You are on page 1of 3

Câu 1: Tại sao nói mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính hàng hoá tiềm ẩn nguy cơ khủng

hoảng sản xuất thừa


Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản xuất bao
nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai có quyền can thiệp vào. Họ là người sản xuất độc
lập.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với
nhau. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn. Mâu thuẫn này
biểu hiện ra khi:
- Sản xuất của người sản xuất hàng hoá nhỏ và nhu cầu của xã hội không ăn khớp với
nhau. Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội, hoặc sản xuất vượt quá khả năng
tiêu thụ của xã hội. Trong trường hợp sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội
thì sẽ có một số loại hàng hoá không bán được, tức là không thực hiện được giá trị.
Sở dĩ có tình hình đó là do sản xuất dựa trên chế độ tư hữu làm cho người sản xuất
không thể biết được xã hội cần những gì và cần báo nhiêu
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của ngừoi sản xuất hàng hoá không phù hợp với mức
tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá mức, xã hội
không có khả năng thanh toán, tất nhiên hàng hoá sẽ không bán được.
 Mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính hàng hoá chứa đựng khả năng sản xuất “thừa” và là mầm
mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Câu 2: Tại sao nói sức lao động là hàng hoá đặc biệt và là chìa khoá để giải thích
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và
giá trị sử dụng.

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu
sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân
làm thuê và gia đình họ.

Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm
cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng
thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai
cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức
lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.

Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

Phương thức sản xuất TBCN được xây dựng trên cơ sở của một hình thức bóc lột đặc
biệt, tức là hình thức chiếm đoạt lao động của người khác (lao động thặng dư) dưới hình thái
Giá trị thặng dư (GTTD). Khác với phạm trù “lợi nhuận” vốn được nhà tư bản yêu thích GTTD
biểu hiện một cách chính xác như sau:
1. Là giá trị, tức lao động bị vật hoá
2. Là lao dộng thặng dư vật hoá, là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao
động và bị nhà tư bản chiếm dụng.
Từ đó, đặc điểm bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB) không phải là ở sự tồn tại lao
động thặng dư, mặc dù dưới sự thống trị của tư bản, trình độ bóc lột được nâng lên rất cao, mà
đặc điểm của nó là lao dộng thặng dư đã hao phí mang hình thái GTTD, còn tỷ lệ giữa thời gian
lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu thì mang hình thái tỷ lệ giữa GTTD và tư bản
khả biến. Quan hệ bóc lột bị vật hoá, bị che lấp đằng sau quan hệ giữa vật với vật. Vì thế, sự bóc
lột trong chủ nghĩa tư bản là rất tinh vi và không có giới hạn
Như vậy, điểm mấu chốt của học thuyết GTTD là
1. Chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hoá, tạo ra giá trị thặng dư. Nguồn
gốc tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao động
sống (sức lao dộng đang hoạt động) mới tạo ra ra giá trị, trong đó có giá trị thặng
dư, nguồn gốc của giá trị thặng dư là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời
gian tái sản xuất ra giá trị của nó
2. GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN, không có sản
xuất GTTD thì không có CNTB, GTTD là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản, nội tại
của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân), mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB
bằng một xã hội cao hơn
Câu 3: Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản?

Số tiền trội hơn (∆T) hay giá trị thặng dư (m) sinh ra từ đâu?
Thoạt nhìn, hình như giá trị thặng dư sinh ra trong lưu thông. Vậy có phải do bản chất của sự lưu
thông đã làm cho tiền tăng thêm và do đó hình thành giá trị thặng dư hay không?

Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị: từ tiền thành hàng
hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn
không thay đổi. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc
thấp hơn giá trị. Nhưng, trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán,
vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.
Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề
tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số
giá trị của người khác mà thôi.

Như vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.

Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông thì
cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.

"Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài
1
lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông" . Đó là
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu
thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.
Câu 4: Tại sao nói sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết?
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho
mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như
vậy họ mới có thể tồn tại được.
Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa
được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán
hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí
lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo
mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao
động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn
càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản
xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người
sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không
ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

Câu 5: Trong điều kiện nhà tư bản công nghiệp mua được hàng hoá sức lao động với giá
cả bằng giá trị thì họ có thu được giá trị thặng dư không?

You might also like