quyết
tạm thời những mâu thuẫn và lập lại thế cân bằng mới cho nền sản xuất.
Mác bắt đầu phân tích khủng hoảng kinh tế khi ông nghiên cứu về sản xuất hàng hóa.
Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (lao động cụ thể và
lao động trừu tượng) là một phát kiến quan trọng trong quá trình phân tích của Mác.
Tính chất hai mặt đó biểu hiện thành lao động tư nhân và lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa; hai mặt này lại mâu thuẫn với nhau biểu hiện ở chỗ: (1) người sản
xuất hàng hóa sản xuất ra những sản phẩm mà xã hội không cần hoặc (2) chi phí của
người sản xuất cao hơn so với chi phí bình quân của xã hội. Những mâu thuẫn này có
thể dẫn tới tình trạng sản xuất “thừa”.

Khi tiền tệ xuất hiện và làm chức năng phương tiện lưu thông hàng hóa, quá trình mua
và bán tách rời nhau đã làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa, mỗi nhà tư bản đều là người mua đồng thời là người bán. Khi là
người bán, nhà tư bản cần có người mua để nhanh chóng thu hồi tư bản và tìm kiếm
lợi nhuận nhưng khi đã nắm được tiền tệ trong tay thì anh ta lại không nhất định phải
mua ngay mà có thể chờ đến khi giá cả có lợi cho mình để mua. Bên cạnh đó, do tính
chất sản xuất chạy theo lợi nhuận nên tình trạng sản xuất thừa hàng hóa thường xuyên
xảy ra. Khi đó, dù là người sản xuất có chi phí bằng với chi phí xã hội thì người sản
xuất đó cũng không thể nhận được toàn bộ những gì mà anh ta đã chi phí.Từ đó Mác
kết luận: “dưới hình thái thứ nhất của nó, khủng hoảng chính là bản thân sự biến hóa
hình thái của hàng hóa là việc mua và bán tách rời khỏi nhau”.
Nguy cơ khủng hoảng gia tăng nhanh chóng khi tiền tệ làm chức năng phương tiện
thanh toán cùng với sự phát triển đầy đủ của hệ thống ngân hàng. Khi đó, trong nền
sản xuất sẽ xuất hiện hệ thống con nợ-chủ nợ chằng chịt với nhau. Vì vậy, khả năng
sụp đổ nền kinh tế trở thành hiện thực một khi có những nhà tư bản không thể thanh
toán được nợ. Mác cho rằng đây là hình thái thứ hai của khủng hoảng kinh tế.
Sự ra đời của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán đã làm cho khủng hoảng
kinh tế diễn ra dễ dàng và thường xuyên hơn. Bây giờ, ứng với những tư bản thực tế
nằm trong sản xuất và lưu thông lại xuất hiện những bản sao của nó mà Mác gọi là tư
bản giả (fititious capital). Trong khi tư bản trong sản xuất bị tiêu dùng đi thì những bản
sao của nó vẫn được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Giá cả của loại hàng hóa –
tư bản này chỉ là những giá trị giả tưởng và đôi khi vượt rất xa so với tư bản thực tế mà
lúc đầu nó đại diện. Với bản chất chạy theo lợi nhuận, các nhà tư bản không ngừng
ném ‘tư bản' của mình vào thị trường chứng khoán tình trạng đầu cơ diễn ra tràn lan.
Sự đầu cơ này một mặt thúc đẩy quá trình tích lũy của tư bản ngân hàng nhưng mặt
khác lại đẩy các nhà tư bản công, thương nghiệp và tư bản ngân hàng vào trạng thái
căng thẳng về khả năng thanh toán. Một khi, hệ thống thanh toán không còn tạo được
lòng tin và chỉ có tiền mặt mới làm được chức năng phương tiện thanh toán thì khủng
hoảng sẽ nổ ra do việc chạy theo các phương tiện thanh toán mà các nhà kinh tế hiện
nay gọi là việc thiếu tín dụng bất ngờ (credit crunch).

12
Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán và hệ thống thanh toán đã thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế tư bản và đi cùng với nó là khả năng khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng hơn.

C. KẾT LUẬN
Lấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 làm chuẩn, ta nhận thấy khủng hoảng
kinh tế - tài chính toàn cầu đã có tác động lan toả rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia,
tuỳ theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn cầu, mà mức độ
ảnh hưởng là khác nhau. Đã có nhiều những đánh giá, phân tích và nhận định về những
tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế; đối với thị trường tài
chính nước ta. Tuy nhiên tổng quan chung, với 03 tác động ảnh hưởng chủ yếu sau:
 Ba tác động cơ bản:
1. Thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị trưòng tiêu thụ hàng hoá thu hẹp, do sản
xuất của doanh nghiệp; thu nhập người dân giảm mạnh. Vì vậy nhu cầu về tiêu thụ
hàng hoá sản phẩm giảm mạnh. Đây là tác động rõ nét và cơ bản nhất đối với kinh tế
đất nước, mà lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu – là lĩnh vực chịu tác
động lớn nhất. Khó khăn này càng gia tăng, khi tổng giá trị xuất khẩu của nước ta
chiếm tới 60% -70% GDP. Hiệu ứng của khó khăn này tác động đến nền kinh tế và
hoạt động ngân hàng là không nhỏ: hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp; giá trị sản
xuất công nghiệp giảm; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và khó khăn trong quan hệ tín dụng
ngân hàng – khách hàng (do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm....);
+ Những diễn biến này đã và đang tác động mạnh đến hoạt động ngân hàng theo xu
hướng không tích cực. Đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng. Xu
hướng tín dụng tăng trưởng chậm lại và nợ xấu phát sinh – là 02 biểu hiện rõ nét và có
tác động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại:
+ Tín dụng tăng trưởng chậm, một mặt do các ngân hang thương mại thận trọng trong
cho vay vì thị trường biến động mạnh. Mặt khác chính các Doanh nghiệp đã và đang
hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn thị trường, do khó khăn trong hoạt
động tiêu thụ và ký kết hợp đồng. Trong năm 2008 tín dụng trên địa bàn tăng 23,5%.
Trong khi đó tỷ lệ này năm 2007 là 64,4%; năm 2006 là 31%. Tốc độ tăng trưởng 23,5
% của tín dụng ngân hàng, chủ yếu là do tăng trưởng cao trong các tháng đầu năm
2008. Trong các tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại và giảm so
với các tháng đầu năm.
+ Chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng: Diễn biến này gắn liền với nguyên nhân khách
quan từ quá trình luân chuyển vốn chậm của nền kinh tế, của doanh nghiệp (do sản
xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, do hàng hoá khó tiêu thụ...) dẫn đến khả năng
thanh toán bị hạn chế, một số doanh nghiệp ứ đọng hàng hoá (đặc biệt là các doanh

13
nghiệp ngành nhựa; doanh nghiệp kinh doanh sắt thép và lương thực....), do vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan.
+ Bên cạnh đó tín dụng bất động sản luân chuyển chậm. Nguyên nhân chính của tình
hình này do thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc: giá bất động sản giảm và khó
bán là 02 yếu tố tác động trực tiếp người vay, đến các khoản nợ cho vay bất động sản.
Đặc biệt là các khoản nợ cho vay kinh doanh bất động sản. Chất lượng tín dụng bất
động sản sẽ tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển, tăng trưởng trở lại của thị
trường này.
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp giảm:
Đây cũng là tác động ảnh hưởng lớn. Những khó khăn về tài chính của các tổ chức,
doanh nghiệp, của chủ đầu tư nước ngoài trong điều kiện khủng hoảng tài chính là
không nhỏ, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam, theo xu hướng giảm về số lượng và quy mô vốn. Qúa trình này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến các hoạt động đầu tư; sản xuất kinh doanh trong nước có liên
quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua đó tác động trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế.
3. Khủng hoảng kinh tê – tài chính toàn cầu có tác động gián tiếp đến thị trường
tài chính tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Tác động này phản ánh trên 03 phương diện sau:
+ Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Trong thời gian qua, thị trường chứng
khoán trong nước liên tục điều chỉnh, với nhiều yếu tố tác động. Trong đó việc bán
ròng của các nhà đầu tư nước ngoài có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, tạo
hiệu ứng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, và làm cho thị trường liên tục giảm điểm trong
thời gian qua. Việc các tổ chức tài chính –chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động
ở Việt Nam, rút vốn về nước nhằm cứu nguy hoặc đảm bảo an toàn cho các công ty
mẹ. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn; tâm lý nắm giữ
tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư – Đây là 02 nguyên nhân cơ bản mà nhà
đầu tư nước ngoài bán ròng trong thời gian đó, có tác động ảnh hưởng đến thị trường
chứng khoán trong nước.
+ Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược
vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm và hạn chế hơn. Tác động mang tính gián
tiếp này, chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số
NHTMCP ; hoặc không đạt được theo kế hoạch kỳ vọng. Qua đó ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ ; phát triển dịch vụ cũng như tiếp cận và
học tập kinh nghiệm quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài. Đây là tác động tạm thời và mang tính ngắn hạn.
+ Những biến động của lãi suất; của giá vàng; của đồng Dolla Mỹ... trên các thị trường
tiền tệ thế giới trong điều kiện khủng hoảng thường biến động nhanh, liên tục và khó
dự báo. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, và tác động ảnh hưởng
nhất định đến thị trường tiền tệ ; thị trường ngoại hối...
 Đối với khủng hoảng kinh tế hiện nay do Covid:

14
Thực trạng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Trong những tháng đầu tiên của dịch bệnh COVID-19, các nhà phân tích chính sách
hy vọng vào sự phục hồi hình chữ V, theo đó dịch bệnh COVID-19 có thể được giải
quyết, cho phép hoạt động kinh tế khôi phục trở lại nhanh chóng. Hiện nay, khi các
nước trên thế giới đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới và dự tính khả năng phong tỏa
mới, nhiều nhà kinh tế cho rằng tình hình sẽ tồi tệ thêm trước khi trở nên tốt hơn. Cho
dù các nước có thể tiến đến bãi bỏ lệnh phong tỏa, nhưng nếu không có giải pháp
mạnh đối với dịch bệnh, như phát triển thành công một loại vaccine trong thời gian tới,
dịch bệnh sẽ tiếp tục khiến các nền kinh tế trì trệ, khi các doanh nghiệp đóng cửa,
người lao động mất việc làm và các ngân hàng đối mặt với các món nợ xấu tăng lên. 

Khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra phần lớn là do sự suy giảm nhu
cầu, khi không có nhiều người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ. Sự suy giảm này
thể hiện rõ ở một số ngành và lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như vận tải và du lịch.
Đối với những nước mà du lịch là một nguồn thu nhập then chốt, sự suy giảm của nhu
cầu dịch vụ đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Điều đáng nói là trong những tháng
tiếp theo sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp nhỏ khi các chương trình hỗ trợ của các
chính phủ có thể chấm dứt. Tỷ lệ phá sản có thể tăng lên gấp 3 lần, lên đến 12% trong
năm 2020 từ mức trung bình 4% của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới trước
đại dịch COVID-19.

Một số kịch bản được dự đoán:

Một là, kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ V: Đây là trường hợp lạc quan nhất,
sau khi suy giảm tăng trưởng, nó sẽ  phục hồi mạnh mẽ, lấy lại tốc độ tăng trưởng như
thời kỳ trước đại dịch. Sự suy giảm GDP của nền kinh tế toàn cầu từ tháng 4 đến tháng
6-2020 có thể ở quy mô chưa từng có trong nhiều thập niên. Nhưng gói kích thích tài
khóa và tiền tệ  hơn 10.000 tỷ USD có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng trở lại. Nhiều
chuyên gia phỏng đoán nền kinh tế sẽ có sự phục hồi nhanh trong quý IV-2020 khi các
ngành kinh doanh hoạt động trở lại.

Hai là, kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ U: Khi sự phục hồi kéo dài trong hai
quý bởi vì kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả năm 2008 - 2009.
Điều này có thể dễ xảy ra nhất do tác động của lệnh phong tỏa sẽ kéo dài trong một
thời gian sau khi được dỡ bỏ.

Ba là, kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ W: Kinh tế thế giới có thể phục hồi
trong thời gian ngắn, sau đó lại suy giảm. Điều này có thể xảy ra sau khi các lệnh
phong tỏa được nới lỏng và dỡ bỏ. Nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế, nhưng hệ quả của
thất nghiệp và phá sản sẽ vẫn nặng nề khi làn sóng nhiễm virus thứ hai đang xuất hiện
tại nhiều nước.

Bốn là, kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ L: Khi sự tăng trưởng suy thoái sâu và
không có sự phục hồi trong một thời gian dài. Kịch bản này xảy ra khi dịch bệnh
COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, dẫn tới buộc phải áp dụng lệnh phong tỏa

15
kéo dài. Kịch bản đó được coi là đáng báo động. Hậu quả của kịch bản hình chữ L
mang lại nhiều rủi ro đối với các thị trường mới nổi, bởi nó ít có khả năng có can dự
vào những gói kích cầu lớn và lại thường phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.

Năm là, kinh tế thế giới phục hồi theo mô hình giống lô-gô SWOOSH. Điều đó ngụ ý
kinh tế thế giới sẽ có sự suy sụp nghiêm trọng, sau đó phục hồi với tốc độ chậm nhưng
chắc chắn khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Nhận xét và hướng đi để chống lại khủng hoảng do dịch Covid:

Dịch bệnh COVID-19 đang gây hậu quả tiêu cực đối với các nước và đang góp phần
định hình lại hoạt động của các ngành kinh tế trên cấp độ toàn cầu. COVID-19 và ảnh
hưởng tiêu cực của nó đối với kinh tế thế giới là một vấn đề mang tính toàn cầu, không
một quốc gia nào có thể đứng ngoài và không nước nào có thể tự giải quyết. Tất cả các
nước cần chung sức mới có thể vượt qua được khó khăn và khủng hoảng hiện nay

Theo TS Lee Chang-Hee, Giám đốc, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam, nhấn
mạnh rằng nếu chúng ta không cứu được sinh kế của người dân, cuối cùng chúng ta
cũng sẽ thất bại trong việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của họ, và ngược lại.

Thứ nhất, trong tình hình hiện tại, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ phải cho thêm
nhiều người lao động nghỉ việc – điều mà chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy. Nếu không có
biện pháp kiềm chế, điều này sẽ làm trầm trọng cuộc khủng hoảng xã hội, dẫn tới hút
cả hệ thống đi xuống. Điều quan trọng cần làm là tập trung duy trì việc làm, bằng cách
hướng những hỗ trợ của Chính phủ tới những doanh nghiệp có thực hiện các biện pháp
để giữ người lao động, từ đó giảm thiểu cú sốc về việc làm. Trong quá trình này, đối
thoại đóng vai trò quan trọng, giữa doanh nghiệp và người lao động, và giữa cả hai bên
với Chính phủ, để tìm được hướng điều chỉnh dần dần đối với việc làm, số giờ làm
việc và tiền lương, dựa trên cơ sở đồng thuận. Đối thoại xã hội có thể tạo ra niềm tin
vào chính sách và các biện pháp của Chính phủ và doanh nghiệp thực hiện nhằm giảm
thiểu khả năng dẫn tới bất ổn xã hội. Điều đó sẽ giúp nền kinh tế hồi phục khi COVID-
19 được khống chế. Về phương diện này, Việt Nam đã có một số sáng kiến hay, chẳng
hạn như những gì Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng vừa thực hiện.

Thứ hai, cần giảm thiểu tác động của các biện pháp kiềm chế dịch bệnh tới các doanh
nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh hộ gia đình, và khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đó
chính là những loại hình kinh tế đã giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ chiến tranh và các
cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Tuy nhiên, đại dịch hiện tại và các biện pháp giãn
cách xã hội đang ảnh hưởng lớn tới khả năng khu vực kinh tế này đối phó với cú sốc
kinh tế xã hội. Trong trường hợp sụt giảm mạnh nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa
và dịch vụ của Việt Nam, hoặc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, thì chính hàng
triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, đơn vị kinh doanh hộ gia đình và khu vực nông nghiệp -
nông thôn mang lại sự hỗ trợ thay thế. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần tạo điều
kiện để họ phát huy vai trò của mình trong giai đoạn quan trọng này, với sự hỗ trợ của
Chính phủ.

16
Thứ ba, các doanh nghiệp siêu nhỏ, đơn vị kinh doanh hộ gia đình, khu vực nông
nghiệp – nông thôn, cũng như người lao động đang làm việc trong các dạng thức việc
làm phi tiêu chuẩn thường rơi vào những lỗ hổng an sinh xã hội. Do đó, cùng với các
biện pháp giữ việc làm, hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
rằng những thành phần kinh tế này nhận được sự trợ giúp cần thiết để tiếp tục tồn tại.
Hỗ trợ tiền mặt cho các nhóm thu nhập thấp và trung bình không chỉ là biện pháp hiệu
quả để bảo vệ sinh kế của người dân mà còn đảm bảo duy trì tiêu dùng. Những hộ gia
đình này có xu hướng sẽ sử dụng phần lớn khoản tiền hỗ trợ để mua thực phẩm và đồ
dùng thiết yếu từ các khu chợ, cửa hàng, từ đó duy trì cầu và tác động tích cực tới toàn
xã hội. Bài học từ các cuộc khủng hoảng trước đây cho thấy an sinh xã hội đã làm
giảm cú sốc về cung và cầu, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt khẩn cấp cũng như đóng
vai trò bình ổn kinh tế xã hội hiệu quả.

Bảo vệ sinh kế của người dân trong giai đoạn khó khăn này phải được đặt lên vị trí ưu
tiên để bảo vệ nền tảng của xã hội, là hòn đá tảng mở đường cho giai đoạn hồi phục và
chiến thắng trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo. Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác
– Lênin. Nhà xuất bản Quốc gia.
2. Giải thích thuật ngữ khủng hoảng kinh tế (https://24hmoney.vn/v2/wiki/11080)
3. Nguyên nhân, hậu quả của sự khủng hoảng kinh tế (https://lagi.wiki/khung-hoang-
kinh-te)
4. Kết luận về khủng hoảng kinh tế:
Chung (http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?
uuid=051b9c30-c9c9-4f3e-94ec-1fbc57907ef5&groupId=13025)
Covid (https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/820140/kinh-te-the-gioi-truoc-dich-benh-covid-19.aspx)
Hướng đi
(https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/comments-and-
analysis/WCMS_741639/lang--vi/index.htm)

18

You might also like