You are on page 1of 3

Họ và tên: Cao Khánh Uyên

Lớp: 12C1

Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Câu 1. Căn cứ Atlat trang 26, nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vùng bao gồm khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. B. Khu vực Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh.
C. Khu vực Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh. D. Tất cả các tỉnh đều có biên giới.
Câu 2. Căn cứ Atlat trang 26, ý nào sau đây không chính xác về vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vùng nằm phía bắc nước ta. B. Giáp với hạ Lào và miền nam Trung Quốc.
C. Liền kề với vùng Đồng bằng Sông Hồng. D. Giáp với vịnh Bắc Bộ.
Câu 3. Căn cứ Atlat trang 4 và 26, tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa có biên giới chung với Lào và với Trung
Quốc?
A. Lào Cai. B. Lai Châu. C. Điện Biên. D. Sơn La.
Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý đặc biệt, biểu hiện ở
A. giáp nhiều vùng kinh tế. B. có đường biên giới dài.
C. có biên giới, giáp biển. D. nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 5. Với vị trí địa lý đặc biệt, cùng với hệ thống giao thông vận tải đang được đầu tư và nâng cấp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
thuận lợi
A. phát triển tổng hợp kinh tế biển. B. thuận lợi giao lưu trong vùng.
C. phát triển nền kinh tế năng động. D. xây dựng nền kinh tế mở.
Câu 6. Ý nào sau đây không chính xác về các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. B. Trồng và chế biến cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, lợn. D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 7. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu khoáng sản nhất nước, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là
A. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít. B. than đá, sắt, apatit, đá vôi.
C. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu. D. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit.
Câu 8. Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh
A. Thái Nguyên. B. Quảng Ninh. C. Lào Cai. D. Lạng Sơn.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng than Quảng Ninh ?
A. Lớn bậc nhất Đông Nam Á. B. Chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
C. Sản lượng khai thác vượt 30 triệu tấn/năm. D. Nguồn than khai thác chỉ để phục vụ nhiệt điện.
Câu 10. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. D. việc khai thác gây tổn hại lớn đến môi trường.
Câu 11. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện?
A. Sông suối dài, nhiều nước quanh năm. B. Có nhiều hồ tự nhiên để trữ nước.
C. Có khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm. D. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
Câu 12. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các nhà máy thủy điện nào sau đây ?
A. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Trị An. B. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Yaly.
C. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Vĩnh Sơn. D. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.
Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các nhà máy nhiệt điện nào sau đây ?
A. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Ninh Bình. B. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả.
C. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Phả Lại. D. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Trà Nóc.
Câu 14. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là lĩnh vực
A. khai thác và chế biến lâm sản. B. khai thác và chế biến thủy hải sản.
C. chế biến lương thực, cây công nghiệp. D. khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 15. Hạn chế lớn nhất do việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gây ra là
A. thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân. B. làm thu hẹp diện tích rừng.
C. ngập lụt vùng hạ du do các nhà máy điện xả lũ. D. làm thay đổi không nhỏ đến môi trường.
Câu 16. Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ là do
A. khí hậu có mùa đông lạnh và khí hậu núi cao. B. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.
C. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. D. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.
Câu 17. Khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ không bao gồm
A. mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa xứng tiềm năng. B. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối.
C. thiếu nước về mùa đông và công nghiệp chế biến hạn chế. D. kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân chưa cao.
Câu 18. Tại sao Trung du miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Cơ sở chế biến rất phát triển. B. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất lớn.
C. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. D. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.
Câu 19. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A.chất lượng đồng cỏ chưa cao. B. hiện tượng rét đậm, rét hại. C. địa hình chia cắt phức tạp. D. thiếu nước về mùa đông.
Câu 20. Việc phát huy thế mạnh trồng, chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du miền núi Bắc Bộ
không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. B. hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
C. tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. D. xóa bỏ hoàn toàn sự cách biệt kinh tế với đồng bằng.
Câu 21. Cây chè được trồng hầu khắp các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng tập trung nhiều nhất ở
A. Phú Thọ. B. Thái Nguyên. C. Yên Bái. D. khu vực trung du.
Câu 22. Cây dược liệu, cây ăn quả (mận, lê, đào) được trồng nhiều ở khu vực núi nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ?
A. Hoàng Liên Sơn và biên giới Điện Biên, Lai Châu. B. Hoàng Liên Sơn và biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn.
C. Hoàng Liên Sơn và biên giới Cao Bằng, Hà Giang. D. Hoàng Liên Sơn và biên giới Sơn La, Hòa Bình.
Câu 23. Cây vải được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Bắc Giang. D. Hòa Bình.
Câu 24. Nơi nổi tiếng trồng rau và hạt giống rau ôn đới, trồng hoa xuất khẩu quanh năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Đồng Văn (Hà Giang). B. Mộc Châu (Sơn La). C. Mẫu Sơn (Lạng Sơn). D. Sa Pa (Lào Cai).
Câu 25. Cơ sở thức ăn cung cấp cho phát triển chăn nuôi ở Trung du miền núi Bắc Bộ không phải là
A. các đồng cỏ trên các cao nguyên ở khu vực Tây Bắc. B. các đồng cỏ ở các thung lũng núi khu vực Đông Bắc.
C. cây hoa màu lương thực ở khu vực trung du. D. phụ phẩm của công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 26. Ở Trung du miền núi Bắc Bộ, bò được nuôi nhiều ở khu vực
A. cao nguyên Tây Bắc. B. thung lũng núi Đông Bắc. C. trung du Đông Bắc. D. núi Tây Bắc.
Câu 27. Ở Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều ở khu vực
A. cao nguyên Tây Bắc. B. thung lũng núi Đông Bắc. C. trung du Đông Bắc. D. núi Tây Bắc.
Câu 28. Ở Trung du miền núi Bắc Bộ, lợn được nuôi nhiều ở khu vực
A. cao nguyên Tây Bắc. B. thung lũng núi Đông Bắc. C. đồi trung du. D. núi Tây Bắc.
Câu 29. Vùng biển Quảng Ninh chưa phát triển ngành kinh tế biển nào sau đây ?
A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. B. Du lịch biển – đảo. C. Giao thông vận tải biển. D. khai thác khoáng sản biển.
Câu 30. Căn cứ Atlat trang 26 – bản đồ Kinh tế, trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Thái nguyên, Việt Trì, Phúc Yên, Hạ Long. B. Thái nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Hạ Long.
C. Thái nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Hạ Long. D. Thái nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả, Hạ Long.
Câu 31. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế là do
A. Có diện tích lớn nhất nước ta. B. Có vị trí địa lý đặc biệt.
C. Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng. D. Chính sách ưu tiên phát triển kinh tế miền núi.
Câu 32. Trong quá trình phát huy các thế mạnh kinh tế, Trung du miền núi Bắc Bộ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là
A. thiên tai như lũ quét, rét hại và thiếu nước về mùa đông. B. công nghiệp chế biến chưa xứng với tiềm năng.
C. cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. D. không thu hút được nguồn nhân lực.
Câu 33. Căn cứ Atlat trang 26, so với khu vực miền núi, khu vực trung du của Trung du miền núi Bắc Bộ có
A. tài nguyên khoáng sản đa dạng hơn. B. mật độ dan số thấp hơn.
C. cơ sở vật chất kỹ thuật tập trung nhiều hơn. D. tiềm năng thủy điện lớn hơn.
Câu 34. Trung du miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh về lâm nghiệp vì
A. khí hậu có mùa đông lạnh rừng kém phát triển. B. địa hình bị chia cắt mạnh rừng kém phát triển.
C. đa phần là núi đá nên rừng không phát triển được. D. rừng bị khai thác quá mức nên độ che phủ rừng rất thấp.
Câu 35. Việc phát huy các thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ mang lại ý nghĩa kinh tế lớn là
A. Góp phần xóa đói giảm nghèo. B. Củng cố an ninh, quốc phòng.
C. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Câu 35. Việc phát huy các thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ mang lại ý nghĩa xã hội sâu sắc là
A. Góp phần xóa đói giảm nghèo. B. Củng cố an ninh, quốc phòng.
C. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Câu 36. Để phát huy các thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ, vấn đề cần đi trước một bước là
A. xây dựng các công trình thủy lợi. B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
C. tăng cường phát triển giao thông vận tải. D. thu hút lao động, đào tạo nguồn nhân lực.
Câu 37. Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để
A. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. B. sản xuất nông sản nhiệt đới. C. nâng cao hệ số sử dụng đất. D. nâng cáo trình độ thâm canh.
Câu 38. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
B. cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
C. tạo ra tập quán sản xuất mới cho người lao động địa phương.
D. giải quyết việc làm cho người lao động thuộc dân tộc ít người.
Câu 39. Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. B. nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ.
C. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
Câu 40. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều. B. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
C. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi. D. Trình dộ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.

You might also like