You are on page 1of 69

TỰ HỌC SOLIDWORKS 2020

Chương I. Giới thiệu tổng quan về Solidworks.

1.1 Môi trường làm việc trong Solidworks.

Sau khi mở phần mềm SolidWorks lên, giao diện làm việc sẽ có dạng như sau.

Có 3 cách để tạo môi trường làm việc mới.

- File - > New.


- Nhấp chọn biểu tượng lệnh New.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Lúc này ta có 3 môi trường làm việc như sau:

1
Part: thiết kế mô hình 3D, các file này có phần mở rộng là *.sldprt.

Assembly: Lắp ráp thành cụm chi tiết, một cơ cấu hay một máy hoàn chỉnh, các
file này có phần mở rộng là *.sldasm .

Drawing: xuất bản vẽ chi tiết, dùng để trình diễn các hình chiếu, hình cắt từ Part
hay Assembly, các file này có phần mở rộng là *.slddrw.

Lúc này chọn vào Part để vào môi trường thiết kế 3D.

1.2 Các thao tác chuột và bàn phím trong quá trình làm việc

Các phím chuột trái, chuột phải và chuột giữa đều có nhựng ý nghĩa khác nhau trong
SolidWorks.

Phím chuột trái:

Dùng để chọn đối tượng, ví dụ đối tượng hình học, các nút lệnh của lệnh
đơn và các đối tượng trong cây cấu trục thiết kế FeatureManager.

Phím chuột phải:

Kích hoạt một menu phụ của lệnh hiện hành, các lệnh trong menu sẽ thay đổi
tùy theo trạng thái làm việc của phần mềm.

Phím chuột giữa:

Dùng để xoay góc nhìn, dịch chuyển chi tiết máy hay thay đổi tỉ lệ hiển thị bộ phận
lắp ráp, hoặc là dịch chuyển góc quan sát của màn hình.
Chương II: Môi trường phác thảo - Sketcher.

2.1 Các công cụ phác thảo.

Để vào môi trường phác thảo. Nhấp chọn vào lệnh Sketch rồi chọn vào một trong
ba mặt phẳng trên màn hình làm việc.

Lúc này trên thanh công cụ sẽ xuất hiện các lệnh được dùng để phác thảo 2D như:
2.1.1 Vẽ đường thẳng – Line

Để vẽ một đoạn thẳng. Để sử dụng lệnh nàycó thể kích vào biểu tượng trên thanh
công cụ Sketch Tools hoặc từ menu Tools\SketchEntities\Line. Trên màn hình đồ họa,
nhấp chuột trái để xác định điểm đầu tiên và nhấp chọn vào một điểm khác để xác định
đoạn thẳng cần vẽ.
2.1.2 Vẽ đường tròn – Circle

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh trên thanh
Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Circle. Trên màn hình đồ họa, nhấp
chuột trái để xác định điểm đầu tiên làm tâm và nhấp chọn vào một điểm khác để xác định
đường tròn cần vẽ.

Chúng ta cũng có thể nhập thông số cho đường tròn này bằng hộp thoại bên tay trái
màn hình làm việc.
2.1.3 Vẽ hình chữ nhật – Rectangle

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh trên thanh
Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Corner Rectangle.

Chọn vào lệnh Corner Rectangle

Trên màn hình đồ họa, nhấp chuột trái để xác định điểm đầu tiên làm góc đầu tiên
và nhấp chọn vào điểm làm góc trên đường chéo của hình chữ nhật này để xác định hình
chữ nhật cần vẽ.

Các lệnh khác trong nhóm lệnh Rectangle dùng để vẽ hình chữ nhật với các cách

khác nhau, nhưng về tổng quan các bước thực hiện không khác gì nhiều so với lệnh

Corner Rectangle.

2.1.4 Vẽ đa giác đều – Polygon.

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng
trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Polygon.
Xuất hiện hộp thoại Polygon cho phép chúng ta thiết lập hình đa giác đều với các
tùy chọn như: số cạnh, nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn,..v..v..
2.1.5 Sử dụng lệnh Straight Slot

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng
trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Straight Slot.

Xuất hiện hộp thoại Slot.

Nhấp chọn các điểm cần có để tạo được biên dạng rãnh cần tạo, sau đó nhập các
thông số trong hộp thoại Slot để xác nhận biên dạng rãnh này.

2.1.6 Lệnh viết chữ - Text

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng
trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Text.
Chọn vào mặt phẳng cần viết chữa hoặc đường dẫn để xác định vị trí.

Lúc này hộp thoại Sketch Text xuất hiện, nhập dòng chữ muốn tạo và nhấp chọn
OK.

2.1.7 Vẽ Ellips

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng
trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ SketchEntities\ Ellipse.

Trên màn hình đồ họa, nhấp chọn vào một điểm bất kì làm tâm của hình Ellip, sau
đó chọn vào điểm thứ hai để xác định Ellip cần tạo.
Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Ellipse cho phép chúng ta nhập các thông số của
Ellip cần tạo.

2.1.8 Lệnh cắt xén đối tượng – Trim

Sử dụng lệnh Power trim : lệnh này cho phép cắt bỏ b ất kỳ đối
tượng nào đó khi chúng ta di chuột qua.
2.1.9 Lệnh Offset

Xuất hiện hộp thoại Offset Entities. Nhập vào kích thước Offset và tùy chỉnh các
tùy chọn theo ý muốn, cuối cùng nhấp chọn vào đối tượng muốn thực hiện lệnh này.

2.1.10 Lệnh bo góc – Fillet và vát góc – Chamfer

Lệnh Fillet: Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh

tương ứng trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ Sketch Tools\ Fillet.
Nhấp chọn vào đối tượng cần bo góc, sau đó nhập bán kính góc bo trong hộp thoại
Sketch Fillet như hình. Cuối cùng chúng ta sẽ có kết quả như hình sau.

Lệnh Chamfer: Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng

lệnh tương ứng trên thanh Sketch Tools hoặc vào men u Tools\
Sketch Tools\ Chamfer.
Chọn vào vị trí cần vát, sau đó nhập các thông số và tùy chọn trong hộp thoại
Sketch Chamfer như hình. Cuối cùng ta sẽ có kết quả như sau.

2.1.11 Lệnh đối xứng – Mirror.

Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng
trên thanh Sketch Tools hoặc vào menu Tools\ Sketch Tools\ Mirror.

Lúc này hộp thoại Mirror sẽ xuất hiện, chúng chọn các đối tượng cần tạo đối xứng
ở Entities to mirror:

Chôn đường tâm đối xứng ở Mirror about.

Trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau.


2.1.12 Lệnh Circular Sketch Pattern

Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Circular Pattern và tùy chỉnh như sau:

Chọn hết tất cả các đối tượng để được như hình sau.
Nhấp chọn OK để xác nhận.

2.2 Các công cụ ràng buộc hình học

Quan hệ Các đối tượng để


Kết quả các quan hệ Biểu tượng
hình học chọn
Các đường thẳng sẽ nằm
ngang hoặc thẳng đứng (như
Một hoặc nhiều
Ngang và được định nghĩa bởi không
đường thẳng, hai
thẳng gian phác thảo hiện tại). Các
hoặc nhiều điểm
đứng điểm được sắp xếp theo chiều
ngang hoặc chiều thẳng đứng
Trùng Hai hoặc nhiều Các đối tượng nằm trên cùng
phương đường thẳng. một đường thẳng dài vô hạn.
Cung Các đối tượng có cùng tâm và
Hai hoặc nhiều cung
trùng bán kính.
Vuông Hai đối tượng vuông góc với
Hai đường.
góc nhau.

Hai hoặc nhiều Các đối tượng song song với


Song đường thẳng. Một nhau. Đường thẳng song
song đường thẳng và song với
một mặt phẳng
(hoặc một mặt có
mặt được chọn.
tính phẳng) trong
một phác thảo 3D.
Một đường thẳng và
một mặt phẳng Đường thẳng, mặt phẳng
Song
(hoặc một mặt có được chọn song song với mặt
Song YZ
tính phẳng) trong phẳng YZ.
một phác thảo 3D.
Một đường thẳng và
một mặt phẳng (hoặc Đường thẳng, mặt phẳng

Song một mặt có tính được chọn song song với mặt

Song ZX phẳng) trong phẳng ZX.


một phác thảo 3D.
Một đường thẳng và
một mặt phẳng (hoặc
Đường thẳng vuông góc với
Dọc theo một mặt có tính
mặt được chọn.
Z phẳng) trong
một phác thảo 3D.
Các quan hệ đối với các trục tọa độ được gọi là dọc theo X, dọc
theo Y, dọc Z. Các mối quan hệ đói với một mặt phẳng được gọi
là ngang, dọc và vuông góc.
Một Cung,
ellipse, hoặc
Hai đối tượng tiếp tuyến với
Tiếp spline, và đường
nhau.
tuyến thẳng hoặc
cung.
Hai hoặc nhiều
cung, một điểm Các cung đồng tâm.
Đồng tâm
và một cung.
Hai đường thẳng
Trung hoặc một điểm Điểm là trung điểm của đường.
điểm và
một đường
thẳng.
Hai đường thẳng Hai đường thẳng giao nhau tại
Giao và một điểm. điểm.
Một điểm hoặc
Điểm nằm trên đường, cung
một đường,
Trùng hoặc ellipse.
cung hoặc elip.
Hai hoặc nhiều
Bằng Độ dài đường hoặc bán kính
đường, hai hoặc
nhau bằng nhau.
nhiều cung.
Độ cong Bán kính của độ cong và
bằng 2 splines vecto (hướng) tương ứng giữa
nhau 2 Spline.
Một đường tâm
Các đối tượng cách đều nhau
và hai điểm,hai
từ đường tâm, trên một đường
Đối xứng đường, hai cung,
vuông góc với đường tâm.
hai elip.
Kích cỡ và vị trí của đối tượng
được cố định. tuy nhiên, các
điểm đầu của đường cố định
có thể di chuyển dọc theo
Bất kỳ đối
Cố định đường vô hạn chứa nó. Các
tượng.
điểm đầu của một cung hoặc
đoạn elip có thể di chuyển dọc
theo đường tròn hoặc elip
chứa nó.
Giao Một phác thảo Điểm phác thảo nằm trên trục
nhau tại điểm và một của trục, cạnh hoặc các đoạn
một điểm trục, một cạnh, cong trên mặt phảng phác
một đường hoặc thảo. Quan hệ giao nhau tại
một Spline. điểm đươc sử dụng trong
Sweeps with Guide Curves.
Nhập các Hai điểm phác Hai điểm được xác nhập thành
điểm thảo hoặc hai một điểm.
điểm đầu.

2.3 Ghi và hiệu chỉnh kích thước.

Ở môi trường phác thảo, chúng ta có thể vừa tạo một đối tượng xong rồi đặt kích
thước ngay tại lúc đó. Hoặc cũng có thể phác thảo xong hết biên dạng 2D của chi tiết rồi
mới đặt các kích thước và quan hệ hình học cho chúng.

Với việc ghi kích thước chúng ta có những lựa chọn như sau.

Lệnh Smart Dimension: dùng để đặt kích thước cho tất cả các đối tượng mà chúng
ta chọn vào, lệnh này có ưu điểm là sử dụng rất nhanh và với chỉ một thao tác đơn giản,
chúng ta đã có thể đặt gần toàn bộ kích thước cho Sketch

Lệnh Horizontal Dimension: chỉ dùng để dặt kich thước cho các đối tượng nằm
ngang

Lệnh Vertical Dimension: chỉ dùng để đặt kích thước cho các đối tượn thẳng
đứng.

Để đặt kích thước cho đối tượng nào đó, chúng ta chỉ cần nhấp chọn lệnh tương ứng và
chọn vào đối tượng, nhập thông số kích thước và nhấp chọn OK.

Để thay đổi kích thước một đối tượng nào đó, chúng ta nhấp đúp vào đường kích
thước của đối tượng đó, sau đó nhập vào thông số theo ý muốn và nhấp chọn OK.
Chương III . Thiết kế 3D – Part

3.1 Các công cụ thiết kế 3D.

Sau khi phác thảo xong Sketch, chúng ta chuyển sang tab Features.

3.1.1 Lệnh Extruded Boss/Base

Lệnh Extruded Boss/Base dùng để đùn một sketch kín thành một khối 3D.

Nhấp chọn vào lệnh Extruded Boss/Base trong Feature Tools, sau đó chọn vào
Sketch cần đùn khối. Lúc này hộp thoại Boss-Extrude xuất hiện.
Blind: Đùn theo một phương nào đó đối với mặt phẳng phác thảo.

Nhập vào kích thước của khối 3D.

Nhấp chọn OK để xác nhận. Lúc này chi tiết sẽ có dạng như sau.

3.1.2 Lệnh Revolved Boss/Base

Lệnh này dùng để xoay một biên dạng nào đó xoay quanh một trục để tạo thành
khối 3D.

Nhấp chọn vào lệnh Revolved Boss/Base, sau đó xuất hiện hộp thoại Revolve.
Phần Axis of Revolution: chọn vào đường làm tâm xoay của biên dạng.

Blind: tương tự như lệnh Extruded Boss/Base.

Chọn vào góc xoay mong muốn. Lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau.

Nhấp chọn OK để xác nhận, lúc này chúng ta sẽ có một chi tiết 3D như sau.
3.1.3 Lệnh Swept Boss/Base

Lệnh này dùng để tạo chi tiết 3D bằng cách cho một biên dạng kín chạy tao một
đường dẫn. Chú ý rằng hai sketch này phải nằm trên hai mặt phẳng khác nhau.

Trong ví dụ này, ta có hai sketch như sau:

sau.

Nhấp chọn vào lệnh Swept Boss/Base, lúc này hộp thoại Sweep sẽ xuất hiện như
n: chọn vào biên dạng cần chạy. Ô thứ

i hai: chọn vào biên dạng đường dẫn.

ê Lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau:


Nhấp chọn OK để xác nhận, chi tiết 3D sẽ như hình sau:

3.1.4 Lệnh Lofted Boss/Base

Lệnh này dùng để tạo một chi tiết 3D bằng cách chạy theo các biên dạng kín trên
các mặt phẳng song song với nhau.
Nhấp chọn vào lệnh Lofted Boss/Base, sẽ xuất hiện hộp thoại .

Chọn các sketch theo thứ tự như hình. Lúc này, trên màn hình đồ họa sẽ có dạng
như sau.

Nhấp chọn OK, chúng ta sẽ co chi tiết như sau.


3.1.5 Lệnh Extruded Cut

Lệnh này dùng để loại bớt một lượng vật liệu trên chi tiết 3D bới một sketch nào
đó.

Lệnh này có tác dụng ngược lại với lệnh Extruded Boss/Base với cách thức hoạt
động tương tự với lệnh Extruded Boss/Base.

3.1.5 Lệnh Revolved Cut

Lệnh này dùng để loại bớt một lượng vật liệu trên chi tiết 3D bới một sketch nào
đó.

Lệnh này có tác dụng ngược lại với lệnh Revolved Boss/Base với cách thức hoạt
động tương tự với lệnh Revolved Boss/Base.

3.1.6 Lệnh Swept Cut

Lệnh này dùng để loại bớt một lượng vật liệu trên chi tiết 3D bới một sketch nào
đó.
Lệnh này có tác dụng ngược lại với lệnh Swept Boss/Base với cách thức hoạt động
tương tự với lệnh Swept Boss/Base.

3.1.7 Lofted Cut

Lệnh này dùng để loại bớt một lượng vật liệu trên chi tiết 3D bới một sketch nào
đó.

Lệnh này có tác dụng ngược lại với lệnh Lofted Boss/Base với cách thức hoạt
động tương tự với lệnh Lofted Boss/Base.

3.2 Các công cụ hiệu chỉnh 3D

3.2.1 Lệnh Fillet

Lệnh Fillet được dùng để bo các cạnh của khối chi tiết. Nhấp chọn vào lệnh tương
ứng trên thanh Feature Tool, sẽ xuất hiện hộp thoại Fillet.
Chọn vào các cạnh cần bo, sau đó nhập vào bán kính bo, lúc này trên màm hình đồ
họa sẽ có dạng như sau.
Nhấp chọn OK để xác nhận, chi tiết của chúng ta sẽ như hình.

3.2.2 Lệnh Chamfer

Lệnh Chamfer được dùng để vát các cạnh của khối chi tiết. Nhấp chọn vào lệnh
tương ứng trên thanh Feature Tool, sẽ xuất hiện hộp thoại Chamfer.
Chọn vào các cạnh cần vát, sau đó nhập vào kích thước cần vát, lúc này trên màm
hình đồ họa sẽ có dạng như sau.

Nhấp chọn OK để xác nhận, chi tiết của chúng ta sẽ như hình.

3.2.3 Lệnh Shell

Lệnh Shell được dùng để làm rỗng chi tiết đặc. Nhấp chọn vào lệnh tương ứng trên
thanh Feature Tool, sẽ xuất hiện hộp thoại Shell.
Chọn mặt để Shell ở phần Parameters là mặt Top, sau đó nhập vào kích thước
Shell là 5mm, lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau.
Nhấp chọn OK để xác nhận, chi tiết của chúng ta sẽ như hình.

3.2.4 Lệnh Mirror

Lệnh này dùng để tạo một vật thể đối xứng với chi tiết đã có sẵn qua một phẳng
phẳng nào đó.

Nhấp chọn vào lệnh tương ứng trên thanh Feature Tools, hộp thoại Mirror sẽ
xuất hiện như sau:
Tùy chỉnh như trên hình với Mirror Face/Plane : Plane 1 và Features to Mirror:
Boss-Extrude1 và Shell1. Lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau.

Nhấp chọn OK để xác nhận, lúc này chúng ta sẽ có hai chi tiết như sau.
3.2.5 Lệnh Linear Pattern.

Lệnh này dùng để sao chép hàng loạt theo phương ngang và đứng. Nhấp chọn vào
lệnh tương ứng trên Feature Tools, lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Lpattern, chúng ta tùy
chỉnh như sau.
Lúc này, trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như hình.

Nhấp chọn OK để xác nhận và kết thúc lệnh.


3.2.6 Lệnh Circular Pattern

Lệnh này cũng có chức năng sao chép hàng loạt như lệnh Linear Pattern nhưng
thay vì sao chép theo đường thẳng thì lệnh Circular Pattern lại sao chép theo hình tròn.

Nhấp chọn lệnh tương ứng ở Feature Tools, hộp thoại Circular Pattern xuất hiện,
chúng ta tùy chỉnh như sau.

Chọn vào chi tiết để sao chép, lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có dạng như sau.
Nhấp chọn OK để xác nhận và kết thúc lệnh.

3.3 Gán vật liệu và màu sắc cho chi tiết

3.3.1 Gán màu cho chi tiết

Trong môi trường Part, nhấp chọn vào lệnh Edit Appearance như hình.

Xuất hiện hộp thoại Color.

Nhấp chọn vào màu cần gán cho chi tiết.


Lúc này ở phàn Selected Geometry, chọn vào đối tượng cần gán - ở đây có nhiều
lựa chọn: Part, Face, Plane, Feature, Body.

Sau khi gán màu xong, chi tiết của chúng ta sẽ được như sau.
3.3.2 Gán vật liệu cho chi tiết

Trong môi trường Part, nhấp phải chuột vào Material trong cây Feature
Manager. Chọn vào vật liệu có sẵn trong menu hoặc có thể chọn vào lệnh Edit Material.

Xuất hiện của sổ Marterial như sau, ở đây chúng ta chọn vào vật liệu muốn đưa
vào. Sau đó nhấp chọn Apply và Close để kết thúc việc gán vật liệu.
Với việc gán vật liệu Copper, chi tiết của chúng ta sẽ được như hình sau.
Chương IV: Môi trường lắp ráp chi tiết – Assembly

Trong chương này trình bày các lệnh trên thanh công cụ Asembly, các thao tác lắp
ráp các bản vẽ chi tiết và đặt các ràng buộc thành một cụm chi tiết hay thành một máy cụ
thể ở dạng 3D trên cơ Solidwork sở đó có thể mô phỏng các mô hình thiết kế. Chú ý khi
làm việc với bản vẽ lắp ta luôn dùng các lệnh Zoom in\ Out, Zoom to Fit để Zoom to các
mặt, chi tiết khi cần thiết và các lệnh Pan, Rotate View để di chuyển cũng như xoay đối
tượng khi chọn mặt lắp ghép. Ngoài ra còn được hỗ trợ bởi hai lệnh Move Component và
Rotate Component trong thanh menu Assembly.

Có 3 cách để tạo môi trường làm việc mới.

- File - > New.


- Nhấp chọn biểu tượng lệnh New .
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Chọn vào Assembly để bắt đầu với việc lắp ráp các chi tiết.
4.1 Đưa chi tiết vào môi trường Assembly.

Nhấp chọn vào lệnh Insert Components , lúc này hộp thoại Insert
Component sẽ xuất hiện. Chúng ta nhấp chọn vào nút Browse và chọn đường dẫn đến chi
tiết cần đưa vào môi trường lắp ráp.

4.2 Các quan hệ ràng buộc trong môi trường

Assembly. Mate

Lệnh này sẽ cho phép ta tạo các ràng buộc hạn chế một số bậc tự do tương đối giữa
các chi tiết với nhau tức ghép các chi tiết theo một ràng buộc cụ thể theo cơ cấu và máy cụ
thể. Lệnh này cho phép tạo các mối ghép sau.

Coincident : Cho phép ghép hai mặt phẳng tiếp xúc với nhau.
Parallel :Cho phép ghép hai mặt phẳng song song và cách nhau một khoảng d.

Perpendicular : Cho phép ghép hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

Concentic : Cho phép hai bề mặt cong, côn đồng tâm với nhau.

Tangent : Cho phép ghép hai bề mặt tiếp xúc với nhau.

4.2.1 Coincident :

Để thực hiện các quan hệ ràng buộc này, chúng ta nhấp chọn vào lệnh Mate
. Xuất hiện hộp thoại Mate như sau
Ở phần Mate Selections, chọn vào hai bề mặt cần ràng buộc, sau đó chọn vào tùy

chọn Coincident như sau


Lúc này hai bề mặt sẽ tiếp xúc với nhau như hình

4.2.2 Parallel :

Để thực hiện các quan hệ ràng buộc này, chúng ta nhấp chọn vào lệnh Mate
. Xuất hiện hộp thoại Mate như sau
Ở phần Mate Selections, chọn vào hai bề mặt cần ràng buộc, sau đó chọn vào tùy

chọn Parallel như sau


Lúc này hai bề mặt sẽ song song với nhau như hình

4.2.3 Perpendicular :
Để thực hiện các quan hệ ràng buộc này, chúng ta nhấp chọn vào lệnh Mate
. Xuất hiện hộp thoại Mate như sau

Ở phần Mate Selections, chọn vào hai bề mặt cần ràng buộc, sau đó chọn vào tùy

chọn Perpendicular như sau


Lúc này hai bề mặt sẽ vuông góc với nhau như hình
4.2.4 Concentic :

Để thực hiện các quan hệ ràng buộc này, chúng ta nhấp chọn vào lệnh Mate
. Xuất hiện hộp thoại Mate như sau

Ở phần Mate Selections, chọn vào hai bề mặt cần ràng buộc, sau đó chọn vào tùy

chọn Concentic như sau


Lúc này hai bề mặt sẽ đồng tâm với nhau như hình
4.2.5 Tangent :

Để thực hiện các quan hệ ràng buộc này, chúng ta nhấp chọn vào lệnh Mate
. Xuất hiện hộp thoại Mate như sau

Ở phần Mate Selections, chọn vào hai bề mặt cần ràng buộc, sau đó chọn vào tùy

chọn Tangent như sau


Lúc này hai bề mặt sẽ vuông góc với nhau như hình
4.3 Các nhóm lệnh thông dụng

4.3.1 Lệnh Linear Component Pattern

Lệnh này có chức năng sao chép hàng loạt một chi tiết theo đường thẳng, cách
thức hoạt động tương tự bên môi trường Part

Ngoài ra trong nhóm lệnh này còn có lệnh Circular Component Pattern, Mirror
Components,..v..v.. các lệnh này cũng có cách thức hoạt động tương tự bên môi trường
Part.

4.3.2 Lệnh Move Component

Lệnh này có chức năng di chuyển một đối tượng trong môi trường Assembly
theo phương bất kỳ nào đó với khoảng cách được xác định.

Ngoài ra trong nhóm lệnh này còn có lệnh Rotate Component: lệnh này cũng có
cách thức hoạt động tương tự lệnh Move Component.

4.3.3 Nhóm lệnh Assembly Features:

Trong đây có các lệnh : Hole Series, Hole Wizard, Simple Hole, Extruded Cut,
Revolved Cut, Fillet, Chamfer, Weld Bead.

Các lệnh này có các thức hoạt động và ứng dụng tương tự bên môi trường Part.
4.4 Chèn chi tiết tiêu chuẩn từ thư viện.

Các bạn nhấp chọn vào Design Library và chọn vào phần Toolbox

Phía dưới, chúng ta nhấp chọn vào Add in now


Lúc này sẽ xuất hiện các tiêu chuẩn hiện có hiện này trên thế giới như sau

Nhấp đúp chuột vào tiêu chuẩn muốn sử dụng, lập tức sẽ xuất hiện các danh mục
chi tiết tiêu chuẩn như hình

Tiếp tục chọn vào danh mục chi tiết cần sử dụng, lúc này ta sẽ có đầy đủ từng loại
chi tiết có trong danh mục đó. Việc cuối cùng là nhấp chọn, giữ chuột và kéo vào môi
trường Assembly để sử dụng.
Chương V: Bản vẽ chi tiết– Drawing

Trong chương này trình bày các lệnh trên thanh công cụ Drawing, các công cụ
hiệu chỉnh để tạo ra một bản vẽ chi tiết 2D hoàn chỉnh.

Có 3 cách để tạo môi trường làm việc mới

- File - > New


- Nhấp chọn biểu tượng lệnh New
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

Chọn vào Drawing để bắt đầu với việc tạo bản vẽ chi tiết.

Xuất hiện hộp thoại Sheet Format/Size dùng để lựa chọn khổ giấy và các tùy chọn
liên quan. Nhấp chọn OK để xác nhận và đóng hộp thoại.
5.1 Đưa chi tiết vào môi trường Drawing.

Nhấp chọn vào View Palatte.

Lúc này xuất hiện khung View Palette như sau:


Nhấp chọn vào Browser và tìm đường dẫn đến file cần tạo bản vẽ chi tiết, lúc này
sẽ được các hình chiếu như sau:

Muốn lấy hình chiếu nào thì ta nhấp chọn , giữ chuột vào kéo sang bên khổ giấy để
xác định vị trí. Lúc này xuất hiện hộp thoại Projected View cho phép chúng ta thiết lập
các tùy chỉnh cho hình chiếu này.
Nhấp chọn OK để xác nhận. Lúc này trên màn hình đồ họa sẽ có hình chiếu đứng
của chi tiết như sau:

5.2 Tạo các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng và Insometric

Di chuyển con trỏ chuột lên thanh Drawing Tools, nhấp chọn vào lệnh Projected

View để lấy các hình chiếu còn lại từ hình chiếu đúng.

Nhấp chọn vào hình chiếu đứng , kéo sang phải chúng ta sẽ có hình chiếu cạnh như
sau

Làm tương tự và kéo xuống phía dưới chúng ta sẽ có hình chiếu bằng như sau:

TIếp tục, để có hình chiếu dưới góc nhìn Isometric, chúng ta vào thanh View
Palette chọn vào kéo hình chiếu Isometric sang khổ giấy như sau
5.3 Tạo mặt cắt, hình trích.

5.3.1 Tạo mặt cắt

Nhấp chọn vào lệnh Section View

Sau đó nhấp chọn vào hai điểm để tạo đường cắt


Kéo sang một bên bất kỳ chúng ta sẽ có được mặt cắt như sau:

Cùng lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Section View, ở đây chúng ta có thể đổi
hướng cắt, thay đổi tên mặt cắt và nhiều tùy chọn khác.
Nhấp chọn OK, chúng ta sẽ có một mặt cắt như hình sau:

5.3.2 Tạo hình trích.

Nhấp chọn vào lệnh Detail View

Sau đó tạo một đường tròn xác định vùng trích

Kéo sang một bên bất kỳ chúng ta sẽ có được mặt cắt như sau:
Cùng lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Detail View, ở đây chúng ta có thể đổi cách
thể hiện vùng trích, thay đổi tên hình trích và nhiều tùy chọn khác.

Nhấp chọn OK, chúng ta sẽ có một mặt cắt như hình sau:
5.4 Ghi kích thước, dung sai cho bản vẽ chi tiết.

Chuyển sang tab Annotaion, chúng ta có rất nhiêu công cụ để ghi kích thước, dung
sai, ballon,..v..v.. cho bản vẽ chi tiết

Smart Dimension : Dùng để ghi kích thước một cách nhanh chó ng, cách
thức hoạt động tương tự bên môi trường phác thảo – Sketcher.

Note : dùng để ghi các ghi chú trên bản vẽ chi tiết. Baloon :

dùng để đánh số các chi tiết trên bản vẽ

AutoBallon : dùng để đánh số tự động các chi tiết trên bả n vẽ một


cách nhanh chóng

Magnetic Line : dùng để hút các baloon về lại thành một đường
thẳng trên bản vẽ.

Surface Finish : dùng để ghi các thông số như độ nhám bề mặt,


gia công có phoi hay koh phoi,..v..v…

Weld Symbol : dùng để ghi các ký hiệu hàn.

Datum Feature : dùng để ghi các dung sai hình học.

Area Hatch/Fill : dùng để tạo các mặt cắt, hình cắt, kí hiệu vật liệu,..v..v..

Tables : dùng để tạo các bảng biểu: bảng kê vật liệu, bảng kê mối hàn,..v..v..
66
MỤC LỤC
Chương I. Giới thiệu tổng quan về Solidworks............................................................1

1.1 Môi trường làm việc trong Solidworks....................................................................1


1.2 Các thao tác chuột và bàn phím trong quá trình làm việc....................................2

Chương II: Môi trường phác thảo - Sketcher..............................................................3

2.1 Các công cụ phác thảo...............................................................................................3

2.1.1 Vẽ đường thẳng – Line.............................................................................................5

2.1.2 Vẽ đường tròn – Circle.............................................................................................6

2.1.3 Vẽ hình chữ nhật – Rectangle...................................................................................7

2.1.4 Vẽ đa giác đều – Polygon.........................................................................................7

2.1.5 Sử dụng lệch Straight Slot........................................................................................9

2.1.6 Lệnh viết chữ - Text.................................................................................................9

2.1.7 Vẽ Ellips.................................................................................................................10

2.1.8 Lệnh cắt xén đối tượng – Trim...............................................................................11

2.1.9 Lệnh Offset.............................................................................................................12

2.1.10 Lệnh bo góc – Fillet và vát góc – Chamfer..........................................................12

2.1.11 Lệnh đối xứng – Mirror........................................................................................14

2.1.12 Lệnh Circular Sketch Pattern................................................................................15

2.2 Các công cụ ràng buộc hình học.............................................................................16

2.3 Ghi và hiệu chỉnh kích thước.................................................................................19

Chương III . Thiết kế 3D – Part...................................................................................20

3.1 Các công cụ thiết kế 3D...........................................................................................20

3.1.1 Lệnh Extruded Boss/Base.......................................................................................20


3.1.2 Lệnh Revolved Boss/Base......................................................................................21

3.1.3 Lệnh Swept Boss/Base...........................................................................................23

3.1.4 Lệnh Lofted Boss/Base...........................................................................................25

3.1.5 Lệnh Extruded Cut..................................................................................................26

3.1.5 Lệnh Revolved Cut.................................................................................................27

3.1.6 Lệnh Swept Cut......................................................................................................27

3.1.7 Lofted Cut...............................................................................................................27

3.2 Các công cụ hiệu chỉnh 3D......................................................................................27

3.2.1 Lệnh Fillet...............................................................................................................27

3.2.2 Lệnh Chamfer.........................................................................................................29

3.2.3 Lệnh Shell...............................................................................................................30

3.2.4 Lệnh Mirror............................................................................................................32

3.2.5 Lệnh Linear Pattern................................................................................................34

3.2.6 Lệnh Circular Pattern..............................................................................................36

3.3 Gán vật liệu và màu sắc cho chi tiết.......................................................................37

3.3.1 Gán màu cho chi tiết...............................................................................................37

3.3.2 Gán vật liệu cho chi tiết..........................................................................................39

Chương IV: Môi trường lắp ráp chi tiết – Assembly.................................................41

4.1 Đưa chi tiết vào môi trường Assembly..................................................................42

4.2 Các quan hệ ràng buộc trong môi trường Assembly............................................42

4.2.1 Coincident...............................................................................................................43

4.2.2 Parallel....................................................................................................................45

4.2.3 Perpendicular..........................................................................................................47

4.2.4 Concentic................................................................................................................49
4.2.5 Tangent...................................................................................................................51

4.3 Các nhóm lệnh thông dụng.....................................................................................53

4.3.1 Lệnh Linear Component Pattern.............................................................................53

4.3.2 Lệnh Move Component..........................................................................................53

4.3.3 Nhóm lệnh Assembly Features...............................................................................53

4.4 Chèn chi tiết tiêu chuẩn từ thư viện.......................................................................54

Chương V: Bản vẽ chi tiết– Drawing...........................................................................56

5.1 Đưa chi tiết vào môi trường Drawing....................................................................57

5.2 Tạo các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng và Insometric......59

5.3 Tạo mặt cắt, hình trích...........................................................................................60

5.3.1 Tạo mặt cắt.............................................................................................................60

5.3.2 Tạo hình trích..........................................................................................................62

5.4 Ghi kích thước, dung sai cho bản vẽ chi tiết.........................................................64

You might also like