You are on page 1of 28

GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ LÊN CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG I. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ GIÓ, BÃO, LỐC

I. SỰ TẠO THÀNH GIÓ


1.1. Khái niệm chung: Bề mặt trái đất tiếp nhận sự chiếu sáng, đốt nóng của mặt trời
không đều, sẽ có nhiệt độ không đều. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí gây nên sự chênh
lệch về khí áp; ở nơi có gia tăng nhiệt độ, không khí nóng lên (hạ áp) và bị không khí lạnh (áp
suất lớn) ở xung quanh dồn vào, đẩy lên cao, tạo thành dòng thăng. Dòng thăng này làm hạ khí
áp tại nơi đó, không khí lạnh ở vùng xung quanh di chuyển theo chiều nằm ngang đến, thay thế
cho lượng không khí đã bị bay lên vì nóng, tạo thành gió ngang. Quy luật tự nhiên là không khí
thường xuyên chuyển động theo cả chiều nằm ngang và thẳng đứng. Không khí di chuyển theo
chiều nằm ngang càng mạnh thì gió thổi càng lớn.
1.2. Gió được đặc trưng bởi hướng và vận tốc.
Chiều di chuyển của dòng khí tạo thành hướng gió; gọi theo tên nơi xuất phát. Có đến
16 hướng gió: Đông, Tây, Nam, Bắc;
Đông Nam, Đông Bắc,Tây Nam, Tây Bắc;
Bắc-Đông Bắc, Bắc-Tây Bắc, Nam-Tây Nam, Nam-Đông Nam, Đông-Đông Bắc, Đông-Đông
Nam, Tây-Tây Bắc, Tây-Tây Nam.
Vận tốc gió là tốc độ di chuyển của dòng khí qua một điểm nhất định. Có thể biểu thị
vận tốc theo nhiều đơn vị khác nhau : ngành hàng hải và hàng không tính bằng hải lý/giờ ; khi
dùng hệ đo lường SI, vận tốc gió tính bằng m/s hoặc km/h.
Ngày nay, ngành khí tượng học đo vận tốc gió bằng nhiều loại máy đo khác nhau;
nhưng ngày xưa khi không có máy, người ta xác định vận tốc gió bằng mắt và kí hiệu bằng cấp
Bôfo (lấy tên của một thuỷ sư đô đốc người Anh, đưa ra thang gió này, năm 1805). Nhìn làn
khói bay, cành cay lay động hoặc căn cứ vào mức độ phá hoại của gió, phân chia thành 12 cấp
(hoặc 17 cấp) như sau :
- cấp 0 : gió lặng, khói lên thẳng. (v<0,5m/s)
- cấp 1: gió rất nhẹ, làn khói hơI lay động. (v= 0,5 – 1,5m/s)
- cấp 2: gió nhẹ, cây rung nhè nhẹ, lá cây xào xạc, da mặt cảm thấy hơI gió thổi. (v= 2
– 3m/s)
- cấp 3: gió nhỏ, yếu, cành cây rung động, cờ bay nhẹ. (v= 3,5 – 5m/s)
- cấp 4: gió vừa, bụi và giấy bị gió thổi bay. (v= 5,5 – 8m/s)
- cấp 5: gió khá mạnh, cây nhỏ đu đưa, mặt hồ gợn sóng. (v= 8,5 – 10,5m/s)
- cấp 6: gió mạnh, cành cây lớn lung lay, mặt hồ có sóng to, đường dây điện kêu “vu
vu”. (v= 11 – 13,5m/s)
- cấp 7: gió khá lớn: cây to rung chuyển, đI ngược gió khó khăn. (v= 14 – 16,5m/s)
- cấp 8: gió lớn, cành nhỏ bị gãy, không thể đi ngược gió. (v= 17 – 20m/s)
- cấp 9: gió rất lớn, máI ngói bị lật, nhà cửa xiêu vẹo, hư hại. (v= 20,5 – 23,5m/s)
- cấp 10: gió bão, cây to bị bật rễ, nhà cửa bị đổ. (v= 24 – 27,5m/s)
- cấp 11: gió bão lớn, nhà cửa và cây to đổ nhiều. (v= 28 – 31,5m/s)
- cấp 12: bão lớn, có sức phá hoại rất lớn. (v= > 32m/s).
Cũng có thể xác định vận tốc gió bằng cách nhìn sự lay động của mặt nước biển hoặc
mặt hồ rộng.
Gió thổi gây áp lực lên mọi vật cản trên đường đi của nó, gọi là áp lực gió. Áp lực này
tỷ lệ với bình phương vận tốc gió. Vì thế gió lớn (gió bão) gây áp lực lớn lên công trình, rất nguy
hiểm và có sức phá hoại rất lớn.

2. KHÁI NIỆM VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI


2.1. Trên các đại dương nhiệt đới, ở vùng gần xích đạo, mặt biển bị đốt nóng (trên 170),
nước bốc hơi mạnh và tạo thành vùng khí áp rất thấp; không khí lạnh hơn ở xung quanh lùa
tới, lại bị đốt nóng và bay lên. Quá trình này tiếp diễn liên tục, hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh
và ngưng tụ lại ở trên cao; nhiệt lượng toả ra do ngưng hơi rất lớn, lại làm cho hơi nước bốc
lên mạnh hơn. Đó là tiềm năng nuôi dưỡng và phát triển bão.
Khối khí lạnh từ bán cầu tràn về phía xích đạo; trái đất lại đang quay quanh trục của nó.
Điều này làm cho dòng khí xoáy càng mãnh liệt hơn, ... và cơn bão được hình thành.
Xoáy thuận là vùng khép kín ở nơi có áp suất thấp. Trái đất liên tục quay từ tây sang
đông, tạo nên chuyển động của không khí ở Bắc bán cầu là ngược chiều kim đồng hồ và ở

PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG


GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Nam bán cầu cùng chiều kim đồng hồ . Ơ mặt phẳng ngang, lực criôlit (xiên) tạo thành do cộng
2 véc tơ: hướng trái-phải do chiều quay của trái đất từ tây sang đông và hướng trên xuống do
gió lạnh tràn tới từ cực Bắc (nếu ở Bắc bán cầu) hoặc hướng từ dưới lên do gió lạnh từ cực
Nam (nếu ở Nam Bán cầu). Xoáy ngang này, kết hợp với dòng thăng do nước bốc hơI mạnh sẽ
tạo thành bão.
Không xuất hiện bão trong phạm vi 50 về cả hai phía gần xích đạo, vì ở đó không có
xoáy ngang; tại vùng này, không khí hoặc hơi nước nóng chỉ bay lên thành dòng thăng thẳng
đứng.
* Ba điều kiện hình thành của xoáy thuận nhiệt đới là:
- Nhiệt độ bề mặt của nước biển >=26-27 độ. Nước bốc hơi, tạo thành vùng áp thấp;
- Phải tạo ra độ xoáy cần thiết để hình thành hoàn lưu xoáy thuận: phải có sự giao
nhau giữa 2 khối không khí có nhiệt độ chênh đáng kể để quá trình đối lưu phát triển;
- Phải có lực criôlis làm lệch hướng dòng khí (lực này luôn luôn có, vì trái đất luôn luôn
quay), lực này đủ lớn ở các vĩ độ lớn hơn 5 độ Bắc và Nam vùng xích đạo.
2.2. Bão là một xoáy khí có đường kính lớn (tới vài trăm km). Khí áp ở trung tâm giảm
xuống rất thấp, nên trong xoáy đó (trong bão), gió thổi vào trong, theo hướng ngược chiều kim
đồng hồ (nếu ở Bắc bán cầu). Sức gió càng mạnh khi đi vào càng gần tâm xoáy.
Bão di chuyển như một con quay, vừa chạy vừa quay tít. Cùng một thời gian, mỗi địa
điểm so với tâm bão, có hướng gió khác nhau. Khi bão tiến đến vùng nào thì mỗi lúc vùng đó
lại nằm trong một khu vực khác nhau của bão, cho nên gió đổi hướng rất nhanh.

Ví dụ, bão di chuyển từ đông sang tây:


Nếu ta đang nằm ở phía dưới đường đi của bão (phía dưới so với tâm bão) : khi bão
xa, ta có gió tây; bão đến, gió tây nam, nam, đông nam, rồi hướng đông; khi bão đi xa, gió đổi
hướng đông bắc (hướng đổi ngược chiều kim đồng hồ).
Ngược lại, nếu ta đang ở phía trên đường đi của bão (phía trên so với tâm bão): khi
bão xa, ta cũng có gió tây; bão đến, gió tây bắc, rồi bắc, đông bắc, rồi quay sang đông; khi bão
tan, gió đổi hướng đông nam (hướng đổi cùng chiều kim đồng hồ).
Như vậy, cũng có thể nói rằng căn cứ vào sự đổi hướng của gió trong bão, sẽ biết ta
đang ở phía nào so với tâm bão. Một vùng nào đó mà bão đi qua, gió sẽ đổi đủ 4 hướng.
2.3. Gió trong bão gần như đối xứng qua tâm bão. Vùng ngoài, vận tốc > cấp 6, càng
vào tâm gió cáng mạnh. Mạnh nhất không phải ở tâm, mà cách tâm (3-5) km, tạo thành vành
đai bao quanh tâm bão. Từ đó vận tốc giảm dần ; taị trung tâm vòng xoáy, có một vùng đường
kính 10-20km, gió rất yếu hoặc lặng gió, đôi khi trời quang, trong sáng. Nhiệt độ, độ ẩm và khí
áp đều hạ xuống rất thấp. Đó là mắt bão. Xung quanh mắt bão, là thành mây dày đặc ; phía
trước mắt bão gió thổi rất mạnh, phía sau gió cũng thổi rất mạnh nhưng theo hướng ngược lại.
Vì vậy, nếu vùng ta đang ở, khi gió chưa đổi đủ 4 hướng mà lại dừng lại đột ngột thì rất có thể
đây là vùng mắt bão. Hãy tranh thủ thời gian để khẩn trương chống bão, bởi vì sau đó gió sẽ
sớm mạnh lên và có sức tàn phá ghê gớm.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

3. NHỮNG TƯ LIỆU KHÍ TƯỢNG VỀ GIÓ BÃO


3.1. Ở nước ta, triệu chứng báo sắp có bão là sự xuất hiện đồng thời ba hiện tượng kết
hợp :
- mùa hè gió đang thổi hướng đông nam bỗng nhiên chuyển sang hướng đông rồi đông
bắc;
- ráng hồng xuất hiện (chứng tỏ không khí có độ ẩm rất lớn) ;
- ở chân trời hướng đông mây đen bao phủ (chứng tỏ hơi nước bốc lên nhiều, sự đối
lưu cực mạnh).
3.2. Bão, một khi xuất hiện, hoạt động giống như một hệ thống. Hệ thống này tiếp tục
tự chống đỡ và chuyển động về phía trước giống như con quay, vừa chạy vừa xoay tròn trên
mặt đất. Chừng nào còn tiếp xúc với nước biển ấm nóng thì quá trình còn tiếp tục. Khi di
chuyển đến đại dương mát mẻ hơn, đã rời xa vùng đại dương nhiệt đới thì việc cung cấp không
khí ấm và ẩm chấm dứt, (hoặc là khi bão đã đổ bộ vào đất liền, năng lượng bị giảm đi do ma
sát với mặt đất) thì cường độ của gió bão sẽ giảm đi rất nhanh.
Trong quá trình phát triển, chu kỳ của mỗi cơn bão được phân chia thành một số giai
đoạn và gọi tên theo :
- nhiễu động nhiệt đới - giai đoạn hình thành, khi khí hậu không ổn định và nhiễu loạn.
- xoáy tụ nhiệt đới, bắt đầu một chuyển động khép kín qua các đại dương (ngược chiều
kim đồng hồ ở bắc bán cầu và cùng chiều kim đống hồ ở nam bán cầu). Năng lượng của nó
được thu từ hơi nước biển ấm, có nhiệt độ cao hơn 27OC.
- áp thấp nhiệt đới, là xoáy tụ nhiệt đới mạnh và rộng hơn, với vận tốc gió trung bình
đến 17m/s.
- bão nhiệt đới, là áp thấp nhiệt đới mạnh và rộng hơn, với vận tốc gió trung bình đến
33m/s.
- bão lớn (cuồng phong), là bão nhiệt đới rất mạnh, vận tốc gió trung bình lớn hơn
33m/s, trong đó có những cơn gió mạnh, với vận tốc còn lớn hơn nhiều.
- giai đoạn bão tan, khi vận tốc gió giảm, đồng thời với việc gia tăng áp lực khí quyển.
3.3. Tại mắt bão, áp suất của không khí thấp, làm nước biển ở vùng này dâng cao đến
hàng mét tạo thành chỗ lồi. Bão di chuyển từ biển vào, khi chạm đất liền, đột ngột gặp bờ dốc,
chỗ lồi của nước càng dâng cao thành những cồn sóng (cồn bão) cao từ 1,2 đến trên 7m trải
trên một vùng bờ dài và có sức tàn phá ghê gớm.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Người ta đã phân loại các trận bão theo hiệu ứng tổ hợp của vận tốc gió và cồn bão.
Bảng sau đây giới thiệu một cách phân loại theo thang Saffir - Simipson (Hoa kỳ):

Loại Đặc trưng Vận tốc gió (m/s) Cồn bão (m)
1 Cực tiểu 33-42 1,2-1,6
2 Nhẹ 43-49 1,7-2,5
3 Mạnh 50-58 2,6-3,8
4 Cực mạnh 59-69 3,9-5,5
5 Thảm hoạ > 69 Lớn hơn

3.4. Hai yếu tố để định lượng được tác dụng của gió bão lên công trình XD là các số
liệu khí tượng và địa hình, đặc điểm của khu đất xây dựng công trình (ảnh hưởng đến đường đi
của gió). Điều đó cho thấy sự cần thiết đặt máy đo vận tốc gió ở nhiều nơi là cần thiết.
Độ chính xác của số liệu phụ thuộc vào giá trị và số lần thu nhận giá trị vận tốc gió.
Lập bảng các số liệu thu được hàng năm, nhận được giá trị cực đại hàng năm; phân tích, khớp
lại giữa các năm với nhau để xác định chu kỳ lặp các giá trị cực đại để xác định vận tốc gió sẽ
đưa vào tính toán công trình. Hiện nay, nước ta dùng máy đo với 2s lấy một số liệu, và vận tốc
gió cực đại để xác định áp lực gió tiêu chuẩn là giá trị theo chu kỳ 20 năm. Nhiều nước (Mỹ,
Anh, New Zeland, Ostralia...) đưa thông tin vận tốc gió vào quy phạm tải trọng. Nhưng Hồng
Công, Nhật Bản, Ân Độ, Liên xô, Trung Quốc, và nước ta không cấp số liệu dưới dạng vận tốc
gió mà chuyển đổi sang áp lực gió để dùng cho thiết kế công trình. Vận tốc gió bão mà một số
nước dùng để xác định tải trọng gió là khá lớn: Hồng Công 71m/s, Nhật Bản 27-68m/s,
Malaysia 25-35m/s, Philippin 20-69m/s, Hàn Quốc 30-55m/s, Đài Loan 79m/s ...

4. LỐC, TỐ VÀ PHÂN BIỆT GIỮA GIÓ, BÃO, LỐC, TỐ


4.1. Lốc là một hiện tượng khí tượng đặc biệt. Một vùng khí quyển hẹp có áp suất đột
ngột giảm, nẩy sinh sự đối lưu của các dòng khí ở các vùng xung quanh, tạo nên dòng xoáy có
đường kính từ vài chục mét đến vài kilômét, di chuyển ngang trong khoảng vài chục kilômét.
Sức gió ở vùng xa tâm thì nhỏ nhưng càng vào trong xoáy càng mạnh lên; ở giữa hình thành
một cái ống lõi (vòi rồng). Lốc thường xuất hiện bất ngờ, có thể ở bất kỳ nơi nào (đồng bằng,
trung du, miền núi) chứ không nhất thiết là ở biển như bão.
Lốc thường xuất hiện bất ngờ, tại địa điểm bất kỳ, ven biển, đồng bằng, trung du hoặc
miền núi (không nhất thiết là trên các đại dương như bão), nhưng vận tốc gió thì rất mạnh và
đột ngột lên tới 70-80m/s (252-288km/h). Với sức mạnh như vậy, lốc như một vòi rồng hút theo
mọi thứ mà nó gặp trên đường đi: đất, nước, vật liệu, xe cộ, người, mọi đồ vật… Trừ các công
trình được xây dựng đặc biệt, nói chung các công trình xây dựng thông thường không chịu
được lốc.
Tố là hiện tượng gió mạnh đột ngột xảy ra trên đất liền, hoặc trên biển, do đám mây
dông phát triển đặc biệt tạo ra; trong tố vận tốc gió có thể đạt đến cấp gió của bão (>= cấp 8).

4.2. Phân biệt gió, bão, lốc, tố.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Gió là sự chuyển động của dòng khí chảy rối trong khí quyển từ vùng có áp suất cao về
vùng có áp suất thấp. Gió phát sinh chủ yếu do phân bố không đều độ chiếu nắng của mặt trời
trên bề mặt trái đất và do sự quay của trái đất quanh trục bản thân của nó. Đặc tính chủ yếu
của gió là sự thay đổi tốc độ liên tục và không đều theo cả không gian và thời gian.
Bão xuất hiện khi nước bốc hơi mạnh (thường ở nhiệt độ từ 27oC trở lên và ở ngoài
biển, nơi có nhiều nước); sự bốc hơi này hình thành dòng khí bốc ngược thẳng đứng, cộng với
chuyển động xoay của trái đất quay quanh trục bản thân để tạo thành dòng xoáy ngang. Tâm
xoay gọi là mắt bão. Vận tốc tiếp tuyến của dòng xoáy ngang là vận tốc gió bão (có thể đạt đến
150km/h hoặc lớn hơn), chuyển động tịnh tiến của tâm xoay tạo thành hướng đi của bão.
Lốc thường xuất hiện bất ngờ, ở một nơI bất kỳ nào đó. Vận tốc tiếp tuyến của dòng
xoáy gió trong lốc hoặc vận tốc tịnh tiến của tâm xoáy của lốc cũng tương tự như của bão
nhưng mạnh hơn và mang tính đột ngột. Phạm vi hoạt động của lốc nhỏ hơn bão nhưng sức
gió thì mạnh hơn rõ rệt (250 - 290km/h).
Lốc và tố đều là hiện tượng thời tiết nặng nề, nguy hiểm xẩy ra trong cơn giông nhưng
sức tàn phá của lốc cao hơn. Tố là do các dải mây liên kết với nhau tạo thành, không phải là
cột gió xoáy như lốc, mà tạo thành vệt dài (đường tố), rộng ~ 300m-2km, dài 30-50m. Kèm
theo tố là mưa rào và mưa dông (có thể là mưa đá). . Chiều rộng ngang của tố lớn hơn của lốc,
nhỏ hơn của bão. Khi tố xảy ra ở một nơi nào đó thì áp suất khí quyển tăng đột ngột; còn lốc thì
áp suất khí quyển lại giảm đồng thời với gió mạnh, có sức xoáy hút lớn.
Tố xảy ra ngay trên mặt đất, mặt biển rồi nâng dần độ cao lên đến 2 - 3km. Lốc bắt đầu
ở chân đám mây dông cao 800-1500m rồi lan dần xuống mặt đất, mặt biển.
Nhìn từ xa, đám mây dông tạo ra tố tối xẫm từ chân đám mây tới mặt đất như một bức
tường chắn; còn đám mây dông tạo ra lốc có màu sáng hơn và từ chân đám mây, xuất hiện
một cột mây đen thò xuống.
Lốc xoáy (vòi rồng) và bão đều là những cột xoáy không khí. Tố là gió mạnh trong cơn
dông có hướng đổi đột ngột nhưng không xoáy.
Lốc là cột gió xoáy diện hẹp, cường độ mạnh hơn bão (60-500km/h). Bão có bán kính
rộng hơn nhưng cường độ gió thấp hơn.
Lốc và tố có thể xẩy ra tại địa điểm bất kỳ; bão chủ yếu hình thành từ ngoài đại dương
rồi tràn vào đất liền.
Lốc và tố đều xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn, rất khó dự báo. Bão có quá trình
hình thành, phát triển, tiêu tan khá dài (có thể đến hàng tháng).
Bão, lốc và tố khác nhau ở điều kiện hình thành, sức mạnh và đặc tính tác dụng nhưng
bản chất của gió bão, gió lốc, gió tố thì giống nhau: đều là gió mạnh và có đầy đủ các đặc tính
tác dụng của gió. Và do vậy tác dụng của gió bão, gió lốc, gió tố lên công trình là như nhau nên
trong thực tế người ta thường gọi chung đó là tác dụng của gió.

5. VỀ TÁC DỤNG CỦA GIÓ LÊN CÔNG TRÌNH


5.1. Tác dụng của tải trọng gió là tác dụng của tải trọng động, tạm thời, ngắn hạn. Khi
tác dụng lên công trình cần xét đồng thờì về cả hai phương diện:
- tác động lên tổng thể công trình
- tác động lên những phần tử cá biệt: ban công, mái hiên, tường đua…
5.2. Năng lượng động học của gió được chuyển hoàn toàn thành áp lực động. Theo
định luật bảo toàn năng lượng Becnuly: tổng của động năng, thế năng (tổng của áp lực động,
áp lực tĩnh) là không đổi; nghĩa là khi vận tốc dòng khí tăng thì áp lực giảm và ngược lại.
1 2 1
v1  p1  v 22  p 2
2 2
Trong đó:  - dung trọng riêng của không khí chảy
v1, v2 - vận tốc dòng chảy ở 2 thời điểm xét
p1, p2 - áp lực tương ứng với v1 , v2
Khi gặp vật cản, v2 = 0, ta có áp lực gia tăng trên vật cản :
1 2
q = p2 – p1 = v1
2
đây là công thức để xác định áp lực động của gió bão lên công trình (vật cản), với v 1 là vận tốc
gió lớn nhất trong bão tương ứng với địa điểm khảo sát. Dung trọng riêng của không khí trong
bão được xác định tương ứng với nhiệt độ và áp suất không khí.
Tại những vùng nhiệt đới, khi áp suất là 960mb (milibars), nhiệt độ 25 OC thì  =
1,122kG/m3 , có được áp lực động q= 0,516 v2.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Tại các nước có khí hậu ôn hoà hơn người ta sử dụng nhiệt độ là 15 OC, áp suất khí
quyển = 1013,25mb,  =1,226 kG/m3, tính được q= 0,616 v2
5.3. Hệ số khí động
a/ Dòng chuyển vận không khí được coi là các tia song song, khi gặp vật cản, vận tốc
tại vùng biên lớn hơn tại giữa vật cản, nghĩa là tại biên áp lực động tăng lên, áp lực tĩnh hạ
thấp. Sự hạ thấp của áp lực tĩnh tạo thành dòng thăng bay lên tạo thành dòng xoáy làm tổng áp
lực hạ thấp tạo thành áp lực âm (hút). Ở mặt bên kia của vật cản, tổng áp lực ban đầu bằng áp
lực khí quyển ; nay hình thành dòng xoáy, một phần không khí bị cuốn đi, mật độ giảm, áp lực
hạ thấp, tạo thành lực hút.
Để thuận tiện, thông thường người ta dùng 2 phân lực tác dụng của gió : phân lực nằm
ngang, lực cản (và lực hút ) của mặt cản gió = CDqA; và phân lực thẳng đứng (lực tốc đứng,
hút lên) = CLqA.
Hệ số khí động biến thiên theo các yếu tố như dạng hình học của vật cản, vị trí của vật cản
trong dòng khí (hướng gió), ảnh hưởng của ma sát và độ lớn của vật cản...
b/ Dạng hình học của vật cản
Vị trí tương đối của vật cản và hướng gió tạo thành dạng dòng lượn và xoáy. Dòng này sẽ
gây biến đổi về hướng và vận tốc gió.
Khi vật thể có hình dạng hợp lý, để chỉ có dòng lượn, thì ảnh hưởng của vật cản là nhỏ, sự
biến đổi của vận tốc là nhỏ, lực tốc lên bằng 0 ; khi đó ma sát trở thành yếu tố chủ yếu.
Khi vật cản mỏng (b khá bé), áp lực lên vật cản phụ thuộc vào tỷ số chiều rộng trên chiều
cao, tỷ số này càng lớn, hệ số khí động càng lớn bởi vì khi đó gió chỉ có thể vượt qua vật cản
bằng 2 cạnh trên và dưới, minh hoạ theo bảng sau :

Trạng thái lực   L/h=  Khi   1 Hệ số khí động ngang toàn bộ khi   L/h
áp lực mặt trước 0,6qA 0,38qA  1  2  5   10 
áp lực mặt sau 1,38qA 0,8qA
áp lực toàn bộ 1,98qA 1,18qA 1,18 1,19 1,20 1,23 1,98

Lý luận tương tự, có thể thấy rằng: so với bản hình vuông thì áp lực cản của gió lên
bản hình tròn nhỏ hơn 1,11 lần.

Nếu chiều dài vật cản lớn (L/h=  ) thì: hệ b/h CD


số khí động CD lớn nhất khi b/h=1, vật cản
càng dầy (b/h lớn hơn 1) hoặc càng mỏng 0,1 1,95
(b/h bé hơn 1) thì hệ số khí động CD đều 1 2,03
giảm. 6 0,9
(L , h, b là chiều dài, cao, rộng của ngôi nhà)

Với các ngôi nhà thông thường, chiều cao càng lớn, vùng cuộn xoáy phía sau càng lớn, lực
hút càng lớn. Chiều dày (kích thước cùng phương luồng gió) càng lớn, lực hút càng nhỏ.
Trong tất cả các ảnh hưởng trên thì ảnh hưởng của chiều cao ngôI nhà là chủ yếu, các ảnh
hưởng khác đều nhỏ.
c/ Ảnh hưởng của sự che chắn
Nếu hai vật cản được tổ hợp thành 2 bản phẳng đặt song song với nhau thì vật cản phía
trước che chắn bớt cho vật phía sau. Mức độ che chắn phụ thuộc vào bề rộng vật cản, độ
choán của vật cản và góc đến của luồng gió nhưng ảnh hưởng lớn nhất là khoảng cách giữa 2
vật; khoảng cách này càng lớn thì ảnh hưởng che chắn càng không đáng kể.
d/ Vị trí của vật cản trong dòng khí. Trong nhiều trường hợp góc phương vị (góc đón) là
90O; nhưng cũng khá nhiều trường hợp, góc đón khá bé, thậm chí bằng 0 O. Với các góc đón
khác nhau, vùng cuộn xoáy khác nhau, lực hút cũng khác nhau (tuỳ theo bề rộng đón gió mà
phía sau có thể có 1, 2 hoặc không có vùng xoáy).
e/ Tác dụng của ma sát
* Vận tốc gío bị ảnh hưởng bởi độ nhám của môi trường mà gió đi qua, theo công thức :
 
z  z 
v z  v10   ; hoặc v z  vG  
10   zG 
Với : z - độ cao điểm cần tính vận tốc gió ;
ZG- độ cao gradien, mà tại đó vận tốc gió không đổi, phụ thuộc độ nhám môi trường
trên đường đi của gió : Địa hình đồng bằng zG=270m (tương ứng với số mũ  =0,16), địa hình

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

thị trấn zG=390m(tương ứng với số mũ  =0,28), địa hình thành phố, zG=510m (tương ứng với
số mũ  =0,40).
Lực sinh ra chủ yếu là do thay đổi vận tốc gió; nhưng do có ma sát giữa không khí và vật
cản, còn sinh ra loai lực bổ sung, đó là lực ma sát. Lực ma sát bị ảnh hưởng bởi độ nhám của
vật cản, xét bằng hệ số Râynol : R= vh/  .
trong đó v- vận tốc gió ; h- chiều cao, kích thước của vật cản ;  - lực dính nhớt của không
khí
Khi vật cản là vuông vức, ma sát không ảnh hưởng nhiều, lực cản của mặt đón chủ yếu là
do vận tốc gió thay đổi. Với các vật thể dạng trụ tròn (dạng dòng lượn ), khi hệ số Râynol lớn
hơn 4x105 thì hệ số cản thấp hơn rõ rệt.
f/ Ảnh hưởng của kích thước vật cản
So với các yếu tố khác thì yếu tố làm thay đổi hệ số khí động do kích thước của vật cản
tăng lên là không đáng kể. Ví dụ thí nghiệm một hình vuông nhỏ đón gió, nhận được hệ số CD =
1,18. Khi tăng kích thước lớn lên nhiều lần, thu được hệ số CD = 1,28. Vì vậy, có thể dùng các
mô hình thu nhỏ để xác định hệ số khí động trong các trường hợp công trình có hình dạng
phức tạp.
5.4. Những vấn đề cần chú ý:
- Dòng xoáy có thể xuất hiện tại chân ngôi nhà, tại góc nhà, phía sau nhà làm cho ngôi nhà
bị xoắn.
- Luồng khí có thể cuộn tạo nên ở góc mái khi gió thổi tới góc nhà (gió xiên). Lực hút này
sẽ lớn nếu độ dốc của mái lớn.
- Tổng áp lực gió lên mỗi bức tường phụ thuộc vào độ chênh áp suất giữa 2 mặt trong và
ngoài của nó. Vì vậy cần quan tâm tới tính thấm lọt của gió vào trong nhà, độ mở của các
cửa… làm sự chênh của áp suất lớn lên và làm tăng cục bộ tại các vị trí mở cửa. Khi trên mái
hoặc tường có mở cửa thì cần xét đồng thời cả áp lực trong và áp lực ngoài lên mỗi cấu kiện
(tường, mái).

6. TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG THIỆT HẠI DO BÃO, LỐC


6.1. Tình hình
Thế giới có 6 trung tâm bão:
- Vùng A: Tây- Bắc Đại Tây Dương: Cu Ba, Mỹ, Haiti, Colombia, Jâmica …
- Vùng B: Đông - Bắc TháI Bình Dương : Mêxicô, Nicaragua, Guatemala, Hondurat, Costa
Rica, Pânma, Hawaiian Islands;
- Vùng C: Tây- Bắc Thái Bình Dương : Japan, Hongcong, China, Philippin, Vietnam, Guam,
Thailand …
- Vùng D: Tây- Nam TháI Bình Dương : Đông Bắc Australia, Tonga,…
- Vùng E: Ấn độ Dương - Bắc: Srilanca, Pakistan, Maldivies, India, Bangdalesh;
- Vùng F: Nam Ấn Độ Dương : Tây Bắc Australia, Madagasca…
Nước ta bị ảnh hưởng bão bởi trung tâm bão Tây Bắc Thái Bình Dương. Trung tâm này có
tốc độ gió lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng; sinh ra các cơn bão ở biển Đông và nhiều cơn đã ảnh
hưởng tới bờ biển từ Móng Cái đến Bình Thuận, Sông Bé của nước ta.
Mùa bão xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11, chủ yếu là vào tháng 8, tháng 9. Số liệu của
bảng sau thống kê số cơn bão trên Biển Đông và vào các năm từ 1928-1980:

Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số
Số cơn 29 39 96 109 124 91 74 34 (613-17)

Bão Biển Đông có khoảng trên 50% bắt nguồn từ Tây Thái Bình Dương, còn lại bắt
nguồn chính tại biển Đông. Trung bình hàng năm nước ta bị ảnh hưởng bởi khoảng 7,48 cơn
bão và ATNĐ, năm nhiều nhất 13 cơn (1978); trong số đó, có khoảng 5,37 cơn đổ bộ vào bờ
biển nước ta; và xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11. Bảng sau đây thống kê số lượng cơn bão và
áp thấp nhiệt đới ở nước ta từ 1954-1980:

Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số
Số cơn 4 18 23 38 47 35 29 4 (202- 4)

Khu vực đổ bộ chủ yếu là bắc vĩ tuyến 19 (64 cơn), từ vĩ tuyến 15 -19OB (54 cơn), từ vĩ
tuyến 11 -15OB (22 cơn).
Sức gió mạnh nhất trong các cơn bão đổ bộ vào miền Bắc từ 1956-1980 như sau:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Cấp gió Cấp 8-9 Cấp 10-12 Trên Cấp 12 Tổng sô


mạnh 17-24m/s 25-36m/s 31-44m/s
Số cơn 29 26 17 72
Nếu chỉ quan tâm đến cấp gió mạnh, từ cấp 10 trở lên thì trong 25 năm đã có 17+26 =
43 cơn bão mạnh đổ bộ vào nước ta; trung bình = 43/25= 1,72 cơn/năm. Sức gió mạnh nhất
ghi được là tại Phủ Liễn (HảI phòng)= 50m/s (~180km/h) trong cơn bão Wendy 9/9/1969; tại Kỳ
Anh (Hà Tĩnh) =48m/s trong cơn bão Clora 08/10/1964.

6.2. Thiệt hại


Bão có sức phá hoại ghê gớm vì sức gió rất mạnh lại đổi chiều nhanh chóng. Bão kèm
theo mưa dữ dội, gây ngập lụt, có khi trôI cả thành phố, làng mạc, làm tràn ngập ruộng đồng,
đường xá…Gió mạnh gây nên sóng to trên biển, trên sông, gây đắm tàu thuyền. ở các vùng
bão nước ta lượng mưa ~ 200-500mm, có nơI đến trên 600mm.
- Cơn bão sông Hằng (Ân Độ ) ngày 1/1/1876 làm ngập lụt cả một vùng rộng 7800km 2,
làm chết 21500 người.
- Bão Nannây tháng 9/1960 ở Thái Bình Dương là trận bão lớn nhất thế giới, vận tốc
gió tới 83m/s. Chỉ tính riêng ở Nhật Bản, cơn bão này đã làm đổ 45 vạn ngôi nhà, sập vỡ 400
cầu, đập.
- Bão Các-la 9/1960 là cơn bão mạnh nhất ở Mỹ, vận tốc gió đến 62m/s, xoá trên bản
đồ thành phố Ganveston của nước Mỹ.
- Trận bão năm 1944 ở Tây Bắc Thái Bình Dương chỉ trong mấy phút đã đánh hỏng
hơn 20 chiến hạm của Mỹ, bẻ cong mũi của một tuần dương hạm hạng nặng, trọng tải trên
35000Tấn.
- Trận bão tháng 10/1959 ở Nhật đã chôn vùi cả thành phố Nagôya dưới biển, làm
14000 người chết và bị thương.
- Năm 2005, bão Katrina, vận tốc gió 170km/h đã tàn phá một số bang của vùng duyên
hải nước Mỹ;
Nước ta ở vào vị trí của một trong 6 vùng trung tâm bão thế giới. Nhân dân ta đã
chứng kiến và chịu đựng hậu quả của nhiều cơn bão lớn:
- Năm 1902 xảy ra trận bão lớn nhất nước ta từ xưa đến nay- bão năm Thìn, làm đổ
cầu Tràng tiền ở Thuận Hoá và làm đổ, hư hại nhiều công trình, nhà cửa…
- Trận bão tháng 10/1959 ở vịnh Hạ Long, sóng tràn qua đảo Long Châu cao đến 30m,
bọt nước tung lên tận cửa kính đèn biển cao 50m.
- Cơn bão Nancy đổ bộ vào Hà Tĩnh ngày 17/10/1982 vận tốc gió trên 37m/s tàn phá
nặng nề cả một vùng công nghiệp và dân cư rộng lớn của thành phố Vinh, làm chết hàng trăm
người, sụp đổ 37000 ngôi nhà ở, 150000m2 kho tàng ; trên 100 phòng học, 12 bệnh viện bị san
phẳng; toàn bộ hệ thống đê điều, kênh mương bị hư hỏng nặng, hàng ngàn héc-ta lúa và hoa
màu bị hư hại.
- Cơn bão Cécil ngày 15/10/1985 xảy ra ở Bình Trị Thiên làm gần 1000 người chết,
vùng dân cư rộng lớn dài 200km dọc ven biển bị tàn phá nghiêm trọng, 70.000 nhà dân bị phá
hỏng, 70.000m2 kho tàng nhà xưởng bị phá hoại. Bão kéo theo sóng biển lớn cuốn trôi nhiều
đoạn đê biển, thuyền bè, chài lưới của ngư dân; hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh không
nhà.
- Cơn bão số 6 (1989) đổ bộ vào Thanh Hoá ngày 24/7/89 gây thiệt hại làm hơn 800
người chết và mất tích, 2250 thuyền đắm và hư hỏng, 117000 nóc nhà bị đổ sập và hư hỏng,
6540 phòng học sập đổ, 23 bệnh viện, 78 trạm ytế bị đổ, 360 cột điện cao thế bị gãy,
1.600.000m3 đê , 30.000m3 kè đá bị vỡ và sạt lở, 56.000hec-ta lúa bị ngập úng… Thiệt hại ước
tính 140tỷ đồng. Tính chung năm 1989, toàn quốc bị thiệt hại do bão lụt gần 1000 tỷ đồng.

......
*** Thiệt hại do lốc:
- Đêm 16/4/1984 lốc xuất hiện ở Hải Phòng, tàn phá một vùng rộng lớn của các huyện
An Hải, Thuỷ Nguyên và một phần quận Hồng Bàng. Lốc làm đổ 130 ngôI nhà ngói, tốc mái
3.072m2 nhà ở, cơ quan, trường học, làm lật đổ cần trục chân dê của cảng Hải Phòng…
- Ngày 20/4/1979 một cơn bão xoáy xuất hiện tại huyện Kiến An, Hải Phòng, làm đổ
nhà gạch mới xây của trường PTTH Trần Hưng Đạo (tường 220, vì kèo và xà gồ thép, lợp
ngói). Một cây đa cổ thụ bị nhổ bật gốc và mang đi xa gần 100m.
……

6.3. Nguyên nhân của các thiệt hại


Nguyên nhân thuộc về 3 phương diện:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

- Do gió quá mạnh


- Do con người không biết cách phòng chống do thiếu kiến thức hoặc vì nghèo nàn
không đủ điều kiện.
- Do quản lý, tổ chức cúa các cấp trong công tác phòng chống còn yếu kém.
Để làm sáng tỏ, cần xem xét lại các nguyên nhân cụ thể sau:
a/ Về thiết kế: Qua khảo sát phân tích của các chuyên gia có thể thấy rằng khâu thiết
kế còn nhiều thiếu sót: Người thiết kế chỉ mới quan tâm chung chung đến tải trọng ngang do
gió mà chưa quan tâm đến lực đẩy và hút đồng thời lên mái, lên tường khi có bão; hiệu ứng khí
động của hệ cột đường dây tải điện chưa được quan tâm đúng mực.
Người thiết kế quen với nhà có nhịp thông thường mà không biết rõ sự làm việc, ứng
xử của nhà nhịp lớn, để có những thay đổi tương ứng. Đa số kỹ sư không hiểu rõ bản chất tác
động của gió bão lên công trình và cơ chế phá hoại để đề phòng ngay từ khi thiết kế.
- Tốc mái hay đổ tường vì không biết tăng tính liên kết toàn khối. Mái rộng nhưng
không đủ cứng nên dễ bị dao động hoặc xiên xẹo do gió. Cột điện cao nhưng móng lại nông,
không thể đứng vững được khi gió giật suốt hàng chục giờ liền.
- Tường bao che quá mảnh, không chịu được tải trọng ngang của gió, làm uốn ra ngoài
mặt phẳng tường; thiếu hệ sườn tường hoặc hệ sườn tường không được buộc chặt vào hệ
khung nhà, sẽ gây đổ cục bộ rồi kéo theo sự hư hỏng các bộ phận khác.
- Nhà kiên cố vẫn có thể bị phá hoại trong bão vì khả năng chịu lực không đều giữa
các bộ phận. Tường yếu và không được liên kết chặt với khung thì đầu tiên là đổ tường, sau đó
là sập sàn, gãy dầm, tốc mái (sự cố của Khách sạn Lê Lợi, Sầm sơn trong cơn bão số 6, tháng
6/1989).
b/ Quy hoạch: Do thiếu đất, hoặc không hiểu biết nên một số trường học, công sở đã
xây dựng trên sườn dốc, chỗ có địa hình trống trãi, giữa hai sườn núi ap lực gió tăng, lại không
có giải pháp chống bão thích hợp nên nhà sụp đổ.
Việc quy hoạch không hợp lý, các cụm công trình trở thành bức tường chắn gió; hoặc
tạo thành các luồng gió hút phương hại cho chính nó và cho các công trình khác trong cụm.
c/ Kiến trúc: Đã không kết hợp với kết cấu, và vì kém hiểu biết nên có những chi tiết
mà khả năng chống gió rất bé, lại bị tích tụ gió hút (tường chắn mái, ban công kín là những ví
dụ điển hình).
d/ Vật liệu: Đã chọn vật liệu dễ thấm nước để xây tường, vữa trát lại xấu và mỏng; khi
mưa kéo dài, tường ngậm nước, vừa giảm khă năng chịu lực, lại tăng trọng lượng bản thân đè
lên các kết cấu bên dưới , kéo theo sự phá hoại trước.
e/ Sử dụng các công trình nhập ngoại không đúng chức năng và sơ đồ làm việc, lại
được xây dựng ở vùng gió lớn. Khung kho Tiệp là một ví dụ, nguyên đó là loại khung hở không
có tường; khi bị bịt kín không hoàn toàn; cột khung không đủ để chịu uốn do gió ngang lên
tường ở cả trong và ngoài nhà, thanh căng của vì kèo không chịu được nén khi gió bốc vì vậy
khi có gió bão sẽ nhanh chóng làm phá hoại cả hệ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9-
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

CHƯƠNG II. TÁC DỤNG CỦA GIÓ LÊN CÔNG TRÌNH

1. ĐẶC ĐIỂM TÁC DỤNG CỦA GIÓ LÊN CÔNG TRÌNH


Gió là sự vận động của luồng khí trong không gian (kể cả gió do bão, gió do lốc); tác
dụng của gió lên công trình là do sự va đập của luồng khí khi gặp vật cản trên đường đi của nó.
Theo thời gian, vận tốc gió luôn luôn thay đổi gây nên sự mạch động của gió.
Khi gió thổi vượt qua một công trình thì tất cả các vùng của công trình đó đều chiụ một
áp lực nhất định. Phía đón gió xuất hiện áp lực trội đập trực tiếp vào mặt đón; ở phía sau công
trình, phía khuất gió và ở bên hông (mặt cạnh) công trình xuất hiện áp lực âm do gió hút.
Trạng thái biến đổi của dòng thổi qua công trình phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ các kích
thước của các mặt để tạo thành hình khối, vào thể loại và trạng tháI bề mặt công trình. Trạng
thái dòng thổi còn phụ thuộc vị trí tương đối của công trình so với các công trình lân cận và
cảnh quan khu vực (bờ cao, sườn dốc, núi đồi, thung lũng...). Trạng thái này ảnh hưởng đến
góc tới của dòng thổi, làm thay đổi cả định tính, định lượng của áp lực gió lên công trình.
Dưới tác dụng của tải trọng gió, các công trình cao, mềm, độ thanh mảnh lớn sẽ có
dao động. Tuỳ theo phân bố độ cứng của công trình mà dao động này có thể theo phương bất
kỳ trong không gian; thông thường chúng được phân tích thành hai phương chính: phương dọc
và phương ngang luồng gió, trong đó dao động theo phương dọc luồng gió là chủ yếu. Với các
công trình thấp, dao động này là không đáng kể; nhưng với các công trình cao khi dao động sẽ
phát sinh lực quán tính làm tăng thêm tác dụng của tải trọng gió.
* Đánh giá tác dụng của tảI trọng gió lên công trình bao gồm 4 loại áp lực chính sau:
- Áp lực động của dòng khí tự do - chính là năng lượng của dòng khí trong cơn gió
đến;
- Phân bố của áp lực gió lên bề mặt công trình: đập, hút, tách;
- Lực nâng khí động học, bằng lực tác động lên một công trình, có hướng vuông góc
với hướng gió tới (hiệu ứng cánh máy bay);
- Lực hút khí động lực, bằng lực hút do áp lực âm xuất hiện ở mặt khuất gió.
Tác dụng của gió lên công trình bị chi phối chủ yếu bởi vận tốc và hướng thổi của nó;
Vì vậy mọi tham số làm biến đổi hai yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến trị số và hướng của tác
dụng. Các thông số này có thể chia làm 3 nhóm chính sau đây:
+ Nhóm các thông số đặc trưng cho tính ngẫu nhiên của tải trọng: vận tốc, độ cao, xung
áp lực động.
+ Nhóm các thông số đặc trưng cho địa hình: Độ nhám môi trường mà gió đi qua, loại
địa hình, mức độ che chắn.
+ Nhóm thông số đặc trưng của bản thân công trình: hình khối công trình và hình dạng
bề mặt đón gió; các yếu tố ảnh hưởng của dao động riêng (chu kỳ, tần số, giá trị khối lượng và
cách phân bố khối lượng, dạng và độ tắt dần của dao động).

2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÁC DỤNG TẢI TRỌNG GIÓ LÊN CÔNG TRÌNH
Theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN 2737:1995, tác dụng theo phương luồng gió của tải
trọng gió lên công trình bao gồm hai thành phần: thành phần tĩnh gây nên bởi áp lực gió lên
công trình có bề mặt cản gió và thành phần động tạo thành bởi xung mạch động của tải trọng
gió và lực quán tính sinh ra khi công trình có khối lượng và bị dao động do gió thổi.
2.1. Thành phần tĩnh
Thành phần tĩnh thực chất là tác động của gió lên công trình cứng (coi như không dao
động). Thành phần tĩnh phải được xác định ở mọi phần công trình có diện chắn gió.
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao z xác định theo công thức :
w = w0 K Cx ; daN/m2 (2.1)
Trong đó: w0 - giá trị áp lực gió tiêu chuẩn lấy theo bản đồ phân vùng áp lực gió
(tương ứng với địa điểm xây dựng công trình). Theo sự phân vùng này thì lãnh thổ Việt nam
chia thành 5 vùng áp lực gió I, II, III, IV, V; trong mỗi vùng, tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của bão
mà lại chia nhỏ thành 2 phân vùng: có ảnh hưởng mạnh của gió bão (IB, IIB, IIIB, IVB, VB) và ít
ảnh hưởng của gió bão (IA, IIA, IIIA). Giá trị w0 [daN/m2] tương ứng với mỗi phân vùng này
cho trong bảng II.1. sau :
Bảng II.1. áp lực gió tiêu chuẩn (daN/m2)
theo bản đồ phân vùng gió của TCVN 2737-1995

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 10 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng Vùng


IB IA IIB IIA IIIB IIIA IVB VB
65 55 95 83 125 110 155 185
Với các công trình xây dựng trong các vùng có địa hình phức tạp (rừng sâu, núi cao...)
mà địa điểm xây dựng nó không có tên trong bảng phân vùng áp lực gió thì bằng cách đo vận
tốc gió, có thể sử dụng công thức sau đây để xác định áp lực gió tiêu chuẩn:
w0 = 0,0613 v02 ; daN/m2 (2.2)
v0 - vận tốc gió m/s ở độ cao 10m so với mốc chuẩn, lấy trung bình trong khoảng thời
gian 3 giây, bị vượt trung bình 1 lần trong 20 năm.
K - là hệ số địa hình, kể đến sự thay đổi của vận tốc gió theo chiều cao và ảnh hưởng
của các địa hình, vật cản xung quanh (theo các định dạng A, B, C) xác định theo bảng II.2. sau
đây (bảng 5 của TCVN 2737-95); phụ thuộc vào địa điểm xây dựng công trình và chiều cao tính
từ mốc chuẩn đến điểm cần tính gió (thường là đến mức sàn, trọng tâm, giữa đoạn tháp hoặc
giữa phần tử ij mà tại đó cần tính áp lực gió). Mốc chuẩn là mốc qui ước để xác định hệ số độ
cao K, xét đến độ dốc của mặt đất chân công trình, xác định theo phụ lục G của TCVN 2737-
95.
Bảng II.2. Hệ số địa hình K (hệ số độ cao) theo TCVN 2737-1995

Độ cao z (m) Dạng địa hình


A B C
3 1,00 0,80 0,47
5 1,07 0,88 0,54
10 1,18 1,00 0,66
15 1,245 1,08 0,74
20 1,29 1,13 0,8
30 1,37 1,22 0,89
40 1,43 1,28 0,97
50 1,45 1,34 1,03
60 1,51 1,38 1,08
80 1,57 1,45 1,18
100 1,62 1,51 1,25
150 1,72 1,62 1,4
200 1,79 1,71 1,52
250 1,84 1,78 1,62
300 1,84 1,84 1,7
350 1,84 1,84 1,78
>=400 1,84 1,84 1,84

Cx - Hệ số khí động, lấy theo chỉ dẫn của bảng 6 TCVN 2737:1995, phụ thuộc vào đặc
điểm của công trình (hình khối, hình dạng bề mặt đón gió). Lưu ý rằng: với mỗi cấu kiện, mỗi
công trình thì hệ số khí động Cx không chỉ có ở mặt đón gió mà ở mọi bề mặt của nó.
- Với công trình kín (hoặc phần thứ k) của công trình có diện tích đón gió A k tương ứng
với hệ số khí động Cx , hệ số địa hình K thì giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió
lên mỗi mặt trước (mặt sau hoặc mặt bên) của phần thứ k xác định theo công thức:
W Tk = KCx woAk (2.3)
- Lực gió tiêu chuẩn tác động lên một thanh thép ở độ cao zk là:
W Tk = KCx wo Ak (2.4)
trong đó Ak - diện tích hình chiếu của thanh lên mặt phẳng vuông góc với hướng gió.
Cx - hệ số khí động của thanh (gồm cả mặt đón gió và mặt khuất gió), còn gọi là hệ
số cản chính diện:
Cx= 1,4 với thép hình mặt đón gió của thanh vuông góc với hướng gió;
Cx= 1,2 với dây cáp và dây dẫn điện;
Cx= k0 C x  với thép tròn, thép ống khi trục thanh vuông góc với phương gió.
ở đây hệ số C x  xác định theo chỉ dẫn ở bảng 6 của TCVN 2737 :1995: hệ số k0 xác định theo
hệ số k ở bảng 6.1 thuộc sơ đồ 34 của bảng 6; C x  xác định theo biểu đồ ở hình 2.1. phụ
thuộc vào hệ số Raynolds Re và độ nhám bề mặt đón gió của thanh ống /d (với kết cấu gỗ 
=0,005m; kết cấu thép  =0,001m; kết cấu BT và BTCT  =0,005m; với dây dẫn và dây cáp
đường kính d thì  =0,01d)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 11 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

vd
Re = =0,88d w o K 105

trong đó :
w0 -áp lực gió tiêu chuẩn; N/m2
v -vận tốc tính toán của gió; m/s
d -đường kính của thanh tròn, ống;
m
 -độ nhớt động của không khí, ở
nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn  =
0,145.10-4 m2/s
 - hệ số độ tin cậy (hệ số vượt tải) Hình 2.1. Biểu đồ để xác định hệ số C x 
của tải trọng gió,  =1,2.

- Với các kết cấu hệ thanh không gian (đoạn tháp dạng dàn) từ ba mặt trở lên (thông
thường các mặt này là các dàn phẳng giống nhau) thì hệ số khí động C x bao gồm các thành
phần:
* của thanh dàn mặt trước ( mặt dàn trực tiếp đón gió ): Cx
* của thanh dàn mặt sau ( dàn phía sau ): Cx
Do dàn phía sau thường bị che chắn một phần bởi dàn phía trước nên hệ số  nhỏ
hơn 1. Khi dàn làm bằng thép ống có Re  4.105 thì trị số =0,95;
Khi dàn làm bằng thép góc (và thép ống mà Re< 4.105) thì  phụ thuộc vào:
* độ choán  (mức độ che chắn của dàn phía trước):
 = Achoan / Abao =  Aj / Abao ; (2.5)
với: Abao - diện tích hình bao của dàn đón gió.
Aj - diện tích đón gió của phần tử ( thanh ) thứ j nằm trên mặt đón gió.
* tỷ số b/a
với: b - khoảng cách giữa 2 dàn,
a - bề rộng (kích thước bé hơn trong số 2 kích thước của dàn đón hoặc hút gió)
Như vậy thành phần tĩnh của tải trọng gió tác dụng lên một đoạn dàn không gian thứ k
nào đó (có diện tích hình bao của mặt đón gió là Ak), xác định theo công thức:
W0k = wAk = woK (C x+Cx) Ak K1 = wo KCx (1+ )K1 Ak
= wo K Ct Ak (2.6)
Với Ct là hệ số cản chính diện của dàn không gian ,
Ct = Cx (1+) K1 (2.7)
K1 là hệ số kể đến sự thay đổi của hệ số khí động khi gió thổi lên dàn không gian theo
các hướng khác nhau;
K1= 1 khi gió thổi vuông góc với 1 mặt dàn không gian 4 mặt;
K1=0,9 khi gió thổi vuông góc với 1 mặt dàn không gian 3 mặt.
Khi gió thổi theo phương đường chéo của dàn không gian 4 mặt thì:
K1 = 1,1 với dàn làm bằng các thanh thép đơn;
K1=1,2 với dàn làm bằng các thanh thép tiết diện ghép;
K1 =1,3 với dàn làm bằng các thanh gỗ;
Khi coi các thanh nằm trong mặt dàn song song với hướng gió bị che khuất hoàn toàn
thì thành phần tĩnh tiêu chuẩn của tải trọng gió lên phần thứ k của một đoạn dàn không gian
(bao gồm r1 thanh mặt trước và r2 thanh mặt sau) được xác định theo:
r1 r2
W0 k   wo C xj K j A j K1   woC xj K j A j K1 (2.8)
j 1 j 1
trong đó: Aj = Lj bj là diện tích đón gió của thanh thứ j nằm trên dàn mặt trước (hoặc dàn mặt
sau).
Lj , bj là chiều dài, chiều rộng của thanh j.
Các giá trị vừa xác định trên đây là tải trọng gió tiêu chuẩn; khi xác định tải trọng tính toán,
cần nhân với hệ số độ tin cậy của tải trọng gió  = 1,2.

2.2. Thành phần động của tải trọng gió


2.2.1. Thực chất của thành phần động là phần tăng thêm tác dụng của tải trọng gió lên
công trình có dao động, nhằm xét đến ảnh hưởng của sự mạch động của gío và lực quán tính
sinh ra khi công trình dao động bởi gió. Các công trình cao dạng tháp trụ, nhà cao tầng có

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 12 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

chiều cao H  40m, nhà công nghiệp 1 tầng có chiều cao trên 36m và tỷ số H/L  1,5 thì phải
tính với cả 2 thành phần: tĩnh và động.
Tháp, trụ và nhà cao tầng là những công trình có độ thanh mảnh lớn; khối lượng của
nó được phân bố dọc chiều cao theo một quy luật nào đó. Dưới tác động của tải trọng gió công
trình có dao động; công trình càng thanh mảnh thì dao động càng lớn. Lực mạch động và lực
quán tính sinh ra khi dao động làm tăng thêm tác dụng của lực chủ động. Như vậy, các tham số
của dao động riêng là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị thành phần động của tải trọng gió
lên công trình. Bao gồm các tham số chính sau:
- Giá trị và cách phân bố khối lượng theo chiều cao công trình ảnh hưởng đến số dạng
cần tính và giá trị chuyển vị ngang yi j và xij .
- Độ cứng bản thân của công trình (của các bộ phận được kể đến là kết cấu chịu lực)
và việc chấp nhận sơ đồ tính trong bài toán dao động riêng ảnh hưởng đến trị số tần số f i và
chuyển vị yi j .
- Hình khối công trình trong không gian: đặc trưng bởi hệ số mạch động  và hệ số
tương quan không gian  .
- Đặc tính của vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến tính tắt dần của dao động thông qua
hệ số độ giảm loga  .
Giá trị tiêu chuẩn thành phần động wp của tải trọng gió ở độ cao z phụ thuộc vào dạng
dao động của công trình. Tuỳ theo cách phân bố khối lượng theo chiều cao mà mỗi công trình
có dạng dao động riêng khác nhau. Có thể phân tích dao động riêng của mỗi công trình thành i
dạng dao động cơ bản, mà chu kỳ dao động Ti hoặc tần số của mỗi dao động cơ bản fi có thể
xác định được bằng phương pháp giải tích hoặc bằng các chương trình tính toán thông dụng:
SAP90, SAP2000, STAAD3, ETABS...
Để xác định thành phần động của tải trọng gió cần phải chấp nhận sơ đồ tính và 1
cách phân bố khối lượng nào đó và giải các bài toán dao động riêng để xác định các tần số f i và
chuyển vị yik và xik theo dao động chính của các điểm quy ước đặt khối lượng tương ứng với
mỗi dạng dao động. Giá trị tần số fi dùng để so sánh với fL(tần số được quy định trong Tiêu
chuẩn thiết kế) nhằm xác định số dạng dao động cần tính; còn yik và xik dùng để xác định giá trị
cụ thể của thành phần động. Giá trị thành phần động được tiến hành riêng rẽ theo từng dạng
dao động riêng ứng với mỗi giá trị fi < fL.
Khi quan niệm công trình khảo sát là hệ hữu hạn n bậc tự do thì cũng có nghĩa là khối
lượng cũng đã được quy ước tập trung tại n phần chia ra này. Trong các bài toán thực tế “phần
chia” thường là 1 tầng nhà, 1 tầng khung, 1 đoạn tháp, 1 thanh ij nào đó, thì khối lượng cũng
quy ước đặt tại mức sàn tầng, mức xà ngang khung, tại trọng tâm đoạn tháp hoặc phân về nút
i, j của 2 đầu thanh ij. Tại điểm k có khối lượng tập trung M k ở dao động dạng i với tần số fi và
biên độ tương ứng yik và xik (chính là chuyển vị theo các phương chính của mức đặt khối lượng
Mk ).
Vì vậy, nói chung thành phần động sẽ là các lực tập trung có hướng trùng với hướng
chuyển vị và đặt tại điểm đã được quy ước là điểm đặt của khối lượng tập trung (mức sàn,
mức xà ngang, tâm đoạn tháp, nút đầu thanh). Ở mỗi dạng dao động i, tại nơi đặt khối lượng
tập trung Mk, có chuyển vị yik , xik thì tương ứng sẽ có thành phần động là 1 lực tập trung
(i )
W (ipkx) đặt theo phưong trục x và 1 lực tập trung W pky đặt theo phương y.

2.2.2. Công thức xác định giá trị của thành phần động
Việc xác định cụ thể giá trị thành phần động của tải trọng gió lên công trình tiến hành
theo các công thức khác nhau dựa trên cơ sở so sánh tần số của các dạng dao động cơ bản
đầu tiên fi với giá trị tần số quy định fL. (Thực chất, fL là tần số giới hạn cho phép không cần kể
đến lực quán tính phát sinh khi công trình dao động); Giá trị tần số giới hạn f L theo TCVN 2737-
95, giới thiệu ở bảng II.3 sau đây, phụ thuộc vùng áp lực gió và độ giảm loga  của công trình.
Bảng II.3. Tần số quy định fL cho các công trình, tương ứng với vùng áp lực gió

*  =0,3 với công trình bê tông cốt Vùng áp lực Tần số dao động riêng fL, ; s-1
thép, gạch đá hoặc khung thép có gió  = 0,3  =0,15
kết cấu bao che; I 1,1 3,4
*  =0,15 với công trình dạng tháp II 1,3 4,1
bằng thép có bệ móng BTCT (tháp, III 1,6 5,0
trụ, cột điện ống khói bằng thép). IV 1,7 5,6
V 1,9 5,9

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 13 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Cụ thể là:
- Với công trình có độ cứng khá lớn, tần số dao động riêng đầu tiên f 1 > fL , thì thành
phần động chỉ là sự tăng thêm của thành phần tĩnh do kể đến sự mạch động của tải trọng gió
thông qua hệ số mạch động  . Trên mỗi phần chia thứ k của công trình, thành phần động
cùng phương, chiều với thành phần tĩnh và được xác định theo công thức :

Wpk  WTk  k = (K C wo Ak)  k (2.9)


Trong đó: W Tk - giá trị thành phần tĩnh của tải trọng gió lên phần thứ k, đã xác định trên
đây (biểu thức trong ngoặc ở vế phải).
 - hệ số mạch động, xác định theo chiều cao điểm tính gió và tương ứng với dạng địa
hình (địa điểm xây dựng công trình), lấy theo bảng II.6. sau:

Bảng II.4. Hệ số mạch động của tải trọng gió lên công trình

Độ cao (m) Hệ số mạch động  tuơng ứng với địa hình dạng
A B C
<=5 0,318 0,517 0,754
10 0,303 0,486 0,684
20 0,289 0,457 0,621
40 0,275 0,429 0,563
60 0,267 0,414 0,532
80 0,262 0,403 0,511
100 0,258 0,395 0,496
150 0,251 0,381 0,468
200 0,246 0,371 0,450
250 0,242 0,364 0,436
300 0,239 0,358 0,425
350 0,236 0,353 0,416
>=480 0,231 0,343 0,398

k - hệ số tương quan không gian, ảnh hưởng của hình dạng và hình khối công trình
tại nơi cần xác định thành phần động của tác dụng của tải gió, phụ thuộc vào mặt phẳng cần
tính toán tải trọng so với hướng gió thổi, thông qua các thông số trung gian  và  , tra theo
các bảng II.5 và II.6 sau đây:

Bảng II.5. Hệ số tương quan không gian  của tải trọng gió

Tham số  Hệ số tương quan không gian  khi  = ; m


m 5 10 20 40 80 160 350
0;1 0,95 0,92 0,88 0.83 0,76 0,67 0,56
5 0,89 0,87 0,84 0,80 0,73 0,65 0,54
10 0,85 0,84 0,81 0,77 0,71 0,64 0,53
20 0,80 0,78 0,76 0,73 0,68 0,61 0,51
40 0,72 0.72 0,70 0,67 0,63 0,57 0,48
80 0,63 0,63 0,61 0,59 0,56 0,51 0,44
160 0,53 0,53 0,52 0,50 0,47 0,44 0,38

Khi chọn hướng gió trùng với trục oy, và


bề mặt tính toán có dạng hình chữ nhật
được định hướng song song với mặt
phẳng toạ độ cơ bản, hệ số  và  xác
định theo bảng II.6.
Bảng II.6.
Cách xác định hệ số toạ độ  ; 
Khi bề mặt tính toán  
song
song với mặt phẳng toạ
độ

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 14 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

zOx b h
zOy 0,4a h
xOy b a

Khi bề rộng mặt đón gió không đổi, có thể xác định thành phần động theo luật phân bố
trên chiều cao:
wpk = wTk  k , daN/mcao (2.10)
- Với công trình có hữu hạn n bậc tự do, khối lượng phân bố bất kỳ, tần số dao động riêng
f1 < f2 < ... < fs < fL < fs+1 ( kể cả khi f1 < fL < f2 ) thì phải xét đến s dạng dao động đầu tiên. Việc
xác định thành phần động tiến hành riêng biệt cho từng dạng. Ở mỗi dạng dao động i  s,
thành phần động ứng với mỗi phần chia thứ k của công trình, theo phương, chiều của chuyển
vị yik và được xác định theo công thức:
(i)
Wpk  M k  i i y ik (2.11)

Với: i - hệ số ứng với dạng dao động thứ i của công trình, xác định theo công thức:
r
 Wpj y ij
j 1
i  r (2.12)
 M j ( y ij ) 2
j 1
 i - hệ số động lực, tương ứng với dạng dao động thứ i của công trình,  i là hàm số, giá trị
của nó được tra biểu đồ, phụ thuộc vào vật liệu xây dựng công trình (độ giảm loga  của dao
động) và hệ số  i :

. w o
i  (2.13)
940 .f i
trong đó: fi - tần số dao động riêng ở dạng thứ i của công trình.
w0- áp lực gió tiêu chuẩn của khu vực xây dựng, tính bằng N/m2

Hình 2.2. Đồ thị để xác định hệ số động lực i


Đường cong 1 (  =0,3) tương ứng với công trình BTCT, gạch đá, khung thép ngưng có bao che.
Đường cong 2 (  =0,15) tương ứng với công trình tháp, trụ thép, ống khói, các thiết bị dạng cột có bệ
móng bằng BTCT

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 15 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

W pj - giá trị thành phần động, ý nghĩa và cách xác định như công thức (2.9), tương ứng với
phần thứ j ( thay ký hiệu k thành j ):
Wpj  WTj j  ( KCw o A j ) j (2.14)

- Các trường hợp đặc biệt:


+ Với công trình có 1 bậc tự do, toàn bộ khối lượng công trình coi như tập trung tại
đỉnh (ví dụ tháp nước, khung nhà công nghiệp 1 tầng) mà tần số f1 < fL; Chỉ xét đến 1 dạng dao
động i=1. Thành phần động là sự tăng thêm cho thành phần tĩnh thông qua hệ số mạch động
 và hệ số động lực  1 :
wo
 1  F1 ( ;  1  ) (2.15)
940 f 1
Trên mỗi phần chia thứ k, thành phần động có phương, chiều, điểm đặt giống như
thành phần tĩnh và được xác định theo công thức:
Wpk = WTk  1  k , daN. (2.16)
Nếu bề rộng mặt đón gió không đổi trên suốt chiều cao công trình thì:  k  ...   j   ; có
thể xác định thành phần động dưới dạng phân bố theo chiều cao, phù hợp với thành phần tĩnh:
wpk = wTk  1  , daN/m cao (2.17)
+ Với nhà nhiều tầng có độ cứng, khối lượng và bề rộng mặt đón gió (hút gió) không
đổi theo chiều cao, có thể xác định thành phần động lên phần thứ k, khi công trình dao động ở
dạng i theo công thức:
zk
(i)
Wpk  1, 4  i Wph (2.18)
h
Với W ph là thành phần động tập trung lên phần đỉnh nhà (tương ứng với hệ số địa hình K h và
diện tích Ah):
Wph = WTh  = (KhCwoAh)  (2.19)
Do bề rộng mặt đón gió không đổi, có thể xác định thành phần động ở cao độ z khi công trình
dao động ở dạng thứ i, theo cách phân bố trên chiều cao phù hợp với luật của thành phần tĩnh:
z
w (pzi )  1,4  i w ph , daN/m cao (2.20)
h
với: wph = wTh  = (KhCwo)  (2.21)
- Các chú ý cần thiết:
Phần lớn các công trình nhà và tháp trong thực tế, khi xác định thành phần động của
tải trọng gió đều sử dụng công thức (2.11) trên đây, cần lưu ý rằng:
+ Hệ số động lực  i phụ thuộc tần số dao động riêng thứ i ( fi ), chứ không phải chỉ
phụ thuộc tần số dao động riêng thứ nhất ( f1 ).
+ Ở dạng dao động thứ i, giá trị thành phần động lên phần chia thứ k của công trình
phụ thuộc vào độ lớn của khối lượng Mk và biên độ dao động riêng dạng thứ i tại mức đặt khối
lượng của nó (yik hoặc xik). Trong các công thức thì Mk là đại lượng vô hướng, nhưng yik (hoặc
xik) là đại lượng có phương trùng với hướng trục chính, lấy dấu dương (+) khi chuyển vị cùng
chiều với hướng trục chính (hướng gió) và dấu âm (-) trong trường hợp ngược lại. Vì vậy, ở
dạng dao động i = 1 các thành phần động W pk cùng chiều với thành phần tĩnh W Tk ; nhưng ở
các dạng dao động cao hơn (i = 2,3,4,...) ở mức đặt khối lượng sẽ có 2 lực động trùng với
phương trục chính; trong1 số “phần chia” sẽ có thành phần động W pk ngược chiều với thành
phần tĩnh W Tk .
+ Sự mạch động của tải trọng gió, ảnh hưởng tương quan không gian của các phần đối
với thành phần động của tải trọng gió lên phần thứ k đã được kể đến thông qua hệ số i (biểu
thức tử số có chứa các hệ số  và  j ). Với các dạng dao động bậc cao, hệ số tương quan
không gian  ảnh hưởng không lớn lắm; vì vậy khi tính với i => 2 có thể lấy  =1.
+ Trên mỗi công trình cụ thể, ở dạng dao động i đang xét, chỉ có 1 giá trị của hệ số i .
Khi tính hệ số này cần lưu ý rằng:
* Lấy dấu bản thân của yij (hoặc xij) trong các số hạng ở tử số.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 16 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

* Biểu thức ở tử số chỉ tồn tại các số hạng mà đồng thời cả W Tj và yij (hoặc xij) đều
khác 0, tương ứng với việc phải có diện đón gió (hoặc hút gió) và phải có chuyển vị. Các phần
tử nằm bên trong công trình (như vách ngăn nội bộ, lõi trung tâm, cột giữa, dầm sàn, thanh
tháp bị che khuất...), không có diện trực tiếp đón gió (hoặc hút gió), tuy có khối lượng, và cũng
có chuyển vị nhưng không có mặt đón gió thì các số hạng tương ứng với nó bằng 0.
* Khi coi công trình ngàm cứng vào móng, nghĩa là móng không có chuyển vị, thì trừ
các phần tử thuộc móng, các phần còn lại tham gia dao động đều có khối lượng và chuyển vị,
chúng sẽ có mặt ở các số hạng của tổng ở mẫu số của hệ số này.

2.2.3. Việc chấp nhận sơ đồ tính và quy luật phân bố khối lượng trong bài toán dao
động riêng
Trong bài toán dao động riêng, khối lượng phải được hiểu là toàn bộ khối lượng có
tham gia dao động. Các đặc trưng của dao động riêng sẽ bị chi phối bởi giá trị và cách phân bố
các khối lượng thành phần trên công trình khảo sát.
Giá trị khối lượng tham gia dao động bao gồm:
- Khối lượng của các phần tử được coi là kết cấu chịu lực (các thanh tháp, cột, dầm,
vách, lõi cứng, tấm sàn của nhà ...).
- Khối lượng của các chi tiết trang trí kiến trúc, bao che (lan can, hoa văn, đèn trang trí
tháp hoặc tường ngăn, lớp ốp lát, trần treo trong nhà ...).
- Khối lượng của các thiết bị, vật liệu trên sàn, tường ở mỗi giai đoạn sử dụng (ăng ten
treo trên tháp, đồ gỗ, trang thiết bị sử dụng, nước trong bể, sách trên giá, hạt trong kho...).
- Phần dài hạn của hoạt tải sử dụng (lấy tuỳ theo công trình vào khoảng 25 - 50% hoạt
tải toàn phần ).
Tuỳ theo việc chấp nhận sơ đồ tính mà sự phân bố của các thành phần khối lượng này
sẽ khác nhau. Mỗi bài toán dao động sẽ được giải trên cơ sở chấp nhận sự phân bố khối
lượng, phân bố độ cứng theo một quy luật nào đó. Với mỗi công trình cụ thể, việc chấp nhận sơ
đồ tính khác nhau sẽ làm sai khác sự phân bố khối lượng và độ cứng vốn có của công trình, do
vậy kéo theo các kết quả khác nhau của tần số và biên độ dao động riêng. Sơ đồ tính càng đơn
giản thì sai số càng lớn, các khảo sát bằng số cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp việc chấp
nhận sơ đồ tính quá đơn giản sẽ gây nguy hiểm cho công trình.

2.2.4. Việc xác định hệ số tương quan không gian 


Hệ số tương quan không gian  có thể hiểu là hệ số ảnh hưởng của hình khối công
trình đến các tham số động học trên một mặt nào đó của công trình (gọi là bề mặt tính toán
hoặc bề mặt khảo sát). Về hình thức, hệ số tương quan không gian  trong thành phần động
cũng tương tự như hệ số khí động Cx trong thành phần tĩnh. Theo 1 hướng gió nhất định, ở các
mặt trước, sau, ở các mặt bên và mặt mái (đỉnh) của công trình có các hệ số khí động C x khác
nhau; với các công trình thanh mảnh có dao động thì trên các mặt này cũng có các tương quan
động khác nhau, biểu thị bằng hệ số tương quan không gian  . Theo quy định của TCVN
2737-95 hệ số  (xem bảng II.5 và II.6 trên đây) được tra bảng phụ thuộc vào 2 tham số 
và  . Để tránh nhầm lẫn khi tra bảng, nên chọn hướng gió trùng với hướng chuyển vị khi khảo
sát bài toán dao động riêng (hướng chuyển vị y hoặc x).
Với những công trình dạng bậc hoặc có mặt đón gió không phải hình chữ nhật, hệ số
tương quan không gian khi đó sẽ được xác định tương ứng với từng phần -  k ; khi đó, hệ số
 k và  xác định theo hướng dẫn của các bảng II.7. & II.8 sau:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 17 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

Bảng II.7.

Khi bề mặt tính toán song k 


song
với mặt phẳng toạ độ
zOx cho phần 1 b1 h
cho phần 2 b2
zOy cho phần 1 0,4a1 h
cho phần 2 0,4a2
xOy b2 a2

Bảng II.8.

Khi bề mặt tính toán k 


song song
với mặt phẳng toạ độ
zOx cho phần 1 bt1 h
cho phần 2 bt2
zOy cho phần 1 0.4at1 h
cho phần 2 0,4at2
xOy b2 a2
Trong đó:
bt1,bt2,..., at1, at2,...bề rộng tính toán song song
với trục Ox, Oy lấy ở mức cao ngang với
trọng tâm của mỗi đoạn (gần đúng có thể lấy
là chiều rộng trung bình của mỗi đoạn )

2.2.5. Việc khống chế và nhận dạng trong bài toán dao động riêng
Để xác định thành phần động của tải trọng gió lên công trình (đặc biệt là công trình
cao) ta phải giải bài toán dao động để xác định các đặc trưng động học của chúng, đó là:
- một số tần số (hoặc chu kỳ) và các giá trị bằng số tương ứng
- giá trị biên độ dao động yik (hoặc xik) của phần chia thứ k, khi công trình dao động ở
dạng cơ bản thứ i.
Sơ đồ tính của bài toán dao động là coi công trình như công xôn thẳng đứng ngàm vào
móng; chia công trình thành một số phần, khối lượng của mỗi “phần chia” đặt tại trọng tâm
“phần chia” này rồi tiến hành giải bài toán dao động riêng bằng máy tính với chương trình thông
dụng như SAP 90, SAP2000, STAADIII, ETABS... Một số điều cần lưu ý là:
Khi công trình dao động tự do, phải rất tỉnh táo khi chọn dạng dao động và tần số
tương ứng với nó để tính thành phần động theo phương tác dụng. Chỉ số đọc (Mode number)
trong kết quả của bài toán không phải là dạng cơ bản cần xét, và nên hiểu đó chỉ là số thứ tự
dao động (theo phương nào đó) có tần số xếp theo thứ tự tăng dần. Khi công trình đối xứng, dễ
gặp 2 mode có chỉ số khác nhau (i=1, i=2 ...) nhưng lại có tần số, chu kỳ và các tham số khác
giống nhau. Có thể, đó là các đặc trưng của dao động lần lượt theo 2 phương.
- Nên khống chế số dạng dao động cần tính bằng cách chỉ thị cho máy chỉ tính một số
lượng dao động đầu tiên bằng một con số cụ thể (thông thường với nhà cao tầng khoảng 2, 3
dạng; với công trình tháp thép là 3 - 6 dạng ); hoặc là yêu cầu máy, tính tất cả các dao động có
tần số f  fL (trước khi tính phải vào máy giá trị f L này). Nếu không có các lệnh chỉ đạo, máy sẽ
tính theo trình tự dến n dạng dao động (n là số phần chia của công trình), việc làm như vậy sẽ
kéo theo sự tiêu tốn thời gian tính và khối lượng chiếm chỗ ở bộ nhớ của máy sẽ tăng lên khá
nhiều và nhiều khi là không thể giải nổi.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 18 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
GIAO TRÌNH CAO HỌC XÂY DỰNG: GIÓ, BÃO, LỐC VÀ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
______________________________________________________________________

- Cần nhận dạng dao động thông qua hình ảnh dao động (nhìn trong tệp kết quả - File
có đuôi .EIG, khi dùng SAP90). Trên các hình ảnh này, dễ dàng nhận thấy dao động đang xét là
theo phương nào, ở dạng i bằng bao nhiêu? Thông qua hình ảnh này, còn loại bỏ được các
dao động “ngoại lai”; có thể là dao động theo phương đứng của vách ngang, hoặc theo phương
ngang nhưng chỉ là của một vài thanh, vài chi tiết cục bộ nào đó. Rất dễ nhầm, bởi vì các dao
động cục bộ này cũng được đánh số (mode number) như những dao động cơ bản khác. Vì vậy
ngoài việc nhận dạng trên hình ảnh, cần kết hợp xem xét bảng thống kê tỷ lệ các khối lượng
tham gia dao động. Các dao động “ngoại lai” sẽ cho phần trăm dao động theo phương z có tỷ lệ
tham gia lớn hơn rất nhiều so với phương ngang x, y (thường bằng 0 hoặc rất bé).
Thông qua hình ảnh dao động, cũng dễ nhận ra rằng các dao động cơ bản đầu tiên
tuân theo quy luật rất rõ ràng:
+ Khi công trình dao động ở dạng i=1, đường đàn hồi (tập hợp các biên độ dao động)
sẽ không cắt qua trục đứng, mà tất cả đều lệch về1 phía của trục x (hoặc y).
+ Khi công trình dao động ở dạng i=2, đường đàn hồi chỉ cắt qua trục đứng 1 lần (x
hoặc y hoặc cả hai có 1 lần đổi dấu).
+ Tương tự như vậy, khi công trình dao động ở dạng i=s, đường đàn hồi sẽ cắt qua
trục đứng (s-1) lần (x hoặc y hoặc cả hai có (s-1) lần đổi dấu).
Sau khi nhận dạng và loại bỏ các dao động “ngoại lai”, có thể đánh số lại mode dao
động ngang thì việc sử dụng nó và các tham số đặc trưng tương ứng để xác định thành phần
động tải trọng gió mới thực sự dễ dàng. Cũng có nghĩa là, khi tuân theo giá trị tần số giới hạn f L
quy định trong TCVN 2737:1995, mà công trình sẽ được tính như một hệ không gian, ta phải
tính theo mỗi phương s dạng dao động (có thể là theo phương y tính s1 dạng, theo phương x
tính s2 dạng).

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 19 -
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
PGS.TS. NGUYỄN QUANG VIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
2.2.6. Cách tính gần đúng giá trị thành phần động
Trong các bài toán thiết kế sơ bộ ban đầu, để có thể ước tính giá trị thành phần động phục
vụ cho việc giả thiết tiết diện ban đầu, có thể tiến hành theo cách sau:
- Chỉ xét một hoặc một vài dạng dao động đầu tiên, chu kỳ dao động T 1,T2 (Ti =1/fi ), có
thể tính theo công thức gần đúng sau đây:
+ Đối với các toà nhà và công trình thông thường, xác định theo bảng sau:
.
Bảng II.9: Chu kỳ dao động riêng của công trình theo kiến nghị của một số tác giả

Tác giả Giá trị chu kỳ dao động T; s Ghi chú


kiến nghị
T.Taniguchi T1 = (0,07 ... 0,09)n Trên cơ sở thực nghiệm số
T1 = (0,06 ... 0,1)(n+0,5) lớn nhà ở Tokyo và
Yokohama
2n  1 Có giá trị cho tất cả các
T1 = (0,12 ... 0,4)
3 loại nhà
Nhật M.Takeuchi Nhà khung thép
Bản
H
T1 =
60
Tiêu chuẩn kháng H
chấn (1968) T1 = 0,09. Công trình BTCT
L
H Công trình thép
T1 = 0,10.
L
G.W.Housner Nhà khung thép
A.G.Brady
T1 = 0,5 n  0,4
Tiêu chuẩn kháng T1 = 0,3 + 0,05n (n  5 ) Nhà khung chịu lực
Rumani chấn (P.100.78) T1 = 0,1n (n>5)
Chilê R.Husid T1 = 0,04n Nhà BTCT bình thường
W.Pieber T1 = n/69
J.Rono T1 = 0,04 H/( L ) Công trình cao tầng
Trung T1 = (0,08  0,1)n Kết cấu khung
Quốc Triệu Tây An T1 = (0,06  0,08)n Kết cấu khung - Vách
T1 = (0,04  0,05)n Kết cấu vách cứng
Chi chú: H - Chiều cao của nhà , L - Chiều rộng nhà, nhịp, n - số tầng nhà

3g d  g tr
+ Đối với tháp, chu kỳ dao động T1 =1,41 y 1 ; tần số f1= 1/T1
2g d  g tr
+ Đối với trụ dây neo, chu kỳ dao động T1=1,41 t y 1 ; tần số f1= 1/T1
trong đó y1 - độ võng ở đỉnh tháp (hoặc trụ) do hệ lực có giá trị bằng trọng lượng bản thân đặt
tại trọng tâm mỗi phần nhưng theo phương ngang gây nên.
gd , gtr - trọng lượng 1 mét dài ở chân và ở đình của tháp (hoặc trụ).
t - hệ số phụ thuộc số lớp dây neo của trụ dây neo, lấy theo bảng II.10. sau:

Bảng II.10. Hệ số t để tính chu kỳ dao động đầu tiên của trụ dây neo

Số lớp dây neo 1 2 3 4 5 6


Giá trị hệ số t 1,41 1,27 1,23 1,21 1,19 1,18

- Chấp nhận dạng của dao động đầu tiên trùng với đường đàn hồi của công trình do
các lực nằm ngang có giá trị bằng khối lượng các phần chia (thường là của 1 tầng trong phạm
vi 1 bước khung) đặt tại trọng tâm mỗi phần chia (mức sàn các tầng) gây nên. Khi đó bằng các
phương pháp thông thường của Cơ kết cấu có thể xác định được y1j .

PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG


GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

- Từ tần số f1 và các chuyển vi y1j vừa tính được, tra các hệ số mạch động , động lực
, hệ số tương quan không gian ... và áp dụng (2…) hoặc (2…) để xác định các W PK tương
ứng.

2.3. Tổ hợp hệ quả các thành phần tác dụng của tải trọng gió
2.3.1. Trường hợp gió thổi theo hướng trục y.
Sau khi đã xác định được các thành phần tác dụng (tĩnh và động) của tải trọng gió ở
mỗi dạng dao động, cần tiến hành đặt các thành phần tác dụng này vào hệ để tiếp tục giải
bài toán phân tích hệ kết cấu. Thông thường, các thành phần này được quy về thành các lực
tập trung nằm ngang theo các hướng dao động y và x và đặt tại nút phần tử (có thể là nút
khung hoặc góc tấm), ở ngang mức sàn tầng. Cần giải bài toán với tác dụng của riêng thành
phần tĩnh; tiếp theo là, ứng với mỗi dạng dao động, cần giải một bài toán nội lực (hoặc
chuyển vị) để sử dụng kết quả cho tổ hợp nội lực (hoặc chuyển vị) sau này; không được
phép cộng các tác dụng của thành phần tĩnh và các thành phần động để giải nội lực một lần
(trừ trường hợp chỉ xảy ra f 1 < fL < f2).
Nếu ký hiệu Q yk là giá trị nội lực, (lực cắt, lực dọc, mômen uốn, mômen lật) hoặc
chuyển vị (chuyển vị thẳng, góc xoay), gọi tắt là hệ quả tác động tại tiết diện k nào đó, do tải
trọng gió gây ra, khi gió thổi theo hướng trục y, thì Q yk được xác định theo công thức:
s1
Qky  Qoky   (Q
i 1
y
pki
2
) (2.22)

y y
Trong đó: Qok - giá trị đại lượng Qk , tại tiết diện k, do thành phần tĩnh của tải trọng gió thổi
theo hướng trục y gây ra;
y y
Q pki - giá trị của đại lượng Qk , tại tiết diện k, do thành phần động của tải trọng
gió gây ra, khi công trình dao động ở dạng thứ i, tương ứng với hướng gió là trục y (phải tính
với s1 dạng dao động cơ bản đầu tiên).
Biểu thức (2.22) được thành lập trên cơ sở lý thuyết thống kê; vì vậy dấu của số hạng thứ 2
lấy theo dấu của số hạng thứ nhất.
2.3.2. Trường hợp gió thổi theo hướng trục x.
Khi hướng gió thay đổi, (ví dụ xét gió dọc theo trục x), cần tiến hành quá trình tương
tự, từ khi tính toán thành phần tĩnh, đến tổ hợp hệ quả tác dụng nhưng với các giá trị tính
toán tương ứng với hướng xét (hướng trục x). Cuối cùng, trường hợp gió thổi theo phương
trục x, ta có hệ quả tác động:
s2
Qkx  Qokx   (Q
i 1
x
pki
2
) (2.23)

x x
Trong đó: Qok - giá trị đại lượng Qk , tại tiết diện k, do thành phần tĩnh của tải trọng gió thổi
theo hướng trục x gây ra;
x x
Q pki - giá trị của đại lượng Qk , tại tiết diện k, do thành phần động của tải trọng
gió gây ra, khi công trình dao động ở dạng thứ i, tương ứng với hướng gió là trục x (có thể là
phải tính với s2 dạng dao động cơ bản đầu tiên, và s 2  s1 ).
Tương tự, biểu thức (2.23) được thành lập trên cơ sở lý thuyết thống kê; vì vậy dấu của số
hạng thứ 2 lấy theo dấu của số hạng thứ nhất.
2.3.3. Trường hợp gió thổi theo hướng đường chéo của mặt bằng.
Cách tiến hành tương tự như khi gió thổi theo hướng trục y, hoặc x; nhưng véc tơ tải
trọng gió ban đầu (theo phương đường chéo của mặt bằng) được chiếu xuống phương trục
x và trục y:
wx= w cosỏ; (2.24)
wy= w sinỏ (2.25)
trong đó:  là góc tạo thành bởi đường chéo của mặt bằng và trục x.

- 24
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG
GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

Việc xác định các thành phần tác dụng (tĩnh và động) tiến hành riêng rẽ theo từng
phương như trên; nhưng việc giải bài toán nội lực, chuyển vị không gian thực hiện bằng
cách đồng thời tác dụng theo cả 2 phương (x và y), nhưng với cường độ nhỏ hơn, lấy từ bi ểu
thức (2.24) và (2.25) trên đây.
Kết quả tính được theo các công thức (2.22), (2.23) là hệ quả tác dụng của tải trọng
gió lên công trình theo các hướng gió, là số liệu để kết hợp cùng với hệ quả của các tác
dụng khác nữa, nhằm tìm ra tổ hợp nội lực bất lợi cho tiết diện cấu kiện hoặc cho biến dạng
của hệ kết cấu.
2.4. Hiện tượng cộng hưởng
Cộng hưởng là hiện tượng dao động của công trình theo phương vuông góc với phương tác
dụng của lực chủ động (là phương luồng gió). Cộng hưởng có độ lớn đều đặn, không đổi,
duy trì trong thời gian dài nên rất bất lợi cho công trình. Các công trình thanh mảnh dạng mặt
trụ hoặc giàn không gian có các thanh là thép dạng ống, khi gió đi qua công trình, thì ở phía
sau công trình (phía khuất gió), hoặc phía sau của cấu kiện dạng ống, sẽ xuất hiện các xoáy
của dòng không khí. Với vận tốc gió v = 5  25 m/s các xoáy này phân bố theo hình so le ô
chéo (xem hình 2.8), tần số gián đoạn của các gió xoáy này là:
sh v
f  (2.26)
d
trong đó: v - vận tốc gió, m/s
d- đường kính ngoài của mặt trụ (ống), m
sh - số Strukhan, phụ thuộc vào hình dạng kết cấu; là tỷ số của đường kính mặt trụ với
khoảng cách c x giữa các xoáy lân cận mặt trụ, trên một đường song song với hướng gió; s h
được xác định từ thực nghiệm. Trong trường hợp không có số liệu thực nghiệm, gần đúng
có thể lấy s h  0,2 với các phân tố là thép ống, thép tròn; s h  0,15 với tiết diện có các điểm
gãy góc;
Chu kỳ gián đoạn của xoáy là:
1 d
Txoáy =  (2.27)
f vs h

Nếu chu kỳ gián đoạn của xoáy trùng


với chu kỳ dao động riêng của công
trình (T xoáy = T) thì sẽ sinh ra dao
động cộng hưởng của công trình theo
phương vuông góc với phương gió.
Hình 2.8. Đường xoáy Bernair-Carman
Tốc độ gió sinh ra cộng hưởng là:
ở phía khuất gió khi dòng gió song song
d chảy vòng qua mặt trụ
v gh  (2.28)
sh T

Đây là hiện tượng nguy hiểm cho công trình và các phân tố có dạng mặt trụ trực tiếp chịu
gió. Khi gió có v  vgh cần phải tính toán công trình và các phân tố này với lực khí động sinh
ra do hiện tượng cộng hưởng.
Với vgh > 25 m/s, các công trình cao có dạng mặt trụ không xảy ra hiện tượng cộng hưởng; vì
với gió lớn như vậy không thể duy trì được cường độ đều đặn lâu dài.

- 25
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG
GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH


CHỊU TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG GIÓ

Chưa có một quy định riêng về xây dựng công trình chịu tải trọng gió bão ; nhưng
nguyên lý để xây dựng chúng thì đã được hướng dẫn khá chi tiết trong các yêu cầu cấu tạo và
tính toán công trình, một số Tiêu chuẩn, Quy phạm chính là :
- Luật Xây dựng
- Bộ Quy chuẩn Xây dựng, BXD ban hành 1998 (3 tập, đặc biệt là tập 3)
- Các Tiêu chuẩn thiết kế :
*Tiêu chuẩn TK Kết cấu BT- BTCT : TCXDVN 356 : 2005 (TCVN 5574 :1991) ;
*Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN 338 :2005 (TCVN 5575 :1991);
- Các Tiêu chuẩn về thi công, nghiệm thu và Quản lý chất lượng : Tiêu chuẩn gia công,
lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép TCXD 170 :1989
Quy phạm nghiệm thu kết cấu BTCT toàn khối TCVN 4453 :1995
Quy phạm nghiệm thu kết cấu BT và BTCT lắp ghép TCVN 4452 :1987
Quy phạm nghiệm thu kết cấu gạch đá TCVN 4085 :1985
Quy phạm nghiệm thu các công trình XD TCVN 4091 :1985.
...
1. NGUYÊN LÝ CHUNG
- Làm đổi hướng hoặc cản bớt tác dụng của gió: trồng cây, xây tường chắn...
- Chống đổ ngang, đổ dọc, đổ xiên.
- Chống tốc một phần hoặc bay cả mái.
- Chống đổ do xoắn.
- Chống đổ do mất ổn định tổng thể.

2. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỊU GIÓ CHO NHÀ THẤP, MÁI NHẸ
2.1. Áp lực gió vào nhà
Một luồng gió đi qua nhà sẽ gây ra áp lực lên tất cả các mặt tường và mái của ngôi
nhà : Tường ngoài ở phía đón gió có áp lực đẩy, tường sau nhà có áp lực hút kéo ra do luồng
xoáy. Mái nhà, tuỳ theo độ dốc sẽ có áp lực nén xuống hoặc kéo mái lên. Bên trong nhà, áp lực
hình thành tuỳ theo tình trạng của ngôi nhà và hướng gió thổi vào nhà.
Áp lực gió lên tường lên mái, tuỳ thuộc vào các trường hợp gió thổi vào nhà, như sau :
1) Các lỗ cửa phía trước mở, phía sau đóng : Gió lùa qua các lỗ cửa và lỗ thông gió
hình thành áp lực lên tường và mái ; tường sau chịu thêm áp lực đẩy từ trong ra, mái chịu thêm
áp lực từ dưới lên. Đây là trường hợp bất lợi nhất cho các mái nhẹ, mái có thể bị bốc lên.
2) Các lỗ cửa phia sau mở, phía trước đóng : Gió thổi đến nhưng không vào nhà được,
tạo nên áp lực âm, hút lên tường và mái. trường hợp này giảm áp lực hút lên mái ; nhưng gió
luôn đổi chiều, nên có lúc trường hợp 2) sẽ trở thành trường hợp 1).
3) Các lỗ ở cả 2 phía trước và sau đều mở (hoặc nhà trống, chỉ có cột mà không có
tường) : gió đi qua nhà, gây áp lực động lên mái bé hơn trường hợp 1, nhưng việc xếp đồ đạc
hàng hoá trong nhà sẽ làm cho nó trở thành trường hợp 2 hoặc trường hợp 1.
4) Nhà kín, tất cả các lỗ cửa đều đóng chặt ; gió coi như không lọt vào bên trong nhà,
mọi bề mặt ngoài của nhà đều chịu áp lực gió. Tuỳ theo hình dạng ngôi nhà và vùng khảo sát
mà giá trị và chiều của áp lực gió lên mỗi vùng khác nhau : ở góc tường áp lực lớn (c=0,9), ở
giữa tường, áp lực nhỏ hơn (c=0,6), ở viền mái, nóc mái áp lực lớn hơn ở giữa mái…
Các yếu tố để xem xét tác động của gió đến khả năng chịu gió bão của nhà bao gồm :
2.2. Vùng bão
Có thể phân lãnh thổ Việt nam làm ba vùng bão. Hãy xem ngôi nhà của mình thuộc
vùng nào, và phải xây dựng phù hợp với áp lực gió của vùng đó :
- Vùng I : ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, là vùng bão mạnh ; vân tốc gió bão
v= 45 - 50 m/s , áp lực q= 120 - 150 daN/m2 .
- Vùng II : vùng đồng bằng, trung du tiếp giáp với vùng I, là vùng bão vừa ; vân tốc gió
bão v= 40 m/s , áp lực q= 100 daN/m2 .
- Vùng III : vùng núi, trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ, là vùng bão yêú nhưng
hay có lốc ; vân tốc gió v= 30 - 35 m/s , áp lực q= 50 - 80 daN/m2 .
2.3. Địa hình Xây dựng
Chọn địa hình tốt và biết lợi dụng địa hình để tránh gió bão thổi thốc trực tiếp vào nhà
sẽ tránh được bão và những tốn kém để chống bão. Có thể chia làm 4 loại địa hình, xây dựng
ngôi nhà tại địa hình nào sẽ có áp lực gió tác dụng lên nhà theo hệ số ứng với địa hình đó.
- Loại I : Bờ biển, triền đồi, bãi sông, thung lũng trống trãi không có vật cản bớt gió đến
ngôi nhà ; K= 1,2 ;

- 26
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG
GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

- Loại II: Cánh đồng trống trãi, cạnh sân bay, cạnh rừng thưa ; K= 1,0 ;
- Loại III: Trong làng, vùng ven đô, có các nhà khác và cây cối che chở; K= 0,7;
- Loại IV: Trong đô thị, xa biển, có các nhà cao, kiên cố che chở; K= 0,5.
Xây nhà ở nơi khuất gió nghĩa là có nhiều vật che chắn, cản bớt gió.
Không nên xây nhà ở giưa khe của hai ngọn đồi, hai vách núi, giữa hai nhà cao tầng: ở
đó, gió sẽ tạo thành luồng, cường độ mạnh hơn rất nhiều (hiệu ứng gió ống). Không nên xây
nhà gần cây to, dễ bị đè khi cây đổ; không xây nơi đất trũng, dễ bị ngập sau bão. o vùng bão
lớn, không xây nhà thẳng hàng theo kiểu ô cờ, các nhà đầu dãy sẽ bất lợi do tạo thành ống gió;
nên xây so le, sẽ hiệu quả hơn.
2.4. Hình dáng ngôi nhà
Ngôi nhà vùng bão cần có hình dạng hợp lý về cản gió, sao cho gió dừng lại ở ngôi nhà
ít nhất.
Hợp lý nhất là dạng giống quả trứng , hình tròn; nhưng như vậy thì là duy ý chí;
Hiệu quả nhất là hình vuông, hình chữ nhật ngắn (dài/rộng  2,5 ). Nhà quá dài và
mỏng, áp lực gió lên các vùng chênh nhau nhiều, chống xoắn không tốt, dễ bị phá hoại. Tường
dọc không nên quá dài mà không được gia cố: bước cột nên bằng chiều cao cột.
Tránh xây nhà có mặt bằng chữ L, chữ Môn: gió sẽ tập trung, mạnh, xoáy cục bộ là nứt
tách vùng giao. Không nên làm mái hiên ở hồi nhà, vì đó là vùng gió mạnh. Nên dùng nhà chữ
Đinh, hoặc hai nhà tạo thành chữ T, ba nhà tạo thành chữ Công.
Xây nhà quá cao hoặc tầng quá cao sẽ phải cản nhiều gió, độ cứng yếu, khả năng
chống bão yếu. Khi đó phải có các gia cố cần thiết, ví dụ như bổ sung thêm các cột và vách bê
tông cốt thép.
2.5. Mái nhà
Mái nhà là nơi chịu áp lực gió lớn (do có diện tích lớn, ở độ cao lớn) nên rất dễ bị phá
hoại do bão, dẫn đến hư hỏng hoặc đổ cảc nhà.
- Mái bằng, với nhà thấp thường dày khoảng 8-10cm (~1/30 - 1/35 bước gian). Cần liên
kết chặt với dầm, cột để mái cứng, vững.
- Mái dốc: Thường lợp tôn, phibrô ximăng, ngói đỏ, tranh lá. Khi độ dốc < 200 , hệ số
khí động âm, mái sẽ bị bốc lên. Khi độ dốc 300 - 450 khả năng chịu gió cao; hệ số khí động phía
đón gió dương, không bị bốc lên, nhưng ở mái sau, phia hút gió hệ số khí động vẫn âm, nghĩa
lá mái sau vẫn có thể bị bốc. Với mái dốc, cần buộc chặt tấm lợp vào xà gồ, xà gồ vào vì kèo,
vì kèo với cột, cột với hệ móng, để chống lực nhổ lên.
Ở vùng bão lớn không nên dùng tấm lợp là phibrô ximăng, vì loại này khả năng chịu
lực và chịu nước kém. Dùng mái tôn thì không dùng bu lông móc với xà gồ mà phải dùng đinh
vít tấm tôn với xà gồ. Cũng có thể dùng nẹp trên, kẹp tấm tôn với xà gồ thì khả năng chống bốc
sẽ cao. Viền trước của mái nên làm tấm chắn (diềm mái) để uốn nắn hướng đi của gió khi bắt
đầu chạm mái. Mái ngói thì phải dùng dây thép buộc tấm ngói với cầu phong (3 viên buộc 1)
Các vùng biên của mái, như bờ mái, nóc mái, góc mái ... là vùng nguy hiểm hơn các
vùng khác, gấp 1,5 - 2 lần; cần được gia cố tốt; hạn chế làm hiên ở vùng đầu hồi hoặc đua mái
ra ngoài tường hồi quá dài.
Để chịu gió tốt, nên làm trần nhà, có thể giảm đến 40% lực tác động từ dưới lên của
mái.
Xây dựng mái hiên ở vùng biên nhà, sẽ xuất hiện vùng gió xoáy, dễ làm sập mái hiên,
kéo theo làm hỏng mái nhà. Nếu buộc phải có mái hiên, nên làm tách rời mái hiên tách rời khỏi
mái nhà và làm thêm trần cho mái hiên hoặc tốt nhất là mái hiên bằng BTCT.
2.6. Vì kèo, cột, tường, móng
Các cấu kiện này phải được liên kết chặt và tăng tính liên tục. Để chịu được bão, gió
xoáy và đổi chiều liên tục cần giằng giữ các vì kèo với nhau; Tường cũng phải có giằng: ở chân
tường, đỉnh tường và mức trên lỗ cửa. Tại các góc nhà, hệ cột phải có giằng chéo hoặc sườn
cứng.
2.7. Các lỗ trống
Cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ trang trí nếu không đóng kín có thể gây tác hại lớn khi
nhà gặp bão. Gió lọt vào trong nhà sẽ gây áp lực lên các tường trong và cả gây bốc cho mái.
các vùng bão không nên làm cửa quá lớn. Nhằm tạo một miếng cứng để gia cố góc tường nhà,
cửa chỉ nên làm cách góc nhà không ít hơn 60 cm. Khung cửa cũng phải được liên kết chặt,
toàn khối với tường nhà, để khi đóng cửa, đó là một miếng cứng chịu gió.
2.8. Tạo vật cản gió
Là cách làm hiệu quả nhất vì nó góp phần cản gió trực tiếp hoặc làm đổi hướng gió,
không cho thổi trực tiếp vào nhà. Vật cản có thể là xây tường chắn, trồng rặng cây lá kim (tre
nứa, phi lao...), cây cùng phải cách nhà không ít hơn 10 m, để nếu có gãy đổ thì cùng không đè

- 27
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG
GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

lên nhà. Khi có lũ lụt sau bão thì rặng cây cùng cản bớt sóng hoặc nắn dòng của dòng nước
chảy; tác dụng lên ngôi nhà vì thế sẽ bé đi.

Một là: lợi dụng địa hình


Cản luồng gió đến công trình của ta.
Hai là: hình dáng ngôi nhà
Giản đơn, tránh bớt lồi ra lõm vào.
Ba là: độ dốc mái cao (>20 o, (40o-50o)
Lại thêm trần vào, hạn chế bốc lên.
Bốn là: mái góc, mái viền
Tránh chìa quá rộng; mái hiên tách rời.
Năm là liên kết các nơi
Móng, tường, kèo, mái không rời nhau ra
Sáu là; Muốn vững ngôi nhà;
Thêm giằng chữ thập, thêm đà chống xiên.
Bảy là tấm lợp bên trên
Phải buộc cho kỹ, đủ bền chắc lâu.
Tám là cửa trước cửa sau
Kích thước xấp xỉ bằng nhau, không thừa.
Chín là; cửa đóng khít, vừa,
Cài then, chốt chặt ngăn ngừa gió lay.
Mười là: nên nhớ trồng cây
Thành rào, thành luỹ ; ngày ngày chuyên tâm.

3. GIẢI PHÁP CHO NHÀ CAO TẦNG


Đối với các công trình cao (nhà cao tầng, tháp trụ, ống khói), sự che chắn của các
công trình khác đối với loại công trình này hầu như không có; Vì vậy, thì giải pháp để chống gió
và chịu động đất chủ yếu lại nằm trong cấu tạo bản thân công trình.

3.1. Các giải pháp nhằm giảm giá trị thành phần tĩnh của tải trọng gió:
+ Giảm mức độ phức tạp của mặt đón gió, nhằm giảm hệ số khí động Cx cho các mặt
ngoài. Khi mặt ngoài nhiều ô-văng, lôgia, ban công... Các lồi, lõm, thô ráp này sẽ gây hiện tư-
ợng gió lồng, gió xoáy tại các góc chuyển hướng, áp lực gió sẽ tăng đột biến.
+ Vị trí công trình cao không nên đặt ở nơi có độ dốc quá lớn, địa hình sườn dốc sẽ làm
hệ số độ cao K tăng lên. Trong điều kiện có thể nên chọn vị trí bằng phẳng hơn hoặc thoải hơn.

3.2. Các giải pháp nhằm giảm giá trị thành phần động của tải trọng gió
+ Hữu hiệu nhất là tìm cách giảm khối lượng và phân bố khối lượng hợp lý để giảm giá trị
lực quán tính sinh ra khi dao động. Giảm trọng lượng kết cấu: chọn vật liệu có cường độ cao,
khả năng chịu lực lớn (thép, BT mác cao...). Giảm trọng lượng vật liệu kiến trúc (tường ngăn, t-
ường bao, gạch lát, cửa, cầu thang, các vật liệu kiến trúc khác...): dùng tường mỏng hơn, sử
dụng VL tường nhẹ hơn...
+ Lựa chọn hình dáng công trình hợp lý: sao cho diện tích mặt đón gió và khối lượng càng
lên cao càng giảm dần. Công trình thon dần, sẽ có mặt đón gió giảm dần, giá trị của thành
phần tĩnh của tải gió càng lên cao càng nhỏ. Đồng thời biên độ và hệ số động lực  trong bài
toán dao động riêng cũng nhỏ hơn, dao động tắt nhanh hơn và vì vậy thành phần động sẽ bé
hơn.

3.3. Các giải pháp nhằm tăng độ cứng cho công trình khi chịu tải trọng động
+ Vật liệu kết cấu cần có cường độ cao, tính biến dạng lớn để có thể tăng cường khả năng
phân tán năng lượng khi công trình dao động; cần có tính đồng nhất, đẳng hướng để hạn chế
sự tách thớ làm giảm tiết diện; cần có khả năng chịu mỏi lớn để có thể chịu tốt các tải trọng lặp,
đổi chiều.
+ Hình dạng mặt bằng cần đơn giản, gọn, đối xứng để tạo thành tiết diện có độ cứng
chống xoắn lớn (mặt bằng hình tròn, hình vuông hoặc tổ hợp của các hình đơn giản này)
+ Hình khối công trình cần cân đối, đơn điệu và liên tục để các phần trong một khối công
trình có dao động đồng điệu. Các biến đổi đột ngột về hình khối theo chiều cao sẽ dẫn đến
những đột biến về khối lượng tham gia, đột biến về biên độ dao động. Khi đó, cần phải làm
thêm các vách ngang đủ cứng để truyền một cách liên tục tải trọng, biến dạng từ phần này đến
phần khác của công trình.
+ Phân bố độ cứng hợp lý theo phương đứng và trên mặt bằng. Bố trí các vách, lõi, hộp
cứng theo nguyên tắc: đối xứng, tâm cứng và trọng tâm mặt bằng nhà trùng hoặc gần trùng
nhau; các vách không cùng đồng quy và càng xa trọng tâm càng tốt nhằm tăng độ cứng chống

- 28
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG
GIAO TR×NH CAO HäC X¢Y DùNG: Giã, b·o, lèc vµ T¸C §éNG L£N C¤NG TR×NH
______________________________________________________________________

uốn, chống cắt và chống xoắn cho công trình. Giải pháp này không chỉ cho sự phân phối nội
lực, biến dạng hợp lý mà còn giảm được giá trị lực tác dụng lên các phần của công trình.
+ Nhà nhiều tầng và các công trình cao cần thiết kế với bậc siêu tĩnh cao; Bởi vì khi động
đất nếu một vài bộ phận nào đó bị sụp đổ thì do có độ siêu tĩnh cao, phần còn lại vẫn là bất
biến hình, công trình vẫn không bị sụp đổ hoàn toàn và có thể hình thành cơ cấu mới. Cần thiết
kế sao cho độ cứng của cột lớn hơn độ cứng của dầm.
Những giải pháp nêu trên chỉ mang tính nguyên lý; sự chịu gió bão của mỗi công trình
là tốt hay không tốt phụ thuộc vào kết hợp của nhiều yếu tố. Điều quan trọng là người thiết kế,
người sử dụng phảI biết tận dụng những yếu tố khả năng vốn có của công trình, liên kết chúng
lại thành một tổng thể không gian cùng chịu lực để có thể ứng xử tốt với đặc tính động, liên tục
thay đổi phương chiều tác dụng của tảI trọng gió bão.

- 29
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -
PGS.TS. NGUYÔN QUANG VIªN - TR-êNG ®¹I HäC X¢Y DùNG

You might also like