You are on page 1of 3

Tổng hợp câu hỏi ôn tập

Câu 1: Xác định và đánh giá một cách nghiêm túc vai trò tương ứng của nhà nước
và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và
phúc lợi ở nước bạn. Bạn cho rằng hai lĩnh vực này bổ sung hay cạnh tranh với
nhau ở mức độ nào?
1. Tình hình các dịch vụ ở Việt Nam.
Từ năm 2010 đến năm 2020, chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69.
Một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất
bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Việt Nam là
quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình,
tuy nhiên vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các địa phương, đặc biệt là ở nhóm dân tộc
thiểu số. Đồng thời Việt Nam cũng cần nâng cao trình độ lực lượng lao động để tạo ra
việc làm có năng suất cao hơn ở quy mô lớn trong tương lai.

Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm 1993 đến
2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi
thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số
bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế
giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn
ở mức cao và ngày mô ̣t tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính
vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.

Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực.
Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016,
99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch
nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở
thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính
theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN.
Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ
tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số
137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).

2. Vai trò bổ sung của nhà nước và khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phúc lợi ở Việt Nam

Ý nghĩa của hợp tác công - tư trong y tế Hợp tác công - tư trong cung cấp dịch vụ công
có ý nghĩa quan trọng như sau: Huy động vốn tư nhân cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ
công; mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân là công cụ để đạt hiệu quả lớn hơn; mối
quan hệ đối tác nhà nước tư nhân là chất xúc tác cho cải cách khu vực công rộng rãi hơn.
Hợp tác giữa khu vực công với khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công là một xu
hướng phổ biến trong thế giới ngày nay gắn với quá trình cấu trúc lại khu vực công, phát
huy vai trò và hạn chế các thất bại của thị trường, phức hợp hóa mặt tích cực của Nhà
nước và thị trường trong một mô thức tổ chức và quản lý (mô thức PPP). Đối với Việt
Nam, vốn là một quốc gia đã từng theo đuổi mô hình kinh tế "công hữu, kế hoạch hóa,
phi thị trường" - mà ở đó Nhà nước độc quyền trong tất cả các khâu đầu tư, quản lý, tổ
chức hệ thống cung ứng hàng hóa - dịch vụ và chi trả phí - chuyển sang mô hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, càng đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới khu
vực công và phát triển khu vực tư nhân hơn nữa.
Xét trên phạm vi nền kinh tế, mô hình PPP giúp tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực
sẵn có một cách hiệu quả hơn, tối đa hóa giá trị đồng tiền từ đầu tư. Việc bắt tay giữa Nhà
nước và Tư nhân cho phép cộng hưởng tốt nhất thế mạnh của các bên tham gia, thông
qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong thiết kế, thi công, kinh doanh và quản lý. Mô
hình PPP cũng khuyến khích sáng tạo trong hợp tác và phổ biến những cách làm tốt nhất.
Cải cách các lĩnh vực thông qua việc phân bổ lại vai trò, động cơ và trách nhiệm giải
trình. Các chính phủ đôi khi coi mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân là một chất xúc
tác kích thích việc thảo luận và cam kết rộng rãi hơn về chương trình cải cách trong lĩnh
vực, trong đó mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân chỉ là một bộ phận cấu thành. Một
vấn đề then chốt là luôn luôn phải tái cơ cấu và làm rõ vai trò của các bên. Đặc biệt, cần
kiểm tra lại và phân bổ lại vai trò của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà
cung cấp dịch vụ, đặc biệt nhằm huy động vốn và đạt hiệu quả.

Câu 2: Những hình thức cung cấp dịch vụ tài chính tương hỗ nào diễn ra ở quốc gia
của bạn? So sánh và đối chiếu các cách thức mà các đối tác và các nhà cung cấp độc
quyền phục vụ nhu cầu của công dân ở quốc gia của bạn.
Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức TCVM và Quỹ Tín dụng nhân dân; ngân hàng
(bao gồm ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã).
So sánh:
- Ngân hàng: +Không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
+ Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt
động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…..
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: +Được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân
hàng theo quy định trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ
thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
- Tổ chức tài chính vi mô: +Chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Quỹ tín dụng nhân dân: +Do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập
dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định  nhằm
mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
5) If you had a power or authourity, what change would you make to improve the
social purpose of financial servies provider in your country? (Nếu bạn có quyền lực
hoặc quyền hạn, bạn sẽ thực hiện thay đổi nào để cải thiện mục đích xã hội của nhà
cung cấp dịch vụ tài chính ở quốc gia của bạn)
Thứ nhất, tăng cường năng lực tài chính nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn
trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài
chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro.
Thứ hai, nên đưa ra các luật lệ, các quy định và ưu tiên phúc lợi cho người dân là hằng
đầu
Thứ ba, nên đưa ra các cam kết đảm bảo
Thứ tư, thực hiện các công khai minh bạch liên quan đến dịch vụ tài chính
Thứ năm , nên có các biện pháp nhằm phản ứng kịp với những thay đổi trước mắt và
những thay đổi trong tương lai

You might also like