You are on page 1of 10

Hormone (nội tiết tố) là chất hoá học được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào trong

cơ thể. Các
chất này có nhiệm vụ giống như “người đưa thư”.  Chúng truyền các tín hiệu từ tế bào này đến tế
bào khác. Hormone do các tuyến nội tiết tiết ra không có ống dẫn mà ngấm thẳng vào máu, vận
chuyển theo máu đi khắp cơ thể tác động đến các cơ quan đích là các cơ quan hay các tế bào
mang các thụ thể phù hợp với hormone (như chìa khoá với ổ khoá), hormone mới phát huy tác
dụng.

Các tuyến nội tiết trong hệ nội tiết

Hệ nội tiết bao gồm các tuyến chính:

+ Tuyến yên (hay tuyến mấu não dưới)

+ Tuyến giáp

+ Tuyến cận giáp

+ Tuyến ức (hay tuyến hung)

+ Tuyến tùng (hay tuyến mấu não trên)

+ Tuyến thượng thận (vỏ tuyến và tuỷ tuyến)

+ Tuyến tuỵ

+ Tuyến sinh dục (nam, nữ)

Dựa trên cấu trúc và phương thức tổng hợp chúng, các hormone được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm polypeptid (protein và peptide)

+ amine

+ Các steroid. Các hormone steroid bắt nguồn từ cholesterone, bao gồm các steroid sinh dục do
tinh hoàn và buồng trứng tạo ra (như các estrogen, progresterone và testosterone) và các
hormone của vỏ tuyến trên thận sản xuất như cortisol, corticosterone, androsterone và DHEA

Testosterone
1. Testosterone là gì?
 Là một hoóc môn steroid từ nhóm androgen
 Nội tiết tố quan trọng đối với nam giới
Được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến
thượng thận (khoảng 4%). Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi
sản xuất testosterone (một lượng nhỏ). Thời điểm testosterone bắt đầu được sản
xuất sớm nhất thường rơi vào tuần thứ bảy sau khi thụ thai. Nồng độ
testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong những
năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó chững lại. Testosterone ở nam giới trưởng
thành được phóng thích khoảng 4 – 10 mg/ngày. Từ 30 tuổi trở đi, lượng
Testosterone có xu hướng giảm nhẹ mỗi năm
Testosterone do tế bào Leydig (tế bào kẽ) của tinh hoàn sản xuất ra. Các tế bào Leydig nằm ở khoảng kẽ
giữa các ống sinh tinh

CẤU TRÚC HOÁ HỌC


Testosterone là hợp chất steroid, trong phân tử có 19 cacbon và được tổng hợp từ cholesteron

 Vùng dưới đồi trong não có nhiệm vụ báo hiệu cho tuyến yên biết cơ thể
cần bao nhiêu Testosterone. Tuyến yên sau đó gửi tín hiệu đến tinh hoàn
để kích thích sự sản xuất Testosterone. Hầu hết Testosterone được sản
xuất trong tinh hoàn, nhưng một lượng nhỏ đến từ tuyến thượng thận,
nằm ngay phía trên thận.
TÁC DỤNG
-Trong thời kỳ phôi thai, kích thích phát triển cơ quan sinh dục (dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh,
đường dẫn tinh), kích thích chuyển tinh hoàn từ bụng xuống bìu

-Kích thích phát triển và duy trì các đặc điểm sinh dục đực thứ phát ở tuổi thành thục sinh dục của động
vật và tuổi dậy thì ở nam giới (như phát triển cơ quan sinh dục nam, mọc lông nhu, lông nách, mọc râu,
thanh quản mở rộng, giọng trầm, da dày và thô…)

-Ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con đực

-Kích thích sản sinh tinh trùng qua kích thích hình thành tinh nguyên bào và tiền tinh trùng
-Kích thích tổng hợp protein qua đó làm khối cơ phát triển mạnh. : Testosterone làm tăng khối lượng
cơ sau dậy thì ở nam giới. Tăng khối lượng và thể tích của cơ diễn ra song song với hiện tượng
tăng hàm lượng protein ở các cơ quan khác bao gồm tăng hàm lượng protein của da. Do tác dụng
này của testosterone mà nhiều vận động viên thể thao sử dụng nó để cải thiện chức năng cơ và
nâng cao thành tích thi đấu cũng như một số đàn ông cao tuổi còn sử dụng testosterone như một vi
thuốc "cải lão hoàn đồng" hy vọng tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp và phục hồi ham muốn tình
dục. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, nhiều người sử dụng phương pháp này đã mắc phải những rối loạn
sinh lý đáng tiếc! , Đối với xương chậu, hormon Testosteron có tác dụng đặc biệt đó là: Làm hẹp
đường kính xương chậu do tăng sự phát triển xương chậu theo chiều trước sau. Tăng chiều dài của
xương chậu làm cho khung chậu có hình ống khác với khung chậu mở rộng theo chiều ngang ở nữ.
Làm tăng sức mạnh của khung xương chậu.

Do tác dụng làm tăng kích thước và sức mạnh của xương nên Testosteron được dùng để điều trị
loãng xương ở đàn ông lớn tuổi.

-Kích thích phát triển xương qua tăng tổng hợp khung protein của xương, tăng lắng đọng muối canxi
photphat vào xương

-Tăng chuyển hoá cơ sở

 Gây hói: Testosterone làm giảm mọc tóc đỉnh đầu. Nếu dịch hoàn không hoạt động sẽ
không bao giờ bị hói! Tuy nhiên không phải người đàn ông nào có dịch hoàn hoạt động quá hoàn
hảo cũng bị hói vì hói đầu được quyết đinh bởi hai yếu tố là yếu tố di truyển và lượng hormon
testosterone. Phụ nữa cũng có thể bị hói nếu cũng có yếu tố di truyền và có u androgen.
 Ảnh hưởng đến da và sự phát triển của mụn trứng cá: Testosterone làm tăng độ dày và thô
của lớp biểu bì, tăng hoạt động của tuyến nhờn đặc biệt là ở mặt từ đó dễ gây hình thành mụn trứng
cá. Do đó mụn trứng cá là một dấu hiệu của tuổi trưởng thành khi cơ thể nam được testosterone
kích thích. Sau một thời gian (có khi đến vài năm), da trở nên thích ứng được với những biến đổi do
testosterone và mụn trứng cá sẽ mất đi.

1. Estrogen là gì?
 Một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò là hormone sinh dục nữ chính
 Ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu tiết ra hormone estrogen có giới hạn
cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ,
điều này kích hoạt sự giải phóng trứng. Lượng hormone này sau đó giảm
nhanh sau khi rụng trứng.
 Estrogen thường đi qua các mạch máu, đến tiếp xúc với các tế bào trong
nhiều loại mô trong cơ thể và đưa ra một thông điệp hoặc chỉ dẫn .
 Đây là một trong những hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ, bên cạnh
progesterone.
 Estrogen cũng tồn tại ở nam giới nhưng nồng độ estrogen thấp hơn nhiều
so với nữ giới
CẤU TRÚC HOÁ HỌC
\

Estrogen được sản sinh chủ yếu từ buồng trứng. Một lượng rất nhỏ estrogen do phần vỏ tuyến trên
thận tiết ra. Khi có thai, nhau thai tiết ra một lượng lớn estrogen và progresterone. Estrogen là tên
chung của 3 loại hormone sinh dục: estradiol, estron và estriol. Cả 3 loại đều là hợp chất steroid, trong
phân tử có 19 cacbon và được tổng hợp từ cholesterone

 Estrone (E1): Đây là một dạng estrogen yếu và là loại duy nhất được tìm
thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Một lượng nhỏ estrone có hầu hết
trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể
chuyển đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.

 Estradiol (E2): Đây là loại estrogen mạnh nhất. Estradiol là một steroid được
sản xuất bởi buồng trứng. Nó được cho là một trong những nguyên nhân
gây ra một loạt các vấn đề phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u
xơ và ung thư xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung.

 Estriol (E3): Đây là loại estrogen yếu nhất và là chất thải được tạo ra sau khi
cơ thể sử dụng estradiol. Mang thai là thời gian duy nhất mà tại đó một
lượng đáng kể estriol được tạo ra. Estriol không thể được chuyển đổi thành
estradiol hoặc estrone

TÁC DỤNG:
+ Kích thích phát triển cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung,
bộ phận sinh dục ngoài).

 Buồng trứng: hỗ trợ kích thích sự phát triển của nang trứng.
 Âm đạo: thúc đẩy sự tăng trưởng của âm đạo đến kích thước trưởng thành,
củng cố độ dày của thành âm đạo và tăng độ axit trong môi trường ở đây
nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Mặt khác, estrogen còn chịu trách
nhiệm bôi trơn âm đạo.
 Ống dẫn trứng: góp phần tăng cường phát triển cho lớp thành cơ bắp ở
ống dẫn trứng, đồng thời điều phối các cơn co thắt tại đây nhằm vận
chuyển trứng và tinh trùng.

-Kích thích phát triển và duy trì các đặc điểm sinh dục thứ phát ở tuổi thành
thục sinh dục ở động vật và tuổi dậy thì ở nữ giới (như phát triển cơ quan sinh
dục, hông nở rộng, vai hẹp, giọng nói trong, tăng lớp mỡ dưới da…)
-Kích thích tổng hợp protein ở một số cơ quan như tử cung, tuyến vú, xương và
làm tăng nhẹ tổng hợp protein trên toàn cơ thể.

 Tử cung: tác dụng của estrogen đối với bộ phận tử cung rất đa dạng, bao
gồm:
o Tăng cường và duy trì lớp màng nhầy (niêm mạc) tử cung
o Tăng kích thước của nội mạc tử cung
o Gia tăng lưu lượng máu cũng như hàm lượng protein và các hoạt
động của enzyme tại đây
o Kích thích các cơ trong tử cung phát triển và hoạt động
o Hỗ trợ loại bỏ mô chết khỏi thành tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt
 Cổ tử cung: điều chỉnh dòng chảy cũng như độ dày của dịch tiết niêm mạc
tử cung, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng và thụ tinh.
 Các tuyến vú: kết hợp với những hormone khác ở đây và đảm nhiệm vai trò
thúc đẩy cơ quan này phát triển. Ngoài ra, chúng còn có công dụng bít sữa
sau khi trẻ sơ sinh đã bước vào thời kỳ cai sữa mẹ.
-Tăng lắng đọng canxi vào xương
-Tác dụng lên tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và ở linh trưởng cái:
kích thích phát triển niêm mạc tử cung, tăng tạo các mạch máu mới và làm cho
các mạch máu mới này trở thành các động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp
niêm mạc, tăng khối lượng tử cung, tăng co bóp tử cung, tăng tính nhạy cảm
của tử cung với oxitoxin.
-Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển các hệ thống ống tuyến, phát triển mô
đệm ở vú và tăng mỡ dự trữ ở vú

Estrogen tạo sự khác biệt giữa nam và nữ ra sao?


Mặt khác, tác dụng của estrogen còn bao gồm cả việc tạo ra khác biệt về mặt sinh
lý cũng như hình thể giữa nam và nữ. Ví dụ, trong cơ thể phụ nữ, estrogen sẽ góp
phần:

 Làm xương nhỏ và ngắn hơn. Mặt khác, xương chậu có xu hướng rộng hơn,
trong khi xương vai lại hẹp hơn so với nam giới.
 Tăng lượng chất béo tích trữ xung quanh hông và đùi, từ đó tạo nên đường
cong quyến rũ.
 Làm chậm quá trình phát triển của phụ nữ trong giai đoạn dậy thì. Đồng
thời, nó còn làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.
 Khiến lông trên cơ thể trở nên mịn và mờ nhạt hơn hẳn so với đàn ông.
 Duy trì độ bền và chắc khỏe của tóc.
 Thu hẹp thanh quản và khiến dây thanh âm ngắn hơn. Do đó, giọng nữ
thường sẽ cao hơn so với giọng nam.
 Ức chế hoạt động của các tuyến sinh sản chất nhờn, từ đó giảm thiểu nguy
cơ nổi mụn trứng cá.

Progesterone
CẤU TRÚC HOÁ HỌC
 Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang
thai và phát triển phôi thai của người và các loài khác.(  C21H30O2)

Progesterone là gì?
 Progesterone là hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng
trứng sau khi rụng trứng xảy ra. Đây là hormone quan trọng trong việc duy
trì chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là chuẩn bị cho quá trình mang thai ở
người phụ nữ.
 Kể từ khi bắt đầu dậy thì, mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng một quả
trứng. Nếu thụ tinh không xảy ra, hoàng thể - một tuyến nội tiết có nhiệm
vụ sản xuất hormone, trong đó có progesterone - bị phá vỡ, dẫn tới nồng
độ progesterone giảm đi, đến một mức độ nào đó sẽ không còn đủ để duy
trì lớp niêm mạc tử cung khiến chúng vỡ ra và tạo thành kinh nguyệt.
 Nếu thụ tinh xảy ra, progesterone sẽ tiếp tục làm dày thêm lớp niêm mạc
tử cung, kích thích các tuyến tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi trứng, duy trì
thai kỳ.

Progesterone có vai trò quan trọng điều hoà kinh nguyệt ở phụ nữ, giúp tử cung luôn sẵn
sàng mang thai và cần thiết cho quá trình tạo sữa:
 Điều hoà chu kì kinh nguyệt: Progesterone cùng với estrogen tạo nên chu kỳ kinh
nguyệt của một người phụ nữ.
 Ngăn sự rụng trứng tiếp tục xảy ra cho tới khi thai kỳ chấm dứt;
 Ngăn chặn việc thụ tinh nhiều hơn 1 quả trứng cùng lúc;
 Trong giai đoạn rụng trứng (nửa sau chu kỳ kinh nguyệt), thân nhiệt của người phụ
nữ thường tăng từ 0.5-1 độ C do tác dụng của progesterone.
 Ở phụ nữ mang thai, progesterone còn được coi là một hormone an thai do có tác
dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của người mẹ luôn đóng kín.
 Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di
chuyển vào trong tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ. Trước đó, progesterone đã
giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất đón trứng.
 Sau khi thụ thai, progesterone còn được sản xuất ở nhau thai và duy trì nồng độ cao
trong suốt thai kỳ, ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
 Sau khi thụ thai, progesterone còn được sản xuất ở nhau thai và duy trì nồng độ cao
trong suốt thai kỳ, ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
 Hỗ trợ tuyến vú phát triển trong suốt thai kỳ, có vai trò trong quá trình tạo sữa sau
sinh.
 Tăng cường sự co bóp của cơ vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển
dạ.

 Tạo nút nhầy cổ tử cung người mẹ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
  Ở cơ thể nam giới cũng có một lượng nhỏ progesterone đóng vai trò trong sự phát triển
của tinh trùng.

Progesterone ở nam giới


Progesterone được biết đến nhiều hơn như là một hormone sinh dục ở nữ giới,
tuy nhiên nam giới cũng cần progesterone để sản xuất testosterone ở tuyến
thượng thận và tinh hoàn. Nồng độ progesterone ở nam giới tương tự nữ giới
trong giai đoạn nang trứng đang chuẩn bị giải phóng trứng.

Các triệu chứng progesterone thấp ở nam giới gồm có:

 Giảm ham muốn tình dục;


 Rụng tóc;
 Tăng cân;
 Mệt mỏi;
 Phiền muộn;
 Gynecomastia (bệnh vú to ở nam giới);
 Rối loạn cương dương;
 Mất xương;
 Mất cơ bắp.

Nam giới có nồng độ progesterone thấp sẽ có các nguy cơ cao bị những bệnh sau:
 Loãng xương;
 Viêm khớp;
 Ung thư tuyến tiền liệt;
 Tắc nghẽn cổ bàng quang.

Nồng độ progesterone ở nam giới sẽ bắt đầu suy giảm khi nam giới già đi.

You might also like