You are on page 1of 32

-1-

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SỬ 8-


TUẦN
TIẾT TỰA BÀI BÀI GHI CHÚ
HỌC KỲ 1 (2 tiết /tuần) tuần18/1tiết
1 Chương1: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CNTB(XVI ĐẾN NỮA
2 1 SAU TK XIX Bài1
Những cuộc CMTS đầu tiên
3
2 Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794) Bài 2
4
5 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
3 Bài 3
6
7
4 Phong trào côngnhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Bài 4
8
9 Chương 2:CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾUCUỐI TK XIX Bài 5

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI


ĐẦU TK XX
5
Công xã Pari 1871
10 Các nước Anh ; Pháp; Đức; Mỹ cuối tk xix đầu tk xx
Bài 6
11 6 Các nước Anh ; Pháp; Đức; Mỹ cuối tk xix đầu tk xx
12 Phong trào công nhân quốc tế cuối tk xix đầu tk xx
Bài 7
13 Phong trào công nhân quốc tế cuối tk xix đầu tk xx
14 7 Sự phát trỉen của KHKT văn học và nghẹ thuật thế kỉ xviii- Bài 8
xix
KIỂM TRA 15 PHÚTChương III: CHÂU Á GIỮA THẾ KỶ
15 XVIII ĐẦU TK XX Bài 9
8
Ấn Độ
16 Trung Quốc cuối TK XIX đầu TK XX Bài 10
17 9 Các nước Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX Bài 11
18 Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX
Bài 12

19
LÀM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
10
20 Chương IV: CHIẾN TRANH TG THỨ NHẤT (1914-1918)
Chiến tranh TG thứ nhất Bài 13
21 Chiến tranh TG thứ nhất
11
22 Ôn tập LSTG cận đại Bài 14
12 LỊCH SỬ TG HIỆN ĐẠI(1917-1945)
Chương 1: CMTHÁNG 10 NGA VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI


23 Ở LIÊN XÔ
CM tháng 10 Nga1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-
1921)
Bài 15
24 CM tháng 10 Nga1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-
1921)
25 KT 15 PHÚTLiên xô xây dựng CNXH( 1921-1941) Bài 16
13
26 CHƯƠNG II Châu Âu giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) Bài 17
27 Nước Mĩ giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) Bài 18
28 14 Chương III/CHÂU Á GIỮA 2 CUỘC CTTG (1918-1939)
Bài 19
Nhật Bản giữa 2 cuộc CTTG
29
15 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918-1939) Bài 20
30
31 16 ChươngIV:CHIẾN TRANH TG THỨ HAI (1939-1945) Bài 21
32 ChươngIV:CHIẾN TRANH TG THỨ HAI (1939-1945)
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-1-
-2-
Chương V: SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ , NGHỆ THUẬT…
33 Bài 22
17 Sự phát triển văn hoá, khoa học , kỹ thuật TG nữa đầu TK XX
34 Ôn tập LSTG hiện đại (1917-1945) Bài 23
35 KIỂM TRA HỌC KỲ 1
PHẦN 2 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương 1/ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(TỪ
NĂM 1858 ĐẾN THẾ KỶ XIX)
36 18
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873: Mục 1 thực dân Bài 24
Pháp xâm lược Việt Nam
37 19 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873: Mục 2 Cuộc kháng chiến
chống Pháp từ 1858 đến 1873
38 20 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
Bài 25
39 21 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
40 22 KT15 PHÚTPhong trào kháng Pháp trong những năm cuối TK

LỊCH SỬ VIỆ NAM


XIX Bài 26
41 23 Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối TK XIX
42 Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền Bài 27
24
núi cuối TK XIX
43 25 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
44 26 Làm bài tập lịch sử
45 27 Trào lưu cải cách duy tân ở Việt nam nữa cuối thế kỷ XIX Bài 28
28 KIỂM TRA 1 TIÊT
46 29 Chương II/ XÃ HỘI VIỆT NAM ( TỪ 1897-1918) Bài 29
Chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp và những chuyển biến
47 31
kinh tế XH ở Việt Nam
48 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918
32
KIỂM TRA 15 PHÚT Bài 30
49 33
50 34 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM(1858-1918)Bài 31
51 35 LÀM KIỂM TRA HỌC KỲ 2
HỌC KÌ I
CHƯƠNG I
THỜI KÌ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Tuần I (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
Tiết 1 Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I.Sự biến đổi kinh tế,xã hội tây âu trong các thế kỉ XV - XVII.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1.Một nền sản xuất mới ra đời.
o Vào thế kỉ XV, những biểu hiện của nền sản xuất mới được hình thành ở Tây Âu:
 Các xưởng thủ công thuê mướn công nhân
 Thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán lớn
 Các ngân hàng xuất hiện
 Xã hội hình thành 2 giai cấp mới: Tư sản và Vô sản
2.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
 Đầu thế kỉ XVI,vùng đất Neđéclan có nền kinh tế TBCN phát triển nhưng bị kìm hảm bởi
sự thống trị củaVương quốc Tây ban Nha.
 Từ tháng8-1566, nhân dân Nêđéclan đấu tranh liên tục, đến năm 1581 nền cộng hòa Nê đéc
lan được thành lập
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-2-
-3-
 Đến 1648, nền độc lập Nêđéclan được công nhận.
 Kết quả và ý nghĩa:
+ Thành lập nước cộng hoà Hà Lan, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.( hình thức là GPDT)
II.Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
1.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
 Nhiều công trường thủ công ra đời.
 Ngoại thương phát triển mạnh
 Nhiều trung tâmcông nghiệp, thương mại, tài chính hình thành
 Nhiều phát minh, cải tiến kĩ thuật, tổ chức lao động, năng suất tăng cao
 Địa chủ chuyển sanh kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa
Hệ quả:
 Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
 Mâu thuẩn xa hội gay gắt:
o Tư sản, quý tộc mới - Chính quyền quân chủ chuyên chế
o Tư sản, quý tộc mới - nông dân
2.Tiến trình cách mang
Giai đọan1(1642-1648)
o Năm 1640, quốc hội được triệu tập, đã lên tiếng tố cáo sự cai trị độc đóan của nhà Vua
o Tháng8-1642 nội chiến bùng nổ.
o Quân đội của Quốc hội đánh bại nhà Vua năm 1648.
Giai đọan2(1649-1688)
o Ngày 30-1-1649 vua Sác-lơ 1 bị xử tử, Anh trở thành nước Cộng hòa.
o Nhân dân và binh lính không được quyền lợi, họ tiếp tục đấu tranh.
o Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.
o Trước sự bất mãn của quần chúng, quốc hội tiến hành đảo chính, đưa Vin-hem O-ran-
giơ lên làm va thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
 Ý nghĩa lịch sử CMTS Anh
Mở đường cho CNTB phát triển ở Anh
Hạn chế:quyền lợi nhân dân không được đáp ứng; chưa triệt để

Tuần 1 Bài 1 (TT)


Tiết 2 III. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC
THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
1.Tình hình các thuộc địa.nguyên nhân của chiến tranh.
a.Tình hình thuộc địa
 Từ thế kỉ XVII  XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa tại Bắc Mĩ.
 Đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên
b.Nguyên nhân chiến tranh
 Kinh tế 13 thuộc địa phát triển theo hướng CNTB
 Thực dân Anh tìm cách kìm hảm sự phát triển kinh tế 13 thuộc địa  cư dân thuộc địa mâu
thuẩn gay gắt với chính quốc ( thực dân Anh)
2.Diễn biến chiến tranh
 Tháng 12/1773 nhân dân Box-ton tấn công tàu chỏ chè Anh
 1774, đại biểu các thuộc địa họp tại Phi-la-đen-phi-a
 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và nghĩa quân do Giooc-giơ Oa-sin-tơn chỉ
huy

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-3-
-4-
 Ngày 4/7/1776 tuyên ngôn độc lập  xác định quyền con người và xác nhận quyền độc lập
của 13 thuộc địa.
3.Kết quả Ý nghĩa
Kết quả
 Theo hiệp ước Véc-xai 1783, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Hợp chủng
quốc Hoa kì ra đời ( Mĩ)
 Năm 1787 hiến pháp ra đời mang nhiều hạn chế
 Tạo điều kiện CNTB ở Mĩ phát triển
Ý nghĩa: Chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa vừa là phong trào giải phóng dân tộc nhưng
cũng đồng thời là một cuộc cách mạng tư sản

Tuần II Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP


Tiết 3 (1789-1794)
I.Nước Pháp trước cách mạng
I/NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế
 Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp,ruộng đát bỏ hoang, mất mùa, đói kém.
 Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hảm.
 Thuế má nặng nề…
2. Tình hình chính trị xã hội
 Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế.
 Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ- quý tộc và đẳng cấp thứ ba
 Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ nắm mọi quyền hành, có nhiều đặc lợi, không phải đóng thuế
 Đẳng cấp thứ ba: (tư sản, nông dân, bình dân thành thị) không có quyền lợi chính trị, phải
đóng thuế
 Tư sản đứng đầu đẳng cấp 3, nông dân nghèo khổ nhất và bị nhiều tầng bóc lột.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
 Trào lưu triết học Ánh sáng của các nhà tư tưởng Tư sản như : Mông-te-ki-ơ; Vôn-te ;
Giăng-giắc-Rút-xô: nghiêm khắc phê phán, lên án chế độ phong kiến
II/ CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
 Năm 1774, vua Lu-I XVI lên ngội , chế độ ngày càng suy yếu: nợ tăng cao; công thương
nghiệp đình đốn.
 Công nhân, thợ thủ công thất nghiệp , nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dạy của nông dân và bình
dân thành thị
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
 5/5/1789, hội nghị 3 đẳng cấp do vua triệu tập tại Véc xai: nhằm tăng mức thuế
 Đẳng cấp thứ ba phản đối và 17/6/1789 tự họp thành hôi đồng dân tộc, tuyên bố là quốc hội
lập hiến, sọan thảo hiến pháp
 Nhà vua dùng quân đội uy hiếp quốc hội
 Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài nhà tù Ba –xti , mở đầu cho thắng
lợi cách mạng tư sản Pháp

Tuần 2 Bài 2 (TT)


Tiết 4 III SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG
1.Chế độ quân chủ lập hiến ( 14/7/1789 10/8/1972)
 Tháng8 -1789, quốc hội thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi
tiếng “ tự do- Bình đẳng- Bác ái”
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-4-
-5-
 Tháng9-1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập
 Tháng 4-1792, liên quân Áp-Phổ can thiệp vào nước Pháp
 10/8/1972, nhân dân Pa –Ri lật đổ sự thống trị phái lập hiến, xóa chế độ phong kiến
2. Bước đầu nền cộng hòa (21/9/1792 02/6/1793)
 Ngày 21/91792, nền cộng hòa đầu tiên của Pháp được thành lập
 Ngày 21/01/1793, vua Lu –I /XVI bị xử tử.
 Mùa xuân 1793, quân Anh và phong kiến châu au tấn công nước Pháp, phai Gi- rông- đanh
phản bội nhân dân
 Ngày 02/6/1793 Rô- be-sbi-e lãnh đạo nhân dân khởi nghiã lật đổ phái Gi-Rông-đanh
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( 02/6/1793 27/7/1794)
 Chính quỳen Gia –cô-banh thành lập Ủy ban cứu nước do Rô-be-spi-e đứng đầu
 Chính quyền cách mạng trừng trị bọn phản cách mạng và thi hành nhiều biện pháp
o Chia ruộng đất công xã cho nông dân, tịch thu ruộng đất phong kiến chia nhỏ bán cho nông
dân
o Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, mức lương tối đa cho công nhân
 Sau thắng ngoại xâm nội phản, nội bộ phái Gia –cô banh bị chia rẽ, nhân dân thiếu tin
tưởng,không ủng hộ  27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chỉnh Rô-be-spie-e..  cách mang
kết thúc
4.Ý nghĩa lịch sử cách mạng Pháp
 Phá hủy tận gốc chế độ phong kiến
 Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
 Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
 Là cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế

Tuần 3
Tiết 5 Bài 3
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
I/ Cách mạng công nghiệp:
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh:
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng ở Anh:
 Năm 1764, Máy kéo sợi Gien-ny.
 Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi.
 Năm 1785, Ét-mơn-các-rai chế tạo ra máy dệt.
 Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nướcTàu thuỷ chạy bằng hơi nước,đường
sắt,xe lửa.
 Đến năm 1840, ở Anh đã chuyển sang sản xuất lớn bằng máy móc.
Từ 1760  1840:Ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn
bằng máy móc: Đây là cuộc cách mang côngnghiệp
Kết quả: Anhtừ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc trở thành nước công nghiệp phát
triển nhất thế giới.
2/ Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức:
* Ở pháp:
- Bắt đầu từ năm 1830, nhưng phát triển nhanh trở thành đứng thứ hai châu Âu
* Ở Đức: Diễn ra vào khoảng 1840 đến 1850- 1860, kinh tế phát triển tốc độ nhanh và đạt được nhiều kết
quả.
3/ Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
 Làm thay đổi hẳn bộ mặt của các nước tư bản: nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn ra đời,
cư dân đô thị tăng

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-5-
-6-
 Xã hội:hình thành 2 giai cấp cơ bản trong xã hội TBCN: Tư sản và vô sản

Tuần 3
Tiết 6 Bài 3 (TT)
II.CHỦ NHGIÃ TƯ BẢN XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
1./ Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX:
 Ở Mỹ La-tinh nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ, hàng loạt các quốc gia tư sản mới ra đời
 Ở châu Âu: Phong trào cách mạng những năm 1848  1849
+ Pháp năm 1848  1849.
+ cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a năm 1859  1870.
+ thống nhất Đức năm 1864 1871.
+ cải cách nông nô ở Nga tháng 2/1861.
2/ Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi:
 Nền kinh tế tư bản càng phát triển, nhu cầu thị trường càng tăng nhanh
 Châu Á,Châu Phi giàu tài nguyên thiên nhiên có vị trí chiến lược quan trọng,lạc hậu về kinh
tế,bảo thủ về chính trị.
 Kết quả hầu hết các nước Á, Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân
phương Tây.

Tuần:4 Bài 4
Tiết: 7 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
I/PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1/Phong trào phá máy móc và bãi công:
 Công nghiệp phát triển, Công nhân bị bóc lột nặng nề,lao động nặng nhọc trong nhiều giờ,tiền
lương thấp,lệ thuộc vào máy móc,điều kiện lao động thấp kém.
 Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ
làm
 Kết quả: Thành lập các công đoàn
2/ Phong trào công nhân những năm 1830 1840:
 Từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh , đấu tranh chính trị
trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
 Tiêu biểu:
+ 1831 phong trào công nhân dệt tơ thành phố Liông (Pháp)
+ 1844 phong trào công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức)
+ Từ 1836-1847 Phong trào Hiến chương ở Anh.
-Hình thức đấu tranh:vũ trang,chính trị.
-Kết quả:các phong trào đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị
đúng đắn nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân.

Tuần 4
Tiết 8 Bài 4 (TT)
II.SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
1/Mác và Ăng-ghen:
 Mác sinh năm 1818(Đức) là người thông minh,đỗ đạt cao,sớm tham gia hoạt động cách
mạng.
 Ang-ghen sinh năm 1820(Đức) trong một gia đình chủ xưởng giàu có,hiểu rõ bản chất bóc
lột của giai cấp tư sản,sớm tham gia tìm hiểu phong trào công nhân.
 Mác và Ang-ghen cùng có tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản xây dựng một xã hội tiến
bộ.
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-6-
-7-
2/ “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
- Mác và Ăngghen cải tổ tổ chức ‘ Đồng minh nhữngngười chính nghĩa thành Đồng minh nhữngngười
cộng sản : tổ chức chính đảng của vô sản quốc tế
- Tháng 2-1948, cương lĩnh Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời.
Nội dung:
+nêu rõ qui luật phát triển của xã hội loài ngưòi là sụ thắng lợi của CNXH.
+Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
+Nêu cao tinh thần đoàn kêt quốc tế.
-ý nghĩa tuyên ngôn:là vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
3/ Phong trào công nhân từ 1848 1870 Quốc tế thứ nhất:
- Những năm 1848-1849 công nhân ở các nước châu Âu đấu tranh quyết liệt:
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa 23-6-1848 của nhân dân lao động Pari.(Pháp)
+ Phong trào công nhân và thợ thủ công ở Đức
+Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn. Mác trở thành linh hồn của Quốc tế thứ
nhất.
Vai tròQT thứ nhất: truyền bá CN mác, thúc đẩy sự phát triển của PTCN

Tuần 5 Chương 2:
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾUCUỐI TK XIX ĐẦU TK XX

Tiết 9 Bài 5 CÔNG XÃ PA-RI 1871


1/ Hoàn cảnh ra đời của công xã.
 Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất Đức, Pháp
tuyên chiến với Phổ và thất bại 2/9/1870.
 4/9/1870 nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ chính quyềnNapoleongIIIchính phủ lâm thời Tư
Sản thành lập.(chính phủ vệ quốc)
 Quân Phổ bao vây Pari, chính phủ Tư Sản vội vã xin đình chiến, nhân dân chống lại sự đầu
hàng của tư sản kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
2/Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 sự thành lập công xã.
-18-31871 chi e tấn công đồi Mông-mác nhưng thất bại tháo chạy về Vecxay,binh lính ngả về cách mạng
- Ủy ban trung ương quốc dân đảm nhận vai trò chính phủ lâm thời
-26-3-1871 bầu hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông,
-25-3-1871 công xã thành lập
-Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên
II/ Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pari:(h30)
- Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là hội đồng công xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các uỷ ban thi
hành pháp luật.
-Giải tán quân đội, cảnh sát chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân
-Thi hành các sắc lệnh phục vụ nhân dân.
- Giao công nhân quả lí các xí nghiệp: quy định lương tối thiểu, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân
-Thực hiện giáo dục bắt buộc, miễn họcphí
 công xã Pari trở thành 1 nhà nước kiểu mới: do dân vì dân
III/ Nội chiến ở Pháp, ýnghĩa lịch sử của công xã Pari:
1/ Nội chiến:
-4/1871 quân Vecxay tấn công Pari.
-Tháng 5/1871 Chie kí hoà ước với Đức.
-20/5/1871 quân Véc xai tổng tấn công vào thành phố.
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-7-
-8-
-27/5/1871 trận chiến đấu cuối cùng của công xã diễn ra nghĩa địa Chalase do.
-28/5/1871 lịch sử gọi là “ Tuần lễ đẫm máu”
2. ý nghĩa bài học lịch sử công xã Pa ri
a. Ý nghĩa:
Là hình ảnh chế độ mới của dân, do dân và vì dân
b.Bài học: Phải có chính Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù.

Tuần 5
Tiết 10 Bài 6
CÁC NƯỚC ANH,PHÁP,ĐỨC,MỸ CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

I/ Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:


1/ Anh.
* Kinh tế:
- Phát triển chậm, tụt xuống đứng hàng thứ 3 thế giới.
- Chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XX, Anh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với sự ra đời các công ty độc quyền.
* Chính trị:
- Là chế độ quân chủ lập hiến với 2 Đảng thay nhau cầm quyền.
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa Anh được mệnh danh là “Đế quốc thực dân”.
2/ Pháp:
* Kinh tế:
- Phát triển chậm, tụt xuống đứng thứ 4 sau Mỹ, Đức, Anh.
+ Phát triển một số ngành công nghiệp mới: Điện khí hoá, chế tạo ô tô…
+ Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi (Pháp được mệnh danh là đế quốc cho
vay lãi)
- Sự ra đời các công ty độc quyền, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Chính trị:
Nước Pháp tồn tại nền Cộng hoà Iphục vụ cho giai cấp tư sản; đàn áp nhân dân, xâm lược thuộc địa
3/ Đức:
* Kinh tế:
- Phát triển nhanh chóng: Đặc biệt là công nghiệp đứng thư 2 thế giới (sau Mỹ).
- Cuối thế kỉ XIX, Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc với sự ra đời của các công ty độc quyền.
* Chính trị:
+Thể chế liên bang,quyền lực nằm trong tây quí tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
+Chính sách đối nội và đối ngoại phản động
Đặc điểm:Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt ,hiếu chiến
4/ Mỹ:
- Đầu thế kỉ XX, kinh tế Mỹ phát triển mạnh, vươn lên đứng đầu thế giới.
- Sản xuất công nghiệp phát triển vượt bậc  sự hình thành các tổ chức độc quyền lớn: Tơ-rớt, Mỹ chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Chính trị: Tồn tại thể chế Cộng hoà quyền lực trong tay Tổng thống, do 2 đảng ( dân chủ- cộng hoà)thay
nhau cầm quyền..

Tuần 6
Tiết 11 Bài 6(TT)
4/ Mỹ:
- Đầu thế kỉ XX, kinh tế Mỹ phát triển mạnh, vươn lên đứng đầu thế giới.

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-8-
-9-
- Sản xuất công nghiệp phát triển vượt bậc  sự hình thành các tổ chức độc quyền lớn: Mỹ chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Chính trị: Tồn tại thể chế Cộng hoà quyền lực trong tay Tổng thống, do 2 đảng ( dân chủ- cộng hoà)thay
nhau cầm quyền..
Thi hành chính sách đối nội,đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
-Tăng cường xâm lược thuộc địa
II/ Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc:
1/ Sự hình thành các tổ chức độc quyền:
+ Sản xuất phát triển, nhanh chóng, mạnh mẽ
+ Hiện tượng tập trung sản xuất và tư bản
 tổ chức độc quyền hình thành chi phối đời sốngxã hội.
-Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền là đặc điểm quan trọng đầu tiên của CNĐQ gọi là CNTB độc quyền.
- CNĐQ là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của CNTB.
2/ Tăng cường xâm chiếm thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới:
+Nhu cầu về nguyên liệu,thị trường,xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều các nước đế quốc đua nhau xâm lược
thuộc địa.
+Đâu thế kỉ XX, thế giới cơ bản đã phân chia xong.
+ Mâu thuẩn giưa các đé quốc về chiếm hữu thuộc địa là nguyên nhân chiến tranh thế giới.
Bài 7
Tuần 6 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
Tiết 12 CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

I/ Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX. Quốc tế thứ hai:
1/ Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX:
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân phát triển rộng rãi ở nhiều nước: Anh, Pháp, Mỹ… đấu tranh
quyết liệt chống giai cấp tư sản.
- Sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước
+ 1875, Đảng xã hội dân chủ Đức.
+ 1879, Đảng công nhân Pháp.
+ 1883, nhóm giải phóng lao động Nga ra đời.
2/ Quốc tế thứ hai (1889 - 1914):
- Nhiều tổ chức và chính đảng giai cấp công nhân ra đời
- Cần có một tổ chức quốc tế mới lãnh đạo phong trào công nhân.
- Ngày 14-7-1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari dưới sự chủ trì
của Ăng-ghen
- Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng
+ sự cần thiết phải lập chính Đảng GC VS ở mỗi nước
+đấu tranh giành chính quyền
+đòi ngày làm 8 giờ.
+ quyết định lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết, biểu dương lực lượng gCVS thế giới
- Năm 1914, khi CTTG 1 bùng nổ ,Quốc tế thứ hai tan rã.

Tuần 7 Bài 7 (TT)


Tiết 13 II.PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA V À CUỘC CÁCH MẠNG 1905-1907
1/ Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga:
-Lê-Nin sinh ngày 22-4-1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ, thông minh, sớm tham gia phong trào cách
mạng.
-1893 lãnh đạo nhóm công nhân Mac-xit
-Năm 1903,thành lập đảng công nhân xã hội dân chủ Nga .
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-9-
- 10 -
+Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+Đánh đổ chính quyền giai cấp tư sản thành lập chuyên chính vô sản.
+Thi hành những cải cách dân chủ
+Giải quyết ruộng đất cho nhân dân
+ Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác.
+ Dựa vào quần chúng và lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
2/ Cách mạng Nga 1905- 1907:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt…
-Mâu thuẫn g/c trong nước gay gắt ,phức tạp.
-Nhiều phong trào công nhân nổ ra
- Năm 1905-1907 cách mạng Nga bùng nổ.
-Diễn biến:
+ 9/1/1905 ngày chủ nhật đẫm máu.
+ Tháng 5/1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy.
+ 6/1905 thuỷ thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
+ Tháng 12/1905 khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va.
+Đến năm 1907 cách mạng chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Giáng một đòn chí mạng vào nền thống trị của địa chủ tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng
+Anh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc

Tuần : 7 Bài 8 SỰ PHÁT RTIỂN CỦA KĨ THUẬT,KHOA HỌC,VĂN HỌC,


Tiết :14 VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII - XIX

I.Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật.


-Công nghiệp:
+Kĩ thuật luyện kim,sản xuất gang,sắt,thép..tiến bộ vượt bậc.
+Động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất.
-Giao thông vận tải:Đóng tàu thuỷ ,chế tạo xe lửa chạy bằng hơi nước.
-Thông tin liên lạc:Giữa thế kỉ XIX phát minh máy điện tín.
-Nông nghiệp:sử dụng phân hoá học,máy kéo ,máy cày…
-Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất:Chiến hạm,ngư lôi,khí cầu..
II.Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
1.Khoa học tự nhiên.
-Đạt được nhiều thành tựu tiến bộ.
+Toán học:Niu-tơn,Lô-ba-sép-xki,Lép-ních.
+Hoá học:Men-đê-lê-ép.
+Vật lí:Niu-tơn.
+Sinh học:Đác-uyn,Puốc-kin-giơ..
-Các phát minh khoa học có tác dụng to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.
2.Khoa học xã hội:
-Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng(Phoi-ơ-bách,Hê-ghen)
-Học thuyết chính trị kinh tế học tư sản(Xmít và Ri-các-đô)
-Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông,Phu-ri-ê(Pháp)và Ô-oen(Anh)
-Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ang-ghen.
3.Sự phát triển của văn học-nghệ thuật.
-Nhiều trào lưu triết văn hoc xuất hiện:Lãng mạn,trào phúng,Hiện thực phê phán:Ban-dăc,Gô-gôn,Lep-
Tôn-xtôi…
-Am nhạc,hội hoạ đạt nhiều thành tựu tiêu biểu:iMô-da,Sô-panh,Bet-thô-ven.
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-10-
- 11 -
Đa-vit,Gôi-a…

Tuần 8 Chương III CHÂU Á THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX


Tiết 15 KIỂM TRA 15 PHÚT
Bài 9 ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX
1.Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh .
-Đầu thế kỉ XVIII An Độ trở thành thuộc địa của Anh .
-Anh thi hành chính sách vơ vét tàn bạo
-Hậu quả:
+Đất nước ngày càng lạc hậu
+Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, chết đói hàng loạt.
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân An Độ:
a. Khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)
-Diễn biến:
+ Binh lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa vũ trang.Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và
một phần miền Trung An Độ.Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba Thành Phố lớn.Cuộc khởi nghĩa duy trì
được hai năm thì bị Thực dân Anh dốc toàn lực đàn áp dã man.
-Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống chủ nghĩa Thực Dân, giải phóng dân tộc.
b.Đảng Quốc Đại:
-1885 Đảng Quốc Đai thành lập
-Mục tiêu: Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân Tộc
c.Khởi nghĩa Bom-pay(1908)
Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân Tộc đầu thế kỉ XX
- Ý nghĩa của phong trào:
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
+ Đặt cơ sở cho thắng lợi sau này

Tuần 8
Tiết 16 Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I.TQ bị các nước đế quốc chia xẻ:
-Trung Quốc giàu tài nguyên, đông dân,có nền văn hoá phát triển.
-Cuối TK XIX chính quyền phong kiến suy yếu,thối nát
-Năm 1840 thực dân Anh gây chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược TQ.
II.Phong trào đấu tranh của nhân dân Tq cuối TK XIX đầu TK XX:
-Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã bùng nổ ở
Trung Quốc
- Tiêu biểu:
+ Cuộc vận động Duy Tân (1898) do Khang hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng. Mục đích cải cách
chính trị, canh tân đất nước nhưng thất bại
+ Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nổ ra ở Sơn Đông rồi lan rộng nhiều nơi
trong toàn quốc.
III.Cách mạng Tân Hợi 1911.
-Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đông Minh hội.
-Cương lĩnh :Mục tiêu: nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân Quốc, thực hiện
bình đẳng về ruộng đất.
-Diễn biến:
+10-10-1911: Khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở Vũ Xương dẫn đến thắng lợi lan khắp cả nước,chính phủ Mãn
Thanh bị sụp đổ.

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-11-
- 12 -
+29-12-1911:chính phủ lâm thời thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống
+2-1912 :Viên Thế Khải làm tổng thống, cách mạng kết thúc.
-Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước cộng hoà Trung Hoa dân quốc.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản dân chủ không triệt để
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc; ảnh hướng đến phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á.
Tuần: 9
Tiết:17 Bài 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

I.Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa Thực Dân ở các nước Đông Nam Á.
-Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng,giàu tài nguyên,chế độ Phong Kiến đang suy yếu.
-Các nước tư bản cần thuộc địa,thị trường.
-Cuối thế kỉ XIX Thực dân Phương Tây hoàn thành xâm lược Đông Nam Á
II.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
a.Nguyên nhân:
-Thực dân thi hành chính sách thống trị hà khắc:vơ vét,đàn áp,chia để trị.
-Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa ĐNÁ với thực dân gay gắt.
b.Các phong trào tiêu biểu:

Tên nước Thực dân Thời gian Phong trào tiêu biểu Thành quả bước
xâm lược đầu
In - Đô - Hà Lan 1905 -Thành lập công đoàn xe lửa. Đảng cộng sản In
nê-xia -Thành lập hội liên hiệp công nhân - Đô - nê-xia
1908 được thành lập 5-
1920
Phi-líp-pin Tây ban Nha- 1896-1898 -Cách mạng bùng nổ Nước cộng hoà
Mĩ Phi-líp-pin ra đời
Cam-pu- pháp 1863-1866 -Khởi nghĩa ở Ta-Keo.
chia 1886-1867 - Khởi nghĩa ở Cra-chê.
Lào Pháp 1901 -Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét -Gây cho Pháp
-Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven. nhiều tổn thất.
1901-1907 -Bước đầu thành
Việt Nam Pháp 1885-1896 -Phong trào Cần Vương. lập liên minh
1884-1913 -Khởi nghĩa Yên Thế. chống Pháp.
Miến Điện Anh 1885 Kháng chiến chống thực dân Anh

Tuần:9
Tiết 18 Bài12 NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I.Cuộc Duy Tân Minh Trị.
-Trước cuộc Duy Tân Nhật Bản là một quốc gia Phong Kiến lạc hậu.
-Các nước Phương Tây tìm cách “Mở cửa”Nhật.
-Năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách.
-Nội dung:
+Kinh tế:Thống nhất tiền tệ,xoá bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến,tăng cường phát triển
kinh tế ở nông thôn,xây dựng cơ sở hạ tầng,đường xá,cầu cống,giao thông liên lạc.
+Chính trị- xã hội:Xoá bỏ chế độ nông nô,đưa Qúi Tộc tư sản lên nắm chính quyền,thi hành chính sách
giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung Khoa học-Kĩ Thuật trong chương trình giảng dạy
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-12-
- 13 -
+Quân sự:Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây..
-Tính chất :là cuộc cách mạng không triệt để.
-Kết quả: mở đường cho Nhật Bản phát triển TBCN, thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây.
II.Nhật Bản chuyển sang Chủ Nghĩa Đế Quốc.
-Thời gian;Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-Biểu hiện:
+Xuất hiện công ty độc quyền Mít-xưi,Mít su-bi-si.
+Xâm lược thuộc địa.
+Phát triển công thương nghiệp,ngân hàng.
III.Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
-Nguyên nhân:Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột nặng nề,làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày,điều kiện
lao động tồi tệ,lương thấp…
-Mục tiêu đấu tranh:Đòi quyền tự do dân chủ,đòi tăng lương và cải thiện đời sống.
-Kết quả:
+Các tổ chức công đoàn ra đời lãng đạo đấu tranh.
+1901 Đảng xã hội dân chủ Nhật thành lập .
+Từ năm 1906 phong trào phát triển mạnh hơn
Tuần 10
Tiết 19 LÀM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần :10 Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Tiết: 20 Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
I.Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
- Sự phát triển không đều của CNĐQ.
- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốcvề thị trường và thuộc địa → hình thành 2 khối đối địch nhau:
+ Khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a (1882).
+ Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907).
- Mục đích của chiến tranh: chia lại thế giới.
--Tính chất :Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa,phản động
II.Những diễn biến chính của chính sự:
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát → Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội gây ra chiến
tranh.
-28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị ám sát.28/7 Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
-1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga,rồi Pháp,Anh chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
-Giai đoạn 1:1914-1916 chiến sự thuộc phe Liên minh chiến tranh lan rộng với qui mô toàn thế giới.
-Giai đoạn 2:1917-1918 ưu thế thuộc về phe Hiệp ướctiến hành phản công .
-Phe Liên minh thất bạiđầu hàng.
-Cách mạng thắng lợi ở Nga 1917.
III.Kết cục chiến tranh thế` giới thứ nhất.
-Hậu quả:10 triệu người chết,20 triệu người bị thương,cơ sở vật chất bị tàn phá gây đau thương chop nhân
loại.
Tuần :11 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 21
BÀI 5: KHỐI8
SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1859-1954
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-13-
- 14 -
I QUÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM SÀI GÒN
1.Quân Pháp chiếm thành gia định
01/9/1858, Pháp xâm lược nước ta tại Đà Nẵng nhưng thất bại.
09/02/1859, Pháp có mặt tại cửa sông Sài Gòn.
Từ ngày 11  15/02/1859, chúng lần lượt hạ các đồn phòng vệ, thẳng tiến về Sài Gòn, chiếm và phá thành
Gia Định.
2.Đại đồn thất thủ
Sau khi thành Gia Định thất thủ, triều đình cử Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp vào Nam xây dựng
Đại đồn Chí Hòa kháng Pháp.
Ngày 24/2/1861, Pháp tập trung lực lượng đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân đội triều đình thất thủ sau
chưa đầy hai ngày cầm cự.Quân Pháp đánh chiếm Định tường, Biên Hòa, Vĩnh Long
II/ CÁC PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP
Hoạt động của nghĩa quân trên tuyến đường sông Sài Gòn do Trần Thiện Chánh và Lê Huy chỉ huy.
Vùng Bình Chánh, Cần Giuộc có lực lượng của Đề đốc Nguyễn Văn Tiến chỉ huy.
Đặc biệt là nghĩa quân của Trương Định ở vùng Gò Công (Tân Hòa – Gia Định) phối hợp với nghĩa quân
Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, . . .
Phong trào dùng văn thơ làm vũ khí để chống Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, .
III/ THÀNH PHỐ SÀI GÒN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC
Sài Gòn trở thành trung tâm hành chính theo kiểu phương Tây
Nam kì trở thành thuộc địa, Pháp chia Nam kì thành 20 tỉnh với 2 thành phố : Sài Gòn và Chợ Lớn.
Sài Gòn có bộ máy chính quyền riêng, là trung tâm của Nam Kỳ, cửa ngõ giao thương giữa các nước.
Nhiều công trình kiến trúc phương Tây được xây dựng: Cảng Nhà Rồng, Chợ Bến Thành, Dinh Xã Tây,
Bảo Tàng Thành phố, Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Thảo Cầm Viên, Nhà hát Thành phố, . . .
2. Sài Gòn thành trung tâm kinh tế quan trọng nhất ở Nam Kì
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều công trình nhằm khai thác thuộc
địa nước ta
Năm 1863 xây dựng công xưởng hải quân Ba Son.
Năm 1881, lập tuyến đường xe lửa Sài Gòn- Mĩ Tho ( tuyến đầu tiên ở Đông Dương)
Năm 1886-1891, xây dựng Bưu Điện thành phố theo kiến trúc Pháp.
Năm 1902, xây dựng cầu Bình lợi ( 1 trong 3 cây cầu xây dựng tại Việt nam : cầu Long Biên –hà Nội; cầu
Tràng Tiền –Huế)
Năm 1903, mở tuyến tàu điện Sài gòn- gia dịnh –chợ lớn
Năm 1906, mở trường cơ khí Á châu
Năm 1913, mở trường Mĩ thuật Gia định
Nhiều ngành nghề mới xuất hiện  thúc đẩy kinh tế Sài Gòn phát triển.
Xã hội có sự thay đổi với sự xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: Công nhân, Tư sản và Tiểu tư sản bên
cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã tồn tại.
IV/ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHỮNG NGƯỜI TÂN HỌC
Nội dung:thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ mở mang công thương bản xứ, khuyến khích học tập chống
thủ cựu, bỏ hủ tục, chống mê tín dị đoan
Hình thức
Qua báo chí: Tờ Gia định báo, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên(1865), báo Nông cổ mín đàm (1901) Lục tỉnh
tân văn (1907)
Dịch nhiều sách chữ Nôm, chữ Hán ra chữ quốc ngữ, phát triển chữ quốc ngữ thành thứ tiếng chính thức
của dân tộc.
Tổ chức các cuộc diễn thuyết, phát hành sách báo, tổ chức biểu tình, . . . Tiêu biểu là Hội kín của Nguyễn
An Ninh hoạt động Hóc Môn, Bình Chánh, . . .

Tuần:11
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-14-
- 15 -
Tiết:22
Bài 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
I.Nội dung chính:
1.Những cuộc cách mạng tư sản.
2.Sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây.
3.Phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản.
4.Sự phát triển của văn học-nghệ thuật,khoa học-kĩ thuật.
5.Chiến tranh thế giới thứ nhất
I.Những sự kiện lịch sử chính:
Bảng thống kênhững sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
Thời gian Sự kiện Kết quả
8-1566 Cách mạng Hà Lan Lật đổ ách thống trị của Vương Quốc Tây Ban
Nha
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh Lật đổ chế độ phong kiến,mở đường cho CNTB
phát triển
1775 Chiến tranh giành độc lập của các thộc địa Anh công nhận nền độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ. .Thành lập hợp chúng quốc Châu My (USA)
1789-1794 Cách mạng TS Pháp Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến,mở đường
cho CNTB phát triển,ảnh hưởng sâu rộng trên
toàn thế giới.
2-1848 Tuyên ngôn của đảng cộng sản ra đời Nêu qui luật phát triển của xã hội loài người và
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.Vai trò của
giai cấp tư sản trong việc lật đổ chế độ tư
bản,xây dựng xã hội mới.
1818-1849 Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của
mình, có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào
công nhân.
1868 Minh Trị Duy Tân Đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNTB và
chuyển sang CNĐQ
1871 Công xã Pa-Ri Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế
giới,lật đổ chính quyền giai cấp tư sản.
1911 Cách mạng Tân Hợi Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong
kiến ở Trung Quốc,ảnh hưởngđến phong troà
giải phóng dân tộc Châu Á.
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất -Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa,ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau
chiến tranh.
10-1917 -Cách mạng tháng mười Nga -Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên
thế giới,mở đầu thời kì lịch sư thế giới hiện đại.
II/ Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại:
1/ Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB:
2/ Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ:
3/ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục: Á, Phi, Mĩ La-tinh:
4/ Khoa học- kĩ thuật, văn học nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc:
5/ Sự phát triển không đều của CNTB → chiến tranh t/g thứ nhất:

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-15-
- 16 -
Tuần:12 LỊCH SỬ TG HIỆN ĐẠI(1917-1945)
Chương 1: CMTHÁNG 10 NGA VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ
Tiết:23
Bài 15 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
VÀCUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 1917-1921

I.Hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:


1.Tình hình nước Nga trước cách mạng
-Chính trị:
+Đế quốc quân chủ chuyên chế
+Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
-Kinh tế:suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ
-XH:Mâu thuẫn sâu sắc
2.Cách mạng tháng 2-1917
-Diễn biến:
+Ngày 23/2 biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grát.
+Ngày 27/2 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn –sê-vích công nhân chuyển từ bãi công chính trị thành khởi
nghĩa trang.
-Kết quả:
+Lật đổ chế độ Nga hoàng
+Thành lập hai chính quyền song song tồn tại:Xô viết và chính quyền Tư sản
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
3.Cách mạng tháng mười Nga 1917:
-Đảng Bôn-sê-vích: tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời và chấm dứt sự tồn tại 2
chính quyền
-Chính phủ lâm thời tư sản :tham gia chiến tranh đế quốc. Đàn áp nhân dân
a.Diễn biến:
-24-10 tại điện Xmô-nưi Lê-nintrực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở pê-tơ-rô-qrat
-Ngày 25-10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời sụp đổ, chính quyền hoàn toàn về tay
nhân dân.
b.Kết quả:
-Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
-Đầu 1918 cách mạng thắng lợi trong cả nước

Tuần: 12
Tiết:24
Bài 15(tiếp theo)
II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH
MẠNG.Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
-Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?
-Trình bày diễn biến cách mạng tháng 10-1917? Kết quả?
1/ Xây dựng chính quyền Xô-Viết.
-Ngày 25-10( 7/11) thành lập chính quyền Xô- viết, thông qua”Sắc lệnh hoà bình” và “sắc lệnh ruộng đất”
-Xoá bỏ bộ máy nhà nước cũ, xây dựng chính quyền mới do công nông đảm nhiệm.
-Xoá bỏ các dẳng cấp xã hội, thực hiện nam nữ bình quyền, dân tộc bình đẳng tự quyết
-Nhà nước nắm các ngành kinh tế the chốt
-3-1918 kí hoà ước Bơ-rét Li-tốp, rút khỏi chiến tranh.
2.Chống thù trong, giặc ngoài:
-1918 quân đội 14 nước đế quốc và phản cách mạng tấn công nước Nga
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-16-
- 17 -
-Nứoc Nga tiến hành chính sách cộng sản thời chiến:
Nội dung chính sách CSTC:Quốc hữu hoá các xí nghiệp; trưng thu lương thực thừa của nông dân, nhà
nước nắm độc quyền quản lí và phân phối lưong thực phẩm, thi hành chế độ lao động bắt buộc
-1918-1920 nước Nga thắng thù trong, giặc ngoài, bảo vệ, giữ vững nhà nước Xô-viết
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10
-Đối với nước Nga :cách mạng làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận nhân dân Nga
-Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại CMT 10 đã đưa người lao động lên năm chính quyền, xây dựng chế
độ mới chế độ XHCN
-Đối với thế giới:làm thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học cho phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế , phong tràogiải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Tuần :13
Tiết:25
KT 15 PHÚT
Bài 16 : LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1921-1941)
I.Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế(1921-1925)
1.Tình hình nước Nga sau chiến tranh.
-Kinh tế bị tàn phá.
-Dịnh bệnh và nạn đói.
- Bọn phản cách mạng nổi dậy.
2.Chính sách kinh tế mới.
-3-1921 chính sách kinh tế mới(NÉP) được thông qua.
-Nội dung:
+Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.
+Tự do buôn bán,mở lại chợ.
+Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ
+Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
-Tác động chính sách KTM:
+phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân
+Năm 1925 sản lượng công- nông nghiệp đạt nước xấp xỉ trước chiến tranh.
- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết thành lập (Liên Xô).
II.Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941)
1.Nhiệm vụ:
-Phát triển kinh tế
-Tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
-Cải thiện nền nông nghiệp lạc hậu
-Xây dựng các kế hoạch 5 năm
2.Thành tựu:
-Kinh tế: Công-Nông Nghiệp phát triển mạnh trở thành một nước công nghiệp đứng đầu Châu Âu…đứng
thứ hai thế giới sau Mỹ
-Văn hoá- GD:Thanh toán nạn mù chữ; phổ cập giáo dục cho mọi người; phát triển hệ thống giáo dục,khoa
học, văn hoá, nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
-XH:Xoá bỏ giai cấp bóc lột

Chương II
Tuần:13 CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Tiết: 26 (1918 – 1939 )
Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI(1918 – 1939 )
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-17-
- 18 -
I.Châu Âu trong những năm 1918-1929
1. Những nét chung:
-Xuất hiện một số quốc gia mới (Ao, Ba Lan , Tiệp Khắc…)
-1918-1923:Khủng hoảng về kinh tế,chính trị, cao trào cách mạng bùng nổ
-1924-1929 ổn định về chính trị , phát triển kinh tế
2.Cao trào cách mạng 1918-1923. quốc tế cộng sản thành lập:
a. Cao trào cách mạng 1918-1923
-Nguyên nhân:
+Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
+Anh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
-Diễn biến :
- Trong những năm 1918- 1923, một cao trào cách mạng bùng nổ hầu hết châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.
- Tháng 11-1918, Cách mạng Đức bùng nổ, chế độ cộng hoà tư sản thiết lập.
- Đảng cộng sản thành lập ở nhiều nước
b. Quốc tế cộng sản thành lập:
*Hoàn cảnh:
-Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.
-Hàng loạt các Đảng cộng sản ra đời.
-2-3-1919 tại Mat-xcơ-va Quốc tế cộng sản thành lập
*Hoạt động :
-Từ 1919-1943 tiến thành 7 lần đại hội
-Đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì. Đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng và
giải phóng dân tộc trên thế giới.
Năm 1920 tại Đại hội lần thứ II,Quốc tế cộng sản đã thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
do Lê-nin dự thảo.
-1943, quốc tế cộng sản giải tán.

Tuần :13 Bài 17:(tiếp theo)


Tiết:26 II.CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
II.Châu Âu trong những năm 1929-1039
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó.
- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, từ 1929- 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ.
-Hậu quả:
- Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
-Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ.
-Mức sản xuất toàn thế giới bị đẩy lùi
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

2.Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939:
-Phong trào đấu tranh thành Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít đã lan rộng ở nhiều nước tư bản
châu Âu*Pháp:
+Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đánh lại bọn phát xít.
-5-1963 mặt trận nhân dân Pháp ra đời, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
* Tây Ban Nha:
-Tháng 2-1936 mặt trận nhân dân ra đời.
-Cuộc đấu tranh chống phát xít thất bại.

Tuần: 14
Tiết:27 BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI(1918-1939)
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-18-
- 19 -

1.Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX


*Kinh tế:
-Kinh tế sau chiến tranh phát triển nhanh chóng
-Là trung tâm công nghiệp,thương mại và tài chính quốc tế.
*Xã hội:
-Công nhân bị bóc lột, thất nghiệp nạn phân biệt chủng tộc
-Phong trào công nhân phát triển mạnh.
-5-1921, đảng cộng sản thành lập
2.Nước Mĩ trong những năm 1929-1939:
-110-1939 nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc.
-Kinh tế bị tàn phá, xã hội khủng hoảng,đè lên vai tầng lớp lao động
-1932 tổng thống Pen-dơ-ven đề ra chính sách mới.
* Nội dung chính sách mới
-Giải quyết nạn that nghiệp,phục hồi các nghành kinh tế tài chính.
-Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp,nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ
đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
-Tổ chức lại sản xuất,cứu trợ người that nghiệp,tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
* Tác dụng:
- Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
-Giải quyết những khó khăn cho người lao động.
-Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.Duy trì chế độ dân chủ tư sản.

CHƯƠNG III
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Tuần:14
Tiết 28 BÀI 19
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GỚI (1918-1939)
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
-Kinh tế:Công nghiệp chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh
nhưng bấp bênh,nông nghiệp lạc hậu.
-Xã hội:
+Đời sống khó khăn.
+Phong trào đấu tranh lên cao.
+Tháng 7-1922 Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo phong trào công nhân
+Năm 1927, Nhật bản lâm khủng hoảng tài chính.
II.Nhật Bản trong những năm 1929-1933
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản
-Khủng hoảng kinh tế xã hội.
-Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền.
+Đối nội: tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân.
+Đối ngoại: mở rộng chiến tranh xâm lược.
-Phong trào đấu tranh nhân dân lan rộng.

Tuần :15 BÀI 20


Tiết: 29 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP Ở CHÂU Á (1918-1939
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, cách mạng Trung Quốc trong những
năm 1919-1939.
1.Những nét chung:
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-19-
- 20 -
- Thắng lợi CM Nga, sự kếtthúc CTTG1, Phong trào cách mạng lên cao và lan rộng khắp các khu vực, tiêu
biểu ở các nước Trung Quốc; Ấn Độ;Việt Nam.
-Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng.
-Một số Đảng cộng sản được thành lập và lãnh đạo cách mạng.
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939
-4-5-1919 phong trào Ngũ Tứ bùng nổ chống đế quốc , chống phong kiến
-7-1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
-1926-1937 nhân dân Trung Quốc tiến hành cách mạng chống tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch.
-Tháng 7-1937 Quốc, cộng hợp tác chống Nhật Bản.

Tuần:15 Bài:20 (TT)


Tiết: 30 II.PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á(1919-1939)
1.Tình hình chung :
- Đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều là thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á dâng cao mạnh mẽ.
-Giai cấp vô sản trưỏng thành, lãnh đạo phong tràonhiều đảng cộng sản ra đời.
-Phong trào dân chủ tư sản cũng có tiến bộ.
2.Phong trào độc lập ở một số nước Đông Nam Á:
-Phong trào ở Đông Dương(Việt Nam,Lào,Cam-pu-chia) diễn ra sôi nổi,phong phú, lôi cuốn được đông
đảo nhân dân tham gia
-In -đô –nê-xi –a
+5-1920 Đảng cộng sản thành lập
+1926-1927 khởi nghĩa ở gia- va thất bại
+phong trao cách mạng ngả theo hướng tư sản do Xu – các-nô lãnh đạo.

Tuần: 16 BÀI 21
Tiết:31,32 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)
I.Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai :
-Các nước đế quốc mâu thuẫn về quyền lợi và thuộc địa.
-Khủng hoảng kinh tế 1929-1933
-Chính sách thoả hiệp của Anh,Pháp,Mĩ.
-1-9-1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
II.Những diễn biến chính.
1.Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày1-9-1939 đến đầu nắm1943)
-Đức chiếm gần hết châu Âu trừ Anh và một số nước trung lập.
-Ngày 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô.
-7/12/1941 Nhật tấn công Trân Châu Cảng,chiếm toàn bộ Đông Nam A, một số đảo ở Thái Bình Dương.
- Tháng 9/1940 I-ta-li a tấn công Ai-Cậpchiến tranh lan rộng toàn thế giới
-1-1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập.
2.Quân đồng minh phản công,chiến tranh kết thúc (tư đầu những năm 1943-8-1945)
-2-2-1943 chiến thắng Xta-lin-grat của hồng quân Liên Xô làm thay đổitình thế chiến tranh: Quân Đồng
Minh phản công.
+Giải phóng lãnh thổ Liên Xô và các nước Đông Âu
+Giải phóng Bắc Phi,phát xít I-ta-li-ađầu hàng
-Chiến dịch công phá Béc-lin.. Phát xít Đức đầu hàng(9-5-1945).
-15-8-1945 phát xít Nhật đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
3. Kết thúc của chiến tranh thế giới:
- Là chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-20-
- 21 -
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt
- Để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại
-Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản

Tuần:17 Bài 22
Tiết:33 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC –KỸ THUẬT VÀ VĂN HOÁ THẾ
GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶXX
I.Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX:
-Vật lí:thuyết tương đối của Anh-xtanh
-Hoá học, sinh học, khoa học, về trái đất đạt nhiều thành tựu.
-Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX được đưa vaò sử dụng.
-Tác động:
+Tích cực:mang lai cuộc sống tốt đẹp vô vật chất và tinh thần
+Tiêu cực:trở thành phương tiện gâu chiến tranh
II. Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển:
1/ Cơ sở hình thành:
- Tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
2/ Thành tựu:
- Xóa nạn mù chữ
- Phát triển hệ thống giáo dục, quốc dân
- Xóa bỏ tàn dư xã hội cũ
- Có nhiều cống hiến lớn lao cho văn hóa nhân loại
- Xuất hiện một số nhà văn nổi tiếng
-Khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ và chiến lĩnh nhiều đỉnh cao.
-Nền văn hoá, nghệ thuật có những cống hiến to lớn.

Tuần:17 BÀI 23 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI


Tiết:34 TỪ 1917-1945

Thời gian Sự kiện Kết quả


Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng , hai chính
quyền song song tồn tại
7-11-1917 Cách mạng xã hôi chủ nghĩa tháng 10 thắng -Lật đổ chính phủ lâm thời ts
lợi -Thành lập nước cộng hoà xv và
chính phủ xô viết
1918-1920 Cuộc đấu tranh xd và bảo vệ chính quyền -Xây dựng hệ thống chính trị nhà
xv nước, thực hiện cải cách xhcn đánh
thắng thù trong giặc ngoài
1921-1941 Liên Xô xây dựng xhcn -Công nghiệp hoá xhcn tập thế cuốn
nông nghiệp, từ nước nông nghiệp trở
thành cường quốc công nghiệp xhcn
-Liên Xô trở thành lực lượng đi đầu ,
1941-1945 Chiến tranh vệ quốc lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu
tranh chống cn phát xít, giải phóng
nhân loại
-Các đảng cộng sản lần lượt ra đời,
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á quốc tế cộng sản thành lập và lãnh

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-21-
- 22 -
đạo phong trào cách mạng
-Sx công nghiệp phát triển nhanh
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của CN TB chóng tình hình chính trị tương đối ổn
định
_Kinh tế giảm sút nghiêm trọng nhân
1929-1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới dân that nghiệp, không ổn định về
chính trị
-Cn phát xít lên name quyền ở Đức, I-
ta-li-a, Nhật Bản chuẩn bị chiến tranh
xâm lược với Anh, Pháp, Mĩ thực
hiện cải cách kinh tế chính tự duy trì
chế độ dân chủ tư sản
-72 nước trong tình trạng chiến trang
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ II chủ nghĩa phát xít thất bại hoàn toàn,
thắng lợi thuộc về các nước Đông
Minh và nhân dân tiến bộ tg
IV.Những nội dung chủ yếu:
Dựa vào SGK

HỌC KÌ II
PHẦN 2 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương 1/ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(TỪ NĂM 1858 ĐẾN THẾ KỶ XIX)
Tuần:18 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873
Tiết: 36
I.Thực dân Pháp xâm lược VN
1.Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859
a.Nguyên nhân:
+ Giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây cần nguyên liệu và thị trường.đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
+ Pháp lấy kế bảo vệ đạo Gia Tô
+ Triều đình Nguyễn bạc nhược
b.Diễn biến:
-1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả bước đầu ta đã thu được thắng
lợi ,làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
2.Chiến sự ở Gia Địng năm 1859:
Tháng 2-1859 Pháp kéo vào tấn công Gia Định.
Quân triều đình chống trả yếu ớt, nhân dân Gia Định tự động kháng chiến
Ngày 24-2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa thất thủ → Pháp đánh rộng ra các tỉnh Nam Kì chiếm 3
tỉnh miền đông và Vĩnh Long.
-5-6-1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.
Nội dung hiệp ước nhân tuất( GV cho HS ghi theo SGK trang 116)

Tuần:19 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873
Tiết:37 II.Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873

1.Kháng chiến ở Đà nẵng và 3 tỉnh miền đông Nam Kì :

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-22-
- 23 -
-Tại Đà Nẵng nghĩa quân nởi dậy phối hợp với quân triều đình chống giặc.
-Tại Gia Định nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
-Nghĩa quân Trương Định hoạt động ở căn cứ Gò Công làm cho Pháp “thất điên bát đảo”.
- Khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh, kết hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp
2.Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền tây Nam Kì:
- Triều đình tìm mọi cách đàn áp, cản trở phong trào chống Pháp
- Triều đình cử một phái đoàn sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhưng không thành
- Tháng 6-1867, không cần nổ một phát súng, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh Miền TâyVĩnh Long, An Giang và Hà
Tiên.
- Nhân dân Nam kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi với nhiều hình thức

Tuần:20 BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC


Tiết:38 (1873 -1884)

I.Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.Cuộc kháng chiến ở hà nội và các tỉnh đồng bằng bắc kì.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
-Pháp thiết lập bộ máy thống trị,tiến hành bóc lột nhân dân Nam Kì,chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
-Triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,đối ngoại lỗi thời: luôn nhượng bộ pháp; đàn áp vơ
vét, bóc lột nhân dân
-Nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
2.Thực dân Pháp đánh chiếm Băc Kì lần thứ nhất(1873)
+ Cuối 1872 chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, quiân Pháp do Gac-ni-ê đem quân
ra bắc
+Sáng 20-11-1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội
+Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy ra sức chống trả nhưng đến trưa thì thất thủ.
+Pháp chiếm một số tỉnh Bắc Kì.
3.Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì(1873-1874)
-Nhân dân Hà Nội sẵn sàng chiến đấu chống lại thực dân Pháp
- Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 Gác-ni-ê cùng nhiều binh línhbị giết tại trận,làm cho Pháp hoang
mang,nhân dân ta phấn khởi,hăng hái đánh giặc
- Ngược với nhân dân nhà Nguyễn lại ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)thừa nhận 6 tỉnh Nam
Kì thuộc Pháp,đổi lại Pháp rút khỏi Bắc Kì.
- Nội dung hiệp ước Giáp Tuất: ( GV cho HS ghi theo SGK trang 121)
-Việt Nam mất đi một phần nội trị và bị ràng buộc về ngoại giao

Tuần:21 BÀI 25: (tt)


Tiết:39 II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BĂC KÌ LÂN THỨ HAI.
NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM
1882-1884
-Hãy nêu nội dung của hiệp ước 1874?
1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2(1882)
- Hoàn cảnh:
+ Sau điều ước 1874 nhân dân phản đối mạnh mẽ
+ Kinh tế kiệt quệ, triều đình khước từ mọi cải cách  đất nước rối loạn
+ Thực dân Pháp đang phát triển  đẩy mạnh việc xâm lược Bắc Kỳ
- Diến biến:
+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, năm 1882 Ri-vi-e đẫn đầu quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội
+ 25-4-1882 Ri-vi-e gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu nộp thành
+ Hoàng Diệu đã chống trả nhưng thất bại
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-23-
- 24 -
+Triều đình cầu cứu nhà Thanh và thương thuyết với Pháp
2.NHân dân bắc kì tiếp tục kháng Pháp:
- Khi thực dân Pháp đánh Hà Nội, nhân dân tích cực phối hợp với quân của triều đình chống Pháp
- 19-5-1883 ta lại lập nên chiến thắng cầu giấy Ri-vi-e bị giết
- Chiến thắng cầu giấy lần 2 làm cho thực dân Pháp hoang mang nhưng Triều đình hèn nhát bỏ lỡ cơ hội.
Pháp gấp rút đánh chiếm Thuận An của ngõ kinh thành Huế
3.Hiệp ước Patơnốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ(1884):
- Chiều 18-8-1883 Pháp nổ súng tấn công Thuận An  20-8-1883 Pháp chiếm Thuận An
- Ngày25-8-1883,Triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng ( Hiệp ước Quý Mùi) với Pháp Thừa nhận nền
bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
-6-6-1884, hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí, nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn =>Chế độ phong kiến độc lập Việt
Nam chấm dứt, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Tuần: 22
Tiết:40 KT15 PHÚT
BÀI 26 PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUÔI THẾ KỈ XIX

I.Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885.
a.Nguyên nhân:
+ phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn chờ cơ hội giành lại chủ quyền
+ Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến
b.Diễn biến:
- Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công vào đền Mang Cá và Hoàng Thành, Pháp hoảng
sợ sau đó phản công chiếm lại thành, phe chủ chiến thất bại.
2.Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng:
-13/7/1885 Vua Hàm Nghi ra chiêu Cần vương.
-Mục đích:Kêu gọi văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước
Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng,chia làm 2 giai đoạn :giai đoạn:1885-1888 và giai đoạn:1889-
1896.
+giai đoạn:1885-1888 , phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là ở các tỉnh Trung kì, Bắc kì
+Lực lượng tham gia là quần chúng nhân dân.
Kết quả: Vua hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn
Ý nghĩa: là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu thể hiện khả
năng đương đầu với thực dân xâm lược.

Tuần: 23 - Tiết:41 BÀI 26 (TT)


II.NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG
TRÀO CẦN VƯƠNG
1.Khởi nghỉa Ba Đình(1886-1887)
- Lãnh đạo: Là Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Thành phần nghĩa quân: Gồm người Kinh, Mường, Thái.
-Căn cứ Ba Đình Thuộc huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, là 1 chuyến tuyến phòng thủ kiên cố bỡi 3 làng:
Thượng Thọ, Mỹ Khê, Mậu Thịnh.
-Diễn biến:
+Từ tháng 12-1886 đến tháng 1-1887.Pháp mở cuộc tấn công với qui mô lớn vào căn cứ.Nghĩa quân đã
anh dũng đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-24-
- 25 -
+Pháp dung thủ đoạn thiêu trụi căn cứ , xoá tên 3 làng
+ Nghĩa quân rút lên mã cao ( tây Thanh Hoá) cuối cùng tan rã.
2.Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892)
- Lãnh đạo;Nguyễn Thiện Thuật
-Căn cứ: vùng đầm lầy, lau sậy Hưng Yên.
- nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích…
-Sau nhiều lần chống sự càn quét của giặc nghĩa quân hao mòn dần.
-Năm 1889, Nguyễn Thiện thuật sang Trung Quốc , khởi nghĩa tan rã.
3.Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Căn cứ: Ngàn Trươi, Hương Khê- Hà Tĩnh
- Khởi nghĩa chia 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1885 – 1888
+ Giai đoạn 2: 1888 – 1895
- Diển biến:
+1885-1888 nghia quân tổ chức, xây dựng lược lượng, rèn đúac vũ khí, tích trữ lương thảo
+1889-1895 nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc tấn công của giặc
+ Khi Phan Đình Phùng mất, nghĩa quân suy yếu dần, đến 1896 khởi nghĩa tan rã
- Ý nghĩa phong trào cần vương
+Nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta chống ngoại xâm.
+Làm chậm quá trình xâm lược của Pháp
+Để lại nhiều bài học quí báu về khởi nghĩa vũ trang

Tuần :24 BÀI 27


Tiết :42 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ
PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913).
a) Nguyên nhân:
Pháp bình định Yên Thế- Khi TDP mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kỳ, nông dân Yên Thế đứng lên đấu
tranh để bảo vệ cuộc sống của mình dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám.
- Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp ở Yên Thế ( tỉnh Bắc Giang ).
b) Diễn biến:
- Giai đoạn 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế.
Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám (Hoàng Hoa Tham) được giao quyền chỉ huy.
* Giai đoạn 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở., tích luỹ lương thực, xây dựng
quân đội tinh nhuệ, quy tụ nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
* Giai đọan 1909: Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân
hao mòn dần. Đến 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
* Nguyên nhân thất bại: Lực lượng Pháp còn mạnh.
c) Kết qủa: thất bại.
d)Tính chất: dân tộc, yêu nước.
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, ở nhiều nơi, đông đảo đồng bào tham gia, bền bỉ kéo dài
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu tổ chức, lãnh đạo.

Tuần :25
Tiết :43
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-25-
- 26 -

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG


V/ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG VÔ SẢN
Đầu thé kỉ XX, tư tưởng vô sản truyền vào nước ta thông qua sách báo và diễn thuyết tạo luồng không khí
mơi trong các hoạt động yêu nước.
Một số phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản ở Sài Gòn: Báo Tiếng Chuông Rè do Nguyễn An Ninh
làm chủ bút đã dịch Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra tiếng Việt, sự ra đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành tại Bến cảng Nhà Rồng (05/6/1911), Công hội do Tôn Đức Thắng sáng lập, Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên đã thiết lập cơ sở tại Sài Gòn, . . .
VI. NAM KỲ KHỞI NGHĨA
Ngày 23/11/1940, nhân dân các quận đã nổi dậy đập tan chính quyền của Pháp – Nhật và bọn tay sai ở
nhiều nơi.
Tại quận Hóc Môn, nghĩa quân chiếm được trụ sở xã, dinh quận và đồn Hóc Môn, Viên Quận trưởng cố
thủ chờ viện binh.
Tại Gò Vấp, nghĩa quân chiếm đồn Ngã Năm Vĩnh lộc, bao vây các đồn Lăng Cha Cả và Vườn Tiêu.
Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ
Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai bị Pháp xử tử tại Hóc Môn.
Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
* Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là đỉnh cao về lòng yêu nước, tinh thần quật
cường, bất khuất của nhân dân ta; là bài học kinh nghiệm quý báu trong cao trào vũ trang cách mạng,
chuẩn bị cho CM/8 – 1945.
VII. SÀI GÒN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Đêm 14/8/1945, Mặt trận Việt Minh triệu tập Hội nghị Hiệp thương.
Ngày 23/8, hàng vạn người biểu tình “Ung hộ Việt Minh”.
Ngày 24/8, Kỳ bộ Việt Minh ra đời và lập danh sách Uy ban Hành chính Lâm thời Nam bộ.
Ngày 25/8, chính quyền thuộc về tay cách mạng.
VIII. SÀI GÒN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN
II (1945 – 1954)
1. Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 –
1954)
Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, Pháp nổ súng tái xâm lược Sài Gòn.
Hàng loạt cuộc biểu tình, tuần hành, bãi công, bãi thị, bãi khóa của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tiếp
đòi tăng lương, thi hành các quyền tự do, dân chủ, . . .
Điễn hình là cuộc biểu tình ngày 09/01/1950, hàng ngàn học sinh xuống đường phản đối chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp  trở thành ngày toàn quốc đấu tranh của sinh viên, học sinh.
2. Những cuộc đọ sức vũ trang quyết liệt.
Từ ngày 23/9 – 29/9/1945 xảy ra các cuộc chạm trán quyết liệt với quân Pháp ở Cầu Bông, Cầu Kiệu, Cầu
Khánh Hội, Cầu Chữ Y, . . .
Lực lượng dân quân, du kích, dân quân tiến hành tập kích, phá nhà đèn, nhà máy nước, điện tín, đốt các xí
nghiệp, kho tàng, tàu xe địch, . . .  Pháp lúng túng, lo sợ.
Ở ngoại thành Sài Gòn, những cuộc đụng độ nảy lửa tại Láng Le, An Phú Đông, Thanh Đa, . . .
Từ năm 1947, cùng với việc xây dựng lại căn cứ, chiến tranh du kích được đẩy mạnh.
Các đội biệt động, thanh niên xung phong tiến hành các hoạt động phá hoại, đốt cháy kho đạn, . . .gây cho
địch nhiều khó khăn.
 Góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta trong giai
đoạn 1945 – 1954.
Tuần :26
Tiết :44
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-26-
- 27 -
Làm bài tập lịch sử
Tuần :27 BÀI 28
Tiết :45 TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
NỮA CUỐI THẾ KỈ XIX
I.Tình hình Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX:
- Chính trị:Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị,ngoại giao lạc hậu,bộ máy chính quyền từ trung ương
đến địa phương mục rỗng.
- Kinh tế :Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ,tài chính kiệt quệ.
- Xã hội:Nhân dân đói khổ,mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
-Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
II.Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nữa cuối thế kỉ XIX:
- Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ.
- Nội dung cải cách: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa….
III: Kết cục của các đề nghị cải cách.
-Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ
phận quan lại triều đình Huế.
-Hạn chế: các đề nghị cải cách mang tính rời rạc chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa giải quyết được
mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc này.
-Triều đình Huế đã cự tuyệt, không chấp nhận các thay đổi, cải cách.
-Ý nghĩa: Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức, góp phần
cho sự ra đời của phong trào duy tân

Tuần:28 – Tiết: 46 KIỂM TRA :45 PHÚT


Tuần :29 Chương II
Tiết :47 XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
BÀI 29
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Mục I: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1987 – 1914).
1. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG

Toàn quyền Đông Dương

Bắc kì Trung kì Nam Kì Lào Cam-pu-chia


(Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ)

Bộ máy chính quyền cấp kì (Pháp)

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-27-
- 28 -

Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh,Huyện (Pháp + Bản xứ )

Bộ máy chính quyền cấp xã,thôn (Bản xứ )


Tuần :29 BÀI 29

- Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.
-Mục đích: Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.
Nhận xét:
Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn
Kết hop giữa thực dân và phong kiến cai trị
2. Chính sách kinh tế:
Nông nghiệp:
+Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền
+ Phát canh thu đô
- Công nghiệp: khai thác mỏ để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ
- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam
- Tài chính: Tăng thêm các loại thuế
=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, nhân dân khốn cùng.
3. Chính sách văn hoá, giáo dục:
- Duy trì nền giáo dục phong kiến.
- Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá.
 Tạo ra tầng lớp tay sai. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt.

Tuần:30 -Tiết :48 BÀI 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC
DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH
TẾ,XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(Tiếp theo )
II. NHỮNG BIẾN CHUYỂNCỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Các vùng nông thôn:
Giai cấp Địa chủ phong kiến
- Ngày càng đông đa phần đầu hàng làm tay sai cho Thực Dân Pháp.
-Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
Giai cấp Nông dân:
-Bị bần cùng hoá sống cơ cực,không lối thoát,họ bị mất đất.
-Một bộ phận nhỏ trở thành tá điền.
-Một bộ phận phải “tha phương cầu thực”
-Số ít thành công nhân.
-Họ căm ghét thực dân Pháp và Phong Kiến,sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do,ấm no.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp , tầng lớp mới:
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh:Hà Nội,Hải Phòng,Sài
Gòn,Chợ Lớn,Nam Định,Vinh…
- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Giai cấp tư sản ra đời, nhưng luôn bị Pháp kìm hãm
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-28-
- 29 -
+Tầng lớp tiểu tư sản ra đời nhưng cuộc sống bấp bênh, họ sẵn sàng tham gia cách mạng
+Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành nhanh chóng, họ có tinh thần triệt để cách mạng
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo của Trung
Quốc.
- Xu hướng mới: Những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã vận động cứu nước theo con đường dân chủ
tư sản.

Lập bảnh thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX:
Giai cấp, tần lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Địa chủ phong kiến Chiếm đoạt ruộng đất, bóc Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.
lột địa tô. Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.
Nông dân Làm ruộng Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đứng lên
đấu tranh vì độc lập, ấm no.
Tư sản Kinh doanh công thương Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận có ý thức dân
nghiệp. tộc.
Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu
bán nhỏ. nước, chống đế quốc.
Công nhân Bán sức lao động làm thuê. Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc,
xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

Tuần :31 KIỂM TRA 15 PHÚT


BÀI 30
Tiết :49 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
1/. Phong trào Đông Du (1905-1909).
- Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân.
- Mục đích: lập ra nước Việt Nam độc lập
- Biện pháp: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc. chủ trương bạo động
-Hoạt động:
+ Đưa học sinh sang Nhật du học.
+Viết sách báo, tổ chức giáp dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả: 3/1909, phong trào Đông du ta rã
2/. Đông Kinh nghĩa thục (1907).
- Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… lập trường Đông Kinh nghĩa thục
- Mục đích: Nâng cao lòng yêu nước, học tập cái mới…
- Chương trình:
+ Địa lí,lịch sử,khoa học thường thức.
+ Tổ chức bình văn.
+ Xuất bản báo chí bồi dưỡnglòng yêu nước.
+ Truyền bá trí thức mới và nếp sống mới.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Hà Nội, sau đó phát triển ra ngoại thành và một số tỉnh khác số HS hơn
1000 người.
- Kết quả: 11-1907, Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục.
- Tác dụng:
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-29-
- 30 -
+ Thức tỉnh lòng yêu nước
+ Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến.Phát triển văn hoá,ngôn ngữ dân tộc..
3.Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
a. Cuộc vận động Duy Tân:
- Đầu thế kỉ XX, ở Trung Kì diễn ra cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
lãnh đạo
-Hình thức hoạt động:
+Mở trường dạy học theo lối mới.
+Vận động lối sống văn minh.
+Đả kích hủ tục phong kiến.
+Vận động mở mang công thương nghiệp.
b.Phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908.
-Phong trào bùng nổ năm 1908,bắt đầu từ Quảng Nam sau lan ra khắp Trung kì.Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ,
quyết liệt.
- Kết qủa: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
- Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân.

Tuần 32 BÀI 30
Tiết :50 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
(tiếp theo)

II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1/. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông
Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh
- Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái….
Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916).Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917)
Nguyên nhân: Phản đối việc bắt lính đưa sang chiến trường châu Au.
*Diễn biến:
-Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính Huế và mời vua Duy Tân (lên ngôi 1907) tham gia khơi
nghĩa.
-kế hoạch bị lộ, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, những người cầm đầu bị bắt. Vua Duy Tân bị đày điChâu Phi.
*Nguyên nhân thất bại:
-Do thiếu sự lãnh đạo của bộ phận tiên tiến.
-Hành đông mang tính phiêu lưu, tự phát.
b.Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
*Nguyên nhân:
-Phản đối chính sách bắt lính đưa sang chiến trường châu Au, dùng người Việt trị người Việt.
*Diễn biến:
-Dưới sự lãnh đạo của Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 30, rạng
31/8/1917.
-Nghĩa quân giết chết viên giám binh Pháp,phá nhà lao, thả tù binh chinh trị, phá các công sở và làm chủ
tỉnh lị Thái Nguyên

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-30-
- 31 -
-Pháp mở cuộc phản công  nghĩa quân rút ra khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến, Đội Cẩn tự sát. Cuộc khởi
nghĩa thất bại.
*Nguyên nhân thất bại:
-Tự phát, bị động, giữ thế thủ, thiếu sự lãnh đạo giai cấp tiên tiến.
*Ý nghĩa:
- Khởi nghĩa Thái Nguyên đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt của
TD Pháp.
-Tuy thất bạn nhưng khởi nghĩa đã nêu cao ý chí bất khuất của người chỉ huy và của cả các nghĩa quân anh
hùng.
3/. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
- Tiểu sử Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu
tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang
phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911).
Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm (1911-1917), Người đã qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ,
châu Au.
-Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Người đã làm rất nhiều người để sống. Đồng thời Người có
nhiều hoạt động yêu nước như viết báo, tuyên truyền, tố cáo tội ác TD Pháp. Sống và hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách Mạng tháng 10 Nga.
Những hoạt động yêu nước của Người là điều kiện quan trọng để Người xac định con đường cứu nước
đúng cho dân tộc Việt Nam

Tuần:33 BÀI 31
Tiết :51 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của
nhân dân ta.

Thời Quá trình xâm lược của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
gian
1-9-1858 Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc Quân dân ta đánh trả quyết liệt.
xâm lược Việt Nam.
2-1859 Pháp kéo vào Gia Định. Quân dân ta chặn địch ở đây.
2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên
Hoà, Vĩnh Long.
6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất. Pháp chiếm ba tỉnh Nhân dân độc lập kháng chiên.
Miền Đông Nàm Kì.
6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Nhân dân sáu tỉnh khởi nghĩa.
20- Pháp đánh thành Hà Nội. Nhân dân tiếp tục chống Pháp.
111873
18-8- Pháp đánh Huế. Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng
1883 Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công nhận chiến của nhân dân ta không chấm dứt.
sự bảo hộ của Pháp.

Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.

Thời gian Sự kiện


5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.
Bài ghi sử 8 năm 2009-2010
-31-
- 32 -
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình.
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê.

Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918).


Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
Phong trào Đông Du Giành độc lập, xây Bạo động vũ trang để Nhiều thành phần tham
(1905-1909) dựng xã hội tiến bộ. giành độc lập. Cầu viện gia nhưng chủ yếu là
Nhật Bản. thanh niên yêu nước.
Đông kinh nghĩa thục Giành độc lập, xây Truyền bá tư tưởng mới, Đông đảo nhân dân
(1907) dựng xã hội tiến bộ. vận động chấn hưng đất tham gia, nhiều tầng
nước. lớp xã hội.

Cuộc vận động Duy Nâng cao ý thức tự Mở trường diễn thuyết, Đông đảo các tầng lớp
Tân ở Trung Kì (1908) cường để đi đến giành tuyên truyền dá phá nhân dân tham gia.
độc lập. phong tục lạch hậu, bỏ
cái cũ, học theo cái mới,
cổ động việc mở mang
công thương nghiệp…..
Phong trào chống thuế Chống đi phu, chống Từ đấu tranh hoà bình, Đông đảo các tầng lớp
ở Trung Kì (1908) sưu thuế. phong trào dần thiên về nhân dân tham gia, chủ
xu hướng bạo động. yếu là nông dân.
- Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
- Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địc của thực dân Pháp? (Lưu ý thái độ và trách nhiệm
của triều đình Huế).
- Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
- Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý
nghĩa của phong trào.
- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Y nghĩa của cách hoạt động đó.

3/. Bài tập:


+ Lập bảng thống kê về các cuộc khởi khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo mẫu sau:
Khởi nghĩa Thời gian Người lãnh Địa bàn hoạt động Nguyên nhân Ý nghĩa bài học
đạo thất bại

+ So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về
chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế….
+ Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ thời niên thiếu (đặc biệt là quãng thời gian Người ở Huế).

Tuần:34 – Tiết: 52 LÀM KIỂM TRA HỌC KỲ 2

Bài ghi sử 8 năm 2009-2010


-32-

You might also like