You are on page 1of 4

LỊCH SỬ 7 - TUẦN 23 -TIẾT 45

BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(THẾ KỈ XVI-XVIII)
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI VIỆT NAM Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII.
1. Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI.
- Từ đầu thế kỉ XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung diện, lâu đài tốn kém.
- Nội bộ triều Lê ‘Chia bè kéo cánh’, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại
thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn
10 năm. 
2. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
- Nguyên nhân :
+ Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương ‘cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong
dân gian cướp lấy đến hết’, ‘dùng của như bùn đất…, coi dân như cỏ rác’.
+ Đời sống nhân dân, nhất là nông dân lâm vào cảnh khốn cùng.
- Diễn biến :
+ Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước.
+ Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh-1516), nghĩa quân
cạo trọc đầu chỉ để ba chởm tóc, gọi là quân ba chởm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có
lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa.
- Kết quả và ý nghĩa :
+ Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại.
+ Nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

*Hướng dẫn học tập


- Học sinh ghi nội dung bài học vào tập, học bài, làm vở bài tập
- Làm bài tập trắc nghiệm
- Chuẩn bị: Bài 23: Kinh tế , văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

- Tìm hiểu tình hình nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp thế kỉ XVI - XVII
13
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SỬ 7 – BÀI 22 – TỪ 22/2/2021 ĐẾN 27/2/2021
Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?
a. Khủng hoảng suy vong
b. Phát triển ổn định
c. Phát triển đến đỉnh cao
d. Phát triển không ổn định
Câu 2: Câu nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ
XVI.
a. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
b. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột , ức hiếp nhân dân . Đời sống nhân dân khổ cực.
c. Các phe phái trong triều đình tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ
các phe phái.
d. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.
Câu 3: Thời Lê sơ, đầu thế kỉ XVI có những mâu thuẫn nào gay gắt nhất.
a. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến
b. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân
c. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
d. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến
Câu 4: Nạn đói năm 1517 diễn ra dữ dội nhất ở vùng nào?
a. Hưng Yên, Hải Dương
b. Hải Phòng, Nam Định
c. Ninh Bình, Nam Định
d. Bắc Ninh, Bắc Giang
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra cuối năm 1511 ở Sơn Tây?
a. Phùng Chương
b. Trịnh Hưng
c. Lê Hy
d. Trần Tuân
Câu 6: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là ‘quân ba chởm’.
a. Khởi nghĩa Trần Tuân
b. Khởi nghĩa Trần Cảo
c. Khởi nghĩa Phùng Chương
d. Khởi nghĩa Trịnh Hưng
Câu 7: Vì sao đầu thế kỉ XVI, các cuộc khởi nghĩa nông dân lại lien tiếp bùng nổ?
a. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
b. Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều bùng nổ
c. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ
d. Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ
Câu 8: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI là?
a. Làm cho vua Lê hoảng sợ, một số lần bỏ chạy khỏi kinh thành
b. Góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ
c. Trước sau đều bị dập tắt
d. Nhiều lần uy hiếp và chiếm kinh thành
LỊCH SỬ 7-TUẦN 23-TIẾT 46
Bài 23: KINH TẾ-VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII
I. KINH TẾ:
1. Nông nghiệp;
- Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:
+ Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp.
+ Chính quyền Lê -Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.
+ Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh-
Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Nông nghiệp ở Đàng Trong:
+ Các Chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở
khắp vùng Thuận-Quảng.
+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.
+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
2. Thủ công nghiệp:
- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng:
dệt La Khê (Hà Tây), gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).
3. Thương nghiệp:
- Buông bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân Châu Á và
Châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buông bán tấp nập.
- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa
Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay).
- Các Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ
khí.
- Về sau các Chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII các
thành thị suy tàn dần.
*Hướng dẫn học tập
- Học sinh ghi nội dung bài học vào tập, học bài, làm vở bài tập
- Làm bài tập trắc nghiệm
- Chuẩn bị: Bài 23: Kinh tế , văn hoá thế kỉ XVI – XVIII (tiếp theo)

- Tìm hiểu những thành tựu văn hóa thế kỉ XVI – XVIII
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SỬ 7 – BÀI 23 – TỪ 22/2/2021 ĐẾN 27/2/2021
Câu 1: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam-Bắc triều như thế
nào?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
B. Kinh tế nông nghiệp giảm sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
C. Kinh tế nông nghiệp bình thường, đời sống nông dân ổn định.
D. Kinh tế nông nghiệp thất thường, mất mùa xen kẽ với được mùa.
Câu 2: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì?
A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn.
B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.
C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh.
D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.
Câu 3: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?
A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.
B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.
C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.
D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.
Câu 4: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài
A. Phát triển hơn.
B. Ngưng trệ hơn.
C. Ngang bằng.
D. Lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
Câu 5: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.
B. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài.
C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.
D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương
nhân nước ngoài.
Câu 6: Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?
A. Phố Hiến.
B. Hội An.
C. Vân Đồn.
D. Gia Định

You might also like