You are on page 1of 6

ĐỔI MỚI GIÁO TRÌNH DẠY THỰC HÀNH TIẾNG

Nguyen Thu Hien

Trong giảng dạy thực hành tiếng thì giáo trình đóng một vai trò không
nhỏ vào thành công của các học viên. Các thông tin trong giáo trình nếu quá
cũ và không cập nhật thì sẽ không gây được sự chú ý của học viên, nhất là
trong thời đại thông tin đại chúng rất hiện đại ngày nay. Do vậy việc đổi mới
giáo trình giảng dạy, sử dụng các giáo trình mới, cập nhật đầy đủ các thông
tin có tính thời sự... là một yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Một trong những giáo trình mới mà khoa Pháp đã đưa vào giảng dạy là giáo
trình Tout va bien. Đây là một giáo trình mới, dành cho đối tượng thanh niên
và người lớn có nhu cầu học tập tiếng Pháp để có thể giao tiếp với cộng đồng
nói tiếng Pháp, hay muốn khám phá một ngoại ngữ hay học để có bằng đại
học... Và dù là đối tượng nào thì Tout va Bien cũng xuất phát từ các tiêu chí
đánh giá chung của Cộng đồng châu Âu - Cadre Européen Commun de
Référence (CECR) - để lựa chọn và sắp xếp các bài học.

Trong khuôn khổ bài báo cáo này, chúng tôi xin giới thiệu trước tiên
bố cục của giáo trình Tout va bien. Sau đó chúng tôi sẽ nêu lên những kỹ
năng học tiếng được khai thác trong giáo trình Tout va Bien.

I. Cấu trúc giáo trình

Giáo trình Tout va bien bao gồm 6 phần, mỗi phần gồm 2 bài học, 6
bài tổng kết và 3 projets. Kèm theo giáo trình là quyển Porfolio, đây là điểm
mới so với các giáo trình trước đây, cho phép học viên có thể tự đánh giá
trình độ, khả năng tiến bộ của mình trong quá trình học. Giáo viên cũng có
thể sử dụng cuốn này như một công cụ để đánh giá sự tiến bộ của học viên.
Qua các bài tự đánh giá này, học viên sẽ thấy những kiến thức mà mình đã
nắm được, những điểm thiếu sót cần bổ sung kip thời.

Tout va bien! bao gồm:


Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 45
 Các tài liệu và các tình huống giao tiếp có thực hoặc gần sát với thực
tế cho phép học viên làm quen với các cấp độ ngôn ngữ khác nhau và
khám phá các nền văn hoá khác nhau của cộng đồng các nước nói
tiếng Pháp.

 Rất nhiều hoạt động ngôn ngữ nhằm củng cố và phát triển 4 kỹ năng
giao tiếp.

 Bài học về ngữ pháp và từ vựng gắn liền với tình huống giao tiếp của
bài giúp học viên phát huy khả năng quan sát và phân tích.

 Các bài tổng kết sau mỗi 2 bài học giúp học viên có thể tự thường
xuyên đánh giá, và tự bồi dưỡng các kiến thức còn chưa vững để đạt
được trình độ yêu cầu của bài.

Trọn bộ giáo trình bao gồm:

 Sách của học viên kèm đĩa CD hoặc băng.

 Portfolio.

 Sách bài tập cùng đĩa CD.

 Sách giáo viên.

Để giúp học viên có thể tự đánh giá được trình độ của mình thì Tout
va bien đã soạn thảo cuốn Porfolio, đây là tài liệu rất hữu hiệu cho cả học
viên và giáo viên, sử dụng để đánh giá trình độ học viên. Trong cuốn
Porfolio, ngoài các dạng bài tập nghe noi đọc viết, thì phần làm nên sự khác
biệt của cuốn này là phần các chuẩn kỹ năng giúp học viên tự đánh giá được
là mình đã đạt được trình độ yêu cầu hay chưa. Nhờ đó học viên có thể ngay
lập tức xem xét học lại những phần mình còn chưa vững. Đối với giáo viên,
giáo viên có thể sử dụng tài liệu này để hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu
giảng dạy của mình, cũng như việc xác định trình độ các bài kiểm tra đánh
giá học viên.

Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 46


II. Các kỹ năng

Giáo trình Tout va bien được biên soạn phù hợp với những tiêu chí đặt
ra của CECR. Tout va bien 1 tương ứng với trình độ A1-A2, Tout va bien 2
tương ứng với A2-B1, Tout va bien 3 tương ứng với trình độ B1. Kỹ năng
chủ yếu được giáo trình khai thác là nghe hiểu- nói - đọc hiểu và viết.

II.1. Nghe hiểu

Giáo viên và học viên sẽ thấy rất nhiều dạng bài nghe hiểu được khai
thác theo trình tự từ dễ đến khó. Từ trình độ trung bình trở lên, hầu hết các
bài đều được lấy từ trong thực tế cuộc sống chứ không phải là các dạng bài
đã được biên tập lại nữa.

Bài nghe thường được sắp xếp trong mục “Situation” hoặc/và mục
“Compétence”. Các bài nghe này tương đối đa dạng và sử dụng nhiều cấp độ
ngôn ngữ khác nhau.

Bài nghe có hai dạng hội thoại và độc thoại. Hội thoại bao gồm các
hình thức: các cuộc phỏng vấn, điều tra, tranh luận, thảo luận... Độc thoại
gồm: tự thuật cuộc đời mình, bài diễn văn, quảng cáo...

Quá trình học sẽ giúp học viên hình thành được nhận thức, quan sát về
các bước khác nhau trong quá trình nghe hiểu: nghe tổng hợp, có chọn lọc
thông tin, nghe hiểu toàn bộ bài. Học viên sẽ có khả năng tìm hiểu được
mạch liên kết trong các bào dài và phức tạp.

Trình độ yêu cầu phải đạt được là hiểu các bài khó từ dễ đến khó, các
bài từ ngắn đến dài có chủ đề khá thân thuộc trong cuộc sống (niveau A1-
A2), hiểu được các bài tương đối dài và phức tạp, ví dụ các trích đoạn của
một cuộc hội thảo, có chủ đề có thể liên quan đến chuyên ngành (niveau B1).

Hiểu một số trích đoạn văn học, và một số khía cạnh văn hoá.

Ví dụ các bước khai thác của một bài nghe hiểu

Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 47


Étape Nature de la tâche
1 Identification Identifier le type de document
2 Compréhension globale Comprendre globalement la
situation/le cadre siatuationnel
3 Compréhension finalisée Comprendre des idées
exprimées dans le texte par
une tâche de repérage et de
remise en ordre des
informations
4 Conceptualisation Observer le corpus (des
énoncés) et faire des
hypothèses sur le
fonctionnement de la langue
pour en dégager des règles.
5. Réemploi S’exercer sur les fonctions et
les formes étudiées.
6 Production Produire un texte dans un
contexte identique au
document déclencheur.

Đặc điểm các bài nghe của Tout va bien 3 là tương đối dài, phức tạp,
nên khi giảng dạy, giáo viên nên tìm các tài liệu nghe ngắn hơn, cùng chủ đề
để khai thác, làm document déclencheur, tạo cho sinh viên phản xạ nghe quen
và giáo viên có thể khai thác bài của giáo trình có hiệu quả hơn. Với các bài
nghe của Tout va bien 3, nếu giáo viên đặt ra tiêu chí là học sinh phải hiêu
toàn bộ bài thì sẽ rất khó khai thác. Mục tiêu là dạy cho học viên kỹ năng
nghe hiểu nghi nhận những thông tin chính của bài, bỏ qua các tạp âm và
những thông tin không cần thiết. Do vậy kỹ năng phân tích, tổng hợp rất cần
được khai thác và rèn luyện.

Sau bước khai thác bài nghe hiểu, giáo viên có thể yêu cầu học viên
tìm ra các ví dụ xung quanh một vấn đề ngữ pháp nào đó rồi cả lớp cùng thảo
luận, tìm ra các quy tắc ngữ pháp chung. Ở giáo trình Tout va bien, vấn đề
ngữ pháp được soạn thành 2 trang riêng biệt và đó là các bảng tổng hợp các
Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 48
quy tắc ngữ pháp và các bài tập. Đây là tài liệu rất hữu hiệu cho sinh viên tự
đánh giá xem mình đã nắm vững các quy tắc ngữ pháp vừa được khai thác
trong bài Situation chưa. Nếu chưa, học viên có thể tự ôn tập lại dựa vào
bảng tổng hợp quy tắc ngữ pháp.

II.2. Đọc hiểu

Các dạng bài tập đọc hiểu rất phong phú bao gồm nhiều thể loại văn
bản khác nhau như các bài báo, quảng cáo, phóng sự, các trích đoạn luật,
văn học...

Các bài đọc hiểu này nhằm giúp học viên hình thành kỹ năng đọc hiểu
được các bài báo, các trích đoạn văn học, hình thành kỹ năng suy đoán từ
mới dựa vào ngữ cảnh, kiến thức sẵn có của mình.Các bài đọc hiểu này có
vai trò là những bài mẫu giúp học viên có thể sử dụng lại trong các hoạt động
viết hoạc nói của mình. Ở Tout va bien 3 giáo viên có thể dạy học viên kỹ
năng tóm tắt các văn bản.

Các bài đọc hiểu luôn đi kèm các hoạt động khai thác bài dưới hai
dạng: hoạt động cá nhân giúp học viên phát huy tính tự lập và các hoạt động
tập thể giúp học viên có thể trao đổi kiến thức với nhau và hình thành thói
quen làm việc theo nhóm. Để việc học theo nhóm có hiệu quả thì việc xác
định phân chia rõ nhiệm vụ của từng cá nhân là rất quan trọng.

II.3. Nói

Các hoạt động nói chủ yếu là

- Tham gia vào các cuộc tranh luận, thảo luận, đối thoại
trong các nhóm nhỏ hoặc giữa các nhóm về các chủ đề thân thuộc.
Học viên sẽ học cách đưa ra các lý lẽ để bảo vệ chính kiến của mình.

- Các hoạt động đóng vai có chuẩn bị hoặc ngẫu hứng.

- Đọc thơ, đọc diễn cảm một đoạn văn hoặc học hát.

- Tham gia váo các trò chơi hoặc các hoạt động sáng tác.
Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 49
Bên cạch các hoạt động tập thể, giáo viên cũng có thể yêu cầu học
viên làm các bài độc thoại để miêu tả, kể chuyện, làm bài diễn thuyết. Để cho
bài sinh động, học viên có thể chuẩn bị tranh ảnh... để minh hoạ cho bài trình
bày của mình.

Mục đích đặt ra là rèn luyện cho học viên kỹ năng nói trước đám
đông, kỹ năng sắp xếp ý và tạo liên kết giữa các ý, và các kỹ năng giúp cho
mình có thể trình bày trôi chảy, mạch lạc, chính xác bài nói của mình.

II.4. Viết

Các dạng bài luyện viết rất phong phú, càng ở trình độ cao thì các bài
viết càng thiên về hoạt động tự lập, và càng ít khuôn mẫu dặt ra cho học viên.
Học viên do đó sẽ học được tính tự chủ, sáng tạo, sẽ học cách sắp xếp ý của
một đoạn và của cả một bài viết.

Các dạng bài tập để khai thác là:

- Các dạng thư khác nhau: thư từ cá nhân, thư công việc, hành chính (ví
dụ đơn xin việc…), thư ngỏ (ví dụ thư độc giả đăng trên báo, mục ý
kiến bạn đọc…).

- Các dạng bài văn kể: kể về tiểu sử bản thân, kể một câu chuyện, bình
luận một sự việc...

- Các dạng khác: bình luận một hoạt động văn hoá, thể thao, lập một
biên bản tai nạn giao thông, làm tóm tắt, ghi chép lại các buổi họ, hay
các diễn thuyết...

Học viên sẽ được học các kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để
viết một bài và sẽ tự đánh giá được khả năng làm việc của mình.

Nguyen Thu Hien - Département de français - Université de Hanoi 50

You might also like