You are on page 1of 159

KIENTRAN'S

HANDBOOK
for A and A+
at University
"I will train you to be
an A student"
Dirty tips - Tricks - A cool mindset

No more B, please!
Chào bạn,

Nếu bạn đọc được những chương dưới đây thì bạn là một người rất
may mắn. May mắn vì những phương pháp ở dưới sẽ giúp bạn đạt
GPA 4.0 một cách thực tế nhất và dễ nhất. Bạn có biết thứ đáng để
đầu tư hiện nay nhất không phải là vàng, không phải dầu mỏ, không
phải ngoại tệ, không phải trái phiếu hay cổ phiếu. Mà là thông tin.
Người nắm được thông tin có thể vượt xa những cá nhân không có
thông tin. Đây là sự khác biệt giữa người tiền sử và người hiện đại.
Hay đơn giản bạn BÂY GIỜ và bạn của 5 năm trước. Tất cả là nhờ
thông tin. Cuốn sách sẽ là một sự đầu tư cho bạn RẤT nhiều return.
Nó được viết ra từ kinh nghiệm và mồ hôi nước mắt cũng như hàng
loạt các thí nghiệm của mình để làm cho bảng điểm của bạn xếp
hàng A và A+.

Có thể bạn đã biết đến nhiều phương pháp học được giới thiệu trên
Internet hay qua sách báo. Nhưng chúng có vẻ không hiệu quả cho
lắm, vì nếu chúng hiệu quả có lẽ bạn đã được GPA 4.0 mà không
cần dùng đến cuốn sách này. Thông thường những thủ thuật như
vậy được viết bởi những người CHƯA được 4.0. Hoặc nếu được chia
sẻ bởi những người 4.0 thì cũng rất chung chung theo kiểu, hãy kiên
trì chịu khó học hành vất vả có đam mê, vân vân. Họ không có nhiều
thời gian để chia sẻ CHÍNH XÁC họ đã làm những gì đến cho bạn và
tất nhiên sự chung chung sẽ không giúp bạn đạt được số điểm
mong muốn.

Cuốn sách này được viết bởi mình, Kien Tran, một người được GPA
4.0 và sẵn sàng chia sẻ với BẠN một cách bài bản. Mình sẽ chia sẻ
toàn bộ những thủ thuật từ đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất
với bạn mà chính mình đang dùng để bạn có thể áp dụng tương tự.
Bạn sẽ sung sướng vì từ nay bạn sẽ ko phải học theo cách cũ. Bạn
sẽ áp dụng theo cách của Kien Tran trong suốt quãng thời gian học
ĐH hay Master của bạn hoặc bất kỳ thứ gì liên quan đến việc học.

Mình là người không thích thể hiện nhưng những cách học ở dưới
đã KHIẾN mình làm các bài test ở trường nhanh nhất và đạt số điểm
cao nhất một cách dễ dàng hơn nhiều những người bạn của mình.
Mọi người ở trường thường nghĩ mình là genius nhưng thực ra
không phải. Họ chỉ không biết những bí mật mình đang áp dụng.
Mình đã cố gắng chia sẻ cho họ nhưng không được đầy đủ và chi
tiết như khi viết cuốn sách này. So... Enjoy!
Kien Tran Handbook
proudly presents

Spring 2016
Table of Contents
Chapter 1: Belief in Work
Chapter 2: 10-min, 15-min
Chapter 3: Murphy's Law
Chapter 4: Don't Pace School
Chapter 5: Don't Ask Stupid Questions
Chapter 6: Excuses and Complains
Chapter 7: Don't Jog Leisurely
Chapter 8: Do Exercises
Chapter 9: Nerd! A is Not Important
Chapter 10: You Are an A Student
Chapter 11: Summary

Training #1: Note-taking Skills


Training #2: Paper Management
Training #3: File Management
Training #4: Abbreviation Skills
Training #5: Desk Organization
Training #6: Documents Hunting
Training #7: BrainScape App
Training #8: Isolate
Training #9: Reading Skills
Training #10: Essay Writing
Training #11: Psychology of Professors
Training #12: Gantt Chart & Calendar

Trick #1: "To..."


Trick #2: Mistake Collection
Trick #3: Type
Trick #4: Time Stretching
Trick #5: Say It Out Loud
Trick #6: Facebook, Ughhh!
Trick #7: Simplified
Trick #8: Formulas
Chapter
Zintroduction
ERO
Chào các bạn thân mến, đây là cuốn sách dành cho bạn nếu
bạn đang là học sinh sinh viên, không hài lòng với điểm B
hoặc B+ ở trường. (Dùng từ 'không hài lòng' vẫn là hơi nhẹ.
Phải là "không chấp nhận" được.) Bạn có biết để được A hay
A+ cũng là cả một nghệ thuật? Và có một sự khác nhau rõ rệt
giữa một sinh viên B với một sinh viên A? Sở dĩ mình nói vậy là
vì mình đã từng làm cả sinh viên B và lẫn sinh viên A nên
phần nào mình hiểu được tâm lý của 2 nhân vật này. Sinh
viên B và A khác nhau rất nhiều điều. Và cuốn sách này sẽ nói
lên sự khác biệt đó.

Hiện nay có quá nhiều phương pháp học, đặc biệt học trên
trường ĐH. Nhưng hầu hết chúng KO hiệu quả. Thứ nhất,
chúng quá nhiều, nhiều đến mức bạn không biết cái nào hiệu
quả cái nào không. Thứ 2, chúng sinh ra chỉ để cho có, còn áp
dụng được hay không là tuỳ duyên bạn. Cuốn sách này CHỈ
giới thiệu đến bạn những thứ ÁP DỤNG ĐƯỢC và ÁP DỤNG
HIỆU QUẢ. Mình và bạn chỉ quan tâm đến kết quả. Chúng ta
chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng.
Chapter
ZERO
Như thường lệ, cuốn sách sẽ có những phần tẩy não và phần
phương pháp. Ở phần tẩy não mình sẽ tập trung vào tâm lý
và attitude của một sinh viên A+. Đây là phần cực kỳ quan
trọng vì dù phương pháp có hay đến mấy nhưng Attitude
không đúng thì cũng KO có giá trị gì. Mình nhấn mạnh phần
này. Sau khi đọc xong phần tẩy não. Tất nhiên, bạn sẽ suy
nghĩ hoàn toàn khác lúc chưa đọc. Mọi thứ sẽ clear trở lại.
Bạn sẽ lại có động lực giống như lúc đọc cuốn Kien Tran's
IELTS Handbook. Nhưng cái này phù hợp với công việc học
hành của bạn ở trường ĐH hơn. Dù bạn học ở VN hay ở nước
ngoài, tiếng Anh hay tiếng Việt, hay bất kể chuyên ngành của
bạn là gì, bạn có lẽ đều cần những cái attitude mà mình sắp
giới thiệu ở các chương tiếp theo.

Phần phương pháp, mình sẽ giới thiệu tất cả các chiến thuật
và thủ thuật để bạn có thể ÁP DỤNG ngay lập tức vào quá
trình học ở trường ĐH. Các phương pháp của mình LUÔN
LUÔN đơn giản mà dễ áp dụng (vì mình cũng lười mà lại
muốn A). Nói cách khác, mình sẽ cho các bạn biết CHÍNH XÁC
cách mình áp dụng để được A hoặc A+ ở trường ĐH. Mình biết
thời gian của các bạn rất quý giá. Chính vì thế, No bullshit.
ONLY things that work will be introduced. Chỉ cần bạn follow
và áp dụng từ đầu đến cuối cuốn sách này, bạn sẽ Succeed.
Bạn sẽ hiểu và biết mình phải làm gì. Mình sẽ luôn bên cạnh
bạn. Are you ready?
PART 1:
ATTITUDE
Chapter 1
BELIEF IN
WORK
Mình dành cả 1 chapter chỉ để nói về vấn đề này. Belief in
work. Sự khác biệt đầu tiên giữa 1 SV A và B là NIỀM TIN vào
công sức và thời gian bỏ ra.

Có thể bạn không để ý điều này nhưng WORK COUNTS. Nghĩa


là thời gian và công sức bạn bỏ ra CHẮC CHẮN sẽ có ích.
Nghĩa là 5 phút bạn bỏ ra ôn lại bài vở ở trường có khả năng
đưa bạn từ B->B+ hoặc từ B+->A. Tương tự với 1 tiếng, 2 tiếng
ngồi trên bàn học. Nếu bạn bỏ công sức ra, điểm bạn sẽ cao
hơn.

Nghe thì có vẻ rất rõ ràng nhưng bạn có biết không, trong sâu
thẳm chúng ta thường KHÔNG tin vào cái điều rõ ràng này.
Chúng ta thường nghĩ chết thì đã chết rồi. Ngồi thêm 1 tiếng
nữa cũng không có tác dụng. Hoặc chúng ta thường nghĩ nếu
giỏi thì đã giỏi rồi, bỏ thêm công sức cũng không có tác dụng
gì. Nói cách khác, bạn sẽ có cảm giác như mọi thứ đã được
định đoạt sẵn và khả năng của bạn trong một thời điểm nào
đó là cố định. Không thể thay đổi.
1
Chính niềm tin đó đã subconsciously đưa ta đến những biểu
hiện sau:

- Không bỏ thời gian ra ôn bài trước khi thi.


- Không bỏ thời gian ra làm bài tập
- Không bỏ thời gian ra ôn bài khi đang ở trên xe buýt
- Không bỏ thời gian ra ôn bài khi có thời gian chết

Và như mình đã giải thích ở trên, tuy tin vào WORK (belief in
work) là một điều hiển nhiên nhưng trong sâu thẳm chúng ta
KO tin vào điều này. Tại sao bạn lại KO ôn bài trước khi thi? Vì
bạn TIN rằng chỉ còn 10 phút và 10 phút này sẽ KO thể thay
đổi số điểm. Tại sao bạn lại không ôn bài khi đang ở trên xe
bus? Vì bạn nghĩ 15 phút trên xe bus không thể tạo ra sự khác
biệt.

Bạn có biết sự khác biệt giữa một sinh viên B và A chỉ đơn
giản là 10 phút ôn lại bài trước khi thi và 15 phút trên xe bus
mỗi ngày?

Trong chương đầu tiên này mình muốn bạn nếu chưa tin thì
hãy tin và nếu tin rồi thì hãy tin nhiều hơn sự thật này

WORK = ĐIỂM
MORE WORK = MORE ĐIỂM
A LITTLE MORE WORK = A LITTLE MORE ĐIỂM

Tuy nhiên có bạn lại hỏi mình, tại sao có những môn bỏ rất
nhiều thời gian ra mà điểm không khác biệt?
1
Mình xin giải thích như sau:

Tuy WORK và ĐIỂM là 2 biến tỉ lệ thuận nhưng nó lại biến


thiên khác nhau trong một số trường hợp.

Nếu bạn gặp một môn cực kỳ khó chưa gặp bao giờ thì trong
khoảng thời gian NGẮN HẠN, WORK tăng nhanh nhưng ĐIỂM
sẽ tăng chậm hơn (ít ra còn tăng). Nhưng trong DÀI HẠN, khi
bạn đã nắm được cơ bản và hệ thống thì mọi thứ khác trở
nên easy, WORK và ĐIỂM sẽ tăng đều nhau.

Ngắn hạn: Khi chưa có Dài hạn: Khi đã hiểu ra
hệ thống, cảm giác tắc, vấn đề, À ra là thế. Oh, ok
hại não bất lực, không hiểu rồi, cuối cùng đã hiểu
hiểu gì cả.

Vậy, nếu gặp môn dễ, WORK và điểm của bạn sẽ có xu hướng
tăng đều đặn, tức là bạn bỏ thời gian và công sức ra thì điểm
của bạn sẽ tăng ĐỀU. Còn nếu bạn gặp môn khó, điểm của
bạn sẽ tăng chậm trong ngắn hạn (Nhưng có tăng) và tăng
đều trong dài hạn khi bạn trải qua cái AHA moment.
1
Tất cả những điều trên mình nêu trên chỉ có mục đích duy
nhất là lật đổ suy nghĩ cố hữu trong não chúng ta. Hãy nhớ
nếu bạn lười thì là do chính suy nghĩ này gây ra. Niềm tin của
bạn vào work càng mạnh thì bạn sẽ càng chăm chỉ. Mình tin
xung quanh bạn cũng có rất nhiều cá nhân học chăm, điểm
khác biệt chính là đây. Họ chăm không HẲN là do họ tốt, họ
chăm đơn giản vì NIỀM TIN và WORK của họ lớn hơn bạn mà
thôi.

Dù cho môn khó hay dễ, bạn hãy nhớ. WORK và ĐIỂM luôn
luôn TĂNG. Với môn khó, hãy cố gắng WORK HARDER để cho
bạn đến được cái AHA moment kia. Bạn sẽ phất.

TÓM TẮT:

1. WORK và ĐIỂM tăng cùng chiều. Luôn tăng


2. Lười hay chăm không phải là tính cách, mà nó là niềm tin
vào WORK lớn hay bé.
3. Nếu gặp môn dễ, WORK và ĐIỂM sẽ tăng đều
4. Nếu gặp môn khó, Điểm sẽ tăng chậm hơn trong khoảng
thời gian đầu do não bạn còn chưa định hình, đến một điểm
nhất định, bạn sẽ breakout (AHA moment) và điểm của bạn
sẽ tăng nhanh hơn.
Q1: What is the ONLY thing you can do
if you wish to raise your grade?
A. PRAY & HOPE B. WORK
Chapter 2
10-min
15-min
Chào bạn, chương trước là nền tảng cho chương này. WORK
tăng => ĐIỂM tăng. Nếu bạn đã tin, excellent.

Có thể bạn đã từng thấy những người ngồi học trên xe bus dù
thời gian trên xe bus rất ngắn, chỉ 15 phút. Bạn có thể nghĩ,
"có 15 phút thôi học sẽ không vào đầu và sẽ không đủ, tranh
thủ làm gì". Hoặc trước lúc thi bạn đã từng thấy một số bạn
tranh thủ ôn bài dù chỉ còn 10 phút nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ
"nếu điểm cao thì đã cao rồi, 10 phút thì giải quyết vấn đề gì".

Như bạn đã biết ở chương trước, 10 phút ôn tập trước khi thi
và 15 phút ngồi học trên xe bus là SỰ KHÁC BIỆT của sinh viên
A và các sinh viên khác. Hầu như chỉ có sinh viên A mới có khả
năng làm được điều này còn các sinh viên khác hầu như sẽ
gặp khó khăn hoặc coi thường điều này. Thực ra vấn đề ở đây
không nằm ở XE BUS hay 10 phút hay 15 phút, mình tất nhiên
không rập khuôn đến mức như vậy. Vấn đề ở đây chính là

Sinh viên A tận dụng và tranh thủ tối đa mọi nguồn lực dù là
2
nhỏ nhất. Sinh viên A không chê ít thời gian. Sinh viên A thấy
hạnh phúc và biết ơn vì có 15 phút trên xe bus để có thể tăng
số điểm của mình. Sinh viên B nghĩ rằng đã học thì phải ngồi
vào bàn học tử tế và học lâu, mọi thứ phải hoàn hảo thì học
mới vào.

Sinh viên A trước khi đi ngủ (còn 10 phút) lướt nhanh qua bài
vở. Sinh viên B trước khi đi ngủ (còn 10 phút) lướt nhanh
YouTube và Facebook vì nghĩ rằng 10 phút không đủ để nâng
lên số điểm. Sinh viên A nghĩ khác, 10 phút trước lướt qua bài
vở trước khi đi ngủ có thể là cả một sự khác biệt về số điểm
mà không phải ai cũng làm được.

Dù có 10 phút, bạn hãy luôn trân trọng. Vì cách chúng ta làm


một việc là cách chúng ta làm nhiều việc. Nếu bạn trân trọng
10 phút ngắn ngủi, thì bạn cũng có xu hướng trân trọng các
khoảng thời gian ngắn khác. Cộng dồn vào cũng là rất lớn.
Ngược lại, nếu bạn xem thường 10 phút ngắn ngủi, bạn cũng
sẽ có xu hướng ignore tất cả các khoảng thời gian ngắn ngủi
khác.

Hằng ngày chúng ta có rất nhiều khoảng thời gian ngắn ngủi
như vậy. Bạn thử nghĩ xem.

Trước khi ăn, sau khi ăn, trên xe bus, chờ ai đó, trước khi đi
ngủ, tắm xong, trước khi thi, etc. Rất nhiều. Có thể giờ này
bạn đang thắc mắc LÀM THẾ NÀO để tận dụng khoảng thời
gian ngắn ngủi đấy khi KHÔNG có dụng cụ như sách vở bút
v.v. Mình sẽ hướng dẫn ở phần sau.
2
Tóm tắt:

1. Sự khác biệt giữa sinh viên A và sinh viên B đơn giản là


khoảng thời gian 10 phút

2. Cách bạn làm một việc là cách bạn làm nhiều việc, nếu bạn
trân trọng 10 phút thời gian chết, bạn sẽ có xu hướng trân
trọng các khoảng thời gian chết khác nữa.

3. Kết hợp chương 1. BELIEF IN WORK, MORE WORK = MORE


ĐIỂM thì ở đây, bạn cũng KO được lờ đi thời gian chết.
Q2. If you have a 10­minute waiting for
someone or 15­minute staying on the bus.
How would you treat it?
A. WASTE IT B. WORK
Chapter 3
MURPHY'S
LAW
Chương 1 đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của niềm tin
vào WORK, bạn càng tin vào WORK bao nhiêu bạn càng hành
động (chăm chỉ). Bạn lười không phải là do tính cách mà do
niềm tin của bạn vào work chưa đủ lớn. Chương 2 cho ta thấy
chúng ta KO nên xem thường thời gian chết dù nó ngắn vì
thời gian chết đủ để làm nên sự khác biệt giữa B và A.

Ở chương này mình muốn giới thiệu với các bạn một quy luật
mà mình thấy các giáo sư ở trường ĐH đề cập rất nhiều:
Murphy's Law.

"Anything that can go wrong, will go wrong"

Hãy tưởng tượng bạn còn 1 tuần nữa là thi, 1 tuần này đủ để
cho bạn học hết tất cả các phần. Trong quá trình giở sách học
bạn thấy có một số phần bạn bạn NGHĨ rằng "chắc sẽ không
vào đâu" (Vì nó trông có vẻ không quan trọng) => Bạn chỉ đọc
lướt qua và tập trung vào phần bạn NGHĨ là "SẼ VÀO". Đến
hôm thi, sau khi nhìn vào đề bạn đơ mất 1 giây "Tại sao phần
này lại có trong đề thi?"
3
Và bạn tự nhủ "Biết thế mình học kỹ hơn phần này" hay "Biết
thế mình không bỏ qua phần này". Tin mình đi, có thể bạn đã
quá quen cái cảm giác này rồi đúng không? Tuy nhiên năm
này qua năm khác bạn vẫn rơi vào trường hợp này. Năm này
qua năm khác bạn vẫn "biết thế". ANYTHING THAT CAN GO
WRONG, WILL GO WRONG!!!

Mình để ý có rất nhiều bạn học thi theo kiểu cầu nguyện và
phụ thuộc vào may mắn. Đúng là may mắn rất quan trọng và
đôi khi bạn sẽ gặp may mắn trong phòng thi. Đôi khi bạn sẽ
trúng tủ, đôi khi những gì bạn nghĩ trùng với những gì người
ra đề nghĩ. Và bạn thắng. Nhưng đây chỉ là Đôi khi. Sinh viên A
không bao giờ phụ thuộc vào Đôi khi. Để trở thành sinh viên
A, xác xuất dự đoán câu hỏi đề thi của bạn phải từ 90% trở
lên, để nếu có chuyện gì xảy ra bạn sẽ bị mất 10% thì vẫn
được A. Đừng dựa vào may mắn. Có thể bạn rất may mắn
trong cuộc sống, nhưng đề thi thường đi ngược lại ý bạn. Hãy
nhớ lại (recall) cái cảm giác bạn tự tin bước vào phòng thi,
nhưng khi nhìn vào đề thì bất ngờ (Giá mà) Anything that can
go wrong, will go wrong!

Dựa vào may mắn còn có một cái hại, đó là chúng ta có cái cớ
để dành ít thời gian vào việc học. Khi mà bạn quá tin vào may
mắn hoặc bạn ĐÃ gặp may mắn trong quá khứ rồi, bạn
thường có xu hướng mặc kệ (Normalcy Bias) và bạn nghĩ mọi
thứ sẽ theo ý của bạn. Nói cách khác, bạn có xu hướng xem
nhẹ sự nghiêm trọng của vấn đề. SỰ THẬT ở đây là nếu bạn
KO học, khi gặp đề thi bạn sẽ thấy như mới.
3
Mình rất sợ cảm giác này và mình tin bạn cũng vậy. Trong
chương này mình muốn bạn CHÚ Ý HƠN đến những phần
bạn NGHĨ sẽ không vào (vì nó sẽ vào). Dù cho giáo viên của
bạn dễ và nai đến đâu, bạn sẽ không thể ngờ được cho đến
khi nhìn vào đề thi. Tự tin là tốt, nhưng hãy chuẩn bị những
cú đấm bất ngờ từ phía giáo viên (dù đôi khi trông họ rất nai).

Tóm tắt:

1. Anything can go wrong, WILL go wrong.

2. Nhiều khi mhững phần mà bạn không nghĩ sẽ vào đề thi nó


lại có trong đề thi

3. May mắn đôi khi có xảy ra. Nhưng KO BAO GIỜ lệ thuộc
vào may mắn.

4. May mắn có hại vì nó là cái cớ để khiến bộ não chúng ta


lười và mặc định cho số phận. Sinh viên A không lệ thuộc vào
may mắn. Sinh viên A lệ thuộc vào SERIOUS WORK để đạt
được số điểm.
Q3. If you see one part on the book and
wonder if you should take a chance to not
learn it, what's the most likely result?
A. It's most likely on the exam
B. It will not be on the exam because you're a lucky person
Chapter 4
DON'T PACE
SCHOOL
Niềm tin vào Work là yếu tố quyết định lười hay chăm.
KHÔNG bao giờ coi thường thời gian chết dù ít vì thời gian
chết là sự khác biệt giữa A và B. Đừng phụ thuộc vào may
mắn vì may mắn sẽ giết chết bạn. May mắn giống như mồi
câu cá, và bạn là con cá. Nó rất hấp dẫn cho đến khi bạn nhận
ra bạn không may mắn trong phòng thi như những lần trước.
Anything that can go wrong, will go wrong.

Và Don't Pace School, nghĩa là KO chạy theo tốc độ bài giảng


trên trường. Mà chạy nhanh hơn.

Buổi đầu tiên ở trường phát cho bạn một cái tờ gọi là Syllabus
(hay Addendum). Mỗi môn một cái, Syllabus cho bạn một cái
nhìn tổng quát về nội dung học mỗi tuần. Ví dụ:

Tuần 1: Chap 1: Intro to Finance


Tuần 2: Chap 2: Time value of Money, vân vân.
4
Khi nhìn vào tờ Syllabus trong đầu chúng ta thường mặc định
là mỗi tuần CHỈ CẦN HỌC theo đúng phần trong lịch là ổn.
KHÔNG cần vượt quá. Tuần 1 thì chỉ cần chap 1, tuần 2 chỉ
cần chap 2. Mình nghĩ khác, mình không có thói quen chạy
theo tốc độ của trường vì nó tương đối chậm và không hiệu
quả. Không những thế nó còn khiến mình lười đi. Điều này
đặc biệt đúng hơn khi bạn học cấp 3. Nếu 3 năm học cấp 3
mà bạn đi với tốc độ của trường thì khả năng đỗ ĐH sẽ rất
thấp. Hầu như chúng ta thường chạy trước chương trình. Ví
dụ lớp 11 nhưng đã học đến lớp 12 để còn kịp ôn thi ĐH v.v. Ở
Đại học cũng như vậy, bạn cần bắt chước hồi học cấp 3 nếu
bạn thực sự muốn excel.

Syllabus là một kế hoạch khá hay nhưng để được chắc chắn A


hay A+ bạn cần nhiều hơn và nhanh hơn thế. Mình thường đi
trước cái syllabus 1-2 tuần. Tại sao? Khi bạn đi trước Syllabus
tức là bạn LUÔN ở tư thế chủ động. Khi bạn đang ở tư thế chủ
động, bạn sẽ phóng với tốc độ nhanh hơn và tự tin hơn về
kiến thức của mình.

Thời gian trên lớp của bạn chỉ để refresh knowledge bạn đã
học ở nhà chứ KO phải để học điều mới. Mình xin nhắc lại,
thời gian trên lớp chỉ để REFRESH lại kiến thức bạn đã học ở
nhà chứ KO phải để học điều mới. Luôn luôn đến lớp với bộ
não prepared.
4
Nếu bạn đến lớp mà mọi thứ giáo sư dạy trên lớp đều hoàn
toàn mới thì bạn chỉ hấp thu được 20-50%. Có thể bạn đôi khi
bạn nghĩ là bạn hiêu bài nhưng thực sự sau 1 thời gian ngắn
bạn sẽ quên gần hết. Nếu bạn chủ động học trước theo
chương trình thì thứ bạn nhận được NHIỀU hơn bạn nghĩ. Vì
bạn đã chuẩn bị, bạn hiểu giáo viên nói gì

=> Bạn thích học hơn


=> Bạn tập trung hơn
=> Bạn đặt câu hỏi thông minh hơn (thay vì những câu hỏi
ngớ ngẩn *sẽ giải thích thêm ở chương sau*
=> Bạn cảm giác tự tin hơn
=> Kiến thức của bạn lại được khẳng định chắc chắn hơn

Ngược lại nếu bạn không chuẩn bị trước mà chỉ chạy theo tốc
độ ở trường, khi ở lớp bạn thường

=> Thiếu tập trung (vì không hiểu giáo viên nói gì)
=> Đặt câu hỏi kém thông minh (Câu hỏi kém thông minh sẽ
ko gây ấn tượng tới giáo viên)
=> Bạn mất tự tin (cảm giác bị thụt lùi)
=> Bạn áp lực (vì một kiến thức bạn KO hiểu sẽ DẪN đến
nhiều phần KO hiểu khác, lâu dần thành mất gốc)
=> Bạn chán học

Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều sinh viên Đại học cảm
giác chán nản khi học ở trường. Thiếu ngủ, áp lực, học lại thi
lại rất nhiều. Và theo bạn thì bao nhiêu % trong số đó đi trước
bài giảng ở trên lớp? Rất ít.
4
TÓM TẮT:

1. LUÔN LUÔN đi trước chương trình học đã đề ra, vì như vậy


sẽ đặt bạn vào tư thế chủ động thay vì bị động

2. Khi bạn học trước chương trình. Lợi ích khi bạn đến lớp rất
lớn: Tập trung hơn, yêu thích môn học hơn, hỏi khôn hơn, tự
tin hơn.

3. Nếu bạn không chuẩn bị bài thì buổi học đó của bạn IS
WASTED. 95-99% sinh viên KO chuẩn bị bài ở nhà. Hầu như
mọi người đều nghĩ Chuẩn bị bài ở nhà là TỐT (GOOD), sinh
viên A+ nghĩ Chuẩn bị bài là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG
(INDISPENSABLE).

4. Thời gian ở trên lớp chỉ để REFRESH kiến thức, NEVER để


học kiến thức mới.
Q4. What would you do when you have
nothing in your head but the class is ready?
A. Go home
B. Go to class
Chapter 5
DON'T ASK STUPID
QUESTIONS
Tin vào WORK, the only thing you can do to succeed is do
more work. Take advantage of any possible periods of time
even if they are short. Don't depend on luck. If anything can
be on the exam, study, don't ignore it, because anything that
can go wrong, WILL go wrong. Don't pace school. If you want
to get A or A+, you have to get ahead of school. Never come
to class unprepared or the class will be a total waste.

Theo như chương 4, nếu bạn chưa chuẩn bị bài khi đến lớp
thì khả năng cao là bạn sẽ có nhiều phần không hiểu (và nó
sẽ tích luỹ dần dần). Và một hệ quả là bạn sẽ hỏi giáo viên
những câu hỏi ngớ ngẩn. Có thể đã có nhiều người nói với
bạn rằng HÃY ĐẶT CÂU HỎI bất kỳ, đừng chê câu hỏi thiếu
thông minh. Mình nói luôn, đây là Myth. Khi bạn đặt câu hỏi
ngớ ngẩn sẽ thể hiện cho giáo viên và mọi người thấy bạn
hoặc là KHÔNG nghiêm túc, hoặc là KHÔNG chuẩn bị bài,
hoặc LƯỜI NGHIÊN CỨU. Chứ không phải như nhiều người
vẫn nghĩ là Ham học hỏi.
5
Đúng là các bạn có thể hỏi ngớ ngẩn ở trường cấp 1 2 3,
nhưng không nên áp dụng vào Đại học hay bất cứ nơi đâu. Vì
thông tin luôn có sẵn. Khi bạn xem TV chất vấn tổng thống Mỹ
hay xem các chương trình phỏng vấn Talkshow. Bạn hầu như
sẽ luôn thấy những câu hỏi thông minh xuất hiện. Câu hỏi
thông minh là những câu hỏi đã có sự SUY NGHĨ và CHUẨN
BỊ, thể hiện bạn THỰC SỰ QUAN TÂM tới vấn đề. Ngược lại khi
bạn THIẾU chuẩn bị trước và hỏi những câu quá cơ bản, mặc
dù mục đích của bạn rất tốt nhưng người khác không nghĩ
như vậy.

Vì vậy, bất cứ những câu hỏi nào bạn có thể TÌM được trên
mạng hay bất cứ đâu, đừng đặt câu hỏi cho giáo viên. Thận
trọng hơn khi đặt câu hỏi. Hãy đặt những câu hỏi mà bạn đã
SUY NGHĨ và đã TÌM HIỂU nhưng không có câu trả lời. Giả sử
bạn đang ở trong lớp Kinh tế Vĩ Mô và đang học về chương
Monetary Policy.

Bạn không nên hỏi những câu như "Monetary Policy là gì ạ".
Tại sao? Vì giáo viên có thể sẽ trả lời cho bạn đấy nhưng họ sẽ
nghi là bạn quá lệ thuộc. Sách nói rất rõ sao không giở ra đọc.
Thay vào đó, nếu bạn nghiên cứu và tìm hiểu trước, bạn sẽ có
những câu hỏi thông minh hơn, gây ấn tượng tới giáo viên và
ghi điểm ví dụ như "Tại sao Monetary Policy lại chỉ do FED
quyết định, sự độc lập này gây ảnh hưởng tới nền kinh tế như
thế nào?". Đó là ví dụ của những câu bạn nên đặt câu hỏi cho
giáo viên. Giáo viên sẽ ấn tượng và nghĩ bạn có CHỦ ĐỘNG
chuẩn bị bài, có suy nghĩ, động não và muốn tìm hiểu thực sự
thay vì một đứa thụ động chờ người khác mang kiến thức
đến.
5
Kết hợp với chương 4. Hãy chuẩn bị bài trước để cho ra những
câu hỏi CHẤT LƯỢNG. Điều này KHÓ nếu như bạn đến lớp với
mọi thứ đều mới. Nhưng sẽ dễ vô cùng nếu bạn có tìm hiểu,
nghiên cứu trước. Nhớ rằng, tuy giáo viên KHUYẾN KHÍCH bạn
đặt câu hỏi, nhưng thứ họ THỰC SỰ muốn nghe là câu hỏi có
chuẩn bị. Nếu bạn ko tìm hiểu trước sách mà đặt câu hỏi
luôn, họ sẽ nghĩ bạn thụ động thậm chí thiếu tôn trọng (vì ở
ĐH bạn phải tự học, tự tìm những thứ cơ bản, mục đích của
giáo viên chỉ là để trả lời những câu hỏi mà bạn đã suy nghĩ
và chuẩn bị). Điều này ảnh hưởng đến nhận thức của giáo
viên về bạn và suy cho cùng ảnh hưởng đến số điểm mà bạn
nhận được.

TÓM TẮT:

1. LUÔN LUÔN đặt câu hỏi có chuẩn bị trước. Kết hợp


chương 4

2. NEVER đặt giáo viên câu hỏi cơ bản mà bạn có thể tìm được
ở trong sách nếu không giáo viên sẽ nghĩ bạn THỤ ĐỘNG, lệ
thuộc, LƯỜI nghiên cứu, thiếu chuẩn bị.

3. Nhận thức của giáo viên về bạn ẢNH HƯỞNG tới số điểm
mà bạn sẽ nhận được (mặc dù họ nói là họ rất công bằng). Họ
sẽ cho bạn số điểm mà họ CẢM THẤY bạn XỨNG ĐÁNG được
nhận.
Q5. Many people asking questions to show
off their interests to professors. What might
be a problem?
A. The question is stupid and the prof will notice that easily
B. The prof is stupid and he/she will take it seriously
Chapter 6
Excuses and
Complains
Nếu bạn muốn được A => WORK (There is no other way)
Bạn đang chờ ai đó 10 phút => TẬN DỤNG
Bạn hi vọng phần nào đó KO vào bài kiểm tra => Đừng hi
vọng vì nó sẽ vào (Murphy's Law)
Chạy theo đúng tốc độ thời khoá biểu => Don't deserve an A
(phải chạy nhanh hơn)
Luôn luôn đặt câu hỏi mà bạn đã suy nghĩ về nó, KO đặt câu
hỏi mà bạn có thể tìm dễ dàng trong sách vì giáo viên sẽ đánh
giá thấp bạn và ảnh hưởng tới điểm của bạn.

Có lẽ lần nào đến trường, xung quanh bạn lúc nào cũng nghe
bạn bè của bạn than phiền về một hay nhiều thứ gì đó. Bài vở,
giáo viên, sách giáo trình, bài kiểm tra. Than phiền dường như
đã trở thành một điều gì đó không thể thiếu để kết nối tình
bạn. Khi than phiền chúng ta thường có cảm giác đồng cảm
và chơi thân với nhau hơn (kiểu cùng chung nỗi khổ). Dần dần
theo thời gian than phiền đã trở thành thói quen của nhiều
sinh viên ĐH đến mức bạn cứ đến lớp là sẽ nghe thấy mọi
điều than phiền (và rất có thể bạn cũng như vậy).
6
Than phiền nhiều vô hình chung làm cho bạn rơi vào trạng
thái bị động và chán nản với môn học. Một khi bạn đã chán
nản bạn thường có lý do để lười (lười cùng nhóm bạn) dẫn
đến ảnh hưởng tới số điểm của bạn. Nếu như bạn để ý kỹ hơn
thì trong lớp bạn sẽ hình thành MỘT SỐ NHÓM NGƯỜI chơi
thân với nhau và điểm của những người cùng một nhóm
thường xấp xỉ nhau. Đây chính là lý do ở tiếng Việt có câu
"Gần mực thì đen, gần đèn thì dạ". Nếu bạn chơi với một
nhóm bạn quen miệng than phiền, bạn cũng sẽ như họ. Nếu
bạn chơi với một nhóm bạn luôn luôn tích cực về công việc
học hành, bạn sẽ có thái độ giống như họ, và sẽ nhìn môn học
và mọi thứ liên quan đến môn học dưới một góc nhìn hoàn
toàn khác với nhóm kia. Điểm của bạn sẽ cải thiện.

Trong lớp mình cũng có nhiều người bạn khá thân, chỉ có điều
họ hay than phiền quá. Hay than phiền về giáo viên hoặc bài
tập. Những lúc thế này mình chỉ còn cách đánh lạc hướng để
chuyển chủ để. Mỗi lần nhắc đến chuyện than phiền, mình
luôn im lặng. Mình không bao giờ than phiền về những thứ
mình không thể thay đổi được. Bạn hãy nhớ KO AI được
quyền gây ảnh hưởng đến bạn. Bạn phải luôn đứng vững
trước mọi điều than phiền, cố gắng tránh xa và chuyển chủ đề
càng sớm càng tốt. Nếu ko về lâu về dài bạn sẽ như họ, luôn
luôn bất mãn về thầy cô thay vì tuân theo Nguyên tắc số 1:
BELIEF IN WORK. Dù bất kỳ chuyện gì xảy ra đi nữa, WORK là
cách duy nhất giúp bạn.
6
Đừng cố gắng thay đổi giáo viên hay bản chất của môn học,
hãy thay đổi bản thân để phù hợp với mọi hoàn cảnh. Đừng
NGHE và TIN những người hay than phiền, họ là loser và luôn
bất mãn. Họ muốn kéo bạn xuống tới level của họ. Bạn không
phải loser. Bạn là A student. NEVER COMPLAIN. NEVER LISTEN
TO COMPLAINERS. NEVER BE INFLUENCED BY
COMPLAINERS.

Tiếp theo, KHÔNG BAO GIỜ lý do về bất cứ thất bại nào của
bạn. Nếu bạn chẳng may có bị môn nào B hoặc C. Không bao
giờ nghĩ lý do cho thất bại của mình. Bạn thất bại vì bạn chưa
làm tốt. Dù cho thực sự giáo viên có ghét bạn. Bạn cũng thất
bại vì bạn chưa làm cho giáo viên thích và yêu bạn. Hãy nhận
trách nhiệm về mình và MOVE ON. Mình có cậu em trai thi
trượt trường chuyên vì CHỦ QUAN ko học bài, thi trượt xong
cậu ta nêu ra rất nhiều lý do HỢP LÝ nhưng mình ko nghe và
cho rằng lý do ko có giá trị.

Bạn nghĩ mà xem, trên đời này có 2 nhóm người. WINNERS VÀ


LOSERS. Dù thế nào đi nữa, thứ mà chúng ta quan tâm là
HOẶC là bạn là WINNER, HOẶC là LOSER. Không ai quan tâm
LOSER vì lý do gì. Nếu đã là LOSER mà trình bày lý do thì còn
thảm hại hơn nhiều. Vì sẽ bị cho rằng đã thất bại mà còn
không biết thừa nhận lỗi sai để đánh tốt trận khác. Dù cho
bạn có cái tôi cao đến đâu, nếu thất bại cũng hãy chấp nhận
và đừng nghĩ lý do hay trình bày lý do tại sao thất bại. Người
trưởng thành nhận trách nhiệm về mình và im lặng, không
trình bày. LOSERS mà lý do thì sẽ vẫn mãi là LOSERS.
6
Vì vậy, hãy cố gắng im lặng bạn nhé. Im lặng nếu thất bại, Im
lặng nếu người khác than phiền. Nếu có bàn luận, hãy bàn
luận tích cực. KHÔNG AI có quyền được gây ảnh hưởng đến
bạn bởi những thông tin tiêu cực.

TÓM TẮT:

1. Than phiền giờ đã trở thành xu hướng ở trường ĐH, NHẤT


ĐỊNH không được để họ ảnh hưởng tới mình. Không cổ xuý và
hùa theo việc than phiền. KHÔNG tin và bắt chước theo lý lẽ
của COMPLAINERS.

2. Chỉ có 2 loại là WINNER và LOSER. Trắng đen rõ ràng. Khi


bạn thất bại, không bao giờ nghĩ lý do dù nó có hợp lý đến
đâu. Chấp nhận thất bại là bước đầu tiên để thành công.
Q6. When failing, what is the easiest action
that most of your friends take?
A. Making excuses
B. Shut up and learn from it
Chapter 7
Don't Jog
Leisurely
WORK, WORK even when you have little time, DON'T PRAY or
RELY ON LUCK, DON'T PACE, Think and Prepare before you
ask a question, never make excuses or complains.

Như bạn có thể thấy mọi nguyên tắc đều kết nối chặt chẽ với
nhau thành một lối tư duy thống nhất. Và mình khuyến khích
bạn không chỉ đọc một lần cuốn sách này mà đọc multiple
times để bạn thực sự thấm nhuần.

Don't Jog Leisurely. Nghĩa là sao? Bạn có biết đi/chạy bộ thể


dục buổi sáng có thể giúp cơ thể của bạn khoẻ hơn? Hoặc đi
bộ sẽ tốt cho bạn? Điều này có thể đúng với hầu hết chúng ta
nhưng hoàn toàn KO đúng với một nhà vô địch điền kinh hay
một nhà leo núi Everest. Jog leisurely, đi bộ một cách thư giãn
sẽ có MỘT SỐ tác dụng nhất định cho sức khoẻ của chúng ta,
nhưng để THỰC SỰ tăng trình độ, chúng ta phải PUSH bản
thân liên tục.
7
Học ở ĐH cũng vậy, nếu bạn học một cách thư giãn kiểu vừa
nằm vừa học hay đọc lướt qua, học thụ động ở trên lớp, bạn
sẽ thu được một lượng kiến thức nhất định (Nếu không muốn
nói là ít ỏi), số kiến thức này sẽ giúp bạn làm được một vài câu
dễ trong bài kiểm tra. Nhưng sẽ KO giúp bạn được A. Để được
A bạn cần thực sự PUSH bản thân mạnh hơn. Luôn luôn chủ
động và dành nhiều thời gian nghĩ về những thứ liên quan
đến môn học của bạn. Hãy nhớ chương 1, nếu bạn WORK
HARD bạn sẽ chắc chắn được điểm A. Không những WORK
HARD, mà bạn cần WORK SERIOUSLY.

Có thể ra thư viện ngồi học sẽ mất công đi lại, nhưng học ở
thư viện giúp bạn tập trung hơn nhiều vì môi trường nghiêm
túc hơn nhiều khi học ở nhà. Mất công ra thư viện hay mất
công đến trường ngồi học cho thấy bạn thực sự nghiêm túc và
chủ động theo đuổi việc học (Not jogging leisurely).

Khi học hãy tắt Facebook và cất điện thoại. Sự thật là khi
chúng ta vừa dùng Facebook vừa học, chúng ta bị đánh lừa là
VẪN TẬP TRUNG. Thực ra ko phải vậy. Hãy nhớ nếu bạn vừa
học vừa facebook bạn sẽ vẫn thu được kiến thức, nhưng kiến
thức sẽ bị vỡ vụn do bạn không dành 100% tâm trí vào việc
hấp thu thông tin. Bạn sẽ mất thời gian mà ko đạt được kết
quả. Nếu bạn chỉ Jog leisurely bạn sẽ vẫn mãi dậm chân tại
chỗ. Để được A bạn cần nhiều hơn thế. Cần thêm hi sinh, chút
mồ hôi, chút khô mắt do thiếu ngủ và một chút stress. Giống
như tập thể hình, nếu bạn KO thêm mức tạ, cơ sẽ không to ra.
Nếu bạn tập mà không đau, bạn sẽ không có kết quả. Và lời
khuyên của mình, tập mà không đau thì đừng tập, tốn thời
gian.
7
Chỉ qua việc áp dụng thành công 6 chương trước bạn cũng
đang góp phần WORK SERIOUSLY theo kiểu training for
champion thay vì JOGGING LEISURELY kiểu amateur.

TÓM TẮT:

1. Học một cách thư giãn chỉ áp dụng cho sinh viên D B và C,
sinh viên A cần phải PUSH bản thân (step out of the comfort
zone) và luôn luôn chủ động trong việc học.

2. Để được A bạn cần thêm HI SINH, MỒ HÔI, KHÔ MẮT do


thiếu ngủ và một chút stress.
Q7. What do you have to do if you want to
really improve?
A. Just chill, you'll automatically be good when the time comes
B. Work hard, actively and consistently
Chapter 8
DO EXERCISES

Bạn có biết tại sao trong cuốn sách này lại có bài tập? Vì bài
tập giúp bạn nhớ tốt hơn gấp nhiều lần bình thường. WHY?
Khi bạn làm bài tập hoặc nhận thức rằng sẽ có bài tập, đầu óc
của chúng ta không bị Wandering around hoặc mất tập trung.
Mà tập trung là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy tưởng
tượng bạn đang đọc một cuốn sách ưa thích, đã bao giờ bạn
rơi vào trường hợp phải đọc lại vài lần một đoạn mới hiểu (Do
não bạn đang để ý đến một vấn đề khác). Suy nghĩ của chúng
ta đôi khi giống như trái bóng bay, cứ lơ lửng nếu chúng ta
không giữ (vì có quá nhiều thứ gây mất tập trung xung
quanh).

Làm bài tập sẽ giúp cố định trái bóng đó. Nếu bạn nhận thức
được là sau khi đọc xong mỗi phần bạn sẽ được hỏi để test
khả năng ghi nhớ và hiểu, mức độ tập trung của bạn sẽ tăng
vài trăm %.
8
Bài tập khiến bạn hơi hơi bất an chứ không thư giãn (Chapter
7: Don't Jog Leisurely,) vì bạn sợ cảm giác không trả lời được
câu hỏi. Ngoài ra bài tập giúp tăng Engagement của bạn với
môn học hay bất cứ thứ gì. Khi bạn trả lời được câu hỏi bạn sẽ
CẢM THẤY hạnh phúc (a little bit) và điều này giúp bạn tăng
động lực, sự tự tin và sự ưa thích đối với môn học.

Làm bài tập sẽ giúp bạn HIỂU được tầm quan trọng của nội
dung. Đôi khi lúc đọc nội dung chúng ta thấy hay nhưng KO
hiểu được tại sao nó quan trọng. Khi nhìn thấy nội dung xuất
hiện trong phần bài tập, bạn sẽ TỰ mặc định là "Nó phải quan
trọng thì nó mới xuất hiện". Một khi HIỂU được tầm quan
trọng của nội dung, bạn mới có thể có động lực để WORK
HARD và WORK SERIOUS như các chương khác được.

Hãy tưởng tượng lần đầu bạn đi Job Interview, bạn dường
như ko hình dung ra câu hỏi bạn sẽ được hỏi là gì. Trong buổi
Interview, bạn được hỏi nhiều câu hỏi và hơi lúng túng. Sau
buổi Job Interview đầu tiên này, bạn BIẾT ĐƯỢC câu hỏi (bài
tập) và từ đó bạn có ý niệm về PHẦN NÀO thực sự quan
trọng. Bạn ôn kỹ hơn và làm tốt ở các Job Interview tiếp theo.
The point here is Bài tập (câu hỏi) cực kỳ quan trọng vì nó cho
bạn BIẾT được phần nào quan trọng. Khi bạn đã hiểu được
phần nào quan trọng, bạn sẽ WORK HARD và tập trung nguồn
lực vào phần đó. Failure is caused by the inability to recognize
which is relevant and which is not.
8
Ưu tiên hàng đầu của mình khi học bất kỳ môn gì lả KHẢ
NĂNG làm bài tập. Mình luôn đọc phần bài tập cuối chương
sách trước khi ĐỌC nội dung vì phần bài tập nói cho mình
biết CÁI GÌ quan trọng. Hãy đọc qua bài tập (câu hỏi) cuối
chương trước dù bạn chưa có câu trả lời. Cái cảm giác khó
chịu khi không trả lời được câu hỏi sẽ thôi thúc và làm động
lực làm cho bạn TẬP TRUNG HƠN nhiều lúc đọc nội dung. Sau
khi đọc xong nội dung, dù bạn có KO HIỂU hết, ĐỪNG ĐỌC
LẠI VỘI, hãy giở phần bài tập ra làm và trả lời câu hỏi trong
đó. Phần nào không rõ bạn mới lại giở lại. Học như vậy là học
chủ động. Nếu bạn làm ngược lại, bạn sẽ rơi vào thế bị động
khi đọc nội dung và não của bạn sẽ lại như quả bóng bay (bài
tập giúp cố định quả bóng bay).

50% nội dung cuốn giáo trình là USELESS (ở nhiều cuốn con
số này còn ít hơn). Tức là khi bạn đọc nội dung sách giáo
trình, chỉ có 50% là có ích, còn lại là vô dụng. 50% vô dụng KO
giúp bạn làm bài tập. => Làm bài tập giúp bạn loại bỏ được
50% vô ích.

Chính vì thế, bạn hãy làm thật nhiều bài tập cuối sách. Kể cả
khi không có ai giao bài cho bạn, làm bài tập cho bạn nhiều
tác dụng hơn bạn tưởng. Nó khiến bạn hiểu bài một cách có
hệ thống do bạn thực hành, nó khiến bạn tập trung hơn do
bạn BIẾT được phần nào quan trọng và tại sao nó quan trọng.
8
TÓM TẮT:

1. Lướt qua phần bài tập TRƯỚC khi bắt tay vào nghiên cứu
nội dung vì nó sẽ khiến bạn bức bối tạm thời => Tăng tập
trung. Ngoài ra bạn biết được phần nào quan trọng.

2. Khi đọc xong chương rồi mà không hiểu đừng đọc lại =>
Hãy giở bài tập ra trả lời, phần nào không hiểu mới giở lại.

3. 50% textbook is useless => Làm bài tập sẽ giúp loại bỏ 50%
này.

4. Ưu tiên hàng đầu của bạn KO phải là hiểu lý thuyết mà là


KHẢ NĂNG làm bài tập. Nghĩa là giáo viên cho bạn một bài
tập bạn phải làm được. Cho bạn một câu hỏi bạn phải giải
thích được.
Q8. What is the thing that you should be
focusing on when reading textbooks?
A. Questions and Practice Exercises
B. Readings
Chapter 9

Nerd! A is meh!
Mình tin bạn rất muốn được một bảng điểm A hay A+, GPA
4.0. Bạn hiểu rằng có một bảng điểm đẹp sẽ không chỉ thuận
lợi cho công việc của bạn sau này, mà còn cho kiến thức của
bạn hay mục đích du học.

Nhưng trớ trêu thay xung quanh bạn có rất nhiều người lại
nói với bạn rằng bây giờ đi học không ai quan trọng bảng
điểm, kinh nghiệm với kỹ năng sống quan trọng hơn. Thế nên
được A hay B hay C không quan trọng. Lập luận này KHÔNG
đúng vì mình biết có rất nhiều người được điểm A mà kinh
nghiệm + kỹ năng sống tốt hơn nhiều người được B hay C.
9
Lập luận trên giống như kiểu khuyên bạn nên bỏ học ở
trường vì Bill Gates cũng như vậy. Bạn có biết giáo dục là cách
duy nhất để thoát nghèo. Không phải chỉ nghèo về tài chính
mà nghèo về tư duy, trí tuệ hay nhận thức. Những cá nhân
như Bill Gates không có nhiều. Ngoài ra, Bill Gates có thể
không đến trường nhưng lượng thông tin mà ông tiêu thụ còn
lớn và chất lượng hơn nhiều.

Đúng là trường học KO phải là nơi tạo ra những cá nhân xuất


sắc. Nhưng nó lại cung cấp thứ cơ bản nhất để bạn được như
vậy. Bạn chỉ có 4 năm học ở trường ĐH vì vậy hãy tận dụng vì
bạn còn cả đời để tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Bản thân
trường học tuy KO thể giúp bạn xuất sắc, nhưng nó lại MÔI
TRƯỜNG và là CƠ HỘI tuyệt vời để bạn TỰ tìm thấy cá nhân
xuất sắc trong bản thân bạn. Đạt được A và A+ thể hiện bạn
luôn chủ động và nghiêm túc trong giáo dục của chính bản
thân. Ngoài ra cũng thể hiện tư duy bạn nhạy bén và hấp thu
tri thức nhân loại một cách hiệu quả. Có lẽ ít người nói với
bạn điều này, nhưng các kiến thức trong sách giáo trình (tiếng
Anh) mới là những thứ THỰC SỰ có thể mang tiền đến cho
bạn. Nó đào tạo bạn một cách bài bản mà ở chỗ làm sẽ không
ai có thời gian để đào tạo bạn. Đây là những kiến thức tích luỹ
hàng thế kỷ và bạn chỉ có 4 năm để tiêu hoá để sau khi ra
trường họ còn dạy bạn các kiến thức khác (Họ sẽ ko dạy lại
bạn từ đầu mấy kiến thức trong sách vì những cái đó bạn
PHẢI biết).
9
Giả sử bạn học Luật kinh doanh, các kiến thức cơ bản về luật
kinh doanh và case studies bạn chỉ có thể tìm được ở trong
sách (ở trường). Vì thế đạt được A là điều thiết yếu. Nếu bạn
được thấp hơn, bạn chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi làm việc
và phải tự mày mò lại (mất thời gian và mất cơ hội học các thứ
khác).

Mình nghĩ nếu ai đã có tư tưởng đi học KO cần điểm A thì tốt


nhất nên ở nhà ngay từ đầu. Bản thân mình đóng tiền học và
bỏ thời gian đi học mình rất tiếc tiền + thời gian + công sức và
mình nghĩ bạn cũng vậy. Nếu chỉ cố gắng học 1 nửa còn nửa
kia làm việc khác thì thà ở nhà và dành 100% công sức làm
một việc khác thực sự ý nghĩa thay vì mất tiền đi học.

Mình tin những bạn đang đọc cuốn sách này đều có chung
suy nghĩ giống mình. Đạt A bằng mọi giá. Vì tích luỹ kinh
nghiệm thì ai cũng có thể làm được, nhưng đạt được A tất cả
các môn thì không. Nếu bạn có gặp ai đó KO có bằng ĐH, hay
bỏ học, hoặc điểm thấp mà vẫn thành công thì hãy nhớ đây là
HỌ chứ không phải BẠN. Bạn là bạn. Bạn khác họ. Có thể bạn
giống họ. Nhưng xác suất không cao. Họ rất tốt và đáng tuyên
dương nhưng KO thể làm ví dụ để mọi người noi theo. Vì số
người ĐI HỌC, ĐIỂM CAO mà thành công còn nhiều nhiều hơn
số người ko đi học mà thành công. Nếu BỎ HỌC cho bạn xác
suất thành công 15%, ĐI HỌC cho bạn xác suất thành công là
70%, bạn chọn bỏ học hay đi học?
9
Kết chương, có một hiện tượng ở các trường ĐH là chúng ta
hay có định kiến với những ai học giỏi và gọi người đó là
"NERD" - mọt sách. Nếu có ai gọi bạn là Nerd, bạn hãy nhớ
hầu hết các tỷ phú Silicon Valley đều là NERD. Bill Gates
(Microsoft), Mark Zuckerberg (Facebook), Larry Page and
Sergey Brin (Google). Hãy là Nerd trong 4 năm ĐH.

TÓM TẮT:

1. Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng, nhưng hãy đạt được A
trong ít nhất 4 năm học ĐH, đừng nghe lời những người tự
xưng là "tiền bối" nói bạn ko nên học nhiều vì việc học ko
quan trọng.

2. Trường học không phải là nơi tạo nên những cá nhân xuất
sắc. Nhưng nó lại là môi trường để bạn tự tìm ra cá nhân xuất
sắc trong chính bạn => Hãy đạt A

3. Xác suất người bỏ học mà thành công ít hơn nhiều so với đi


học mà thành công

4. Đừng phí 4 năm tiền học + thời gian công sức chỉ để đạt
được B

5. Thế giới này để phát triển cần rất nhiều Nerd. Đừng chỉ vì
sợ bị gọi là nerd mà đánh đổi cả tương lai của mình bạn nhé.
Q9. What do you think when people call you
a nerd?
B. recognize that people
A. Be a bad student, get worse with who say that are just
your mark to prove them wrong struggling with their
study
Chapter 1 0
You are an A
student
Một trong những mấu chốt quan trọng nhất của một A
student là bạn phải luôn NHÌN NHẬN bản thân bạn như một
A student (self-image). Bạn và mình là A students. Dù cho các
cấp học trước của bạn điểm có kém đến đâu. Bạn cũng vẫn
phải nhìn bản thân như một cá nhân A hoặc A+.

Nếu bạn nhìn vào bảng điểm cấp 1 2 3 của mình chắc bạn
choáng. Trong khi bạn bè mình toàn học sinh giỏi, 9 10 phẩy
thì mình chỉ được 6 7 phẩy. Và ĐH mình được GPA 4.0 (max).
Môn tiếng Anh cấp 3 mình được 6.6 tổng kết. Và mình thi
IELTS được 8.5. Môn ngữ văn mình chưa bao giờ được 8 ở
trường cấp 1 2 3, mình thi Writing IELTS được 9.0 và đủ khả
năng viết ra cuốn Kien Tran's Handbook tẩy não được nhiều
bạn yêu mến và đón đọc. Môn toán thi ĐH mình được 6.5,
nhưng mình luôn đạt A và A+ các môn kế toán/tài chính. Mình
luôn NHÌN nhận bản thân là một A student, mọi lúc mọi nơi.
10
Điều mình muốn nói ở đây, là bất kể quá khứ của bạn tồi tệ
thế nào, hãy luôn nhìn nhận bản thân là như một sinh viên A,
khiêm tốn, giản dị nhưng luôn ngẩng cao đầu. Chó sói có thể
nhỏ bé hơn con trâu, nhưng trong TƯ DUY của nó luôn nhìn
nhận bản thân là loài mạnh hơn bất cứ loài nào khác. Một con
đại bàng được gà mẹ nuôi từ trong trứng khi lớn lên sẽ tư duy
như một con gà. Nó ko nhìn nhận được khả năng của nó.

Khi đến lớp học ĐH, mình kết bạn với tất cả mọi người nhưng
thường ko nghe lời khuyên của sinh viên C hay B về việc học.
Một trong những điều quan trọng là bạn cần phải TIN TƯỞNG
phương pháp và cách học của chính bạn, hãy keep your mind
open nhưng KO nên để người khác gây ảnh hưởng tới chính
kiến của mình. Nếu mình nghe theo lời số đông các thầy cô
dạy IELTS ở VN chưa chắc giờ này mình đã được 8.5 IELTS.
Nếu mình nghe lời số đông bạn bè của mình ở trường ĐH,
mình chưa chắc đã được một bảng điểm toàn A.

Trong mấy năm học ĐH ở Canada mình đã tiết kiệm được rất
nhiều tiền mua Textbook. Mặc cho giáo viên có doạ hay cả lớp
bỏ vài trăm đô ra mua sách. Mình quyết định không chạy theo
đám đông (vì mình biết đám đông chưa chắc đã thông minh
hơn mình, I'm an A student.)
10
Kỳ vừa rồi sức ép rất lớn khi giáo viên nhấn mạnh phải mua
sách MỚI môn Taxation vì môn này rất khó, dài và nhiều kiến
thức đã update theo từng năm, cộng thêm việc cả lớp đã bỏ ra
330 USD để mua sách chẳng lẽ mình ko mua. Rất áp lực. Mình
cuối cùng vẫn giữ chính kiến của mình và bỏ 30 USD mua sách
cũ. Và mình đã đúng. Kết thúc môn học mình được A trong khi
số đông chỉ được C hay B. Mình lại lên mạng bán quyển đó với
giá 40 đô => Đã không những không mất 330 đô lại còn lời
thêm 10 đô.

Là một A student bạn phải luôn tin tưởng vào quyết định của
mình thay vì chạy theo số đông vì số đông chưa chắc thông
minh bằng bạn (hãy nhớ thực ra số đông rất "không thông
minh"). Hết chương này mình muốn bạn suy nghĩ và nhìn nhận
bản thân như một cá nhân A thay vì chạy theo số đông dù có
thuyết phục đến đâu.

Tóm tắt:

1. Luôn nhìn nhận bản thân như một con chó sói hay một con
đại bàng. Vì bạn là một sinh viên A. Hãy khiêm tốn nhưng luôn
ngẩng cao đầu.

2. Dù cho quá khứ của bạn có tồi tệ thế nào. Bạn vẫn phải nhìn
nhận bạn là sinh viên A.

3. Không nghe theo số đông vì số đông giống như bầy cừu hay
bầy nai. Hãy nhớ bạn là con chó sói.
Q10. Would you see your self as an A student
or a B student
A. B student because that what you B. A student. I'm an A
deserve student. I'm a hard-core
Chapter 1 1
SUMMARY
Trong chương này mình sẽ tóm tắt mọi thứ để chúng ta có
một tư duy thống nhất trước khi bước vào quá trình training
thực sự.

Thứ nhất, thời gian bạn bỏ ra dù nhiều hay ít CHẮC CHẮN sẽ


TĂNG ĐIỂM của bạn. Nhiều người nghĩ rằng có bỏ thêm 1
tiếng 2 tiếng hay 1 ngày cũng không thay đổi được thực tế.
Nhất là những bạn mất gốc lại càng nghĩ vậy. Nếu bạn TIN
rằng WORK COUNTS, bạn mới có động lực bỏ thời gian, bộ
não chúng ta hoạt động thế này.

Tin rằng WORK làm tăng điểm => Ngồi vào bàn thêm 1 tiếng
Tin rằng WORK không làm tăng điểm => làm viêc khác

Nó cũng giống như:

Mình viết sách và TIN rằng các bạn sẽ đọc => Dành thêm 1
tiếng để viết
Mình viết sách và KO TIN rằng các bạn sẽ đọc => Làm việc
khác.
11
Sự thật là WORK sẽ làm tăng điểm bạn. Nếu bạn đang bế tắc
với môn học, điều duy nhất có thể giúp bạn là WORK (ngồi
vào bàn và học) thay vì cầu nguyện.

Thứ 2, thời gian chết cũng rất quý giá và phải được tận dụng.
Vì thời gian chết trong 1 ngày nếu cộng dồn vào sẽ rất lớn.
Ngoài ra đã rất nhiều lần 10 phút ôn tập trước khi vào bài
kiểm tra cứu sống mình. Hay 15 phút chờ cơm chín lướt qua
bài vở lại là phần quan trọng trong bài thi. Nếu bạn lỡ đi thời
gian chết, bạn đã lỡ đi rất nhiều cơ hội và may mắn để có thể
được A. Trân trọng thời gian chết dù ít lâu dần sẽ TẠO THÓI
QUEN cho bạn trân trọng thời gian.

Thứ 3, học hết TẤT CẢ các phần có khả năng vào bài thi. Đừng
bỏ qua phần nào rồi sau đó cầu nguyện nó không vào vì theo
Murphy's Law cũng như theo kinh nghiệm của mình, NÓ SẼ
VÀO. Anything that can go wrong, WILL go wrong. May mắn là
mồi câu khiến bạn chủ quan. Hiện nay số lượng sinh viên dựa
vào may mắn trong kỳ thi là con số KO nhỏ, và con số đạt B C
D F cũng nhiều tương tự. ĐỪNG để bản thân lệ thuộc vào may
mắn. Nói KHÔNG với cầu nguyện. Nói có với WORK. Càng tin
vào may mắn bạn sẽ càng lười và càng lười bạn sẽ càng kém
may mắn. Tin vào Work, học hết tất cả các phần, bạn sẽ được
điểm cao. Cộng thêm chút may mắn, bạn sẽ đạt A+ hoặc hơn.
11
Thứ 4, đừng mặc định số phận của bạn cho School hay
syllabus. Nhiệm vụ của school KHÔNG phải giúp bạn trở
thành cá nhân xuất sắc, bạn phải tự mình TÌM ra cá nhân xuất
sắc trong chính bạn bằng cách CHỦ ĐỘNG vượt tốc độ
Syllabus, học trước, đọc sách trước, và làm bài tập trước.
KHÔNG bao giờ đến lớp mà ko chuẩn bị bài. Nếu bạn chưa
chuẩn bị bài, đừng mất công đến lớp vì bạn đến lớp cũng ko
tạo ra sự khác biệt nếu thiếu sự chuẩn bị. Lớp học chỉ là nơi
REFRESH memory của bạn chứ KO phải nơi bạn học kiến thức
mới. Các kiến thức mới bạn phải NGHIÊN CỨU trước khi đến
lớp.

Thứ 5, không đặt cho giáo viên những câu hỏi mà bạn có thể
dễ dàng tìm thấy trong sách hoặc vài cú click chuột. Hãy tôn
trọng thời gian của giáo viên. Đặt câu hỏi thiếu sự chuẩn bị sẽ
đẩy bạn vào tình huống giáo viên cảm nhận bạn là người
thiếu sự chuẩn bị và ko đọc sách. Chỉ đặt những câu hỏi mà
bạn đã có sự chuẩn bị và suy nghĩ rất nhiều về nó để họ nhìn
nhận bạn là người nghiêm túc, có đầu tư, có suy nghĩ thực sự.
Bạn có biết nhận thức của giáo viên về bạn ẢNH HƯỞNG rất
lớn tới việc bạn được A hay B. Và qua cách bạn đặt câu hỏi,
mặc dù giáo viên không nói ra nhưng họ sẽ có ấn tượng nhất
định với bạn và biết BẠN LÀ AI. Một người chuyên đặt những
câu hỏi hay trên lớp sẽ được giáo viên nhớ tên và thường
được điểm cộng (shhhh)
11
Thứ 6, phàn nàn đã trở thành căn bệnh ở các trường ĐH.
Trường học KHÔNG hoàn hảo và tất nhiên sẽ có những điều
bạn và các bạn của bạn bất mãn. CHẤP NHẬN NÓ. Đừng bàn
đi bàn lại. Thứ DUY NHẤT để bạn có thể làm là DO MORE
WORK. Mình khuyến khích bạn phàn nàn nếu nó có thể giúp
bạn tăng điểm. Nhưng phần lớn nó không tạo ra giá trị gì vì
thế ko nên cổ xuý và hùa theo những cá nhân phàn nàn xung
quanh bạn (mình biết rất dễ bị ảnh hưởng, cố gắng chuyển
chủ đề). Không lý do dù bạn thất bại. Không ai quan tâm lý do
thất bại của chúng ta là gì dù nó có hay đến đâu. Thứ thực sự
matters là bạn WIN hay LOSE. Dù cho giáo viên có ghét bạn
mà cho bạn điểm kém, đây không phải lỗi của giáo viên, đây
là lỗi của bạn vì bạn CHƯA ĐỦ khả năng khéo léo (bán hàng)
để gây ảnh hưởng tới giáo viên. Chấp nhận thất bại và shut up
là bước đầu tiên để bạn đi tới thành công.

Thứ 7, jogging leisurely hay đi bộ một cách thư giãn sẽ cho


bạn những lợi ích nhất định (đủ để bạn có một con C hay B),
nhưng để thực sự GET BETTER (A or A+), bạn cần PUSH
YOURSELF HARDER. Cần thêm mồ hôi, cần thêm stress, cần
thêm frustration, cần thêm chút thiếu ngủ, cần thêm chú khó
chịu khi không hiểu cái bài. Hãy nhớ mọi thứ đều có mức giá
tương ứng. Khi đã học, hãy học nghiêm túc. Không vừa học
vừa Facebook. Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn vẫn tập trung
nhưng thực sự bạn KO tập trung nếu trước mặt bạn vẫn là
Facebook hay điện thoại rung định kỳ.
11
Thứ 8, để được A, bạn phải làm thật nhiều bài tập. Lúc bạn
làm bài tập MỚI LÀ lúc bạn HỌC THỰC SỰ vì lúc đó bộ não
của bạn mới hoạt động và liên hệ kiến thức. Trước khi bắt đầu
vào chương nào. Hãy dành thời gian đọc lướt qua câu hỏi/bài
tập vì nó sẽ cho bạn biết phần nào THỰC SỰ QUAN TRỌNG,
nó cho bạn cảm giác LO LẮNG và TÒ MÒ, điều này sẽ tăng sự
tập trung (Attention) một cách đáng kể khi bạn nhảy vào bài
đọc. Sau khi đọc xong (không cần đọc quá kỹ, không hiểu
100% cũng được), bạn giở bài tập ra làm, bài nào khó lại giở lý
thuyết ra. Với cách làm như vậy, bạn đang chủ động với cuốn
sách giáo trình đó thay vì để nó thụ động. Bạn đang học theo
kiểu TRA CỨU và đây là cách học của một sinh viên A. Tra cứu
là hình thức học tập trung và chủ động thay vì kiểu dàn trải và
thụ động kiểu truyền thống, rất hay quên.

Thứ 9, phớt lờ hết tất cả những lời khuyên nói rằng bảng điểm
đẹp hay GPA 4.0 không quan trọng. Vì nó quan trọng. Nó
quan trọng vì bạn đã bỏ tiền và thời gian ra. Nó quan trọng vì
nó thể hiện sự nghiêm túc của bạn với giáo dục của chính bản
thân. Nó quan trọng vì nó nói lên thực lực và khả năng học
hỏi của bạn. Nó quan trọng vì những người có GPA 4.0 được
nhiều cơ hội hơn so với người GPA thấp hơn (học bổng, du
học, cơ hội nghề nghiệp). Xác suất người thành công mà bỏ
học ít hơn nhiều so với xác suất người thành công mà đi học.
Đừng vì chữ Nerd mà khiến bạn coi thường vị trí A hay sự
chăm chỉ của mình, Nerd là cách dùng từ sai. Học giỏi ≠ Nerd.
Những đứa học giỏi thường giỏi hơn những đứa học kém ở
các mặt khác không chỉ việc học vì cái này liên quan đến
desire to excel.
11
Thứ 10, bạn là một con chó sói hay một con đại bàng, bạn
không phải là cừu. Luôn luôn nhìn nhận bản thân là một A
student, ngẩng cao đầu. Quá khứ của bạn không nói lên điều
gì. Chỉ cần bạn nhìn nhận bản thân là một A student thì bạn
sẽ có cơ hội tìm ra tiềm năng của mình và điều này không
khó. Điểm tiếng Anh ở trường cấp 3 của mình được 6.6 và
hiện nay những bạn được 9 phẩy tiếng Anh ở trường hay thi
ĐH đang nhờ mình chữa bài IELTS hoặc sửa pronunciation
giúp. Vì vậy, bạn không phải B hay C student như đám đông.
Bạn là A. Đám đông giống như bầy cừu. Tin tưởng vào quyết
định hay phương pháp học của bạn thân thay vì hùa theo
phong trào vì khả năng cao bạn sẽ không đi dến đâu.

------------------

Ngoài việc nắm thật chắc 10 điều trên ra, bạn cũng nên biết
một số điều sau:

1. Định nghĩa Genius. Genius - thần đồng hay ám chỉ những


người thông minh. Khi nhắc đến Genius bạn thường nghĩ đến
Einstein hay Stephen Hawking hay thậm chí Đỗ Nhật Nam.
Chúng ta thường có quan niệm Genius là một người BIẾT
NHIỀU, UYÊN BÁC, CÓ NHIỀU KIẾN THỨC. Điều này SAI.
Genius KO phải một người hiểu biết nhiều mà là một người
LUÔN HAM HỌC HỎI và cho mình biết ÍT, luôn luôn tìm tòi và
học hỏi ko ngừng. Vì thế nếu bạn muốn làm Genius hãy luôn
là một student, liên tục học hỏi thay vì nghĩ mình biết hết và
dừng lại.
11
2. SHOULD AND MUST. Bạn nên tập thể dục mỗi ngày và bạn
PHẢI tập thể dục mỗi ngày là 2 câu khác nhau HOÀN TOÀN
chứ không phải ít.

Bạn NÊN tập thể dục mỗi ngày => Bạn sẽ không tập
Bạn PHẢI tập thể dục mỗi ngày => Bạn sẽ tập.

Khi bạn tự khuyên bản thân làm bất cứ việc gì kể cả việc học ở
trường. Hãy cho bản thân bạn vào trường hợp KHÔNG CÓ LỐI
THOÁT. Mình nói điều này là bởi vì mình thấy nhiều bạn còn 1
tuần nữa là thi nhưng trong đầu vẫn nghĩ "Mình nên học"
thay vì "Mình phải học". Giống như "Mình nên được A" thay vì
"Mình phải được A". Nếu bạn nghĩ rằng bạn NÊN học hay NÊN
được A, khả năng cao bạn sẽ được B => Thay nên bằng phải,
ép buộc bản thân (push harder)

3. Giáo dục nước ngoài và giáo dục Việt Nam khác nhau ở chỗ
tất cả các môn học ở nước ngoài LUÔN chia LEVEL từ DỄ ĐẾN
KHÓ. Còn ở VN lại có xu hướng đào tạo mấy cái KHÓ ngay từ
đầu hoặc không chia theo level. Điều này dẫn đến việc ở VN
chúng ta thường nản ngay từ đầu, không đủ kiên nhẫn hay
hứng thú để tiếp tục. Các chương trình học ở nước ngoài theo
model từ dễ lên. Mấy môn 101 thường vô cùng dễ, dễ đến
mức bạn chăm chỉ, hứng thú và kết thúc khoá học ĐÒI HỎI độ
khó. Tóm lại nó không khiến bạn nản. Khi bạn tự đào tạo bản
thân bất cứ môn gì, đừng thiếu kiên nhẫn mà ham khó vội.
Luôn đi từ dễ lên bạn nhé!
11
4. KHÔNG nên dùng giáo trình tiếng Việt dù chương trình học
của bạn bằng Tiếng Việt. Hầu như tất cả các môn bạn học ở
trường của bạn đều có bản tiếng Anh tương đương (trừ Mac
Lenin). Lý do nên học sách tiếng Anh vì bạn đọc sách tiếng
Việt khó hiểu bao nhiêu thì đọc sách tiếng Anh sẽ rõ ràng và
bài bản bấy nhiêu. Chính vì thế, mình khuyên thật bạn tập
đọc dần sách tiếng Anh đi là vừa, không những đây là cơ hội
giúp lên trình Academic Writing, reading của bạn rất nhiều
mà bạn sẽ hiểu bài học một cách rõ ràng hơn.

Nếu thầy cô ở trường bắt bạn phải dùng sách tiếng Việt và bài
kiểm tra tiếng Việt, bạn hãy VẪN ĐỌC và làm bài tập bằng
sách tiếng Anh là CHÍNH (để hấp thu thông tin) còn sách tiếng
Việt chỉ dùng trong mục đích đối phó với bài kiểm tra thôi.
PART 2:
TRAINING
TRAINING
# 1
Note-taking
Skills
Kỹ năng Take note là một kỹ năng rất quan trọng trong học
ĐH. Đã có rất nhiều người nói về kỹ năng take note nhưng
mình chỉ áp dụng phương pháp của mình và hôm nay mình
sẽ giới thiệu cho bạn. Những gì bạn cần là đây. 3 màu bút
XANH ĐỎ ĐEN và một cái bút Highlight. Đừng chỉ dùng một
màu mà hãy LUÔN dùng 3 màu. Vì bộ não của chúng ta sẽ
F*CKED UP khi chỉ nhìn vào một màu. Dùng 3 màu sẽ truyền
tải thông tin NHANH và ORGANIZED hơn tới bộ não của bạn.
Khiến cho tốc độ học của bạn nhanh hơn nhiều.
#1
Bút Highlight là một công cụ NICE TO HAVE chứ không phải
ESSENTIAL như 3 bút trên. Mình thấy nhiều bạn lên học ĐH tô
vào sách chẳng chịt, mỗi lần ôn lại rất loạn mắt và hại não.
Quy tắc của mình là HIGHLIGHT càng ít càng tốt. Nghĩa là CHỈ
highlight những thông tin cực kỳ quan trọng (KEY WORDS).
Mục đích của nó là LẬP TỨC hướng mắt bạn đến với thông tin
quan trọng ngay sau khi bạn nhìn vào tờ giấy hoặc sách. Làm
như vậy bạn sẽ KO mất thời gian cho bộ não để hình dung
xem đoạn văn nói về cái gì. Ngoài ra bút Highlight sẽ có tác
dụng nếu bạn KO dùng sách màu mà dùng sách đen trắng.
Bạn có thể dùng highlight các TIÊU ĐỀ quan trọng để khi giở
lại bạn KO mất thời gian tìm kiếm. Như vậy QUY TẮC CHUNG
là chỉ HIGHLIGHT một vài từ trong 1 trang. Hạn chế highlight
câu hay cả đoạn.

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ môn học là CORPORATE FINANCE vì


nó là một môn khó, yêu cầu cả tính toán lẫn lý thuyết nhiều.

Và bây giờ mình mời bạn dành 3-5 phút đọc nội dung phần
CREDIT ANALYSIS ở bên dưới và cách mình HIGHLIGHT.
#1

e
x
#1
Excellent. Như bạn có thể thấy, mỗi một đoạn mình chỉ
highlight 1 hoặc 2 từ. Và cả một phần dài ngoằng 4 5 cái
paragraphs như thế CHỈ cần 4-5 TỪ là bạn có thể thuộc lòng
và đủ để làm bài kiểm tra. Đây là 4-5 từ QUAN TRỌNG NHẤT
(4-5) có thể đại diện cho cả đoạn

Ví dụ câu hỏi đề thi là: DESCRIBE WAYS TO CARRY OUT CREDIT


ANALYSIS

Trong đầu mình sẽ xuất hiện 4 từ: Past, Credit Agency, Bond
Prices, Stock Prices.

=> Check the history to see if the customers consistently paid


on time
=> Check with the credit agencies for new customers
=> Compare bond price with that of other firms
=> Look at the stock price to see how it performs

Vậy là ăn điểm, khi chấm bài giáo viên thường chỉ để ý KEY
WORDS. Bạn chỉ cần có KEY WORDS là họ cho điểm. Thậm chí
học KEY WORDS giúp bạn hiểu bài nhanh hơn và giải thích tốt
hơn do thông tin trong đầu bạn được sắp xếp gọn gàng. Bạn
nên nhớ quyển sách dày 700 trang, cộng thêm 5-6 môn khác
tương tự nên cách học kiểu này là MUST chứ ko phải là
SHOULD.
#1
Excellent. Như bạn có thể thấy, mỗi một đoạn mình chỉ
highlight 1 hoặc 2 từ. Và cả một phần dài ngoằng 4 5 cái
paragraphs như thế CHỈ cần 4-5 TỪ là bạn có thể thuộc lòng
và đủ để làm bài kiểm tra. Đây là 4-5 từ QUAN TRỌNG NHẤT
(4-5) có thể đại diện cho cả đoạn

Ví dụ câu hỏi đề thi là: DESCRIBE WAYS TO CARRY OUT CREDIT


ANALYSIS

Trong đầu mình sẽ xuất hiện 4 từ: Past, Credit Agency, Bond
Prices, Stock Prices.

=> Check the history to see if the customers consistently paid


on time
=> Check with the credit agencies for new customers
=> Compare bond price with that of other firms
=> Look at the stock price to see how it performs

Vậy là ăn điểm, khi chấm bài giáo viên thường chỉ để ý KEY
WORDS. Bạn chỉ cần có KEY WORDS là họ cho điểm. Thậm chí
học KEY WORDS giúp bạn hiểu bài nhanh hơn và giải thích tốt
hơn do thông tin trong đầu bạn được sắp xếp gọn gàng. Bạn
nên nhớ quyển sách dày 700 trang, cộng thêm 5-6 môn khác
tương tự nên cách học kiểu này là MUST chứ ko phải là
SHOULD.
#1
Khi dùng bút 3 màu mực, hãy dùng một cách TỰ DO. Ko nên
quá khắt khe việc nên dùng mực nào viết title mực nào chú ý,
mực nào mực chính. Nên nhớ bạn cần ghi chép rất nhanh vì
vậy quy luật phải DỄ và lỏng bạn mới có thể sáng tạo khi take
note. Nếu bạn Take note trực tiếp vào sách đặc biệt là sách
màu, không nên dùng cả 3 màu mực mà chỉ dùng 1 nếu ko sẽ
dễ loạn mắt.

QUY LUẬT CHUNG của mình là:

MỰC ĐỎ: ít dùng nhất


MỰC XANH: Dùng vừa
MỰC ĐEN: dùng nhiều nhất

Màu nào ít dùng thì thường sẽ quan trọng, nổi bật và vì thế
khi nhìn vào ôn lại mình chú ý đến. Thường là key words. Tuy
nhiên, mình lại nhấn mạnh lại, mặc dù có quy luật nhưng
trong nhiều TH bạn không nhất thiết phải theo nó 100%. Đôi
khi mình dùng mực XANH nhiều nhất, đôi khi lại mực đen.
Phải lỏng thì mới nhanh được. Lâu dần nó sẽ thành thói quen
và bản năng của bạn. Yên tâm. Khi take note KO nên viết chữ
quá đẹp. Viết chữ đẹp sẽ làm giảm tốc độ. Bạn chỉ cần viết đủ
hiểu và phải thật nhanh. Khi take note trực tiếp vào sách có
thể take ở 2 dạng sau:
#1
DẠNG 1: Viết thông tin quan trọng HOẶC tóm tắt ra lề (để khi
bạn đọc lại bạn hiểu cả đoạn đấy chỉ bằng 1 cái liếc).

DẠNG 2: KHOANH TRÒN vào thông tin quan trọng, mũi tên ra
một khoảng trống rồi giải thích ngắn gọn (giống kiểu học từ
vựng)

Khi take note, hãy dùng những công cụ hỗ trợ trí nhớ sau:

1. CẢM XÚC của bạn (WOW, WTF, Nice!, LIKE, <3). Hãy dùng
cảm xúc của bạn bộc lộ vào NỘI DUNG boring kia, bạn sẽ nhớ
tốt hơn nhiều. Giả sử bài viết có câu "The unemployment rate
this year is 2% higher than in comparison to last year". Bạn có
thể khoanh hoặc gạch chân rồi đánh một cái note bên cạnh
"HOLY SHIT, NO!!!"

2. LIÊN HỆ BẢN THÂN - Bất cứ thông tin nào bạn cũng có thể
liên hệ với bản thân của bạn. Giả sử trong bài viết có câu
"Bonds are less risky than stocks" bạn có thể khoanh vào và
đánh mũi tên rồi take note như sau "Better for my grandpa"
Hoặc như câu trên "The unemployment rate this year is 2%
higher than in comparison to last year" => Note: "Hopefully I'll
find a job".
#1
3. KHOANH TRÒN (VUÔNG): Khoanh tròn hoặc vuông đoạn
hoặc câu bạn thấy quan trọng thay vì dùng highlight đơn giản
vì nó dễ nhìn hơn nhiều. Highlight chỉ dùng cho từ. Khi
khoanh tròn bạn KO nên khoanh ngay ngắn, nên khoanh to
to 1 tí cho nổi bật (quan trọng là tiết kiệm thời gian). Não bạn
chỉ cần dừng lại quá lâu để chăm chút cho việc vở sách chữ
đẹp cũng đã đủ mất tập trung rồi. Thế nên bạn phải thật
nhanh để chuyển sang nội dung khác.
#1
3. KHOANH TRÒN (VUÔNG): Khoanh tròn hoặc vuông đoạn
hoặc câu bạn thấy quan trọng thay vì dùng highlight đơn giản
vì nó dễ nhìn hơn nhiều. Highlight chỉ dùng cho từ. Khi
khoanh tròn bạn KO nên khoanh ngay ngắn, nên khoanh to
to 1 tí cho nổi bật (quan trọng là tiết kiệm thời gian). Não bạn
chỉ cần dừng lại quá lâu để chăm chút cho việc vở sách chữ
đẹp cũng đã đủ mất tập trung rồi. Thế nên bạn phải thật
nhanh để chuyển sang nội dung khác.
#1
Take note ở lề để tóm gọn ý
#1
4. MŨI TÊN

Dùng mũi tên có thể giúp MẮT của bạn định hướng NHANH
CHÓNG. Tưởng tượng bạn đọc một nội dung ko có mũi tên.
Bạn sẽ ko biết nhìn vào đâu. Nhưng một khi có một cái mũi
tên xuất hiện, mắt bạn sẽ tập trung vào chiều của mũi tên.
Chính vì thế MŨI tên cực kỳ quan trọng trong việc ôn lại bài.
Nếu có thể bạn hãy dùng mũi tên để gây sự chú ý.

5. MÔ HÌNH

Dùng mô hình để tóm tắt một cách logic và khoa học. Khi
chúng ta đọc một bài đọc chỉ toàn chữ là chữ, đầu chúng ta
thường nhảy loạn xạ. Bạn cần tìm được bộ xương của bài đọc
rồi làm thành mô hình đơn giản (mô hình nào cũng được).
Mỗi khi giở ra đọc lại bạn sẽ nhớ tốt và nhanh hơn nhiều.
#1
#1
Tóm tắt:

1. Khi dùng Highlighter, chỉ tô key words hoặc title quan trọng
(cho sách ko màu). Không tô quá nhiều. Tưởng tượng đang bị
test vào nội dung đó thì bạn muốn những từ khoá nào xuất
hiện NGAY trong đầu bạn => Tô từ đó.

2. Dùng bút 3 màu theo một cách TỰ DO. Gợi ý: màu đỏ dùng
ít nhất (thông tin quan trọng), màu xanh dùng ít hơn (Title),
màu đen dùng nhiều nhất (nội dung chính).

3. Take note kiểu cảm xúc, liên hệ cá nhân, dùng khoanh tròn,
mũi tên, và mô hình để tăng trí nhớ.

4. Viết ra lề của bài đọc hoặc là CÂU/ĐOẠN quan trọng hoặc là


TÓM TẮT ý. Như vậy khi giở lại đọc nhìn cần lướt qua cái lề là
biết đc bài đọc.

5. Không quan tâm chữ đẹp hay khoanh ngay ngắn, quan tâm
tốc độ và sự thoải mái.

6. Chỉ cần bạn dùng tốt kỹ năng TAKE NOTE, mọi bài đọc đối
với bạn sẽ trở nên vô cùng easy và ngắn. Bạn không cần đọc
cả bài để hiểu nội dung mà chỉ cần một vài thông tin quan
trọng.
Take note một cách chủ động, và personalized.
Không nên nắn nót cho đẹp. Nên vẽ mô hình.
Nên dùng nhiều màu. Nên viết tắt. Nên dùng
biểu tượng. Nên vẽ hình. Speed và visual là quan
trọng nhất
TRAINING
#PAPER
2
MANAGEMENT
Chắc chúng ta đều đồng ý với nhau rằng học ở trường ĐH có
hàng tá các loại giấy tờ khác nhau. Nếu kỹ năng quản lý tài
liệu không tốt rất dễ gây loạn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan
trọng vì nếu giấy tờ tài liệu của bạn kể cả ở dạng paper hay
dạng mềm ko được organize cẩn thận sẽ GÂY ẢNH HƯỞNG
đến số điểm của bạn bằng những cách sau:

1. Mất thời gian tìm lại tài liệu (lại gây căng thẳng)
2. Không nhớ ra bạn có tài liệu quan trọng (để giúp bạn)
3. Mất động lực học

Tại sao lại mất động lực học? Bạn có biết chỉ cần tăng tốc độ
lấy lại (retrieve) tài liệu 1 giây thôi cũng đủ đưa bạn từ B lên A.
Hãy tưởng tượng 4 năm học bạn lưu và lấy lại tài liệu bao
nhiêu lần, nếu process mà mượt mà bạn sẽ không cảm thấy
mệt mỏi khi ngồi vào bàn học và có thể TẬP TRUNG vào
những công việc có giá trị thay vì loay hoay mò mẫm tài liệu
(Energy-sucker).
#2
PHẦN 1: PAPER MANAGEMENT.

Mình không biết các bạn thế nào nhưng mình không dùng vở.
Mình dùng giấy, mỗi một kỳ mình order một vài tập giấy như
thế này. (bạn dùng giấy A4 cũng được nếu chịu chơi)
#2
WHY? Vì giấy linh hoạt hơn vở. Khi dùng vở bạn thường phải
viết khá ngay ngắn và đúng chỗ, khi tìm lại thông tin thường
cũng không dễ. Chưa kể việc viết vào vở khá mất tự do. Cảm
giác viết ra từng tờ giấy sẽ thoải mái và tự do hơn nhiều. Giấy
là con dao 2 lưỡi, nếu biết organize thì sẽ rất tuyệt vời, nhưng
nếu ko biết organize sẽ khá messy và loạn.

Ngoài ra bạn cần một tập FOLDER như thế này. FOLDER càng
đơn giản càng tốt để bạn còn có hứng mà giở ra (và tiết kiệm
thời gian khi giở). Nó chỉ đơn giản giống như 2 mảnh bìa cứng
để kẹp các tờ giấy của bạn mà thôi. (KO nên dùng ca táp có
chức năng khoá vì mất nhiều thời gian mở)
#2
Bạn cũng cần thêm cái này. Mình không biết gọi là gì nhưng
nó như một cái giá để bạn để FOLDERS. (cần 1 đến 2 cái là đủ)
#2
VÀ Folder 6: Archives, Folder Archives rất quan trọng, dùng để
chứa những giấy/tài liệu mà bạn KO dùng tới nhiều. Những
giấy tờ nào mà bạn thấy ÍT QUAN TRỌNG, ÍT DÙNG, đừng vứt
đi, hãy cho vào Folder Archive. Nó giống như là folder
inactive. Tại sao bạn cần Folder Archive? Vì bạn muốn LỌC ra
các giấy tờ quan trọng và dùng nhiều cho vào folder 1-2-3-4-5
để khi bạn lấy lại tài liệu sẽ dễ hơn. Ngoài ra bạn cũng KO nên
vứt những giấy tờ ít quan trọng đi vì đôi khi một lúc nào đấy
bạn lại cần đến. Tóm lại, ít quan trọng, ít dùng => cho vào
archive. 5 folder còn lại của bạn sẽ gọn gàng, không bị loãng.

Vậy là cái folder của bạn giờ như cuốn vở, nhưng nó flexible
hơn nhiều, bạn có thể thêm bớt trang tuỳ ý (thêm những chi
tiết không quan trọng hoặc archive những thông tin ko quan
trọng). Khi đi học, bạn cần môn nào bạn CHỈ cần mang
FOLDER môn đó. Trong mỗi folder nên dự trữ khoảng 5-10 tờ
giấy trắng để bạn còn take note trên lớp. Miễn sao bạn giữ
mỗi một môn một folder RIÊNG, thì trong FOLDER bạn tha hồ
bừa bãi (đây gọi là bừa trong khuôn khổ). Bạn sẽ cảm giác tự
do hơn và organized hơn nhiều.

Tất nhiên sẽ có nhiều trường hợp mọi thứ không như ý bạn
muốn, giấy tờ của bạn như một mớ bòng bong khi bạn nhìn
vào đầu chỉ muốn nổ tung. Mình có cách đơn giản giúp bạn.
Hãy tập hợp cái mớ bòng bong của bạn vào thành 1 tập giấy.
Sau đó ở trên bàn của bạn có 4 nhóm như sau. KEEP, BLANK,
ARCHIVE, GARBAGE. Bạn cầm cái tập giấy hỗn độn đang cầm
trên tay kia và ĐẶT từng tờ giấy vào mỗi nhóm thích hợp Ở
TRÊN BÀN (Giống như chia bài)
#2
VÀ Folder 6: Archives, Folder Archives rất quan trọng, dùng để
chứa những giấy/tài liệu mà bạn KO dùng tới nhiều. Những
giấy tờ nào mà bạn thấy ÍT QUAN TRỌNG, ÍT DÙNG, đừng vứt
đi, hãy cho vào Folder Archive. Nó giống như là folder
inactive. Tại sao bạn cần Folder Archive? Vì bạn muốn LỌC ra
các giấy tờ quan trọng và dùng nhiều cho vào folder 1-2-3-4-5
để khi bạn lấy lại tài liệu sẽ dễ hơn. Ngoài ra bạn cũng KO nên
vứt những giấy tờ ít quan trọng đi vì đôi khi một lúc nào đấy
bạn lại cần đến. Tóm lại, ít quan trọng, ít dùng => cho vào
archive. 5 folder còn lại của bạn sẽ gọn gàng, không bị loãng.

Vậy là cái folder của bạn giờ như cuốn vở, nhưng nó flexible
hơn nhiều, bạn có thể thêm bớt trang tuỳ ý (thêm những chi
tiết không quan trọng hoặc archive những thông tin ko quan
trọng). Khi đi học, bạn cần môn nào bạn CHỈ cần mang
FOLDER môn đó. Trong mỗi folder nên dự trữ khoảng 5-10 tờ
giấy trắng để bạn còn take note trên lớp. Miễn sao bạn giữ
mỗi một môn một folder RIÊNG, thì trong FOLDER bạn tha hồ
bừa bãi (đây gọi là bừa trong khuôn khổ). Bạn sẽ cảm giác tự
do hơn và organized hơn nhiều.

Tất nhiên sẽ có nhiều trường hợp mọi thứ không như ý bạn
muốn, giấy tờ của bạn như một mớ bòng bong khi bạn nhìn
vào đầu chỉ muốn nổ tung. Mình có cách đơn giản giúp bạn.
Hãy tập hợp cái mớ bòng bong của bạn vào thành 1 tập giấy.
Sau đó ở trên bàn của bạn có 4 nhóm như sau. KEEP, BLANK,
ARCHIVE, GARBAGE. Bạn cầm cái tập giấy hỗn độn đang cầm
trên tay kia và ĐẶT từng tờ giấy vào mỗi nhóm thích hợp Ở
TRÊN BÀN (Giống như chia bài)
#2
#2
Sau khi "chia bài" xong trên bàn của bạn sẽ lọc ra được 4
nhóm
KEEP: Giấy tờ quan trọng
BLANK: Giấy trắng
ARCHIVE: Giấy thuộc nhóm archive
GARBAGE: Vứt đi

Bạn giữ nhóm KEEP kia và cho vào folder môn học phù hợp.
Giấy trắng bạn có thể cất đi đâu đấy hoặc cho vào folder dự
trữ. Giấy archive cho vào Folder archive. Và vứt hết các giấy tờ
ở nhóm Garbage vào thùng rác. Vậy lại mọi vấn đề đã được
giải quyết ổn thoả. Phòng của bạn nên có sẵn thùng rác mini
(thùng rác giống như một cái FOLDER: Garbage). Nếu thùng
rác ở xa bàn làm việc của bạn, khả năng cao bàn học của bạn
sẽ rất bừa. Đừng tiếc giấy, hãy thẳng tay vứt đi những thứ ko
cần thiết. Ok. Vậy là tạm thời bạn đã XONG phần quản lý tài
liệu/giấy tờ. Nhưng chưa hẳn đã xong. Khi đến lớp bạn cũng
cần TAKE NOTE. Cách take note của bạn cũng hỗ trợ nhất
định vào khả năng quản lý tài liệu của bạn.

Giả sử bạn đang ở lớp và học môn MARKETING. Bạn lấy tờ


giấy trắng trong cái folder môn Marketing ra và bắt đầu ghi
chép giống như mình xui. Ngay sau khi bạn giở giấy trắng ra
hãy lấy một cái bút đỏ ghi một chữ to đùng phía trên cùng
của tờ giấy (đừng viết nắn nót). MKT W1 - Nghĩa là cái note
này là marketing tuần 1 trong khoá học của bạn. Tương tự
ACC W5 nghĩa là Accounting Tuần 5. Chỉ đơn giản vậy thôi
cũng làm cho cuộc sống của bạn easier hơn rất nhiều khi TÌM
LẠI tài liệu quan trọng. Trong lúc lục lại giấy tờ, thay vì lướt
qua cả nội dung, bạn chỉ cần nhìn vào cái tiêu đề. Rất nhanh
chóng.
#2
--------Kỹ năng TAKE NOTE vào GIẤY-----------

Khi Take note ở trên lớp KO NÊN viết theo kiểu đoạn văn mà
nên viết CỰC KỲ NGẮN GỌN. Dùng #Hashtag để chủ đề Pop
up ngay trong đầu bạn khi bạn nhìn vào nội dung. Ví dụ bài
giảng (voice) của bạn như thế này.

All businesses face risks of many types. Some, such as


unexpected cost increases, may be obvious, while others,
such as disasters caused by human error, are not. Enterprise
risk management (ERM) is the process of identifying and
assessing risks and, where financially sensible, seeking to
mitigate potential damage. Companies have always taken
steps to manage risks. The change in recent years has been
more to view risk management as a holistic, integrated
exercise rather than something to be done on a piecewise
basis. There is much greater awareness of the variety,
complexity, and interactions of risks at the companywide
level. In fact, as the benefits from ERM have become
increasingly clear, many companies have created a new “c-
level” executive position, the Chief Risk Officer (CRO).

Tờ note của bạn sẽ thế này:

FIN W7 (tức Finance, tuần 7, chữ to, mực đỏ)

#Risk #ERM is awesome for manage risks (nhìn vào hashtag


biết ngay chủ đề).
#2
Mình muốn bạn SÁNG TẠO khi sử dụng NOTE, hãy dùng não
phải nhiều hơn não trái, đừng viết chữ đẹp, nắn nót, ngay
ngắn. Viết nhanh. Viết to thông tin quan trọng. Be creative.

Nhiều khi trong bài giảng, bạn nghe được nhiều thông tin
quan trọng như "PHẦN NÀY SẼ VÀO BÀI KIỂM TRA" hoặc
"PHẦN NÀY CẦN CHÚ Ý" hoặc bất cứ cái gì quan trọng. Bạn
hãy ghi vào rồi đánh một mũi TÊN rồi viết chữ "IMPORTANT!!!"
to đùng bên cạnh thông tin đó. Điều này làm cho bạn mỗi lần
LẤY LẠI tài liệu trong folder, bạn dễ dàng LỌC được thông tin
quan trọng dựa vào thị giác. Tóm lại, take note là kỹ năng sử
dụng NÃO PHẢI thay vì não trái. Bạn CHỈ cần một vài quy luật,
còn lại bạn tha hồ sáng tạo. MỤC ĐÍCH là bạn phải PHỤC VỤ
THỊ GIÁC của bạn chứ ko phải tra tấn nó.

Nhớ đừng quên sử dụng Mô hình và mũi tên khi take note. Vẽ
mô hình ra sẽ giúp bạn nhớ thông tin tốt hơn và hệ thống hơn
là viết một đoạn văn dài ngoằng, nhàm chán.
#2
#2
TÓM TẮT:

1. Chỉ cần tiết kiệm 1 giây mỗi lần lưu và mở tài liệu cũng đủ
đưa bạn từ B lên A

2. Bạn cần 3 thứ: GIẤY, FOLDER và GIÁ. Giá đựng folder, folder
đựng giấy

3. Chỉ nên dùng folder như 2 mảnh bìa cứng, ko khoá, ko nên
dùng loại có khoá

4. Folder chia làm 2 nhóm: NHÓM 1: Môn học, NHÓM 2:


Archive. Archive chứa các giấy tờ tài liệu bạn ít dùng, ít quan
trọng nhưng bạn chưa dám vứt đi. Archive giúp cho các folder
môn học còn lại của bạn chỉ giữ các giấy tờ quan trọng (không
bị loãng)

5. Khi gặp phải trường hợp bạn có nhiều giấy tờ hỗn độn.
Tổng hợp thành 1 tập, sau đó chia ra thành 4 nhóm và đặt
trên bàn (KEEP, BLANK, ARCHIVE, GARBAGE).

6. Phòng nên có thùng rác mini ở càng gần bàn học càng tốt.

7. Ghi tiêu đề môn học và TUẦN ở đầu NOTE để dễ lọc, dùng


#hashtag cho key words và topic để tạo CONTEXT (nhớ lâu),
dùng mô hình và mũi tên để tóm tắt thông tin. NEVER ghi cả
đoạn dài vào note. Sử dụng não phải để take note, sáng tạo
hết khả năng của bạn. Phục vụ thay vì tra tấn thị giác.
Bạn chỉ cần 1 cái giá, các Folders cho mỗi môn,
và Notes. Hãy bừa bộn notes trong khuôn khổ
(trong mỗi folder). Bừa bộn được vì bạn đã đánh
dấu ở mỗi Note nên việc tìm lại không có gì khó
khăn.
TRAINING
#3
FILE
MANAGEMENT
Trước khi bắt đầu đọc chương này, bạn hãy đi mua những thứ
cần thiết ở chương 2 và áp dụng đi đã nhé.

Nếu bạn đã giải quyết xong vấn đề của PAPER thì FILE trong
máy tính về bản chất cũng KO KHÁC NHAU là mấy. Thậm chí
còn đơn giản hơn nhiều. Mục đích vẫn là cân bằng giữa
ORGANIZATION và tự do (nôm na tức bày bừa trong khuôn
khổ).

Về bản chất bạn vẫn có FOLDERS của 5 môn học và một


FOLDER ARCHIVES. Folder archive giống như thùng rác nhưng
được tôn trọng hơn 1 tý. Bạn được phép bừa trong Folder
archive. Cứ có gì ít dùng, bạn hãy kéo thả ngay vào Archives.

Để 6 FOLDERS của bạn ra ngoài desktop để dễ truy cập. Lý


tưởng nhất là bạn dùng phần mềm hoặc thủ thuật THAY ĐỔI
màu sắc của FOLDER để phục vụ thị giác của bạn tốt hơn. Bạn
nào dùng MacBook có thể dùng ứng dụng Folder Factory. Đổi
màu nào là tuỳ ý bạn.
#3

5 môn học, 5 folders và 1 archives (inactive files), để ngay trên


Desktop.
#3
Mình không rõ hình thức chia sẻ FILE ở trường/lớp bạn hoạt
động như thế nào. Nhưng bên mình học sẽ có một hệ thống
mà giáo viên UPLOAD các tài liệu lên và sinh viên DOWN.
Mình DOWN TẤT CẢ các tài liệu các môn và nhét vào từng thư
mục tương ứng. Khi giáo viên update file mới, mình lại
download ngay lập tức. Một số bạn bè của mình không có
thói quen như vậy. Vì file rất sẵn trên mạng nên lúc nào cần
họ mới mò lên down.

Cách này KO hiệu quả do quá rườm rà và dễ gây messy.


Chính vì vậy, mình khuyên bạn hãy DOWN ngay sau khi có file
và cho vào nơi tương ứng. SOLUTIONS, POWERPOINT,
COURSE OUTLINE, DOC, EXCEL vân vân. Như vậy bất cứ khi
nào bạn cần là có ngay (tăng tốc độ 1s đủ khiến bạn từ B
thành A). Duy trì thói quen này bạn sẽ thấy cuộc đời sinh viên
của bạn mới dễ chịu làm sao.

Trong mỗi FOLDER bạn hãy để chế độ SORT BY TYPE: giúp


bạn phân biệt được đâu là file DOC, đâu là PDF, đâu là PPT
một cách rõ ràng, tăng tốc độ khi tìm kiếm tài liệu.
#3
#3
TÓM TẮT:

1. Tương tự quản lý tài liệu giấy, dùng hệ thống folder trên


máy tính, đổi màu folder, để ngoài desktop, dùng chế độ
SORT BY TYPE.

2. Download các file và lưu vào folder tương ứng thay vì để


chúng trên mạng hoặc trên mail.
Quản lý File mềm không khác gì Paper, vẫn là
nguyên tắc Giá>Folder>Files và bừa bộn trong
khuôn khổ
TRAINING
#4
ABBREVIATING
SKILLS
HÃY VIẾT TẮT MỌI LÚC MỌI NƠI. Training 4 lần này sẽ liên
quan một chút đến kỹ năng quan trọng nhất đó là take note.
Khác với các cấp 1 2 3 khi chúng ta bị thầy cô ở trường bắt
phải viết đầy đủ. Ở cấp độ ĐH bạn được quyền viết tắt
(privilege) và hãy tận dụng quyền lợi này. Hầu như tất cả các
bài kiểm tra mình làm ở trường ĐH đều viết tắt những từ
THÔNG DỤNG mà ko bị trừ điểm.

Ví dụ: Accounts Receivable => AR, Accounts Payable => AP,


Employment Income = EMP, Business Income = BUS,
Revenues => REV, Expenses => EXP, Marketing = MKT,
Management => MGMT, After-tax Nominal Return => ATNR.
Average = AVG, Total => TOT. Derivatives = DERIV,
Increase/Decrease => mũi tên lên xuống, Objectives => Obj.
Common Shares = CS. Preferred Share = PS. Future = FUT,
Government = GOV. International = INTL, System = SYS,
Foreign Exchange = FOREX, Capital Expenditure = CAPEX,
Venture Capital = VC. Investment = INVM, Inventory = INV.
Mutual Funds = MF. Cash flows = CF. Economy = ECON, Long-
term = LT, Short-term = ST. 10 years = 10y, 360 days = 360d.
Billion = BIL. Million = MIL.
#4
Và còn rất nhiều, trên đây chỉ là gợi ý mà mình dùng quen.
Ngoài ra, ĐỪNG SỢ khi từ EXP trùng với Experience. Trong
mỗi hoàn cảnh trong đầu bạn sẽ TỰ dịch ra một cách hợp lý.
Ví dụ trong câu

I have a lot of EXP in play golf => Trong đầu bạn sẽ tự hiểu nó
là Experience
We have to match EXP with REV => Trong đầu bạn sẽ tự hiểu
nó là Expense.

Chính vì thế, không có lý do gì để SỢ viết tắt. LUÔN viết tắt


nếu bạn thấy từ đó lặp đi lặp lại nhiều hoặc nó là THUẬT
NGỮ. Giống những từ như GDP, NASA đều là các từ viết tắt.
Dùng nhiều từ viết tắt khiến bạn mặc địch nghĩa của nó thay
vì dùng cả cụm dài. Khi viết tắt bạn sẽ NHỚ từ vựng tốt hơn và
cũng làm cho quá trình take note của bạn mượt mà và hiệu
quả hơn rất nhiều lần.

Đây cũng là một trong những lý do mình KHUYÊN các bạn


nên học bằng tiếng Anh thay vì Tiếng Việt. Tiếng Việt khó viết
tắt hơn TA. Vì thế kể cả khi ghi chép bằng tiếng Việt. Những từ
nào bạn có thể dùng bằng TA để viết tắt, hãy tận dụng. Ví dụ,
thay vì viết:

"Đầu tư vào index funds sẽ tốt hơn Mutual funds trong dài
hạn, hơn 20 năm"

Hãy viết: "IF > MF for LT, 20y"


#4
Có nhiều cách viết tắt nhưng mình xin được nêu 3 cách:

1. Viết hoa 3 chữ đầu: Revenue => REV, Employment => EMP
2. Viết hoa các chữ cái đầu: Long-term = LT
3. Với từ dài, viết hoa các chữ quan trọng: Management =
MGMT

Với những từ như Good hay Bad đôi khi bạn chỉ cần dùng
biểu tượng dấu tích hay dấu nhân. Hãy sáng tạo. Có câu "A
picture is worth a thousand words". Nhiều khi chỉ cần bạn vẽ
một cái model, hay vẽ một hình còn tốt hơn take một đoạn
note dài (mà bạn không muốn giở ra xem lại).

Là một A student, bạn cần là chuyên gia trong việc viết tắt.

TÓM TẮT:

1. Viết tắt mọi lúc mọi nơi (cẩn thận khi làm trong bài kiểm tra
nhưng ko phải ko dùng được)

2. Ba cách viết tắt để bạn tham khảo: Viết hoa 3 chữ đầu
(REV), Các chữ cái đầu (LT), hay các chữ quan trọng (MGMT).

3. Dùng biểu tượng (dấu tích cho Good, dấu nhân cho Bad)

4. Với đoạn văn hay câu dài thậm chí có thể vẽ hình (vẽ xấu
cũng được) vì A picture is worth a thousand words.
Hãy luyện thói quen và kỹ năng viết tắt. Đừng sợ
việc viết tắt sẽ gây nhầm lẫn vì mỗi từ viết tắt
trong mỗi ngữ cảnh sẽ được hiểu theo cách khác
nhau.
TRAINING
#5
DESK
ORGANIZATION
Mình sẽ giới thiệu tới bạn cách bố trí bàn học mà mình thấy
rất hiệu quả với mình.
#5
Tất nhiên sẽ có nhiều cách sắp xếp khác nhau và cách của
mình không phải tốt nhất. Nhưng nó là một gợi ý hay để bạn
nếu chưa có ý tưởng gì có thể tham khảo. Tất cả những gì
mình set up đều có mục đích. Hãy dõi theo từng con số từ 1
đến 8 trên bức hình bạn nhé.

SỐ 1: Giá đựng Folder (easy to reach, vừa tầm với). Đựng các
folder từ 1 đến 6 mà mình đã giới thiệu với bạn ở phần
training trước. Bạn chỉ cần với tay một cái là tới thay vì bầy
bừa chỗ nào cũng giấy và vở. Bạn chỉ cần một cái giá (hoặc 2
là thoải mái cho 4 năm học).

SỐ 2: HỘP ĐỰNG BÚT. Vậy là đống bút của bạn đã có nhà


thay vì nằm vương vãi trên bàn hay trên tủ. Thông thường để
TĂNG TỐC ĐỘ, mình không cho nhiều bút mà chỉ cho 3 màu
bút XANH ĐỎ ĐEN để khi cần là lấy ra luôn ko phải lọc mất
thời gian. Nếu bạn có nhiều bút khác nữa, hay cho chúng vào
ngăn kéo hoặc chỗ khác (vì hiện bạn chưa cần tới mà HỘP
đựng bút này mục đích để bạn dùng thường xuyên).

SỐ 3: HỘP ĐỰNG MÁY TÍNH. Mình có 2 cái máy tính. Một là


FX500 huyền thoại, thứ 2 là TEXAS FINANCIAL CALCULATOR
dùng để tính toán các chức năng tài chính. Loại FX500 thì
nhanh hơn nhiều nên mình ko thể sống thiếu nó. Loại Texas
kia CHỈ có tác dụng tính toán tài chính, nếu bạn học tài chính,
bạn phải có nó và dùng thành thạo nó. Nó sẽ giúp bạn tính
PV, FV, CF, IRR, NPV, INT, PMT, SD trong nháy mắt thay vì dùng
công thức tính toán thông thường. Nếu bạn học tài chính, you
know what I'm talking about. Nếu bạn học ngành khác hãy bỏ
qua. Hộp đựng máy tính rất cần thiết vì nó giúp bàn học gọn
hơn. Như mình đã nói, mọi thứ đều có nhà.
#5
SỐ 4: Ngăn 2 tầng. Tầng 2 để chứa các tài liệu giấy tờ bạn
ĐANG dùng. Việc này tránh cho bàn học của bạn bị bừa bãi.
Tầng 1 để chứa giấy tờ bạn MUỐN tống khứ trong tương lai
gần. Tất nhiên bạn có thể vứt vào thùng rác nhưng nó sẽ
riêng lẻ, mình muốn để nhiều nhiều một chút rồi vứt một thể.
Có 2 tầng này bàn học bạn sẽ gọn. Vì bản chất giấy tờ của bạn
cũng chỉ có 2 loại. 1 loại đang dùng và loại còn lại không dùng.
Loại đang dùng khi nào dùng xong bạn lại cho vào folder và
cất lên giá. Process sẽ luôn mượt mà.

SỐ 5. GƯƠNG: Tại sao bạn cần gương. Tâm lý học. Gương


giúp bạn tập trung và KÉO bạn ngồi vào bàn học. Khi treo
gương ở bàn học, bạn sẽ muốn ngồi vào bàn học và ngồi vào
bàn lâu hơn. Vì ai cũng muốn ngắm mình trong gương. Ngoài
ra GƯƠNG có một chức năng tuyệt vời khác là giúp bạn học
tiếng Anh và khả năng biểu cảm, thuyết trình. Bạn sẽ HIỂU
BẢN THÂN hơn nhờ nhìn vào gương và HIỂU biểu cảm khuôn
mặt cũng như body language của bạn. Gương còn giúp không
gian bàn học của bạn có cảm giác thoáng thay vì tù túng,
giống như một cái cửa sổ nhưng còn tốt hơn (thông thường
bàn học để trước cửa sổ sẽ gây mất tập trung và
daydreaming)

SỐ 6: Cork tile. Mình không chắc tiếng Việt dịch ra là gì nhưng


chắc bạn đã hình dung được nó. Nó giống như cái bảng giúp
bạn dùng đinh GIM giấy vào thôi (Giống như số 8). Cái này sẽ
giúp GIM công việc mà bạn cần hoàn thành. Mình chia làm 2
tầng.
#5
TẦNG DƯỚI là các công việc phải hoàn thành trong ngắn hạn.
Nếu bạn có một bài kiểm tra hay bài luận sắp tới hạn nộp,
hoặc bất cứ công việc giời ơi đất hỡi nào need to be done
quickly. Hãy ghim vào tầng dưới.

TẦNG TRÊN là các công việc mình MUỐN hoàn thành một lúc
nào đó, nhưng ko phải gấp gáp (có thể chần chừ được). Như
học trước các chương sau. Hoặc làm trước bài luận. Tại sao
tầng này quan trọng? Vì nó cho bạn thấy rằng cho dù kể cả
bạn đã hoàn thành công việc TẦNG DƯỚI, bạn vẫn chưa thể
nghỉ ngơi.

SỐ 7. Đây là ĐINH mình đóng lên tường, chứa các giấy (công
việc) đã HOÀN THÀNH ở SỐ 6. Mỗi công việc ở số 6 mà bạn
hoàn thành, đừng vứt đi, hãy xọc vào cái đinh SỐ 7 (hơi khó
nhìn nhưng có 1 cái đinh giữ tập giấy). Nên nhớ đây là nơi để
bạn LƯU GIỮ những công việc đã hoàn thành chứ không phải
thùng rác. Nếu chẳng may có một công việc ở số 6 bạn muốn
vứt đi, hãy vứt vào thùng rác. Mục đích của trò đóng đinh này
là giúp bạn NHẬN THỨC ĐƯỢC bạn đang trên đà hoàn thành
công việc. Giống như một dạng ghi nhận thành quả. Cuối năm
bạn lấy hết đinh ra và nhìn lại bạ sẽ thấy một năm trôi qua
bạn đã làm được những gì (Điều này kích thích bạn làm
những việc khó hơn).
#5
SỐ 8. CORK BOARD (BULLETIN BOARD). Đây là cái bảng chứa
thông tin quan trọng mà bạn cần lưu ý hoặc hoàn thành. Hãy
sáng tạo với cái bảng này và ghim lên những thứ bạn cho là
quan trọng. Nếu mình viết sách thì mình cần dàn ý và ý
tưởng, cái bảng này cho mình LƯU và VIEW ý tưởng và dàn ý
một cách dễ dàng. Giả sử hôm sau bạn có bài kiểm tra, bạn
muốn nhìn một cách tổng quát các phần cần học, hãy viết ra
rồi ghim lên một cái outline để bạn dễ theo dõi và follow
trong quá trình học (tránh bị lạc và loạn.

TÓM TẮT:

1. Giá đựng folder vừa tầm với

2. Nơi để tài liệu 2 tầng với 2 chức năng để bàn học ko bị bừa

3. Hộp đựng máy tính và hộp đựng bút là cần thiết. Hộp đựng
bút chỉ để 3 bút 3 màu mực và ko để lẫn lộn để tránh việc mất
thời gian lọc

4. Cork tile 2 tầng để ghi những việc cần làm và muốn làm.

5. Đinh bên cạnh để LƯU lại những việc đã hoàn thành

6. Gương tăng tập trung, tăng động lực ngồi vào bàn và tăng
khả năng hiểu bản thân

7. Cork board để nhắc bạn dàn ý hay bản đồ của công việc gì
đó giúp bạn dễ dàng follow
Gương sẽ giúp bạn tập trung và ngồi lâu hơn trên
bàn học.
TRAINING
#6
SĂN
DOCUMENTS
Trên mạng có rất nhiều tài liệu môn học cho chúng ta down.
Thêm một lý do nữa để bạn học bằng TA thay vì TV vì tài liệu
tiếng Anh vô cùng nhiều nếu so sánh với Tài liệu TV. Ngoài ra
nó còn uy tín hơn, đầy đủ hơn, trình bày chuyên nghiệp hơn.
Vì vậy, để học giỏi môn học ở trường, học bằng TV là hoàn
toàn ko đủ. Với tiếng Anh, hầu như ko có môn học nào có vì
tài liệu bao giờ cũng sẵn có. Chưa kể các kênh channel
YouTube hướng dẫn gần như bất kỳ thứ gì bạn thắc mắc đều
ở dạng tiếng Anh.

Phần Training 6 lần này sẽ có phần hơi technical một chút


nên các bạn chịu khó bear with me nhé.

Khi săn tài liệu mình săn những gì?

1. TEXTBOOKS
2. SOLUTIONS MANUALS (tương ứng với textbook)
3. POWERPOINT
4. YOUTUBE TUTORIALS
#6
Môn học càng thông dụng thì tài liệu càng nhiều và ngược lại.
Chắc nhiều bạn cũng quen với việc search textbook trên
mạng rồi nên mình chỉ nói qua.

Lên Bookzz.org, gõ tên sách vào, hoặc dùng Google ví dụ bạn


muốn tìm sách Tài chính doanh nghiệp hãy search
""Corporate Finance" "Torrent"". Chú ý 2 từ Corporate
Finance và Torrent cần phải cho vào ngoặc kép để GOOGLE
chỉ hiện lên những kết quả có 2 từ này. Nếu bạn may mắn
mấy kết quả đầu tiên sẽ cho bạn LINK cuốn đó luôn và bạn sẽ
dùng uTorrent để down.
#6
Thỉnh thoảng bạn cần TÓM TẮT thì có thể search powerpoint
"Corporate Finance Filetype:PPT". Google sẽ chỉ hiển thị các
file powerpoint cho các ban down. Đọc Powerpoint rất hay vì
nó giúp bạn tổng hợp được nội dung trong nháy mắt. Hay
hơn đọc sách trong một số trường hợp. Một số môn mình
không cần đọc sách mà chỉ cần đọc POWERPOINT, những
phần nào cần chi tiết hơn chỉ cần GOOGLE để đọc. Vẫn A. Tuy
nhiên chỉ nên áp dụng NẾU bạn có quá ít thời gian.

Solutions là MUST HAVE. Mình ko biết nhấn mạnh tầm quan


trọng của Solutions thế nào nhưng bạn thực sự rất cần nó.
Trái với suy nghĩ sách giải là xấu và làm bạn thụ động. Bạn
cần sách giải ở trường ĐH vì nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và
yêu thích môn học hơn gấp nhiều lần. Khi làm bài tập cuối
sách, nếu bạn gặp phải bài dễ hoặc vừa phải thì ko sao.
Nhưng nếu gặp phải bài khó, bài sẽ mất rất nhiều thời gian và
thậm chí mất năng lượng. Làm bạn nhanh chóng nản và mất
hứng thú với môn học. Solutions sinh ra để bạn KO bị mất
hứng thú giữa chừng. Với sự giúp đỡ của solutions, mọi thứ
bạn thắc mắc đều được giải đáp, bộ não bạn sẽ CLEAR và bạn
sẽ yêu thích môn học. Nó còn là công cụ tuyệt vời giúp bạn ôn
tập cho bài thi vì câu hỏi bài thi sẽ ko nằm ngoài sách.

Mỗi giáo trình sẽ có một bộ solutions riêng. Và bạn cần lên


Google để tìm ra cái bộ solutions đấy. Mình ko khẳng định
bạn sẽ tìm được solutions 100% nhưng những cách dưới đây
sẽ là công cụ hỗ trợ bạn đào solutions trên internet hiệu quả
hơn. Trước khi bắt tay vào tìm hãy ghi nhớ Tên chính xác của
sách giáo trình, edition và tên tác giả. Ví dụ:
#6
Introduction to Corporate Finance, 3rd Edition, Ross (tên tác
giả)

CÁCH 1: Gõ "Introduction to Corporate Finance Ross 10th


edition solutions", nếu may mắn bạn sẽ tìm ra file PDF hoặc
DOC ngay trên Google.

CÁCH 2: Copy một bài tập bất kỳ ở cuối sách. Paste lên
Google. Nếu may mắn bạn sẽ tìm ra một vài trang web kiểu
hỏi đáp họ sẽ giải bài đó giúp bạn. Còn ko sẽ ra solutions.

CÁCH 3: GÕ "Chapter 1 corporate Finance ross 10th


filetype:DOC" (hoặc PDF). Đôi khi solutions manual lại KO có
từ khoá solutions manual trong cái file đó, nhưng sẽ theo
từng chapter một.

Khi theo cả 3 cách, nếu may mắn bạn sẽ tìm được SOLUTIONS
của MỘT chương thay vì cả bộ. Và nếu may mắn bạn sẽ tìm
cái cái LINK nó như thế này.

Bạn có để ý chữ CHAP9 trong cái link ko? Chỉ cần thay thế số 9
bằng số 1 2 3 vân vân, bạn sẽ ra các chương còn lại.
#6
Nếu bạn gặp phần nào quá khó. Hãy lên YOUTUBE xem
tutorials hoặc explanation và gõ các từ khoá lên đấy. Đừng
thấy YouTube Free mà coi thường, nó đã cứu sống mình rất
nhiều lần mình không hiểu bài, chỉ vài phút đến chục phút
giải thích đôi khi làm sáng tỏ vấn đề mà có thể mình phải đọc
đi đọc lại chương vài lần mới hiểu.

TÓM TẮT:

1. Nên học bằng TA vì tài liệu dồi dào hơn nhiều TV.

2. Search Textbook và solutions tương ứng.

3. Đọc powerpoint và xem YouTube Tutorials để giúp quá


trình học của bạn nhẹ nhàng hơn nhiều.

4. Hãy dùng Solutions vì nó giúp bạn ko bị mất hứng và nản


giữa chừng. Tiết kiệm thời gian, giúp mọi thứ clear trở lại và
làm bạn yêu thích môn học.
Solutions kết hợp với bài tập là cách nhanh và
hiệu quả nhất giúp bạn hiểu bài. Đừng quá
nghiêm khắc mà đánh đố bản thân không cần
đến solutions vì bạn sẽ chán môn học trước khi
tìm được câu trả lời.
TRAINING
#7
Use "Brainscape"
app
Nếu bạn nhớ tốt thì ở phần trước mình có một chương về
TẬN DỤNG mọi khoảng thời gian chết. Và bạn sẽ wonder tận
dụng như thế nào khi bút vở sách không có sẵn. Chẳng lẽ chờ
ai đó 10 phút cũng phải lôi quyển sách theo đọc. Hay phải
mang giấy bút lên xe bus làm cái văn phòng mini? No. Mình
sẽ giới thiệu với bạn cách đơn giản hơn nhiều.

Đặc biệt hơn, nó miễn phí. Brainscape. Mặc dù mình ko low-


tech nhưng mình là người cực kỳ kỹ tính trong việc dùng APP
(không lạm dụng app) và cái APP này đã vượt qua vòng phỏng
vấn để được mình chọn mặt gửi vàng cho luyện thi hầu hết
các môn ở trường và cả khoá học training bên ngoài.

Nếu bạn biết cách tận dụng ứng dụng này một cách hợp lý và
tối ưu, nó sẽ có lợi cho bạn (work to your advantage).
Brainscape đơn giản là một ứng dụng tạo FLASHCARD. Nhưng
nó hay hơn nhiều ở chỗ nó có chức năng LẶP LẠI câu hỏi liên
tục để bạn nhớ thì thôi.
#7
Mình xin giới thiệu một số nguyên tắc sử dụng tối ưu như sau:

1. Brainscape là ứng dụng CHUYÊN dùng để tận dụng thời


gian chết vào việc HỌC và ÔN LẠI bài. Vì thế khi ngồi máy tính
là lúc chúng ta TẠO FLASHCARD. Khi rời khỏi bàn học mới là
lúc chúng ta HỌC FLASHCARD (trên xe bus, nằm trên giường
trước khi ngủ, chờ đợi ai đó). Vậy bạn hãy nhớ. Chúng ta về cơ
bản chỉ cần làm 2 việc: Một là TẠO FLASHCARD và 2 là HỌC
FLASHCARD.

2. Sẽ có 2 phần Question và Answer. Cả 2 phần này nội dung


cần phải tóm tắt chứ không copy nguyên cả câu hỏi cả
solution vào. Tóm tắt sẽ giúp bạn 2 thứ. Một là bạn có thể
HỌC và NHỚ ngay trong lúc TẠO Flashcard (vì tóm tắt yêu cầu
bạn phải chủ động và hiểu). Hai là nó giúp cho quá trình HỌC
flashcard của bạn dễ trôi hơn mà không nhàm chán.

3. Khi TẠO flashcard nên tạo trên máy tính. Tức là bạn cần
ngồi một nơi nào đấy có bàn. Có sách vở hoặc Textbook
powerpoint để bạn NHẬP dữ liệu (câu hỏi và trả lời). Khi HỌC
flashcard, bạn dùng SMARTPHONE để học, down ứng dụng
Brainscape về và tiến hành sync.
#7
Tạo câu hỏi và câu trả lời trên Brainscape.com

Học
trên
smart
phone
mọi
lúc
mọi
nơi
(FREE)
#7
Phần câu hỏi nên dùng HASHTAG: Cho CHAPTER hoặc KEY
WORDS để khi bạn nhìn vào câu hỏi bạn ko bị mất phương
hướng. Bạn có thể nhận thức trong vòng 0.01s câu hỏi này về
cái gì và bạn sẽ nghĩ đúng hướng. Phần trả lời NÊN viết TẮT và
dùng chữ IN HOA NHƯ THẾ NÀY để làm NỔI LÊN các thông tin
quan trọng và TỪ KHOÁ, tăng khả năng ghi nhớ lên nhiều lần.

Về cách Tạo câu hỏi và câu trả lời. Bạn lấy nguồn từ

1. Câu hỏi cuối sách và solutions


2. Powerpoint (Tự đặt câu hỏi)
3. Lecture Notes (Tự đặt câu hỏi)
4. Các câu hỏi ĐÃ CÔ LẬP (Sẽ được discussed ở TRAINIGN 8)

Ví dụ ở lớp bạn take note một câu của thầy giáo là "Mutual
funds have high management fees but do not guarantee high
returns"

Bạn có thể đặt câu hỏi như "Name one disadvantage of


mutual funds". "Management fees are high in what type of
investment?" "Mutuals funds have _____ management fees".
Tuỳ vào độ khó, độ ngắn dài, của câu hỏi mà bạn sáng tạo với
LOẠI câu hỏi. Mục tiêu là khiến bạn nhớ tốt và học dễ.
#7
Về cách học Flashcard

Bạn chỉ cần trả lời trong ĐẦU bạn hoặc trả lời miệng thôi chứ
không cần viết ra. Việc làm này không những tiện khi ko có
giấy bút mà còn giúp bạn XÂY DỰNG thông tin NGAY ở trong
đầu khiến bạn liên tưởng bài học tốt hơn nhiều (vì bạn còn ko
cần đến giấy). Tất nhiên những lần đầu bạn học sẽ có những
câu KO trả lời được. Yên tâm là nó sẽ lặp lại liên tục. Mỗi khi
bạn mở câu trả lời để confirm sẽ có phần đánh giá mức độ tự
tin của bạn. Cách dùng gợi ý của mình như sau:

Mặc dù có 5 mức độ để bạn đánh giá nhưng mình chỉ khuyên


nên dùng 3 (từ số 3 đến số 5) để tránh bị loạn. Lần đầu tiên
bạn đọc câu hỏi mà trả lời được. Kể cả bạn CHẮC CHẮN về
câu trả lời, hãy vẫn chọn số 3 là cao nhất. Lần thứ 2 lặp lại nếu
bạn chắc chắn hãy chọn số 4 là cao nhất, còn nếu chưa chắc
chắn về lại số 3. Số 5 chỉ khi nào bạn VÔ CÙNG CHẮC CHẮN
mới đc dùng. Đừng tưởng tượng bạn đang học mà hãy hình
dung bạn đang đối diện với kỳ thi thực sự với những câu hỏi
thực sự. Bạn sẽ TẬP TRUNG và cẩn thận hơn nhiều.
#7
Tóm tắt:

1. Dùng Brainscape để tận dụng thời gian chết hiệu quả mà


không cần giấy bút sách vở

2. Dùng Hashtag khi tạo câu hỏi để làm cho bộ não đi đúng
hướng khi nhìn vào câu hỏi

3. Khi tạo câu hỏi. Dùng máy tính và lên website. Khi học,
dùng smartphone.

3. Dùng CHỮ IN HOA và viết tắt để tối ưu hoá nội dung

4. Không chép y nguyên câu hỏi và câu trả lời vào Brainscape
mà để ở dạng TÓM TẮT: 2 mục đích: 1 là học dễ hơn, 2 là hiểu
bài ngay từ lúc tạo câu hỏi

5. Nguồn câu hỏi có thể lấy từ solutions manual, câu hỏi cuối
sách hoặc bất cứ lecture notes nào hoặc bất cứ phần nào có
khả năng cao vào đề thi. Hãy sáng tạo khi tạo câu hỏi, mục
đích cuối cùng là khiến bạn tạo câu hỏi nhanh và học dễ

6. Chỉ dùng 3 mức 3 4 5 thay vì 5 mức để đơn giản hoá. Chỉ khi
nào bạn chắc chắn 100% thì mới được để số 5. Còn không hãy
để số 3 4.
Tạo Brainscape trên máy tính (front-loading) và
học trên điện thoại mọi lúc mọi nơi.
TRAINING
#8
ISOLATE
Kỹ năng Isolate hay cô lập hoá nội dung quan trọng sẽ khiến
cuộc đời A+ của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Về bản chất,
bạn CHỈ HỌC những phần có trong bài kiểm tra và bỏ qua các
phần khác. Như bạn có thể thấy, 6 quyển sách giáo trình dày
700 trang cộng một loại tài liệu khác có thể dễ khiến bạn oải
khi nghĩ đến ôn tập. Chính vì vậy tập trung là Essential. Hãy
tập trung và cô lập (isolate) 20% nội dung mà mang đến 80%
số điểm của bạn. Chỉ sau khi bạn học kỹ 20% nội dung này
mới nhảy sang 80% nội dung còn lại để lấy tiếp 20% số điểm
còn lại. Tại sao? Vì khi bạn đã chắc chắn được 20% NỘI DUNG
quan trọng nhất này, bạn sẽ nhẹ nhõm thoải mái hơn rất
nhiều.

Khi Isolate, Tập trung vào CÁC PHẦN BẠN NGHĨ RẰNG SẼ BỊ
HỎI. Hãy VIẾT các nội dung sẽ bị hỏi ra một tờ giấy. Để ngay
bên cạnh bạn lúc ôn thi. Nó sẽ giống như tấm bản đồ làm cho
bạn không bị lạc. Mọi công việc học của bạn xung quanh môn
đấy chỉ nằm trong cái bản đồ này. Bạn có thể thêm hoặc xoá
nội dung tuỳ bạn.
#8
Bản đồ của bạn phải cho bạn HIỂU là "SAU khi nắm chắc các
phần được ghi trên bản đồ, bạn sẽ CHẮC CHẮN thi được 80-
90%". Dễ hình dung hơn, bạn hãy tư duy như sau "Mình chỉ
cần làm HẾT chỗ này thôi, KO CẦN điều gì hơn" mình sẽ pass
với 80-90% trở lên. Như vậy sẽ cho bạn sự tập trung. Sau khi
hoàn thành xong hết bản đồ quan trọng này, sự tự tin và lòng
tham sẽ tự thôi thúc bạn học nốt các phần ít quan trọng khác.
Vậy quá trình này ko chỉ là BUILD điểm mà còn BUILD
confidence.
#8
Ở trên chỉ là ví dụ. Trên thực tế nội dung bạn cần ôn có thể
nhiều hơn thế. Bạn cần GHI hết chúng ra một tờ giấy và để
ngay bên cạnh bạn trong lúc học hoặc làm bài tập. Đừng chỉ
lưu trong đầu. Chỉ khi bạn ghi chúng ra giấy một cách logic,
đầu bạn mới clear và bạn mới có thể follow được bằng cách
nhìn vào giấy được. Mỗi khi bạn hoàn thành xong BÀI TẬP
hoặc NỘI DUNG nào, lập tức khoanh đỏ để cô lập phần đã
học (như hình vẽ) và phần chưa học. Việc giữ record thế này
giúp bạn chủ động, biết mình đang ở đâu và cho bạn rất
nhiều động lực. Hãy nhớ bạn chán học hay bạn ghét học
KHÔNG phải vì môn học đó CHÁN hay KHÓ mà bởi vì bạn KO
BIẾT mình đang ở đâu và làm gì. Chính vì thế việc isolate nội
dung và viết ra tờ giấy là rất quan trọng, đặc biệt trước kỳ thi.
Phương pháp này kết hợp với Brainscape đã giúp mình học
chắc 7 chương Finance trong thời gian 2 tuần bằng việc làm
hết tất cả các bài tập ĐÃ liệt kê lên tờ bản đồ và lưu một số
câu quan trọng vào Brainscape để tranh thủ học trước khi đi
ngủ hoặc trên xe bus. Nhờ có bản đồ này, mình ngồi trên bàn
được lâu hơn.

Hãy nói KHÔNG với ứng dụng trên máy tính hay điện thoại.
Mình biết một số bạn sẽ có các ứng dụng như kiểu To-do list
ở trong điện thoại. Cách này không hiệu quả. Thứ nhất mỗi
lần truy cập list bạn lại cần phải mở điện thoại ra, mở ứng
dụng, rất mất thời gian trong khi giấy ở ngay bên cạnh bạn,
luôn visible. Thứ 2 khi bạn viết ra giấy bạn sẽ có cảm giác bạn
hoàn thành và chủ động cao hơn trên điện thoại. Bạn được
xoá, thêm bớt, khoanh, mũi tên thoải mái hơn nhiều và chỉ
trong tích tắc.
#8
Nếu bạn thấy chiến thuật học này đơn giản thì cũng đừng coi
thường. Rất nhiều bạn bè mình biết tự tin đến mức không
thèm cô lập các phần cốt yếu vào một tờ giấy nên lúc nào
cũng quên quên nhớ nhớ dẫn đến loạn. Chỉ cần bạn isolate
thôi, bạn đã nằm trong nhóm ít người chịu làm như vậy. Thú
vị hơn là chiến thuật này quá dễ áp dụng.

TÓM TẮT:

1. Isolate kiến thức QUAN TRỌNG nhất vào một tờ giấy (bản
đồ). Isolate đến mức bạn tự tin làm hết bài tập hay học hết
nội dung trong tờ này là đủ 80% trở lên

2. Isolate sẽ giúp bạn build confidence rất nhanh. Phù hợp


nhất khi bạn còn ít thời gian mà có quá nhiều cái để ôn tập.
Ngoài ra giúp bạn ko bị mông lung, quên quên nhớ nhớ.

3. Không nên dùng ứng dụng To-do list trên điện thoại vì quá
mất thời gian và thiếu sự chủ động.
Cô lập các phần quan trọng phải học vào một tờ
giấy và chỉ tập trung vào đó.
TRAINING
#9
READING
SKILLS
Chắc phần nào bạn cũng hiểu được ở ĐH chúng ta phải đọc
rất nhiều. Tuy nhiên mình xin nói luôn hầu hết chúng ta KO
được học kỹ năng đọc ở trường cấp 1 2 3 nên tương đối bất
lợi. Theo ý kiến cá nhân của mình những gì chúng ta hiểu về
cái gọi là kỹ năng đọc ở trường cấp 3 là SAI.

Sai ở chỗ chúng ta thường được dạy nên đọc từ đầu đến cuối,
trang 1 đến trang cuối, chương 1 đến chương cuối, khi nào
hết chữ thì thôi. Có thể điều này đúng với đọc truyện hay tiểu
thuyết, nhưng không đúng với sinh viên ĐH khi đọc sách giáo
trình. Ở ĐH, chúng ta nên đọc kiểu ĐÀO VÀNG (Gold mining).
Tức là, bạn chủ động TÌM VÀNG (thông tin) thay vì chờ thông
tin nó tự đến với bạn. Khi mua sách mới về bạn sẽ ko giở từ
trang 1 ra đọc mà mở mục lục ra xem qua nội dung gồm
những gì. Sau đó mở hết toàn bộ các chương và đọc lướt qua
để xây dựng ngữ cảnh.
#9
Nhìn chung, sách học ĐH của bạn chủ yếu là để TRA CỨU là
chính. Trong quá trình tra cứu, bạn sẽ tìm thấy những thông
tin hay ho và lúc đấy bạn mới dành thời gian và đọc nghiêm
túc. Như mình đã nói ở các chương trước, tập trung vào CÂU
HỎI cuối sách để tra cứu. Như vậy bạn sẽ biết mình cần tìm
cái gì và cái gì thực sự quan trọng. Đừng đọc nghiêm túc từ
đầu đến cuối vì bạn sẽ rất mau quên, đọc từ đầu đến cuối
giống như bạn chỉ đang đi Jogging Leisurely thay vì Actively.
Mặc dù sách giáo trình (đặc biệt là giáo trình nước ngoài) tuy
rất dày NHƯNG cực dễ theo dõi nên cảm giác đọc còn thấy
ngắn hơn mấy cuốn giáo trình tiếng Việt, nhìn qua mục lục
bạn sẽ thấy tất cả đều có tiêu đề đàng hoàng, easy to follow
rất có tổ chức. Đề mục đều màu sắc (phục vụ thị giác thay vì
tra tấn thị giác), bên lề có lọc ra định nghĩa rất rõ ràng (quá tốt
cho việc học từ vựng chuyên ngành.)

Về cơ bản THUẬT NGỮ mỗi chương vô cùng quan trọng. Nó


giống như kiểu trung tâm của mọi câu hỏi. Thuật ngữ là thứ
sẽ làm cho bạn thành Professional thay vì amateur. Nếu bạn
HIỂU được thuật ngữ thì có khi bạn đã trả lời được rất nhiều
câu hỏi đề thi xung quanh cái thuật ngữ đấy. Lại dùng
Brainscape để tự hỏi đáp thuật ngữ cho bản thân bạn và các
câu hỏi cuối bài.
#9
Thay vì đọc sách theo cách thông thường, bạn hãy sử dụng
sách để TẠO FLASHCASH trên Brainscape. Làm như vậy, nội
dung của bạn sẽ được CẮT NHỎ thành từng miếng một, bạn
sẽ gặm từng miếng một cách đơn giản trên giường ngủ, xe
bus hoặc bất cứ nơi đâu. Cuối ngày về nhà bạn đã nhai xong 1
chương sách. Ngoài ra, khi bạn học theo kiểu SĂN thông tin
như vậy, não bạn sẽ hoạt động rất linh hoạt và chủ động.
WHY? Vì bạn có mục đích. Mục đích là tìm thông tin tốt để cho
vào Brainscape. Điều này cần bạn phải ngồi vào bàn, lấy sách
ra, tìm nội dung quan trọng và TỰ TẠO câu hỏi sau đó tạo
flashcard. Nếu bạn đã đọc cuốn Handbook of Thinking Smart
của mình thì đây chính là Front-loading. Bạn dành thời gian
tạo Flashcard và cả kỳ của bạn trở nên dễ dàng (học qua
smartphone).

Tin mình đi, thời gian ngồi vào bàn của bạn mà để đọc sách
thì sẽ rất mệt. Mình để ý ngồi vào bàn CHỈ NÊN làm bài tập.
Nếu cần đọc sách thì phải có mục đích (Brainscape) thì mới
ngồi lâu được.

Một kinh nghiệm nữa là trước khi nhảy vào đọc sách, bạn nên
đọc lướt PowerPoint để hiểu được dàn ý. Không tốn quá 15
phút. Khi quay trở lại đọc sách bạn sẽ thấy cái gì cũng quen.
Một khi bạn thấy nó quen quen, thông tin sẽ vào đầu nhanh
chóng.

Kết hợp Training 1, take note và highlight ngay vào sách thay
vì giữ cho mới. Sách sinh ra là để phục vụ và làm nô lệ cho
mình. Hãy để nó phục vụ mình. Nó muốn như vậy.
#9
TÓM TẮT:

1. Cách học Reading của chúng ta từ hồi phổ thông ko áp


dụng được cho ĐH. Phải nhận thức và thay đổi.

2. Dùng sách như đào vàng, đào thông tin quan trọng, tra
cứu. Dùng có mục đích sẽ khiến bạn tập trung hơn và tư duy
linh hoạt hơn. Mục đích ở đây là TẠO FLASHCARD trên
Brainscape. Tìm thông tin sau đó tự tạo câu hỏi tương ứng để
lúc rảnh bạn lôi ra luyện tập trên smartphone

3. Trước khi đọc nên lướt qua Powerpoint để hiểu được dàn ý.
Khi đọc sách bạn sẽ thấy quen quen => Thông tin sẽ vào đầu
nhanh chóng

4. Sách là nô lệ cho người => Dù đắt đến đâu cũng viết vào
sách để hỗ trợ thị giác và trí nhớ.

5. Lấy bài tập thay vì nội dung sách làm trung tâm.
Đọc sách giáo trình theo kiểu đào vàng (tra cứu).
Làm được bài tập là mục đích cuối cùng của việc
đọc sách.
TRAINING
#10
ESSAY
WRITING
Assignment. Teamwork. Essay. OMG. Toàn là những từ khiến
bạn mới nghĩ đến thôi đã ớn lạnh. Mới đầu mình cũng vậy.
Chẳng biết viết cái gì. Chẳng có ý tưởng. Nhưng giờ đã quen,
tay cứ gõ xoành xoạch không dừng lại được. Mình sẽ hướng
dẫn bạn cách mình làm các bài luận ở trường một cách hiệu
quả và hợp lý để đạt A đến A+. By the way, từ khi học ĐH
mình chỉ viết luận Tiếng Anh nên nếu bạn hỏi viết luận tiếng
Việt mình không chắc có thể áp dụng vào luận tiếng Việt. Hi
vong là sẽ áp dụng.

Câu hỏi QUAN TRỌNG NHẤT bạn cần phải tự hỏi trước khi đặt
tay gõ phím là

"Người chấm MUỐN nhìn thấy gì trong bài viết của bạn?". Đây
là câu hỏi quan trọng gấp 1000 lần câu "Viết cái gì và viết thế
nào". Vì không phải bạn muốn viết gì thì viết, có thể bạn có rất
nhiều ý tưởng hay và giàu vốn từ vựng để viết một bài Essay
tốt, nhưng nếu người chấm bài KO nhìn thấy THỨ HỌ MUỐN
NHÌN. Bạn sẽ fail và tự hỏi tại sao mình viết hay thế mà chỉ
được B.
#10
Để biết được người chấm MUỐN nhìn gì. Bạn cần một chút
TẬP TRUNG trên lớp. Theo kinh nghiệm của mình, giáo viên
thường rất thật thà. Họ sẽ tuôn ra hết những gì họ muốn nhìn
trong lúc giao bài essay cho chúng ta. Đừng coi thường. Mình
thấy nhiều bạn nghĩ rằng giáo viên thường hay trick sinh viên
nói một đằng làm một nẻo. Nhưng yên tâm đi điều này ít xảy
ra. Bạn ít nhất phải follow những gì họ dặn trước khi nghĩ đến
những thứ cao siêu khác. Ví dụ họ yêu cầu bạn viết 2-3 trang
thì đừng viết 4 trang để gây ấn tượng. Hãy viết khoảng 2 trang
rưỡi. Ví dụ họ yêu cầu bạn viết về Thách thức của nền kinh tế
Việt Nam năm 2016 thì đừng quá lan man sang năm 2015,
hãy tập trung chỉ nói phần thách thức 2016. Tóm lại, bạn là
người sáng tạo, thích đột phá, TỐT, nhưng hãy làm y hệt
100% những gì giáo viên yêu cầu (kể cả những thứ tưởng như
không quan trọng).

Ngoài ra bạn cần chút khả năng DỰ ĐOÁN và TÂM LÝ HỌC để


có thể CẢM NHẬN ĐƯỢC những điều họ muốn. Tâm lý giáo
viên không quá khó đoán vì qua quá trình đứng lớp bạn sẽ
đoán được họ THÍCH gì và yêu cầu sinh viên như thế nào. Hãy
chú ý đến những gì họ thể hiện và ngôn ngữ họ dùng trên lớp.
Giờ hãy nghĩ về một giáo viên bất kỳ trong đầu bạn. Bạn xong
chưa? Đơn giản nhất bạn thấy họ hiền hay ác. Hài hước hay
nghiêm khắc. Chấm dễ hay khó. Có hay giúp đỡ sinh viên ko?
Có nhiệt tình không? Có đạo đức tốt không? Sở thích là gì. Bạn
có thể nghĩ ra hàng trăm câu hỏi nhưng mục đích cuối cùng
cũng chỉ để dựa vào trực giác để CẢM NHẬN xem người chấm
muốn gì. Hãy đặt mình vào vị trí của giáo viên.
#10
NHÌN CHUNG, Bốn điều dưới đây sẽ được giáo viên ĐÁNH GIÁ
CAO trong hầu hết MỌI trường hợp.

1. Organization
2. YOUR thoughts, arguments, judgments based on given
information
3. Appropriate sources
4. English capabilities

ĐIỀU 1 - ORGANIZATION - Khi viết bất kể chủ đề gì, bài essay


của bạn LUÔN PHẢI CÓ ORGANIZATION TỐT. Nói nôm na là
bài essay của bạn phải có phần 1 phần 2 phần 3 rõ ràng để
họ follow. Ví dụ cuốn sách của mình chia rất rõ ràng thành 2
phần: Phần 1: Mental training gồm 11 chương. Phần 2 gồm
các bài Training thực tế lại được chia làm nhiều phần khác
nhau, mỗi phần 1 chủ đề riêng. Khi đọc textbook bạn cũng sẽ
có cảm giác tương tự, mặc dù 700-1000 trang rất dày nhưng
nhìn vào mục lục lại không có cảm giác dày. Tất cả nội dung
đều được chia thành nhiều ngăn như ngăn kéo. Rất có tổ
chức và trật tự. Essay IELTS cũng vậy, bạn cần có INTRO,
BODY 1, BODY 2, và CONCLUSION. Báo cáo khoa học cũng
vậy. Rất phức tạp và học thuật. Nhưng chỉ cần theo một cái
form nhất định thì mọi thứ đều có tổ chức (organization). Chỉ
cần có organization tốt bạn đã ghi được rất nhiều điểm.
#10
Để có organization tốt, trên thực tế mình dùng phương pháp
sau. Trước và trong quá trình làm essay mình để ở bên cạnh
máy tính 2 TỜ GIẤY (Bản đồ). Tờ giấy thứ nhất mình ghi các
ĐỀ MỤC (Title) cần phải có trong ESSAY. Đây giống như bộ
xương Essay của bạn. Nên viết cách dòng ra vì đôi khi bạn
muốn nhét thêm vào giữa. Tờ giấy 1 này sẽ giúp cho bạn cảm
thấy đơn giản hơn nhiều vì bạn biết bạn ĐANG ở đâu. Tờ giấy
thứ 2 giống như một tờ giấy nháp, trong quá trình viết đầu
bạn đôi khi sẽ NẢY ra ý tưởng hay cho phần khác của bài viết.
Tờ giấy này giúp bạn LƯU lại ý tưởng đó ngay lập tức trước khi
nó biến mất. Ngoài ra bạn có thể brainstorm vào tờ giấy nháp
đó. Mỗi khi bạn cần hoặc thêm ý tưởng lại nhìn vào nó thay vì
lục lại bộ nhớ (rất hại não).

Ví dụ bạn được giao một bài viết về Lập 1 cái Marketing Plan
cho công ty X chuyên bán đồ điện.

Câu đầu tiên bạn hỏi "Giáo viên muốn nhìn thấy gì trong bài
viết của bạn". Bạn sẽ tự trả lời và viết hết vào tờ giấy 1 (xương)
và tờ giấy 2 (thịt) để có kế hoạch cho Essay của bạn.
#10
Tờ giấy 1:

Background
Mission Statement
Marketing Objectives
Situation Analysis (SWOT)
S
W
O
T
Target Market Strategy
Market Opportunity Analysis
Target Market
4P marketing mix
Product
Product 1
Product 2
Place
Retail
Wholesale
Online stores
Pricing
Psychological pricing
Cost-based pricing
Promotion
Factors to determine promotion mix
Social Media (SM)
Mass advertising
....
#10
Trên đây chỉ là ví dụ của tờ giấy 1. Bạn có thể thêm hoặc bớt
DỰA trên câu hỏi người ta muốn nhìn thấy gì như ở trên đề
phù hợp. Vì nó là giấy nháp nên bạn có thể gạch xoá thoải
mái. Tưởng tượng bạn phải viết một bài rất dài mà có cái
xương như vậy nên cuối cùng cũng chỉ như viết nhiều bài
ngắn. Lại còn dễ hơn bài ngắn vì ở đây mọi phần gần như đều
liên quan tới nhau. Cái DANH SÁCH ở trên tất nhiên KO do
mình TỰ BỊA RA, cũng KO phải do mình lấy trên mạng. Mình
dựa vào bài giảng trên lớp và sách. Ở lớp giáo viên đã nói đi
nói lại là Marketing Plan thì cần những phần A B C. Mình bê
nguyên xi vào tờ giấy 1. Vì đó là tất cả những gì giáo viên
muốn nhìn, không hơn không kém. Hãy chú ý đến những gì
họ nhắc đi nhắc lại trên lớp, nó sẽ là thứ bạn phải tập trung
khi write about.

Một tips mình highly recommend các bạn nên làm theo là
download ứng dụng Chrome:
https://write-box.appspot.com/. Chỉnh màu chữ sang WHITE
và background sang BLACK. Ứng dụng này giúp bạn viết TẬP
TRUNG hơn viết trên WORDS vì nó có giao diện đơn giản và
nhanh hơn nhiều. Bạn chỉ cần viết mà không cần suy nghĩ gì.
Thậm chí nó còn tốt cho Organization của bạn ở chỗ bạn VIẾT
TRỰC TIẾP trên đó sau đó COPY PASTE sang bản WORDS của
bạn. Khi chuyển sang phần khác, bạn xoá hết nội dung cũ đi
và viết tiếp phần mới. Viết xong lại TRANSFER (copy paste)
sang words. Rồi lặp lại như vậy. Cuối cùng bạn sẽ có một bài
hoàn chỉnh có đầy đủ các phần trên bản Words.
#10
ĐIỀU 2: YOUR Thoughts, Opinions, Judgments based on given
information

Sau khi người chấm nhìn thấy bạn có organization tốt, họ đã


rất ấn tượng và thứ tiếp theo họ muốn NHÌN KO PHẢI bài của
bạn được bao nhiêu trang hay bao nhiêu chữ hay từ vựng của
bạn mà là LẬP LUẬN, Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ, và SUY NGHĨ của
bạn. Đây là thứ set your essay apart from others. Lập luận, ý
kiến, đánh giá và suy nghĩ của bạn phải được tận dụng tối đa.
Bạn hãy dùng chính suy nghĩ của mình phân tính, đánh giá,
cho ý kiến. Hãy tưởng tượng bạn đang viết bài đánh giá và ý
kiến cá nhân của bạn về cái điện thoại bạn đang dùng hay bộ
phim bạn vừa đi xem thì bài essay của bạn cũng tương tự.
Hãy nhớ

LẬP LUẬN ĐÚNG > LẬP LUẬN SAI > KHÔNG LẬP LUẬN

Giáo viên thông minh hơn bạn nghĩ. Mắt họ có bộ lọc. Mỗi kì
chấm bài họ phải chấm cả trăm bài essay nên họ dù không
muốn cũng thừa khả năng chỉ cần lướt qua là biết bài của bạn
có lập luận ko hay chỉ đơn thuần là sao chép nội dung cho đủ
độ dài. Thế nên bài essay của bạn phải PACKED WITH các lập
luận và đánh giá.

This is a good idea because, this is a not a good idea because,


this should be blah blah, the goal is, this affects that because,
this is the most important factor because, this is significant
because, this should be used because, the consequences can
be, it does not make sense because, this is not viable
considering the costs, etc.
#10
Hãy cho giáo viên thấy bạn NGHIÊM TÚC và CÓ ĐẦU TƯ, CÓ
CHIỀU SÂU trong bài viết.

Đôi khi bạn có thể tham khảo ý kiến ở mấy trang hỏi đáp hoặc
google rồi tự form ý kiến của chính bạn sau đó cho vào bài
viết. Lại một lần nữa chú ý đến giáo viên, nếu giáo viên thuộc
type người KHUYẾN KHÍCH bạn sáng tạo hoặc nếu ý kiến, bạn
có thể thoáng hơn trong việc lập luận sai. Nếu giáo viên muốn
bạn phải suy nghĩ giống họ, mặc dù bạn KO đồng tình, hãy
đồng tình trên ESSAY. Mục tiêu của bạn không phải là thắng
họ trong việc tranh cãi hoặc làm mọi cách chứng minh bạn
đúng, mục tiêu của bạn là được A và A+.

ĐIỀU 3: Appropriate Sources

Luôn ghi nguồn khi bạn trích dẫn thông tin trên mạng. Việc
ghi nguồn sẽ làm cho bài viết của bạn chuyên nghiệp hơn và
đáng tin cậy hơn. Ngoài ra nó giúp giáo viên dễ dàng hơn
trong việc LỌC RA đâu là TRÊN MẠNG và đâu là Ý KIẾN/LẬP
LUẬN của bạn. Việc ghi nguồn cũng là cách thể hiện tình
thương với giáo viên. Họ phải chấm rất nhiều bài vì thế cái họ
cần là bạn TRÌNH BÀY cho họ thứ bạn muốn trình bày thay vì
bắt họ phải đi tìm. Nói cách khác, họ sẽ CHO bạn điểm nếu
bạn TỰ GIÁC ĐƯA họ thứ họ cần. Ngoài ra họ sẽ KO đi tìm
điểm cho bạn.
#10
ĐIỀU 4: English capabilities

Lại là English, English là thứ sẽ ẢNH HƯỞNG trực tiếp tới điểm
của bạn. Chỉ bằng cách dựa vào lối English thôi cũng đủ cho
giáo viên thấy BẠN xứng đáng được A hay B. Quy luật rất đơn
giản, bạn được A nếu như ngôn ngữ của bạn HỌC THUẬT.
Bạn được ít điểm hơn nếu bài viết của bạn ít học thuật. Hãy
tưởng tượng một bài phân tích kinh tế rất hay nhưng lại dùng
ngôn ngữ đời thường thay vì thuật ngữ chuyên ngành để viết
cho một giáo sư đọc. Họ sẽ ko ấn tượng và cho rằng người
viết không đủ uy tín để viết bài này. Vì thế, hãy theo nguyên
tắc mà mình hướng dẫn trong IELTS Handbook. Không dùng I,
we, you. Không dùng I think, in my opinion, as you can see.
Dùng các cụm từ chuyên ngành. Hãy viết như textbook.

Kết hợp 4 điều này bạn sẽ có một bài viết CÓ TỔ CHỨC, CÓ


LẬP LUẬN, Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ, SUY NGHĨ CÁ NHÂN, CÓ GHI
NGUỒN, ĐỦ HỌC THUẬT. Đây là những thứ HỌ NHÌN vào. Kể
cả bài viết của bạn không phải đột phá, 4 điều này là những
thứ hầu như giáo viên nào cũng muốn nhìn.

Sau khi bạn đã có một bản Word hoàn chỉnh, hãy chuột phải
vào mỗi từ bạn muốn thay đổi sẽ có Synonym để bạn làm đa
dạng hoá từ vựng. Lưu ý chức năng này chỉ phù hợp khi bạn
biết RÕ về nghĩa của từ và ngữ cảnh bạn đang dùng. Nếu
không sẽ chữa lợn lành thành lợn què.
#10
TÓM TẮT:

1. Hãy viết theo cách và những thứ giáo viên MUỐN NHÌN
thay vì những gì mình muốn viết.

2. Để biết được thứ giáo viên muốn nhìn, bạn cần tập trung
trên lớp, để ý xem họ nhấn mạnh hay nhắc đi nhắc lại hay
thích phần nào => Tập trung vào phần đó khi viết. Theo 100%
yêu cầu và sở thích của giáo viên. Không sáng tạo.

3. Để ý tính cách của giáo viên để xác định sở thích và thứ


giáo viên muốn nhìn vào bài viết.

4. Bài viết cần 4 thứ: Organization, Lập luận, Sources, Good


English

5. Dùng 2 tờ giấy nháp làm bản đồ khi viết. Một tờ viết đề


mục, Tờ kia viết ý tưởng.

6. Viết trực tiếp TỪNG PHẦN lên https://write-


box.appspot.com sau đó copy vào Words.

7. Giáo viên sẽ KO mất công đi đào bới nội dung để TÌM điểm
cho bạn, bạn phải TỰ GIÁC TRÌNH thứ họ muốn nhìn để họ
cho điểm => Hãy làm công việc của họ dễ dàng bằng cách
trình bày organized, ghi nguồn, lập luận.
Đảm bảo 4 yếu tố:
Organization, Arguments, Sources, Good English
PART 3:
TRICKS
TRICK
#1
"To"
Hãy sẵn sàng với Trick #1 trong Take note. Tận dụng (To...) để
miêu tả mục đích. Tất cả mọi thứ trên đời xuất hiện đều có
mục đích. Tuy nhiên khi take note chúng ta thường quên cho
nó cái mục đích vì thế khi ÔN LẠI chúng ta thường tự hỏi "Tại
sao nó lại xuất hiện ở đây".

Khi bạn cho (To...) ở bên cạnh, trí nhớ của bạn sẽ tăng lên gấp
nhiều lần. Mình ví dụ mọt cái note trong môn kinh. Có thể
bạn take note như sau:

"Monetary policy is carried out by the Federal Reserve"

Nhưng bạn sẽ nhớ LÂU hơn nữa nếu Note của bạn như sau:

Monetary policy is carried out by the FED (to respond to


recession and inflation)

Trong môn thi bằng lái xe của mình có một cái note như sau:

"Turn on low-beam instead of high-beam headlights within


150 meters of an oncoming vehicle"
TRICK
#1
Nhưng mình sẽ nhớ lâu hơn nếu note là:

"Turn on LB instead of HB headlights w/i 150m of an


oncoming veh (to give it better visibility)

Chỉ một thay đổi nhỏ thế thôi cũng đủ giúp cho trí nhớ và sự
hiểu bài của bạn tăng rõ rệt. Có nhiều người làm theo cách
này ko? Không. Tại sao? Mình không biết, nhưng nó rất hiệu
quả. Hiệu quả cả khi làm bài tập. Bạn làm bài tập tính toán
nên ghi thêm (To... hoặc because) ở bên cạnh để giải thích
ngắn gọn. Bạn sẽ nhớ rất lâu. Thêm càng nhiều càng tốt và
bạn sẽ bất ngờ vì khả năng học quá nhanh của bạn.
TRICK
#2
Mistakes
collections
Trong quá trình học mấy môn tính toán như kế toán, tài
chính, kinh tế. Mình có làm bài tập và như bạn có thể đoán
được là mình ko thể nào làm 1 phát đúng hết luôn. Khi làm
bài tập mình rất hay sai mấy lỗi ngớ ngẩn ngay cả khi mình tự
tin. Và mình tin cũng nhiều bạn học rất chắn chắn nhưng khi
thi lại sai dở hơi dẫn đến bị mất A. Tại sao? Vì bạn chưa tối ưu
hoá quá trình mắc lỗi của bạn.

Mắc lỗi là một quá trình bình thường khi training và practice.
Nhưng nó sẽ không bình thường nếu chúng ta không kiểm
soát và sai đi sai lại chỉ vì chúng ta ... QUÊN hoặc KHÔNG để ý.
Đối với nhiều người thì đây không phải là một cái tội, nhưng
đối với mình thì tội này còn lớn hơn tội không học bài vì
những lỗi này KO ĐÁNG để LẶP LẠI vì bạn đã mắc một lần rồi.
TRICK
#2
Khi làm bài tập chúng ta nên có một tờ giấy hoặc một file trên
máy tính chuyên COLLECT những lỗi sai mà ta mắc trong quá
trình làm bài. Hãy dùng HASHTAG để nêu lên chủ đề. Giả sử
bạn rất hay nhầm dấu trong tính toán ở chủ đề ELASTICITY
trong kinh tế. Bạn hãy ghi vào Note như sau:

M1. #elasticity negative sign when calculating blah blah blah


M2. #CH10 #IncomeTax Forget to include tax rate blah blah
blah
M3.
M4.

Làm một cái list như vậy và bạn sẽ thấy tần suất mắc lỗi của
bạn sẽ giảm đi đáng kể do bạn có sự chủ động và NHẬN
THỨC được chúng tốt hơn thay vì lưu vào trí nhớ -> rất tạm
thời và dễ quên. Hãy nhớ nếu bạn KHÔNG viết LỖI ra, bạn sẽ
cần 10-20 lần mắc lỗi liên tục để có thể thoát khỏi cái lỗi đấy.
Nhưng nếu bạn viết ra, bạn maximum cũng chỉ cần 2 lần mắc
lỗi là bạn sẽ thoát. Very important. Tổng hợp một cái list như
vậy to take control of your mistakes.
TRICK
#3
Types
Học theo PHƯƠNG PHÁP NHÂN thay vì PHƯƠNG PHÁP
CỘNG.

Phương pháp NHÂN nghĩa là bạn học theo kiểu phân loại còn
phương pháp cộng là học theo kiểu TUYẾN TÍNH. Khi bạn học
phương pháp nhân thì kiến thức của bạn sẽ mở rộng theo
phương pháp nhân như kiểu vi khuẩn. Còn phương pháp
tuyến tính sẽ chậm và boring hơn nhiều

Ví dụ phương pháp nhân:

Để điều chỉnh nền kinh tế, chúng ta có TWO TYPES (Để phân
loại -> Phương pháp nhân)

TYPE 1: Chính sách tiền tệ - monetary policy (Bởi ngân hàng


trung ương)
TYPE 2: Chính sách tài khoá - fiscal policy (Bởi the
governments)
TRICK
#3
ở TYPE 1, Central Bank có 3 CÔNG CỤ:

1. Open market operations (most important => Ghi chú mình


kết hợp Trick 1)
2. Discount Rate (to make borrowing more expensive/cheap
=> Trick 1)
3. Reserve Ratio (To restrict reserve => kết hợp trick 1)

Ở TYPE 2, The governments có thể:


1. Increase/decrease Tax rate (to discourage spending -> lại
kết hợp trick 1)
2. Increase/Decrease Spending (to inject more money to the
economy -> Trick 1)

Như vậy khi CHIA RA thành nhiều ngăn bạn sẽ nhớ thông tin
theo cấp số nhân thay vì cấp số cộng thông thường. Đó là lý
do mình học vài quyển sách mấy trăm trang trong thời gian
ngắn mà không hề hấn gì. Bạn cũng làm được if you know the
trick ;)
TRICK
#4
Time
Stretching
Thuyết tương đối về thời gian.

Chúng ta thường nghĩ thời gian mọi lúc mọi nơi luôn giống
nhau. Đúng. ĐỘ DÀI về thời gian giống nhau nhưng rất tiếc
ĐIỀU NÀY KO QUAN TRỌNG. Thứ quan trọng hơn gấp 10000
lần là cách chúng ta CẢM NHẬN về độ dài thời gian.

20 phút phỏng vấn xin việc của bạn sẽ dài như 2 tiếng. 20
phút chơi game của bạn sẽ chỉ dài như 5 phút. 1 tuần trôi qua
sẽ rất nhanh nếu chúng ta đi du lịch. Nhưng sẽ trôi qua tương
đối lâu nếu chúng ta ở nhà ôn thi. Nghĩa là việc bạn ngồi vào
bàn học để ôn thi là một việc rất cần thiết, nhưng bạn chỉ ngồi
được 5 phút hoặc nửa tiếng là đã thấy chán rồi. Và bạn CỨ
NGHĨ rằng 2 tiếng đã trôi qua nhưng thực ra không phải. Mới
chỉ nửa tiếng. Vậy bạn nên làm gì?
TRICK
#4
Hãy bật nhạc không lời. Mình vốn ko tin vào mấy lời giải thích
trên mạng lắm nhưng theo kinh nghiệm luyện thi của mình,
khi cắm tai nghe và nghe nhạc không lời (piano), cảm nhận về
thời gian của bạn sẽ NHANH hơn. Nghĩa là khi bạn ngồi lên
bàn học sẽ cảm thấy không lâu như trước nữa. Nếu bạn chưa
tin thì hãy đến trung tâm mua sắm hay cửa hàng quần áo
hoặc siêu thị hoặc hiệu sách và để ý tiếng nhạc. Bạn mới chỉ
dành có nửa tiếng thôi mà nhìn đồng hồ đã mất đi 2 tiếng rồi.

Tiếng nhạc đôi khi còn kích thích khả năng hành động của
chúng ta. Đây là lý do giải thích tại sao bạn hay mua những
thứ đồ không cần thiết ở siêu thị. Không phải vì bạn thích
món đồ đó mà vì tiếng nhạc đã phần nào kích thích bạn hành
động. Nếu bạn chưa tin nhạc có thể kích thích hành động hãy
bật thử một bài DJ và để ý đầu của bạn có lắc lư theo tiếng
beat ko.

Nhạc sẽ đưa bạn đến một thế giới khác thay vì thực tại. Nhất
là piano sẽ đưa bạn đến thế giới của sự tập trung, hơi phiêu
và điều chỉnh lại CẢM NHẬN ĐỘ DÀI THỜI GIAN. Chính nó sẽ
giúp bạn ngồi luyện tập trên bàn LÂU HƠN NHIỀU MỨC bình
thường => Để bạn có thể đủ giờ cho bài kiểm tra (Lại là trick 1)
TRICK
#5
SAY IT!
Nếu bạn muốn tăng thêm sự tập trung hãy làm như sau:

Nói ra tiếng "TÔI ĐANG LÀM BÀI TẬP". Khi bạn đang tập GYM
mà có rất nhiều thứ gây mất tập trung xung quanh bạn như
điện thoại, tin nhắn, những người xung quanh, tiếng xe cộ
bên ngoài đường. Hãy nói ra tiếng "TÔI ĐANG TẬP GYM".

Tại sao? chúng ta mất tập trung hơn chúng ta nghĩ. Đôi khi
mặc dù bạn tưởng bạn đang ở hiện tại nhưng thực ra bạn chỉ
ở hiện tại có một phần, còn phần còn lại của bộ não bạn đang
hướng về nơi khác. Giống như bức hình ở trang sau. Cái cột
chính giữa chính là HIỆN TẠI của bạn tức là bạn đang ngồi
học. Còn những sự dao động là nơi mà não của bạn đang ở.
Nó có thể ở YouTube, Facebook, mối tình đầu của bạn, bộ
phim tối qua, cuộc hẹn sáng mai, vấn đề tiền bạc, nhớ mẹ.
TRICK
#5
TRICK
#5
Tóm lại mọi thứ xảy ra với bạn sẽ không trôi đi mà bộ não của
bạn sẽ bấu víu vào nó trong một khoảng thời gian nhất định
trong đó có khoảng thời gian mà bạn ĐANG NGỒI HỌC.

Khi bạn nói ra tiếng "TÔI ĐANG NGỒI HỌC". Lập tức sẽ tạo ra
hiệu ứng và khiến cho bộ não của bạn trở về hiện tại. Mắt bạn
sẽ ko lim dim như trước nữa mà tỉnh táo hơn. Đầu bạn bắt
đầu nghĩ đến việc học và bạn bắt đầu tập trung hơn. Trong
quá trình học sẽ có những lúc bạn lại mất tập trung (đây là
điều hết sức bình thường). Bạn lại áp dụng "TÔI ĐANG NGỒI
HỌC" để đưa não bạn về trạng thái hiện tại.
TRICK
#6
FACEBOOK
Ughhh!!!
TRICK #6 này sẽ hướng dẫn các bạn HẠN CHẾ FACEBOOK
trong thời gian thi cử một cách hiệu quả dựa theo tâm lý học.
Nếu bạn muốn bỏ Facebook hoàn toàn thì điều này hầu như
không có khả năng. Tại sao? Vì bạn LUÔN có lý do để quay lại.
Nào là thông tin trên lớp, thông tin đi chơi hội họp của bạn bè
vân vân. Tất cả đều ở trên Facebook. Thậm chí đối với mình,
việc trò chuyện giao tiếp với gia đình mình cũng phải qua
Facebook vì mình ở xa. => Bỏ hoàn toàn Facebook không phải
là cách tốt nhất. Nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó
bằng các thủ thuật.

Có thể bạn đã dùng ứng dụng StayFocused trên Chrome. Ứng


dụng sẽ khoá Facebook của bạn lại vào khoảng thời gian nhất
định hoặc chỉ cho phép bạn truy cập trong khoảng thời gian
nhất định (ví dụ 2 tiếng/ngày). Theo mình, ứng dụng này KO
hiệu quả. Vì nếu bạn bị khoá Facebook. Bạn sẽ rất tù túng khó
chịu và bạn sẽ Uninstall nó trong khoảng thời gian sớm nhất.
Thậm chí sau khi Uninstall xong bạn còn dùng nhiều hơn
trước.
TRICK
#6
=> Vì thế cách tốt hơn nhiều đó là:

1. Xoá Facebook/Facebook Messenger trên điện thoại. Chỉ


dùng Facebook trên máy tính. Điều này bạn làm được vì việc
down lại ứng dụng Facebook trên Appstore cũng mất thời
gian. Còn việc xoá Facebook trên nền web là điều impossible.

2. Dùng extension chrome: News Feed Eradicator. Exts này sẽ


khoá News Feed của bạn vào. Tuy có khoá nhưng bạn
KHÔNG có cảm giác tù túng như việc dùng StayFocused.
Newsfeeds giống như kiểu nếu CÓ thì tốt, còn không có cũng
không sao. Nên ứng dụng này HIỆU QUẢ. Mình đã dùng và
không đọc Newsfeeds trong hơn 1 năm.

3. Làm cho giao diện Facebook xấu không tả nổi bằng


Extension Fabulous. Facebook làm cho bạn nghiện một phần
vì bạn rất thích nhìn cái giao diện của nó. Hãy đổi màu sắc
loạn xạ lên cho nó thật là xấu. Kết hợp thêm Extension
Facebook Font Changer, bạn sẽ làm cho Facebook của bạn
ĐỦ DÙNG nhưng không thoải mái như trước. Khi bị giảm
pleasure. Bạn sẽ tự động chỉ lên Facebook khi có việc cần
thay vì hang out ở đó cả ngày.
TRICK
#6
4. Một tip nhỏ nữa dành cho những bạn quyết tâm cao là mỗi
khi dùng xong Facebook. Hãy deactivate. Bookmark trang
Deactivate Facebook vào cho tiện truy cập. Khi nào có việc
cần bạn lại đăng nhập. Xong việc lại deact. Điều này sẽ hạn
chế tối đa Notification và messages. VÌ bình thường khi bạn
tắt Facebook, tâm lý của bạn lúc nào cũng sợ bị Missed out cái
noti quan trọng nào hoặc có ai đó đang chờ đợi mình. Nhưng
sau khi Deact, bạn sẽ biết CHẮC CHẮN là sau khi đăng nhập
lại bạn sẽ ko nhận được noti nữa => Giảm ham muốn đăng
nhập lại Facebook.

LINK:

NEWSFEEDS ERADICATOR:
https://chrome.google.com/webstore/detail/news-feed-
eradicator-for/fjcldmjmjhkklehbacihaiopjklihlgg?hl=en

FABULOUS:
https://chrome.google.com/webstore/detail/fabulous-
facebook-color-b/phakiphhfacalfioninjbkaiikkacglf?hl=en

FACEBOOK FONT CHANGER:


https://chrome.google.com/webstore/detail/facebook-font-
changer/olkmjdncgblppfakdnmcbljlngaodoaf?hl=en
TRICK
#7
SIMPLIFIED
Một chiêu mình áp dụng liên tục trong quá trình học đó là
ĐƠN GIẢN HOÁ mọi câu hoặc đoạn dù có dài đến đâu. Trong
quá trình đọc sách, bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp cả đoạn
dài ngoằng đọc rất hại não. Nhưng rốt cục cũng chỉ quanh đi
quanh lại một 2 ý mà bạn cần nắm. Mình muốn bạn DÙNG Ý
HIỂU của bạn và giải thích THẬT NGẮN GỌN và hãy tập thành
thói quen khi take note.

Giả sử trong môn kinh tế học chương về Chính sách tiền tệ


Monetary policy sẽ có bài đọc dài. Sau mỗi bài đọc hoặc một
đoạn, hãy VIẾT Ý HIỂU của bạn ra một cách ngắn gọn nhất.
Mục đích để nó BỤP vào não bạn mỗi khi bạn nghĩ đến nó. Ví
dụ sau khi đọc xong cả đoạn dài mình sẽ viết vào sách Ý HIỂU
của mình như sau:

MONE policy => Regulate MS => 3 TOOLS => By CB => Deal w/


INF or REC.

Như bạn có thể thấy, toàn KEY WORDS nếu mình bị gọi bắt
giải thích về MONE policy, những thứ trên sẽ Xuất hiện BỤP
rất nhanh trong đầu mình. Từ đó khi giải thích mình chỉ cần
thêm những thông tin phụ, mọi thứ sẽ đều organized và mình
không bị quên.
TRICK
#7
Sau khi bạn áp dụng nhiều cách này thành thói quen, đầu bạn
sẽ TỰ ĐỘNG nhìn (DỊCH) mọi vấn đề khó khăn thành những
mẩu câu ngắn chứa đầy Key words bật ra nhanh chóng khi
bạn cần đến thay vì phải học thuộc lòng cả đoạn dài.
TRICK
#8
FORMULAS
TRICK #8 sẽ giúp bạn nhớ công thức tốt hơn nhiều. Dù cho
công thức khó và dài đến mấy. Ngoài ra trick này còn giúp
bạn học ngữ pháp/từ vựng tiếng Anh tốt. Mình muốn bàn đến
tiếng Anh trước để làm nền cho việc áp dụng vào công thức.

Ở Việt Nam, chúng ta thường được dạy nên TỔNG QUÁT hoá
mọi thứ bằng công thức. Theo mình ĐÂY KO phải là một cách
học hay. Vì công thức rất khô khan và không hỗ trợ trí nhớ.
Nếu bạn học môn xác suất thống kê hoặc kinh tế lượng sẽ
thấy những công thức rất hổ báo kiểu Xích ma xong i chạy từ
1 đến n nhân chia bla bla rất hại não. Tồi tệ hơn rất nhiều là
nhiều bạn chọn cách nhớ công thức kiểu này. Đến lúc áp
dụng thì sai be sai bét, nhầm loạn xạ. Vừa hại não vừa hại
điểm. Mình học kiểu NGƯỢC LẠI. Không nhớ công thức tổng
quát mà nhớ trường hợp áp dụng. Khi bạn nhớ trường hợp áp
dụng. Não của bạn sẽ TỰ SUY RA tổng quát. Trường hợp áp
dụng sẽ cho bạn nhìn vấn đề một cách thực tế hơn rất nhiều.
TRICK
#8

Thay vào đó hãy THAY SỐ vào luôn. Lấy một bài tập bất kỳ,
làm theo và thay số. Ghi cả công thức tổng quát vào sau đó
mở một cái ngoặc và thay số vào để bạn có thể nhìn thấy nó ở
ngoài đời mỗi khi ôn lại công thức. Bạn sẽ nhớ lâu và tốt hơn
nhiều.

Chúng ta cũng KO NÊN dùng CÔNG THỨC trong tiếng Anh. Ví


dụ:

S + look forward to + V-ing hoặc bla bla bla to do something


to someone.

Hãy viết hẳn ra I look forward to hearing from you soon.


Trong đầu bạn sẽ TỰ ĐỘNG SUY RA công thức là S+look
forward to + V-ing và TỰ ĐỘNG HIỂU cho các trường hợp khác
mà KO CẦN nhìn vào công thức. Bộ não chúng ta rất kỳ diệu
và thông minh, chỉ có điều nhiều khi chúng ta tra tấn nó mà
không nhận ra. Hãy học theo cách trên và bạn sẽ vượt rất xa.
Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong khoá huấn luyện.
Đừng quá bất ngờ khi bạn chưa áp dụng một cách thành
thạo được như mình ngay từ lần đầu tiên áp dụng. Hãy áp
dụng từ từ và chầm chậm. Tất cả mọi thứ đều cần sự luyện
tập và thói quen và các phương pháp mình giới thiệu cũng
không phải ngoại lệ. Bạn không cần áp dụng một cách cứng
nhắc nhé. Be flexible. Áp dụng khi bạn thấy cần. Kết hợp khi
bạn thấy cần. Bạn sẽ quen và mọi thứ sẽ trở thành KỸ
NĂNG của bạn và cuối cùng bạn có thể sẽ áp dụng mà
không cần suy nghĩ.

You might also like