You are on page 1of 5

TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI ĐI CHĂM SÓC

Do tính chất đặc thù của công việc, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hành nghề
trong lĩnh vực hỗ trợ và chăm sóc tinh thần và dịch vụ con người rất cần  được sự hỗ trợ,
kết nối với đồng nghiệp và tự chăm sóc bản thân để  tránh tình trạng kiệt sức, giữ được
tinh thần bình an.
Phòng Tham Vấn Tâm Lý RMIT Việt Nam tổ chức chuyên đề này vào 21tháng 11, 2018
với chủ đề "Tầm Quan Trọng của việc tự chăm sóc cho người đi chăm sóc”
Workshop này góp phần tạo thêm sự kết nối với cộng đồng, nâng đỡ  và hỗ trợ để hiểu
hơn về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc cho người đi chăm sóc, và phục vụ cho quá
trình phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ con người
Tóm Tắt:
Tầm quan trọng của việc chăm sóc người đi chăm sóc, một chuyên đề mở, mọi người
cùng tham gia, cùng thảo luận, chia sẻ, với sự trợ giúp và điều phối của những chuyên
viên phòng tham vấn tâm lý, Đại Học RMIT Việt Nam
 Chân dung người đi chăm sóc, anh / chị là ai?
 Việc chăm sóc cho người đi chăm sóc bao gồm những gì?
 Có liên quan như thế nào đến sự phát triển nghề nghiệp?
 Sự trượt dốc/gánh về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn tác động tới công
việc mà bạn đang làm như thế nào?
 Mức thường xuyên mà chúng ta gặp/ kết nối với cộng đồng như thế nào?

I. Chân dung của người đi chăm sóc


Anh/chị là ai? Vai trò của anh/chị?
Chúng tôi gồm người đang ở giai đoạn đầu của nghề nghiệp, giai đoạn giữa và giai
đoạn sau của nghề có ít năm kinh nghiệm cho tới hơn 20 năm kinh nghiệm. Chúng tôi
đến đây, với mục đích: kết nối, chia sẻ, học hỏi, nâng đỡ lẫn nhau, trao đổi và thảo luận
về chủ đề: Tầm quan trọng của việc tự chăm sóc người đi chăm sóc trong lĩnhh vực dịch
vụ con người
Chúng tôi là:
Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường tại trường phổ thông
Chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tư nhân
Chuyên viên tham vấn tâm lý tại dự án, trung tâm phục vụ miễn phí cho công đồng
Bác sĩ, chuyên viên Phòng tham vấn tâm lý tại bệnh viên chuyên về sức khỏe tâm thần;
phục hồi chức năng
Nhân viên công tác xã hội tại trung tâm, dự án phát triển cộng đồng, hỗ trợ bệnh nhân,
thân chủ khó khăn
Người quản lý dự án phát triển cộng đồng
Quản lý của trung tâm, chuyên viên tham vấn tâm lý
Giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý , quản lý trung tâm

II. Những yếu tố có liên quan đến việc chăm sóc cho người đi chăm sóc
- Việc chăm sóc của người đi chăm sóc không chỉ đảm bảo cho sức khỏe bản thân
(personal wellbeing) mà còn cho sự phát triển nghề nghiệp và chuyên môn
( professional development) . Việc phát triển chuyên môn cộng với việc đảm bảo
sức khỏe tâm lý của cá nhân được thường xuyên quan tâm và nó liên quan đến
việc phát triển nghề nghiệp.
- Phát triển nghề nghiệp được cần chú ý đến 5 yếu tố:
1. Chăm sóc ( self care)
2. Tực hành chiêm nghiệm có ý thức (Reflection practices)
3. Sự cố vấn đồng đẳng (Peer consultation)
4. Lãnh đạo/ dấn thân và quản lý đội ( Leading and, management team
5. Đạo đức nghề
- Sự đa dạng của các thành viên của đội ( team dynamic)
- Ranh giới nghề nghiệp ( Boundaries)

II. Tầm quan trọng việc chăm sóc người đi chăm sóc:
1. Sự tự chăm sóc:
Sự xuống dốc/ gánh nặng về thể chất, tinh thần trong hiện tại, ảnh hưởng như
thế nào đến công việc của chúng ta?
Việc tự chăm sóc có thể là: tập yoga, vẽ tranh, trồng cây, thiền, dành thời gian
cho mình, nói chuyện với bạn thân, với người thân, cười nhiều hơn, suy nghĩ
tích cực hơn, biết nói không …. Tuy nhiên nó không chỉ ở đó mà việc chăm
sóc của người đi chăm còn nhiều rất nhiều điều và nó có liên quan đến các
phần tiếp theo như: thực hành chiêm nghiệm có ý thức; cố vấn đồng đẳng; lãnh
đạo bản thân, lãnh đạo và quản lý đội; chú ý đến sự đa dạng của đội nhóm,
giới hạn/ranh giới trong đạo đức nghề. Điều đó hướng đến chăm sóc bản thân
cho sư phát triển chuyên môn.
2. Sự cần thiêt của thực hành chiêm nghiệm có ý thức
Thực hành chiêm nghiệm có ý thức bao gồm những gì?
Tại sao lại cần thực hành chiêm nghiêm có ý thức? thời gian chúng ta dành cho
nó?

Ví dụ: Hãy mường tượng một ngày bạn gặp 3 thân chủ ( mỗi thân chủ 1 giờ, chưa
tính đến, việc bạn viết ghi chú, hồ sơ…) một tuần bạn có 15 giờ gặp thân chủ , như
vậy bạn đã có bao nhiêu giờ dành cho việc thực hành chiêm nghiệm có ý thức?
bao nhiêu giờ thì cần cho bạn? và bạn cần bao nhiêu giờ? ở đâu? Với ai? trong
hoàn cảnh nào bạn thực hành chiêm nghiệm có ý thức?

và mức độ thường xuyên của việc thực hành này?


Ví dụ 2: bạn vừa là giảng viên, vừa là chuyên viên tâm lý, vừa là nhà quản lý”
làm thế nào bạn giúp mình quản lý được mối quan hệ kép với thân chủ, với sinh
viên, với đồng nghiệp? cách thức bạn thực hành chiêm nghiệm có ý thức như thế
nào, mức độ thường xuyên của việc thực hành này?

Việc bạn trả lời và tự chiêm nghiệm với bản thân mình cũng cho biết được mức độ
chăm sóc bản thân trong thực hành chuyên môn của bạn

3. Sự cần thiết của cố vấn đồng đẳng


Tại sao lại cần sự cố vấn đồng đẳng, đồng nghiệp ?
Ví dụ: Hãy mường tượng rằng bạn đã làm công việc chuyên môn đó nhiều năm ,
sử dụng một công cụ, và người khác cho bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó thử
nghĩ xem, bạn có đi vào lối mòn suy nghĩ không? Bạn có cần sự cố vấn của đội
không , bạn có cần sự cố vấn của người làm chuyên môn có liên quan hay không?
Có ai yêu cầu hay nhắc nhở bạn thực hành việc cố vấn đồng đẳng chưa? Và mức
độ thường xuyên và cam kết của bạn?

4. Tầm quan trọng của lãnh đạo bản thân, lãnh đạo và quản lý nhóm trong
chuyên môn:
Tại sao lại cần lãnh đạo và quản lý đội ?
ở rất nhiều nơi việc việc lãnh đạo bản thân trong thực hành chăm sóc bản thân
trong chuyên môn luôn luôn cần thiết, vì thế mà khi tham gia vào các hiệp hội
chuyên môn cũng là một nỗ lực trong việc cam kết thực hành tiếp tục phát triển
chuyên môn trong nhiều chủ đề có liên quan.
trong cũng một đội nhóm, sự lãnh đạo mỗi người trong cam kết thực hiện quy tắc
đạo đức nghề, nhắc nhở nhau, hỗ trơ nhau khi ai đó bị căng thẳng, quá tải hay kiệt
sức. Sự quản là chú ý đến giám sát chuyên môn, phản ứng kịp thời khi có sự quá
tải, hay dấu hiệu suy kiện tinh thần, tạo đào kiện để phát triển chuyên môn, kết nối
với cộng đồng , cam kết và hỗ trợ chăm sóc, giám sát chuyên môn, giám sát đồng
đẳng…

5. Quy tắc đạo đức nghề: Những điều gì dẫn đến việc dễ phạm các quy tắc đạo
đức nghề?
Đạo đức nghề có lẽ đa số người thực hành đã học, biết , hiểu nhưng trong
buổi này chúng tôi vẫn nhắc lại , chúng tôi nhắc nhở với nhau

Bài học rút ra: Nếu như chúng ta xem nhẹ, hoặc không để ý đến 4 bước trên ,
thì bước số 5 đạo đức nghề chúng ta sẽ rất dễ vi phạm.
Nếu Tự chăm sóc không tốt, áp lực của áp lực chồng chất lên dẫn đến tình
trạng chúng ta dễ bị kiệt sức trong nghề ngiệp, như một cây đèn dầu cháy rất
nhanh và cạn rất nhanh, điều đó là điều mà chúng ta không ai mong muốn.
Chúng tôi mong những người đồng nghiệp trẻ của mình tiếp tục tiếp bước
trong thực hành nghề, không chỉ 5 năm, 10 năm, mà còn có thể cống hiến
nhiều hơn nữa.

Tự chăm sóc không tốt, tâm trạng không tốt, stress thường xuyên sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng của một phiên tham vấn, buổi làm việc lúc đó chúng ta
không còn làm việc với “ một trái tim nóng, một trái đâu lạnh nữa, mà cả hai
hoặc là đều lạnh hoặc đều rất nóng” , như vậy chúng ta dể rơi vào bẫy rồi quy
phạm đáo đức nghề , hay bỏ ngang công việc …

Chăm sóc không tốt, chúng ta sẽ xem nhẹ hay bỏ qua viêc thực hành chiêm
nghiệm có ý thức , dẫn đến việc chúng ta dễ rơi vào bẫy có thề dần đến quy
phạm đạo đức như đưa ra những phán đoán, đánh giá sai lệch, hay ngoài
chuyên môn , quá sức của mình , hay dính vào một mối quan hệ gọi là “tình
yêu” , hay dễ kích hoạt cảm xúc cá nhân, hay đưa các cá của mình trên mạng
thông tin, để chia sẻ với bạn bè mình, hay kể lể với chồng , vợ người yêu…

Khi không thực hành chiêm nghiệm có ý thức, chúng ta lại bỏ qua việc có sự
cố vấn đồng đẳng , từ đồng nghiệp , tự mình làm hết mọi việc trên tất cả những
vần đề của thân chủ, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến người mà còn ảnh
hưởng đến ta dễ rơi vào bẫy là chuyên gia của mọi vấn đề. hay dẫn đến việc
tạo ra một ranh giới không khỏe mạnh Tìm đến sự cô vấn đồng đẳng là một
phần trong việc thực hành chăm sóc của người đi chăm sóc
Khi thực hành chúng ta cần chú ý đến: Sự đa dạng, phong phú của các lý
thuyết, các vai trò chuyên môn đối với thân chủ . Hạn chế tối đa các mối quan
hệ kép khi chúng ta đóng rất nhiều vai trong cùng một lúc: như vừa là giáo
viên/giảng viên , vừa là chuyên viên tham vấn, vừa là quản lý

Nói tóm lại để thực hành đạo đức nghề tốt điều cần thiết là phải thực hiện hiểu
quả các bước, tự chăm sóc, thực hành chiêm nghiệm có ý thức, có sự cố vấn
đồng đẳng , dấn thân và quản lý hỗ trợ đội nhóm làm viêc …
IV: Kết nối với cộng đồng: một bước lớn nữa trong việc thực hành chăm sóc cho người đi
chăm sóc đó chính là kết nối với đội với cộng đồng lớn hơn, với những người cùng làm
việc trên lĩnh vực chăm sóc. Câu hỏi đặt ra, chúng ta muốn gặp nhau như thế nào, mức độ
thường xuyên mà mọi người muốn kết nối như thế nào? một tuần? một tháng hay một
năm hay…? Thì phù hợp cho mọi người để cảm nhận được sự hỗ trợ, để biết rằng mình
không đơn độc trong hành trình này, để giữ mình trước các cãm bẫy, để được đồng
nghiệp nhắc nhở, hỗ trợ, để tiếp tục thực hành chăm sóc trong việc phát triển nghề
nghiệp chuyên môn, và thực hành chăm sóc sức khỏe tâm trí của cá nhân mình.

P/S: Trong nỗ lực của bản thân, tôi đang cố gắng để làm điều đó, kết nối với cộng đồng
lớn hơn
Hẹn gặp các bạn vào chuyên đề tiếp theo : Thực hành chiêm nghiệm có ý thức
( Reflection practices) vào ngày 4 tháng 01 năm 2019

Trân Trọng
Lê Thị Minh Tâm

You might also like