You are on page 1of 42

Chương 3

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


TS. Phạm Hương Thảo
CHƯƠNG 3
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1. Khái lược về môi trường kinh doanh
3.2. Các đặc trưng của môi trường kinh
doanh nước ta hiện nay và tác động của nó
tới hoạt động kinh doanh
3.3. Quản trị môi trường kinh doanh

2
3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

KHÁI NIỆM

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân
tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn
nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh của DN.
 Môi trường KD là giới hạn không gian mà ở đó
DN tồn tại và phát triển.

Môi trường kinh doanh có tác động tích cực hay tiêu cực đến
HĐKD của doanh nghiệp?
3
3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NHẬN THỨC
ĐÚNG ĐẮN MTKD

 DN không hoạt động biệt lập như một hệ thống đóng


 Nhận thức đúng về MTKD, mới có thể ra quyết định
kinh doanh chính xác:
- Cách tiếp cận phòng thủ
- Cách tiếp cận tấn công

4
3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

 Môi trường kinh tế quốc dân


 Môi trường ngành
 Môi trường nội bộ doanh nghiệp

5
MÔI TRƯỜNG Môi trường vĩ mô

CỦA DOANH Môi trường công nghệ

NGHIỆP Môi trường ngành

Khách hàng

Thị trường lao động

Đối thủ cạnh tranh


Môi trường
nội bộ DN

Nhân viên Cổ đông

Lãnh đạo

Nhà cung cấp


3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường kinh tế quốc dân


 Bối cảnh kinh tế
 Bối cảnh chính trị và pháp lý
 Bối cảnh xã hội
 Bối cảnh đạo đức
 Bối cảnh công nghệ
 Bối cảnh quốc tế
 Những đối tác bên ngoài có liên quan
7
Tốc độ tăng trưởng GDP của VN

-Từ năm 2002-2007: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN đạt 7,8%


- 2007: Đạt gần 8,5%
- Năm 2012: 5,03% bằng 2/3 trước khủng hoảng 8
Chỉ số CPI của VN

Đỉnh điểm năm 2008 lạm phát đạt 20%, duy trì 2 con số năm 2010 và 2011
- Từ năm 2012 chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát,
CPI về 1 con số kèm theo là tăng trưởng tín dụng thấp, đầu tư toàn xã hội
giảm (Theo 1 số chuyên gia thì chỉ số CPI thấp do cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá
vẫn hiện hữu.) 9
Sức mua, tiêu thụ hàng hóa

Trước khủng hoảng, tổng mức tiêu thụ hàng hóa bán lẻ đạt 31%
Khi thi trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân
khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này giảm từ năm 2010 đến nay. Một trong những
khó khăn lớn nhất của DN trên thị trường VN là thị trường tiêu thụ. 10
Số lượng các DN đăng ký mới có xu hướng giảm từ năm 2010. Trong
khoảng 600.000 DN đăng ký mới, còn 380.000 đơn vị đang hoạt
động. Trong đó khoảng 70% không có lãi. Cho thấy sự suy giảm của
thị trường trong nước, sức mua thấp 11
Thu hút FDI giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Nguyên nhân bên trong: Chất lượng lao động thấp, chính sách thu hút
FDI hạn chế… 12
13
TOÀN CẢNH KTVN 2014
 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 5,98% so với
năm ngoái, cao nhất trong ba năm qua.
 Kim ngạch xuất khẩu cũng đạt mức kỷ lục 150 tỷ USD, xuất
siêu đạt 2 tỷ USD - cao nhất kể từ năm 2012, cùng với dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 20 tỷ USD và
kiều hối trên 10 tỷ USD đã tạo điều kiện cho đồng tiền Việt
Nam ổn định
 Lạm phát cả năm được kiểm soát ở mức thấp, lãi suất cho
vay liên tục giảm, dòng vốn tín dụng chảy mạnh, đặc biệt
trong những tháng cuối năm (có tháng tín dụng tăng hơn
2,5%) khiến niềm tin người tiêu dùng tăng, đầu tư của khu
vực doanh nghiệp và hộ gia đình sáng sủa hơn.
14
TOÀN CẢNH KTVN 2014
 Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn, ở mức 67.800 đơn
vị. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, song Việt Nam vẫn chưa thoát lệ
thuộc vào thị trường Trung Quốc. Năm 2014, nhập siêu từ nước láng
giềng phương Bắc này lên gần 29 tỷ USD, cao hơn mức 23,7 tỷ USD
năm 2013.
 Con số xuất siêu cũng chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp nước
ngoài, trong khi khu vực trong nước chủ yếu xuất hàng thô, hàng mới
qua sơ chế và hàng gia công. Công nghiệp phụ trợ cũng chậm phát
triển. Mặc dù cán cân thương mại thặng dư 2 tỷ USD, song cán cân
dịch vụ lại thâm hụt.
 Năng suất lao động trong nước chỉ bằng một phần mười tám Singapore,
một phần sáu Malaysia và một phần ba Thái Lan, Trung Quốc. Lao
động khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua
đào tạo thấp, máy móc, quy trình công nghệ lạc hậu, quản trị yếu kém...
là nguyên nhân tạo nên sự thua kém trên.
15
Xếp hạng MTKD “Doing
Business 2014” – Theo WB
 Kể từ năm 2005, 96% các nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện các cuộc cải
cách về quy định kinh doanh thuộc những lĩnh vực mà được báo cáo Môi
trường Kinh Doanh đo lường. Tổng số có 216 cải cách diễn ra tại 25 nền kinh
tế. Trong năm qua, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách nhất trong khu vực với
21 cải cách, tiếp sau là Trung Quốc với 18 cải cách.
 Việt Nam giữ vị trí 99 so với 189 quốc gia (Năm 2013 cũng ở tt 99/183 quốc
gia). Vị trí thấp nhất từ năm 2006 (104).
 Thấp ở một số tiêu chí:159/189 về tiêu chí thành lập DN, 156/189 về cấp điện;
157/189 về Bảo vệ nhà đầu tư, 149/189 về đóng thuế, 149/189 về giải quyết
DN mất khả năng thanh toán
 Trong ĐNA, VN sau các nước: Singapore (1), Malaysia (6), Thái Lan (18),
Brunei (59).
 Các Qgia sau VN: Philippines (108), Indonexia (120), Campuchia (137), Lào
(159)
 Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong top 10 bao gồm Hồng Kông (2),
16
New Zealand (3), Mỹ (4), Đan Mạch (5), Malaysia (6), Hàn Quốc (7), Georgia
(8), Nauy (9), và Anh (10)
Xếp hạng MTKD “Doing
Business 2014” – Theo WB
 Việt Nam đã có những cải cách quan trọng trong chín năm qua để cải
thiện môi trường kinh doanh, nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa để duy trì
năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cần áp dụng những thông lệ quốc tế tốt
nhất trong các quy định về hoạt động của doanh nghiệp," bà Wendy
Werner, Giám đốc Chương trình Tư vấn Môi trường Đầu tư khu vực Đông
Á – Thái Bình Dương của IFC, thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới, nhận
định
 Năm ngoái, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư nhờ thắt chặt quy
định về công khai thông tin đối với các công ty niêm yết trong trường hợp
giao dịch với bên liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cũng cấp phép thành lập
trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sau khi ban hành một nghị
định năm 2010 tạo khung pháp lý để thành lập những trung tâm thông tin
tín dụng loại này. Tuy nhiên, chi phí đóng thuế đối với doanh nghiệp của
Việt Nam lại tăng do quy định tăng mức đóng bảo hiểm xã hội đối17 với
người sử dụng lao động.
Xếp hạng MTKD “Doing
Business 2014” – Theo WB
 Việt Nam đã có những cải cách quan trọng trong chín năm qua để cải
thiện môi trường kinh doanh, nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa để duy trì
năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cần áp dụng những thông lệ quốc tế tốt
nhất trong các quy định về hoạt động của doanh nghiệp," bà Wendy
Werner, Giám đốc Chương trình Tư vấn Môi trường Đầu tư khu vực Đông
Á – Thái Bình Dương của IFC, thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới, nhận
định
 Năm ngoái, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư nhờ thắt chặt quy
định về công khai thông tin đối với các công ty niêm yết trong trường hợp
giao dịch với bên liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cũng cấp phép thành lập
trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sau khi ban hành một nghị
định năm 2010 tạo khung pháp lý để thành lập những trung tâm thông tin
tín dụng loại này. Tuy nhiên, chi phí đóng thuế đối với doanh nghiệp của
Việt Nam lại tăng do quy định tăng mức đóng bảo hiểm xã hội đối18 với
người sử dụng lao động.
Xếp hạng MTKD “Doing
Business 2014” – Theo WB
 Điện và thuế vẫn bị than phiền rất nhiều. Thống kê của nhóm nghiên cứu cho
thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam phải mất 115 ngày để hoàn tất thủ tục cấp
điện, đồng thời phải chi mất một khoản tiền tương ứng 17% thu nhập bình quân
trên đầu người cho việc mua điện. Đây là lĩnh vực chỉ xếp thứ 156.
 Tương tự, ở lĩnh vực thuế, Việt Nam chỉ xếp thứ 149. Các doanh nghiệp mất tới
870 giờ để hoàn thành thủ tục liên quan đến thuế. Đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam thì mất tới 1/3 số ngày làm việc chỉ để thực hiện việc kê khai và
nộp thuế. Cùng đó, tổng thuế suất phải đóng trung bình chiếm tới 35% lợi nhuận
của doanh nghiệp, gánh nặng thuế lớn. Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký
VCCI chia sẻ, việc nộp thuế chiếm tới 1/3 thời gian làm việc quả là gánh nặng.
Doanh nghiệp lớn có thể có chuyên viên riêng. Nhưng với 96% doanh nghiệp
Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ thì đây khoản chi phí thời gian lớn.
 Câu chuyện thủ tục phá sản doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều doanh
nghiệp muốn phá sản lại vấp thủ tục rườm rà và nhiều chủ nợ mất thời gian rất
lâu để thu hồi nợ của doanh nghiệp này. Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp
muốn được “chết” sẽ phải mất 5 năm cùng với khoản chi phí tương ứng 15% 19
giá
trị tài sản.
“Từ nay đến cuối năm và năm sau, thủ tục hải quan giảm 1 nửa số giờ, thuế giảm từ khoảng 500
giờ xuống 200 giờ; thủ tục bảo hiểm từ hơn 300 giờ xuống dưới 100 giờ. Thủ tục đầu tư, xây
dựng, tiếp cận đất đai, tiếp cận điện giảm từ 1/3 đến 1 nửa thời gian so với hiện nay. Các đồng
chí bộ trưởng đã cam kết với tôi, còn các bộ trưởng khác tiếp tục rà soát và mạnh dạn cắt giảm
thủ tục. Đây là môi trường đầu tư, đây là sức cạnh tranh của nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.
 Cắt giảm hơn 200 giờ kê khai nộp thuế
 Từ ngày 1.9, chính thức bãi bỏ quy định khai và tính thuế GTGT đối với
hàng hóa, bán sản phẩm tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng
thời bỏ quy định khai và tính thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bị
trả phải nhập khẩu trở lại...
 Đây là một số nội dung quy định cụ thể theo Thông tư số 119/2014/TT-
BTC ban hành ngày 25.8 về cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về
thuế. Thông tư này cũng bỏ điều kiện về hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ trong hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu; Bỏ quy định phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế đối với
xuất khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho
mượn hoặc hoàn trả nếu có hợp đồng và chứng từ liên quan đến giao
dịch phù hợp.
 Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng loại bỏ 12 chỉ tiêu tại các bảng kê hóa đơn
hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra... Theo tính toán của Bộ Tài chính,
20
thực hiện những nội dung này, doanh nghiệp sẽ giảm được 201,5 giờ
tính thuế, khai thuế.
XẾP HẠNG MTKD
VIỆT NAM 2015 - WB
 Là năm đầu tiên đánh giá mức độ thuận lợi của MTKD theo phương pháp
mới.
 Theo đó năm 2014 xếp hạng của Việt Nam 72/189
 Xếp hạng MTKDVN 2015: 78/189
 5 lĩnh vực giảm hạng là khởi sự kinh doanh đứng thứ 125, giảm 5 bậc so;
vay vốn đứng thứ 36, giảm 6 bậc; bảo vệ các nhà đầu tư đứng thứ 117,
giảm 2 bậc; nộp thuế đứng thứ 173, cũng tụt 2 bậc; giao thương, thương
mại qua biên giới đứng thứ 75, tụt 1 bậc so với năm ngoái.
 3 lĩnh vực không có chuyển biến gì là kết nối điện đứng thứ 135, giải
quyết tình trạng phá sản đứng thứ 104 và thực thi hợp đồng đứng thứ 47.
 2 lĩnh vực được ghi nhận có thăng hạng nhưng chỉ tăng 1 bậc so với báo
cáo xếp hạng năm trước. Đó là đăng ký tài sản đứng thứ 33 và xin cấp
phép xây dựng đứng thứ 22.
 So với con số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu thì Việt
Nam có đến một nửa lĩnh vực bị xếp hạng ở cuối bảng, áp chót, đứng sau
hơn 100 quốc gia. Lĩnh vực có thứ hạng cao nhất của Việt Nam là cấp 21

phép xây dựng.


XẾP HẠNG MTKD
VIỆT NAM 2018 - WB
 Theo "Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm - Doing
Business 2018” được WB công bố ngày 31/10, trong số 190 nền kinh tế được
khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 68, tăng 14 bậc so với xếp hạng (82/190) tại
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2017.
 Hai nền kinh tế của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đứng trong TOP 10 nền
kinh tế hàng đầu thế giới, trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh. Các nền
kinh tế đứng hàng đầu là Singapore (xếp thứ 2) và Đặc khu hành chính Hồng
Kông của Trung Quốc (thứ 5).
 Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất của khu vực là Myanma (thứ 171) và
Timor-Leste (thứ 178). Những nền kinh tế lớn khác trong khu vực và thứ hạng
tương ứng gồm có: Trung Quốc (thứ 78), Inđônêxia (thứ 72), Nhật Bản (thứ 34),
Malaixia (thứ 24), Philipin (thứ 113), Thái Lan (thứ 26) và Việt Nam (thứ 68).
 Với thứ hạng 68/190, môi trường kinh doanh 2018 của Việt Nam đã tăng 14 bậc
so với Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2017 (xếp hạng thứ 82), do thực hiện
nhiều cải cách. Theo WB, trong thời gian một năm qua, Việt Nam đã thực hiện
được 5 cuộc cải cách. 22
XẾP HẠNG MTKD
VIỆT NAM 2018 - WB
 Theo "Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm - Doing
Business 2018” được WB công bố ngày 31/10, trong số 190 nền kinh tế được
khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 68, tăng 14 bậc so với xếp hạng (82/190) tại
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2017.
 Hai nền kinh tế của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đứng trong TOP 10 nền
kinh tế hàng đầu thế giới, trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh. Các nền
kinh tế đứng hàng đầu là Singapore (xếp thứ 2) và Đặc khu hành chính Hồng
Kông của Trung Quốc (thứ 5).
 Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất của khu vực là Myanma (thứ 171) và
Timor-Leste (thứ 178). Những nền kinh tế lớn khác trong khu vực và thứ hạng
tương ứng gồm có: Trung Quốc (thứ 78), Inđônêxia (thứ 72), Nhật Bản (thứ 34),
Malaixia (thứ 24), Philipin (thứ 113), Thái Lan (thứ 26) và Việt Nam (thứ 68).
 Với thứ hạng 68/190, môi trường kinh doanh 2018 của Việt Nam đã tăng 14 bậc
so với Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2017 (xếp hạng thứ 82), do thực hiện
nhiều cải cách. Theo WB, trong thời gian một năm qua, Việt Nam đã thực hiện
được 5 cuộc cải cách. 23
XẾP HẠNG MTKD
VIỆT NAM 2018 - WB
 Lý giải cho sự thăng hạng môi trường kinh doanh, WB cho rằng Chính phủ
Việt Nam đã thực hiện đồng đều nhiều biện pháp cải cách kinh tế hợp lý trong
năm qua, cụ thể là 8/10 chỉ số được lấy để theo dõi mức độ thuận lợi trong
kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều tăng và tăng mạnh.
 Trong đó, 5 chỉ số được Ngân hàng Thế Giới đánh giá có tác động tích cực
nhất đến môi trường kinh doanh chung ở Việt Nam gồm: Chỉ số Tiếp cận điện
năng, Vay vốn, Nộp thuế, Giao thương quốc tế, và Thực thi hợp đồng.
 Tuy nhiên, bên cạnh đó có chỉ số Đánh giá xử lý giấy phép xây dựng, điểm số
dù có tăng nhưng thấp nhất trong các chỉ số, chỉ đạt 0,14%, và 2 chỉ số Đăng
ký tài sản và Bảo vệ cổ đông thiểu số tại Việt Nam không tăng so với năm
2017.
 Trong 15 năm qua, Việt Nam và Indonesia được cho là hai nước thực hiện
nhiều cải cách nhất với 39 cải cách. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng
loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư
24
nhân.
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI)
Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành
kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một
địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:
1. Gia nhập thị trường
2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
3. Tính minh bạch
4. Chi phí thời gian
DN và nhà đầu tư đang
5. Chi phí không chính thức ngày càng “dễ thở” hơn.
Đây là cảm nhận của hầu
6. Tính năng động của lãnh đạo tỉnh
hết các DN thông qua PCI.
7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
8. Đào tạo lao động
9. Thiết chế pháp lý 25

10. Cải cách hành chính (năm 2012)


26
27
Đà Nẵng “lội ngược dòng”
dẫn đầu PCI
 Công khai số điên thoại của lãnh đạo
“Tại Hội nghị, ông Trần Thọ-Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng
khẳng định nếu DN gặp vướng mắc, khó khăn mà chưa được
giải quyết thì trực tiếp đăng ký gặp lãnh đạo thành phố để cùng
trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ. Từ quý II/2014, nếu DN đăng ký
gặp lãnh đạo thành phố để giải quyết công việc, ông và Phó Chủ
tịch UBND thành phố Võ Duy Khương sẽ trực tiếp làm việc với
DN. Quy định 2 tuần 1 lần vào chiều thứ 6 hằng tuần. Ngoài ra,
đối với DN cũng như người dân trong quá trình đi giải quyết
công việc, nếu gặp cán bộ công chức nào gây khó dễ, või
vĩnh…, hãy nhắn tin phản ánh về cán bộ đó cho ông qua số điện
thoại: (0913. 401.729) hoặc số của Chủ tịch UBND thành phố
Văn Hữu Chiến: (0903. 508.177) để lãnh đạo thành phố kịp thời
xử lý.” theo Diễn đàn Doanh nghiệp 28
3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường ngành (vi mô)


 Sự cạnh tranh giữa người bán

 Sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ thay thế


 Những đối thủ cạnh tranh mới
 Quyền lực của các nhà cung cấp

 Quyền lực của người tiêu dùng

29
3.1 KHÁI LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

 Môi trường nội bộ doanh nghiệp


 Các cổ đông

 Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp


 Người làm công
 Công đoàn

 Các nhà khoa học và các chuyên gia


 Các nhà tài trợ
30
Tổ chức công đoàn

Cho rằng công ty không thực hiện đúng cam kết về những quyền lợi chính đáng của
người lao động, hơn 1.000 công nhân công ty Levi Strauss Việt Nam, đóng trên địa
bàn Khu công nghiệp Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
đã đình công để đòi quyền lợi.
Sự việc diễn ra vào sáng ngày 28/10/2013, khi 530 công nhân làm ca sáng của công ty Levi
Strauss Việt Nam đến làm việc nhưng không vào công ty mà tập trung ở cổng công ty để
đình công và đến chiều cùng ngày thì tiếp tục có trên 500 công nhân làm ca chiều cũng đình
công ở phía trước cổng công ty. Theo phản ánh của công nhân, trong thời gian qua công ty
không thực hiện đúng cam kết về những quyền lợi chính đáng đối với người lao động, cụ
thể như: không cho công nhân nghỉ phép theo quy định, nếu nghỉ thì bị trừ tiền chuyên cần;
không trả tiền độc hại cho công nhân; ăn trưa không đảm bảo…
Công nhân đã làm đơn đề nghị gửi lên Công đoàn và Ban lãnh đạo công ty để được xem
xét, giải quyết những quyền lợi chính đáng của người lao động. Tuy nhiên phía công ty
chưa giải quyết. Được biết, Công ty Levi Strauss Việt Nam là công ty có 100% vốn nước
31
ngoài, công ty hiện có trên 1.200 công nhân.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MTKD
TÁC ĐỘNG HĐKD CỦA DNVN

Mang bản chất ĐẶC TRƯNG


Nền kinh tế CƠ BẢN CỦA Hội nhập
thị trường MTKD VN Quốc tế

Đang hình thành


Tư duy manh mún
Yếu tố
Truyền thống,
thị trường
Cũ kỹ
3.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Nền kinh tế nước ta xây dựng mang
bản chất nền kinh tế thị trường

 Nước ta xây dựng mô hình kinh tế hỗn hợp:


nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Thị trường mang bản chất thị trường cạnh
tranh; vận động theo quy luật cạnh tranh, quy
luật cung – cầu

33
3.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2. Các yếu tố thị trường ở nước ta


đang được hình thành

 Tư duy quản lý kế hoạch hóa tập trung vẫn chưa


chấm dứt mà được chuyển sang quản lý nền kinh tế
thị trường ngày nay
 Các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại trong lĩnh vực
quản lý nhà nước

34
3.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

3.Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kĩ

 Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé


 Kinh doanh theo kiểu phong trào
 Khả năng đổi mới thấp (công nghệ, sản phẩm, thiết
bị, vật liệu mới)
 Kinh doanh thiếu vắng hoặc hiểu sai tính phường hội
 Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích

35
Lương Văn Can
Lương Văn Can: “Giá như người giàu có bỏ vốn ra phát
triển công nghiệp thì dân ta sẽ cảm kích, xưng tụng, sao
lại sinh lòng đố kỵ?” . Kêu gọi “Đạo Làm Giàu”

 “... Nước ta ngày trước nho học chỉ chí tại thi đỗ để ra làm
quan, ngày nay học Tây chỉ chí tại tốt nghiệp để ra làm việc, ít
người chí làm thực nghiệp. Hoặc có một bọn muốn làm nghề
buôn mà tư bản đã ít, học thức cũng kém, chỉ được mấy năm thì
thất bại ngay, ấy chỉ bởi không có thương học mà đến thế...
Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không
đâu là chẳng đua tài thi sức, ở trong trường thương chiến, văn
minh càng tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Việc buôn bán
thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há xem
thường coi khinh được sao?...” – Thương học Phương Châm -
Nhà duy tân Lương Văn Can: Những yếu kém
của doanh nhân người Việt thuở mới manh nha
1. Người mình không có thương phẩm.
2. Không có thương hội
3. Không có chữ tín
4. Không có kiên tâm
5. Không có nghị lực
6. Không biết trọng nghề
7. Không có thương học
8. Kém đường giao thiệp
9. Không biết tiết kiệm
10. Khinh bỉ “nội hóa”
3.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

4. Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế

 Phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu


 Tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày
càng mạnh mẽ

38
Thomas L. Friedman

S tö ®ang ®uæi theo chó Linh


d¬ng
Có một câu chuyện được giới CEO tại TP HCM truyền miệng
nhau, như một hình tượng điển hình của doanh nhân VN trong thế giới
phẳng, đó là chuyện về một con sư tử đang đuổi theo chú linh dương.
Cả hai đều chạy rất nhanh với những suy nghĩ riêng. Chú linh dương
đang ra sức đua càng nhanh càng tốt để tìm con đường sống, thoát khỏi
sư tử. Còn chúa sơn lâm cũng nhanh không kém để kiếm cho được
miếng mồi. Nhưng sư tử sẽ không bao giờ đói vì không bắt chú linh
dương này thì cũng tìm được món ăn khác. Mối nguy với chú linh
dương lớn hơn cả.
Giáo sư Hồ Đức Hùng ví các doanh nghiệp VN như chú linh dương, cố
chạy đua để hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao sức cạnh tranh
3.3 QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. THỰC CHẤT QUẢN TRỊ


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Quản trị môi trường là quá trình vận dụng các chiến
lược chủ động với mục đích duy trì hoàn cảnh hiện tại
hoặc thay đổi bối cảnh mà ở đó một doanh nghiệp phát
triển theo cách thỏa mãn được những nhu cầu của
mình.

40
3.3 QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG


KINH DOANH

Các chiến lược thương mại


 Tung sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng thị trường mới, đa dạng
hóa các hoạt động, liên kết đưa sản phẩm mới vào thị trường
 Chiến lược độc lập: vận dụng khi là người khởi đầu duy nhất
thay đổi một số phương diện của môi trường vi mô để đáp ứng
nhu cầu
 Chiến lược hợp tác: vận dụng khi hai tổ chức lựa chọn con
đường hợp nhất với nhau để giảm chi phí, rủi ro, gia tăng sức
mạnh

41
3.3 QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG


KINH DOANH
Các chiến lược chính trị
 Cuộc vận động hành lang: biểu hiện mong muốn tạo ra
ảnh hưởng đến các tổ chức liên bang hoặc cơ quan cấp
tỉnh
 Đại diện: với sự tham gia của các cá nhân để bảo vệ
quyền lợi cho một DN ở phạm vi ngoài DN
 Tổ chức xã hội: một quá trình mà thông qua nó người ta
truyền đến những người làm công những giá trị và niềm
tin cơ bản của tổ chức

42

You might also like