You are on page 1of 3

NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT.

KHÁC
Nhân vật Vũ Nương: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy
chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng
trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Nhân vật Ngô Tử Văn: chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà
gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một
người cương trực.

GIỐNG: Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể
đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của
chính bản thân nhân vật : https://123doc.net//document/5199472-dac-
sac-nghe-thuat-trong-sang-tac-cua-nguyen-du-qua-hai-tac-pham-
chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-va-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-
vien.htm
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
GIỐNG: - Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ,
logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự
việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giảiquyết một
cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan
điểm của nhà văn
- Là sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo
KHÁC:
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên:
Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, chuyện chức phán sự đền Tản
Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo.
Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ
(Diêm Vương, hôn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn
chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên).
Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện
kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy
ngẫm về các nhân vật, tình tiết ... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân
đạo
Người con gái Nam Xương :
Yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa
của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh
Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi
biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông
Hoàng Giang... Những tình tiết này đã góp phần hoàn chỉnh nét đẹp của
Vũ Nương – khao khát phục hồi danh dự; đồng thời tạo cái kết có hậu,
thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả
xứng đáng. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối
với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
(https://hocthoi.net/hoc-tot/dac-sac-nghe-thuat-trong-sang-tac-cua-
nguyen-du-qua-hai-tac-pham-chuyen-nguoi-con-gai-nam)
Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo ở 2 câu chuyện
+ Tạo nên nét độc đáo của thể loại truyện truyền kì...
+ Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực làm tăng
độ tin cậy, khiến cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi hơn
với cuộc đời thực...

You might also like