You are on page 1of 3

Tuần 22, tiết 85.

CÂU ĐẶC BIỆT.


I. Thế nào là câu đặc biệt?
+ Khai thác dữ liệu sách giáo khoa:
- Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(?) Câu được in dậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng .
a- Đó là một câu bình thường có đủ chủ ngữ và vĩ ngữ
b- Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
c- Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ
 Chọn câu c.
=> Nội dung bài học: Caâu ñaëc bieät laø caâu khoâng coù caáu taïo theo moâ hình chuû ngöõ vaø vò ngöõ .
II. Tác dụng của câu đặc biệt
Các câu đặc biệt là:
- (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)
- (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng
- (3): "Trời ơi!" (Bộc lộ cảm xúc)
- (4): - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; - Chị An ơi! (Gọi đáp)
=> Nội dung bài học:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
-Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
-Bộc lộ cảm xúc
-Gọi đáp
III. Luyện tập:
Làm bài tập 1, 2, 3 sách giáo khoa.

Tiết 86, 87: BÀI BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/ Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận :
+ Khai thác dữ liệu sách giáo khoa:
Câu hỏi trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Văn bản: Tinh thần yêu yêu nước của nhân dân ta
Văn bản có 3 phần: Phần 1 – có 1 đoạn; phần 2 – có 2 đoạn; phần 3 – có 1 đoạn.
Các luận điểm chính:
Phần 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc.
Phần 2: Hai luận điểm:Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử; Lòng yêu nước trong hiện tại.
Phần 3: Nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước.
Cách lập luận :
Hàng ngang: Đoạn 1: Lập luận theo quan hệ nhân – quả; Đoạn 2: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp;
Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.
Hàng dọc: Hàng 1: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 2: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 3: Quan
hệ nhân quả so sánh suy lí.
Mạch lập luận:Từ luận điểm chính  đã chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc khác chiến 
từ đó nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước
 Nội dung bài học:
1. Bố cục bài văn có ba phần
a) Mở bài : Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
b) Thân bài :triển khai các nội dung chủ yếu của bài.
3) Kết bài: Nêu luận điểm nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của người viết về vấn đề được gải
quyết trong bài.
2. Mối quan hệ giửa các phần trong bài văn nghị luận.
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương
pháp lập luận khác nhau như:
+Quan hệ nhân quả.
+Quan hệ nhân quả
+Quan hệ tổng – phân – hợp
+Suy luận tương đồng
+Suy luận tương đồng (theo dòng thời gian)
II. Luyện tập:
Bài tập: 32 sgk ngữ văn 7 tập 2
Văn bản : Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
a. Tư tưởng :
Mỗi người phải học tập những điều cơ bản nhất mới trở nên tài giỏi, thành đạt.
Luận điểm:
Trên đời, ít người biết học cho thành tài (câu đầu tiên)
Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài (câu chuyện vẽ trứng…có tiền đồ).
b. Bố cục : 3 phần
+ Mở bài : câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.
+ Thân bài : “Danh họa….Phục hưng”
Câu chuyện : đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính
Phép lập luận : suy luận nhân quả-Kết bài : phần còn lại
Cách lập luận: Phép lập luận : suy luận cụ thể - khái quát kết hợp suy luận nhân quả : nhân là cách học – quả là
thành công.

Tiết 88: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ.
+ Khai thác dữ liệu:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở
với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra
được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới)
1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.
2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
3. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
 Trả lời:
1. Một số trạng ngữ
(1) Dưới bóng tre xanh
(2) đã từ lâu đời
(3) đời đời, kiếp kiếp
(4) từ ngàn đời nay
2. Các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa: 
(1) làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.
(2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:
- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng
cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
=> Nội dung bài học
1. Xét về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định: Thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức diễn ra trong câu
2. Xét về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trang ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có một khoảng nghĩ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
II. Luyện tập:
- Làm bài tập: 1, 2, 3 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 trang 39, 40.
- Viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ cho biết ý nghĩa trạng ngữ đã thêm vào câu trong đoạn.

You might also like