You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …../QĐ – KL TP HCM, ngày…….tháng……năm 2020

CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


(Áp dụng nội bộ cho sinh viên ngành Luật kinh tế từ Khóa 2016 trở về sau)

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TẬP


1. Đối tượng áp dụng
Tất cả sinh viên thuộc ngành Luật Kinh Tế Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
2. Mục đích
Học phần Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội làm quen và tiếp cận với những
vấn đề thực tiễn trong hành nghề luật, đồng thời trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản
về nghiệp vụ để có thể thực hành nghề luật sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, tất cả sinh viên ngành
Luật đều phải qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại một trong các cơ quan tư pháp, cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức hành nghề luật, bộ phận pháp chế của doanh
nghiệp, … với thời gian 08 tuần ở học kỳ 11.
3. Yêu cầu
Trong quá trình thực tập, sinh viên cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định về thực
tập tốt nghiệp, cụ thể:
- Chấp hành đúng nội quy của cơ quan thực tập;
- Thực hiện theo sự phân công công việc của cơ quan và cán bộ hướng dẫn thực tập tại
cơ quan thực tập;
- Không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập hoặc công việc thực tập khi chưa có sự
đồng ý của Khoa và cơ quan thực tập. Sinh viên vắng thực tập phải có sự đồng ý bằng văn
bản của Khoa và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập. (Nếu nghỉ quá 20% thời gian thực tập,
sinh viên bị điểm 0 (không) cho học phần thực tập tốt nghiệp);
- Đảm bảo thực hiện tốt an toàn giao thông, quy định về phòng chống cháy nổ và vê ̣
sinh trong quá trình thực tập.

1
4. Quy định về nơi thực tập
Sinh viên phải tham gia thực tập tại một trong các cơ quan theo từng lĩnh vực, chuyên ngành
như sau:
+ Các cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các
cấp, cơ quan thi hành án dân sự;
+ Các cơ quan hành chính nhà nước: Ủy ban nhân dân các cấp, Sở tư pháp,
Phòng tư pháp…;
+ Các tổ chức hành nghề luật: Văn phòng luật sư, Công ty luâ ̣t, Văn phòng công
chứng, Văn phòng thừa phát lại…;
+ Các doanh nghiệp: bộ phận pháp chế, bộ phận nhân sự…;
+ Các cơ quan khác có liên quan đến hành nghề luật.
- Lưu ý: Đối với các loại hình cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác, sinh viên cần
hỏi ý kiến và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn và của Khoa.
II. TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Đăng ký thực tập: Sinh viên đăng ký online theo đúng mã học phần do Khoa qui
định.
2. Tập huấn chung: Căn cứ vào DS đăng ký online chính thức (đã hoàn thành học
phí), sinh viên theo dõi lịch tập huấn của khoa để tham gia lịch tập huấn đầy đủ.
Tại buổi tập huấn, Khoa sẽ điểm danh và sinh viên sẽ nộp đề tài cụ thể cho Tổ bộ
môn.
3. Lịch gặp giảng viên hướng dẫn sẽ do Tổ bộ môn thông báo chi tiết trong buổi tập
huấn.
4. Sinh viên có thể liên hệ với giảng viên hướng dẫn qua điện thoại, email, website
(theo qui định của giảng viên hướng dẫn).

III. QUY TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1. Thời gian thực tập: 08 tuần (thời gian bắt đầu theo lịch cụ thể của Khoa).
2. Quy trình thực tập:
 Bước 1: Sinh viên đăng ký đề tài và cơ quan thực tập:
Thời gian thực hiện: trong vòng 01 tuần sau khi có danh sách SV thực tập chính thức.
- Sinh viên nhận phiếu đăng ký thực tập tại Khoa và điền đầy đủ các thông tin sau:

2
+ Thông tin của sinh viên đăng ký thực tập: họ tên, mã số sinh viên, địa chỉ liên hệ,
điện thoại liên lạc;
+ Tên đề tài thực tập (theo danh mục đề tài của Khoa hoặc tự chọn đề tài khác nhưng
phải được Khoa thông qua);
+ Nguyện vọng về cơ quan thực tập;
+ Nguyện vọng về giảng viên hướng dẫn thực tập.
- Căn cứ vào nguyện vọng của sinh viên, Khoa sẽ liên hệ và sắp xếp đơn vị thực tập
theo nguyện vọng của sinh viên và thông báo cho từng sinh viên, trong thời hạn 7
ngày, kể từ khi thực hiê ̣n xong các cô ̣ng viê ̣c trên đây;
- Trong trường hợp sinh viên tự tìm kiếm và đã được cơ quan thực tập đồng ý thì ghi rõ
các thông tin của cơ quan thực tập và thông tin người tiếp nhận thực tập vào phiếu
đăng ký;
- Phiếu đăng ký thực tập phải được nộp cho chuyên viên phụ trách thực tập của Khoa và
sau khi xem xét, Khoa sẽ thông báo kết quả xem xét cho từng sinh viên. Sinh viên
phải liên hệ Khoa để nhận giấy giới thiệu thực tập và gặp giảng viên hướng dẫn, chậm
nhất trong vòng 05 ngày trước khi bắt đầu thực tập.
 Bước 2: Sinh viên liên hệ với cơ quan thực tập.
Thời gian: Trong vòng 01 tuần kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu.
- Sau khi nhận được giấy giới thiệu, sinh viên liên hệ nơi thực tập để được tiếp nhận và
phân công công viê ̣c;
- Sinh viên phải trình Giấy xác nhận đồng ý tiếp nhận thực tập để cơ quan thực tập xác
nhận và nộp về Khoa trong vòng 5 ngày sau khi liên hệ với cơ quan thực tập.
 Bước 3: Sinh viên thực hiện nhiệm vụ thực tập.
Thời gian: trong vòng 08 tuần, kể từ ngày được tiếp nhận thực tập (theo quy định của
cơ quan thực tập)
- Sinh viên thực hiện công viê ̣c thực tập theo sự phân công của cơ quan thực tập và
người hướng dẫn thực tập tại cơ quan;
- Sinh viên ghi chép công viê ̣c thực tập vào Sổ nhật kí thực tập, cuối mỗi tuần phải
trình cho người hướng dẫn nhận xét và báo cáo với giảng viên hướng dẫn;
- Sinh viên phải viết báo cáo thực tập theo đề tài đã được duyệt;
- Trong quá trình thực tập, sinh viên phải thường xuyên liên hệ với giảng viên hướng
dẫn và báo ngay cho giảng viên hướng dẫn hoặc Khoa khi có vấn đề đột xuất để được
giải quyết kịp thời.

3
 Bước 4: Sinh viên hoàn thành thực tập và nộp báo cáo thực tập.
Thời gian: trong vòng 02 tuần sau khi kết thúc thực tập tại cơ quan thực tập.
- Sau khi kết thúc thực tập, sinh viên phải trình Sổ nhật kí thực tập và Phiếu đánh giá
kết quả thực tập để cơ quan thực tập nhận xét, đánh giá và xác nhâ ̣n;
- Sau đó, sinh viên nộp Báo cáo thực tập cho Khoa. (Mỗi sinh viên nộp 02 cuốn Báo
cáo theo mẫu đính kèm và gửi file mềm qua email);
- Kết quả thực tập sẽ được công bố cho sinh viên trong vòng 4 tuần sau khi sinh viên
hoàn thành thực tập và nộp Báo cáo thực tập.

IV. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP


Hồ sơ đánh giá kết quả thực tập (có xác nhâ ̣n của cơ quan thực tâ ̣p) bao gồm:
- Báo cáo thực tập;
- Sổ nhật kí thực tập;
- Phiếu đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của cơ quan thực tập và Phiếu đánh giá
kết quả thực tập của giảng viên hướng dẫn (đính kèm trong Báo cáo thực tập).
1. Quy định về viết báo cáo thực tập
- Trước khi bắt đầu thực tập, tên đề tài thực tập phải được Khoa và giảng viên hướng
dẫn thực tập thông qua, là căn cứ để sinh viên tiến hành viết báo cáo thực tập;
- Sinh viên phải trình bày về tên đề tài thực tập cho cơ quan thực tập để được phân
công công viê ̣c phù hợp;
- Trong quá trình thực tập sinh viên phải kết hợp thực hiện nhiệm vụ thực tập tại cơ
quan với viết báo cáo thực tập và báo cáo định kỳ cho giảng viên hướng dẫn;
- Hình thức trình bày Báo cáo thực tập sẽ được quy định rõ ở Phụ lục của Kế hoạch
thực tập;
- Kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải nộp về Khoa cuốn báo cáo thực tập có Phiếu
đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của cơ quan tiếp nhận sinh viên và giảng viên hướng dẫn
đúng thời gian quy định.
Nếu hết thời hạn quy định, sinh viên không nộp Báo cáo thực tập thì sẽ bị cho
điểm 0.
2. Quy định về Phần nhật kí thực tập
- Trong quá trình thực tập, sinh viên phải ghi chép những công việc được phân công
tại cơ quan thực tập và mức độ hoàn thành công viê ̣c đó. Đồng thời, sinh viên phải rút ra các
bài học kinh nghiệm đối với mỗi công viê ̣c phân công;

4
- Phần nhật kí thực tập phải được người hướng dẫn thực tập tại cơ quan thực tập nhận
xét, đánh giá và cơ quan nơi thực tâ ̣p xác nhâ ̣n vào cuối mỗi tuần;
- Hình thức trình bày Báo cáo thực tập sẽ được quy định rõ ở phần tiếp theo.
- Sau khi kết thúc thực tập, sinh viên phải đóng kèm Phần nhật kí thực tập vào Báo cáo
thực tập theo quy định.
3. Quy định về hình thức Báo cáo thực tập
3.1. Hình thức Báo cáo thực tập:
Sinh viên phải trình bày Báo cáo thực tập gồm các nội dung sắp xếp theo trật tự
như sau:
1. Trang bìa (theo Phụ lục 1), bìa mềm, màu trắng.
2. Trang phụ bìa
3. Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”
4. Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”
5. Lời cám ơn
6. Mục lục
7. Danh mục các từ viết tắt (nếu có)
8. Danh mục các bảng biểu (nếu có)
9. Danh mục các hình vẽ, sơ đồ (nếu có)
o Phần mở đầu (bao gồm Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục báo
cáo thực tập).
10. Phần nội dung
 Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
- Giới thiệu sơ lược về cơ quan thực tập: lịch sử hình thành, tên, địa chỉ,
SĐT, website, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan.
- Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng/ban hoặc bộ
phận Sinh viên thực tập.
 Chương 2: Cơ sở lý luận về đề tài thực tập
- Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đề tài thực tập.
 Chương 3: Thực tiễn áp dụng của đề tài thực tập tại cơ quan thực
tập và các kiến nghị.
- Phân tích thực tiễn áp dụng đề tài tại cơ quan thực tập (thông qua các vụ
án hoặc các vụ việc thực tế tại cơ quan thực tập).

5
- Đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật.
11. Phần kết luận
12. Danh mục tài liệu tham khảo
A. Văn bản luật và văn bản hướng dẫn
B. Sách, giáo trình
C. Tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học
D. Tài liệu website
Cách trình bày chi tiết danh mục tài liệu tham khảo sẽ được giảng viên hướng dẫn chi tiết.
13. Phụ lục (nếu có)
14. Phần nhật ký thực tập
3.2. Hình thức trình bày Phần nhật kí thực tập:
1. Mô tả tóm tắt công việc thực tập tại cơ quan thực tập và thông tin cán bộ
hướng dẫn thực tập.
2. Các hoạt động thực tập theo từng ngày cụ thể.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập.
3.3. Quy định về hình thức định dạng:
 Khổ giấy A4 (210mm x 297mm)
 Canh lề :
 Top, Bottom, Right : 2 cm
 Left : 3 cm
 Font : Time New Roman (Unicode)
 Format Alignment : Justify
 Line Spacing : 1.5 lines
 Size : 13, các tiêu đề của chương size 16
 Không sử dụng header và footer.
 Đánh số trang ở chân trang, canh giữa.

+ Không đánh số trang ở trang bìa và trang phụ bìa


+ Từ mục 3 đến hết mục 9: Đánh số trang theo số la mã thường (i, ii, iii)
+ Từ mục 10 đến hết mục 14: Đánh số trang theo số thứ tự : 1,2,3…
 Đánh thứ tự các mục, tiểu mục trong từng phần, chỉ đánh đến tiểu mục cấp độ
3.
Ví dụ:

6
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
THỦ TỤC KHỞI KIỆN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN…
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện …
2.1.1. Thực trạng chung
2.1.2. Một số vụ án cụ thể
2.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân
huyện …
2.3. Các kiến nghị đề xuất để hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân
dân huyện …

4. Quy định về cách thức đánh giá kết quả thực tập cuối khóa
* Tiêu chí chấm:
- Căn cứ vào việc chấp hành quy định về thời hạn nộp hồ sơ thực tập của Khoa;
- Căn cứ vào kết quả nhận xét, đánh giá của đơn vị thực tập đối với sinh viên;
- Căn cứ vào khối lượng và chất lượng thực tập trong báo cáo thực tập của sinh viên,
(như: tính sáng tạo, tính thời sự, tính chính xác, tính hợp lý, tính thực tiễn,… của chuyên đề
thực tập,…).
* Cách chấm và tính điểm:
- Giảng viên hướng dẫn thực tập chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thực tập của sinh
viên theo danh sách phân công hướng dẫn;
- Điểm báo cáo thực tập là điểm bình quân của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng
dẫn sinh viên thực tập tại cơ quan thực tập và điểm này được tính vào học phần thực tập trong
chương trình học của sinh viên;
- Có ghi đầy đủ nhận xét, điểm số, điểm chữ, ngày, tháng, năm chấm điểm và ký tên
bằng mực đỏ vào cuốn báo cáo thực tập của sinh viên;

- Điểm chấm theo thang điểm 10, với các mức cho mỗi tiêu chí như sau:

TT Nội dung Mức điểm

1 Điểm đánh giá của cơ quan thực tập 5

Hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo 1

2 Nội dung báo cáo Tính sáng tạo của đề tài thực tập 2

Tính thực tiễn của đề tài thực tập 2

7
Tổng điểm 10

- Sinh viên vi phạm các quy định và nội qui của cơ quan thực tập, bị cảnh cáo thì nhận
điểm 0 (không) cho học phần thực tập tốt nghiệp;

- Nghiêm cấm sinh viên sao chép nội dung báo cáo thực tập của người khác. Nếu phát
hiện báo cáo vi phạm các quy định về trích dẫn hoặc tham chiếu thì sẽ bị 0 điểm.

Trên đây là các quy định về học phần Thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên Khóa 2016
ngành Luật Kinh tế. Khoa Luật yêu cầu giảng viên hướng dẫn, sinh viên và cán bô ̣ liên quan
nghiêm túc thực hiện Kế hoạch thực tập này.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch thực tâ ̣p, nếu có vấn đề phát sinh, các bên liên quan
kịp thời phản ảnh về Khoa để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế.

Nơi nhận: TRƯỞNG KHOA


- Phòng Đào tạo;
- Giảng viên Bộ môn Luật Kinh tế;
- Sinh viên ngành Luật Kinh tế;
- Lưu: VT.

8
PHỤ LỤC 1
TRANG BÌA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA LUẬT (Cỡ chữ 13)
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH LUẬT KINH TẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG


KHI LY HÔN – THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN...
(cỡ chữ từ 16 đến 20)

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện


TS.NGUYỄN VĂN A NGUYỄN VĂN B
ThS.TRẦN THỊ C Mã số SV: …………
(Cỡ chữ 13) Lớp: …………………
(Cỡ chữ 13)

TP.Hồ Chí Minh - 2020

9
10
PHỤ LỤC 2
TRANG PHỤ BÌA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA LUẬT (Cỡ chữ 13)
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH LUẬT KINH TẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG


KHI LY HÔN – THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN HUYỆN...
(cỡ chữ từ 16 đến 20)

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện


TS.NGUYỄN VĂN A NGUYỄN VĂN B
ThS.TRẦN THỊ C Mã số SV: …………
(Cỡ chữ 13) Lớp: …………………
(Cỡ chữ 13)

TP.Hồ Chí Minh – 2020

11
12

You might also like